Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:03:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người bị CIA cưa chân 6 lần  (Đọc 12014 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:50:41 am »


9. Tết trên miền Bắc

        Mùa xuân về, những hạt mưa phùn đã đem tấm thảm cỏ xanh non phủ lên đồi nhãn, màu xanh mầm cỏ đã làm cho không khí lạnh ấm áp lên. Lòng người cũng phơi phới như cây lá đang đâm chồi nẩy lộc. Trại Điều dưỡng tổ chức cho anh em đi thăm quan thủ đô Hà Nội đầu xuân, thăm Lăng Bác Hồ mới hoàn thành. Chuyến đi thật vui chưa từng thấy, mấy anh bộ đội chăm sóc thương binh, mấy cô y tá hộ lý ai cũng đề nghị được "ăn theo" chăm sóc thương binh; vì Lăng Bác mới hoàn thành, ưu tiên cho thương binh miền Nam được vào trước ! Có anh đi nạng, có anh đi gậy. Ngày ấy ở miền Bắc chưa có xe lăn, Thương nằm trên cáng, thay vì hai người khênh, nhưng bốn người đòi khênh. Xe ô tô tới Hà Nội, còn lại các đoạn đường đều ngồi cáng, có lúc cõng. Mấy cô hộ lý tranh nhau khiêng cáng mấy anh thương binh mất cả hai chân.

        Thương thấy mình thật vinh dự, so với bạn bè anh em đồng chí còn đang chiến đấu ở chiến trường, so với những đồng chí đã hy sinh, mình may mắn hơn nhiều. Mấy ngày liền ở Hà Nội, anh em thương binh được vào thăm Lăng Bác với bao nỗi hồi hộp và cảm động.

        Khi cáng đi ngang qua chỗ Bác nằm, Thương gọi thật to: Bác ơi ! Bác ơi ! Cháu ở miền Nam Thành đồng Tổ quốc ra thăm Bác đây ! Bác Hồ ơi! Bác Hồ ơi! Thương khóc to, anh khóc vì bây giờ mới được gặp Bác Hồ thì Bác chỉ còn nằm yên đó, anh khóc vì đồng bào miền Nam những ngày tháng gian khổ chịu đựng hy sinh vẫn một lòng một dạ hướng về Bác Hồ, anh khóc vì những mất mát mình đã trải qua. Thương khóc như đứa con ngoan biết vâng lời mẹ, sau cơn hoạn nạn nay được về sà vào lòng mẹ, tủi thân nức nở thổn thức trong vòng tay của mẹ !

        Những ngày đoàn ở thăm Hà Nội, anh em thương binh được đi xem văn công, xem xiếc, dự liên hoan và tham quan khắp nơi. Còn vào cả khách sạn Phú Gia sang trọng nhất Thủ đô Hà Nội, anh em cùng đi trong đoàn cáng Thương lên các bậc cửa, bế đặt vào ghế, anh em cùng uống một bữa bia Trúc Bạch, hút thuốc lá Điện Biên bao bạc thật tuyệt vời. Thương được mấy anh mấy chú trong Cục tình báo quan tâm đặc biệt, cho đi thăm nhiều nơi và còn cho tiền tiêu nữa. Thương không thể ngờ mình lại có ngày nay, anh đi giữa thủ đô Hà Nội, niềm mơ ước từ mấy chục năm nay. Lòng xôn xang thầm nhớ Hai Em :

        -  Hai Em à, rồi anh sẽ đưa em ra Hà Nội, hãy tin ở anh đi !

        Thương nhớ vô cùng bác sỹ Sơn, đồng chí Nguyên Trường Sơn, người Hà Nội, gia đình anh ở đâu, họ đã biết gì về Trường Sơn chưa ? Thương hỏi thăm tin tức về gia đình bác sỹ Trường Sơn thì chỉ biết tin : Gia đình nào cũng đi sơ tán, biết đâu mà tìm. Một tên người liệt sỹ tên Nguyễn Trường Sơn, không có địa chỉ, trong hàng vạn liệt sỹ ở Hà Nội ...!

        Tết năm nay, lần đầu tiên Thương được ăn tết miền Bắc. Bánh chưng, mứt kẹo khá phong phú. Bà con ở các hợp tác xã quanh vùng đều cử người lên thăm và tặng quà cho anh em thương binh. Có mẹ đi bộ xa hơn hai mươi cây số để tới bằng được Trại, chỉ được mang tấm lòng thương mến tới anh em đang điều trị ở đây, và gánh hai bị đầy những củ mì, củ khoai, khóm - dứa.

        Những chiếc bánh chưng to vuông gói lá dong sao mà thơm ngon đặc biệt, cũng nếp, cũng đậu xanh, sao có mùi vị khác bánh tét miền Nam. Chợt gợi nhớ trong Thương một cái tết cách đây hơn bốn năm, khi anh bị bắt, lúc còn trong ngôi biệt thự Thùy Dương, để thử anh xem có đi tập kết không. Ngày tết, họ đưa ra mấy cái bánh chưng hỏi dò. Cái bánh chưng hồi ấy sao mà lạnh lùng, mà căng thẳng, bây giờ, bánh chưng là miền Bắc, là tấm lòng ấm áp của nhân dân miền Bắc dành cho anh, sao mà nó thơm ngon đến thế ! Mùi lá dong, mùi nếp thơm phưng phức.

        Một buổi sáng, Tuyết đến mang theo nét mặt hớn hở, cô nói vội vàng như reo lên :

        - Các anh ơi ! có thư từ miền Nam ra !

        Lá thư thân thiết vượt hàng ngàn cây số núi rừng ra tới đây, lá thư như người thân yêu từ miền Nam đã đến. Tuyết nói như reo lên, cô sung sướng như người sắp nhận được thư :

        - Thư của chị Loan, chị Loan chúc tết chúng ta đây. Tính ra nếu thư tới nhanh được một tuần thì lá thư này đã đón giao thừa với chúng ta rồi.

        Tuyết nâng hai tay, nét mặt hướng lên một niềm vui:

        - Thư của anh Chánh, chị Loan người yêu của anh gởi cho anh !

        Cả bốn người trong phòng hướng về bàn tay của Chánh đang run run bóc lá thư, sung sướng và hồi hộp đến không còn có thể thốt nên lời !

        Đã một năm nay, ba anh em sống với nhau gắn bó chia sẻ bằng những lời tâm sự chẳng còn gì giấu diếm thầm kín riêng. Thư của ai họ cùng thuộc lòng, người thân của ai cũng là của chính mình. Ba tháng một lần được viết thư và được nhận thư.

        Ưu tiên chờ Chánh được đọc trước, xong là đến Tuyết đọc to cho tất cả cùng nghe, rồi mới từng người thay nhau cầm lá thư đọc chậm chạp như đón nhận được quê hương, hơi thở của người thân trên bàn tay. Họ say sưa như nhau, họ rơi nước mắt vì xúc động.

        Loan viết thư rất hay, càng đọc càng thấy say. Đoạn cuối cô viết : "Trong giấc ngủ, em mơ thấy chúng mình đang ngồi bên gốc cây vú sữa có từng trái mọng sát đầu hai đứa. Sau cơn mưa, ánh nắng chan hòa. Giữa vườn cây Lái Thiêu ngày nào chúng mình đang bàn với nhau ra bưng theo bộ đội... Cũng những đốm nắng này chiếu xuống mặt hai đứa, hôm nay đang chiếu vào trang giấy em đang viết thư cho anh đây. Một ngày nào đó sắp tới, em sẽ dắt anh đi dưới rặng măng (măng cụt) ngày nào, anh sẽ đi được mà... Anh kể cho em nghe đi, kể nhiều về Hà Bắc. Hai ba năm nay biết bao nhiêu điều mới lạ ở ngoài ấy, sao anh không kể hết cho em nghe. Anh Chánh ơi ! Đọc thư anh, em mừng lắm ! Những bước đi của cha ông ta, con đường đã phải trải bằng bao máu xương, con đường gian khổ chông gai ấy, con đường chiến đâu giải phóng quê hương ai bước đi trên đó mà không phải chịu đau, chịu mất mát hy sinh, nhưng mà có ai sợ đau không bước đâu anh. Anh ráng chịu đau rồi sẽ có ngày cười trong niềm hạnh phúc nghe anh ! Em tin ở anh tất cả, ngày thống nhất chắc là sắp đến rồi ...!"

        Thư Loan hỏi thăm đến Thương với lời kính trọng vô cùng, với Tuyết thì bộc lộ tình chị em và biết ơn. Loan gởi tới mọi người những dòng chữ chân thành gói gém cả nỗi thân thương đậm đà tình nghĩa.

        Lá thư miền Nam như sưởi ấm trái tim mỗi người. Thương cảm thấy tương lai rất gần. Riêng Thương, anh vui vì mình đã thắng thêm một lần nữa. Anh đã đi được rồi, anh đã thắng CIA Mỹ một lần nữa, nó chủ tâm làm cho anh trở thành người vĩnh viễn không thể đi được !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:51:35 am »


10. Về Nam

        30-4-1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam.

        Trong không khí hân hoan toàn dân đón mừng ngày thống nhất đất nước, Thương là người sung sướng hơn cả. Thế là sự nghiệp cách mạng của toàn dân ta đã thành công, xương máu của chiến sỹ ta, đồng bào ta đổ ra không uổng. Đôi chân của anh hiến dâng cho Tổ quốc đã được đền bù xứng đáng. Cam go gian khổ mất mát hy sinh, đã có ngày nay ! Thương vui hơn nữa vì anh được trở về Nam bằng đôi chân !

        Anh chuẩn bị về Nam từ lúc chưa có lệnh, bởi biết chắc mình là lớp người được xắp xếp đi đầu tiên. Chỉ còn chờ ngày nào mà thôi. Thương vui mừng và nôn nóng đến mất ăn mất ngủ, mấy cô y tá phàn nàn mãi, yêu cầu anh phải giữ gìn sức khỏe để chuẩn bị vào Nam, mà sao anh vẫn không yên tâm để ăn và ngủ được nữa ! Còn gì vui sướng hơn khi đất nước được hòa bình, từ đây không còn bom đạn, không còn phải đổ xương máu !

        Thế rồi ngày ấy cũng đã đến, Thương lưu luyến từ biệt tất cả những người ở trại an dưỡng đã từng chăm sóc thương yêu quý mến anh, đã nâng bước chân cho anh. Từ biệt trong tiếng cười và nước mắt, chia tay mà tay còn nắm chặt tay nhau mãi không rời, lên xe về miền Nam.

        Tầu hoả đi từ Hà Nội tới Vinh. Vì phải chờ xe đò từ Nam ra nên ở lại Vinh mất hai ngày. Thương tranh thủ làm một chuyến "vi hành". Anh thương binh Nguyễn Văn Thương được những người nông dân Nghệ An đón chào nồng nhiệt khi anh lên hẳn một chiếc xe ba gác kéo tay đi thăm Hợp tác xã. Xe gỗ long xòng xọc, không phuộc nhún, xóc quá, không nghế ngồi, anh lại không chân đứng, họ phải ôm mấy ôm rơm lót sàn xe, đặt Thương ngồi lên rơm, vậy mà êm ra phết! Anh thăm sân kho hợp tác xã nông nghiệp, nói chuyện mùa màng, chuyện lúa, chuyện mì ở miền Nam cho bà con nghe. Bà con thích thú cười vui, ai cũng lại gần nắm tay anh, vuốt vai trừu mến. Mấy cậu thiếu niên đòi cõng anh chạy quanh sân kho, lăn anh ra sân rơm, đùa rỡn trong niềm vui chung : Đất nước Giải phóng.

        Mùa lúa chín vàng rực cả đồng ruộng, chín đầy trên sân kho, đường thôn trải đầy rơm rạ. Trên cánh đồng lúa, hố bom còn đó, dầy đặc san sát chưa được san lấp lại, nhưng lúa đã phủ kín xung quanh. Thương lặng nhìn những miệng hố bom suy tưởng. Trên miệng hố bom, rau xanh ngời ngời, cỏ non rải thảm. Màu xanh trên toàn cõi Việt Nam sao mà thân thiết đến thế. Sức sống đang vươn lên. Hòa bình đã về thật rồi, hòa bình cho người nông dân đã một thời gánh chịu bao nhiêu bom đạn Mỹ thả xuống đây. Cả thành phố Vinh này không còn một ngôi nhà ngọn cây nào, bằng địa cả dưới sức tàn phá hủy diệt của bom đạn Mỹ...!

        Xe đò đang nghỉ ở Cam Ranh, bỗng có lệnh giữ đồng chí Thương ở lại, không cho lên xe đi tiếp. Thương nóng ruột quá, không biết chuyện gì đây !

        Gần trưa, một chiếc máy bay đặc biệt của quân đội, và hai đồng chí mang quân phục nhận lệnh cấp trên tới sân bay Cam Ranh đón Thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:52:22 am »


11. Gặp anh Ba Quốc

        Máy bay hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Thương được cõng ra cửa sân bay, anh nhìn thấy các thủ trưởng của mình !

        Anh Ba Quốc ôm lấy Thương, bế Thương lên như ẵm đứa trẻ. Mọi người có mặt đều không thể cầm được nước mắt. Những giọt nước mắt cho hòa bình, cho niềm xúc động, cho nỗi cảm thương một đồng chí kiên cường bất khuất, quyết bảo vệ tổ chức mà phải chịu bao lần đau đớn cưa mất hết chân, mà vẫn không khai một lời ! Người đồng chí ấy hôm nay đã trở về với anh em.

        Anh Ba Quốc vừa cười vừa nói :

        - Thương ạ ! Hôm nay anh em mình mới chính thức được tiếp xúc với nhau, nhưng anh đã biết em từ hàng chục năm nay rồi. Anh Ba Hội nói với anh về em nhiều lắm. Anh Ba đã biết chuyện về em mấy năm nay rồi. Em thật xứng đáng là Thành đồng Tổ quốc ! Anh Ba tự hào vì em !

        - Chỉ cần một lời khai của em, có lẽ cả Phòng ( Phòng tình báo Phía Nam) chúng ta gay go. Em đã chịu đựng tất cả để bảo vệ bí mật của Tổ chức, Tổ chức khâm phục em, biết ơn em, quý trọng em vô cùng !

        Anh Ba Quốc nắn mẩu đùi còn lại của Thương, anh Ba khóc, nước mắt thương xót người đồng chí kiên cường dũng cảm, nước mắt cho chiến thắng ! Thương cũng khóc vì sung sướng quá !

        Anh Ba Quốc ghé vai cõng Thương :

        - Thôi nào, chúng ta đi về, đứng đây mãi sao !

        Thương ngại quá, anh năn nỉ:

        - Anh Ba! Để anh em cõng đi ! Anh Ba khỏi cõng.

        - Không, phải để anh cõng chú ! Không có chú bảo vệ anh Ba thì anh Ba cũng không còn ! Phải cho anh được cõng chú !

        (Anh Ba Quốc - tên thật là Đặng Trần Đức - người trong truyện "Ông Tướng tình báo và hai bà vợ" mới xuất bản). Người "nằm" trong Cục tình báo CIA Mỹ, trong Tổng nha cảnh sát ngụy, người đã có được tài liệu tin tức của cơ quan đầu sỏ CIA Mỹ ở Sài Gòn mà Cụm giao liên tình báo A36 của Nguyễn Văn Thương có nhiệm vụ chuyển ra căn cứ ! Nay giải phóng, anh Ba Quốc mặc ngay quân phục bộ đội ta mang quân hàm Thiếu tá.

        Chiếc xe Vôn ga của Liên Xô đang có mặt ở Sài Gòn đưa tất cả về : Số 3 Bạch Đằng, trụ sở cơ quan Tình báo phía Nam của ta đang đóng ở đó. Buổi đón tiếp Nguyễn Văn Thương tràn đầy tình nghĩa hân hoan xúc động.

        Anh Ba Quốc vui nhất, yêu quý Thương như người em ruột thịt, anh nói thật nhiều, có lẽ vì anh vui quá, bây giờ anh mới được nói chuyện tiếp xúc với anh em đồng chí, sau bao chục năm cứ phải đội lốt sỹ quan cao cấp ngụy trong Tổng nha cảnh sát, trong tổ chức CIA.

        Tiếp xúc với anh em, anh Ba thân mật, yêu thương vỗ vai gọi tụi bây, mày tao xả láng tự nhiên hệt như người Nam Bộ, mặc dù anh là người Bắc chính cống. Đã có lần anh Ba Hội nói chuyện vui với Thương : Mấy thằng cùng Bắc kỳ cả, anh và anh Ba, anh Hai..., cùng xuống tàu "di cư" tại Hải Phòng với nhau cả mà, biết nhau quá, nhưng vì nhiệm vụ bí mật mà không ra mặt tiếp xúc thôi !

        Anh Ba nhìn Thương cười :

        - Này, thằng Thương nó hút thuốc dữ lắm nghe, phần tiêu chuẩn nhu yếu phẩm của bây đứa nào không nghiền, phải đưa cho nó hút, chớ mang về đưa vợ con đi bán, uổng nghe chưa !

        - Anh Ba ơi ! Hồi bị bắt rồi ở tù, em bỏ thuốc luôn. Từ ngày ra Bắc, gặp trời lạnh, lại có thuốc, em mới hút trở lại ! Mà em cũng hút ít ít thôi !

        - Bây giờ cho em hút xả láng nghe ! Anh nhường cả phần tiêu chuẩn cung cấp của anh cho em hút !

        Anh Ba Quốc nói chuyện thân mật riêng với Thương:

        - Thương này, cậu có biết nếu như hôm ấy, cậu để chúng vớ được tài liệu trong người cậu, thì tôi sẽ bị bắt ngay không ? Tài liệu quan trọng của tổ chức CIA Mỹ, chỉ có tôi là người Việt biết, nếu nó bắt được, thì không cần ai khai, nó cũng biết từ đâu mà ra tài liệu này để chuyển ra chiến khu ! Tài liệu ấy quan trọng như thế nào? Ngày ấy mọi người chỉ gọi là tài liệu quan trọng giao cho A36 chuyển về cứ. Bây giờ cậu mới được biết, đó chính là danh sách các điệp viên CIA Mỹ cài vào các cơ quan của ta để hoạt động và phá hoại. Tài liệu ấy sau khi em bị bắt, tổ chức đưa cả một trung đội đến đấy tìm, đã tìm ra nơi em giấu và chuyển kịp thời lên R, nó có giá trị lớn lao mà ta không thể tưởng tượng nổi đâu.

        Anh Ba nghiêm mặt nói tiếp :

        - Anh Ba ví dụ như thế này để em thấy được sự quan trong của tài liệu em chuyển : Ngày trước, cứ 100 xe vận tải quân sự chuyển vũ khí, lương thực chạy vào Nam, khi qua vùng Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên, thì bị mất trên chín chục xe vì bom Mỹ rải theo, truy đuổi xe oanh kích. Thiệt hại nhiều lắm, mất mát hy sinh nhiều quá. Nhưng từ khi ta có trong tay danh sách 36 điệp viên, ta bắt ngay tên gián điệp nằm trong một cơ quan cao cấp của tỉnh Quảng Bình... thì kết quả: Cứ 100 xe quân sự chở vũ khí và lương thực vào Nam, còn lại được trên năm mươi xe vào tới đích. Cục Tình báo chúng ta, anh em chúng ta làm việc giỏi lắm ! Chiến công của chúng ta lớn lắm !

        Ngày ấy mấy ai biết mặt, biết tên nhau. Chỉ được nghe sơ qua, anh Ba Hội, Cụm trưởng cụm tình báo A36 nhận tài liệu của anh Ba Quốc, rồi cụm A20, A22 nhận tài liệu của anh Vũ Ngọc Nhạ, anh Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Thương thì tiếp xúc chủ yếu với cụm trưởng của mình là anh Ba Hội, nhận tài liệu của cả A22, A36, của anh Ba Hội. Hầu hết là nhận tài liệu từ những hộp thư chết, hộp thư sống. Nguyên tắc tổ chức là ngăn cách, bí mật đến tối đa. Mặc dù vậy, công tác lâu năm với nhau, từ niềm tin tưởng, các anh em biết nhau cả ! Anh Ba Hội, Cụm trưởng Cụm tình báo A36, một "ông thầu khoán" giầu có ở Sài Gòn. Thủ trưởng trực tiếp của Thương ngày trước, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giảng giải cho Thương bao nhiêu bài học kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ. Anh Ba Hội, sau Mậu Thân bị lộ, vì anh Ba Hội cho đội biệt động Sài Gòn mượn chiếc xe hơi, sau chúng truy biển số xe ra xe nhà anh, anh và cả gia đình đã kịp thời rút vào bí mật. Tới ngày trao trả tù binh tháng 4-1973, anh được điều ra Bắc. Cả gia đình anh được Tổ chức đưa đi theo. Anh Ba Hội như một chiến sỹ từ mặt trận trở về Hà Nội, nơi anh đưa cả gia đình đi "di cư" năm 1954 theo phân công của tổ chức tình báo. Chuyến đi ra Bắc ngày ấy anh Ba Hội gặp người thương binh đặc biệt, Nguyễn Văn Thương tại nơi trao trả tù binh Lộc Ninh. Hai anh em gặp nhau cảm động vui mừng không kể xiết, không thể ngờ có ngày hội ngộ. Anh Ba Hội thương người em, người đồng chí Nguyễn Văn Thương, cảm động, đau xót, cứ ôm lấy Thương mà khóc. Thời kỳ đang hoạt động, anh Ba Hội tin tưởng tuyệt đối và quý mến Thương như người em. Anh em biết mặt nhau ngay từ lúc Thương mới được chuyển sang Cụm tình báo A36. Lòng tin của anh Ba Hội với Thương quả là không lầm. Nguyễn Văn Thương quả là xứng đáng được lòng tin, tình cảm yêu quý của các anh trong Tổ chức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:53:00 am »


*

*      *

        Ba ngày trời tại cơ quan, nhà số 3 Bạch Đằng, các thủ trưởng bắt Thương nói chuyện thật nhiều khi bị bắt, lúc ở biệt thự với cô Thùy Dương, lúc bị tra tấn ...Các anh nghe mà xót xa đau đớn. Nói đến đoạn cưa chân lần thứ sáu, anh Ba Quốc ôm lấy Thương, hai hàng nước mắt xót xa cảm phục người đồng chí, người em dũng cảm ...! Muốn nghe Thương nói đi nói lại nên anh Ba hỏi hết câu này tới câu khác. 

        - Có lần nào em để lời khai không khớp nhau, chúng có thể nhằm vào đó mà bắt bí không ?

        - Em đã đề phòng nên cả những lúc máy điện tử nó làm em lơ mơ lúc tỉnh lúc mê, em cũng quen miệng thuộc làu làu những câu : "Nguyễn Trường Hân, thanh niên trốn lính mù chữ ! Không biết ! Không biết !" Ngoài ra không bao giờ nói câu gì khác. Không có máy điện tử nào thay đổi được ý chí của con người trong cái đầu của em được.

        Anh Ba Quốc giơ tay :

        - Mỹ nó thua ta ở chỗ đó đó ! Nó biết hết cả em là ai, làm gì, tên gì, nhưng nó đành chịu !

        Lúc nghe chuyện cô Thùy Dương, dưới ánh đèn hồng trong phòng ngủ, Thương vào nhà tắm xả nước... Anh Ba thích chí nói đùa :

        - Nội cái đó phong cho mày anh hùng được rồi ! Tao phục mày quá ! Chúng mình đều đã được thử thách qua nước sôi lửa bỏng, thì còn ngán gì ba cái đồ ấy nữa !

        Nghe Thương kể cảnh tra tấn, bẻ từng ngón, từng ngón chân, cưa từng khúc chân... Anh Ba Quốc cười trong hàng nước mắt, anh còn nói cho vui :

        - Nội cái việc em để chúng cưa chân mà em không chịu khai! Thật là dũng cảm không thể tưởng tượng nổi! Cưa một đoạn đã có thể phong cho mày anh hùng được rồi. Vậy mà tới sáu đoạn ...! Em thế mới thật xứng đáng là Thành đồng Tổ quốc chứ !

        Thương được cấp ngay một xe lăn, phương tiện này giúp anh khá nhiều trong việc di chuyển nhanh. Đôi chân giả và đôi nạng, "đi lại" dùng cho lúc nào cần thiết khác!

        Anh em trong tổ chức bố trí cho Thương gặp gia đình cũng đặc biệt, để Thương xuất hiện cao ráo bước đi trên đôi chân trước mặt mọi người trong gia đình. Nguyễn Văn Thương trở về cao trên một mét bẩy như ngày nào còn nguyên vẹn.

        Cảnh gặp mặt gia đình trong niềm vui chung của cả nước thật không sao tả xiết, riêng Hai Em, xúc động khi nhìn thấy anh đủng trên hai chân, chị mừng quá mà chỉ đứng xa khóc nhìn anh. Hai Em không thể giành được anh lúc này với má, với cô Tám, với thằng Liêm con trai đã mười tuổi của ba! Mãi lâu sau, Hai Em mới lên tiếng nói riêng với chồng :

        - Niềm vui của em được nhân gấp ba lần mọi người đó anh !

        Niềm vui giải phóng, niềm vui anh còn sống trở về, niềm vui anh lại đi được !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:53:46 am »


12. Ban quân quản thành phố

        Tại "Phủ đặc uỷ Trung ương tình báo"

        Thương đã có mặt trong căn phòng mà 6 năm trước đây anh đã từng bị tra hỏi. Anh có mặt ở đây để giúp cơ quan tình báo phía Nam giải quyết những việc quan trọng...!

        Thương đang đứng trước mặt hắn, lưng tựa vào chiếc bàn mà trước đây hắn đã đứng như vậy để gặp Thương.

        Hồi đó hắn khác, lúc nào cũng mang cặp kính đen cố ý che đôi mắt gian hùng và bộ mặt bí hiểm. Ngày ấy hắn trắng trẻo, đỏm dáng, bộ tóc bồng lên bóng dầu thơm và đồ trang sức : nhẫn vàng, dây chuyền, đồng hồ, viết máy. Bây giờ thì hắn thay đổi quá nhiều. Hắn mặc thường phục, không đeo kính, để lộ nguyên cặp mắt nhỏ xạm đen vì những vết nhân và mất ngủ. Chỉ còn chiếc bút máy trên túi là như cũ.

        Từ sáng, hắn đã theo đoàn người lầm lũi lê từng bước nặng nề vào chiếc cổng, nơi ngày trước hắn ngồi trên xe hơi, ra vào có lính gác mở cổng giơ tay chào mà hắn không cần đáp lời. Hắn không dám ngẩng mặt nhìn vào người chiến sỹ quân quản cầm súng gác đang đứng ở đúng vị trí tên lính ngụy hồi nào.

        Hắn vốn cao, phía trước có vài người hơi thấp nên hắn cố còng lưng cúi đầu xuống thấp, nhỏ bé lại lúc này chắc lợi hơn chứ không như trước đây hắn ngẩng cao đầu tự mãn. Hắn lấm lét quan sát căn phòng rộng thênh thang. Từng hàng bàn, mỗi chỗ một chiến sỹ quân giải phóng ngồi có tấm bảng đề "Cấp tá", "cấp uý", "hạ sỹ và lính". Hàng chữ màu đỏ. Màu đỏ làm hắn run sợ. Hắn rất sợ màu đỏ, vì nghe mẹ hắn kể, cha hắn bị những người vác cờ đỏ, trói đi diễu vì có nhiều nợ máu với dân và có công với mẫu quốc Pháp. Đời hắn lại không thể tránh khỏi màu đỏ, màu của máu. Hắn đã nhúng tay khá sâu vào máu.

        Bây giờ thì hắn đang đứng trước mặt một người, một người mà hắn đã 30 ngày tiếp xúc trực diện, căng thẳng, làm sao đã quên mặt được. Hắn tái mặt khi nhận ra người đối diện. Hàm cứng lại, há hốc miệng không ngậm lại được !

        Nhưng có cái gì đó như chợt nhớ ra nên hắn lại ngước mắt nhìn kỹ vào bộ quân phục giải phóng gọn gàng, đôi chân hơi dạng ra, hai tay khoanh trước ngực và... đôi giày đen ! Không phải là đôi dép râu, không phải là... là người đó, mà là đôi giầy đen!

        - Thiếu tá Xuân !

        Nghe rổ tiếng nói chỉ bình thường, nhưng sao hắn thấy như là tiếng sét đánh vào tai. Nguyễn Trường Hân ! Đúng rồi ! Người đó ! Nguyễn Trường Hân...! Nhưng, nhưng...! Hắn lắp bắp nói không ra tiếng :

        - Dạ... thưa ! Tôi... là Thiếu... Xuân !

        - Anh nhận ra tôi chứ ? Chắc anh còn băn khoăn về đôi chân của tôi chứ gì !

        Mặt hắn xanh như đít nhái, còn dần dần tái đi, xám ngoét.

        Thương nhìn hắn cười :

        - Đôi chân của tôi có phép thánh, lại đi được rồi đấy, hồi ấy các anh bảo tôi sẽ vĩnh viễn mất cái chức năng "đi" của người giao liên chứ gì, vậy mà tôi vẫn đi đấy, tôi vẫn đứng trước mặt anh đây thôi ! Bây giờ tôi mới khai thực với anh ! Tôi chính tên là Nguyễn Văn Thương. Hồi ấy các anh đã nói đúng, tên Nguyễn Trường Hân chỉ là tên giả thôi !

        Thương cười to ! trước con mắt mở căng, miệng há hốc kinh ngạc của tên Xuân. Hắn không thể ngờ trái đất quay tròn nhanh như thế ! Định mệnh nào lại đưa đẩy hắn gặp lại người này, vào hoàn cảnh này !

        - Sao ! Anh sợ hả, anh sợ vì gặp lại tôi sao ! Sợ tôi sẽ trả thù chăng ?

        - Sao anh không đi di tản ? Loại như anh thì đi lúc nào chả được, ưu tiên mà.

        Miệng hắn không thể cất thành tiếng, hai tay run lên. Một lát sau, hắn tự nhủ, với người đối diện này hắn không thể nào lừa bịp được, trước sự thản nhiên vô tư của người mà hắn đã biết chắc là ai, nên thú thật:

        - Lúc đầu tôi cũng nghĩ như thế nên bình tĩnh, lo thu xếp yên cả gia đình, nhưng vẫn không kịp. Thế là đành ở lại.

        - Chứ không phải là có nhiệm vụ ở lại.

        Trán rịn mồ hôi, cặp môi run rẩy, hắn khổ sở :

        - Thưa không ông Hai ! Tôi sẽ trình cái phiếu đặc biệt Mỹ cấp cho tôi và vợ con đi di tản, nhưng do phi công Mỹ tham tiền của bọn tư sản, tình thế ấy, chúng cần gì phải theo lệnh ai nữa, miễn quơ được thật nhiều đô la là được. Vì vậy cả gia đình tôi đành lỡ...

        Thương khoát tay ngăn lại và nghiêm giọng :

        - Anh hãy nhắc lại đúng câu nói mà anh đã nói với tôi vào cái ngày mà anh tra tấn tôi ác liệt nhất.

        - Dạ, tôi xin nhắc, hôm đó ông nói với tôi là ông coi cái chết nhẹ như lông hồng! Dạ, tôi đã nói là giữa tôi và ông là hai kẻ thù, hai chiến tuyến. Dù ngày mai ngày mốt cộng sản vào đây, tôi sẵn sàng chết cho lý tưởng Quốc gia.

        Cặp mắt Thương như phát ra ánh lửa, cơn giận bốc lên bất ngờ. Những cảnh tra tấn ngay trong phòng này mà anh đã chịu đựng, lại diễn ra ngay trước mắt, lòng căm thù bốc lên, Thương chỉ muốn giơ hai tay vặn cổ thằng nguy khát máu này; nhưng anh chợt dằn xuống, mình khác hẳn chúng nó. Chúng dã man không còn tính người, chúng mới có thể cầm cưa cưa chân người. Nhưng mình vì độc lập của dân tộc mà đứng dậy. Mình khác hẳn lũ chúng nó !

        - Khá lắm, trí nhớ của anh tốt đấy ! Bây giờ, những người cách mạng đang có mặt nơi đây, anh nghĩ sao !

        Hai mắt hắn đã đỏ hoe, miệng méo xệch, trái ngược hoàn toàn cái vẻ hách dịch ngày nào. Giọt nước mắt này chưa chắc hoàn toàn là nước mắt sợ hãi, van xin, mà có cả những giọt nước mắt vì xấu hổ, ân hận. Hắn hổn hển :

        - Thưa ông đó chỉ là lời nói của Thiệu, Kỳ, Khiêm dạy cho chúng tôi. Rồi cứ thế mà lặp lại mà hô hào. Dạ... tôi thật có tội với ông, có tội với cách mạng. Nhưng trước khi tôi ra trình diện, dạ... tôi đã đọc kỹ mười điều chính sách của Mặt trận ...

        Thương cười :

        - Nếu không, anh đã không ra trình diện chứ gì ?

        - Thưa không...! Không dám trốn, nhưng tin là được khoan hồng và... ông không giận !

        - Không bắn vào óc anh trả thù !

        - Dạ...

        - Chúng tôi khác hẳn các anh ở chỗ đó !

        Hắn im lặng, mồ hôi vã ra, rũ như hình nhân sau cơn mưa mùa hạ. Thấy thái độ hèn hạ của hắn, Thương bớt cơn giận, anh cười khinh bỉ:

        - Sài Gòn không có biển máu như người Mỹ và nguy rêu rao, Việt cộng không lấy kìm rút hết móng tay sơn đỏ của các cô gái Sài Gòn đâu ! Anh đã thấy rồi đây. Chỉ có cờ đỏ sao vàng tung bay trong tiếng hò tiếng hát reo vui mừng chiến thắng, phải không thiếu tá Xuân ngày nào ?

        Hắn khóc thật, hắn khóc to thành tiếng...!

        Một lúc sau, hắn lau nước mắt, nói lạc sang giọng ồm ồm :

        - Thưa ông, xin cách mạng cho lập công chuộc tội như trong chính sách đã ban bố.

        Giọng hắn thấp xuống :

        - Thưa ông, từ sau ngày Mỹ rút khỏi, cả ba ông Thiệu, Kỳ, Khiêm đều đã ý thức được rằng không thể duy trì được lâu chế độ này. Còn CIA Mỹ cũng không tin vào ngụy quyền Sài Gòn có thể thực hiện được ý đồ của chúng.

        Thương ngắt lời :

        - Anh nói gì dài dòng vậy ? Tin tức lập công đó chăng ! Nào thì anh nói cái hướng lập công của anh đi, tôi nghe đây.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:58:11 am »


13. Nguyễn Văn Thương lại vào trận

        "Thiếu tá"Xuân muốn lập công chuộc tội, nên thái độ khẩn thiết van cầu. Hắn xoa hai tay vào nhau phân trần :

        - Tôi muốn thưa với ông cho có đầu đuôi chứ tôi cũng biết những điều tôi vừa nói, các ông không lạ gì. Vâng, đã từ ba năm nay, bọn chúng chạy đua nhau vơ vét, buôn lậu, kiếm thật nhiều tiền để ra nước ngoài sinh sống. Nhưng dù tổng thống hay trùm buôn lậu Kỳ, Khiêm cũng phải chịu dưới sự chi phối của CIA trong vành đai tam giác vàng thuốc phiện. Tại miền Nam này, có hai tổ chức tiêu thụ thuốc phiện. Một do Thiệu, gồm có cả Khang, Khiêm, Nguyễn Khắc Bình có hệ vận chuyển bằng đường Hải quan. Một hệ thống do Kỳ nắm đầu, gồm những tên trong tư lệnh không quân, vận chuyển bằng đường hàng không vào miền Nam. Bọn Thiệu, Kỳ, Khiêm thì nhắm mắt chỉ biết làm giàu thật nhanh. Nhưng bọn CIA Mỹ thì kết hợp cả tiền và mục đích chính trị. Chúng nắm giữ và kiểm soát hết hệ thống buôn bán thuốc phiện, bất cứ tên nào buôn bán thuốc phiện cũng phải nằm trong hệ thống tổ chức tình báo CIA Mỹ hết.

        Hắn ngưng lại, trong khi hắn với ly nước xin phép uống, Thương nói nhỏ :

        - Điều ấy có gì lạ với chúng tôi đâu. 

        - Dạ thưa ! Tôi xin trình bày rõ. Cả Mỹ lẫn Thiệu Kỳ đều thấy rõ thất bại sắp đến gần, nên CIA Mỹ buộc Thiệu, Kỳ, Khiêm tổ chức cài gián điệp ở lại để thực hiện âm mưu lâu dài. Đưa tay sai là những thanh niên di tản, cả trẻ em đi ra nước ngoài, hoặc theo đường di tản để đào tạo huấn luyện, nuôi dưỡng chờ ngày trở lại Việt Nam hoạt động. Chúng tổ chức các trại tại đảo Goam, một số đảo không người ở Thái Bình Dương, nhất là một số đảo ven biển Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên làm kho chứa bạch phiến và vũ khí buôn lậu trước nay. Bây giờ là nơi đào tạo huấn luyện gián điệp, sau đó tung vào đất liền hoạt động. Những nơi này trước đây tôi có biết. Nay tôi báo cáo các ông để lấy công chuộc tội.

        Thấy Thương đã có vẻ chú ý, hắn say sưa hơn :

        - Chắc ông còn nhớ, mấy lần cũng ở căn phòng này, có mặt tôi và ông ở đây, một người Mỹ, cùng một người Việt, họ ngồi yên nghe chứ không nói gì nhưng chúng rất chú ý đến ông.

        - Tôi nhớ, tên trung tá Mỹ đó có nốt ruồi to bên má.

        - Đúng rồi, thưa... ông có con mắt nhà nghề. Trong tình trạng như vậy mà ông còn nhớ được người chỉ qua mấy lần gặp. Vâng hắn tên là Pát, một CIA quan trọng ở Việt Nam. Còn người Việt kia tên là Bách, bí danh là Nhạn Bạch. Tụi này có nhiệm vụ tung biệt kích vào chiến khu bằng đường biển. Cách ngày giải phóng hơn ba tháng, tôi có dịp tháp tùng tướng Nguyễn Khắc Bình và bọn này ra đảo.

        Hắn nói khá dài dòng tỷ mỉ hai hòn đảo, hai cơ sở cất giấu vũ khí và những tên gián điệp hắn biết tên tuổi mặt mũi chính xác đang còn lĩnh nhiệm vụ ẩn náu ở đây để nhận lệnh mới...

        Thương đưa tập giây trắng lên bàn và yêu cầu :

        - Anh viết lại tỷ mỉ những điều mà anh vừa khai với tôi, anh vẽ chính xác vị trí hòn đảo mà anh đã đặt chân lên đó. Xong rồi tôi sẽ gặp anh.

        Trong khi hắn viết, Thương dùng cặp nạng để dựa phía trong bàn, đi chầm chậm ra khỏi phòng. Thương đã báo cáo tất cả các chi tiết với các thủ trưởng. Anh nhận xét và đề xuất :

        - Hắn sợ tôi trả thù, hắn đã phải cố tình chứng tỏ mình thành thật để chuộc tội. Theo hắn nghĩ, tội hắn quá nặng đến mức không thể tin vào sự khoan hồng của cách mạng, vì vậy thái độ khai báo khá thành thực, đáng tin. Tôi xin đề nghị nên tiến hành ngay việc lùng bắt tên Bách và đồng bọn. Đề phòng bọn CIA kiểm lại mặt số di tản. Nếu không nhanh, chúng dễ báo động cho tên Bách đề phòng ém nhẹm màng lưới tình báo, tay chân phá hoại, mạng lưới buôn lậu bạch phiến, hay chúng kịp chạy trốn mất.

        Thương có cảm nhận rất tinh tế, anh tin vào ánh mắt, cử chỉ thái độ của tên Xuân. Anh linh cảm tên này đã nhận ra chân tướng, thực sự hối cải, đã muốn lấy công chuộc tội !

        Sau khi nghiên cứu lời khai của tên thiếu tá Xuân và trực tiếp thẩm tra lại hắn, các thủ trưởng đã nhất trí với đề xuất của Thương ! Lệnh tiến hành vây bắt khẩn cấp. Theo yêu cầu của Thương, các thủ trưởng giao cho Thương lập kế hoạch, chỉ huy một lực lượng, bắt tay vào việc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:58:51 am »


        Thương biết mình cần sử dụng tên Xuân theo phương án hành động này là đúng. Thái độ và cách đối xử của anh khiến cho tên Xuân thực sự phấn chấn khi được theo Thương để làm hướng đạo. Đến giờ này hắn đã tin vào lượng khoan hồng của cách mạng đối với những ai biết ăn năn hối cải. Hắn đã đứng nghiêm nói với Thương bằng những lời từ đáy lòng :

        - Ông Hai ! Đứng trước người như ông, tôi thật sự muốn sống thành thực để được trở lại làm người ! Xin cảm ơn ông đã tin tôi.

        Thương tiến hành vạch phương án truy bắt, được các thủ trưởng tán thành ngay. Hai tiểu đội vũ trang, hai chiếc tàu đánh cá và mọi phương tiện cần thiết chỉ được chuẩn bị trong một ngày.

        Hôm ấy, tên Xuân được giữ lại. Buổi tối hắn được ngồi cùng bàn với Thương và mấy đồng chí khác để bàn công việc. Hắn nhìn Thương đi lại từng bước chậm chạp trên đôi chân giả và cặp nạng, mặt hắn tái đi rồi lại nhăn nhó, tỏ ra đau xót và những nỗi ân hận giày vò. Hắn đến bên Thương nói trong lời nghẹn ngào :

        - Thưa ông ! Đến bây giờ tôi mới thực hiểu vì sao ông lại có thể chịu đựng và hy sinh như thế cho mục đích lý tưởng cách mạng. Chỉ có cách mạng mới có được những người con như các ông, tôi thật là ấu trĩ khi không nhận ra vấn đề này sớm hơn. Tôi thật hèn hạ, ngu xuẩn so với các ông ! Sỹ quan cao cấp như chúng tôi được đào tạo ra chỉ có mỗi lý tưởng là tiền, là hạng giá áo túi cơm, hạng ăn bám, cơ hội. Có ai dám xả thân banh thịt cho quốc gia bao giờ ! Nhận được ra vấn đề thì cũng đã muộn, nhưng vẫn còn kịp, tôi thành thực muốn làm việc gì đó để chuộc tội lỗi chứ không chỉ riêng việc ham sống sợ chết, hèn hạ thay trắng đổi đen đã thành bản chất của sỹ quan cũng như lính tráng nhà ngụy rồi.

        - Tôi quay lại đây để gặp lại các anh, nhưng không phải là để trả thù, mà để cho những người như anh nhận thấy người cách mạng chúng tôi như thế nào! Trước còn chiến tranh khác, bây giờ hòa bình khác, chúng tôi là người chiến thắng, các anh đã thua, đã đầu hàng, nếu các anh nhận thức ra mọi vấn đề thì có gì phải gọi là kẻ thù!

        Chiều nay, khi hoàng hôn xế bóng, Thương đã có mặt ở bờ sông Sài Gòn. Thương không dùng xe lăn mà dùng nạng, bước từng bước xuống tàu, cạnh anh là hai đồng chí trợ lý và tên thiếu tá nguy tên Xuân. Tàu lướt trên sống Sài Gòn, từ từ rời xa quầng sáng thành phố rực rỡ cả phía chân trời. Không gian lắng đọng cảnh thanh bình, như hàng triệu con tim đang lắng nghe nhịp đập hòa bình đã về trên tổ quốc mà đã hàng trăm năm nay mới nguôi tắt ngọn lửa chiến tranh, mới không còn bóng dáng một tên xâm lược nào trên đất nước Việt Nam thân yêu. Đất nước này vĩnh viễn là của dân tộc Việt Nam, của hòa bình hạnh phúc.

        Thương mới vào tới Sài Gòn hơn một tuần lễ, bây giờ thành phố đã mang tên Bác Hồ, thành phố Hồ Chí Minh, nhưng anh có cảm tưởng như đã lâu rồi. Các đồng chí lãnh đạo Cục định đưa anh về gia đình ngay, nhưng Thương không chịu, nằng nặc đòi cho được trở về đơn vị đã.

        - Anh Ba ! Bộ anh Ba tưởng em vầy là không làm được việc nữa hay sao ! Còn sức này, còn cái đầu này, còn chân tay này, em vẫn đi như thường, sao phải nghỉ !

        Nghe Thương phân trần phân giải, còn chống cặp nạng bước đi thật nhanh, lòng các thủ trưởng xúc động muốn trào nước mắt. Các anh sung sướng tự hào vì người chiến sỹ kiên cường bất khuất ấy nay đã trở về.

        Thương đòi nhận công tác. Anh cho rằng người đảng viên còn sống, còn hơi thở là phải phục vụ cho cách mạng, tùy theo khả năng của mình. Mà công việc cách mạng lúc này quá bộn bề, ngành tình bào lại càng phải khẩn trương hơn. Một triệu ngụy quân, hàng triệu ngụy quyền, nào cảnh sát, mật vụ, nào gián điệp phượng hoàng rã cánh, lông bay tứ phương tám hướng; âm mưu của Mỹ vẫn còn, công tác khai báo truy lùng cần khẩn trương tích cực. Anh thấy mình còn làm được việc và rất cần thiết làm việc trong lúc này.

        Thương nhớ lại buổi chia tay ở trại an dưỡng Hà Bắc với Sương, Chánh hôm về Nam. Sương đã ôm lấy Thương khóc thật lâu :

        - Anh Hai ơi ! anh về, em ở lại, sẽ có ngày em đưa Tuyết vào Nam tìm gặp anh!

        Sương không còn ai là người thân nên đành ở lại làm rể miền Bắc. Còn Chánh, chắc giờ này đang có nhiều chuyện để nói với Loan, cuộc đời họ còn quá trẻ và từ đây hai người được bước song hành tới tương lai tươi sáng. Rồi những kỷ niệm đẹp, êm đềm tình cảm mặn mà ở trại an dưỡng thương binh Hà Bắc, từng gương mặt các bác sỹ, y sỹ, y tá, hộ lý thân quen như vẫn còn đâu đây.

        Quãng đời của anh ở ngoài Bắc dù không là dài nhưng mang nặng bao nhiêu kỷ niệm tốt đẹp, nghĩa tình, chắp cánh cho cuộc đời anh những hiểu biết, những tình yêu con người bao la... và những bước đi !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:59:13 am »


        Mải suy tư và ngắm dòng sông Lòng Tàu mà đã ra tới biển lúc nào không hay. Bây giờ là hướng thẳng ra khơi. Bên trái là Vũng Tàu, ngọn Hải Đăng xa xa như ánh sao nhấp nháy. Trời tối, phía sau, hừng sáng thành phố rực chân trời Tây. Hai chiếc tàu nối đuôi nhau rẽ phải. Gió biển lồng lộng đẩy tàu lướt đi như bay theo hướng nam.

        Thương phân công ca trực gác, ca nghỉ. Anh chưa một lần đi biển nên gặp sóng to, tàu lắc, say nôn nao khó chịu lắm, nhưng vì mệt, vì say sóng, say sưa công việc mà Thương lại ngủ được một giấc trên tàu dập dềnh sóng vỗ.

        9 giờ sáng, tàu đã đến mũi Cà Mau. Hòa lẫn vào những tàu đánh cá tiến về hướng Rạch Giá. Mục tiêu là một hòn đảo nhỏ, không tên, nằm ở giữa vùng biển Rạch Giá - Hà Tiên, cách đất liền 100 km. Tàu được ngụy trang như một tàu đánh cá thông thường với những người dân chài. Theo lời tên Xuân, trên đảo có canh gác và hệ thống báo động, có vũ khí để tự vệ khi cần thiết. Thỉnh thoảng có ghe tàu đánh cá ghé, ngay dưới chân ngọn núi.

        Trên đảo, thường có một tên canh gác áo vàng, tên này đã gặp Thiếu tá Xuân trong dịp Xuân đi cùng tướng Bình ra đây gặp Bách nên biết mặt. Nhiệm vụ liên lạc giữa Xuân với với bọn chúng do tướng Bình tổ chức, đến giờ này vẫn chưa thay đổi, nên chắc kế hoạch sẽ không có gì đáng ngại.

        Hai giờ chiều, tàu ghé đảo. Đúng như Xuân nói, một bóng áo vàng xuất hiện ở hộc đá lưng chừng núi. Xuân chỉ cho Thương thấy một chiếc thuyền đánh cá đã hư nát trên bờ cao. Giông như bị sóng to đánh giạt vào đảo vỡ tan. Riêng cánh cửa buồng lái còn nguyên, có hĩnh tròn sơn xanh và vành vàng trang trí, nét sơn còn mới. Xuân hỏi Thương :

        - Ông có thấy cái vòng tròn sơn xanh trên cánh của chiếc ghe kia không ?

        Thương quan sát một lúc và hỏi :

        - Chi vậy? Cái vết sơn trên cánh cửa kia còn mới hơn cái xác tàu đúng không?

        - Dạ đúng vậy, ông tinh thật ! Mới xem qua, ai cũng tưởng là lối sơn phết của ghe đánh cá thông thường. Nhưng đó là dấu hiệu báo an toàn cho những ghe tàu đến móc nối, trao đổi hàng lậu. Nếu như trên đảo có điều gì bất ổn, thì từ xa, đồng bọn đã nhận được ám hiệu, bằng cách, không thấy tấm biển có hĩnh vẽ đó. Mấy cái viền vàng có sơn phản quang, Ban đêm, pha đèn chiếu sáng vào là từ xa cũng nhìn thấy.

        - Thì ra thế !

        Thương khẽ gật đầu ! Thương vẫn vừa nghe vừa quan sát tên mặc áo vàng trên mỏm đá. Hóa ra là một tên đóng vai sãi chùa, vì ngay sườn đá có một ngôi chùa nhỏ đã xây dựng từ lâu. Chừng như hiểu ý Thương, tên Xuân nói như giải thích :

        - Từ lâu, khi có ý định dùng hòn đảo này là nơi bí mật trung chuyển thuốc phiện và ém gián điệp, chúng đã thủ tiêu mấy người tu hành trong ngôi chùa nhỏ trên hòn đảo này, chiếm dụng chùa vào việc của chúng...

        Tàu cặp bờ, Thương nhìn chăm chú tên áo vàng, anh cùng tên Xuân và trung uý Sơn bước ra đầu tàu đứng. Trong người Sơn và Thương có hai khẩu súng ngắn côn 12, bởi trước đây Thương đã từng là tay thiện xạ, nổi tiếng ở đơn vị, bách phát bách trúng với khẩu côn 12 sử dụng cả hai tay như thế nào. Thương còn tin tưởng ở Sơn, người đồng chí cảnh sát thiện xạ đậu đầu quân trong đợt thi tuyển vừa rồi về sử dụng côn 12 hai tay.

        Xuân dời tàu lên bờ, Sơn lên theo lầm lũi đi gần Xuân, họ đi thẳng tới chỗ tên áo vàng đang đứng đợi. Tên áo vàng cũng cạo trọc, mặc áo vàng nhà sư để hở một bên vai. Cánh tay để trần, bắp thịt cuồn cuộn. Chéo vải phía dưới kéo dắt ngược lên lưng, hai ống chân, bàn chân để trần. Đúng là "sãi Miên", chỉ riêng ánh mắt là không thể giấu vào đâu được, không thể ngụy trang sãi chùa được, đôi mắt gian hùng xảo quyệt. Tên sãi cúi đầu chào, hắn hình như còn ngờ ngợ, chưa nhận ra người quen. Xuân giơ tay chào theo kiểu nhà binh rồi nghiêm giọng :

        - Chú mày chưa nhận ra tao à ! Thiếu tá Xuân đây, lên báo đại tá là có tao đến, cần gặp đại tá gấp.

        Hắn bỏ lỏng hai tay, ngước cặp mắt nhìn thẳng vào mặt Xuân và toét miệng cười, hắn đã nhận ra.

        - Trời đất! Thiếu tá, mới hôm nào thiếu tá cùng đi với ông tướng ra đây mà em không nhận ra, thiếu tá bận đồ như vầy hèn chi ngó lạ. Thiếu tá chờ đây nghe, em đi báo ngay cho đại tá.

        - Được rồi, lẹ lẹ nghe !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:59:32 am »


        Xuân nói với chiến sỹ Sơn :

        - Mới giải phóng chưa lâu, ngoài đảo này còn thuộc hoàn toàn của họ, chắc chắn họ không thể nghi ngờ tôi được, tôi tin rằng kế hoạch sẽ thành công.

        Bóng tên "sãi chùa" áo vàng đã khuất vào trong cổng chùa, Xuân nói :

        - Như vậy là phía dưới này không còn ai canh gác cả, ông ra dấu để ông Thương cho anh em lên bờ đi.

        Sơn quan sát rất nhanh tình hình trên bờ, cũng là lúc anh ra hiệu cho tàu. Thương ra lệnh tiểu đội trên tàu lên bờ chiếm các vị trí làm công sự. Tình hình vẫn im ắng, Tên áo vàng tất tả chạy xuống, thái độ hồ hởi :

        - Mời thiếu tá lên, đại tá đang chờ.

        Sơn theo sau tên Xuân lên. Những bậc đá được sắp xếp lởm chởm bậc cao bậc thấp. Tới cổng chùa, phía trong là một khoảng sân nhỏ lát đá xanh. Trên bậc thềm chùa đã thấy một tên cao lớn mặc quần jean, áo xanh, đầu cạo trọc, da xạm nắng, cặp lông mày to đậm. Hắn khoanh tay trước ngực đứng choạng chân, để lộ hai khẩu súng ngắn đeo hai bên dây lưng to bản, xệ xuống hai bên hông. Trông hắn giống như tên cao bồi trong phim. Nhận ra Xuân, hắn cười ha ha :

        - Dù bằng đường biển thôi à, sao chậm vậy ông bạn.

        Xuân cười vui vẻ :

        - Chào đại tá, ai mà muốn khổ sở thế này, hút chết đây ! Lệnh của đại tá mà.

        Tên đại tá giơ tay nắm tay Xuân, hạ giọng nói nhỏ hơn:

        - Ông tướng sao rồi ?

        - Ông ở lại vì nhiều việc cần gấp phải giải quyết, nên cũng đi bằng đường biển, vất vả quá, chỉ có ai đi máy bay trước đấy là sướng thôi.

        - Ông đâu ?

        Xuân bình tĩnh :

        - Mấy hôm nay ổng bị cảm, người mệt còn nằm dưới tàu ấy. Mời đại tá xuống gặp, ổng còn dặn dò gì đó rồi đi ngay cho kịp cuộc hẹn với tàu du lịch Thái Lan ngoài hải phận kia.

        - Thật vậy sao, ông này gan thấu trời !

        Hắn không một chút nghi ngờ, mà sao có thể nghi ngờ một thiếu tá tin cẩn nhất của tướng Bình. Trong những ngày nước sôi lửa bỏng, một sống một chết, Sài Gòn đã bị quân Cách mạng vào giải phóng, đầu sỏ tướng lĩnh vù hết, tan tác chim muông. Mạnh ai nấy đi nấy tháo chạy, nháo loạn, như ong vỡ tổ, vậy mà giờ này hắn còn ung dung ở đây chờ nghe tin tức. Vậy là lòng tin vào tổ chức bí mật của CIA và cái vỏ bọc, cơ sở bí mật này khiến hắn tự tin. Bây giờ lại được gặp cả ông tướng, lại sắp ra đi vào một thế giới đầy quyền lực và tiền tài. Sao hắn không vui mừng được. Hắn nhẩy xuống sân, theo tên Xuân ra cổng. Miệng hỏi :

        - Không biết chúng ta có bị kẹt lại nhiều không nhỉ ?

        Xuân nói to :

        - Tình hình diễn biến mau như sét đánh, đến bọn Mỹ còn lúng túng chạy vãi đái nữa là; tất nhiên còn khá nhiều người kẹt lại, họ cũng cố gắng tìm đường ra đi bằng cách này hay cách khác chứ.

        Như lây cái buồn bất ngờ từ Xuân, hắn thở dài :

        - Cũng biết trước cái thất bại sẽ đến của mình, nhưng thật không thể ngờ lại mau chóng và bi thảm đến như thế ! Gia đình thiếu tá ra sao ?

        - Tôi đã cho dù hết cả nhà trước đó mấy ngày, hiện yên ổn cả đại tá ạ !

        Bà tướng Bình chắc cũng đi trước rồi chứ ?

        - Dạ, đi cùng với tổng thống phu nhân qua Đài Loan rồi sang Mỹ, hẹn gặp nhau ở trên đất Hoa Kỳ !

        Đại tá Bách không một chút nghi ngờ, theo chân Xuân, hắn trèo lên tàu. Xuân đứng lùi lại mấy bước. Sơn tiến lên, cùng hai chiến sĩ từ khoang tàu vụt tới, quật ngã tên Bách, nhanh tay tước ngay hai khẩu súng ngắn của hắn chỉ trong mấy giây. Hắn sững người giật thót, lăn kềnh, không kịp chống cự hay phản ứng gì, hai chiến sỹ công an nhanh nhẹn, còng tay hắn. Tên Bách tròn mắt kinh ngạc, hắn như hiểu ra vấn đề quay qua tên Xuân, hắn kêu lên :

        - Gì vậy thiếu tá Xuân ?

        Thương bước từ trong khoang tàu ra, trên đôi chân, đôi nạng và tiếng cười lớn của anh :

        - Mấy năm trước, bọn chủ Mỹ của anh cũng đã la lớn như vậy đấy ! Thầy nào tớ ấy mà !

        Tên Bách tròn xoe mắt, há hốc mồm kinh ngạc. Ai đây ? Có Phải chính là cái người mà hắn đã chứng kiến, đã cùng đồng loã với CIA Mỹ tra tấn, cưa hết hai chân, cưa những sáu lần ! Hắn định thần lại, nghi ngờ cả mắt và trí nhớ của mình ? Nhưng sao lại còn có thể đi như thế này! Hắn hy vọng cái điều nghi ngờ của mình là đúng, không phải, không phải người ấy ! người ấy đã bị cưa cả hai chân, cưa hết đùi rồi ! Không nhẽ...!

        Thương nhìn vẻ mặt kinh ngạc và nghi ngờ của hắn, anh lại cười to :

        -  Ông đại tá Bách chưa nhận ra tôi ư ? Hay ông ngạc nhiên vì sao tôi lại còn đi được phải không ? Tôi vẫn đi được đây thôi. Tôi đang đi tới đây bắt ông đây !

        Thương bước tới, trước con mắt sững sờ đến thất thần của tên Bách...!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 10:00:56 am »


14. Giữa Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh

        Một năm học mới lại bắt đầu, đây là năm học đầu tiên của miền Nam giải phóng. Giữa mùa mưa là ngày nào cũng có mưa, mà thường mưa vào buổi chiều. Sau cơn mưa, đường phố như được gội rửa tươi mát hẳn lên. Trên đường phố tấp nập xe cộ và dòng người đi lại, Nguyễn Văn Thương chỉ dùng một nạng, còn tay trái, anh dắt đứa con trai đi vượt qua đường, ngay trước cổng ngôi trường tiểu học. Thằng Liêm con trai anh hôm nay được ba đón, thằng bé vui mừng, chạy chân sáo bên ba, miệng nói liên hồi hỏi ba hết chuyện này tới chuyện khác :

        - Sao hôm nay ba đến rước con sớm vậy! Ba chờ con có lâu không hả ba ?

        - Ba được đưa rước con đi học là ba vui- lắm rồi nghe con ! Ba có chờ con thì ba mới được ngắm nhìn ngôi trường tiểu học con đang học, được thấy thằng con trai ba chạy ào ra đón ba chớ !

        Thằng Thanh Liêm (anh đặt đệm cho con trai chữ Thanh, mong sau này nó sống trong sạch, liêm khiết ) thực sự mới được sung sướng tự hào vì mình chính thức có ba. Mới cách đây mấy tháng, nó vẫn còn chịu mang tiếng oan với mây đứa bạn là " Con không cha", rồi " cha vô danh". Mới hôm rồi, nó được các chú các bác bế công kênh lên đầu trong buổi lễ tiệc trà bánh tại hội trường của phường, mà các chú các cô bác nói là đám cưới lại của ba má nó vì ngày trước, ba má phải cưới "bí mật."

        Vui quá ! Chưa bao giờ thằng bé lại thấy vui và tự hào về ba của mình như bây giờ. Suốt ngày thằng bé gọi ba, kêu ba, ba, như để bù vào thời gian không có bạ!

        Sau giải phóng, Thương về Nam, Thương tham gia ban Quân quản tiếp thu thành phố bên Cục Tình báo. Mấy năm sau đó, không còn việc gì cho anh ở Cục, anh về nhà sống bên gia đình. Anh cố gắng chú ý chăm lo hạnh phúc gia đình, anh muốn cho vợ con mình thực sự có một người chồng, người cha bình thường, nguyên vẹn.

        Các chị em ở hội phụ nữ, nơi Hai Em đang làm ở cửa hàng lương thực, nhất là bà con lối xóm ai cũng phải ngạc nhiên khi thấy một anh thương binh cụt sạch cả hai chân mà chăn nuôi heo tốt tay cực kỳ, trèo ra trèo vào chuồng heo như người đủ chân! Nấu cơm nước, chăm nom con cái gia đình, đủ thứ việc làm được hết !

        Năm 1978, hai sự việc trọng đại đến với Nguyễn Văn Thương :

        * Cuộc đời đã cho anh một món quà tuyệt vời nhất, anh có thêm được đứa con gái, điều mà anh vẫn hằng mong ước khát khao, nay đã thành sự thực.

        * Và Nguyễn Văn Thương được nhà nước phong tặng : Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân : Chuẩn úy Nguyễn Văn Thương !

        Hội chữ thập đỏ thế giới tặng cho anh chiếc xe máy ba bánh, Nguyễn Văn Thương đi làm việc nhà nước !

        Anh được các thủ trưởng cũ nay là thủ trưởng ở cơ quan khác đến thăm, động viên, còn trêu đùa vì ai cũng biết Thương rất lạc quan :

        - Thương này, mày còn trẻ phải đi làm việc chứ, đã về hưu sao ! Chưa tới bốn chục tuổi mà ! Phải đi làm gì đó để kiếm sống chứ lương thương binh ba chục đồng tháng sao đủ ăn, còn nuôi con !

        - Em chưa nghỉ đâu, em có chiếc xe máy này, có thể đi khắp nơi như mọi người, em sẽ đi làm được.

        - Thương này, mày làm sao bưng cơm nước nuôi vợ nằm sanh, thử cho tao coi!

        Thương lấy tô canh bê lên, đặt xuống, dùng tay cầm hai ghế con nhấc người theo, lại đặt ghế bưng tô canh, lại đặt tô canh cầm ghế! nhanh thoăn thoắt thành thạo! Miệng cười tươi :

        -  Có gì khó đâu ! Dễ ợt !

        Thương đi làm. Anh phụ trách một xưởng sản xuất đồ mộc của Sở Thương binh xã hội và nhiều việc hữu ích khác, nhất là lĩnh vực chống bè phái, chống tham nhũng. Bởi đi tới đâu, Thương cũng là người sống có tình có nghĩa, thẳng thắn, giữ uy tín, giữ đạo đức của người cách mạng, sống gương mẫu, biết cách khắc phục khó khăn cho mọi người noi theo!

        Anh trân trọng tình nghĩa của mọi người dành cho mình, bởi đối với Nguyễn Văn Thương, đối diện với Nguyễn Văn Thương, ai cũng kính nể, trân trọng, quý mến và bởi cả phong cách khiêm nhường, tự tin rất lạc quan vui vẻ của anh.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM