Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:52:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26307 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #150 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:17:25 am »


        Sau một tháng phục vụ cùng với các lực lượng chiếm đóng, ngày 25/10 Ira đáp tàu từ Nhật Bản trở về nhà. Ông lên bờ ở San Francisco ngày 9/11 rồi đến ngày 1/12/1945 làm thủ tục xuất ngũ ở San Diego. Chỉ mới 22 tuổi, ông đã qua 39 tháng làm lính TQLC, trong đó có 23 tháng phục vụ ở ngoài nước Mỹ.

        Pete Strank - một trong hai em trai của Mike và là binh sĩ Hải quân - cũng trở về, theo một ý nghĩa. Theo ý nghĩa khác, Pete không bao giờ trở về.

        Pete có nhiều điểm giống Mike: to con, cao 1 m 93, ồn ào, đẹp trai với nụ cười phô hàm răng tráng, đây sức sống.

        Tất cả đều thay đổi vào ngày 19/3/1945, khi tàu của Pete, chiếc hàng không mẫu hạm uss Franklin, đang ở cách bờ biển Nhật khoảng 100 km thì bị một máy bay cảm tử Nhật mang hai quả bom 225 kg đâm xuống. Đang chất đầy nhiên liệu và chiến đấu cơ được vũ trang, chiếc Franklin tự trở thành một quả bom - một quả bom nổi 30.000 tấn. Từng tiếng nổ kinh hoàng phát ra, xăng vừa chảy tràn như suối vừa bắt cháy. Sức ép khủng khiếp nâng chiếc tàu khỏi mặt nước và lắc từ bên này qua bên kia. Trong khi cột khói đen bốc lên tạo thành một đám mây hình nấm, 744 thủy thủ đoàn thiệt mạng.

        Không ai nghĩ chiếc Franklin sẽ trụ được. Nhưng chiếc tàu vẫn nổi tuy bản thân chỉ còn là cái vỏ của chính mình, lê lết về đến nước Mỹ và là chiến hạm bị hư hại nặng nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ; thủy thủ đoàn nhận huy chương nhiều nhất. Pete sống sót theo cách tương tự - chỉ còn là cái vỏ của chính mình. Vợ ông, Ann, nói với tôi: “Những dây thần kinh của Pete bị hủy hoại. Hai bàn tay anh ấy run rẩy; hành vi của anh trở nên bất thường. Sau chiến tranh anh ấy uống quá nhiều rượu để cố quên.”

        Trong đêm, ông thường rên rỉi trên giường bên cạnh Ann. Một lần, bà ôm lấy ông thì ông bật dậy, hai tay bóp lấy cổ bà.

        Ann kể: “Chuyện duy nhất về Hải quân mà anh ấy từng nói với tôi là chiếc kamikaze1 đâm xuống tàu của anh ấy, và họ phải dùng xẻng xúc than để xúc những mảnh thi thể người chết.”

        Còn John Strank, người em, nói với tôi: “Tôi bị mất hai người anh trong Chiến tranh Thái Bình Dương.”

        Sau hơn 15 năm, bắt đầu từ 1946 thế giới được hưởng lại nền hòa bình. Giống như cha tôi, hàng triệu cựu chiến binh trở về lao vào những ước mơ mà họ đã hoãn lại: kết hôn, làm cha mẹ, một ngôi nhà mới, theo học đại học nhờ trợ cấp cựu chiến binh.

        Nhiều trai trẻ này chuyển qua cuộc sống yên bình mà không bị căng thẳng gì. Don Mayer ở trong hàng chục nghìn người ghi danh vào đại học. Ông nói: “Thật là tuyệt. Không phải trả học phí và tiền sách vở, mà hàng tháng chúng tôi còn được lãnh 65 đô la.” Cuối cùng, Jack Lucas bẳt đầu lo hoàn tất bậc trung học - người duy nhất nhận Huân chương Danh dự còn theo học ở cấp này.

        Sau khi tỉnh lại với nhiều vết thương đau đớn và một ngày dài nằm chịu trận dưới hỏa lực ở Iwo Jima, Robert Leader trở lại đại học, cuối cùng làm giáo sư mỹ thuật tại Đại học Notre Dame ở Bang Indiana. Nhiều năm sau, ông cả quyết: “Không có tội. Tôi chỉ cố chu toàn nhiệm vụ và đấy là việc phải làm.”

        Và Donald Howell bày tỏ tâm tư của nhiều người khi nói: “Tôi chỉ tiếp tục cuộc đời sau Iwo Jima. Có nhiệm vụ phải thi hành và chúng tôi thi hành; chỉ có thế. Nếu bạn muốn nằm ì ra đó và tiếc nuối về mình thì cứ làm.”

        Nhưng đối với nhiều cựu chiến binh thì không dễ dàng. Nhiều người không hưởng được sự an bình. Đối với nhiều người, “ước mơ” có nghĩa gì đấy hoàn toàn khác biệt. Nhiều người - như Pete Strank - để lại phía sau những phần của chính mình, trong cuộc chiến của cõi mơ không bao giờ chấm dứt.

        Tex Stanton nói: “Cuộc sống không bao giờ trở lại bình thường. Chúng tôi đã thay đổi kể từ khoảnh khắc chúng tôi đặt chân lên bãi cát ấy.”

        Chỉ đến khi cuộc chiến đã kết thúc, Quân y tá George Whalen - người được tặng thưởng Huân chương Danh dự trên Iwo Jima - mới nhận ra ràng mình đã bị chấn thương tinh thần. Ông kể với tôi: “Sau trận Iwo Jima, tôi có những cơn ác mộng khi nằm trong bệnh viện. Tôi la hét trên giường. Họ phải đưa tôi vào một phòng riêng vì tôi thường làm người khác thức giấc. Tôi thường mơ thấy Trung sĩ Trung đội phó của mình bị bay mất cả mặt, hai chân bị cắt đứt.”

        Đối với Danny Thomas, uống chúc mừng bao nhiêu cũng không đủ để quên đi “Nhóc Sữa”. Ông nói: “Ít lâu sau, những ác mộng bắt đầu. Và ác mộng vẫn lặp đi lặp lại - ông có biết sóng biển đánh vào bờ, đánh vào và rút ra như thế nào không? Trong cơn ác mộng, tôi thấy đợt sóng đánh lên bờ Iwo có những xác chết của bạn tôi, chỉ dập dềnh tới lui. Và tôi không thể làm gì được cho họ.”

        Jim Buchanan thây khó mà chú tâm vào việc gì. Ông nói: “Tôi cảm thấy cuộc đời rất ngắn ngủi. Tôi thấy cuộc sống và gia đình tôi không là gì cả. Tôi thiếu động lực. Tôi không thể xem bất cứ việc gì là nghiêm túc.”

----------------
       1. Máy bay mang bom cảm tử của Nhật, phi công có chủ ý đâm xuống tàu Mỹ và chịu hy sinh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #151 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:18:33 am »


        Quân y tá Cliff Langley không thể ngăn chặn những cơn ác mộng: Ông nói: “Trong ác mộng, tôi đối mặt với cái chết, tôi sắp bị hạ sát nhưng rồi không có chuyện gì xảy ra. Nếu tôi thức dậy, bước ta khỏi giường thì cơn ác mộng chấm dứt. Nhưng nếu tôi cứ nằm đấy, ác mộng sẽ tiếp nối. chuyện này tiếp diễn trong nhiều năm.”

        Wesley Kuhn - người đóng vai “Đạo tặc Hôn hít” từ Appleton - cũng gặp nhiều khó khăn trong đêm tối. Ông nói: “Khi tôi đi xa vì công việc, việc đầu tiên sau khi tôi nhận phòng là đặt một con dao trên chiếc ghế cạnh giường.”

        Cha tôi đã thoát được sự hành hạ của ác mộng. Trong những tháng đầu sau khi trở về từ Milwaukee và viện Khoa học Mai táng, ông thường biên thư cho mẹ tôi và không đề cập gì đến Iwo Jima trong các bức thư. Ông luôn tỏ ra bình thản và hạnh phúc, theo một cách thức bình thường trong sáng: “Ôi trời, anh thấy khó tập trung trong bài tập này và như thế là không ổn. Trong lúc này có một điều hay là anh luôn nghĩ về em và muốn được gần em.”

        Sự trong sáng và hạnh phúc. Tuy thế, thậm chí sau khi hai người đã cưới nhau, trong suốt bốn năm cha tôi vẫn khóc trong giấc ngủ.

        Tháng 4/1946, Rene trở về từ Trung Hoa. Ông về nhà vứi hy vọng được thuận lợi nhờ vị thế “anh hùng” để thực hiện giấc mơ của mình: Trở thành nhân viên cảnh sát của bang.

        Ông nghĩ mình có thể đạt điều này mà không cần “ô dù”, nhìmg Rene không đạt đủ tiêu chuẩn, và không ai trong Sở Cảnh sát New Hampshire muốn thu nhận ông dựa trên sự nổi tiếng. Chẳng bao lâu, Rene trở lại công việc ở nhà máy Manchester cùng với Pauline.

        Ira trở về cuộc sống cũ ở Khu Bảo tồn Pima phía nam Phoenix, sống trong ngôi nhà của gia đình ông. Mẹ Nancy treo bức ảnh giương ngọn cờ trên tường, nhưng Ira không muốn nói về chuyện này. Cha Jobe của ông cũng thế. Sara Bemal, người em họ đã sống một thời gian cùng gia đình Hayes, kể lại: “Cha anh ấy luôn trầm lặng, rất ít khi mở miệng. Ông ấy lo làm lụng ngoài đồng. Ông cần làm những việc phải làm. Ông không bao giờ nói về việc giương ngọn cờ và Ira thì giống y như cha anh ấy.”

        Ira nhận làm những công việc: hái bông vải, khuân nước đá trong xưởng làm nước đá. Dần dà ông mua được nơi cư ngụ cho riêng mình: một phòng trong một doanh trại bỏ hoang, trong chiến tranh nó được dùng để tập trung người Mỹ gốc Nhật được di dời về đây. Ông mua căn phòng với giá 50 USD nhờ sự ưu đãi dành cho cựu chiến binh.

        Nếu Ira nghĩ rằng mình đi một đoạn đường dài để trở về cuộc sống ngày xưa - nếu ông nghĩ những chuyện ồn ào về bức ảnh giương ngọn cờ đã chấm dứt khi mà cuộc chiến đã kết thúc - thì ông đã sai lầm.

        Sau này, ông kể với một phóng viên: “Nhiều du khách lái xe khắp Khu Bảo tồn để tìm tôi. Họ thấy tôi trên cánh đồng, cầm máy ảnh chạy đến và hỏi: ‘Có phải anh là người Da đỏ đã giương lá cờ trên Iwo Jima không?’”

        Có lẽ điều không tránh khỏi là Ira quay lại niềm an ủi trong men rượu như ông đã làm trong Chuyến Du hành Trái phiếu.

        Arnold Charles, người bạn của Ira trong thời gian này, kể: “Chúng tôi cùng làm việc trên cánh đồng và sau đó cùng uống rượu với nhau. Chúng tôi uống bất cứ thứ gì, phần lớn là rượu vang Tokay và bia Coors. Chúng tôi uống ngoài đường vi luật cấm người Da đỏ uống trong quán bar. Cảnh sát có thể thấy chúng tôi uống ngoài trời, thế là chúng tôi bị bắt giam ở Phoenix vì tội say rượu và gây rối trật tự công cộng.”

        Arnold Charles còn nhớ Ira là người dễ thân thiện, một chàng trai tốt bụng. Nhưng anh họ Buddy Lewis của Ira thì nhớ đến điểm nhạy cảm của Ira.

        Lewis nói: “Khi được hỏi về Iwo, nó thường trả lời: "Đó toàn là chuyện cà chớn." Nó nói như vậy để cắt ngang câu chuyện.

        Khi có người gọi nó là anh hùng, nó trả lời: ‘ừ, ừ,’ rồi bước đi nơi khác’.”

        Điều trái khoáy là vị thế “anh hùng” của Ira lại khiến ông mua rượu được dễ dàng. Lúc nào cũng có người mua rượu hộ ông. Ông thấy là ở Phoenix người ta không tống cổ ông khỏi quán bar; chủ quán đều cảm thấy hãnh diện mà chiêu đãi anh chàng Da đỏ đặc biệt này bên quầy rượu của mình.

        Tuy thế, Ira vẫn là người cô đơn. Khi tật uống rượu tái diễn, ông ngủ trong một ngõ hẻm hoặc dọc theo đường ray tàu hỏa. Mặt ông chảy xệ, thân người nặng nề thêm, ông bị bắt thêm nhiều lần, vẫn với tội danh say rượu và gây rối trật tự công cộng. Buddy Lewis nói: "Ira là đứa dễ thương nhưng khi say thì tính tình thay đổi. Nó có triệu chứng tâm thần phân liệt. Khi say nó trở lên cục cằn. Bình thường nó cười cợt nhưng khi có ai nhắc đến Iwo Jima thì nó nổi cáu. Nó không muốn nói gì về chuyện ấy.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #152 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:19:16 am »


        Vào mùa xuân 1946, hôn lễ của cựu chiến binh là chuyện thường nhật, nhưng ngày Chủ Nhật 5/5 bức ảnh của một lễ cưới được in trên các tờ báo khấp nước Mỹ. Câu ghi chú của bức ảnh là: “Một trong những người giương ngọn cờ trên Iwo Jima, John H. Bradley, ngày thứ Bảy vừa qua đã làm lễ cưới người yêu ở quê nhà có nhũ danh Elizabeth Van Gorp, ở Nhà thờ Công giáo St. Mary tại Appleton.”

        Sau đêm tân hôn ở khách sạn sang trọng Pfister tại Milwaukee, họ xây dựng tổ ấm trong thị trấn, cha tôi thuê gian phòng dành cho tài xế, phía trên nhà để xe của một ngôi nhà sang trọng trong khu giàu có của thị trấn. Ông bắt đầu làm việc toàn thời gian cho Nhà Mai táng Fass.

        Phóng viên, tác giả viết sách và người thu thập kỷ vật tìm kiếm ông và luôn đòi hỏi chiếm thời giờ của ông. Nhưng người chồng trẻ và công dân thầm lặng đã tách mình ra khỏi những chuyện như thế. Gần cuối cuộc đời, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi ông nói: “Đây là việc bỏ tất cả thời gian để hoặc cho phỏng vấn hoặc kiếm tiền nuôi sống gia đình. Thế là tôi quyết định kiếm tiền nuôi sống gia đình tôi và đối xử với mọi người ngang nhau: không cho ai phỏng vấn hết.”

        Từ những ngày đầu tiên trong cuộc hôn nhân, cha mẹ tôi thường cùng nhau thầm cầu nguyện mỗi đêm. Mẹ tôi kể:

        “Rồi một đêm, mẹ hỏi ông ấy cầu nguyện gì. Lời cầu nguyện của cha mẹ tương tự như nhau, vì thế cha mẹ bắt đầu cất tiếng cầu nguyện.

        “Sau khi cùng cầu nguyện như thế vài ba lần, mẹ nghe ông ấy nói ra thêm vài tiếng. Mẹ hỏi ông ấy: "Anh cầu nguyện gì?" Ông ấy tỏ vẻ bối rối và trả lời: "À, anh chỉ nói: “Xin Đức Mẹ phù hộ chúng con cho mọi chuyện yên ổn."” Cả cha con và mẹ đều im lặng trong một phút và rồi ông ấy thêm: "Anh còn cầu nguyện về Iwo Jima”

        Tuy vậy, cha tôi không muốn nói về thói quen hàng đêm kia. Khi mẹ tôi hỏi ông ấy về việc này lúc trời sáng, ông chỉ ngoảnh mặt đi.

        Mẹ tôi nhớ lại: “Ồng ấy nằm ngủ, mắt nhắm lại nhưng đang thút thít. Người ông ấy co giật, lệ trào ra khóe mát, chảy xuống khuôn mặt.”

        Cuộc sống của Ira trở nên khô cằn: ban ngày làm việc trên cánh đồng, buổi tối uống rượu ở Phoenix, ngủ trên hè phố, trở về nhà với cha mẹ đang lặng im trông ngóng, rồi câm nín nhìn ra khoảng không đây ánh sao. Không ai can thiệp vào những xáo trộn trong tâm trí ông; họ không có thói quen đó. Người mẹ luôn chuẩn bị sẵn thức ăn nóng cho ông.

        Rồi một ngày vào tháng 5/1946, Ira Hayes quyết định hành động theo ý nghĩ đang nhảy múa trong bầu trời đêm.

        Ông không nói gì với ai. Có lẽ ông ăn mặc như một ngày làm việc bình thường: chiếc áo cotton ngân tay để hở cổ, quân jeans xanh với hai gấu vén lên cao theo kiểu cách thời ấy, giày cao cổ. Ông đi khỏi khu bảo tồn sông Gila để ra Xa lộ Pearl Harbor. Nhưng thay vì đi nhờ xe đến Phoenix, ông vẫy tay xin đi nhờ đến Thành phố Tucson ở hướng nam.

        Từ Tucson ông đi về hướng đông dọc đường quốc lộ hai làn xe dưới ánh nắng chói chang, đi qua những thị trấn nhỏ mang tên Dragoon, Wilcox và Bowie, rồi vượt qua biên giới Bang New Mexico và những thị trấn mang tên Lordsburg và Deming. Có lẽ ông đi nhờ xe tải trang trại hoặc bất kỳ xe nào nhận chở một người Da đỏ. Có lẽ ông không hề giới thiệu tên của mình.

        Có lẽ ông ngủ khi thấy mệt: trong công viên Thành phố Las Cruces, hoặc trong một chiếc xe bị bò hoang trên sa mạc. Vượt qua biên giới Bang Texas phía bằc E1 Paso, có lẽ đi qua cách Alamogordo khoảng 120 km.

        Tại San Antonio, có lẽ Ira xin đi nhờ xe về hướng nam: đến nơi Sông Rio Grande chảy ra Vịnh Mexico. Nơi phép lạ của hệ thống thủy nông đã hứa hẹn những vườn chanh và những cánh đồng bông vải sẽ thay thế đầm lầy lau sậy. Hướng về Thung lũng Rio Grande. Đi về hướng những thị trấn nhỏ nơi mà ngày xưa có người bạn thân chơi trong một đội bóng không hề thua trận và cưỡi ngựa không yên bên cạnh người bạn Mexico tên Ben Sepeda.

        Ở Weslaco, có lẽ Ira hỏi han địa chỉ của Ed Block (Hầu như chắc chắn là ông không biết gia đình Block đã rời đi, mà chỉ một mình Ed Block quay lại). Có lẽ không ai quan tâm đến câu hỏi của ông: Họ hằn nghĩ ông là một công nhân tìm kiếm công việc ở nông trại trồng bông của Ed.

        Trong ba ngày, Ira đã đi nhờ xe trên quãng đường dài gần 2.100 km.

        Theo lời chỉ dẫn, Ira vẫy xe đi nhờ trở lại hướng bắc, ra khỏi Weslaco vài dặm, rồi đi bộ về hướng tây hơn 3 km đến một ngã tư không tên. Nhìn về hướng bắc, ông trông thấy ngôi nhà của Ed Block. Ông bước đến, gõ cửa. Không ai trả lời. Ira quay ra nhìn cánh đồng bông vải, thấy một người đơn độc đang cúi mình dưới trời nắng. Ira thấu hiểu tất cả về việc trồng bông vải.

        Ông lẳng lặng đi đến phía sau lưng người ấy, nhỏ nhẹ hỏi: “Ông là Ông Block phải không? Cha của Harlon phải không?”

        Nhiều năm sau, Rebecca Salazar - người sau này trở thành vợ thứ hai của Ed - vẫn còn nhớ rõ tiếng nói phấn khích của Ed khi ông gọi điện cho bà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #153 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:07:29 am »


        Rebecca kể:

        “Ồng ấy hầu như thở không ra hơi. Ông ẩy hỏi tôi: "Em có biết cái anh Da đỏ trong bức ảnh giương ngọn cờ không?" Tôi nói: "Biết..."

        “Rồi Ed tiếp tục: "Này, hôm nay anh ấy đến đây! Anh ấy vừa đi. Anh ấy đã bước tới và kể cho anh nghe về Harlon, về việc hai đứa là bạn thân như thế nào. Anh ấy nói về việc Harlon chơi bóng đá, về việc Harlon lái xe tài chở dầu cùng với anh. Anh ấy biết mọi chuyện! Anh ấy và Harlon là bạn thân với nhau".”

        Rebecca Salazar kể tiếp về lời tường thuật của Ed:

        “Anh không biết nói gì. Anh không thể nói lên lời. Anh ấy hỏi anh có biết Harlon hiện diện trong bức ảnh không, người cầm cột cờ xuống đất đó. Anh nói ở nhà đã bán tín bán nghi về việc này. Ira nói đúng thật là Harlon; anh ấy nói rằng Harlon và anh ấy đã cùng nhau leo lên ngọn đồi, và Ira biết đấy chính xác là Harlon. Anh ấy nói ở Washington có sự nhầm lẫn về bức ảnh và khi Ira cố gắng nói ra sự thật thì người ta bịt miệng anh ấy. Anh ấy rất tức giận về chuyện này và muốn sự thật phải đâu vào đó".”

        Hiển nhiên là cuộc đối thoại ngoài cánh đông bông vải không kéo dài. Như Ed kể cho Rebecca:

        “Khi anh ấy an tâm là anh biết Harlon hiện diện trong bức ảnh, anh ấy chỉ nói: "Được rồi, à, tôi nghĩ tôi sẽ ra về." Anh và anh ấy bắt tay nhau rồi anh ấy đi ra khỏi cánh đồng.

        “Anh quá kinh ngạc đến nỗi không nghĩ ra hỏi anh ấy định đi đâu hoặc từ đâu đã đến đây. Đáng lẽ anh phải kiếm món gì đó cho anh ấy ăn, hoặc xem anh ấy có cần một chỗ ngủ hay không. Nhưng đâu óc anh không nghĩ ra. Anh ấy chỉ đứng đó trước mặt anh, nói về Harlon, và rồi ra đi.”

        Mẹ Belle - mẹ Belle bị ám ảnh, mẹ Belle bị khổ sở, mẹ Belle không mệt mỏi, kiên định - từ đâu đến cuối đã nói đúng.

        Phải đợi đến 14 ngày Ed mới thu đủ can đảm để nhấc điện thoại mà gọi cho bà vợ ly thân ở California. Khi nghe tin, bà tỏ ra bình thản, bà biên thư yêu cầu Ira xác nhận và được hồi âm.

        ... Có Thượng đế chứng giám tôi hạnh phúc như thế nào khi nhận được thư bà!

        Tôi rất quen thân với con bà. Tôi nói như thế bởi vì tôi biết rõ, tôi đã ở đó và đã nhìn thấy. Harlon hiện diện trong bức ảnh đó.

        Nhưng làm thế nào người ta làm rối mù sự việc về bức ảnh thì tôi không rõ. Tôi là người cuối cùng trở về nước để tham dự Chuyên Du hành Trái phiếu thứ Bảy... khi tôi về đến Washington D.c. tôi cố nói ra sự thật nhưng có một ông đại tá bảo tôi không được nói gì vì hai người đã chết, tức Harlon và Hansen. Hơn nữa, lúc ấy người ta đã biết ai là ai trong bức ảnh và không muốn rối ren vào giờ chót.

        ... Một người lính TQLC anh dũng như con của bà mà không được đất nước công nhận thì là điều không phải chút nào.


        Không bao lâu sau đấy, bạn của Harlon, Leo Ryan trở về quê nhà và đến thăm Ed Block. Leo kể: “Ông ấy nói với tôi rằng, Ira Hayes đã đến thăm ông và rằng Harlon hiện diện trong bức ảnh. Ông ấy chỉ vào người trong bức ảnh và nói: "Đây là con trai tôi, và tôi sẽ cố làm hết sức để nó được nhìn nhận".”

        Ngày 16/8/1946 - kỷ niệm tròn một năm chiến thẳng Nhật Bản - các bậc lão thành ở Buffalo mời ba người giương ngọn cờ đến tham dự nghi lễ yêu nước. Cha tôi từ chối: Ông đã ra lề luật và hơn nữa mẹ tôi sắp sinh. Ira và Rene chấp nhận lời mời. Nhưng họ sẽ nhầm to nếu hy vọng sống lại không khí hào hùng của Chuyến Du hành Trái phiếu. Hoàn cảnh giờ đã thay đổi, và cả hai người không còn như xưa. Một bức ảnh trên tờ The New York Times cho thấy rõ: Ira và Rene một lần nữa lại giương lá cờ, nhung dáng vẻ của họ có nét gì đấy buồn tẻ. Riêng đối với Ira, nhũng cơn say và công việc nặng nhọc đã gây vết hằn trên khuôn mặt ông.

        Bài báo bắt đầu: “Hai người trước đây tham dự vào việc giương ngọn cờ lịch sử trên Iwo Jima, hôm nay có vẻ buồn bã và vỡ mộng khi Buffalo hoan hỉ cử hành kỷ niệm tròn một năm Ngày Chiến thắng.” Bản tin cho biết Rene “cảm thấy thất vọng phần nào vì người ta đã không giữ lời hứa đưa ra khi cuộc chiến đang tiếp diễn”, và tường thuật phản ứng của Rene:

        “Và tôi nói điều đó không phải chỉ cho riêng tôi,” anh ấy nói tiếp: “Không phải thế. Đó cũng là vì cho những người bạn nữa".

        “Tôi không thế xin việc ở sở cảnh sát hoặc sở cứu hỏa tại Manchester. Tôi không thể tìm chỗ ổn định cuộc sống trong thị trấn của tôi. Tôi phải sống với họ hàng bên vợ tôi ở Hooksett cách xa khoảng 8 dặm.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #154 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:09:06 am »


        Bài báo không đề cập đến sự kiện là không có bằng chứng cho thấy Rene xin tham gia chương trình huấn luyện để đạt đủ điều kiện cho những công việc trên. Rõ ràng là người giương ngọn cờ trẻ nhất và ngây thơ nhất - chỉ mới 21 tuổi vào năm 1946 - đã ngộ nhận là lớp vỏ “anh hùng” sẽ giúp ông dễ dàng được cất nhắc kèm theo lương bổng đầy đủ. Trong chuyến du hành, cha tôi đoán trước điều này. Có lần ông nói với tôi: “Tất cả các chức sắc trong chuyến du hành đều vỗ lưng bọn cha và hứa sẽ thu xếp công ăn việc làm nếu bọn cha cần đến. Cha không tin lắm, nhưng mắt Rene sáng rực lên. ông ấy nghĩ mình sẽ được lợi.” Cùng lúc, Ira thổ lộ nỗi bất mãn theo cách khác. Ông nói với các phóng viên: “Tôi muốn được tự lập, nhưng ở Arizona người da trắng xem người Da đỏ như là kè thấp hèn và bất kỳ ở đâu bên ngoài Khu Bảo tồn tôi đều không có cơ may, trừ khi tôi đi về miền Đông.”

        Những người sa vào tật nghiện rượu thường ta thán về mình như thế. Nhưng có lẽ nhận xét kế tiếp của Ira nói lên nguồn cơn thực sự của nỗi bức xúc đúng lý: “Đa số những bạn thân của chúng tôi đã nằm xuống. Ba trong số những người giương ngọn cờ đã nằm xuống. Chúng tôi đổ bộ lên Iwo với 250 người và một tháng rưỡi sau chỉ còn 27 người. Tôi vẫn luôn nghĩ về việc này.”

        Tôi tin rằng lời ta thán được lặp đi lặp lại này là nguyên nhân cho những nỗi phiền muộn của Ira Hayes.

        Nhưng dù cho Ira tiếp tục suy nghĩ về những đồng đội đã nằm xuống và tiếp tục uống rượu trong cơn đau buồn, hành động khác thường nhất về anh hùng tính có đạo đức của ông bắt đầu mang lại kết quả. chuyến đi tổng cộng gần 4.200 km mùa xuân năm trước - từ Khu Bảo tồn Sông Gila ở Arizona đến cánh đồng bông vải của Ed Block ở Nam Texas rồi trở về - đã kích hoạt một loạt những động thái nhanh chóng lan đến cấp chỉ huy cao nhất của TQLC Hoa Kỳ.

        Sau khi nghe Ed kể về chuyến viếng thăm của Ira, mẹ Belle của Block hành động lập tức. Bà viết một bức thư cho Dân biểu Milton H. West, đại diện Quận Weslaco, ký tên “Bà E.F. Block” và dùng địa chỉ của Ed ở Thung lũng Rio Grande:

        Khi xem xét bức ảnh nổi tiếng về việc giương ngọn cờ trên đỉnh Suribachi, tôi tin chắc người lính TQLC ở chân cột cờ là con trai tôi. Tôi đã biên thư cho vài người lính TQLC mà tôi quen biết đế dò hỏi liệu con trai tôi có phải là người trong bức ảnh hay không và được họ xác nhận là đúng, nhưng tôi không có chứng cứ xác thực cho đến khi tôi liên hệ với Ira Hamilton Hayes, một trong những người giương ngọn cờ còn sống và nhận được một lá thư dài của anh ấy xác nhận và chứng thực đấy là con trai tôi...

        Vị Dân biểu chuyển cả hai lá thư cho Tham mưu trưởng Vandegrift, yêu cầu giải thích. Vị Tham mưu trưởng hành động nhanh chóng: phái một sĩ quan tùy viên đi đến Khu Bảo tồn Pima ở Arizona để lấy lời khai của Ira.

        Ngày 10/12, người sĩ quan tùy viên phỏng vấn Ira ở Phoenix, và thấy lời khai của Ira có tính thuyết phục. Ngoài những chi tiết được hỏi, Ira còn kể lại rõ ràng rằng chính Harlon là người đã chất những tảng đá xung quanh chân cột cờ. Rồi Ira yêu cầu vị Đại tá xem qua vài bức ảnh có Hank Hansen khi ông này giúp giương lá cờ thứ nhất. Ira chỉ ra rằng, Hansen đang đội một chiếc mũ bằng vải, không phải là mũ sắt, và rằng Hansen cũng mang dây đeo súng và giày bố của lính nhảy dù với ống quần túm vào bên trong. Tất cả những chỉ tiết này khác hẳn với hình ảnh người lính ở chân cột cờ.

        Ira kết luận: “Người này chắc chẳn là Harlon Block.”

        TQLC gửi lời khai của Ira cùng với các bức ảnh đến cha tôi và Rene. Hai người đều xác nhận rằng hình ảnh người đang nằm trong vòng nghi vấn không phải là Hank Hansen, có lẽ đấy là Harlon Block.

        Vào ngày 15/1/1947 - gần hai năm sau khi bức ảnh xuất hiện - Tham mưu trưởng Vandegrift gửi một bức thư dài hai trang đến “Ông và Bà Block.” Ông xác nhận đã có sự nhầm lẫn: Henry Hansen không hiện diện trong Bức Ảnh. Dựa trên chứng cứ và quan điểm nhất trí, người lính TQLC đang cắm cột cờ xuống đỉnh Suribachi là Harlon Block.

        Vandegrift quy trách nhiệm về sự nhầm lản cho phóng viên nhiếp ảnh Joe Rosenthal chứ không phải cho TQLC như Ira đã cáo giác. Còn về việc con trai của hai người không được xác nhận suốt 23 tháng thì vị Tham mưu trưởng chỉ trình bày một cách cứng nhắc: “Một việc nhận dạng nhầm lần như thế là điều vô cùng đáng tiếc.”

        Dù ngôn từ là thế nào, mẹ Belle của Block đã được minh oan. Bà đã lập tức nhận ra con trai mình khi chỉ nhìn phía sau hình người mờ nhòe trong bức ảnh chuyển bằng sóng vô tuyến qua khoảng cách hơn 9.600 km.

        Có lẽ cuối cùng thì việc TQLC thú nhận họ đã nhầm lẫn không phải là điều quan trọng. Maurine nói: “Tôi tin chắc rằng dù chính phủ có nói gì chăng nữa, khi qua bên kia thế giới mẹ tôi vẫn sẽ kiên quyết cho là con trai Harlon của bà hiện diện trong bức ảnh ấy.”

        Mẹ Belle biết rõ con trai của bà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #155 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:14:42 am »


Chương 18

PHIM ẢNH VÀ ĐÀI TƯỞNG NIỆM
       
        Nếu mọi thứ không phải là đen và trắng, tôi xin hỏi “Tại cái quái gì mà không phải”?

JOHN WAYNE       

        Bây giờ họ không còn là trai trẻ; họ là những người hậu chiến. Nhung mọi việc họ làm đều được đưa lên bản tin thời sự.

        Năm 1947, năm mà Chiến tranh Lạnh bắt đầu, cả nước vẫn nhìn những hình người trong Bức Ảnh để tìm nguồn trấn an. Tháng 2/1947, vào ngày kỷ niệm tròn hai năm sự kiện giương ngọn cờ, hình ảnh thời sự cho thấy cha tôi trong bộ áo vét đang sẳp xếp lại những đóa hoa trong một nhà mai táng; một nông dân Arizona tên Ira mặc một chiếc áo làm việc hở cổ; Rene mặc áo lót đang làm việc trong một nhà máy Chicopee nóng bức. Khi cha tôi tốt nghiệp Viện Khoa học Mai táng Wisconsin, khi Rene Jr sinh ra ở Manchester, khi Kathleen Badley sinh ra ở Milwaukee, khi cha tôi tìm được việc làm trong thị trấn Antigo - khi tất cả những việc này xảy ra, ánh đèn máy ảnh lóe sáng và những hàng tít chạy dài kể đâu đuôi câu chuyện.

        Ira tiếp tục tạo ra những hàng tít theo chiều hướng đen tối. Những vụ bắt giam anh ở Phoenix và các thị trấn chung quanh càng chồng chất thêm. Báo chí địa phương đăng tải các vụ giam giữ trở nên thường xuyên đến nỗi chuyện này không còn là mới mẻ nữa; rồi họ xem tin tức về việc bắt bớ Ira như là chuyện trộm cắp vặt thường ngày.

        Đối với những phóng viên và du khách không bao giờ chịu buông tha Ira, ông vẫn tỏ ra chịu đựng nhung tìm cách lánh xa họ. Trong khi làm việc trên cánh đông bông vải, Ira nhét một lá cờ Mỹ trong túi để khi có người lạ đến yêu cầu thì ông đành phải chiều lòng họ mà móc lá cờ ra cho họ chụp ảnh. Nhưng ông không bao giờ nói về việc giương ngọn cờ hoặc về chiến tranh. Ông không trò chuyện với du khách. Không nói với mẹ Nancy và cha Jobe (Sau này mẹ Nancy kể rằng Ira một, hai lần cố thổ lộ với bà, nhưng không còn khóc nữa). Không nói với ai, có lẽ ngoại trừ người bạn thân nhất. Theo lời người anh họ, bạn thân nhất của Ira là chai rượu.

        Sau một thời gian, không phải du khách mà là xóm giêng hành hạ Ira nhiều hơn. Khi muốn chòng ghẹo, những chàng trai trẻ Pima khác đều thích nhắc đến chuyện xua. Họ thích chào hỏi ông bằng câu “anh hùng Iwo Jima!”. Chính Ira đã dùng câu này đối với đông đội TQLC của ông. Sự khác biệt là về chủ đề. Có lẽ không có câu từ trong Anh ngữ nào khiến cho Ira khổ sở như câu “anh hùng Iwo Jima.”

        Urban Giff, một cựu chiến binh TQLC mà sau này là một lãnh đạo Pima, nói: “Đấy không phải chỉ vì Ira đã thấy những người khác làm được nhiều hơn mình mà vì nó phải trả giá bằng mạng sống của họ. Vấn đề của Ira càng thêm tệ hại bởi yếu tố là trong nền văn hóa của chúng tôi, tìm cách nổi trội là không đúng mức. Tôi nghĩ anh ấy luôn bị dằn vặt về việc này.”

        Bị dằn vặt, và uống rượu. Và sa thêm vào cõi tăm tối.

        Ira không phải là người đơn độc đối mặt với ác mộng trong đêm tối.

        Mẹ tôi đã biết cách đổi phó với việc cha tôi khóc hằng đêm. Nhưng một hôm, bà vẫn kinh hãi khi tìm thấy một con dao lớn trong ngăn kéo của cha tôi. Mẹ tôi kể: “Mẹ hỏi cha con tại sao có con dao ở đó, và cha con chỉ nói "anh không biết." Ông ấy không đi săn; ông không có việc gì đế dùng con dao ấy ngoại trừ là ý nghĩ để bảo vệ cho mình.”

        Nếu con dao thể hiện một vòng rào bảo vệ cho cha tôi vào ban đêm thì 2 ly rượu martini mà ông thường uống trước khi đi ngủ thể hiện một vòng rào khác. Mẹ tôi nói: “Ông ấy không bao giờ bị chếnh choáng, nhưng mẹ đoán ông ấy cần dùng rượu để quên đi những hồi ức chiến tranh.”

        Những hồi ức vẫn lửng lơ trong đêm tối của nhiều cựu chiến binh. Đối với vài người, hồi ức còn hiện ra giữa ban ngày. Trong khi đang theo học trường y, Danny Thomas thấy hồi ức trở về. Ông nói:

        “Tôi đang ngồi trong lớp học như bình thường, nhưng tôi không còn nhìn thấy khung cảnh xung quanh. Tôi thấy Chick trên bãi biển; tôi thấy tất cả những người ngã xuống trên Iwo. Đấy giống như là một màn ảnh chiếu bóng đang vây bọc quanh tôi, chiếu lại những đoạn phim cũ. Tôi nghĩ mình đang trở nên loạn trí. Tôi đi xin khám bệnh. Họ thôi miên tôi và giúp dập tắt những hình ảnh hiện về. Và rồi tôi không thể nhớ những giấc mộng. Tôi biết, tôi vẫn còn có giấc mộng bởi khi thức dậy người tôi vẫn ướt đẫm mồ hôi. Nhung tôi không thể nhớ mình thấy gì trong giấc mộng.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #156 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:15:59 am »


        Đối với George Wahlen, tấm Huân chương Danh dự khiến cho những hồi ức không bao giờ phai nhòa. Ông kể: “Người ta muốn tôi nói về chuyện cũ; vị thị trưởng muốn tôi tham gia diễu hành. Tôi cứ mãi bị yêu cầu phát biểu ở nơi này nơi nọ; họ giới thiệu tôi là một anh hùng. Tôi không thấy thoải mái về việc này.”

        Cuối cùng, George Wahlen tìm ra cách thức cho riêng mình nhằm tránh bị để ý thường xuyên. Vào năm 1948, ông xin gia nhập Lục quân và phục vụ binh chủng này 20 năm.

        Vào tháng 1/1947, Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu một tiến trình dài hơi là đưa về nước những thi hài của lính TQLC ở Iwo Jima.

        Thi hài của Franklin Runyon Sousley được đưa về cộng dồng của ông trên vùng núi Kentucky. Chàng trai khi xưa đã hứa mình sẽ trở về như một người anh hùng được cải táng ngày 8/5/1947 với nghi thức danh dự, ở nghĩa trang nhỏ Elizaville. Vào một ngày thứ Bảy đẹp nắng, gió dìu dịu, một toán lính TQLC làm hàng rào danh dự quanh quan tài, và các cựu chiến binh sống tại địa phương bẳn một tràng súng vĩnh biệt khi ông được hạ xuống lòng đất. Một phóng viên của tờ báo địa phương viết: “Những tràng súng vọng đi và dội lại. Những nốt nhạc trầm của chiếc kèn vang xa khắp ngôi làng nhò bé... và từ nơi nào đó xa xăm tiếng kèn dội trả lại. Những người đàn ông rắn rỏi đều nghẹn ngào vì cảm động, còn phụ nữ thì rơi lệ.” Vị thống đốc Bang Kentucky bước ra khỏi đám đông đến cầm lấy bàn tay mẹ Goldie Price của người lính nằm xuống.

        Vào mùa thu 1947, mẹ Belle của Block trở về Thung lũng - nhưng không phải để tái hợp với cha Ed như ông mong muốn. Bà trở về để chứng kiến việc cải táng Harlon Block ở nghĩa trang thành phố Weslaco.

        Bà đã lái xe từ California, dẫn theo hai con trai Mel và Larry, đi dọc El Paso, rồi hướng đến Texas. Với cha Ed kế bên, họ gia nhập đám đông gần 20.000 người trong một ngày nóng và lặng gió để tiễn đưa linh cữu phủ quốc kỳ đặt trên chiếc xe tang chạy dọc theo Đại lộ Texas. Hơn 100 cựu chiến binh đi bộ sau chiếc xe tang, tiếp đến là gia đình và bạn bè ngồi trên xe. Nắm lấy dây cương các con ngựa kéo chiếc xe tang và đi thành hàng hai bên là những người bạn thân của Harlon: cựu cầu thủ đội bóng Panthers không hề thua trận; những chàng trai này đã hẹn nhau cùng đăng ký gia nhập TQLC tháng 1/1943.

        Trong số này có Glen Cleckler, người đã chiến đấu trên Iwo, và Leo Ryan người đã bị mù tạm thời ở Tarawa. Leo ngấm nhìn quang cảnh buổi lê với đầu óc hờ hững của một cựu chiến binh. Sau này, ông nói: “Đấy là nghi thức và vinh quang của TQLC. Ý nghĩ thực sự của Harlon - sống theo giáo lý và những kỷ niệm trên sân trường trung học - đấy là những gì mà bạn bè nhớ về anh.”

        Cleckler cũng nghĩ như thế: “Bọn chúng tôi khi xưa cùng nhau đăng ký đi lính, bây giờ trò chuyện với nhau suốt một giờ. Có người nói: "Nếu thằng già Harlon đang ngắm nhìn cảnh này hẳn sẽ cười vỡ bụng." Mọi người đều nhìn anh ấy như là một anh hùng, nhưng đối với tụi tôi anh ấy chỉ là Harlon.”

        Nửa thế kỷ sau, Leo Ryan nhớ về cái ngày nóng bức lặng gió ấy. Khi tất cả hoài niệm trở về, ông nói qua màn lệ: “Tất cả những gì chúng tôi có giữa quân địch và chúng tôi là bộ quần áo trận chúng tôi mặc trên người. Và tôi nghĩ tới Harlon ngoài chiến trường kia dẫn dắt những chàng trai trẻ, chiến đấu chống lại kẻ thù vô hình, ngủ trong một cái hố đá lởm chởm. Tôi tự hỏi có bao nhiêu người nghiêm túc nghĩ về những điều này. Người ta xem quá nhiều điều như là chuyện đương nhiên. Tôi hy vọng nỗ lực của những người như Harlon sẽ được đánh giá cao trong tương lai.”

        Mel Block kể rằng, cha mẹ ông đối xử lịch sự với nhau trong ngày hành lễ. Nhưng khi mọi việc xong xuôi, mẹ ông bước lên ô tô và lái xe đưa hai con trở về California. Bà không bao giờ trở về Thung lũng nữa.

        Mike Strank được cải táng ở Nghĩa trang Quốc gia Arlington, là vinh dự phù hợp với ông. Một chiếc xe buýt chở đây thân quyến cùng bạn bè ông từ Quận Franklin để dự buổi lẽ, trong đó 13 chàng trai trẻ khác cũng được chôn cất. Người cha của Mike cũng tới dự trong khi lúc trước ông đã không chịu nổi Chuyến

        Du hành Trái phiếu. Em trai Pete cũng đến dự, nhung không thể nói về thời gian mình phục vụ hải quân và không có can đảm nhìn Bức Ảnh. Mẹ Martha, em trai John, và em gái Mary cũng đến dự.

        Nghĩa trang Arlington không dành ra một khu riêng biệt cho gia đình Strank. Cũng giống như cha tôi, nhung không cương quyết như ông để lánh xa thế giới bên ngoài, trong nhiều năm sau đó gia tộc Strank chịu khổ sở vì những cuộc gọi và thăm viếng của cựu chiến binh, báo giới cùng những người hiếu kỳ. Vào mùa thu 1948, gia đình có một người khách tên Harry s. Truman, đang trên đường vận động tranh cử. Để đoàn tùy tùng đúng bên ngoài, vị Tổng thống bước vào phòng khách của căn hộ mà cha mẹ của Mike đã dành dụm mua được nhiều năm trước. Khi từ giã cha mẹ Mike, Truman để ý cô bé Mary đang im lặng đứng bên cánh cửa. Ông cúi xuống và nói với cô bé: “Hân hạnh được gặp cha mẹ cháu.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #157 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:17:45 am »


        Ralph Ignatowski được đưa vào lòng đất của Nghĩa trang Quân đội Quốc gia ở Rock Island Bang Illinois.

        Giống như các bà mẹ tử sĩ, mẹ Frances Ignatowski của Iggy muốn biết chuyện gì đã xảy ra với con trai mình. Bà viết thư để dò hỏi. Không ai đành lòng kể cho bà mẹ này sự thật kinh khủng đối với con trai bà. Nhưng cuối cùng bà cũng biết được. Chị Julia Heyer của Ralph kể cho tôi về giai đoạn đau buồn ấy: “Trong 6 tháng, mẹ tôi không ăn uống được nhiều. Không thể nào nói hết chúng tôi buồn khổ như thế nào. Chúng tôi không thể nói về chuyện này. chỉ có bầu không khí yên lặng trong căn nhà.”

        Những người trong gia đình hoang mang không hiểu làm cách nào mà bà mẹ biết được chi tiết về cái chết của Iggy diễn ra nhiều năm trước. Nhưng người anh Al Ignatowski bảo tôi, mẹ ông nói về “một người ở miền bắc Wisconsin” đã đến thăm họ ở Milwaukee và nói cho bà biết quân Nhật đã hành hạ con bà ra sao.

        “Người ở miền bắc Wisconsin” chỉ có thể là cha tôi.

        Hai lính phòng ngự Nhật cuối cùng trên Iwo Jima đầu hàng ngày 8/1/1949. Họ bước ra khỏi những hang động trong tình trạng sạch sẽ và ăn uống đầy đủ. Sau khi đọc một mảnh tờ báo của quân đội Mỹ Stars and Stripes về việc lính Mỹ ăn mừng Giáng sinh ở Nhật, họ quyết định ra đầu hàng. Nhờ bài báo họ biết rằng chiến tranh đã kết thúc. Trong 4 năm, hằng đêm hai người lẻn vào doanh trại của quân đội Mỹ chiếm đóng trên hòn đảo để lượm lặt thực phẩm và quần áo.

        Bức Ảnh tiếp tục ngự trị óc tưởng tượng của người Mỹ. Trong 4 năm, Bức Ảnh đã chuyển hóa từ một hình ảnh của hy vọng trong trận chiến thành hình tượng của chiến thắng trong Thế chiến II, rồi thành biểu tượng cho lòng hãnh diện của người Mỹ bây giờ thấy mình là công dân của siêu cường quốc mới trên thế giới.

        Vào đầu năm 1949, Hãng phim Republic Studios loan báo đang chuẩn bị thực hiện một cuốn phim diễn tả vai trò của TQLC trong Thế chiến II. Trái ngược với những cuốn phim “mì ăn liền” trong thời chiến nhằm động viên tinh thần, cuốn phim này sẽ có nội dung và tính chất của một thiên anh hùng ca. Ngân sách dành cho cuốn phim là trên 1 triệu USD, khoản tiền lớn nhất trong lịch sử của Hãng Republic Studios. Đạo diễn Allan Dwan kể rằng, chủ tịch Herbert Yates của hãng phim “gần như lên cơn đau tim” khi nghe nói đến khoản đầu tư này. Yates chấp thuận - với điều kiện là vai chính phải được giao cho siêu sao đang lên của Hollywood trong thể loại phim hành động: John Wayne.

        Cuốn phim sẽ thể hiện lính TQLC được huấn luyện ở lần Tây Lan, chiến đấu trên Đảo Tarawa, nghỉ phép ở Hawaii, và trong những phút ở đoạn cuối, đổ bộ lên Iwo Jima. Cuốn phim ngốn một khoản tiền khổng lồ, vì thế đòi hỏi đám đông khổng lồ trước quầy bán vé. Đfêu thiết yếu là cuốn phim nắm bắt được sự tưởng tượng của công chúng.

        Vì thế, Hãng Republic Studios nảy sinh ý tưởng mời ba người giương ngọn cờ vào vai trong phim. Thử tưởng tượng: John Wayne và việc giương ngọn cờ! Mặc dù cuốn phim đề cập rất ít về Iwo Jima, nhưng hình ảnh giương ngọn cờ trở thành tâm điểm cho việc marketing. Hình ảnh này càng được tô đậm thêm khi đặt tựa cho cuốn phim: Sands of Iwo Jima (tạm dịch: Những hạt cát ở Iwo Jima).

        Để đảm bảo ba người giương ngọn cờ tham gia vào cuốn phim, Hãng Republic Studios càng thêm cẩn thận: họ nhờ vả binh chủng TQLC.

        Chắc chắn vào lúc này TQLC đã hiểu rõ rằng cha tôi trốn lánh người đời, còn Ira có tính khí bất thường, vì thế họ hành động một cách khôn ngoan. Họ lần lượt liên hệ Ira, Rene và cha tôi, thông báo cho mỗi người rằng hai người kia đã đồng ý tham gia. Vì thế, mỗi người đều bị lừa được hiểu là nếu mình từ chối thì cả cuốn phim sẽ bị ảnh hưởng.

        Cái trò này hóa ra thành công. Chắc chắn là thành công với cha tôi, người rất có thể từ chối một cách mạnh mẽ nhất. Bạn thân John Freidl của cha tôi nói: “John không muốn đi Hollywood. Anh ấy nói lý do duy nhất người nào trong bọn họ muốn đi là vì hai người kia.” Mẹ tôi đồng ý: “Ông ấy đi vì được cho biết Rene và Ira sẽ đi. Ông ấy nghĩ mình cũng nên đi.”

        Nhưng ngay cả khi chấp thuận, cha tôi tìm mọi cách để người ta không chú ý đến việc ông đóng phim trong tháng 7/1949. Ông dặn mẹ tôi là nếu có người hỏi ông đi đâu thì phải trà lời là ông đi lo công việc làm ăn.

        Sau khi từ Hollywood trở về, cha tôi kể sự thật trần trụi trong bức thư gửi đồng đội cũ ở Đại đội E, cựu Quân y tá Cliff Langley:

        Họ mời chúng tôi đến California không phải đế giúp làm phim. Tất cả chỉ là cái trò thông tin rẻ tiền để quảng cáo không công cho cuốn phim. Republic Studios thực hiện cuốn phim, còn chúng tôi chi đến đó trong 2 ngày và phần lớn thời gian là rong chơi đây đó. Tôi nghĩ họ chỉ quay hai đoạn về việc giương ngọn cờ và tất cả chỉ mất khoảng 10 phút. Nếu anh nghĩ trong phim có cảnh giống như Iwo Jima thì anh sẽ thất vọng ngỡ ngàng. Tù trưởng Hayes nói họ đã làm cuốn phim một cách bôi bác nên thậm chí anh ta cũng không muốn đi xem phim này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #158 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:20:24 am »


        Cha tôi đã nghĩ đúng. Vai trò của những người giương ngọn cờ trong phim là rất nhỏ nhoi. Hai cảnh mà họ tham gia - một cảnh quây quần quanh John Wayne để nhận chỉ thị, cảnh kia cho thoáng thấy họ đang đẩy lên cột cờ - chỉ cần quay trong khoảng nửa giờ. Tuy thế, ba người đã nâng cao giá trị của cuốn phim. Như hãng phim đã đoán trước, phóng viên đổ xô theo ba người trong và ngoài thời gian đóng phim. Đúng là ba người -  cùng với tựa phim và nghệ thuật quảng cáo - đã tạo nên ấn tượng rằng cuộn phim xoay quanh việc giương ngọn cờ và hành động “bất tử” của họ.

        Tin tức về người giương ngọn cờ vẫn tiếp tục xuất hiện cho đến tháng 9/1953 khi tờ báo Chicago Sun-Times in một bức ảnh gây sốc cho thấy Ira bị nhốt trong nhà tù Chicago. Hàng tít là NGƯỜI GIƯƠNG NGỌN CỜ IWO VÀO TÙ VÌ SAY XỈN.

        Ira đã dời đến Chicago để làm nghề thợ chế tạo dụng cụ trong một nhà máy của Công ty International Harvester. Ông làm việc chăm chỉ trong ca từ 3 giờ rưỡi chiều đến 11 giờ tối và thuê một căn hộ. Ông đang vui vì không ai biết đến mình, nhưng rồi đến ngày ban giám đốc Công ty đăng hình ông trên trang bìa của tạp chí thông tin nội bộ Harvester World, kèm bài viết dài 3 trang. Thế là tung tích ông bị tiết lộ; vô số người đổ xô đến địa chi căn hộ ông để xin chữ ký. Suốt hai ngày sau khi bài báo xuất hiện, tổng đài của Công ty International Harvester bị nghẽn mạch. Điện thoại trong căn hộ của Ira reo vang cả ngày lẫn đêm.

        Những thói hư tật xấu trở lại với con người nổi tiếng. “Ira, chúng tôi mời anh phát biểu ít lời trong bữa tiệc của chúng tôi được không?” "Ira, tôi mời anh một ly nhé?”

        Chẳng bao lâu, không lấy gì làm lạ, đã có nhiều đêm Ira không trở về với căn hộ và máy điện thoại đang reo. Chẳng bao lâu, giống như cảnh sát Phoenix trước đây, cảnh sát Chicago nhẵn mặt anh. Một cảnh sát nhận xét: “Anh ấy không phải là anh hùng với ai cả mà chi là anh hùng với chính mình.”

        Các sếp của Ira ở công ty International Harvester cố thích nghi với những lần ông vắng mặt ngày càng tăng. Họ tìm đủ phương cách để đối phó với tình hình, nhưng thành công trong quan hệ cộng đồng nhanh chóng trở thành nỗi khó xử về quan hệ cộng đồng.

        Đến cuối mùa hè, tự Ira giải quyết vấn đề cho International Harvester. Ông bỏ việc. Sau này, ông nói: “Tôi xin thôi việc ở đây bởi vì tôi uống rượu quá nhiều và tôi xấu hổ khi đối mặt với bạn đồng nghiệp.”

        Những việc bắt giam vì tội say rượu tiếp diễn. Các thẩm phán thường bắt ông làm việc công ích thay vì phạt tiền. Một nhà lãnh đạo Pima tên Jay Morago nhớ lại lúc ghé qua O’Hare1 trên đường từ Đại hội Quốc gia Người Da đỏ Mỹ ở Washington để đi về Arizona. Trong khi vào phòng vệ sinh để rửa tay, Morago nhìn qua gương và thấy một người trông quen quen đang lau sàn, mặc bộ đồ của tù nhân. Morago kể: “Tôi bước đến anh ấy và nói "Ira, này, anh bạn, hãy trở về nhà." Nhưng Ira chi đáp: "Chúng ta đã nói đến chuyện này rồi," và anh ấy lảng đi nơi khác.”

        Ira càng khổ sở thì báo chí lại càng chai lì muốn khai thác ông thêm. Vào tháng 9/1953, sau khi bị bắt lần thứ 5, một người nào đấy - có lẽ là một cảnh sát Chicago - mật báo cho tờ Chicago Sun-Times. Trong khi Ira ngồi trong phòng giam, một cảnh sát bước vào và gọi Ira đi đến song sắt: “Có người bạn muốn gặp anh.” Nhưng đấy không phải là người bạn. Trong khi Ira dấy lên nỗi hiếu kỳ, tay nắm lây song sắt, người kia giơ lên máy ảnh giấu phía sau lưng. Ira không kịp có phản ứng; đèn chớp của máy ảnh đã lóe lên.

        Được biết cả nước hiếu kỳ về Ira, ban biên tập Chicago Sun- Times quyết định tạo tin giật gân trên nỗi khổ của Ira. Họ đóng tiền bảo lãnh cho Ira, đua ông vào viện điều dưỡng dành cho người nghiện rượu, rồi khai thác mọi tình cảnh bi đát của ông trong bài tường thuật.

        Chúng tôi tin rằng không nên bắt Ira Hayes ngủ một đêm nào trong nhà giam.

        Báo Sun-Times tin rằng người dân Chicago sẽ có cùng ý nghĩ với chúng tôi khi họ được biết Ira Hayes là ai.

        Bạn đọc có nghĩ rằng Ira Hayes, anh hùng Iwo Jima, xứng đáng có một cơ hội thứ hai không? Sun-Times sẽ tiếp nhận đóng góp của bạn đọc để giúp anh ấy tạo cuộc sống mới.


        Thê' là “Cứu Ira Hayes” qua “Quỹ Ira Hayes” trở thành nghĩa cử cao quý của tờ Chicago Sun-Times. Số phát hành tăng vọt khi người đọc dò danh sách những người đóng góp và hình ảnh những công dân nổi tiếng tham gia.

--------------------
        1. Sân bay quốc tế ở Thành phố Chicago, Bang Illinois.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #159 vào lúc: 23 Tháng Sáu, 2018, 07:24:03 am »


        Về phần mình, Ira liều chấp nhận viễn cảnh của chính quyền về việc phục hồi cho ông. Trong một bức thư gửi gia đình thời gian này, ông viết:

        À, con đoán nhà biết chuyện gì đã xảy ra. Bây giờ cả nước đều biết. Con say rượu, rồi tỉnh lại trong phòng giam. Không áo, không giày. Quan tòa phạt $25 hoặc 17 ngày làm công ích.

        Nhà báo Sun-Times đến bảo lãnh cho con được tự do và dẫn con đi gặp biên tập và con nghĩ mình nợ ông ấy nhiều việc...

        Họ đưa con đến viện điều dưỡng Hopecrest nơi họ điều trị người nghiện rượu. Trong vòng 5 đến 7 ngày họ sẽ làm cho bệnh nhân chán ghét bất kỳ thứ rượu nào. Con ở đây trong 5 ngày, qua 10 đợt chữa trị với 16 mũi tiêm trên cánh tay. Bốn đợt chữa trị cuối cùng là khó khăn, nhưng con bắt buộc phải chịu nếu mình thật sự muốn giúp mình, và dĩ nhiên là con muốn.

        Như con nói, con bị buồn nôn kinh khủng. Con nôn ra mọi thứ uýt-ky, rượu gin, bia và rượu vang mà họ tọng vào miệng con và con tự động chán ngán mùi vị của mọi thứ rượu...

        Thế là dưới mắt họ con đã được chữa trị. Họ đã làm xong phần họ. Bây giờ thử thách thực sự là tùy nơi con... tất cả con cần là nghị lực của chính mình.

        Thế là nhà thấy hoàn cảnh con ra sao. Mọi người đều tin tưởng nơi con - nhiều người và nhiều tin tưởng - và bây giờ con phải sống cho tốt.


        Trong mùa thu này, Ira là mẩu chuyện hàng đầu trong nhiều tạp chí, kể cả bài báo chủ đạo trong tạp chí Time được phát hành cả nước ngày 6/10. Phóng viên tờ Time đã hao tổn nhiều công sức tự bôi nhọ mình khi viết liệu có phải bức ảnh tình cờ của Joe Rosenthal đã hủy hoại “chú nhóc cao to da màu đồng” khi còn trẻ đã “đi chân trần băng qua Khu bảo tồn Sông Gila.” Giá như ông ta nhận thức vượt trên những thiên kiến và định kiến, lắng nghe Ira phân tích cội rễ những vấn nạn của mình.

        Ira nói với tờ Time: “Tôi cho là mình sắp hóa điên khi nghĩ đến tất cả những người kia tốt hơn tôi mà không được trở về nhà, lại càng không về được Nhà Trắng1.”

        Ira Hayes không phải là cựu chiến binh Thế chiến II duy nhất bị nghiện rượu. Ông không phải là chú nhóc duy nhất của bất kỳ dân tộc nào đã uống rượu trước khi gia nhập quân ngũ. Rất có thể giống như hàng triệu người đồng hương khác, Ira dễ có điều kiện sa vào tật uống rượu. Nhưng đối với tôi, cũng rất có thể là ông uống rượu không phải vì Bức Ảnh, không phải vì ông là người Da đỏ, hoặc không phải vì xã hội da trắng không thể cứu giúp ông.

        Tôi nghĩ Ira uống rượu vì cùng lý do mà Danny Thomas tìm đến thuật thôi miên để chữa trị; vì cùng lý do mà cha tôi khóc trong đêm tối và giữ con dao bên giường. Ira uống rượu để xa lánh những hình ảnh khủng khiếp đã ăn sâu vào đâu óc mình ở Iwo Jima. Ông uống rượu vì mình đã bình an rời khỏi hòn đảo ấy, để lại nhiều người bạn tốt phía sau.

        Elizabeth Martin, vơ đã ly dị của ca sĩ Dean Martin, thuê Ira làm tài xế và bảo vệ cho các con bà sau khi đọc qua cảnh khổ của Ira trên tờ Chicago Sun-Times trong nhiều tháng. Đấy là cơ hội may mắn cho Ira, ông được ở trong một phòng riêng trong nhà của Martin ở Beverly Hills, lo đưa đón các đứa trẻ đi học và đi những nơi khác. Có vẻ như ông đã chữa lành tật nghiện rượu.

        Rồi một ngày sau lễ Halloween vào năm 1953, bà Martin nhận được cuộc gọi vào lúc 5 giờ sáng: Ira đã bị bắt cách nhà một khu phố. Say rượu và mất phương hướng, ông đã bỏ chiếc xe mà cố đi bộ về nhà, nhưng chạm trán phải xe tuần tra của cảnh sát.

        Bà vẫn tin tưởng ở Ira, đưa ông vào một nhà điều dưỡng khác. Rồi ông trở về tiếp tục làm việc cho bà. Một tuần trôi qua. Lần này, cuộc gọi là của Cảnh sát Los Angeles. Vị thẩm phán đưa ra hai chọn lựa hà khắc: hoặc là án tù hoặc là chiếc vé một chiều đi Arizona.

        Cảnh sát hộ tống Ira đến bến xe đò. Ông khóc khi nói lời giã từ Elizabeth Martin.

        Vào ngày 11/11 - Ngày Cựu chiến binh - Ira từ xe đò bước xuống ở Phoenix. Tờ báo Phoenix Gazette đăng tải: “Không có nghi lễ tiếp đón người anh hùng cho Ira Hayes khi ông trở về.” Nhưng dĩ nhiên vẫn có phóng viên và nhiếp ảnh gia. Và dĩ nhiên Ira trả lời họ với câu mà họ mong muốn: “Tôi nghĩ mình là người không ra gì. Tôi đã có nhiêu cơ hội, nhưng ngay khi hoàn cảnh vừa khá lên tôi lại thèm uýt-ky và làm hỏng mọi việc.”

        Cùng ngày này, Ira trở về căn nhà của cha mẹ ông, và được biết em trai Dean đã được tặng thưởng Huân chương Sao Bạc do lòng quả cảm ở Triều Tiên.

        Tật nghiện rượu vẫn tiếp tục. Trận chiến của Ira sẽ không bao giờ dứt.

-------------------------
        1. Ý nói những người lính ấy không có vinh dự như Ira, Gagnon và Bradley đã được đón tiếp tại Nhà Trắng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM