Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:58:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hùng Karô  (Đọc 21881 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:11:56 pm »


*

        Người đàn bà đã ngồi sẵn ở đó, bên cửa sổ, tóc vấn cao quý, ánh mắt đẹp và buồn vuốt nhìn ra xa về phía những sườn đồi nhâp nhô, trùng điệp. Tôi ngồi xuống phía đối điện. Lúc ấy bà mới quay lại, giọng Huế hay Quảng Bình êm ái như không thể êm ái hơn:

        - Đói, sao không ăn?

        - Người ta bảo chị có chuyện muốn nói với tôi?

        - Anh uống gì?

        - Chị cho xin một cốc Cafe đá.

        - Chắc anh chưa biết tôi là ai?

        - Chưa. Chỉ nghe lỏm thấy họ bảo chị là... người đẹp cửa khâu.

        Đôi môi hơi nhạt khẽ phác một nụ cười buồn. Rồi rút trong xắc nhỏ ra một gói Ba Sô dẹt, bóc, rút một điếu đưa lên miệng, đẩy cả gói lại phía tôi, những ngón tay dài và trắng:

        - Anh hút thuốc không?

        - Tôi quen hút thuốc lào, cái này dành cho phụ nữ.

        - Thế bao giờ anh cũng nói thẳng tuột những suy nghĩ trong đầu ra cả à?

        - Chả lẽ chuyện ăn uống, chuvện thuốc men mà cũng phải nói quanh co?

        Lại khì cười. Hơi ngửa mặt nhả một làn khói ngu ngơ, bảng lảng rồi bà ta nhìn thẳng vào mắt tôi, vẻ mặt thoắt trở nênđầy uy lực:

        - Tôi là chủ đoàn xe mười chiếc đang ăn hàng ngoài kia. Hồi nãv thấy anh bốc vác rồi lại thấy anh đối thoại với cái gã hợm hĩnh ấy, thực lòng tôi thấy quý.

        - Đấy là chị chưa nhìn thấy cái mặt nó nát vụn ra như thế nào nếu như tôi không kịp đè cơn điên xuống.

        - Tốt! Tôi cũng đã hình dung ra và đó chính là điều tôi cần.

        - Cần?

        - Cần một người như anh để cai quản cả đoàn xe cho tôi. Đường dài nhiều chuyện, lái xe non nớt, hàng họ phức tạp, lần nào đi cũng vất vả.

        - Thế... anh nhà đâu mà để chị đi một mình?

        - Có nên hỏi những câu hỏi kiểu này khi gặp nhau mới lần đầu không nhỉ?

        Tôi bỗng thấy bị lột trần. Khốn khổ, trước người đàn bà quyền quý này tôi đã phơi ra tất cả cái vẻ cục kịch, thô rám của một gã trai miền núi của mình. Đã vậy thì cho quê kệch luôn. Tôi hỏi độp:

        - Vậy chị đã biết gì, đã hiểu gì về tôi mà dám giao việc? Chị không sợ tôi là kẻ xấu à?

        - Không quan trọng. Có những người cả đời ở cạnh cũng không hiểu gì, có người chỉ thoáng qua đã hiểu hết, như hành động của anh lúc nãv.

        - Chị định trả lương cho tôi bao nhiêu?

        - Tôi thích cách nói thẳng đó. Bước đầu ba trăm ngàn một tháng, không tính ăn ngủ, sau này quen việc sẽ tăng thêm.

        Ba trăm ngàn là một chỉ rưởi vàng, so với hồi ở bãi chỉ là muỗi nhưng ở hoàn cảnh tôi lúc này là được, quá được. Hơn thế, chui người vào đoàn xe luôn rong ruổi sẽ dễ tránh được con mắt dòm ngó của cánh công an hơn.

        - Được, tôi nhận lời.

        - Khoan! Lát nữa tôi sẽ cho thảo hợp đồng đàng hoàng, có điều anh cần chú ý: Làm tốt, làm có trách nhiệm tôi sẽ không tiếc nhưng nếu để xảy ra cái gì, tôi sẽ không dễ tính đâu.

        - Bao giờ tôi sẽ nhận việc?

        - Ngay ngày mai hoặc có thể là ngay bây giờ. Tuỳ anh.

        Chính lúc đó tôi bắt gặp ánh mắt kia chuyển nhanh từ mặt xuống cặp đùi căng nhức của tôi, thoáng dừng lại ở đó và khẽ một tiếng thở dài. Cái cách nhìn nhớp nháp, nóng bỏng như rắn trườn nàv tôi đã từng nếm náp nhưng riêng lần này tôi không thể không nổi gai người lên. Không phải rắn nữa mà là nham thạch trườn, vừa trườn vừa đông lạnh, một dòng nham thạch buồn.
Thế thôi, rồi lại nhìn lên, nghiêm lạnh. Bà ta đưa những ngón tay gầy xanh vỗ nhẹ vào những ngón dùi đục sần sượng của tôi:

        - Vậy nha! Đêm nay anh có thế tạm tìm chỗ nghỉ hoặc đến nhà nghỉ của đoàn xe, vẫn còn dư một phòng đơn, sáng mai gặp lại. À quên, anh tên gì?

        - Phùng, Doãn Quang Phùng.

        Tất nhiên tôi phải nói thác nhưng có ý nói thác cùng vẫn để khỏi quên.

        - Còn tôi là Mai, Phạm Trần Song Mai.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:12:56 pm »


*

        Cái gọi là phòng đơn đó đúng là không chịu nổi. Dài rộng chừng bốn thước vuông nhưng ẩm mốc, muỗi mẵm, hôi xì, vừa chớm đặt lưng xuống rệp mạt ở đâu đã nhông nhông bò ra cắn nổi hòn nổi cục. Nhưng cái tệ hại hơn vẫn là mùi vị. Chỉ hôi xì không thôi đã khá, đằng này nó tanh tanh, ngai ngái, khăm khăm, đúng cái kiểu phòng trọ cho thuê giờ để bọn gái điếm tự do dắt khách vào. Mùi của những chiếc bao cao su vừa tác nghiệp chưa kịp vất đi. Núi rừng khoáng đạt đã quen, biết rằng kiểu này đêm nay sẽ thành địa nguc, tôi trở dậy khoác áo ra bờ suối ngồi, nếu cần ngả lưng đánh một giấc luôn ngoài đó.

        Dòng suối ngày giáp tết nghe chừng cũng có vẻ nôn nao khác lạ. Tiếng nước chảy trong hơn, mùi cây cỏ thơm thoảng hơn và bầu trời dường như cũng có cái gì xao xuyến hơn mà các bố thi sĩ nhà ta thường hay nhọn lưỡi ví von là mơ hồ đâu đây như có tiếng cựa mình khe khẽ của cỏ cây tình tự đón chúa xuân về. Tình tự! Hình như đã khá lâu rồi, kể từ cái đận trên thuyền với con bé Thái trắng đó, cái cơ thể tràn căng nhục cảm của tôi chưa có dịp tình tự với một con cái nào thì phải. Vậy mà vẫn không thấy háo thấy thèm gì cả. Ví như lúc nãy ở trong phòng nghe tiếng những con cái con đực rên ư ử, thở hồng hộc, da thịt miết vào nhau sần sật, nhớp nhép ở bên kia tấm liếp phòng kế bên mà tôi đâu có cảm thấy gì ngoài một chút tởm tởm dội ngược lên. Cứ đà này rồi không khéo tôi sẽ trở thành một gã vô sinh, bất lực mất.

        Đang lẩn thẩn nghĩ suy, chút nữa tôi đã vấp phải một dáng người đang âm thầm ngồi nhìn ra mặt sông man man sương khói.

        - Ai?

        Tôi hỏi lấy lệ với hy vọng cái bóng kia sẽ biến đi để tôi được một mình độc quyền cái không gian hoang mạc này và cũng để suy nghĩ thêm về cái hợp đồng mới mẻ tôi sắp nhận ngày mai. Nhưng cái bóng không trả lời và cũng không biến đi mà chỉ bất ngờ để bật ra một tiếng nói giọng Huế quen thuộc:

        - Anh đấy à? Lạ chỗ không ngủ được phải không? Tôi cũng không ngủ được. Thời tiết trên này thế nào ấy. Ngồi xuống đi!

        Tôi ngồi xuống, cách người đàn bà một đoạn. Bật lên một tiếng cười khẽ:

        - Phùng đã có vợ hay người yêu gì chưa?

        Tý nữa thì tôi đã không trả lời vì tưởng bà ta hỏi một người nào khác.

        - Chưa.

        - Cũng lạ nhỉ! Tưởng người như anh đàn bà con gái họ phải xếp hàng chứ.

        Tôi im lặng, cả hai cùng im lặng. Gió từ mặt sông thổi lên lạnh buốt. Bất giác người đàn bà hơi co người lại:

        - Lạnh quá...

        Như một bản năng che chở, tôi cởi chiếc áo gió khoác ngoài ra choàng cho chị, khẻ kéo chị lại gần sát hơn:

        - Đàn bà con gái như chị Mai đáng lẽ không nên làm cái việc trần ai chỉ dành cho đàn ông thế này.

        Lại im lặng. Lát sau, một hơi thở ấm nồng phả đầy cổ tôi:

        - Tôi đành trả lời cái câu hỏi lúc chiều Phùng hỏi mà không bao giờ muốn trả lời... Người ấy chết rồi, chết trong một chuyến xe cũng lên biên giới như thế này nhưng chết với một con đàn bà khác, chỉ bằng tuổi con... Đã được tròn bốn năm.

        Câu nói đó làm đầu óc tôi se lại. Thảo nào mà đôi mắt lại buồn thế. Nhìn bề ngoài ai biết người đàn bà kiêu sa này lại có nỗi buồn không nói ra được như vậy. Niềm vui chóng quên, nỗi buồn dễ lây, tôi bất giác kéo chị lại sát người mình hơn. Chị ngoan ngoãn để mặc rồi từ từ áp mặt vào ngực tôi, áp nhẹ, mắt nhắm lại như ngủ, tin cậy, yếu đuối, bé bỏng, khuôn mặt nhìn nghiêng trong bóng đêm thật trẻ thật đẹp với cặp môi hé mở. Không kìm được và cần quái gì phải kìm, tôi cúi xuống đặt đôi môi khô nứt của mình lên cái hé mở thắm sâu và ẩm ướt đó với một suy nghĩ rất ư là chân tình rằng, đêm nay, ngay bây giờ, tôi một thằng cũng đang buồn, đang cô đơn sẽ bù trừ trở lại cho chị tất cả, bù dâng hiến. Bất ngờ người đàn bà vùng mặt ra khỏi ngực tôi, đứng dậy, nhìn tôi với cái nhìn của một cô giáo, lại như cái nhìn của một bà chủ, lạnh lùng, nghiêm khắc:

        - Cậu hiểu lầm tôi rồi, chàng trai ạ! Thứ nhất, tôi không phải là loại người mà cậu vơ lúc nào cũng có như mấy con bé làm gái rẻ tiền trong kia. Hai, khi một người đàn bà cô đơn đang có nhiều tâm sự thì không có nghĩa là người đàn bà đó sẵn sàng nằm ngửa ra cho cậu muốn làm gì thì làm.

        Say máu, đúng là say máu, lại nghĩ một cách võ đoán rằng, lòng vả như lòng sung, con mụ này thèm chết người đi rồi mà còn sĩ, vớ vẩn, cứ phải đốt cháy rụi cái sĩ dở người ấy đi thi mụ sẽ lại nhũn như con chi chi ngay, thậm chí còn cuồng nộ hơn bất cứ con đàn bà đang đói khát nào khác. Nào, đốt tí nhé, nhanh thôi. Tôi nhào đến, ghì chặt lấy tấm thân mảnh gầy kia và định dằn xuống cỏ nhưng lần thứ hai chị ta lại vùng ra được và tiếp liền là một cái tát khá mạnh vào giữa mặt tôi nổ cả đom đóm.

        - Cậu lại nhầm nữa rồi. Tôi đang cần một trợ tá chứ không cần một người tình và nếu có cần thì chắc cũng không tới lượt cậu, cậu không thuộc cái gu của tôi. Xin lỗi nhé!

        Câu nói này làm thân thể tôi nguội hẳn. Nó đã chạm vào chỗ dễ bị tổn thương nhất của một thằng đàn ông xưa nay chỉ có chiến thắng chứ không hề nếm mùi chiến bại, và lúc này thằng đàn ông tự cho mình là kiêu hãnh ấy chỉ còn biết đứng im, trơ mắt nhìn, thở. Bà ta bước đến gần, đặt bàn tay nhẹ như lá xuống vai tôi, giọng dỗ dành:

        - Không sao đâu, tôi hiểu tuổi trẻ là thế nào. Tôi vẫn quý cậu, vẫn muốn cậu về làm việc với tôi, Mai mốt nếu cậu muốn, vô trong kia tôi sẽ giới thiệu cho cậu một cô bé còn trẻ đẹp hơn tôi nhiều. Tôi già rồi, đáng gì để cho cậu phải mất công. Vậy nhen!

        Giá mụ đừng nói câu này thì có khi tôi còn nghĩ lại nhưng một khi cái sự giả tạo, kệch cỡm, hoạnh tiền đã lên đến đỉnh điểm như thế thì...

        - Xin lỗi! Bà chọn sai người rồi. Tôi không quen đi hầu hạ một kẻ có cái miệng lưỡi rắn rết như thế. Hơn nữa, nếu được khuyên bà một câu thì câu đó sẽ là: Tốt nhất bà đừng có tìm ra chỗ vắng ngồi một mình như thế nữa, vì rất may cho bà đêm nay là tôi chứ vớ phải đứa khác, nó sẽ không để yên cho bà thở ra cái giọng dạy đời giả dối ấy đâu. Chào!

        Để mặc cho bà chủ đội xe hùng hậu đứng đó như một gốc cây im lìm, tôi bỏ đi một mạch về khu nhà trọ với tâm trạng thực sư chán ngán và có phần tủi hổ. Thì ra, rút cục lại tôi vẫn chưa hiểu quái gì về đàn bà, cứ tưởng mình có thể làm chủ hoàn toàn, có thể điều khiển được cảm xúc vui buồn của họ đề rồi chính họ lại điều khiển mình như một con nộm rơm rách mướp trên cánh đồng khô hạn.

        Tại khu nhà trọ nhung nhúc bọn buôn lậu qua các hẻm núi, khe suối, tôi đã nhận được một vài lời rủ rê đi buôn cùng, hơi nguy hiểm song kiếm khá lắm. Tất nhiên là tôi lắc đầu. Buôn lậu giống như đánh bạc trước sau gì rồi cũng chết mà tôi lại chưa muốn chết, tôi thật sự muốn làm lại cuộc đời theo kiểu của tôi. Còn kiểu nào, giữa đồi núi biên cương ngày giáp tết đến chính tôi tôi cũng chưa biết nữa nhưng chắc chắn là không có tiểu tiếc gì cả mà phải là đại cơ, và có lẽ cái đại đó trước sau gì rồi vẫn cứ phải dính líu đến vàng đến đá như một nghiệp chướng, một tiền định.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:14:14 pm »


*
       
        Tuy vậy trong gian nhà trọ nhung nhúc bọn tiêu ngạch ấy tôi cũng vô tình thu lượm được một thông tin dáng để lọt vào sọ: Thiên hạ lúc này đang đổ xô lên mạn Mường La vì nghe nói ở đó có rất nhiều vàng. Thì đi. Không cần rất, chỉ cần nhiều thôi là đủ tạo cảm hứng để đi. Ghé chợ mua kim chỉ, kiếm một miếng vải dai, Y hệt cái ông Giăng gì trong tiểu thuyết Pháp khi ra khỏi tù mà ông nhà văn tỉnh lẻ đã có lần cao hứng kể cho nghe, tôi lúi húi khâu một cái túi thật kín bên trong áo để nhét số vàng và tiền vào đó cho chắc rồi nhảy xe vượt 50 cây số đến toạ độ hy vọng. Nếu đúng như lời đồn thì sẽ hạ trại, hợp pháp hoá giấy tờ, chọn điểm, lập đội, sắm dụng cụ và a lê hấp, kiếp bưởng trưởng phu bãi lại bắt đầu.

        Nhưng, sau một hồi trinh sát nghe ngóng, thậm chí lặn lội lên tận bãi, lang thang, sục sạo chỗ này chỗ khác đến cả ba ngày, chao ôi, hy vọng đã thành thất vọng. Địa hình hiu hắt, vỉa quặng mỏng tang, lại xấu nữa, bốc nắm vàng cám vừa được đãi trên tay cứ xin xỉn như màu cám gạo ẩm, bằng con mắt tạm gọi là tương đối có thâm niên nghiệp vụ, tôi biết chắc rằng vàng ở đây sẽ không tiêu thụ được ở bất kỳ thị trường khó tính nào, hoặc giả có tiêu được thì cũng chỉ là cái động thái vừa bán vừa cho, mất công.

        Dân đào bãi lại kháo dọc sông Đà có nhiều vàng lắm, chỉ phải cái khai thác hơi khó thôi. Khó cũng đi. Đã mang xác đến đây rồi, khó thể chứ khó nữa cũng phải kịch mục sở thị một cú xem sao. Kể ra cũng là hoang khi dám bỏ ba chỉ vàng thuê riêng một chiếc Kole máy dầu để chạy thám thính dọc sông suốt một tuần. Thời buổi này muốn làm cái gì chả phải đầu tư, đến con điếm cũng phải đầu tư áo quần son phấn nghệ thuật làm tình huống chi là cái công việc liên quan trực tiếp đến kim tiền này, đầu tư một biết đâu sinh lợi được một trăm, một ngàn, còn nếu không, mất trắng, cũng không sao, coi như một kinh nghiệm.

        Dòng sông hung dử ngày cuối năm cũng bỗng trở nên hiền lành, xao xác khác lạ. Chả lẽ giống con người, cứ đến những thời khắc linh diệu mơ hồ này cảnh vật cũng có hồn có vía hơn như thầm thì nhắc nhở, rủ rê con người đang xô dạt kiếm sống ở mọi phương trời hãy mau mau trở về với người thân, với mái nhà nồng nàn mùi bánh chưng đêm trừ tịch của mình. Mà hôm nay đã là ngày 23, ngày ông Táo lên trời rồi chứ còn sớm sủa gì nửa.

        Sông thượng nguồn chảy xiết, nước đoạn trong đoạn đục, hai bên bờ toàn một màu xanh hiu hắt, chiếc thuyền con như trôi ngược dòng sông Mê về nơi chín tầng địa ngục. Toàn thân như tan chảy nhưng đầu óc lại sột sệt. Giữa cảnh sắc hư vô và mẩu đời hữu hạn trong tôi sao lại trái chiều nhau như thế, như không hề dính líu ăn nhập gì hết đến mọi đa đoan, khổ đau, tủi nhục của thân phận con người. Đã có lúc chìm giữa màn sương hoang vu trên mặt nước, tôi thầm ước mình được tan ra, biến mất như một hạt bui nước để ngày mai không còn lo lắng, trăn trở gì nữa về muôn vàn cái thống đau của kiếp người, của tôi, một kẻ có tiền án, đang bị đẩy ra ngoài lề xã hội ở đằng sau và quá sức mơ hồ chờ ở phía trước.

        Có lẽ với tâm trạng châng lâng, bảng lảng như thế nên cả tuần trời, dù đã chú ý ghé lên hàng chục bãi vàng không chỉ bãi nhiều người mà cả bãi vắng người suốt dải Mường Tè, Sìn Hổ mà con mắt khá nhạy cảm của tôi vẫn chưa tìm dược cái cần tìm. Vàng còn xấu hơn cả ở Mường La, mà lại toàn nằm ở trong nước, sát mép nước, múc cả trăm thùng cát lên cũng chả lọc nổi một bụm gọi là. Đây không phải là vùng vỉa của những bãi vàng mà thực chất chỉ là những làng Tòi ven sông, thứ làng du mục, manh mún, chiều tan sáng hợp, đâu đâu cũng chỉ có một màu vàng của cát, của da người, mắt người, của cây cỏ, cái màu vàng chết chóc trong một ngôi làng đang mang bệnh dịch hạch mà dân đãi chuyên nghiệp chưa bao giờ để mắt đến.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:14:51 pm »


        Tạm biệt Mường Tù, tạm biệt mảnh đất sơn cùng thuỷ tận mà có lẽ suốt cả cuộc đời này chắc sẽ không có dịp trở lại. Một lần nữa lại phải chán ngán nhổ neo. Nhưng để bù trừ, cái tâm hồn cằn cỗi và lở lác của tôi xuân này lại được một cú vi hành phương Bắc phiêu bổng và không thể nói rằng không có một chút ý nghĩa mới mẻ, khác lạ, thăm thẳm về cuộc đời, về con người và thiên nhiên. Thiên nhiên có thể xoa dịu, làm nhoà mòn đi tất cả và cũng có thể đánh thức dậy tất cả những gì ẩn chứa trong chiều sâu hóc hiểm của con người, ở tôi, có lẽ cả hai. Phải chăng, nói như cách nói của ông nhà văn già ở quê, đó có thể là một thứ hành trang phi vật thể nhưng vô cùng quý giá sẽ theo tôi đi hết quãng đời sau này, nếu còn có nó. Lạy trời!

        Trên đường làm nước mã hồi thất thểu, đi qua khu vực Lai Châu, một cảnh sắc tang thương hiện ra trước mắt. Cơn lũ quét thế kỷ vừa liếm qua đây. Nó liếm kỹ càng, tỉ mỉ và cuồng nộ đến nỗi cả một vùng đất chỉ sau một đêm kinh hoàng đã biến thành bình địa, chỗ nào cũng thấy nhà đổ, đất đè, người chết, ruộng vườn tan hoang như có cả một đoàn voi rừng man rợ vừa kéo qua. Những bóng người vật vờ đi moi tìm người thân trong những tiếng khóc đặc nghẹn. Thấp thoáng đó đây có cả bóng dáng những bộ sắc phục bộ đội, công an lấm bùn đất. Rút cục, vẫn chỉ là những bộ sắc phục này xuất hiện bên cạnh nỗi đau trong những hoàn cảnh hiểm nghèo, chiến tranh hay địch hoạ. Một cái gì đó như bản năng hoặc cũng có thể những năm tháng làm lính biên cương đã ăn vào máu, bất chấp có thể gặp nguy hiểm nếu một khi đụng độ những bộ sắc phục kia, tôi quyết định rời thuyền đi lên, cởi áo xông vào đám đông, cũng moi tìm, bới móc, cũng hô hét, vận sức cùng mọi người lôi đỡ từ trong đống đổ nát ra những thi thể đàn bà, trẻ con còn nóng hay đã lạnh. Người bị vùi nhiều quá, càng đào tìm càng phát hiện thêm. Mải làm, mặt trời lặn xuống bên kia sông lúc nào không hay. Công việc tìm kiếm cũng đã vãn, tôi thả người ngồi xuống, lúc ấy mới thấy toàn thân rã rời, lỏng lẻo, chỉ muốn hạ lưng nằm ngửa giữa đất trời ngủ vùi một giấc.

        Và tôi sẽ ngủ thật nếu như lúc ấy không có một tốp cả công an cả bộ đội quân hàm xanh lừ lừ đi tới. Bỏ mẹ rồi! Chắc lộ rồi, chúng đến tóm mình đây. Ai bảo, dại chưa con, cá nằm trên thớt còn đua đòi làm hiệp sĩ. Tôi định trườn nhanh theo mô đất ướt lỉnh ra phía sau rồi lao cắm ra sông thì tiếng nói của người đi đầu cất lên: “Anh kia, chờ một tý!” đã khiến tôi không thể không dừng lại và dầu có không dừng cũng không được, kiệt quệ sức lực rồi.

        Người công an thấp đậm, có mái tóc húi cua đi đầu đeo hàm đại úy bước đến cùng với một trung tá biên phòng, cả hai nhìn tôi lạnh lẽo, đúng cái nhìn của giám quản phòng giam đặc biệt:

        - Anh người vùng này hay ở đâu đến?

        Bắt đầu rồi đây, tôi nghĩ, và tốt nhất là cứ nói thẳng rồi liệu cơm gắp mắm:

        - Thưa cán bộ... (Chết cha rồi, sao lại Cán bộ như ở trong trại thế này) Thưa đồng chí, dạ báo cáo em... em là dân đi đãi vàng ở xuôi lên ạ.

        - Vàng ở Mường Tè, đây đâu có mà đãi?

        - Dạ, nhà có việc, em phải về nên mới đi qua đây

        - Vợ đẻ à?

        - Dạ, đẻ, đẻ ạ!

        - Có giấy tờ gì không?

        - Dạ, có... có chứ ạ, có đủ, có cả giấv của xã cấp nữa nhưng vừa rồi bị... bị sập hầm, trôi sạch ra sông rồi, em định kỳ này về xin xã cho làm lại.

        - Vậy anh có biết chúng tôi đi tìm anh để làm gì không?

        - Dạ, không!

        - Được, đồng chí trung tá biên phòng đây sẽ nói với anh.

        Ông trung tá bước lên, mặt mày trang trọng như sắp thi hành án nhưng, bất ngờ làm sao, thay vì nòng súng đen xì lại là một miệng cười hiền khô, nẻ toác cùng một cái xiết tay khá chặt, thô rám:

        - Thế này đồng chí ạ! (Tốt, đồng chí thì ổn rồi) Chúng tôi thay mặt nhân dân và chính quvền ở đây mời đồng chí về trụ sở đồn biên phòng để cho thân nhân, đại diện của hai mươi nhăm gia đình có người bị nạn được tỏ lòng cám ơn.

        - Về... về đồn ạ?

        - Đáng lẽ sẽ về uỷ ban nhưng trụ sở uỷ ban cũng sập rồi. Đồng chí vừa rồi đã nêu một tấm gương quả cảm, hết lòng vì dân, xứng đáng phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ, à mà đồng chí chắc đã từng là bộ đội chứ?

        - Dạ...

        - Đó, cậu thấy chưa - Ông trung tá quay sang vị công an - Mình nói có sai đâu.

        - Thì em cũng nói cậu ấy chắc chắn không bộ đội thì cũng là công an. Cám ơn chàng trai!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:15:14 pm »


        Lại một cái bắt tay nữa, tuy có mềm hơn, thì công an bao giờ chả mềm hơn bộ đội, nhưng chính sự va chạm này đã làm cho tôi tỉnh giấc vinh quang, một thứ cảm hứng rất dễ ru con người vào giấc ngủ. Về đồn bây giờ có khác gì tự chui đầu vào rọ nếu ở đó có một tay hình sự nào đó táy máy nhận ra. Tốt nhất là...

        - Báo cáo các anh, thấy người bị nạn thì xông vào, chuvện đó là bình thường, đâu cứ phái là bộ đội hay công an mới làm, vâng, các anh cho phép em đi luôn, chậm, sợ con vợ nó đẻ khó, không có ai nhảy mái nhà, lội xuống ao lại mang oán suốt đời.

        Ông trung tá cười to, để lộ cả một hàm răng ám thuốc vàng khè:

        - Cậu nghĩ thế là phải, không có gì kinh khủng bằng vợ vượt cạn mà chồng lại vắng nhà, nó chì chiết suốt đời, tôi đã trải qua rồi. Thôi thế cậu đi đi, khi nào trở lại nhớ ghé đây nhé! Bộ đội Cụ Hồ mình phải thế chứ.

        Còn người đại úy đầu húi cua lại vỗ vai tôi đến bốp một cái:

        - Mình là Lẫm, Lẫm lùn, chỉ huy đường sông, đến cứ hỏi, bắt cá nhậu đã đời một bữa nhé!

        Tôi vâng dạ lấy lệ rồi quyết định phải co cẳng phóng luôn xuống bến chứ nếu không cứ đứng đây bắt tay bắt chân một chập nữa có khi đến chính tôi, tôi cũng nhầm tưởng mình là công an, bộ đội thật mất. Thoáng chạnh lòng, nếu cuộc đời đừng rẽ ngoặt thì giờ đây biết đâu mình cũng đại uý, thiếu tá ngẩng cao đầu giữa nắng trời như họ rồi. Số kiếp chết tiệt! Chợt thấy có cái gì thiêu thiếu trong lồng ngực, luồn tay sờ vào, chợt giật nảy người. Cha mẹ ơi, toàn bộ tiền và vàng để ở túi trong đã biến sạch! Chắc trong khi tận lực đào bới, nó đã bứt khuy rơi ra rồi! Khốn nạn chưa! Đúng là làm phúc phải tội, có được một chút tôn vinh rổm mà cái giá phải trả đắt quá! Biết làm sao đây hở giời? ở lại tìm à? Biết chỗ nào mà tim và liệu có còn không mà tìm khi từ trưa đến giờ đã có biết bao người đi qua đi lại?

        Thôi, coi như của đi thay người, thì cứ nói an ủi theo kiểu nói của ông bà cho đỡ choáng chứ ở đời có ối đứa của vẫn vào như nước mà người vẫn khoẻ như vâm, dừng lại đây phút nào là nguy hiểm phút đó.

        Nhưng xuống bến, vừa định đặt chân lên mạn chiếc Kole thì có một tiếng bé gái gọi giật đằng sau:

        - Chú ơi...

        Tôi nhìn lại. Một cô bé người Thái chừng 13, 14 tuổi đang xăng xái chạy xuống, trên tay cầm một vật gì. Chắc lại một mo xôi hay mấy củ khoai của thân nhân người bị nạn muốn biếu mình đây, tôi nghĩ và xoay người bước lên. Lại tiếng gọi:

        - Chú ơi! Cái này có phải của chú không?

        Tôi trố mắt nhìn... Cha trời, cái quỷ gì thế nàv, không thể tin được, trên tay cô bé là gói vàng và tiền bọc trong miếng giấy ni long màu xanh của tôi!

        - Cháu... cháu tìm thấy trong đống đất.

        Cầm lại gói tiền, tôi bất giác nhóng mắt nhìn lên dốc: viên đại uý và ông trung tá cũng đang nhìn xuống, vẫy tay cười. Nhưng tôi lại không cười được. Không thể cười. Trước mắt tôi là một khuôn mặt bụi đất lấm lem nhưng đôi mắt lại rất trong như chứa cả bầu trời Lai Châu trong đó. Tôi nhảy xuống ôm lấy bé, dù không muốn nhưng giọng tự dưng cứ nghẹn lại:

        - Cám... cám ơn cháu! Nhà cháu có ai bị sao không?

        - Chị cháu chết rồi... Mẹ cháu được chú cứu thoát.

        Tôi lấy trong gói ra một tệp tiền không biết là bao nhiêu đưa cho bé:

        - Cháu cầm chỗ này về đưa cho mẹ.

        - Không, mẹ cháu nói cháu chạy theo đưa cho chú, nhớ là không được lấy lại của chú một đồng nào cả.

        - Nhưng cũng cần phải làm đám cho chị chứ?

        - Cháu không biết. Cháu về đây. Cháu chào chú!

        Không kịp để cho tôi nói thêm câu gì, cô bé quay người chạy luôn lên dốc. Nhìn theo tấm váy đen nhỏ xíu phơ phất ôm lấy đôi chân gầy ngang, xanh xao của em, tôi thấy tim mình thắt lại. Tôi chợt nhớ đến con Nết em tôi ngày nào, cũng đôi mắt ấy, dáng chạy ấy, cái nhìn trong vắt ấy... Cũng như con Nết, tôi biết rằng hình ảnh cô bé người Thái có tâm hồn thiên sứ này sẽ còn nằm lại trong trí nhớ của tôi lâu lắm.
Chiếc Kole nổ máy lao ra giữa dòng để làm một đường cua về xuôi. Và tôi không biết sẽ trôi đi đâu trong dòng sông cuộc đời này nếu như lúc ấy bác chủ chiếc Kole suốt ngày chụp chiếc mũ lông Trung Quốc có tai che sùm sụp nhìn tôi ái ngại:

        - Giờ cậu tính thế nào?

        - Cháu cũng không biết nữa.

        - Một tuần lênh đênh sông nước với cậu, thấy cậu là người hiền lành, sống có nghĩa có tình, tôi cũng quý. Giờ tôi chỉ có thê khuyên cậu một câu: nên vào Nam mà tìm việc. Trong đó đất rộng người thưa, việc làm dễ kiếm, con người thật thà hơn ngoài này. Thì hàng ngàn năm nay ông bà ta chỉ có Nam tiến chứ có ai lội ngược đâu. Tôi có một thằng cháu đang ở Tây Nguyên, mạn Đắc Lắc gì đó, cũng mới vào được đôi năm thôi mà nhắn tin ra nghe có vẻ ổn lắm.

        Đắc Lắc! Một cái tên mới thoạt nghe đã thấy xa tít mù khơi, một địa danh chỉ thấy trên sách báo, phim ảnh với những cánh rừng cà phê bạt ngàn và màu hoa dã quỳ nở vàng rực cả sườn đồi, thế thôi. Chả lẽ tôi, một thằng từ đồng đất đi ra bây giờ lại trở lại đồng đất làm cái kiếp lão nông tri điền ư? Như đọc được cái suy nghĩ u ám ấy, ông chủ thuyền nói thêm:

        - Vùng ấy người ta không chỉ sống bằng trồng trọt đâu, nó còn là cái vựa của gỗ quý, thú quý nữa.

        Thú quý à? Một tiếng nổ khẽ trong ngực. Vậy thì hợp tạng tôi. Cứ cái gì quý quý là được. Vàng quý, đá quý, thú quý, gỗ quý, gái quý... đều là quý hết. A lê, xin cám ơn ông bác, với thông tin cũng... quý này, cháu sẽ thử một phen lên đường, càng xa càng an toàn và biết đâu tại đó, đời cháu sẽ trộn sâu vào đất đồ cao nguvên, cũng đóng khố, cũng cà răng, cũng ở trần để vĩnh viễn không bao giờ trở lại đồng bằng, trở lại đất Bắc nữa. Khổ đau, vinh nhục thế đủ rồi.

        Hôm ấy đã là ngàv 27 tết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:18:35 pm »

       
24

       
        Cho chuyến xuất hành phương Nam được xuôn sẻ, tôi bỏ cả ngày 28 đi lần tìm mối quen cũ, cái gã thợ in đã bán đứng tôi ngày nào để đặt làm một cái giấy chứng minh thư giả. Thời nào cũng vậy, không có cái giấy hộ thân này là không có gì hết. Nhưng đâu có phải dễ đặt. Sắp tết, nhà nào cũng đóng cửa im ỉm không muốn dính gì đến đồ nghề nhất lại là thứ đồ nghề làm giấy tờ giả. Đói cả năm no ba ngàv tết. Giả cả năm thật đêm giao thừa. Cái triết lý tâm linh thuần Á Đông này đã quy định thái độ siêu thoát chốc nhát của họ chứ chả phải họ sợ luật pháp hay họ ghét sợ gì tôi. Thôi, em xin anh, anh tha cho để em còn nuôi vợ nuôi con, em sợ lắm rồi. Nó nằn nì. Tôi cũng nằn nì: Chỉ lần cuối cùng này thôi, mà chú làm cho tôi, chính cái mặt tôi chứ có làm cho ai khác đâu mà sợ. vẫn mếu máo lắc đầu. Bảo tôi đi kiếm địa chỉ khác đi, chỗ này nghỉ lâu rồi. Làm đi, tôi đã bắt đầu cáu, một tờ giấy mọn thôi, tao sẽ trả gấp mười lần. Ông anh trả một trăm lần, một ngàn lần thằng em cũng chịu. Tôi túm lấy ngực hắn, máu côn đổ trỗi dậy gầm gào: Một, nếu làm mày sẽ sống. Hai, nếu không, mày sẽ phải trả giá cho cái tội khốn nạn đã bán đứng tao bằng cách sẽ ra đi vĩnh viễn trước cái tết này. Mày biết rồi đó, tao không có thói quen nói chơi. Lời đe doạ ấy có lẽ nó đã nghe quen nên không tỏ ra quá hãi sợ nhưng khi nhìn lên mắt tôi, một con mắt sói đỏ nọc như đang vào cơn khát tình, nó bèn lập cập gật đầu. vẫn còn lắp bắp thêm: Một... một lần này nữa thôi đấy.

        Hai tiếng sau quay lại tôi đã có một tờ thông hành thơm phức có dán ảnh, dấu chìm dấu nổi đàng hoàng. Tất nhiên cái tên cái họ đã khác đi một chút, chút thôi chứ khác quá coi chừng đến tôi cũng không nhớ nổi: Hùng thành Hưng, Trần Văn thành Trần Quang, tóm lại Trần Văn Hùng thành Trần Quang Hưng, có ria thành nhẵn nhụi, tóc dài thành đầu đinh, mắt cướp thành mắt nai, thêm chiếc kính trắng sinh viên nửa thì đến bố tôi cũng không nhận ra nỗi. Nói chung ổn!

*

        Mùa đông ở đâu cũng buồn. Mùa đông Hà Nội càng buồn.

        Vì nó vắng.

        Hà Nội ngày 29 tết vắng lặng đến lạ thường. Đường xá như rộng ra, cây cối như cao hơn, nghe rõ được cả tiếng lá rơi xuống vỉa hè và bóng dáng những cư dân Hà Thành đi trên đường cũng khoan thai, dịu dàng hơn. Hà Nội bây giờ dân gốc chỉ còn một nhúm cụm lại ở mấy dãy phố kiểu như Hàng Ngang, Hàng Đào còn ngoài ra là dân tứ chiếng hết mà đã tứ chiếng là có nghĩa hầu hết đều từ các vùng nông thôn ra. Hồi nhỏ nghe bố bảo: Ông nông thôn đẻ ra bố nông thôn, bố đẻ ra con, con đẻ ra cháu, cháu đẻ ra... đều nông thôn hết. Thế là Hà Nội thoắt trở thành làng, làng thủ đô, đi ra đường, vào nhiệm sở cứ ong tai vì phải nghe giọng nói của đủ cả 65 tỉnh thành nhưng vẫn còn cái may là ba ngày tết ai về chỗ đó mà thắp hương cho ông bà ông vải nên Hà Nội mới có dịp trở lại vẻ thanh lịch, u trầm vốn có để rồi sau ba ngày lại chao chát chao chát đủ các loại giọng của cả 65 tỉnh thành.

        Ga Hàng Cỏ cũng vắng. Cái vắng trên một sân ga càng tôn rõ vẻ chia ly. Tôi chia ly ai? Ai chia ly tôi? Một người đi tiễn một người đi... Thơ của ai mà một lần nghe ông nhà văn già đọc nghe tội tình đến thế? Mua một tấm vé hạng bét đi Nha Trang, vì nghe bảo từ đây lên Buôn Mê Thuột là tiện nhất, tôi bước vào toa. Toa rộng thênh thênh, thoảng mùi nước đái, từ đầu đến cuối toa chỉ có hai người, thêm tôi là ba. Người thứ nhất là một ông trung niên, mặt đỏ gay, đang gục đầu xuống ngực ngáy nhọc nhằn, bọt sùi ra cả hai bên mép. Người thứ hai là một ả nhếch nhác mà từ vẻ mặt đến đầu tóc, chân tay đều đầy vẻ giang hồ. Một lão già bị con cái đuổi đi hay bị xã hội ruồng bỏ và một ả điếm không còn khách đành phải lang bạt về quê chờ ngày? Có vẻ là thế và cứ cho là thế, còn tôi? Một nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ dội lên khiến cái cổ bò tót của tôi cũng từ từ gục xuống. Và ngủ, ngủ ngon lành, ngủ không mộng mị, ngủ bù cho những đêm đi tìm vàng không được ngủ trong tiếng tàu chạy đều đều về hướng Nam.

        Tiếng còi vào ga khiến tôi tỉnh dậy. Ông già ngồi cuối toa vẫn ngủ, riêng ả nhếch nhác thì không còn ở đó nữa. Thoáng giật thột, tôi lùa tay vào trong lần áo... May quá, gói tiền vàng vẫn còn. Phải chăng vào giờ phút linh diệu thiêng liêng của đất trời, đầu óc, tâm hồn như được tắm rửa từ cao xanh huyền bí, kẻ xấu nhất cũng trở thành thánh thiện.

        Tìm một cái khách sạn bình dân kiểu như nhà trọ ở gần ga, tôi thuê một phòng đơn để ở hết ba ngày tết với giá chịu được: một trăm ngàn một ngày. Ngồi tàu thế đủ rồi, ngồi nữa có khi lại trở thành lập dị, thành dở hơi và như thế sẽ là miếng mồi ngon cho cánh an ninh đường sắt.

        Ngày tết, đến cả khách sạn cũng vắng. Trước con mắt tò mò và lộ rõ vẻ nghi kỵ của cô chủ khá đẹp chỉ phái cái hơi mập, tôi chỉ còn cách cười mà giãi bày như một thằng giả dối chuyên nghiệp: vợ chồng xích mích, chán, bỏ nhà đi cho nó biết mặt và xin cô cứ yên tâm, tôi sẽ là một người khách trọ dễ thương vào loại nhất quốc gia. Tưởng cười mà lại chau mày. Rõ ràng trước mắt cổ, một gã đàn ông đang không ngày tết bỏ nhà đi hoang thế này chỉ có là phường du thủ du thực.

        Vâng, du thủ du thực, nếu đúng là du thủ du thực thì ngay đêm nay cả cái thân hình mập mạp chắc là nóng him kia sẽ bị tôi làm cho be bét. Liếc nhanh vào vòng ngưc có ló ra một vệt trắng như mây non của cô, cười nhạt một tiếng, tôi cầm chìa khoá bước lên phòng.

        Phòng khá đẹp, có máy lạnh có bình tắm nóng đàng hoàng nhưng tôi không ngủ được. Lại không có thói quen đọc sách báo, nếu muốn đọc thì trên nóc tủ ai đó đã vất lại một đống báo cũ, thiếu gì, càng không thích trò nghĩ ngợi vẩn vơ, càng nghĩ càng rối tinh rối mù, nhức đầu lắm, tôi quyết định đi bách bộ ra bờ biển. Biển không đẹp, sâu hút, rác rưởi nổi dềnh nhưng con đường chạy ven bờ lại khá bắt mắt với những toà nhà cao tầng trát đầy nắng sớm, với những hàng cây râm mát được cắt tỉa đủ các hình thù tròn, méo. Nắng mỗi lúc mỗi gắt. Thật trái ngược với cái lạnh tê tái ngoài kia. Khổ! Có mỗi dải đất bằng cái lưỡi mèo so với thiên hạ mà lại chia ra hai, ba vùng khí hậu khác biệt thì thảo nào lòng người, tính cách con người cũng cứ tách ra, khó bề hoà hợp, như cái kiểu yêu đương vừa nóng vừa lạnh đến ghê rợn của người đàn bà xứ Huế kia.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:20:39 pm »


        Tôi cứ tha thẩn bước dọc mép sóng như một kẻ rỗi hơi, lại như một đứa sắp đâm đầu tự tử. Giữa bát ngát trùng khơi, tôi bỗng thành kẻ độc quyền đất trời, độc quyền cảnh vật, độc quyền nhưng không độc thoại, một mình thui thủi, vật vờ, phiêu lãng mà tịnh không có bóng một sinh vật nào khác ngoài con chó già nua xâu xí thỉnh thoảng lại phóng qua phóng lại, mũi hỉnh, lưỡi thò, hôi rình như để canh giữ mốc chủ quyền bất khả xâm phạm về biên giới biển.

        Lang thang mãi cũng mệt, tôi tìm một quán cà phê hiếm hoi dưới một gốc cây ngồi xuống. Chắc đây là một quán nghèo, có nghèo mới bán rốn cả ngày 30 tết thế này. Ly cà phê đá pha đặc quẹo uống trong cô đơn thấy đắng nghét. Chợt nhận ra bên kia đường có một nhà hàng trương biển Massage, tôi trả tiền bước sang với suy nghĩ xông cho ra hết mồ hôi độc cũng là để dọn mình đón tết rồi thây kệ những ngón tay con cái mặc sức mơn trớn, xoa bóp, cứ duỗi người làm một giấc thật sâu. Đó cũng là cái tật của tôi mỗi khi vào chỗ này là chỉ tranh thủ ngủ, còn cái khoản kia mà dân chơi thường hay gọi là zet zet gì đó là không bao giờ tôi dính tới. Cái gì ra cái đó, tắm là tắm, chơi là chơi, lồng hai thứ vào nhau có khác gì nhai món thịt giả cầy, nhờ nhợ, dắt răng. Cũng như tôi rất ghét cái đám Karaoke, vừa nhai xong, mồm miệng còn nhẫy mỡ, kẽ răng giắt thịt, dính rau mà lại ngoác mồm ra gào bắn cả nước dãi nước bọt thì có khác gì hiếp dâm âm nhạc của người ta, đến khổ!

        Nhưng sang tới nơi, một gã có vẻ là bảo kê, mặt mũi lì lợm, cánh tay săm một con trăn đang bạnh cổ há mồm nuốt một thân hình đàn bà loã lổ từ chỗ nào không biết xồ ra, mồm sặc sua mùi rượu:

        - Đi đâu?

        - Tắm hơi. Xoa bóp. Đủ chưa?

        Tôi cũng tưng tửng đáp lại. Gã phảy tay:

        - Đi đi! 30 tết ai còn bóp biếc gì. Dớ dẩn!

        Cái này thì gã nói đúng. Tôi cười vẻ biết sai, định quay lưng đi thì có một tiếng đàn bà the thé gọi lại:

        - Cậu gì ơi! Cậu muốn xoa à?

        Tôi chú mục nhìn: Cao chừng thước rưỡi nhưng nặng phải đến tám chục ki lô, mặc váy, bắp tay bắp chân thôi là cứ nần nẫn.

        - Vâng, chả lẽ vào đâv để khai hội?

        - Được, muốn xoa có xoa nhưng ngày tết, giá hơi mắc đó.

        - Mắc là bao nhiêu?

        - Ngày thường bốn chục, ngày tết một trăm, mà cũng là nể lắm đó.

        - Tám chục được không? - Tôi mặc cả đại.

        - Thôi thì chiều cậu, ưu tiên người ở xa đến.

        - Nhưng ai xoa?

        - Tôi.

        - Chị?

        - Thì nhân viên về quê ăn tết hết rồi, còn ai nữa.

        - Vậy thì, xin lỗi nhé, nhà chị phải trả ngược tiền lại cho tôi, chào!

        Tôi bỏ đi như chạy. Cha trời, để cho con mụ ấy mà xoa mà bóp có khi cả đời không dám đụng đến thịt mỡ. Hú vía!

        Trước khi về khách sạn, mà thôi, nói toác ra là về phòng trọ cho nó gọn, tôi ghé qua phiên chợ chiều ở đầu ngõ mua một thẻ hương, mấy đòn bánh tét, bó hoa, lạng giò, đĩa xôi, nửa con gà luộc sẵn, gói lạc rang, chai rượu nhỏ... mang tất lên phòng, bày cả ra bàn, đâu đó bật nước nóng tắm gội thật kỹ một cái, lên giường nằm coi kênh ca nhạc trên Ti vi chờ giờ giao thừa. Trời đất quỷ thần ơi! Hát gì mà nỉ non, mà nhão nhoét thế này? Như khóc như than như phèo như phọt, xì hơi, căng dướn, ngoác mồm ngoác miệng, vết hầu giơ ra, răng hàm giơ ra, cổ họng thụt ló, thỉnh thoảng lại nấc cụt giống hóc xương, thân hình thì gái cũng như trai, ẽo ợt, đồng tính, chật căng bó sát, nách hở, rốn hở, khe mông khe vú để ra cả đống, giậm chân giậm tay phong giật, kinh giật... kinh quá! Nhưng lại có tác dụng ru ngủ hoặc trốn vào giấc ngủ. Tôi ngủ một mạch bốn tiếng đến đúng 12 giờ, khi pháo hoa pháo bông nổ rầm rĩ trong truyền hình thì tỉnh dậy. Thoáng hụt hẫng. Giá như giờ khắc linh điệu này mà có tiếng pháo nổ râm ran tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới thì có phải xôm hơnkhông. Ngàn năm nay pháo đã nổ, quen rồi, nhập vào hồn rồi, ma quỷ thánh thần chia tay nhau ở đó, niềm vui nỗi buồn, hy vọng tuyệt vọng cũng giã từ nhau ở đó, một năm mới bắt đầu, nồng nàn, linh thiêng, bỗng một ngày không còn cái âm thanh thân thiết ấy nữa, tết cứ như cái tết giả, mùa xuân cứ như mùa xuân dối.

        Tiếng xe máy đồng loạt rú lên như phải bong ngập tràn ngoài kia. Cơ khổ, không có pháo, chắc bọn choai con đành dùng tiếng nổ bô xe để thay vào cho đỡ nhớ. Giao thừa, số người chết vì đua xe liệu có ít hơn số kẻ tử vong vì pháo? Không hiểu đã có nhà thông kế học nào lẩn mẩn tính thử một lần để đệ trình lên chót vót cao xanh chưa?

        Nhưng dù sao cũng đến giờ giao thừa rồi. Bước sang năm mới rồi. Tôi thêm một tuổi rồi. Mẹ tôi cũng thêm một...

        Tôi vội trở dậy, rửa qua mặt mày, đốt mấy nén hương cắm vào đòn bánh, mang bàn ra ban công, mặt hướng về phương Bắc, chắp tay lên ngực, rồi thực hiện cái động tác mà từ bỏ tôi đã rất ghét, thậm chí thấy người khác làm tôi còn phì cười, đó là lời khấn, khấn thầm:

        “Mẹ ơi! Con đây! Con Hùng đây! Đứa con hư hỏng của mẹ đây! Con biết giờ này mẹ đanq tựa cửa ngóng con trở về nhưng đứa con bất hiếu của mẹ lại chưa thể trở về. Người ta đang săn đuổi con và con đang tìm cách săn đuổi cuộc đời để mai này nếu được trở về với mẹ con sẽ trở về với tư thế hoàn toàn khác. Cầu mong cho bố mẹ năm mới có được sức khỏe, bố hết ho, mẹ không còn đau đâu gối. Sáng mai mồng một, nếu ra thăm mộ em Nết, mẹ nhớ thay con thắp cho em một nén hương... Nết ơi! ở dưới ấy em hãy tha thứ cho anh và phù hộ sức khỏe và những điều may mắn cho bố mẹ. Anh hứa mai mốt sẽ trở về với em, sẽ xây cho em một khu mộ thật đẹp, mặt hướng ra sông, nơi em thường ao ước được tung tăng bơi lội..!

        Trong đêm khuya xứ lạ, dường như con Nết đã nghe thấu hiểu được lòng tôi, mấy nén hương bỗng nhiên bùng cháy sáng rực. Và nó sẽ còn hoá đến gốc nếu như đúng lúc ấy tiếng cô chủ ở tầng dưới không hót vóng lên:

        - Cái anh kia làm gì ở trên ấy? Muốn đốt cháy nhà tôi à? Dụi đi!

        Thì dụi. Lửa tắt. Cả bóng đêm dày đặc và mênh mang phủ chụp xuống toàn thân tôi, đầu óc tôi, cuộc đời tôi. Mù mịt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:22:00 pm »

       
*

        Luôn hai ngàv sau đó tôi khoá trái cửa nằm tịt trong phòng, lơ mơ thức lơ mơ ngủ, đầu óc lúc trì nặng lúc lại châng lâng. Thức ăn đã có mấy đòn bánh tét, nước uống có sẵn trong vòi, chả cần phải vác mặt ra đường. Và vác làm gì khi phải chứng kiến những giây phút đoàn tụ của thiên hạ, của những đôi trai gái dắt tay nhau đi dọc bờ bãi, miệng cười thắm tươi như thiên đồng ngọc nử. Thế là tôi không có tuổi trẻ. Tuổi trẻ tôi đã bị đánh cắp, hoặc là tôi đã tự đánh cắp đi của chính mình? Nhóc con đã đi thuỷ lợi, biết thế nào là giá trị đồng tiền thì đi buôn, lớn lên đi lính, hết lính về vào tù, ra tù làm bưởng trưởng, tối mắt tối mũi, chả lúc nào có chút thảnh thơi để được nhâm nháp cái tuổi trẻ hồn nhiên, mơ mộng. Tôi là một thằng bé già trước tuổi. Chưa đến tuổi ba mươi mà đã sống cuộc đời dày dạn của người sáu mươi.

        Thời gian trôi qua quá sức nặng nề. Tôi đang cầm tù chính tôi trong một khoảng tự do có thể. Cái tôi sợ nhất lúc này là tiếng gõ cửa kiểm tra giấy tờ khách trú của mấy ông mấy bà công an hộ khẩu thích hiểu diễn vẻ mẫn cán trước cấp trên song thật may lại chẳng có tiếng gõ nào. Năm cùng tháng tận, đất nước sang xuân, phải chăng điều đó cũng đã làm cho những con mắt nhìn đâu cũng thấy tội phạm chợt dịu mềm đi.

        Nhưng rồi vẫn có tiếng gõ, một tiếng gõ rụt rè nghe như tiếng gió đập. Cửa mở, một đôi mắt trẻ thơ đen lay láy hiện ra cùng tiếng nói xứ biển nhõng nhịu:

        - Chú ơi!... Má cháu nói mời chú xuống ăn cơm.

        Xúc động nhẹ nhàng, tôi xoa đầu bé gái có khuôn mặt giống mẹ như đúc:

        - Cháu ngoan lắm, nói với má chú cám ơn nhưng chú lại vừa ăn rồi.

        Cô bé nhìn chăm chăm vào mặt tôi một chút rồi chạy xuống. Tiếng chân con trẻ trong gian nhà hoang lạnh nghe rộn ràng như một nét nhạc vui. Tưởng thế là xong, là lại được chìm trong lơ mơ ngủ lơ mơ thức mặc kệ sự đời thì lát sau lại tiếp một tiếng gõ cửa nữa, đỡ rụt rè hơn. Cửa mở, thay vì khuôn mặt đứa con lại là khuôn mặt người mẹ. Đôi mắt thiếu phụ đảo một vòng quanh phòng như thể xem có con đĩ nào ở cùng không rồi dừng lại ở cái đòn bánh tét đã được gặm nham nhở, giọng mắng mỏ vừa chát vừa ngọt:

        - Anh tự hành hạ mình thế này đấy à?

        - Xin lỗi, tôi không hiểu ý cô nói.

        - Cần gì hiểu. Nằm chết gí trong phòng, ăn uống lung tung, kêu xuống ăn cơm cũng không xuống, rồi nhỡ anh nằm chết thối ra đấy thì ai là người chịu trách nhiệm. Vợ chồng lục đục nhau là chuyện thường, việc gì mà anh phải đày đoạ mình như vậy?

        Nghe mắng mà mát cả ruột. Thì ra tôi đâu có cô độc toàn phần, vẫn có người lo lắng cho mình đấy chứ. Cả bốn tám tiếng đồng hồ không được nghe giọng phụ nữ, giờ được nghe như có cả dòng thác sơn lâm xôi chảy vào người.

        - Cười gì mà cười, tôi nói thiệt đó. Giờ anh có chịu xuống không?

        Một chút lọc lõi nhén lên, tôi thả một câu thăm dò:

        - Xuống đâu?

        - Xuống ăn cơm ngày mồng hai với má con tôi.

        - Thế anh nhà đâu?

        Lần này không còn là thăm dò mà hỏi thẳng. Một bóng tối bay qua đôi mắt vốn dĩ sắc sảo.

        - Nhà tôi mất rồi. Mất vì chất độc khi đi vô rừng kiếm trầm.

        - Xin thành thật chia buồn với chị - Tôi tự lấy làm lạ với chính câu nói mang đầy chất lễ nghi bài bản xưa nay không hề có ở mình - Xin chị và cháu cứ tự nhiên, tôi ăn rồi thật mà. Lát nữa ăn xong, tôi sẽ xin phép được xuống ngồi chơi uống nước, tiện hơn. Xin lỗi, tôi cũng hiểu thế nào là cái tế nhị khi người phụ nữ ở một mình, nhất lại là một phu nữ đẹp như chị.

        Hình như có sắc hồng đậu vào má, đôi mắt dao cau nhìn tôi giây lát rồi nhìn xuống:

        - Vậy cũng được. Tôi chỉ lo anh... Dù sao tôi cũng là chủ nhà và anh là khách của tôi. Lát nữa mời anh xuống dùng trà, có trà Thái con bạn nó mới gửi vô đây.

        Thái ư? Đó chính là mảnh đất đã nảy nòi ra tôi mà tôi đang cố không nhớ đến, cô nàng biết không? Nghĩ vậy song tôi lại cười, gật đầu. Chừng 9 giờ, tôi định xuống để ít nhất là được đốt cháy một buổi tối lê thê hoăc giả... biết đâu, nhưng lại nghe dưới đó có tiếng nói cười rôm rả vọng lên nên lại thôi. Cô ta đang có khách, xuống làm gì. Ngủ!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:23:12 pm »


        Nửa đêm trời chuyển lạnh, tỉnh dậy, thoáng giật mình khi từ khung cửa một vệt sáng nhỏ hắt vào. Ơ hay, rõ ràng mình khoá lại rồi kia mà, sao nó lại hé ra thế này. Hay là... bỏ mẹ! Tôi vội lùa tay xuống dưới gối... may quá, của nả vẫn còn nguyên, nóng hổi. Lùa tay cái nữa thì bất ngờ đụng vào một vật thể gì mềm mềm, mát như thạch. Tôi choàng dậy và... nhủn cả người: Cô chủ đang ngồi cạnh, phía đầu giường, tóc buông xòa, như hồn ma bóng quế, bộ váy ngủ khoác trễ nải, thân thể đang toả ra mùi hoa hoàng lan thơm thoảng. Thật hay mơ đây? Tôi cấu mạnh vào đùi. Hình ảnh ấy không biến đi. Tôi định ngồi lên thì một lát thạch khác mát hơn đã ấn nhẹ tôi xuống và liền đó là một hơi thở thơm phức mùi bạc hà phả ngay vào mặt:

        - Tôi... tôi đây. Chờ hoài... mà không thấy xuống? Khiếp, ngủ gì mà say vậy...

        Thì ra cô nàng đã ngồi đây từ lâu nhưng chờ tôi tỉnh giấc mới lên tiếng. Thế là rõ rồi. Giờ tôi chỉ cần quờ tay ra là ôm trọn được cái thân thể nóng hổi đang khát thèm cháy bỏng kia nhưng lạ quá, rất lạ, đây có lẽ là một ca hy hữu mà một kẻ đa dâm đa tình vô độ như tôi chưa hề nếm trải: Tôi vẫn nằm im, bất động, ngửa mặt nhìn lên trần nhà, tay chân duỗi thẳng, mặc kệ cho những lát thạch trơn như rắn kia bắt đầu trườn bò, mon men vào khắp các ngóc ngách thân thể. Trườn cả lên môi tôi bằng một nụ hôn gượng nhẹ, vấp váp. Tôi không hôn lại. Hình ảnh nhớt nhầy của người đàn bà xứ Huế cách đây mấy ngàv đã chặn chát vào giữa hai bờ môi. Xê ra! Tôi quay mặt đi. Tôi không thể cứ đi làm cái thằng đĩ đực, làm cái trò giải trí cho mấy con đàn bà no nê rửng mỡ các người mãi được.

        Giọng đàn bà Nha Trang dạt dào như sóng:

        - Tôi... tôi biết làm thế này là không phải nhưng... (Một tiếng nấc nhẹ) nhưng... ba năm nay rồi tôi không...

        Ba năm hay ba mươi năm thì cùng kệ xác cô. Tôi còn cả cuộc đời khốn nạn chưa biết thế nào trước mắt kia kìa. Ba năm... Để rồi cô lại giở trò dền dứ như đười ươi nhử mồi và sau đó là một giọng dậy dỗ thối không ngửi được hoặc sau khi thoả mãn, cô lại ráo hoảnh quay mặt đi coi tôi như một thiết bị giải quyết sinh lý không hơn không kém chứ gì? Còn lâu nhé! Nếu vậy thằng này chỉ cần bỏ ra trăm bạc là có liền tắp lự, mà có khi còn hứng cảm hơn. Thì vẫn là độc thoại, vẫn là nghĩ trong đầu chứ nói ra lục cục lịch kịch lắm, không quen, nhiều khi cái lưỡi vụng về, thô kệch nó lại phản ngược lại mình. Mà đã không thoát ra được thì ắt nó sẽ thành táo bón, vón cục. Một ý nghĩ độc địa muốn trả thù bật lên. Ít nhất là trả thù cho suốt mấy ngày tết cứ phải tự giam lỏng mình một cách thống khổ thế này. Không trả thù được vào cuộc đời thi tôi sẽ trả thù vào chính thân xác của con đàn bà đang oằn oại đòi... trả thù kia!

        Nghĩ thế tôi vùng người chuyển cô ta xuống phía dưới, không cởi không tháo gi hết mà xé, xé rèn rẹt từng cái một, bắt đầu là váy, tiếp liền là nịt ngực và cuối cùng là chiếc sịp màu đen. Một bức tượng khoả thân bằng thạch cao trắng sáp lồ lộ trước mặt tôi. Bức tượng phập phồng, run rẩy, đùi cuộn, ngực cuộn, hai mắt nhắm nghiền, đôi chân hơi dạng ra, đón đợi... Bức tượng ngày xuân, bức tượng đêm mồng hai tết, ánh sáng ma trơi, gió thổi lay rèm, dra giường ghì gọi. Chỉ chờ có thế, tất nhiên cũng phải nén chặt tiếng hộc thèm thuồng của con thú trong mình, tôi ngồi dậy, ném lại một câu nói mà người đời thường gọi bằng đểu giả:

        - Hết hứng rồi. Tồi cần ngủ mai còn đi.

        Rồi đi ra cửa sổ đốt thuốc rít từng hơi như nuốt thèm. Phía sau, nhìn qua gương, tôi nhác thấy đôi mắt kia đang nhướng lên ngơ ngác, hẫng hụt và cả đau đớn, tủi nhục. Lặng phắc... Có tiếng sóng vỗ vô cảm vào bờ. Lát sau bật lên một tiếng nói như khóc:

        - Đồ độc ác... Đồ khốn nạn...

        Rồi bước chân đi như chạy xuống bậc cầu thang. Khôn nạn à? Thế vẫn còn là nhẹ! Đáng lẽ cô còn phải đập váy vào mặt tôi kia, xin lỗi. Nhưng cái này mới thật là khốn nạn này, khốn nạn ngoài sức tưởng tượng của cô chủ nhà nghỉ, đó là con người cô ta biến rồi nhưng tấm thân loã lồ của cô vẫn còn hiện nguyên si trên giường, chính chỗ cô vừa nằm, hai cặp đùi vẫn hơi hé dạng hiện rõ một khoảng âm u, hun hút. Nhắm mắt lại, cái loã lồ vãn không mất đi, thậm chí còn căng nhức hơn. Cuối cùng, để thoát khỏi sự ám ảnh rất không đúng lúc đó, cũng là để nhẹ người và cả nhẹ lòng, tôi đã tháo quần lẩn mẩn làm một động tác mà nếu lúc này cô ta nhìn qua lỗ cửa phát hiện ra thì chắc chắn là sẽ phát điên, động tác của những thằng đàn ông xa nhà quá lâu mà không có đối tượng để giải toả... Bởi không một con đàn bà nào có thể chịu nổi sự ê chề khi thằng đàn ông đã tàn nhẫn khước từ mình để rồi lại vay mượn chính thể xác ảo của mình mà chìm sâu vào sự hứng khoái tự sướng. Ôi chao, muốn giữ được cái giá của một con đưc, dẫu cái giá đó là dưới âm, nhiều khi thằng đàn ông cũng phải khốn khổ, nhọc nhằn như thế đấy.

        Sáng sau tôi khăn gói đi sớm. Cô chủ không xuất hiện, đứng ra thu tiền và kiểm tra phòng là một người đàn bà có cái nhìn càu cạu như thế: Vậy là thoát nợ!

        Mồng ba tết, ngoài đường vẫn còn im vắng. Thành phố biển dường như vẫn còn say nồng trong giấc ngủ. Đi được một đoạn, bát giác nhìn lại, thoáng thấy sau một tấm rèm màu hồng trên tầng hai hình như có đôi mắt thật buồn đang nhìn theo... Bước chân tôi thoáng vấp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 09:25:25 pm »

       
25

       
        Ra bến, nhìn thấy chiếc xe có dòng chữ Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh đầy ấn tượng đang nổ máy, tôi bỗng ngần ngừ một thoáng. Cái thành phố phương Nam rực nắng và có nhiều thú chơi hấp dẫn này tôi, một gã trai đồng rừng chính hiệu mới chỉ được nghe nói nghe đồn chứ chưa một lần được đặt chân đến. Rồi người ta bảo từ đó có thể đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Cần Thơ và một vài địa danh khác đều hay ho hết. Nhưng đây đâu phải lúc tôi cần cái hay ho, cái đó để sau, còn nhiều dịp nếu ông trời ông ấy không hại, cái tôi cần bây giờ là một nội dung tồn tại.

        Và còn cả điều này nữa, nếu tôi đi Sài Gòn và cứ đà đó lang thang khắp nơi, gặp đủ các cảnh đời thì rồi không biết những dòng chữ mà giới cầm bút thường gọi là tự truyện này của tôi sẽ còn lôi thôi, lếch thếch làm khổ mắt người đọc, nếu may mắn có người đọc, đến bao giờ. Đó là còn chưa nói, vẫn là lời của ông nhà văn già phố núi suy gẫm, đã là tự truyện thì bao giờ cũng lắm chuyện, mặc sức thêu dệt, tha hồ tôn vinh mình nói xấu người khác, nói phét nói độc tới trời người ta cũng phải chịu, tự truyện tự kể, bố ai biết ma ăn cỗ chỗ nào mà lần.

        Tốt nhất là nhằm hướng cao nguvên, một vùng đất hứa, a lê hấp, thẳng tiến!

        Cũng là đường lên núi nhưng đường lên núi ở đây dễ chịu hơn đường lên núi ở ngoài kia nhiều. Ít quanh co, ít cua tay áo, van vát, mịn màng, rộng rãi hơn. Thành ra đường lên mái nhà Tổ quốc, thì nghe người ta ví von thế, lại như đường đi ngắm cảnh. Không phải nhà trồng trọt và cũng rất ghét nghề trồng trọt nhưng tôi cũng phải thừa nhận rằng đất đai ở đây trời ban cho quá nhiều ưu đãi. Đặc quánh, tơi xốp, vàng rộm, đỏ gan, có cảm giác chả cần chăm sóc gì, chỉ cần chôn hạt xuống là cây cối cứ tha hồ nảy mầm, lớn lên, vươn cao, xoè tán, xanh mướt, vâm vam. Như những đồi cao su, cà phê, tiêu, điều... trải dài đến tận chân mây cuối trời kia. Rồi thông nữa, thông hai lá, thông ba lá, thông reo trên đầu, thông reo dưới thung lũng, vi vu vi vu... lao xao bất tận.
       
        Thị xã Buôn Mê Thuột, thủ phủ của Đắc Lắc, cũng có ngườị gọi là Buôn Ma Thuột, hoăc chỉ gọi tắt là Buôn Mê nhưng đều có cái gì gợi nhắc đến chất thần giáo, u tỳ, bảng lảng, mong lung phả vào.

        Vừa ra khỏi đám mây bao cấp ảm đạm nên Buôn Mê còn ngổn ngang, bừa bộn và lèo tèo lắm. Nhưng để bù lại, Buôn Mê có những con phố thật êm đềm, mộng mơ với những quán cà phê xinh xắn, một đặc thù của thủ đô cà phê trong cả nước này. Bầu trời Buôn Mê xanh biếc như mặt hồ có rất ít mây. Gió thổi dào dạt. Nắng vừa đủ ấm, sóng sánh như mật ong rừng, không rát bỗng cũng không oi nồng. Đàn ông thì vạm vỡ, đen mun, bộ đồ Kinh đan xen với những bộ đồ dân tộc đủ màu. Đàn bà con gái nơi đây không thật đẹp, ít nhất là so với Hà Nội, Nha Trang hay với cả Thái Nguyên nhưng hiền hoà, chân chất hơn. Má cô nào cũng hồng tươi, thân hình cô nào cũng mập mẩy, không cao quá không thấp quá, rất vừa một vòng tay ôm. Thì là tôi cứ tưởng tượng ra thế.

        Kiếm một quán vắng, tôi ghé vào gọi một cốc cà phê đá để được yên tĩnh nghĩ ngợi một chút. Cà phê ở đây pha ngon quá thể! Đặc quẹo, nâu sánh, có chao nghiêng vệt nâu ấy vẫn còn vướng vít lại trên thành cốc. Mới uống vào thì đắng, để lâu nó lại ngọt, lâu chút nữa nó lại vừa ngọt vừa đắng, đang mệt, chỉ cần chạm đầu lưỡi vào cái màu nâu huyền diệu đó là toàn thân đã thấy châng lâng nhẹ bẫng.

        Ra khỏi quán, chỉ cần một thông tin rất chi là ân cần của ông xe ôm đậu gần đó là tôi đã có thể thuê được một căn phòng hai chục thước vuông trong ngõ nhỏ nhưng lại nhìn được ra phía quảng trường, nơi có một chiếc xe tăng. Phòng giá rẻ, có bảy chục ngàn một ngày đêm, nhưng một tháng cũng mất tới cả triệu rưởi chứ đâu có ít ỏi gì. Không sao, đất lạ quê người, bước đầu thế là ổn.

        Tắm táp, giặt rũ xong, chợp mắt một lúc, trưa mò ra đầu ngõ làm đĩa cơm sườn năm ngàn cũng tạm gọi là ấm bụng, ấm thôi chứ muốn no, sức tôi phải chơi ít nhất là bốn đĩa, chiều mò ra chợ làm động tác trinh sát thực địa bước đầu.

        Chợ cao nguvên khác hẳn chợ đồng bằng. Ngoài những thứ đồng bằng thường có như cá thịt, rau quả, mắm muối... tất nhiên, nơi đây người ta còn bán mua đổi chác những con thú nhỏ như rùa, rắn, tê tê, ba ba, kỳ đà... Đây mới là mặt hàng cốt tử mà ở đó, các cuộc trả giá, cãi vã, cò kè, thậm chí cả nổi điên nổi đoá cũng nương theo mấv chú bò sát lành hiền nằm chen chúc, rộn rạo trong thùng, trong rọ, trong bao tải, lổm ngổm bò ra cả bên ngoài đó mà rộ lên.

        Tôi xà xuống một chỗ như thế, cất cái giọng lành hiền nhất có thể hỏi một anh chàng mặc khố, áo ghi lê thổ cẩm màu đỏ:

        - Anh bán hay mua?

        - Bán chứ. Mày không có con mắt à?

        - Bán cho ai mà nhiều thế?

        - Bán cho người mua.

        - Thế mua rồi họ mang đi đâu? Xuống Sài Gòn à?

        - Mang ra Bắc, mang lên biên giới, bán sang Tàu.

        - Sang Tàu?

        Cậu chàng xếch đôi mắt như thú hoang nhìn ngược lên tôi:

        - Mày có mua không mà hỏi nhiều thế, điếc cái lỗ tai tao.

        - Mua chứ - Tôi cười, rút một điều thuốc lá cắm vào đôi môi thâm xì của anh ta - Nhưng trước khi mua phải hỏi cái đã.

        - Thuốc mày nhạt thấy mẹ nhưng thơm. Hỏi gì thì hỏi đi, tao đang bận.

        - Thế bên Tàu họ không có thứ này à?

        - Có thì còn mua làm gì? Cái sọ mày sao ngu qúa!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM