Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:25:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người bị CIA cưa chân 6 lần  (Đọc 11922 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 10:01:38 am »


        Những kỷ vật được anh tìm tòi sau ngày giải phóng, như khẩu K54 anh chiến đấu trước lúc bị bắt, anh liệng vào bụi cây, sau này các chiến sỹ ta đến địa bàn tìm tài liệu anh cất giấu, đã nhặt lại được khẩu súng ấy; rồi khẩu cạc bin súng Mỹ, anh sử dụng trong trận càn Sê-đa-phôn, anh đã tìm lại được. Nguyễn Văn Thương đã trao cho "các thủ trưởng" lúc nào anh cũng gọi lãnh đạo Cục 2 là các thủ trưởng. Hiện hai khẩu súng và cặp ghế con đã mòn vẹt chân, anh sử dụng để "đi" ở nhà lao Phú Quốc, ba kỷ vật ấy đang còn được lưu giữ, trưng bày ờ Nhà Bảo tàng Tổng Cục 2 (Hà Nội).

        Chỉ vì các thủ trưởng bắt Thương nói chuyện nhiều, bắt viết nhiều, bắt kể tỷ mỉ, kể đi kể lại giai đoạn Thương bị bắt, bị dụ dỗ mua chuộc, bị tra tấn, cảnh đấu tranh ở trong tù... bắt kể chuyện từ ngày anh trở về ở Xuân Lộc, ngày ở Hà Nội, ở trại an dưỡng và những ngày trở lại đơn vị sau giải phóng, để làm bài học thực tế giảng dạy ở trường chính trị, trường tình báo, để biết về âm mưu thủ đoạn của CIA ! Viết và nói chuyện nhiều lần, nhiều quá mà bây giờ anh thành "nhà diễn thuyết" thành thạo. Nguyễn Văn Thương nói chuyện có trình độ hấp dẫn người nghe như một nhà lý luận. Nhưng có lẽ cái mà mọi người thích nghe anh nói chuyện hơn cả, bởi anh là người chiến sỹ ấy, là một nhân chứng lịch sử, và bởi cả chất hiện thực, người thực, chất dí dỏm lạc quan, lòng nhân hậu và cái mộc mạc chân chất rất Nam Bộ của anh.

        Năm 1986 trong một cuộc gặp gỡ nói chuyện giữa đại tá Mỹ trong phái đoàn quân sự Mỹ qua thăm Việt Nam với anh Nguyễn Văn Thương, anh Bẩy Bê biệt động thành, chị Đoàn Thị Ánh Tuyết biệt động thành - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Đại tá Mỹ hỏi anh Thương:

        - Trong những ngày chiến tranh, người Mỹ tra tấn anh, người Mỹ đã cưa hết hai chân anh, vậy anh có căm thù người Mỹ không ?

        - Tôi căm thù chứ ! Ngày ấy tôi căm thù người Mỹ tàn ác đã cưa chân tôi ! Nhưng sau này hòa bình rồi, tôi hiểu là : chiến tranh mà ! Chiến tranh là phải chiến đấu loại trừ tiêu diệt nhau. Trong chiến tranh thì có kẻ thắng người thua. Chiến tranh thì phải có chết chóc mất mát. Người thắng là chúng tôi, người thua là các ông cũng đều mất mát cả. Bây giờ tôi không căm thù người Mỹ, mà chỉ căm thù chiến tranh, căm thù tổng thống Mỹ thời kỳ đó, ông ta điều hành điều khiển lính Mỹ, ông ta ra lệnh cho lính Mỹ tản sát người Việt Nam cách mạng chúng tôi ! Còn người Mỹ, nhân dân Mỹ cũng như chúng tôi lên án, phản đối chiến tranh, làm sao tôi lại căm thù họ.

        Ông đại tá Mỹ đứng dậy bắt tay anh thật chặt và xúc động vô cùng. Hẳn ông ấy cũng như bao người dân nước Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên án chiến tranh, bắt tay với những ai phản đối chiến tranh

        Nguyễn Văn Thương thường đi nói chuyện cho lớp thanh thiếu niên các trường học, trong các giờ ngoại khoá, các buổi họp mặt ở nhà văn hóa. Người chiến sỹ ấy vẫn đi. Anh đi bằng đôi chân, bằng đôi nạng, bằng đôi tay, bằng xe lăn, bằng xe máy...

        Anh đi bằng chính nghị lực, bằng ý chí và tinh thần phục vụ cách mạng không biết mệt mỏi của anh.

        Anh vẫn đi để nói chuyện cho các cán bộ, cho thế hệ sau về nghị lực trong cuộc sống, về tinh thần làm việc cống hiến, biết cách khắc phục khó khăn...

        Có đơn vị hay cơ quan ở xa, không có xe du lịch, họ đón anh bằng xe lam, xe chở thực phẩm của cơ quan, xe ôm, xe ba bánh, đến cơ quan nói chuyện cho anh em nghe, xe nào anh cũng vui vẻ đi luôn, anh còn nói thật lòng :

        - Đón tôi bằng xe bò cũng được, hồi ở trại an dưỡng ngoài Bắc, tôi còn ngồi xe ba gác kéo tay, anh em trong hợp tác xã nông nghiệp lót rơm đặt tôi lên xe kéo đi khắp nơi, vẫn đi chứ có sao đâu !

        Nguyễn Văn Thương vẫn đi khắp nơi làm việc, vận động chính sách thương binh liệt sỹ, thăm hỏi anh em bà con bạn bè.

        Anh vẫn đi, vững vàng giản dị, anh vẫn đi đúng con đường mà anh đã chọn.

        Nguyễn Văn Thương ! Suốt cả cuộc đời, lúc nào anh cũng đặt cho mình câu hỏi: "Mình đã làm gì cho cách mạng ?" và không đòi hỏi cách mạng phải cho mình những gì !

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2005         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2018, 10:05:06 am »

 
MỤC LỤC

PHẦN MỘT

Ngôi biệt thự

        1. Cô Thùy Dương

        2. Phút nghỉ ngơi đầu tiên trong biệt thự

        3. Một ngày trong ngôi biệt thự

        4. Viễn tưởng xứ hoa Anh đào

        5. Bẫy - Dò xét tinh vi

        6. Một cảnh gia đình hạnh phúc

        7. Thời gian kéo dài, khoảng cách ngắn lại

        8. Đứa trẻ đến ngôi biệt thự

        9. Ánh đèn ngủ màu hồng

        10. Ngày thứ 100

PHẦN HAI : Tra tấn

        1. Một tuần lễ tra tấn hai bàn chân

        2. Quay trở lại biệt thự - Thùy Dương

        3. Cưa chân

        4. Cưa chân lần thứ nhất

        5. Tra tấn xen kẽ

        6. Cưa chân lần thứ hai và những lần tiếp theo

        7. Cưa chân lần thủ năm

        8. Đồng chí Sơn

        9. Đe dọa tháo khớp

        10. Tra tấn trước khi cưa chân lần thứ sáu

        11. "Ôi ! Một sinh vật bằng thép ! Chúng tôi đã thua ông !"

PHẦN BA : Trong nhà tù

        1. Số tù 7218 Nguyễn Trường Hân

        2. Trại giam Hố Nai

        3. Tờ truyền đơn

        4. "Biệt thự" thùng sắt"

        5. Được nhìn thấy vợ con

        6. Rời trại giam Hố Nai

        7. Tới trại giam Phú Quốc

        8. Trao trả tù binh ngày 14-2-1973

PHẦN BỐN :

NGUYỄN VĂN THƯƠNG TRỞ VỀ

        1. Tại sân bay Lộc Ninh

        2. Ở nhà an dưỡng vùng giải phóng

        3. Ra miền Bắc

        4. Lên bàn mổ

        5. Về Trại Điều dưỡng thương binh Hà Bắc

        6. Một ngày dã ngoại

        7. Những ngày tháng luyện tập

        8. Bước đi đầu tiên

        9. Tết trên miền Bắc

        10. Về Nam

        11. Gặp anh Ba Quốc

        12. Ban quân quản thành phố

        13. Nguyễn Văn Thương lại vào trận

        14. Giữa Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh

HẾT
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2018, 08:36:45 am »

       

Nguyễn Văn Thương mang giấy tờ đại úy Ngọc tại Sài Gòn năm 1968



Nguyễn Văn Thương trở về (Lộc Ninh năm 1973);



Nguyễn Văn Thương vẫn “đi”.



Cùng anh viết hồi kỳ.
 
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2018, 08:42:57 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2018, 08:54:13 am »

       

Trong buổi giao lưu với Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tháng 2 năm 1998.



Ngồi lên đùi ông nội.



Vui cùng gia đình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2018, 08:55:23 am »

 
MỤC LỤC

PHẦN MỘT

Ngôi biệt thự

        1. Cô Thùy Dương

        2. Phút nghỉ ngơi đầu tiên trong biệt thự

        3. Một ngày trong ngôi biệt thự

        4. Viễn tưởng xứ hoa Anh đào

        5. Bẫy - Dò xét tinh vi

        6. Một cảnh gia đình hạnh phúc

        7. Thời gian kéo dài, khoảng cách ngắn lại

        8. Đứa trẻ đến ngôi biệt thự

        9. Ánh đèn ngủ màu hồng

        10. Ngày thứ 100

PHẦN HAI : Tra tấn

        1. Một tuần lễ tra tấn hai bàn chân

        2. Quay trở lại biệt thự - Thùy Dương

        3. Cưa chân

        4. Cưa chân lần thứ nhất

        5. Tra tấn xen kẽ

        6. Cưa chân lần thứ hai và những lần tiếp theo

        7. Cưa chân lần thủ năm

        8. Đồng chí Sơn

        9. Đe dọa tháo khớp

        10. Tra tấn trước khi cưa chân lần thứ sáu

        11. "Ôi ! Một sinh vật bằng thép ! Chúng tôi đã thua ông !"

PHẦN BA : Trong nhà tù

        1. Số tù 7218 Nguyễn Trường Hân

        2. Trại giam Hố Nai

        3. Tờ truyền đơn

        4. "Biệt thự" thùng sắt"

        5. Được nhìn thấy vợ con

        6. Rời trại giam Hố Nai

        7. Tới trại giam Phú Quốc

        8. Trao trả tù binh ngày 14-2-1973

PHẦN BỐN :

NGUYỄN VĂN THƯƠNG TRỞ VỀ

        1. Tại sân bay Lộc Ninh

        2. Ở nhà an dưỡng vùng giải phóng

        3. Ra miền Bắc

        4. Lên bàn mổ

        5. Về Trại Điều dưỡng thương binh Hà Bắc

        6. Một ngày dã ngoại

        7. Những ngày tháng luyện tập

        8. Bước đi đầu tiên

        9. Tết trên miền Bắc

        10. Về Nam

        11. Gặp anh Ba Quốc

        12. Ban quân quản thành phố

        13. Nguyễn Văn Thương lại vào trận

        14. Giữa Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM