Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:05:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người bị CIA cưa chân 6 lần  (Đọc 11945 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:47:19 am »

         
PHẦN BỐN

NGUYỄN VĂN THƯƠNG TRỞ VỀ



1. Tại sân bay Lộc Ninh

        Hai Em chỉ dược tới thăm anh một lần duy nhất ở nhà tù Hố Nai, rồi đứt liên lạc luôn, vì Thương hầu như toàn tù cấm cố. Lần thăm ấy chị cũng không biết anh mất cả hai chân, chỉ láng máng lơ mơ tên Nguyễn Trường Hân. Hai Em cũng không biết tổ chức của chồng mà liên lạc, nên từ đó đến nay bặt tin luôn.

        Ngày bị bắt, một số trong Tổ chức của anh cũng chỉ biết tin sơ qua là Thương còn sống. Tù ở đâu, ra sao, sống chết thế nào, không hay biết. Riêng các anh ở Cục tình báo phía Nam vẫn có tin tình báo về Thương, các anh biết hết về những gì Nguyễn Văn Thương đã trải qua.

        Đợt trao trả tù binh này, mấy anh trong Tổ chức đoán chừng, cũng cứ thử tới nơi trao trả tù binh, may ra có Thương chăng! Dò trong các danh sách, không có, lơ mơ biết có lẽ tên Hân hay Hận gì đó, cũng không dám chắc Thương còn sống !...

        Bãi đất trông rộng trên sân bay Lộc Ninh hôm ấy thật náo nhiệt. Nơi đây đang thực hiện một sự kiện lịch sử : Trao trả tù binh sau khi ký Hiệp định Paris. Mĩ phải rút hết quân về nước, trao trả tù binh cho bên Giải phóng.

        Các chiến sỹ cách mạng bị tra tấn tù đầy, có người cả hơn chục năm nay, bây giờ họ mới được trả tự do ! Tinh thần ai cũng phấn khởi, sôi lên niềm vui chiến thắng, cảm động, mặc dù thân xác bị đầy đọa chôn lao tù gầy khô xơ xác. Có nhiều người không còn đứng nổi, không đi vững, có nhiều người chỉ còn như một bộ xương.

        Thương cùng đi trong đoàn người chiến thắng trở về.

        Máy bay đổ người từ khắp các trại giam của chính quyền Sài Gòn xuống : Côn Đảo, Sài Gòn, Phú Quốc, Hố Nai, Tây Ninh... Vạch vôi ngăn gianh giới, bên này ngụy, bên kia giải phóng, cách xa chừng vài chục mét. Cờ giải phóng, cờ ngụy... cắm khắp nơi. Thật đúng là ngày hội mừng vui và cảm động, cho tất cả, người đón và những người "từ cỗi chết trở về chói lọi".

        Thương hồi hộp, không biết có những ai quen, có ai là người thân, có ai là người của Tổ chức tình báo ra đây đón anh không ? Giờ đây, Thương đã trở về. Thương hoa mắt trong cảnh náo nhiệt ồn ào, anh chưa kịp nhìn thấy ai quen, anh đang nằm trên lưng một đồng chí, tay vẫn cầm đôi ghế con, phương tiện để anh sẵn sàng "chạy" lao ra đón gặp các đồng chí. Tất cả các khuôn mặt đang hướng về bên cờ giải phóng tìm kiếm.

        Lúc xuống sân bay, dù loa yêu cầu phải xếp hàng nhưng không một ai chịu đứng im, nhốn nháo háo hức. Những danh sách, thủ tục trao trả, thủ tục chào cờ cũng mặc. Các chiến sỹ trở về hát bài ca Giải phóng miền Nam vang dội. Có lẽ trong hàng ngũ quân ngụy ở đây, chưa bao giờ được chứng kiến tình cảm và không khí vui tưng bừng như thế, họ cũng thực sự xúc động khi được chứng kiến cảnh gặp gỡ, họ cũng ca bài "Giải phóng miền Nam" mà không biết họ thuộc từ bao giờ. Chắc nghe tù binh hát riết rồi thuộc.

        Có thằng sỹ quan nguỵ cạu, đá thằng lính :

        - Đ. m ! Sao lúc chào cờ mình mà mày lại ca "Giải phóng miền Nam !"

        Chúng cùng bật cười !

        Thương cũng hát thật to, vui quá, lính ngụy cũng vui lây. Anh nhanh nhẹn bò ra xa, phía ngoài cùng để nhận xem có khuôn mặt thân quen nào đón anh !

        Từ phía xa, anh Tư Cang Cụm trưởng cụm 18, trong mạng lưới tình báo anh Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), anh Tư đã nhìn thấy Thương :

        - Thằng Thương kìa! Đúng thằng Thương kia rồi ! Đang bò kia kìa !

        Anh Tư Cang chạy lao vội ra ôm bế Thương lên khi Thương đang "chạy" bằng đôi ghế. Không ai cầm nổi nước mắt và cả nụ cười. Thương khóc thật to, anh cười thật lớn trong nước mắt cứ tuôn trào, vẫn không sao cầm nổi :

        - Em vẫn còn sống đây thôi ! Anh Tư.

        Ôm chặt lại Thương trong vòng tay, anh Tư Cang xúc động nghẹn ngào :

        - Đúng rồi ! Thương ơi ! Em còn sống, còn sống để trở về rồi ! Anh Tư mừng lắm, mừng lắm.

        Anh Tư Cang vuốt ve sờ nắn khắp người Thương, sờ vào phần đùi còn lại của đôi chân Giao liên đắc lực, Mũi trưởng các Cụm giao liên của các anh. Các anh trong Tổ chức đã biết về việc Thương chịu đựng tra tấn, cưa chân như thế nào để bảo vệ Tổ chức. Ôi! Đứa em yêu quý, người đồng chí thật đáng trân trọng và cảm phục của anh nay đã trở về !

        Anh em tù binh nào còn khỏe được gia đình, đơn vị đón tiếp, hoặc tự đi về nhà. Riêng những anh em thương tật nặng, bệnh, hoặc yếu quá thì được tập trung về nhà an dưỡng của Quân giải phóng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:49:05 am »


2. Nhà an dưỡng vùng giải phóng

        Các anh bế Thương lên xe. về trại an dưỡng cách đấy 5 km. Cả hội trường nhà an dưỡng đông nghẹt. Khẩu hiệu căng đầy khắp các dẫy nhà " Tất cả cho các đồng chí chiến thắng trở về". Nào quần áo mùng mền bánh kẹo, thịt cá, thuốc lá, trà Bắc, thuốc bổ... từ tận hậu phương lớn gửi vào. Những lời ân cần, chăm sóc, dặn dò, quan tâm hết lòng tới những người trở về, tất cả chìm ngập trong không khí đầy ắp tình thương, rộn rã tiếng cười, xen cả tiếng khóc.

        Được trở về với tổ chức cùng với niềm vui chiến thắng, Thương cảm nhận được nhiều quá, tâm hồn anh rạo rực sung sướng như chưa bao giờ náo nức như thế. Anh đón nhận tình yêu thương trìu mến cảm phục của mọi người trong nỗi xúc động nghẹn ngào. Từ lời ân cần chăm sóc, căn dặn từng miếng ăn, miếng uống, viên thuốc, từng chút từng chút, ai cũng lo lắng chăm sóc sức khỏe cho anh.

        Một đêm ngủ ngon giấc trong tự do yên lành đầu tiên sau hàng ngàn đêm ác mộng. Thương thấy người khỏe ra kỳ lạ. Anh dậy sớm, ngồi bên cửa sổ ngắm trời mây rừng núi, ngắm nhìn tận hưởng ánh bình minh sớm mai, đẹp quá. Lần đầu tiên trong đời có cả bầu trời tự do hòa bình bao phủ xuống anh, niềm khao khát bấy lâu nay, từ những ngày đấu tranh gian khổ đối đầu với kẻ thù, từ những lần cam go trong từng chuyến công tác, Thương đã mong có ngày hòa bình phới phới đi trong nắng mới quê hương; rồi những ngày tra tấn tù đày kinh khủng, mong biết bao nhiêu ngày hòa bình tự do ! Mỹ đã cút rồi, còn bọn ngụy, không bao lâu nữa chúng ta sẽ lật đổ nhào bọn chúng, hòa bình thật sự, đất nước thống nhất, ngày ấy sắp đến nơi rồi.

        Một bác sỹ già người Bắc, chắc cũng người Hà Nội như bác sỹ Sơn, khám rất lâu cho Thương, ông kéo cặp kính của mình ra, nhìn Thương bằng mặt thật của mình :

        - Khi nào đồng chí hồi sức lại, chúng tôi phải chuyển đồng chí ra Hà Nội, ở đó mới có đủ phương tiện lo cho đồng chí.

        - Thưa đồng chí bác sỹ, tôi thấy trong người khỏe rồi, tôi tưởng chỉ cần nghỉ ngơi ít lâu rồi tồi lại có thể phục vụ cách mạng được.

        - Nếu chỉ là suy nhược cơ thể trầm trọng, thì đồng chí đã phải an dưỡng ít nhất 6 tháng mới bình phục được. Đằng này còn nhiều vấn đề lắm, như : vết chấn thương sọ não, xương tay gẫy bị lệch, đầu xương bị cưa nơi đùi cũng cần phải giải quyết mới ổn được.

        Ông bác sỹ già cười hóm hỉnh :

        - Cần phải tranh thủ đi ra Bắc sớm để điều trị, kẻo lúc trở vào, thì miền Nam giải phóng rồi, còn gì cho đồng chí tham gia chiến đấu nữa.

        Ông vỗ vai Thương thân mật nói :

        - Đồng chí cũng cần phải có đôi chân để đi lại chứ, nếu không thì làm sao lại tiếp tục xông xáo vào cuộc đấu tranh như trước được.

        - Tôi không còn đi được nữa, chân tôi đã bị cưa sát đến khớp háng, đồng chí biết rồi đấy. Nhưng tôi sẽ có cách làm việc được.

        Bác sỹ già rơm rớm nước mắt:

        - Đồng chí Thương ạ, khí tiết, tinh thần của đồng chí trước kẻ thù không phải bây giờ chúng tôi mới biết, mà Tổ chức đều biết rõ từ lúc đồng chí còn ở trong tù, vì vậy khi biết đồng chí có trong danh sách trao trả tù binh, chúng tôi đã được cấp trên thông báo rồi, chắc các đồng chí ấy sẽ đến đây thăm đồng chí ngay thôi.

        Người bác sỹ nắm chặt vai Thương :

        - Đồng chí Thương, tôi bảo đảm đồng chí sẽ đi được đấy. Chúng tôi tin đồng chí có đầy đủ nghị lực để chữa bệnh và luyện tập. Đồng chí sẽ trở về với "đôi chân bẩy dặm" hãy tin vào điều đó nhé !

        Thương tin, niềm tin hình thành trong anh từ ngày tham gia cách mạng, niềm tin ấy chắc chắn, vĩnh viễn. Bây giờ, anh tin tưởng chắc chắn vào lời của đồng chí bác sỹ. Từ khi bị chúng cưa hết hai chân, thú thật Thương đã thất vọng hoàn toàn, nghĩ mình đã tàn phế, sẽ không bao giờ còn nói đến chuyện "đi" chuyện "đứng" nữa. Vậy mà giờ đây, có Tổ chức, có quân đội ta, có bác sỹ của ta, Thương đã tin rằng mình lại sẽ đi được. Dù Thương cũng chưa biết rằng mình sẽ đi như thế nào !

        Thủ trưởng của anh đã đến. Ông vô cùng xúc động, ôm lấy Thương xiết thật chặt, nói trong nghẹn ngào :

        - Đồng chí Thương ...! Thương ơi ! Anh biết tất cả rồi, em thật xứng đáng là Thành Đồng Tổ quốc, xứng đáng là người con trung kiên bất khuất, trung thành nhất của Đảng, anh tự hào vì có người đồng chí, người em như Thương!

        - Anh Sáu ! ... Thương khóc nấc lên trong vòng tay anh Sáu! Em nhớ các anh quá ! Bốn năm nay mới gặp lại, các anh còn khỏe cả không anh Sáu !

        - Em cứ khóc đi !

        - Trước quân thù, em coi thường tất cả, chúng cưa chân em từng đoạn, sáu lần như thế, em không một tiếng kêu rên, em không khóc. Em chỉ khóc trong vòng tay của anh em đồng chí mình thôi !

        Anh Sáu mím môi đặt hai tay lên vai Thương bóp chặt:

        - Bọn giết người độc ác, chúng sẽ phải đền tội, Mỹ đã cút về nước hết rồi, chúng thua quân giải phóng rồi, còn bọn ngụy, chẳng bao lâu nữa đâu, chúng ta sẽ quét sạch, giải phóng sắp đến rồi em ạ ! Chúng ta đã chiến thắng rồi !

        - Thương này, tài liệu của em mang theo hôm em bị bắt, em có biết không ! Tài liệu ấy rất quan trọng, danh sách những điệp viên mà CIA Mỹ cài vào các lực lượng của ta. Vì vậy khi em sắp sửa ra Bắc học tập, anh yêu cầu em đi một chuyến cuối cùng, chỉ có em anh mới yên tâm được. Không ngờ chuyến cuối cùng ấy, em bị bắt. Chỉ riêng tài liệu đó mà lọt vào tay địch thì người đồng chí của ta nằm trong nội tình địch lấy được tài liệu đó ra, sẽ bị lộ ngay. Em đã chịu đựng tra tấn như thế này đây! Em đã giữ được an toàn tài liệu, giữ gìn bí mật cho tất cả các đồng chí của Phòng, của Cụm cho đến bây giờ. Công lao đó thật lớn lắm. Anh thay mặt cho tất cả anh em trong Phòng Tình báo phía Nam biểu dương em !

        Cảm động đến nghẹn ngào, anh Sáu nắm chặt tay Thương, anh sờ nắn vai, bóp tay, xoa xoa mẩu đùi còn lại của Thương, không cầm nổi xúc động, anh Sáu bặm miệng, cắn răng bật khóc, những giọt nước mắt thương xót người em, người đồng đội, đồng chí chịu đựng hy sinh như thế này đây, để bảo vệ Tổ chức, trong đó có chính mình. Thương cũng khóc theo !

        - Thương ạ ! Em xứng đáng là Thành đồng Tổ quốc, anh hết lòng cảm phục em! Cám ơn em vô cùng, cám ơn cuộc cách mạng gian khổ anh dũng hy sinh của đồng bào Miền Nam anh dũng tuyệt vời đã sinh ra người con như em, như Nguyễn Văn Thương !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:49:31 am »


        Thủ trưởng vỗ nhẹ vai Thương :

        - Các anh mới được thông báo của Đoàn đón tiếp và của ban Quân y ở đây quyết định sẽ đưa em ra Hà Nội điều dưỡng một thời gian. Ngoài đó có đủ điều kiện hơn, em phải nghiêm chỉnh chấp hành lệnh. Con đường phục vụ sự nghiệp cách mạng còn lâu dài, khỏe về chúng ta lại tiếp tục.

        - Dạ ! Em xin nghe theo anh Sáu.

        Các thủ trưởng Phòng, Cụm ngồi suốt mấy tiếng đồng hồ nghe Thương báo cáo về những gì đã xẩy ra. Những ngày bị cám dỗ mua chuộc trong ngôi biệt thự ! Những đòn tra tấn dã man... Vì sao mình vượt qua được tất cả để giữ bí mật cho tổ chức. Các anh xúc động, nhìn người đồng chí kiên cường gang thép đang ngồi trước mặt mình mà cảm kích, xót xa, mà thương yêu, căm giận, mà tự hào !

        Tổ chức đã cho đón Hai Em lên. Không chỉ có Hai Em vợ con anh, mà còn có cô ruột, má Hai Kiều, mẹ Giác, Ngộ, quây quần quanh anh. Thằng con trai được ưu tiên nhất, ngồi gọn trong lòng ba nó, ngắm khuôn mặt ba mà nó vẫn còn là lạ. Nhưng nghe ngoại nó nói ba con đấy, nó sà ngay vào vòng tay của ba, ngồi vào lòng ôm ba liền. Mọi người khóc khóc cười cười, hỏi bao nhiêu chuyên. Cô Tám, người cô, cũng như là mẹ Thương, ôm mãi Thương trong lòng, cô khóc ngất:

        - Hiếu ơi ! Ngày trước, đi dắt trâu, con bị trâu chém vào bắp chân, mẹ xót xa, mẹ đã xoa bóp chân con suốt đêm không chợp mắt, mẹ khóc, mẹ sợ con què...! Vậy mà nay thì...!

        Bà khóc, không chỉ khóc cho đôi chân con không còn, cho nỗi đau đớn mà con mình đã phải chịu đựng, bà khóc vì sung sướng khi con còn sống trở về. Khi nghe tin con bị bắt, bà không còn hy vọng nó sống, vì bà hiểu nó làm việc gì quan trọng lắm, sa vào tay giặc, làm sao sống nổi, bà đau như cắt khi nó lại rơi vào tình cảnh như ba mẹ nó ngày trước. Người anh ruột, chị dâu yêu quý của mình đã vĩnh viễn nằm xuống trong nhà tù... Bây giờ thằng Hiếu, con trai mẹ, mẹ đã nuôi nó từ ngày còn đỏ hỏn khi mẹ đẻ nó trao cho mẹ ! Mẹ không khóc sao được khi còn thấy nó trở về.

        - Con ơi ! Hai chân con không còn, nhưng con về với mẹ còn nguyên vẹn con ạ! Con có nghĩ rằng có kẻ đã về với thân thể đầy đủ chân tay, nhưng kể như không còn gì cả. Con thật xứng đáng với ba má con, xứng đáng là người dân Lộc Thạnh, con đừng buồn, cô Tám sẽ chăm lo cho con !

        Im lặng thưởng thức vòng tay yêu thương của mẹ, Thương chợt cảm giác một thoáng lạnh buốt gáy, anh nghĩ tới nếu có một giây nào đó yếu đuối để tính toán đến sự sống và cái chết, đến cưa mất chân thành cụt và còn chân... trước kẻ thù. Nếu yếu lòng, thì như lời mẹ nói, về nguyên nhưng sẽ chẳng còn cái gì !

        Bà ngoại thằng nhỏ vừa khóc vừa sung sướng, dắt đưa thằng con trai vào lòng anh :

        - Thằng Thanh Liêm của mày đó, lên bảy tuổi rồi. Suốt ngày đêm chỉ có ngoại, hỏi ba má liền liền hà! Bọn bây đi biền biệt. Nó bị trẻ con trọc là con hoang. Mỗi lần ức, nó về bắt đền ngoại. Tội nghiệp thằng nhỏ thật ngoan, bà nói gì nó cũng nghe theo hết, nó bắt đầu đi học rồi nghe mày !

        Má Hai Kiều ngưng nói, nghẹn ngào nhìn Thương :

        - Thằng Hai này! Con khỏi lo, mọi người càng thương con nhiều hơn đấy !

        Má Hai Kiều Thương quý thằng rể hết biết, ngay từ khi Thương đi công tác ghé qua nhà xin nước uống, má đã nói : "Thằng nhỏ thấy thương, nó mồ côi cả cha lẫn mẹ, nó hiền khô và tốt bụng". Chỉ có vậy thôi mà khi tổ chức của hai bên cơ quan Thương và Hai Em đặt vấn đề với má xin cho hai đứa cưới không công khai vì công tác bí mật, má chịu liền. Tình thương của má chỉ bộc lộ kín đáo dịu dàng mà cuồn cuộn dạt dào như lòng đại dương, mênh mông như biển cả, má nuôi các con để cho chúng đi hoạt động cách mạng, má nuôi con cho vợ chồng Hai Em để chúng tha hồ đi công tác cách mạng, đã có má nuôi con cho tụi bây yên tâm !

        Mẹ Giác, vừa cười vừa tức tưởi nghẹn ngào nắm chặt vai Thương :

        - Mẹ mất cánh tay này để có được cuộc sống thực sự cho mẹ và cho con trai mẹ hôm nay, thằng Ngộ em con tiến bộ nhiều, nó nguyện làm sao cho xứng là em của con. Phần con, tuy con mất đi gần nửa thân người, nhưng con được tình thương cao nhất mà mọi người dành cho con. Mẹ sẽ chăm lo cho con và các con của con, con khỏi lo !

        Có lẽ người vui mừng nhất là Hai Em, vợ anh. Nhưng Hai Em không nói xen tiếng nào. Mọi người đã nói hết cả rồi ! Chị nhìn anh khóc lặng lẽ, khóc vì mừng anh còn sống trở về, khóc thương chồng phải chịu đựng những cơn đau tra tấn, khóc vì cha con gặp nhau, thằng con giống cha như đúc, khóc đôi chân của anh, cười khi thấy anh vui, lạc quan. Chị thuộc loại người sâu sắc, nói ít, nghĩ nhiều. Hai Em nhìn chồng bằng ánh mắt chia sẻ, tự hào, tin tưởng, âu yếm. Thương cũng vậy, anh chia sẻ tâm tư cùng vợ chỉ bằng ánh mắt, ánh mắt rất đồng cảm và hiểu nhau ! Ánh mắt nói lên nhiều lắm!

        Thánh 4-1974, sau một năm an dưỡng tại vùng giải phóng, sức khỏe đã hồi phục, Nguyễn Văn Thương được đưa ra miền Bắc !

        Tổ chức đã định xắp xếp cho vợ Thương cùng ra Bắc, chị cũng rất muốn theo để lo cho anh ! Nhưng chỉ vì một lý do đơn giản : Thương nghe một người đồng chí tâm sự rằng ngoài Bắc, toàn dân còn khó khăn vất vả lắm, thức gì cũng hiếm hoi phân phối cả. Nếu vợ mình cùng đi, sẽ phải cho cả con đi, sẽ phiền phức tốn kém thêm cho nhà nước, phải lo tiêu chuẩn cho hai ba người. Vả lại, anh cũng muốn, mình cần tự lực, tự luyện tập, tự lo cho bản thân, sống với anh em đồng chí, không có gì đáng ngại.

        Vậy là anh quyết định không cho chị đi cùng. Chị rất tiếc, lại phải xa anh khi bây giờ anh đang rất cần chị. Từ ngày lấy nhau, đến giờ, đã mười mấy năm, chỉ lần này, nửa tháng trời, Hai Em được ở bên anh lâu như thế. Rồi vợ chồng, cha con lại chia xa ! Nếu như không nhanh chóng một năm sau có ngày 30-4-1975...!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:50:13 am »


3. Ra miền Bắc

        Thương lên đường với một tâm nguyện, đến một nơi xa, một thế giới thần tiên của riêng anh, nơi ấy sẽ có đôi hia 7 dặm dành cho mình, tâm hồn anh bay bổng cùng giấc mơ lên không trung, ước mơ mình sẽ đi được, anh mang theo niềm lạc quan, niềm vui, niềm tin tưởng trên đường ra miền Bắc.

        Đường đi ra miền Bắc chập trùng rừng sâu núi cao. Đất nước Việt Nam ta giầu đẹp quá. Dẫy Trường Sơn hùng vĩ là đây. Thương chợt nhớ da diết quặn đau trong lòng Nguyễn Trường Sơn, người đồng chí, người trai Hà Nội. Bác sỹ Nguyễn Trường Sơn không còn được trở về Bắc nữa rồi. Bây giờ tôi sắp được ra Hà Nội đây Sơn ơi ! Tôi sẽ tìm đến gia đình đồng chí, sẽ gặp mẹ Sơn để an ủi mẹ, sẽ kể chuyện về Sơn !

        Một đồng chí trong đoàn hào hứng tuyên bố:

        - Đúng ngày 30-4-1974, ta sẽ đặt chân lên đất Hà Nội!

        Thương cười, nói thật to cho vui :

        - Chân đâu mà đặt !

        Anh em cùng cười theo !

        Đã có tin báo trước ra Hà Nội, trong đoàn cán bộ chiến sỹ thương binh miền Nam ra Bắc đợt này có một đồng chí thương binh đặc biệt... (sau này Thương mới được biết, chính anh Ba Quốc, Phòng tình Báo phía Nam, lúc ấy còn hoạt động bí mật điện ra) nên khi Thương vừa tới nơi, đã có các đồng chí lãnh đạo Cục 2 đến ân cần thăm hỏi. Các thủ trưởng say sưa nghe Thương nói chuyện, ông trân trọng và cảm phục người đồng chí, người anh em đã chịu nhiều mất mát đau đớn để bảo vệ Tổ chức.

        Một đồng chí lãnh đạo Cục 2 nói riêng với Thương: Cho đến lúc này, cũng chỉ có mấy đồng chí trong tổ chức Tình báo ta biết Thương nằm trong ngành tình báo, còn thì tất cả mọi tiếp xúc, thủ tục, hồ sơ, Thương cũng chỉ là chiến sỹ quân giải phóng như bao anh em được đưa ra Bắc điều trị.

        Một thủ trưởng Cục 2 tóc đã bạc nói :

        - Ra miền Bắc lần đầu, đồng chí muốn đi thăm nơi nào tỉnh nào, tôi sẽ cho đưa đi, đừng ngại khó khăn gì cả, phải đi cho biết miền Bắc vừa là tiền tuyến, vừa là hậu phương sống như thế nào chứ !

        - Dạ thưa ! Đồng chí cho tôi đi nơi nào xa Hà Nội nhất, càng xa cành hẻo lánh càng tốt, như lên một miền núi nào đó !

        Nguyện vọng của Thương được đáp ứng ngay, chiếc xe của Cục 2 đưa anh đi đến một điểm cách thị xã Tuyên Quang 72 km, một bản làng hẻo lánh miền núi có đủ các dân tộc sinh sống. Ruộng bậc thang, nương rẫy liền liền, cây côi hoa màu trù phú không khác gì dưới xuôi, khác hẳn với miền Cao Nguyên (Trung Bộ) hoang vu, không thấy có bàn tay khai hoang của con người. Thương còn được đi thăm tỉnh Hoà Bình, các tỉnh trung du, đồng bằng : Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Hưng...

        Đợt khám sức khỏe tổng quát đã có kết quả từ lâu nhưng không ai nhắc tới, các anh muốn để cho người đồng chí đặc biệt này được hưởng những ngày tháng thảnh thơi khoáng đãng nhất cái đã. Nhưng rồi không thể kéo dài lâu được nữa, Hội đồng bác sỹ đã đến lúc phải công bố cho Thương và các anh trong Tổ chức Cục, biết thể trạng của Thương :

        Kẻ địch thâm hiểm vô cùng, trong khi cưa chân anh đoạn lần thứ tư bên chân trái, chúng cưa sát háng, cách xương chậu 7 phân, chúng cố tình kéo vát lưỡi cưa để lại một đoạn xương đầu nhọn. Nếu có lắp chân giả cho anh, ta phải làm một cuộc phẫu thuật mới : Cưa bớt đoạn xương nhọn để tạo nên một mỏm xương bằng phẳng. Còn vết cắt xương ở bên chân phải cũng cần giải phẫu lại, cắt bỏ mẩu xương mọc dài cho bằng, xử lý các dây thần kinh nổi trên da, tạo da, để sau này dùng chân giả sẽ bớt phần đau đớn !

        Thật kinh khủng quá ! Sức một con người còn được như vậy, lúc này liệu có chịu đựng nổi nữa không ? Lại phải cưa xương ! Dù là ca mổ cả hai bên đùi trong điều kiện vô trùng, có thuốc mê, có tiếp máu.

        Thương bình thản nói:

        -  Thằng địch cưa chân để tàn phá cơ thể tôi. Còn các đồng chí mổ vết thương để cứu tôi, cho tôi lại có thể đi được ! Tôi biết rất rõ điều đó. Các đồng chí yên tâm, tôi chịu đựng được !

        Nguyễn Văn Thương vui vẻ, tự nguyện và mong cho chóng đến ngày được lên bàn mổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:51:32 am »


4. Lên bàn mổ

        Ca mổ không cỏ gì phức tạp lắm. Anh được chăm sóc chu đáo tận tình nên hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Trong mấy tháng đầu ở bệnh viện Trung ương, Thương đã chịu đựng nỗi đau đớn, không chỉ riêng cái đau do giải phẫu, mà nỗi dằn vặt về niềm hy vọng sẽ "đi" được đang tràn ngập trong lòng, đang xâm chiếm tâm tư anh. Nhưng lại lo lắng hồi hộp, anh rất sợ niềm hy vọng ấy phải đón nhận một sự thật phũ phàng ! Sợ sự thật lại làm cho anh thất vọng ! Bởi có những đồng chí thương binh kể lại sự vất vả, chán nản trong thời gian tập đi, tập giữ thăng bằng, đồng chí ấy đã phải ném đi nhặt lại chiếc chân giả đó nhiều lần trong những tháng tập luyện.

        Thương còn lo ngại vì khúc chân trái của anh lại cụt sát háng. Thương không thể hình dung nổi sẽ ích lợi gì không khi móc trọn cái chân giả vào đấy. Thương cũng không dám hỏi bác sỹ nữa, anh sợ khi biết hết sự thật thì giấc mơ "đi" sẽ phũ phàng tan biến.

        Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên trong đời Thương thấy cảm giác bi quan. Dù trong hoàn cảnh nào, trước nay anh cũng là người biết tìm ra cách sống, lạc quan, thích nghi với hoàn cảnh.

        Nhưng không, Thương vẫn còn niềm tin. Anh tin vào nghị lực của chính mình. Thương tin vào các bác sỹ của ta đang hết lòng cho anh.

        Với tâm sự đó, Thương đã viết thư cho vợ, anh nói rõ những ý nghĩ của mình. Lần đầu tiên, anh nhắc đến hai chữ "tàn tật" kể từ ngày anh được sống tự do bên vợ con, bên mẹ ở nhà đón tiếp Lộc Ninh.

        Hai Em đã viết thư trách anh không ít, cuối thư chị viết: "Vợ chồng chúng mình còn cả cuộc sống phía trước, con trai chúng ta còn cả tương lai tươi đẹp. Anh còn sống, đó là điều may mắn và quan trọng nhất, những điều khác phải phụ thuộc vào chính bản thân ta, ta phải làm chủ cuộc sống, kể cả hạnh phúc gia đình..." Thương biết ơn Hai Em đã thấu hiểu tâm tư mình, Thương hiểu biết tình cảm của vợ mình, nhưng vào lúc được sống trong hòa bình, tự do này, không hiểu sao trong tư tưởng lại nẩy sinh nỗi băn khoăn ấy. Anh chỉ muốn nói ra cho hết mà thôi !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:52:45 am »


5. Về trại điều dưỡng thương binh Hà Bắc

        Chưa bao giờ anh sống cho vợ nhiều thời gian và được viết như lúc này, dù chỉ bằng nội tâm và lời tâm sự với Hai Em qua thơ. Trước nay toàn những đối phó, tính toán với những công việc, những ngày tháng căng thẳng đối mặt với kẻ thù. Nay chẳng có gì làm ngoài cái sống cho mình, thời gian nhiều quá ! Viết xong, anh còn cái thích thú nữa là đọc đi đọc lại gần như thuộc làu bức thư :

        "Em ạ ! Anh đã xuất viện Trung ương được hai hôm rồi, hiện đang ở Trại An dưỡng Hà Bắc. Em có biết rằng, anh đang ở giữa quê hương Quan họ "một làn gió ý y cũng mang điệu dân ca" không ! Ở đây ai cũng quý mến tận tình với anh em thương binh. Anh được chữa trị chu đáo tốt đẹp cả, hiện sức khỏe của anh đã bình phục trở lại rồi. Trại An dưỡng nằm ngay dưới chân đồi miền trung du. Dẫy đồi chập trùng như lượn sóng. Không phải đồi hoang mà toàn đồi nhãn và hồng đang đơm bông kết trái. Phía Nam Trại là một cánh đồng lúa mênh mông. Màu xanh bạt ngàn ở đây không bị bom đạn cày xới loang lổ như ở quê ta. Nghe được tin, địch có thể có âm mưu phá hiệp định, lòng anh như lửa đốt đêm ngày. Hôm được tin ra viện, anh vội vàng xin cấp trên cho trả về B. Dù chỉ còn hai bàn tay, anh quyết còn hơi thở là còn chiến đấu; nhưng các bác sỹ cứ động viên, nói là cần an dưỡng một thời gian để theo dõi lại và cần phải có cặp chân rồi mới cho về. Vậy là anh sẽ còn ở lại một thời gian khá lâu nữa. Anh thấy khỏe lắm. Sọ não không còn đau nhức lúc trời chuyển biến, xương cánh tay đã được chắp lại, cử động bình thường, không còn đau khi "đi" bằng tay như ngày còn ở trong tù. Xương đùi đã được cắt lại. Em nghĩ coi, mất hai chân là mất gần nửa thân thể, phần máu huyết và hệ thần kinh. Máu quan hệ vào tim, thần kinh gắn liền với óc. Cử động của xương sống gắn liền với ngũ giác. Trước đây, bọn địch chỉ cần anh còn cái lưỡi để khai thác, chúng đâu cần mai sau anh sống chết tàn phế như thế nào! Bây giờ, ra đây, các bác sỹ ta đã lo ổn định lại mọi bề cho anh. Chỉ riêng phục hồi sức khỏe, nửa thân thể còn lại của anh đã lên được 14 ký. Giá mà còn cả hai chân, chắc anh phải lên được 28 ký !

        Rời bệnh viện về đây anh sống thoải mái gần với thiên nhiên hơn, không khí mùa xuân dễ chịu. Hoa đào nở khắp nơi. Em chưa biết hoa đào ở miền Bắc nhỉ, anh sẽ ép bông hoa đào vào tập, sau này mang về cho em coi !

        Lán anh ở, làm chủ yếu bằng tre nhưng rất đẹp, kín đáo ấm cúng và có đủ "tiện nghi" đi lại sinh hoạt cho người cụt cả hai chân. Mới về mấy ngày mà cả phòng ba người đã thân thiết như người nhà. Hai người kia là Chánh và Sương, mới 22 - 23 tuổi, hai chiến sỹ này cùng ở Bình Dương ra, và có một cô y tá tên Tuyết, 19 tuổi. Họ cứ kêu anh là chú, nghe thấy mình già rồi phải không em ! Mới 36 tuổi mà bị kêu chú, đành chấp nhận không đính chính. Chánh, Sương cũng tình trạng như anh, mất cả hai chân, nhưng các cậu ấy còn lại cặp đùi. Đây là ba thương binh nặng nhất của Trại Điều dưỡng này.

        Ở đây có đủ các bác sỹ, y sỹ, y tá. Coi như mỗi thương binh nặng có một y tá phục vụ. Chừng đó đủ nói lên sự quan tâm của nhà nước như thế nào với những thương binh từ tiền tuyến trở về.

        Hôm anh về đây, xe đi qua chỗ bà con nông dân hợp tác xã đang làm rất đông, bà con cô bác chạy ùa ra đón, thấy anh, họ cõng xuống, đưa ngay vào câu lạc bộ, lấy bánh trà ra tổ chức liên hoan và hỏi han đủ thứ chuyện. Bà con truyền cho nhau biết có người thương binh số 38 nặng nhất, hôm nay về trại, số 38 đó là anh đây ! Đồng bào ở đây quý mến các anh em thương binh từ tiền tuyến trở về như ruột thịt, biết tên và bệnh trạng từng người. Có chút gì ngon lành nhất, quý nhất đều để phần cho các anh thương binh. Vùng này cây trái nhiều, có cả mật ong nhãn rất thơm ngon và bổ, bà con cho thương binh để bồi dưỡng.

        Có mẹ ở trong làng, hay lên thăm anh em thương binh, cứ lần nào mẹ trông thấy anh, mẹ lại khóc, có củ khoai cũng mang ra cho anh. Mẹ nói : Ăn củ khoai ngon là mẹ lại chừa ra vì thương vì nhớ đến anh. Thanh thiếu niên tổ chức các đêm liên hoan văn nghệ phục vụ trại thương binh. Cuộc sống tinh thần của bà con ở ngoài này vui lắm, tình nghĩa lắm. Trong khó khăn gian khổ và cũng đầy những mất mát hy sinh, ai ai cũng đồng lòng hợp sức, quyết tâm dốc tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho hòa bình thông nhất đất nước.

        Anh sắp có một đôi chân, mấy hôm nữa thôi, anh sắp có một đôi chân. Có thể sẽ rất vất vả trong việc luyện tập, nhưng không sao, chỉ cần bác sỹ bảo luyện tập thì sẽ đi được, là anh sẽ đi được. Anh có đủ lý trí và nghị lực làm được những gì anh có thể. Anh không bao giờ chịu đầu hàng đâu ! Em yên tâm, anh sẽ trở về miền Nam, với gia đình ta bằng đôi chân bước đi cho con mình xem.

        Trước sự chăm sóc của mọi người, niềm tin trong lòng anh như bừng thêm sức mạnh. Anh đã được sống giữa tình thương yêu, giữa lòng, người dân miền Bắc, nơi đã vượt qua mọi thử thách, đã chiến thắng giặc Mỹ ngay trên bầu trời Tổ quốc. Bác Hồ đã kêu gọi : Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố khác có thể bị tàn phá, nhưng đến ngày hòa bình, ta sẽ xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. B52 của Mỹ đã chịu thất bại trên bầu trời Hà Nội, Mỹ đã phải rút khỏi Việt Nam, thì không còn bao lâu nữa đâu, đất nước ta sẽ thống nhất, hòa bình sắp đến rồi ! Anh phải thực hiện bằng được ý nguyện, phải đi trên hai chân của mình trở về miền Nam...!"

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:54:07 am »


6. Một ngày dã ngoại

        Chị Mai bước vào phòng nói to :

        - Hôm nay chủ nhật, các đồng chí chuẩn bị lấy xe lăn đi thăm quan vườn nhãn nhé !

        Anh em reo lên hưởng ứng. Tuyết vội vàng đi chuẩn bị nước uống, thuốc men và một số thứ cần thiết, cô hộ lý vui tính này thích nhất là được chăm sóc thương binh, trên những chuyến di chuyển. Cô nói thản nhiên :

        - Ở nhà thì việc chăm lo các anh các chú là quá thường lệ rồi, nhưng có thay đổi tinh huống và diễn biến phức tạp thì mới thấy vận động hết công suất của em. Thanh niên mười bẩy bẻ gẫy sừng trâu như em, càng làm nhiều việc, người càng khỏe, càng thấy vui !

        Những con người hết lòng vì nhiệm vụ, hăng hái vì công việc được giao như Tuyết, hình như cả một thế hệ thanh niên đoàn viên ở khu điều dưỡng thương binh này như thế. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã giáo dục đào tạo ra những con người như thế; cũng như cuộc cách mạng ờ miền Nam đã sản sinh ra những con người chiến đấu dũng cảm, quyết tử cho tổ quốc quyết sinh như Nguyễn Văn Thương. Chỉ có những con cháu của Bác Hồ được sinh ra trong thời đại này mới được như vậy, thật đáng tự hào thay!

        Chánh giới thiệu thêm với Thương :

        -  Chị Mai làm quản lý ở trại này, chị rất tốt, rất dịu dàng và vui tính, hết lòng với anh em thương binh. Năm trước được tin chị bị rút về công tác ở Hà Nội, anh em khóc, đòi bằng được đồng chí Sơn, đại uý chủ nhiệm trại, giữ chị lại. Thế là "Nàng tiên hiền dịu" vẫn còn ở đây, vẫn là ngọn lửa sưởi ầm tâm hồn những người xa xứ như chúng em.

        Tiết trời hơi lạnh, nắng ấm trải dài trên mặt cỏ non, hạt sương sớm còn vương trên cành lá, Trời xanh với những đám mây trắng hồng bồng bềnh, phong cảnh đẹp rực rỡ huy hoàng của bức tranh thiên nhiên miền sơn cước "Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt" khiến cho lòng ai cũng háo hức như những bông hoa khoe sắc, như ngọn cỏ non trong ánh bình minh, như tiếng chim hót ca trong buổi sớm mai yên tĩnh. Đất nước ta giầu đẹp quá, giá như không có chiến tranh, chúng ta chỉ việc cùng với thiên nhiên tươi đẹp này chung sống, sẽ còn hạnh phúc biết bao !

        Văng vẳng đâu đây tiếng loa phát thanh vang vọng bài ca, sao lời của bài hát lại hay, lại hợp với khung cảnh và lòng người như thế: "Núi sống ơi ! Nắng lên tươi đẹp bốn mùa. Màu lá xanh tươi, ngàn hoa hé môi mỉm cười. Nước non ta tuổi xuân đã nở khắp trời. Tổ quốc thân yêu, non nước chung ngàn lời ca...!"

        Tới ngã ba, sau một đoạn dài đường bằng phẳng, ai cũng muốn tự điều khiển xe của mình đến con đường nhỏ vươn lên dốc một quả đồi thoai thoải trồng toàn cau, mặt đường cát mịn. Thương cũng mạnh tay cho xe lên dốc cùng Chánh. Phía sau, Tuyết la oái oái :

        - Anh Chánh ơi ! Đừng để chú Hai lên dốc, mất sức lắm, đợi em đẩy lên cho !

        - Để chú tập cho hai tay mạnh lên chứ cô Tuyết, chú không mệt đâu !

        Nói vậy rồi vẫn thấy Tuyết đi tới sát xe lăn của chú Thương sẵn sàng hỗ trợ.

        Chánh hạ thấp giọng nói chuyện với riêng Thương :

        - Những buổi đi chơi trước, em thường lên đồi cau này ngồi. Từ nhỏ, em vẫn thích leo trèo cao. Cái đêm mà xẩy ra trận đánh ác liệt ấy (Mậu Thân 1968 ) em bị pháo gẫy cả hai chân. Theo dự tính, em sẽ chạy thật nhanh lên nóc nhà toà Thị chính tỉnh Bình Long cắm cờ. Nhưng mới chạy được gần tới nơi thì bị thương rồi. Em cố ôm cờ bò lên, mới được mấy mét nữa thì kiệt sức ngất đi !

        Chánh ngừng lại, Thương nghe rõ tiếng thở dài. Hai người cùng lăn mạnh bánh cho xe lên dốc. Ánh mặt trời rực rỡ, hàng cau vươn cao thẳng tắp đều chằn chặn in trên nền trời xanh thẳm, lá cau vẫy vẫy, hoa cau rắc rắc phủ đầy lối đi, phấn hương thơm ngào ngạt như đón chào những người con từ miền Nam xa xôi đang đến đây thưởng thức cảnh thiên nhiên tươi đẹp giữa miền đồi Trung du của Tổ quốc.

        Trên đồi cau, mọi người tản mạn thưởng thức cảnh vật và thả tâm hồn vào những nỗi suy tư. Chánh tâm sự:

        - Anh Thương ạ, quê em ở Bình Dương, cũng có những vườn cau như thế này, nhưng nhiều cây trái lắm. Có những thứ ở đây không có như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm... Ba em đã hy sinh sau khi tập kết về được 4 năm. Ở nhà em còn hai em với má. Em bị thương lần này má em không biết, cả Loan nữa, Loan không thể ngờ ...!

        - Loan là người yêu của em, chúng em yêu nhau đã hai năm, ba em và ba Loan là bạn. Hai ông là bộ đội từ thời chín năm. Ba em hy sinh ở trận Chu Lai, còn ba Loan nghe đâu ở Công Trường 9. Khi em ra chiến khu thì Loan cũng đi theo. Hai đứa cùng vào bộ đội một ngày. Em vào đơn vị Đặc công, Loan vào thông tin, về đơn vị của ba Loan phục vụ ở đó.

        Chánh ngừng lại giây lát rồi đột ngột hỏi :

        - Anh Thương này, em hỏi thật, anh đừng giấu em nghe ! Khi bị địch cưa chân rồi, anh có nghĩ chị Hai sẽ đau khổ như thế nào khi biết anh thành người tàn tật không?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:55:19 am »


        Thương thông cảm và hiểu tâm trạng của Chánh, dù người thương binh trẻ này có cố giấu đi những gì muốn bộc lộ tâm sự nhất nhưng vẫn không sao giấu nổi vì nó là tất cả suy tư trăn trở dằn vặt tư tưởng nhiều nhất. Đôi khi họ không buồn lo vì mất hai chân mà lo vì người thân, người vợ, người yêu mình đau khổ và nghĩ gì! Thương thấu hiểu và anh biết xắp xếp ý tứ, tâm lý để trả lời, để giải thích cho người đồng chí trẻ của mình yên tâm, để truyền sang cho Chánh niềm lạc quan tin tưởng vào mình và tình cảm của những người thân yêu dành cho mình, để cho cậu ta xua đi được màn u ám quanh quất bao trùm niềm tin bấy lâu nay.

        - Chánh này, mình không hề lần nào có suy nghĩ như Chánh, ngược lại, mình cho rằng vợ mình sẽ tự hào biết bao khi được biết mình đã chịu đựng giỏi như thế nào, kiên cường như thế nào khi thà để mất hai chân mà giữ được bí mật cho tổ chức, giữ vững khí tiết trước kẻ thù. Sau này gặp lại nhau, tâm sự với Hai Em, mình thấy Hai Em vợ mình nghĩ đúng như mình đã nghĩ ! về Loan của cậu : mình tin rằng, Loan sẽ sung sướng tự hào biết bao khi người yêu mình bị thương lúc tiến công lên cắm cờ giải phóng ở dinh tỉnh trưởng.

        Thấy Chánh im lặng suy tư, Thương hỏi:

        - Đổi lại đi, nếu Chánh ở trường hợp của Loan thì Chánh sẽ nghĩ như thế nào?

        Phút nói chuyện tâm sự thật ngắn ngủi mà sao như một luồng hơi ấm xua đi màn sương giá lạnh bấy lâu nay. Chánh thấy màu xanh thiên nhiên sáng nay sao tươi sáng hẳn lên. Chánh thấy tinh thần khỏe hẳn ra, anh lại tiếp tục mơ thấy những giấc mơ đẹp bên người yêu.

        Thương nói thêm trong ánh mắt tự hào :

        - Này, nói về lòng chung thủy, trung hậu đảm đang của người phụ nữ Việt Nam ta thì hơn hẳn phụ nữ trên thế giới ở điểm đó. Và còn hơn hẳn cánh nam chúng ta nữa đấy!

        Tiếng cô Tuyết lảnh lảnh vừa hát vừa chuẩn bị nước uống với mùi sắn nướng thơm phức : "Quê em miền Trung du, đồng xanh lúa xanh rờn, giặc càn lên đốt phá, anh về quê cũ, đi diệt thù giữ quê, lòng dân đón anh về!"

        Ba tháng sau đó, Chánh đã nhận được thư của Loan với lời hờn giận trách cứ yêu thương. Trách anh không cho hay tin, trách anh sao ích kỉ, coi thường mọi người vì nỗi lo lắng không đâu : "Em yêu anh bằng mối chân tình chung thủy, tự hào vì người yêu mình là một thanh niên biết hy sinh cho nước cho dân, yêu vì anh đã đóng góp xương máu cho cách mạng... em yêu anh gấp trăm ngàn lần lúc anh còn nguyên vẹn đôi chân... Em mong ngày được đón anh về..."

        Cậu đọc bức thư đó hàng trăm lần trong niềm sung sướng. Thương chỉ cười vui : - Có đúng như lời anh Hai nói không em !

        Còn cô y tá Tuyết cũng đã mấy lần thổn thức với Thương:

        - Chú Hai ơi ! Ngay từ những ngày đầu, anh Sương và anh Chánh về trại, cháu vừa kính trọng vừa thương. Mỗi lần nhớ lại những lời kể của anh Sương : mồ côi cha mẹ, đi ở đợ, lớn lên đi làm mướn rồi vào bộ đội. Chiến đấu dũng cảm. Anh bị thương ở Bến Cát Lai Khê Bình Dương, mất cả hai chân. Rồi anh mặc cảm, tự nhận mình là tàn tật vô dụng, chán nản buồn phiền. Hai ba tháng đầu cháu tìm mọi cách động viên an ủi, khuyến khích. Mãi sau anh ấy cũng chỉ nguôi đi phần nào. Ngày chú Hai về, anh ấy khá lên nhiều, thay đổi cách nghĩ. Anh vui và lạc quan hơn. Tình cảm của anh với cháu đã khá hơn, nhưng vẫn còn e ngại mặc cảm lắm. Chú Hai khuyên nhủ anh Sương giùm cháu, cháu thương yêu anh Sương thực lòng mà ! Cháu đã báo cáo với tổ chức, tổ chức hoan nghênh tán thành quyết định của cháu rồi !

        - Thế rồi ngày tháng trôi đi, chúng cháu yêu nhau ...!

        - Chú Hai biết tấm lòng của con! Thằng Sương nó cũng cảm động và yêu con lắm đấy, nó nhút nhát nên còn mặc cảm, con cứ gần gũi động viên, con cứ thể hiện tình cảm chân thật của mình ra, chú Hai tin rằng, hai đứa sẽ sống bên nhau hạnh phúc !

        Lúa đông xuân rồi vụ hè thu, công sức của con người và màu mỡ của đất đã đơm bông kết trái. Lúa gạo hoa màu tiếp bước cho những đoàn quân vào Nam chiến đấu, cơm ngon canh ngọt của bàn tay người nuôi dưỡng chăm chút cho thương binh ngày càng khỏe mạnh. Hạt gạo cắn làm tư nuôi quân khắp các chiến trường Bắc, Trung, Nam, Lào, củ khoai củ mỳ vẫn ngon vẫn khỏe. Tiếng hát tiếng cười của các cô thanh nữ, của các em thiếu niên vẫn hồn nhiên trong sáng.

        Thương được sống giữa lòng nhân dân miền Bắc, giữa lòng những người dân Hà Bắc và ngay ở nơi đây, vùng Trại an dưỡng này, thấu hiểu hoàn cảnh và yêu thương quý trọng thương binh hơn cả là lòng dân nơi đây. Có nhiều mẹ, sẵn sàng chấp nhận cho con gái mình lấy thương binh làm chồng. Rất nhiều cô gái xuân trẻ xinh đẹp vùng Kinh Bắc, nặng lòng yêu thương những người con đã hiến máu xương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dù họ có cụt chân, cụt tay, mù mắt, điếc tai... dù thương tật có nặng đến đâu, nhưng được chia sẻ phần thiệt thòi mất mát ấy với các anh thương binh là họ đã thấy sung sướng và tự hào. Họ đã dâng hiến cuộc đời mình, chung sống với người thương binh mà họ yêu thương quý trọng. Những hành động ấy cũng là đóng góp, cũng là hy sinh cho cách mạng. Nhân dân miền Bắc ai cũng như ai, thắt lưng buộc bụng, chịu đói chịu rách, hết lòng cho cuộc kháng chiến cứu nước, dành độc lập tự do cho dân tộc. Những hy sinh mất mát của chúng ta thật không uổng, thật xứng đáng ngang tầm với thời đại anh hùng mà chúng ta đang sống.

        Được sống một năm trong lòng miền Bắc, trong tình thương yêu bao la của nhân dân, Thương thấy tự hào vì mình đã sống xứng đáng với tình cảm mọi người dành cho mình. Quãng đời còn lại phải làm gì đây để giúp ích cho đời, Thương tâm niệm lời dạy của Bác Hồ (khi còn sống Bác về thăm trại thương binh Hà Bắc, Bác đã nói) - "Các cháu tàn nhưng không phế !"
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 05:56:34 am »


7. Những ngày tháng luyện tập

        Cái chân cụt tới háng thật là bướng bỉnh, nó không chịu điều khiển cái chân giả mới khổ sở làm sao. Những dây chằng dây cột nhũng nhẵng, mỗi bước "chân" phải tập hàng trăm lần, phải cả tháng trời lặp lại một bước mà vẫn chưa quen. Thật là gian nan vất vả còn hơn cả xung phong vào trận tiêu diệt kẻ thù. Khi bọn địch cưa chân anh, chắc chúng chỉ mất vài phút thoải mái, thế mà bây giờ, chỉ một bước đi thôi, Thương phải tập cả tháng trời vẫn chưa xong. Nhưng chí hướng và nghị lực quyết tâm đã thôi thúc động viên anh.

        Thương cắn chặt hai hàm răng chịu cái đau như kim châm khi thả hai tay hai nách khỏi nạng cho chiếc đùi ngắn ngủn sát háng chịu sức nặng của thân thể chống lên hai khúc nhựa là hai chân giả của anh. Nước mắt Thương đột nhiên trào ra, không phải những giọt nước mắt yếu đuôi, chán nản hay từ cái đau, từ nỗi tủi hờn mất mát, mà là những giọt nước mắt của niềm hy vọng chứa chan...!

        Mỗi lần lắp chân vào tập chịu và tập bước, một lần vã mồ hôi, thở hổn hển, thân người không thể đứng cân bằng được, cứ nghiêng nghiêng ngửa ngửa, xộc xệch xiêu vẹo, ngã dúi ngã dó, mặc dù đã có hai tay hỗ trự đắc lực. Một lần tháo chân ra là một lần chỗ đùi cụt phải bôi thuốc vì trầy, vì rịn máu, vì sưng, vì đau nhức.

        Đôi lần, nỗi chán nản lấn tới, Thương ngồi thần mặt ra ! Thất vọng ư ? Thương tự hỏi và cảm thấy se thắt trong tim ! Nhưng cứ mỗi lần ngồi ngắm nghía cái chân giả, Thương lại một lần cảm phục. Sao người ta lại có thể nghiên cứu hay đến thế! Chỗ đùi cụt của anh, đầu xương là một làn da. Nếu tì sức nặng của người vào đầu xương ấy thì còn gì mà da không toét, vậy mà cái chân giả lắp gép làm sao chịu được trong lượng cơ thể lên đầu xương, khớp lại trong lồi lõm lõm lồi ngoằn ngoèo... hay thật !

        Cái chỗ cắt của chân trái sát tới mông, nhô ra mấy phân xương đùi, chân giả phải tì cả vào mông, nó phải chằng bao dây rợ để vừa có nhiệm vụ mang chân giả vừa có nhiên vụ nâng cơ thể, vừa phải bước đi. Đồng chí chỉnh hình căn dặn hướng dẫn tận tình, từ cách đặt trọng lượng thân thể, thế người lên chân nào trước, lên chân nào sau. Cả tập thể y bác sỹ quan tâm chú ý đến việc tập đi của Thương. Càng cảm động trước sự quan tâm chăm sóc của mọi người, Thương càng hết sức cố gắng.

        Tối hôm đó lên giường ngủ, Thương đã lần mò tự tra cặp chân giả vào người, rồi đắp mền nằm im lặng.

        Anh nghe cấn ở lưng và tức ở hông, khó chịu toàn thân nhưng vẫn im lặng chịu đựng cho quen.

        Nằm im như thế rất lâu, Thương không sao ngủ được. Trong bóng đêm, Thương nhìn thấy mắt mẹ đang nhìn anh:

        - Mẹ ơi ! Con sẽ cố gắng để lại đi được, con sẽ lại tập bước đi như ngày xưa con bé tý, bây giờ, mẹ lại chăm cho con như ngày con mới chập chững bước đi đầu tiên nghe mẹ!

        Anh nhìn thấy ánh mắt Hai Em chứa đựng niềm tin, nhìn thấy ánh mắt ngây thơ trong sáng của con trai ! Trong miên man, anh nhớ tới đồng đội, tới bà con Củ Chi, Bến Cát... tất cả đã gắn liền với cuộc đời anh ! Thương lại thấy thiết tha hơn với cuộc sống. Lời của đồng chí bác sỹ già lại văng vẳng bên tai : "cần phải có đôi chân vạn dặm để trở về Nam tiếp tục chiến đấu".

        Thương thấy nao nao, anh hăm hở. Anh lén ngồi dậy. Chánh và Sương đang ngáy đều đều. Thương lần ra khỏi mùng, tựa vào thành giường, đu người lên xà đôi ngay cạnh giường, tựa hai nách vào thân xà, sửa thế cho thân hình cân đối. Sau một số động tác khá vất vả, anh nghỉ, thở lấy hơi. Nhớ lời của đồng chí chỉnh hình, Thương gồng người lên rồi thả từ từ trọng lượng thân thể lên phần tiếp nối chân giả. Cảm giác đau cũng từ từ, không đột ngột như lần đầu. Tuy nhiên, chỗ vết đau nứt lại đau hơn, mồ hôi toát ra trên mặt, mặc dù trời đã lạnh. Thương hơi nghiêng về bên trái cho mông chịu đỡ sức nặng một phần. Một thoáng đứng trôi qua, mây giây không biết, anh thấy choáng váng, chóng mặt bất ngờ vì mệt, vì đau, vì hồi hộp. Hình như mình đã đứng trên hai chân rồi !

        Thương gục xuống thanh tre nghỉ mệt. Đầu mẩu đùi trái còn mấy phân xương, đau buốt tới tận tim gan, cái đau rần rật không dứt.

        Không được nản nghe Thương ! Anh nghe hình như có tiếng anh Ba Trần thủ trưởng văng vẳng đâu đây !

        Hầu như rất nhiều đêm như thế, các cô y tá hộ lý có lẽ vẫn không hề biết, anh cứ lén tập một mình như thế, như thế. Và niềm hy vọng trong anh cũng nhen lên từng ngày, từng ngày như thế !

        Thương quyết tâm rất cao độ, ngày đêm tập luyện, đánh vật với hai chân giả, với đôi nạng, với những dây chằng, với mồ hôi và nghị lực. Đặc biệt ở con người anh, chưa từng biết đến chữ "nản", không có lúc nào phải nổi khùng nổi điên và cũng không phải "lẳng cái chân gỗ bướng bỉnh của nợ đi" như một số anh em thương binh vì những lần không thể cố gắng chịu đựng được nữa.

        Có lần, liều bước cố, Thương ngã lăn kềnh ra, người một nơi chân một nẻo ba khúc văng ba nơi, ai cũng tưởng Thương sẽ kêu vì ngã quá đau, nhưng lại thấy Thương cười to :

        - Trời ơi ! Tưởng cột chống trời sập chớ !

        Mọi người cùng cười theo, thay vì xót xa thương cảm. Cô Tuyết, người hộ lý vui tính, hồn nhiên, chạy vội ra nâng anh dậy, miệng nói :

        - Cứ thế này, chú Hai sẽ là người đi được nhanh nhất cho mà xem ! Chú ngã, cháu sợ quá, thế mà chú còn cười được. Ý chí nghị lực của chú thật không ai sánh nổi.

        Nhìn Thương tập đi, mồ hôi nhễ nhại ướt đầm cả áo mà vẫn cố tập, mọi người ái ngại, có người xúc cảm đến rơi nước mắt.

        Thương không muốn phiền nhiều tới người hộ lý, anh thường từ chối những việc mà hộ lý phục vụ, khi bản thân mình còn cố làm lấy được. Đặc biệt Thương có những sáng kiến không thể ngờ, cách đi lại bằng hai tay nhanh và quen từ lâu, nên bây giờ hai tay trợ giúp đắc lực cho đôi chân rất hữu hiệu. Từ cái nương người, cái tỳ tay, nhấc thân, đặt thân, đẩy chân, kết hợp rất khéo léo hợp lý. Anh là người phá kỷ lục luyện tập, lén tập một mình, tranh thủ tập cả những giờ nghỉ. Ngã lên ngã xuống bầm giập trầy trụa không nản. Anh thường động viên anh em :

        - Bác Hồ đã dạy :

        "Không có việc gì khó
        Chỉ sợ lòng không bền
        Đào núi và lấp biển
        Quyết chí ắt làm nên !"


        Đào núi lấp biển còn làm được, thì tập đi có gì không được ! Phải không anh em ?

        Luyện tập lúc này nhiều khi không phụ thuộc vào sức khỏe nữa, mà luyện tập bằng ý chí, bằng nghị lực là chính !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 09:49:50 am »


8. Bước đi đầu tiên

        Ngay hôm được lĩnh đôi chân về lắp thử, Thương đã viết thư tả tỷ mỉ cặp chân giả của anh cho Hai Em nghe. Thật không thể ngờ được khoa học và ngành y lại có thể làm được những điều khéo léo và kỳ diệu như thế! Anh cảm xúc đến rơi nước mắt khi cùng cặp nạng và hai chân giả này rồi sẽ giúp cho mình bước đi !

        Sau bữa ăn sáng. Hai đồng chí chỉnh hình tới. Trọn ngày hôm đó, tất cả đều hân hoan khi đồng chí thương binh dũng cảm nhất của toàn trại là Nguyễn Văn Thương đã đứng được 10 lần, thời gian chịu đứng hơn cả phút. Bác sỹ Sơn, bác sỹ Mai cùng tổ cấp dưỡng tối đó đã nấu chè liên hoan ăn mừng cả ba đồng chí thương binh nặng nhất trại đã đứng lên đi. Bác sỹ chủ nhiệm khoa nghe chuyện Thương lén dậy tập cả ban đêm một mình, anh không kìm được nước mắt, xúc động nắm chặt tay Thương mà nói :

        -  Từ ngày anh về trại, ngọn lửa lạc quan sưởi ấm lòng mọi người ở đây. Tình trạng thương tật anh như thế mà anh vẫn không chịu lùi bước. Với anh, chúng tôi không cần phải động viên khích lệ, anh còn truyền sang cho chúng tôi, cho anh em bệnh binh ở trại một niềm tin, niềm lạc quan vô tận, anh thật là một tấm gương sáng cho tất cả chúng tôi noi theo ! Không nói đâu xa, ngay trong phòng này, tình trạng thương tật của đồng chí Chánh và đồng chí Sương cũng đang bi quan chán nản băn khoăn cho quãng đời còn lại, nhưng từ ngày có anh Thương về cùng sống chung, cả hai bây giờ lại là người yêu đời hơn ai hết. Chúng tôi xin cám ơn anh! Cám ơn anh !

        Thương cười tươi :

        - Tôi phải cám ơn các đồng chí chứ, cám ơn các đồng chí đã chắp cánh cho tôi lại được bay lên cao như hôm nay !

        Noi gương anh Thương, Sương và Chánh ngày đêm chăm chỉ luyện tập. Bước đi của họ cũng đầy những gian nan, nhưng còn dễ hơn Thương một chút, vì còn đùi. Họ đang tập đi cùng anh.

        Miếng da cọ sát tiếp xúc với khúc nối trên hai chân Thương dần dần dầy lên, cứng lại, chai rắn, vì thế đỡ đau hơn. Thời gian đứng lâu hơn, nghị lực trong Thương cũng mãnh liệt hơn, niềm vui tràn ngập tâm hồn. Từ ngày bị cưa hết hai chân đến giờ, chưa có lần nào Thương vui vẻ tràn đầy hy vọng ước mơ khao khát được bước đi như lúc này.

        Một mùa đông giá buốt, mùa đông năm 1974-1975 mùa đông lạnh chưa từng thấy trong lịch sử. Thương được chứng kiến lần đầu tiên trong đời, trong cảm giác khám phá, là lạ. Ở miền Nam chỉ có hai mùa mưa nắng, có thể ở trần quanh năm, đêm nằm khỏi mền cũng được, thấy rét bao giờ đâu. Dân miền Nam không dùng tới từ "rét", chỉ dùng từ "lạnh" mà thôi ! Những trận rét đầu, anh coi thường :

        - Có gì mà tụi bay hù tao, nhằm nhò gì ba cái lạnh này !

        Thương thường nói lối với Chánh, Sương, khi thấy trời lạnh vầy có gì đáng sợ.

        - Để rồi anh Hai coi ! Em chứng kiến rồi, lạnh thấu tim nghe !

        Những trận gió mùa Đông Bắc liên tục đợt này, đợt khác đổ về giữa mùa đông, thật đúng lạnh thấu xương, cóng tay, cứng hàm. Trại ở ngay địa đầu nơi đón gió : "Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế / Gió qua rừng Đèo Khế gió sang !" Úi cha cha là lạnh.

        Các bác sỹ nói : Hàng mấy chục năm nay mới có trận rét xuống tới 7 độ C như thế này ! Chắc trời biết anh Thương là người có sức chịu đựng phi thường nên rét đậm để thử sức anh đây !

        Thương ngậm ngùi :

        - Cánh ta chịu lạnh nhưng còn được ăn no, còn có đủ áo ấm, có mền ấm đắp, còn được sưởi lửa ! Chỉ thương cho các mẹ, các chị trời lạnh như vầy mà phải lội xuống ruộng, còn đi cấy đi cày ngoài cánh đồng... Tôi thấy hình như các chị chỉ mặc áo mỏng, không có áo lạnh! Các em nhỏ đi học thiếu áo ấm, thậm chí đôi dép nhựa cũng không có, chúng đi đất dẫm sương lạnh cóng tấy đỏ chân buổi sớm ! Dân ta còn thiếu thốn nhiều quá!

        Bác sỹ Mai nói như tâm sự :

        - Anh Thương ạ! Chị em phụ nữ miền Bắc thay trai, đảm đương hết tất cả các công việc nặng như cày bừa cấy hái, khó khăn gian khổ nào cũng vượt qua hết, tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Chị em còn luyện tay súng, trực chiến, bao năm nay vừa sản xuất vừa chiến đấu bắn trả máy bay Mỹ vào vùng trời miền Bắc bắn phá ! Ở trong ấy, chị em phụ nữ miền Nam ta chắc còn gian khổ hơn thế anh nhỉ !

        -  Chiến tranh mà, nhân dân ta ở đâu cũng vậy, chịu dựng gian khổ đã thành quen rồi !

        Thương vui như chưa bao giờ vui như lúc này. Những tưởng sẽ không bao giờ có thể đi được nữa, tưởng rằng suốt đời này anh chỉ còn bò, chỉ có đôi ghế con, chỉ di chuyển bằng hai tay, tưởng rằng mình đã thấp hơn mọi người hẳn một chiều cao đôi giò, mắt chỉ còn nhìn từ dưới lên ...! Vậy mà bây giờ ! Anh đã bước đi những bước đầu tiên ! Anh lại đi !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM