Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:22:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thời sôi động  (Đọc 33883 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #130 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 09:54:09 am »

*
*   *

Đầu năm 1966, Bộ tư lệnh Mặt trận mở lớp tập huấn về nghệ thuật chiến dịch tiến công cho cán bộ trung đoàn và sư đoàn nhiều lần để cán bộ chỉ huy biết tổ chức thế trận có chiều sâu (thế trận hình bậc thang để chống chiến thuật “cóc nhảy” của Mỹ), dùng mưu kế lừa địch, đánh trận then chốt quyết định để kết thúc chiến dịch.

Đặc điểm hành quân bộ của quân Mỹ ở Tây Nguyên khác với quân đội Pháp. Quân Mỹ ít đi theo trục đường mà thường cắt rừng theo góc phương vị để đến nơi đã định. Khi đổ quân bằng máy bay trực thăng, lúc đầu chúng lợi dụng những bãi trống nhưng bị quân ta phục kích đánh, nên sau đó quân Mỹ dùng bom phát quang dọn bãi rồi đổ quân. Đội hình hành quân hoặc trú quân của Mỹ phổ biến là từng đại đội. Mỗi đại đội là một mũi hành quân đồng thời cũng là một điểm đóng quân.

Từ thủ đoạn chiến thuật của quân Mỹ như vậy, muốn diệt chúng, ta phải nghiên cứu và phát triển hình thức chiến thuật cho phù hợp với đối tượng mới.

Những ngày này tôi và cơ quan tham mưu mặt trận nhiều đêm thức để soạn thảo tài liệu huấn luyện, tập trung vào những chiến thuật: chiến thuật vận động tiến công, chiến thuật chốt kết hợp vận động, nhằm tiêu diệt quân địch đang hành quân tìm diệt, chiến thuật tập kích, nhằm tiêu diệt quân địch trú quân hoặc co cụm, chiến thuật đánh quân đổ bộ đường không, nhằm tiêu diệt quân địch đổ bộ trực thăng.

Như trên đã nói, chỗ mạnh về quân số và vũ khí trang bị, kỹ thuật quân sự của quân Mỹ đã làm tăng thêm tính chất ác liệt trong chiến đấu, ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý bộ đội, ảnh hưởng đến tổ chức và phương pháp tác chiến chiến dịch lẫn chiến thuật của ta. Từ thực tế đó đặt ra cho công tác đảng, công tác chính trị trong huấn luyện chiến đấu những vấn đề mới: Làm thế nào để phát huy cao độ yếu tố chính trị tinh thần của ta, tạo nên sức mạnh tổng hợp để đánh thắng quân Mỹ. Địch nham hiểm xảo quyệt, lại có nhiều phương tiện trinh sát, truyền tin kỹ thuật hiện đại nên ta phải làm thế nào để giữ được bí mật bất ngờ, chống phá có hiệu quả mọi thủ đoạn chiến tranh gián điệp, chiến tranh tâm lý hoạt động, xâm nhập vào bộ đội ta. Quân Mỹ có hỏa lực phi pháo mạnh (kể cả máy bay chiến lược B.52), ta phải làm thế nào để hạn chế tác dụng đánh phá của địch, giảm thấp thương vong của ta. Đánh lớn, đánh liên tục dài ngày khó tránh khỏi thương vong, nên việc chấn chỉnh củng cố tổ chức lãnh đạo, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng đòi hỏi phải giải quyết thường xuyên kịp thời, vì vậy phải làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đó.

Những vấn đề trên đã được phát động để mọi cán bộ, chiến sĩ tìm lời giải đáp ngay trong quá trình huấn luyện, đặc biệt xây dựng phẩm chất chính trị, tinh thần cho bộ đội là công việc thường xuyên, hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng, của công tác đảng, công tác chính trị trong các đơn vị. Nhờ làm tốt công tác này, ta đã góp phần tạo nên bản lĩnh chính trị, tinh thần chiến đấu của cán bộ chiến sĩ trong cuộc chiến đấu Xuân – Hè 1966.

Từ sau Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1965), tình hình miền Nam biến chuyển rất nhanh. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bước đầu thất bại. Nhà trắng và Lầu năm góc vẫn ngoan cố ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam nước ta. Tính đến tháng 12 năm 1965, lực lượng quân Mỹ và chư hầu ở miền Nam đã lên tới 20 vạn tên, chưa kể 7 vạn lính hải quân và không quân Mỹ trên các căn cứ quân sự của Mỹ ở Gu-am, Phi-líp-pin, Thái Lan và hạm đội 7 cùng trực tiếp tham chiến ở Việt Nam. Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định dù Mỹ có đưa quân vào miền Nam bao nhiêu đi nữa thì vẫn là chiến tranh xâm lược kiểu mới. Do đó ngụy quân, ngụy quyền vẫn có vai trò quan trọng. Như vậy, đối tượng tác chiến của quân và dân ta ở miền Nam là cả Mỹ và ngụy.

Trước thình hình trên, ngày 27 tháng 12 năm 1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 12 định ra nhiệm vụ: Động viên lực lượng của cả nước kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Và xác định; Nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc ta, của cả nhân dân từ Nam chí Bắc. Vấn đề đặt ra cho toàn Đảng, toàn dân ta lúc này là phải tập trung lực lượng của cả nước kiên quyết đánh địch và thắng địch trên cả chiến trường chính miền Nam. Ta chủ trương kiên trì phương châm ra sức hạn chế cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và thắng địch trong cuộc chiến tranh hạn chế đó là thắng địch một cách có lợi nhất cho cách mạng nước ta và cách mạng thế giới; tiếp tục phương châm đấu tranh quân sự kết hợp với đấu tranh chính trị, thực hiện ba mũi giáp công trong đó đòn quân sự có tác dụng quyết định trực tiếp và giữ một vị trí ngày càng quan trọng. Nhưng đấu tranh quân sự chỉ thu được kết quả lớn nhất nếu nó được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị. Ta cố gắng cao độ để tranh thủ thời cơ tăng cường lực lượng về mọi mặt, chủ động liên tiếp tiến công địch, tiêu diệt, tiêu hao một bộ phận quan trọng quân Mỹ, tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân ngụy, do đó mà đè bẹp ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam. Mặt khác, chúng ta vẫn phải ra sức chuẩn bị để đánh thắng địch trong trường hợp chiến tranh kéo dài và mở rộng ra cả nước. Chúng ta cũng cần hết sức tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và viện trợ quốc tế, một nhân tố góp phần quan trọng vào thắng lợi của nhân dân ta, do đó cần đẩy mạnh đấu tranh chính trị ngoại giao.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #131 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 09:55:07 am »

Thực hiện Nghị quyết 12 của Trung ương, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên kịp thời đề ra nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên là kiên định lập trường chiến đấu, vượt qua khó khăn, vượt qua ác liệt đánh thật nhanh, mạnh, liên tục, tiêu diệt một bộ phận quân Mỹ và quân chủ lực ngụy, hỗ trợ đắc lực cho quần chúng diệt kìm, phá ấp, mở rộng vùng giải phóng, phát triển chiến tranh du kích, đẩy mạnh đấu tranh chính trị, củng cố căn cứ địa hậu phương trực tiếp của chiến trường kết hợp sáng tạo chiến trường cho đánh lớn miền Bắc, nhiệm vụ đó đặt ra cho Đảng bộ và lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên phải nỗ lực vượt bậc, chạy đua với thời gian về mọi mặt để kịp thời đáp ứng yêu cầu tác chiến ngày càng lớn cho chiến trường và phương hướng chiến lược của Bộ.

Tháng 12 năm 1965, được sự đồng ý của trên, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên quyết định thành lập Sư đoàn bộ binh 1 gồm các trung đoàn 33, 66, 320 là những đơn vị đã cùng chiến đấu trong chiến dịch Plây Me, do anh Nguyễn Hữu An làm sư đoàn trưởng, anh Hoàng Thế Thiện làm chính ủy. Lực lượng pháo binh của Tây Nguyên cũng có sự phát triển mới. Ngoài lực lượng pháo cối, súng 12,7 ly hiện có, Bộ đã bổ sung cho Tây Nguyên Tiểu đoàn cối 120 ly, Tiểu đoàn 30 súng máy phòng không 12,7 ly.

Về xây dựng hậu phương và bảo đảm hậu cần, từ năm 1965, Trung ương mở đường chi viện cho Tây Nguyên qua đất Cam-pu-chia. Tây Nguyên đã mở đường tiếp nhận sự chi viện đó từ VQ5 (sông Sê San) về chiến trường. Thời kỳ đầu (1965-1966) mới chỉ nhận gạo, muối. Năm 1965 nhận của trên 2.255 tấn, hai năm 1966-1967 nhận 14.954 tấn. Cùng với nguồn chi viện trên, chúng tôi đã ra sức thu mua và khai thác tại chỗ. Năm 1965 thu mua được 125,7 tấn, năm 1966 thu mua 4.455 tấn.

Sự đóng góp của nhân dân địa phương là nguồn cung cấp rất quan trọng, nhân dân Tây Nguyên có nhiều năm đã đóng góp 70-80% sản lượng lượng thực thua hoạch được để nuôi dưỡng bộ đội. Có gia đình chỉ để lại đủ thóc giống, phần lớn lúa đều đóng góp cho cách mạng, còn đồng bào thì ăn sắn và củ rừng thay cơm. Tinh thần yêu nước của nhân dân Tây Nguyên thật tuyệt vời. Năm 1965 nhân dân đóng góp 929,2 tấn, năm 1966 là 610,1 tấn và năm 196 là 925,6 tấn.

Tình hình chiến trường Tây Nguyên đã phát triển trên cơ sở phong trào đồng khởi, chiến tranh cách mạng đã phát triển và ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, do điều kiện của Tây Nguyên đất rộng, người thưa, kinh tế chậm phát triển, khả năng huy động sức người, sức của có hạn. Tại chiến trường không đủ điều kiện xây dựng được các đơn vị bộ đội chủ lực lớn và không đủ điều kiện để đưa chiến tranh du kích phát triển thành chiến tranh chính quy một cách nhanh chóng. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Tây Nguyên phải dựa vào sự chi viện đắc lực của Trung ương. Từ năm 1964 trở đi, Trung ương đã phái vào Tây Nguyên nhiều trung đoàn. Khi các đơn vị đến chiến trường thì lực lượng tại chỗ đã chuẩn bị sẵn chỗ đứng chân và các bàn đạp tiến công địch khá tốt. Nhờ vậy mà chỉ sau một thời gian ngắn, bộ đội chủ lực đã có thể triển khai tiến công địch ngay. Chiến tranh du kích kết hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy đã làm cho thế trận chiến tranh nhân dân phát triển vững chắc, tạo ra sức tiến công liên tục đều khắp trên chiến trường.

Chiến tranh chính quy xuất hiện làm biến đổi nhanh chóng cục diện chiến trường. Tuy nhiên, bước vào thời kỳ “chiến tranh cục bộ”, chủ lực ta phát triển rất nhanh, từ một vài trung đoàn trong năm 1964 đã tăng lên 3 sư đoàn trong năm 1966. Trong khi đó, lực lượng vũ trang địa phương phát triển chậm hơn. Tình hình đó phát sinh một mâu thuẫn mới là chiến tranh du kích không theo kịp và không hỗ trợ đắc lực cho chiến tranh chính quy. Trước tình hình đó, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận đã có một quyết định tôi cho là rất sáng tạo: Tổ chức những đơn vị chủ lực tại chỗ. Bộ đội chủ lực tại chỗ của ta là những trung đoàn bộ binh, những tiểu đoàn mũi nhọn, những đơn vị pháo, đặc công, công binh. Trung đoàn 33 đứng chân ở Đắc Lắc, Trung đoàn 95 đứng chân ở Gia Lai, Trung đoàn 24 đứng chân ở Kon Tum.

Nhiệm vụ của bộ đội chủ lực tại chỗ là cắm chân vững chắc trên địa bàn ba tỉnh phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương các tỉnh tiêu diệt địch, kìm chân địch tại chỗ, phá bình định, xây dựng cơ sở chính trị địa phương sẵn sàng phối hợp với chủ lực cơ động trong những chiến dịch tiến công. Phương thức tác chiến của bộ đội chủ lực tại chỗ là kết hợp đánh vừa, đánh nhỏ với đánh lớn tiêu diệt và tiêu hao rộng rãi quân địch. Đồng thời bộ đội chủ lực tại chỗ phải ra sức tăng gia sản xuất và dựa vào sự giúp đỡ của nhân dân địa phương để giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, bộ đội chủ lực tại chỗ ở Tây Nguyên đã phát huy vai trò to lớn. Bộ đội chủ lực tại chỗ đã cùng với lực lượng vũ trang địa phương đứng chân tại các hướng, tạo nên một thế trận chiến tranh nhân dân ở chiến trường rất vững chắc. Các đường giao thông của địch luôn bị uy hiếp, các thị xã luôn luôn bị đánh phá, các cuộc hành quân càn quét bị đánh trả quyết liệt. Thế trận chiến tranh nhân dân ở ba tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc phát triển đều đã tạo điều kiện cho chủ lực cơ động tập trung mở những chiến dịch tập trung lớn. Có thể nói rằng chủ lực tại chỗ là khâu trung gian, là sự điều hòa mối quan hệ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #132 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 09:56:01 am »

Bộ đội chủ lực ở Tây Nguyên đều được tổ chức và xây dựng ở miền Bắc đưa vào và gần hai phần ba khối lượng vật chất bảo đảm chiến đấu đều do hâu phương lớn chi viện cho chiến trường. Vì vậy đế quốc Mỹ đã tìm đủ mọi cách để ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Chúng cho rằng chặn được sự chi viện, thâm nhập của miền Bắc thì chiến tranh ở miền Nam sẽ lùi về trạng thái hoạt động du kích. Mỗi quan hệ giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích trong chiến tranh giải phóng phải gắn liền hậu phương với tiền tuyến. Tự mỗi chiến trường phải có sự nỗ lực chủ quan nhằm phát huy tiềm năng tại chỗ lớn nhất để phục vụ chiến đấu. Nhưng dù cố gắng đến đâu, bản thân tại chỗ cũng không thể nào giải quyết được đầy đủ yêu cầu tác chiến quy mô lớn của bộ đội chủ lực.

Có thể nói rằng đối với chiến trường Tây Nguyên, hậu phương lớn miền Bắc là nhân tố thường xuyên quyết định chiến tranh, nhưng trực tiếp nhất là quyết định sự sáng tạo phát triển chiến tranh chính quy tại chiến trường.

Tuy bị thất bại liên tiếp nhưng thủ đoạn tác chiến của quân Mỹ vẫn chưa thay đổi. Chúng còn ỷ vào sức cơ động nhanh, hỏa lực mạnh của không quân và pháo binh nên rất chủ quan và dễ bị mắc lừa. Khi phát hiện lực lượng đối phương, quân Mỹ thường nhảy cóc sâu vào phía sau lưng thực hiện bao vây, chia cắt chặn đường tiếp tế rồi đánh bật đối phương ra khỏi khu chiến.

Sau một năm đánh Mỹ, dần dần ta đã hiểu địch hơn, ta đã phát hiện ra quy luật phản kích chiến dịch của địch và đã biết lợi dụng quy luật đó để tiêu diệt chúng.

Do vậy, mưu kế của ta trong chiến dịch là làm sao kéo cho được địch vào nơi ta đã chuẩn bị trước để tiêu diệt chúng thật gọn. Mỹ là một kẻ địch biết nghiên cứu và rút kinh nghiệm nhanh chóng. Chúng rất chú trọng nghiên cứu từng đơn vị, từng trận đánh và thậm chí từng người chỉ huy của ta. Vì vậy, mưu kế lừa địch phải thực sự là một nghệ thuật, nói cho đúng hơn, nó là sự nhận thức quy luật ấy một cách đúng đắn và sáng tạo vào những điều kiện cụ thể và tình huống cụ thể.

Khi đặt kế hoạch tác chiến, chúng tôi đều biết quân địch ham mồi tìm diệt, lại dựa vào khả năng cơ động có thể lôi kéo chúng vào khu vực ta đã chuẩn bị sẵn. Do đó chúng tôi chọn Sa Thầy mở chiến dịch mùa khô năm 1966.

Sông Sa Thầy chạy từ bắc Kon Tum vào nam Gia Lai. Phía đông sông Sa Thầy là sông Pô Kô. Đây là khu vực rừng già, rừng non xen kẽ, kín đáo, có những bãi cỏ tranh bằng phẳng và những ngọn núi cao nhô lên như những chiếc bát úp. Trên bờ đông sông Pô Kô địch thiết lập đồn biên phòng Plây Gi Răng, cách biên giới Việt Nam – Cam-pu-chia 20km. Chọn nơi đây mở chiến dịch, ta hạn chế được sức cơ động bằng cơ giới và tác dụng binh khí kỹ thuật của quân Mỹ. Với địa hình mới lạ, xa căn cứ quân đoàn 2 ngụy, lại bị rừng rậm và sông suối bao bọc, quân Mỹ dễ rơi vào thế bị chia cắt, cô lập, đội hình chiến dịch của chúng sẽ tan vỡ. Đối với ta, đây là vùng căn cứ, bộ đội quen thuộc địa hình, thuận lợi cho việc tiếp tế, vận chuyển, cơ động và tập kết giấu quân, triển khai tác chiến. ta có điều kiện nhử địch vào khu quyết chiến đã chọn sẵn, buộc quân Mỹ phải đánh theo cách đánh của ta trên địa bàn do ta lựa chọn.

Mở chiến dịch này, ta còn có ý định thu hút quân Mỹ lên Tây Nguyên, tạo điều kiện hỗ trợ chiến trường đồng bằng Khu 5; đồng thời phối hợp với chiến trường toàn miền đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của Mỹ.

Trên hướng chủ yếu, Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên sử dụng Sư đoàn 1 (gồm 3 trung đoàn 66, 88, 320) và tăng cường Trung đoàn 95 (thiếu), 1 tiểu đoàn súng cối 120 ly và tiểu đoàn súng máy 12,7 ly.

Ở các hướng phối hợp, Trung đoàn 24, Trung đoàn 33 và lực lượng vũ trang địa phương bắt đầu hoạt động thu hút địch về phía bắc Kon Tum và bắc Buôn Ma Thuột.

Phương thức tiến hành chiến dịch là “vây điểm diệt viện”. Dùng một lực lượng bao vây uy hiếp đồn Plây Gi Răng, buộc địch phản kích, ta tổ chức liên tiếp tiến công tạo nên phản ứng dây chuyền, điều khiển địch từng bước kéo chúng sa vào quyết chiến điểm, đánh trận lớn then chốt tiêu diệt quân địch.

Sử dụng Trung đoàn 95 (thiếu) bao vây đồn Plây Gi Răng, khêu ngòi, kéo quân Mỹ đến phản kích. Trung đoàn 320 bố trí ở đông sông Sa Thầy đánh địch ở khu trung tuyến, tạo thời cơ kéo địch sang tây sông Sa Thầy mà đánh.

Trung đoàn 66 và Trung đoàn 88, các đơn vị cối 120 ly và đơn vị súng máy 12,7 ly bố trí ở tây Sa Thầy làm nhiệm vụ tiêu diệt địch trên khu quyết chiến.

Vật chất chuẩn bị cho hướng chính của chiến dịch là 1.005 tấn, gồm 829 tấn gạo, 91 tấn thực phẩm, 85 tấn vũ khí.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #133 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 09:56:25 am »

Ngày 18 tháng 10 năm 1966, Trung đoàn 95 bắt đầu bao vây đồn Plây Gi Răng và làm hai chiếc cầu treo trên sông Pô Kô để nghi binh dụ sư đoàn bộ binh số 4 từ Mỹ mới sang tham gia cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Khác với sư đoàn kỵ binh không vận số 1, thủ đoạn chiến thuật của sư đoàn 4 chủ yếu là hành quân xuyên rừng kết hợp với đổ bộ trực thăng ở những nơi cần thiết (đổ bộ các trận địa pháo và cơ quan chỉ huy).

Bị mắc lừa, địch dùng máy bay B.52 ném bom rải thảm khu vực cầu treo và cho biệt kích sục sạo phát hiện lực lượng ta. Sư đoàn 4 Mỹ sau khi triển khai xong các tuyến chiến đấu ở phía tây Plây Cu, “bắt được mồi” liền vội vã mở cuộc hành quân “Pôn-ri-vơ 4” đánh vào khu vực đông và tây sông Sa Thầy. Trước khi triển khai đổ bộ sang bờ tây sông Sa Thầy, sư đoàn 4 Mỹ lập ngay các trận địa pháo binh ở Sùng Lễ, Sùng Thiện chiếm tuyến bàn đạp phía đông sông Pô Kô. Ngày 23 và ngày 24 tháng 10 năm 1966, sư đoàn 4 Mỹ bước bào chiến đấu ở đông và tây sông Pô Kô bắt đầu cuộc hành quân.

Ngày 26 tháng 10 năm 1966, các mũi bộ binh của sư đoàn 4 tiến đến sông Sa Thầy. Trung đoàn 320 đã triển khai sẵn ở đây đón đánh chúng quyết liệt, tiêu diệt một số đại đội, nhưng chưa diệt gọn được tiểu đoàn Mỹ. Tuy vậy, theo quy luật phản kích, địch vẫn đổ quân sang bờ tây sông Sa Thầy. Ngày 11 tháng 11, tiểu đoàn 2 lữ 2 sư đoàn 4 được tăng cường 1 đại đội pháo 105 ly, 1 đại đội cối 106,7 ly đổ bộ 113 lần chiếc trực thăng xuống bãi C1. Ta đã cài thế buộc địch đổ đúng quân vào khu quyết chiến của chiến dịch.

Trung đoàn bộ binh 88 được tăng cường Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 66, Tiểu đoàn pháo 32 cối 120 ly đã bố trí trận địa phục sẵn ở đây từ trước ngày chiến dịch mở màn. Không thấy địch, nhiều cán bộ, chiến sĩ đâm ra sốt ruột, nản lòng, có ý kiến đề nghị khiêng pháo đi nơi khác, hiệp đồng với đơn vị bạn. Nhưng chúng tôi chỉ thị cho đơn vị phải tuyệt đối giữ bí mật, bất ngờ, kiên trì chờ đợi không được nôn nóng. Bây giờ quân Mỹ đã đổ ngay xuống bãi C1, cách bố trí của chúng gần đúng như dự kiến của ta.

Sáng ngày 12 tháng 11, ta tiến công vào C1. Do được chuẩn bị sẵn nên súng cối 120 ly bắn rất trúng đội hình quân địch. Kho đạn của địch bốc cháy, nổ tung, sở chỉ huy tiểu đoàn 2, đại đội pháo 105 ly, đại đội cối 106,7 ly và nhiều binh lính địch bị diệt. Đây là lần đầu tiên ta sử dụng súng cối 120 ly ở Tây Nguyên nên địch rất bất ngờ.

Trung đoàn 88 và Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 66) băng qua những bãi cây cao khuất đầu người, lởm chởm gai, đánh chiếm bãi C1. Nhưng do rừng gai cản trở, các đơn vị của ta đã bỏ lỡ thời cơ diệt gọn tiểu đoàn Mỹ này. Đây là khuyết điểm trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, đã không làm sẵn đường xuất kích cho bộ đội.

Ngày 13 tháng 11, dưới sự chi viện của không quân, một đại đội Mỹ nhảy xuống nhặt xác đồng bọn rồi vội vã rút khỏi bãi C1.

Cuối tháng 6 năm 1967, trong lúc triển khai chuẩn bị chiến dịch Đắc Tô, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương gọi tôi ra Hà Nội để ổn định sức khỏe, vì qua nhiều lần sốt rét, gan có vấn đề.

Từ Tây Nguyên tôi đi ô tô vào Phnôm Pênh, mang hộ chiếu thương nhân Hồ Thạch Châu. Từ sân bay Pô Chen Tông, tôi đi Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. Trong bữa cơm chiều ở nhà khách Quảng Châu, các đồng chí Trung Quốc cho biết: Bác Hồ đang nghỉ ở đây, nhưng vì chưa được phép và thời gian gấp, tôi không thể vào thăm sức khỏe của Người. Sáng hôm sau theo đúng kế hoạch, tôi lên máy bay từ Quảng Châu về sân bay Gia Lâm, Hà Nội. Hôm sau vào bệnh viện 108 để kiểm tra sức khỏe rồi mang thuốc về nhà số 5 khu Hồ Tây nghỉ, đồng thời làm việc với Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị. Mấy hôm sau Bác từ Quảng Châu về Hà Nội, Văn phòng gọi tôi sang khu nhà sàn gặp Bác và báo cáo tình hình với Người. Tôi đi đến chân cầu thang đón và chúc sức khỏe Bác. Chiếc bàn làm việc chỉ có hai chiếc ghế ngồi. Bác bảo:

- Chú Mân báo cho Bác nghe tình hình và công việc.

Thấy sức khỏe Bác không bình thường, phút đầu tiên tôi xúc động không nói được. Bác nói tiếp:

- Chú bình tĩnh nói đi. – Đồng thời gọi đồng chí thư ký bảo – nói nhà bếp nấu cơm, trưa nay chú Mân ăn với Bác.

Tôi bình tĩnh tự dặn mình không nên nói dài, Bác ngồi lâu sẽ mệt. Tôi chỉ báo cáo một số nét tóm tắt:

- Thưa Bác, quân chiến đấu Mỹ vào Tây Nguyên bị bộ đội ta đánh cho một đòn đau trong chiến dịch Plây Me – Ia Đrăng nhưng vẫn ngoan cố liều lĩnh, máy bay, pháo binh của chúng hoạt động suốt ngày gây khó khăn cho sản xuất, đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Sau thắng lợi lớn các đơn vị bộ đội có một bộ phận tinh thần không ổn định, kỷ luật quân đội và dân vận không nghiêm. Chúng cháu có giáo dục động viên, sức chiến đâu được giữ vững và đã chiến thắng trong chiến dịch Sa Thầy. Qua thử thách, bộ đội có khả năng bám trụ vững chắc và sáng tạo ở chiến trường Tây Nguyên để đánh lớn. Bộ đội đã sản xuất được mấy triệu gốc sắn, tích cực chăn nuôi lợn, gà và trồng rau xanh, hậu phương trực tiếp được hình thành, cán bộ, chiến sĩ yên tâm. Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên sản xuất quá thô sơ, đời sống kham khổ, muỗi rừng thường xuyên gây sốt rét, đau yếu không thuốc thang, nhưng tinh thần yêu nước chống Mỹ - ngụy rất tốt. Sản xuất và thu hoạch được lúa chỉ để làm giống cho mùa sau và dành cho nuôi quân. Đồng bào các dân tộc chủ yếu ăn sắn, củ mài, rau rừng, măng rừng. Đồng bào Tây Nguyên một lòng hướng về miền Bắc, về Bác Hồ. Các cụ già thường nói: Khi nào rừng Tây Nguyên chưa hết cây, cây rừng chưa hết lá, nước vẫn chảy xuôi dòng, người Tây Nguyên vẫn giữ nỏ cung đánh Mỹ - ngụy để có được độc lập, tự do.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #134 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 09:57:05 am »

Tôi lại xúc động khi thấy Bác lấy khăn lau nước mắt.

Tôi tóm lược và kết thúc báo cáo với Bác:

- Thừa Bác, thắng lợi vừa rồi là rất to lớn, nhưng mới là bắt đầu, khó khăn còn nhiều. Thay mặt cán bộ, chiến sĩ, cháu xin hứa với Bác cố gắng vượt khó khăn mới, giành thắng lợi mới.

Bữa cơm trưa hôm ấy, trên bàn có một đĩa thịt lợn kho, hai con cá kho, một bát canh rau. Bác tự lấy một chén cơm đầy, ăn xong, đặt bát xuống bà và nói ba ý:

- Bác còn ăn được nữa, nhưng phải nghe lời thầy thuốc, chú cứ ăn no rồi còn đi chiến trường.

Câu này hàm ý căn dặn tôi, cứ yên tâm sức khỏe Bác còn tốt.

- Đã làm tướng, trong tình huống nào cũng không được xúc động. Vì xúc động thì xử lý những tình huống gay go phức tạp dễ sai lầm.

Lời dặn này của Bác hàm ý: buổi sáng nay trước khi làm việc tôi xúc động vì sức khỏe của Bác.

Dừng hồi lâu, Bác nói:

- Chú ở Tây Nguyên làm cả nhiệm vụ chỉ huy và công tác chính trị phải không?

Tôi thưa với Bác:

- Quân ủy Trung ương và Tổng cục Chính trị chưa có cán bộ thay, cháu phải tạm làm cả hai nhiệm vụ.

Bác nói với tinh thần khẳng định và động viên:

- Chú chịu khó gánh cả hai vai cho khỏe càng tốt.

(Về đến Tây Nguyên, au khi nghe tôi nói câu chuyện, đồng chí thư ký Trần Quế liền nói đổi bí danh của tôi từ Hồ Thạch Châu sang “Hai Mạnh”. Từ ấy trong các điện và công văn tôi đều ký tên “Hai Mạnh”).

Sau bữa cơm, tôi chúc sức khỏe Bác và xin phép được về nhà nghỉ. Bác đưa tay cho tôi nắm, nhìn vào tôi và nói:

- Chú cứ yên tâm đi làm nhiệm vụ, nội bộ Đảng và quân đội đoàn kết nhất trí, quân dân cả nước một lòng, chiến đâu thắng lợi Bác càng khỏe.

Lần thứ hai Bác nhắc:

- Chú vào trong ấy chuyển lời Bác thăm bộ đội và đồng bào các dân tộc, các cán bộ địa phương. Chú cố gắng khôi phục sức khỏe và hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi chúc Bác sức khỏe và xin hữa làm đúng lời Bác dặn.

Tôi về lại nhà số 5 Hồ Tây mấy hôm thì sau bữa cơm chiều ngày 4 tháng 7 năm 1967 anh Nguyễn Chí Thanh và chị Cúc (vợ anh Thanh) lên thăm. Tự nhiên chia thành hai tổ đàm đạo của hai giới. Anh Thanh và tôi nói chuyện rất lâu. Không hiểu vì sao buổi nói chuyện đó lại đi sâu vào chiều dài lịch sử của dân tộc và của Lào, cuộc kháng chiến chống Mỹ đang ở mức ác liệt cao, nhưng từ đỉnh cao kẻ thù lại tụt xuống. Rồi nói cả đến thế cuộc lòng người, lửa thử vàng, gian nan thử sức, vàng thau đen trắng. Sắp kết thúc buổi trò chuyện, anh Thanh nói:

- Cậu ở lại thêm mấy hôm để ổn định sức khỏe, hiện tượng đau gan không nên xem thường, sự nghiệp còn dài. Mình vào Trung ương Cục trước, sau đó sẽ ra Tây Nguyên thăm bộ đội và giúp anh em làm công tác chính trị.

Tôi cảm ơn và hẹn gặp nhau ở Tây Nguyên.

Thật bất ngờ, một sự bất ngờ đau xót, tối ngày 6 rạng ngày 7 tháng 7 năm 1967, anh Nguyễn Chí Thanh ra đi đột ngột. Tôi thương tiếc anh vô cùng và thêm phần lo lắng, nhưng phải nén chịu không được đến nhìn mặt người đồng chí kính yêu lần cuối vì phải giữ bí mật.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #135 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 09:57:46 am »

Sáng ngày 8 tháng 7 năm 1967, anh Nguyễn Văn Vịnh, Trưởng ban Thống nhất Trung ương và tôi từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội đi Quảng Châu, Quảng Đông Trung Quốc. Chiều hôm đó, bạn cho xe đưa chúng tôi ra Hoàng Phố lên tàu hàng Trung Quốc đi Si-ha-núc Vin (Cam-pu-chia). Trên biển Đông mênh mông lại gặp cơn bão. Anh Vịnh say sóng nằm im, còn tôi cứ ngày đêm thao thức qua những sự việc, sức khỏe của Bác giảm, anh Nguyễn Chí Thanh ra đi khi mới ngoài năm mươi tuổi. Tàu đi lại trong cơn bão... Tôi tự đặt cho mình phải chiến đấu, rèn luyện. Đến Si-ha-núc Vin, trên đường đi lên biên giới, anh Vịnh vào Trung ương Cục phổ biến Nghị quyết 11 của Ban Chấp hành Trung ương, tôi về thẳng Tây Nguyên.

Ngày 25 tháng 7 năm 1967, Đảng ủy Mặt trận Tây Nguyên họp đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chiến dịch Sa Thầy mà Bộ Tổng tham mưu đã chuẩn y và đề ra nhiệm vụ cho lực lượng vũ trang nhân dân Tây Nguyên trong Đông năm 1967. Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận tập trung theo dõi những diễn biến trên chiến trường, tính toán phương án tác chiến, kế hoạch bảo đảm hậu cần và xác định quyết tâm chiến dịch. Trong tình hình tinh thần chiến đấu của quân Mỹ bắt đầu suy yếu, sau chiến dịch Sa Thầy, chúng đã phải dè dặt, làm thế nào kéo được lực lượng lớn của địch ra xa căn cứ để tiêu diệt?

Sau hơn hai năm đánh nhau với quân Mỹ, ta càng ngày càng hiểu rõ địch hơn, nhưng quân địch cũng rất hiểu ta. Điều kiện đó đặt ra cho ta không được phép dừng lại ở những kinh nghiệm cũ, mà phải có những suy nghĩ mới. Trước hết là nghệ thuật chiến dịch. Muốn lập mưu kéo được địch về phía ta để tiêu diệt, vấn đề khêu ngòi lần này phải mang tính kiên quyết hơn, đánh địch đau hơn.

Trên hướng tiến công chính ta chọn hai khu vực tiến công. Khu vực tiến công chủ yếu ở tây nam Đắc Lắc từ Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Kom Liệt đến nam điểm cao 875 để tiêu diệt địch. Khu vực tiến công chủ yếu ở đông bắc Đắc Tô gồm các điểm cao của dãy Ngọc Va, Ngọc Sia, các điểm cao 1432, 1030 và quận lỵ Đắc Tô, để đánh vào phía sau đội hình địch, nhằm phân tán địch, hỗ trợ cho hướng chính. Trong chiến dịch này, ta tháo rời hai khẩu sơn pháo 75 ly đưa lên đỉnh núi Ngọc Bờ Biêng bắn thẳng vào quân địch ở Đắc Tô, Tân Cảnh.

Trong khu tiến công chủ yếu chia thành ba khu chiến:

- Khu chốt chiến dịch, gồm các cụm chốt bộ binh và pháo binh ở Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tang, uy hiếp địch ở Đắc Tô – Tân Cảnh và là nơi khêu ngòi để dụ kéo địch ra, tạo thời cơ diệt địch ngoài công sự.

- Khu chiến thứ nhất, ở điểm cao 782 Plây-lăng-lố - Kram và điểm cao 823, nhằm đánh bại các đợt phản kích và đòn phản đột kích thứ nhất của địch.

- Khu chiến thứ hai và là khu quyết chiến, ở Ngọc Kom Liệt, Bãi Le, điểm cao 875. Điểm cao 875 là trọng điểm.

Ở các hướng nghi binh chiến dịch, tỉnh Gia Lai tập trung lực lượng đánh địch trong khu vực Đức Cơ thị xã Plây Cu và đường 19. Tỉnh Đắc Lắc, tiến công tiêu hao kìm giữ địch ở Mê Van, bắc thị xã Buôn Ma Thuột.

Về tổ chức và bố trí lực lượng, Đảng ủy và Bộ tư lệnh dự kiến: Hướng bắc Kon Tum, khi ta công kích tiến công, lực lượng phản kích, phản đột kích của địch, có thể lên tới 12 đến 16 tiểu đoàn, trong đó có từ 8 đến 10 tiểu đoàn Mỹ (khoảng 2, 3 lữ đoàn), từ 4 đến 6 tiểu đoàn ngụy. Địch có thể phản kích, phản đột kích trên hai hướng bằng đổ bộ đường không vào các khu chiến của ta. Khu chốt Ngọc Bờ Biêng, địch cơ thẻ sử dụng từ 1 lữ đoàn (thiếu) đến 1 lữ đoàn. Khu vực Ngọc Dơ Lang, Ngọc Kom Liệt và điểm cao 875 có thể lên đến 2 lữ. Do vậy, tổ chức và bố trí lực lượng trên hướng tiến công chính của chiến dịch ở bắc Kon Tum gồm cáo lực lượng khêu ngòi, lực lượng đánh địch ở khu trung tuyến chiến dịch, lực lượng đánh địch ở khu quyết chiến và lực lượng đánh sau lưng địch.

Trong quyết tâm và kế hoạch tác chiến, chúng tôi dự kiến: Ở hướng tiến công chính, trước khi chiến dịch mở, nếu địch đã chiếm được dãy núi tây – tây nam Đắc Tô – Tân Cảnh thì tiểu đoàn chốt vẫn phải chiếm một số điểm cao xen kẽ với địch và thực hành tiến công. Đây cũng là một cách khêu ngòi, dụ địch ra khu chiến. Quá trình tiến công, nếu ta tiêu diệt gọn từ 1 đến 2 tiểu đoàn Mỹ trong đợt đầu thì địch sẽ đưa thêm lực lượng vào chiến đấu với ta ở khu vực quyết chiến. Nếu ta tiêu diệt hoặc tiêu hao thêm 1 đến 2 tiểu đoàn Mỹ nữa, sẽ có hai khả năng xảy ra: Khả năng thứ nhất, địch đưa thêm từ 1 đến 2 lữ đoàn và một số tiểu đoàn ngụy để đánh rộng ra, nhưng khả năng này có ít. Khả năng thứ hai, địch co về phòng ngự, giữ một số khu vực nhất định, khả năng này nhiều.

Đảng ủy và Bộ tư lệnh Mặt trận triển khai công tác chuẩn bị tập trung vào những vấn đề then chốt sau đây. Chuẩn bị chiến trường, từ tháng 7 năm 1967, đoàn cán bộ mặt trận và Sư đoàn 1 đi thị sát chiến trường. Đến cuối tháng 8 cán bộ quân sự từ cấp tiểu đoàn trưởng đi trinh sát địa hình khu vực Đắc Tô.

 Để mở chiến dịch trên hướng bắc Kon Tum, việc chuẩn bị đường sá mang ý nghĩa rất quan trọng, nhất là hệ thống đường xe thồ từ cửa khẩu VQ5 trên đất Cam-pu-chia đến vùng ba biên giới dài gần 200km, qua hàng chục con suối, vượt hàng chục đèo cao. Bộ tư lệnh Mặt trận đã sử dụng lực lượng công binh và vận tải gấp rút sửa chữa những đoạn đường thồ hư hỏng, lầy lội. Bộ đội phải đi xa chặt nứa, lồ ô đan phên lát đường cho xe thồ đi, dài hàng chục ki-lô-mét. Để bảo đảm bí mật, khi chặt nứa, lồ ô phải rút hết xuống đất không để lại lá khô thành vệt, máy bay trinh sát phát hiện. Cùng với việc mở mang đường thồ, chiến dịch còn phải mở mạng đường bộ cho pháo binh mang vác.

Trong hoàn cảnh cơ sở vật chất còn mỏng yếu, lực lượng dự trữ trong địa bàn mở chiến dịch hầu như không có, việc tổ chức bảo đảm hậu cần chiến dịch đã được tiến hành với tinh thần hết sức tích cực chủ động. Ngành hậu cần đã triển khai hệ thống tổ chức bảo đảm có chiều sâu từ phía sau ra phía trước.

*
*   *

Tôi tham gia xây dựng quyết tâm và kế hoạch chiến dịch Đắc Tô, nhưng không trực tiếp chỉ huy vì đã có anh Hoàng Minh Thảo tư lệnh, anh Trần Thế Môn làm chính ủy. Chủ nhiệm Chính trị là anh Đặng Vũ Hiệp, Tham mưu trưởng là anh Nam Hà. Tôi trở lại Quân khu 5 làm tư lệnh. Tạm biệt Tây Nguyên với bao kỷ niệm sâu sắc, với những tình cảm nồng ấm trong tình huống vô cùng khó khăn của đồng bào, đồng chí, đồng đội. Trên hai năm chiến thắng trong thử thách, bộ đội chủ lực và địa phương Tây Nguyên được rèn luyện vững chắc, đặc biệt với đội ngũ cán bộ, hai năm chiến đấu trên chiến trường thật là vô giá, chiến trường chỉ mới sáng tạo một bước quan trọng, nhưng đã hứa hẹn rong một tương lai không xa. Tôi về Khu 5 được mấy hôm thì nhận được báo cáo của Bộ tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên chiến dịch Đắc Tô thắng lớn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #136 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 10:03:12 am »

Chương VI
THỬ THÁCH CUỐI CÙNG

Nhà trắng bước vào năm 1968 với những lo âu bao trùm “một cuộc tiến công lớn ác liệt sắp xảy ra” đã luôn luôn là mối đe dọa và ám ảnh giới cầm quyền Mỹ. Những tin tình báo, những báo cáo từ mặt trận gửi về đều dự đoán một “chiến dịch Đông – Xuân của Cộng sản”. Giôn-xơn hối hả gấp rút đưa số quân đã hứa sang cho Oét-mo-len. Ngày 21 tháng 11 năm 1967, ông ta nói rằng: “Đồng hồ đã điểm – chúng ta cần đưa tất cả số quân tăng thêm sang nhanh được chừng nào hay chừng ấy”. Giôn-xơn giục Oét-mo-len duyệt lại các kế hoạch, đặc biệt là lực lượng dự trữ cơ động để có thể đối phó ngay với tình hình. Đa số lính Mỹ được lệnh không nghỉ phép trong dịp Tết, quân ngụy cũng được yêu cầu như vậy.

Oét-mo-len báo cáo rằng mối đe dọa ở Quân đoàn 1 là nghiêm trọng nhất, nhất là chiến trường Khe Sanh và thành phố Huế; đồng thời Sài Gòn cũng là mục tiêu quan trọng. Tính đến cuối năm 1967, tổng số quân địch ở chiến trường miền Nam đã lên đến gần một triệu một trăm nghìn tên, gồm 22 sư đoàn, 17 trung đoàn. Quân Mỹ có 9 sư đoàn và 3 lữ đoàn quân ngụy 11 sư đoàn và 11 trung đoàn, quân chư hầu 2 sư đoàn và 3 trung đoàn. Về máy bay, Mỹ có 3.746 chiếc (1.000 máy bay chiến đấu).

Tháng 6 năm 1967, Trung ương Đảng họp đánh giá thắng lợi to lớn của quân và dân miền Nam đã đánh bại một bước rất cơ bản cuộc chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ. Địch bị lủng củng cả về quân sự lẫn chính trị, khả năng tăng quân Mỹ hơn nữa gặp nhiều khó khăn nên không có nhiều. Về ta, cả thế và lực đã có nhiều tiến bộ. Vì vậy, nhân lúc đế quốc Mỹ đang đứng trước thế tiến lùi đều khó và chuẩn bị bầu tổng thống mới, cần chuẩn bị đánh cho địch một đòn quyết định, giành thắng lợi to lớn, tạo nên sự chuyển biến nhảy vọt, buộc Mỹ phải thua về quân sự.

Theo tinh thần đó của Trung ương, tháng 12 năm 1967, Bộ Chính trị đã họp và ra Nghị quyết lịch sử “Chuyển cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam của ta sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định”.

Về tình hình và nhiệm vụ trước mắt, Bộ Chính trị phân tích: Chúng ta đang đứng trước những triển vọng và thời cơ chiến lược lớn, đế quốc Mỹ đang ở trong tình thế tiến thoái lưỡng nan về chiến lược. Rõ ràng, so với mục đích chính trị và quân sự nhất quán của chúng ở miền Nam thì những cố gắng chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã tới đỉnh cao.

Sau khi điểm lại âm mưu cơ bản và những thất bại liên tiếp của địch, Bộ Chính trị đã nhận định: Do những thất bại có tính chất chiến lược của Mỹ ở miền Nam và do những thắng lợi to lớn của ta ở Đông – Xuân này, địch khó có khả năng mở cuộc phản công lần thứ ba. Xu thế của tình hình trong cả năm 1968 là chúng sẽ chuyển vào phòng ngự một cách bị động hơn trước.

Về phía ta, Bộ Chính trị nhận định: Chúng ta đã thắng địch cả về chiến lược và chiến thuật, lực lượng quân sự và chính trị của ta ở miền Nam đã lớn mạnh hơn bất cứ thời kỳ nào, ta đang nắm quyền chủ động trên khắp chiến trường, nhưng ta cũng có một số nhược điểm về đánh tiêu diệt lớn, công tác đô thị, bảo đảm vật chất trang bị, công tác binh vận…

Bộ Chính trị kết luận: Diễn biến cơ bản của tình hình là ta đang ở thế thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch đang ở thế thua, thế bị động và khó khăn. Tình hình cũng cho phép ta có thể chuyển cuộc chiến tranh cách mạng của ta sang một thời kỳ mới – thời kỳ giành thắng lợi quyết định.

Từ sự phân tích và nhận định tình hình trên đây, Bộ Chính trị đề ra nhiệm vụ trọng đại và cấp bách của ta là động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, đưa cuộc chiến tranh cách mạng của ta lên một bước phát triển cao nhất, bằng phương pháp tổng công kích - tổng khởi nghĩa để giành thắng lợi quyết định.

Bộ Chính trị dự kiến ba khả năng phát triển của tình hình. Một là, ta giành thắng lợi to lớn ở các chiến trường quan trọng, công kích và khởi nghĩa thành công ở các đô thị lớn, ý chí xâm lược của địch bị đè bẹp, bắt chúng phải chịu thương lượng đi đến kết thúc chiến tranh theo mục đích, yêu cầu của ta. Hai là, tuy ta giành được thắng lợi to lớn ở nhiều nơi nhưng địch vẫn còn nhiều lực lượng, dựa vào căn cứ lớn để tiếp tục chiến đấu với ta. Ba là, Mỹ tăng thêm lực lượng mở rộng chiến tranh ra miền Bắc. Chúng ta phải nỗ lực phi thường để giành được thắng lợi cao nhất theo khả năng một nhưng cũng sẵn sàng đối phó với khả năng hai; khả năng ba tuy có rất ít nhưng cũng phải luôn chủ động đề phòng. Dù tình huống nào ta cũng phải giành thắng lợi to lớn làm xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho ta.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #137 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 10:04:01 am »

Tôi về khu 5 được giao nhiệm vụ là Tư lệnh Quân khu, Phó bí thư khu ủy và Quân khu ủy, anh Võ Chí Công giữ chức Bí thư Khu ủy, Bí thư Đảng ủy Quân khu, Chính ủy Quân khu. Về đến Bộ tư lệnh Quân khu thì Tết Mậu Thân đã đến gần. Sau khi làm việc với Thường vụ Khu ủy và Quân khu ủy, các anh đều nhấn mạnh quyết tâm và kế hoạch tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân đã được cả hai tập thể cùng thông qua. Theo kế hoạch, nhiệm vụ giao cho các đơn vị địa phương trên toàn chiến trường như sau:

- Chiến trường trọng điểm Quảng Đà, được xác định là “chiến trưởng chính trị”, Sư đoàn 2 chủ lực có nhiệm vụ đánh chiếm quận lỵ Duy Xuyên, hình thành thế bố trí quân theo chiều dọc, làm bàn đạp nam, bắc sông Thu Bồn sẵn sàng đánh quân địch phản ứng giải tỏa hoặc cơ động tăng viện cho lực lượng khởi nghĩa trong Đà Nẵng. Lực lượng địa phương của tỉnh dùng hai tiểu đoàn đặc công đánh chiếm hai khu vực điểm cao khống chế tây và nam thành phố Đà Nẵng là núi Phước Tường và núi Non Nước. Tiểu đoàn 1 thọc sâu đánh chiếm sở chỉ huy quân đoàn 1 ngụy, pháo binh bắn phá sân bay Đà Nẵng, lực lượng biệt động Lê Độ và cơ sở vũ trang trong thành phố đánh chiếm một số mục tiêu như đài phát thanh, tòa thị chính, để hỗ trợ cho quần chúng trong thành phố nổi dậy kết hợp với quần chúng nông thôn trào vào khởi nghĩa giành chính quyền. Tại Hội An, Tiểu đoàn 2 địa phương của tỉnh cùng lực lượng vũ trang địa phương kết hợp với nhân dân nổi dậy công kích và khởi nghĩa giải phóng thị xã.

- Ở Quảng Nam, toàn bộ lực lượng tập trung của tỉnh dồn vào công kích thị xã Tam Kỳ, kết hợp với quần chúng nổi dậy khởi nghĩa để dứt điểm mục tiêu, cùng lúc đó đặc công quân khu tiến công, đánh phá căn cứ Chu Lai.

- Ở Quảng Ngãi, Trung đoàn đặc công 401 của quân khu công kích tiêu diệt tiểu khu. Các tiểu đoàn 48, 41, 83, 20 công kích đồng loạt vào sân bay và các mục tiêu then chốt trong thị xã để hỗ trợ cho quần chúng khởi nghĩa.

- Tại Bình Định, Sư đoàn 3 chủ lực đánh chiếm quận lỵ Phù Mỹ, sẵn sàng đánh quân địch phản kích; đồng thời sẵn sàng cơ động phối hợp với quần chúng khởi nghĩa ở Quy Nhơn. Việc công kích và khởi nghĩa ở Quy Nhơn do lực lượng địa phương (có một đơn vị đặc công quân khu phối hợp đánh vào khu đèo Son) và nhân dân đánh chiếm.

- Ở Khánh Hòa, hai đại đội của Tiểu đoàn 7 (Trung đoàn 20) hóa trang luồn vào Nha Trang từ chiều hôm trước để đêm N công kích một số cơ quan đầu sỏ ngụy quân, ngụy quyền phối hợp với quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

- Trên Tây Nguyên, Sư đoàn 1 chủ lực thực hành tác chiến kéo địch ra khu vực Đắc Tô – Tân Cảnh để tiêu diệt và kiềm chế chủ lực địch tạo điều kiện cho các đơn vị khác thực hành công kích giải phóng các thị xã. Nhiệm vụ công kích vào thị xã Buôn Ma Thuột do Trung đoàn 33 kết hợp với lực lượng địa phương Đắc Lắc đảm nhiệm. Nhiệm vụ công kích vào thị xã Kon Tum do Trung đoàn 24 và lực lượng vũ trang địa phương đảm nhiệm. Trung đoàn 320 và các lực lượng vũ trang Gia Lai đánh vào thị xã Plây Cu, cùng lúc Trung đoàn 95 đánh và cắt đường số 19 đoạn An Khê đi Plây Cu không cho lực lượng địch từ đồng bằng lên Tây Nguyên và ngược lại.

Trong khi các lực lượng vũ trang và nhân dân đồng loạt công kích và khởi nghĩa đánh địch, giành chính quyền ở các thành phố, thị xã thì lực lượng vũ trang địa phương huyện và du kích kết hợp với nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện, xã giải phóng toàn bộ nông thôn.

Quyết tâm và kế hoạch của Khu ủy và Quân khu ủy đã thông qua, thật khó cho tôi lúc nghiên cứu. Kế hoạch tiến công nổi dậ của các tỉnh với hàng nghìn mục tiêu các nơi đã được xác định và bố trí, chỉ cần kiểm tra lại. Riêng trọng điểm Đà Nẵng – khu liên hiệp quân sự chỉ sử dụng 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 2 và đặc công, pháo cối đánh vào sân bay Đà Nẵng. Đánh vào Đà Nẵng mà chỉ dùng 1 tiểu đoàn chủ lực là quá ít, lại chưa được chuẩn bị, hỏi kỹ anh em tham mưu quân khu cho biết: đồng chí Phó bí thư Khu ủy phụ trách đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng đã nhận định: Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn là ba trọng điểm chính trị, trong cuộc tiến công chiến lược này cả ba trọng điểm đều lấy đấu tranh chính trị và nổi dậy của quần chúng là chính.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #138 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 10:04:43 am »

Đang nghiên cứu tìm hiểu kế hoạch tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân thì dược tin đoàn cán bộ Sư đoàn 2 đang ở trên điểm cao Đồng Mông – Đá Hàm chuẩn bị cho trận đánh giải phóng Quế Sơn bị biệt kích phát hiện, chúng gọi máy bay “rọ heo” của Mỹ bắn xối xả vào đội hình. Số cán bộ của Sư đoàn 2 hy sinh có các anh Lê Hữu Trữ, sư đoàn trưởng, Nguyễn Văn Đức, anh Mẫn – cán bộ tham mưu, anh Toản – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 31. Tôi xuống đơn vị ổn định tư tưởng và tổ chức an táng cán bộ hy sinh. Anh Giáp Văn Cương được chỉ định làm sư đoàn trưởng Sư đoàn 2. Theo tôi, việc sử dụng Sư đoàn 2 đánh Quế Sơn nhằm thu gọn chiến trường là không cần thiết. Lẽ ra để sư đoàn này nghỉ ngơi mấy tuần chuẩn bị cho Tết Mậu Thân thì đúng hơn.

Giải quyết xong một số việc cho Sư đoàn 2, tôi về đến Bộ tư lệnh Quân khi thì Tết Mậu Thân đã đến, ngày giờ cuộc tiến công và nổi dậy sắp bắt đầu. Theo lệnh chính thức của Bộ thì tối 30 rạng ngày mùng 1 Tết Mậu Thân năm 1968 ta nổ súng đồng loạt tiến công hàng nghìn mục tiêu trong một đêm. Mục tiêu sau lưng địch nhiều hơn chính diện, không phải đơn vị nào cũng có điện đài mang theo. Mệnh lệnh của Bộ Tổng Tham mưu hoãn nổ súng lại một ngày, thực hiện vô cùng khó khăn. Quân khu chỉ hoãn được các đơn vị chủ lực tiến công chính diện, nhiều đơn vị khác đành phải để anh em thực hiện theo lệnh trước.

Thực hiện kế hoạch tiến công và nổi dậy, từ 23 giờ ngày 29 tháng 1 năm 1968 lực lượng vũ trang tỉnh Khánh Hòa nổ súng đánh vào sân bay Nha Trang, mở đầu cuộc tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.

Đúng 0 giờ ngày 30 tháng 1, bộ đội ta đã nổ súng tấn công vào Tuy Hòa (Phú Yên). Tiếp đó, từ 0 giờ 45 phút ngày 30 tháng 1 năm 1968 các đơn vị ở hướng thị xã Buôn Ma Thuột, Plây Cu, Hội An, Quy Nhơn, Kon Tum đều nổ súng đánh địch.

Đòn công kích sâu, hiểm, bất ngờ cả về quy mô, mục tiêu, thời gian đã làm cho cả Mỹ lẫn ngụy choáng váng. Ngay từ phút đầu tiên, các lực lượng pháo, cối và bộ đội đặc công đã đánh mạnh làm tê liệt hầu hết các sân bay, các trận địa pháo, căn cứ hậu cần của Mỹ - ngụy, phá hủy nặng binh khí kỹ thuật và phương tiện chiến tranh của địch.

Tại thị xã Buôn Ma Thuột, ngay từ phút đầu ta đánh chiếm đài phát thanh, chiếm nhiều vị trí của sư đoàn 23 ngụy, tòa thị chính, ty cảnh sát, bắn phá sở chỉ huy tủng đoàn 45 và sân bay Buôn Ma Thuột. Một bộ phận khác đánh vào khu cơ giới và pháo binh. Ngay đêm đầu, ta đã diệt được một bộ phận cơ quan đầu não và sư đoàn bộ sư đoàn 23, các lực lượng bảo an, cảnh sát ở khu hành chính, đài phát thanh.

Hướng Plây Cu, các đơn vị ta chia làm nhiều cánh đánh chiếm khu biệt động ngụy, khu hành chính, khu cảnh sát vùng 2. Một bộ phận đánh vào trung tâm thị xã, diệt bọn cảnh sát, bảo an, phá 3 nhà lao, giải phóng 2.000 người bị địch giam giữ. Các đội đặc công tiến công sân bay A-rê-a và sân bay Cù Hanh. Trung đoàn 95 diệt đoàn xe 26 chiếc trên đường 19 không cho địch cứu viện cho Plây Cu.

Hướng Kon Tum, ta đánh chiếm khu hành chính tiểu khu Kon Tum, một phần biệt khu 24, sân bay, phá hủy nhiều kho tàng đạn dược, làm chủ một nửa thị xã.

Trên hướng trọng điểm Quảng Đà, ngay trong đêm, ta đánh chiếm thị trấn Nam Ô, một mỏm của núi Phước Tường và một khu vực ở Ngũ Hành Sơn, phá cầu Thủy Tú. Ta còn bắn phá sân bay Đà Nẵng, cắt đường số 1 ở đèo Hải Vân và từ cầu Đỏ đi Vĩnh Điện.

Ngày hôm sau, ta tiến công vào Đà Nẵng, một tiểu đoàn của Sư đoàn 2 mới vào được 1 trung đội. Trong Bộ tư lệnh tiền phương của khu có đồng chí nói: Cho bộ đội dừng lại để các đoàn, các cánh quân quần chúng có “đội quân tóc dài” vào trước. Một số cán bộ lo ngại không đảm bảo chắc thắng, tôi cũng đồng tình với mấy anh em này. Đồng chí đó còn tuyên bố: “Cá đã tức trứng”, chỉ cần có tiếng súng là quần chúng nổi dậy đè bẹp lực lượng quân sự địch, giành chính quyền. Cũng như từ lúc Mỹ vào Đà Nẵng, Chu Lai, anh đã tuyên bố: Chỉ cần còn có nương sắn, súng trường cũng thắng Mỹ. Thực tế thì quân địch ở Đà Nẵng đã ngăn chặn cả lực lượng quân sự và lực lượng quần chúng. Lực lượng của ta hoạt động trong nội thành Đà Nẵng không đáng kể, cuộc tiến công nổi dậy ở Đà Nẵng không thành. Các chiến trường địa phương từ Quảng Tín vào đến Khánh Hòa, Tây Nguyên thực hiện tốt. Trong lúc đó ở Huế và Sài Gòn tình hình khá sôi nổi.

Ngày thứ ba của cuộc tiến công và nổi dậy, anh Võ Chí Công và tôi nắm lại tình hình, đi đến quyết định dùng bộ phận nhỏ, đặc công, pháo cối tiếp tục đánh vào thị xã, thị trấn, còn lại đại bộ phận về nông thôn diệt địch và giữ vững thế trận chiến lược này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #139 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2018, 10:05:28 am »

Sau mấy ngày kết thúc đợt tiến công, anh T. về đến khu, nổi khùng, phê phán quân sự bất lực. Đồng chí Phó tư lệnh Quân khu thì rơi nước mắt. Cả hai cho rằng bộ đội chủ lực không làm được trò trống gì, các chiến trường có tướng tài, Khu 5 một tướng tồi. Vì sự nghiệp chung và đoàn kết nội bộ, tôi nghiến răng im lặng, dành thời gian cho các đồng chí ấy suy nghĩ.

Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân hướng vào hầu hết đô thị là hoàn toàn đúng, thắng lợi to lớn làm thay đổi cục diện chiến tranh. Nhưng suy nghĩ kỹ, nếu lãnh đạo, chỉ huy trên một chiến trường không ảo tưởng, ngả nghiêng, không đâm lao theo lao thì chắc chắn tránh được những tổn thất không đáng có.

Sau hơn một tháng nắm lại tình hình, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: thắng lợi trong Tết Mậu Thân là to lớn, làm thay đổi cục diện chiến tranh, nhưng còn phải kiên trì chiến đấu mới có thể buộc địch phải xuống thang và rút quân. Bộ Chính trị biểu dương lãnh đạo, chỉ huy Khu 5 nhạy bén, sáng suốt sau đợt đầu đã chủ trương dùng phân đội nhỏ và pháo cối tiến công vào các căn cứ và đô thị, đại bộ phận lực lượng lùi lại diệt địch và giữ thế trận nông thôn đồng bằng. Anh T. đi Hà Nội về rất khấn khởi, anh nói: thật hạnh phúc cho khu ta có được anh Năm Công và anh Hai Mạnh nhạy cảm và sáng suốt, cơ bản giữ được lực lượng và giữ được thế trận nông thôn đồng bằng. Trong cuộc họp Khu ủy, anh T. tìm đến chỗ tôi xin lối về thái độ của anh sau khi tiến công và nổi dậy vào Đà Nẵng không thành. Tôi cười và nói:

- May mắn cho chúng ta có bước rèn luyện, chiến tranh thử thách ý chí, nghị lực và tài năng của con người, nhất là con người có trọng trách. Đấu tranh cách mạng là lâu dài. Mỗi thử thách là kinh nghiệm để chúng ta học tập, ý chí quyết tâm phải đi đôi với mưu lược, tinh thần chiến đấu dũng cảm phải đi đôi với sáng tạo.

Chiến tranh không phải là chuyện đùa, một cuộc dạo chơi như những tên lính Mỹ suy nghĩ lúc chưa đụng đầu với Việt Nam. Trung lập quân Mỹ và Nam Hàn, tập trung sức đánh tan quân ngụy, giành chính quyền về tay nhân dân là một sách lược không có cơ sở thực tế. Làm việc đó bằng sức mạnh của quần chúng, bộ đội chỉ cần có tiếng súng trong lúc quân địch còn nhiều và có tổ chức có thể nói là ngẫu hứng và duy tâm. Duy tâm phiêu lưu không dạt được nguyện vọng, nảy sinh hiện tượng tranh công đổ lỗi là điều không đáng có với những chiến sĩ cách mạng. Sự nghiệp cách mạng của Tổ quốc va nhân dân đòi hỏi cao trọng trách của chúng ta. Khuyết điểm của tôi khi nghiên cứu quyết tâm và kế hoạch đánh vào Đà Nẵng chỉ dùng 1 tiểu đoàn bộ binh rõ ràng là không đúng nhưng tập thể đã quyết định, đề nghị một vài lần không được thì không nói nữa. Đánh vào Đà Nẵng – một căn cứ liên hiệp quân sự lớn mà chỉ có 1 tiểu đoàn khoảng 200 tay súng là một việc quá xem thường quân địch. Không những thế bộ đội mới vào thành phố được 1 trung đội thì được lệnh ngăn lại để lực lượng quần chúng vào trước lại càng sai.

Cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân dù thắng lợi to lớn có ý nghĩa chiến lược, nhưng chưa phải là nhân tố quyết định nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Với bản chất ngoan cố trước đòn tiến công choáng váng của ta, Mỹ đã đề ra biện pháp chiến lược “quét và giữ”. Chúng phân tán lực lượng từng trung đội lùng sục vào các thôn bản của nhân dân. Chính quyền cơ sở ngụy bị tê liệt, Mỹ cho tiểu đội trưởng của chúng làm ấp trưởng. Địch phân tán lực lượng để thực hiện biện pháp chiến lược “quét và giữ” lại thuận lợi cho du kích, bộ đội địa phương của ta chặn đánh. Tính chất quyết liệt càng tăng lên. Sau nhiều tháng chiến đấu liên tục chưa có thời gian học tập, củng cố, về tổ chức, quân số, một số ít cán bộ, chiến sĩ tỏ ra thiếu vững vàng kiên định, sa sút ý chí chiến đấu, ngại lâu dài ác liệt. Phát hiện tình hình trên, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu kịp thời triệu tập cuộc họp tổng kết rút kinh nghiệm. Bộ tư lệnh Quân khu còn ra chỉ thị phát động một đợt thi đua ngắn trong các lực lượng vũ trang quân khu, thời gian từ ngày 1 tháng 5 đến ngày 20 tháng 7 năm 1968 lấy tên là “Làm đúng lời Bác dặn, quyết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, lấy bảy điều Bác dạy trong bức điện Người gửi đồng bào, chiến sĩ miền Nam đầu tháng 3 năm 1968 làm nội dung thi đua. Bảy điều Bác Hồ dạy là:

- Ý chí phải thật kiên quyết.

- Kế hoạch phải thật tỉ mỉ.

- Kiểm tra phải thật kỹ càng.

- Phối hợp phải thật ăn khớp.

- Chấp hành phải thật chu đáo.

- Cán bộ phải thật gương mẫu.

- Bí mật phải giữ triệt để.

Chỉ thị nêu rõ: Những điều Bác dặn trong thư là những vấn đề lớn thuộc về lập trường, ý chí chiến đấu, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công tác, tinh thần trách nhiệm của cán bộ chiến sĩ ta. Phấn đấu làm tốt bảy điều Bác dặn sẽ tăng thêm sức mạnh chiến đấu, sẽ tạo ra nhiều nhân tố mới để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang toàn quân khu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM