Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:44:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến thắng Chòi Đồng (tháng 2 năm 1965)  (Đọc 5338 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:00:23 pm »

ĐOÀN KẾT, HIỆP ĐỒNG – CHIẾN CÔNG OANH LIỆT

Thiếu tướng NGUYỄN NAM HƯNG(1)

Trận đánh Chòi Đồng diễn ra cách đây hơn một phần tư thế kỷ nhưng vẫn mang dấu ấn sâu sắc của một thời kỳ chiến đấu gian khổ, oanh liệt của quân và dân huyện Châu Đức đã hết lòng, hết sức phối hợp chặt chẽ với lực lượng chủ lực của miền giành thắng lợi trên địa bàn của huyện.

Đây là trận đánh thắng lợi có nhiều tình huống bất ngờ (cháy đồng), thể hiện sự trưởng thành của bản lĩnh chỉ huy và khả năng chiến đấu của đơn vị trực tiếp chiến đấu; là trận đánh phối hợp chặt chẽ giữa chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, dân công và nhân dân địa phương, xứng đáng để cho thế hệ tiếp nối xây dựng phát huy truyền thống đoàn kết của địa phương mình.

Khi Trung đoàn 2 đánh trận Chòi Đồng (9-2-1965), tôi là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 800 Quân khu 7, nằm trên chiến trường này, nên nắm được bối cảnh cả trận đánh. Trận Chòi Đồng diễn ra ngày 9 tháng 2 năm 1965. Thời gian đó nằm trong phạm vi Chiến dịch Bình Giã: mở đầu ngày 2 tháng 12 năm 1964; kết thúc ngày 3 tháng 1 năm 1965. Từ 20 tháng 1 năm 1965 đến tháng 3 năm 1965 là giai đoạn chiến đấu phá ấp chiến lược phát triển thắng lợi Chiến dịch Bình Giã. Ngày 7 tháng 3 năm 1965, Ban Chỉ huy chiến dịch ra lệnh kết thúc bước phát triển thắng lợi Bình Giã.

Như vậy trận Chòi Đồng nằm trong giai đoạn phát triển thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã mà nhiệm vụ của Trung đoàn 2 là hoạt động phía tây lộ 2 và đông lộ 2 về hướng Long Khánh phá tan ấp chiến lược Cẩm Mỹ, Bảo Bình, Suối Cát v.v.... Từ đó đánh giá về thắng lợi và ý nghĩa của trận đánh phải nằm trong tổng thể của Chiến dịch Bình Giã.

Phát huy thắng lợi Chiến dịch Bình Giã trận Chòi Đồng đã tiêu diệt thêm một bộ phận sinh lực địch và phương tiện chiến tranh của chúng, bảo vệ vùng căn cứ, bảo vệ hệ thống kho tàng Đoàn 84 Hậu cần Miền và bảo vệ cơ quan đầu não tỉnh, giúp cho phong trào địa phương phá lỏng phá rã thêm hệ thống ấp chiến lược, góp phần vào bước ngoặt so sánh lực lượng ở địa phương có lợi cho ta. Với thắng lợi trận Chòi Đồng, kết tiếp sau Chiến dịch Bình Giã, Trung đoàn 2 có một bước tiến mới về trình đội tác chiến bộ đội và tổ chức chỉ huy phản ứng kịp thời trong mọi tình huống.

Thắng lợi Chòi Đồng đã củng cố thêm lòng tin nhân dân vùng giải phóng, làm nức lòng nhân dân vùng tạm chiếm và thức tỉnh thêm một bước đồng bào theo đạo Thiên chúa giáo vùng Bình Giã, củng cố lòng tin và phấn khởi nhân dân Ngãi Giao, Châu Đức và cả vùng cao su Châu Đức, thúc đẩy phong trào cách mạng địa phương phát triển.


(1) Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 800, hoạt động trên chiến trường Bà Rịa – Long Khánh trong Chiến dịch Bình Giã.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:02:14 pm »

NHỚ HOÀI MỘT TRẬN ĐÁNH

Đại tá NGUYỄN QUANG THANH(1)

Đó là trận đánh Chòi Đồng diễn ra ngày 9 tháng 2 năm 1965 của Trung đoàn 2 và lực lượng địa phương huyện Châu Đức trong Chiến dịch Bình Giã. Hầu hết thời gian trong Chiến dịch Bình Giã, Trung đoàn 2 chủ lực Miền đều tập kết, trú quân tại khu vực Cụ Bị, Hắt Dịch, Chòi Đồng. Đây là khu căn cứ địa của huyện Châu Đức. Khi nổ súng chiến dịch, trên bầu trời Châu Đức đêm ngày máy bay địch quần đảo, thả pháo sáng, bắn phá thường xuyên. Qua mấy lần thất bại: tiểu đoàn 33 biệt động quân, chi đoàn M113, tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến bị tiêu diệt trên chiến trường huyện Châu Đức. Sau Tết Ất Tỵ 1965, hiện tượng trinh sát của địch càng nhiều trên khu vực đóng quân nhất là khu vực đóng quân của Trung đoàn 2 và lực lượng địa phương Châu Đức.

Khi trú quân Trung đoàn 2 đã có kế hoạch chống càn tương đối chu đáo. Trú quân nơi nào đều có ngay hầm ẩn nấp và công sự chiến đấu.

Khu vực trú quân của Trung đoàn 2 có Chòi Đồng được Trung đoàn đặc biệt chú ý. Chòi Đồng được bổ sung kế hoạch tác chiến ngay trong cuối đợt 2 của chiến dịch.

Diện tích Chòi Đồng khoảng 6 – 7 héc ta, giữa trũng xuống, dần dần lên cao đến tận mép rừng. Tháng 2 khô ráo nhưng giữa đồng còn đọng nước lúp xúp, đến đó phải cởi dép. Đặc biệt của Chòi Đồng là cỏ tranh cao tới ngực, bụng. Cỏ Tranh chen lấn gai mắc cỡ bát ngát cả cánh đồng. Đặc điểm này trong khi trinh sát ít ai chú ý tới. Xung quanh Chòi Đồng là mép rừng già. Tre gai mọc chi chít từ mép bìa trảng vào trong độ 15 – 20 mét rất khó vận động. Ngay khi có kế hoạch tác chiến, lúc đầu Tiểu đoàn 6 (anh Năm Ngân chỉ huy), Tiểu đoàn bộ binh 5 (anh Sáu Cường chỉ huy) bố trí trong đội hình thế dội 1 đã đào công sự, hào chiến đấu, dọn đường vận động từ công sự vào trong. Cuối đợt 2 chiến dịch, tiểu đoàn bộ binh 5 và Tiểu đoàn bộ binh 6 lại sửa sang, tăng cường hầm, hào chiến đấu.

Tình hình sau Tết Ất Tỵ năm 1965

Sau ba ngày nghỉ ăn Tết với đồng bào và lực lượng địa phương huyện Châu Đức tại khu vực căn cứ Cụ Bị, một số cán bộ chỉ huy của Trung đoàn 2 bung ra đi nghiên cứu chiến trường. Tham gia đoàn cán bộ đi nghiên cứu chiến trường, Tiểu đoàn 4 có Nguyễn Quang Thanh và Bảy Huệ. Rạng sáng ngày 9 tháng 2 năm 1965, khi đoàn đang tạm trú trong khu du kích xã Phú Mỹ thì thấy hiện tượng khác thường. Tiếng liên thanh, rốc két và bom trên máy bay các loại của địch dồn dập rộ lên ở hướng đông (lộ 2 khu vực Cụ Bị) sau đó từng đoàn, từng đoàn máy bay lên thẳng từ hướng Sài Gòn đến quần đảo trên bầu trời huyện Châu Đức. Chúng tôi hội ý ngay và nhất trí nhận định: địch đổ quân đánh vào căn cứ của ta.

Khoảng 15 giờ ngày 9 tháng 2 năm 1965, tôi đã về đến căn cứ trú quân của Tiểu đoàn 4 ở khu vực rẫy Gia Cốp. Đơn vị và dân công đang nhộn nhịp qua lại giải quyết công việc, chủ yếu là thương binh, tử sĩ. Qua anh Năm Đàng (Trương Văn Đàng), tôi được biết sáng này 9 tháng 2 năm 1965, địch bắn phá dữ dội khu Cụ Bị, Hắt Dịch tập trung là khu vực Chòi Đồng, sau đó địch đổ tiểu đoàn dù 5 xuống Chòi Đồng, đụng trận địa phòng ngự của Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 bộ binh ta, chiến sự ác liệt. Hỏa lực từ các công sự của ta, từ hầm hào chiến đấu bắn ra. Quân địch gục ngã hàng loạt, nhiều máy bay lên thẳng rơi, bốc cháy. Sau mấy phút đánh nhau, đột nhiên trảng tranh Chòi Đồng bốc cháy dữ đội, gặp lửa gốc bốc cháy càng to. Lửa đốt máy bay lên thẳng, lửa đốt lính dù. Giặc hoảng sợ hoang mang la ó. Không còn còn cách nào khác, giặc liều chết xông vào trước hỏa lực đang dày đặc của quân ta. Nhưng rừng lửa không từ một ai, lửa đốt linh dù, lửa đốt máy bay lên thẳng, lửa đốt sạch cỏ cây khi được gió, lửa cháy mạnh vào bìa rừng, vào công sự chiến đấu của ta. Một số chiến sĩ của ta cũng bị lửa thiêu đốt, cháy xém. Một đoạn công sự, chiến hào của ta bị giặc chiếm. Sau một thời gian chiến đấu, địch đưa gấp tiểu đoàn dù 6 đổ xuống Chòi Đồng cứu nguy cho tiểu đoàn dù 5, có sự yểm trợ hỏa lực mạnh các loại máy bay bắn phá.

Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 (lực lượng dự bị) do đồng chí Trương Văn Đàng (Năm Đàng) chỉ huy được lệnh xuất kích. Khi vận động đến cách Chòi Đồng khoảng 300 – 400 mét, Tiểu đoàn 4 gặp hỏa lực các loại trên không của địch ngăn chặn. Bước tiến của Tiểu đoàn 4 bị chậm lại. Khi ra gần bìa rừng Tiểu đoàn 4 càng chậm hơn bởi tre gai, hỏa lực liên thanh, rốc két của địch trên không, tốp giặc chiếm được hầm hào chiến đấu của ta, rải đạn vào rừng nhất là vào những đường vận động của ta đã chuẩn bị khi có kế hoạch chống càn, Tiểu đoàn 4 phải lợi dụng địa hình ẩn nấp, đánh giằng co với địch, Tiểu đoàn 4 đã mất thời cơ diệt địch.

Thấy tiếp tục không được, anh Nguyễn Thới Bưng (Trung đoàn phó Trung đoàn 2) lệnh cho toàn đơn vị dừng chiến đấu.

Tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 6 dù ngụy sau khi giải quyết tổn thất ở Chòi Đồng tổ chức rút lui bằng cách cắt rừng ra lộ 15. Qua trinh sát kỹ thuật, ta nghe chúng than mệt, đói khát, chửi bới nhau ỏm tỏi. Trên đầu chúng có tốp máy bay lên thẳng dẫn đường và yểm trợ.

Nơi trú quân của Trung đoàn 2, căn cứ của các lực lượng và cơ quan địa phương, bệnh viện tiền phương, k4 đoàn hậu cần R (đơn vị anh Năm Đàng)... không hề có bước chân giặc chạm đến.


(1) Cựu chiến binh Trung đoàn 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:07:15 pm »

Kết quả trận đánh:

Địch: Tiểu đoàn dù 5 cơ bản bị tiêu diệt, bị loại khỏi vòng chiến đấu. Tiểu đoàn dù 6 bị thiệt hại nặng. Trên 20 máy bay lên thẳng bị cháy và hư hại, có ba chiếc cháy rục bỏ xác tại Chòi Đồng. một khu trục bị rơi tại Cẩm Mỹ. Một số cố vấn Mỹ bị diệt (trong đó có đại úy Thơ-róc Móc-tơn, con trai đại tướng Giôn Thơ-róc).

Ta: 127 đồng đội thương vong (trong đó có 44 đồng chí hy sinh). Riêng Tiểu đoàn chúng tội bị thương và hy sinh 33 đồng chí So với các trận đánh trước trong chiến dịch Tiểu đoàn 4 chúng tôi mất mát lần này cao hơn cả.

Ý nghĩa trận đánh: Hai tiểu đoàn dù (lực lượng tổng trừ bị ngụy) để xuống Chòi Đồng nhằm mục đích phản công chiến dịch nhằm:

- Tiêu diệt Bộ Chỉ huy chiến dịch của ta.

- Tiêu diệt quân chủ lực của ta.

- Tiêu diệt các lực lượng quân dân ta tại đây.

- Giành lại thế chủ động đã mất trước đó.

Những ý đồ của địch hoàn toàn bị thất bại. Tiểu đoàn dù 5 bị loại khỏi vòng chiến đấu, tiểu đoàn dù 6 bị thiệt hại nặng. Trong suốt thời gian địch đổ quân (khoảng 4 – 5 giờ) chỉ quanh quẩn ở Chòi Đồng để hứng đạn của ta và giải quyết hậu quả tất bại, sau đó cắt rừng rút lui. Các cơ quan, đơn vị của địa phương vẫn an toàn như bàn thạch. Ý đồ mục đích phản công của địch đã thất bại. Tuy Chòi Đồng là một trận đánh nhưng sự thất bại to lớn ủa địch mang ý nghĩa thất bại chiến dịch. Ngược lại thắng lợi ở Chòi Đồng của Trung đoàn 2 và quân dân huyện Châu Đức cũng là thắng lợi to lớn ó ý nghĩa đánh bại đợt phản công chiến dịch của địch.

Một trong những ý nghĩa quan trọng đối với đơn vị là sự chuẩn bị chu đáo về mặt tư tướng, tinh thần. Trong trận Chòi Đồng, tuy lực lượng ta có bị thương, hy sinh nhiều hơn so với những trận đánh trước đó nhưng vũ khí, tinh thần vẫn vững vàng vì mọi mặt chuẩn bị cho chiến dịch thật chu đáo. Chỉ nói riêng về mặt tinh thần và tư tướng, trận Chòi Đồng đã để lại nhiều kinh nghiệm quý. Sau này, đơn vị thường lấy thực tế chiến đấu và huấn luyện để nâng cao tinh thần lòng tin tưởng cho bộ đội. trước lúc rời căn cứ Tây lộ 2 lên đường đi chiến đấu, Trung đoàn có kế hoạch học tập chính trị, giáo dục tư tưởng, huấn luyện thực tế chiến trường đạt kết quả cao:

- Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 đánh vận động trên lộ 13 nam Bến Cát. Trong vòng một tháng loại khỏi vòng chiến đấu ba đại đội biệt kích Mỹ và một trung đội biệt kích người Tàu của Mỹ huấn luyện và chỉ huy, thu nhiều vũ khí.

- Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 2 đánh phục kích trên đoạn quốc lộ 13 – bắc chi khu Bến Cát.

- Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 2 bí mật tập hợp đánh công sự vững chắc tại căn cứ.

Khi đến vị trí tập kết ngoài việc một số đi chuẩn bị chiến trường, còn lại toàn bộ cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 2 phải học tập, thảo luận quán triệt mục đích, yêu cầu, phương châm tác chiến chiến dịch. Bộ phận cán bộ đi chuẩn bị chiến trường thì nghỉ ngơi tranh thủ quán triệt chu đáo ý định, mục đích, yêu cầu, phương thức tác chiến của chiến dịch. Qua từng trận đánh, họp rút kinh nghiệm. Qua đó tinh thần hăng say đánh giặc, trình độ kỹ thuật chiến thuật nâng cao rõ rệt. Khẩu hiệu: “Đi là chiến thắng, đánh là dứt điểm” có từ đó.

Chòi Đồng là trận đánh cuối cùng của Trung đoàn 2 trong giai đoạn phát huy thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã trên chiến trường lộ 2. Sau Chiến dịch Bình Giã hàng loạt đồn bót, ấp chiến lược trên lộ 1 từ yếu khu Gia Ray đến Rừng Lá, địch rút chạy về thị xã Long Khánh co lại. Một vùng đất mênh mông rộng lớn phía đông Sài Gòn được hoàn toàn giải phóng.

Hồi ức được viết lại, bổ sung sau khi có cuộc họp các nhân chứng ngày 17 tháng 12 năm 2003 và tài liệu soạn thảo lần 2 của Huyện ủy Châu Đức. Hồi ức của một người viết nhưng chính là công lao đóng góp của nhiều người trong đó chủ yếu là nhân chứng sống của Trung đoàn 2 và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Đức.

N.Q.T
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:12:14 pm »

GHI THÊM MỘT THẮNG LỢI TO LỚN TRONG BƯỚC PHÁT TRIỂN
CỦA CHIẾN DỊCH BÌNH GIÃ

Đại táTRƯƠNG VĂN ĐÀNG(1)

Trận đánh Chòi Đồng tháng 2 năm 1965, lúc ấy tôi là Chính trị viên Tiểu đoàn kiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 4 – Trung đoàn 2 trực thuộc Bộ Chỉ huy Miền. Qua nhiều lần trao đổi với đồng chí Trung tướng Nguyễn Thới Bưng (Út Thới), người trực tiếp chỉ huy trận đánh Chòi Đồng và nhiều đồng chí khác có tham gia trận đánh Chòi Đồng, tiêu diệt tiểu đoàn dù 5, đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn dù 6 ngụy Sài Gòn, tôi có một vài suy nghĩ sau:

Tôi hoàn toàn nhất trí với sự nhạy bén trong chỉ đạo của Bộ Chỉ huy chiến địch, đánh giá đúng tình hình địch, nắm bắt địa hình và khả năng quân địch sẽ đổ quân xuống Chòi Đồng. Đúng như dự đoán, phản ứng quân ngụy Sài Gòn sau trận đánh diệt thiết vận xa M113 tại lộ 2 và trận tiêu diệt tiểu đoàn 4 thủy quân lục chiến ngụy ngay tại Bình Giã, quân ngụy Sài Gòn đã tập trung sức phản công mạnh ở chiến trường này. Từ chỗ đánh giá dúng âm mưu địch nên ta sử dụng Trung đoàn 2 chủ động phòng ngự, đánh trận Chòi Đồng, từ sử dụng lực lượng, diễn biến chiến đấu, kết quả chiến đấu, thắng lợi trận đánh, thiệt hại trận đánh tôi hoàn toàn nhất trí như nội dung đã soạn thảo.

Tôi muốn nêu thêm một khía cạnh khác. Sau trận đánh Chòi Đồng, có một số cán bộ và những đồng chí lúc ấy cho rằng ta không nên đánh trận Chòi Đồng. Đến nay bản thân tôi khẳng định lại: sử dụng, xử trí trận đánh Chòi Đồng hoàn toàn đúng đắn, diệt tiểu đoàn dù 5, đánh thiệt hại tiểu đoàn dù 6 ngụy. nếu ta không đánh địch ở Chòi Đồng thì lực lượng ta sẽ bị thiệt hại nhiều hơn, cơ quan, chính quyền, lực lượng dân quân, nhân dân huyện Châu Đức sẽ bị thiệt hại nặng hơn. Từ chỗ ta dám đánh sẽ thắng, được co quan, nhân dân, lực lượng dân quân tin tưởng.

Từ chiến công tiêu diệt gọn chi đoàn thiết xa vận M113 tại lộ 2 tháng 12 năm 1964, phá vỡ ấp chiến lược Bình Giã, diệt tiểu đoàn thủy quân lục chiến 4 ngụy ở Bình Giã – Xuân Sơn cho đến Chiến thắng Chòi Đồng trên chiến trường lộ 2, diệt tiểu đoàn dù 5, đánh thiệt hại nặng tiểu đoàn dù 6 ngụy, chiến công liên tiếp chiến công. Trong bước phát huy thắng lợi Chiến dịch Bình Giã, ta giải phóng hàng loạt ấp chiến lược ở Bình Long, Phước Bình, Dinh Điền 1, Dinh Điền 2, đưa hàng vạn dân ra khỏi ấp chiến lược, thế kềm kẹp của địch. Đến ngày 9 – 10 tháng 6 năm 1965, ta diệt chi khu Đồng Xoài giành thắng lợi to lớn. Từ thắng lợi ấy đã đánh dấu sự phá sản chiến lược chiến tranh đặc biệt, buộc địch phải chuyển sang chiến tranh cục bộ. Mỹ phải đưa quân ồ ạt vào chiến trường miền Nam. Từ đó, ta đương đầu với quan Mỹ, đánh cho “Mỹ cút” rồi “ngụy nhào” dẫn đến chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975, giải phóng hoàn toàn Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

KẾT HỢP CHIẾN THUẬT PHÒNG NGỰ VỚI VẬN ĐỘNG TIẾN CÔNG

LÊ GIAO(2)

Trận Chòi Đồng là một trận đánh có ý định rõ ràng. Từ bố trí thế trận phòng ngự kết hợp vận động tấn công rõ ràng.

Lực lượng bố trị tại trận đánh quân đổ bộ có 2 Tiểu đoàn trong thế trận phòng ngự tại căn cứ, kết hợp vận động đánh 2 bên sườn địch tạo thành thế trận bao vây.

Trận này ta đánh thiệt hại nặng hai tiểu đoàn thuộc lực lượng trừ bị của địch, góp phần nâng cao ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã.

Ta bảo vệ được vùng căn cứ, bảo vệ cơ quan Tỉnh ủy và các cơ quan ban ngành, kho tàng, bệnh viện.

Mức độ thương vong của ta về con số tuyệt đối so với các trận khác là cao, song về tỷ lệ thì không lớn, ta 1 – địch hơn 2.

Mối quan hệ giữa Trung đoàn 2 với cơ quan và nhân dân địa phương rất tốt. Sau khi kết thúc trận đánh Trung đoàn hành quân đi làm nhiệm vụ. Toàn bộ số anh em thương binh, bệnh binh đều giao lại cho địa phương chuyển về tuyến sau điều trị, trong lúc địa phương gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, địch đánh phá ác liệt.

L.G


(1) Đại tá – Nguyên Phó tham mưu trưởng Quân khu 7. Cựu chiến binh Trung đoàn 2.
(2) Cựu chiến binh Trung đoàn 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:15:41 pm »

TRẬN ĐÁNH DŨNG MÃNH, KIÊN CƯỜNG NHẤT
CỦA CÁN BỘ CHIẾN SĨ TRUNG ĐOÀN 2

Đại tá NGUYỄN THANH QUANG(1)

Trước khi bước vào trận Chòi Đồng, quân số mỗi tiểu đoàn xấp xỉ 300, kể cả thương binh nhẹ chưa lành hẳn vết thương, vì suốt thời gian chiến đấu trước đó, quân số hao hụt chưa được bổ sung.

Vũ khí khi đó, Trung đoàn 2 chưa được trang bị B40 mà mới chỉ được trang bị tiểu liên AK và súng trường AT-44. Tôi muốn nói rõ đặc điểm, tính chất trang bị vũ khí và quân số lúc đó để so sánh tương quan lực lượng và đánh giá ý chí quyết tâm của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 2 trung một trận đánh đã khó khăn từ đầu. Tình huống căng thẳng nhất là khi lửa bốc cao, địch tiếp tục đổ thêm tiểu đoàn dù 6. Như vậy, trong lúc ác liệt và căng thẳng tột độ, Trung đoàn phải đương dầu với đột biến về tương quan lực lượng địch mạnh lên gấp đôi về quân số, gấp từ 3 đến 5 lần về binh khí kỹ thuật. Cho nên, nói “trận đánh có tương vong cao nhất” thì điều đó cũng đồng nghĩa với một trận đánh dũng mãnh kiên cường của cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 2.

N.T.Q

NHỚ KỶ NIỆM KHÔNG QUÊN

Đại tá NGUYỄN QUANG THANH(2)

Gần một tháng trời ở vùng căn cứ, đêm đêm nhân dân các xã ấp vùng lân cận như Hòa Long, Long Phước, Sông Cầu, Bình Ba, Cù Bị... mang xách gồng gánh đem trận chiến hào như là: chuối, mít, xoài, bánh hỏi, thịt quay, gà, vịt luộc... Các má, các chị buộc chúng tôi phải ăn cho hết “để có sức mà đánh giặc”. Nhưng ấn tượng sâu lắng nhất đọng trong tôi lại là những cô dân công hỏa tuyến, những người đồng đội sát cánh với chúng tôi trên chiến hào, ngay cả trong những lúc gian nguy.

Ngay từ đầu chiến dịch, đơn vị chúng tôi đã nhận một trung đội dân công. Trung đội này trực thường xuyên với đơn vị. Qua một tuần lại có đơn vị dân công khác lên thay. Đã bốn lần đến hạn thay dân công trong thời gian chiến dịch. Thật cảm động khi không ít người còn xin ở lại phục vụ chiến dịch.

Trận Chòi Đồng, trung đội dân công đã làm nhiều việc. Đưa thương binh về bệnh viện, chôn cất tử sĩ, túc trực sẵn sàng cùng bệnh viện di chuyển thương bệnh binh khi tình hình biến động (đơn vị đóng gần bệnh viện). Công việc của dân công có nhiều. Suốt thời gian chiến dịch không bao giờ được nghỉ ngơi, giải quyết thương binh, tử sĩ, khi chiến đấu, vận tải lương thực đạn dược, giữ gìn súng đạn thu được của địch...

Mệt nhọc, vất vả thậm chí nguy hiểm trong lửa đạn nhưng mọi người luôn vui vẻ, tươi cười. Tất cả đều thân thương như đồng đội, như người thân mà bây giờ tôi không thể nào nhớ được tên họ. Trong lòng tôi, các anh các chị đều như những người anh hùng. Tôi nhớ đến một chuyện, trước đó không lâu, trong trận đánh chi đoàn M.113 tại bắc Sông Cầu trong Chiến dịch Bình Giã. Khi tiểu đoàn vận động ra khỏi bìa rừng cách lộ 2 độ 300 mét, tôi gặp ngay tổ trinh sát của đơn vị. Tổ trinh sát này đã bám trụ dài ngày tại đây. Tôi tranh thủ nghe báo cáo, đón bắt tình hình. Nhìn kỹ, tôi thấy trong tổ trinh sát có một phụ nữ mang súng trường bá đỏ đứng chung

Tôi hỏi:

- Chị ở đâu?

- Gấp lắm rồi, anh cho anh em ra ngay lộ, xe sắp tới rồi!

Được lệnh, Tạ Quang Tỷ nhanh chóng đưa đại đội ra lộ, giây phút sau tiếng ĐKZ 75 của Tỷ nổ.

Sau trận đánh, tôi hỏi người phụ nữ đó là ai, ở đâu?

Không ai biết. Cho đến bây giờ tôi vẫn chưa quên gương mặt ấy. Không biết bao nhiêu lần tôi thầm hỏi: cô ấy là ai? Dân, du kích, dân quân tự vệ? Không có câu trả lời. Dây là một kỷ niệm không thể quên trong chiến đấu của tôi.

N.Q.T


(1) Cựu chiến binh Trung đoàn 2.
(2) Cựu chiến binh Trung đoàn 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:17:53 pm »

NHỚ CHIẾN THẮNG CHÒI ĐỒNG

ĐỖ QUỐC HÙNG(1)

Chòi Đồng hiện nay thuộc địa phận xã Ngãi Giao nằm gần khu vực Sở cao su Cụ Bị phía bắc, phía nam giáp Gia Cốp (thuộc xã Hắt Dịch). Đây là địa bàn nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Châu Ro từ bao đời nay. Chòi Đồng nằm trong vùng căn cứ Hắt Dịch, nơi đặt căn cứ của Tỉnh ủy, Tỉnh đội và các cơ quan dân – chính – đảng trong tỉnh, cách khu căn cứ của tỉnh chừng một giờ đi bộ. Các cơ quan của tỉnh và huyện Châu Đức đóng căn cứ gần đó. Lực lượng vũ trang tỉnh, huyện cũng thường bám trụ quân và cơ động tác chiến trên địa bàn này.

Vùng này có những trảng tranh lớn, xung quanh là rừng già có tán cao tới ba tầng lá. Trảng rộng chừng 6 đến 7 mẫu, có nhiều suối nhỏ, có thể ém quân trong các khu rừng già có độ che khuất. Trong Chiến dịch Bình Giã, đây là địa bàn tập kết và bố trí lực lượng tác chiến của các đơn vị C440, C445 của tỉnh và Q761, Q762 của Miền.

Kết thúc đợt 2 Chiến dịch Bình Giã cũng là lúc chuẩn bị đón xuân Ất Tỵ (1965), các lực lượng quân chủ lực và bộ đội địa phương tập trung về Chòi Đồng ăn mừng chiến thắng. lúc đó, ta tổ chức vũ trang tuyên truyền chặn xe ở lộ 15, lộ 2 để ăn mừng Chiến thắng Bình Giã. Ngoài bộ đội còn có nhân dân cùng vào dự lễ chiến thắng. Đoàn Văn công Bà Rịa – Long Khánh phục vụ cả ngày lẫn đêm: biểu diễn, ca múa, nhạc kịch. Những người dân ở thị trấn, thị xã có mặt xem biểu diễn đều khen ngợi văn nghệ cách mạng.

Địch đánh hơi được, sáng hôm sau, chúng ra sức bắn pháo vào xung quanh khu vực Chòi Đồng. Đích thân thiếu tướng ngụy Tôn thất Đính chỉ huy trận càn này. Lực lượng tham chiến có hai tiểu đoàn dự bị chiến lược: tiểu đoàn 5 và tiểu đoàn 6 dù. Lực lượng bộ đội chủ lực của ta đã chuẩn bị sẵn phương án đánh địch tập kích vào căn cứ. Dựa vào hệ thống chiến hào và công sự chiến đấu bao quanh trảng trống, bộ đội ta đã đánh trả quyết liệt, tiêu diệt bọn địch từ khi chúng vừa chạm đất. Đội Bảo vệ của Ban Tuyên huấn được trang bị vũ khí cũng dũng cảm tham gia chiến đấu cùng bộ đội.

Trước tình thế nguy cấp, địch cấp tốc dùng trực thăng đổ thêm một tiểu đoàn dự bị xuống tăng viện để cứu nguy và thu dọn chiến trường, chuyển thương, lấy xác. Các khẩu đội 12,7 mm của ta nhả đạn vào những tốp máy bay đang sà xuống. Ngay những loạt đạn đầu ta đã bắn rơi tại chỗ 8 máy bay HU 1A. Trận địa nóng lên, thời tiết đang vào cuối mùa khô, nắng nóng suốt từ mấy tháng trước đã biến các trảng tranh cao ngập đầu người trở thành một thảm cỏ khô dày rất dễ bén lửa. Sau tiếng súng khai hỏa của lực lượng ta, lập tức, cả trảng tranh biến thành một biển lửa. Quân địch bất ngờ vì không tính được tình huống này, chỉ chống trả yếu ớt một lúc rồi tan rã đội hình, hoảng loạn la lối kêu cứu. Chúng ngờ rằng đã rơi vào đội hình phục kích với chiến thuật hỏa công của ta. Các tốp trực thăng vội vã hốt đám lính dù đang hoang mang cực độ. Địch hoàn toàn thất bại trong trận càn quét này.

Anh em Đội Bảo vệ Ban Tuyên huấn trận này rất gan dạ, đã bắn hạ được một số tên địch. Đặc biệt, anh em ai cũng vui vì thu được nhiều chiến lợi phẩm. Tổ tuần tra của Ban An ninh tỉnh do đồng chí Trần Dũng phụ trách trong lúc làm nhiệm vụ ở khu vực suối Xà Môn (Gia Cốp) phát hiện được xác một chiếc trực thăng bị ta bắn cháy, rơi xuống khu vực gần bờ suối, thu được khá nhiều súng đạn, trong đó có cả đại liên, trung liên, tiểu liên mà máy thông tin PRC 25 .

Có thể nói trận đánh ở Chòi Đồng cùng với quân chủ lực, lực lượng địa phương tỉnh Bà Rịa – Long Khánh đã góp một phần không nhỏ vào thắng lợi chung, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân va dân trong tỉnh. Sau trận Chòi Đồng, Tỉnh ủy chủ trương dời căn cứ về Bàu Lâm cho phù hợp với tình hình chiến trường.

Sau trận đánh, khi làm bản tin chiến sự, chúng tôi được biết, theo nguồn tin qua quân báo kỹ thuật nắm được, 258 tên địch chết và bị thương (trong đó có 31 tên Mỹ trên máy bay lên thẳng bị bắn rơi tại trận), ba chiếc bốc cháy tan xác, một khu trục Seađơ ráng đỏ rơi xuống vùng Cẩm Mỹ. Ta thu bảy đại liên và nhiều quân trang quân dụng. Con trai tên đại tướng Giôn Thơ-róc ở miền Nam là đại úy Thơ-róc Móc-tơn bị trúng đạn thủng bụng chết trong chiếc máy bay chở hắn bị bốc cháy. Trận đổ quân càn quét hòng tiêu diệt chủ lực ta sau Chiến dịch Bình Giã bị đập tan.

Chiến thắng Chòi Đồng đối với tôi còn gắn với một niềm vui lớn trong đời. Thời gian này, tôi được Chi bộ và gia đình cho phép tổ chức cưới vợ. Nhà tôi là đảng viên mật của Chi bộ xã Tam Phước (huyện Long Đất). Đại diện hai gia đình chỉ có vài người: mẹ tôi, bác ruột, vài người cô, chú bác họ. Đám tuyên bố được tổ chức ngay tại căn cứ của Tiểu ban Giáo dục trực thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy, vừa đúng vào đêm quân ta thắng trận Chòi Đồng. Đêm trước, anh em trong Ban Tuyên huấn săn được mấy con cheo đem về tổ chức bữa liên hoan. Đêm ấy căn cứ còn khét mùi khói đạn, nhưng đám tuyên bố vẫn tiến hành. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban tuyên huấn Tỉnh ủy Bà Rịa – Long Khánh thay mặt cơ quan đứng ra chủ trì hôn lễ, công bố cô dâu chú rể với bà con hai họ.

Đám tuyên bố không có pháo hoa mà chỉ có pháo sáng và dàn pháo địch từ tiểu khu Phước Tuy dọi xuống khu rừng Chòi Đồng và quanh căn cứ. Trời tối như mực nhưng không được thắp đèn để giữ bí mật. Đám tuyên bố của chúng tôi diễn ra rất nhanh chóng nhưng không vì thế mà thiếu không khí hạnh phúc và vui vẻ. Mọi người ai cũng rất cảm động vì hai người con của quê hương, hai đảng viên đã thành vợ thành chồng ngay dưới làn bom pháo của kẻ thù. Chúng tôi tràn ngập hạnh phúc trong tình yêu thương, tình đồng chí đồng đội cùng chung chiến hào.

Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên huấn đã bố trí sau đám cưới đưa những người trong gia đình hai họ về căn cứ của Ban tuyên huấn cách đó khoảng 20 phút đường rừng để tránh bom đạn và chung vui với anh chị em trong cơ quan. Nhưng chúng tôi không có “tuần trăng mật”. Trận đánh địch phản kích tại Chòi Đồng của ta thu được thắng lợi lớn nhưng một số cán bộ chiến sĩ ta bị thương vong vì bom đạn của địch cần phải đưa về quân – dân y tỉnh. Ngay sau đêm tuyên bố, nhà tôi về căn cứ Ban Tuyên huấn. Tôi lên đường tải thương chuyển tiếp về tuyến sau. Phút “lưu luyến Chòi Đồng” thật là ngắn ngủi. Mẹ, bác tôi và bà con bên vợ thì phải mấy hôm sau mới về lại ngoài thành.

Sau trận Chòi Đồng, Ban Tuyên huấn và các cơ quan của tỉnh dời về căn cứ mới ở nam Xuân Sơn (căn cứ Đông và Tây Sông Ray). Phải đến hơn hai năm sau, ổn định tình hình tại căn cứ mới, chúng tôi mới có được một “tuần trăng mật”. Tôi được cơ quan cho phép móc nối với địa phương, đưa nhà tôi vào căn cứ mới qua lộ 2 về Sông Ray. Với tôi, việc anh chị em trong Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy tổ chức đám tuyên bố cho tôi ngay dưới mưa bom kẻ thù giữa chiến trường Chòi Đồng là một kỷ niệm đẹp trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình.

Đ.Q.H


(1) Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nguyên Trưởng Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy trong kháng chiến chống Mỹ, nguyên ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy thành phố Vũng Tàu.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:20:31 pm »

DANH SÁCH CÁN BỘ CHIẾN SĨ TRUNG ĐOÀN 2
HY SINH TRONG TRẬN CHÒI ĐỒNG THÁNG 2-1965

TT   Họ và tên   Năm sinh   Nhập ngũ   Chức vụ   Quê quán
1   Nguyễn Văn Hạnh   1941   2-1962   at   Quới Thiện, Vũng Liêm, Trà Vinh
2   Thái Văn Tư (Hùng)     7-1964   cs   Quận 4, Sài Gòn
3   Đoàn Văn Chon   1930   4-1950   bt   Phước Hội, Mỏ Cày, Bến Tre
4   Nguyễn Văn Ân   1946   3-1964   cs   Phước Hòa Đông, Củ Chi, Gia Định
5   Thái Văn Tự   1942   2-1964   cs   Vĩnh Lộc, Tân Bình, Gia Định
6   Trần Văn Lời   1941   7-1962   bt   Tân Sơn Nhì, Bình Tân, Gia Định
7   Đỗ Văn Ngọc (Đỗ Văn Lời)   1938   6-1963   cs   Phước Vĩnh Tây, Cần Đước, Long An
8   Võ Văn Quách   1939   6-1962   af   Tân Sơn Nhất, Bình Tân, Gia Định
9   Nguyễn Văn Ngọc (Thành Được)   1941   6-1962   at   Tân Sơn Nhì, Bình Tân, Gia Địn
10   Nguyễn Văn Tâm (Xỉnh)   1946   7-1963   cs   Phú Tân, Mỏ Cày, Bến Tre
11   Nguyễn Văn Thân   1947   4-1964     Tân Nhật, Bình Tân, Gia Định
12   Nguyễn Văn Út   1944   6-1963   cs   Tân Thạnh Đông, Củ Chi, Gia Định
13   Nguyễn Văn Ky   1941   6-1962   at   An Định, Mỏ Cày, Bến Tre
14   Nguyễn Văn Rớt   1942   10-1963   af   Quận 4, Chợ Lớn
15   Lâm Văn Lết   1932   5-1954   cf   Nhuận Đức, Củ Chi, Gia Định
16   Trương Văn Đó (Hoàng Hà)   1934   4-1954   bt   Định Hưng, Châu Thành, Cần Thơ
17   Ngô Thành Nam (Phụng Xuân)   1941   5-1962   af   Hương Mỹ, Mỏ Cày, Bến Tre
18   Trương Văn Ớn   1941   1-1963   cs   Ku Phú, Bình Chánh, Gia Định
19   Đoàn Hồng Sơn (Thanh Long)   1949   11-1964   cs   Mỹ Thạnh Chung, Cai Lậy, Mỹ Tho
20   Nguyễn Văn Ngon   1936   4-1964   cs   Phước Hiệp, Củ Chi, Gia Định
21   Nguyễn Văn Có   1941   11-1964   cs   Quận 6, Chợ Lớn
22   Hà Văn On (Phương)   1942   3-1962   af   Phú Hòa Đông, Củ Chi, Gia Định
23   Lê Tấn Thành (Tư Công)   1948   6-1961   af   Bạc Liêu
24   Nguyễn Văn Đứng   1933   11-1952   bt   Bình Thành, Tân Hồng, Long Càn Xa
25   Trần Văn Lượng   1942   10-1963   cs   Bình Phú Đông, Mỹ Tho
26   Đặng Văn Vui (Hoàng Ngọc Minh)   1938   3-1961   cs   Trung Lập, Củ Chi, Gia Định
27   Lê Văn Thanh   1938   8-1962   af   Tân Thạnh, Giồng Trôm, Bến Tre
28   Nguyễn Văn Lán   1982   3-1961   af   Tân Hòa, Tân Bình, Gia Định
29   Nguyễn Văn Quân (Chiến)   1940   6-1961   af   Mỹ Nhơn, Ba Tri, Bến Tre
30   Phạm Văn Lai   1944   10-1964   cs   Đông Hưng Thuận, Gia Định
31   Nguyễn Văn Đân   1939   3-1962   cs   Nhì Trịnh, Châu Thành, Mỹ Tho
32   Nguyễn Thành Viên   1946   6-1962   af   Hoài Sơn, Hoài Nhơn, Bình Định
33   Đỗ Văn Nừ   1943   5-1962   cs   Bình Hưng Hòa, Gia Định
34   Lê Xuân Xiếu   1939   7-1963   cs   Long Khánh, Hòa Đồng, Mỹ Tho
35   Đặng Hữu Thọ (Chuẩn)   1935   4-1962   cs   Nhơn Mỹ, Kế Sách, Cần Thơ
36   Nguyễn Hoàng Minh   1942   6-1964   af   Thanh An, Bến Cát, Bình Dương
37   Dương Văn Rao (Ky)   1939   5-1962   cs   Tân Sơn Nhì, Bình Tân, Gia Định
38   Nguyễn Tân Chiến (Trung)   1947   10-1964   cs   Phú Cường, Bình Dương
39   Trần Văn Tài (Trần Văn Tiếu)   1963   4-1964   cs   Nhị Bình, Châu Thành, Mỹ Tho
40   Lê Văn Ngà (Lê Văn Dũng)   1939   9-1961   at   Phụng Hiệp, Phụng Hiệp, Cần Thơ
41   Nguyễn Văn Chi (Ngọc Minh)   1941   4-1962   cs   Tân Tạo, Bình Thạnh, Gia Định
42   Nguyễn Văn Bá   1933   7-1951   bt   An Cứ, Cái Bè, Mỹ Tho
43   Lê Văn Sáu   1944   3-1964   cs   Vĩnh Lộc, Bình Tân, Gia Định
44   Phạm Tuấn Dũng (Định)   1940   3-1962   at   Nhuận Phú Tôn, Mỏ Cày, Bến Tre
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:27:08 pm »



Một số cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn đầu tiên của Trung đoàn 2. Trong ảnh, hàng đầu - từ phải sang: các đồng chí: Trung đoàn trưởng Nguyễn Văn Cộng, Chính ủy Nguyễn Đăng Bảy (Mai), Chủ nhiệm chính trị Lê Thanh



Chính ủy trung đoàn Nguyễn Văn Quảng động viên cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 5 trước giờ ra trận - tiến công chi khu quân sự Đồng Xoài.



Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 4 hạ quyết tâm trước trận đánh.



Hành quân vào trận
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:30:29 pm »



Xe cơ giới địch bị Đại đội 2, Tiểu đoàn 4 tiêu diệt.



Hành quân đi Chiến dịch Bình Giã



Phục kích diệt xe cơ giới Mỹ



Những dũng sĩ diệt xe cơ giới Mỹ tiêu biểu của Trung đoàn 2
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2018, 08:33:35 pm »



Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 2 đón nhận danh hiệu:
"Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân"




Chủ tịch nước Lê Đức Anh thăm Trung đoàn bộ binh 2.



Hội thảo lịch sử trận đánh Chòi Đồng tháng 02-1965.



Tượng đài "Chiến thắng Bình Giã"
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM