Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:05:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trần trụi giữa bầy sói  (Đọc 27051 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 10:55:13 pm »

       
        - Tên sách : Trần trụi giữa bầy sói

        - Tác giả : Bruno Apitz
                        Phan Ngọc dịch

        - Nhà xuất bản Văn học
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 11:04:29 pm »

        
Thư của tác giả gửi độc giả Việt Nam

        Cuốn sách của tôi kể lại cuộc đấu tranh của các tù nhân trong trại tập trung Bukhenvan để cứu một đứa trẻ Ba Lan; đứa trẻ đó được đưa vào trong trại, bất chấp muôn ngàn nguy hiểm. Nhưng mục đích của cuốn sách còn nhằm xa hơn nữa: nó muốn nói lên cái đẹp về tinh thần của con người bênh vực cho con người và làm nổi bật sự vĩ đại của con người. Nó muốn ca ngợi tình đồng chí giữa con người của các dân tộc châu Âu đằng sau những hàng rào dây thép gai mắc điện cao thế - tình đống chí có một không hai trong lịch sử. Cuốn sách cũng muốn kể lại chiến thắng của con người đối với bàn tính thú vật của bọn phát xít. Hạt mầm của lòng bác ái mà hàng triệu con người khi chết xuống đã vùi theo họ trong mảnh đất đẫm máu ở Bukhenvan, ngày nay lại bùng nổ lên trong cuộc chiến đấu của các dân tộc chống kẻ thù, những kẻ mang thảm họa tới cho nhân loại.

        Tôi chỉ là một con người bình thường nên mục đích cuốn sách của tôi cũng bình thường: đó là Hòa bình và Hạnh phúc cho hết thảy mọi người.

        Đem dịch nó ra tiếng nước ngoài, cũng không cần phải có nghệ thuật lắm mới làm nổi, vì mọi người tất sẽ hiểu được nó.


Berlin, tháng Sáu năm 1962        
BRUNO APITZ                    
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Sáu, 2018, 11:10:40 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 11:25:27 pm »


Lời giới thiệu

        TRẦN TRỤI GIỮA BẦY SÓI là một trong những tác phẩm nổi tiếng sau đại chiến thứ hai. Xuất bản lần đầu tiên năm 1958, với 60 vạn cuốn ở Cộng hòa dân chủ Đức, cùng năm ấy tác phẩm này được Chính phủ Cộng hòa dân chủ Đức tặng giải thưởng Văn học Quốc gia, được tái bản liên tiếp ngay cả ở Tây Đức, được dịch ra hai mươi thứ tiếng và trở thành một sự kiện văn học được nhiều người bàn đến ở châu Âu.

        Tác giả cuốn sách, Bruno Apitz (1900 -1979), xuất thân từ một gia đình công nhân ở Laixich, một trung tâm công nghiệp lớn ở Đức. Con người ấy suốt đời là một chiến sĩ chống bọn gây chiến. Trong đại chiến thế giới lần thứ nhất, ông bị giam hai năm vì tuyên truyền hòa bình. Năm 1934, ông lại bị bọn Hitler bỏ tù vì hoạt động chống phát xít. Ba năm sau ông là một trong những tù nhân đẩu tiên bị bọn phát xít đưa đến Bukhenvan1 để xây dựng trại tập trung khổng lổ nhốt hàng vạn người. Ông đã ở đây mãi cho đến khi Hổng quân đánh bại phát xít Đức, và là một trong những tù nhân cuối cùng của địa ngục Bukhenvan.

        Phải có nước Cộng hòa dân chủ Đức, người công nhân đã hy sinh tất cả tuổi trẻ của mình trong các nhà tù ấy, mới thành một nhà văn. Ông viết báo, được cử làm chủ nhiệm một nhà hát của nước Cộng hòa dân chủ Đức. Năm 1950, ông làm biên tập cho hãng phim Đêfa và đã chuyển thể cuốn tiều thuyết này thành kịch bản để xây dựng thành phim.

        Từ mười mấy năm nay đã có rất nhiều tác phẩm viết về các trại tập trung của phát xít Đức, nhưng không tác phẩm nào để lại cho độc giả ấn tượng mãnh liệt như Trần trụi giữa bầy sói. Điều đó có nhiều nguyên nhân.

        Nguyên nhân chủ yếu là vì tác giả cuốn tiểu thuyết này là một chiến sĩ. Là một chiến sĩ nên đối với ông Bukhenvan không phải chỉ có lò đốt xác, có boong-ke, trại giam, có tháp canh, hàng rào dây điện cao thế, có lũ phát xít hoành hành bắn giết tra tấn và hàng vạn tù nhân đói khổ, đau ốm, chết chóc và nếu còn sống sót thì kiếp sống cũng chẳng hơn gì thú vật. Điều đó là hiển nhiên. Nhưng còn có điều quan trọng hơn, và là trung tâm sự chú ý của Bruno Apitz. Đó là sự vĩ đại của con người, tình đồng chí “có một không hai trong lịch sử” của hàng chục dân tộc. Con người ở đây “trần trụi" thực đấy, nhưng họ gắn bó với nhau, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng. Đảng có mặt mọi nơi. Hơfen, một nhân vật trong truyện, nói: “Nếu chúng mình sống sót ra khỏi nơi đây, tôi sẽ chịu trách nhiệm trước Đảng vi việc ấy, anh có thể tin như vậy”. Thì Krêmơ nghiêm nghị nhìn vào mặtHơfen: “Đảng ở ngay đây!”

        Đảng ở ngay đây, ở ngay Bukhenvan, đó mới là chủ đề của cuốn truyện. Ở đây không phải chỉ có đàn sói mà còn có cả con người, tuy bên ngoài ai cũng như ai đều mặc áo tù kẻ sọc, nhưng bên trong đó là những con người, đoàn kết, kỷ luật, sáng suốt, kiên nhẫn, mạnh hơn cái chết.

        Trần trụi giữa bầy sói xoay quanh một câu chuyện rất bình thường. Một chú bé Do Thái Ba Lan được cứu thoát khỏi tay phát xít Đức, khi chúng đang điên cuống tàn sát những người Do Thái Ba Lan ở Vacsava. Chú bé được bỏ vào một chiếc va ly cho một tù nhân xách đi và được đưa đến Bưkhenvan. Sự có mặt của đứa bé gây ra biết bao nguy hiểm cho năm vạn tù nhân sống trong trại, vì bọn phát xít sau khi đánh hơi thấy đứa bé đã sục sạo đi tìm những dấu vết của tổ chức Đảng đang lãnh đạo các tù nhân trong trại. Câu chuyện tuy bình thường như vậy nhưng nó xúc động người đọc mãnh liệt vì tác giả bố trí nó chặt như một vở bi kịch và nêu lên được cái đẹp, cái cao thượng vô song của con người.

        Thời gian trong Trần trụi giữa bầy sói là thời gian của một vở kịch. Tác giả miêu tả Bukhenvan trong những ngày cuối cùng của nó. Sự việc xảy ra trên dưới một tháng. Ở trang đầu là tháng Ba, năm 1945, quân Mỹ vượt qua sông Rainơ, biên giới Đức, ở quãng Rêmagân và Hồng quân ào ạt tiến vào đất Đức. Và cứ thế: Haau, Opênhaimơ, Katxen, Aidơnăc... rối ngày 8 tháng Tư tới Ecfuòc, và cuối cùng quân đồng minh ở cách trại giam 12 cây số và cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Bukhenvan. Văn đề đối với trại Bukhenvan là làm sao theo dõi được tin tức bên ngoài và tìm cách giành giật từng giờ từng phút, vì tương lai thuộc về họ cho nên họ càng trì hoãn được phút nào là họ tiến gần đến thắng lợi phút ấy. Không khí do đó cũng ngày càng nống nặc mùi thuốc súng. Trong những giờ phút ấy, tất nhiên con người càng dễ lộ bản chất của mình. Bọn phát xít càng điên cuồng, lồng lộn, tàn ác, tìm cái khoái trá trong việc tra tấn, kìm kẹp, bắn giết, nhưng lại càng hốt hoảng, nhớn nhác, tìm cách tháo thân. Đối lập với chúng, Đảng Cộng sản càng nêu cao tinh thần kỷ luật, kiên quyết, sáng suốt lợi dụng thời cơ, ráo riết chuẩn bị.

        Chính trong khoảng thời gian ấy, cơn lốc của cuộc sống lôi cuốn mọi sự việc diễn biến rất nhanh, khiến từng giờ từng phút phải đối phó, đặt kế hoạch, tranh cãi, quyết định. Người ta không còn thì giờ nghĩ đến quá khứ, không còn thì giờ để hồi tưởng, mơ màng. Toàn bộ tác phẩm chỉ có hai cảnh nhắc đến quá khứ, nhưng trong một trăm trang đấu đã có tới sáu mươi cảnh khác nhau, trong đó người ta phải vật lộn với những vấn để trước mắt. Biến cố xảy ra dồn dập với tốc độ của tia chớp. Jankôpxki đưa đứa bé vào trại, Hơfen phát hiện, Pipich đem giấu, Rôsơ bắt gặp, Bôkhâu ra lệnh: nó phải ra khỏi trại, Hơfen băn khoăn... Thế rồi người giữ đứa bé lại, người tìm ra nó, người đem giấu nó... Biến cố này chưa hết, biến cố khác đã xảy tới, trong khi bên ngoài là máy bay oanh tạc ẩm ầm, và xa hơn nữa, những đoàn quân đang rầm rộ tiến. Cuộc sống ở đây căng thẳng đến nỗi các đổng chí trong ủy ban quốc tế các trại tập trung (ILK) không nhớ đứa bé làm cả trại khốn đốn kia là con trai hay con gái nữa cũng như chúng ta dễ dàng quên rằng mụ Horten có cái bộ ngực núng nính là người đàn bà duy nhất trong truyện.

-----------------
        1. Bukhenvan (Bnchenwald): một trong những trại tập trung lớn nhất ở châu Âu trong đại chiến thứ hai, khét tiếng vế những vụ tàn sát hàng loạt người bị bắt giam. Tên những trại tập trung như Bukhenvan, Đakhao (Dachau), Aosơvít (Auschwitz)... gắn liền với lịch sử những hành động dã man của bọn phát-xít Đức (N.D.)
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 11:26:59 pm »


        Đọc Trần trụi giữa bầy sói, không ai có thể quên những con người bảo vệ danh dự cho dân tộc Đức, Hơfen, Suyp, Pipich, Krêmơ, anh chàng Ba Lan Krôpinxki, và những người lãnh đạo ủy ban quốc tế các trại tập trung; Bôkhâu, Bôgoxki, Riômăng, Van Đalen, Kôđixec. Họ khác nhau về tính tình, có người nôn nóng, có người trầm lặng, có người bao giờ cũng bình tĩnh, có người vui vẻ, có người lạnh lùng. Nhưng tất cả đều mang trong người tình nhân đạo cao quý. Cái gì đã khiến Hơfen giữ đứa bé lại, cái gì bắt Krêmơ làm ngơ không kiểm soát công việc của Hơfen, cái gì làm Hơfen đau khổ hơn là bị tra tấn khủng khiếp, cái gì làm Pipich sung sướng khi sắp chết vì đã kịp thời giấu súng. Họ không phải không có khuyết điểm, nhưng họ vẫn là những hình ảnh đẹp vô cùng. Đó là bài ca về cái đẹp của con người. Càng vế sau, tính chất anh hùng càng nổi bật. Nếu ở nửa đầu tác phẩm, chủ yếu là miêu tả tâm trạng của cá nhân, thì nửa sau dành cho việc miêu tả hành động của quần chúng. Quần chúng trì hoãn việc dời trại, quần chúng che giấu 46 “nạn nhân" của thần chết, quần chúng bảo vệ đứa bé khiến cho Kluttich tuy đứng trước mặt nó mà không dám làm gì, đành phải rút lui và cuối cùng quần chúng khởi nghĩa.

        Có thể nói Bruno Apitz có được ngòi bút khách quan trong việc miêu tả nhân vật và sự kiện. Khi nói đến bè lũ phát xít, tác giả không có một nét nào biếm họa. Ồng cẩn thận cân nhắc trong việc miêu tả, chú ý đến dáng điệu, cử chỉ, thái độ của từng đứa, cùng với tất cả sự quan tâm như đối với những đồng chí của mình. Người ta thấy cái lưỡi thè lè của Xvailitih; cái vẻ lịch sự dịu dàng che giấu một sự đểu giả tàn ác của Rainơbôt, ngay trong lúc tra tấn tù nhân y vẫn còn giữ cái vẻ lịch sự mềm mại của những động tác thể thao; cái tên man rợ Mandrin chuyên việc tra tấn người, càng nốc rượu vào thì càng tàn ác và tìm tháy trong việc tra tấn một thú vui khủng khiếp. Tên Svan có cái cằm phình ra, hay đi quanh cái bàn giấy to tướng, mở miệng là nói giọng ngoại giao; tên Kluttich thô bạo mở miệng là đòi bắn giết v.v... Ngay trong ngôn ngữ tác giả cũng để cho chúng biểu hiện được rõ cá tính của chúng. Người ta thấy đằng sau thái độ khách quan ấy là cái nhìn rất sâu sắc của một người đã sống một phần lớn đời mình trong việc theo dõi những kẻ thù của nước Đức và của thế giới. Ngay đối với các bạn, tác giả cũng vẫn giữ cái nhìn nghiêm khắc khách quan ấy. Bruno Apitz không gượng nhẹ họ, nếu trong óc họ nẩy ra những ý nghĩ khủng khiếp... Để cho Bôkhâu nghĩ đến cái chết của Hơfen và Hơfen nghĩ đến việc mình khó lòng chịu đựng được cảnh tra tăn nữa, để cho những con người nhân đạo nhất trên đời phải thốt lên: "Tại sao đứa bé kia không chết quách đi cho rồi", tác giả làm người ta liên tưởng đến bút pháp của Shakespeare, bậc thầy của nghệ thuật. Người ta khó lòng khắt khe đối với những con cưng của mình hơn Apitz, nhưng kết quả sẽ không phải làm giảm giá trị nhân vật. Trái lại, từ đó sẽ toát lên cái người ta thường gọi là lôgic khách quan của cuộc sống, tất yếu khách quan của hoàn cảnh và càng làm nổi bật cái tất yếu khách quan ấy thì cái thực, cái giả mới xuất hiện rõ, cũng như vàng, thau, chi có thể phân biệt bằng lửa chứ không thể đoán bằng mắt. Cuộc sống những người cuối cùng ở Bukhenvan tự bản thân nó là lửa. Cho nên đã xuất hiện thứ vàng cao nhất. Đã xuất hiện: chàng thợ sắp chữ Pipich, có đôi chân khuỳnh khuỳnh, nhỏ bé nhưng đến lúc hiểu sự thật thì anh dũng tuyệt vời; Krêmơ với đôi vai rộng đủ sức che chở cho toàn trại, với đầu óc sáng suốt, thần kinh tốt đến nỗi không còn có sự đe dọa, lừa bịp, không một biến cố nào vật ngã nổi; Bôgoxki với nụ cười vui vẻ, cười trong lúc khó khăn nhất; Bôkhâu, con người của nguyên tắc, của tổ chức, nhưng nặng nề khối óc mà nhẹ về trái tim; Pribula, sôi nổi, nôn nóng, luôn luôn đòi bạo động; Hơfen, con người xứng đáng với lời khen đẹp nhất của Bôgoxki: “Nghi ngờ Hơfen hóa ra nghi ngờ mình sao?", "Chúng ta khỏe như Hơfen" v.v... Đặc biệt, trong tác phẩm đã xuất hiện cả một khối quần chúng vĩ đại, với trực giác được rèn luyện lâu dài trong những năm tù tội, với lòng tin sắt đá vào tổ chức, vào Đảng, ngay khi đứng trước cái chết cũng vẫn là một đội quân vô cùng anh dũng, chính nhờ bút pháp khách quan ấy đã giúp cho tác giả tận dụng được vốn sống dối dào của mình và vẽ lên được, tuy chỉ một mảnh của Bukhenvan thôi, nhưng một mảnh nóng hổi sức sống như trái tim của con người.

        Trần trụi giữa bầy sói không chỉ là một cuốn sách hấp dẫn, mà còn có một giá trị to lớn. Như nhiều nhà phê bình nhận định, nó để cập đến chính vấn đề phong cách của tiểu thuyết hiện tại, và là một trong những hướng giải quyết táo bạo nhưng thành công.

        Trong nhóm chúng tôi, một người đã được nhìn thấy tận mắt Bukhenvan năm 1956. Trại tập trung Bukhenvan hiện nay đã được cải tạo thành một khu lưu niệm trưng bày những vết tích cũ. Từ những lò đốt xác cho đến những mớ tóc, những mảnh quần áo của tù nhân còn được giữ lại, từ những hàng rào thép gai đến những căn hầm đào dưới đất để trốn tránh, tất cả đều gợi lên cảnh của địa ngục trăn gian, mà lịch sử loài người cho đến đại chiến thứ hai chưa từng được chứng kiến. Nếu như mỗi hòn đất, mỗi ngọn cỏ nơi đây có thể nói lên được, chúng sẽ kể lại không biết bao nhiêu thảm cảnh khó tưởng tượng; nhưng cuốn sách này của tác giả, theo chúng tôi nghĩ, đã có thể xứng đáng thay mặt cho những vật lưu niệm kia mà tố cáo trước loài người tiến bộ những hành động vô cùng dã man của bọn phát xít, nhắc nhở cho những người còn sống thêm cảnh giác trước những âm mưu thâm độc của bọn khát máu, đồng thời củng là một bản anh hùng ca nói lên tinh thần bất khuất của tất cả các tù nhân, không kể là thuộc dân tộc nào, đấu tranh giành lấy quyền sống của con người, và sau cùng nói lên vai trò không thề thiếu của Đảng, của giai cấp cóng nhân, giai cấp tổ chức và lãnh đạo mọi cuộc đấu tranh để giành lấy quyến sống thiêng liêng ấy.

PHAN NGỌC       
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2018, 11:37:26 pm »

 
        Viết cuốn sách này tôi cúi chào :

        những chiến hữu đã qua đời, thuộc tất cả các nước

        những con người chúng tôi đành bỏ lại trên con đường đầy hy sinh  trong trại tập trung Bukhenvan.


        Để tỏ lòng kính mến họ tôi đã giữ nguyên vẹn trong cuốn sách này tên tuổi họ.


PHẦN I

1

        Đám cây trên đỉnh đồi Ettecxbe, sũng nước, đứng thẳng tắp im lìm trong bầu không khí tịch mịch đang bao phủ quả đồi và ngăn cách nó với cảnh vật chung quanh. Mùa đông làm cho lá cây tàn tạ, rụng xuống, nằm mục trên mặt đất, ánh lên ươn ướt.

        Ở đây, mùa xuân chỉ mới dâng lên, ngập ngừng.

        Tấm bảng đặt giữa lùm cây kia, dường như còn đang đe dọa nó.
       
KHU TỔNG HÀNH DINH
TRẠI TẬP TRUNG BUKHENVAN.

NGUY HIỂM TRÁNH XA!
AI LẢNG VẢNG Ở ĐÂY SẼ BỊ BẮN NGAY

        Ở dưới là một chiếc sọ người với hai cái xương bắt chéo vào nhau thay cho chữ ký.

        Năm 1945, vào cuối buổi chiều tháng Ba, hôm ấy làn mưa phùn rả rích như còn bám chặt vào cả những chiếc áo khoác của năm chục tên SS1 đang đứng trên cái sân xi măng có mái che nghiêng. Cái sân ấy gọi là ga Bukhenvan. Ga này nằm cuối con đường tắt đi từ thành phố Vaima lên đến đỉnh đồi. Trại ở liền ngay đấy.

        Trên khoảng đất rộng của cái sân kiểm soát của trại2 nghiêng thoai thoải về phía bắc, tù nhân đã tập hợp, chờ phiên điểm danh buổi chiểu. Từng khối, từng khối nối tiếp nhau, người Đức, người Nga, người Ba Lan, người Pháp, người Do Thái, người Hà Lan, người Áo, người Tiệp, người thuộc phái Thánh kinh3, tù thường phạm... một đám đông nghịt những người tập hợp ở đấy, thành một hình vuông khổng lồ, ngay ngắn thẳng tắp.

        Hôm nay, giữa đám tù nhân tập hợp đang có tiếng thì thào bí mật. Không biết ai đưa đến trại cái tin rằng quân Mỹ đã vượt qua sông Rainơ ở quãng Rêmagân...

        - Cậu có nghe không? - Anh trùm khối Runki hỏi Hecbe Bôkhâu đứng bên cạnh ở hàng đầu khối 38. Bôkhâu gật đầu.

        - Nghe đâu họ đã lập được một đầu cầu rồi.

        Suyp đứng sau hai người ở hàng thứ hai, chêm vào tiếng thì thào:

        - Rêmagân à? Thế thì còn xa lắm.

        Không ai trả lời. Anh nheo mắt nhìn vào gáy Bôkhâu có vẻ tư lự. Trên gương mặt lúc nào cũng ngạc nhiên đến ngớ ngẩn của anh thợ điện Suyp trong trại với cái miệng tròn và đôi mắt lồi sau cặp kính tròn gọng đen, hiện rõ vẻ kích thích trước cái tin mới ấy. Các tù nhân khác trong khối cũng đang xì xào, cho đến khi Vunki phải suỵt một cái họ mới thôi. - Coi chừng đấy!

        Bọn chỉ huy các khối, nhũng tên SS cấp dưới đang từ đầu kia đi lại, rồi mỗi tên đứng vào chỗ đã định sẵn trước mỗi khối tập hợp dưới quyền chỉ huy của nó. Tiếng xì xào im bặt, và sự kích thích đã lẩn vào những bộ mặt lầm lì.

        Rêmagân!

        Thực ra, từ đó đến Tuyarinh vẫn còn xa lắm.

        Dù sao, thế cũng còn khá đấy. Do kết quả của trận phản công mùa đông có tính chất quyết định của Hổng quân4 lúc này đã vào Ba Lan và đang tiến về phía nước Đức, mặt trận phía Tây đã bắt đầu nhúc nhích.

        Trên gương mặt các tù nhàn, chẳng có gì biểu lộ rằng cái tin kia đã làm cho họ háo hức.

        Họ đứng sắp hàng im lặng, mắt nhìn theo bọn chi huy5 đang đi dọc theo các khối đếm tù nhân. Họ vẫn lầm lì như mọi ngày. Ở cổng hai đầu kia, Krêmơ, trùm trại, đang trao danh sách tất cả những người trong trại cho tên chỉ huy điểm danh6. Sau đó, theo đúng nguyên tắc, anh trở về vị trí, đứng bên ngoài cái hình vuông khổng lồ ấy. Gương mặt anh cũng lầm lì như vậy, mặc dầu những ý nghĩ của anh cũng là những ý nghĩ của hàng vạn con người đang đứng sau lưng anh.

------------------
        1. Tên viết tắt của hai chữ Schutz - Staffel (xin dọc là Sutz Staphel: đội cảnh binh đặc biệt của Đức Quốc xã (ND).

        2. Một cái sân lớn, chung quanh đóng cọc giăng dây thép gai để tập hợp và kiểm số tù nhân trong trại (ND).

        3. Bibelforscher: một phái của Cơ-đốc giáo, dùng Thánh kinh để chống lại tiến hóa luận.

        4. Tên gọi quân đội Liên Xô.

        5. Những danh từ "chi huy" dùng cho một tên SS nào đó trong cuốn sách này đểu dịch từ chữ "fiihrer" (xin đọc là fuyrơ, chỉ những tên trong quân đội Quốc xă Đức được giao nhiệm vụ cai quản việc gì, dù ở cương vị nhỏ nhất, xem thêm chú thích về chữ (fuhrer) ở dưới.

        6. Rapportfuhrer một chức vụ SS trong trại tập trung trông coi việc điếm danh và theo dõi các nhân viên.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:32:30 pm »


        Những tên chỉ huy của mỗi khối đã nộp danh sách cho Rainơbôt, - tên chỉ huy điểm danh - từ lâu và đã đứng thành một hàng lộn xộn bên cổng. Như thế mà cũng phải mất một tiếng đồng hổ nữa mới điểm xong số tù nhân. Sau cùng, Rainơbôt bước đến máy phóng thanh:

        - Chuẩn bị - Chú ý!

        Cái hình vuông khổng lồ đông cứng lại.

        - Bỏ mũ xuống!

        Đều một loạt, các tù nhân giật những chiếc mũ cáu bẩn ra khỏi đầu. Kluttich, chỉ huy phó của trại đứng bên chiếc cổng sắt nghe Rainơbôt báo cáo.

        Hắn uể oải giơ tay phải lên.

        Mấy năm nay vẫn thế.

        Trong khi đó, cái tin lúc nãy làm cho đầu óc Suyp rối bời. Không sao đứng yên được, anh nhếc mép thì thầm vào gáy Bôkhâu:

        - Coi thằng cha đứng trên kia kìa, rồi nó sắp đầy cả quần...

        Bôkhâu giấu nụ cười dưới làn đa nhăn nhúm của bộ mặt im lùn.

        Rainơbôt quay lại máy phóng thanh.

        - Đội mũ lên!

        Nghe soạt một tiếng, những chiếc mũ cáu bẩn lại nhảy vụt lên đầu bất cứ là đội như thế nào. Cái thì sụp xuống trước mặt, cái thì hất ra đằng sau, cái thì nằm lệch sang một bên, còn tù nhân thì trông như một bọn hề. Vì cái trò nghiêm chỉnh của nhà binh đã lố bịch đến mức trở thành hài hước nên Rainơbôt cũng đâm ra quen cái thói chõ mồm vào máy phóng thanh mà hét.

        - Sửa lại!

        Hàng vạn người xoay lại mũ cho ngay ngắn.

        - Thôi!

        Những bàn tay đập xuống bên hông nghe một tiếng “rập” rõ đều. Bây giờ những chiếc mũ đã nằm đâu vào đấy. Cái hình vuông đứng im phăng phắc.

        Bọn SS cố ý không muốn biết gì về cuộc chiến tranh liên quan đến trại như thế nào. Ở đây, ngày này tiếp theo ngày khác dường như chẳng có chuyện gì quan trọng xảy ra. Nhưng bên dưới những công việc hàng ngày đang diễn ra đều đều như máy kia, một dòng nước ngầm đang chảy xiết. Cách đây vài hôm, Konbe và Graođen đã thất thủ trong trận chiến đấu anh dũng chống lại lực lượng địch mạnh hơn...

        Hồng quân!

        Sông Rainơ đã bị vượt qua ở quãng Rêmagân...

        Quân đồng minh!

        Gọng kìm đang siết chặt!

        Rainơbôt ra một lệnh khác:

        - Tù nhân nào phải đến phòng quần áo thì đến phòng quần áo. Thợ cạo ở các khối đi ngay ra chỗ tắm rửa!

        Đối với trại, lệnh này chẳng có gì mới mẻ hết. Chẳng qua có một chuyến tù nữa tới, như vẫn thường xảy ra luôn mấy tháng nay. Các trại tập trung Ausơvit, Lublin bên phía Đông đã bị vét rỗng.

        Trại Bukhenvan mặc dầu đã đông nghịt đến muốn vỡ, thế mà có bao nhiêu người đến nữa cũng đều phải tiếp nhận. Hầu như ngày nào cũng có người mới đến, số này mỗi ngày một tăng chẳng khác gì cột thủy ngân trong chiếc hàn thử biểu. Họ sẽ còn phải đi đâu nữa? Những căn nhà vội vàng được dựng lên trong một khu riêng trong trại để chứa những đám người mới đến. Hàng ngày người trong bọn họ bị dồn vào những chỗ trước kia là chuồng ngựa. Một hàng rào chăng hai lần dây thép gai bao quanh cái chuồng ngựa, và vì vậy, từ đó nó được gọi là “Trại nhỏ”.

        Đó là một cái trại nằm ở trong trại này, cách biệt hẳn một nơi và sống theo những luật lệ riêng của nó. Những người từ tất cả các nước châu Âu bị dồn đến đây, không ai biết quê quán họ ở đâu, không ai đoán biết được những ý nghĩ của họ, và họ nói một thứ ngôn ngữ không ai hiểu. Những con người không tên không mặt mũi.

        Một nửa số người từ các trại khác đến đây đã bỏ mình ở dọc đường, hoặc bị bọn lính SS canh gác bắn chết rồi bỏ xác dọc đường. Các bản danh sách tù nhân di chuyển không được kiểm tra lại nữa, các số hiệu tù nhân ở trong sổ đều lẫn lộn cả. Số hiệu nào của người còn sống, số hiệu nào là của người đã chết? Ai biết được tên tuổi, lý lịch của đám người này?

        - Đi!

        Rainơbôt tắt máy phóng thanh. Cái khối vuông khổng lồ trở lại nhộn nhịp. Các trùm khối điều khiển và từng khối lần lượt quay mặt sang ngang. Đoàn người đông đảo tan dần, từ sân kiểm soát kéo nhau về các căn nhà trại. Đằng kia bọn chỉ huy khối đã biến mất sau cánh cổng.

        Cùng lúc ấy, chuyên tàu chở hàng mang thứ hàng này tiến vào trong ga. Ngay trước khi tàu dừng hẳn, mấy tên SS vừa chạy dọc theo đoàn tàu vừa tháo các-bin khỏi vai. Chúng giật phứt những then cửa ra, đoạn đẩy cánh cửa toa sang một bên.

        - Ra đi, đồ lợn toi! Ra, chỗ này! Ra đi!

        Các tù nhân đang bị giam đứng trong những toa hôi hám, người này ép vào người kia, bỗng nhiên có dưỡng khí từ bên ngoài lùa vào làm họ choáng váng. Nghe tiếng gào thét của bọn SS, họ chen chúc nhau ra phía cửa, bổ nhào, lăn cả lên lưng nhau. Mấy tên SS còn lại dồn họ vào thành một đám nhốn nháo. Các toa tàu nhả "đồ hàng" của chúng ra chẳng khác những cái nhọt đang vỡ mủ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:33:38 pm »


        Một trong những người cuối cùng nhảy ra khỏi toa tàu là anh Do Thái, Ba Lan, Zakariat Jankopxki. Một tên SS cầm báng súng phang vào tay anh trong khi anh cố lôi theo chiếc va li.

        - Đồ lợn Do Thái này, tiên sư mày!

        Nhưng Jankopxki cũng túm được chiếc va li mà tên SS kia đang vứt tới.

        - Mày giấu kim cương lậu thuế trong đó phải không, hả con lợn kia?

        Jankopxki kéo chiếc va li theo, lủi vào đám đông để được mọi người che chở.

        Bọn SS trèo lên toa, lấy báng súng xua những người còn sót lại trong đó ra. Những người đau ốm kiệt sức; bị chúng quẳng xuống như người ta quăng những chiếc bị. Những người đã chết nằm lại trong những góc toa, suốt dọc đường, anh em phải khó nhọc lắm mới dành riêng được cho họ một chỗ trống. Một trong những xác chết còn trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, cười nhăn nhở.

        Hầu như khối1 nào cũng có một tấm bản đổ dán lên tường hoặc để trên bàn anh trùm khối, trùm khối thường là một tù nhân bị giam giữ đã lâu, từ hồi các đạo quân phát xít còn đang tiên qua Minsk, Smolensk, và Viaxma đến Matxcơva rồi sau đó qua Ôđetxa, Rôxtôp đến Xtalingrat.

        Bọn chỉ huy các khối, những tên SS với những nắm tay lúc nào cũng ngứa ngáy chỉ muốn thoi vào một người nào đấy, đã làm ngơ cho họ tha hổ xem những bản đổ ấy, và thậm chí những khi đắc chí vì tiếng kèn thắng lợi đang vang lên inh ỏi, chúng còn huênh hoang gõ tay vào những thành phố Nga trên bản đồ, nói:

        -  Nào, Hồng quân chúng mày bây giờ ở đâu cả rồi? Những cái trò ấy đã hết từ lâu rồi.

        Bây giờ thì chúng một mực phớt lạnh, chẳng nhìn ngó gì đến bản đồ ấy nữa. Chúng cũng lờ đi chằng nhìn đến những đường nét anh em tù nhân đã kẻ vạch lên đó. Những đường bằng nét đậm, nét nhạt, bằng các màu xanh, đỏ và đen.

        Vì đã bị hàng nghìn ngón tay sờ mó vào bản đồ không biết bao nhiêu lần, nên tên các chiến trường cũ đã trở thành những vết nhọ nhem trên tờ giấy báo mỏng: Gômen, Kiep, Kháckôp...

        Nhưng còn ai chú ý đến những nơi ấy nữa kia chứ?

        Nơi họ đang bàn tán hiện nay là ở Kuyxt’rin, Xtettin, Graođen. Đó là Đuyxenđôp với Côlônhơ kia.

        Rồi ngay cả những tên ấy nữa, phấn lớn bầy giờ cũng đã đẩy những vết tẩy xóa. Người ta đã viết lên, đã gạch gạch tẩy tẩy, rồi lại viết lên chỗ cũ, đến nỗi mặt giấy chẳng còn nơi nào để trống nữa.

        Hàng nghìn hàng vạn ngón tay đã lần theo những mặt trận ấy, đã xóa gạch và cuối cùng đã tẩy hẳn nó đi. Nhất định chuyến này sắp kết thúc đến nơi!

        Lúc này trong khi các khối vốn suốt ngày im lặng đã rộn lên những tiếng ồn ào của các tù nhân kéo đến. Họ đang xúm xít chung quanh bản đồ.

        Ở khối 38, Suyp cố lách mình vào cái nhóm người đang nghiên cứu bản đồ trên bàn Runki.

        - Rêmagân, đây này, giữa Côblen và Bon.

        - Từ Vaima đến đó còn bao xa? - Một người hỏi.

        Suyp làm ra vẻ ngạc nhiên, nheo mắt lại, dáng tư lự:

        - Nếu họ đến chỗ này gần...

        Những ngón tay lại vạch con đường tiến quần đến gần:

        - Này Aidơnăc, Langendanza, Gôta, Ecfuoc.

        Đến đây ý nghĩ của Suyp chợt dừng lại: "Một khi họ đã tới Ecfuôc tức là họ đã ở Bukhenvan".

        Bao giờ chứ? Mấy ngày? Mấy tuần? Mấy tháng nữa?

        - Khoan đã. Tình hình xem ra rất đen tối cho bọn mình. Các cậu tưởng bọn đầu sỏ kia sẽ để yên chúng mình lại đấy cho quân Mỹ đấy hẳn? Trước khi đó, mỗi đứa trong chúng mình đã bị chúng nó cho gục cái đã.

        - Này, đừng vội co vòi lại như thế, - Suyp bảo anh chàng hoài nghi kia.

        Anh quản trị phòng gắt gỏng ngắt lời cả bọn:

        - Các ngài có làm ơn đưa bát ăn đây cho tôi không nào? Tiếng guốc lạch cạch, tiếng bát đĩa loảng xoảng.

-----------------------
        1. Khối có hai nghĩa: một căn nhà trong trại tập trung chứa một số tù nhất định, theo đơn vị dân tộc hay theo cách phân phối tù nhân; đồng thời cũng chỉ những tù nhân ở trong căn nhà đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:34:48 pm »


2

        Bọn SS đã tập hợp đám người thành hàng ngũ. Đoàn người đi về phía trại, chân bước lảo đảo, người lắc lư, hai bên là một bầy dã man đi áp tải.

        Jankopxki đã cố len được vào giữa một toán người đang đi. Nhờ vậy, anh tránh được những đòn của bọn SS đang đánh đập tứ phía. Trong đoàn người, chẳng còn ai nghĩ đến kẻ đi bên cạnh mình nữa. Mỗi người đều đang bận tâm lo lắng đến cảnh ngộ khổ cực của mình, đang nghĩ đến cái số phận đang chờ đợi mình kia không biết sẽ ra sao. Những người ốm và kiệt sức cũng cố mà lê đi, theo cái lối tự vệ đối với họ, nay đã trở thành thói quen như của loài thú vậy. Cứ như thế, đoàn người lảo đảo trên con đường đến trại và bước vào cổng.

        Bàn tay Jankopxki bị tê dại vì cú đánh ban nãy, nó lủng lẳng mắc ở cổ tay anh như một vật gì xa lạ và khó chịu. Nhưng vấn đề trông nom chiếc va li còn to lớn hơn so với nỗi đau đớn kia. Điều chủ yếu là phải làm thế nào đưa được chiếc va li qua cổng vào cái trại mới này một cách yên ổn rồi sau muốn ra sao thì ra.

        Jankopxki đưa mắt nhìn thật nhanh chung quanh. Kinh nghiệm của anh đã giúp anh lẻn qua chiếc cổng hẹp ngay giữa lúc xô đẩy nhau nhổn nháo, khéo đến nỗi anh không để cho bọn SS chú ý tới mà vẫn lách được vào trại chẳng bị cản trở gì.

        Đem chiếc va li vào đến đây quả là một câu chuyện thẩn kỳ. Jankopxki rùng mình xua đuổi hết mọi ý nghĩ, dường như để cho câu chuyện thần kỳ kia khỏi biến mất. Anh chỉ tin tưởng say sưa vào một điều duy nhất - Thượng đế từ bi bác ái sẽ chẳng bao giờ để chiếc va li kia lọt vào tay bọn SS.

        Vào đến sân kiểm soát, đám người lại đứng thành hàng ngũ.

        Jankopxki phải gắng gượng hết sức mới bước được mấy bước thất tha thất thểu trong đoàn người lúc này đang được đưa vào trong trại. Không được lắc lư, không được lảo đảo, vì như vậy chúng sẽ để ý. Jankopxki cảm thấy ù tai, trong mình nhói giật đến tận thái dương, nhưng anh cố chịu đựng và cảm thấy vững tâm khi nhìn ra thấy đoàn người đang được những anh em tù nhân cũ đưa vào trong trại.

        Trên một khoảng trống giữa những căn nhà gạch cao, thợ cạo các khối đã ngồi sẵn trên ghế đẩu thành một hàng dài, khi đoàn người đi tới. Đến đây lại bắt đầu nhốn nháo. Muốn chấm dứt ngay tình trạng này không phải dễ dàng gì và một tên hạ sĩ phải hò hét nạt nộ, khi thì xua họ đến chỗ này, khi thì xua họ đến chỗ khác như xua gà.

        Lúc đầu đấy đã yên ổn và tên hạ sĩ đã biến mất vào trong nhà tắm thì Jankopxki kiệt sức gục xuống mặt sân lổn nhổn sỏi đá. Nỗi đau đớn như bị ai đâm chém ở bàn tay anh đã tê đi, biến thành ê ẩm. Jankopxki ngồi đó một lúc khá lâu, đầu gục xuống, tới khi có người lay mạnh mới giật mình ngẩng lên. Một tù nhân khi nãy đi kèm đoàn người đang đứng trước mặt anh; anh ta thuộc đội tuần tra của trại. Anh ta nói bằng tiếng Ba Lan:

        - Này cậu, đừng có ngủ đẩy.

        Jankopxki ngập ngừng đứng dậy.

        Hầu hết mọi người đều đã trần truồng. Những thân hình khốn nạn đứng run rẩy trước mặt anh em thợ cạo, dưới làn mưa phùn lạnh buốt họ đã phải cởi bỏ hết những quần áo rách nát của họ. Tất cả tóc trên đầu họ đều bị tông- đơ xén sạch.

        Jankopxki gắng lấy bàn tay còn khỏe mạnh cởi bỏ quần áo mỏng manh của mình với sự giúp đỡ của anh Ba Lan trong đội tuần tra.

        Trong lúc ấy, có hai tù nhân củ đi lượn quanh và lục lọi trong đám quẩn áo để kiểm soát lại, chỗ này nhặt lên một chiếc bị chỗ kia một mớ cuộn tròn. Jankopxki hoảng hốt!

        - Họ đang tìm tòi gì ở kia thế!

        Người tuấn tra của trại quay lại nhìn hai người rồi cười, có vẻ dễ dãi.

        - Đấy là Hơfen và Pipich, những anh em của phòng đồ đạc.

        Đoạn anh ta đưa tay trỏ vào chiếc va li.

        - Bất cứ cái gì của anh ở đây chẳng có ai cuỗm mất đâu. Anh bạn cứ yên trí, cứ đi cạo đầu đi đã.

        Jankopxki đi chân không, bước lảo đảo trên lớp sỏi đá nhọn đến chỗ người thợ cạo.

        Trước cửa nhà tắm, tên hạ sĩ đang làm nhốn nháo, ầm ĩ hơn hổi nãy. Hắn đẩy những người mới đến vào một cái bể gỗ lớn. Mỗi lượt đến năm sáu người. Họ phải ngâm mình vào một thứ nước tẩy uế vì dùng lâu ngày đã thành thum thủm.

        - Ngụp đầu xuống, đồ súc vật hôi thối!

        Hắn hoa cái dùi cui ở trên những cái đầu đã cạo trọc tếu và những cái đầu kia vội vàng thụp xuống biến mất dưới nước lẩy nhầy.

        - Thằng ấy lại say rượu rồi!

        Pipich nhỏ bé chân khuỳnh khuỳnh trước kia làm thợ xếp chữ ở Đrexđen lẩm bẩm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:38:46 pm »


        Hơfen không để ý đến câu nhận xét ấy, lấy chân đá khẽ vào chiếc va li của Jankopxki và nói:

        - Thế mà họ còn cố tha được cái của này đi theo...

        Pipich vừa cúi xuống chiếc va li, nhưng Jankopxki đã nhoài đến bên cạnh. Nồi lo sợ hiện trên mặt anh. Anh ta nói với họ. Nhưng hai người kia không hiểu tiếng Ba Lan.

        - Cậu là ai? - Hơfen hỏi - Tên là gì? Là gì?

        Anh chàng Ba Lan hình như hiểu câu đó.

        - Zakariat Jankopxki ở Vacsava.1

        - Có phải chiếc va li này của anh không?

        - Tak, tak2?

        - Anh mang gì ở trong thế

        Jankopxki vừa nói vừa ra hiệu, và đưa hai tay giữ lấy chiếc va li.

        Tên hạ sĩ từ trong nhà tắm xổ ra chửi bới đuổi những người đứng trước mặt hắn. Hơfen đẩy anh chàng Ba Lan trở lại trong hàng những người đã trần truổng để cho tên hạ sĩ khỏi chú ý. Nhưng Jankopxki lại rơi đúng vào tay tên hạ sĩ, hắn nắm lấy tay anh ta và kéo xềnh xệch vế phía nhà tắm. Thế là Jankopxki phải bước vào cái bể gỗ, và sau đó lại bị đám người sợ hãi xô đẩy vào nhà tắm.

        Nước ấm áp làm cho anh dễ chịu. Người Jankopxki khi nãy lạnh cứng, bây giờ đứng dưới hương sen anh thấy khoái trá, tưởng như chẳng cần đòi hỏi gì nữa. Tình trạng căng thẳng sợ sệt đã bớt, dễ chịu hơn và da thịt anh ngốn ngấu hút cái hơi ấm áp vào người.

        Pipich ngồi xuống, tò mò mở chiếc va li.

        Nhưng anh lập tức đậy ngay nắp lại và nhìn lên Hơfen sửng sốt.

        - Có chuyện gì thế

        Pipich lại mở nắp va li, nhưng chỉ hé một chút đủ để Hơfen cúi xuống nhìn được vào trong.

        - Người à, đậy lại!

        Hơfen sẽ rít lên một tiếng, vụt đứng thẳng, lo lắng nhìn quanh xem tên hạ sĩ ở đâu. Hắn đang ở trong nhà tắm.

        - Chúng nó mà vớ được cái này... - Pipich lầm bẩm. Hơfen giơ tay ra hiệu có vẻ sốt ruột.

        - Đem nó đi? Giấu đi! Mau lên!

        Pipich liếc nhìn về phía nhà tắm như một tên ăn cắp và khi đã chắc chắn là không bị để ý, anh xách chiếc va li bước vội về ngôi nhà gạch và biến mất.

        Trong nhà tắm, Lêônit Bôgoxki đang đi đi lại lại giữa các hương sen nhìn khắp lượt những người mới tới. Anh chỉ mặc một chiếc quần mỏng bâng vải thô, chân đi guốc3. Phần nửa người trên của cái thân hình lực sĩ của anh trơn láng những nước. Anh Kapô4 người Nga phụ trách đội vòi tắm thích lánh mặt ở phía sau mỗi khi có những người mới đến; ở đây anh không bị tên hạ sĩ làm rầy rà; còn tên hạ sĩ thì khi đó cũng đang tìm thú vui của nó ở chỗ bể gỗ.

        Được làn nước ấm phun vào mình, lần đầu tiên từ khi bước vào trại đến giờ, những con người nhớn nhác kia cảm thấy mình được nghỉ ngơi. Dường như nước tắm đã rủ sạch mọi điếu lo lắng sợ hãi, tất cả những nỗi khủng khiếp, mà họ vừa thoát khỏi. Bôgoxki đã quen với sự biến đổi này, mỗi lần nó xảy ra. Anh còn trẻ, mới ba mươi lăm tuổi đầu. Anh là một sĩ quan không quân. Nhưng bọn phát xít trong trại không biết điều đó. Đối với chúng, anh chỉ là một tù binh Nga, cũng như mọi tù binh khác, đã bị đưa từ một trại gần mặt trận về Bukhenvan. Bôgoxki làm mọi cách để giấu tên mình. Anh là một ủy viên của ủy ban quốc tế các Trại tập trung, gọi tắt là ILK5, một ủy ban hết sức bí mật trong trại. Ngoài một số ít những người sáng lập, ngay đến các tù nhân cũng chẳng ai biết là có ủy ban đó, chứ đừng nói đến bọn SS.

        Bôgoxki lặng lẽ đi đi lại lại giữa các hương sen. Riêng nụ cười của anh cũng đủ làm cho người mới tới cảm thấy vững tâm một phần. Anh đứng trước mặt Jankopxki, chú ý nhìn con

        người mảnh khảnh kia, đang nhắm mắt hưởng cái thú vị từ vòi nước âm ấm phun xuống. Bôgoxki tự nghĩ: không biết anh chàng kia đang mơ tưởng đến nơi nào và anh hỏi Jankopxki bằng tiếng Ba Lan rất thạo:

        - Cậu đi đường mất bao nhiêu ngày?

        Bị lôi ra khỏi giấc mơ xa xăm lạ lùng, Jankopxki mở choàng mắt hoảng hốt.

        - Ba tuần, - anh mỉm cười trả lời. Mặc dầu kinh nghiệm đã cho anh biết im lặng là cách tốt nhất để tự giữ mình, nhất là khi đến một chỗ mới lạ, chung quanh chưa biết ra sao lại càng phải như vậy. Nhưng Jankopxki chợt cảm thấy cẩn thiết phải nói ra cho người khác biết.

-----------------
        1. Zakariat: tên, Jankôpxki: họ, Vacsava: thủ đô Ba Lan.

        2. Tiếng Ba Lan: “Phải, phải”.

        3. Một loại guốc ở phương Tây thay cho giày, kín mũi, không có quai như guốc ở nước ta.

        4. Gốc ở tiếng Ý, có nghĩa là cai, đốc công v.v... Trong trại, người được chỉ định phụ trách một đội, một toán làm việc gì nhất định gọi là Kapô.

        5. Ở chữ Đức: Internationales Legerkomitee (nghĩa như trên).

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2018, 10:44:19 pm »


        Anh đưa cặp mắt lo lắng nhìn quanh, và vội vã kể lại cuộc hành trình đi đến Bukhenvan. Anh thuật lại những chuyện khủng khiếp trong chuyến dời trại này. Hàng tuần lễ dài họ được nghỉ mà cũng chẳng được dừng chân. Đêm đến, tất cả bị dồn ra những cánh đổng, và họ kiệt sức ngã quỵ xuống trên những thửa ruộng mới cày, bị đông cứng lại như đá dưới lớp tuyết, người nọ phải siết chặt lấy người kia, che đỡ cho nhau, chống lại sương ban đêm ác nghiệt. Biết bao nhiêu người đến sáng hôm sau không thể ra trình diện để tiếp tục lên đường. Lúc đó, từng tốp SS áp tải tù nhân đi sục sạo các cánh đồng, bắn chết hẳn những người còn thoi thóp. Nông dân thấy các xác chết, liến chôn ngay tại chỗ. Biết bao nhiêu người đã gục xuống giữa đường! Bao nhiêu lần súng đã bắn xả vào họ! Và mỗi lẩn có tiếng súng nổ kết liễu đời một người nào thì cả đoàn lại bị thúc phải bước nhanh lên phía trước như chạy. Chạy đi, đồ lợn. Chạy lên! Chạy!

        Khi Jankopxki im bặt, vì chẳng còn gì nói nữa, Bôgoxki hỏi:

        - Bao nhiêu người đi từ Ausơvit đến đây?

        Jankopxki đáp khẽ:

        - Lúc đó có ba nghìn...

        Trên mặt anh run run một nụ cười. Anh còn muốn nói nữa. Anh cảm thấy rất cẩn phải thổ lộ cho một người nào trong cái trại mới lạ này biết vế điếu bí mật của chiếc va li của mình. Nhưng tên hạ sĩ đã cho tắt vòi tắm và đang đẩy một tốp khác vào nhà tắm.

        Jankopxki lảo đảo bước ra ngoài trời lạnh ẩm ướt.

        Chiếc va li đã biến mất!

        Hơfen từ nãy đợi anh Ba Lan, vội vã đưa bàn tay lên che miệng Jankopxki, và khẽ thì thào:

        - Im đã? Đầu vào đấy cả rồi?

        Jankopxki hiểu rằng anh phải giữ bình tĩnh. Anh trố mắt nhìn người Đức ấy đang giục anh:

        - Hãy cầm lấy những đồ bẩn này của anh, và đi đi!

        Hơfen quàng những thứ ấy lên tay Jankopxki, hấp tấp đẩy anh vào hàng những người vừa tắm rửa xong đang phải đi đến phòng đổ đạc đổi quấn áo bần lấy đồ sạch.

        Jankopxki nói lại với người Đức. Hơfen không biết tiếng Ba Lan, nhưng anh cũng thấy được nỗi lo sự trong giọng nói lắp bắp của Jankopxki. Anh dịu dàng vỗ vào lưng Jankopxki:

        - Yên chí, yên chí, êm thấm cả. Bây giờ cậu cứ đi đi thôi, đi đi.

        Bị xô vào tốp người, Jankopxki phải đi đến phòng đổi quần áo.

        - Không hề gì chứ? Không sao cả chứ1?

        Hơfen ngoắt tay giục anh đi.

        - Không hề gì, không sao cả.

        Như đứa trẻ sung sướng được đồ chơi mới, Pipich xách chiếc va li nhanh nhẹn chạy lên cầu thang về phòng đồ đạc.

        Vào lúc nhá nhem tối, tất cả tù nhân trong đội Commanđô2 đã rời khỏi căn phòng quần áo dài và hẹp, treo hàng nghìn chiếc bị đựng đồ đạc thường dùng. Chỉ còn lại Aogut Rôsơ đứng tuổi đứng bên chiếc quấy lục lọi đống giấy tờ.

        Anh ta ngẩng lên nhìn thấy Pipich lẻn vào, lộ vẻ ngạc nhiên hỏi:

        - Cậu tha cái gì vào đây thế?

        Pipich khôngdáp, vội khoát tay bảo im.

        - Thằng Xvailinh đâu?

        Rôsơ giơ ngón tay cái trỏ sang phòng tên thượng sĩ3.

        - Này, canh giữ nó hộ mình nhé. - Pipich vội vã nói, đoạn biến mất vế phía sau vào trong gian phòng quần áo tối mờ mờ. Rôsơ nhìn theo Pipich, đồng thời để mắt nhìn tên thượng sĩ. Từ chỗ anh đứng, anh có thể nhìn thấy hắn ngồi trong phòng sau cái cửa kính to.

        Xvailinh đang ngồi ở bàn giấy, trước một tờ báo để mở, đầu hắn chống lên hai tay. Hán có vẻ như đang ngủ. Nhưng con người gầy guộc với hai cẳng chân như cán chổi kia không ngủ đâu. Hắn đang nghĩ ngợi. Những tin tức cuối cùng từ mặt trận về khiến cho hắn băn khoăn.

        Pipich lại bước ra, ra hiệu bảo Rôsơ im lặng, rồi đánh sầm một cái, anh mở cánh cửa sang phòng nhân viên bên cạnh phòng tên Xvailinh, và kêu rống lên:

        -  Krôpinxki xuống đây phiên dịch nhá!

        Xvailinh giật mình một cái. Hắn thấy chàng Ba Lan nghe gọi tên mình đã bước ra ngoài với Pipich.

        Ra đến ngoài, Pipich ra hiệu thật nhanh cho Krôpinxki rồi cả hai lẻn ra phía sau. Đến góc cùng tịt của phòng quần áo, họ biến mất sau những đống bị cao đựng quần áo, đổ đạc của những tù nhân đã chết. Chính đó là chỗ đặt chiếc va li.

        Pipich nhanh nhảu và phấn chấn vươn cổ ra nhìn quanh đống bị một lần nữa, rồi xoa tay, nhe răng cười với Krôpinxki dường như muốn nói: "Bây giờ cậu thử xem tớ có cái gì đây nhé! Rồi anh ta mở khóa nhấc nắp va li lên. Anh đứng dạng hai chần, thọc tay vào túi, khoái trá về sự thành công của câu chuyện bất ngờ của mình.

-------------------
        1. Nguyên văn: “Nix Boses? Gar mix Boses?”. “Không xảy ra chuyện gì chứ? Chắc không có tai nạn gì chứ?”.

        2. Commanđô: dùng theo nghĩa của bọn Qụốc xã đê’ chỉ một toán người mà chúng giao cho một nhiệm vụ nhất định trong trại có tính chất khổ sai.

        3. Thượng sĩ: dịch chữ Hauptscharfuher (xin đọc haupt-saíuyrơ) một cấp bậc của bọn SS tương đương với thượng sĩ.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM