Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:08:20 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người bị CIA cưa chân 6 lần  (Đọc 11942 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 04:35:08 pm »

       
        - Tên sách : Người bị CIA cưa chân 6 lần

        - Tác giả : Mã Thiện Đồng

        - Nhà xuất bản Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

        - Năm xuất bản : 2006

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 04:43:12 pm »

       

13/8/2018
Vĩnh biệt
Thiếu tá tình báo
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
NGUYỄN VĂN THƯƠNG
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 05:00:21 pm »

       
        Giữa Sài Gòn mùa mưa, giữa những ngày tháng Tám khắp nơi đang náo nức đón mừng ngày vui lớn, tôi đến nhà gặp anh tại khu dân cư Bình Lợi. Nguyễn Văn Thương đây! Anh ngồi trên chiếc ghế đã được sáng chế cho phù hợp với những phần thân thể còn lại của anh, hoà cùng bộ đồ màu sáng, nói chuyện.

        Khi ra về, đứng dậy chào anh, lúc tôi bước tới cửa, bất chợt nhìn xuống, ngay cạnh chân mình, anh đang bò bằng hai tay ra tiễn ! Tôi đã òa khóc khi nhìn thấy anh "đi" như thế! Thật may mắn cho tôi được gặp anh, được viết về anh với cả tấm lòng cảm kích, trân trọng và kính yêu !

        Tôi viết truyện này theo đúng lời anh kể. Chuyện về anh thật dài và rộng, nhưng cuốn sách này chỉ kể lại từ năm 1969 khi Nguyễn Văn Thương bị bắt. Người đã hàng chục năm có mặt ở cả bốn Cụm tình báo, nắm hầu hết các tổ chức mạng lưới ở Phòng tình báo phía Nam của ta. Những tài liệu anh vận chuyển từ Sài Gòn ra căn cứ có giá trị, có liên quan đến nhiều cán bộ tình báo, sau chiến tranh đã ra công khai là những vị tướng, tá tình báo mà nhiều người được biết. Khi biết rõ anh là con mồi béo bở, Cục tình báo CIA đã làm gì để khai thác Nguyễn Văn Thương !

        Suốt 100 ngày để cho anh sống trong ngôi biệt thự ngọt ngào với nghệ thuật tâm lý tinh vi nhất của Hoa Kỳ nhằm dụ dỗ mua chuộc, nhưng không có kết quả.

        Bắt đầu một quá trình tra tấn kéo dài. Sau những giây phút cân não căng thẳng, anh vẫn không khai, chúng đã lần lượt vặn gẫy cả mười ngón chân, đập nát cả hai bàn chân, cưa từng đoạn chân của anh. Mười lăm ngày cưa một lần. 100 ngày cưa sáu lần, sáu đoạn, hết "đôi chân giao liên" Nguyễn Văn Thương như thế ! Họ không cho anh chết để giữ lấy cái lưỡi, hy vọng lấy lời khai của người tình báo.

        Cuối cùng, một đại tá CIA đã phải thốt lên :

        - "Ôi! Một sinh vật bằng thép! Chúng tôi đã thua ông!"

        Nếu chưa gặp anh, nhiều người ở ngay Việt Nam và cả trên thế giới đều khó có thể ngờ rằng, chuyện thật khốc liệt như vậy lại có thể xẩy ra trong một đời người. Nhưng nó lại là sự thật, chi tiết về cuộc đời anh được các cán bộ ngành tình báo biết rất rõ ! Sự thật xẩy ra ngay trên mảnh đất miền Nam đắng cay chung thuỷ, mảnh đất miền Nam gan góc dạn dầy đã sinh ra con người như Nguyễn Văn Thương.

        Nguyễn Văn Thương, người anh hùng quân đội kính yêu của chúng ta, nay vẫn còn sống1. Thật là một điều thần kỳ! Một sức sống dai dẳng phi thường. Sau hòa bình, anh còn trở về nơi chúng đã cưa chân anh, lại vào trận lập chiến công như bao người chiến sỹ. Anh vẫn sông lạc quan và xây dựng gia đình hạnh phúc như bao người.

        Những gì cuộc đời Nguyễn Văn Thương đã trải qua là một ngôi sao sáng chói trong trang sử anh hùng đấu tranh giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

        Đã 30 năm sau ngày giải phóng, anh vẫn còn đây, anh vẫn bước đi bên cạnh chúng ta như một nhân chứng lịch sử!

        Sau khi cùng anh viết xong Hồi ký Nguyễn Văn Thương, tôi xin phép anh được viết truyện này. Anh chỉ yêu cầu : Cô giáo cứ viết đúng sự thật tôi kể.

        Tôi hy vọng chuyện về anh được nhiều bạn đọc biết đến qua cuốn sách này.


Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2005       
Mã Thiện Đồng                     

----------------
        1. Ông đã mất hôm nay, 13/8/2018
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:44:34 pm »

         
PHẦN MỘT


1- Ngôi biệt thự

        Một ngày sau khi Nguyễn Văn Thương bị bắt 11-2-1969.

        Chiếc xe chở tù bịt bùng chạy khá nhanh. Thương dự đoán khả năng đây là vùng ngoại thành Sài Gòn, qua luồng gió mát lùa vào lưới thông hơi, vì tiếng hú còi inh ỏi bây giờ đã im lặng. Tiếng xe chạy ngang ngoài đường cũng thưa dần !

        Khoảng một giờ đồng hồ sau thì xe dừng lại. Có tiếng cánh cổng sắt nặng nề mở ra. Xe chạy vào trong sân, tiếng cánh cổng sắt đóng lại. Cửa xe mở, hai người Mỹ lại dìu anh xuống. Có người giơ máy lên chụp hình.

        Một ngôi biệt thự đẹp khá rộng. Xung quanh, tường cao kín mít không một khe hở. Trước sân rộng, có những khóm hoa và vài cây cảnh. Vừa đến cửa, người chụp hình đã rút đưa cho anh một tấm, kính cẩn nói :

        - Xin đưa tặng lại ông tấm hình làm kỷ niệm. 1

        Đây là đâu ? Chúng đưa mình đến đây làm gì ? Anh chợt lo lắng ! Hay chúng còn bắt được ai nữa rồi đưa mình đến đây đối chứng, đối mặt chăng !

        Bước vào nhà là một phòng khách sang trọng, anh đưa mắt nhìn hết lượt. Chỉ có lọ hoa hồng đặt trên bàn là màu đỏ, còn bộ sa lông màu sáng, rèm cửa, trang trí, nền nhà tất cả đều cùng gam màu sáng khiến cho ta có cảm giác chủ nhân của ngôi nhà này thuộc loại cao sang thanh nhã.

        Một người Mỹ cao to, dáng vẻ trí thức, bước từ phòng trong ra. Toàn thân con người đó toát ra vẻ từng trải, lịch sự nếu chỉ nhìn bề ngoài. Vậy là điều lo lắng của anh đã không xẩy ra! Ông ta mở nụ cười :

        - Xin chào ông ! Tôi rất mừng khi được đón tiếp ông ở đây.

        Ngưng một lát, ông ta lại gần Thương, đặt tay lên vai anh thân thiện :

        - Tôi giới thiệu với ông, đây là nơi bồi dưỡng tiếp sức cho các chiến binh ở phía bên kia. Ở đây chúng tôi không đánh người, không xúc phạm, không có áp lực. Ở đây ông sẽ được đối xử công bằng như một người bạn, sinh hoạt tĩnh dưỡng nghỉ ngơi thoải mái như đây chính là nhà ông !

        Tay người Mỹ này nói tiếng Việt khá "sành điệu", ông ta còn "ân cần" hỏi thăm sức khỏe của anh, rồi mới chậm rãi đưa tay chỉ xuống mặt bàn nói nhẹ nhàng :

        - Đây là tấm ngân phiếu một trăm ngàn đôla Mỹ, chúng tôi dành cho ông, ông muốn chuyển vào trương mục ngân hàng nước nào cũng được, tùy ông. Đây là bộ quân phục hai bông mai trung tá trên vai áo, và cả ngôi biệt thự này... Nếu như ông muốn, nó sẽ thuộc về ông ! Hoàn toàn tự nguyện, chúng tôi không dụ dỗ, không khuyên ông chiêu hồi, không ép, không yêu cầu ông đầu hàng hay khai báo gì cả. Tĩnh dưỡng ở đây ông sẽ tự thấy cuộc sống bình thường của con người là như thế nào!

        À...! Tưởng gì lạ, lại trò mua chuộc ? Chỉ đơn giản thế thôi ư ! Chúng mày tưởng thằng Thương này mua bằng tập giấy gọi là "đô" ấy chắc sẽ được chứ gì! Không dễ thế đâu, hãy chờ xem. Thương im lặng, mắt nhìn lơ đãng quanh căn phòng, khiến đối phương không thể đọc được suy nghĩ của anh. Nơi này, chúng sẽ làm gì mình đây !

        Tay người Mỹ đứng dậy :

        - Tôi xin được giới thiệu với ông, đây là những người bạn phục vụ trong ngôi nhà này.

        Mười cô gái từ phía sau bước ra, kính cẩn nghiêng mình chào. Anh lướt nhìn lên rồi đưa mắt chăm chú vào bình hoa hồng trên bàn. Đố chúng biết con người này đang suy nghĩ gì ? Tất nhiên người của hai bên đều ngầm hiểu nhau và hiểu chung một điều: dùng tiền tài, địa vị, danh vọng, gái đẹp, nhà lầu, xe hơi để dụ dỗ mua chuộc, nhưng không phải chỉ có đơn giản thế đâu ! Cả hai bên đều đã hiểu rõ đối thủ của mình, nên ngay từ ban đầu, ngài cố vấn Mỹ đã chả nói rào trước chắn sau : chúng tôi không khuyên ông đầu hàng khai báo hay chiêu hồi ... Vậy thì là cái gì ? Mình có là cha nó đâu mà nó tốt với mình vậy, trọng vọng mình như vậy !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:45:36 pm »


2. Cô Thùy Dương

        Ông ta mời cô đi đầu ngồi xuống và giới thiệu :

        - Đây là cô Thùy Dương, người phụ trách chính ở đây, người điều hành việc chăm sóc sức khỏe phục vụ cho ông. Cô này biết làm đủ thứ và rất dịu dàng, ông cứ sai bảo tự nhiên như em út. Ông yên tâm tĩnh dưỡng ở đây, coi đây là nhà mình. Mấy ngày nữa, tôi sẽ lại thăm ông.

        Cô Thùy Dương e dè cúi đầu nhẹ nhàng :

        - Em chào anh.

        Quay nhìn sang mấy cô gái, ông ta mở nụ cười thân thiện :

        - Các cô hãy phục vụ quý ông đây cho thật chu đáo, không được để cho ông ấy thiếu thốn hay phiền trách điều gì ! Thôi nhé, tôi về ! Xin chúc mọi người vui vẻ !

        Khi cánh cổng sắt kẹt mở, Thương đưa mắt nhìn ra phía trước thì cửa kính phòng khách đã khép kín từ bao giờ, kính mờ không nhìn rõ cả chiếc xe của ngài cố vấn Mỹ đang chạy ra.

        Người con gái ngồi đối diện với anh không vồn vã cười nói chào hỏi, cô để cho không khí im lặng. Nhìn thoáng đã biết đây là người có học, thông minh, lịch sự.

        Cô rất đẹp nhưng không giống như bao người đẹp khác có nét lộng lẫy phô trương tô vẽ kiểu cách, mà cô này đẹp tự nhiên, kín đáo. Nét thanh tú toát lên vẻ dịu dàng; ánh mắt thân thiện đã làm cho người đối diện đỡ đi phần nào sự ngăn cách, xa lạ. Một lúc sau, cô nhẹ nhàng tự giới thiệu :

        - Em là Thùy Dương, em học xong tú tài rồi đi làm ...

        Cô ngưng lại ngay, chuyển hẳn sang giọng khác nhanh nhẹn hơn:

        - Anh mới đến đây, chắc anh còn lạ, để em sẽ giới thiệu cho anh ha !

        Cô Thùy Dương vui vẻ chỉ trỏ phía này, phòng kia, phòng nọ, nhà bếp, phòng ăn, cả chiếc máy catset ở phòng khách có những băng gì, băng gì, nhưng thấy anh không mấy chú ý nghe, cô hiểu chưa đến lúc phải nói nhiều !

        Gọi một cô bước vào, Thùy Dương giới thiệu :

        - Đây là Hoà y tá, cô ấy sẽ chăm sóc vết thương cho anh. Anh yên tâm là vết thương của anh sẽ mau lành, vì Hoà là một y tá giỏi, lại rất mát tay.

        Quay sang Hoà, Thùy Dương nói :

        - Em xem vết thương ngay bây giờ, thay băng và điều trị sao cho anh mau lành nghe, nhiệm vụ của em quan trọng lắm đây !

        Quay sang anh vẻ thân mật:

        - Nào, chân anh còn đau, để em và Hoà đưa anh vào phòng. Anh hãy nghỉ ngơi thoải mái cho khỏe đã, trông anh xanh quá.

        Rất tự nhiên, hai cô gái khoác vai dìu anh vào phòng trong. Bắp chân anh đau nhức nhói, vẫn còn rỉ máu thấm ướt cả băng, vết thương của một viên đạn xuyên thủng và đêm hôm qua lúc tra khảo anh, chúng đã dùng thanh sắt và lưỡi lê thọc vào.

        Xung quanh im lặng, cô y tá mở vết thương. Từ lúc vào ngôi biệt thự, anh chỉ nghe mà chưa nói một lời nào. Quan sát và tìm cách đối phó đã là thói quen, nhưng nếu để đối phương phát hiện dù chỉ qua ánh mắt cũng bất lợi. Để che mắt được những con người mà anh biết chắc chắn họ là nhân viên tâm lý chiến có hạng này, phải thật thận trọng. Anh cứ để ánh mắt dại ra, thờ ơ, ngơ ngẩn, nhìn xa xăm, hoặc nhìn vào một điểm mơ hồ nào đó. Trong đầu ghi nhớ tất cả nội dung lời khai hồi hôm qua: Mình bị bắt, mình là thanh niên trốn lính, mù chữ, tên là Nguyễn Trường Hân, quê ở Bình Dương, gia đình ba má bị trận càn chết hết... có thế thôi ngoài ra không biết gì hết !

        Anh thấy vui trong bụng khi đêm qua lúc bị đánh đập tra hỏi, lại bật ra cái tên Nguyễn Trường Hân. Phải rồi, các anh nói sau chiến dịch Mậu Thân 1968, Mỹ buộc phải ngồi họp ở hội nghị Paris với ta, để bàn việc trả lại hòa bình ở Đông Dương. Quân ta đang hành quân trùng trùng điệp điệp hân hoan náo nức vượt Trường Sơn tiến vào Nam giải phóng đất nước ! Đúng rồi, các chiến sỹ Trường Sơn đang hân hoan ! Nguyễn Trường Hân là thế đấy. Anh tự hào vì cái tên mình mới đặt ra.

        Những vòng băng cuối cùng đẫm máu vừa mở hết, cô Thùy Dương thốt lên :

        - Trời ơi ! Vết thương nát bấy, sâu quá, anh bị đạn hay mảnh mà nặng thế này ?

        Thương chậm rãi nói :

        - Tôi bị viên đạn xuyên, nhỏ thôi, hồi khuya một thằng cầm cây sắt thọc mạnh, xuyên qua làm nó toét ra đấy ! Sao mà lại có người ác thế. Tôi có làm gì đâu mà tra tấn tôi.

        Bỗng anh thấy nét mặt Thùy Dương nhăn lại, cô ta đau xót, rơm rớm nước mắt, nói nho nhỏ :

        - Tội nghiệp quá, anh làm gì đến nỗi để phải hành hạ như thế này !

        Cô y tá Hoà nhanh tay chấm thuốc lau rửa vết thương, miệng nói nhỏ nhẹ :

        - Anh có đau lắm không, ráng chút xíu em rưả vết thương, sát trùng, trích thuốc, sẽ mau lành thôi anh ! May mà chỉ bị phần mềm, không trúng động mạch chủ, em tin là với sức khỏe của anh, chỉ vài ngày nữa thôi, vết thương sẽ lành.

        - Cám ơn cô !

        Cô y tá còn lau rửa sờ nắn từng vết bầm sưng trầy xước do chúng đánh đá hồi qua. Vừa làm vừa xuýt xoa như thương xót thực sự, cô vừa nói :

        - Việc gì phải để chúng đánh anh vậy, nhỡ ra là tính mạng mình không còn hoặc sẽ bị tàn tật suốt đời ... Anh đừng dại dột để ai hành hạ mình nữa nha ! Sinh mạng và sức khỏe của con người ta là quý nhất, mọi thứ trên đời này không gì quan trọng bằng đâu !

        A ! Cô này nói đúng đây, nhưng chỉ đúng với người Mỹ và bọn tay sai thôi, còn đối với người Việt Nam đang làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc như tao thì cái quý nhất là hòa bình, độc lập của Tổ quốc. Để có được nó, bao nhiêu người đã phải chịu hy sinh, đổ bao nhiêu xương máu, quyết chiến đấu đến cùng !

        Hai cô khác vào dọn những bông băng, mang quần áo từ tủ ra thay cho anh. Họ chăm sóc kỹ lưỡng như anh là một bệnh nhân hạng sang nằm ở bệnh viện cao cấp.

        Anh hiểu, những hành động và thái độ này của các cô là nhiệm vụ, là mục đích. Không phải họ thương xót, chăm sóc cho mình bằng tình người thật đâu. Nhất cử lưỡng tiện của mình đều phải hết sức tỉnh táo. Cuộc chiến khó phân biệt đối phương này phức tạp lắm đây, đòi hỏi ta phải tinh nhanh, mới có thể ứng phó kịp thời.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:46:46 pm »


3. Phút nghỉ ngơi đầu tiên trong biệt thự

        Nằm trên giường nệm trắng, anh bàng hoàng tưởng như mình đang mơ. Nhưng không, anh trấn tĩnh nhớ lại, mình đã bị bắt thật rồi, chúng đã đưa vào đây, trong ngôi biệt thự này, đang đánh đòn tâm lý dụ dỗ mua chuộc, những gì nữa. Mình phải chuẩn bị cho tinh thần thật tỉnh táo để ứng phó...!

        Anh mới bị bắt hồi chiều hôm qua thôi, ngày 10-2 sau một trận chiến đâu chống trả quyết liệt giữa mình anh và một bầy lính Mỹ thả từ hàng chục chiếc trực thăng xuống...

        Anh bị một chiếc trực thăng phát hiện trên đường giao liên từ Sài Gòn lên chiến khu, đoạn đường trên cánh đồng An Phú, khi trong người đang có tài liệu. Phải giấu tài liệu bằng bất kỳ giá nào, không thể để tài liệu rơi vào tay địch.

        Khi chiếc trực thăng hạ thấp trên đầu, hai thằng ngồi ngay cửa, một Mỹ, một chiêu hồi, nó gọi loa kêu đầu hàng, đang chuẩn bị ròng thang xuống, bắt sống anh. Chuyện trực thăng bắt người trên đường thường xẩy ra. Nhanh như cắt, anh vẩy súng bắn liền năm phát, hạ ngay hai tên ngồi cửa trực thăng. Chiếc trực thăng bay lên cao và phụt khói, bay được một đoạn rồi bốc cháy. Anh vừa lăn vừa chạy lao về phía ruộng khoai và địa đạo gần đấy kịp thời giấu được tài liệu, rồi vội băng qua phía có công sự cách chỗ giấu tài liệu cỡ ba bốn chục mét. Anh biết là chắc chắn chúng sẽ đến ngay bây giờ.

        Chỉ hai phút sau đã có hàng bầy trực thăng sà tới đổ quân xuống bao vây, toàn lính Mỹ. Còn bao nhiêu đạn là Thương hạ bấy nhiêu lính Mỹ. Lăn thật nhanh ra phía xác mấy tên lính Mỹ nằm gần đó, anh vơ lấy súng bắn trả quyết liệt. Một hàng Mỹ ngã xuống. Tiếc quá, mình không kịp vơ lựu đạn của mấy thằng nằm đó, giá như có lựu đạn lúc này thì tốt biết mấy ! Một viên đạn xuyên qua đùi anh, máu chảy ướt đẫm, nhưng đang hăng máu chiến đấu nên không thấy đau.

        Hết đạn rồi ! Hai mươi mấy xác tên lính Mỹ nằm quanh đó ! Tài liệu giấu được rồi, anh em đồng chí mình sẽ lần đúng ký hiệu tìm ra! Gần chục năm kinh nghiệm trong ngành giao liên tình báo, cuộc đời chiến đấu cho cách mạng, cho Đảng đến đây, ta chấp nhận hy sinh được rồi! Còn một viên đạn cuối cùng, phải để bắn thằng lính kia chết, mình hy sinh luôn, quyết không để chúng bắt sống !

        Lời nhắc nhở của đồng chí Mười Nho, đồng chí Sáu A, trong buổi lễ kết nạp anh vào Đảng ngày nào như đang vọng lại: "Người đảng viên cộng sản chấp nhận hy sinh vì Đảng, nhưng người đảng viên cộng sản không được quyền tự sát !"

        Cái gan tày trời của anh như đang nhắc nhở : Tao sẽ không tự sát. Thì cứ thử xem, chúng mày làm gì được tao! Còn sống là tao còn chiến đấu !

        Thằng Mỹ cao to đang di chuyển tới gần, 7m, 5m, 4m, anh bình tĩnh tính toán : bắn đổ thằng này thật gần, mình kịp với lấy súng của nó chiến đấu tiếp !

        - Thôi còn viên đạn này cho mày nốt !

        Nó té xuống ! Anh tính trườn lên lấy súng, nhưng không kịp nữa, một trái ngạt nổ ngay cạnh công sự.

        Mất máu nhiều vì vết thương, vì kiệt sức, vì hơi ngạt, anh ngất đi.

        Lúc ấy là 5 giờ 30 chiều, mặt trời đang xuống đến chân trời phía Tây. Nguyễn Văn Thương bị bắt. Đó là chuyến công tác giao liên cuối cùng ngày 10 -2 -1969.

        Cách đây ba ngày, anh vừa nhận được lệnh về R để đi học trường Nguyễn Ái Quốc ngoài Bắc. Trên còn cho phép anh về gặp vợ con trước khi đi xa. Hai Em, vợ anh mừng mừng tủi tủi, thằng con trai ba tuổi dễ thương quá, nó giống cha như đúc mà đã mấy lần gặp ba được lâu. Nó sống với bà ngoại nên ba má nó tha hồ mặc sức đi công tác bao lâu; Hai Em cũng là giao liên tình báo bên hệ địch vận. Cuộc đời cách mạng là thế ! Cả đời cha mẹ anh, đời anh cũng thế. Liệu đến đời thằng Liêm con trai anh lớn lên có được sống trong hòa bình không ?

        Anh dặn vợ : chuyến này chắc anh đi lâu đây. Em ở nhà chăm lo cho con thay anh. Bằng mọi cách, lớn lên phải cho nó đến trường học...

        Ngày 9-2 anh vừa về tới trạm giao liên tình báo ở vùng giải phóng, đã thấy có bức điện để sẵn, yêu cầu đồng chí Thương trở lại, đi một chuyến công tác quan trọng không thể thiếu được.

        Đồng chí trạm trưởng còn truyền đạt thêm nội dung:

        - Mấy anh nói đây là tài liệu rất quan trọng yêu cầu anh Hai về cơ sở Bình Phước ngay đêm nay, chuyển tài liệu lên R và đi học luôn cho kịp, vì nếu chậm, phải 3 tháng nữa mới có chuyến xe ra Bắc.

        Ngưng một lát cậu ta mới ngập ngừng nói :

        - Anh Hai này, anh Sáu Trí có nói tùy Hai Thương, anh có quyền từ chối nhưng đây là tài liệu rất quan trọng, ngoài Hai Thương ra, anh Sáu không yên tâm trao nhiệm vụ này cho đồng chí mới thay thế anh !

        - Đồng chí chuẩn bị cho tôi chiếc honđa, tôi về ngay bây giờ !

        Suốt đêm ấy anh vượt qua bao cánh rừng cao su về tới cơ sở giáp Sài Gòn. Hai giờ chiều nhận xong hai tài liệu : một tài liệu mà nhiệm vụ của cụm tình báo A36 phải chuyển gấp và một tài liệu của anh Hai Trung (sau là Thiếu tướng Hai Trung Phạm Xuân Ẩn) chuyển lên chiến khu.

        Chuyên công tác cuối cùng, và cũng là chuyến anh bị bắt, 5 giờ 30 chiều ngày 10 -2 -1969 trên đường quay về đến cánh đồng An Phú Tây, trong buổi chiều trời trong xanh lồng lộng cây cỏ, mặt đất một màu xanh đẹp rực rỡ như chưa thấy buổi chiều nào xanh đẹp như thế.

        Giờ này chắc tài liệu cũng đã được các đồng chí tìm ra theo quy định cất giấu trên đường giao liên và chuyển tới nơi cần đến của nó. Đó là điều anh mừng nhất : tài liệu quan trọng không bị rơi vào tay địch.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:48:02 pm »


*

*        *

        Bắt được tù binh, khi phải trả bằng cái giá quá đắt, xác hai mươi mấy lính Mỹ nằm quanh đấy, bọn Mỹ xúm vào hò hét, đá thẳng cẳng, trả thù.

        Một vật nặng đập mạnh vào sườn, thân người Thương bật ngửa. Một vật rắn dần mạnh xuống ngực, nhói đau, anh nghe nóng cổ họng trong miệng, rồi môi, máu trào ra hai bên mép. Một luồng nước mạnh phà lên mặt, trên thân người, rồi anh nhìn rõ những tên lính Mỹ vây quanh:

        - Nó tỉnh rồi.

        - Hỏi nó đi mày.

        Thương nghe rõ tiếng lơ lớ của tên Mỹ nói tiếng Việt, tên sỹ quan ngụy lên giọng hách dịch :

        - Chính mày bắn trực thăng phải không ? Việt cộng đâu hết ráo, chỉ có mình mày thôi sao ?

        Thương mở lớn cặp mắt nhìn từng tên Mỹ rồi tên ngụy, anh cố gắng chụm môi lại phun lên, nhổ ngụm máu từ lồng ngực hay từ bao tử trào ra sau những cú đá vào sườn, cái đạp vào ngực bằng giầy đinh, nhưng sức yếu quá phun không tới mặt hắn. Thương không muốn nói và cũng chẳng thèm nói với bọn chúng làm gì. Những chiếc giày lại bay vào thân anh, anh bị dội mạnh vòng bay đi, rồi lâng lâng.

        Thằng phiên dịch hỏi :

        - Mày tên gì ?

        - Không biết.

        Một thằng Mỹ cầm cây sắt săm hầm thọc vào vết thương ở đùi anh, hỏi tiếp :

        - Tên gì ?

        Không trả lời !

        Nó thọc cây săm xuyên qua đùi anh. Thương cắn chặt hai hàm răng, không kêu. Anh đã chuẩn bị tinh thần cho mình, không nói gì cả, chịu đựng hết...

        Mất sức và đau đớn, anh ngất đi. Khi lơ mơ tỉnh, anh xác định xắp xếp lại, chắc chắn mình đã bị bắt rồi, nhưng mình phải sống để đấu tranh, không thể để chúng hại mình nhanh như thế được. Kinh nghiệm của các đồng chí ta cho biết: khi rơi vào tay địch, ta cứ tạo một lý lịch giả đế đối phó. Quanh anh trong những ngày tháng công tác, có thiếu gì những thanh niên trốn lính, ra vùng xôi đậu, gặp gì làm nầy, theo nấy. Tốt nhất ta cứ khai là thanh niên trốn lính.

        Thằng Mỹ lại hỏi :

        - Mày tên gì ?

        - Nguyễn Trường Hân.

        - Làm gì ?

        - Tôi thấy Mỹ càn, liền chạy trốn, bị các ông vây, có súng nên tôi bắn trả. Tôi là thanh niên trốn lính, không biết chữ, quê ở Bình Dương, chạy vào vùng du kích, vào đây họ bắt làm gì thì làm nấy. Khi cần họ bắt đào giao thông hào, đi tải đạn, vũ khí, đôi khi cũng chiến đấu chống càn. Sống ở vùng này ai mà không phải làm thế.

        - Vậy sao nãy giờ mày không nói.

        - Các ông đánh quá. Tôi sợ, dám nói gì đây.

        Chúng hốt anh lên trực thăng, đưa tù binh về sân bay Lai Khê. Chúng không trói anh. Với một người đã bị đạn xuyên qua bắp chân và bị trận đòn nhừ tử thì còn gì sức chạy nổi hay chống trả.

        Tại sân bay Lai Khê, một tên chiêu hồi đến nhận mặt. Vừa nhìn thấy anh, thằng này mừng sáng con mắt, nó reo lên nói với quan thầy :

        - A ! Thằng này tôi biết. Nó là Hai Thương, Nguyễn Văn Thương hay còn là Tư Hiếu, nó ở quân đội, nó là công an, rồi sang tình báo. Nó phụ trách một màng lưới phụ nữ đi liên lạc... Nó là tình báo !

        Được phen, thằng này tuôn ra hàng loạt về anh để tâng công.

        Mắt thằng Mỹ tròn ra, gật gật đầu.

        Thằng chiêu hồi bỏ gọng kính xuống, hắn lại gần Thương, miệng cười nham nhở :

        - Chào anh Tư ! Anh mạnh giỏi chứ ?

        Nguyễn Văn Thương trừng mắt nhìn kẻ vừa hỏi.

        - Anh Tư không nhận ra em sao ? Chiến Cá đây mà.

        Thương còn lạ gì thằng này, trước hắn là giao liên ở bộ phận Thương, chính anh tuyển nó từ mấy năm trước. Anh chỉ giao cho hắn đường liên lạc từ A đến B. Sau khi hắn bị bắt, ta thay đổi ngay địa điểm. Tất cả vốn liếng hiểu biết của Chiến Cá khai hết với địch nhưng không gây thiệt hại gì cho ta. Chín Cá chiêu hồi được dùng làm chỉ điểm, nhận mặt và trổ tài dụ dỗ. Hắn ta lại gần nhăn nhở :

        - Anh Tư ! Đơn vị vẫn ở chỗ cũ chứ ! Anh em còn mạnh cả không ?

        Thương trừng mắt nhìn tên phản bội hèn nhát. Anh đã nhìn thấy cây ma-tờ-rắc cạnh đây, dùng hết sức bật dậy, vơ cây sắt, quật ngang mặt Chiến Cá, miệng quát:

        - Câm miệng đi, thằng phản bội !

        Nó ôm mặt máu la lên. Bọn lính xô lại đè Thương xuống còng tay, miệng quát:

        - A ! Thằng này giỏi, mày bấy nhừ mà còn quật gẫy răng người ta, ghê thật.

        Thương tiếc là mình không đủ sức ra đòn cho thằng này toi mạng tại chỗ, im miệng luôn.

        Thằng đại úy ngụy hất hàm hỏi :

        - Anh Chiến Cá, thằng này tên gì, ở đơn vị nào ?

        - Trình đại úy, nó chính là Nguyễn Văn Thương, tức Tư Hiếu, tổ trưởng giao liên tình báo nội thành từ Sài Gòn lên chiến khu.

        Hắn nắm tóc Thương giật mạnh :

        - Đúng vậy không mày ?

        - Không biết !

        - Đ. m ! đã gọi đúng tên họ cúng cơm, chức vụ, mày còn không biết sao ?

        Thằng đại úy ngụy châm điếu thuốc hút hai hơi liền, nó châm luôn điếu thuốc vào đùi anh hỏi :

        - Có đau không anh Tư ?

        - Không đau !

        Tên này giật mạnh lưỡi lê của thằng lính đứng bên, cắm lưỡi lê vào vết thương hên bắp đùi anh, cười nham nhở.

        - Thế này có đau không anh Tư ?

        Thương hăng máu nói to

        - Không !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:48:27 pm »


        Tên ác ôn ấn mạnh lưỡi lê xuyên qua bắp chân anh. Thương cắn chặt răng. Bọn người có mặt ở đấy đều ghê rợn nhìn cảnh tượng bằng con mắt sợ hãi, khâm phục. Tên đại úy lại rít lên như đang say máu :

        - Tên mày là gì ?

        - Nguyễn Trường Hân.

        - Hân... lại Hân... ! Chứ không phải là Thương hả ? Hắn rút mạnh lưỡi lê và thẳng tay giáng vào cánh tay anh nghe "rắc". Có lẽ bị gẫy xương.

        Anh ngất lịm đi khá lâu. Khi lơ mơ tỉnh lại, vết thương đau tê dại đang chảy máu, anh nghĩ tới cách đối phó. Lúc này, có lẽ mình đánh địch bằng cặp mắt căm hờn, bằng ý chí bất khuất. Anh quyết làm cho địch phải sợ khi đôi đầu với người Cộng sản, cũng như chúng phải run sợ khi đối đầu với mũi súng xung phong của người chiến sỹ ngoài mặt trận. Thương thở nhẹ nhõm, khi đã quyết tâm, anh thấy lòng thanh thản, tâm hồn thơi thới, chẳng còn gì phải băn khoăn, hãy chờ xem bay làm gì nổi tao.

        Hình như chúng điện đi đâu đó, nên thằng đại úy ra lệnh không được đánh tù binh nữa, băng bó vết thương cẩn thận lại cho anh ta.

        Cỡ tiếng đồng hồ sau, một tên Mỹ mặc đồ dân sự bước vào, thân hình hắn to lớn dềnh dàng. Hắn cúi đầu nhìn Thương với cặp mắt xanh soi mói. Hàm râu nâu đậm che cả nửa phần mặt dưới, làm nổi lên chiếc mũi cao cong khoặm như mỏ diều hâu. Hắn nhếch môi cười và cất giọng lơ lớ tiếng Việt:

        - Ồ ! Anh đã tỉnh rồi ! Tốt lắm ! Chúng tôi sẽ chữa trị lành hẳn vết thương cho anh. Xin lỗi, chúng tôi không kịp can thiệp, để mấy người ở đây không hiểu biết gì, họ đối xử quá tệ với anh.

        Như để quan sát kỹ lại người nằm bất động với vết thương bị hành hạ, tên Mỹ chậm rãi nói :

        - Tôi sẽ đưa anh về Sài Gòn điều trị, ở đấy không có ai đánh người như ở đây, anh sẽ được đối xử tốt, mong anh cứ yên tâm.

        Hắn nói to cho mọi người cùng nghe :

        - Người Mỹ bắt được tù binh, hãy để người Mỹ hỏi, người Việt không được can thiệp !

        Ngay lúc ấy có y tá băng bó, trích một mũi thuốc cho anh rồi cáng lên xe. Xe chạy cỡ 10 phút, lại cáng xuống một trại lều dã chiến rộng, có đèn điện, có máy lạnh, salon, máy hát đầy đủ. Mấy người được sai vào lau chùi mặt mũi, thay bộ quần áo đã rách nát và đầy máu me đất cát cho anh. Đặt nằm xuống giường có đệm trắng, lại trích thuốc, khi chúng cho anh uống hết một ly côca mát lạnh và húp một chén xúp, Thương thấy trong người tỉnh hẳn vì khát, vì mất máu, vì mệt.

        Theo anh nghĩ : bị bắt làm tù binh thì việc chữa vết thương cho tù binh là chuyện tất nhiên rồi, không có gì phải đề phòng; cũng như trước đây anh đã từng băng bó cho tù binh Mỹ, đưa vào Quân y viện chạy chữa đó sao!

        Vết thương đang chảy máu ướt đẫm cả băng, chúng cho trích thuốc và băng bó lại. Cỡ 15 phút sau có mấy cô gái như kiểu phụ nữ Cộng hòa tâm lý chiến vào trong trại, ngay chỗ anh nằm, họ cười đùa thản nhiên và ca hát. Một cô hát bài "Tung cánh chim tìm về tổ ấm... tha thiết bao ngày về đằm thắm" du dương, nức nở. Các cô thay nhau hát cả tiếng đồng hồ. Thương không hơi đâu mà để ý tới ba cái tào lao, bởi trong đầu anh còn bao nhiêu chuyện cần phải nghĩ. Sau có một con nhỏ khá đẹp lại gần đưa cho anh xem một tấm hình phụ nữ ăn mặc hở hang khêu gợi. Cười cợt nhăn nhở một lúc, cô gái liếc mắt cười hỏi anh :

        - Có đẹp không anh?

        - Ồi ! Ảnh này thiếu gì, đầy đường !

        Ả hết hứng, cáu tiết đứng dậy, đi ra cửa, còn quăng lại một câu :

        - Thằng Việt cộng này ngu như heo !

        Còn lại mấy tiếng đồng hồ đêm hôm ấy, Thương không thể chợp mắt được, dù kiệt sức vì mất máu, vì đau nhức, mệt nhừ. Anh nghĩ nhiều về cách đối phó với những tình huống nào sẽ xẩy ra, và một điều thoáng qua: chắc các đồng chí, các cơ sở thấy anh bị bắt, hẳn không khỏi lo lắng. Đành rằng anh là người được tin tưởng trước nay, nhưng vì nguyên tắc, việc cảnh giác đề phòng: sơ tán cơ sở, chuyển địa điểm, tín hiệu... vẫn phải làm. Một người trong tổ chức khi bị bắt, các cơ sở phải lập tức chuyển địa điểm, sơ tán lực lượng. Vì kẻ địch sẽ không thiếu gì các biện pháp tinh vi để khai thác đối phương khi chúng đã nắm trong tay. Anh nhếch mép cười nhẹ : Các đồng chí ơi ! Hai Thương này không khai gì hết ! Không dễ gì bán rẻ lương tâm và lòng trung thành đâu. Có chết Thương vẫn không phản lại tổ chức đâu ! Khỏi lo đi !

        Sáng hôm sau, ngày 11-2-1969, một trung tá Mỹ và nhỏ y tá vào. Chờ y tá thay băng xong, trung tá Mỹ nói :

        - Chút nữa tôi đưa ông về Sài Gòn. Ở đấy sẽ đón tiếp ông đàng hoàng tử tế, ở đây không được tốt lắm !

        Tay chỉ vào phần cơm, hắn nói :

        - Đây là tiêu chuẩn ăn của tù binh, chúc ông ăn ngon miệng.

        Trên khay có đủ thứ bánh mỳ, bơ sữa xúc xích, dăm bông, nước uống... một xuất ăn của sỹ quan. Mình ăn đi để lấy sức chiến đấu ! Anh tự nhủ như vậy, và yên tâm vì từ lúc bị bắt chiều qua đến giờ mình xử lý tốt cả, không có gì phải ân hận phân vân, hãy giữ vững tinh thần nghe Thương !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:49:54 pm »


4. Một ngày trong ngôi biệt thự

        Đã năm sáu ngày trôi qua, anh không biết đây là vùng nào. Suốt ngày nằm nghe nhạc hát, hết bài này đến bài khác. Cô Thùy Dương chỉ tiếp xúc thăm hỏi ân cần nhỏ nhẹ, không thấy dụ dỗ hay yêu cầu anh khai ra việc gì hết. Vết thương ở đùi phải, được chăm sóc thuốc men đã đỡ rất nhiều, anh đã vịn giường đi tập tễnh một mình trong phòng. Đúng như cô y tá Hòa nói, với sức khỏe của anh, chỉ vài ngày là khỏi.

        Ngồi ở ngoài phòng khách sau khi ăn cơm sáng xong, Thùy Dương chăm chút sửa lại bình hoa hồng nhung tươi roi rói trên bàn, cô hỏi :

        - Anh có biết hoa này từ đâu tới đây không ? Người bán hoa mang đến lúc sáu giờ sáng, hoa tươi từ mãi trên Đà Lạt mang về. Người ta cắt từ chiều hôm trước, chuyển về đến đây xe phải chạy suốt đêm, cho kịp sáng sớm có hoa tươi giao tới tận nhà. Em chỉ thích hoa hồng Đà Lạt, ngoài ra không thích hoa gì khác, anh có thích không ?

        - Tôi nông dân, quanh năm cây lúa cây mỳ, biết gì tới hoa mà thích.

        - Em không tin anh là nông dân. Anh có dáng dấp một người có học. Em cũng không tin anh là Việt cộng nữa nha.

        Cô nhìn anh nháy mắt cười trêu chọc :

        - Em có cần anh phải khai thật hay khai giả đâu. Tất cả quá khứ cho lùi vào dĩ vãng đi anh ạ !

        Cô ngừng lại, đăm chiêu suy nghĩ, rồi nét mặt trở nên buồn bã chán chường, ánh mắt nhìn anh tha thiết:

        - Anh có biết vì sao em thích hoa hồng không ? Hoa hồng đẹp nhưng ngay cạnh nó lại có gai nhọn, chỉ quay qua ngoái lại một chút thôi là gai đã đâm toạc cả lá cả cánh hoa, có khi chỉ vươn lên khoe sắc trước gió đã bị gai cứa cho tơi tả xơ xác... Giông như đời một người con gái, thường là "hồng nhan bạc phận", trời cho một chút sắc hương thì đồng hành với những điều bất hạnh sẽ đến trong cuộc đời...!

        Anh nhìn cô nàng mà không hiểu cô ta nói gì, văn chương bóng bẩy ẩn ý ẩn tình quả thực anh chưa quen, không hiểu, nhưng lúc này anh đoán chừng cô Thùy Dương đang chuẩn bị cho một ý đồ gì đây.

        - Em rất buồn vì mình cũng nằm trong đội ngũ "bạc phận", mặc dù nào có "hồng nhan" cho cam. Mới học xong tú tài đôi, tương lai đầy tươi đẹp, thì em mắc phải vòng kim quy của màng nhện ái tình, vì trẻ người non dạ, vì háo hức, tò mò, vì kiêu hãnh tự tin, cho là mình đủ khôn, đủ lông đủ cánh bay vào khoảng không vũ trụ bao la, không có điểm dừng, em đã xã cánh tơi tả, ngã xuống giữa dòng đời đầy chông gai. Không còn ai nâng đỡ cứu vớt nữa. Em thực sự không thiết sống nữa, nhưng số kiếp vẫn bắt em phải sống, vẫn phải tồn tại trên cõi đời này...!

        Thương nhìn cô nàng, cũng thấy thương hại, khó hiểu. Anh hỏi một câu cho có chuyện :

        - Thế gia đình cha mẹ cô đâu mà họ không giúp cô ?

        Thùy Dương ngước mắt nhìn lên anh tha thiết:

        - Vì sai lầm của em mà cha mẹ giận lắm, ông bà muốn từ em luôn. Em cũng không còn muốn về nhà nữa, thật hổ thẹn khi nhìn thấy anh em, bạn bè. Em xin đi làm và trốn biệt tất cả người thân bạn bè. Đôi lúc em chỉ muốn đi đến nơi nào thật xa, không có ai biết mình, xa hẳn như đến một thế giới xa lạ, để sống nốt quãng đời còn lại...

        Cô Thùy Dương nhìn anh buồn bã. Thương không hiểu đó là gì, thật hay hư ! Anh nói cho có :

        - Cô còn trẻ, lại có học. Lo gì không có chỗ làm tốt, lo gì tương lai không tươi đẹp, việc chi phải chán nản vậy !

        Cô Thùy Dương nói nhỏ lại :

        Anh Hai ! Anh cũng còn trẻ, lại rơi vào tình trạng không ổn, anh có thấy lo lắng gì cho tương lai còn dài của cuộc đời mình không ?

        Thương không trả lời, anh cân nhắc lại từng lời nói, vì biết rằng, trước mặt mình không phải là người phụ nữ bình thường, không phải là bạn bè có thể tâm sự hay chia sẻ, hãy cẩn thận, coi chừng mắc bẫy, cô ta là tâm lý chiến có hạng đấy !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2018, 10:50:17 pm »


        Anh Hai này, em kém anh ba bốn tuổi thôi, em hai bốn hai lăm, chúng ta đều còn rất trẻ. Bây giờ em chỉ muốn anh nhận lời với em. Khi nào anh khỏi hẳn, chúng ta sẽ đi du lịch một chuyến, đi thật xa, đi Canada anh nhé ! Em chỉ muốn đi khỏi nơi đây, em không còn muốn sống ở đây nữa. Anh cũng không nên ở chốn này làm gì, tất cả đều không có lợi cho anh. Chúng ta cùng trốn đi, sẵn có tiền rồi, ta sẽ đi đến một nơi thật xa, thật xa để sinh sống. Anh hãy đưa em đi anh nhé. Em biết là anh không thích sang Mỹ đâu. Tấm ngân phiếu 100 ngàn đô này là của anh và em, số tiền lớn lắm đấy ! Đây nhá, mỗi đô la Mỹ là bao nhiêu đồng tiền Cộng Hòa... Nếu thích thì chúng ta ở lại bên ấy luôn, nếu không thích ở thì lại về hoặc đi nơi khác.

        Anh im lặng nhìn xuống. Ả không dụ mình đầu hàng hay không dùng đến chữ chiêu hồi; ả chỉ rủ đi du lịch, khéo thật, cô này bày tỏ tình cảm thật kín đáo, cô ta không dùng đến chữ thương chữ yêu, mà chỉ nói : "Từ lâu em cũng muốn đi du lịch các nước, nhất là sang Mỹ, nhưng đi với người em không thích không yêu thì em không thể chấp nhận được..!" Chẳng hóa ra cô này gián tiếp bảo yêu mình sao ? Khéo bày tỏ thật. Cô ta thuộc loại phụ nữ đẹp, thông minh, khôn khéo, mình càng phải cảnh giác, đừng tin nó nói điều gì là đúng, là thật. Anh đã xác định rồi: Xung quanh mình bây giờ là đối phương, là người của địch, hoàn toàn không phải là người tốt, người thân.

        - Nhận lời đi với em đi anh! Hai chiếc vé máy bay sắp hết hạn rồi, đừng bỏ uổng nha anh! Cơ hội này thật khó có được. Nếu anh đồng ý ngày mai ta đi liền anh ha!

        - Tôi không quen đi xa bao giờ. Cô cứ cầm lấy mà đi đi !

        - Em không thể đi một mình được, thân gái dặm trường, phải có anh bảo vệ em chứ !

        - Tôi dốt nát, nông dân, biết gì mà đi xa thế !

        Tiếp chuyện như vậy thật là trật lấc khó chịu, nhưng Thùy Dương chỉ nhẹ nhàng và lặng lẽ, không một biểu hiện khó chịu hay nóng nẩy, quả là cô nàng này "dịu dàng"

        Mấy hôm sau cô Thùy Dương lại chuyển đề tài :

        - Anh thấy bản tin tức mặt trận chưa ? Chiến tranh chỉ toàn thấy chết chóc, không người bên này thì người phía bên kia, kinh khủng thật !

        - Tôi có biết chữ đâu mà đọc, từ nhỏ tới lớn toàn mần ruộng, có tiền đâu mà được đi học.

        Sáng sớm, anh đã thấy tờ báo đặt trên bàn có in hàng chữ to -"Tin mặt trận," nhưng lờ đi không để mắt tới. Anh biết chắc đang có con mắt nào đó theo dõi mình. Nếu như chỉ đọc liếc qua, hay cầm lên xem là lộ ngay lời khai "Thanh niên trốn lính, mù chữ".

        - Hay không sang châu Mỹ thì ta sang châu Âu đi anh ! Nếu anh thích, ta sang cả các nước Xã hội chủ nghĩa để so sánh với các nước khác xem sao, nước nào giầu mạnh hơn ! Ta ở bên châu Âu hai ba tháng cũng được tùy anh thôi. Em muốn đi du lịch châu Âu. Chúng ta đi cùng nhau sẽ vui lắm anh ạ ! Em cảm thấy em và anh hợp nhau đấy.

        Cô này biết chắc anh đã là tình báo lâu năm, mà đã là tình báo thì không thể không có trình độ nhận thức, có học, có hiểu biết ! Đúng vậy, anh không có cái khôn khéo như cô Thùy Dương nhưng tinh tường và nhận định vấn đề thì không cái gì qua mặt nổi; cô nói điều gì là anh hiểu ngay mục đích câu nói ấy. Thương rất ít khi trả lời, hoặc trả lời ngay, vì phải cân nhắc thật khôn khéo, nhậy cảm, tất cả phải nằm trong bản lý lịch mà mình đã khai với chúng.

        Ở đây không giống như những bài học trong trường tập huấn hồi trên R : Nào là dùng gái đẹp dụ dỗ khiêu khích, ăn mặc hở hang khêu gợi, tán tỉnh bông lơi, lả lướt kề cận kích thích .sự ham muốn bình thường của con người, nào là dùng tiền tài vật chất danh vọng địa vị... bao nhiêu cám dỗ hấp dẫn.

        Có lẽ bản chất kiên định cứng cỏi trong con người anh đã được hiện trên khuôn mặt, tác phong, vóc dáng, trong cách ăn nói hàng ngày. Con người này không phải dễ dàng mua chuộc ngay bằng những thứ tình cảm đơn giản tầm thường ! Đối phương khá tinh tường đã biết trước điều đó. Nắm được đối tượng của mình thuộc loại nào, nên các cô gái ở đây dù rất đẹp nhưng cô nào cũng tỏ ra đứng đắn, đoan trang, hiền lành, ăn mặc lịch sự, kín đáo, không tán tỉnh bông lơi tình ái rẻ tiền, không lố lăng đon đả, không khêu gợi lộ liễu. Trong hoàn cảnh không phân biệt được rõ ràng này, thắng được đối phương mới khó. Cứ lúc nào phải tiếp xúc với các cô gái, anh lại hệ thống nội dung bản lý lịch của mình cho thuộc làu làu! Để mọi lời nói cử chỉ phải ăn khớp với lý lịch. Sơ hở lỡ lời một chút thôi là lộ ngay.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM