Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:16:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hùng Karô  (Đọc 22036 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:42:12 pm »


        Thằng Khánh gọi vổng vào trong:

        - Nhàn!

        Một con bé chừng mười bảy, mười tám tuổi, trẻ măng, mắt hay nhìn xéo, không đẹp nhưng ăn mặc te tua, hớ hênh giống dân da đỏ để lộ những thớ chân, thớ tay tròn trịa, rám nắng chạy vào, giọng nói như chim:

        - Ông chủ gọi cháu?

        - Cô đâu?

        Dạ, cô nói xuống bản ạ.

        - Lại bản? - Nét mặt Khánh thoáng tối lại - Đúng là ăn no rửng mỡ! Nghe đây, tao có khách, khách quý, trưa nay làm mấy món thú rừng để nhậu.

        - Dạ! Để nhậu, rõ!

        Cô bé nhìn xéo vào mặt tôi một cái nữa rồi đi ra, mông đùi chuyển động như chồn như cáo.

        - Ai đấy? - Tôi hỏi - Cháu chắt ở quê à?

        - Cháu mẹ gì! Trên này là không có bà con họ hàng cháu chắt gì hết. Một con bé dưới bãi nhặt lên làm hầu gái

        - Đột nhiên nhe răng - Này, tao thấy nó hay nhìn trộm mày, nếu thích, đêm nay nó sẽ thuộc về mày, vẫn còn trinh đấy.

        Tủ rượu của nó làm tôi choáng ngợp. Không một thứ rượu đắt tiền mác ngoại nào được bày bán dưới phố, trong nhà hàng lại không hiện diện ở đây. Nó nhấc một chai X.O lùn, mở cái bốp, rót tràn hai ly bằng pha lê, nhếch mép, nâng lên, nói đúng giọng vua quan, hoàng đế:

        - Nào, chúc mừng hội ngộ! Chúc mừng sự kiêu hãnh nhà quê đã biết nhận ra sức mạnh kim tiền. Zô!

        Nhà quê! Ly rượu trôi qua họng đắng nghét. Mẹ mày, mày tưởng cứ ngựa nghẽo, rằn ri, ba toong, X.O là trốn được cái vẻ nhà quê của mày à? Nghĩ thì nghĩ nhưng mồm lại nhếch cười, cái cười xu phụ mà tôi biết rằng rất chán, rất hèn.

        - May mà có... ông (Định nói có mày) vô tình ra kịp chứ không thì hai thằng mặt sần kia đã...

        - Không vô tình đâu. Tai mắt của tao đã phát hiện ra mày từ hôm qua ở dưới phố kia, kệ, vì tao biết thế nào mày cũng mò lên. Sao, nghe nói con Nết mất rồi à?

        - Hôm nay là ngày thứ năm.

        - Tao xin lỗi vì biết tin muộn nên không kịp về đưa nó ra đồng.

        Hắn tiến đến bàn thờ, rút một nén hương châm lên rồi hơi lùi lại, với vẻ mặt chân thành thật sự, chắp hai tay khấn vái lầm rầm cái gì một lúc khiến lồng ngưc tôi chợt nghẹn lại. Khấn xong, hắn quay lại, mắt trừng trạo:

        - Nó chết là tại mày!

        Tôi im lặng, tưởng nó nhắc đến cái nguyên do bị rò tuỷ của con Nết, nhưng không, nó nói tiếp, căng giọng hơn:

        - Vì mày hèn, mày gàn dở, mày không dám xông vào rốn bão để kiếm đồng tiền về chữa trị cho nó, mày không đáng mặt làm anh, không đáng mặt thằng đàn ông.

        Vẫn im lặng. Thế gian đảo chiều. Mới hôm nào tôi còn dạy dỗ, mắng mỏ nó mà bây giờ nó lại xa xả mắng mỏ, dạy dỗ trở lại. Phải thôi. Hợp lý quá. Tiền mà. Thế mạnh của đồng tiền đang hiện lên ngay trong phong dáng, khẩu khí nó. Hiện lên ngay cả trong cách xưng hô ngược đời. Thằng đáng tuổi em thì lại cứ tao tao mày mày ngon sớt, thằng đáng tuổi anh lại không dám, chỉ rụt rè ông ông tôi tôi. Hô hô! Ha ha...

        Để cho thằng con trời lảm nhảm về đạo lý về nhân tình một chập nữa, tôi mới thủng thẳng:

        - Ông... ông nói xong chưa?

        - Bảo xong cũng xong, bảo không xong cũng không xong.

        - Chính vì thế mà tôi vác mặt lên đây cầu cạnh ông, xin làm lính, làm thần dân của ông, mong ông thu nạp.

        - Lính gì? Thần dân mẹ gì? Mày moi đâu ra được cái cách nói ngoại giao lại cái ấy, nghe ngứa cái lỗ nhĩ lắm! - Hắn lại quay ra - Nhàn!

        Con bé chạy vào, mắt lại nhìn xéo.

        - Ông lại gọi cháu?

        - Tiêm thuốc!

        - Dạ! Tiêm thuốc.

        - Cái con này, sao cái gì mày cũng nhắc lại thế hả?

        - Dạ, con có nhắc lại đâu.

        - Tiêm!

        - Thì đang tiêm đây.

        Sau tiếng càu nhàu nhẫn chịu, vẻ như đã quá quen việc, nhoáng cái, bộ bàn đèn có khắc hoa văn cổ và chiếc ống điếu do con bé soạn ra đã ghếch nòng đỏ lửa chờ sẵn chủ nhân. Thằng Khánh tháo giày ngả người xuống giường nhấc ống điếu đưa lên miệng. Một mồi lửa ga từ tay con bé tức thì được bắn thẳng vào nõ. Tiếng ro ro vang lên cùng với một mùi hương thơm thoảng, ngây ngây lan toả khắp lều. Chờ cho ông chủ rít xong, buông điếu, ngả đầu lim dim mắt, con bé khẽ chân lùi ra nhẹn và êm như một ả mèo, tất nhiên ả vẫn không quên nhìn xéo lên tôi một cái.

        Cái đầu có mái tóc dài cượp gáy trên giường ngóc dậy:

        - Làm một bi?

        Tôi lắc đầu.

        - Đời người mấy nả, có bao nhiêu cái khoái trên đời thì phải hưởng cho bằng hết để rồi ngày nào đó, pằng, một viên đạn thù hận xuyên thắng vào sọ, xong!

        Hắn ngồi dậy, chiêu một ngụm nước, súc òng ọc rồi nhổ toẹt ra ngay nền nhà, gật gù đi lại ngồi trước mặt tôi, vẻ mặt thận trọng như cái anh chuyên làm công tác tổ chức cán bộ:

        - Giờ nghe đây: Nghỉ ngơi ba ngày, vừa nghỉ vừa tìm hiểu công việc vừa chơi. Chơi gì ư? Mặc sức, còn phong phú, độc hơn ở dưới kia nhiều. Gái, rượu, cờ bạc, săn bắn, bàn đèn... máu nữa thì đánh đấm, sát phạt... thoải mái.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:43:32 pm »


        - Sau đó? - Tôi buộc phải ngắt ngang cái dòng cảm hứng mang tính thống kê về các ngón chơi của hắn.

        - Sau đó, mày, với tất cả những gì có được ở mày, mày sẽ chính thức làm chân phó cho tao, phó một, phó cai quản, phó điều hành, phó an ninh, mai mốt thạo việc, tạo được thế được uy, mày thay tao làm chủ luôn, tao nghỉ, tao làm việc khác, chả lẽ chôn vùi cả đời vào cái đám chúng sinh bèo nhèo, tham như vẹm,ăn bẩn như chó này mãi à? Không nhé!

        - Ông Khánh! - Tôi nói thật lòng - Lên đây tôi chỉ muốn làm một kẻ đào vàng bình thường để mong cuộc đời có khác đi chút gì chăng, còn tất cả những thứ kia, tôi không ham.

        - Lại hèn! vẫn hèn! Thôi, không bàn nữa, nhất ngôn... ngôn... cái gì xuất nhỉ? Tóm lại nhất ngôn đã xuất, tứ mã nan truy. Uống!

        Một tiếng xe máy nổ pành pành như đại liên bắn rát ào đến rồi xịch đỗ ngay trước cửa lán. Chỉ nghe tiếng xe cũng đủ biết chủ nhân của nó là một gã ngang tàng, bặm trợn như thế nào. Vậy mà không. Bước vào lán là một cô gái áo Pull, quần bò xé gâu, cũng mũ rộng vành, cũng kính mát gọng to, dáng dấp cao ráo, thân hình khói lửa, một khuôn mặt gợi cảm, đẹp, cái đẹp sắc lẻm, câng câng khiến cho người ta vừa muốn tránh xa vừa muốn tiến sát, đặc biệt cô có một đôi mắt xênh xếch theo kiểu người Tây Tạng khi nhìn cứ ánh lên vẻ kiêu sa, đáo để nhưng lại khá thân thiện. Tóm lại đó là một con cái hấp dẫn, một con công lấp lánh trăm màu. Cái lấp lánh đó càng được nhân lên gấp bội giữa cảnh đào xới ngổn ngang rừng núi đầy tà khí này.

        Rất tây, hay cố làm ra vẻ tây, cô tiến đến sát Khánh, hơi dướn căng bộ ngực cong vênh, mưng mẩy đủ để đôi môi chín mọng của cô chạm được vào môi hắn. Tiếng nói ướt rượt như cất lên từ trong mưa:

        - Khánh có biết em vừa đi đâu không? Không chứ gì? Em vừa làm một vòng đến tận thác Đét, đẹp ơi là đẹp, cái Cam Ly, Pren ở Đà Lạt còn chạy xa. Thèm quá, cởi bỏ hết quần áo, em ngâm người vào thác cả tiếng rồi mới về. Sao, Khánh thấy em có tuyệt không?

        - May mà không bị mấy thằng vận khố nó dằn ngửa ra giữa rừng thì mới thật tuyệt.

        Giọng hắn lạnh băng. Còn mặt cô gái lại tiu nghỉu nhưng liền đó rắn câng, tiếng nói cũng hết ướt:

        - Nói đùa, có một người tình như anh chán thật ấy. Ngoài tiền bạc lỗ lãi, đâm chém, giết chóc ra, trong bộ ngực ọp ẹp của anh chả còn cái gì sất, rặt vôi vữa.

        Cô vươn người ngáp dài một tiếng. Người đẹp đến cái ngáp cũng đẹp. Chính lúc đó cô phát hiện ra tôi, mắt chỉ hơi trớn lên một chút rồi khép lại ngay:

        - Ô, ai đây? Cậu lực điền thợ đấu nào đây? Hình như tôi chưa gặp? Cũng đẹp trai đấy nhỉ? Lính mới đến trình diện à?

        - Lính nào? - Khánh chau mày - Giới thiệu đây: Hùng, biệt danh là Hùng dê, bạn học, người cùng xã, một thời là tình địch, từ hôm nay sẽ cùng anh cai quản cái bãi vàng chết tiệt này. Em phải gọi bằng anh, anh Hùng chứ không phải cậu.

        - Yes se! - Bật lên một tiếng cười rất nghịch - Khánh vừa nói cái gì dê dê? Hùng dê à? Biệt danh hay nhỉ? Toàn bộ giá trị con đực đấy. Thôi, đôi bạn tình địch nói chuyện, em ngủ tý đây - Lại ngáp, nói như hát như ngâm - Ôi, thác Đét, thác Đét... thác gào thét, thác gợi tình, thác chỉ thiếu một Thuỷ Tinh, Sơn Tinh...

        - Biết? - Khánh hất cằm.

        - Có nghe sơ sơ.

        - Liên Disgan, Liên Carmen, một nhân vật của Merime sẵn sàng giết chết tươi người tình để đổi lấy tự do.

        Từ bên ngoài, cái gã cao hồi nãy chạy xộc vào, hớt hải:

        - Ông chủ... ông chủ...

        - Chủ cái con mẹ mày! Có gì nói luôn đi!

        - Hầm số 6 bị sập.

        - Thế là tiêu mẹ nó một vỉa rồi. Đồ ăn hại. Hiện có bao nhiêu thằng trong đó?

        - Khoảng ba chục ạ?

        - Ba chục mạng thì làm đếch gì phải cuống lên? Nói thằng đội 7 sang bới xác, lát tao đến - Quay sang tôi - Nào, anh bạn! Ra đấy để ngửi mùi một chút, mùi máu và mùi vàng bao giờ cũng đi liền nhau.

        Khi tôi và nó đến nơi thì cả ba chục thi thể nát nhừ đã được đặt nằm thành hàng trên mặt đất. Không chăn chiếu đắp phủ, không một nén hương thắp vội, không một giọt nước mắt, không một tiếng khóc vang lên. Những mắt nhìn tiễn biệt ráo hoảnh như thế: nay là chúng mày, mai đến lượt tao, chúng tao, bùi ngùi thương tiếc làm gì.

        Tiếng thằng Khánh như nhát thuổng xắn xuống đất ướt:

        - Báo cho người thân chúng đến mang về chôn cất. Mỗi xác chi hai cây vàng. Xác nào vô thừa nhận, mang lên đồi, đốt hay chôn, tuỳ!

        Ngày đầu tiên nhập cư làm dân đãi vàng của tôi đã trôi qua như thế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:45:35 pm »

       
11
       
        Một cái hang hẹp, sâu và dài như cái địa đạo thời chiến mà dân ở đây thường kêu bằng Hang Cổ nuốt gọn lấy hai thằng. Tất nhiên là thằng Khánh đi trước, dáng nó lúc thẳng lúc khom, thỉnh thoảng lại chửi tục một tiếng vì vấp vì chạm. Tối hun hút. Ngọn đèn đất gắn trên trán cũng chỉ hắt được một quầng sáng vàng vọt về phía trước chừng nửa thước. Càng vào sâu càng nhớp nháp, càng đi tới không khí càng ngột ngạt. Bắt đầu thấy khó thở. Lòng hầm hẹp dần có đoạn phải bò thậm chí phải trườn. Đó đây phía trước phía sau có nhiều tiếng ừng ực của sắt thép ngoạm vào đất đá xoáy lèn vào màng tai. Chốc chốc lại vang lên một tiếng nổ mìn phá đá tắc nghẹn như tiếng nấc cụt của thần đất nhưng cũng đủ làm rung chuyển đến tận ngách cuối cùng.
Đến gần, dưới ánh đèn, từng tốp từng tốp người hiện ra, chuyển động, ở trần, nhẫy nhụa, lầm lỳ, hổng hộc. Y hệt những đoàn quân thợ mỏ mà hồi nhỏ một lần tôi đã được chú một đứa bạn vốn là thợ đào lò Cẩm Phả dẫn đi chơi. Chỉ khác kia là đá, than đá còn đây là đất, đất chứa li ti những bụi vàng. Đất bửa xuống ào ào từng tảng từng thớ được nhồi vào thùng vào sọt chuyển lên, kéo ra, xàn xạt, hừ hự như có cả một cơn địa chấn hồng hoang nguyên thuỷ đang xảy ra trong lòng sâu địa tầng. Trận say cuồng mưu sinh này có khác gì với sự cuồng say của trận giặc. Cũng đổ máu cũng hiếu sát cũng nhào lên tụt xuống, cũng hy vọng và tuyệt vọng tận cùng.

        Càng đi hút vào trong hang càng mở ra nhiều xương cá. Mỗi xương cá là mỗi xương vàng. Vàng của đất của trời nằm im lìm ngàn năm, triệu năm trong thế thiên la điạ võng. Mênh mang mênh mang. Nhắm mắt lại, cái máu tham sâu thắm trong tôi như mường tượng ra mình đang tiến vào một khu kho cổ tích toàn vàng bạc châu báu mà sự lấp lánh của nó đang hiện ra chơi vơi, chập chờn, hư ảo như muôn ngàn đom đóm bay.

        Bỗng có tiếng gì nghe đổ vỡ đến ầm một cái như hai xe tảị húc đầu vào nhau rồi sau đó là im lặng. Im lặng ma quái. Và tiếp liền là một tiếng người thét toác ra như tiếng thú, đau đớn, lăn tròn, tạo sóng cộng hưởng lan toả khắp hang, méo đi, rú rền, hãi hùng như âm thanh của quỷ. Chắc là lại một sinh mạng nửa ra đi rồi. Tôi thoáng nhợn người. Nhưng phía trước thằng Khánh vẫn bước lầm lì, chẳng tỏ ra thái độ gì như thể cái chuyện này diễn ra là bình thường, ngày nào chả có.

        Đến một chỗ có vẻ cao ráo, thoáng đãng hơn một chút, thằng Khánh thả người ngồi phịch xuống, móc thuốc ba số định hút nhưng rồi lại nhét vào.

        Tiết học thực địa tạm dừng, giờ là lúc dành cho lý thuyết qua cuộc hỏi đáp giữa lòng sâu ẩm ướt. Nó nói như giảng đạo:

        - Để ý này, nẹp nào có cả đất, cả cát, cả đá cuội đen là vàng nhiều. Vàng ở đây được định giá là cao tuổi nhất nước, có khi nhất cả Đông Dương, chín tuổi chín. Trữ lượng của nó đo bằng tấn chứ không phải tạ. Cho nên cái anh Pháp là mê cái vùng này lắm, còn vẽ cả bản đồ, sơ đồ gửi về Paris nữa.

        - Nghe bảo người Pháp ra đi, hang đã bị bỏ quên chìm trong cỏ lậu hàng nửa thế kỷ, vậy ai là người đầu tiên đã tìm ra nó?

        - Mày hỏi xúc phạm nhỉ?

        - Ông?

        - Chả lẽ lại là mày?

        - Thế thì xin bái phục!

        - Khi mới đến tao có biết hang hốc gì đâu, chỉ cắm đầu làm thằng cửu vạn nhục như chó. Thế rồi một ông già người Dao do muốn trả cái ơn tao chữa cho cô con gái khỏi căn bệnh sốt rét ác tính đã đưa tao cái bản đồ rách nát, bẩn như hủi ấy. cầm bản đồ, tao một mình lặn lội đúng một tháng, rắn cắn hai lần, sốt rét ba ngày, ngã vực giắt cành cây suýt đi đời, đinh bỏ nhưng rồi lại nghĩ: Hang này là của người Pháp, tức là của dân tộc tao tìm ra thì tao, một hậu duệ của người Pháp phải bằng mọi giá để tiếp tục khai thác và thụ hưởng nên chỉ có một con đường là đi tới cùng. Mãi rồi cũng tìm ra.

        - Hang này dài bao nhiêu?

        - Không biết nhưng muốn đi hết phải mất hai ngày hai đêm.

        - Ông đi hết chưa?

        - Rồ à? Làm cái gì cũng vậy, đi một biết mười.

        Nó lại dạy dỗ mình rồi. Tôi cười nhạt trong bóng tối nhá nhem, vậy thì cho mày dạy tiếp:

        - Trong này hàng ngày thường có bao nhiêu người đào đãi?

        - Toàn Bưởng.

        - Là bao nhiêu?

        - Bưởng có từ hai trăm đến hai trăm ba mươi mạng tùy theo thời vụ, tỷ lệ là cứ một thằng ở trên phục vụ cho hai thằng ở dưới, vậy trong hang lúc nào cũng là trên một trăm rưởi, ở trên năm chục làm bảo vệ, vận chuyển, nấu nướng.

        - Cả vùng có bao nhiêu Bưởng?

        - Mày hỏi vùng nào? Nếu tính cả dãy làng Tòi dọc theo sông và các bãi mới hình thành thì phải hàng trăm, dân số lên hàng chục ngàn, hàng triệu, bằng cả số dân một tỉnh. Còn tính riêng khu bản Than này chỉ có chục Bưởng.

        - Và Bưởng ta lớn nhất?

        - Nói lớn không đúng (Lại chỉnh sửa) mà phải nói là hùng mạnh, là hoành tráng nhất. Còn các Bưởng khác chỉ là vệ tinh, là chư hầu, là tầm gửi, là ăn theo. Rõ chửa?

        - Chưa rõ! Đã gọi chư hầu là phải cống nạp chứ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:45:55 pm »


        - Vậy mày mới ngu! (Ái chà, nó bắt đầu chửi mắng mình rồi đấy, không sao) Quan hệ các Bưởng là quan hệ cá lớn nuốt cá bé. Không ai bắt nó cống nạp nhưng phải biết phận. Phát hiện ra miếng nào béo bở ngon ăn, tốt nhất là đừng có tranh giành mà có tranh cũng chả nổi. Chỉ một đêm là chỗ đó thành chiến địa và đêm sau tự khắc thuộc về mình. Còn nhân công? Mình đang cần quân để khai thác một vỉa mới, thương lượng, thương lượng không xong thì vây bắt. Nếu giở trò chống trả là ăn đòn đủ, thậm chí sạt nghiệp, bán sới. Chỉ cần vài thằng bưởng bị biến mất hay bị cáng vào trạm xá là những thằng khác đố dám ho he. Hồi đầu năm nếu mày lên sớm thì sẽ được chứng kiến một trận thư hùng có một không hai xảy ra giữa các Bưởng. Quần nhau suốt ba ngày ba đêm, súng nổ như vãi trấu, người chết không kịp chôn. Ba cái biệt danh tầm bậy như Thần Chết, Vua bãi... gắn với tao từ sau cú đó - Ngáp một cái rõ to, một cái ngáp chả ra vua ra thần tẹo nào - Hỏi gì nữa không? Về! Bắt đầu thèm bắn vài bi rồi đây.

        - Còn. Chém giết nhau dữ dội vậy mà công an, chính quyền họ cứ để yên?

        - Chả để cũng chẳng được. Bắt đầu họ quyết định giải toả, rùng rùng kéo lên gọi loa, đặt cự mã, phân loại, vung dùi cui muốn thiết lập trật tự, ra quy chế thuế má nọ kia gắt gao dữ lắm nhưng miết rồi, phần thiếu lực lượng, thiếu cả kinh phí, phần dân bãi hầu hết là cứng đầu cứng cổ, coi chết sống như bèo bọt, thì đó, đã có một ông đồng chí không hiểu vô tình hay cố ý thế nào mà bị xơi đạn vào giữa ngực, đưa được xuống phố thì chết, nên họ cũng nản, bàn tay pháp luật lỏng lẻo dần rồi buông trôi, giao cho từng Bưởng tự quản, hàng tháng xuống nộp thuế, đóng môn bài. Hồi ấy, nếu mày nghe đài, mà cái đầu đất của mày có bao giờ chịu nghe, chính thằng BBC cũng phải đưa tin nhắn lên là một tỉnh phía bắc Việt Nam đang có bạo loạn, oách không?

        - Quá oách! - Tôi đưa đà - Nhưng sao bây giờ mọi việc có vẻ yên ắng đâu vào đấy thế?

        - Sau, họ đưa cả quân đội, cả lính đặc công lên mới dẹp yên được. Rắn mặt với ai còn khả dĩ, rắn mặt với quân đội là chỉ có mà bốc cứt. Đến Mỹ đến Tàu họ còn chả ngán nữa là ba cái thằng cùn này. Thì mày cũng là bộ đội, mày còn lạ gì. Nhưng cũng chỉ là yên giả vờ, có dịp lại bùng lên cho mà xem.

        - Vừa rồi ông nói đến thuế? Vậy thuế nộp theo kiểu nào?

        - Theo đầu người, cố định, một người một tháng năm phân, dù đãi được nhiều hay ít.

        - Còn nội bộ mình, trả lương hay trả theo năng suất?

        Hắn cười ục một cái, phủi đít đứng dậy:

        - Mày càng nói càng ngu. Có khi phải xem lại cái chức phó Bưởng Trưởng sắp tới của mày có nên không?

        - Thì có ngu mới phải học thầy chứ.

        Tôi nói mà không tin ở cái giọng nhẫn chịu đến hèn hạ của mình nữa. Thây kệ! Qua sông đấm b... vào sóng. Chấp nê làm gì. Ngày xưa Phạm Lãi còn phải nếm phân Câu Tiễn để mưu đại sự kia kìa.

        Được thể, thằng con giời càng cao giọng, mà của đáng tội, nó cũng đáng để cao giọng thật:

        - Năng suất cái con mẹ. Đây không phải là chủ nghĩa xã hội, là doanh nghiệp nhà nước mà năng suất với chả năng... cái con cặc…. Trả lương đàng hoàng. Mỗi thằng mỗi tháng tao trả nửa chỉ, trúng quá đậm, tức là vàng về nhiều, cho thêm vài lai, thế thôi. Trả nhiều, chúng tưởng dễ xực, sinh nhờn. Thằng nào lười nhác, cáo ốm cáo bệnh, hoặc ăn cắp ăn nhặt, phát hiện ra, tao trừ sạch, nếu cần tống cổ về. Mẹ, về nhà có ăn cướp cũng chả được nổi một chỉ một tháng.

        Thế một tháng tổng thu của toàn Bưởng hai trăm nhân mạng là bao nhiêu? Một trăm cây, một ngàn cây hay hơn nữa và trong cái trăm cây ngàn cây đó, mày và con nhân tình hoang dại của mày nhét túi được bao nhiêu? Bao nhiêu? Tôi định thả một câu hỏi sát ván như thế nhưng nghĩ sao lại thôi. Tốt nhất là đừng dại chọc vào cái thùng diêm sinh ấy lúc này, mất cả chì lẫn chài như chơi.

        Tôi đứng dậy, đến lượt chính mình ngáp một cái to không kém:

        - Về! Nghe mỗi lúc một tý chứ nhét một lúc cả cục thế này vỡ mẹ nó đầu ra mất.

        - Còn là vỡ nhiều nếu muốn trụ được ở đây, nhóc ạ!

        Mẹ! Bây giờ lại là nhóc nữa kia đấy. Tốt thôi.

        Lên đến mặt đất, gió nắng ùa vào tỉnh cả người. Để ý thấy cái bóng chật chội của thằng Khánh xuất hiện đến đâu là ở đó tất cả cứ rạp xuống, rúm ró đúng theo kiểu thần dân rạp mình trước hoàng đế Ai Cập như tôi đã được coi trong phim.

        Đi qua một dãy hàng quán bày bán đủ các thứ linh tinh hệt một phiên chợ quê như gạo, mắm, hoa quả, rau xanh, đường sữa, rượu bia, thịt thà, tôm cua, đồ hải sản, băng hình, đĩa nhạc... tôi bỡ ngỡ dừng lại. Đúng là một phiên chợ lạ, một phiên chợ độc đáo chỉ có ở đây. Người bán không ra giá, kẻ mua cũng chẳng cần mặc cả, đưa ra lấy liền, nhanh gọn, thơi thoáng như là đã có xếp đặt sẵn hết cả rồi. Chỉ có cái khác là thiên hạ không dùng tiền mà dùng vàng, vàng cốm. Vàng không cân đong đo đếm, không ngửi nếm thật giả, chỉ ước lượng cái này một nhúm, cái kia một vốc, cái kia nữa một ca, một chén thế thôi. Vụn vàng kêu lạo xạo, bụi vàng vương xuống đất, cốm vàng giắt lên tóc, lên áo quần mà chả ai để ý nhặt nhanh, thu gom. Kẻ mua đều là đàn ông, kẻ bán đều là phụ nữ, người còn trẻ, người đã sồn sồn nhưng đều giống nhau ở một nét là béo tốt, gợi tình.

        Thằng Khánh nháy mắt rất đĩ:

        - Lực lượng hậu cần nhân dân của tao đó. Lúc nào cũng có mấy chục chị em tiếp lương tải gạo lên đây. Nắng cũng như mưa, không bao giờ lỡ. Ngày bán hàng, đêm bán... thịt, hai nghề.

        - Thịt gì? - Tôi buột miệng.

        - Thịt sống, thịt đùi thịt bẹn, thịt háng chứ còn thịt gì nữa. Cái thằng, mới tách khỏi xã hội có ít tháng mà đã lạc hậu như người tiền sử. Đêm nay mày muốn chén con nào, bảo, tao cho gọi đến, một phần tư chỉ vàng, quá bèo. Ô kê?

        - Tao không hứng.

        Tôi nói và bước nhanh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:47:09 pm »

       
12

       
        Từ ngày lên bãi tôi sinh tật khó ngủ.

        Khó ngủ không phải vì lạ nước lạ cái, không phải vì cường độ công việc quá nặng nề, so với hồi ở lò gạch trại T, đây đã thấm tháp mẹ gì, cũng không phải vì thương nhớ con Nết, phận nó vậy cũng là xong, sống thêm có khi còn khổ cho nó hơn, tôi khó ngủ chính vì thằng Khánh. Có bao giờ anh phải rơi vào một tình thế cùng ở với một thằng anh vừa trọng vừa khinh? Có. Tôi đấy. Tôi trọng cái trí lực, năng lực quyết đoán, tư chất thủ lĩnh cũng như những ngón đòn ma quái mà nó đã tung ra để trị người nhưng tôi lại rất coi thường nó ở tính võ biền trong điều hành, bệnh hoạn trong sinh hoạt và gian hùng trong ứng xử. Nó gian hùng với ngay cả tôi. Hoá ra cái gọi là phó tướng rồi chủ tướng nó hứa thực chất chỉ là bánh vẽ, chỉ là mồi nhử, cốt để mua sự tâm phúc trung thành của tôi chứ thực chất ba tháng nay nó chỉ sử dụng tôi y xì là một thằng tổ trưởng bảo vệ chuyên lo việc đâm thuê chém mướn, canh hang, cướp hang, trị lính, canh cả cái căn lều sặc mùi vương giả của nó. Nhưng, đểu thật, trong bãi nếu có xảy ra bất kỳ điều gì lớn nhỏ cần đến bàn tay chỉ huy của nó, nó lại chỉ sang tôi. Nếu tôi làm tốt, nó cười ha hả khen không tiếc lời, thậm chí còn bảo con người tình mở két quăng cho tôi vài cây vàng, nếu tôi làm tồi, nó câng mặt lên ngay với cái giọng chỉ muốn đấm: “Hỏng! Có vậy mà mày cũng làm hỏng. Thế này thì đến đời nào mày mới có thể làm tuỳ tướng cho tao được!” Tuỳ tướng cái con b. ! Tưởng bố mày thích làm phó cho cái ngữ thối tha là mày lắm hả? Đ. mẹ mày! Có lần suýt nữa tôi đã văng thẳng vào mặt nó câu nói đó nhưng rồi lại thôi, lại nuốt vào cái ực! Mà ở đời cái gì cũng thôi, cái gì cũng nuốt nhiều khi nó vón cục thành ung thư, thành uất khí, thành... mất ngủ. Tóm lại nó trả lương tôi một đằng, 5 chỉ một tháng, nhưng lại sử dụng tôi một nẻo. Biết mà cắm mặt làm như không biết.

        Có tôi, nó hầu như không đi đâu cả, suốt ngày nằm ì trong lều với những canh bạc, hút xách, tiệc tùng thâu đêm giữa đám bạn ruột đủ loại của nó mà đa phần là từ các nơi khác đến trong đó có một vài người tôi biết chắc là quan chức địa phương hay ban ngành gì đó.

        Đếm đến mười ngàn mà hai mắt vẫn trơ khấc, kệ mẹ, tôi đi ra ngoài lều châm thuốc hút. Bãi vàng về đêm yên ắng rờn rợn như bãi tha ma. Chốc chốc bóng một gã bảo vệ đi qua đi lại như bóng quỷ. Nhiều người bảo ở đây về đêm thường vẳng lên tiếng khóc nỉ non của những sinh linh bị chết oan hay bị sập hầm chưa moi lên được, khóc suốt đêm, có bận lại cười, cười như khóc nhưng tôi chưa nghe thấy lần nào và tôi cũng không tin.

        Tôi chỉ tin một điều rằng, nếu cứ với cung cách làm ăn lỏng lẻo, có quá nhiều kẽ hà kẽ hở như thế này thì chẳng chóng thì trầy, Bưởng sẽ bị xoá sổ một cách thê thảm. Đâu đâu cũng một màu ảm đạm. Vàng cạn dần, quân bỏ đi, lính trễ nải, bệnh tật hoành hành, nạn trộm cắp mỗi lúc mỗi tinh xảo, máy móc cũ nát, thất thu như nước giật, có tháng sợ lương, sự cạnh tranh giữa các bãi đã trở thành sống còn, những nẹp ngon nẹp đẹp đang bị ngoạm từng nấc mà không làm gì được. Bưởng đang chìm dần vào thế cô lập khi trong quá vãng đã để xảy ra quá nhiều thất đức dẫn đến mất lòng tin, mất thanh thế. Trong khi ấy, có khác gì một tên hôn quân, Chúa Bưởng suốt ngày mê đắm trong tiệc tùng, mỹ nữ, cái chết đã rõ mười mươi.

        Xấu chàng hổ ai. Xót ruột, xót cho chính cái hoài bão rất có thể tan thành bọt biển của mình, đã đôi lần tôi trịnh trọng bước sang lán nó, định chân thành trình bày với nó ráo trọi mọi điều nhưng mới nói được vài câu, nó đã ngỏng cái mồm có cặp môi thâm xì vì ám thuốc lên:

        - Dẹp! Dẹp mày! Không cải tổ cải cách mẹ gì hết. Mấy ông nhà nước, chính phủ cũng đang còn vỡ mặt vì ba cái cải tổ cải cách rối như nùi giun đũa kia kìa huống chi là mình, dân ngu cu đen. Cứ làm đi! Bắt chúng đào cật lực! Lười, đánh! cắp nhặt, đánh! Chống đối, đánh! Thằng hàng xóm nào định xâm phạm, chơi xấu, đánh tiếp! Vũ lực là thượng sách, không có hoà bình, nhân nhượng con mẹ gì cả. Thối lắm!

        Tôi đành im mồm. Cái mồm im nhưng cái đầu bắt đầu động đậy những suy nghĩ khá độc địa. Một, cứ để nguyên, bãi đổ thì Bưởng sẽ chết, Bưởng chết nó toi theo, khi đó mình sẽ nghiễm nhiên hứng lấy làm lại từ đầu mà không mất một hòn tên mũi đạn, và cũng không phạm luật giang hổ dễ bị điều tiếng cười chê. Hai, thúc đẩy cho cái chết đến nhanh hơn, muộn, vàng còn đâu mà hành sự.

        Một lý do nữa khiến cho sự mất ngủ của tôi thêm nóng nhức là vì câu nói của một Bưởng Trưởng láng giềng. Vừa hôm qua thôi, nghe tin một bãi bên kia núi có hầm sập, nếu là thằng Khánh thì chắc nó bỏ qua, còn tôi, tôi lại muốn vận dụng sách lược lấy nhân nghĩa thắng hung tàn đúng theo cổ nhân mà thực chất cũng là để phô phang thanh thế của chính mình một khi cờ đến tay, tôi vội trực tiếp kéo quân qua trợ giúp. Sập mười, cứu sáu, chết bốn, tỷ lệ thương vong thế cũng coi là được. Đáng lẽ đúng theo tinh thần nghĩa hiệp giúp người chẳng mang ơn huệ, cha con định rửa tay chân trở về thì một tiếng nói rót ngay xuống đầu: “Có phải chú đó không, Hùng?” Tôi nhìn lên, tí nữa té ngửa. Ông Khâm, ông Khâm trưởng buồng, ông Khâm đặc công rừng Sác. Thì ra ông chính là Bưởng Trưởng cái Bưởng vừa xảy ra sự cố này mà hồi nãy do việc đào bới quá mù mịt, chúng tôi đã không kịp nhận ra nhau. Mừng quá, ông giữ tôi lại một đêm để anh em hàn huyên. Và sau khi nghe chuyện tôi, cái câu ông nói còn đọng lại trong tôi là thế này:
“Bỏ mẹ nó đi! Kiểu làm ăn bá đạo chỉ dựa vào mối quan hệ với mấy tay quan chức ấy là không bền đâu. Cốc mò cò xơi, thật chán cho chú cứ phí sức đi phò một tay biến thái, về với tôi, chú không cần phải làm gì cả, cứ đi cạnh tôi, tôi cần cái oai của chú, cái oai mà trong trại T chú đã thiết lập được và bây giờ nó vang đến tận đây. Mỗi tháng tôi trả chú ba cây thay vì năm chỉ như thằng kia trả, chịu không?” Tất nhiên là tôi lắc đầu: “Trót theo rồi thì phải theo đến cùng. Dẫu gì nó cũng là bạn.” “Tuỳ chú nhưng chú chỉ cần nhớ, bất cứ lúc nào chú nghĩ lại, cánh cửa ở đây cũng luồn mở rộng”.

        Vì là nhắc đến trại T nên tôi không thể không buột miệng hỏi: “Bà trạm trưởng Thôn giờ ở đâu anh? Ra ngoài anh có gặp lại lần nào không?” Ông nhìn sát vào mặt tôi: “Chú ngủ với nó rồi phải không?’’ Tôi không ra gật cũng không ra lắc. Ông nói tiếp: “Ngủ được cũng tốt. Đó là một cách đòi lại quyền bình đảng. Nhưng bỏ nghề rồi.” “Sao lại bỏ?” “Đi tìm nó mà hỏi. Nghe đâu thằng chồng không muốn con vợ tiếp tục sống ở trại tù nữa. Phụ nữ họ có cái hay hơn chúng ta là, nếu phải chọn giữa sự nghiệp và gia đình thì họ chọn gia đình” “Chắc quê bà ấy ở dưới xuôi?” “Xuôi ngược mẹ gì! Ngay thị trấn Yên Bình đây thôi. Bán quán hay mở đại lý gì đó”. Yên Bình! Tôi găm cái tên đó vào bộ nhớ và không hỏi gì thêm nữa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:48:23 pm »


*

        Hút đến bốn điếu thuốc rồi mà mắt vẫn tỉnh queo, càng hút càng tỉnh. Bên lều thằng Khánh, chắc cuộc sát phạt vẫn chưa đến hồi kết thúc nên đèn đóm còn sáng lắm. Chỉ khổ đứa hầu gái lại thêm một đêm thức trắng để cháo lão phục vụ.

        Gà gáy canh hai. Tiếng gà trên bãi nghe buồn như tiếng khóc. Tôi định quay vào cố ngủ một chút thì một bóng đen bất thần từ đâu hiện ra, tiến đến phía tôi, không nghe tiếng chân đi chỉ thấy rõ sự chuyển động. Tôi hơi co mình lại. Trời! Chả lẽ chuyện về những bóng ma lang thang trong đêm lại là có thật? Vậy thì hiện ra đi, đòi máu hay đòi nợ gì đó đi, ta cũng đang muốn đòi đây, đòi nợ đời.
       
        Nhưng cái bóng ma đó không đòi gì cả mà cất thành tiếng người:

        - Khó ngủ ư?

        Một câu hỏi trỏng lỏn, kiểu hỏi của bà chủ. Không trả lời, tôi ngồi hơi nhích ra khi cô ta có ý định ngồi xuống. Tóc thả xoã, áo may ô, quần soóc, chân dài, tròn mịn, trắng toát, toàn thân toát ra mùi con cái ngây ngậy, nồng nồng. Từ ngày lên đây, tôi và ả Disgan chưa có dịp nào chuyện trò hay ngồi riêng một chỗ, mặc dù ánh mắt ả luôn phát đến tôi những tín hiệu trái chiều, lúc kiêu sa, lúc đằm thắm, lúc kẻ cả lúc lại khiêm nhường. Nói chung là tôi không thích loại đàn bà này. Ngổ ngáo quá, chói chang quá và cũng đáo để, phong tình quá. Không thích thì không nói, không gặp, thế thôi.

        - Sao không sang kia làm vài ván cho đỡ buồn? - Vẫn trỏng lỏn nhưng có phần đỡ kẻ cả hơn.

        - Tôi không biết chơi và cũng không thích chơi.

        - Hơi lạ đấy. Yêng hùng, dữ dội, tiếng tăm đã bắt đầu đồn thôi mà sống lại như thầy chùa. Không bia rượu, không hút hít, không trai gái, đĩ bợm. Thật trái ngược với lão kia.

        - Lão nào? - Biết nhưng hỏi cho có chuyện.

        - Nếu là bạn, anh cũng thỉnh thoảng khuyên răn ông ấy một chút. Cứ sống bạt mạng kiểu này, chắc không thọ đâu.

        - Đến ba mươi tuổi, người thế nào cứ như thế, không thay đổi được nửa.

        Im lặng. Mùi con gái từ cô ta lại phà sang, bay lượn, phong toả.

        - Anh Hùng có vẻ là người thích sống khép kín? Vậy mà Khánh bảo là ngày trước anh sôi nổi, phá phách, đa tình lắm!

        - Mỗi tuổi mỗi khác.

        Một tiếng cười thật ròn:

        - Trời ạ! Câu đó là của người già.

        - Trên ấy vẫn chơi à? - Tôi lảng chuyện.

        - Đã sáng đâu. Cái lão gì giám đốc công ty dưới huyện mất gần năm chục cây rồi.

        - Chơi to thế kia à?

        - Đã ăn thua gì. Canh bạc chục cây trăm cây là thường. Thế nên người ta mới nói, của thiên lại trả địa, cái gì của đất lại trả về cho đất. Huề!

        Tôi nén một cú ngáp. Quái quỷ! Nhong nhóng cả đêm không ngủ được vậy mà mới nói chuyện với con đàn bà này mấy câu mắt đã muốn díp lại. Pháo chợt chuyển làn:

        - Anh Hùng! Anh nghĩ gì về Liên?

        À, thì ra vẫn còn biết hỏi một câu hỏi muôn thuở của đàn bà con gái. Mà nghĩ gì, đang buồn ngủ bỏ mẹ lên đây.

        - Nói đi! Chắc anh coi thường Liên lắm phải không?

        - Chính tôi cũng đang coi thường tôi.

        - Mà coi thường cũng phải. Một con đàn bà chả ra gì, ngày rong chơi, đêm cờ bạc, mở mồm là nói lóng.

        - Vậy sướng chứ sao?

        - Sướng gì? Anh bảo sướng chỗ nào khi Liên chỉ là một đồ vật, một thứ trò chơi trong tay hắn, thích thì hắn yêu chiều, ghét thì hắn hắt hủi, không tiền bạc, không quyền hạn, nửa chủ nửa tớ, lên cơn hắn sẵn sàng đem ra gá bạc, bí bách hắn sẵn sàng giở trò sang tay một đêm cho kẻ mà hắn cần luồn lụy. Nhục như chó chứ sướng gì.

        Tìm thấy sự chân thành và kể cả nỗi khổ thật sự trong giọng nói đó, tôi tự cảm thấy mình tưng tửng nữa là thừa.

        - Ở với nhau lâu thế mà không cưới xin à?

        - Đời nào hắn cưới và Liên cũng không thích hắn cưới. Một cuộc tình hợp đồng bằng vàng được bắt đầu từ khi Liên còn là một con bé học sinh trung cấp du lịch thỉnh thoảng ra quán phụ giúp mẹ bán cà phê và đồ nhậu.

        - Rồi gặp hắn ở đó?

        - Gặp. Gặp cái choáng ngay.

        - Ai choáng?

        - Cả hai. Ngày đó Liên được mệnh danh là người đẹp trung du, còn hắn, chả giống ai, ăn mặc đúng mốt nhưng hơi lập dị, giống diễn viên điện ảnh chuyên đóng vai cao bồi, tiền tiêu như đốt, nói năng, phong cách ga lăng, tâm lý, đến lần nào cũng có khi một quyển thơ, khi thì một bông hoa, thật khác trời vực với đám trai phố huyện hay đến quán.

        - Và thế là theo? - Bất giác trong giọng tôi có cả một chút khinh khi lẫn ghen tỵ - Khăn gói quả mướp theo một phát lên đây?

        - Chưa đâu. Sao mà dễ thế? Liên cũng có cái giá của Liên chứ. Hắn không nói với Liên mà nói thẳng với ông bà bô rằng sẽ tạo điều kiện cho Liên được đi du học nước ngoài, về sẽ là bà chủ nhất mực sang giàu chứ không phải chỉ làm cái cô hướng dẫn viên du lịch rẻ tiền nhưng trước hết phải có giai đoạn tạo vốn, tức là phải đi theo hắn một thời gian.

        - Ông bà bô đồng ý?

        - Tất nhiên là chưa nhưng khi hắn dốc túi đổ ra bàn cả trăm cây vàng coi như tiền đặt cọc, tiền danh dự thì...

        - Mấy năm rồi?

        - Ba. Ba năm ở đây cũng đủ biến Liên thành một con người hoàn toàn khác, cũng thích ngổ ngáo, ngang tàng, sát phạt, coi đồng tiền như mẻ, coi cuộc sống như canh bạc, có muốn trở lại bình thường cũng không được nữa. Ăn vào máu rồi. Con đượi quen thân mất nết rồi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:48:47 pm »


        Ả cười. Cái cười chả đâu vào đâu. Tôi thì lại thấy chán. Dòng tâm sự nghe hao hao kịch bản đã quá quen của một con cave trong nhà hàng karaoke chứ không phải của một bà chủ đang trở thành nỗi thèm khát và kiềng nể của tất cả các cư dân ở đây, từ thằng già đến thằng chưa già, tất nhiên là trừ tôi.

        - Về đi, không hắn lại toáng lên bâỳ giờ?

        - Nếu toáng đã may. Đằng này gần đây hắn không còn coi tôi có mặt trên đời này nữa. Tôi muốn đi đâu, làm gì, kệ nhưng tối đến là phải có mặt ở lán ngồi tiêm thuốc cho hắn. Tiêm mãi rồi cũng thành nghiện. Hai đứa nghiện đêm đêm tiêm chích cho nhau nhưng không sờ vào người nhau.

        - Nó có con khác rồi à?

        - Con gì! Có mà con khỉ! Hắn hỏng rồi, bất lực rồi, chết hắn rồi. Lâu lâu lên cơn chỉ cắn xé, gầm gừ một chập rồi lại nằm vật ra - Ả vén ngược áo - Đây này, dấu vết hàm răng sói của hắn đây này!

        Tôi nhắm nghiền mắt để mong xoá đi hình ảnh một cặp vú trắng nhờ nhưng của đáng tội, vẫn còn khá vun tròn vừa chấp chới hiện ra. Đồng thời một phán đoán bật mở: Dấu vết một hàm răng sói hay dấu hiệu một con cái khát đực? Và cái phán đoán ấy kéo dài không lâu, nó lập tức được trả lời ngay bằng bàn tay con cái cuống quýt, ngây dại nắm víu lấy bàn tay tôi kéo hất lên:

        - Đây này, Hùng thử sờ vào mà xem, quân dã man, quân...

        Tôi nhọc nhằn giằng tay lại:

        - Không phải sờ. Nhìn... nhìn thấy rồi.

        - Hùng ngốc lắm, Hùng không hiểu gì cả - Giọng ả gấp gáp như bị bóp cổ - Lần đầu thoạt nhìn thấy Hùng tôi đã thấy thích ngay. Hùng đẹp lắm, đàn ông lắm, đã bao lần tôi muốn nói chuyện, muốn sang đây với Hùng, muốn... nhưng rồi không dám. Hùng nghiêm quá, lạnh quá, Hùng làm tôi vừa ghét vừa sợ. Càng sợ lại càng muốn...

        - Khoan! - Tôi hơi ngả người ra xa ả - Cô nên nhớ cô là người thân của bạn tôi và tôi, tôi cũng chưa đến nỗi khốn nạn phải đi cướp tình nhân của bạn.

        - Không, không cướp, tôi... tôi tình nguyện, tôi khốn nạn, mình tôi thôi. Hùng có khinh tôi không nếu tôi nói không ít lần từ bên kia tôi đã lén nhìn Hùng tắm, Hùng ngủ... thân thể Hùng và cả cái... ấy của Hùng làm tôi bị ám ảnh, nó lạ quá, khủng khiếp quá.

        Đến đây thì tôi không còn chịu nổi nữa, hất văng bàn tay ả ra, đứng bật dậy, xẵng giọng:

        - Rất tiếc là cô nhầm tôi với một thằng đĩ đực nào đó rồi. Cô có thể đi tìm thằng khác, to hơn, dài hơn, thiếu gì.

        - Hùng ơi! - Á cũng đứng dậy, bám víu lấy người tôi, tiếng nói càng mê cuồng - Hùng hiểu sai em rồi (Giờ lại em nửa kia đấy!) Em thích Hùng, em mê Hùng, em thèm Hùng thật mà. Hùng hãy vì em một lần, giúp em một lần này thôi.

        Ả ôm xiết lấy tôi, đôi môi chín mọng vồ vập, nghiến ngấu vào môi, vào mặt vào ngực tôi, bỏng rát, trườn bò như lưỡi rắn. Và thật khỉ, nó chưa kịp trườn đến chỗ ấy thì cái của tôi đã cương cứng lên rồi. Nó đã bị đánh thức một cách thô bạo sau ba tháng ngủ đông, sau ba tháng mà bởi những mất mát gia cảnh, bận rộn mưu sinh đã tưởng quên đi. Vậy thì muốn thức cho nó thức, có phải tại mình đâu. Chút lý trí cuối cùng về tình bạn, về giới tính bị nhổ phăng khỏi cái đầu đang phừng phừng của tôi. Và đến lúc cái vật thể kia nó trườn xuống chỗ cần trườn, ngoạm lấy, mút chặt, nhồm nhoàm nhộp nhoạp như khỉ ăn chuối thì tôi bế xốc ả lên đi vào trong. Vừa u uất, vừa đói khát, vừa hận đời hận người, tôi xé toang quần áo ả, phủ chụp, nghiến đè lên thân thể ả, liên tục quật, xiết, thúc xuống ả những cú thúc mà chắc chắn là ả chưa được nếm trải bao giờ. Ai bảo ả nhìn trộm, ai bảo ả kêu nó kinh dị, khủng khiếp? Vậy thì cho ả được biết mùi khủng khiếp nó là thế nào. Nó đấy. Nó đang khiến ả cong lên, rút chân, há mồm, ngửa mặt, ư ử, rít rẩm... em chết... anh đang làm gì em thế... Kìa, đau em... nhẹ thôi. Tôi càng nhấn sâu. Ông làm cái trò gì thế, bỏ ra! Ả cáu kỉnh tát vào mặt tôi, đẩy manh tôi ra, oằn bụng, đạp chân như muốn trườn ra khỏi cái sức đè đá tảng. Sợ rồi hả, cô em? Vậy mà cứ thánh tướng. Tốt, đã biết sợ thì tha, sẽ chuyển sang giai đoạn hai êm đềm hơn. Tôi kéo khẽ ả lại, dằn nhẹ xuống, hai bàn tay, đầu lưỡi bắt đầu một cuộc mơn man thám hiểm vào tất cả các ngóc ngách nhạy cảm nhất của một người đàn bà. Ả lịm đi, duỗi dài, thịt da uốn sóng, hơi thở đứt nối: “Thôi, chết em rồi, em chết đây... anh làm em... chết mất... Mạnh nữa đi anh... thật manh vào...”

        Một tiếng xạt phía sau. Bỏ mẹ, thằng Khánh? Tôi ngoái lại, không phải, con mắt như mắt thú của con hầu gái đang xanh lét nhìn vào. Lại một con cái động dục, mà sao trên cái bãi đầy tử khí này lại có nhiều kẻ động dục đến thế, tôi nghĩ và thực hiện cú rướn căng cuối cùng vào thân thể con cái nằm dưới rồi đứng dậy:

        - Con hầu nó vừa nhìn vào đó. Nhớ bảo nó câm miệng chứ không lại rắc rối.

        - Nó mà dám, anh yên tâm đi, nó do chính em nhận về.

        - Thôi, về đi!

        - Đừng... đừng bỏ em nhé! Chưa... chưa bao giờ em thấy sung sướng thế này.

        Với vẻ mãn nguyện tột cùng, ả quỳ xuống hôn vào cái của tôi như con chiên hôn vào thánh giá một lần nữa rồi vơ quần áo lủi nhanh. Đời rõ đểu! Chung một bản chất xác thịt, xong chuyện, bà trạm trưởng thì dặn coi như chuyện đâu bỏ đó, còn ả này lại bịn rịn xin đừng bỏ em. Tuy vậy, ngay lúc đó tôi biết rằng đây là lần đầu cũng lần cuối tôi làm tình với ả. Sao ư? Không biết. Thế giới đực cái giao thoa có những điều chịu, chả làm sao mà biết được cho nên phải chăng vì thế nó mới luôn hấp dẫn, thì tôi cũng nói lại cái câu của ông nhà văn già phố núi vậy thôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:49:46 pm »

        
13

        
        Hôm sau tôi báo với thằng Khánh là muốn về nhà mấy ngày, nghe tin bà mẹ đang ốm. Lý do đó là chính nhưng còn một lý do nữa, tôi muốn được yên tĩnh nghĩ ngợi tất cả lại một chút chứ tiếp tục kéo lê cuộc sống thế này quả không ổn. Tất nhiên có cả lý do tôi muốn tránh mặt ả Disgan. Sau chuyện đêm qua, dù chả phải là người tử tế thích giằng xé tâm can gì nhưng rõ ràng là sáng ra tôi không dám nhìn thẳng vào mắt thằng Khánh. Như lúc này đây đôi mắt cá chày của nó cứ nhìn xoáy vào tôi còn tôi lại nhìn tránh đi nơi khác. Có cảm giác như từ cái miệng thâm xì kia sắp phụt ra một câu: “Sao, mày ngủ với con bồ tao có thấy... sần sật không hay lại rỗng roãng như hang cua?” May mà nó lại nói sang ý khác:

        - Ba ngày. Cho mày ba ngày. Tình hình này chính ra mày không nên vắng mặt. Đi đi!

        Nói xong, nó xây lưng lại ngủ tiếp giấc ngủ gần sáng. Tôi sững lại một giây nhìn trừng trừng vào cái hình nhân ọp ẹp và chắc là rất tanh tưởi kia. Mẹ mày! Mày còn dám mở mồm nói đến tình hình à? Một lời hỏi thăm mày không hỏi, một chút gửi cho mẹ tao để chăm sóc thuốc thang mày cũng im re trong khi mấy tháng qua tao đã đổ sức làm lãi cho mày bao nhiêu? Bao nhiêu để mày có thể vùi đầu vào những cuộc đỏ đen thâu sáng?

        Tôi ngoắt người đi ra trong một tâm trạng hết sức nặng nề. Càng nặng nề hơn khi cái bóng cong vênh của ả Disgan đã có ý đón đợi tôi ở cửa lán. Mắt cô nàng vời vợi khác lạ:

        - Nghe tin bác ốm, em có cái này anh mang về mài ra cho bác uống, hiệu nghiệm lắm!

        Ả đưa cho tôi một mẩu sừng tê màu trắng ngà dài chừng đốt ngón tay gói kỹ trong một mảnh nilon mà tôi biết là quý lắm, ít nhất cũng phải tiền triệu. Không muốn mang nợ nhất là lại nợ một người như ả, tôi định gạt đi nhưng nhìn vào mắt ả thấy rõ sự xa xót chân tình quá nên không đành, bèn khiên cưỡng cám ơn, cầm lấy. Đi một đoạn xa rồi mà rõ ràng tôi vẫn cảm thấy cái nhìn của ả bám nhằng sau lưng, sục sạo.

        Xuống tới chân dốc, bất ngờ có một đám người lố nhố đi cùng chiều vừa thoáng nhìn thấy tôi đã thoát vùng bỏ chạy. Nhanh như một chú ngựa hoang, biệt danh mà dân bãi ở đây đã kinh sợ gán cho tôi, chỉ vài bước nhảy tôi đã tóm gọn một thằng. Thì ra nó là lính tổ 2, cái tổ đang làm ăn kém nhất. Hỏi đi đâu? Nó mếu máo trả lời khổ quá, cực quá, làm ăn thất bát quá nên chuồn về quê thôi. Hỏi tiếp, có vàng ăn cắp giắt trong người không? Càng mếu máo: Có... có... có một tỵ để mang về cho mẹ đi hỏi vợ... xin anh tha cho em lần này. Đã trốn chạy mà lại còn lần nào nữa? Tôi cười hấc nhưng tha. Biết đâu nó chạy trước rồi cũng đến lượt mình chạy sau, chạy sạch, chơi khó nhau làm gì. Cút! Tôi nói. Nó quỳ mọp xuống tế như tế sao rồi lủi nhanh vào đường mòn theo đồng bọn.

*

        Thay vì ba ngày tôi ở lại nhà cả tuần. Bệnh của mẹ tôi chỉ là thứ bệnh của người già lao lực cộng thêm nỗi nhớ thương con. Tôi về là mẹ đã khoẻ được phân nửa. Buồn cười, dưới mắt mẹ, một gã trai cao lớn dềnh dàng, râu ria lông lá bặm trợn như tôi cũng chỉ là một đứa trẻ sơ sinh như ngày nào. Đi đâu thì thôi chứ đã về đến nhà là mẹ lại bắt tôi ăn đủ thứ, bắt tôi cởi áo ra cho mẹ vá, bắt cắt tóc gội đầu chải bằng lược bí, tối đến, mẹ cứ ngổi quanh quẩn bên giường sờ nắn chân tay tôi, chạm vết sẹo mẹ lại thở dài. Ngày nào tôi cũng đưa mẹ ra mộ con Nết, loay hoay rãy cỏ, trồng tỉa, thắp hương cả buổi, có đêm tôi ở lại với nó đến gần sáng. Thương mẹ, không muốn làm mẹ khổ hai lần nên tôi vẫn giấu nhẹm cái chuyện vì tôi mà con Nết bị rò tuỷ. Vì giấu nên càng nhọc lòng, chỉ thầm hứa với nó sẽ làm mọi cách đổi đời để phụng dưỡng mẹ tốt hơn, tốt nhiều lần hơn. Còn làm cách nào thì cho đến lúc ấy tôị vẫn vô cùng hoang mang.

        Ở nhà đến ngày thứ sáu thì tôi quyết định ra đi sau khi đễ lại cho mẹ toàn bộ số vàng 5 câỵ đã tích cóp và cả xà xẻo được. Một phần do thái độ bố tôi vẫn nặng nề như không hề biết có tôi trong nhà, đến bữa cơm là lúc có nhiều điều kiện để trò chuyện nhất, bố cũng không nói, vậy là bố vẫn giận tôi, vẫn không quên tôi là một đứa nghịch tử tù đày khiến cho ông phải cắm mặt với xóm làng. Tôi không giận bố mà chỉ thấy thương, cả đời bố tuân theo lời dạy các cụ giấy rách giữ lấy lề, giờ có một thằng con bỗng dưng vò nhàu, xé toạc ra thì làm sao có thể bỏ qua được. Phần nữa, tôi cũng muốn nhân dịp này tìm lại Thôn một lần. Đáng lẽ tôi chưa tìm và cũng có khi chả bao giờ tìm nếu như cái đêm quần thảo với ả Disgan ấy không đánh thức dậy cồn cào trong tôi nỗi khát thèm và cả nhung nhớ hình ảnh huyền hoặc, ma quỷ trong nhà tắm ven đồi kia. Ma quỷ đến nỗi không ít đêm tôi mộng mị y sì lại cái cảnh đó, hơn cả cảnh đó, sáng dậy đũng quần ướt nhoét.

        Chợt nhớ câu triết lý sặc mùi rượu của lão nhà văn già phố huyện suốt đời không có một mảnh tình vắt vai hôm nào mà thấy quả là đúng: “Mỗi một con đàn bà có một giá trị riêng hoàn toàn độc lập nhưng cái độc lập của con này nhiều khi chỉ gợi nhớ đến cái độc lập của con kia. Vậy mới bí hiểm.”
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:53:14 pm »


*

        Yên Bình đối với tôi không lạ. Hồi còn là lính tôi đã từng đưa quân xuống đây làm lúa giúp dân và tối nào cha con chả ra thị trấn đập phá bia rượu chút đỉnh nên mấy cái hàng quán ở đây tôi thuộc làm lòng. Để cho kín đáo và thực lòng cũng chưa muốn lộ diện trước em với mọi thứ còn đang quá chừng dang dở như thế này, tôi đã có ý khoác bộ quân phục cũ vào người, tất nhiên là không quân hàm quân hiệu, chụp thêm cái nón cối, tạt vào hiệu cắt tóc xiên đi bộ ria mà chỉ cần ba ngày không đụng dao kéo là nó thò ra như thổ phỉ, thế là cái thằng đào vàng là tôi bỗng biến thành một quân nhân chân chất, to cao. To cao đến nỗi khi đi qua chỗ mấy bà bán hoa quả đang mặc cả chao chát, tôi còn nghe được tiếng một bà hay một cô gì đó hít hà: “Bộ đội ỏ đâu mà đẹp, mà oai thế nhỉ? Ngữ này cho ra trận, phí, cứ để ở đội tiêu binh danh dự chuyên đứng đón các nguyên thủ quốc gia là hợp.” Tôi tí nữa phì cười. May mà các mẹ không nhìn thấy cái kia của tôi, nếu không thì lại: “Làm tiêu binh, phí, cứ để phục vụ chị em trên giường là hợp lẽ nhất”.

        Đi qua một vài quán tiệm nhìn vào không thấy có bóng nào quen, chả lẽ cứ lang thang, cứ soi mói nhìn vào nữa người ta lại cho mình là thằng buôn ma tuý giả danh bộ đội thì phiền, tôi quyết định dừng lại hỏi:

        - Thím ơi, cháu muốn hỏi một chị tên là Thôn, chừng gần ba mươi tuổi, người tầm thước, đẹp, nước da trắng làm nghề bán giải khát hay đại lý hoa quả gì đó có ở gần đây không ạ?

        - Cậu là ai mà hỏi cô ấy?

        - Dạ, cháu là... cháu ở trên tỉnh đội có chút việc ạ.

        Một cái nhìn như một nhát chổi quét suốt từ đầu đến chân. Có vẻ tin nhưng giọng thật chua:

        - Cô Thôn bán đại lý chừng tuổi ba mươi thì có nhưng Thôn trắng, đẹp thì tôi không biết.

        - Dạ không sao ạ, có thể bây giờ cô ấy xấu đi, đen đi, vâng!

        - Cái nhà cậu này lắm chuyện! Xấu là xấu, đẹp là đẹp chứ sao lại vừa xấu vừa đẹp. Kia kìa, nhà cô ây ở gần quán thịt thú rừng có tấm biển màu đỏ kia kìa. Thôn trại giam phải không?

        - Dạ vâng, trước cô ấy làm ở trại giam ạ.

        - Lại trước với sau, rối chuyện.

        Để mặc cho bà hoa quả đứng đấy với cái lối thích vặn vẹo câu chữ của bà, tôi quay người đi chếch qua phía bên kia đường, nơi có tấm biên kẻ chữ to tướng: “Đại lý bia, rượu, thuốc lá” nhưng tôi chỉ đi qua chứ không vào vì, như trên đã nói, chủ trương của tôi là không lộ diện kia mà. Tôi sẽ lộ nhưng lộ với một bộ dạng, một phong thái hoàn toàn khác, phong thái của một ông chủ doanh nghiệp vận Comlé, Cravat, đầu xức nước hoa đắt tiền, có xe con đưa đến tận cửa đàng hoàng. Chọn một quán chè chén kín đáo gần đó, tôi ngồi xuống, dõi mắt nhìn vào. Nhà cửa có vẻ khang trang, bia rượu xếp tầng trên tầng dưới, xếp tràn ra cả vỉa hè, nhưng sao tối thế? Chả nhận ra cái gì bên trong cả. Hay là em đi vắng? Hay là đây chỉ là chỗ em cho thuê hoặc là một chân rết của em còn chính em lại ngự tại một nhà hàng sang trọng, tân kỳ nào đó ở trung tâm? Có thể lắm chứ. Bỏ một vị trí làm việc khá danh giá chả lẽ chỉ để đổi lấy một lô xích xông những chai lọ, thùng hộp xộc xệch xếp chồng lên nhau kia thôi sao?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2018, 06:53:47 pm »


        Đang tỉ mẩn phân tích nọ kia như thế thì chợt từ trong nhà có một tiếng đàn bà thét the thé như còi tàu vào ga: “Mày có nhanh vào rửa chồng bát cho tao không, không bố mày về lại chết đòn bây giờ!” Liền đó một cô bé chừng bảy, tám tuổi từ trong nhà chạy ào ra, vừa chạy vừa nước mắt nước mũi đến khổ. Chả lẽ đây lại là con của em và cái tiếng còi tàu vỡ ống kia là bà nội hay bà ngoại? Cái phán đoán ấy chưa có lời giải thì một người đàn bà chạy ra tiếp. Phốp pháp, béo tốt, áo hoa, quần xắn đến khoeo, mắt mũi trợn ngược. Như có cả một xe đá đổ loảng xoảng trong đầu, tôi nhắm chặt mắt lại. Em đây. Em đây ư? Sao lại có thể là em? Nhưng đúng là em rồi. Tuy hình hài đã quá chừng thay đổi nhưng khuôn mặt, đôi mắt, cái miệng, mái tóc... vẫn là của em. Trời ạ! Mới có gần hai năm mà cái gì đã khiến em thay đổi hãi hùng thế này? Tôi lại mở mắt và nguyện cầu cho cái hình ảnh kia chỉ là một ảo ảnh. Không! Không ảo iếc gì hết, nó hoàn toàn là thật, vì từ miệng em, cái tiếng the thé kia lại tiếp tục vang lên: “Mày có giỏi thì đi luôn như thằng bố mày đi, nhà này không phí cơm nuôi cái ngữ chảy thây chảy xác như thế!” Tôi lại nhắm mắt và nếu không ngồi giữa đường thì tôi đã lấy cái nón cối úp chặt vào tai rồi. Vang lên tiếng tặc lưỡi của cô hàng chè chén: “Khổ! Con bé nó có tội gì mà cái nhà chị Thôn ấy không ngày nào là không tìm được cách hành hạ nó”.

        Tiếng tặc lưỡi đó đẩy bắn tôi sang bên kia đường và đẩy tiếp ra khỏi cái phố huyện Yên Bình đó. Cách xa hẳn rồi tôi mới tìm một chỗ khuất hạ người ngồi phệt xuống. Có một cái gì đó đổ vỡ loảng xoảng trong đầu. Vậy là hết. Hết đủ chiều. Trước đây cố vươn lên vì bệnh tình con Nết, con Nết mất rồi, lại cắn răng cắn lợi gồng lên để được bình đẳng với em, trên em, giờ sự thể ra thế này rồi, còn gồng còn vươn lên làm cái mẹ gì nữa, vô ích, vô vị và vô nghĩa hết.

        Giống con thuyền đã bị bong hết bến đậu, tôi quyết định trở lại bãi vàng trước một ngày so với ý định. Không còn bến đỗ thì ở đó, giữa mùi vị kim tiền nồng khí tử thần, tôi chỉ còn những lọn sóng dữ cần phải vượt qua, cưỡi đạp để qua. Lọn sóng đó chính là thằng Khánh.

        Nhưng, lạ chưa, giống như sự sắp đặt của số phận, trước thằng Khánh lại là một thằng đàn ông khác: Hói đầu, kính trắng, áo quần bảnh choẹ, thịt da đỏ đắn, chẳng ra trẻ chẳng ra già, mặt mũi khó đăm đăm trông rất hãm, điển hình của một viên chức hay quan chức gì đó thời bao cấp. Hắn đang cưỡi một chiếc xe máy màu cánh chả loại đắt tiền vè vè đỗ sát cửa nhà. Linh tính báo cho tôi biết đó chính là hắn, thằng chồng đốn mạt của em, hung thủ của mọi sự đổi thay buồn tẻ trong em. Bụng bỗng sôi lên ùng ục như cả tuần nay bị táo bón. Kể ra cái sự táo bón vô lý này sẽ chỉ quần đảo trong đầu rồi tự tan đi nếu như cái đầu hói kia không bắt nắng sáng bóng lên. Không hiểu sao tôi rất ác cảm với bọn ít tóc, phải chăng vì có một lần đến uỷ ban xin giấy tuyển quân, tôi đã chứng kiến một lão hói huyên thuyên đủ điều về đạo đức, về lý tưởng, về khát vọng cho thanh niên nhưng ngay sau đó, có việc đi ra sau nhà, tôi đã bắt quả tang lão đang gù lưng, ghé mắt nhìn trộm một cô nhân viên trong buồng đái, cái trán cũng đỏ ánh lên như thế này. Thế là, thật vô phúc cho hắn, trong phút chốc cái đầu hói không có tội tình gì kia bỗng trở thành mục tiêu cho tôi dồn đổ hết mọi u uất, khổ sở bấy lâu vào.

        Chỉ cần ba bước nhảy, tôi đã đến sát trước mặt hắn.

        - Ông là chồng cô Thôn?

        Một cái nhìn khinh thị, một giọng nói cũng khinh thị:

        - Thì sao? Cậu hỏi có chuyện gì?

        - Chuyện này...

        Tôi giáng một quả đấm khá nặng vào cái trán hói đó làm cho nó méo lệch đi rất tức cười. Chưa đủ, tôi văng tiếp một cú đá vào giữa lằn bụng đã có chiều phụ phệ. Thằng cha ngã quay cu lơ, mắt trắng dã, miệng định ú ớ kêu lên điều gì nhưng không ra tiếng nên chỉ nghe như tiếng lợn ủn. Tôi chỉ thắng tay vào mặt hắn, phun ra một câu mà có lẽ cả đời, dù có vắt óc ra đến mấy, hắn cũng không hiểu và chính tôi, tôi cũng có hiểu đâu:

        - Mày biết mày có tội gì không? Tội nặng hơn mọi tội. Đó là tội mày đã dám huỷ hoại một nhan sắc, huỷ hoại đi một người đàn bà mà cái đầu lợn của mày không bao giờ hiểu hết được giá trị của người ấy, mày không đáng được hưởng. Mẹ mày!

        Dứt lời, tôi nhảy lên chiếc xe máy đang còn nổ của hắn phóng một mạch xuống dốc trước con mắt sững sờ, kinh ngạc của mọi người. Câu cuối cùng lọt vào tai tôi, trời ạ, lại là tiếng rú như xé vải diềm bâu của em:

        - Cướp! Bớ bà con, cướp cướp! Nó cướp xe của chồng tôi, bớ bà con...

        Chồng tôi à? Vậy mà vẫn cứ là chồng à? Cướp ư? Ai cướp ai? Nó cướp hay tôi cướp. Thì chồng đây, cướp đấy! Mẹ cô!

        Bật lên một tiếng chửi, tôi quẳng đánh rầm chiếc xe vào vệ đường rồi phóng lên sườn đổi tút thẳng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM