Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:48:06 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời sôi động  (Đọc 34205 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:13:40 am »

Tháng 3 năm 1946, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước Lào một lần nữa. quân và dân Lào dưới sự chỉ huy của Hoàng thân Xu-pha-nu-vông đã chiến đấu anh dũng gây cho địch nhiều thiệt hại. Song để bảo toàn lực lượng, các đơn vị vũ trang yêu nước Lào tạm thời rời thành phố quốc về căn cứ rừng núi và nông thôn để phát động quần chúng đấu tranh lâu dài chống quân Pháp xâm lược. Phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển, nhiều đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân từng bước được hình thành ở nhiều địa phương trong cả nước như đội Lát-xa-vông ở Sầm Nưa, đội Pha Ngừm ở Viêng Chăn, độ Pạt-chay ở Xiêng Khoảng, độ Xây-xệt-thà ở Trung Lào, đội Xày-ca-phát ở Hạ Lào... Đây là những đơn vị bộ đội đầu tiên được tổ chức, lãnh đạo và chỉ huy chặt chẽ, bao gồm con em các bộ tộc tự nguyện cầm súng chiến đấu chống xâm lược và tay sai, mang tính chất một quân đội cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào.

Năm 1949, Quân đội Lào Ít-xa-la (Quân đội nhân dân Lào) được thành lập tại đơn vị Lát-xa-vông do đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản chỉ huy. Tháng 8 năm 1950, Mặt trận dân tộc thống nhất “Neo Lào Ít-xa-la” và Chính phủ kháng chiến Lào ra đời do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm Thủ tướng và đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang Lào Ít-xa-la.

Đây là những sự kiện chính trị hết sức quan trọng đã thúc đẩy phong trào kháng chiến của nhân dân các bộ tộc Lào tiến lên một bước mới.

Từ đó, mặc dù số lượng không nhiều, vũ khí còn thô sơ, nhưng nhà chủ trương đúng đắn, biết dựa vào dân, được nhân dân hết lòng giúp đỡ, đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tình nguyện Việt Nam, các lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã mở nhiều chiến dịch và nhiều đợt tiến công, có lúc phối hợp với chiến trường chính Việt Nam, giành được nhiều thắng lợi, góp phần vào thắng lợi chung của nhân dân ba nước Đông Dương, bọn thực dân Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954.

Thực hiện hiệp định Giơ-ne-vơ, các lực lượng vũ trang Pa-thét Lào gồm các đơn vị tập trung, các lực lượng địa phương cả nước về tập kết và xây dựng tại hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ. Nhưng Hiệp định Giơ-ne-vơ ký chưa ráo mực, đế quốc Mỹ đã tìm cách hất cẳng Pháp, can thiệp vào Lào, ngang ngược đặt Lào dưới cái ô bảo hộ của khối Đông Nam Á. Chúng dùng viện trợ quân sự, kinh tế và hệ thống cố vấn lũng đoạn, điều khiển bộ máy chính quyền và quân đội Vương quốc Lào, đẩy bọn phản động tiến công ồ ạt vào hai tính tập kết nhằm nhanh chóng tiêu diệt lực lượng cách mạng, hòng xóa bỏ thành quả cách mạng và đấu tranh đầy gian khổ, hy sinh của nhân dân các bộ tộc Lào mới giành được.

Cuộc đấu tranh chống can thiệp Mỹ, thực hiện hòa bình, trung lập, hòa hợp dân tộc bắt đầu từ đó. Các lực lượng vũ trang Pa-thét Lào đã đoàn kết chặt chẽ với nhân dân các bộ tộc trong hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ tiến hành cuộc đấu tranh vũ trang tự vệ kết hợp với đấu tranh chính trị mạnh mẽ của nhân dân cả nước.

Sự phối hợp chiến đấu giữa ba chiến trường của ba nước mà nổi bật là sự có mặt của quân tình nguyện Việt Nam cùng cán bộ chuyên gia Việt Nam ở Lào và Cam-pu-chia theo yêu cầu của bạn là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của phong trào kháng chiến và các lực lượng bạn. Ngược lại, cách mạng Lào và Cam-pu-chia trưởng thành thắng lợi là sự hỗ trợ trực tiếp và giúp đỡ vô tư, có ý nghĩa lớn của cách mạng Việt Nam càng vững vàng, thuận lợi trong nhiệm vụ giải phóng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ quốc tế của mình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:14:48 am »

*
*   *

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, các đơn vị chủ lực của quân đội ta lần lượt hành quân về đồng bằng. Đại đoàn 316 chúng tôi vốn là đơn vị luôn đi trước về sau, lần này được bộ tổng tư lệnh giao nhiệm vụ ở lại Điện Biên một thời gian giúp chính quyền và nhân dân địa phương ổn định tình hình. Đến trung tuần tháng 7 năm 1954, Đại đoàn 316 hành quân về đứng chân ở huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Cán bộ chiến sĩ Đại đoàn 316 hầu hết làm người Cao - Bắc - Lang. Lần đầu họ được nhìn thấy biển rộng, nước xanh, bãi cát chạy dài, ruộng đồng bát ngát, ai nấy đều thích thú. nhiệm vụ của đại đoàn trước mắt lúc đó là ổn định tổ chức, học tập chính trị, bình bầu khen thưởng, đồng thời giúp địa phương chống địch ép buộc đồng bào công giáo di cư vào Nam. Trong lúc Đảng ủy Đại đoàn đang họp ban chủ trương lãnh đạo nhiệm vụ trước mắt thì chúng tôi nhận được điện triệu tập của Bộ Tổng tư lệnh về dự hội nghị tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ. Thế là chúng tôi phải tạm dừng cuộc họp Đảng ủy Đại đoàn. Đoàn cán bộ Đại đoàn 316 do tôi phụ trách (anh Lê Quảng Ba ở lại đơn vị) gồm Vũ Lập - Tham mưu trưởng đại đoàn, Nguyễn Kiện - Chủ nhiệm chính trị đại đoàn, Vũ Lăng - Trung đoàn trưởng trung đoàn 98, Nguyễn Hữu An - Trung đoàn trưởng trung đoàn 174. Thời gian này ta chưa tiếp quản Thủ đô, chúng tôi hành quân bằng xe đạp qua Hòa Bình, Phú Thọ về Định Hóa, Thái Nguyên. Vừa đặt chân căn cứ ATK (an toàn khu) chiều hôm trước, thì sáng hôm sau anh Nguyễn Chí Thanh, lúc đó là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cho họ tôi đến nơi ở và cũng là nơi làm việc của anh để nhận nhiệm vụ. Anh nói:

- Tình hình của Lào, sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, bạn đang gặp khó khăn về mặt quân sự. Đảng bạn yêu cầu Đảng và Chính phủ ta từ một đoàn cố vấn quân sự sang giúp xây dựng Quân giải phóng Pa-thét Lào. Đây là một nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị chiến lược quan trọng để chuẩn bị thực lực cách mạng tiếp tục phát triển cuộc đấu tranh trong thời kỳ mới; đồng thời tổ chức chiến đấu bảo vệ hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ thành căn cứ cách mạng của cả nước Lào. Anh đã từng sống và chiến đấu ở chiến trường Lào, lại có kinh nghiệm tổ chức xây dựng lực lượng, Trung ương Đảng và Bác tin tưởng giao cho anh làm Trưởng đoàn kiêm Bí thư Đảng ủy đoàn cố vấn quân sự. anh có ý kiến gì không?

 Tôi trả lời:

- Thưa anh, nhiệm vụ cố vấn rất mới mẻ và khó khăn, nhưng được Đảng và Bác tin cậy thì khó khăn, gian khổ đến mấy tôi cũng xin hứa quyết hoàn thành.

 Anh Nguyễn Chí Thanh giật giật mái đầu:

- Thế là tốt rồi.

Ngừng một lát anh Nguyễn Chí Thanh nói tiếp:

- Sang đó, anh sẽ được tham gia Ban cán sự của Đảng ta ở Lào. Nhiệm vụ của đoàn cố vấn là giúp bạn xây dựng cơ quan Bộ Quốc phòng gồm tham mưu, chính trị, hậu cần và các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật trực thuộc Bộ, tổ chức các lực lượng vũ trang gồm ba thứ quân. Anh tìm hiểu kỹ tình hình thực tế xem giúp bạn xây dựng tổ chức quân đội quy mô nào là hợp lý. Tổ chức đảng và tiêu chuẩn đảng viên cũng vậy. Anh nên gợi ý, nêu vấn đề để bạn suy nghĩ và tự quyết định cho phù hợp với thực tiễn của họ. Gợi ý, lý giải vấn đề, khiêu gợi bạn suy nghĩ hình thành ý định, lại trao đổi bổ sung để bạn quyết định thành chủ trương kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện, phát huy những thành tích ưu điểm và khéo léo bổ sung thiếu sót cho đến khi công việc thành công.

Đối với những công việc quan trọng, anh cần có dự kiến trước, xác định sớm yêu cầu nội dung, cung cấp tình hình và trao đổi kinh nghiệm với bạn, để bạn suy nghĩ, chuẩn bị và quyết định. Ta nên xây dựng hình mẫu, làm thử trước, bạn căn cứ vào đó tự làm. Sau từng việc từng thời gian gợi ý cho bạn sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm.

Theo tôi biết, bạn làm gì cũng muốn được mắt thấy tai nghe, ngắn gọn, thiết thực, dễ hiểu. Do đó, phương pháp trực quan với những hình thức tham quan, hình mẫu, tập huấn, làm thử trước là phù hợp với bạn, nhất là ở những đơn vị cơ sở.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:15:33 am »

Vấn đề quan trọng nhất là giúp lãnh đạo bạn trong công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao giác ngộ cho bộ đội và nhân dân tinh thần yêu nước, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của cách mạng Lào. Việc xây dựng hai tỉnh tập kết thành căn cứ địa cách mạng của cả nước Lào có ý nghĩa chiến lược rất quan trọng. Mặt khác, cần xác định lực lượng chính trị vũ trang về đứng ở hai tỉnh không phải lâu dài vô hạn mà nhất thiết phải tiếp tục phát triển đấu tranh đi tới hoàn thành nhiệm vụ cơ bản nhất của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước Lào.

Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng cơ sở trong lực lượng vũ trang của bạn, đặc biệt là công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, trước hết tuyển lựa những người xuất sắc trong lực lượng gồm một vạn người ở hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ, bồi dưỡng họ trở thành cán bộ của quân đội Lào.

Thứ ba, về huấn luyện, trước mắt làm cho cán bộ, chiến sĩ biết sử dụng thành thạo vũ khí trang bị, biết áp dụng những hình thức chiến thuật thông thường như phục kích, tập kích. Phải xây dựng tinh thần dám đánh và lòng tin đánh thắng quân địch, giữ vững kỷ luật, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân.

Đối với nội bộ, đoàn cần nhanh chóng xây dựng chế độ công tác đúng đắn. Trong quan hệ với bạn phải theo nguyên tắc: “Được việc được lòng được người cán bộ”.

Những vấn đề anh Nguyễn Chí Thanh nêu ra đã giúp tôi nhiều cả trong suy nghĩ lẫn việc làm trong suốt thời gian hoạt động trên chiến trường Lào.

Lực lượng tham gia đoàn cố vấn quân sự được lựa chọn từ một số cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn và đại đội, có phẩm chất chính trị tốt, có kinh nghiệm xây dựng, chiến đấu và bảo đảm chiến đấu, đã qua công tác ở những cơ quan chiến lược, các đại đoàn chủ lực, các lực lượng vũ trang địa phương để có thể đáp ứng ngay các yêu cầu xây dựng, chiến đấu khẩn trương của bạn. Ngoài ra Bộ Tổng tư lệnh còn giao cho Bộ chỉ huy quân tình nguyện Việt Nam ở Lào lựa chọn một số cán bộ hoạt động lâu năm ở chiến trường Lào và một số đồng chí thông thạo tiếng Lào làm phiên dịch. Tổng quân số Đoàn cố vấn quân sự là 100 người. Chỉ huy đoàn gồm tôi (Chu Huy Mân) - Đoàn trưởng, Bí thư Đảng ủy; anh Lê Tiến Phục - Phó bí thư; các anh Nguyễn Đức Phương, Quốc Vinh trong ban chỉ huy đoàn. Hầu hết anh em trong đoàn đều tham gia cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp, chưa ai một lần về phép thăm nhà. Thế mà khi nhận nhiệm vụ gọi người đều hăng hái lên đường, không hề suy tính. Tuy vậy, trong thời gian làm công tác chuẩn bị chúng tôi giải quyết cho những anh em ở gần về thăm gia đình. Lúc đó tôi biết mấy câu thơ như thế này:

            Chiến thắng Điện Biên chưa tổng kết
            Chưa kịp về thăm hỏi người thân
            Thăm những xóm làng đã tiễn chân
            Nói những lời chưa nói hết


Chúng tôi khẩn trương làm công tác tổ chức và chuẩn bị cho cuộc hành quân xa với một nhiệm vụ hoàn toàn mới mẻ.

Hai ngày trước khi lên đường, Bác Hồ Gọi anh Thanh và tôi đến nơi ở và làm việc của Người. Vừa nhìn thấy tôi, Bác đã lên tiếng:

- Chú Mân phải không? Vào đi.

Bác chỉ chiếc ghế tre đối diện chỗ ngồi của Người cũng bằng ghế tre. Tôi tiến lại gần chúc sức khỏe của Bác và ngồi xuống. Đã mấy lần được gặp Bác, nhưng lần này tôi được ngồi gần, nhìn Người được rõ hơn. Vầng trán cao, đôi mắt sáng với bộ quần áo sạch nhưng bạc màu.

Người ân cần:

- Chú Thanh đã báo cáo với Bác về quyết tâm rất cao của chú và em trong đoàn. Chú chịu khó học tập, rèn luyện, biết cả chính trị, quân sự và công tác tổ chức, vừa có kinh nghiệm chỉ huy chiến đấu như thế là rất tốt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:16:58 am »

Tiếp đó, Bác nói về âm mưu của Mỹ và phải hữu đối với cách mạng Lào, đặc biệt là sau khi quân tình nguyện Việt Nam rút về nước, tình hình của bạn rất khó khăn.

Tôi mở sổ ghi từng lời Bác dặn, không sót một ý nào:

- Mục tiêu giúp bạn xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trưởng thành cả về phẩm chất và năng lực, tự đảm đương được nhiệm vụ, làm chủ lấy công việc của mình là yêu cầu cơ bản đối với cách mạng và quân đội Lào cả trước mắt và lâu dài. Trong quan hệ với bạn, hết sức chú ý xây dựng sự đoàn kết hữu nghị giữa hai nước. Chú phải kết hợp chặt chẽ giữa giúp công việc và giúp bồi dưỡng con người. Chú luôn luôn nhớ rằng giúp bạn là tự giúp mình. cách mạng Lào quân đội nào trưởng thành tức là góp phần tăng thêm sức mạnh chiến đấu của ba dân tộc anh em trên bán đảo Đông Dương. Vì vậy, phải có ý thức đầy đủ, có kế hoạch chu đáo, tỉ mỉ, tôn trọng chủ quyền của bạn, giúp bạn làm chủ từng việc, đến toàn diện với tinh thần cách mạng Lào do nhân dân, cán bộ, chiến sĩ nào tự làm lấy là chủ yếu, chẳng bao biện làm thay. Chú cần nhớ ba điều cốt yếu của cách mạng Lào là: lâu dài, gian khổ; tự lực cánh sinh là chính và cuối cùng nhất định thắng lợi.

Nói xong, Bác hỏi tôi:

- Chú còn thắc mắc gì không?

- Thưa Bác, cháu xin hứa sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ mà Bác giao cho!

“Giúp bạn là tự giúp mình” - lời dạy giản dị của Bác đã trở thành phương châm hành động của anh em Đoàn 100 trong suốt thời gian làm nhiệm vụ trên đất bạn Lào.

Trước ngày lên đường, anh Nguyễn Chí Thnh gặp gỡ động viên cán bộ, chiến sĩ Đoàn cố vấn, anh nói:

- Ngày 16 tháng 7 năm 1954 Bộ Tổng tư lệnh đã ký quyết định thành lập Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam giúp nước bạn Lào mang mật danh là Đoàn 100(1). Nhiệm vụ của các đồng chí đã ghi rõ trong quyết định thành lập, hôm nay, tôi nói thêm một số điểm. Đảng ta có kinh nghiệm phong phú trong nhiều năm về xây dựng thực lực cách mạng vững mạnh về mọi mặt, trước hết là xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ, coi đây là nhân tố hàng đầu, quyết định thắng lợi của cách mạng. Để giúp bạn xây dựng thực lực cách mạng vững chắc, cán bộ bạn trưởng thành nhanh chóng, làm chủ được công việc của mình, điều quan trọng trước hết là các đồng chí phải nắm vững đường lối, quan điểm mục tiêu giúp bạn của Đảng ta.

Phương pháp thể hiện đường lối quan điểm gắn với mục tiêu, nguyên tắc thành một thể thống nhất, nó vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Trong mọi trường hợp phương pháp giúp bạn đều phải đạt được ba yêu cầu: công việc của bạn phải đạt được kết quả cao nhất; đội ngũ cán bộ của bạn phát triển, trưởng thành nhanh chóng và vững chắc; quan hệ đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa ta và bạn ngày càng được củng cố và tăng cường. Trong ba nội dung trên, yêu cầu về sự trưởng thành của bạn là cơ bản nhất.

Kết thúc buổi nói chuyện anh Nguyễn Chí Thanh vui vẻ nói:

- Muốn giúp bạn tốt ta phải “cố” hết sức để bạn “vấn” thật nhiều, nếu bạn không “vấn” thì ta không còn là “cố” nữa.

Thay mặt cán bộ, chiến sĩ Đoàn 100, tôi hứa với đồng chí ủy viên thường vụ Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị dù khó khăn gian khổ đến mấy, cán bộ, chiến sĩ trong đoàn quyết tâm thực hiện tốt nhất là căn dặn của đồng chí và coi đây là nhiệm vụ của Đảng và Bác Hồ giao cho cán bộ, chiến sĩ cho đoàn.


(1) Mật danh là Đoàn 100 vì biên chế của Đoàn có 100 cán bộ, chiến sĩ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:17:31 am »

Sau buổi gặp mặt, anh Nguyễn Chí Thanh mời cán bộ, chiến sĩ trong đoàn bữa cơm tối thân mật, đậm chất chiến khu: thịt lợn, măng rừng và xôi. Bữa cơm giản dị mà đầm ấm lạ thường.

Tạm biệt căn cứ địa Việt Bắc, cán bộ, chiến sĩ Đoàn 100 chúng tôi hành quân bằng xe ô tô Mô-lô-tô-va do Liên Xô giúp và xe Jíp (chiến lợi phẩm). Xe chúng tôi chạy giữa ban ngày từ Định Hóa, Thái Nguyên qua bến Bình Ca đi Phú Thọ. Đi đến đâu cũng thấy không khí chiến thắng, hai bên đường cờ đỏ sao vàng, gương mặt mọi người ai cũng hân hoan, rạng rỡ. Chúng tôi đến khu Đồn Vàng, Tu Vũ lúc này đang là mùa mưa. nước sông Đà hung dữ, và cũng không chờ xe qua được đành để xe lại, cả đoàn đi ca nô ngược sông Đà đến Bến Ngọc, đoạn hạ lưu thị xã Hòa Bình. tại đây Bộ Tổng tư lệnh đã đón sẵn đưa chúng tôi xuống Nho Quan. Từ Nho Quan chúng tôi hành quân tiếp bằng xe ô tô theo đường Thạch Thành, Cẩm Thủy. La Hán, Hồi Xuân (Thanh Hóa) đúng vào ngày Quốc khánh 2 tháng 9. Chúng tôi dừng lại cho anh em liên hoan mừng ngày độc lập của dân tộc. Ngày 3 tháng 9 cả đoàn bắt đầu hành quân bộ theo con đường mòn tiến về phía tây. Sau ba ngày hành quân ròng rã, ngày đi đêm dựng lán nghỉ, đến chiều ngày 5 tháng 9 chúng tôi đã đặt chân lên bản Na Mèo thuộc tỉnh Hủa Phăn nước Lào. Na Mèo là một bản nhỏ, đường bản khá rộng, ruộng bậc thang, nhà sàn và nhiều chùa mái nhọn chi chít các hoa văn, những cây đại (chăm pa) đầy hoa, cây me, cây muỗm... Những cô gái nào để trần nửa ngực và hai bờ vai đang giã gạo, dệt vải, gùi nước tươi cười với bộ Việt Nam... Cán bộ, chiến sĩ ta không biết tiếng Lào chỉ tay cười đáp lại.

Đón chúng tôi là một số anh trong Ban cán sự Đảng ta ở Lào và một số đồng chí của mặt trận Neo Lào Hắc-xạt. Đại bản doanh của bạn là một cánh rừng đất bằng, nơi con suối Na Mèo chảy qua rất thơ mộng. Đoạn suối này khá rộng, nước trong có thể nhìn rõ từng hòn đá cuội ở lòng suối và cả những đàn cá bơi lội, Nếu thả một chiếc lá vàng xuống dòng suối, chiếc lá có thể về đến Việt Nam. Ban lãnh đạo của bạn và Ban cán sự của Đảng ta ở cách nhau vài trăm mét. nhà ở và nhà làm việc đều làm bằng tre, gỗ, chanh và phên nứa.

Công việc đầu tiên của Đoàn 100 chúng tôi là xác định khu vực làm nhà ở, nhà làm việc, khu vệ sinh, khu khai phá trồng rau, nơi đào giếng, ngăn suối... Mấy ngày đầu anh em phân công nhau vào rừng chặt gỗ, tre nứa, cắt gianh, dựng lán... Chỉ huy đoàn chúng tôi đến chào anh Nguyễn Khang và một số đồng chí Thường vụ Ban cán sự và xin ý kiến chỉ đạo của các anh. Tiếp đó, chúng tôi đến chào đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản (anh Bẩy) - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Xi-xa-vạt Kẹo-bun-tha - Tổng tham mưu trưởng (lúc này quân đội Lào chưa có Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Sau đó chúng tôi đến chào Hoàng thân Xu-pha-nu-vông (cụ Chính) và các thân sĩ Phai Dan (Lào Sủng), Xi Thôn (Lào Thơng). Cùng thời gian này, một số cán bộ của Đoàn 100 được bạn hướng dẫn đến nơi ở của anh chị em từ các tỉnh của Lào về tập kết tại Hủa Phăn.

Sau khi nhận được sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng ta ở Lào, nghe ý kiến của lãnh đạo bạn, tìm hiểu tình hình thực tế lực lượng của bạn, Đảng ủy Đoàn 100 tiến hành hội nghị đề ra chủ trương lãnh đạo. Lúc đầu trong lãnh đạo có những quan điểm khác nhau về đánh giá tình hình lực lượng vũ trang của bạn, về xây dựng tổ chức và cách đánh. Nhưng có vấn đề phải bàn bạc nhiều lần mới đi đến thống nhất:

Bộ đội bạn nên tổ chức ở quy mô nào là hợp lý. Một số đồng chí cho rằng với trình độ của bạn quá thấp, thì chỉ nên tổ chức đến trung đội và tác chiến cũng chỉ đánh du kích, Nếu tổ chức cao hơn là không thực tế. Số đông lại khẳng định quy trình độ của bạn có thấp, nhưng nếu tổ chức lực lượng của bạn ở cấp trung đội thì không thể bồi dưỡng đào tạo cán bộ, không thể phát triển đánh lớn và còn phải nghĩ đến tương lai, khi cách mạng Lào toàn thắng. Do đó tổ chức lực lượng cho bạn phải cỡ tiểu đoàn là cơ bản, sau một thời gian tùy tình hình có thể nâng lên cao hơn. Có như vậy mới xây dựng được hệ thống tổ chức Đảng từ trung ương đến tiểu đoàn ủy, chi bộ đại đội và tổ đảng ở trung đội. Qua đó mà bồi dưỡng bạn nâng dần khả năng đảm đương công việc của mình.

 Cuối cùng Đảng ủy Đoàn 100 đã thống nhất đề án xây dựng tổ chức biên chế bộ đội bản thành các tiểu đoàn bộ binh, các đại đội trợ chiến, chuyên môn kỹ thuật, ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và một trường quân chính. Các đơn vị và cơ quan sẽ có lớp bồi dưỡng ngắn ngày. Tổ chức biên chế thành tiểu đoàn là đáp ứng yêu cầu trước mắt của bộ đội Lào, đồng thời chúng tôi cũng tìm đến yêu cầu khách quan lúc nào đó từ tiểu đoàn phát triển thành trung đoàn, cao hơn là sư đoàn. Còn việc phân định vị trí chiến trường, tổ chức các quân khu kết hợp với cấp ủy địa phương đảm bảo tính nhân dân và toàn diện sẽ bàn bạc thống nhất khi cách mạng Lào lắm toàn bộ chính quyền.

Cũng cần phải nói thêm rằng, tổ chức biên chế bộ đội bạn đến quy mô nào là hợp lý thời gian này quả là một vấn đề lớn, liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ mà Đảng và Bác giao cho. Chúng tôi là cố vấn, chỉ nêu vấn đề, đưa ra đề án cho bạn cân nhắc quyết định. Chúng tôi đưa đề án biên chế đến cấp tiểu đoàn với quân số trên 400 người là đã đặt ra yêu cầu về lãnh đạo, chỉ huy và quản lý của cán bộ xuất phát từ yêu cầu thực tế để đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn. Đồng thời đây cũng là trường học rèn luyện bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý của bạn. Trong đó cán bộ lãnh đạo, chỉ huy tiểu đoàn có vị trí và trách nhiệm chính trị cao hơn đối với cách mạng Lào, nó không phải như cán bộ tiểu đoàn quân đội các nước khác. Và, chỉ có tổ chức như vậy mới tập hợp được hết những chiến sĩ tích cực vào đội ngũ cán bộ cho quân đội và cách mạng Lào sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:18:19 am »

Mặt khác, chúng tôi nghĩ biên chế tổ chức đến cấp tiểu đoàn nhằm đáp ứng một yêu cầu cơ bản bảo đảm cho một tiểu đoàn độc lập chiến đấu (trong tiểu đoàn có những đại đội bộ binh và đại đội trợ chiến). Trường hợp cần thiết tập trung hai, ba tiểu đoàn hoặc nhiều hơn thì Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng tham mưu có thể tổ chức sở chỉ huy tiền phương chỉ huy một trận đánh hay một đợt hoạt động quân sự. Vấn đề tổ chức sở chỉ huy tiền phương cũng là bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược của bạn.

Đề án tổ chức biên chế bộ đội bạn của Đoàn 100 do tôi trình bày trong Hội nghị Thường vụ Ban cán sự Đảng ta ở Lào được thảo luận rất sôi nổi. Ở đây cũng có ý kiến cho rằng lực lượng vũ trang Pa-thét Lào chỉ có thể đánh du kích, nhỏ lẻ, phân tán, chưa thể đánh tập trung dù quy mô đại đội, tiểu đoàn. Do vậy, chỉ nên tổ chức nhiều trung đội và một vài đại đội thí điểm. Lại có ý kiến, Đoàn 100 không nên áp dụng kinh nghiệm của quân đội Việt Nam vào Lào. Tuy vậy, cũng có ý kiến không nhất trí tổ chức nhiều trung đội vì như thế khó cho việc lãnh đạo, chỉ huy của Bộ Quốc phòng và Quân ủy Trung ương bạn. Nhưng nếu tổ chức tiểu đoàn lại không tin bạn có thể tổ chức chỉ huy được. Sau khi nghe nhiều ý kiến trao đổi, anh Nguyễn Khang kết luận đồng ý đề án của Đoàn 100 về tổ chức bộ đội bạn thành những tiểu đoàn bộ binh, đại đội trợ chiến, chuyên môn kỹ thuật, ba cơ quan tham mưu, chính trị và hậu cần ở Bộ Quốc phòng, ngoài ra cần tổ chức một trường quân chính.

Cuối buổi họp Thường vụ Ban cán sự, tôi gặp riêng anh Nguyễn Khang đề nghị khi làm việc với bạn anh chỉ nêu những vấn đề chung, có tính định hướng chiến lược, những vấn đề cụ thể Đoàn 100 chúng tôi giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng sự lựa chọn của bạn. Chúng tôi cũng sẽ không đưa đề án của ta cho bạn dịch sang tiếng Lào.

Từ sau Hội nghị Thường vụ Ban cán sự, tôi thường xuyên làm việc với anh Bẩy. Anh Bẩy là một người thông minh, rất chịu khó học hỏi, nói thạo tiếng Việt, nhưng luôn giữ được tính tự chủ. Tôi còn nhớ lần đầu đến nơi ở, cũng là nơi làm việc của anh. Đó là một ngôi nhà sàn mái dốc dựng trên nền tam cấp, không nguy nga nhưng rất thanh nhã, hiên rộng đủ kê bộ bàn trà, trong nhà có các phòng ăn, phòng ngủ, phòng tiếp khách. Cửa sau là con đường dẫn xuống suối Na Mèo trong anh. Cũng tại phòng tiếp khách này tôi và anh đã trao đổi nhiều vấn đề về tổ chức biên chế, giáo dục, huấn luyện, bảo đảm hậu cần, sẵn sàng chiến đấu công tác và xây dựng Đảng, xây dựng quân đội, xây dựng căn cứ địa, thực hiện hòa hợp dân tộc... Qua những lần làm việc, chúng tôi gặp nhau về quan điểm đối với sự nghiệp cách mạng của Lào – vấn đề then chốt là củng cố phát triển Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và đào tạo bồi dưỡng cán bộ; trong đó mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành tiến bộ cả về phẩm chất và năng lực, tự đảm đương được nhiệm vụ, làm chủ lấy công việc của mình là một yêu cầu cơ bản, có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với cách mạng và quân đội Lào trước mắt cũng như lâu dài.

Thông thường, cứ khoảng 3 giờ chiều, lúc thì tôi đến nơi làm việc của anh Bẩy, khi thì anh Bẩy sang nơi làm việc của tôi. Chúng tôi trao đổi bàn bạc cân nhắc từng vấn đề một cách thận trọng chân thành. Chúng tôi thống nhất đề ra một số công tác cụ thể trước mắt là đoàn kết và lãnh đạo toàn diện cuộc đấu tranh thực hiện hiệp định đình chiến. Dựa vào lực lượng của ta và hiệp định đình chiến để thương lượng, hợp tác với Chính phủ nhà Vua tiến hành tổng tuyển cử tự do và thành lập chính phủ liên hợp thống nhất, tiến tới xây dựng nước Lào dân củ và hoàn thành độc lập, góp phần bảo vệ hòa bình ở châu Á và thế giới. Giữ vững và củng cố hai tỉnh tập kết thành căn cứ đấu tranh trong cả nước. Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang và bán vũ trang. Tăng cường khối đoàn kết toàn dân, mở rộng mặt trận thống nhất. Đẩy mạnh công tác vùng sau lưng địch. Thành lập chính đảng cách mạng Lào, coi trọng công tác đào tạo cán bộ, coi đây là một vấn đề then chốt quyết định.

Những bữa cơm chiều thường là hai chúng tôi cùng ăn với nhau, dần dần tôi và anh Bẩy trở nên thân thiết “vừa tình đồng chí, vừa tình anh em”. Ngoài công việc chung, những chuyện riêng tư chúng tôi cũng không giấu nhau điều gì. Anh Bẩy kém tôi 7 tuổi(1), quê anh ở bản Na Xiêng huyện Khăm-tha-bi-ni, tỉnh Xa-va-na-khệt, là con một gia đình viên chức. Sau khi học xong tiểu học tiếng Lào và tiếng Pháp, anh sang Hà Nội học tiếp tại trường bảo hộ Pháp. Trong những năm từ 1936 đến 1939, ở Việt Nam có phong trào thanh niên đấu tranh đòi tự do dân chủ, gọi tắt là Hội thanh niên cứu quốc. Anh Bẩy đã tham gia phong trào này. Năm 1943, tốt nghiệp trung học, anh tiếp tục học khoa Luật, trường đại học ở Hà Nội. Năm 1945, anh Bẩy về nước tham gia giành chính quyền từ tay phát xít Nhật tại Xa-va-na-khệt và được cử phụ trách đơn vị bộ đội của tỉnh này. Từ năm 1946 đến năm 1949, anh tham gia nhiều công việc, đặc biệt là làm công tác xây dựng lực lượng chính trị, tổ chức lực lượng vũtrang, xây dựng căn cứ địa Đông Bắc Lào. Đầu năm 1949, anh Bẩy được cử làm Tư lệnh Quân đội Ít-xa-la Lào. Ngày 6 tháng 1 năm 1949, anh gia nhập Đảng Cộng sản Đông dương và ngày 28 tháng 7 năm 1949 anh Bẩy trở thành đảng viên chính thức.


(1) Đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản sinh ngày 13 tháng 12 năm 1920.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2018, 10:24:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:21:03 am »

Năm 1950, tại Đại hội Mặt trận Lào kháng chiến toàn quốc, anh được bẩu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận Lào Ít-xa-la và làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Chính phủ kháng chiến Lào.

Năm 1951, anh Bẩy tham gia Đại hội lần thứ hai Đảng Cộng sản Đông Dương, được đại hội giao cho nhiệm vụ cùng với các đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương người Lào chuẩn bị thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

Qua mấy ngày trao đổi, đề án xây dựng lực lượng vũ trang và bảo vệ hai tỉnh tập kết của quân đội Lào đã được anh Bẩy chấp nhận, trở thành đề án chính thức của bạn.

Đầu tháng 12 năm 1954, Hội nghi quân chính quân đội Lào tổ chức tại bản Cang Thạt và Cang Mùng thuộc huyện Mường Xôi do anh Bẩy chủ trì.

Tại hội nghị, các đoàn đại biểu thuộc các đơn vị, cơ quan, các địa phương của Lào đã nhất trí nội dung báo cáo do anh Bẩy trình bày, với chủ trương là:

Trước mắt, củng cố và xây dựng lực lượng vũ trang Lào Ít-xa-la thành một quân đội cách mạng vững mạnh, có đủ khả năng phá tan âm mưu quân sự của đối phương, bảo vệ hai tỉnh tập kết, đồng thời làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh chính trị. Về lâu dài, nếu địch gây lại chiến tranh, quân đội sẽ là lực lượng nòng cốt tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng hoàn toàn đất nước Lào.

Về phương châm xây dựng quân đội, anh Bẩy nhấn mạnh: Phải lấy giáo dục chính trị và công tác bồi dưỡng cán bộ làm chính. Tổ chức lực lượng phải gọn nhẹ, có tính dân tộc, phù hợp với trình độ chỉ huy của cán bộ và điều kiện khả năng cung cấp của chiến trường tại chỗ. Kết hợp xây dựng bộ đội chủ lực với xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích; xây dựng cơ quan với xây dựng đơn vị. Đặc biệt coi trọng xây dựng hệ thống lãnh đạo của Đảng và hệ thống công tác chính trị trong quân đội.

Việc giúp bạn sớm xác định và nhất trí cao trong nội bộ đề án xây dựng lực lượng là thắng lợi bước đầu có ý nghĩa quan trọng, bạn và ta đều phấn khởi, tin tưởng, tạo được mối quan hệ tốt đẹp ngay từ đầu.

Sau Hội nghị quân chính, anh Bẩy đã ký quyết định biểu biên chế toàn quân. Cuối tháng 12 năm 1954, ba cơ quan Tham mưu, Chính trị, Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng cùng hệ thống cán bộ thuộc các đơn vị, địa phương cũng hình thành cơ cấu hợp lý của một đội quân chủ lực tập trung gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn trợ chiến, 1 tiểu đoàn vận tải, 1 đại đội thông tin, 1 đại đội quân báo, 1 đại đội vận tải, 1 trung đội bảo vệ cơ quan, 12 đại đội độc lập và đại đội địa phương, 1 trường quân chính (Com-ma-đam), 2 cơ quan tỉnh đội Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ.

Sau khi thống nhất phương án xây dựng và bảo vệ hai tỉnh, Trưởng đoàn 100 lại làm việc với anh Bẩy về phương châm chế độ công tác của đoàn cố vấn và quan hệ hợp tác giữa Việt – Lào. Lúc đầu tôi gợi ý toàn bộ chế độ phương châm giúp bạn, anh Bẩy thấy rất khó thực hiện vì anh em Lào ít suy nghĩ chiều sâu, ngại khó khăn, nhưng sau mấy lần trao đổi, anh bẩy thấy vấn đề rất hay và phấn khởi, anh sẽ động viên giáo dục anh em cán bộ Lào thấu hiểu làm đúng phương châm, chế độ. Qua khó khăn bước đầu sẽ đi đến có bước trưởng thành vững chắc. Phương châm chế độ là một vấn đề mới, nhưng qua trao đổi nhiều lần đã đảm bảo sự nhất trí giữa Đoàn 100 và cán bộ Lào. Cán bộ Đoàn 100 cũng phải quán triệt mục tiêu then chốt, là cán bộ bạn trưởng thành, ta kiên trì vất vả một thời gian sẽ đi đến làm việc với nhau thoải mái hơn. Cán bộ Đoàn 100 phải chống tư tưởng nóng vội làm thay, tư tưởng dân tộc lớn. Sau khi tài liệu được chính thức ban hành, hai bên tranh thủ quán triệt và kiên trì thực hiện.

Cùng với sự hình thành tổ chức biên chế của quân đội bạn và thống nhất phương châm chế độ làm việc giữa hai bên, Đoàn 100 chúng tôi kịp thời sắp xếp đội ngũ cố vấn giúp bạn, cụ thể như sau:

Tôi là Đoàn trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy, có cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần và cố vấn các tiểu đoàn, các đội kỹ thuật. Cơ quan tham mưu do anh Ngữ, anh Thăng Bình phụ trách, có Nguyễn Hữu Nghị làm cố vấn dân quân, Nguyễn Ngọc Anh cố vấn tác chiến, Lương Thế Nho cố vấn quân báo, Trần Văn Sơn cố vấn quân sự, Hoàng Chất cố vấn thông tin và Phạm Bá Dũng cố vấn cơ yếu. Cơ quan chính trị do anh Lê Tiến Phục làm chủ nhiệm kiêm cố vấn tổ chức, có Hà Minh Tân làm cố vấn tuyên giáo, Nguyễn Phong cố vấn bảo vệ, Đỗ Xuân Nghiêm cố vấn thanh niên. Cơ quan hậu cần, anh Nguyễn Đức Phương là chủ nhiệm; Nguyễn Lung cố vấn quân y, Đỗ Đình Hữu cố vấn ban quân khí. Đến tháng 3 năm 1955, Bộ bổ sung thêm Nguyễn Kiên, Lê Trung Tín, Đỗ Đình Lợi, Hoàng Tiến Thi, Nguyễn Giềng, Nguyễn Bạt, Cao Đình Cự, Đinh Văn Tuy và Phạm Văn Miện. Ngoài ra còn có cố vấn quân sự Võ Quốc Vinh, cố vấn chính trị Lê Tự Lập của trường Com-ma-đam. Có cố vấn biên chế trong 10 tiểu đoàn: 585, 589, 593, 601, 609, 705, 701, 613, 617 và tiểu đoàn 605; cố vấn của 3 đại đội kỹ thuật gồm công binh, quân báo, thông tin và Đinh Văn Tuy, tổ trưởng cố vấn tỉnh Phông-xa-lỳ, anh Đoàn Bổng kiêm tổ trưởng cố vấn tỉnh Hủa Phăn thay Nguyễn Hữu Nghị về nước năm 1955, các tổ giúp bạn đều có phiên dịch, cấp dưỡng người Việt riêng.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2019, 06:27:08 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:22:56 am »

Sau một thời gian triển khai các nhiệm vụ, chúng tôi tổ chức cho cán bộ rút kinh nghiệm và quán triệt một lần nữa về phương châm giúp bạn. Qua thảo luận, từ lãnh đạo chỉ huy đến cán bộ cố vấn đã rút ra một số nội dung cơ bản có tính nguyên tắc, đó là phải tôn trọng chủ quyền của bạn, trước hết và trực tiếp là tôn trọng ý kiến của cán bộ bạn. Trong mọi công việc cán bộ cố vấn phải nghiên cứu chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, có nội dung và kế hoạch cụ thể. Phải làm tốt việc nêu vấn đề làm cho bạn hiểu và nắm chắc nội dung công việc, rồi tự đề ra chủ trương, biện pháp thực hiện. Chúng tôi nói với anh em cố vấn những ý kiến của bạn nêu lên dù còn đơn giản ta cũng vui mừng cổ vũ bạn và gợi ý để bạn tiếp tục suy nghĩ cho đến khi hoàn chỉnh. Chỉ có như vậy mới nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lực, tự cường cho cán bộ bạn để họ phấn đấu rèn luyện ngày một trưởng thành, tự đảm đương sự nghiệp cách mạng Lào.

Trong quan hệ với bạn, cán bộ cố vấn phải tạo được sự gắn bó và lòng tin của bạn. Cán bộ ta được lòng cán bộ bạn là cực kỳ cần thiết. Nếu cán bộ cố vấn của ta không bình tĩnh, khôn khéo, chân tình mà nóng vội, thúc ép để bạn bất bình thì hỏng việc. Song được lòng mà bao biện làm thay thì cũng không đạt được mục đích cao nhất là giúp bạn đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Thực tế lúc đầu, không ít cán bộ bạn tiếp xúc với công việc mới mẻ, nhưng tình huống phức tạp đã tỏ ra ngần ngại, muốn nhờ anh em Việt Nam làm giúp cho anh. Trong trường hợp này cán bộ Việt Nam làm thay hết cho bạn thì có thể được lòng bạn, nhưng không thực hiện được yêu cầu giúp cán bộ bạn rèn luyện trong mọi hoàn cảnh. Tất cả những vấn đề trên là rất cụ thể và rất cơ bản, thực hiện tốt hay không sẽ ảnh hưởng lớn đến việc củng cố tăng cường quan hệ đoàn kết Việt – Lào và nâng cao hiệu quả công tác giúp bạn trong tình hình mới.

Lúc đó chúng tôi dự kiến nếu ta nắm vững phương châm, chế độ giúp bạn thì trong khoảng ba năm sẽ có thể tạo cơ sở và điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ bạn tiến bộ, làm chủ được mọi công việc của mình. Để làm được những nội dung trên, vấn đề đặt ra đối với quân đội Lào lúc này là trong những năm kháng chiến chống Pháp, các đơn vị quân đội Lào Ít-xa-la hoạt động phân tán, không thể huấn luyện và giáo dục tập trung. Thực hiện phương châm “lấy xây dựng chính trị tư tưởng làm chính, đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm chính” như trong đề án xây dựng lực lượng, chúng tôi đã giao nhiệm vụ cho một số cán bộ tuyên huấn và quân huấn có kinh nghiệm giúp bạn biên soạn gấp các tài liệu giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự trong toàn quân. Chúng tôi coi đây là một việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với việc xây dựng lực lượng vũ trang của bạn, bảo vệ vững chắc hai tỉnh tập kết.

Vấn đề đặt ra đối với chúng tôi về nội dung giáo dục chính trị lúc này bao gồm:

Thứ nhất, đất nước Lào là của người Lào, do nhân dân các bộ tộc Lào làm chủ.

Thứ hai, phải làm cho cán bộ, chiến sĩ quán triệt tình hình nhiệm vụ mới của cách mạng Lào, nhận rõ nước Lào có vị trí quan trọng của cách mạng Lào có vị trí quan trọng ở bán đảo Đông Dương và Đông Nam Á; đồng thời, thấy rõ âm mưu của Mỹ và tay sai đang dùng mọi thủ đoạn nham hiểm và tàn bạo cả về chính trị, quân sự, kinh tế hòng thôn tính nước Lào.

Thứ ba, phát huy bản chất, truyền thống, vai trò nhiệm vụ của quân đội. Từ chỗ chỉ có những đơn vị vũ trang tuyên truyền hoạt động phân tán như các đơn vị Lát-xa-vông, Pha Ngừm, Xay chắc Vai Phắt, Xét-tha-thi-lạt và các đơn vị du kích đến nay đã hình thành lực lượng vũ trang ba thứ quân, có hệ thống lãnh đạo, chỉ huy từ trung ương xuống đến các đơn vị, các địa phương. Đây là vốn vô cùng quý báu của nhân dan các bộ tộc Lào, từ đó cán bộ, chiến sĩ nâng cao lòng yêu nước, chỉ căm thù giặc, ý thức độc lập tự chủ. Chỉ khi nào nhân dân có thực lực chính trị, quân sự đủ mạnh thì mới giành được thắng lợi, giữ vững và phát triển được thắng lợi của cách mạng.

Thứ tư, ra sức xây dựng hai tỉnh tập kết trở thành căn cứ địa vững mạnh về mọi mặt, làm chỗ dựa vững chắc cho việc đánh địch và xây dựng lực lượng.

Thứ năm, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, là nhân tố quyết định sự trưởng thành và chiến thắng của quân đội bạn.

Những nội dung trên được anh em cố vấn và cán bộ bạn hoàn thành trong thời gian ngắn, tài liệu được cấp đến các đơn vị cơ sở và các địa phương. Tuy tài liệu còn sơ lược nhưng ưu điểm dễ nhớ, dễ hiểu, dễ liên hệ với hành động cụ thể của từng người, phù hợp với trình độ của bạn lúc này.

Sau một thời gian tập trung giáo dục, nhận thức của các đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã được nâng lên rõ rệt.

Vấn đề xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và kết nạp đảng viên lúc này trong Đoàn cố vấn cũng có những ý kiến khác nhau. Một bộ phận cho rằng phải có thời gian để anh em học tập văn hóa, nói và viết được tiếng Lào rồi mới nói đến chuyện bồi dưỡng kết nạp vào Đảng. Số đông cán bộ lại khẳng định rằng mặc dù trình độ cán bộ bạn thấp nhưng nhiều người đã trải qua chiến đấu, họ tự nguyện rời bỏ mường bản về khu tập kết. Đó là vấn đề cơ bản, có thể vừa cho họ học tập chính trị, quân sự, văn hóa vừa kết nạp họ vào Đảng là phù hợp với thực tiễn ở Lào lúc bầy giờ.

Với phương châm trên, sau gần một năm số lượng đảng viên tăng lên đáng kể, tổ chức chi bộ được hình thành, số cán bộ cốt cán ngày một đông đảo là cơ sở góp phần thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:24:53 am »

Cùng thời gian này, chúng tôi cùng thống nhất với lãnh đạo bạn là đi đôi với giáo dục chính trị phải quan tâm huấn luyện quân sự, tập trung làm cho cán bộ, chiến sĩ thành tạo sử dụng vũ khí, nắm vững những hình thức chiến đấu thông thường như phục kích, tập kích; vận dụng tốt các hình thức chiến thuật từ tổ ba người, tiểu đội, trung đội, đại đội; chú trọng kiểm tra bắn đạn thật và diễn tập thực binh. Quá trình huấn luyện là quá trình xây dựng quyết tâm chiến đấu, dám đánh và tin tưởng đánh thắng quân địch, bảo vệ vững chắc hai tỉnh tập kết.

Trình độ năng lực của cán bộ lúc đầu còn hạn chế, nhiều anh em gặp khó khăn trong công tác giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự. Trước tình hình này, chúng tôi trao đổi với các đồng chí lãnh đạo và cơ quan Bộ Quốc phòng Lào tổ chức những lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, giáo viên cho bạn. Cán bộ cố vấn của ta làm động tác mẫu giúp cán bộ bạn nắm vững nội dung cơ bản rồi trực tiếp lên lớp hướng dẫn cho cơ quan và đơn vị của mình.

Để giúp bạn bảo đảm tốt đời sống bộ đội và phục vụ kịp thời các yêu cầu xây dựng và chiến đấu, Đoàn 100 chúng tôi đã bàn với Bộ Quốc phòng bạn phát động phong trào sản xuất trong toàn quân. Mỗi cơ quan, đơn vị đều thi đua trồng rau, trồng lúa, ngô… chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà… Nhờ phong trào tăng gia sản xuất được đẩy mạnh nên đời sống vật chất, tinh thần của bộ đội được cải thiện. Nhân dân các bộ tộc Lào ngày càng phấn khởi, tin tưởng bộ đội con em của mình, tích cực tham gia kháng chiến xây dựng mường bản, chấp hành các chủ trương chính sách của mặt trận và Chính phủ kháng chiến Lào. Chỉ tính riêng tỉnh Hủa Phăn trong năm 1955 đã có 32.874 lượt người đi dân công và 3.000 lượt ngựa thồ phục vụ tiền tuyến.

Với sự giúp đỡ tận tình có hiệu quả của tổ cố vấn của ta ở các cơ quan đơn vị bạn, một phong trào thi đua học tập rèn luyện đã diễn ra sôi nổi trên khắp các địa phương, các đơn vị vùng giải phóng Pa-thét Lào. Các đợt giáo dục chính trị huấn luyện quân sự đã được bạn và ta tập trung chỉ đạo, tiến hành khẩn trương liên tục, đạt nhiều kết quả tốt, góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt chính trị của quân đội Lào.

Cùng thời gian này mặc dù ta giữ bí mật, nhưng phía chính quyền phái hữu tìm mọi cách buộc cán bộ Việt Nam phải rút về nước, để họ dễ bề lừa gạt, mua chuộc, chia rẽ nội bộ Lào, chia rẽ Lào và Việt Nam. Họ còn thẳng tay đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân trong nước và dùng mọi cách đóng quân thiết lập chính quyền vương quốc ở hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ, tiến tới chiếm trọn hai tỉnh này bằng vũ lực. Chính quyền phái hữu một mặt tỏ ra ôn hòa, sốt sắng trong hội nghị hiệp thương, mặt khác lợi dụng hội nghị này để thực hiện những âm mưu thâm độc như thôn tính hai tỉnh tập kết…

Biết rõ âm mưu của địch như vậy, sau khi thống nhất với anh Nguyễn Khang, anh Bẩy vẫn quyết tâm cử đoàn đại biểu dự hội nghị hiệp thương để tỏ rõ thiện chí, đồng thời tranh thủ, giải quyết nhiều vấn đề khác. Ta thực hiện phương châm vừa đàm phán vừa ra sức củng cố và phát triển lực lượng. Trước mắt phải làm cho cán bộ từ trên xuống dưới nhận thức rõ cuộc đấu tranh còn phải lâu dài, gian khổ. Vấn đề mấu chốt lúc này là giữ vững hai tỉnh tập kết, đòi địch thực hiện quyền tự do dân chủ để đi đến tổng tuyển cử. Dù trong trường hợp nào ta cũng phải giữ vững ngọn cờ hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập, không để cho địch lừa gạt. Đồng thời, phải có sách lược đối với từng phe phái, đoàn kết với các bộ phận trong nhân dân, các nhân vật trong chính phủ vương quốc kể cả người thân Pháp, không đoàn kết được thì trung lập, tập trung chống bọn thân Mỹ.

Theo tinh thần hiệp định Giơ-ne-vơ, sau khi Neo Lào Hắc-xạt chuyển quân về hai tỉnh tập kết xong, hai bên sẽ tiếp xúc thành lập Ủy ban hiệp thương chính trị, cùng nhau đàm phán tìm ra một giải pháp chính trị để giải quyết hòa bình, thống nhất nước Lào. Song, phía chính quyền tay sai của Mỹ đã ra sức phá hoại hiệp định, cho quân lấn chiếm, trì hoãn không chịu tiến hành đàm phán hiệp thương chính trị. Cho đến đầu năm 1955, Hội nghị hiệp thương chính trị mới bắt đầu được nhóm họp tại Cánh Đồng Chum.

Tham gia Hội nghị hiệp thương về phía Neo Lào Ít-xa-la có ông Phu-mi Vông-vi-chít - Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ Chính phủ kháng chiến làm trưởng đoàn và hai thành viên là ông Nu-hắc - Bộ trưởng Kinh tế, đại tá Si-ka-pô. Phía Vương quốc Lào có: Thông-đi - Bộ trưởng Canh nông (là thân tín của Kà Tày) làm trưởng đoàn. Đoàn của Vương quốc Lào có năm thành viên là: Su-khăm-thát - nghị sĩ Quốc hội, Đại biểu tỉnh Thà Khẹt, Sa-khăm - nguyên đại tá Vương Quốc Lào tại Băng Cốc (Thái Lan), lúc đó phụ trách cảnh sát Vương quốc Lào (Sa-khăm là một tên rất nguy hiểm), Ba-thong - đại biểu quốc hội tỉnh Sầm Nưa cũ, Phu-mi Nô-xa-vẳn - thiếu tá quân đội Vương quốc Lào và Ủa-hươn Nô-ra-sinh.

Ngày 18 tháng 1 năm 1955, tại bàn Khăng-ma-len (Cánh Đồng Chum), hội nghị hiệp thương chính trị lần thứ nhất Neo Lào Ít-xa-la và Vương quốc Lào khai mạc. Tại hội nghị, đại diện Neo Lào Ít-xa-la kiên trì đề nghị thảo luận giải quyết ba vấn đề: Một là, đính chỉ xung đột quân sự ở hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ. Hai là, lập hội đồng chính trị hiệp thương. ba là, giải quyết vấn đề hành chính, quân sự ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phông-xa-lỳ. Phía Vương Quốc chỉ chú ý đến vấn đề thứ ba - nghĩa là sắp nhập hai tỉnh Sầm Nưa, Phông-xa-lỳ và chính quyền Vương   quốc. Hai bên trình bày lập trường 19 ngày vẫn chưa đạt được thỏa thuận nào thì ngày 5 tháng 2, đoàn Vương quốc tự ý bỏ về Viêng Chăn. Hội nghị tạm dừng, mãi đến ngày 3 tháng 3 họ mới trở lại bàn đàm phán tại Cánh Đồng Chum.

Hội nghị hiệp thương chính trị giữa Pa-thét Lào Và Vương Quốc Lào cuối cùng cũng ra được tuyên bố chung cam kết chấm dứt ngay mọi hoạt động công kích lẫn nhau. Mỗi bên ra lệnh cho lực lượng vũ trang của mình đình chỉ mọi hoạt động quân sự.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:26:24 am »

*
*   *

Thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951), sau một thời gian khẩn trương làm công tác chuẩn bị, ngày 22 tháng 3 năm 1955, những người Đảng viên cộng sản nào đã khai mạc hội nghị thành lập (cũng là đại hội lần thứ I). Dự hội nghị có 20 đại biểu chính thức thay mặt cho hơn 300 đảng viên của cả nước Lào (đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương cũ) đang chiến đấu và công tác trên khắp các chiến trường từ Thượng Lào, Trung Lào đến Hạ Lào. Hội nghị họp từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 6 tháng 4 năm 1955. Hội nghị đã tích cực thảo luận và thông qua các văn kiện quan trọng, trong đó có báo cáo việc thành lập Đảng Nhân dân Lào. Xuất phát từ đặc điểm chính trị xã hội ở Lào, Hội nghị đã quyết định thành lập một chính đảng lấy tên là Đảng Nhân dân Lào. Đảng lấy Chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của mình. Đại hội xác định: lãnh đạo toàn dân đoàn kết đấu tranh hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất, phồn vinh. Đại hội còn thông qua chương trình hành động trước mắt của Đảng; tình hình và nhiệm vụ của cách mạng Lào; Điều lệ Đảng Nhân dân Lào.

Hội nghị thành lập Đảng đã bầu ra ban lãnh đạo toàn quốc của Đảng (có tính chất như một Ban Chấp hành Trung ương) gồm 5 đồng chí: Cay-xỏn Phôm-vi-hản, Nu-hăắc, Thao Bun, Xi-xa-vạt, Khăm Xay. Sau đó ban lãnh đạo đã đề nghị bổ sung thêm 4 Ủy viên là các đồng chí: Xu-pha-nu-vông, Phu-mi Vông-vi-chít, Phun Xi-pa-xớt và một đồng chí nữa sẽ bổ sung sau.

Ban lãnh đạo toàn quốc đã bầu đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản làm Bí thư Ban lãnh đạo kiêm Bí thư Quân ủy Trung ương và Tổng chỉ huy quân đội.

Việc chính thức ra đời của đảng Nhân dân Lào (đến năm 1972 đổi tên là Đảng Nhân dân cách mạng Lào) là một cái mốc lịch sử quan trọng, nói lên sự phát triển của cách mạng Lào. Kể từ đây, kế tục sự nghiệp vinh quang của Đảng cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Lào sẽ đứng ra gánh vác sứ mệnh lãnh đạo nhân dân các dân tộc Lào đoàn kết với nhân dân Việt Nam và nhân dân Cam-pu-chia tiến hành cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước.

Xuất phát từ đặc điểm địch - ta ở Lào, Đông Dương và xu thế phát triển chung của tình hình Đông Nam Á và thế giới lúc bấy giờ, với quyết tâm giữ vững thành quả cách mạng, tập trung mũi nhọn đấu tranh vào Đế quốc Mỹ xâm lược và tập đoàn tay sai, Đảng Nhân dân Lào đã đề ra đường lối chính trị và sách lược cụ thể trong giai đoạn mới, đấu tranh cho một nước nào hòa bình, trung lập, hòa hợp dân tộc, thành lập chính phủ liên hợp thống nhất quốc gia trên cơ sở thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân. Đây là ngọn cờ được Đảng Nhân dân cách mạng Lào Dương cao trong suốt kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và tỏ ra có hiệu quả rất to lớn trong việc tập hợp lực lượng cách mạng ở trong nước và sự đồng tình mạnh Mẽ của dư luận thế giới.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trên, Đảng Nhân dân cách mạng Lào chủ trương trước mắt tập trung chỉ đạo xây dựng hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ thành căn cứ địa cách mạng của cả nước; đồng thời phát động phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân mười tỉnh do phía Vương quốc kiểm soát. Phương châm đấu tranh lấy đấu tranh chính trị là chính, riêng ở hai tỉnh tập kết kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự…

Sự ra đời của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã tạo cơ sở vững chắc về tư tưởng và tổ chức cho việc đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng trong quân đội Pa-thét Lào - một nhân tố quyết định thắng lợi cho cuộc đấu tranh giữa hai tỉnh tập kết của bạn; đồng thời đặt nền móng cho sự phát triển bền vững của cách mạng Lào và quân đội Pa-thét Lào trong các giai đoạn tiếp theo.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2018, 10:58:15 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM