Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:20:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời sôi động  (Đọc 33909 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #70 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:27:40 am »

*
*   *

Cuối mùa Xuân năm 1957, trước bữa cơm chiều thân mật như mọi lần, đồng chí Tổng bí thư Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Tổng chỉ huy lực lượng Pa-thét Lào sang chỗ tôi rất sớm. Trước khi ăn cơm, anh Bẩy bắt đầu câu chuyện:

- Mới chưa đầy ba năm, chúng ta đã nỗ lực thực hiện hai nhiệm vụ có tầm chiến lược. Xây dựng thành công các đơn vị bộ đội tập trung; xây dựng và bảo vệ trọn vẹn hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ, đã tạo được lực lượng khá vững chắc để tiếp tục phát triển cách mạng Lào đến thành công. thành quả đó đối với chúng tôi thật vô cùng quan trọng. Hôm nay tôi nói với anh Mân về thành tựu đã đạt được của cách mạng Lào ở hai tỉnh trong cả nước, về ý nghĩa và tương lai tốt đẹp của nó. các đơn vị tập trung của lực lượng vũ trang Pa-thét Lào, không những cùng với lực lượng vũ trang hai tỉnh đánh bại âm mưu đánh chiếm của quân địch mà nỗ lực rèn luyện trưởng thành một bước khá vững. Nhân dân các bộ tộc hai tỉnh được giác ngộ cách mạng thêm một bước, tình đoàn kết được nâng lên, lao động sản xuất tiến bộ, đời sống vật chất văn hóa khá hơn trước. Lực lượng vũ trang hai tỉnh được xây dựng một bước. Hai tỉnh đã trở thành căn cứ địa của cả nước. Trong khi đó cơ sở chính trị của các tỉnh trong cả nước cũng được duy trì và phát triển.

Đảng Nhân dân cách mạng Lào được xây dựng bước đầu đã thành hệ thống từ trung ương đến cơ sở trong cả nước. Đảng viên và cán bộ trong lực lượng vũ trang được tăng lên gấp bội. Lực lượng này là sự kế tục vững chắc, là nòng cốt của Đảng Lào và cách mạng Lào ngày nay và cả mai sau.

Dừng một lát anh Bẩy nói tiếp:

- Tôi không thể quên, lúc gần một vạn con người từ các tỉnh về tập kết, cả cán bộ, chiến sĩ, tư tưởng cơ bản tốt, nhưng hiểu biết quá thấp. đến nay nhận thức đường lối chính trị và tư tưởng cách mạng có bước tiến bộ rõ rệt. Trong lãnh đạo chúng tôi cho đây là cái vốn đáng quý. Từ cái vốn con người được chuẩn bị, khi tỏa về cả nước gắn bó với cơ sở địa phương sẽ thành sức mạnh. Đặc biệt cán bộ trong quân đội là lực lượng nòng cốt kế thừa và phát triển. Tôi chân thành cảm ơn Bác Hồ, cảm ơn Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương Việt Nam đã chọn lựa 100 anh em sang giúp cho tôi một cách vô tư tận tình, chân thành và tin cậy.

 Nói đến đây anh Bẩy rất xúc động và nhờ tôi chuyển lời cảm ơn anh em trong đoàn cố vấn 100.

Tôi hiểu ý anh Bẩy nên đặt vấn đề:

- Cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân các bộ tộc Lào còn dài, thử thách gian nan chắc không ít. Anh Bẩy có thể lường trước để giành chủ độc không?

Anh hiểu ý tôi nên nói:

- Chắc chắn là như thế, tôi và Trung ương Đảng nhân dân Lào sẽ tiếp tục giáo dục, động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dân nâng cao ý chí độc lập tự do, tinh thần tự lực tự cường.

Tôi mạnh dạn nói:

- Tôi hoàn toàn nhất trí với anh, đó mới thật là cách mạng của nước nào do nhân dân nước ấy làm lấy là chủ yếu.

Một lần nữa anh Bẩy xúc động và nói:

- Nhưng cách mạng hai nước sẽ dựa vào nhau, liên minh chiến đấu của Lào - Việt Nam vẫn tồn tại lâu dài.

Tôi nói tiếp:

- Trước hết là dự kiến những tình huống cụ thể và cách xử trí trong quá trình đi lên của cách mạng. không ai hiểu cách mạng Lào bằng anh, tới đây nếu thực hiện được hòa hợp dân tộc thì thử thách không ít, nhưng thử thách bao giờ cũng là trường rèn luyện đội ngũ tiên phong của cách mạng. Nội bộ Đảng đoàn kết, nhất trí, cán bộ đảng viên kiên cường gương mẫu, được nhân dân các bộ tộc yêu mến, các mạng sẽ phát triển và chiến thắng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:29:00 am »

Từ khi Pa-thét Lào về tập kết ở hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ theo điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ, quân đội Chính phủ Hoàng gia và bọn phỉ Vàng Pao được Mỹ tiếp sức đã tập trung lực lượng lớn quân chủ lực cùng hàng chục toán phỉ liên tiếp mở các bộ tiên không lấn chiếm hai tỉnh do Pa-thét Lào quản lý. Chúng còn cho quân mở những cuộc hành quân càn quét, khủng bố nhiều khu vực kháng chiến cũ ở 10 tỉnh thuộc quyền kiểm soát của Chính phủ Hoàng gia.

Ở Hủa Phăn, quân phái hữu có 6 tiểu đoàn chủ lực, 11 đội com-măng-đo và hàng chục toán biệt kích lấn chiếm và đóng quân trái phép trên 13 điểm là: Mường Phơn, Tích Le, Nà Nội Nà-xa, Hủa Mường, Na Kèng, Mường Lai, các điểm cao 1059 và 1948, quan trọng nhất là dãy núi đá Pa Thí, Pa Kha.

Ở Phông-xa-lỳ, quân đội phải hữu tập trung 3 tiểu đoàn, 5 đại đội biệt kích, 300 tên phỉ địa phương... do bộ tham mưu quân Chính phủ Hoàng gia chỉ huy mở nhiều cuộc tiến công vào Hạt Nang và dòng sông Nậm Bút.

Trước sự vi phạm trắng trợn các điều khoản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 về Lào, Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ kháng chiến Lào chủ trương động viên mọi lực lượng trong quân và dân hai tỉnh cùng nhân dân cả nước Lào đẩy mạnh đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh quân sự một cách kiên quyết và bền bỉ để giữ vững và phát triển căn cứ cách mạng hai tỉnh, cũng là căn cứ địa cách mạng của cả nước; giữ vững và phát triển cơ sở cách mạng ở 10 tỉnh, làm thất bại mọi âm mưu tấn công phá hoại của Mỹ và tay sai. bỏ trốn phải thi hành Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, tiến tới xây dựng một nước Lào hòa bình, dân chủ, thống nhất và độc lập thực sự.

Chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ kháng chiến Lào là vậy, trong tình hình quân đội của bạn cũng rất khó khăn. Các đơn vị Pa-thét Lào mới tập trung xây dựng còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến chịu ảnh hưởng tập quán cũ, kiêng sợ đổ máu, sát sinh... Nếu không chuẩn bị tốt về tư tưởng và tổ chức mà tập trung lực lượng tác chiến ngay có thể không thắng mà còn bị tổn thất, sẽ tác động bất lợi đến tư tưởng, tâm lý và lòng tin của bạn. Mặt khác công tác bảo đảm hậu cần kỹ thuật của bạn lúc này còn hạn chế, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị trong một thời gian nhất định mới có thể đáp ứng được.

Để giúp bạn khắc phục khó khăn, thực hiện tốt chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng và Chính phủ kháng chiến Lào, Đảng ủy và chỉ huy đoàn 100 chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất với Bộ Quốc phòng và kế hoạch tác chiến, cụ thể là: sử dụng lực lượng tại chỗ của hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ với công tác binh vận, địch vận ngăn chặn và hạn chế quân địch nống ra, lấn chiếm. Tập trung xây dựng, huấn luyện các tiểu đoàn chủ lực, tiến hành các mặt công tác bảo đảm hậu cần và công tác thiết bị chiến trường.

Về tổ chức và bố trí lực lượng, chúng tôi đề nghị với Bộ Quốc phòng Lào chia tỉnh Hủa Phăn thành ba khu vực. Khu vực thứ nhất gồm các huyện Mường Xôi, Sầm Tố, một phần Mường Sầm và các xã thuộc khu vực phía đông đường số 6 thuộc huyện Hủa Mường. khu vực này bố trí 2 tiểu đoàn chủ lực, 3 đại đội địa phương huyện. Khu vực thứ hai, gồm huyện Xiềng Khọ, 1 phần luyện Mường Sầm và các xã thuộc phía tây đường số 6 của huyện Hủa Mường. Tại đây bố trí 1 đại đội chủ lực, hai đại đội địa phương huyện. Khu vực thứ 3, gồm 145 bàn thuộc 13 xã của huyện Mường Xon, lực lượng vũ trang bố trí 1 đại đội chủ lực, 2 đại đội địa phương huyện.

Tỉnh Phông-xa-lỳ chia thành hai khu vực. Phía bắc gồm 2 huyện: Mường U, Mường Xừn và thị xã Phông-xa-lỳ. tại đây bố trí 1 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội trận chiến. 3 trung đội địa phương huyện. Phía nam gồm các huyện còn lại của tỉnh Phông-xa-lỳ, lực lượng vũ trang bố trí 1 tiểu đoàn chủ lực, 2 trung đội địa phương.

 Bộ Quốc phòng trực tiếp năng lực lượng cơ động gồm 3 tiểu đoàn chủ lực, một tiểu đoàn trợ chiến, 1 tiểu đoàn tải và 3 đại đội thông tin, công binh, quân báo.

 Căn cứ vào tình hình các địa phương các đơn vị, chúng tôi cử anh Nguyễn Hữu Nghị về giúp tỉnh đô Hủa Phăn, anh Đinh Văn Tuy lên phía bắc giúp tỉnh đội Phông-xa-lỳ.

Sau một thời gian giúp bạn về tổ chức và huấn luyện, triển khai lực lượng, thiết bị chiến trường và phát động nhân dân các bộ tộc Lào tham gia, bước đầu ta đã tạo được một thế trận chiến tranh nhân dân ở hai tỉnh, từng bước đẩy mạnh hoạt động ngăn chặn có hiệu quả các cuộc tiến công lấn chiếm của địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:30:39 am »

Thời gian này Chính phủ Hoàng gia cho quân vào chiếm sân bay Nọng Khạng và tiến công khu vực Hủa Mường - Mường Phơn ở Hủa Phăn. Tôi bàn với anh Bẩy phải đưa lực lượng đến khu vực Nọng Khạng vừa làm công tác tuyên truyền vừa tổ chức chiến đấu Ngăn chặn địch ở Nọng Khạng; đồng thời tổ chức đánh quân địch ở sân bay Nọng Khạng giành lại sân bay này.

Thực hiện kế hoạch chung, hai tiểu đoàn chủ lực của bạn bao vây áp sát sân bay Nọng Khạng. Phát hiện thấy lực lượng của Pa-thét Lào, quân địch hốt hoảng bỏ chạy ngay trong đêm. Bộ đội Pa-thét Lào tiến vào chiếm sân bay rồi tổ chức phòng thủ chống quân dù và cả bộ binh địch, đồng thời kêu gọi hơn 20 binh lính địch ra trình diện và nộp vũ khí.

Ngày hôm sau, chính quyền Hoàng gia tố cáo Pa-thét Lào vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ và yêu cầu ủy ban giám sát quốc tế đến kiểm tra đòi quân đội Pa-thét Lào rút khỏi Nọng Khạng.

Cố vấn các tỉnh đoàn được sự chỉ đạo của Đoàn ủy 100, sau khi đã thống nhất với bạn, giúp bạn nắm vững các điều khoản của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Lào, dùng lý lẽ đấu tranh với Ủy ban giám sát quốc tế.

Qua ba ngày đấu tranh, Ủy ban giám sát quốc tế ở Lào đã thừa nhận Nọng Khạng thuộc vùng quản lý của Pa-thét Lào, quân đội Pa-thét Lào không vi phạm Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Trận đánh sân bay Nọng Khạng tuy không tiêu diệt được nhiêu sinh lực địch, song điều quan trọng là giúp cán bộ, chiến sĩ quân đội Pa-thét Lào hiểu rõ hơn về ý chí kém cỏi của quân đội Hoàng gia, tăng thêm niềm tin vào khả năng của mình có thể đánh thắng quân địch.

Tôi đề nghị anh Bẩy: Trận đánh sân bay Nọng Khạng ta vừa đánh thắng, vừa kiện thắng. Bộ đội Pa-thét đã biết làm công tác vận động chính trị đối với nhân dân và biết làm công tác địch vận. Anh nên có thư khen và biểu dương.

Sau gần một năm lực lượng vũ trang được xây dựng, nhất là từ đầu năm 1955 đến tháng 5 năm 1955, hoạt động của quân và dân Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ đã thu được một số thắng lợi. Cục diện chung có lợi cho phía Pa-thét Lào, Tuy vậy, ta vẫn chưa tổ chức được trận thắng nào lớn, quân địch chưa bị đánh đau nên chúng vẫn ngoan cố thực hiện âm mưu lấn chiếm. Cuối tháng 5 năm 1955, một tiểu đoàn quân đội Hoàng gia từ Cánh Đồng Chum – Xiêng Khoảng đánh chiếm dãy đồi Na-sa-la, Sa-lói tạo bàn đạp tiến công Mường Hàm (cách thị xã Sầm Nưa 28km).

Trước tình hình trên, anh Bẩy và anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn – Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pa-thét gặp tôi. Anh Bẩy nói:

- Quân đội Hoàng gia chiếm Na-sa-la, Sa-lới là có ý đồ chính trị thâm độc. Đây là thời cơ để ta tập trung lực lượng tiêu diệt quân địch, lấy thực tế chiến trường để giải quyết vấn đề tư tưởng cho bộ đội Pa-thét Lào là họ hoàn toàn có thể đánh thắng quân đội Hoàng gia. Ta thắng trận này còn có ý nghĩa răn đe quân phái hữu, buộc chúng từ bỏ tham vọng lấn chiếm và thôn tính hai tỉnh do Pa-thét Lào kiểm soát, tạo uy thế chính trị, quân sự cho phái đoàn Pa-thét Lào tại Hội nghị hiệp tương với Chính phủ Hoàng gia ở Viêng Chăn.

Ngừng lời, anh Bẩy quay sang tôi:

- Ý anh Mân thế nào?

Suy nghĩ một lát, tôi nói:

- Ý nghĩa của trận đánh anh Bẩy vừa nêu là hoàn toàn đúng và rất cần thiết. Nhưng để có một trận thắng lớn, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, bắt tù binh, thu vũ khí, làm chủ chiến trường và điều quan trọng hơn là gây được niềm tin cho bộ đội thì phải làm công tác chuẩn bị thật chu đáo, đảm bảo chắc thắng có ý nghĩa to lớn.

Anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn có vẻ sốt ruột, hỏi:

- Đề nghị anh Chu Huy Mân nói cụ thể hơn.

Tôi hiểm tâm trạng của anh Xi-xa-vạt. Trong tình huống nào anh cũng là người trực tiếp chỉ huy trận đánh, nên anh muốn tôi nói chi tiết những công việc cần làm. Tôi chậm rãi nói:

- Trước hết, đề nghị với các anh phải làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, nắm thật chắc lực lượng và quy luật hoạt động của địch. Kinh nghiệm của chúng tôi, chuẩn bị tốt là thắng một nửa. Sau khi chuẩn bị thực địa xong, phải lập được sa bàn, thực trạng bố trí đóng quân của chúng. Từ đó mới lên phương án tác chiến. Thảo luận phương án tác chiến trên sa bàn là cách tốt nhất đối với các đơn vị tham gia trận đánh, bởi nó dẽ hiểu, dễ nhớ.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2018, 10:59:12 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:31:49 am »

Về sử dụng lực lượng, theo tôi quân phái hữu có một tiểu đoàn, nhưng từ xa vừa đến, sự chi viện của chúng gặp nhiều khó khăn, nên ta chỉ cần sử dụng 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội ĐKZ57 và 1 đại đội cối 81 là đủ. Vấn đề quan trọng, các đơn vị này phải được làm tốt công tác tư tưởng, xây dựng quyết tâm và lòng tin vào khả năng của mình là đánh thắng quân địch. Từ đó, tiến hành tập luyện theo phương án tác chiến thuần thục từ phân đoạn đến trong hợp. Việc huấn luyện bổ sung và diễn tập thực binh, chúng tôi sẽ bàn kỹ với cố vấn trực tiếp giúp đỡ cán bộ của các anh.

Một vấn đề quan trọng nữa là, để tạo sự thống nhất cao, cần tổ chức các chi bộ sinh hoạt quán triệt nhiệm vụ, xây dựng quyết tâm, mỗi đảng viên phải thực sự là nòng cốt cho đơn vị.

Cuối cùng, tôi nêu một số tình huống cơ bản có thể xảy ra trong quá trình chiến đấu và dự kiến cách xử trí các tình huống này. Đồng thời cũng đề nghị anh Bẩy cho các tiểu đoàn chủ lực ở Hủa Phăn hành quân đến đóng ở tuyến sau có thể quan sát diễn biến trận đánh, làm như vậy rất có ý nghĩa cho sau này rút kinh nghiệm, anh em có thực tiễn.

Anh Bẩy chăm chú nghe tôi nói, thỉnh thoảng anh vuốt vuốt mái tóc ngắn, suy nghĩ hồi lâu anh nói với Tổng tham mưu trưởng Xi-xa-vạt Kẹo-bun-hăn:

- Tôi nhất trí ý kiến của anh Chu Huy Mân, để vừa làm, vừa học, vừa chiến đấu và rèn luyện, công việc của chúng ta bây giờ là chỉ đạo các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần lập kế hoạch cụ thể theo chức trách của mình. Nhưng quan trọng nhất là tổ chức trinh sát thực địa, lập kế hoạch tác chiến và tổ chức cho bộ đội tham gia tiến công tập theo phương án tác chiến. Đồng thời, tiến hành lập kế hoạch hành quân chiếm lĩnh lĩnh, kế hoạch bảo đảm hậu cần (gạo, đạn, vận tải, nuôi quân, cứu chữa thương binh), công tác chính sách (thương binh, tử sĩ, chiến lợi phẩm, tù hàng binh)... Trận này ta nên lập cơ quan chỉ huy tiền phương của Bộ Quốc phòng do anh trực tiếp chỉ huy, để rèn luyện cán bộ.

Nói xong, anh bẩy quay sang tôi, hỏi:

- Ý anh Chu Huy Mân thế nào?

- Tôi tán thành ý kiến của anh Bẩy. về phía Đoàn 100, trong trận này, tôi và một số cán bộ các ngành sẽ đi cùng sở chỉ huy của anh Xi-xa-vạt, sẽ cử thêm cán bộ cố vấn xuống trực tiếp các tiểu đoàn và các đại đội hỏa lực để hỗ trợ anh m trong quá trình chiến đấu.

Chúng tôi đã chuẩn bị quyết tâm và kế hoạch giúp bạn đánh thắng một trận điển hình, sau trận đánh thắng oanh liệt đó tiến tới tổng kết với trọng tâm là cán bộ, chiến sĩ bạn (cả lực lượng chiến đấu, lực lượng tham quan) tự kết luận: độc lập tác chiến được, có thể đánh và đánh thắng lực lượng phái hữu trong quân đội Hoàng gia.

Sau cuộc trao đổi của chúng tôi, mọi công tác chuẩn bị cho trận đánh được thực hiện (theo đúng kế hoạch).

Khoảng 9 giờ ngày 30 tháng 6 năm 1955, khi sương mù vừa tan, từ Sở chỉ huy tiền phương Bộ Quốc phòng Lào đặt trên ngọn đồi cách Na-sa-la khoảng 3km, chúng tôi nhìn qua ống nhòm thấy rõ nhà lính, công sự và quân địch đi lại. Anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn ra lệnh cho các đơn vị hỏa lực bắt đầu bắn phá. Sau những loạt đạn bắn thử trúng mục tiêu, anh Xi-xa-vạt ra lệnh cho trận địa cối 81 ly bắn cấp tập vào các vị trí đóng quân của địch. Đòn hỏa lực vừa dứt, tiểu đoàn bộ binh 705 và tiểu đoàn bộ binh 617 của quân đội Pa-thét Lào có cố vấn quân sự Việt Nam đi cùng từ hai hướng tiến vào, thọc sâu đánh chiếm từng công sự, nhà lính, rồi nhanh chóng chiếm lĩnh điểm cao khống chế toàn bộ quân địch.

Bị đòn hỏa lực mạnh và bộ binh tiến công bất ngờ, quân địch thương vong nặng, chúng chống cự yếu ớt, rồi rút chạy về phía tây, lẩn trốn vào các khe suối, bụi rậm.

Khi thấy quân địch tháo chạy, tôi đề nghị với anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn cho cối của ta đánh chặn và động viên bội đội truy kích.

Tiểu đoàn 705 và Tiểu đoàn 617 hăng hái truy đuổi quân địch. Tôi và anh em Đoàn 100 cũng hành quân theo sở chỉ huy tiền phương của bạn. Quân đội Pa-thét Lào truy kích địch đến bản Ngôn gần khu vực Mường Phum thì trời tối. Chúng tôi cho bộ đội dừng lại, triển khai đội hình sẵn sàng chiến đấu; đồng thời cử một bộ phận cán bộ chiến sĩ vào các bản làm công tác tuyên truyền chiến thắng của quân đội Pa-thét Lào và ổn định tư tưởng cho nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2018, 10:32:49 am »

Trận đánh Na-sa-la kết thúc thắng lợi, ta đã diệt và làm bị thương hơn 100 tên phái hữu, trong đó có tên tiểu đoàn trưởng, bắt hơn 40 tên, thu nhiều vũ khí và đồ quân dụng, giải phóng khu vực Na-sa-la, Na Ngôn, Na Nọng, Na Kiềng.

Ngay đêm hôm ấy, theo đúng kế hoạch, tôi và anh Xi-xa-vạt trao đổi nhiều nội dung cần tổng kết của trận đánh này.

Sáng hôm sau, chúng tôi cho bộ đội hành quân về nơi đã định và bắt tay ngay vào công việc củng cố đơn vị. Việc tổng kết trận đánh được tiến hành từ đơn vị cơ sở trung đội đến tiểu đoàn (cả đơn vị trực tiếp chiến đấu và đơn vị tham quan). Cơ quan Bộ Quốc phòng theo chức năng nhiệm vụ của mình cũng tiến hành rút kinh nghiệm.

Tôi còn nhớ, hôm tổng kết, hội trường trang trí lộng lẫy, tham dự hội nghị có các đồng chí trong Thường vụ Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các anh trong cơ quan Đảng bạn và các anh lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các đơn vị thân sĩ trong Mặt trận yêu nước Lào cùng hơn 300 cán bộ từ trung đội trở lên trong quân đội Pa-thét về dự đông đủ, với một khi thế phấn khởi tin tưởng, ai cũng thấy thắng lợi như của chính mình.

Mở đầu hội nghị, anh Bẩy đọc lời khai mạc, sau khi biểu dương các đơn vị đã lập công lớn trong trận Na-sa-la và cảm ơn cán bộ Đoàn cố vấn quân sự Việt Nam, anh nói:

- Chiến thắng Na-sa-la đã làm nức lòng quân và dân hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ và sẽ làm nức lòng nhân dân các bộ tộc trong cả nước, đồng thời với hỏa lực mạnh, đánh gần, xung phong dũng mãnh, Quân đội Pa-thét đã làm cho quân đội phái hữu phải khiếp sợ. Từ chiến thắng này chúng ta có thể khẳng định Quân đội Pa-thét có đủ khả năng dập tan các cuộc tiến công lấn chiếm của địch không những trước mắt mà cả sau này, khi bộ đội ta phải độc lập tác chiến.

Về nhiệm vụ mới, anh Bẩy nói tiếp:

- Yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với Quân đội Pa-thét Lào là phải phấn đấu nâng cao trình độ và khả năng chiến đấu độc lập của từng tiểu đoàn, khi cần có thể tập trung hai, ba tiểu đoàn chiến đấu dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ. Đồng thời phải phấn đấu nâng cao tinh thần độc lập, tự chủ và ý thức tự lực tự cường, làm cho Quân đội Pa-thét Lào sớm có khả năng độc lập tác chiến và công tác, tự đảm đương việc quán triệt đường lối nhiệm vụ, làm chủ lấy công việc của mình.

Tiếp đó, anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn đọc báo cáo tổng kết trận đánh. Anh phân tích rất kỹ những việc làm được, những vấn đề cần rút kinh nghiệm từ trong quá trình chuẩn bị, hành quân chiếm lĩnh, nổ súng tiến công, truy kích địch và rút ra một số kinh nghiệm cụ thể. Về cơ bản những nội dung anh Xi-xa-vạt trình bày ở hội nghị là những vấn đề tôi và anh đã thống nhất ngay trong đêm truy kích địch trên đồi gianh ở Mường Pho.

Có thể nói chiến thắng Na-sa-la đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với cục diện quân sự ở hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ. Từ đó quân phái hữu hành động dè dặt và thận trọng hơn trong các cuộc hành quân lấn chiếm. Về phía Pa-thét Lào, các đơn vị chủ lực, lực lượng vũ trang địa phương đều có niềm tin vào những kinh nghiệm trông các tình huống chiến đấu và càng tin tưởng vào khả năng của mình.

Khoảng giữa tháng 7 năm 1955, tôi nhận được bức điện của Thủ tướng Chính phủ qua Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam phê bình: “Trận Na-sa-la dùng hết 180 quả đạn cối là quá lãng phí và máy móc”. Sau khi nhận được điện của Thủ tướng, tôi hội ý Đảng ủy Đoàn 100 nghiêm túc kiểm điểm. Tập thể Đảng ủy đoàn đều nhất trí cho rằng trận Na-sa-la là trận đánh tập trung đầu tiên của Quân đội Pa-thét Lào, thắng lợi hay thất bại của trận đánh này có ảnh hưởng rất lớn đến lòng tin của bộ đội bạn. Hơn nữa, lực lượng quân địch tới một tiểu đoàn, lại hình thành căn cứ có công sự (tuy chưa phải vững chắc), với số lượng đạn cối trên đánh phá công sự, diệt sinh lực và uy hiếp tinh thần của lính Hoàng gia là không nhiều; chưa kể đánh địch trong quá trình truy kích. Sau cuộc họp Đảng ủy, tôi điện về Hà Nội trình bày việc sử dụng số đạn cối trên. Từ đó về sau tôi không thấy trên nhắc đến việc sử dụng “lãng phí” đạn cối trong trận Na-sa-la.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #75 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2018, 06:07:40 am »

Tuy bị thất bại nặng nề ở Na-sa-la, quân đội Hoàng gia vẫn chưa chịu từ bỏ âm mưu lấn chiếm vùng giải phóng của Pa-thét Lào. Ngày 25 tháng 7 năm 1955, chúng cho 2 tiểu đoàn chiếm khu vực Hủa Mường. Tiếp đó, trong hai tháng 8 và 9 năm 1955, địch cho lực lượng lấn chiếm khu vực Pa Thí và Huội Nhạ hòng uy hiếp thị xã Sầm Nưa từ phía tây. Sau khi cân nhắc các vị trí địch chiếm đóng, tôi bàn với anh Bẩy và anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn:

- Trong tất cả các vị trí địch chiếm đóng, thì Huội Nhạ uy hiếp trực tiếp đến thị xã Sầm Nưa của ta. Nếu ta tiêu diệt quân địch ở đây sẽ làm rung chuyển những vị trí khác của chúng. Chỉ có điều Huội Nhạ là một vùng núi hiểm trở, bộ đội Pa-thét chưa có kinh nghiệm đánh tập kích quân địch ở điểm cao đã tổ chức phòng ngự. do đó công tác chuẩn bị phải kỹ hơn trận Na-sa-la, bộ đội phải tập kỹ hơn từ kỹ thuật đánh bộc phá phá hàng rào đến hiệp đồng xung phong.

Anh Bẩy nói:

- Tôi nhất trí ý kiến đề xuất của anh Chu Huy Mân chọn Huội Nhạ đánh trước. Đánh trận này có mấy ý nghĩa: Thứ nhất, quân địch đóng trên điểm cao, có công sự chắc, có hàng rào bảo vệ, chúng có thể chủ quan cho rằng Quân đội Pa-thét không thể đánh nổi. Nếu ta đánh thắng, các vị trí khác của chúng cũng sẽ bị lung lay. Thứ hai, trận đánh này cũng là trận tập dượt cho bộ đội cách đánh địch trong công sự vững chắc có hiệp đồng bộ binh và hỏa lực. Đây cũng là cách nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy và trình độ tác chiến cho bộ đội.

Anh Bẩy dừng lại, hỏi anh Xi-xa-vạt:

- Ý kiến của tổng tham mưu trưởng thế nào?

Anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn đang chăm chú ghi chép, bỗng dừng lại:

- Tôi nhất trí ý kiến của anh Chu Huy Mân và anh Bẩy. Tôi xin đề nghị sử dụng lực lượng trong trận này: ta dùng Tiểu đoàn 609, một đại đội của Tiểu đoàn 705 có kinh nghiệm trong trận Na-sa-la, 1 đại đội trợ chiến tăng cường của tiểu đoàn 605, một đại đội độc lập của tỉnh Hủa Phăn. Chúng tôi sẽ cho trinh sát kỹ, lập sa bàn để bộ đội huấn luyện. Trong trận này ta nên sử dụng kèn đồng và pháo hiệu làm hiệu lệnh tiến công động viên khí thế bộ đội.

Nghe anh Xi-xa-vạt Kẹo-bun-phăn nói, anh Bẩy cười rất tươi, rồi nói:

- Chúc Tổng tham mưu trưởng đánh trận này thắng lợi.

Về phía Đoàn 100, anh Võ Quốc Vinh và anh Ngọc Ánh đi cùng sở chỉ huy tiền phương của Bộ Quốc phòng Lào do anh Xi-xa-vạt chỉ huy.

Trận đánh Huội Nhạ diễn ra đúng như phương án đã định. Khi được lệnh tiến công, hỏa lực của Quân đội Pa-thét bố trí ở những điểm cao xung quanh đã nã những quả đạn chính xác xuống các mục tiêu, quân địch kinh hoàng chui rúc vào các ngõ ngách. Đội kèn đồng phát lệnh xung phong. Quân địch hoảng loạn chóng cự yếu ớt rồi bỏ đồn tháo chạy về phía tây. Quân Pa-thét Lào làm chủ căn cứ rồi tiếp tục truy kích địch.

Đúng như dự kiến của ta, sau khi Huội Nhạ bị ta tiêu diệt, quân địch ở Pa Thí, Hủa Mường thuộc tỉnh Hủa Phăn cũng rút chạy.

Cùng thời gian này, ở tỉnh Phông-sa-lỳ, địch lấn ra chiếm Pha Chon để bảo vệ Púng Nhạng – nơi tập trung chỉ huy đầu sỏ của phỉ.

Tháng 9 năm 1955, Bộ Quốc phòng Lào lệnh cho Tiểu đoàn 701 phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương diệt đồn Pha Chon. Pha Chon nằm trên một điểm cao ở tả ngạn sông Nậm Nua chảy từ Lai Châu (Việt nam) sang Lào qua Nậm U về ngã ba sông ở Mường Khoa. Con sông này chính là đường thủy tiếp tế từ Việt Nam sang Lào. Trận đánh thắng lợi, đã đẩy lùi một bước âm mưu của địch lấn chiếm vùng đất do Pa-thét Lào kiểm soát; đồng thời bảo vệ con đường tiếp tế quan trọng từ Việt Nam sang.

Trước sự chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước, để thúc đẩy cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mau chóng tiến đến thắng lợi, Ủy ban chấp hành Trung ương mặt trận Lào Ít-xa-la đã triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc tại Sầm Nưa từ ngày 6 đến ngày 31 tháng 1 năm 1956. Hàng trăm đại biểu thay mặt cho các tầng lớp nhân dân các bộ tộc Lào, đảng phái, tôn giáo, thân sĩ yêu nước trong cả nước đã về dự đại hội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #76 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2018, 06:08:28 am »

Sau khi thảo luận báo cáo chính trị của Ủy ban vận động thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất, Đại hội thống nhất đổi tên Neo Lào Ít-xa-la thành Neo Lào Hắc-xạt (Mặt trận Lào yêu nước) và thông qua cương lĩnh chính trị nêu lên nhiệm vụ chủ yếu của Mặt trận Lào yêu nước là lãnh đạo nhân dân các bộ tộc đấu tranh đòi thi hành Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, xây dựng một nước Lào hòa bình, trung lập, độc lập và phồn vinh. Về đối ngoại, Lào chủ trương theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập; về đối nội, thực hiện đường lối hòa hợp dân tộc, thống nhất quốc gia, tôn trọng ngôi vua, tôn trọng tôn giáo, các quyền tự do dân chủ của nhân dân được bảo đảm. Bản cương lĩnh đề ra một số biện pháp cụ thể nhằm nâng cao mức sống của nhân dân; ban hành chính sách thuế khóa hợp lý, giúp đỡ nông dân sản xuất, bảo đảm công ăn việc làm cho công nhân, chăm lo giáo dục, y tế và văn hóa dân tộc.

Giữa lúc Quân đội Pa-thét Lào đang đánh trả địch thắng lợi, việc Mặt trận Lào yêu nước đề ra cương lĩnh hòa bình, trung lập, hòa hợp dân tộc là một đòn phản công chính trị có ý nghĩa lớn và các tác động sâu rộng.

Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Neo Lào Hắc-xạt gồm 47 đại biểu do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông làm chủ tịch và 6 phó chủ tịch là: Si-thôn Com-ma-đăm, Phay-đang, Tha-vi, Chăn-mi, Khăm-tôn, Chao-xúc.

Mặt trận Neo Lào Hắc-xạt thành lập đánh dấu một bước ngoặt quan trọng của cách mạng Lào trên con đường giải phóng dân tộc. Vấn đề cấp thiết trước mắt là giữ vững khu căn cứ cách mạng, đập tan các hành động vũ trang lấn chiếm của quân đội phái hữu. Tính đến tháng 4 năm 1956, gần 4.000 tên địch đã bị diệt và bị thương. Âm mưu tiến công quân sự nhằm thôn tính hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ, làm suy yếu lực lượng cách mạng tiến tới xóa bỏ việc đàm phán hiệp thương với Pa-thét Lào của phái hữu bị thất bại về cơ bản.

Để củng cố và xây dựng hai tỉnh tập kết thành căn cứ cách mạng vững chắc, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh trong cả nước, Neo Lào Hắc-xạt đặc biệt quan tâm công tác vận động nhân dân đẩy mạnh sản xuất, cải thiện dân sinh. Mặt trận Neo Lào Hắc-xạt ban bố một số hình thức bóc lột lỗi thời của chế độ thực dân phong kiến, đồng thời ban hành chính sách nhằm khuyến khích sản xuất, nâng cao một bước mức sống của nhân dân.

Năm 1956, sản lượng nông phẩm ở cả hai tỉnh tăng rõ rệt, Mặt trận neo Lào Hắc-xạt cung cấp những hàng thiết yếu như gạo, muối, vải, nông cụ cho nhân dân. Đặc biệt, mặt trận quan tâm cải thiện các mặt văn hóa xã hội cho nhân dân các bộ tộc Lào. Từ năm 1955 đến năm 1956, hàng nghìn người đã thoát nạn mù chữ. Tình hình trên đã có ảnh hưởng lớn đến một bộ phận giai cấp thống trị trong chính phủ Hoàng gia. Ngay trong quốc hội Viêng Chăn một số nghị sĩ đã công khai phê phán chính sách thân Mỹ cực đoan của Kà Tày, đòi giải quyết vấn đề Lào bằng con đường hiệp thương, đòi thực hiện chính sách đối ngoại trên cơ sở 5 nguyên tắc chung sống hòa bình.

Trước sức ép của phong trào đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân các bộ tộc Lào, các lực lượng yêu nước, các thân sĩ tiến bộ, chính phủ tay sai đầu tiên của Mỹ ở Lào do Kà Tày làm thủ tương lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sau 47 ngày khủng hoảng nội các, ngày 14 tháng 2 năm 1956, Kà Tày buộc phải từ chức. Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma được chỉ định đứng ra thành lập chính phủ mới. Thành phần chính phủ mới tập hợp các nghị sĩ thuộc ba đảng: Liên hiệp quốc gia, Độc lập và Dân chủ, do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma làm thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Bộ Thông tin, các thành viên chính phủ gồm: Kà Tày Đôn-xa-xô-rút – Phó thủ tướng; Phủi A-bay – Bộ trưởng Nội vụ, Cứu tế, Xã hội; Lươm Ta-xi-xiêng-may – Bộ trưởng Tài chính, Kinh tế, Kế hoạch; Chau-súc Su-vông – Bộ trưởng Giao thông công chính, vận tải; U-đôm Xu-va-na-vông – Bộ trưởng Y tế; Ngôn Xa-na-ni-con – Bộ trưởng Giáo dục thanh niên; Un-hươn Na-xa-xinh – Bộ trưởng Tư pháp, Lễ nghi…

Chính phủ mới của ông hoàng Phu-ma tuyên bố chính sách đối nội, giải quyết vấn đề các lực lượng Neo Lào Hắc-xạt theo đúng Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954; thực hiện hòa bình, trung lập, hòa hợp dân tộc, thống nhất quốc gia trên cơ sở độc lập dân chủ. Về chính sách đối ngoại, chính phủ của ông trung thành với 5 nguyên tắc chung sống hòa bình,l ập quan hệ ngoại giao với tất cả các nước, đặc biệt là các nước láng giềng của Lào.

Trước diễn biến mau lẹ của chính quyền Viêng Chăn, vào một buổi tối cuối tháng 4 năm 1956, anh Bẩy đến chỗ tôi, vừa nhìn thấy tôi anh cất tiếng:

- Anh Mân, có một số vấn đề mà tôi đã bàn với anh Nguyễn Khang và muốn trao đổi thêm với anh!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #77 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2018, 06:09:16 am »

Tôi mời anh ngồi vào chiếc ghế tự tạo đơn sơ, vừa pha nước, tôi vừa nói:

- Tôi biết sớm muộn gì chính quyền Kà Tày cũng phải đổ, nhưng tôi không ngờ nó đổ nhanh như vậy. anh có tin gì mới không?

- Có, có đây! Anh Phạm Văn Đồng vừa thông báo cho tôi là Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội nói với anh về vấn đề Lào là hãy tranh thủ trung lập, đẩy lùi sự can thiệp, viện trợ của Mỹ ra, gây quan hệ thân thiện với Ấn Độ, Việt nam và Trung Quốc. Chính phủ nhà vua phải thừa nhận người của Neo Lào Hắc-xạt tham gia các cơ quan chính quyền Vương quốc Lào từ trung ương xuống các địa phương. Bảo đảm quyền công dân, không khủng bố những người của Pa-thét Lào và hòa hợp dân tộc. Neo Lào Hắc-xạt thừa nhận chính quyền nhà vua ở hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ.

Chính phủ Trung Quốc cũng nhất trí quan điểm của Chính phủ Liên Xô, là cần ngăn chặn chính sách theo Mỹ của Chính phủ Lào, ủng hộ chính sách hòa bình, trung lập. Trung Quốc nhất trí điều kiện phải bảo đảm tương đối những quyền lợi của Pa-thét Lào và họ phải được tham gia Chính phủ từ trung ương xuống địa phương thì mới đồng ý để chính quyền nhà vua được quản lý hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ.

- Quan điểm của các đồng chí Liên Xô và Trung Quốc như vậy là hợp với chủ rương của chúng ta. Đây là một thuận lợi lớn đối với cách mạng Lào. Tôi đề nghị anh cần làm rõ nội dung trung lập cho cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào nắm vững.

Anh Bẩy tiếp lời:

- Đấu tranh cho một nước Lào trung lập trên cơ sở Hiệp nghị Giơ-ne-vơ để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu là xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và thống nhất. còn về nội dung trung lập, chủ yếu làm cho nước Lào dần dần thoát khỏi sự kìm chế và ảnh hưởng của Mỹ. Về đối nội, phải thực hiện quyền tự do dân chủ trên cơ sở dân chủ và thống nhất. Về đối ngoại thì theo 5 nguyên tắc chung sống hòa bình và bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc.

Anh Bẩy ngừng lời, nhìn tôi, anh hỏi:

- Anh Chu Huy Mân thấy thế nào?

Tôi chậm rãi rả lời:

- Những vấn đề anh nêu là rất đúng. Chủ trương của Đảng Nhân dân cách mạng và Mặt trận Neo Lào Hắc-xạt là vậy, nhưng để đạt được mục tiêu ấy, đề nghị anh quan tâm, đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng lực lượng ở hai tỉnh tập kết và cơ sở quần chúng ở 10 tỉnh do chính phủ nhà vua kiểm soát. Ta phải kiên quyết đánh bại mọi âm mưu quân sự của phía Vương quốc đối với hai tỉnh. Cần mở rộng mặt trận Neo Lào Hắc-xạt, tiến tới thành lập một mặt trận chống Mỹ, đoàn kết rộng rãi mọi lực lượng và thống nhất hành động. Nên kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh của quần chúng và vận động nối lại hội nghị hiệp thương, kết hợp giữa phong trào đấu tranh trong nước với đấu tranh của phe xã hội chủ nghĩa và phong trào hòa bình dân chủ thế giới. Điều quan trọng nhất là đòi Chính quyền nhà vua phải để lực lượng của Pa-thét Lào tham gia chính quyền từ trung ương đến địa phương, thừa nhận quyền hợp pháp của Pa-thét Lào. Trước mắt, đấu tranh thực hiện cho được việc đình chỉ xung đột.

Như vậy, những quan điểm cơ bản chúng tôi đã gặp nhau.

Trung tuần tháng 5 năm 1956, Đoàn cố vấn nhận được điện của anh Võ Nguyên Giáp chỉ đạo về vấn đề Pa-thét Lào tham gia Chính phủ liên hiệp và bộ đội Pa-thét vào hòa hợp, đại ý: tranh thủ thành lập Chính phủ liên hiệp càng sớm càng có lợi nhiều mặt không những cho Lào mà còn cho cả các nước láng giềng. Thế giới đều đồng tình ủng hộ việc hòa bình, trung lập và thành lập Chính phủ liên hiệp. Nếu việc đàm phán gặp khó khăn, Pa-thét có thể nhân nhượng một bước về vấn đề hai tỉnh do Pa-thét quản lý để tranh thủ lập được Chính phủ liên hiệp sớm. Nếu không sớm lập được Chính phủ liên hiệp, không giải quyết vấn đề hai tỉnh thì tình hình có thể kéo dài, không thúc đầy được chính sách hòa bình, trung lập. Từ đó Mỹ có thể kiếm cớ và có có thời gian gia tăng các hoạt động phá hoại. Về vấn đề quân đội của Pa-thét Lào, anh Võ Nguyên Giáp cho rằng đây là vấn đề chủ yếu và có nhiều khó khăn, do vậy phải thật mềm dẻo, trước mắt phải đấu tranh thực hiện cho được việc đình chỉ xung đột. Phía Vương quốc đưa ra đề án để lại toàn bộ quân đội Pa-thét Lào và biên chế từng tiểu đoàn. Ta có thể đòi để một số đơn vị đứng ở hai tỉnh tập kết và một số đơn vị khác về đóng ở những nơi có lợi trong 10 tỉnh hoặc ở đâu về đóng ở đó là tốt nhất. Điều cốt yếu nhất là phải giữ nguyên đơn vị cũ, không xáo trộn. Sau khi thống nhất quân đội, Pa-thét đấu tranh đòi giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng, hai thứ trưởng hoặc Tổng tham mưu trưởng quân đội.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2018, 06:10:40 am »

Thực hiện chủ trương trên, ngày 28 tháng 5 năm 1956, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông chủ động đề nghị Chính phủ Vương quốc do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma làm thủ tướng nối lại Hội nghị hiệp thương chính trị.

Ngày 31 tháng 7 năm 1956, phái đoàn Neo Lào Hắc-xạt do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông dẫn đầu đến Viêng Chăn. Tham gia đoàn đàm phán phía Pa-thét Lào còn có các ông Phu-mi Vông-vi-chít, ông Nu-hắc Pun-xa-vẳn, ông Phun Xi-pa-xớt, ông Thao Ma.

Phía Chính phủ Vương quốc, có Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma – Trưởng đoàn, ông Ngôn Xa-na-ni-con, ông U-đôm Xu-va-na-vông, ông Thong Xa-li-vông-no-rát, ông Nhúi rát-ta-na-vông, ông Xom Xa-rít, đại tá Uôn Na-ti-con, trung tá Phu-mi Nô-xa-vẳn, ông Kô A-phay, ông Ri-rúc Hát-cha-pa-xắc.

Trong các phiên họp, hai bên đã thảo luận các vấn đề chủ yếu sau đây: Thi hành các điều khoản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ để bảo đảm nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và thống nhất. Nước Lào đi theo đường lối hòa bình, trung lập. thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, Xóa bỏ chế độ đi phu, tạp dịch. Bảo đảm quyền công dân cho các lực lượng Pa-thét Lào, những người kháng chiến cũ và họ có quyền tham gia chính quyền các cấp, các ngành chuyên môn tùy theo khả năng của họ. Vấn đề tổng tuyển cử, lập Chính phủ Liên hiệp. Việc giải quyết hai tỉnh tập kết của Pa-thét Lào.

Sau 5 ngày đàm phán, ngày 5 tháng 8 năm 1956, Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tuyên bố chung:

Chính phủ Vương quốc kiên quyết đi theo con đường hòa bình, trung lập, thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, đặt quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng. Một lần nữa Chính phủ Vương quốc tuyên bố bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử. Xóa bỏ chế độ đi phu, tạp dịch. Thừa nhận các tổ chức chính trị của Pa-thét Lào được hoạt động công khai theo đúng với luật pháp như các đảng phái khác.

Đối với hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ, về hành chính đều đặt dưới quyền tối cao của Chính phủ Vương quốc và tổ chức theo chính quyền nhà vua. Về quân sự, bộ đội Pa-thét đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu và chính phủ vương quốc. Hai bên còn nhất trí thành lập Ủy ban chính trị quân sự để tìm cách giải quyết các vấn đề tồn tại và thực hiện các vấn đề đã thỏa thuận. Riêng vấn đề tổ chức tổng tuyển cử thành lập Chính phủ Liên hiệp hai bên tiếp tục nghiên cứu.

Đến ngày 10 tháng 8, bản tuyên bố chung cuối cùng giữa hai ông hoàng cùng đạt được một số thỏa thuận: Tổ chức tuyển cử bổ sung trong cả nước bằng cách tự do bỏ phiếu kín, có các lực lượng Pa-thét Lào và những người kháng chiến cũ tham gia. Thành lập một Chính phủ Liên hiệp dân tộc, có sự tham gia của các đại biểu Pa-thét Lào. Thành lập các ủy ban hỗn hợp chính trị và quân sự để tiến hành các cuộc đàm phán cụ thể.

Cùng thời gian này, chính quyền Vương quốc từ bỏ một phần thái độ thù địch với nước Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Ngày 29 tháng 8 năm 1956, một phái đoàn Chính phủ Vương quốc do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma dẫn đầu đến Hà Nội, tiếp đó đoàn đến Bắc Kinh. Bản tuyên bố chung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Lào khẳng định: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng; xa xưa vốn đã có mối tình giao hữu, nay tiếp tục phát triển mối quan hệ đó dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Hiệp định Giơ-ne-vơ cần được thực hiện ở Việt Nam và Lào để củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới. Vương quốc Lào kiên quyết đi theo chính sách hòa bình, trung lập. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận chính sách hòa bình, trung lập của Vương quốc Lào và đồng ý tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa vì lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Thực hiện thỏa thuận giữa Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, đại diện Neo Lào Hắc-xạt và Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma, đại diện Chính phủ Vương quốc, từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 2 tháng 11 Hội nghị hiệp thương chính trị đã được nhóm họp tại Viêng Chăn.

Tham gia đoàn hiệp thương chính trị về phía Neo Lào Hắc-xạt gồm có: Ông Phu-mi Vông-vi-chít - trưởng đoàn, ông Nu-hắc Phun-xa-vẳn, ông Sin-ka-pô Chun-la-ma-ni, ông Thao-ma, ông Ma-ba Khăm-phăn Vi-la-chít, ông A-phôi (thư ký).

Phía Chính phủ Vương quốc gồm các ông: Ngôn Xa-na-ni-con - Trưởng đoàn, ông Nu-inh Rát-ta-na-vông, ông Thong Xu-thi-vông-no-rét, ông Thao-tan Chum-la-mun-ti, ông Thao-văn, ông In Phong-xu-li-nho-thay, ông Kmôn (thư ký).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #79 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2018, 06:11:13 am »

Thực hiện chủ trương trên, ngày 28 tháng 5 năm 1956, Hoàng thân Xu-pha-nu-vông chủ động đề nghị Chính phủ Vương quốc do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma làm thủ tướng nối lại Hội nghị hiệp thương chính trị.

Ngày 31 tháng 7 năm 1956, phái đoàn Neo Lào Hắc-xạt do Hoàng thân Xu-pha-nu-vông dẫn đầu đến Viêng Chăn. Tham gia đoàn đàm phán phía Pa-thét Lào còn có các ông Phu-mi Vông-vi-chít, ông Nu-hắc Pun-xa-vẳn, ông Phun Xi-pa-xớt, ông Thao Ma.

Phía Chính phủ Vương quốc, có Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma – Trưởng đoàn, ông Ngôn Xa-na-ni-con, ông U-đôm Xu-va-na-vông, ông Thong Xa-li-vông-no-rát, ông Nhúi rát-ta-na-vông, ông Xom Xa-rít, đại tá Uôn Na-ti-con, trung tá Phu-mi Nô-xa-vẳn, ông Kô A-phay, ông Ri-rúc Hát-cha-pa-xắc.

Trong các phiên họp, hai bên đã thảo luận các vấn đề chủ yếu sau đây: Thi hành các điều khoản của Hiệp nghị Giơ-ne-vơ để bảo đảm nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và thống nhất. Nước Lào đi theo đường lối hòa bình, trung lập. thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân, Xóa bỏ chế độ đi phu, tạp dịch. Bảo đảm quyền công dân cho các lực lượng Pa-thét Lào, những người kháng chiến cũ và họ có quyền tham gia chính quyền các cấp, các ngành chuyên môn tùy theo khả năng của họ. Vấn đề tổng tuyển cử, lập Chính phủ Liên hiệp. Việc giải quyết hai tỉnh tập kết của Pa-thét Lào.

Sau 5 ngày đàm phán, ngày 5 tháng 8 năm 1956, Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma và Hoàng thân Xu-pha-nu-vông tuyên bố chung:

Chính phủ Vương quốc kiên quyết đi theo con đường hòa bình, trung lập, thực hiện 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, đặt quan hệ ngoại giao với các nước, đặc biệt là các nước láng giềng. Một lần nữa Chính phủ Vương quốc tuyên bố bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, nam nữ đều có quyền bầu cử và ứng cử. Xóa bỏ chế độ đi phu, tạp dịch. Thừa nhận các tổ chức chính trị của Pa-thét Lào được hoạt động công khai theo đúng với luật pháp như các đảng phái khác.

Đối với hai tỉnh Hủa Phăn và Phông-xa-lỳ, về hành chính đều đặt dưới quyền tối cao của Chính phủ Vương quốc và tổ chức theo chính quyền nhà vua. Về quân sự, bộ đội Pa-thét đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu và chính phủ vương quốc. Hai bên còn nhất trí thành lập Ủy ban chính trị quân sự để tìm cách giải quyết các vấn đề tồn tại và thực hiện các vấn đề đã thỏa thuận. Riêng vấn đề tổ chức tổng tuyển cử thành lập Chính phủ Liên hiệp hai bên tiếp tục nghiên cứu.

Đến ngày 10 tháng 8, bản tuyên bố chung cuối cùng giữa hai ông hoàng cùng đạt được một số thỏa thuận: Tổ chức tuyển cử bổ sung trong cả nước bằng cách tự do bỏ phiếu kín, có các lực lượng Pa-thét Lào và những người kháng chiến cũ tham gia. Thành lập một Chính phủ Liên hiệp dân tộc, có sự tham gia của các đại biểu Pa-thét Lào. Thành lập các ủy ban hỗn hợp chính trị và quân sự để tiến hành các cuộc đàm phán cụ thể.

Cùng thời gian này, chính quyền Vương quốc từ bỏ một phần thái độ thù địch với nước Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Ngày 29 tháng 8 năm 1956, một phái đoàn Chính phủ Vương quốc do Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma dẫn đầu đến Hà Nội, tiếp đó đoàn đến Bắc Kinh. Bản tuyên bố chung giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Lào khẳng định: Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng; xa xưa vốn đã có mối tình giao hữu, nay tiếp tục phát triển mối quan hệ đó dựa trên 5 nguyên tắc chung sống hòa bình. Hiệp định Giơ-ne-vơ cần được thực hiện ở Việt Nam và Lào để củng cố hòa bình ở Đông Dương, Đông Nam Á và thế giới. Vương quốc Lào kiên quyết đi theo chính sách hòa bình, trung lập. Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ghi nhận chính sách hòa bình, trung lập của Vương quốc Lào và đồng ý tăng cường hợp tác kinh tế và văn hóa vì lợi ích của nhân dân mỗi nước.

Thực hiện thỏa thuận giữa Hoàng thân Xu-pha-nu-vông, đại diện Neo Lào Hắc-xạt và Hoàng thân Xu-va-na Phu-ma, đại diện Chính phủ Vương quốc, từ ngày 25 tháng 9 đến ngày 2 tháng 11 Hội nghị hiệp thương chính trị đã được nhóm họp tại Viêng Chăn.

Tham gia đoàn hiệp thương chính trị về phía Neo Lào Hắc-xạt gồm có: Ông Phu-mi Vông-vi-chít - trưởng đoàn, ông Nu-hắc Phun-xa-vẳn, ông Sin-ka-pô Chun-la-ma-ni, ông Thao-ma, ông Ma-ba Khăm-phăn Vi-la-chít, ông A-phôi (thư ký).

Phía Chính phủ Vương quốc gồm các ông: Ngôn Xa-na-ni-con - Trưởng đoàn, ông Nu-inh Rát-ta-na-vông, ông Thong Xu-thi-vông-no-rét, ông Thao-tan Chum-la-mun-ti, ông Thao-văn, ông In Phong-xu-li-nho-thay, ông Kmôn (thư ký).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM