Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:08:28 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trần trụi giữa bầy sói  (Đọc 27218 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:48:14 pm »


        Trong chiếc va li, một đứa trẻ ăn mặc rách rưới nằm cuộn tròn, hai bàn tay nhỏ bé úp vào mặt. Em bé này áng chừng ba tuổi. Krôpinxki cúi xuống trố mắt nhìn đứa bé. Nó nằm im không cựa quậy. Pipich âu yếm vỗ cái thân hình nhỏ bé.

        - Một chú mèo con, nó đến đây ở với chúng mình đấy1!

        Anh nắm vai đứa bé muốn xoay người nó lại, nhưng hình như nó kháng cự. Sau cùng Krôpinxki nói:

        - Chú bé tội nghiệp2 - anh nói tiếng Ba Lan - cháu ở đâu đến - Nghe tiếng Ba Lan, đứa bé nhoai đẩu lên như một con ốc sên từ nãy giờ còn núp ở trong vỏ. Cái dấu hiệu đầu tiên mỏng manh của sự sống kia trông thật vô cùng cảm động đến nỗi cả hai người nhìn đăm đăm vào đôi mắt đứa bé. Khuôn mặt tí xíu ấy đã có cái dáng điệu nghiêm nghị của một người lớn hiểu biết, ánh sáng long lanh trong đôi mắt của nó không phải là thứ ánh sáng long lanh của tuổi thơ. Đứa bé nhìn hai người chờ đợi. Cả hai người dường như không dám thở mạnh.

        Rôsơ không kìm nổi tính tò mò. Anh ta khe khẽ đi luồn vào trong góc, bất chợt đứng trước mặt hai người.

        - Thế này là thế nào đây?

        Pipich giật mình đánh thót một cáỉ quay lại rít sẽ vào tai anh chàng Rôsơ đang sửng sốt.

        - Cậu điên hay sao? Vào đây làm gì kia chứ? Đi ra ngoài đi? Cậu muốn thằng Xvailinh nó tóm cổ chúng mình à?

        Rôsơ xua tay:

        - Nó đang ngủ gà ngủ gật.

        Đoạn cúi xuống tò mò nhìn đứa trẻ rổi cất giọng the thé, nói:

        - Cậu nhặt được cái đồ chơi này xinh đấy.

        Một số tù nhân mới tới đứng ở cái quầy dài đằng trước, họ phải giao lại vài thứ đổ lặt vặt của họ, một chiếc nhẫn cưới hoặc một chùm chìa khóa.

        Tù nhân trong đội Commando để riêng các đổ vật ấy vào những bao giấy, và Hơfen với tư cách là Kapô của đội đứng giám sát thủ tục.

        Xvailinh đứng bên anh đang theo dõi. Cái miệng luôn luôn hé mở khiến vẻ mặt của hắn vốn đã vô duyên lại càng thêm nhạt nhẽo.

        Những thứ đồng nát kia đối với hắn chẳng thú vị gi, hắn bỏ quầy đi ra. Đôi mắt Hơfen nhìn theo tên SS, dáng điệu uể oải của tên này khiến cho thân hình xương xẩu của hắn giống như cái móng tay cong cong. Xvailinh bước từng bước dài trở về phòng.

        Những người mới tới chẳng mấy chốc đã được đưa đi chỗ khác và Hơfen bây giờ mới có dịp săn sóc đến đứa bé. Rôsơ lúc này đã quay lại bên quầy, giữ Hơfen lại.

        - Nếu cậu tìm Pipich thì... Rôsơ trỏ tay về phía sau, vẻ tò mò háo hức. Hơfen đáp gọn:

        - Tớ biết rồi. Đừng có bép xép gì về chuyện này, hiểu chưa?

        Rôsơ phát cáu hỏi:

        - Tôi là một thằng cò mồi hay sao?

        Anh ta bực mình nhìn theo Hơfen. Các tù nhân khác cũng đã chú ý đến và hỏi. Nhưng Rôsơ không trả lời. Anh ta mỉm một nụ cười bí mật, đoạn vào phòng nhân viên.

        Đứa bé đã ngồi thẳng dậy trong chiếc va li và Krôpinxki đang quỳ trước mặt nó tìm cách làm cho nó nói.

        - Tên cháu là gì? Nói cho chú nghe nào. Bố cháu đâu? Mẹ cháu đâu?

        Hơfen cũng đã đến. Pipich nói thầm, lúng túng:

        - Chúng mình làm thế nào với cái của này đây? Chúng nó mà tóm được thì chúng quật chết thằng bé mất.

        Hơfen quỳ xuống nhìn chằm chằm vào mặt đứa bé.

        - Nó không nói, - Krôpinxki thất vọng kết luận.

        Việc thấy người lạ hình như làm cho đứa bé sửng sốt. Nó ghì lấy manh áo đã rách bươm của nó và mặt nó cứng rắn lạ thường; hình như nó không biết khóc là gì.

        Hơfen nắm lấy bàn tay nhỏ sợ sệt:

        - Này, em là ai thế, em bé?

        Em bé mấp máy đôi môi, nuốt ực trong cổ.

        - Nó đói đấy, - Pipich thốt lên vì thấy nguyên nhàn.

        - Để tôi đi kiếm cái gì cho nó.

        Hơfen đứng lên thở một hơi dài. Ba người nhìn nhau phân vân. Rồi, với vẻ lo lắng, Hơfen hất mũ ra sau đầu.

        - Phải... phải phải... cố nhiên...

        Pipich lại tưởng đó là Hơfen tán thành ý định của mình đã sắp sửa chạy đi. Nhưng mấy tiếng bâng quơ kia chẳng qua là Hơfen tự thốt ra với mình để sắp xếp lại những ý nghĩ lộn xộn trong đầu óc. Rồi thằng bé sẽ ra sao đây? Nó có thể đi đâu được? Bây giờ thì có lẽ hãy cứ phải ở đây đã. Hơfen giữ Pipich lại và suy nghĩ.

        Anh dặn Krôpinxki:

        - Cậu dọn cho nó một chỗ nằm, lấy một ít áo cũ đem trải ra góc kia và...

        Anh ngừng lại, Pipich nhìn Hơfen như dò hỏi. Trên gương mặt Hơfen có thế thấy vẻ hoảng hốt đột ngột.

        - Nhỡ đứa bé kêu thì sao...?

-----------------------
        1. Theo nguyên văn, những nhân vật không phải người Đức trong truyện đéu nói những câu sai văn phạm và lủng củng. Do đó, văn dịch giữ nguyên tinh thần ấy.

        2. Nguyên văn: “Con mối tội nghiệp”, ý nói một vật yếu đuối dễ chết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:52:53 pm »


        Hơfen đưa tay lên bóp trán:

        - Trẻ con nó sợ rồi nó hét lên... Ôi, thế là đi đứt...! - Anh lại trố mắt nhìn đứa bé. Như thế một lúc lâu.

        - Có thể là... có thể là nó không còn kêu được nữa ấy chứ - Anh nắm hai vai đứa bé khe khẽ lay. - Cháu không được kêu nghe không? Nếu không thì bọn SS nó đến.

        Nỗi sợ hãi bỏng biến đổi nét mặt đứa bé. Đứa bé giằng ra khỏi tay Hơfen, lăn người vào trong va li và co rúm người lại, lấy hai tay úp vào mặt.

        - Nó biết đấy, - Pipich reo lên.

        Để thí nghiệm cái lý thuyết của mình, anh đậy nắp va li lại. Rồi họ lắng nghe. Bên trong va li vẫn yên lặng.

        - Đúng rồi, - Pipich nhắc lại. - Nó biết đấy.

        Anh lại mở va li ra; đứa bé vẫn không cựa quậy. Krôpinxki bế đứa bé lên. Nó nằm gọn giữa hai bàn tay anh như một con sâu cuộn tròn mình lại. Cả ba người nhìn cái sinh vật kỳ lạ ấy, không biết làm thế nào.

        Hơfen đỡ đứa bé từ tay Krôpinxki xoay nó bên nọ bên kia xem nó phản ứng ra sao. Hai cùng nó co vào, đẩu nó rụt lại và hai bàn tay nhỏ bê úp chặt vào mặt. Trông nó chẳng khác gì đứa trẻ vừa trong bụng mẹ chui ra, hay như con bọ hung giả vờ chết. Hơfen thấy khó chịu, đưa đứa bé trả lại cho Krôpinxki. Krôpinxki ôm chặt nó vào lòng, rủ rỉ với nó vài tiếng Ba Lan êm dịu.

        - Chắc nó sẽ nằm yên thôi, - Hơfen nói bâng quơ. Anh mím chặt môi, ba người lại nhìn nhau. Trong trường hợp không bình thường này, mỗi người đểu mong đợi người khác quyết định. Hơfen lo ngại vể chỗ tên Xvailinh có thể chú ý đến sự vắng mặt của họ nên kéo Pipich ra theo.

        - Đi chúng mình phải ra ngoài kia chứ. - Đoạn, anh nói với Krôpinxki: - Cậu ở đây chờ chúng tớ quay lại nhé.

        Krôpinxki lại đặt cái mớ cứng quèo vào va li; đôi tay anh run rầy khi anh lấy mấy chiếc áo trải ra làm giường cho nó. Anh nhẹ nhàng đặt đứa bé vào chỗ ấy, đắp cho nó rồi khe khẽ kéo hai bàn tay xinh xắn của nó ra khỏi mặt. Trong khi anh làm việc ấy, anh cảm thấy đứa bé hơi kháng cự một chút, nhưng đôi mắt nó vắn nhắm nghiền.

        Lúc Pipich quay lại, mang theo một ít cà phê với một miếng bánh thì Krôpinxki đã làm cho đứa bé yên lòng mở mắt. Krôpinxki dựng nó ngồi dậy và đưa cho nó cái chén nhôm. Pipich cũng dỗ dành chìa mẩu bánh cho nó. Nhưng đứa bé không cầm một thứ nào.

        - Nó sợ đấy, - Pipich nói, rồi đặt miếng bánh vào giữa hai bàn tay tí xíu. - Ăn đi - anh gật gật đầu một cách thân mật.

        - Bây giờ bé phải ăn rồi ngủ, đừng có sợ nhá. - Krôpinxki nói khẽ - Đã có anh Pipich đây tốt lắm, canh gác cho bé và cả anh nữa, rồi anh sẽ đứa bé về Ba Lan với anh, - Krôpinxki trỏ vào mình mỉm cười - Anh cố một căn nhà ở Ba Lan đấy.

        - Đứa bé ngẩng lên nhìn Krôpinxki, vẻ mặt chăm chú. Miệng nó hơi hé mở, rổi, bỗng thoắt một cái, như một con vật, nó chui vào dưới đống áo. Hai người chờ đợi một lát. Krôpinxki cẩn thận lật cái áo lên. Đứa bé nằm nghiêng đang nhai bánh. Krôpinxki lại nhẹ nhàng đắp cái áo lại và hai người rời khỏi góc phòng mà lối ra vào đã được họ lấy một đống bị che kín. Họ nghe ngóng. Sau lưng vẫn im lặng.

        Khi họ bước ra đằng trước thì các tù nhân trong đội Commanđô đều đã tập hợp chờ phiên điểm danh buổi chiều theo thường lệ. Phòng đồ đạc là do những người trong đội Commando phụ trách, họ phải làm nhiều giờ hơn, nên không phải dự vào phiên điểm danh của toàn trại. Họ được tên chỉ huy của đội Commando, một tên viên chức SS cấp dưới điểm danh ngay tại chỗ họ làm việc. Tên này báo con số cho tên chỉ huy điểm danh để hắn điền thêm vào con số tù nhân toàn trại. Lúc hai người đang chạy vội vào hàng ngũ thì tên Xvailinh bước ra khỏi phòng. Hơfen phải đóng một tấn kịch trước mặt tên thượng sĩ để che mắt hắn về việc họ ra chậm; anh làm bộ giận dữ, càu nhàu:

        - Muốn để người ta phải đặc biệt mời ra, hử?

        Hơfen đứng nghiêm trước mặt tên Xvailinh, tay cầm mũ nói:

        - Đội Commando phòng đồ đạc, hai mươi tù nhân có mặt. Nói xong, anh bước vào trong hàng cùng với những người khác.

        Xvailinh đủng đỉnh vừa bước dọc theo những hàng người vừa đếm.

        Tất cả các giác quan trong người Hơfen lúc đó đều tập trung vào việc chú ý nghe ngóng. Anh vểnh tai chờ những tiếng từ phía sau tới, không biết thằng bé có khiếp sợ mà kêu lên không?

        Đếm xong, Xvailinh uể oải đưa tay ra hiệu, ý muốn nói: "Giải tán đi!". Các hàng ngũ tản đi, và các tù nhân quay về công việc của họ. Riêng Hơfen vẫn còn đứng đấy, anh không để ý đến dấu hiệu của Xvailinh.

        - Sao thế? - Xvailinh hỏi, giọng lơ đãng, nhạt nhẽo.

        Hơfen bừng tỉnh, giật nảy mình.

        - Không ạ, thưa ngài thượng sĩ.

        Xvailinh đến giá viết, ký vào bản danh sách những người có mặt.

        - Vừa rối mày nghĩ ngợi gì thế - Câu hỏi nghe như có vẻ nhã nhặn.

        - Không có gì đặc biệt ạ, thưa ngài thượng sĩ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:54:10 pm »


        Xvailinh thè lưỡi ra đặt trên môi dưới. Mỗi khi hắn cười, hắn có cái thói làm thư vậy.

        - Mày tưởng là đã được về nhà rồi đấy hử?

        Hơfen nhún vai hỏi:

        - Sao lại thế ạ?

        Xvailinh không đáp. Hắn trở về phòng, nó một nụ cười đầy ý nghĩa. Lát sau, hắn rời khỏi căn nhà để đi nộp báo cáo trực nhật. Hắn khoác chiếc áo da màu nâu vào người, đó là dấu hiệu nói rằng hắn sẽ không quay lại nữa. Công việc xong, Hơfen phải để chìa khóa lại cho người gác cổng.

        Trong phòng nhân viên, tù nhân tò mò xúm quanh Hơfen; họ muốn biết chi tiết về chuyện ấy vì Rôsơ đã bép xép. Khi Hơfen khiển trách Rôsơ thì anh ta cãi ầm lên.

        - Tôi chẳng dính líu gì đến cái trò ngộ nghĩnh này.

        Các tù nhân đểu xôn xao lên cả một lượt:

        - Thế thì đứa bé ở đâu?

        - Im nào! - Hơfen gắt lên và quay sang phía Rôsơ. - Chẳng có việc gì là ngộ nghĩnh ở đây cả. Đứa bé chỉ ở lại đây với chúng ta đêm nay, mai chúng ta sẽ đem nó đi.

        Anh em tù nhân muốn xem đứa bé. Họ lẻn vào trong góc nhà. Krôpinxki khe khẽ nhấc cái áo lên. Họ nghểnh lên qua vai nhau nhìn chú bé. chú bé nằm ngủ người cuộn tròn lại như một con sâu. Mặt các anh em tù nhân sáng hẳn lên. Đã lâu lắm họ mới được trông thấy một đứa trẻ. Thật lạ lùng!

        - Y như là người lớn ấy.

        Hơfen để họ nhìn cho chán. Krôpinxki mặt mày hớn hở về cái tài sản của mình. Anh nhẹ nhàng đắp chiếc áo lên đứa bé đang thở đều và các tù nhân nhón chân nhẹ bước ra khỏi góc nhà. Tối hôm đó, họ ngồi thờ thẫn với nhau trong phòng nhân viên và bên chiếc quầy, họ cảm thấy sung sướng, mà không hiểu tại sao vậy. Sung sướng nhất là Krôpinxki, “Đúng là một thằng bé Ba Lan", anh ta cứ cười mãi, cười mãi, lòng hết sức tự hào về đứa bé ấy.

        Pipich để ý thấy Hơfen đang tránh mặt mình. Khi công việc xong xuôi, trong căn nhà của khối, anh ngồi cùng bàn với Hơfen, theo dõi Hơfen đang uể oải đưa thìa súp đã nguội lạnh lên miệng. Hơfen cảm thấy thái độ im lặng của Pipich như là một câu hỏi anh ta đặt cho mình, và cảm thấy khó chịu. Anh quầng thìa vào bát đứng dậy.

        -  Có phải đưa đứa bé đi không?

        Hơfen giơ tay ra hiệu bảo Pipich đừng hỏi, rẽ qua đám người đang ngồi bên bàn và đi ra chỗ rửa bát đĩa để rửa bát. Pipich bước ra theo. Ở đầy chỉ có hai người với nhau.

        - Anh định giải quyết vấn đề thằng bé ấy như thế nào?

        Cứ vẫn những câu hỏi ấy? Hơfen cau mày khó chịu.

        - Để cho tôi yên.

        Pipich nín lặng. Anh không quen nghe cái giọng nói ấy của Hơfen. Hơfen cũng cảm thấy thế, và phần thì giận dữ, phần thì để tự bênh vực mình, anh nổi cáu với Pipich:

        - Tôi có lý do của tôi. Mai nó sẽ đi. Đừng hỏi nữa!

        Rồi anh bỏ chỗ rửa bát đĩa đi vào. Pipich vẫn đứng lại đó. Hơfen làm sao ấy nhỉ?

        Hơfen đã rảo bước ra khỏi nhà khối. Bên ngoài mưa phùn lạnh thấu xương, vẫn rơi. Hơfen rùng mình so vai lại. Anh ân hận đã gắt gỏng với Pipich. Nhưng anh không thể nào nói cho ông bạn thân ấy biết lý do tại sao anh từ chối, vì đó là một điều hết sức bí mật. Pipich hay bất cứ ai cũng đều không biết rằng trước kia anh từng là thượng sĩ trong một trại lính ở Berlin, là đảng viên trong một chi bộ Đảng lúc đó, và đổng thời là một trong những huấn luyện viên quân sự của nhóm kháng chiến quốc tế trong trại này.

        Sau một thời gian, ủy ban quốc tế các trại tập trung đã trở thành trung tâm kháng chiến. Số là các đồng chí đảng viên đại diện cho mỗi nước của mình, đã cùng nhau tập hợp lại trong ủy ban quốc tế các trại tập trung, gọi tắt là ILK, để thành lập một tổ chức trong đám hàng nghìn tù nhân bị dổn lại với nhau để tạo nên sự hiếu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, và với sự giúp đỡ của những người ưu tú nhất trong đám tù nhân, nó có nhiệm vụ gây cho họ ý thức đoàn kết, điều này lúc mới đầu không thể nào có được. Riêng trong số tù nhân người Đức ở một vài khối cũng có những tay gọi là tù phạm chuyên nghiệp. Số này bao gồm nhiều tù nhân, vì lợi ích cá nhân, đã tự hạ mình làm tay chân cho bọn SS sai bảo. Họ thậm thọt với bọn chỉ huy khối và bọn chỉ huy Commanđô, và trở thành những người chạy vặt và những tên cò mồi của chúng. Ngay cả trong đám tù chính trị ở khắp các khối và thuộc các dân tộc trong trại cũng có những phần tử dao động lo sự cho tính mạng của họ hơn là quan tâm đến phúc lợi và an ninh của mọi người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2018, 10:22:55 pm »


        Vì không phải hễ người nào đeo trên mình miếng vải hình tam giác màu đỏ cũng đều thật sự là tù "chính trị", tức là kẻ dối địch có ý thức với chủ nghĩa phát xít; mà cả những tay đầu gấu và những tay thành tích bất hảo khác được bọn Gextapô nhặt nhạnh ở đâu về cũng đeo cái hình tam giác đỏ của tù nhân chính trị; cho nên thành phấn những khối chính trị đi từ những vật "dao động" cho đến những tội phạm ngấm ngầm, và một số người trong các khối ấy, đáng lẽ phải đeo hình tam giác xanh của tù thường phạm chuyên nghiệp mới đúng.

        Lúc đầu, do ngôn ngữ bất đồng, hay vì những lý do khác cản trở, không làm thế nào tạo được sự hiểu biết lẫn nhau giữa những khối người Đức với những khối người nước ngoài như Ba Lan, Nga, Pháp, Anh, Hà Lan, Tiệp, Đan Mạch, Na Uy do và rất nhiều loại tù nhân khác. Các đồng chí tập hợp trong tổ chức ILK phải vượt qua rất nhiều khó khăn mới đánh tan được những ngờ vực của các tù nhân ngoại quốc, vì đối với họ, việc quen nhìn các tù nhân người Đức như bạn là một điều phải rất khó khăn. Công tác kiên trì bí mật và do đó rất nguy hiểm của các đồng chí ILK là cần thiết để thức tỉnh tinh thần đoàn kết giữa hàng ngàn con người kia cũng như đã chiến được lòng tin của họ.

        Ở khối nào các đồng chí cũng tìm những người có thể tin cậy và dần dần tổ chức ILK được thiết lập trong đám tù nhân mà không một tù nhân nào ngờ rằng lại có một mối liên hệ bí mật như vậy. Không có đồng chí nào của ILK giữ một cương vị lộ liễu trong trại hay ở một cương vị nổi bật bất cứ về mặt nào. Họ sống giản dị và chẳng quấy rầy ai. Bôgoxki làm việc trong đội Commando nhà tắm. Côđisec và Pribula là những tay chuyên môn trong khu trại làm dụng cụ quang học, Van Đalen làm người phụ việc bình thường trong y xá, Riômăng làm anh bếp người Pháp, được những tay sành ăn trong câu lạc bộ của bọn SS rất quý nể và Bôkhâu là một nhân viên sai phái của khối 38.

        Ở đây, con người đã từng là đại diện của Đảng cộng sản trong Hội đồng tư pháp của tỉnh Brêmơhavân ấy đã được một chỗ ẩn náu cho mình và cho công việc nguy hiểm của mình. Cái tài viết đẹp, chữ dễ coi đã khiến cho anh trở thành có giá đối với tên hạ sĩ chỉ huy khối ngu ngốc đến lố bịch. Bôkhâu phải kẻ cho nó hàng chục tấm thiếp dày với những khẩu hiệu nào là Vinh dự của tôi là lòng trung thành. Một dân tộc, một Đại quốc, một lãnh tụ1. Tên hạ sĩ đem những vật phẩm đặc biệt ấy bán rong trong đám quen thuộc của hắn và kiếm được khá tiền. Hắn không hề nghĩ rằng anh chàng nhân viên khéo tay trong khối hắn không phải là một tù nhân "vô hại" mà còn là một cái gì khác.

        Trong một cuộc thảo luận của ILK, chính Bôkhâu đã đề nghị để Anđrê Hơfen làm huấn luyện viên quân sự của các nhóm kháng chiến. "Tôi biết anh là một anh bạn tri kỷ cũ đấy, để tôi sẽ nói với anh ấy”.

        Một năm trước đây, sau phiên điểm danh buổi chiều, Bôkhâu đã cùng Hơfen đi đi lại lại ở một chỗ rất vắng trong trại, bởi vì điều Bôkhâu nói không thể để lọt vào tai một người nào khác. Chiều hôm ấy, trời cũng mưa như hôm nay. Con người đã năm mươi tuổi đầu kia hai tay đút túi thong thả bước bên cạnh Hơfen, trẻ hơn mình mười tuổi. Tiếng nói nho nhỏ và rõ ràng của Bôkhâu vang bên tai Hơfen. Bôkhâu đã cân nhắc từng câu để chỉ nói vừa đủ những điều mà Hơfen được quyền biết. "Chúng mình phải tự mình chuẩn bị, Anđrê ạ... để cuối cùng... những nhóm chiến đấu quốc tế... cậu hiểu chứ?... Vũ khí...".

        Hơfen đã nhìn lên kinh ngạc, nhưng Bôkhâu đã đưa tay ra hiệu thật nhanh để chặn trước một câu hỏi mà Hơfen có thể đặt ra.

        - Chuyện đó hãy khoan, giờ chưa phải lúc...

        Sau cùng, khi họ chia tay:

        - Cậu không được có một hành động gì để chúng nó nghi ngờ, không được có một hành động nhỏ nào, cậu hiểu chưa?

-----------------
        1. Những khẩu hiệu của bọn Quốc xã trong thời kỳ Hitler.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:03:12 am »


        Chuyện ấy xảy ra đã một năm, và từ đó đến nay mọi việc đều trót lọt. Trong thời gian này Hơfen cũng đã biết và khi ở đâu đến, điều mà trước đây Bôkhâu không muốn nói tới. Các loại vũ khí dùng để chém, để đâm đã được anh em tù nhân bí mật chế tạo ở mấy cái xưởng trong trại. Lựu đạn là do những tù nhân Liên Xô bị bắt buộc phải làm việc trong mấy nhà máy súng đạn ở Vaima sản xuất ra và được bí mật đưa vào trại. Ở đấy, những anh em có sáng kiến luôn làm việc trong y xá của bệnh nhân và trong khoa bệnh lý ở trại đã bí mật ăn trộm ra làm chất nổ cho lựu đạn. Bây giờ Hơfen đã biết tất cả những chuyện đó, và khi dạy cho các đổng chí cách sử dụng vũ khí ở một chỗ bí mật, anh đặc biệt sung sướng thấy mình có thể biếu diễn với khẩu súng ngắn Vante cỡ 7,65. Khẩu súng đó đã xoáy được của Kluttich, tên chi huy phó của trại trong một bữa tiệc rượu của câu lạc bộ bọn chỉ huy SS. Phải, chính một tù nhân bữa đó có nhiệm vụ hầu rượu đã xoáy được của. Không ai tìm ra người đã làm việc ấy, vì ngay cả Kluttich, một đứa căm ghét Cộng sản ghê gớm cũng không muốn gán cho một anh tù nhân cái vinh dự đã thực hiện những hành động táo bạo ấy. Hắn ngờ một trong những thằng bạn cùng uống rượu hôm ấy. Anh chàng kia chắc hẳn phải có vẻ mặt phớt lạnh như tiền mới có thể xách khẩu 7,65 ở dưới áo ngoài đi qua cổng trước mặt bọn SS trở về trại sau bữa tiệc rượu, cùng với những người nô lệ trong đội Commando của mình. Mỗi lần Hơfen cầm thứ vũ khí quý báu đó trong tay, mỗi lần anh lấy nó ra từ chỗ cất giấu, nhét kín vào người để đi qua trại làm nửa giờ huấn luyện, qua trước mắt những bạn khác chào hỏi anh rất tự nhiên, đi qua trước mặt những tên SS, thì anh lại có cảm giác lạnh như băng ấy. Anh có thể cảm thấy hơi sắt lạnh ấy trên người mình.

        Ấy thế mà từ trước đến nay vẫn luôn luôn trót lọt?

        Nhưng bỗng nhiên lại có một đứa bé vào trại? Mà cũng lại bí mật và nguy hiểm chẳng kém gì khẩu Vante 7,65. Anh không thể nói điều này với ai được. Anh chỉ có thể nói với Bôkhâu mà thôi Hơfen chỉ bước mấy bước là đi sang Khối 38, thế mà sao nó như xa lắc xa lơ. Có cái gì như một tảng đá đè nặng lên ngực Hơfen. Anh có nên hành động khác đi không? Một tia sáng nho nhỏ của sự sống đã nhảy vọt qua hàng rào chướng ngại, nó là một lưu vật của cái trại đầy chết chóc. Anh có nên bảo vệ cái sinh vật bé bỏng ấy khỏi bị giày xéo hay không?

        Hơfen đứng lặng im nhìn những hòn cuội ướt lấp loáng dưới chân. Trên tất cả thế giới này không có việc gì đương nhiên phải làm hơn nữa.

        Phải, khắp trên thế giới này!

        Nhưng không phải ở đây?

        Chính đó là điều lúc này anh đang nghĩ đến.

        Sự tổn tại của cái tia lửa nguy hiểm kia đang lóe sáng ở trong một góc bí mật của trại, báo trước những tai họa có thể xảy ra. Những ý nghĩ ấy như những bóng đen thoáng qua đầu Hơfen, nhưng anh xua đuổi nó đi. Có lẽ Bôkhâu giúp được gì chăng?

        Khối 38 thuộc vào số những căn nhà gạch một tầng được xây lên mấy năm sau hổi dựng những nhà trại đầu tiên bằng gỗ. Cũng như những căn nhà gạch khác, nó có bốn phòng ăn và một nhà ngủ liền vào đó. Việc anh Kapô1 của phòng đồ đạc xuất hiện ở một trong những khối ấy chẳng có gì là khác thường, cho nên khi Hơfen bước vào, không tù nhân nào chú ý đến. Bôkhâu đang ngồi ở bàn giấy của trùm khối viết báo cáo những người có mặt trong khối để họp vào phiên điểm danh sáng mai. Hơfen đi qua căn phòng đầy chặt người, bước đến chỗ Bôkhâu bên bàn giấy:

        - Anh có thể ra ngoài một phút được không

        Bôkhâu đứng dậy khoác áo lên vai, không nói gì, và hai người bước ra khỏi nhà. Ra ngoài, không ai nói với ai câu nào.

        Mãi đến lúc ra tới con đường rộng dẫn sang Y xá, ở đấy một số tù nhân còn đi đi lại lại, Hơfen mới bắt đầu:

        - Tôi có câu chuyện muốn nói với anh.

        - Có quan trọng không?

        - Có

        Họ nói chuyện khẽ với nhau để không ai để ý đến.

        - Một người Ba Lan, tên là Zakriai Jankopxki có đem theo một đứa bé...

        - Thế mà bảo là quan trọng à?

        - Đứa bé đang ở chỗ tôi, trong phòng đổ đạc.

        - Thế nào? Tại sao?

        - Tôi giấu nó ở dấy.

        Trong bóng tối, Hơíen không thể nhìn thấy rõ nét mặt Bôkhâu. Một tù nhân từ phía y xá đi tới, đầu chúi xuống để tránh mưa, va phải hai người và vội tránh sang một bên.

--------------------
        1. Xem chú thích đẵ dẫn ở trên. Đây chỉ Hơfen, người phụ trách đội Commando phòng đồ đạc.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:04:53 am »


        Bôkhâu đứng im lặng.

        - Này cậu điên rồi sao?

        Hơfen giơ hai tay:

        - Để tôi nói rõ đã, Hecbe...

        - Tôi không muốn nghe cái đó.

        - Nhưng anh phải nghe. - Hơfen năn nỉ. Anh biết Bôkhâu lắm, bao giờ anh ta cũng cứng rắn, không chịu thỏa hiệp. Họ bước đi một quãng nữa và một cảm giác nóng ran chạy qua người Hơfen. Không còn nghĩ ngợi gì nữa, anh nói: - Bản thân tôi ở nhà cũng có một cháu trai, nó lên mười. Tôi chưa bao giờ được thấy mặt nó.

        - Tình cảm vớ vẩn! Cậu đã được chỉ thị nhất thiết không dính dáng vào bất cứ việc gì, cậu quên rồi hẳn?

        Hơfen tự bào chữa:

        - Nếu như thằng bé rơi vào nanh vuốt của bọn chúng nó thì đã chẳng nói làm gì. Tôi không thể lôi nó ra cổng mà bảo: Đây này, tôi thấy cái này trong một chiếc va li đây.

        Họ đã đi gần hết con đường dẫn đến y xá. Họ quay lại và trở về theo đường cũ. Hơfen cảm thấy tinh thần cứng rắn của Bôkhâu như một bức tường ngăn cách hai người. Bằng một giọng oán trách, anh hỏi:

        - Hecbe, trong người anh không có tim hay sao?

        - Thế chẳng phải là tình cảm vớ vẩn à? - Bôkhâu vô ý to tiếng, nhưng im bặt ngay và tiếp tục nói khẽ. - Cậu bảo tôi không có tim à? Đây không phải là vấn đề tính mạng của một đứa trẻ mà là tính mạng của năm vạn con người!

        Hơfen lặng lẽ bước cạnh Bôkhâu, trong lòng vô cùng bối rối. Lời phản đối của Bôkhâu làm anh tuyệt vọng1. Anh bước thêm một bước và nói:

        - Thôi được, mai tôi sẽ đem đứa bé ra cổng.

        Bôkhâu lắc đầu:

        - Hai điều ngu ngốc có tạo thành một điều khôn ngoan không?

        Hơfen mất kiên nhẫn:

        - Một là tôi giấu đứa bé đi, hai là bỏ nó đấy?

        - Anh là tay mưu mẹo đấy nhỉ...

        - Vậy thì tôi phải làm thế nào bây giờ? Hơfen rút tay ra khỏi túi, xòe tay ra chán ngán.

        Để làm cho Hơfen bình tĩnh lại và khỏi tỏ ra rằng bản thân mình cũng bối rối, Bôkhâu chợt nói:

        - Tôi nghe phòng nhân viên nói sắp có một chuyến đi. Tôi sẽ lo cho anh Ba Lan đi vào chuyến ấy. Cậu để anh ta đem đứa bé đi theo.

        Hơfen nhăn mặt khi nghe cái quyết định cứng rắn ấy. Bôkhâu dừng lại, bước đến sát cạnh Hơfen và nhìn thẳng vào đôi mắt của anh.

        - Còn gì nữa?

        Hơfen thở nặng nề, Bôkhâu biết anh ta đang nghĩ gì.

        Trong khi cân nhắc những việc phải làm, những nhiệm vụ ở đây, trong trại,vẫn là quan trọng hơn cả. Bôkhâu, con người mà ILK chỉ định phải chịu trách nhiệm về các nhóm kháng chiến lại có thể nào để cho huấn luyện viên quân sự của nhóm hay bản thân nhóm bị nguy hiểm vì một đứa bé không? Rồi còn cả bộ máy đã mất bao nhiêu công phu mới xây dựng lên. Lại còn tuần tra của trại, bên ngoài là một tổ chức hoàn toàn hợp pháp, nhưng thật ra bên trong lại là một tổ chức quân sự hàng đầu ấy thì sao? Chả ai có thể nói trước được một việc vô hại rồi có thể dẫn tới những kết quả như thế nào. Lúc đầu thì đó chỉ là chuyện một đứa bé lăn một nắm tuyết, nhưng đùng một cái đã làm cho cả núi tuyết đổ sụp, tàn hại tất cả mọi người, tất cả mọi thứ.

        Đó là những ý nghĩ diễn ra trong óc Bôkhâu khi anh nhìn Hơfen. Anh chỉ còn cách tiếp tục bước và nói một giọng gần như buổn bã:

        - Đôi khi trái tim là một vật rất nguy hiểm. Có lẽ anh chàng Ba Lan kia biết cách xoay xở với đứa bé cũng nên. Anh ta đã mang nó từ xa như thế đến đây thì anh ta còn có thể mang nó đi xa hơn nữa được.

        Hơfen vẫn im lặng. Họ đã rời bỏ con đường đi đến y xá. Bây giờ họ đã đứng giữa các căn nhà trại. Chỗ này vắng người, mưa lạnh thấu xương làm cả hai rùng mình. Trong bóng tối họ khó lòng nhìn rõ mặt nhau. Hai tay Hơfen thọc sâu vào túi, đôi vai anh co lại cho đỡ lạnh. Anh không chịu bước đi nữa.

        Bôkhâu nắm lấy vai anh mà lay.

        - Thôi đừng làm khó dễ nữa, - anh nói bằng một giọng ấm áp. - Quay vào đi Anđrê2, rồi mình cho cậu biết nên làm thế nào.

        Họ chia tay nhau.

        Bôkhâu nhìn theo Hơfen. Hơfen thất thểu bước đi. Bôkhâu cảm thấy ân hận thế nào ấy - vì ai, anh cũng chẳng biết nữa, vì Hơfen hay vì đứa bé hay vì anh chàng Ba Lan lạ kỳ kia là người không hề biết rằng số phận của anh ta đang bị định đoạt ngay trong giờ phút này, mà lại bị định đoạt bởi các tù nhân, những người cũng như anh ta cả thôi, nhưng vì hoàn cảnh thúc bách mà phải dùng quyền lực đối với anh. Bôkhâu xua đuổi những ý nghĩ ấy đi. Ở đây đòi hỏi phải hành động nhanh chóng và bạo dạn. Anh suy nghĩ vắn tắt. Phải trở vể khối ngay!

----------------
        1. Nguyên văn: "Sự phản đối của Bôkhâu đã cất gió ra khỏi cánh buồm của anh". Một thành ngữ trong Anh văn và cả Đức văn.

        2. Hơfen là họ.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:06:36 am »


        Runki, trùm khối của Bôkhâu, lúc đó vừa sắp sửa mang bản báo cáo có đủ tên những người có mặt đến cho trùm trại trên phòng nhân viên. Chợt Bôkhâu chặn anh lại ngay ở cửa khối:

        - Cậu đưa đây cho tôi. Ôttô1, để tôi mang đi cho.

        - Có chuyện gì không hay phải không? - Runki hỏi, vì thấy giọng nói của Bôkhâu có vẻ khác thường.

        - Không có gì đặc biệt cả - Bôkhâu đáp.

        Runki biết rằng Bôkhâu là một người trong nhóm những tù nhân cũ của trại, mà lời nói của anh được tôn trọng. Anh không hay biết gì về chỗ Bôkhâu là ủy viên của ILK cũng như sự tổn tại của tổ chức đó. Luật lệ của việc âm mưu đã ngự trị trong đám tù nhân chính trị và đã gắn bó họ với nhau qua lòng tin cậy vô điều kiện. Ở đây không có cái lối dò hỏi lân la mà chỉ có cách dùng im lặng thông báo cho nhau biết về tất cả mọi chuyện đã xảy ra trong trại. Một thứ kỷ luật bên trong rất nghiêm và có ý thức đã đoàn kết họ lại mà họ không có quyền đặt vấn đề nghi vấn, không cho phép họ hỏi vớ vẩn về những điều họ không cần biết. Có một điều đã thành thông lệ, đó là bất cứ điều gì quan trọng đều phải được phục vụ bằng sự im lặng. Nhờ thế họ bảo vệ lẫn nhau và giữ cho những điều bí mật khỏi bị tiết lộ.

        Tổ chức của anh em tù nhân rộng lớn và tỏa ra khắp trại. Ở đâu cũng có những đồng chí lặng lẽ mang những điều mình hiểu biết giữ chặt trong lòng. Đảng, người đã kết chặt họ lại với nhau, vẫn ở bên họ trong trại, vô hình, vô ảnh và có mặt bất kỳ nơi nào. Cố nhiên Đảng vẫn hiện ra trước mắt đồng chí này hay đổng chí khác, nhưng bao giờ cũng vẫn hiện ra đối với đồng chí nào được phép thấy mà thôi. Ngoài cái đó ra, tất cả mọi người đểu quần áo rách bần như nhau với cái hình tam giác đỏ và với số hiệu tù nhân đeo trên ngực, với những cái đầu cạo trọc... Chính vì thế nên khi Bôkhâu cầm lấy bản danh sách đem đi, thì Runki cũng không hỏi gì thêm.

        Ở căn buồng bên cạnh phòng nhân viên mà Krêmơ, trùm trại, với Prơn, trùm phó, dùng làm chỉ huy sở, công việc buổi chiều cũng đã xong. Prơn còn đang bận bên phòng nhân viên, Krêmơ đang làm bản báo cáo danh sách toàn bộ tù nhân trên cơ sở của những bản báo cáo từng khối để chuẩn bị cho phiên điểm danh sáng mai. Bên cạnh anh chỉ còn có mặt vài người trùm khối và nhân viên của khối. Họ đã nộp xong báo cáo và đang đứng cạnh đó tán gẫu. Bôkhâu bước vào nhưng có vẻ ngập ngừng khi đưa báo cáo của mình cho Krêmơ. Anh trùm trại hiểu rằng trong đầu anh nhân viên khối 38 ấy đang có chuyện gì đây.

        Krêmơ cũng thuộc về nhóm người biết công việc và biết im lặng. Việc đưa anh lên làm trùm trại là do các đồng chí trong ILK bố trí. Một đồng chí tin cậy phải được đặt vào cương vị quan trọng trước kia do một phạm nhân sừng sỏ giữ và do Kluttich chỉ định; gã kia đã lợi dụng cương vị của mình mưu lợi ích cá nhân cho nên đã bị truất. Nhân đó, các ủy viên đã đề nghị anh trùm khối Vante Krêmơ giữ chức ấy. Nhờ ở chỗ biết khéo lợi dụng những mâu thuẫn giữa Kluttich với Svan, tên chỉ huy trưởng trại, các đồng chí trong ILK đã “làm” cho Krêmơ được trở thành trùm trại.

        Anh thợ cạo riêng của tên chỉ huy trưởng, một tù nhân được tin cậy, mỗi sáng có nhiệm vụ đến cạo râu cho tên Svan đã được giao trách nhiệm ấy. Trong khi Kluttich muốn cho những phần tử thường phạm làm những việc chức sự của tù nhân thì Svan lại thích chỉ định tù chính trị, vì hắn cho rằng họ thông minh và đứng đắn. Sự va chạm luôn luôn xảy ra giữa Kluttich với Svan do chỗ quan điểm của chúng đối lập với nhau, là điều trong trại ai cũng biết, còn sở dĩ Svan rất khoái về chỗ đã chấp nhận đề nghị của anh thợ cạo của hắn là đưa một tù nhân chính trị vào cương vị ấy cũng bởi một lý do duy nhất là chơi khăm Kluttich một vố mà thôi. Thế là Krêmơ được tên chỉ huy trưởng chính thức chỉ định. Do chức vụ của mình nên Krêmơ, tuy bản thân không phải là một ủy viên ILK cũng luôn luôn biết được mọi việc.

        Tất cả những gì xảy ra trong trại đều quay xung quanh người anh. Anh nhận lệnh của Svan, của tên chỉ huy trại2 và của tên chỉ huy điểm danh. Mà lệnh thì phải thi hành. Nhưng bao giờ cũng phải thi hành như thế nào cho khỏi nguy hiểm đến tính mạng và sự an toàn của các tù nhân. Điều đó luôn luôn đòi hỏi phải tinh ranh và khéo xoay xở. Krêmơ, anh chàng làm xoong chảo ở Hămbuốc, thân hình vạm vỡ, có đôi vai rộng, là hiện thân của sự bình thản. Anh không dễ mà hốt hoảng. Anh hoàn thành nhiệm vụ ở cái cương vị khó khăn này bằng cách kín đáo hợp tác với các đồng chí Đảng. Tổ chức bí mật trong Đảng tiếp xúc với anh qua Hecbe Bôkhâu. Mặc dầu Bôkhâu không bao giờ nói hé ra nhưng Krêmơ vẫn biết rằng cái gì Bôkhâu đưa tới tức là Đảng đưa tới.

---------------
        1. Tên của Runki.

        2. Ngoài tên Svan là chỉ huy trướng trại Bukhenvan, những tên khác cũng đều gọi là chi huy trại. Chúng tôi dịch chữ Lagefuhrer (Đức) chức chỉ huy trướng có thê’ gọi là tư lệnh, nhưng ở đây không hoàn toàn có tính chất quân sự nên chúng tôi dùng chữ chỉ huy trướng cho sát hơn.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:07:46 am »


        Cũng vì muốn để anh trùm trại thấy được càng ít càng tốt về cơ cấu bất hợp pháp kia nên Bôkhâu cũng có quá đáng. Khi Krêmơ muốn biết lý do của một vài chỉ thị mà Bôkhâu đưa tới thì Bôkhâu vẫn gạt đi: “Đừng hỏi về điều đó. Vante ạ, anh đừng nên hỏi thì hơn”. Thường thường Krêmơ vẫn im lặng, tuy nhiên đôi khi anh cảm thấy một điều kỳ quặc vì mình làm những điều bí mật hoàn toàn theo chỉ thị, Những lúc ấy anh cứ muốn vỗ vào vai Bôkhâu mà nói: “Cậu cần gì phải nghi nghi ngờ ngờ như vậy, Hecbe. Tớ biết tỏng rồi...” Nhiều lúc trong thâm tâm anh cũng thinh thích muốn biết cái mà anh không được biết; nhưng đôi lúc điều đó cũng làm anh bực mình. Trong nhiều trường hợp, đáng lý Bôkhâu nên hỏi ỷ kiến Krêmơ, nói rõ ràng hơn nữa thì vẫn hơn. Ngay cả lần này nữa cũng thế mới phải. Sau khi Krêmơ đã thân mật càu nhàu để mấy ông khách không cần thiết kia đi rồi, Krêmơ nhìn Bôkhâu như thách thức.Có một chuyện ngốc lắm, - Bôkhâu nói.

        - Có một chuyện ngốc lắm, - Bôkhâu nói.

        - Có gì không ổn phải không?

        - Cậu đang xếp người cho một chuyến đi sắp đến phải không?

        - Giả sử tôi đang làm việc đó thì sao? - Krêmơ hỏi vặn. - Prơn đang làm danh sách trong kia kia.

        - Một anh Ba Lan đến cùng với toán vừa rồi. Tên anh ta là Zakariat Jankôpxki. Chắc anh ta ở bên Trại Nhỏ. Cậu có thể để anh ta đi chuyến này được không?

        - Có chuyện gì về anh ta phải không?

        - Không sao cả, - Bôkhâu mập mờ đáp. - Cậu phải liên lạc với Hơfen. Cậu ta có một cái gì muốn nhờ cậu giao lại cho anh Ba Lan kia.

        - Cái gì?

        - Một đứa bé.

        - Một cái gì cơ??? - Krêmơ quẳng cây bút chì anh đang dùng vào sổ tù nhân xuống bàn. Bôkhâu chú ý nhìn vẻ sửng sốt của Krêmơ - Xin cậu đừng hỏi mình. Đành phải thế thôi.

        - Nhưng mà một đứa bé à? Hecbe! Có trời mà biết được chuyến tù này đi đâu! Anh hiểu như vậy nghĩa là thế nào chứ?

        Bôkhâu đâm bực:

        - Mình không thề nói được gì hơn nữa.

        Krêmơ đứng dậy:

        - Nó là đứa bé như thế nào? Câu chuyện đầu đuôi ra sao?

        Bôkhâu gạt câu hỏi đi.

        - Không có gì cả, vấn đề không phải ở đấy.

        - Tôi có thể thấy, - Krêmơ càu nhàu. - Hecbe, anh nghe tôi nói: Thường ngày thì tôi không hay hỏi han gì nhiều, vì tôi bao giờ cũng tin ở...

        - Thế thì cậu đừng hỏi nữa.

        Krêmơ nhìn trước mặt, đôi mắt sáng như bốc lửa.

        - Lắm lúc anh làm tôi khổ tâm vô cùng, Hecbe ạ.

        Bôkhâu đặt bàn tay lên vai Krêmơ dỗ dành:

        - Ngoài cậu ra chẳng còn ai giải quyết được việc này. Mình đã dặn Hơfen rồi. Cậu bảo cậu ấy là tôi bảo cậu đến.

        Krêmơ lẩm bẩm buồn bực. Anh không hài lòng chút nào cả.

        Hơfen nặng nề bước qua những dãy nhà của các khối trước khi quay về chỗ ở của mình. Một vài tù nhân đang vội vã đi lệt sệt trở về khối của mình. Chốc chốc lại nghe tiếng huýt còi. Anh trùm trại đang đi “tuần” buổi tối trong trại. Tiếng còi hiệu của anh có nghĩa là không tù nhân nào được phép ở bên ngoài các căn nhà khối nữa. Tiếng còi nghe mãi lúc một yếu ớt và xa dần. Các mái nhà trại bị mưa ướt ánh lên một cách ảm đạm. Sỏi đá lạo xạo dưới chân Hơfen. Đôi lúc anh loạng choạng muốn ngã; anh cũng không buồn để ý mình đang đi đâu nữa. Sao mà anh oán giận Bôkhâu thế. Anh ta làm như thể một đứa bé chẳng có nghĩa lý gì hết. Hơfen rùng mình bước vào nhà khối. Nhà ăn chẳng còn ai, tù nhân đều đã lên giường cả. Mấy anh em quản trị1 đang lịch kịch xếp dọn bát. Anh trùm khối ngồi bên bàn. Trong căn nhà còn thoang thoảng mùi xúp rau cải lạnh buổi chiều, lẫn với mùi quần áo đã xếp gọn gàng trên những chiếc ghế dài. Không ai để ý đến Hơfen lúc này đang cởi quần áo xếp vào chỗ của anh còn để trống trên ghế.

        Nhưng có thật là Bôkhâu đúng không? Một đứa bé xa lạ đối với mình thì có nghĩa lý gì đâu, chẳng qua cũng như một hòn đá cối đeo vào cổ mà thôi, Hơfen nghĩ bụng.

        Cái ý nghĩ đáng ghét quá, nó làm Hơfen tự cảm thấy xấu hổ về mình. Nhưng trong khi anh đang tim cách xua đuổi ý nghĩ ác nghiệt ấy đi thì những kỷ niệm về Đôra, người vợ của anh lại dồn dập kéo tới. Không biết nó ở đâu đến mà đột ngột như vậy? Có phải đứa bé nằm trong góc nhà đã lôi cái kỷ niệm đau đớn từng bị giam hãm trong lồng ngực của anh không? Đùng một cái, kỷ niệm kia tràn ngập cả lòng anh và anh cũng đâm ngạc nhiên thấy trong cái thế giới càng ngày càng xa lạ đối với anh như thế lại có một người đàn bà và người đó là vợ anh.

-----------------
        1. Một số người được chi định cho các khói, coi như phụ vào trùm khối, vừa phụ trách sinh hoạt vật chất, vừa như cần vụ chung của anh em tù nhân.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:08:50 am »


        Những đốm lửa ma trơi chập chờn trong óc anh. Anh có đứa con trai, chưa bao giờ anh thấy mặt, anh có một căn nhà, một căn nhà thật sự có nhiều buồng, có cửa sổ, đồ đạc hẳn hoi. Nhưng tất cả những hình ảnh kia sao chẳng ăn khớp với nhau gì cả, nó nằm lộn xộn quanh anh như những di tích hoang tàn của một thế giới tan vỡ trong khoảng không gian tăm tối. Hơfen bất giác lấy tay úp lên mặt, đường như anh đang đăm đăm nhìn xuống một cõi vực thẳm tối như đêm dày đặc. Mỗi tháng một lần, anh gửi một bức thư vào nơi đêm tối ấy: Em Đôra yêu quý, anh vẫn bình yên mạnh khỏe. Con của chúng ta thế nào? Và mỗi tháng một lần, từ nơi đêm tối một bức thư đến với anh, và lần nào cuối thư, vợ anh cũng viết: Em hôn anh tha thiết...

        Cái đó từ thế giới nào lại thế? Trời ơi, từ cái thế giới nào? Hơfen suy nghĩ. Chắc hẳn từ cái thế giới trong đó cũng có những đứa trẻ, chỉ có điều những đứa trẻ ấy không bị người ta túm lấy chân mà quẳng như người ta quẳng những con mèo con, và đầu chúng bị đập vào tường vỡ nát. Hơfen trố mắt nhìn vào khoảng không. Sức mạnh của trí nhớ làm cho những ý nghĩ của anh tàn héo, biến thành hư vô và lúc ấy anh mới chợt nhận ra đó chỉ là hơi ấm của hai bàn tay anh úp lên mặt. Bỗng anh có cảm giác kỳ lạ là có hai bàn tay từ trong bóng tối thò ra úp chặt lấy mặt anh và một tiếng nói mà không có người đang thì thào: “Anh Anđrê... một đứa bé tội nghiệp như thế...”. Hơfen giật mình. Ta điên chăng?

        Anh buông rơi hai bàn tay xuống. Không khí mát lạnh phả vào hai bên má. Hơfen nhìn hai bàn tay mình bây giờ không còn ở trong tình trạng ngây ngất say sưa nữa mà đang ngoan ngoãn làm những công việc lặt vặt hàng ngày, gấp quần gấp áo. Mà phải gấp thế nào để thấy rõ số hiệu theo đúng qui tắc.

        Phải, Bôkhâu đã làm đúng. Đứa bé phải đi thôi. Nó đang trở thành mối nguy cho tất cả mọi người ở đây. Anh Ba Lan kia phải thu xếp thế nào mà đem nó đi cho trót lọt. Hơfen bước sang nhà ngủ. Mùi hôi thối quen thuộc kéo anh trở lại thực tế... Em hôn anh tha thiết... Hơfen bò lên chiếc đệm cỏ, kéo cái chăn đã rách nham nhở đắp lên người.

        Trong nhà ngủ có những dãy giường ba tầng, anh em tù nhân còn xì xào một lúc lâu mới im hẳn. Cái tin quân Mỹ vượt sông Rainơ ở Rêmagân đã khuấy động những cảm giác của họ. Hơfen lắng nghe tiếng thì thầm.

        Người nằm bên cạnh anh đã ngủ rồi, tiếng ngáy êm đềm của anh ta thật là trái ngược với tình trạng kích động chung. Một khi quân Mỹ đã qua sông Rainơ thì chẳng lâu la gì nữa họ sẽ đến Tuyarinh, điều đó chả lâu nữa đâu. Điều đó! - Điều gì chứ? - Điều gì chả lâu la gì nữa đâu? Có cái gì ẩn nấp sau tiếng ấy. Tiếng ấy chứa đựng bao nhiêu năm tù ngục, bao nhiêu mong chờ và thất vọng, tất cả dồn ép vào với nhau thành một gánh nặng hiểm nghèo. Bản thân hai tiếng ấy tự nó đã trĩu xuống, bé nhỏ và nặng nề, như quả lựu đạn trong lòng bàn tay khi thời cơ của cái đó đã đến... Chung quanh Hơfen, chỗ nào cũng có tiếng xì xầm lầm rầm. Người nằm bên cạnh anh vẫn yên tĩnh ngáy, và Hơfen đâm ra nghĩ rằng điều đó sẽ chả lâu la gì nữa đâu và có lẽ thằng bé trong góc nhà kia có thể... Tiếng rì rầm kia mà anh nghe một cách vô tình đã đưa đến một cảm giác êm đềm thú vị, nó cũng thú vị như đôi tay của người nào ở nơi xa kia... Bỗng Hơfen mở to mắt và quay ngoắt người. Thôi! Nghĩ đến cái đó làm gì nữa! Thôi! Ngày mai hay ngày kia, đứa bé thế nào cũng phải đi!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2018, 08:10:23 am »


4

        Tôi hôm đó, tên đại tá Alôi Svan chỉ huy trưởng trại còn đang ở phòng làm việc của hắn cùng với hai tên chỉ huy khác là Vaixangcơ và Kluttich. Svan, một con người ngắn ngủn, tuổi độ sáu mươi, đang phát phì với khuôn mặt tròn phình phình, có thói quen hay đi vòng quanh một thứ đồ đạc nào đó mỗi khi nói chuyện, do đó, hắn đặt bàn giấy to tướng ở giữa cái căn phòng bày biện đồ đạc một cách kênh kiệu. Tên chỉ huy trưởng xem ra có vẻ quen với cái khoản nói chuyện sau bữa ăn lắm. Hắn minh họa những nhận xét của mình bằng những cử chỉ khoát tay rộng theo hình tròn và bằng những lúc ngừng lại, trịnh trọng để nhấn mạnh thêm những ý kiến của hắn. Chuyện vượt qua sông Rainơ đã làm cho hắn, và hơn nữa, cả Kluttich đều đang trong tình trạng tức giận cáu kỉnh. Trên chiếc xô-fa sau cái bàn họp chạm trổ, là tên thiếu tá Vaixangcơ. Hắn đang ngồi dạng chân lắng nghe cuộc cãi vã sôi nổi giữa Svan và Kluttich. Trước mắt hắn là chai rượu cô-nhắc Pháp1. Cái của ăn cướp được này lúc nào hắn cũng kè kè mang theo. Vaixangcơ đã uống quá nhiều rượu. Hắn theo dõi những cử chỉ của cấp trên bằng đôi mắt lờ đờ như mắt chó.

        Để đề phòng trước những sự kiện đang đến gần một khi sông Rainơ bị vượt qua, Svan đã nghĩ ra một kế hoạch về y tế: Phải thành lập một tiểu đội tù nhân để giúp bọn SS trong những cuộc báo động phi cơ oanh tạc liên tục và trong trường hợp trại bị tấn công. Việc thành lập tiểu đội này là nguyên nhân gây ra cuộc cãi lộn mỗi lúc một gay gắt. Tên Kluttich, gầy gò, xương xẩu, một gã vô duyên trạc ba mươi lăm tuổi, mũi dài như rễ củ, đang đứng trước bàn, đôi mắt cận thị bốc lửa dữ dội của hắn hằn học nhìn tên chỉ huy trưởng như muốn xuyên thủng đôi kính.

        Giữa hắn và tên chỉ huy trưởng có những ác cảm không thể hòa giải được, và trong lúc tình hình gay go như lúc này, ác cảm ấy lại nổ bùng ra trước mặt mọi người. Kluttich không giấu giếm thái độ coi thường của hắn đối với Svan. Nghe mệnh lệnh của Svan bao giờ hắn cũng phản ứng bằng thái độ im lặng ngạo mạn, và nếu như rốt cuộc hắn đành phải thi hành những mệnh lệnh ấy thì chẳng qua chỉ vì Svan cao cấp hơn hắn, là chỉ huy trưởng và là đại tá mà thôi. Svan chỉ còn cách giơ cái cấp bậc của hắn ra để tranh phần hơn với Kluttich. Nhưng đứng trước mặt Kluttich thì hắn cũng bứt rứt do cái tâm lý tự ty của mình. Hắn không ưa cái tính táo tợn của Kluttich, nhưng thâm tâm hắn lại thèm muốn được như vậy.

        Tên Svan nhát gan, lừng khừng, không kiên quyết, nhưng hắn tin chắc rằng về tài ngoại giao thì hắn hơn đứt Kluttich, một anh chàng trước kia là chủ một cửa hàng nhỏ làm đồ thêu ren. Rõ ràng là tên Kluttich không thể có một chỗ dựa nào cần thiết để hơn hẳn như tên Svan đã từng ba mươi năm trong nghề làm quan coi ngục. Hắn đã len mãi mới lên đến chức thanh tra. Trước kia, trong những bữa tiệc rượu, hai đứa vẫn đùa bỡn nhau về quá khứ, gọi nhau là “ông quản tù”, nào là “nhà chuyên môn hàng ren”, không ngờ ràng cái trò đùa cợt ấy sẽ có ngày biến thành việc chơi xỏ nhau nguy hiểm. Và chuyện ấy, tối nay đã xảy ra. Lúc đầu là cãi nhau về thành phần của tiểu đội cứu thương. Kluttich phản đối ý định của Svan chỉ dùng những tù chính trị lâu năm. Vì là chỉ huy trưởng, Svan có thể giở cái giọng thượng cấp ra lên lớp một hồi cho anh “nguyên” chủ hiệu kia:

        - Ông bạn ạ, cái mà ông không có ấy tức là sự hiểu biết về người, tầm mắt nhìn xa trông rộng. Chúng ta phải lợi dụng cái kỷ luật của bọn Cộng sản. Chẳng đứa nào trong bọn chúng nó thoát khỏi tay mình được. Chúng nó dính chặt với nhau như xi-măng ấy.

        Kluttich đã bắt đầu sôi lên. Những câu trả lời của hắn, mỗi lúc một cáu kỉnh, và tiếng nói của hắn chuyển sang giọng bỉ ổi như đinh đóng vào cột. Trong thâm tâm Svan cũng sợ hãi vì nó làm hắn nhớ đến giọng tên giám đốc ở nhà lao trước đây hắn làm việc.

        - Tôi cần phải nhắc để ngài chú ý rằng dùng Cộng sản trong hoàn cảnh này là một điều nguy hiểm. Hãy dùng những tù khác vào việc này.

        Svan thở phào một tiếng:

        - Thô... ô... i... i, - hắn nói, đoạn dừng lại trước mặt Kluttich so đôi vai lên, ưỡn bụng ra. - Tù nhân khác à? Phạm nhân chuyên nghiệp chứ gì? Những thằng làm loạn phải không?

        - Có một tổ chức Cộng sản bí mật ở đây, trong trại này!

        - Thì thử hỏi chúng nó làm được gì kia chứ? - Svan lại tiếp tục đi quanh bàn giấy.

        - Trong trại có một điện đài bí mật!

        Chợt Kluttich bước lên về phía bàn giấy, và vì vậy, chặn đường đi bách bộ quanh bàn của Svan.

----------------
        1. Một thứ rượu mạnh, cất bằng nho.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM