Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:45:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời sôi động  (Đọc 33901 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #170 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:10:36 am »

Địch ở Trà Bồng, Sơn Hà tháo chạy, Tiểu đoàn 6 Lữ đoàn 52, Tiểu đoàn đặc công 403 và lực lượng địa phương Quảng Ngãi kịp thời đánh tiêu diệt gần hết tiểu đoàn quân biệt động 69 và tiểu đoàn 1 trung đoàn 4 ngụy. Nhân dân nổi dậy giải phóng hoàn toàn vùng tây Sơn Tịnh và 6 xã của huyện Bình Sơn. Quảng Nam căn bản giải phóng vùng đông đường số 1 của huyện Thăng Bình. Quân và dân Quảng Đà diệt địch mở mảng hai huyện Điện Bàn và Hòa Vang. Quân cơ động ngụy buộc phải dàn mỏng trên một tuyến dài từ Đà Nẵng vào đến Quảng Ngãi. Thế trận của địch không có chiều sâu, có nhiều quãng hở, đang bị lực lượng địa phương và nhân dân bao vây, uy hiếp. Từng cụm quân địch không đủ sức đối phố với các đòn tiến công của ta.

Ngày 21 tháng 3, Sư đoàn 2 của ta bắt đầu tiến công tuyến ngăn chặn của địch ở đông Suối Đá. Tuyến ngăn chặn này bị phá vỡ, thị xã Tam Kỳ sẽ bị trực tiếp uy hiếp. Chỉ huy sư đoàn 2 ngụy liên tục hò hét sĩ quan cấp dưới tổ chức chống đỡ. Lực lượng dự bị của địch từ thị xã Tam Kỳ ngoan cố lao lên phản kích. Đến trưa ngày 21 tháng 3, ta đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn, đánh quỵ trung đoàn 5, tiêu diệt 1 tiểu đoàn và đánh thiệt hại các tiểu đoàn khác của liên đoàn quân biệt động 12. Tuyến ngăn chặn phía tây thị xã Tam Kỳ của địch bị phá vỡ. Chỉ huy sư đoàn 2 ngụy buộc phải đưa trung đoàn 4 từ Chu Lai ra cùng với lực lượng còn lại tổ chức tuyến ngăn chặn mới dọc theo tuyến Cẩm Khê – Chà Gió – Chóp Chài – Tâm Lợi.

Ngày 20 tháng 3 năm 1975, Bộ Chính trị điện cho các chiến trường: Địch đã bắt đầu thời kỳ suy sụp và đã bắt đầu thực hiện việc co cụm chiến lược của chúng. Dự kiến nơi địch có thể co cụm là Đà Nẵng, Cam Ranh và xung quanh Sài Gòn. Nhưng địch đang hoang mang dao động mạnh, nên phải tận dụng thời cơ rất thuận lợi này, vận dụng sức mạnh tổng hợp cảu ta kiên quyết mạnh bạo liên tục tiến công địch trên cả ba vùng chiến lược, nhằm chia cắt bao vây và tiêu diệt địch, ngăn chặn không cho chúng rút lui về co cụm “tử thủ”.

Thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 23 tháng 3, Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy hạ quyết tâm đẩy mạnh tốc độ tiến công, giải phóng toàn khu trong thời gian ngắn nhất. Trước tiên tiêu diệt sư đoàn 2 ngụy, đánh chiếm Tam Kỳ, Quảng Ngãi, hình thành thế chia cắt chiến dịch có ý nghĩa chiến lược. Tiếp theo, phát triển tiến công đánh chiếm căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, giải phóng ba tỉnh Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Thời gian lúc này là lực lượng. Toàn bộ lực lượng dự trữ của quân khu đều đưa ra sử dụng. Các đơn vị pháo binh, xe tăng, xe bọc thép dự bị im lặng náu mình từ đầu chiến dịch nhanh chóng hành quân ra trận. Cơ quan quân khu, cơ quan các đơn vị, địa phương, cả guồng máy chỉ đạo tác chiến từ khu đến cơ sở khẩn trương làm việc suốt ngày đêm. Trận tiến công giải phóng thị xã Tam Kỳ bắt đầu từ sáng sớm ngày 24 tháng 3 năm 1975.

Trung đoàn Ba gia được giữ nguyên vẹn từ đầu chiến dịch, được tăng cường Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 31, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 38 và 10 xe tăng, xe bọc thép đột phá trên hướng chủ yếu Suối Đá đến giáp bờ bắc sông Tam Kỳ. Cuộc tiến công dũng mãnh, sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ binh, pháo binh, xe tăng và xe bọc thép của ta đã nhanh chóng đè bẹp được sự kháng cự của địch. Thị xã Tam Kỳ được hoàn toàn giải phóng.

Chỉ huy sở cơ bản quân khu mời anh Đoàn Khuê, Phó chính ủy Quân khu về trao đổi và thống nhất kế hoạch rồi nhanh chóng vào chỉ huy bộ đội giải phóng thị xã Quảng Ngãi và đôn đốc lực lượng vũ trang địa phương quét sạch tàn quân.

Ở Quảng Ngãi, từ ngày 21 tháng 3, lực lượng địa phương đã cắt đứt hoàn toàn đường số 1 từ bắc Châu Ổ đến Dốc Sỏi. Tỉnh ủy Quảng Ngãi phát động nhân dân nổi dậy bắt ác ôn, giải phóng các xóm làng còn bị địch kiểm soát. Quân địch bắt đầu hỗn loạn. Theo lệnh của quân khu, Lữ đoàn 52 của ta nhanh chóng di chuyển về Quảng Ngãi. 7 giờ ngày 24 tháng 3, Trung đoàn pháo 576 nổ súng đánh địch trong thị xã. Bộ binh ta gồm Lữ đoàn 52, các tiểu đoàn đặc công 403, 406 của quân khu, Tiểu đoàn 7 địa phương được xe tăng, xe bọc thép của Trung đoàn 574 chi viện đồng loạt tiến công. Ta tiến vào làm chủ thị xã Quảng Ngãi lúc 23 giờ 30 phút ngày 24 tháng 3.

Trên đường số 1, một đoàn hơn 200 xe các loại chở trung đoàn 6 liên đoàn biệt động quân 11, chỉ huy tiểu khu Quảng Ngãi và thiết đoàn 4 tiến lên chậm chạp. giữa lúc đó các chiến sĩ ta bất ngờ xuất hiện. Toàn bộ đội hình rút chạy của địch bị tiêu diệt trên 500 tên và bị bắt làm tù binh 3.500 tên, thu 206 xe cơ giới các loại.

Trưa ngày 25 tháng 3 năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện cho tôi: Bộ Chính trị quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Đà Nẵng do anh Lê Trọng Tấn làm tư lệnh, tôi (Chu Huy Mân) làm chính ủy. Bộ chỉ huy chiến dịch không có điều kiện họp bàn nhưng giữa hai chúng tôi đã nhiều lần phối hợp chiến đấu, đã hiểu nhau, sẵn có nhân tố thống nhất. Anh Tấn và tôi trao đổi với nhau qua điện đài thống nhất từ cánh bắc Quân đoàn 2 tiến công vào. Cánh nam lực lượng Quân khu 5 tiến công ra nhanh chóng đập tan quân ngụy, không cho chúng “tử thủ”, không cho chúng chạy về Sài Gòn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #171 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:12:01 am »

18 giờ ngày 27 tháng 3 năm 1975, anh Ba Duẩn gửi bức thư cho anh Võ Chí công và tôi, toàn văn như sau;

Gửi anh năm Công và anh Hai Mạnh(1).

Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương họp ngày 25 tháng 3 năm 1975 đã thông qua kế hoạch giải phóng Đà Nẵng và quyết định lập Bộ tư lệnh Mặt trận Đà Nẵng. Anh Văn đã điện cho các anh. Tôi chỉ nhấn mạnh một vài điểm.

Chiến thắng oanh liệt ở Buôn Ma Thuột và Tây Nguyên đã tạo ra thời cơ giải phóng Đà Nẵng. Ta phải tập trung lực lượng từ hai phía. Từ Thừa Thiên – Huế đánh vào và từ Nam - Ngãi đánh ra, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch ở Đà Nẵng, không cho chúng rút chạy để co cụm về giữ Sài Gòn.

Trong lúc này, thời gian là lực lượng. Phải hành động hết sức táo bạo, bất ngờ, làm cho địch không kịp nổ súng. Các anh cần sử dụng ngay lực lượng của quân khu và của tỉnh đánh thẳng vào Đà Nẵng. Phải có biện pháp đặc biệt để hành quân nhanh nhất, kịp thời khống chế, chiếm lĩnh các sân bay, bến cảng, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và làm tan rã địch.

Phải nhanh chóng phát động quần chúng vũ trang nổi dậy, đập tan các lực lượng kìm kẹp ở cơ sở, chiếm lĩnh các công sở, kho tàng, nhà máy, thành lập chính quyền cách mạng và sáp vào vận động binh sĩ địch bỏ súng đầu hàng, làm tan rã các đơn vị quân ngụy.

Các binh đoàn chủ lực phía bắc đã có kế hoạch hành quân nhanh nhất để kịp thời hợp đồng với cánh quân phía nam. Các anh hành động ngay, không chậm chễ.

Bộ Chính trị khen ngợi những chiến công giòn giã của quân, dân Khu 5 va chờ tin đại thắng của Mặt trận Đà Nẵng.


BA

Đà Nẵng là thành phố đồng thời là căn cứ liên hợp quân sự lớn thứ hai ở miền Nam Việt Nam, đây là nơi tập trung những cơ quan quân sự đầu não: sở chỉ huy quân khu 1 – quân đoàn 1 ngụy, bộ tư lệnh dã chiến 3 và căn cứ tiền tuyến của không quân Mỹ. Trong một vòng cung với bán kính 5 km, địch đã xây dựng 3 sân bay, 4 cảng lớn với hàng dãy kho đồ sộ đủ sức chứa hàng vạn tấn bom đạn, hàng hóa, phương tiện chiến tranh. Khi ta giải phóng Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Huế, tàn quân địch chạy cả về Đà Nẵng. Tổng số quân địch tại đây lên 75 nghìn tên (không kể nhân viên ngụy quyền). Lực lượng có 15 tiểu đoàn cơ động, 15 tiểu đoàn bảo an, 7 tiểu đoàn pháo binh (114 khẩu), 70 xe tăng, xe bọc thép, 373 máy bay các loại. Dự kiến trận giải phóng Đà Nẵng sẽ có hai tình huống:

- Ta đánh nhanh, địch chưa kịp co cụm “tử thủ”. Ta kéo quân cơ động của địch ra tiêu diệt và làm tan rã lởn ở vòng ngoài. Sau đó phát triển tiến công trong hành tiến giải phóng nhanh.

- Ta đánh chậm, địch đã co vào trong thành phố. Nếu diễn ra tình huống này, ta phải tập trung lực lượng ưu thế hơn địch, bao vây đánh lấn trong một thời gian nhất định, khi địch bị tiêu hao mệt mỏi, dao động sẽ phát triển tiến công dứt điểm.

Ta chuẩn bị cho cả hai tình huống, nhưng phải tận dụng mọi thời cơ thuận lợi cho cục diện chung tạo ra để đánh địch theo phương án giải quyết nhanh.

Quân khu lệnh cho Sư đoàn 2, Lữ đoàn 52, Trung đoàn pháo binh 572, Trung đoàn cao xạ 573, Trung đoàn tăng – thiết giáp 574 tiến về Đà Nẵng. Tỉnh ủy Quảng Đà động viên nhân dân vùng lên phối hợp với bộ đội chủ lực đánh địch giải phóng quê hương.

Ở phía bắc, Quân đoàn 2 của ta vượt đèo Hải Vân đánh vào phối hợp với lực lượng Quân khu 5 từ phía nam đánh ra.

5 giờ 30 phút ngày 28 tháng 3, pháo binh ta bắt đầu bắn phá sân bay Đà Nẵng, sở chỉ huy quân đoàn 1 ngụy. Trung đoàn 38 Sư đoàn 2 và Trung đoàn 98 địa phương đánh chiếm các khu vực Bà Rén, quận lỵ Duy Xuyên, thị trấn Nam Phước.


(1) Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985, tr. 381-382.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #172 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:12:47 am »

9 giờ, máy bay địch ném bom đánh sập cầu Bà Rén và hư hỏng cầu Câu Lâu. Đảng bộ, chính quyền địa phương huy động nhân dân đem thuyền chở bộ đội qua sông. Buổi chiều 28 tháng 3, bốn khẩu pháo 130 ly của ta đặt ở nam cầu Bà Rén bắn từ nam bán đảo Sơn Trà dọc theo bờ biển đến dãy Ngũ Hành Sơn. Một đoàn xe 40 chiếc của quân ngụy từ Đà Nẵng ra sân bay Nước Mặn bị pháo ta chặn lại.

Vừa vượt sông Trung đoàn 38 vừa tổ chức đánh chiếm ngay thị trấn Vĩnh Điện. Trung đoàn Ba Gia và Trung đoàn 31 thọc nhanh qua tuyến phòng ngự của địch, bỏ qua các mục tiêu bên ngoài tiến nhanh về hướng Đà Nẵng. Lúc này Mặt trận 4 Quảng Đà do anh Phan Hoan làm tư lệnh theo kế hoạch hiệp đồng của quân khu đưa các mũi thọc sâu áp sát Đà Nẵng.

Từ ba hướng nam, tây nam và tây, 2 tiểu đoàn của Trung đoàn Ba Gia và Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 31 đánh vào và làm chủ sân bay Đà Nẵng lúc 12 giờ ngày 29 tháng 3 năm 1975.

Tiểu đoàn 40 của ta vượt sông Cẩm Lệ, phát triển về phía đông, gặp chốt chặn 1 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, nhưng trước sức tiến công của quân ta địch hoàn toàn tan vỡ. Ta bắt 310 tên, thu 1 xe bọc thép. Sử dụng xe bọc thép vừa thu được, Tiểu đoàn 40 tiến nhanh về hướng sở chỉ huy quân đoàn 1 ngụy. Địch đã bỏ chạy. Đúng 12 giờ 29 tháng 3 năm 1975 lá cờ chiến thắng của ta tung bay trên đỉnh cột cờ giữa trung tâm chỉ huy quân đoàn 1 ngụy.

Phối hợp tiến công với Sư đoàn 2, Trung đoàn 961, Tiểu đoàn 491 và đội biệt động Lê Độ đánh chiếm tòa thị chính, quân vụ thị trấn, đài phát thanh... Ở phía đông, Trung đoàn 97 địa phương đánh chiếm thị xã Hội An, Non Nước, sân bay Nước Mặn. Trung đoàn 38 Sư đoàn 2 sau khi đánh chiếm thị trấn Vĩnh Điện, cắt đường về hướng Mỹ Khê, phối hợp cùng Trung đoàn 97 tiêu diệt các đơn vị lính thủy đánh bộ ngụy dồn về đây để tháo chạy bằng tàu thủy.

Phối hợp với cánh quân phía nam, ngày 28 tháng 3, Quân đoàn 2 – lực lượng cơ động của Bộ do anh Nguyễn Hữu An – Tư lệnh và anh Lê Linh – Chính ủy, anh Hoàng Đan – Phó tư lệnh chỉ huy đánh chiếm đèo Hải Vân và tổ chức trận địa pháo khống chế một số mục tiêu của địch trong thành phố Đà Nẵng. Ngày 29 tháng 3, cùng lúc với cuộc tiến công Sư đoàn 2 và lực lượng vũ trang Quảng Đà ở phía nam, quân đoàn nhanh chóng chiếm Thủy Tú, Nam Ô, cảng Phú Lộc. Mũi xe tăng – xe bọc thép thọc sâu tiến đến ngã ba Huế và phát triển đến ngã ba Cai Lan. Nhận thấy các mục tiêu chủ yếu ở trung tâm thành phố đã có quân ta chiếm giữ, cánh quân này tiến thẳng qua cầu Trịnh Minh Thế, phát triển đánh chiếm bán đảo Sơn Trà và bắt liên lạc với Trung đoàn 38 Sư đoàn 2 cùng lực lượng Quảng Đà đánh chiếm khu hải quân ngụy. Cuộc hội quân giữa hai cánh quân phía bắc và phía nam trên bán đảo Sơn Trà diễn ra vào lúc 15 giờ ngày 29 tháng 3 năm 1975.

Ở phía tây, Sư đoàn 304 Quân đoàn 2 từ Thượng Đức đánh chiếm dãy Sơn Gà, thị trấn Ái Nghĩa, theo đường 14 đánh chiếm quận lỵ Hiếu Đức, trường huấn luyện tân binh Hòa Cảm và hội quân với Trung đoàn Ba Gia tại sân bay Đà Nẵng lúc 13 giờ ngày 29 tháng 3.

Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Chiều ngày 29 tháng 3 năm 1975, tôi điện về Bộ. nhưng qua một số câu hỏi, tôi cảm thấy hình như Bộ Tổng tham mưu cho rằng chiến dịch diễn ra quá nhanh. Mờ sáng ngày 30 tháng 3, tôi và một số cán bộ chạy xe hẳn vào Đà Nẵng kiểm tra sân bay, tòa thị chính, sân bay Nước Mặn và gặp mấy cán bộ của Quân đoàn 2 từ bán đảo Sơn Trà đi xuống, bảo đảm chắc chắn Đà Nẵng đã giải phóng. Tôi điện báo cáo về Bộ một cách rõ ràng.

Từ đầu tháng 4 năm 1975, trong quá trình giải phóng hoàn toàn các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ, Bộ Chính trị đã quyết định nhanh chóng giải phóng các đảo do quân ngụy Sài Gòn đóng giữ thuộc quần đảo Trường Sa, coi đó là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Quân ủy Trung ương đã giao nhiệm vụ này cho Bộ tư lệnh Quân khu 5 và Bộ tư lệnh Hải quân thực hiện.

Quân khu điều động lực lượng bộ binh, công binh cùng vũ khí, lương thực, hải quân dùng tàu và chịu trách nhiệm chỉ huy. Tôi gửi cho anh em bốn hòn đá hoa cương lấy ở núi Ngũ Hành Sơn, chùa Non Nước và quyển sách kháng chiến chống Nguyên Mông với mấy câu:

         Đá hoa Non Nước cạnh san hô
         Vững gốc cây xuân đẹp bốn mùa
         Cho đảo bồi cao thành điểm tựa
         Chim, cá, trời, mây thỏa hẹn hò.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #173 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:13:23 am »

Tranh thủ thời cơ thuận lợi, đêm 13 rạng 14 tháng 4 năm 1975, lực lượng của Quân khu 5 và hải quân đã giải phóng đảo Song Tử Tây và đêm 28 rạng 29 tháng 4, giải phóng xong các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa và An Bang. Thắng lợi này tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Sau khi Đà Nẵng được giải phóng, anh Lê Đức Thọ và anh Phạm Hùng điện cho tôi chở toàn bộ vũ khí đạn dược vào cho Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Tôi điện trả lời và đề nghị số đạn của Quân khu 5 chuẩn bị cho một trận đột phá vào Đà Nẵng còn gần 1.000 tấn. Nếu “chở tất cả” có khi không cần thiết. Quân khu tổ chức một đoàn xe trên 100 chiếc chở đạn vào Nam Bộ. Anh Võ Thứ - Phó tư lệnh Quân khu và anh Hoàng Giang – Chủ nhiệm hậu cần phụ trách. Anh em Quân khu 5 vui mừng được góp phần giải phóng Sài Gòn.

Ngày 1 tháng 4 năm 1975, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp. Sau khi đánh giá thắng lợi đã đạt được, phân tích tình hình, Bộ Chính trị kết luận: Cả về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị, ta đã có sức mạnh ảp đảo quân địch, còn địch thì đang đứng trước nguy cơ sụp đổ và diệt vong. Mỹ tỏ ra hoàn toàn bất lực, dù có tăng viện cũng không thể cứu vãn tình thế sụp đổ đến nơi của ngụy. Cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam không những đã bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt mà thời cơ chiến lược để tiến hành tổng công kích, tổng khởi nghĩa vào sào huyệt của địch đã chín muồi. Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu, nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà.

Cách mạng nước ta đang phát triển sôi nổi nhất với nhịp độ 1 ngày bằng 20 năm và Bộ Chính trị hạ quyết tâm: Nắm vững thời cơ chiến lược hơn nữa, với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4 năm 1975, không thể để chậm.

Theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sau khi giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn 2 được tăng cường Sư đoàn 3 Quân khu 5 đã theo đường ven biển tiến vào tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Trên đường tiến quân, quân đoàn này đã tiêu diệt toàn bộ quân địch phòng thủ ở Phan Rang (ngày 16 tháng 4), giải phóng tỉnh Ninh Thuận, sau đó kết hợp với lực lượng quần chúng nổi dậy lần lượt giải phóng tỉnh Bình Thuận với thị xã Phan Thiết (19 tháng 4), tỉnh Bình Tuy với thị xã Hàm Tân (22 tháng 4). Ngày 21 tháng 4, quân địch ở Xuân Lộc buộc phải rút chạy, ta giải phóng tỉnh Long Khánh.

Đến ngày 26 tháng 4 năm 1975, các cánh quân chủ lực và binh khí kỹ thuật đã tập kết đúng vị trí trên các hướng.

Hướng tây bắc có Quân đoàn 3 thăng cường pháo binh, xe tăng, cao xạ; hướng bắc và đông bắc có Quân đoàn 1 (thiếu) tăng cường lực lượng đặc công, xe tăng, cao xạ; hướng đông và đông nam có Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 tăng cường pháo binh, xe tăng, cao xạ, đặc công, biệt động; hướng tây và tây nam có Đoàn 232 chủ lực miền Nam và chủ lực Quân khu 8. Vùng ven và nội thành Sài Gòn có các đơn vị đặc công, pháo binh, kết hợp với các lực lượng chính trị của quần chúng.

Ngày 29 tháng 4, ta thực hành tổng công kích trên toàn mặt trận. Sau một ngày chiến đấu, ta đánh vỡ và chiếm được các căn cứ vòng ngoài Sài Gòn – Gia Định, ngăn chặn và tiêu diệt các sư đoàn chủ lực ngụy không cho chúng co về, Sài Gòn đánh chiếm các mục tiêu bàn đạp từ đó tiến vào nội thành.

Ngày 30 tháng 4, các binh đoàn đột kích thọc sâu kết hợp với lực lượng bên trong đánh chiếm các mục tiêu trọng yếu của địch ở nội thành. Trong ngày, trên tất cả các hướng, các binh đoàn, các đơn vị nhanh chóng tiến đánh và chiếm lĩnh các mục tiêu chủ yếu như: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ tư lệnh biệt khu Thủ đô, Tổng nha cảnh sát. Binh đoàn hỗn hợp của Quân đoàn 2 tiến vào dinh Độc Lập lúc 10 giờ 45 phút, bắt sống toàn bộ ngụy quyền trung ương, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện. Đơn vị chiến thắng đã treo cờ cách mạng trên nóc nhà phủ tổng thống ngụy quyền vào lúc 11 giờ 30 phút. Đây là thời điểm báo hiệu sự cáo chung của chế độ tay sai đế quốc Mỹ xâm lược.

Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã toàn thắng. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta đã toàn thắng. Cuộc chiến tranh giải phóng 30 năm chống đế quốc xâm lược dưới sự lãnh đạo của Đảng ta đã toàn thắng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #174 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:15:53 am »

*
*   *

Sau khi miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng, theo chỉ thị của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Khu ủy Khu 5 giải thể, Trung ương trực tiếp lãnh đạo các tỉnh phù hợp với thời kỳ đổi mới. Anh Võ Chí Công ra Trung ương nhận nhiệm vụ mới vào đầu mùa Thu. Anh Lê Văn Lương phụ trách công tác tổ chức điện vào Khu 5, theo quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng tôi kiêm nhiệm của Chính ủy và Bí thư Quân khu ủy. Sau thắng lợi, công việc của một quân khu với vị trí chiến lược quan trọng trong chiến tranh chống Mỹ thật bề bộn, cần phải nỗ lực giải quyết càng nhanh càng tốt tạo sự ổn định để xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa bàn quan trọng này.

Từ ngày 14 đến 20 tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV họp tại Hà Nội. Đại hội đã tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, nêu lên những bài học kinh nghiệm lớn với nôi dung phong phú và sâu sắc. Đại hội khẳng định con đường cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, đó là con đường phát triển vì đất nước phồn vinh, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân. Nghị quyết Đại hội vạch ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa và phương hướng, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước, chỉ rõ đường lối kinh tế đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội; đồng thời nhấn mạnh xây dựng Đảng ngang tầm nhiệm vụ mới. Đại hội quyết định trở lại tên ban đầu của Đảng: Đảng Cộng sản Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 101 ủy viên chính thức và 32 ủy viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm 14 ủy viên chính thức và 3 ủy viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.

Tại Đại hội toàn quốc lần thứ IV của Đảng, tôi tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cũng trong Đại hội này, tôi được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, được phân công làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Ngày 25 tháng 12 năm 1975, tôi trở lại Khu 5 để bàn giao công việc, thăm và tạm biệt đồng chí, đồng bào.

Ngày 1 tháng 1 năm 1977, tôi chính thức nhận bàn giao cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Tạm biệt miền Trung Trung Bộ, tạm biệt Tây Nguyên vô cùng yêu quý, tôi biết ơn con người, vùng đất, núi rừng, sông suối ở đây. Trên 10 năm kháng chiến chống Mỹ thật khó tả hết ác liệt, khó khăn. Lửa thử vàng, thép tôi mấy độ. Đồng bào, đồng chí, đồng đội đã đoàn kết một lòng vượt qua nhiều khó khăn, hy sinh, kiên cường bền bỉ chiến đấu đã cùng với quân, dân cả nước hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Thời kỳ mới, nhiệm vụ mới chắc chắn còn nhiều thử thách có thể ngày càng phức tạp. Từ đây, trong môi trường chính trị mới, thời gian không hạn định, những chiến sĩ cách mạng trung kiên sẽ được học tập, rèn luyện cả về ý chí, nghị lực và tâm hồn.

Viết xong vào dịp
                                                                                                                                                                               
Quốc khánh 2-9 năm 2003.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #175 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:21:28 am »



Cùng cán bộ tham mưu, tác chiến quân khu trinh sát thực địa chuẩn bị đánh Núi Thành (Quảng Nam, 26-5-1965).



Kiểm tra phương án tác chiến Thu 1968.



Cùng đồng chí Trần Kiên - Ủy viên Thường vụ Khu ủy 5 làm việc với các đơn vị chuẩn bị chiến dấu (6-1968).



Hướng dẫn cho cán bộ chuẩn bị đánh quân cứu viện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #176 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:22:40 am »



Trên đồi Ông Nguyện (Bình Định) quan sát tình hình chung khu vực này.



Phút thư giãn trên đường ra mặt trận (dốc đá Bà Bơi, sông Côn, Bình Định).



Thăm và động viên cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 2.



Trên đường ra phía trước (năm 1972)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #177 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:23:38 am »



Kiểm tra phương án chiến đấu của Trung đoàn 12 Sư đoàn 3 ngay tại thực địa (Hoài Nhơn, Bình Định).



Thăm lại đồng bào Ân Tín, Hoài Ân, Bình Định.



Thăm hỏi đồng bào dân tộc.



Thăm hỏi động viên bộ đội sau giải phóng quận lỵ Ba Tơ, Quảng Ngãi (10-1972).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #178 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:24:58 am »



Cùng Cao Phát (người đứng sau), Trưởng ban quân báo làm tham mưu trưởng trận Quế Sơn, Quảng Nam (tháng 8 năm 1972).



Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương đảng quyết định Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam từ 18 tháng 12 năm 1974
đến ngày 8 tháng 1 năm 1975.
Trong ảnh: Từ trái sang phải, thứ 6 là Chu Huy Mân.




Kiểm tra trận địa pháo đặt tại chân cầu Câu Lâu để bắn vào các mục tiêu trong Đà Nẵng.



Cùng Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp gặp gỡ Chiến sĩ Thi đua toàn quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #179 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2018, 09:26:38 am »



Sau ngày giải phóng miền Nam, trở lại thăm cụ Kế, cơ sở cách mạng năm 1943 ở Tam Kỳ, Quảng Nam.



Gặp mặt cán bộ chiến trường Tây Nguyên, tháng 3 năm 2003.



Cùng vợ và con cháu trong lễ mừng thọ 90 tuổi.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2018, 05:06:17 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM