Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:30:01 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trần trụi giữa bầy sói  (Đọc 27056 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:04:51 pm »


        Với tư cách trùm trại, anh đã từng mấy lần vào sau những tấm ván ấy mỗi khi có chuyến tàu đem đến hàng trăm người chết. Họ nằm thành từng đống trên sân. Những người Ba Lan làm việc khiêng xác chết trong lò hỏa táng, lôi hết xác này đến xác kia ra khỏi đống ấy, rồi xé bỏ quần áo của họ đi. Đó là những đồ sợi có giá trị không được phép đem đốt đi. Việc cởi quần áo cho các xác chết không phải dễ dàng. Trong lúc vật lộn với cái chết, chân tay những con người ấy co rúm và rắn lại, không tự nguyện chịu để người ta lột bỏ quần áo. Nhưng những người khiêng xác đã có kinh nghiệm. Bao giờ cũng phải hai người để lột một cái xác. Trước hết họ cởi khuy áo rồi dựng người chết ngồi dậy. Trong khi người này giữ thì người kia rút áo ngoài, áo trong của người chết qua đầu. Thực là một cảnh tượng lố lăng và khủng khiếp. Cái đầu ngật ngưỡng, hai tay duỗi ra, người chết trông như một kẻ say rượu đang bị cởi bỏ quần áo đưa lên giường. Những ngón tay như những lưỡi câu có ngạnh cong quèo còn mắc vào ống tay áo. Rồi phựt một cái, họ rút áo ra khỏi bàn tay những người chết như còn cố bám lấy nó. Trên những cái xác trần truồng ấy, có nhiều người mặc cả đồ lót rất lịch sự của phụ nữ. Từ màu đỏ cá vàng nhã nhất đến màu xanh nước biển. Những chiếc áo hở ngực phô cả bộ xương sườn gầy gộc với những chiếc xương quai xanh nhô ra. Bị vất bỏ hết quần áo mà chẳng làm sao được, cái xác chết nằm trên mặt đất lầy lội, đôi tay cứng đờ thảm hại, cái đầu cạo trọc ngoẹo sang một bên. Miệng há hốc mở to như một cái lỗ đen ngòm. Sau khi đã lột bỏ hết, nhiều xác chết trông như đang mỉm cười với cái chết trong một buổi liên hoan đeo mặt nạ. Cũng chẳng ích gì nữa, dù sao con ma xấu số đã lạnh cứng ra rồi.

        Các anh em khiêng xác cầm một đôi cặp tháo các dây giày thường làm bằng một sợi dây thắt nút lại hay bằng mẩu dây thép rồi rút đôi giày ra khỏi chân. Có những xác chết đi nhiều đôi tất mỏng tang của đàn bà, rồi cũng bị rút hết. Một người khiêng xác khác đi giữa đám xác đã lột hết quần áo nằm lổn nhổn thành từng đống lộn xộn, trong tay cầm một cái kìm. Anh tìm răng vàng trong miệng các xác chết, đưa kìm rút ra từng bộ răng giả. Nếu bộ răng nào chẳng còn giá trị gì, thì anh ta gắn trả lại trong cái lỗ đen ngòm, lấy kìm gõ vào chỗ cũ, sau đó hai người khiêng xác có thể nhấc những xác đó lên, hoặc cầm tay, hoặc cầm cẳng, tùy theo cái xác ấy nằm như thế nào, kéo nó đến đống người đã bị lột trần truồng. Họ nhấc nó lên, liệu chiều đung đưa cho thuận tay và quẳng cái xác đánh bịch một cái lên đống thịt lầy nhầy.

        Krêmơ dừng lại.

        Khắp trại lại sặc tanh lên mùi thịt cháy. Mùi khét ấy chui vào tận trong màng mũi. Cột ống khói cao khạc những ngọn lửa đỏ lên trời. Một làn khói nâu sẫm bay lởn vởn từng mảng trên trại.

        Krêmơ nghĩ đến một đêm vào tháng Tám năm 1944. Lúc đó, khoảng mấy ngày trước khi quân Mỹ ném bom xuống trại. Từ khung cửa sổ nhà trại nơi anh nằm ngủ, anh đã trông thấy cái ánh lửa đỏ như vậy trên miệng ống khói và anh nghĩ: giữa lúc đêm hôm như thế này, không hiểu chúng nó đốt ai vậy? Hôm sau có tiếng thì thào bí mật khắp trại, Telman đã bị bắn và bị thiêu trong lò đốt xác. Tin đồn hay sự thật? Không ai có thể nói chắc chắn được. Có chứ! Có một người có thể nói chắc!

        Ngày mười tám tháng Tám năm 1944, các nhân viên trong lò đốt xác nhận được lệnh do tên chỉ huy điểm danh truyền lại là phải giành một lò đốt ban đêm. Đêm đó, cả đội Commando bị khóa chặt trong nhà ngủ thuộc lò đốt xác... Bọn SS không muốn cho ai chứng kiến. Một anh khiêng xác người Ba Lan đã xoay xở thế nào luồn được ra ngoài và nấp sau giàn than trong sân lò đốt xác. Anh thấy tấm ván cửa hàng rào mở ra. Một toán SS gồm toàn hạ sĩ quan bước vào trong sân. Chúng đem theo một người thường dân. Người đó cao lớn, vai rộng, không có áo khoác ngoài, chỉ mặc một bộ đồ sẫm. Đầu người ấy để trần và hói.

        Người lạ bị đưa đến cái cửa ra vào dẫn tới phòng hỏa táng. Rồi có những tiếng súng nổ. Toán SS biến vào trong phòng cùng với người lạ bị hạ sát. Mấy giờ sau - vì đốt một xác người cũng mất nhiều thì giờ - bọn SS rời khỏi lò đốt xác. Trong khi chúng bước ra, một tên hạ sĩ trong bọn nói:

        - Chúng mày có biết tụi mình đưa ai vào trong lò đấy không? Đó là lãnh tụ Cộng sản Telman[37] đấy.

------------------
        1. Ernst Thẳlmann, vị lãnh tụ xuất sắc của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Đức bị bọn Quốc xã bắt giam và lén lút hạ sát. Cuộc đời của Ernst Thẳlmann gắn liến với những năm đấu tranh oanh liệt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:05:27 pm »

           
        Với tư cách trùm trại, anh đã từng mấy lần vào sau những tấm ván ấy mỗi khi có chuyến tàu đem đến hàng trăm người chết. Họ nằm thành từng đống trên sân. Những người Ba Lan làm việc khiêng xác chết trong lò hỏa táng, lôi hết xác này đến xác kia ra khỏi đống ấy, rồi xé bỏ quần áo của họ đi. Đó là những đồ sợi có giá trị không được phép đem đốt đi. Việc cởi quần áo cho các xác chết không phải dễ dàng. Trong lúc vật lộn với cái chết, chân tay những con người ấy co rúm và rắn lại, không tự nguyện chịu để người ta lột bỏ quần áo. Nhưng những người khiêng xác đã có kinh nghiệm. Bao giờ cũng phải hai người để lột một cái xác. Trước hết họ cởi khuy áo rồi dựng người chết ngồi dậy. Trong khi người này giữ thì người kia rút áo ngoài, áo trong của người chết qua đầu. Thực là một cảnh tượng lố lăng và khủng khiếp. Cái đầu ngật ngưỡng, hai tay duỗi ra, người chết trông như một kẻ say rượu đang bị cởi bỏ quần áo đưa lên giường. Những ngón tay như những lưỡi câu có ngạnh cong quèo còn mắc vào ống tay áo. Rồi phựt một cái, họ rút áo ra khỏi bàn tay những người chết như còn cố bám lấy nó. Trên những cái xác trần truồng ấy, có nhiều người mặc cả đồ lót rất lịch sự của phụ nữ. Từ màu đỏ cá vàng nhã nhất đến màu xanh nước biển. Những chiếc áo hở ngực phô cả bộ xương sườn gầy gộc với những chiếc xương quai xanh nhô ra. Bị vất bỏ hết quần áo mà chẳng làm sao được, cái xác chết nằm trên mặt đất lầy lội, đôi tay cứng đờ thảm hại, cái đầu cạo trọc ngoẹo sang một bên. Miệng há hốc mở to như một cái lỗ đen ngòm. Sau khi đã lột bỏ hết, nhiều xác chết trông như đang mỉm cười với cái chết trong một buổi liên hoan đeo mặt nạ. Cũng chẳng ích gì nữa, dù sao con ma xấu số đã lạnh cứng ra rồi.

        Các anh em khiêng xác cầm một đôi cặp tháo các dây giày thường làm bằng một sợi dây thắt nút lại hay bằng mẩu dây thép rồi rút đôi giày ra khỏi chân. Có những xác chết đi nhiều đôi tất mỏng tang của đàn bà, rồi cũng bị rút hết. Một người khiêng xác khác đi giữa đám xác đã lột hết quần áo nằm lổn nhổn thành từng đống lộn xộn, trong tay cầm một cái kìm. Anh tìm răng vàng trong miệng các xác chết, đưa kìm rút ra từng bộ răng giả. Nếu bộ răng nào chẳng còn giá trị gì, thì anh ta gắn trả lại trong cái lỗ đen ngòm, lấy kìm gõ vào chỗ cũ, sau đó hai người khiêng xác có thể nhấc những xác đó lên, hoặc cầm tay, hoặc cầm cẳng, tùy theo cái xác ấy nằm như thế nào, kéo nó đến đống người đã bị lột trần truồng. Họ nhấc nó lên, liệu chiều đung đưa cho thuận tay và quẳng cái xác đánh bịch một cái lên đống thịt lầy nhầy.

        Krêmơ dừng lại.

        Khắp trại lại sặc tanh lên mùi thịt cháy. Mùi khét ấy chui vào tận trong màng mũi. Cột ống khói cao khạc những ngọn lửa đỏ lên trời. Một làn khói nâu sẫm bay lởn vởn từng mảng trên trại.

        Krêmơ nghĩ đến một đêm vào tháng Tám năm 1944. Lúc đó, khoảng mấy ngày trước khi quân Mỹ ném bom xuống trại. Từ khung cửa sổ nhà trại nơi anh nằm ngủ, anh đã trông thấy cái ánh lửa đỏ như vậy trên miệng ống khói và anh nghĩ: giữa lúc đêm hôm như thế này, không hiểu chúng nó đốt ai vậy? Hôm sau có tiếng thì thào bí mật khắp trại, Telman đã bị bắn và bị thiêu trong lò đốt xác. Tin đồn hay sự thật? Không ai có thể nói chắc chắn được. Có chứ! Có một người có thể nói chắc!

        Ngày mười tám tháng Tám năm 1944, các nhân viên trong lò đốt xác nhận được lệnh do tên chỉ huy điểm danh truyền lại là phải giành một lò đốt ban đêm. Đêm đó, cả đội Commando bị khóa chặt trong nhà ngủ thuộc lò đốt xác... Bọn SS không muốn cho ai chứng kiến. Một anh khiêng xác người Ba Lan đã xoay xở thế nào luồn được ra ngoài và nấp sau giàn than trong sân lò đốt xác. Anh thấy tấm ván cửa hàng rào mở ra. Một toán SS gồm toàn hạ sĩ quan bước vào trong sân. Chúng đem theo một người thường dân. Người đó cao lớn, vai rộng, không có áo khoác ngoài, chỉ mặc một bộ đồ sẫm. Đầu người ấy để trần và hói.

        Người lạ bị đưa đến cái cửa ra vào dẫn tới phòng hỏa táng. Rồi có những tiếng súng nổ. Toán SS biến vào trong phòng cùng với người lạ bị hạ sát. Mấy giờ sau - vì đốt một xác người cũng mất nhiều thì giờ - bọn SS rời khỏi lò đốt xác. Trong khi chúng bước ra, một tên hạ sĩ trong bọn nói:

        - Chúng mày có biết tụi mình đưa ai vào trong lò đấy không? Đó là lãnh tụ Cộng sản Telman[37] đấy.

------------------
       1. Ernst Thẳlmann, vị lãnh tụ xuất sắc của giai cấp công nhân và Đảng Cộng sản Đức bị bọn Quốc xã bắt giam và lén lút hạ sát. Cuộc đời của Ernst Thẳlmann gắn liến với những năm đấu tranh oanh liệt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Đức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:14:54 pm »


        Vài ngày sau, Suyp rất xúc động chạy đến chỗ Krêmơ. Suyp đã đọc được trong sổ tay của tên chỉ huy điểm danh ghi vào đó việc xử tử Ecnet Telman.

        Krêmơ trố mắt nhìn lên ống khói. Ngọn lửa cao vút trên khoảng trời đen khi đó đã làm đôi mắt anh căng ra vì anh không sao ngủ được, bây giờ lại bùng cháy lẽn trong tim anh. Anh mới hiểu tại sao vải cờ của anh lại màu đỏ.

        Anh đang sắp bước lên cầu thang gỗ đi vào phòng nhân viên bỗng nghe tiếng Suyp vang lên qua các ống loa khắp trại.

        Chú ý, thử dây...

        Krêmơ dừng lại một lát mỉm cười với mình.

        Sau khi nói chuyện với Krêmơ, Suyp đã đi ngay ra cổng đến phòng làm việc của tên chỉ huy điểm danh mang hộp dụng cụ đeo lòng thòng trên vai xuống bằng một cái đai. Anh ta biết tác dụng của cái bề ngoài trông thật thà với cái vẻ ngây ngô và nhanh trí khôn của mình và anh ta lợi dụng cái đó.

        Khi anh đứng nghiêm trước mặt tên Rainơbôt, hắn gầm gừ hỏi anh muốn gì, anh ngây thơ đáp:

        - Tôi lại phải thử dây một lần nữa, thưa ngài chỉ huy điểm danh, có một số loa trong trại không bắt.

        Rainơbôt đang bận việc ở bàn giấy, lơ đãng nói:

        - Lại thậm thụt với chúng nó rồi, hả?

        Với vẻ mặt ngơ ngác như trẻ con, Suyp trả lời:

        - Tôi có thậm thụt với chúng nó đâu. Nhưng dây điện bây giờ nó đã mủn cả rồi, đường dây cứ đứt luôn - đúng là những hàng làm trong thời chiến tranh.

        - Đừng có làm rầy tao nữa, chữa cái máy phóng thanh đi, rồi cút ngay ra ngoài kia cho tao.

        Như thế là Suyp được phép xem lại hệ thống truyền ra loa. Anh đến chỗ để máy, bật điện lên. Máy kêu xè xè, Suyp thổi vào ống máy, để thử trước rồi hắng giọng. Chú ý, thử đường dây. Chú ý, thử đường dây. Tôi đếm... ba, ba, bốn, bốn, năm, năm... tám. Tôi nhắc lại:... ba, ba, bốn, bốn, năm, năm... tám.

        Ở các nhà khối, các xưởng, đều nghe thấy tiếng thông báo và trong trại làm dụng cụ quang học, Kôđixec và Pribula ngừng tay ngẩng lên một lát. Hăngri Riômăng, anh bếp người Pháp ở câu lạc bộ cũng căng óc ra nghe thông báo. Ba bốn và năm là những mật hiệu chỉ rõ từng đồng chí trong ILK. Thông báo ấy cho họ biết là sẽ phải gặp nhau tối nay vào lúc tám giờ ở địa điểm thường lệ. Riômăng đang đứng bên lò bếp ngoáy ngoáy cái gì trong nồi. Pribula và Kôđixec nhìn nhau đầy ý nghĩa, chắc có chuyện gì đặc biệt.

        Thử dây xong. Thử dây xong. Suyp tắt máy.

        Tên Rainơbôt chỉ nghe bằng một lỗ tai, hắn nói vẻ chế nhạo:

        - Chà, mày còn có thể đếm được đến ba cơ à, lạy Chúa!

        - Thưa ngài chỉ huy điểm danh, vâng, tôi còn cố gắng được ạ.

        Và đôi mắt tròn của anh sáng lên nhìn gã thanh niên lịch sự kia. Hắn khó chịu hất tay ra hiệu cho anh đi ra. Trong lòng hớn hở, Suyp quay về xưởng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:17:05 pm »


6

        Cuộc họp của ILK tiến hành không ai biết. Bôkhâu đến địa điểm đã hẹn sớm một chút. Trời lạnh và tối đen. Giữa các nhà khối chỉ còn lác đác một vài tù nhân. Ở lối ra vào các nhà khối đã bị quét đen để đề phòng phi cơ oanh tạc, vài ba người còn đứng đó hút thuốc, lấy bàn tay che ánh lửa thuốc lá. Chỉ có con đường dài từ sân kiểm soát xuống y xá là còn đông người. Trên đường này, anh em tù nhân tới bệnh viện hoặc từ bệnh viện ra và vội vã trở về các nhà khối của họ.

        Bước trên những mảnh sân tối om của y xá, Bôkhâu vào một căn nhà dùng làm kho để những nệm cỏ và dụng cụ cho bệnh nhân. Hai nhân viên quản trị y xá ở trong nhà kho, dưới ánh sáng tù mù của bóng đèn yếu ớt, hình như đang vá lại những nệm cỏ. Khi Bôkhâu bước vào, họ dừng tay lại, dồn đống cỏ to sang một bên. Trên mặt sàn sù sì là một cái cửa hầm bình thường không trông thấy được. Bôkhâu nhấc cánh cửa hầm lên và thu mình lại chui xuống dưới cái lỗ hẹp. Hai người ở trên lại lấy cỏ phủ lên lối đi đó.

        Căn “phòng” ở dưới nhà là một căn hầm đào vào móng, cao không tới thước hai. Dọc căn hầm có những cột ngăn bằng gạch, để chống nhà bên trên, có những thanh gỗ bắc ngang để đỡ sàn. Đất dưới hầm được lát bằng những tảng đá xanh to tướng, Bôkhâu lập cập bước trên những tảng đá đi vào trong.

        Các đồng chí ILK ngồi xổm bên cây nến, ngừng nói chuyện nhìn về phía Bôkhâu. Anh cúi xuống với họ và nghe ý kiến Jôxep Pribula vừa phát biểu. Cái tin quân Đức rút khỏi Men chứng tỏ rõ ràng là quân Mỹ đang mở rộng đầu cầu đến gần Rêmagân và đang thọc sâu hơn nữa. Tin đáng mừng! Pribula khoái trá đấm vào lòng bàn tay mình, nói:

        - Chúng mình sắp sửa cho chúng xơi một trận rồi!

        Nhưng điều tin tưởng của Pribula lại làm cho những người khác không đồng ý. Kôđixec càu nhàu buồn bực; còn Van Đalen thì vỗ vai Pribula nói bằng cái giọng Đức kè nhè của anh:

        - Cậu là một người rất tốt, nhưng cũng nôn nóng quá.

        Pribula, người trẻ nhất trong đám quả thật là người nôn nóng nhất trong tất cả anh em. Đối với anh thì cái gì cũng là chậm cả.

        - Nôn nóng quá, - Van Đalen nhắc lại và giơ ngón tay trỏ lên cảnh cáo như một ông thầy giáo. Bôgoxki đặt tay lên đầu gối anh Ba Lan trẻ tuổi và thuật lại những điều anh nghe được về những người ở Ausơvít.

        - Cho chúng nó một trận à? Sắp sửa à?

        Bôgoxki lắc dầu có vẻ hoài nghi và dướn người về phía trước đến nỗi ngọn nến soi lên những nét lạ lùng trên mặt anh in thành những vệt đen sâu hoắm vào các đường nhăn trên trán. Trong số 3.000 người đi, chỉ có 800 người tới Bukhânvan, anh nói giọng đầy ý nghĩa. Bóng người to lớn của anh in trên nóc hầm xê đi xê lại như bóng ma lúc anh chấm đứt những lời anh thuật lại bằng một cái khoát tay đột ngột:

        - Di chuyển bao giờ cũng là chết.

        Họ đã hiểu tại sao Bôgoxki nói về chuyện ấy. Riômăng quăng mảnh đá từ nãy anh cầm cho nó lăn từ tay nọ sang tay kia. Riêng Pribula không chịu hiểu Bôgoxki:

        - Tôi nói là chúng ta không chờ đến lúc bọn phát xít xua chúng ta ra ngoài trại. Tôi nghĩ chúng ta phải phá hàng rào mà chạy đến chỗ quân Mỹ.

        Bôkhâu thở phì bực bội, những người khác cũng lên tiếng, và Bôgoxki lắc đầu:

        - Không tốt, không tốt tí nào. Quân Mỹ còn ở xa, xa lắm. Chúng ta phải chờ, hoặc này, chữ này nói thế nào nhỉ? - Anh quay về phía anh em khác hỏi.

        - Hoãn lại, - Bôkhâu gợi ý.

        - Khơrasô1, hoãn lại! - Bôgoxki mỉm cười cám ơn Bôkhâu và tiếp tục phát biểu ý kiến của mình: - Chúng ta phải làm thế nào, mỗi ngày đều có tin về tình hình mặt trận và để ý theo dõi bọn phát xít trong trại. Chúng nó không dám lao vào một trận chiến đấu với quân Mỹ đâu, mà chúng nó sẽ chuồn. Đó là thời cơ của chúng ta.

        Pribula chống tay ngã người ra đằng trước và cãi:

        - Chuồn à? Thế khi chúng bắn thì sẽ thế nào?

        Bôgoxki cười mỉm:

        - Được thì chúng mình cũng bắn.

        Pribula ngồi dậy bực tức:

        - Bằng mấy cái súng con mà chúng mình có đấy hẳn?

        Bôgoxki chưa kịp trả lời thì Riômăng đã chen vào. Với một cử chỉ đưa tay ra ôn tồn, anh hỏi dồn anh Ba Lan bướng bỉnh:

        - Chính cậu nói là chúng mình chỉ có mấy khẩu súng. Thế thì với mấy khẩu súng ấy hỏi cậu làm thế nào mà phá ra được? Thật là - anh búng ngón tay vì chưa nghĩ ra được chữ ấy bằng tiếng Đức - Thật là vô nghĩa.

-------------------
        1. Tiếng Nga: tốt lắm, đúng lắm
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:20:42 pm »


        Lúc này mấy người cùng xô nhau vào tấn công Pribula, tiếng xì xào đã trở thành loạn xạ. Họ cố gắng giải thích cho Pribula hiểu rõ ràng hành động non có thể đưa đến kết quả là toàn trại sẽ bị tiêu diệt. Pribula không chịu thua, cứ để cho những lý lẽ anh em đang lo lắng dồn đập tấn công vào mình, đôi lông mày anh ta nhíu lại bất mãn. Van Đalen vỗ nhẹ lên vai anh ta:

        - Hẳn cậu phải hiểu rằng không thể đem tính mạng hơn năm vạn người ra liều lĩnh được.

        Bôkhâu phải làm cho những người đang kinh động kia dịu bớt đi:

        - Thôi, đừng nóng nảy nữa, - anh chặn cuộc cãi nhau lộn xộn lại. - Bây giờ chính là lúc chúng ta phải giữ đầu óc cho tỉnh táo.

        Anh ngồi thẳng dậy, để hai tay lên đầu gối, khuỳnh rộng khuỷu tay:

        - Có một việc khác nữa, các đồng chí nghe đây này, tôi chưa biết là chúng mình nên làm như thế nào?

        Các đồng chí chăm chú nghe anh nói về tiểu đội cứu thương, và anh cũng phát biểu những nghi hoặc của anh.

        Bôgoki gật đầu:

        - Được lắm, - anh nói. - Chúng nó tìm chúng mình, chúng nó tìm chúng mình từ lâu rồi mà chúng nó vẫn chưa thấy. Nếu chúng nó tìm thấy chúng mình thì hoặc có thể nói là do cái bẫy, mà cũng có thể do không có bẫy, các đồng chí hiểu không? Tôi nói là chúng mình không nên sợ. Chúng mình phải luôn luôn cẩn thận, và mười sáu đồng chí đó phải khéo léo, rất khéo léo. Các đồng chí hiểu không?

        Với cái tiếng Đức lủng củng của anh, anh giải thích cho các đồng chí thấy rằng vấn đề tiểu đội cứu thương có phải là bẫy hay không thì cũng hoàn toàn không quan trọng. Nhưng điều quan trọng ở đây là có cơ hội để có thể đi quan sát chung quanh trại. Tiểu đội sẽ có thể đi khắp nơi, đến những căn nhà trại của bọn SS, đến nhà để xe của chúng, đến những đơn vị tăng viện...

        Bôkhâu chen vào, ngắt lời:.

        - Thế giả sử chúng nó muốn dỗ dành tiểu đội ở ngoài ấy và chúng nó giam chặt một người trong bọn hay cả mười sáu người thì sao? Rồi trong boong-ke, họ bị tra tấn đến mức thứ ba, cho đến khi không chịu được, họ phải khai những người họ biết thì sao? Chúng nó chỉ cần dỗ được một người trong bọn là tìm ra được mối liên lạc của cả nhóm.

        Bôgoxki không chịu:

        - Nhet, nhet, nhet[39], không nhóm, không nhóm gì cả.

        Anh đề nghị là chỉ nên đặt liên lạc giữa mình anh với một đồng chí trong tiểu đội cứu thương thôi, Bôkhâu vẫn bướng bỉnh không nghe:

        - Nhỡ có ai khai ra anh ra thì sao?

        Bôgoxki cười:

        - Thì cả nhóm không chết, chỉ mình tôi chết thôi!

        Mọi người phản đối ý kiến ấy. Bôgoxki lại đâm cáu:

        - Xây dựng một bộ máy lớn của những nhóm Quốc tế kháng chiến và nắm vũ khí trong tay thì bao giờ cũng có nguy hiểm chứ tài nào không được? Chúng ta đã thề là giữ im lặng và chết, và tôi muốn trung thành với lời thề ấy.

        - Đó không phải là mục đích của lời thề, - Bôkhâu cãi.

        - Thế thì chúng ta có ai khác ngoài chúng ta không? - Bôgoxki hỏi.

        - Có! - Bôkhâu đáp lại, và nói cho các đồng chí biết về đề nghị của Krêmơ - mà Krêmơ lại thích cái ấy hơn là anh tưởng.

        Các đồng chí cũng thừa nhận những thuận lợi này vì không cần thiết phải đặt liên lạc mới làm gì, và Bôkhâu sẽ liên lạc thường xuyên với anh trùm trại.

        Bôgoxki cũng rút lui kế hoạch của mình. Anh giơ hai tay lên cười vui vẻ:

        - Thôi được, như các đồng chí nói, tôi sẽ bàn đến tôi sau...

        Cuộc thảo luận không tới nửa giờ, và từng người một, không ai biết, phân tán về khối mình.

        Krêmơ đang sắp đi xuống y xá để triệu tập tiểu đội cứu thương gồm những anh em hộ lý ở đó thì Bôkhâu đến chỗ anh. Hai người chỉ cần nói với nhau vài câu. Bôkhâu cho Krêmơ biết là các đồng chí đã đồng ý với đề nghị của anh. Anh sẽ phụ trách tiểu đội cứu thương. Hai người trao đổi với nhau xem Krêmơ sẽ chọn những ai trong đám anh em hộ lý. Họ đều là những người đã qua thử thách, và tin cậy được. Sau đó, Krêmơ xuống y xá. Một đám anh em tù nhân ốm trông thê thảm đang đứng dọc theo hành lang dài bên ngoài cửa vào bệnh viện.

        Krêmơ đi rẽ qua đám người đang chờ đợi bước vào bệnh viện. Lộn xộn đầy những người. Những người ốm được cho vào từng tốp mười người một. Mùi chua tanh cộng với mùi mồ hôi của các cơ thể nóng bức xông lên, làm cho không khí trong phòng hầu như không thở được nữa. Anh em tù nhân làm hộ lý mặc những chiếc áo trắng đã sờn rách đang săn sóc người ốm. Họ lặng lẽ làm công việc ấy như một cái máy. Họ kéo ở chân tay người ốm ra những mẩu băng bằng giấy vừa bẩn vừa rách, lau sạch vết đau đã toác miệng, chung quanh vết đau đã thành một vành đen do nhiều lớp thuốc mỡ đắp vào khô hẳn lại. Họ lấy một chiếc que gỗ dẹt, bôi bệt một lượt thuốc mỡ mới vào vết thương. Rồi một cuộn băng giấy khác lại được quấn vào mau lẹ và thông thạo, như người ta quấn giấy chung quanh một cái chậu hoa. Suốt lúc ấy, chẳng ai nói một lời.

-----------------
        1. Tiếng Nga: không, không, không.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:23:30 pm »


        Khoảng thời gian ngắn ngủi giữa lúc điểm danh buổi tối với lúc thổi còi giới nghiêm cần được tận dụng. Anh hộ lý khẽ đặt tay vào lưng người ốm đẩy ra.

        - Xong rồi, mời người sau vào.

        Người kế sau đó đã kéo tụt quần xuống và lẳng lặng giơ cho anh hộ lý xem một vết lở tím đen trên cái đùi xương xẩu của mình. Anh ta được xếp riêng ra, kéo quần lên và khập khiễng bước đến chỗ hàng người đứng chờ sẵn bên bàn mổ.

        Erich Kơn, y tá trưởng ở y xá, đảng viên Cộng sản và trước kia là diễn viên, đang mổ, Anh không có thì giờ nhìn kỹ người ốm đã nằm sẵn trên bàn chờ anh mổ. Bàn mổ chỉ là một tấm gỗ chẳng nhẵn nhụi gì, trên để một chiếc gối đen bằng vải dầu. Kơn chỉ thấy những chỗ u, những chỗ sưng tấy, và trong khi người phụ việc của anh úp cái mặt nạ có thuốc mê lên người ốm thì anh trù tính mổ chỗ sưng bằng nhát dao mổ chéo chữ thập rồi thế là mũi dao của anh thọc vào chỗ thịt đau. Anh lấy hai ngón tay nặn cho mủ ra hết và lau sạch vết thương. Người phụ việc đứng đó đã sắp sẵn thuốc mỡ với bông băng và vết thương được băng lại nhanh chóng.

        Một người phụ việc nữa dựng người mổ ngồi lên, tát hai cái thật mạnh vào hai bên má cho anh ta tỉnh lại.

        - Anh bạn đừng giận nhé, chúng ta chẳng có thì giờ đợi cho đến lúc anh tự tỉnh lại đâu.

        Hãy còn mê man, con người bị dựng đậy một cách bất thình lình như thế, bò từ trên bàn mổ xuống, lảo đảo bước ra chỗ để chiếc ghế dài kê sát tường, không hiểu chung quanh mình đang diễn ra những gì. Ở đấy, anh có thể cứ ngồi như vậy, và cũng như những anh em khác vừa được chữa, anh có thể ngủ gà ngủ gật cho đến khi cái cảm giác tê mê của mình tan hết. Không ai bận tâm đến những người ngồi đó nữa. Nhưng thỉnh thoảng một anh hộ lý lại đến kéo người ta ra khỏi chiếc “Ghế Ngây Ngất”.

        - Nào anh bạn, đã hoàn hồn chưa đấy? Về đi thôi, đứng dậy đi. Lui ra nào.

        Krêmơ đứng nhìn, cố không tỏ ra xúc động. Những người ốm dễ bảo, ngoan ngoãn nằm lên bàn. Họ hít thuốc mê vào như người nghiện đã quen, vấn đề là cái nào nhanh hơn, giấc ngủ hay con dao mổ... mười chín... hai mươi... hai mươi mốt... có tiếng người rên, mũi dao mổ đã nhanh hơn.

        Khi Krêmơ bước vào, Kơn chỉ hơi gật đầu một cái rồi không bận tâm gì đến Krêmơ nữa, mặc dù anh biết trùm trại muốn đến nói chuyện với anh. Sau khi mổ được ba người nữa, Kơn đã làm xong việc trong ngày. Anh đi với Krêmơ vào phòng hộ lý để rửa tay. Krêmơ như hãy còn xúc động, nói:

        - Cái kiểu anh làm như thế thì...

        Kơn lau tay, đoạn ngồi xuống chiếc ghế dài bên cạnh Krêmơ và mỉm cười như hiểu ý:

        - Ừ, cái kiểu tôi làm như thế...

        Mấy năm trước đây anh bị đưa đến y xá này để chữa bệnh dạ dày, được anh em chăm sóc cho khỏi, rồi ở lại luôn y xá. Một thời gian sau, anh đã gần trở thành như bác sĩ, và do sự cần thiết bắt buộc, anh cũng đã tự mình loay hoay làm quen với việc mổ xẻ. Bây giờ anh mổ như một bác sĩ thực thụ.

        - Ừ, cái kiểu tôi làm như vậy...

        Trong cách nói ấy có một chút kiêu hãnh.

        Phải im lặng và tập trung tư tưởng mãi trong phòng mổ, bây giờ anh mới có thể nghỉ ngơi thoải mái sau khi đã xong công việc khó khăn kia. Người mảnh dẻ, quãng bốn mươi, anh đã làm cho các bạn trong y xá được vui thích hàng giờ bằng cái kho kỷ niệm vô tận của anh về sân khấu; và trong phòng bệnh nhân, với niềm vui từ trong trái tim cứng rắn của người anh bốc lên, anh đã làm cho nhiều tia sáng đang tàn lụi đã lấy lại được sức sống.

        - Này, cậu này, trông cậu đã khỏe tại rồi đấy, - anh thường đến bên giường khuyến khích bệnh nhân như vậy. - Tôi đã chẳng bảo mãi với cậu rằng què quặt vẫn còn hơn chết là gì2?

        Nhưng lúc ngồi bên cạnh Krêmơ, anh có vẻ trầm ngâm suy nghĩ.

        - Pha... ả... ải, - anh gật đầu sau khi nghe Krêmơ giải thích cho anh biết lý do tại sao Krêmơ đến đây. - Bắt đầu bằng chiến tranh chớp nhoáng2, và kết thúc bằng một tiểu đội cứu thương của tù nhân. Trước tiên là tiếng kèn chiến thắng, rồi sau đến còi báo động, phi cơ oanh tạc…

---------------------
        1. Nguyên văn: Xấu một nửa còn hơn tệ.

        2. Cầu nói ám chỉ bọn Hitler chủ trương dùng chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) để tiêu diệt đối phương, nhưng chúng đã thất bại ngay từ khi áp dụng lối chiến tranh ấy.


Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:28:11 pm »


        Anh đứng dậy, mắc khăn tay vào đinh.

        - Deutshes Volk1! Ngẫm lại ngươi thật là ngu ngốc! Trước hết ngươi bôi đen đầu óc ngươi rồi bôi đen đến những cửa sổ...

        Anh cười chua chát rồi bỗng quay lại nhìn Krêmơ, đôi mắt xám của anh trông còn sắc sảo hơn trước.

        - Qua những trạm gác mà không có lính đi kèm à? Tại sao, như vậy là...

        - Chính đó là chuyện tôi muốn bàn với anh đấy, - Krêmơ đáp.

        Nóng lòng muốn biết, Kơn ngồi sát bên Krêmơ, và hai người nói chuyện một lúc lâu, cho đến khi Krêmơ phải rời y xá đi ra vì đã có còi giới nghiêm. Họ đã chọn được mười sáu người cho tiểu đội.

        - Đừng nói gì vội, - Krêmơ dặn. - Để tôi sẽ tự nói với họ.

        Sáng hôm sau, Pipich từ phòng nhân viên tới, mang theo bản danh sách tù nhân di chuyển, vẻ mặt đau khổ, anh đưa danh sách cho Hơfen, và Hơfen cũng lẳng lặng cầm lấy. Từ khi đem đứa bé về, giữa hai người như có điều gì không ổn. Quan hệ giữa hai người không còn như trước nữa.

        Trước đây, bao giờ Hơfen cũng luôn luôn thân mật, nhưng giờ anh trở nên dè dặt. đặc biệt là về chuyện đứa bé. Lần nào Pipich định thuyết phục anh rằng phải giữ đứa bé trong trại anh đều lẩn tránh. Trước đây mỗi khi hai người không đồng ý với nhau chuyện gì, thường họ không cãi lý dài dòng. Người này lập tức nghe theo nhận xét đúng hơn của người kia. Pipich không sao hiểu nổi người bạn mình về câu chuyện đứa bé, mà đôi với anh, chuyện ấy hoàn toàn chẳng có gì phức tạp.

        Mặt trận ngày càng lan gần đến trại. Dù sao tình hình này cũng không thể kéo dài hơn nữa. Hoặc là họ sẽ sớm được tự do, hoặc là sẽ chết. Giữa hai cái đó chẳng có con đường thứ ba nào nữa.

        Còn gì đơn giản hơn là cứ giữ đứa bé ở đây cho đến lúc chiếc kim của bàn cân chỉ sang phía này hay sang phía kia? Đứa bé sẽ cùng đi với họ đến tự do, hay là cùng chết với họ.

        Xuất phát từ ưu thế của cái kết luận đơn giản ấy, Pipich không thể hiểu tại sao Hơfen lại cương quyết cho đứa bé đi như vậy. Cậu ta sợ chăng?

        Hơfen vứt bản danh sách lên mặt quầy:

        - Chuẩn bị đồ đạc sẵn sàng. Đến trưa, lúc ta giao hành lý cho họ thì anh tìm anh Ba Lan và trả cho anh ta chiếc va-li, - anh nói gọn lỏn.

        Pipich thọc hai tay vào túi quần, nheo mắt lại.

        - Cố nhiên là đưa chiếc va-li không chứ? - Câu hỏi này cốt là để tấn công.

        Hơfen nhìn chòng chọc vào mắt anh chàng bé nhỏ:

        - Không!

        Hơfen đáp cụt ngủn rồi định bước đi.

        Pipich nắm tay anh giữ lại.

        - Đứa bé ở lại đây!

        Hơfen giằng ra:

        - Anh không quyết định được điều đó!

        - Thì anh cũng thế! - Pìpich đốp trả lại.

        Hai người giương mắt sững sờ nhìn nhau, trong lòng cũng thấy rộn lên những cảm giác như nhau.

        - Anh sợ à? - Pipich dịu giọng hỏi.

        Hơfen quay đi, khinh bỉ:

        - Đừng có nói nhảm!

        Pipich lại nắm lấy tay Hơfen giữ lại, cầu khẩn:

        - Cứ để đứa bé ở đây, Anđrê ạ. Anh không phải lo lắng gì cả, tôi sẽ tự mình chịu hoàn toàn trách nhiệm.

        Hơfen cười gằn:

        - Trách nhiệm? Thế chuyện vỡ ra thì ai ăn đạn của chúng nó? Anh hay tôi? Tôi, vì tôi là Kapô1. Không làm thế nào khác được, đứa bé cứ phải đi với anh Ba Lan thôi.

        Hơfen bỏ Pipich đứng đó và đi vào phòng nhân viên.

        Pipich nhìn theo buồn bã. Bây giờ thế là anh đã rõ: Hơfen sợ! Trong lòng Pipich trào lên nỗi khinh bỉ, ghê tởm - Được, cậu ấy hoảng rồi, và không dám liều, thế thì mình sẽ tìm cách bảo vệ cho nó được an toàn. Nó phải biến khỏi căn nhà này và biến ngay lập tức. Một khi giấu được nó vào chỗ khác, Hơfen sẽ không thể làm gì được nữa. Pipich hít một hơi dài, lòng nặng trĩu.

        Đứa bé đi đâu được bây giờ? Ngay lúc này anh cũng chưa biết, nhưng điều đó không làm anh thay đổi quyết định của mình. Anh muốn bàn việc ấy với Krôpinxki; rồi hai người sẽ nghĩ ra cách gì chăng?

        Đối với Hơfen, việc phải cư xử cứng rắn như vậy với Pipich, người bạn cũ tốt bụng ấy, không phải dễ dàng, và anh biết anh bạn đang nghĩ gì về mình.

        Chỉ một lời nói thôi là Pipich sẽ hiểu hết. Nhưng lời ấy không nói ra được.

        Lát sau, Krêmơ tới. Anh kéo Hơfen vào một góc phòng.

        - Chuyến tù đi chiều nay.

        Hơfen gật.

        - Tôi có bản danh sách rồi.

        - Có gì không ổn thế? - Krêmơ hỏi.

        Hơfen lặng nhìn ra chỗ khác, ngoài cửa sổ.

        - Có gì không ổn đâu? - Anh đáp và nhún vai. - Đứa bé cố nhiên sẽ cùng đi.

----------------------
        1. Tiếng Đức: Nhân dân Đức. Ở đây: hỡi nhân dân Đức...

        2. Xem chú thích đã dân ở những chương trên.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:28:57 pm »


        Krêmơ nghe thấy nỗi đau đớn trong câu trả lời của Hơfen và cũng muốn nói vài lời dịu dàng với Hơfen.

        - Không phải tôi vô nhân đạo, Anđrê ạ, nhưng cậu nên thấy rằng...

        - Tôi không thấy ư? - Hơfen phát bẳn với Krêmơ, gần như sừng sộ.

        Krêmơ không muốn cãi vã. Anh phải hết sức giữ cho mình khỏi quá cứng rắn, và điều đó làm anh đau xót. Vì vậy, anh chỉ gật đầu im lặng, đưa tay ra bắt tay Hơfen, đấu dịu:

        - Thôi, tôi không muốn bận tâm đến chuyện đó nữa, nếu anh muốn biết. Bây giờ thì tất cả tùy anh.

        Krêmơ bỏ đi.

        Hơfen nhìn theo, sa sầm nét mặt. Bây giờ tất cả là tùy anh. Anh mỏi mệt trở vào góc nhà. Đứa bé đang ngồi trên giường chơi “tranh ảnh đẹp”. Đó là mấy quân bài cũ Krôpinxki đã đem đến cho nó.

        Krôpinxki ngồi xổm bên cạnh đứa bé, ngẩng nhìn Hơfen như cám ơn. Anh đẩy cái mũ từ phía trước ra sau đầu, và lau mồ hôi trán. Đứa bé biết Hơfen, cười mỉm với anh. Nhưng Hơfen vẫn nghiêm nghị khác thường. Anh nhìn lướt qua đứa bé và nói với Krôpinxki bằng một giọng mà ngay cả anh cũng thấy xa lạ.

        - Cậu phải đem đứa bé trả lại cho anh Ba Lan.

        Krôpinxki hình như không hiểu, Hơfen phải nói thêm, gay gắt:

        - Anh ta sẽ đi với chuyến tù hôm nay.

        Krôpinxki từ từ đứng dậy:

        - Chuyển tù à?

        Hơfen thấy trong người bứt rứt vô cùng, anh muốn giải quyết câu chuyện này cho chóng. Bỗng anh đột ngột hỏi Krôpinxki:

        - Như thế thì có gì là lạ.

        Krôpinxki lắc đầu. Chuyển tù thì không có gì lạ. Nhưng sao Hơfen lại tồi tệ với anh ta thế?

        - Chuyển tù đi đâu? - Krôpinxki hỏi.

        Mặt Hơfen càng sa sầm lại. Anh trả lời gắt gỏng:

        - Tôi không biết! Tôi bảo sao cứ làm thế!

        Đôi mắt Krôpinxki mở to vì sợ hãi bất ngờ. Trên môi anh đã mấp máy một lời phản đốì, nhưng anh không nói gì, chỉ nhìn vào gương mặt ảm đạm của Hơfen với nụ cười trống không, chết lịm. Hơfen sợ mình lại sẽ nhụt đi chăng, anh xẵng giọng nói với Krôpinxki:

        - Đem đứa bé đi trước khi thằng Xvailinh đến và... và...

        Krôpinxki cúi xuống, cẩn thận lấy hết những “tranh ảnh đẹp” trong tay đứa bé, xếp kỹ từng cái vào với nhau và bế đứa bé lên.

        Khi anh sắp bước đi thì Hơfen đưa tay xoa xoa mó tóc mềm của đứa bé.

        Mặt Krôpinxki bừng lên hy vọng. Anh gật đầu với Hơfen có vẻ khuyến khích và tha thiết nói:

        - Đấy anh xem, xem kỹ đi, xem đứa bé nhỏ tí đi, - anh nói dịu dàng. - Nó có đôi mắt đẹp quá, cái mũi xinh quá, đôi tay, đôi bàn tay xinh xắn quá... mọi thứ của nó hãy còn bé nhỏ quá đi thôi...

        Ngực Hơfen như bị ép lại, người anh nóng ran. Anh để bàn tay vuốt nhè nhẹ xuống như đang kéo một chiếc mũ che mặt đứa bé:

        - Đúng, đúng. Một đứa bé Do Thái Ba Lan tí tẹo...

        Krôpinxki trở nên hoạt bát hơn. Anh lắc đầu:

        - Có phải chỉ ở Ba Lan mới có trẻ em đâu, ở khắp thế giới đâu cũng có trẻ em. Chúng mình phải yêu quý trẻ em và săn sóc nó...

        Lòng bị dày vò, Hơfen văng tục:

        - Mẹ kiếp! Tớ chẳng làm thế nào được! Krêmơ bảo tớ... Anh ấy bảo là đứa bé phải...

        Krôpinxki mau lẹ ngắt lời, đôi mắt long lanh:

        - Anh đừng nghe Krêmơ! Krêmơ là một người ít tình cảm. Anh xem Hồng quân đây - Mỗi lúc một đến gần, mỗi lúc một đến gần, và cả quân Mỹ nữa, họ ngày càng đến gần. Và lúc đó thì thế nào? Chỉ vài tuần nữa là tất cả bọn phát xít đi đời, và chúng ta tự do, cả đứa bé nữa.

        Hơfen mím chặt môi lại đến nỗi đôi môi trắng bệch ra. Anh nhìn thẫn thờ về phía trước, dường như những ý nghĩ của anh trôi đi đâu hết. Sau cùng anh bừng tỉnh, khoát tay một cái như để xua đuổi những ý nghĩ đang gào thét trong lòng.

        - Tôi đã nghĩ lại rồi, - anh nói, giọng hoàn toàn đổi hẳn. - Bây giờ anh không thể đem đứa bé đến cho anh Ba Lan được. Anh ta làm gì được với nó? Trong chuyến tù đi, mọi thứ đều lộn xộn cả. Hãy chờ đến chiều.

        Krôpinxki thở phào nhẹ nhõm.

        Lúc Krêmơ đến y xá, mười sáu anh em hộ lý được chọn vào tiểu đội cứu thương cũng đang chờ anh. Họ còn chưa biết họ bị gọi đến làm gì. Krêmơ có nhiệm vụ nói cho họ biết. Anh nói luôn, không mào đầu:

        - Các anh em, từ hôm nay trở đi, các anh em là tiểu đội cứu thương.

        Các anh em hộ lý đứng quây chung quanh Krêmơ có vẻ chờ đợi. Anh biết tất cả, họ còn trẻ tuổi, dũng cảm, đáng tin cậy và đã từng ở trong trại lâu năm.

        - Tiểu đội cứu thương à? Nó là cái gì thế?

        Krêmơ nói mấy câu giải thích mục đích công việc của họ. Trong trường hợp trại bị tấn công, họ sẽ được sử dụng với tính cách nhân viên y tế của bọn SS.

        - Nghĩa là chúng tôi phải thay tã cho chúng nó hả? - Một anh chua chát hỏi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:29:42 pm »


        Những người khác cười, nhưng rồi lại chăm chú nghe. Krêmơ bảo cho họ biết rằng họ sẽ được trang bị mũ sắt, mặt nạ phòng hơi độc, túi thuốc cấp cứu và sẽ ra đi tít tận ngoài những vành đai canh gác mà không có lính gác đi kèm.

        - A! Được nghỉ lễ Thiên chúa Giáng sinh! - Tất cả anh em hộ lý cùng nhao lên. - Cái này là mới đây!

        Krêmơ cắn môi gật đầu.

        - Giờ kết thúc sắp đến, - anh nói.

        - Và bọn đầu sỏ hình như đang phát cáu, có phải không? - một anh khác hỏi.

        Krêmơ lại gật.

        - Tôi không phải nói nhiều, tự các anh biết như vậy là thế nào, - Krêmơ nhìn từng người, nói tiếp: - Chúng tôi chọn các anh ra chứ không phải bọn đầu sỏ kia cử ra. Đối với chúng nó thì anh em chỉ là tiểu đội cứu thương, anh em hiểu chứ?

        Anh ngừng lại. Cả bọn mười sáu người đều hiểu ngay trong lời nói này có một ý nghĩa đặc biệt, và khi Krêmơ càng nói nhỏ và càng gấp hơn trước thì anh em càng hiểu.

        - Anh em hãy để ý cho tinh, nhìn quanh mình, anh em sẽ đi lại khắp mọi nơi. Thấy được gì thì báo cho Erich Kơn biết. Kơn sẽ phụ trách tiểu đội. Tôi đã thảo luận mọi việc khác với Kơn rồi.

        Kơn gật đầu đồng ý.

        - Nghe này! - Krêmơ quay ra từng người - Triệt để kỷ luật, triệt để bí mật! Không được để bọn đầu sỏ tìm thấy bất cứ một cái gì để chê trách. Anh em hiểu chứ?

        Anh yên lặng nhìn khắp lượt mười sáu người. Họ đã biết Krêmơ và không hỏi thêm câu gì nữa. Họ hiểu rằng họ phải làm gì.

        Krêmơ đưa họ ra cổng.

        Tên Rainơbôt tiếp họ bằng cái cười ngạo nghễ. Hắn từ trong phòng giấy bước ra, đứng trước mười sáu người, và đang xỏ dôi găng tay da lợn màu vàng. Với dáng điệu lịch sự, hắn bước dọc theo hàng người đứng nghiêm, trên mặt họ không có một bắp thịt nào cử động.

        Cái cười của Rainơbôt càng thêm tinh quái.

        - Thế mày đã chọn những đứa khá nhất đấy, phải không? - Hắn hỏi Krêmơ:

        - Thưa ngài chỉ huy điểm danh, vâng, chính là những người khá nhất! - Krêmơ trả lời không ngập ngừng.

        Câu hỏi với câu trả lời đều khá mập mờ.

        - Tao hy vọng rằng mày đã nói cho các bạn mày biết nếu một đứa trong bọn chuồn đi thì cả trại sẽ ra sao rồi chứ?

        - Thưa ngài chỉ huy điểm danh, vâng ạ, tôi đã dặn bảo những điều cần thiết cho các tù nhân.

        - Khá lắm, - Rainơbôt cũng đáp lại một cách mập mờ mà nhã nhặn như vậy. - Thế trong đội này đứa nào cầm đầu?

        Kơn bước lên:

        - Thưa tôi.

        - A ha! - Rainơbôt móc ngón tay cái vào sau cái khuy chiếc áo ngoài lịch sự của hắn và khoằm mấy ngón kia lại.

        - Kơn, cố nhiên rồi. Hễ rục rịch cái gì là nó có mặt ngay.

        Krêmơ đỡ cho Kơn, trình bày:

        - Anh ta là y tá trưởng trong y xá.

        - A ha! - Rainơbôt lại nói. - Thế ra nó liên quan như vậy đấy.

        Rồi gật đầu, Rainơbôt ra hiệu cho Krêmơ hiểu rằng hắn không cần hỏi anh thêm nữa, và để cho tiểu đội bước đi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2018, 11:31:15 pm »


7

        Hai người đứng trong góc không biết rằng họ đã bị một người đứng nghe trộm quan sát một lúc khá lâu. Người ấy là Xvailinh.

        Hắn bước vào ngôi nhà một cách bất ngờ, Pipich đang đứng trong hành lang, giữa những đống bị quần áo, chăm chú nhìn vào góc nhà nên không để ý thấy hắn. Vừa bước vào, nhìn cử chỉ Pipich, tên Xvailinh đã biết ngay phía sau đang có chuyện gì.

        Hắn rón rén bước đến phía sau lưng Pipich trong khi anh ta không dè tới, và nói bằng cái giọng đặc sệt của hắn:

        - Mày thậm thụt gì ở đây hử?

        Pipich quay ngoắt người lại, hoàng hốt nhìn tên Xvailinh, miệng há hốc. Tên thượng sĩ cười, cái cười nham hiểm và ranh mãnh, nói:

        - Sao tự nhiên chúng mày im bặt đi thế?

        - Thưa ngài thượng...

        - Câm mồm!

        Xvailinh rít lên nguy hiểm, rồi hắn len lén bước bằng đầu mũi giày, đến phía sau đứng im nghe ngóng bên đống bị chất cao. Khi Hơfen với Krôpinxki bỏ góc nhà đi ra và che lấp lối đi vào bằng một đống bị, họ không trông thấy Xvailinh. Đến lúc họ quay người đi ra, bất chợt họ thấy mình đang đứng trước mặt tên thượng sĩ. Máu trong người Hơfen ngừng chuyển, tim anh đang đông cứng lại như băng. Nhưng lập tức anh tự chủ được mình. Anh thản nhiên chỉ mấy chiếc bị và bảo Krôpinxki, vẻ rất bình thản:

        - Rồi cậu chất cái của ấy ở chỗ này.

        Xvailinh cũng làm ra vẻ thản nhiên:

        - Chúng mày lại xếp bị thành đống nữa ư?

        - Thưa ngài thượng sĩ, vâng, để cho mối khỏi xông ạ.

        Krôpinxki nhanh trí xếp một đống khác nữa trước lối đi vào.

        Xvailinh bước nhanh lên thúc đầu gối vào sống lưng Krôpinxki và xô đống bị sang một bên.

        Pipich đứng đằng trước hoảng hồn thấy Xvailinh đi biến vào góc nhà. Hơfen và Krôpinxki im lặng đưa mắt nhìn nhau cảm thấy tình thế thật là nguy hiểm.

        Khi Xvailinh vừa xuất hiện ở chỗ ngách thì đứa bé đã chạy trốn tên SS, bò vào một góc, cuộn tròn người lại. Hơfen cũng bước tới.

        Xvailinh chúm miệng nở một nụ cười ngốc nghếch khiến cho những nét nhăn đóng thành một vòng quanh cằm.

        - Quả là chúng mày có mối ở đây... - Hắn nói một câu tinh quái.

        Điệu bộ nguy hiểm ấy của hắn là một lời cảnh cáo đối với Hơfen. Anh liền quyết định phải túm lấy sừng con bò mộng. Lúc này mà chỉ can đảm và thật thà như đếm thì sẽ chẳng làm nổi cái gì.

        - Ngài thượng sĩ... - Hơfen vừa thốt lên.

        - Sao?

        - Để tôi xin nói...

        - Ừ, tao biết thóp cả rồi.

        Xvailinh đưa mũi giày trỏ vào đứa bé.

        - Đem con mối này đi.

        Krôpinxki bước theo sau hai người vào phòng giấy tên thượng sĩ. Hơfen đã đặt đứa bé xuống. Nó len lén bò vào trong góc. Xvailinh nguẩy tay một cái về phía Krôpinxki ra hiệu như muốn gạt anh đi. Krôpinxki phải ra khỏi buồng.

        Vừa lúc chỉ còn một mình tên Xvailinh với Hơfen, và hắn vừa ngồi vào bàn thì tiếng còi ngoài cổng vang rống lên như tiếng mãnh thú vồ mồi. Xvailinh nhìn ra cửa sổ và Hơfen lợi dụng cơ hội đáng mừng này để chuyển sang vấn đề ấy.

        - Báo động phi cơ oanh tạc, thưa ngài thượng sĩ, ngài không muốn xuống hầm sao?

        Xvailinh nhếch mép, trông như hắn muốn cười. Chờ cho tiếng còi báo động tắt hẳn, hắn mới trả lời.

        - Không, lần này tao ở lại đây với mày.

        Hắn châm một điếu thuốc lá hút và nhìn trước mặt. Mồm hắn ngoạc ra. Hắn có vẻ suy nghĩ điều gì.

        Hơfen, sẵn sàng đối phó với mọi điều có thể xảy ra, theo dõi nhìn cử chỉ khác thường ấy của Xvailinh có vẻ nghi hoặc. Sau cùng, hắn ngước mắt nhìn về phía Hơfen, trông như hắn đang theo đuổi ý nghĩ riêng của hắn.

        - Hôm qua chúng đã đến Ecfuôc. - Xvailinh bất chợt nói. Hơfen lặng thinh; nó muốn nói gì kia chứ? Xvailinh lè cái lưỡi trên môi dưới trễ xuống của hắn, nhìn anh tù nhân đứng trước mặt, nét mặt điềm nhiên như không. Hắn ngừng một lát rồi nói: - Tao xưa nay vẫn tử tế với chúng mày...

        Trong khi hắn nheo mắt lại nhìn Hơfen qua kẽ mắt, chờ đợi anh trả lời. Nhưng Hơfen vẫn nhất định đứng im, không biết chắc tên Xvalinh đang muốn gì.

        Xvailinh đứng dậy, thong thả bước đến góc phòng, chỗ đứa bé lẩn vào đó. Hắn nhìn cái sinh vật ấy một lúc bằng con mắt thẫn thờ, rồi đưa mũi giày khe khẽ chạm vào đứa bé. Đứa bé trườn ra xa, Hơfen càng thấy căng thẳng.

        Bên ngoài, Krôpinxki và Pipich đứng bên chiếc quầy dài. Họ đang bận soạn đồ dạc cho chuyến tù đi, nhưng vẫn nghe ngóng xem tình hình bên trong như thế nào. Họ đã chờ đợi một tấn thảm kịch và rất ngạc nhiên không hiểu tại sao trong phòng tên Xvailinh lại yên lặng thế. Thế rồi, họ thấy tên Xvailinh lại bước đến gần Hơfen và hình như hắn nói gì thân mật với Hơfen. Không biết có chuyện gì đây.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM