Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:37:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26282 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #140 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:14:56 am »


        Nhà điêu khắc Felix de Weldon tạo ra một đài tưởng niệm việc giương ngọn cờ. và ở Quảng trường Times, một bức tượng của việc giương ngọn cờ cao bàng tòa nhà 5 tầng đang được xây dụng.

        Ngày thứ Ba, 8/5, báo chí đăng tải mẩu tin trọng đại nhất trong cuộc chiến: Đức đã đầu hàng. Thêm một mẩu tin liên quan đến Bức Ảnh được đưa lên trang nhất của tờ The New York Times: Joe Rosenthal đã đoạt giải Pulitzer.

        Thông thường, tác phẩm báo chí trong năm 1945 chỉ được xét trao giải vào năm 1946. Nhưng trong lần đầu tiên và duy nhất này, Đại học Columbia đã phá lệ tuyên bố: “Bức Ảnh nổi tiếng của Joe Rosenthal về việc giương ngọn cờ ở Iwo thể hiện một trong những khoảnh khắc vĩ đại nhất của cuộc chiến”, một “tia sáng của lịch sử được ngưng đọng”.

        Ngày hôm sau, ánh nắng chan hòa và những ngọn gió hiu hiu mùa xuân tạo thuận lợi cho buổi lễ xuất phát Chuyến thứ Bảy Đồ sộ ở Washington. Trong khi dàn kèn quân nhạc tòa ánh chói sáng và cờ xí bay phấp phới trên đầu, những thành viên của Nội các và của cả hai viện Quốc hội tụ tập bên ngoài Điện Capitol để chúc phúc cho chuyến du hành.

        Sau vài bài diễn văn và giới thiệu, màn trình diễn bắt đâu. Ban nhạc TQLC trỗi bản quốc thiều Mỹ. Rene đứng nghiêm nghị, trong khi cha tôi và Ira kéo lá cờ lên trên nóc vòm của Điện Capitol. Trong khi giương lá cờ ở đây, các chàng trai đã đưa một di tích quốc gia vào lịch sử nước Mỹ.

        Trong vòng vài tiếng đồng hồ, Ira, Rene và cha tôi - bây giờ là những “anh hùng bất tử" - tiến bước lên đường với di tích thiêng liêng của họ để khuấy động lòng người.

        Họ bước lên tàu hỏa đi New York. Trong khi họ đang trên đường đi, Bộ trưởng Ngân khố Morgenthau và Tham mưu trưởng TQLC nhận xét về chuyến du hành của họ trong chương trình phát thanh ở Washington cùng với Bob Hope. Rồi Hope song ca với Bing Crosby qua cầu truyền thanh nối với Hollywood. Bài hát sẽ được phát đi phát lại trên toàn nước Mỹ trong nhiều tháng kế tiếp, do Crosby ghi âm với tựa đề Buy, Buy Bonds (Mua, Mua Trái phiếu đi).

        Ba chàng trai du hành mà không thiếu người tháp tùng. Một phóng viên TQLC lĩnh nhiệm vụ như là người bảo mẫu: Keyes Beech. Ira giải thích vai trò của Beech trong bức thư viết cho cha mẹ ông: “Bốn người chúng con đi trong chuyến này. Gagnon, Bradley, và Thượng sĩ Beech, người trông nom chúng con và chăm sóc cho những sự việc trong chuyến đi. Anh ấy là người tuyệt vời và con mến anh ấy.”

        Ira mến Beech vì một số lý do, kể cả vài lý do lệch lạc. Lý do chủ yếu là Beech đã củng cố ý niệm của Ira về thời gian vui thú. George McArthur, bạn thân của Beech sau này, kể với tôi: “Keyes uống rượu như hũ chìm. Anh ta nghiện rượu nặng cho đến lúc gia nhập Alcoholics Anonymous vào cuối thập niên 1960. Anh ta bảo tôi là anh ta và Ira uống rượu hàng đêm trong chuyến Du hành Trái phiếu, trong khi nhiệm vụ chính của anh ta là dẫn dắt Ira tham dự những tiết mục theo lịch trình.”

        Các chàng trai xuống tàu hỏa ở Ga Trung tâm New York, được một ủy ban đón tiếp vỗ tay nồng nhiệt. Họ há hốc nhìn tấm pa-nô khổng lồ cổ động Chuyên Du hành Trái phiếu phủ mặt tiền tòa Thị sảnh Thành phố. Được dẫn đi suốt mười khu phố từ Đại lộ Park cho đến Waldorf-Astoria, họ đều thấy hình ảnh của mình bao phủ hầu như mọi mặt tiên tòa nhà trong thành phố.

        Hầu như tất cả cư dân New York đều trông thấy những hình ảnh này. Pa-nô cổ động trái phiếu phất phới từ cột đèn chiếu sáng, trang trí cho xe buýt và taxi, tô điểm cho cửa sổ các tòa nhà ngân hàng, nhà máy, nhà bưu điện và trung tâm bách hóa. Theo cách thức hữu hình, các chàng trai đã nổi tiếng trước khi họ đi đến.

        Thêm một bức ảnh phóng đại che phủ phía trên lối vào của Waldorf. Khi ba chàng trai bước vào tiền sảnh, nhân viên của khách sạn nổi tiếng trên thế giới này sấp hàng dọc theo lối đi của họ mà vỗ tay.

        Ngay khi đã nhận phòng, cha tôi bị hoa mắt liền nắm lấy một tờ giây viết thư của khách sạn và viết vài dòng gửi về nhà:

        Cha Mẹ và mọi người thân thương,

        Chúng con đã đến New York và hãy nhìn nơi chúng con treo mũ. Chao ôi, cái nhà xí quả là điệu đàng. Con không đủ sức trả tiền phòng dù có $100. Tất cả các bữa ăn đều miễn phí và dịch vụ bồi phòng cũng thế... Con thật sự lấy làm khích động vì mọi thứ, thế nên nếu con nói không giống như chính mình thì nhà hẳn hiểu tại sao.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #141 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:16:25 am »


        Cùng lúc, Ira cũng hí hoáy biên thư về nhà:

        Cha mẹ và các em,

        Chúng con đi từ Washington đến Thành phố New York đã được 2 giờ. Con khó mà nhận ra mình đang ở đây trong khách sạn nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng con đang ở đây...

        Ngày mai sẽ là ngày hội lớn. Chúng con sẽ đến Nhà hát Roxy vào buổi sáng đế dự chương trình ra mắt. Rồi chúng con đi Quảng trường Times đế khánh thành đài tưởng niệm việc giương ngọn cờ ở Iwo, cao gần 8 m. Và rồi buổi tối là tiệc đãi chúng con. Rồi chúng con sẽ đi Philadelphia và Boston sau đó trở về New York. Vì thế mà nhà sẽ thấy chúng con bận rộn.

        Đứa con phấn khích nhưng hạnh phúc...
        Ira H. Hayes.


        Chỉ tiêu bán trái phiếu ở Thành phố New York là 287 triệu USD, và lịch trình của ba chàng trai bị chật kín. Họ bắt đầu vai trò của mình như là những người nổi tiếng: diễu hành vào sáng thứ

        Năm với buổi tặng chữ ký trong Nhà hát Roxy ở Quảng trường Times. Những người hâm mộ đứng chật kín cả tiền sảnh, trố mất nhìn ba chàng trai dưới bức ảnh khổng lồ của Rosenthal chen vào giũa những bức chân dung nhỏ hơn của Roosevelt và Truman.

        Cùng lúc, những hoạt động gây quỹ diễn ra khắp thành phố. Tại Astor, đại diện giới may mặc cam kết đóng góp 100 triệu USD. Những nhà điều hành bảo hiểm nhân thọ thì được mời ăn tối nơi khác, cam kết 30.000 nhân viên bảo hiểm sẽ đóng góp.

        Nhưng sô diễn lớn nhất là ngày thứ Sáu, 11/5, ở Quảng trường Times. Nơi đây, bức tượng Iwo được khánh thành với sự chứng kiến của Thị trưởng Fiorello La Guardia và hàng chục nghìn cư dân New York. Ngày hôm sau, tờ báo Times in hình cha tôi đang kéo lá cờ lên pho tượng trong khi Rene, Ira và Tham mưu trưởng TQLC Vandegrift và vị thị trưởng đứng nghiêm chào.

        Hết lần này qua lần khác, dù cho có nhiều cơ hội, ba chàng trai vẫn không hùa theo giới truyền thông và chức sắc đọc diễn văn, vẫn không cho rằng mình là chiến binh quả cảm đã giương lá cờ giữa làn đạn của đối phương. Các phóng viên New York ném cho họ nhiều cơ hội. Nhưng thay vào đấy, ba chàng trai kế lại sự thật giản đơn: Họ chỉ làm mỗi công việc là giương lên lá cờ thay thế. Có lẽ vì chua chát phần nào, tờ Times tường thuật rằng cả ba “có vẻ cảm thấy như bị quây rầy và thú nhận rằng xuất hiện trong Chiến dịch Vay Chiến tranh thứ Bảy "không có vè vui như bề ngoài cho thấy.”

        Rõ ràng là tính khiêm tốn thì không đủ đối với báo giới hung hăng vùng đô thị. Vinh quang là thứ giúp báo được bán chạy. Báo giới muốn những mẩu chuyện anh hùng tính máu lửa từ những biểu tượng sống đứng trước mặt. Cuối cùng, chính cha tôi là người ngăn chặn các phóng viên ở một cuộc họp báo ứng khẩu. Cha tôi nói họ nên đăng tải sự thật: “Phải nhờ đến mọi người trên hòn đảo và những người trên các tàu đậu ngoài khơi mới kéo được lá cờ trên núi Suribachi.”

        Ira đã học cách tránh né những chuyện phiền hà này trong cái chai thân yêu của ông. Tật uống rượu khiến cho người bảo mẫu bét nhè không kém phải thêm vất vả. Trong buổi đại tiệc đêm ấy, Beech phải cố gắng lắm mới có thể giữ anh chàng Ira váng vất còn đủ tỉnh táo để “phát biểu ít lời” khi đến phiên mình. Sau này, Beech viết:

        Quá là ngượng nghịu khi giới thiệu với khán giả một anh chàng đang ngáy khe khẽ kế bên mình. Nhưng cái anh Tù trưởng luôn tỉnh táo trở lại khi tôi nói đến tên anh ấy.

        Anh đứng dậy, đáp lại lời giới thiệu bằng cách ngoác miệng ra ngáp khiến cho khán giả đồng loạt có phản ứng, rồi ngồi xuống và lấy lại giấc ngủ.

        Ira là một chiến binh tài giỏi, nhưng không phải là mẫu người thích hợp để đi trên Chuyến Du hành Trái phiếu. Beech tin rằng tật uống rượu của Ira là cách bảo vệ chống lại mặc cảm thiếu tự tin.

        Ngày thứ Bảy, nhiều đám đông ở Philadelphia tụ tập để hoan hô và được nhìn thoáng qua các chàng trai trong khi đoàn ô tô chạy đến Tòa Độc lập (Independence Hall). Nơi đây, những ánh đèn nhiếp ảnh lóe lên khi họ đứng trước Chuông Tự do (Liberty Bell). Báo giới săn lùng một câu chuyện dị thường, nhưng ba chàng trai chi có thể nói đến chuyện mà họ còn nhớ, chủ yếu là việc giương ngọn cờ.

        Và một lần nữa, báo giới thăm dò một khía cạnh nóng. Một phóng viên không nói đến chứng cứ nào nhưng lại đề cập lời đồn đại rằng bức ảnh được dàn dựng. Ba chàng trai trả đũa rằng: “Bức Ảnh là do hoàn toàn ngẫu hứng”.

        Chặng kế tiếp là Boston, nơi mà một vụ việc gây sốc nhắc nhở mọi người rằng cuộc chiến là có thật và gần gũi quê nhà: Ba tàu ngầm Đức đã bị bắt cách bờ biển không xa và đang bị kéo về Cảng Boston để chịu đầu hàng.

        Sự kiện này nâng cao tầm quan trọng của Chuyến Du hành Trái phiếu. Chi tiêu cho Bang Massachusetts là 700 triệu USD và những ngôi sao Hollywood kể cả Joan Fontaine và Jane Wyman - lúc này là vợ của Ronald Reagan1 - đã đi đến để tạo thêm vẻ mê hoặc cho các chương trình lễ hội.

--------------------------
        1. Tống thống sau này của nuớc Mỹ Ronald Reagan và Jane Wyman cưới
nhau năm 1940, ly dị nhau năm 1948.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #142 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:17:01 am »


        Cô Fontaine và cô Wyman lâm vào hoàn cảnh bị một kè nghiệp dư trơ tráo nhất lấn át.

        Vào buổi sáng Chủ Nhật, trong khi nhân viên báo giới đang xúm xít ở Ga Nam để chờ chuyến tàu chở các chàng trai, một cô gái xinh đẹp không biết từ đâu xuất hiện và đi đến gặp họ. Với ngữ âm New Hampshire đặc thù, cô thông báo với các phóng viên là cô đến để gặp “hôn phu-anh hùng” và đề nghị họ có thể chụp một bức ảnh khi hai người gặp nhau trong hạnh phúc.

        Đấy là Pauline, đã tự đi từ Manchester đến Boston. Khi tàu dừng bánh, cô xông đến chào đón ba anh chàng Ira, cha tôi và Rene đang bước xuống - mà người cô yêu không tỏ ra chưng hửng. Rồi cô trở thành ngôi sao sáng nhất trong ngày.

        Mánh khóe táo bạo của cô không được lòng hai anh chàng kia. Vốn luôn lúng túng khi gặp phụ nữ, Ira nghĩ Pauline đã quá khiếm nhã khi bám lấy Rene một cách công khai như thế. Vốn là tín đồ Công giáo bảo thủ, cha tôi không chấp nhận việc một cô gái chưa chồng không có bảo mẫu mà lại đến trà trộn với họ.

        Pauline không hề bận tâm về những điều này vì cô nhận ra mình đang sáng giá. Ngay khi Rene vừa trở về nhà, cô đã bắt đầu thúc ép anh cưới cô.

        Mẹ Irene của Gagnon cố bảo vệ cậu con trai tránh sự tấn công của Pauline. Đứa con trai của Gagnon kể cho tôi:

        “Bà nội tôi bảo cha tôi: "Đừng kết hôn sớm như thế, đừng ngu xuẩn. Con đang chuẩn bị cho chuyến Du hành Trái phiếu. Hãy đợi đấy. Tính kỹ thêm khi trở về nhà."

        “Nhưng Pauline vẫn thúc đẩy cha tôi. Khi cha tôi trở về như là người anh hùng, mẹ tôi sống trong lớp hào quang này. Điều này có nghĩa bà được đi đây đi đó và làm được thêm nhiều việc. Đầu óc bà luôn nghĩ về việc này.”

        Một cơn mưa nặng hạt không ngăn cản 200.000 cư dân Boston đứng dọc hai bên đường để hoan hô đoàn diễu hành. Các ngôi sao màn bạc ngồi trên xe jeep mang những tấm biển lớn ghi tên của họ, còn các chàng trai ngồi trên một chiếc xe không có biển gì cả. Ai cũng có thể nhận ra họ.

        Họ kéo lên lá cờ ở tòa nhà hành chính của bang cùng với Thống đốc bang, rồi cùng với 100.000 cư dân Boston dự khán buổi diễn tập quân sự. Hết xướng ngôn viên này đến xướng ngôn viên khác nói về lòng dũng cảm của các chàng trai.

        Và một lần nữa, chính Ira là người gây sốc khi phát biểu ngôn từ không được ghi trong kịch bản. Sau khi vị Thống đốc đã giới thiệu Ira là “người duy nhất ở đây có thể xung mình là người Mỹ thực sự”, Ira bước đến micrô và làm mọi người chưng hửng: “Tôi là người Da đỏ và tôi lấy làm hãnh diện về điều này, vậy đấy!”

        Ira cũng khiến cho báo giới hiếu kỳ về ông. Tờ Boston Globe in mẩu chuyện kể ràng “con người Da đỏ Pima thuần chủng từ Bang Arizona... cảm thấy thoải mái với khẩu súng trường trong tay hơn là đứng trước micrô.” Mấu chốt của mẩu chuyện là “với ký ức về nhiều đồng đội bị thương vong trên Iwo Jima và với cuộc chiến vẫn còn gian khổ phía trước chống lại bọn Nhật thù địch, Ira không muốn trở về nước.”

        Đấy là một bản tin gây nhiều cảm xúc, nhưng không xác thực. Ira thích mọi thứ trong Chuyên Du hành Trái phiếu, đặc biệt là những giờ khuya khoắt. Nói đúng hơn, anh thích hầu như tất cả mọi thứ ngoài nhiệm vụ chính của mình: phát biểu với báo giới và công chúng.

        Vào buổi chiều thứ Hai, 14/5, ba “người anh hùng” trở lại New York để tham dự vào những nghi lễ cam kết đóng góp trái phiếu chiến tranh ở Phố Wall. Có thêm một tiết mục cho chuyến trở về: Ba bà mẹ của ba người giương ngọn cờ đã ngã xuống được mời lên khán đài cùng với Ira, cha tôi và Rene.

        John Strank hộ tống mẹ Martha đi từ Quận Franklin của Bang Pennsylvania. John kể: “Cha tôi quá đau khổ sau cái chết của Mike nên không đi được. Chuyến đi là sự thách thức đổi với mẹ tôi. Bà lo lẳng tiếng Anh của mình không được trôi chảy.”

        Mẹ Goldie - bây giờ là bà Hensley Price - đến từ Hilltop của Bang Kentucky. Bà nói với một phóng viên rằng mình chưa bao giờ đi xa khỏi nhà quá 240 km.

        Từ Somerville của Bang Massachusetts, mẹ Madeline Evelley của Hank Hansen (vẫn còn được xem là người thứ sáu giương ngọn cờ) đi đến cùng với con gái Gertrude.

        Cả bầu đoàn thê tử vào nhận phòng tại khách sạn Waldorf. Nơi đây, các chính khách và cấp chi huy quân đội túc trực đón tiếp họ. Trong một bữa dạ tiệc cùng ngày, vợ chồng Quận công Windsor - có lẽ là cặp vợ chồng nổi tiếng nhất thế giới - yêu cầu được giới thiệu với ba chàng trai.

        Nhưng đối với Ira, cha tôi và Rene, những nhân vật mà họ quan tâm nhất là ba bà mẹ “Sao Vàng” (“Sao Vàng” là tấm băng rôn treo trên cửa sổ của ngôi nhà lịch sử).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #143 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:07:17 am »


        John Strank còn nhớ: “Ira Hayes níu lấy mẹ tôi; anh ấy quá xúc động không muốn rời xa bà. Anh khóc thút thít. Phải cần đến vài người mới kéo được anh ra khỏi bà.”

        Cha tôi và bà Evelley làm thân với nhau. Ông đã là bạn thân của Hank. Ông đã chạy đến Hank khi ông này bị thương và cố ra tay để cứu mạng sống nhưng không thành. Bây giờ, trong khung cảnh lộng lẫy của một thế giới khác hẳn, cuối cùng cha tôi có thể làm một động thái thầm lặng mà ông đã tự hứa với lòng mình giữa cơn lửa đạn ở Iwo Jima: Ông rút ra chiếc đồng hồ đeo tay mà ông đã tháo ra từ cổ tay của liệt sĩ Hank, và đặt vào lòng bàn tay người mẹ liệt sĩ.

        Sáng hôm sau, ba bà mẹ và ba chàng trai được đưa đến ban công dự khán ở Trung tâm Chứng khoán New York. Mọi giao dịch được ngưng lại khi bảng hiệu đèn lóe ra dòng chữ CHÀO MỪNG NHỮNG ANH HỪNG IWO JIMA và những người giao dịch đồng loạt vỗ tay.

        Thêm hàng nghìn người chờ đợi họ bên ngoài trong khi ban nhạc tấu lên những cung điệu theo không khí lễ hội. Phố Wall chật ních người; nhân viên văn phòng nhìn qua của sổ hướng đến rừng pa-nô Du hành Chứng khoán.

        Đúng giữa trưa, ban nhạc im tiếng, đám đông xì xào trong khi ba bà mẹ mang cành phong lan sẫm với vẻ mặt choáng ngợp được hướng dẫn đến khán đài.

        Tờ Times nhận xét: “Ba người sống sót không nhìn đến các tấm pa-nô, và ba bà mẹ của ba chiến binh ngã xuống cũng thế.”

        Rồi vị Chủ tịch Trung tâm Chứng khoán New York tuyên bố một lời cam kết đây ngạc nhiên: “Hiệp hội Trung gian Chứng khoán Phố Wall sẽ đóng góp một ti đô la - đủ để tài trợ việc thành lập một không đoàn Siêu pháo đài bay gồm 1.600 chiếc B- 29, nhằm hướng đến sự tàn phá của Nhật Bản.”

        Đối với sáu vị khách danh dự trên khán đài - ba “người anh hùng” giương ngọn cờ và ba bà mẹ đang để tang - đây là khoảnh khắc của những cảm xúc dâng trào.

        Trở về từ chiến trường, ba chàng trai chưa hoàn hồn thoát ra khỏi những hình ảnh khủng khiếp. Cha tôi khóc trong giấc ngủ. Ira bét nhè vì rượu. Còn Rene bị phát chứng động kinh mà không bao giờ thuyên giảm. Tuy nhiên họ có mặt nơi đây, ít nhất tạo nên một phần hứng khởi để giúp kêu gọi đóng góp tiền của nhằm hy vọng có thể cứu sinh mạng của hàng nghìn lính Mỹ.

        Còn đối với ba bà mẹ đang mang tang, họ vẫn còn chìm trong nỗi u buồn. Tôi thường nghe những thành viên trong ba gia đình cho biết nỗi đớn đau của họ không thể nào nguôi ngoai: Bức Ảnh đã khiến họ nhớ lại và nhớ lại mãi nỗi buồn đau.

        Những đám đông khổng lồ, một “dàn diễn viên triệu đô” gồm những ngôi sao Hollywood và ba ngày sôi sục trong lòng yêu nước chờ đợi họ ở Thành phố Chicago, nơi mà vài trăm nghìn học sinh tình nguyện làm người tiếp thị trái phiếu. Chỉ tiêu ở đây là 327 triệu USD. Có mặt Humphrey Bogart, Lauren Bacall, Ida Lupino và Pauline Harnois. Một lần nữa, cô nàng từ New Hampshire cố chen vào để bước ra ánh đèn vinh quang, cũng với cách thức không nói không rằng xuất hiện ở nhà ga khi đoàn tàu vừa đỗ. Biết được Ira có ý khinh bỉ và cha tôi thầm bài bác, Rene đành phải gượng gạo cho qua chuyện.

        Ngày thứ Bảy, 19/5, 100.000 người chen lấn nhau hoan hô trong một cuộc mít tinh khổng lồ ở trung tâm Chicago. Ba chàng trai làm nhiệm vụ dưới bức họa vĩ đại vẽ hình ảnh quen thuộc ấy.

        Một lần nữa, chính cha tôi có phát biểu suy nghĩ dây chín chắn. Đáp lại lời chào mừng của quan chức, cha tôi bước đến micro và lặp lại thông điệp súc tích mà ông đã phát biểu ở những thành phố khác:

        “Những chiến binh trên các mặt trận không thể hiếu được tại sao phải có những cuộc tụ tập để bán trái phiếu nhàm lấy tiền mua những hàng hậu cần vô cùng thiết yếu. Người mua trái phiếu không chỉ được yêu cầu cống hiến tiền bạc mà còn có tiền lãi. Người chiến binh được yêu cầu cống hiến cuộc đời mình.”

        Đám đông lâng nghe và cúi gầm mặt.

        Số đỉnh điểm được dành cho ngày Chủ Nhật, được tài trợ bởi tập đoàn truyền thông Hearst. Tập đoàn này cũng tài trợ cho việc xây dựng một mô hình núi Suribachi ở sân vận động Soldier Field1. Khoảng 50.000 người đổ vào sân vận động gần hồ Michigan để xem diễu hành và chiêm ngưỡng những ngôi sao màn bạc như Pat O'Brien, Forrest Tucker2 và Henny Youngman.

-------------------
        1. Soldier Field: tên sân vận động của đội bóng đá Mỹ chuyên nghiệp Chicago Bears (Những Con gấu Chicago) ở Thành phố Chicago, Bang Illinois.

        2. Forrest Tucker: nam diễn viên sau này đóng trong phim Sands oflwo Jima (tạm dịch: Những hạt cát ở Iwo Jima) thế hiện lại trận đánh này.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #144 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:09:21 am »


        Nhưng những ngôi sao đích thực trong ngày là ba chàng trai - những người chưa bao giờ đóng phim, chưa bao giờ ghi âm ca khúc, và chua bao giờ kể chuyện hài hước trước đám đông. Và 50.000 người dự khán đã dâng trào cảm xúc thực sự còn sâu sắc hơn là việc ái mộ những ngôi sao màn bạc nổi tiếng.

        Dù sao chăng nữa, ở đây là những người tạo nên hậu phương vững chắc cho Thế chiến II: những công nhân nam nữ làm việc bên dây chuyền sản xuất để tạo ra xe tăng và đại pháo; những người đã tiễn đưa con cái mình vào cuộc chiến; nhũng người thu nhặt giấy vụn, chai lọ và sắt thép phế liệu để hỗ trợ cho nỗ lực chiến tranh; những mục sư và linh mục đem đến niềm an ủi; những công dân đời thường hy sinh những xa xỉ cho mục tiêu chiến thâng. Bây giờ, duới ánh nắng chói chang của một buổi chiều rực rỡ, những người Mỹ ở hậu phương này hòa nhập vào nhau thành một tập thể vĩ đại, cùng sánh vai với những người anh hùng trong hành động “bất tử”, và trở thành người như họ.

        Tuy nhiên, một trong số ba anh hùng đã tái diễn cái tật cũ. Suốt đêm thứ Bảy Ira đi đâu mất tăm, cuối cùng cành sát tìm thấy ông đang lang thang ở khu trung tâm thành phố sau một buổi tôi bét nhè. Ông cất tiếng phản đổi. Ông đã giương một lá cờ trên Iwo Jima và không hiểu tại sao bây giờ mình lại phải giương một lá cờ khác. Mặc cho ông phản đối, Beech và những người khác vẫn lôi ông về khách sạn, đổ nước đá lên người ông, và “tát cho anh chàng vài cú để anh tỉnh lại phần nào”. Sẽ có thêm một buổi lễ giương ngọn cờ trong một tiếng đồng hồ nữa.

        Để tham dự cuộc diễu hành chiến thắng vòng quanh sân vận động trên một chiếc Cadillac mui trần, Beech phải cấn thận đẩy Ira ngồi kẹp giữa cha tôi và Rene để con người nát rượu không bị rơi ra ngoài. Trong số những người dự khán nhìn thấy tất cả là Tham mưu trưởng TQLC Vandegrift. ông đã nhận báo cáo cho biết “người Da đỏ” đang gây tiếng xấu cho chính mình và cho binh chủng. Hiển nhiên là phải có biện pháp xử lý Ira Hayes. Ira khật khưỡng suốt buổi diễn lại việc giương ngọn cờ, cùng với cha tôi và Rene kéo lên lá cờ nổi tiếng. Và rồi Ira Hayes phải thu xếp hành trang để lên đường đi tiếp.

        Sau vài ngày ở Detroit và Indianapolis, đoàn người quay lại Chicago. Ngày 24/5, Ira biên thư cho cha mẹ ông báo tin hai chặng kế tiếp sẽ là St. Louis và Tulsa, ngạc nhiên và thích thú về món quà là cây bút trị giá 21 USD ông đang dùng để viết lá thư, và kết thúc nói rằng ông phải xuống dùng bữa sáng. Đấy là lá thư cuối cùng ông viết và bữa ăn sáng cuối cùng ông dùng trong chuyến du hành này.

        Sau đó, cũng trong buổi sáng ấy một đại tá TQLC gọi điện cho Beech ra lệnh dẫn Ira đến văn phòng ông. Trong phòng lễ tân, Ira ngồi xuống một chiếc ghế, hai tay đút túi quần. Khi một đại tá và một đại úy TQLC đến, viên đại úy bảo Hayes đứng dậy. Anh chàng người sắc tộc Pima mặt sưng mày sỉa đứng lên để nghe chuyện không hay.

        Đại tá Fordley cho biết Ira phải trở về đơn vị cũ, Đại đội E, trên vùng Thái Bình Dương. Chính Tham mưu trưởng TQLC đưa ra chi thị này. Thoạt đầu, Ira im lặng. Rồi ông hỏi liệu có thể về thăm bà mẹ ở Arizona trên đường đi được không. Vị Đại tá ngắt lời, nói là không được.

        Binh chủng TQLC và nhà tổ chức Chuyến Du hành Trái phiếu giúp đưa lý do để gỡ thể diện cho Ira - một cách trái khoáy vì đã xác định hình ảnh về một chiến binh tha thiết muốn chiến đấu mà báo chí gán cho: Ông “chủ động yêu cầu” để được trở lại mặt trận.

        Sáng hôm sau, trong khi Rene, cha tôi và Beech lên đường đi St. Louis, Ira ghé qua San Francisco để gửi một lá thư về nhà. Tự khám phá bản thân theo cách ít có câu tuyên bố của “con người rắn rỏi” với báo chí cho thấy, lá thư thể hiện sự lúng túng, niềm kiêu hãnh bị tổn thương và nỗi khao khát bị vỡ mộng của chàng trai trẻ vẫn còn hiền hòa nhưng đã bị xúc phạm sâu sắc:

        Gửi cha mẹ và các em:

        Nhà có thể thấy sốc nhưng không nên lo sợ. Sáng nay con rời Chicago và hiện đang ở San Francisco rồi sẽ đi tiếp đến Trân Châu Cảng cùng ngày.

        Có một màn nào đó diễn ra ở đấy, thế nên Tướng Rockey muốn con quay trở lại để đối phó. Rồi sẽ trở lại đây để tái nhập Gagnon, Bradley và Beech, vì thế nhà đừng lo lắng.

        Hôm nay Bradley, Gagnon cùng đoàn đi St. Louis và chắc chắn con muốn đi với họ nhưng phải chờ đến ngày khác.

        Con chấm dứt ở đây vì phải làm vài việc. Xin Thượng đế ban ơn cho tất cả và đừng lo lắng cho con.

        Đứa con và người anh vẫn hằng thương yêu.


I. H. H.       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #145 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:10:21 am »


        “Một màn” mà Ira nói đến chi là ý định tấn công chính quốc Nhật Bản, lúc này còn đang trong vòng chuẩn bị. Khi nói đến việc vị Tướng Tư lệnh Sư đoàn Mũi giáo cần đến sự tham dự của mình, Ira đã viện lý do lớn lao - và bóp méo - để che đậy nỗi nhục nhã của mình.

        Những lời đồn thổi cho rằng Ira là con người ngây thơ bị Chuyến Du hành Trái phiếu làm hư hỏng, rằng ông chán ghét từng giây phút trong chuyến đi. Nhưng sự thật là khi được miên trừ trách nhiệm này thì ông lại muốn đi tiếp chuyến du hành.

        St. Louis, Tulsa, San Antonio, Austin, Portland, Seattle. Các thành phố bắt đầu mờ nhạt. Nhưng những ngôn từ nịnh hót - được báo giới thổi phồng thêm - là trái ngược lại với cảm nghĩ của các chàng trai. Tại El Paso, cha tôi vẫn nhất quyết tuyên bố: “Chúng tôi không phải là anh hùng... bất kỳ người lính nào trên hòn đảo cũng có thể xuất hiện trong bức ảnh... chúng tôi không làm việc gì vượt quá mức bình thường.”

        Rene cũng tỏ ra khiêm tốn như thế, thường trả lời phỏng vấn bàng câu: “Có ai đấy kêu lên "phụ giúp chúng tôi một tay", thế là tôi đến giúp.” Ông nhấn mạnh nhiều lần rằng lá cờ mà họ giương lên là lá cờ thứ hai sáng hôm ấy.

        Thật ra, các chàng trai không nói được gì nhiều về việc giương lá cờ thứ hai. Suy cho cùng, không có gì nhiều để nói. Hành động ấy không có tầm quan trọng; họ đã không quan tâm nhiều về việc này. Cha tôi và Rene nhiều lần nhấn mạnh ràng họ “không biết gì” về sự hiện diện của nhà nhiếp ảnh nào, thậm chí còn chưa được gặp mặt Joe Rosenthal - “cái ông đã khiến chúng tôi lâm vào tình cảnh này”. Hai chàng trai nói nhiều hơn về việc giương lá cờ thứ nhất - kể đến những nỗ lực của Trung sĩ nhất Boots Thomas, Trung úy Schrier, phóng viên nhiếp ảnh Lou Lowery, và những người khác.

        Không ai để ý đến những điều này. Có vẻ như những chuyện bình thường thì không đủ. Bức Ảnh đã gây xúc động cho nhiều người Mỹ đang lo lắng, đau buồn và hãi sợ chiến tranh để có một tinh thần rạng rỡ: Một cõi thiêng liêng nơi mà đức tin, lòng yêu nước, lịch sử huyền thoại và hy vọng đan chen với nhau.

        Trong lúc ấy, cách hơn 6.000 km về hướng tây, một con người “bất tử” bị sụp đổ, đành chấp nhận một lần nữa đời sống trong quân ngũ.

        Ira đã trở về Đại đội E ở Hawaii - nơi Sư đoàn 5 TQLC đang được huấn luyện để chuẩn bị cho việc tấn công nước Nhật -  cùng lúc bám lấy lý do giữ thể diện mà binh chủng đã biếu ông: Vì “muốn trở về với đồng đội”. Ông đã trở về với vẻ vênh váo mà có lẽ tự mình không nhận ra, với một chiếc túi quân trang đầy những hình ảnh của các nữ nghệ sĩ ký tặng, và nỗi khát khao hơi men mà trước Chuyến Du hành Trái phiếu không thể hiện rõ. Lloyd Thompson là lính Đại đội E đầu tiên nhìn thấy Ira đang cười toe toét trước lều chi huy của đại đội. Ông nói: “Anh ấy đã thay đổi. Anh thường say xỉn và gây chuyện lôi thôi. Trước đây anh ấy có lối sống khá khổ hạnh.”

        Đồng đội ông chạy tuôn ra khỏi lều của họ để chào đón ông, và trong một thời gian ông được cả Trung đoàn 28 nâng ly chúc mừng. Nhưng chẳng bao lâu, đồng đội ông nhận ra ông không hòa mình với họ. Thompson kể: “Anh ấy lãnh nguyên phần bia của sáu ngày thứ Bảy rồi một mình biến đi. Anh ấy không bao giờ ngồi nhậu cùng chúng tôi.”

        Thật tình mà nói, bây giờ có nhiều người mới hơn là bạn bè cũ. Những chàng trai mà Ira quan tâm đến nhất thì bây giờ đã nằm xuống gần hết.

        Ira viết thư cho cha mẹ ông: “Con không bao giờ quên họ.” Và ông cẩn thận vẽ ra chuyện giả tưởng việc tự nguyện trở lại.

        ... Con biết có nhiêu người nghĩ con điên khùng mà trở lại trong khi đáng lẽ con có thể ở trong nước mãi mãi. Nhưng như con đã nói trước đây, con có một lý do... Không ai ngoại trừ con hiểu thấu được con. Và con nghĩ đấy là do Thượng đế, vẫn còn ở bên con. Và bây giờ con trở lại, càng thêm tự tin và mạnh mẽ trong tinh thần và con không hãi sợ. Vì con vẫn còn có Chúa đế khấn nguyện...

        Con được vui một thời gian trong chuyến Du hành Trái phiếu. Con không thể chịu đựng thêm, đặc biệt là phóng viên và nhiếp ảnh báo chí.

        Nơi đây, con thấy dễ chịu hơn nhiều. Con cảm thấy như là chính mình, chỉ là một người lính TQLC, và đấy là điều con muốn.

        Xin đừng đau lòng về quyết định nhanh chóng của con...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #146 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:11:08 am »

       
        Appleton, El Paso, Houston, Dallas, Phoenix, Tucson, Denver, Milwaukee, Atlanta, Greensboro, Tampa, Columbia, Charleston, Richmond, Norfolk. Trong khi chuyến du hành chuyển về phương nam, Tháng Sáu qua và Tháng Bảy đến; thời tiết trở nên nóng bức, hai chàng trai cảm thấy mệt mỏi và tê cứng. Lúc nào vẫn là những ga tàu hỏa, sân bay, đèn chớp máy ảnh, những gương mặt mê thích, những giường ngủ xa lạ, mất ngủ, cũng những câu hỏi quen thuộc. Xa xỉ không còn là một bữa đại tiệc thịnh soạn, một phòng khách sạn sang trọng. Xa xỉ là được cạo râu, ngâm mình trong bồn nước nóng, thức ăn hợp khẩu vị. Con người cảnh vẻ của cha tôi bắt đầu để ý đến việc giặt là quần áo vốn không thể theo kịp lịch làm việc của ông. Trong những tuần lễ cuối cùng, việc giặt là quần áo trở thành mối bận tâm của trưởng ban tổ chức địa phương: Hai chàng trai cho biết nếu không nhận được quần áo mới giặt là, họ sẽ không cho báo giới phỏng vấn. Dịch vụ được cải thiện rõ rệt.

        Lần thứ ba khi được hỏi có phải Bức Ảnh được dàn dựng hay không, cha tôi đáp thẳng thừng: “Lúc chụp bức ảnh thì tôi không hay biết. Nếu tôi biết thì tôi đã chạy ra khỏi nơi đó và sẽ không phải tham gia chuyến đi này.”

        Khi chuyến du hành gần đến hồi kết thúc sau 8 tuần đi khắp nước Mỹ, cha tôi và Rene hẳn không thể đánh giá đủ thành tựu mà họ đã đạt được. Chuyến Du hành thứ Bảy Đồ sộ vượt quá mọi kỳ vọng, với chiến dịch đánh Okinawa đang trải đầy các hàng tít và tinh thần yêu nước đang dâng cao, chuyến đi đang thu hoạch những khoản đóng góp theo mức độ sẽ khiến cho cả nước kinh ngạc khi tổng kết.

        Thu nhập từ Chuyến Du hành Trái phiếu có nhu cầu sử dụng lập tức. Nước Mỹ đang đổ mọi nguồn lực vào mặt trận Thái Bình Dương. Vào đầu Tháng Sáu, Tổng thống Truman đã loan báo tăng gấp đôi quân số, lên mức 7 triệu quân, để chống Nhật Bản - nhiều hơn quân số điều đến Châu Âu lúc cao điểm. Tất cả chiến lược đều nhắm đến việc tấn công chính quốc Nhật Bản. Một lực lượng viễn chinh gồm 770.000 người đang được tập hợp chỉ cho đợt đầu, dự trù sẽ đổ bộ lên Đảo Kyushu (Normandie chỉ cần quân số 175.000).

        Ngày 18/6, các cố vấn quân sự của Truman trình lên Tổng thống những dự báo khủng khiếp: Khoảng 35% quân số - gần 270.000 người - sẽ bị thương vong trong 30 ngày chiến đấu đầu tiên. Sau 120 ngày, thời gian ấn định để kiểm soát toàn bộ hòn đảo, số thương vong có thể lên đến 395.000.

        Đấy chỉ là đợt tấn công đâu tiên. Đợt thứ hai - đổ bộ lên Đào Honshu và chiếm Thủ đô Tokyo dự định khởi động vào tháng 3/1946 - sẽ cần đến lực lượng 1 triệu quân. Và sẽ phải chịu vài trăm nghìn thương vong.

        Vào đêm Quốc khánh, ngày 4/7, thủ đô nước Mỹ tưng bừng với pháo hoa. Khoảng 350.000 người dự khán - còn đông hơn cuộc biểu tình lớn lao của Martin Luther King 18 năm sau -  ngước nhìn pháo hoa trên Đài Tưởng niệm Washington, biến mặt nước Sông Potomac thành một mặt gương đủ sắc màu suốt gần một tiếng đồng hồ. Pháo hoa phủ đầy bầu trời với những đường nét của lá cờ Mỹ, gương mặt của Tổng thống Truman, và cảnh giương ngọn cờ trên Iwo Jima.

        Chuyến Du hành thứ Bảy Đồ sộ đã kết thúc trong thẳng lợi; bây giờ là lúc trở về nhà.

        Ngày hôm sau, Rene trình diện tại Tổng hành dinh TQLC. Ông được nghỉ phép ngắn hạn trước khi được chuyển về San Diego. Ngày 7/7, ông làm lễ cưới với Pauline ở Baltimore. Cha tôi làm rể phụ. Mẹ chú rể không đến dự.

        Pauline đi theo Rene về phía Tây càng xa càng tốt, cho đến Pasadena. Đến ngày 7/11, Rene được điều đến Tsingtao, Trung Hoa.

        Đến cuối mùa hè, Chuyến Du hành thứ Bảy Đồ sộ được đúc kết, thu được gần gấp đôi so với chỉ tiêu: người Mỹ cam kết đóng góp 26,3 tỉ USD. Con số này gần bằng phân nửa tổng ngân sách Chính phủ Hoa Kỳ trong năm 1946 là 56 ti USD.

        Khi tôi nói chuyện qua điện thoại với một viên chức Bộ Ngân khố để xác minh những con số này, ông cảm thấy ngạc nhiên lạ lùng với thành tựu của Chuyến Du hành thứ Bảy Đồ sộ. Ông im lặng một lúc trong khi thu xếp giấy tờ trên bàn làm việc. Rồi ông nói ngắn gọn: “Lúc ấy chúng ta là một.”

        Bức ảnh vẫn tiếp tục tạo nguồn cảm ứng cho dân giàu đóng góp.

        Một con tem kỷ niệm Iwo Jima được phát hành ngày 11/7, ngày thành lập TQLC Trừ bị. Đấy là con tem đầu tiên in hình nhân vật còn sống. Ngay cả các Tổng thống Mỹ phải chờ cho đến khi chết mới có hình ảnh trên tem. Con tem Iwo Jima phá kỷ lục bán chạy, ngày đầu tiên: 400.000. Theo thời gian, 150 triệu con tem được in, đạt kỷ lục con tem được bán chạy nhất cho đến thời bấy giờ.

        Sau khi được cứu chữa thêm ở Bethesda, cha tôi - người giương ngọn cờ duy nhất hiện diện - im lặng ngồi kế những người quyền cao chức trọng trong những buổi lễ ở Washington mở màn cho việc bán con tem. Được giám đốc cơ quan bưu điện trao tặng con tem đầu tiên từ máy in chạy ra, cha tôi chỉ nói “Cảm ơn” rồi lại ngồi xuống.

        Ông nghe giám đốc cơ quan bưu điện tuyên bố: “Chúng ta tôn vinh những cá nhân được thế hiện, những người nhờ ơn Chúa vẫn còn sống với chúng ta. Nhưng họ được thể hiện trên con tem này như là những cá nhân. Theo truyền thống vinh quang của Binh chủng TQLC, họ đã bỏ qua những tính chất cá nhân mà cống hiến trọn vẹn cho Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.”

        Tôi chỉ có thể mường tượng những ý nghĩ lướt qua trong đâu cha tôi khi ông nghe những lời này: Cha tôi, một thanh niên tuổi 21, người chưa bao giờ mong muốn điều gì thiết tha hơn là được trở về Wisconsin, cưới vợ, gây dựng một gia đình và mở dịch vụ mai táng - một giấc mơ thầm lặng mà ông vẫn ôm ấp qua những tháng dài trên vùng Thái Bình Dương, người đúng thật là đã “cống hiến trọn vẹn cho Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ.”

        Bây giờ, cha tôi đang nghe mẩu tin rằng nhân dạng ông sẽ không còn là của ông nữa: nó sẽ là tài sản quốc gia.

        Ông sẽ không thể nào rời xa hình ảnh ấy. Hình ảnh sẽ không rời xa ông.

        Ông là bóng hình trong Bức Ảnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #147 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:14:22 am »


Chương 17

XUNG ĐỘT DANH DỰ
 
        Đấy chắc chắn là Harlon. Mẹ biết rõ con trai của mẹ.

BELLE BLOCK       

        Trong khi Chuyến Du hành Trái phiếu đang hướng đến miền đông trong chặng thẳng lợi cuối cùng thì tại Weslaco của Bang Texas, cha Ed Block và mẹ Belle Block của Harlon đang thu xếp đồ đạc để làm một chuyến đi riêng về miền tây. Họ đi đến California - đi đến Loma Linda, nơi có đông đảo tín đồ Cơ đốc Phục lâm.

        Loma Linda thể hiện ý tưởng của mẹ Belle. Hay nói đúng hơn, bà muốn là phải thế. Người con gái Maurine, chị của Harlon, bây giờ là Maurine Mitchell, sống ở đây cùng chồng và hai con. Con trai trưởng Ed Jr. của bà phục vụ trong Không lực ở gần đấy. Nhưng điều cũng quan trọng đối với mẹ Belle là Loma Linda không giống Thung lũng. Mẹ Belle không thể nào thích nghi với khí hậu khắc nghiệt, vị trí cô lập và công việc vắt sữa liên tục của nông trang miền nam Texas. Cha Ed đã thích nghi giỏi; đấy là cuộc sống mà ông biết nó đã thấm vào trong xương thịt của ông - cuộc sống duy nhất. Nhưng ông không phản đối ý định của bà vợ muốn rời đi. Nỗi buồn và cô đơn đã khiến cho cuộc hôn nhân giũa hai người lâm vào cảnh trắc trở, và cha Ed hy vọng có lẽ thoát ra khỏi nơi đây hồi ức đau buồn sẽ giúp hoàn cảnh trở nên êm đẹp hơn. Ông hy vọng ít nhất bà có thế bỏ lại phía sau ý nghĩ bận rộn về Harlon như là người trong bức ảnh. Và ông thầm hy vọng là một ngày nào đó, khi cơn đau buồn đã nguôi ngoai, hai vợ chồng có thể trở về nhà.

        Tình trạng căng thẳng tinh thần đã bắt đầu trước cả khi họ nhận tin báo cái chết của Harlon. Khi bức điện tín đến nơi, họ đã bán ngôi nhà. Tin dữ chỉ khiến cho mẹ Belle càng thêm quyết chí rời đi. Sau này, Maurine kể: “Cái chết của Harlon đã đẩy Mẹ ra khỏi Thung lũng. Bà không thế tiếp tục; có quá nhiều đau đớn. Bà thường nói: ‘Mọi chuyện tồi tệ đến với mẹ đều xảy ra ở Thung lũng.”

        Theo vẻ bề ngoài, mẹ Belle vẫn là một bà chủ gia đình trầm tĩnh và chú tâm. Ở tuổi 50, bà là một phụ nữ đẹp người, thẳng thắn và có ý thức về tính gia giáo của mình; mái tóc đen được búi gọn, đôi mát nâu lục nhạt trông dễ mến sau đôi tròng kính tròn. Nhưng những người biết rõ bà hiểu rằng, có cái gì đấy trong bà đã tan vỡ. Cái gì đấy trong cả nhà Block. Travis Truitt, bạn của Harlon ở Weslaco, nhớ lại: “Cái chết của Harlon khiến cho gia đình ấy tan nát. Đây như thể cầm một ly thủy tinh cho rơi xuống nền bê-tông - tất cả đêu vỡ vụn.”

        Thế là, vào tháng 6/1945, trong khi cả nước đang ăn mừng chuyến du hành của các chàng trai giương ngọn cờ còn sống sót, cha Ed và mẹ Belle thầm lặng chất đồ đạc lên chiếc xe, rồi với ba đúa con trai nhỏ Mel, Larry và Corky đi cùng, rời Weslaso của Bang Texas để đi California.

        Vào cuối Tháng Bảy, lãnh đạo ba đại cường Đồng minh - Winton Churchill của Anh quốc, Harry Truman của Hoa Kỳ và Joseph Stalin của Liên Xô - gặp nhau ở Potsdam để đặt kế hoạch chấm dứt chiến tranh trên vùng Thái Bình Dương1.

         Họ nhanh chóng loại bỏ các phương án phong tỏa và thả bom rải thảm: Rõ ràng là guồng máy chiến tranh hiểm ác của Nhật Bản chỉ chịu đầu hàng khi các lực lượng tấn công trực diện và vũ bão.

        Phải đập tan guồng máy này với bất cứ giá nào. Ba nhà lãnh đạo Đồng minh nhất trí với phương án đổ bộ tấn công nước Nhật.

        Đấy sẽ là chiến dịch lớn lao nhất và tốn kém nhất trong lịch sử chiến tranh: 1,5 triệu chiến binh sẽ tham gia những đợt tấn công đâu tiên, với nhũng lực lượng trừ bị nâng tổng số lên 4,5 triệu. Số thương vong dự báo vượt mọi óc tưởng tượng: 1 triệu người Mỹ, nửa triệu người Anh.

        Churchill, Truman và trợ lý của họ bí mật tham khảo với nhau về một phương án xa hơn, mới lộ diện: Vũ khí hủy diệt mà mảnh vụn vẫn còn đang bay theo gió phía trên bãi thử ở Căn cứ Không quân Alamogordo, Bang New Mexico. Vụ nổ đã xảy ra lúc 5 giờ 30 sáng ngày 16/7.

        Sau này, Churchill viết: “Không hề có vấn đề là liệu có nên hay không nên sử dụng bom hạch nhân để buộc Nhật Bản đầu hàng. Có sự đồng ý toàn diện, tự động, không bị chất vấn... và tôi cũng không nghe lời đề xuất nhỏ nhoi nào rằng chúng tôi nên làm khác đi.”

        Ngày 26/7, ba nhà lãnh đạo Đồng minh ra Tuyên bố Potsdam: Nhật Bản phải đầu hàng, nếu không sẽ đối mặt với “sự tàn phá mãnh liệt và toàn diện.”

        Nhật Bản phớt lờ tối hậu thư ấy. Họ vẫn còn 2,5 triệu quân đang chiến đấu và khối thường dân có thế gọi làm nhiệm vụ để thành lập một lực lượng phòng vệ cảm tử. Câu châm ngôn là “Một trăm triệu quả tim có cùng nhịp đập.” Xứ sở Mặt trời Mọc sẽ chiến đấu đến binh sĩ cuối cùng.

----------------------
        1. Hội nghị Potsdam diễn ra trong thời gian 17/7 đến 02/8/1945. Lúc này, Đức đã đầu hàng Đồng minh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #148 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:15:36 am »


        Hàng trăm nghìn chàng trai Mỹ, kể cả những chiến binh kỳ cựu ở hai mặt trận Châu Âu và Thái Bình Dương, đều chuẩn bị cho khả năng chết chóc trên những bãi biển của Kyushu và Honshu. Đại đội E được huấn luyện cùng với Sư đoàn 5 ở Trại Tarawa cho “Trận đánh lớn.” Ira Hayes nhận được một gói quà ấn tượng: một tờ in những con tem làm kỷ niệm mang chữ ký của Tổng thống Truman, Tham mưu trưởng Vandegrift và John Bradley. Ông chỉ liếc qua tờ giấy rồi vò nhàu và ném vào chiếc túi quân trang.

        Trong khi người chồng mới cưới đi nhận nhiệm vụ ở Tsingtao, Trung Hoa, Pauline Harnois - bây giờ là bà Rene Gagnon - trở về với cuộc sống công nhân nhà máy ở Manchester, New Hampshire. Một trong số những kỷ vật mà bà quý nhất là bức ảnh màu của Rene trong bộ đại lễ TQLC.

        Rene Jr., con trai của Rene Gagnon, nói với tôi: “Mẹ tôi luôn nói với tôi là cha tôi mặc bộ quân phục ấy trong lễ cưới. Nhưng khi lớn lên, tôi trông thấy một bức ảnh trong một bản tin cũ cho thấy cha tôi mặc bộ quân phục thông thường trong lễ thành hôn. Tính mẹ tôi là thế. Bà luôn muốn giữ vẻ bề ngoài nào đấy cho cha tôi, cho mọi thứ phải trông đâu vào đấy.”

        Đúng là Loma Linda mang lại cho mẹ Belle đôi chút an bình. Gia đình bà mua một ngôi nhà nhỏ, và mẹ Belle bận rộn với cuộc sống cho giáo hội và cho ba con trong khi cha Ed đi tìm mua đất làm trang trại.

        Tuy thế, ý nghĩ kiên quyết của mẹ Belle về vị trí của Harlon trong bức ảnh vẫn không suy suyển. Một trong những món đầu tiên bà mang ra để sắp xếp trong ngôi nhà mới là bản sao của bức ảnh. Một ngày, có sinh viên Russell Youngberg từ Weslaco đến thăm. Ông kể: “Bà ấy cho tôi xem bức ảnh, và nói đấy là Harlon đang cằm cây cột cờ xuống đất. Tôi nghĩ thầm "Làm thế nào bà ấy biết chắc được?’”

        California đón tiếp cha Ed không được chu đáo. Ông thấy nó không hợp với ông, giống như Texas không hợp với vợ ông. Ông không tin được giá đất ở đây cao đến thế, vượt xa số tiền ông dành dụm được. Vì còn xa lạ với những ngân hàng tại địa phương, ông không thể vay tiền. Giấc mơ làm chủ một trang trại dần héo hẳt. Cảm thấy chán nản và khố sở, một ngày ông bảo bà: “Anh phải kiếm sống, Anh định trở về Texas.”

        Bất kỳ hy vọng gì về bà đều bị đập tan khi bà nói: “Đi đi. Nhưng tôi không đi.”

        Maurine nói: “Ông ấy luôn nghĩ dần dà bà sẽ quay về với ông. Tôi nghĩ bà đã phụ lòng ông.”

        Suốt mùa hè 1945, Iwo Jima tiếp tục phục vụ cho mục đích mà qua đấy quân Mỹ đã đánh chiếm: để tạo căn cứ cho máy bay yểm trợ và làm sân bay khẩn cấp cho oanh tạc cơ B-29 cất cánh từ Tinian đi đánh phá những mục tiêu trên đất Nhật.

        Trong ánh sáng mờ mờ lúc tinh sương ngày 6/8/1945, viên phi công của một trong những oanh tạc cơ như thế, trên phi vụ đầu tiên đến Nhật, hút loại thuốc lá Bond Street qua ống vố Kaywoodie trong khi Iwo Jima hiện ra trước tầm mắt. Ông lượn một vòng trong khi chờ hai chiếc B-29 khác nhập đội hình. Nhìn xuống từ chiếc máy bay ông đã đặt tên theo tên bà mẹ, viên phi công nghĩ trận đánh khủng khiếp quả là đáng giá: “Hòn đảo, vốn trước đây là tiền đồn phòng ngự quan trọng của Nhật, nằm ngay dưới đường bay của chúng tôi từ Marianas đến Tokyo. Nếu không đánh chiếm được nó, nhiệm vụ của chúng tôi hẳn phải khó khăn thêm.”

        Trong vòng 12 phút, hai chiếc B-29 kia đã theo kịp. Lúc 6 giờ 07, ba chiếc oanh tạc cơ khẽ lắc cánh để giã từ Mike, Harlon và Franklin, cùng hàng nghìn chàng trai đang an nghỉ bên dưới.

        Viên phi công là một trong số hàng nghìn phi công đã bay đến Nhật mà không bị cản trở bởi vì TQLC đã chinh phục được đảo lưu huỳnh. Nhưng có một cái gì khác biệt về phi vụ này của ông. Trong túi áo ông là 12 viên cyanide: 1 viên cho mỗi thành viên phi hành đoàn trong trường hợp họ bị bắn hạ. Họ thi hành một điệp vụ bí mật quan trọng, không thể bị tiết lộ dưới sự tra tấn của quân Nhật.

        Tên của viên phi công là Paul Tibbets, còn tên của chiếc oanh tạc cơ là Enola Gay, chỉ chở một vũ khí duy nhất có biệt hiệu là “Little Boy” (Cậu bé). Mục tiêu là Hiroshima1.

----------------------
        1. Đại tá Paul Tibbets lấy tên người mẹ Enola Gay đặt tên cho chiếc máy bay, còn “Little Boy” (Cậu bé) là tên được đặt cho quả bom nguyên tử mà ông thả xuống Hiroshima. Sau chiến tranh, Tibbets về hưu với quân hàm thiếu tướng, ông qua đời ngày 1/11/2007, hưởng thọ 92 tuổi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #149 vào lúc: 22 Tháng Sáu, 2018, 04:16:09 am »


        Trong hai tuần cuối Tháng Bảy và vào đầu Tháng Chín, cha tôi đến Trung tâm Y khoa Hải quân Bethesda ngoài Thủ đô Washington để được chữa trị thêm cho những vết thương ở hai chân, bị trì hoãn do Chuyến Du hành Trái phiếu. Đến giữa Tháng Chín, ông nhận được phép và vội về thăm Appleton.

        Ông đi chơi golf với Bob Schmidt, người bạn cùng thị trấn quê nhà và cũng là đồng nghiệp quân y tá phụ trách việc chôn cất trên Iwo Jima. Schmidt kể: “Chúng tôi không nói về Iwo Jima ngoại trừ nhận xét lính TQLC có tình đồng đội tốt. Chúng tôi đi ra ngoài để vui thú và không ai muốn nói về chiến tranh.”

        Một hai ngày sau, mẹ tương lai của tôi, Betty Van Gorp, có buổi hẹn hò tại một câu lạc bộ khiêu vũ. Bà kể cho tôi: “Jack bước vào với vài người bạn và ngồi chung ô với nhóm của mẹ. Cha mẹ đã không gặp nhau nhiều năm, thế là hai người đều muốn nối lại mối quan hệ. Người bạn của mẹ không khiêu vũ, nên Jack mời mẹ khiêu vũ.”

        Vài tuần sau, bà gặp lại cha tôi. Ông đi cùng một người bạn trai của bà đến tòa án nơi bà làm công việc xã hội. Họ chuyện trò, rồi hai người đàn ông ra về. chỉ ít phút sau, điện thoại của bà reo. Đấy là cha tôi. Ông muốn mời bà đi ăn vào tối hôm sau.

        Mẹ tôi kể: “Sau này, mẹ được biết có vài người đang chờ trong một chiếc xe đậu bên ngoài nhà Jack để đón ông đi dự một buổi diễn thuyết, ông ấy đang gọi mẹ nhưng đường dây bị bận. Những người kia đang thúc giục "Nhanh lên!" Nhưng Jack vẫn tiếp tục quay số cho đến khi nói chuyện được với mẹ. Ông ấy nói với vẻ thư giãn như thể có dư dà rất nhiều thời gian.”

        Cha tôi lấy ô tô của ông bác tôi Glen Hoffman để đưa bà đến câu lạc bộ giải trí Jake Skall’s ở Appleton. Mẹ tôi kể: “Trong khi ăn uống, mẹ hỏi ông ấy về chuyện giương ngọn cờ. Ông đốt một điếu thuốc và bắt đâu mân mê chiếc bật lửa bằng bạc, nhìn nó, thần trí lơ đãng. Rồi ông kể với mẹ có lẽ giống như ông đã kể chuyện này nhiều lần; như một bài phát biểu, không có chất cá nhân trong đó, mà chỉ là sự việc. "Người ta gọi bọn anh là những anh hùng, nhưng không đúng." "Đấy chỉ là thêm một việc phải làm ngày hôm đó." Đại loại như vậy.”

        Sau đó, họ đi đến một câu lạc bộ khiêu vũ và trò chuyện với những người bạn hồi còn trung học. Trên đường về nhà, cha tôi mời bà đi xem chiếu bóng hôm sau - đêm cuối cùng ông về thăm nhà - và bà chấp thuận. Bà có ấn tượng là ông đã trưởng thành, ông đã kinh qua nhiều việc, những nhiệm vụ đối với sự sống của con người khiến cho ông cần đi đến những quyết định quan trọng, nhanh chóng vượt quá tuổi còn trẻ của ông.

        Tôi hôm sau, khi xem phim được 15 phút, cha tôi hỏi bà: “Anh ra ngoài hút một điếu thuốc được không?” Vài phút sau, ông trở vào, nhưng đi ra ngoài thêm hai lần để hút thuốc. Cuối cùng, bà hỏi ông: “Anh có muốn về không?” Ông đáp muốn.

        Không lâu sau đó, cha tôi ôm chặt bà trong hai cánh tay và nói với bà: “Anh yêu em với cả con tim và tâm hồn.” Bà xúc động vì cách nói của cha tôi: “con tim và tâm hồn.” Chưa bao giờ có ai nói với bà như thế. Bà nói: “Mẹ biết ông ấy thực sự yêu mẹ.”

        Ngày hôm sau, cha tôi ra đi để được tiếp tục chữa trị ở Trung tâm Y khoa Hải quân Bethesda.

        Khi việc giải phẫu đã xong xuôi, nghĩa vụ của người trong Bức Ảnh lại tiếp tục. Ngày 10/11/1945 là tròn 170 năm ngày thành lập Binh chủng TQLC. Để kỷ niệm ngày này, Felix de Weldon đã tạc một bức tượng của 6 chàng trai. De Weldon, cha tôi và Tham mưu trưởng TQLC Vandegrift sẽ khánh thành bức tượng trước tòa nhà Hải quân trên Đại lộ Connecticut ở Washington. Đêm này, cha tôi sẽ được phỏng vấn trên mạng lưới NBC truyền thanh cả nước, là chương trình truyền thanh “anh hùng” cuối cùng của ông trước khi ông xuất ngũ. ông khiêm tốn biên thư cho mẹ tôi: “Nếu không bận việc lúc 9 giờ 30 tối thứ Bảy, em có thể bắt đài mà nghe.”

        Trong cuộc phỏng vấn từ biệt này - được Tham mưu trưởng TQLC Vandegrift và Bộ trưởng Hải quân James Forrestal tháp tùng - cha tôi không tập trung vào chính mình mà vào đồng đội của ông, những người lính TQLC. Ông nói:

        “Điều mà quân y tá vẫn nhớ mãi là dù cho họ [những người lính TQLC] có bị thương nặng đến thế nào, họ vẫn không bao giờ than vãn. Chúng tôi sống cùng họ, làm bạn với họ, và đấy không phải là việc chữa trị một thương binh, mà là chăm sóc những người bạn của mình. Đấy là điều mà tôi luôn cảm nhận về TQLC.”

        Ba ngày sau, cha tôi được xuất ngũ. Ông và mẹ tôi làm lê hứa hôn ngày 3/12. Tháng 1/1946, cha tôi bắt đầu khóa học tại Viện Khoa học Mai táng Wisconsin ở Milwaukee, trong khi làm việc bán thời gian tại Nhà Mai táng Weiss ở đây. Cuộc sống mà ông đã mơ ước ở California, ở Hawaii, trên đảo lưu huỳnh, đang trở thành hiện thực. Cuộc sống trước kia đã lùi dần vào hư vô.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM