Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:13:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lêningrat giữ vững thành đồng  (Đọc 10602 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:25:13 pm »

Lêningrat giữ vững thành đồng – K. A. Mêrexcôp
Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva
Người số hóa: macbupda

Cuốn sách này viết về cuộc phòng thủ anh dũng để bảo vệ Lêningrat trong thời Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, về chiến công bất tử của nhân dân Lêningrat và các chiến sĩ Quân đội xô-viết đã giữ vững thành phố Lênin.

Tác giả là Nguyên soái Liên-xô Kirin Afanaxiêvich Mêrexcôp – người đã tham gia tích cực vào vũ công anh hùng đó đó. Thời kỳ đầu cuộc Chến tranh vệ quốc vĩ đại, ông là đại diện của Bộ Tổng tư lệnh ở Lêningrat; mùa thu năm 1941, dưới quyền chỉ huy của ông, Tập đoàn quân độc lập 7 đã chặn đứng bạch quân Phần-lan tại sông Xvia, không cho chúng hội quân được với cánh quân phát-xít Đức ở phái đông Lêningrat. Từ cuối 1941, K. A. Mêrexcôp làm tư lệnh Mặt trận Vônkhôp – năm 1943, bộ đội của Mặt trận này cùng với bộ đội của Mặt trận Lêningrat đã phá vỡ vòng vây của quân địch và chuyển sang tấn công tiêu diệt hoàn toàn bầy rợ phát-xít Đức ở quanh Lêningrat. K. A. Mêrexcôp cũng đã chỉ huy bộ đội Mặt trận Carêli, năm 1944 đánh tan quân địch ở Nam Carêli, trừ bỏ mối uy hiếp Lêningrat từ phía Bắc.

« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2021, 01:49:41 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:29:14 pm »

HÔM TRƯỚC CHIẾN TRANH

Khi tôi cầm bút viết những dòng này, thì trên tờ lịch đề ngày 21 tháng sáu... Vào cái năm 1941 đầy nguy hiểm ấy, thì đó là ngày hòa bình cuối cùng đối với Liên-xô, hôm trước cuộc tấn công phản trắc của quân đội phát-xít vào đất nước xô-viết. Đối với tuyệt đại đa số nhân dân Liên-xô, thì đó là một ngày bình thường, một ngày thứ bảy. Còn đối với tôi, một quân nhân giữ chức vụ khá cao trong Bộ dân ủy Quốc phòng(1), thi đó là một ngày đầy lo âu. Vậy tôi xin bắt đầu kể từ hôm đó.

Khi đó, tình hình căng thẳng ở biên giới phía Tây đã lên đến cực độ. Nước Đức phát-xít, với sự đồng lõa của các chính khách “Muynich” phương Tây, đã chiếm đóng nhiều nước Tây Âu và đã tạo ra được một bộ máy quân sự hùng mạnh để tấn công Liên-xô.

Chính phủ Liên-xô đã đem hết sức cố gắng nhằm ngăn chặn chiến tranh. Đồng thời – đề phòng trường hợp những cố gắng ấy không đạt được kết quả - cũng đã thi hành nhiều biện pháp trọng yếu để củng cố quốc phòng của đất nước xô-viết. Những thành tựu xây dựng xã hội chủ nghĩa trong những năm thực hiện các kế hoạch 5 năm trước chiến tranh đã tạo ra cơ sở vật chất – kỹ thuật cần thiết để làm việc đó. Vào những năm đó, chúng ta đã sản xuất được nhiều hơn đại bác và súng bộ binh, máy bay và xe tăng, đạn dược và quân trang quân dụng. Quân số các lực lượng vũ trang của đất nước cũng tăng lên một cách đáng kể. Song tiếc rằng không phải tất cả mọi chủ trương về mặt củng cố quốc phòng đều đã được thực hiện xong. Ngoài ra, lại còn có những sai lầm trong việc phán đoán thời gian kẻ địch có thể tấn công vào Liên-xô và do đó đã có những thiếu sót trong việc chuẩn bị đánh trả lại những đòn đầu tiên của kẻ thù xâm lược.

Chiến tranh đã có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Chính phủ đã cho phép báo cho các bộ tư lệnh các quân khu biên giới và Hải quân về nguy cơ ngày càng tăng và lệnh cho họ đưa bộ đội vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Bộ dân ủy Quốc phòng đã phái các cán bộ có trách nhiệm đi tới các quân khu. Tôi được cử đi ngay Lêningrat.

Ngay tôi hôm đó, tôi từ giã Matxcơva. Con tàu tốc hành chọc thẳng tấm màn đêm bằng ánh đèn pha sáng chói, đưa tôi lên tây- bắc. Quân khu Lêningrat đối với tôi vốn quen thuộc. Kế hoạch của họ đưa bộ đội vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, từ lâu tôi đã biết. Vậy mà trong lòng vẫn cứ không yên. Liệu chúng ta có chuẩn bị kịp không, hay kẻ địch lại đi trước chúng ta? – vẫn một câu hỏi đó day dứt mãi.

Việc nổ ra chiến tranh chỉ còn tính bằng ngày, giờ và có thể là phút thôi. Vậy mà các Lực lượng vũ trang của đất nước còn chưa hoàn toàn được đưa vào tư thế sẵn sàng chiến đấu Một phần quan trọng của bộ đội có nhiệm vụ chặn địch ở ngay biên giới, hãy còn đóng quân khá xa, ở sâu trong vùng nội địa của các quân khu. Không còn có hy vọng rằng các đơn vị đó ngay khi bắt đầu chiến tranh có thể kịp tiến ra tuyến triển khai của mình để bảo vệ biên giới.

Trang bị của các đơn vị về căn bản vẫn còn là những vũ khí, khí tài kiểu cũ. Súng bộ binh tự động, các loại xe tăng, máy bay, phương tiện chống tăng và phòng không kiểu mới hãy còn sản xuất được ít. Việc trang bị lại cho quân đội kỹ thuật mới hãy còn đang trong quá trình thực hiện.

Đất nước của chủ nghĩa xã hội chiến thắng có đầy đủ mọi tiền đề, trong tất cả các thành quả của mình, để đánh bại cuộc xâm lược của chủ nghĩa đế quốc ngay từ đầu. Song chiến tranh đối với Liên-xô đã bắt đầu trong một hoàn cảnh không được thuận lợi. Bộ máy chiến tranh khổng lồ của nước Đức Hitle không chỉ bao gồm những gì mà bọn phát-xít đã tạo ra được trong những năm chúng thực hiện khẩu hiệu “Đại bác thay chọ bơ”, mà còn tất cả những gì mà chúng đã kịp vơ vét được trong nhiều nước châu Âu bị chúng xâm chiếm.

Đánh Liên-xô, bọn Dức đã huy động 190 sư đoàn của chúng và của bọn chư hầu gồm 5,5 triệu người, gần 5 vạn súng cối và pháo dã chiến, gần 3 nghìn tăng và pháo tự hành, 5 nghìn máy bay. Toàn bộ số quân đố đã được động viên hoàn toàn, đã có kinh nghiệm hai năm chiến tranh và đã được bố trí sẵn thành từng cụm mạnh theo hướng của những mũi tiến công chính.


(1) K. A. Mêrexcôp khi đó là thứ trưởng Bộ dân ủy Quốc phòng – B.T.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:35:12 pm »

Làm thế nào để đối phó với tình thế đã xảy ra? Phải bắt đầu từ đâu để có thể cấp tốc đưa bộ đội quân khu Lêningrat ra sẵn sàng chiến đấu? Cần phải làm gì để củn cố phòng thủ của thành phố và của các cửa ngõ dẫn đến thành phố? Những vấn đề ấy và nhiều vấn đề khác nữa đã đặt ra trong tâm trí tôi trong cái đêm hè ngắn ngủi ấy.

Khi ánh ban mai tràn vào trong toa xe, tôi ngước nhìn ra qua cửa sổ. Dọc theo con tàu chạy, hết những cánh rừng xanh rậm rạp lại đến những đầm lầy đầy nước lướt qua. Rồi đến lúc bánh xe lăm ầm ĩ trên cầu sắt, và trước mắt hiện ra con sông Vônkhôp, mặt nước rộng và phẳng lặng. Tiếp đến lại là sình lầy, rừng, rồi lại sình lầy...

Tất nhiên, khi ngắm nhìn địa phương này, tôi đã không hề nghĩ rằng chỉ nay mai thôi nơi này sẽ vang lên tiếng xích sắt và tiếng ồn ào của chiến trận, vá sông Vônkhốp trong một hai năm sẽ là chiến tuyến ngăn cách giữa các đạo quân giao chiến. Khi đó, không một ai nghĩ ràng quân thù có thể sẽ vào sâu đến thế, tới sát Lêningrat, gần Matxcơva và đến tận bờ sông Vônga,.

Đặt chân lên đất Lêningrat, người khách nào mà không bồi hồi xúc động. Đây là nơi mà mọi vật đều nhắc ta nhớ đến quá khứ vĩ đại của dân tộc Nga, nơi mà V. I. Lênin – vị lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản quốc tế - đã sống và làm việc nhiều năm, là thành phố từ năm 1934 đã được mang tên vẻ vang của Người.

Do vua Piôt lập ra, Pêtecbua từ năm 1712 đến tháng ba 1918 đã là thủ đô của nước Nga. Nó đã giữ một vai trò lớn trong lịch sử của đất nước. Trong ý thức của nhân dân, vinh quang của nước Nga và vinh quang của thành phố này hòa vào làm một. Đại thi hào Puskin, người đã phấn khởi ngợi ca “Tác phẩm của Piôt”, đã viết ra những dòng thơ thật là tiên tri:

Hãy tươi đẹp lên, hỡi thành phố của Piôt!
Và hãy đứng vững, không gì lay chuyển nổi như nước Nga...

Những nhà kiến trúc đại tài đã dựng lên những quần thể kiến trúc mỹ lệ, biến thành phố này thành một trong số những đô thành đẹp nhất thế giới. Trụ sở Bộ tư lệnh Hải quân, viện Ecmitajơ, Viện hàm lâm mỹ thuật, quảng trường Cung điện, quảng trường Macxôvô, những đường bờ sông Nêva và sông Pôntaca, những lâu đài và công viên với vẻ đẹp độc đáo ở Puskin, Paplốpxcơ, Pêtegôf và Oranienbaum đã làm cho tất cả những ai tới thành phố này đều phải thán phục.

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Pêtecbua đã trở thành một trung tâm khoa học, văn hóa và nghệ thuật. Ở đây đã sống và làm việc những nhà bác học thiên tài: Lômônôxôp, Menđêlêep, Timiriazep, Xêchênôp, Paplôp. Ở đây, các nhà văn và nhà soạn nhạc Nga vĩ đại – Puskin, Gôgôn, Nêcraxôp, Đôxtôepxki, Xauưcôp-Sêđrin, Glinca, Muxoocxki, Bôrôđin, Rinxki-Coocxacốp – đã cho ra đời những tác phẩm bất hủ của mình. Các danh họa Nga Craxcôi, Xuricôp, Brunlôp và Rêpin cũng đã sáng tác ở đây.

Trước lúc bắt đầu cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ở Lêningrat có 60 trường đại học và 101 trường trung học chuyên nghiệp, trong đó có 12 vạn sinh viên theo học, 100 viện nghiên cứu khoa học, 28 nhà hát, 146 câu lạc bộ và nhà văn hóa, 722 thư viện, 43 viện bảo tàng. Các cung điện và các viện bảo tàng ở đây là nơi cất giữ và chưng bày nhiều tác phẩm ưu tú của nền văn hóa Nga và thế giới.

Từ đầu thế kỷ trước Pêtecbua là một trung tâm chủ yếu của phong trào cách mạng. Ở đây, năm 1825, từ quảng trường Xênatxcaia những người tháng chạp(1) đã công nhiên khiêu khích chế độ Nga hoàng. Từ nơi đây, các nhà dân chủ cách mạng(2)  Bêlinxki, Ghecsen, Checnưsepxki, Đôbrôlubôp đã kêu gọi nhân dân đứng lên đấu tranh giành tự do.


(1) Những “người tháng chạp” là những nhà cách mạng Nga thuộc giới quý tộc, đấu tranh chống chế độ nông nô và chuyên chế. Họ đã nổi lên, cầm vũ khí chống chế độ Nga hoàng vào tháng chạp 1825. – B.T.
(2) Những nhà dân chủ cách mạng là những người tham gia phong trào cách mạng giải phóng ở Nga, là những nhà tư tưởng của chủ nghĩa dân chủ nông dân, đấu tranh chống chế độ nông nô và những tàn tích của chế độ đó sau cuộc cải cách năm 1861, chủ trương lật đổ chế độ chuyên chế bằng một cuộc cách mạng nhân dân. Khác với những “người tháng chạp” cách biệt với nhân dân, các nhà dân chủ cách mạng nhận thức được sự cân thiết phải có đông đảo quần chúng tham gia vào cuộc đấu tranh giải phóng.
Trong hàng ngũ những nhà dân chủ cách mạng đã sản sinh ra những nhà hoạt động xã hội và chính trị lớn, những nhà bác học, triết học và văn sĩ cự phách. – B.T.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:37:56 pm »

Tại nơi đây, năm 1878, Victo Opnocxki và Xtêpan Khanturin đã lập ra tổ chức chính trị của giai cấp vô sản – “Hội công nhân miền Bắc”(1). Năm 1895, V. I. Lênin đã thống nhất các nhóm mác-xit ở Pêtecbua lại thành “Liên minh đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân”, tổ chức này đã này đã là mầm mống của đảng mác-xit cách mạng kiểu mới.

Rất nhiều nơi trong thành phố Lêningrat gắn bó với tên tuổi của V. I. Lênin. Những xóm thợ ở ngoại ô xưa kia, nơi Lênin đã tiến hành hoạt động cách mạng; ngôi nhà ở phố Đại hội, nơi Người trong cuộc tranh luận với bọn men-sê-vích hồi tháng sáu năm 1917, tại Đại hội I các Xô-viết toàn Nga, đã nói lên câu bất hủ: “Có một đảng như thế đấy!”, như báo trước một cách tiên tri về thắng lợi của Đảng cộng sản bôn-sê-vích sắp tới; quảng trường trước nhà ga Phần-lan, điện Xmônnưi, nơi đóng trụ sở của bộ tham mưu cuộc khởi nghĩa Pêtrôgrat tháng mười năm 1971.

Lêningrat là thành phố của ba cuộc cách mạng. Cả cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất 1905-1907 lẫn cuộc cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 đều đã bắt đầu tại đây. Còn trong những ngày tháng mười 1917, thì từ đây đã mở đầu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Từ nơi này, từ thành phố Lênin, cái nôi của Đại cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười, đã vang đi toàn thế giới những lời lịch sử về việc thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Từ nơi này, thực hiện ý chí của toàn dân đã đập tan gông xiềng đáng nguyền rủa của ách nô lệ tư bản chủ nghĩa. Chính phủ xô-viết vừa mới thành lập đã gửi đến nhân dân các nước đang giao chiến lời kêu gọi chấm dứt cuộc chém giết đế quốc chủ nghĩa và ký kết một hòa ước công bằng, dân chủ.

Trong những năm Chính quyền xô-viết, Lêningrat đã trở thành một trung tâm kinh tế lớn bậc nhất ở Liên-xô. Công nghiệp của thành phố Lênin đã cung cấp cho đất nước xô-viết chiếc máy kéo đầu tiên, máy cán thô đầu tiên, chiếc tuôc-bin đầu tiên và cao su nhân tạo đầu tiên. Nhiều nhà máy và xí nghiệp, nhiều nông trường quốc doanh và nông trang tập thể ở khắp đất nước đã biết các máy móc do Lêningrat chế tạo. Không có một nơi nào ở Liên-xô mà sản phẩm của nền công nghiệp Lêningrat không tới.

Vào buổi sáng chủ nhật hôm đó, cái buổi sáng đã trở thành một cái mốc lịch sử quan trọng trong đời sống của Nhà nước xô-viết và sẽ làm thay đổi các ý niệm và thói quen của người ta trong nhiều năm trời – vào cái buổi sáng ấy, Lêningrat vẫn đang sống một cuộc sống bình thường. Sau một tuần làm việc, người dân Lêningrat nghỉ ngơi. Họ vội vã để ra ngoại thành, ra bãi biển, tới các công viên và các vườn hoa.

Thế rồi, thình lình giữa cuộc sống thanh bình đó có một tiếng dữ dội đột nhập vào: “Chiến tranh!”. Nhân dân túm tụm lại xung quanh các loa phóng thanh, lắng nghe lời tuyên bố của Chính phủ xô-viết. trên mặt ai nấy đều lộ vẻ lo lắng cho số phận của đất nước, của thành phố quê hương, cho cuộc sống của những người ruột thịt và thân tích.

“Cuộc tấn công quái dị này vào đất nước chúng ta, - bản tuyên bố viết, - là một sự phản trắc xưa nay chưa từng có trong lịch sử các dân tộc văn minh. Cuộc tấn công vào nước chúng ta đã được tiến hành mặc dầu Liên-xô và Đức đã ký hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau và Liên-xô đã hết sức trung thực thi hành mọi điều khoản của hiệp ước dó”.

Chính phủ kêu gọi toàn dân xô-viết, các quân nhân trong các Lực lượng vũ trang và nhân dân lao động ở hậu phương hãy xiết chặt hàng ngũ hơn nữa xung quanh Đảng cộng sản và trung thực hoàn thành nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc.

Bản tuyên bố đã kết thúc bằng những lời mà sau này đã trở thành những khẩu hiệu chiến đấu trong cuộc đấu tranh chống quân phát-xít Đức xâm lược: “Sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa. Quân thù sẽ bị tiêu diệt. Thắng lợi sẽ về chúng ta”.


(1) “Hội công nhân miền Bắc” – một trong những tổ chức cách mạng đầu tiên của công nhân Nga. Hội ra đời ở Pêtecbua cuối năm 1878. Những người sáng lập là hai công nhân Pêtecbua: thợ nguội V. P. Opnocxki (1856-1920) và thợ mộc X. N. Khanturin (1856-1882). – B.T.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:39:39 pm »

QUÂN THÙ CỐ XÔNG TỚI THÀNH PHỐ

Sau khi đột nhập vào lãnh thổ Liên-xô, các đơn vị thiết giáp của bày rợ phát-xít Đức cố tiến về phía Lêningrat, Matxcơva, Kiep. Bè lũ Hitle trù tính rằng, sau khi nhanh chóng chiếm được ba trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng bậc nhất đó và tiêu diệt được bộ đội xô-viết ở miền dọc Bantich, Bêlôrutxi và Ucren, thì chúng sẽ làm tê liệt được việc cai quản đất nước và trong một thời hạn ngắn ngủi, chừng một tháng rưỡi – hai tháng, sẽ đạt được thắng lợi hoàn toàn đối với Liên-xô.

Tiến đánh Lêningrat có phương diện quân “Bắc” gồm hai tập đoàn quân dã chiến 16 và 18, tập đoàn tăng 4 và tập đoàn không quân 1. Hỗ trợ cho các đơn vị này có tập đoàn tăng 3 và lực lượng chính của tập đoàn quân dã chiến 9 thuộc phương diện quân “Trung”. Tổng cộng, bộ tư lệnh Đức đã ném vào cuộc tấn công Lêningrat 42 sư đoàn, trong đó có 7 sư đoàn tăng và 6 sư đoàn môtơ hóa, quân số cả thảy 725 nghìn lính và sĩ quan. Vũ khí của đạo quân khổng lồ này gồm 13 nghin đại bác và súng cối, 1.500 tăng và 1.200 máy bay.

Đứng đầu phương diện quân “Bắc” là một tên tướng Phổ nhà nòi, đại diện của trường phái quân sự của hoàng đế Đức cũ – đại tướng fôn Lêep, đã từng tỏ ra xuất sắc trong việc chọc thủng phòng tuyến “Maginô” năm 1940. Còn bọn chỉ huy các tập đoàn quân và các quân đoàn trong phương diện quân này thì đều là những tướng lĩnh có tên tuổi của Hitle, đã tham gia đánh chiếm Ba-lan và Pháp.

Ngoài quân phát-xít Đức ra, tiến đánh Lêningrat còn có lực lượng củ yếu (hai tập đoàn quân dã chiến) của nước Phần-lan Mannecgây, đã tham gia chiến tranh trong liên minh với Hitle. Một trong hai đạo quân ấy – tập đoàn quân Đông-Nam – gồm 7 sư bộ binh, đã được tung ra, nhằm thẳng vào Lêningrat. Với nhiệm vụ tiêu diệt bộ đội xô-viết ở eo Carêli và nện vào Lêningrat từ phía bắc. Còn tập đoàn quân khác- Carêlii – thì tấn công ở địa vực giữa hai hồ Lađôga và Ônejơxcôe, nhằm hướng sông Xvia, và có nhiệm vụ hỗ trợ cho quân phát-xít Đức tiêu diệt các lực lượng vũ trang xô-viết ở mạn đông Lêningrat và hội quân với quân Hitle.

Trong kế hoạch tấn công của bọn phát-xit, Lêningrat đã được coi là một trong những mục tiêu chiến lược chính. Chúng hy vọng rằng đánh chiếm được thành phố này sẽ làm cho chúng thống trị được miền Bantich, liên lạc được với quân Phần-lan Mannecgây và rảnh tay để tiến đánh Matxcơva.

Bộ tư lệnh Đức trù tính sẽ chiếm được Lêningrat và cuối tuần thứ ba của cuộc chiến tranh chống Liên-xô. Trong kế hoạch “Bacbarôtxơ” (tên đặt cho kế hoạch chiến tranh của Đức chống Liên-xô), có nhấn mạnh rằng chỉ sau khi hạ được thành Lêningrat thì mới “nên tiến hành các chiến dịch tấn công nhằm chiếm lấy trung tâm giao thông và công nghiệp quốc phòng quan trọng nhất là Matxcơva”.

Bọn Hitle đã trông mong rất nhiều vào nhân tố tâm lý. Bọn chúng tin rằng việc mất Lêningrat ngay trong thời kỳ đầu chiến tranh – một thành phố mà chưa từng có kẻ xâm lăng nào đặt được chân lên đường phố và quảng trường của nó – sẽ giáng một đòn rất mạnh vào tinh thần của nhân dân xô-viết, làm cho họ nhụt chí kháng chiến.

Khi nhân dân Lêningrat đứng quanh các loa phóng thanh nghe bản tuyên bố của Chính phủ xô-viết về cuộc tấn công phản trắc của phát-xít Đức, thì chiến tranh đã cháy bùng trên cả một giải không gian rộng lớn từ biển Barensep đến Hắc-hải. Bộ đội biên phòng và những đơn vị ở tuyến một đã phải đương đầu với đòn đầu tiên của các đoàn tăng địch, họ đã dũng cảm bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc xô-viết.

Các đơn vị thuộc Mặt trận Tây-bắc đã giữ cửa ngõ tiến vào Lêningrat từ phía tây-nam, chặn đánh những sư đoàn thuộc phương diện quân “Bắc”. Cửa ngõ vào Lêningrat từ phía bắc, từ eo Carêli thì do tập đoàn quân 23 thuộc Mặt trận Bắc bảo vệ. Còn lực lượng khác của Mặt trận này thì án ngữ trên biên giới với Phần-lan trên cả một chiều dài tới tận biển Baresep.

Ngay sau khi có thông báo của Chính phủ, Hội đồng quân sự của quân khu Lêningrat đã họp. Hội đồng đã nhận định thình hình và vạch ra những biện pháp cấp tiết để đưa quân khu và thành phố vào tư thế sẵn sàng chiến đấu. Đặc biệt là, đã quyết định: tăng cường chuẩn bị chiến đấu cho khu phòng thủ trên hướng Peơxcôp-Oxtrôp; cấp tốc chuẩn bị trận địa phòng ngự dọc sông Luga; đưa ngay khu phòng thủ ở bắc Lêningrat vào tư thế sẵn sàng chiến đấu, điều thêm một số đơn vị cần thiết tới đây; tiến hành tỉnh sát thực địa và xây dựng tuyến phòng ngự trên hướng Vônkhôp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:40:20 pm »

Như sau này đã rõ, việc thực hiện các biện pháp này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Lêningrat.

Tin bọn Đức gây chiến đã gây ra một làn sóng phẫn nộ trong nhân dân lao động ở thành phố này. Những cuộc mit-tinh đông đảo đã diễn ra ở các nhà máy và công xưởng, ở các học viện và cơ quan. Công nhân, kỹ sư, các nhà khoa học thề sẽ cống hiến mọi sức lực để bảo vệ Tổ quốc.

Cũng ngày đó, một sắc lệnh của Chủ tịch đoàn Xô-viết tối cao Liên-xô đã đặt Lêningrat, cũng như nhiều thành phố khác ở phần châu Âu của đất nước, vào tình trạng thời chiến.

Cuộc động viên bắt đầu. Và đã diễn ra một cách ngăn nắp, có tổ chức, chóng vánh. Các cán bộ Đảng và chính quyền đã giúp tổ chức chu đáo công tác của các địa điểm tiếp nhận tân binh, của các cơ quan quân vụ địa phương và của ngành đường sắt.

Trong vòng máy tiếng đồng hồ, hầu hết mọi người có nghĩa vụ quân sự đều có mặt tại các địa điểm động viên ở Lêningrat. Họ đã tự động viên, không đợi giấy gọi của phòng quân sự khu phố. Họ đã đến để được đi bảo vệ tự do và độc lập của Tổ quốc, bảo vệ thành phố của mình và hạnh phúc của mình.

Dòng người cuồn cuộn đổ tới các địa điểm động viên. Họ đi từng người hay từng nhóm, từng gia đình, từng cơ quan, từng tổ chức cômxômôn và học viện.

Ở các địa điểm ghi tên vào dân quân, người ta cũng xếp thành hàng dài. Công nhân, viên chức, trí thức đã gia nhập dân quân. Trong số họ, có những thanh niên mới lớn lên và những lão chiến binh thời nội chiến, tóc đã bạc, có những phụ nữ và thiếu nữ, những chỉ huy trù bị và những lính trơn. Tất cả họ đều xung vào đội ngũ của những người bảo vệ Lêningrat và được biên chế thành tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn và trung đoàn.

Chỉ trong hơn tuần lễ một chút, đã có 16 vạn người vào dân quân, trong số đó có 32 nghìn phụ nữ làm cứu thương và ý tá. Còn tổng cộng cả về sau này thì đã có hơn 30 vạn nhân dân lao động xung vào đạo dân quân Lêningrat.

Mỗi ngày, cao trào yêu nước của nhân dân thành phố lại tăng lên lớn mạnh hơn trước. Trong một nghị quyết của những người Lêningrat thông qua hồi đó, có nói:

“Tất cả cho tiền tuyến! Tất cả cho việc phòng thủ! Theo tiếng gọi đầu tiên của Đảng và Chính phủ, tất cả những ai cầm được súng sẽ tình nguyện vào Hồng quân, còn những người ở lại nhà máy sẽ đem hết sức mình làm việc để mau chiến thắng quân thù”.

Hơn 70% đảng viên cộng sản và 90% đoàn viên thanh niên cộng sản của thành phố Lêningrat đã ra mặt trận. Nhiều cán bộ lãnh đạo của Đảng và chính quyền đã được phái vào quân đội. Khắp nơi đều có đảng viên cộng sản; trong các đơn vị Quân đội tiêm kích ở các xí nghiệp và trong các đội đặc biệt về phòng thủ nội địa, được lập ra để chống bọn biệt kích, bọn gián điệp, bọn nhảy dù và để bảo vệ các cơ quan, kho tàng Nhà nước ở vùng giáp mặt trận.

Dân quân Lêningrat được tổ chức thành 10 sư đoàn và 16 tiểu đoàn súng máy – đại bác độc lập. Vũ khí và trang bị cho họ do các xí nghiệp và cơ quan Lêningrat cung cấp. Súng trường và các vũ khí bộ binh khã đã lấy ở các trường và các học viện quân sự, ở cảnh binh và ở các tổ chức của “Hội giúp đỡ quốc phòng và việc xây dựng không quân – hóa học”. Xe tăng do nhà máy Kirôp (tức Putilôp cũ) cung cấp, và xe thiết giáp do nhà máy Ijora. Còn các xưởng “Xcôrôkhôt”, “Thắng lợi của vô sản” v.v… đã cung cấp cho các chiến sĩ giày, các xưởng may cung cấp quân trang, nhà máy chế biến kim loại Êgôrôp cung cấp nồi niêu xoong chảo và khí tài công binh.

Trong những ngày đó, ở các công viên và vườn hoa, trên các đại lộ và đường phố, đâu đâu nhân dân Lêningrat cũng khẩn trương tập luyện quân sự. Dân quân học bắn súng, ném lựu đạn. Học đánh tăng, cài mìn, bắn máy bay địch. Chương trình học cấp tốc. Mặt trận không thể đợi chờ.

Ngày 10 tháng bảy, sư đoàn dân quân Kirôp là sư đầu tiên tiến ra chặn địch. Sau mấy ngày, các sư Matxcơva và Frunze cũng xuất trận.

Ngày 27 tháng sáu 1941, Ủy ban Xô-viết đại biểu nhân dân lao động Lêningrat đã ra nghị quyết về việc huy động dân cư nội ngoại thành làm nghĩa vụ lao động. Một trật tự quân sự nghiêm ngặt đã được thiết lập trong thành phố.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:42:38 pm »

Ở CỬA NGÕ XA

Chiến tranh chưa đụng đến Lêningrat ngay. Chiến sự đã bắt đầu ở cách xa thành phố mấy trăm cây số, tại các biên giới phía nam của các nước cộng hòa miền Bantich. Tại đây, cùng với các đơn vị biên phòng, các sư bộ binh trong tập đoàn quân 11 của tướng V. I. Môrôxôp và trong tập đoàn quân 8 của tướng P. P. Xôbennicôp (Mặt trận tây-bắc) đã phải chống đỡ với đợt tấn công đầu tiên của quân phát-xít Đức. Bị phân tán trên một mặt trận rộng và bị đánh bất ngờ, các đơn vị của Mặt trận Tây-bắc đã không đương đầu lại được với các mũi nhọn tăng của phương diện quân “Bắc” và buộc phải rút lui, để địch lại trong khói lửa của các thành phố và làng mạc quê hương bốc cháy. Khi rút lui, họ đã lợi dụng từng cao điểm, từng địa hình có lợi để ngăn chặn bước tiến của quân thù, và gặp khi có điều kiện thuận lợi họ đã chuyển sang phản kích, giáng trả lại địch những đòn nên thân. Trong các cuộc chiến đấu ác liệt đó, bộ đội xô-viết đã gây cho địch nhiều thiệt hại, đã kìm hãm bước tiến của chúng, làm cho kế hoạch của chúng bị vỡ.

Những trận gay go đã diễn ra trong ngày thứ hai của cuộc chiến tranh ở bên bờ sông Đubix (tây-bắc Caunax) và sông Nêman. Cho đến 25 tháng sáu, các binh đoàn tăng Liên-xô đã kìm lại được các sư địch đang cố xông lên ở các hướng đó. Song lực lượng hai bên đã rất chênh lệch. Chống với ba sư tăng của ta, ba sư này đã bị tổn hại lớn trong đợt tấn công bất ngờ của không quân địch ngay trong ngày đầu chiến tranh, quân địch đã tung ra một số sư tăng và bộ binh nhiều gấp bội.

Các cố gắng của bộ tư lệnh Mặt trận Tây-bắc tổ chức phòng ngự ở hữu ngạn sông Đơvin Tây cũng không thu được kết quả. Các sư môtơ hóa và sư tăng của địch đã tràn qua lỗ hổng giữa hai tập đoàn quân 8 và 11. Đến ngày 30 tháng sáu, chúng đã vượt sông Đơvin Tây trong hành tiến, ở quãng Đaugappinxơ và Cruxpinxơ, và bắt đầu tiến theo các hướng đông và đông-bắc. Để không bị rơi vào vòng vây, các binh đoàn bộ binh xô-viết làm nhiệm vụ bảo vệ Caunax và Vinnux, đã buộc phải rút lui. Miền duyên hải tây biển Bantich cùng với các hải cảng (trừ Talin) đã rơi vào tay quân địch. Hạm đội Bantich của ta đã lâm vào một tình thế khó khăn, buộc phải bỏ căn cứ Litva và Latva.

Sau những trận đánh kìm hãm gay go, ngày 6 tháng bảy thành phố Oxtrôp thất thủ, và sau đó ba ngày quân địch lại chiếm được thêm Pơxcôp. Quân phát-xít Đức đã chiếm được hầu hết miền Pribantich và đã lọt vào địa giới của tỉnh Lêningrat. Việc địch có thể chọc được đến sông Luga và tiếp đó đến Lêningrat đã trở thành một nguy cơ trước mắt.

Do lực lượng địch mạnh hơn gấp bội, bộ đội xô-viết cũng đã phải rút lui ở nhiều mặt trận khác nữa. Minxcơ, Vitepxcơ, Jitoomia đã rơi vào tay quân địch. Các thiết đoàn phát-xít đang xông về phía Matxcơva và Kiep. Tổ quốc xô-viết thậm nguy.

Đảng và Chính phủ đã kêu gọi nhân dân chấm dứt mọi tư tưởng thái bình, ra sức bảo vệ từng thành phố, mỗi xóm làng, và khi rút đi không được để lọt một thứ gì vào tay quân địch, tích cực tiêu diệt bọn xâm lược đến cùng.

Đánh chặn bước tiến điên cuồng của kẻ địch và rút vào sâu trong đất nước, các chiến sĩ xô-viết vẫn không mất lòng tin ở thắng lợi. Họ bị nhiều tổn thất, song đồng thời cũng đã tiêu hao nặng quân địch, tiêu diệt nhiều phương tiện chiến đấu của chúng và kìm hãm bước tiến của chúng. Thây lính Đức và vũ khí, khí tài của quân địch bị phá hủy rải đầy đường từ biên giới Đông Phổ đến hồ Chutxcôê. Mặc dầu chúng đã tấn công Liên-xô bất ngờ, sự thiệt hại của quân phát-xít Đức ngay trong những ngày đầu chiến tranh đã nhiều hơn gấp bội những sự thiệt hại của chúng ở Tây Âu cả về mặt sinh lực lẫn vũ khí, khí tài, không thể nào so sánh được. Tuy nhiên, quân xâm lược vẫn còn ưu thế trong một thời gian lâu. Bộ tư lệnh Hitle khi đó vẫn còn có thể bổ sung thiệt hại tương đối nhanh.

Tính đến ngày 10 tháng bảy, phương diện quân “Bắc” của Đức đã trội hơn bộ đội Mặt trận Tây-bắc về bộ binh: 2,4 lần, về đại bác: 4 lần, về súng cối: 5,3 lần, về tăng: 1,3 lần. Ưu thế trên không cũng thuộc về kẻ địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:44:19 pm »

Sau khi lấy được Pơxcôp và Oxtrôp, quân thù đã cho rằng thế là con đường tiến tới Lêningrat đã mở. Các chiến lược gia của Hitle đã tin chắc vào khả năng của quân đội chúng đến nỗi chúng đã vạch ra cả một thời khắc biểu thu phục các thành phố Liên-xô, kể cả Lêningrat và Matxcơva. Khi còn ở vùng Siaulai, còn cách xa Lêningrat đến mấy trăm cây số, chúng đã định ngày duyệt binh ở quảng trường Cung điện, đã in và phát cho binh lính và sĩ quan những bản đồ chỉ dẫn việc đi chơi ở Lêningrat và thậm chí đã in cả thiếp mời dự tiệc liên hoan ở khách sạn “Axtôria”. Và quả thật là cấu trúc phòng ngự ở trên tuyến Luga khi đó vẫn chưa xong. Còn cửa ngõ trực tiếp và Lêningrat từ phía tay-nam nói chung vẫn chưa được củng cố. Trước chiến tranh, chưa ai hề nghĩ tới việc quân địch có thể tiến đến thành phố từ phía đó. Sông Luga, rộng 40-60 mét, ở nhiều quãng các đơn vị cơ giới có thể vượt qua. Thế mà tuyến Luga đã trở nên khó vượt, là nhờ những người đã bảo vệ nó. Bố trí trên tuyến này, từ thành phố Kinghixep đến hồ Inmen, 4 sư đoàn bộ binh, 2 sư đoàn dân quân, trường lục quân Lêningrat mang tên Kirôp và lữ đoàn khinh binh đánh núi độc lập đã án ngữ các ngả đường vào Lênningrat. Họ đã dũng cảm đương đầu với quân đoàn môtơ hóa 41 của địch tiến đến bờ Luga ngày 12 tháng bảy, và đã chặn chúng lại.

Xe tăng địch đã bốc cháy vì hỏa lực chính xác của pháo binh và những chai xăng đặc của bộ binh ta. Chỉ riêng tiểu đoàn pháo binh của đại úy Xiniapxki thuộc cụm pháo của đại tá F. G. Ôđinsôp đã tiêu diệt 37 tăng trong một trận, và đại đội pháo của thượng úy A. V. Iacôplep đã tiêu diệt 10 tăng. Các chiến sĩ của các sư bộ binh 177, 235 và 237 đã gan lì giữ vững trận địa. Sư đoàn dân quân 2 cũng ngoan cường không kém, sư này chủ yếu gồm những người lao động thuộc các khu phố Matxcơva và Lêningrat của thành phố Lêningrat lập ra.

Trong những ngày đó, các cựu công nhân của nhà máy Kirôp đã gửi cho các chiến sĩ Kirôp và cho toàn thể các chiến sĩ dân quân Lêningrat, nội dung như sau: “Các đồng chí thân mến! Những người con và anh em của chúng tôi! Các đồng chí đã vào dân quân để đem thân mình bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Xin các đồn chí cứ yên tâm: ở nhà các máy của các đồng chí vẫn chạy hết công suất đấy! Các bà mẹ và vợ, con, em gái của các đồng chí đang đứng bên các máy đó... Các đồng chí hãy gan dạ, quả cảm trong chiến đấu, hãy phát huy truyền thống vẻ vang của công nhân Petrôgrat, hãy xứng đáng là con của thành phố Lênin. Chớ tiếc đời mình trong cuộc chiến đấu vì tự do, vì danh dự, vì Tổ quốc!”.

Nhân dân lao động ở nhiều xí nghiệp khác cũng gửi thư cho các chiến sĩ dân quân và bộ đội xô-viết đang chặn đường các sư địch tiến về Lêningrat. Các thư và những lời kêu gọi đó của nhân dân Lêningrat gửi cho các chiến sĩ bảo vệ thành phố vĩ đại đã củng cố sự thống nhất của hậu phương với tiền tuyến và đã cổ vũ các chiến binh xô-viết lập chiến công trong cuộc đấu tranh chống lại quân thù mạnh và hung bạo.

Đáp lại thư của các công nhân nhà máy Kirôp, các chiến sĩ sư đoàn dân quân 1 đã cam đoan với các bạn bè trong nhà máy và toàn thể nhân dân lao động của thành phố rằng họ sẽ quyết giữ bằng được chiếc nôi của cách mạng vô sản – Lêningrat thân yêu.

Cuộc phòng ngự ngoan cường của các đơn vị dân quân và bộ đội xô-viết đã chặn đứng cuộc tấn công của địch. Song bộ tư lệnh phương diện quân “Bắc” rõ ràng là không chịu cảnh thất bại đó của quân chúng. Chúng tung tăng ra, khi thì sọc vào chỗ này, khi thì sọc vào chỗ khác, dò điểm yếu trong hàng phòng ngự của ta, và sử dụng hàng trăm phi cơ oanh tạc bổ nhào, hòng đánh vào “cân não”. Song, ngoài việc bị thiệt hại thêm, chúng chẳng đạt được một cái gì. Tuyến phòng ngự Luga đã được các đơn vị xô-viết giữ vững.

Cũng vào khi đó, tập đoàn quân 11 đã đánh một đòn phản kích hiệu quả vào quân đoàn tăng Manstêin định tiến về Nôpgôrôt. Từ 14 đến 18 tháng bảy, ở vùng Xomsư, bộ đội xô-viết đã tiêu diệt sư tăng 8 và tiêu hao nặng sư bộ binh môtơ hóa 3 của địch. Trong trận này, sư bộ binh 70, huân chương Lênin, đã chiến đấu đặc biệt xuất sắc. Quân Đức đã phải lùi lại 40 cây số, bỏ lại nhiều xác tăng và thây lính., Sau này, Manstêin đã phải thú nhận rằng tình hình của quân đoàn hắn khi đó thật thảm hại.

Tinh thần ngoan cường và tích cực tiêu diệt địch của bộ đội xô-viết đã làm đảo lộn kế hoạch của bọn chiến lược gia Hitle. Mưu toan của bộ tư lệnh phát-xít Đức định chiếm Lêningrat trong hành tiến đã bị thất bại. Trong những trận dai dẳng, đẫm máu ở tuyến Luga, quân địch đã bị thiệt hại nặng về người và vũ khí. Thế là yếu tố thời gian – một trong những điều kiện quan trong nhất trong kế hoạch ban đầu để giành thắng lợi, của bọn chiến lược gia Hile thảo ra, trông mong vào một thắng lợi chớp nhoáng – đã đi mất, không trở lại nữa.

Sau nhiều lần cố gắng đánh về phía Lêningrat, đến tháng bảy quân Đức đã buộc phải từ bỏ hoạt động tấn công. Bộ đội và dân quân phối hợp đã chống lại các đợt tấn công mãnh liệt của địch và trong gần một tháng đã giam chân quân địch lại ở bên sông Luga.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:46:15 pm »

Ở CỬA NGÕ GẦN

Bị chặn lại, không tiến thẳng được về Lêningrat qua sông Luga, kẻ địch đã tìm cách đi đường vòng. Đồng hời, chúng đã đưa thêm nhiều lực lượng mới.

Đầu tháng tám, tập trung một lực lượng ưu thế gấp bội bộ đội xô-viết ở các sườn của khu phòng ngự Luga, quân Đức lại mở cuộc tấn công về phía Lêningrat. Địch đã tung về hướng Vôlôxôvô và Gatchina một lực lượng hùng hậu gồm 2 sư tăng, 1 sư môtơ hóa và 2 sư bộ binh. Diện tấn công của các lực lượng này là các đơn vị thuộc sư dân quân 2, các đại đội của trường lục quân Lêningrat mang tên Kirôp và sườn phải của sư bộ binh 90. Bộ binh, pháo binh, xe tăng, công binh, tất cả các chiến sĩ và chỉ huy của tất cả các binh chủng quân ta đều chiến đấu dũng cảm và ngoan cường. Ai nấy đều chung một ý chí: không để cho địch tiến tới Lêningrat.

Cho đến ngày 12 tháng tám, tại vùng làng Ivanôpxcôe, các đơn vị thuộc sư 2 dân quân và sư 90 bộ binh đã đánh bật được cuộc tấn công của quân địch mạnh hơn. Chỉ sau khi đã tung ra thêm một sư tăng và tạo ra một ưu thế lớn về súng cối và không quân, địch mới lấn được các chiến sĩ bảo vệ tuyến Luga và vượt ra được đường cái dẫn đi Kinghixep và chạy về phía Gathchia.

Sư bộ binh 281 và một số đơn vị khác cấp tốc điều đến hướng này đã không thể ngăn địch lại được: lực lượng quá ư chênh lệch – các đơn vị của ta phải chống lại với 3 sư tăng địch và liên tục quần nhau với máy bay địch. Đặc biệt gay go là những trận đánh để giành nhau Vôlôxôvô. Trong ngày 18 tháng tám, địa điểm quan trọng này đã mấy lần chuyển qua chuyển lại tay ta và tay địch. Nhưng bộ đội ta đã không đủ sức để giữ được nó. Đến chiều hôm đó, ta đã phải bỏ Vôlôxôvô và rút về hướng đông-bắc. Ngày 19 tháng tám, những đơn vị tiền phương của khu phòng ngự Cận vệ đỏ - một trong sáu khu phòng ngự trong nội thành Lêningrat – đã phải nổ những phát súng đầu vào các đơn vị địch đã đột nhập vào ngoại vi phòng ngự của khu này ở mạn nam ngoại thành.

Bộ tư lệnh phát-xít Đức cũng đã cho một đạo quân mạnh, gồm 6 sư bộ binh và 2 sư môtơ hóa tiến về phía Nôpgôrôt – Chuđôvô, nhằm chiếm con đường sắt Tháng mười và đánh quặp Lêningrat từ phía đông. Trong ba ngày đêm liền, từ 10 đến 13 tháng tám, các đơn vị trong tập đoàn quân 48 do tướng X. Đ. Akimôp chỉ huy đã phải chống trả những đợt tấn công điên cuồng dữ đội của địch. Sang ngày thứ tư, quân Đức tập trung ưu thế hơn ta gấp hơn ba lần, đã chọc thủng phòng ngự của ta ở vùng Simxcơ và ngày 15 tháng tám đã chiếm bộ phận tây của thành phố Nôpgôrôt.

Quân địch reo mừng hể hả. Thế là bây giờ đường tới Lêningrat đã khai thông, bọn chiến lược gia Hitle đã tuyên bố như thế. nhưng khi bộ tư lệnh phát-xít Đức bắt tay vào thực hiện kế hoạch của chúng và đưa lực lượng chính của chúng ngoặt về phía Chuđôvô thì tập đoàn quân 34 của tướng K. M. Cachanôp và một phần lực lượng của tập đoàn quân 11 thuộc Mặt trận Tây-bắc đã giáng một đòn phản kích bất ngờ vào chúng từ khu Xtaraia Rutxa. Quân ta đã tiến được gần 60 cây số và tạo nên một mối uy hiếp thọc vào sau lưng tập đoàn quân địch đóng ở Nôpgôrôt. Để đỡ lại đòn phản kích đó, bộ tư lệnh phát-xít Đức đã buộc phải rút ở Nôpgôrôt và Luga đi 2 sư môtơ hóa để tung chúng vào vùng Xtarai Rutxa, ngoài ra lại còn phải tăng không quân hoạt động ở hướng này. Do đó, tốc độ tấn công của quân địch về phía Lêningrat đã bị chậm lại một phần. Địch đã phải mất 5 ngày để vượt quãng đường 70 cây số từ Nôpgôrôt đến Chuđôvô, Và khi cuối cùng chúng cũng đã chiếm được thành phố này, thì chúng đã bị tiêu hao mệt nhược vì phải tác chiến liên miên, đến nỗi không còn có thể tiếp tục tấn công ngay được nữa. Tuy vậy, vòng cánh cung của quân thù bao quanh Lêningrat cứ mỗi ngày một thắt lại dần.

Về phía eo Carêli, bọn bạch quân Phần-lan cũng tăng sức ép mạnh. Trước sức địch mạnh hơn, ngày 20 tháng tám quân ta đã phải rút khỏi Vưbooc. Chủ lực của tập đoàn quân Đông-nam Phần-lan ùn ùn tiến về phía Lêningrat. Dòng sắt thép gồm các tăng màu vàng và xanh nhạt cùng các xe tải chở đầy lính vác tiểu liên chảy trên khắp các ngả đường. Từ tây-nam, giữ tuyến đường sắt Bantich và bờ nam vịnh Phần-lan, hai quân đoàn trong tập đoàn quân này tấn công; từ phía nam, các sư tăng và môtơ hóa xông lên; từ đông-nam, dọc theo đường sắt Tháng mười, một bộ phận của hai quân đoàn môtơ hóa tiến tới. Quân phát-xít Đức đã tràn về phía Gatchina. Bọn xâm lược Hitle chỉ còn cách thành phố không phải là hàng trăm, mà vài chục cây số. Đài phát thanh Beclanh đã vội vã rêu rao khắp thế giới: “Việc Lêningrat – cái thành trì này của các Xô-viết trên bờ Bantich – thất thủ chỉ còn tính hàng giờ nữa mà thôi!”.

Song Lêningrat đã đứng vững không phải hàng giờ, hàng tháng, mà trong nhiều năm. Trong giờ phút cực kỳ gian nan đó, khi quân địch đã đột nhập vào vùng ngoại thành, các chiến sĩ bảo vệ Lêningrat đã hông hề nghĩ tới sự đầu hàng. Họ làm việc ngày đêm để củng cố công sự; vào dân quân; và đứng mấy ngày đêm liền không rời máy để sản xuất vũ khí, mìn và đạn dược.

Ngày 21 tháng tám 1941, tư lệnh bộ đội hướng Tây-bắc, các bí thư tỉnh ủy và thành ủy Lêningrat và chủ tịch ủy ban Xô-viết thành phố Lêningrat đã gửi lời hiệu triệu đến toàn thể nhân dân lao động trong thành phố.

“Hỡi nhân dân Lêningrat, các đồng chí và các bạn thân mến! – bản hiệu triệu viết. – Thành phố quê hương và thân yêu của chúng ta đang bị nguy cơ tấn công của quân đội phát-xít Đức trực tiếp đe dọa. Quân thù đang tìm cách đột nhập vào Lêningrat. Chúng muốn phá hủy nhà cửa của chúng ta, chiếm các công xưởng và nhà máy, cướp bóc của cải của nhân dân, tưới các đường phố và các quảng trường bằng máu của những người vô tội, chà đạp lên dân lành, biến các người con tự do của Tổ quốc ta thành nô lệ của chúng. Nhưng điều đó quyết không thể xảy ra được! Lêningrat – cái nôi của cách mạng vô sản, trung tâm văn hóa và công nghiệp lớn của đất nước ta – đã và không bao giờ chịu lọt vào tay quân thù. Cúng ta sống và làm việc trong thành phố tuyệt đẹp của chúng ta, chúng ta đã bằng đôi tay của mình xây dựng lên những công xưởng và nhà máy hùng mạnh của Lêningrat, những tòa nhà và những vườn hoa mỹ lên, không phải là để cho những thứ đó rơi vào tay quân ăn cướp phát-xít Đức! Quyết không đời nào để xảy ra như thế!

Muôn người như một, tất cả chúng ta hãy đứng lên bảo vệ thành phố của chúng ta, tổ ấm, gia đình, danh dự và tự do của chúng ta!”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2018, 03:47:58 pm »

Trong những lời đầy chí khí đó, gửi cho các chiến sĩ mặt trận và nhân dân Lêningrat, mỗi người đều thấy nói lên những ý nghĩ thầm kí của lòng mình. Bộ đội và nhân dân Lêningrat đã thề không để phải hổ thẹn với truyền thống của giai cấp vô sản Petrôgrat, quyết giữ vững Lêningrat thân yêu.

Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tổ chức thành phố Lêningrat, theo lệnh của Bộ Tổng tư lệnh, từ ngày 23 tháng tám mặt trận Bắc được chia ra làm hai mặt trận: Carêli và Lêningrat. Bộ tư lệnh của Mặt trận Lêningrat mới thành lập có điều kiện để tập trung mọi cố gắng vào việc phòng thủ Lêningrat. Đồng thời, Bộ Tổng tư lệnh cũng điều đến bờ đông sông Vônkhôp hai tập đoàn quân mới nữa – tập đoàn quân 52 và 54.

Tuy nhiên, tình hình ở quanh Lêningrat vẫn tiếp tục xấu đi.

Sau khi lấy lại sức và chấn chỉnh lực lượng, ngày 25 tháng tám, quân phát-xít Đức ở vùng Chuđôvô lại tiến về Lêningrat. Chống lại những đơn vị của ta giữ hướng này, hướng dẫn tới hồ Lađôga, bộ tư lệnh quân Đức đã tung ra một quân đoàn môtơ hóa và một số binh đoàn độc lập. Cuộc tấn công của lục quân được một lực lượng không quân mạnh yểm trợ.

Không đủ sức chặn một lực lượng địch mạnh hơn rất nhiều, bộ đội giữ hướng này đã buộc phải rút lui. Một bộ phận rút về đông-bắc, tới sông Vônkhôp, còn bộ phận khác, rút theo hướng tây-bắc, về sông Nêva. Như vậy là việc phòng ngự ở trên hướng tiến thẳng lên phía bắc (qua Tôxnô, Mơga… đến bờ nam hồ Lađôga) đã bị yếu đi. Ngày 28 tháng tám, các đơn vị tiền đạo của địch chiếm Tôxnô và ngày 29 tháng tám, tiến tới Cônpinô. Ở đây, chúng lại đụng phải các đơn vị của tập đoàn quân 55 của tướng I. G. Lazarep, và bọn Đức đã phải dừng lại. Song chúng cũng đã chiếm được Mơga – một đầu mối xe lửa quan trọng, và đã cắt được con đường phương Bắc – con đường sắt cuối cùng nối Lêningrat với đại hậu phương.

Trên các hướng khác, cuộc chiến đấu cũng diễn ra ác liệt. Tập đoàn quân 42 đã bẻ gãy được mũi tiến của quân Đức mưu toan chiếm lấy Gatchina trong hành tiến. bị thiệt hại nặng nề, địch phải quay về phòng ngự. Các sư đoàn dân quân và các tiểu đoàn súng máy – đại bác của họ, nằm trong tập đoàn quân 42, đã tạo ra được ở trên hướng Gatchina một mặt trận, tuy không sâu, nhưng dày đặc, che chở cho Lêningrat từ tây-nam.

Việc quân địch đã tiến được tới Gatchina và Cônpinô tạo ra một tình thế nguy hiểm cho các đơn vị của ta phòng ngự ở vùng Luga. Họ đã phải vượt vòng vây và vừa đánh vừa rút về với quân mình. Một số đơn vị đã rút được về với nguyên vẹn vũ khí, sau khi đã vượt hàng trăm cây số qua rừng và sình lầy. Các pháo thủ của sư bộ binh 70, dưới quyền chỉ huy của chủ nhiệm pháo binh sư đoàn – trung tá Pôtluski, đã không để một khẩu đại bác nào lọt vào tay quân địch. Họ đã tự tay mình bắc 12 cây số cầu nối qua sình lầy để kéo pháo và, sau khi đã đánh lui nhiều đợt tấn công của quân Đức truy kích họ, họ đã trở về với quân mình ở vùng Cômpinô.

Các chiến sĩ xô-viết cũng đã bảo vệ Tanlin với một tinh thần ngoan cường đặc biệt. Cho tới ngày 28 tháng tám, họ đã phải đánh trả những đợt tấn công liên miên của quân thù, thu hút về mình một phần quan trọng lực lượng địch. Cùng với các chiến sĩ của quân đoàn bộ binh 10, các thủy binh Bantich đã chiến đấu rất dũng cảm. Bộ tư lệnh hạm đội đã thành lập 14 đơn vị và phân đội thủy binh đánh bộ và phái đến tăng viện cho lục quân. Từ ở ngoài biển Tanlin, suốt ngày đêm, pháo trên các tàu chiến của ta đã nã vào các trận địa của địch. Và chỉ sau khi quân Đức đã tới được bờ nam vịnh Phần-lan và đột nhập được vào Tanlin, thì hạm đội và các đơn vị đóng trong thành phố, được phép của Bộ Tổng tư lệnh, mới chuyển về Crônstat để tăng cường phòng thủ Lêningrat.

Cuộc chiến đấu phòng ngự bền bỉ ở Tanlin đã có một tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ Lêningrat. Trong một thời gian dài, quân ta đã giam chân ở đây hơn 5 sư địch, rất cần cho bộ tư lệnh quân Đức để tấn công về hướng Lêningrat.

Trong cuộc chiến đấu để bảo vệ bán đảo Khancô (Gangut) – một pháo đài nhỏ ở trên bờ đá lởm chởm tại cửa vịnh Phần-lan – các thủy binh Bantich và chiến sĩ bộ binh cũng đã tỏ ra dũng cảm phi thường. Bạch quân Phần-lan đã công phá bán đảo này từ mặt biển, từ trên không và từ đất liền. Chúng đã rải truyền đơn kêu gọi đầu hàng. Mannecgây đã nhiều lần định ra kỳ hạn hạ Khancô, tung ra chống các chiến sĩ bảo vệ pháo đài cho không quân, nào chiến xa, nào lục quân được huấn luyện đặc biệt. Quân thù mạnh hơn gấp bội lực lượng phòng thủ của ta, song chúng đã không làm thế nào đè bẹp được sức đề kháng của các chiến sĩ xô-viết.

Gần sau tháng trời, pháo đài Bantich – Gangut Đỏ - đã dứng vững như bức tường thành không gì lay chuyển nổi và đã thu hút một lực lượng lớn của địch. Trong suốt thời gian đó, các chiến sĩ bảo vệ Khancô đã không lùi một bước. Họ chỉ rút khỏi bán đảo ngày 5 tháng chạp 1941 sau khi được lệnh của cấp trên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM