Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:58:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26278 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2018, 08:25:32 pm »


        Vài cựu chiến binh đối phó với nỗi đau qua bia rượu hoặc chất gây nghiện. Những người khác tìm đến sự hỗ trợ của chuyên gia tâm thần học - hoặc không muốn tìm. Vê việc này, tôi nghĩ cha tôi có phần khác biệt: Ông đối phó bằng cách không muốn nghĩ gì về cuộc chiến, hòn đảo, những đồng đội đã nằm xuống. Ông đối phó bằng cách tiếp tục cuộc sống của mình.

        Có vẻ như ông gần xóa sạch chuyện ấy khỏi hồi ức của mình. Khi kể cho tôi nghe về cái ngày Iggy mất tích, có vẻ như ông không còn nhớ tên của Iggy1. Trong cuộc phỏng vấn truyền hình duy nhất, khi được hỏi ông nghĩ điều gì là hay nhất khi làm người giương ngọn cờ, ông bí lời. Ông chưa bao giờ nghĩ về điều này. Cũng trong buổi phỏng vấn này, ông đưa ra nhiều chỉ tiết lầm lạc một cách đáng ngạc nhiên: chỉ tiết vê nơi ông được huấn luyện thành quân y tá, chỉ tiết về việc ông đi đến cây cột cờ.

        Đấy chỉ là vì ông đã quên.

        Nhưng đối với con người thì không dễ gì mà quên. Phải mất một thời gian ông mới quên được. Ông đã lơ đãng nói về Iwo Jima trong 7 hoặc 8 phút với mẹ tôi lúc hai người hẹn hò lần đầu tiên. Nhưng sau khi hai người thành hôn, mẹ tôi cho tôi biết ông thường khóc trong đêm tối, trong giấc ngủ. Bốn năm, ông khóc trong giấc ngủ.

        Gia đình ông, bạn bè ông và cộng đồng nơi ông sinh sống đều hiểu rằng ông muốn mọi người biết về mình theo đúng con người mình, không phải theo hình ảnh cao cả hơn con người thật. Ông cảm thấy thoải mái với chính mình; ông không cần được tô vẽ. Thế là gia đình, bạn bè và cộng đồng đều khép chặt chung quanh để bảo vệ ông tránh thế gian vốn lúc nào cũng muốn tìm hiểu. Vào năm 1985, nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm sự kiện giương ngọn cờ, tờ báo ở quê nhà ông đăng một bài nói về việc đã không đăng tải cư dân nổi tiếng nhất của họ:

        Đại diện báo chí và các đài truyền thanh-truyền hình cả nước đã liên hệ với các chủ bút tờ Antigo Daily Journal, muốn biết tại sao nhà báo không viết bài về Bradley.

        Tổng Biên tập Gene Legro, người đã làm việc cho tờ báo gần 40 năm, nói tờ báo đã bỏ cuộc khi cố xin phỏng vấn Bradley vì ông ấy không muốn được phỏng văn. Ông muốn được để yên một mình. Legro nói ông ấy muốn được riêng tư cá nhân và không thích chuyện này.

        Legro hỏi: “Bạn muốn biết về Bradley hở? Hắn là anh chàng dễ mến.”


        Bọn con cái chúng tôi tôn trọng ý của Cha không muốn nói về Bức Ảnh, nhưng đôi lúc vì hiếu kỳ mà chúng tôi muốn tìm hiểu chứng cứ về những kinh nghiệm của ông trong thời chiến. Tôi còn nhớ lúc lên 6 tuổi, có lần lục lọi trên tầng áp mái đặt những thùng đựng các bài báo viết về cha tôi mà mẹ tôi đã cất giữ (Ba chiếc thùng cac-tông mà chúng tôi tìm ra không nằm trong số thùng này). Cha không bao giờ cho phép mang những thứ ấy xuống tầng dưới, để phô bày hoặc bàn tán.

        Tôi tìm thấy một bức ảnh chụp bức tượng nguyên thủy được dựng lên để tôn vinh bức ảnh, được khánh thành ngày 10/11/1945. Tôi tìm thấy một bài báo viết về việc cha tôi ra hầu tòa ở Appleton năm 1946 vì tội lái xe vượt tốc độ. Bài báo viết vị thẩm phán đã tuyên hủy vụ việc khi biết mình đang xử “John Bradley của Iwo Jima.”

        Và cuối cùng, tôi tìm thấy một quảng cáo đăng nguyên trang báo về chuyến Du hành Trái phiếu thứ Bảy mà cha tôi tham gia. Mẩu quảng cáo có ngôn từ rầm rộ: “Bạn đã nhìn thấy bức ảnh, bạn đã nghe anh ấy phát biểu qua đài phát thanh, bây giờ xuất hiện là con người thật ở Sân Vận động Hạt Milwaukee. Hãy đến gặp anh hùng Iwo Jima: John H. Bradley.”

        Anh hùng. Tôi nghĩ lý do khiến cho cha tôi giữ im lặng là nằm trong từ ngữ sai lệch như thế.

        Ngày nay, việc dùng từ “anh hùng” đã giảm bớt, bị nhầm lẫn với “người nổi tiếng”. Nhưng đối với thế hệ của cha tôi, ngôn từ ấy có nghĩa khác.

        Người nổi tiếng muốn tạo tên tuổi cho mình. Họ hành động để làm cho người khác chú ý. Rất thường khi, hành động của họ không mang nội dung đạo đức nào đặc biệt. Những anh hùng là anh hùng bởi vì họ liều hy sinh cái gì đấy để giúp người khác. Hành động của họ thế hiện lòng can đảm. Những anh hùng này thường lơ là sự quan tâm của công luận. Nhưng ít nhất, người anh hùng có thể hiểu được sự tập trung của cảm xúc. Dù cho anh ta nâng cao hoặc hạ thấp giá trị hành động của mình, tự hành động ấy đã là một thành tựu.

----------------
        1. Ý tác giả muốn nói người cha không thế nhớ ra nguyên tên thật Ralph Ignatowski; Iggy chỉ là tên gọi thân mật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2018, 08:26:25 pm »


        Khoảnh khắc khiến cha tôi phải mang danh nghĩa “anh hùng” không cho thấy hành động nào đáng phải ghi nhớ. Lần đâu tiên được thấy bức ảnh, ông không hiểu mình đang nhìn gì. Ông không nhận ra chính mình hoặc những người khác trong bức ảnh. Việc dựng lên cây cột cờ ấy đáng được quên đi như là khi ông cột dây giày.

        Dĩ nhiên, điều trái khoáy nằm ở chỗ cha tôi đích thực là một anh hùng ở Iwo Jima - anh hùng gấp bội lần. Thật ra, việc giương ngọn cờ có thể được xem là một trong những khoảnh khắc hiếm hoi mà ông không hành động một cách anh hùng. Vào năm 1998, Bác sĩ James Wittmeier, quân y sĩ cấp trên cha tôi ở Iwo Jima, ngồi bên tôi mà đắn đo về lời tôi yêu cầu ông giải thích, hoặc ức đoán, tại sao cha tôi không hề nói gì về ngày ấy. Cuối cùng, sau nhiều phút kéo dài, ông quay sang nhìn tôi mà nhỏ nhẹ nói: “Anh đã từng nắm trong tay một quả trứng tươi bị vỡ, phải không? Đấy là tình trạng khi cha anh và tôi ôm lấy đầu của các trai trẻ.” Đầu của những anh hùng, đang hấp hối trong vòng tay cha tôi.

        Thế là cha tôi đã biết anh hùng thực sự như thế nào. Ông có thể phân biệt giữa thực chất và hình ảnh giả dối. Dù cho hàng triệu người có ý nghĩ khác, ông vẫn hiểu rằng hình ảnh anh hùng tính ấy không phải là thực chất.

        Cha tôi không muốn cuộc đời mình bị chi phối bởi những gì diễn ra trong tâm trí của thiên hạ khi họ nhìn thấy Bức Ảnh. Bức Ảnh thể hiện điều gì đấy đối với thiên hạ nhung không phải là thực chất đối với con người cha tôi. Đẹp đẽ, cao quý, gây phấn khích, đúng thế. Bức ảnh được in ra nhiều nhất trong lịch sử, đúng thế. Hình mẫu cho đài tưởng niệm cao nhất thế giới, chắc hẳn rồi.

        Nhưng vẫn bị hiểu sai lạc. Về cơ bản là sai lạc ở điều chủ chốt. Thật ra, bức ảnh không thể hiện cái tổng thể - ít nhất khi xét qua hàng nghìn tiếp nối hàng nghìn tích tắc đồng hồ mà cha tôi và đồng đội của ông đã chứng kiến trong trận đánh ấy.

        Antigo, khung cảnh hiền hòa trong thời thơ ấu của tôi, là nơi cha tôi ẩn cư để tránh né tất cả: nơi của tình người trong sáng và giản đơn, nơi người ta hiểu nhau qua con người đích thực và qua hành động thực tế họ làm. Nơi mà người ta làm lụng cực nhọc, dịch vụ và tình yêu gia đình có giá trị thực sự, không phải qua huyền thoại và hoang tưởng.

        Antigo là nơi trên nước Mỹ mà Bức Ảnh không làm méo mó sự việc. Nơi mà mãnh lực khác thường của nó bị che lấp bởi sức mạnh của những con người bình thường.

        Nhưng ý thiết tha của cha tôi muốn trở về khung cảnh yên bình này không được thỏa nguyện nhanh chóng như ông mong đợi.

        Vào ngày 30/3/1945, qua một trong những quyết định cuối cùng trên cương vị Tổng thống trước khi qua đời hai tuần sau đó, Franklin D. Roosevelt ban hành một chỉ thị mật cho Tổng hành dinh TQLC trên vùng Thái Bình Dương. Đấy là chỉ thị sẽ thổi bùng thêm tác động của bức ảnh trong đời sống người Mỹ -  phóng to thêm khoảng cách giữa con người John Bradley và chiến binh Doc Bradley trong Bức Ảnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2018, 08:28:13 pm »

    
Chương 15

TRỞ VỀ NHÀ

        Không có gì u uẩn như là thắng một trận đánh trừ khi bại trận.

QUẬN CÔNC WELLINGTON        

        Tại sáu vùng của đất nước Mỹ, sáu bà mẹ đang ngóng trông tin tức.

        Họ chưa quen biết nhau, nhưng chẳng bao lâu sẽ được nối kết nhau suốt đời qua những sự kiện ngẫu nhiên và lịch sử. Vào cuối tháng 3/1945, họ chỉ là sáu bà mẹ trong số khoảng 100.000 bà mẹ đang chờ tin tức từ Thái Bình Dương. Báo đài và phim thời sự chiếu ở rạp hát đã nói rõ rằng một trận chiến khủng khiếp đã diễn ra. Ai còn và ai mất - đây vẫn là bí ẩn lớn.

        Sáu bà mẹ: sẽ được nối kết nhau trong lúc này, với bà mẹ thứ bảy, qua tình cảnh đau khổ vì nhận dạng sai lầm.

        Ở Weslaco của Bang Texas, mẹ Belle Block nghĩ rằng mình đã nhận được tin - theo một nghĩa nào đấy - và là tin tốt lành. Gia đình Block chưa nhận được lá thư của Harlon đề ngày 1/3 cho biết “đã kinh qua mà không suy suyển gì cả.” Nhưng mẹ Belle cảm thấy an tâm. Bà cảm nhận mối dây liên hệ bí ẩn với đứa con trai bởi vì, như bà nói với mọi người, đứa con hiện diện trong bức ảnh. Không ai tin mẹ Belle; họ hỏi làm cách nào bà biết được. Nhưng bà biết, và bởi vì bà biết, bà cảm nhận rằng Harlon vẫn còn sống. Bức Ảnh làm cho bà an tâm là Harlon sẽ không chết.

        Vào một ngày lộng gió, gần cuối tháng, một bức điện tín của Tham mưu trưởng TQLC đua đến, cho biết chuyện khác hẳn.

        Nhưng dù cho những bức điện tín mang đến nỗi đau buồn cho các gia đình như nhà Block, thì một luồng tâm tư mới - tâm tư hồ hởi - đang dấy lên trên cả nước. Bức Ảnh đã tạo nên luồng tâm tư này. Bức Ảnh dường như rọi sáng cả khung trời chung quanh, làm dấy lên tia hy vọng và niềm kiêu hãnh, đôi lúc khơi dòng lệ những người nhìn thấy qua - kể cả những người kiên cường không nghĩ mình chịu ảnh hưởng của hình ảnh “gây cảm hứng” ấy.

        Công chúng muốn tay mình chạm đến Bức Ảnh, làm chủ một tấm, và đặt nó vào giữa những món vật linh thiêng trong nhà. Tờ Chronicle ở San Francisco thông báo “Ảnh màu do Họa sĩ Chuyên nghiệp Vẽ tay” và bán hết sạch chỉ trong một ngày. Nghị viện Bang California biểu quyết lời kêu gọi Bưu điện in tem mang hình ảnh giương ngọn cờ Iwo Jima để vinh danh lòng quả cảm của chiến binh Mỹ. Hãng AP đặt trụ sở ở New York đã thiết lập “Bàn Joe Rosenthal” để tiếp nhận làn sóng người hỏi han về bức ảnh. Bây giờ, khi viết về đề tài này, báo giới thường dùng các thuật ngữ “bức ảnh lịch sử”, “bức ảnh nổi tiếng”, cho thấy những người lính TQLC “anh hùng” đang giương lá cờ. Hầu như không có bài tường thuật nào đề cập đến những sự kiện thực tế chung quanh việc giương ngọn cờ. Sự kiện là không quan trọng. Bức ảnh có anh hùng tính, thế là đủ.

        Chắc chắn đấy là đủ đối với Bộ Ngân khố. Cuộc chiến trên hai mặt trận cùng việc bí mật chế tạo bom nguyên tử đã làm ngân quỹ quốc gia cạn kiệt. Không chỉ lo tịch thu tài sản dân chúng mà bổ sung được ngân khố. Trong ý niệm của nền dân trị Mỹ vào thập kỷ 1940, chiến phí được xem là phần nằm ngoài ngân sách liên bang bình thường. Một chính phủ trong thời chiến phải liên tục mang vẩn đề ra trình bày trước công chúng và hy vọng có sự đáp ứng tự nguyện vì lòng yêu nước.

        Trái phiếu chiến tranh là cơ chế chủ chốt cho việc tài trợ tự nguyện này, thực chất đấy là tiền chính phủ vay mượn từ dân chúng. Mỗi trái phiếu với mệnh giá 18,75 USD giúp chính phủ tạm thời sử dụng tiền của người mua; và người mua được hứa trong 10 năm sẽ nhận lại 25 USD. Chính phủ tổ chức những đợt bán trái phiếu qua từng nỗ lực quan hệ cộng đồng dưới tên gọi Phong trào Vay Chiến tranh. Mỗi phong trào bao gồm lời kêu gọi trên báo đài, thư gửi trực tiếp và - lúc đỉnh điểm -  là chuyên du hành qua mọi miền đất nước kéo theo những người nổi tiếng, anh hùng chiến tranh và diễn giả yêu nước. Những chuyến đi này được gọi là “Bond Tour” - Du hành Trái phiếu.

        Trong quá khứ, những chuyến Du hành Trái phiếu đã cho kết quả tuyệt vời. Nhưng trong cuộc chiến này đã có sáu chuyến đi, và với mặt trận Châu Âu đang đến hồi kết thúc, các quan chức Bộ Ngân khố đang lo lẳng về kết quả của chuyến du hành thứ bảy. Cho đến lúc này, người dân Mỹ đã chịu đựng nhiều. Bây giờ, vào tháng 3/1945, trong khi các lực lượng Đồng minh đang tiến về Thủ đô Berlin của Đức Quốc xã, ai có thể đo lường được phản ứng của khối dân đã mệt mỏi - hoặc hầu bao còn lại sau khi đã chỉ trả qua sáu đợt? Liệu sẽ thu được đủ tiền cho chi phí chống giới quân sự Nhật cuồng tín trên vùng Thái Bình Dương - vốn hứa hẹn sẽ còn nhiều đẫm máu? Bộ Ngân khố không muốn phiêu lưu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:07:08 am »


        Việc trù định cho chuyến du hành đã được bắt đầu nhiều tháng trước - một khối lượng công việc khổng lồ. Hàng triệu người tình nguyện đã sẵn sàng để mang sô diễn đi khắp đất nước. Bây giờ, các nhà tổ chức đang lo lắng của Bộ Ngân khố có một động thái nhằm tạo ra một yếu tố có thế giúp chuyến Du hành thứ Bảy tỏa sáng hơn bao giờ: sự tham dự của những hình ảnh sống từ biểu tượng giương ngọn cờ.

        Chính vị Tổng thống đã góp phần tạo ảnh hưởng cho kế hoạch.

        Khi người đưa thư gõ cửa, mẹ Martha Strank đang có mặt trong “lâu đài” - ngôi nhà tại địa chỉ 121 Phố Pine, Quận Franklin, Bang Pennsylvania. Đối với những phụ nữ như mẹ Martha thì điện tín là điềm chảng lành. Hai con trai của bà đang phục vụ trong quân ngũ: Mike ở Iwo Jima, và Pete, thủy thủ trên chiếc uss Flanklin ờ Thái Bình Dương.

        Sau này, đứa con trai John kể lại lúc mẹ Martha đứng ở ngưỡng cửa cố hình dung làm thế nào đối phó với sự hiện diện của người đua thư, tờ giấy màu vàng anh cầm trên tay, tin dữ mà bà biết chắc là sẽ nhận được.

        John kể: “Bà hãi sợ đến nỗi bảo anh đua thư "Anh mở ra đi." Anh ấy trả lời: ‘Tôi không làm như thế được." Bà vẫn van nài: "Nhưng tôi muốn anh mở giúp." Người đua thư mở bức điện tín và đọc cho bà nghe. Bà ngã ra bất tỉnh.”

        Nhiều chục năm sau, John kể với tôi: “Tóc bà ấy bạc trắng trong vòng vài tháng. Trước khi Mike qua đời, mái tóc bà còn đen tuyền.”

        Trong khi Bộ Ngân khố chuẩn bị cho chuyến du hành “thứ Bảy Đồ sộ,” dân chúng ở Đại lộ Madison tỏ lòng ủng hộ nhiệt tình. Khoảng 22 công ty quảng cáo giỏi nhất nước Mỹ tình nguyện cống hiến kỹ năng và ý tưởng tiếp thị. Các nhà chuyên nghiệp kỳ cựu vốn đã từng cạnh tranh với nhau khốc liệt để bán mọi thứ từ xà phòng, ô tô đến thuốc lá thì bây giờ hợp tác với nhau để cùng tiếp thị cho niềm hy vọng và lòng yêu nước. Cùng với 6 triệu tình nguyện viên - khoảng 4% dân số nước Mỹ - đây là cuộc tổng động viên của nhân tài trong khối quần chúng, cũng lớn lao như việc tập hợp hạm đội để tấn công Iwo Jima. Trong khi những họa viên, nhà viết kịch bản, nhà thiết kế và nhiếp ảnh gia tạo nên những tấm pa-nô cùng với những tờ buớm và trang quảng cáo đây ấn tượng, thì những nhà quản trị kỳ cựu bỏ thời giờ rảnh rỗi để thiết kế những chiến dịch vận động cho mỗi thành phần của xã hội: nông dân, nội trợ, công nhân nhà máy, ngư dân, giới doanh nghiệp - mỗi nhóm đều được tiếp cận qua những hình thức hấp dẫn khác nhau.

        Tuy nhiên, trong mỗi chiến dịch cần có một hình ảnh tỏa sáng kết nối các thành phần với nhau.

        Đấy là một hình ảnh mà công chúng Mỹ đã tỏ lòng yêu thương, như thể tìm ra trong đó một sự xác nhận cho đích nhằm của quốc gia mà không có chính trị gia hoặc quyển sách lịch sử nào làm được. Bức Ảnh đã trở thành Sự Kiện. Tự nó đã có một số đông người ngưỡng mộ. Chuyến du hành "Thứ Bảy Đồ sộ" sẽ gắn kết hai bên trong niềm tin chiến thắng.

        Và bây giờ, con người Roosevelt già yếu có một động thái nhằm đảm bảo sự gắn kết này. Vào ngày 30/3, vị Tổng thống được dân chúng yêu mến - người lúc trước đã đi đến thị sát Sư đoàn 5 đang huấn luyện để chuẩn bị cho Iwo Jima - ban hành một chỉ thị mật lập tức được chuyển qua sóng vô tuyến đến Tổng hành dinh TQLC ở Thái Bình Dương: ĐIỀU VỀ NƯỚC LẬP TỨC BẰNG MÁY BAY... SÁU BINH sĩ HOẶC SĨ QUAN ĐÃ THẬT SỰ XUẤT HIỆN TRONG BỨC ẢNH ROSENTHAL GHI CẢNH GIƯƠNG NGỌN CỜ TRÊN NÚI SURIBACHI.

        Khi chỉ thị của Tổng thống Roosevelt được chuyển đến, những người sống sót của Đại đội E đã rời Iwo Jima được bốn ngày trên chiếc Winged Arrow. Theo sự nhận dạng sơ sài của phóng viên TQLC Keyes Beech, chỉ có một người giương ngọn cờ hiện diện trên tàu: Rene Gagnon. Còn Mike, Franklin và Hen Hanson (người được nhận diện nhầm) đã tử trận; Harlon chưa được nhắc đến; và không ai biết cha tôi hiện đang ở đâu. Ira đang ở trên tàu, nhưng chưa ai biết ông là người giương ngọn cờ. Nếu Ira muốn làm theo ý mình thì sẽ không ai được biết.

        Ira biết mình hiện diện trong bức ảnh, biết Rene cũng biết thế; và Ira cảm thấy không vui. Ông chỉ muốn ở lại với những đồng đội mà mình thương mến. Người chiến binh kỳ cựu bảo với anh liên lạc viên trẻ rằng mình không muốn tham gia chuyến Du hành Trái phiếu. Ira còn dọa rằng nếu Rene cáo giác Ira có mặt trong bức ảnh thì mình sẽ giết anh ta.

        Việc này khiến cho Rene bị ấn tượng mạnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:07:49 am »


        Khi giấu tung tích của mình, Ira làm ngược lại chỉ thị của vị Tổng Tư lệnh quân đội - đối với TQLC thì đấy là một trọng tội do vi phạm kỷ luật. Nhưng Ira không thể nghĩ ra cách nào khác. Công luận đang nghĩ gì? Liệu họ có thể hiếu ra sự khác biệt điên rồ giữa những gì ông và đồng đội đã chịu đựng với những gì họ đang đòi hòi ông thực hiện? Sau một tháng chứng kiến chết chóc và bắn giết không ngừng, ý nghĩ đi khắp miền đất nước để được tung hô vì đã hiện diện trong một bức ảnh thì không phù hợp với cá tính của con người nông thôn thuộc sắc tộc thiểu số - về bản chất vẫn như là đang sống trong thế kỷ 19. Nhũng hồi ức của ông về Iwo Jima thì không liên quan gì đến Bức Ảnh. Chắc chắn nó không phù hợp với ý nghĩa và tinh thần của binh chủng TQLC. Và sự hiểu biết của Ira về nền văn hóa Mỹ nói chung không có nền tảng vững chắc trong uy quyền đang lên của giới truyền thông hoặc hình ảnh qua ống kính.

        Đấy giống như là Ira đang từ địa ngục trở về và thấy mình lạc đến một hành tinh xa lạ.

        Dù cho động lực gì chăng nữa, Rene không muốn thách thức ý muốn của người đồng đội kỳ cựu. Ông đồng ý giữ bí mật trường hợp của Ira, và chiếc Winged Arrow rẽ sóng tiến về cảng Eniwetok trong Quần đảo Marshall. Nơi đây, vào ngày 3/4, Rene chào giã biệt các đông đội của mình. Ông đáp một chuyến bay ưu tiên để trở về Mỹ. Mãi đến 34 năm sau, Rene vẫn còn nói về việc một đại tá được yêu cầu nhường chỗ ngồi trên chuyến bay cho mình: “Tôi, một tên lính quèn, đã đẩy một đại tá ra khỏi máy bay!”

        Ông không thể là một “tên lính quèn” mãi được. Chẳng bao lâu, ông trở thành chiến binh nổi tiếng nhất nước Mỹ. Trong số ba người giương ngọn cờ còn sống, ông là người đầu tiên đối mặt với những ánh chớp của máy ảnh phóng viên. Còn cha tôi, hai chân bị mảnh đạn ghim nát bấy, đã được tải thương về Guam và bây giờ đang dưỡng thương trong một bệnh viện ở Honolulu. Ira vẫn ngậm miệng mà ở lại với Đại đội E, trên một chiếc hải vận hạm hướng đến Hilo. chỉ một mình Rene đang trên đường gặp gỡ định mệnh của mình.

        Rene đáp xuống Thủ đô Washington ngày thứ Bảy, 7/4. Một chiếc ô tô chực sẵn đưa ông về Tổng hành dinh TQLC. Nơi đây, trong một phòng họp rộng đây những nhân viên ghi chép và được ngự trị bởi bức ảnh phóng to của Rosenthal, các cấp chỉ huy TQLC thúc giục người anh hùng mới nổi cho biết danh tính của những người giương ngọn cờ. Giống như phóng viên Keyes Beech, Rene kể ra năm cái tên: Strank, Bradley, Sousley, Hansen (được nhận diện lầm), và chính mình.

        Nhưng bức ảnh phóng đại cho thấy có 6 người. “Ai là người thứ sáu?”

        Rene lặng người, đăm đăm nhìn bức ảnh trong nhiều phút kéo dài. Cuối cùng ông thú nhận, vâng, dường như có 6 người. “Ai là người thứ sáu?” Hai bàn tay Rene bất đầu run rẩy. Ông trả lời rằng mình biết người ấy là ai nhưng đã lỡ hứa không nói ra. Họ đáp trả là không thể được, cả 6 người phải tuân hành chỉ thị của Tổng thống.

        Cuối cùng, chầm chậm và đau khổ, Rene nói ra điều bí mật. chỉ thị được truyền đến Thái Bình Dương để điều về người thứ sáu. Chuỗi ngày của Ira làm lính TQLC đơn thuần sẽ chấm dứt.

        Trong lúc này, một phóng viên của tờ Union-Leader ở Manchester được một bản tin viễn ký của hãng AP thông báo, nên đến gõ cửa nhà mẹ Irene Gagnon của Rene. Bà bật khóc vì nhẹ nhõm và vui mừng khi biết con trai mình không những còn sống mà còn là một anh hùng.

        Chàng phóng viên đề nghị được lái xe đưa bà đến nhà của Pauline để chụp ảnh cả mẹ và bạn gái của người anh hùng. Thế là, trên trang đâu tờ Union-Leader ra ngày 7/4 đăng hai bức ảnh khổ to: chân dung của Rene trong bộ đại lễ TQLC và bức ảnh của mẹ và hôn thê đang “giật nẩy người”: Irene Gagnon và Pauline Harnois 19 tuổi.

        Khi chàng phóng viên hỏi Pauline là bà có biết Rene hiện diện trong bức ảnh hay không, bà không ngần ngại đáp: “Tôi hầu như biết chẳc trong thâm tâm đấy là Rene. Tôi nghĩ đấy là do linh tính của phụ nữ.”

        Linh tính của bà hẳn phải là đáng kể, bởi vì Rene hầu như bị khuất lấp trọn vẹn trong bức ảnh. chỉ có phần đỉnh chiếc mũ sắt, một đâu gối và hai bàn tay là được thấy rõ phía sau cha tôi.

        Trong vòng vài ngày, Pauline - công nhân sống làm việc qua ngày trong những nhà máy ở Chicopee - nổi lên với một biệt hiệu cả nước đều biết đến: bà là “Người yêu của Iwo Jima”.

        Chủ Nhật, ngày 8/4, TQLC công bố danh tính của sáu nhân vật trong bức ảnh theo như Rene cho biết. Ngày hôm sau, bức ảnh xuất hiện trở lại trên các tờ báo khắp nước Mỹ, ĩân này với một danh tính nối qua một mũi tên với từng hình ảnh, ngoại trừ một người. Bản tin của hãng AP cung cấp tiếu sử của năm trong số sáu chàng trai: Hank Hansen, Doc, Ira, Rene, và Mike. chỉ CÓ Franklin, tử trận ngày 21/3, là chua được công bố danh tính vì còn chờ thông báo với mẹ ông.

        Ngày thứ Hai, 9/4, mẹ ông được thông báo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:10:37 am »


       TRỞ VỀ NHÀ

        Họ của mẹ Goldie không còn là Sousley1. Bà đã tái hôn với một người tên Hensley Price. Nhà của bà cũng không có điện thoại. Nhưng TQLC vẫn tìm ra bà.

        Sau khi mẹ Goldie nhận được thông báo, tin tức lan truyền nhanh chóng khắp vùng.

        Marion Hamm lúc này đã học xong trung học, nhưng trong phòng ngủ bà vẫn giữ bức ảnh chân dung chính thức TQLC của Franklin.

        Bà nhận tin Frank tử trận trong khi làm thư ký. Với giọng rõ ràng, bà kể: “Khi biết được, tôi rất buồn. Tôi trở về nhà mang ra tất cả thư từ của anh ấy, huy hiệu trên chiếc mũ anh ấy tặng tôi, cùng mọi thứ, rồi mang đến nhà mẹ Goldie. Tôi trao cho bà tất cả. Tôi nói: ‘Tôi nghĩ bà hẳn muốn giữ những kỷ vật này’.”

        Chàng trai J.N. Shannon, người đã đi theo tiễn Frank trên chuyến tàu ở Hilltop - chuyến đi trong đó Franklin đã hứa “Khi trở về, tôi sẽ là một anh hùng”2 - còn nhớ khoảnh khắc ấy. “Lúc ấy tôi 13 tuổi, đang giúp cày bừa trên mảnh đất quê nhà để chuẩn bị trồng vụ thuốc lá. Mẹ tôi đi ra và cho tôi biết Frank đã chết. Tôi rất đau khổ. Tôi tháo chiếc cày ra khỏi mấy con ngựa, không còn thiết làm việc gì nữa.”

        Nhưng chính phản ứng của mẹ Goldie mà ngôi làng Hilltop sẽ nhớ mãi, với niềm thương tiếc sâu đậm nhất. Mẹ Goldie, người vẫn làm việc dài ngày trên trang trại như những ngày Franklin còn nhỏ. Mẹ Goldie, người đã thường mang nụ cười rạng rỡ, vẫn luôn cất lời khích lệ những người khác.

        Người con trai của bà với khuôn mặt tàn nhang đã thừa hưởng nụ cười ấy, được thể hiện trong phòng khách của bà: một bức ảnh của Franklin trong bộ quân phục, vẻ điển trai như ngôi sao điện ảnh, và nụ cười. Nhũng người quen biết nói mẹ Goldie thường lật bức ảnh lại để đọc lời đề tặng của đứa con trai viết sau bức ảnh:

        Với người thân thương nhất tôi từng biết
        Người tôi đã tâm sự về mọi khó khăn
        Bạn có thế nhìn qua thế giới,
        nhưng sẽ không tìm được ai khác
        Như mẹ, người Mẹ yêu quý của con

        Kính thương Frankklin.


        Bức điện tín được mang đến Trung tâm Bách hóa Hilltop. Bởi vì mẹ Goldie không có điện thoại, một đứa trẻ chạy chân trần mang bức điện đến trang trại của bà.

        Cho đến 53 năm sau, em gái Florine Moran của mẹ Goldie kể cho tôi là những người hàng xóm có thể nghe mẹ Goldie la khóc suốt đêm ấy cho đến sáng. Những người hàng xóm sống cách nhầ bà hơn 1 km.

        Ở Bang Pennsylvania, ít lâu sau giấy báo tử của Mike Strank là tin cho biết chỗ đứng của ông trong bức ảnh hình tượng ấy. Người em John Strank nhớ lại: “Chúng tôi đang trên đường trở về từ buổi lễ cầu hồn cho Mike. Tôi thấy nhiều người tụ tập quanh nhà. Lộn xộn đây những người hàng xóm và báo chí địa phương. Tôi đang tự hỏi: "Chuyện gì đang xảy ra?" Rồi người ta cho tôi biết là Mike hiện diện trong bức ảnh.”

        Xa hơn về phía tây bắc, ở vùng nông thôn Wisconsin, những người hàng xóm của bà nội Kathryn của tôi và ông nội tôi có biệt danh “Cabbage” đến nhà chúc mừng họ. Ông nội tôi tỏ ra sướng thỏa vì đứa con được nổi tiếng, nhưng bà nội tôi - vốn có tính khí giống cha tôi hơn - thì lo lắng vì e mình tỏ vẻ thiếu khiêm tốn.

        Chẳng bao lâu, bà lại lo lắng chuyện khác khi được biết đứa con trai Jack có mặt trong bức ảnh. Bà đọc lại những bài báo gần đây về sự kiện này. Bà tìm thấy một bản tin của Hãng AP ghi xuất xứ “Trân Châu Cảng” nói về việc Rene đang trở về nhà, và cho biết: “Có sáu người trong bức ảnh lịch sử - 5 người lính TQLC và một quân y tá Hải quân.” Rồi bản tin thêm một câu lạnh người: “Người lính Hải quân sau này đã mất một chân trên chiến trường.”

        Thêm một nhầm lẫn: Người lính Hải quân không phải mất một chân. Thật ra ông đang nằm dưỡng thương trong một bệnh viện ở Honolulu khi lần đầu tiên ông nhìn qua Bức Ảnh. Nhiều năm sau, ông kể lại phản ứng của mình:

        “Tôi nghĩ: ‘Trời đất, quả là một bức ảnh tuyệt vời!’ Có nhiều nỗi hoang mang. Chúng tôi không biết chắc những ai mang ngọn cờ. Tôi không thể nhận ra mình trong đó. Vào lúc ấy, đó không phải là chuyện hệ trọng.”

------------------
        1. Phụ nữ phương Tây lấy chồng thì đổi họ theo họ của chồng. Bà mẹ có tên thời con gái là Goldie Mitchell, khi cưới cha của Franklin Sousley thì có tên Goldie Sousley, khi tái hôn với Hensley Price thì có tên Goldie Price.

    2. Ở chương 4, tác giả nguyên bản cho biết Franklin đã nói câu này với người yêu Marion Hamm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:11:13 am »


        Không hệ trọng đối với những chàng trai ở Thái Bình Dương, nhưng hệ trọng đối với nước Mỹ đang chờ đợi họ trở về. Cuộc sống của cha tôi đã bắt đầu thay đổi nhanh chóng. Ngay trước khi việc này xảy ra - một ngày trước khi ông trở về nhà - người bạn thâm giao Bob Connelly đến thăm ông. Connelly kể với tôi: “Tôi đi tìm kiếm cha anh trong bệnh viện ở đó. Tôi đang đi qua một khu bệnh nhân thì nghe có người gọi mình. Anh ấy ở đó, với hai chân được băng bó. Anh ấy có vẻ rất linh hoạt; anh nói chuyện huyên thuyên. Anh ấy kể cho tôi là vào thời gian đầu của trận chiến, mỗi khi anh ấy kêu đồng đội yểm trợ là nhiều cái đầu nhô lên để bắn che cho anh. Nhưng dần dà những người kỳ cựu ngã xuống, những tân binh quá sợ hãi nên không dám bắn yểm trợ cho anh ấy.

        Anh ấy kể việc chạy ra ngoài để kéo một người bị thương vào nơi an toàn và quay lưng về phía quân Nhật để bảo vệ những người đáng quý của mình.

        Anh ấy kế về những thi thể nằm hàng dài trên bờ biển và việc chú nhóc gốc Ba Lan từ Bang New Milwaukee bị tra tấn. Vê việc họ đập nát hàm răng của nạn nhân, cắt lưỡi, móc ra đôi tròng mắt, cắt hai vành tai, gần như cắt lìa hai tay hai chân của anh này.

        Anh ấy nhận ra rằng bức ảnh sẽ gây phản ứng ồn ào. Tôi thấy thích đôi giày bốt TQLC của anh ấy. Anh bảo: ‘Cứ giữ lấy. Bây giờ binh chủng TQLC sẽ cho tôi mọi thứ”.

        Cùng ngày 9/4, chỉ thị đưa đến chiếc Winged Arrow cho biết nhũng ngày Ira trốn lánh sắp qua đi. Trung sĩ Daskalakis cáu tiết hỏi Ira: “Làm cái thá gì mà anh không nói cho tôi biết anh có mặt trong bức ảnh!?” Ira chỉ có thể nhún vai và nói khẽ: “À, tôi không biết.”

        Chiếc hải vận hạm cập bến Hilo ngày 12/4. Ba ngày sau, Ira miễn cưỡng bước lên một chiếc máy bay để về Tổng hành dinh TQLC ở Thủ đô Washington.

        Ở Thành phố Boston, các tờ báo vô tình dâng tải một mẩu tin bi thảm và đau xót nhất trong số những nhầm lẫn liên quan đến việc giương ngọn cờ ở Iwo Jima. Bản tin mang đến niềm an ủi sau này mới biết đó chỉ là niềm an ủi tạm thời đối với bà mẹ đang u buồn của Hank Hansen - bà Joseph Evelley. Nở một nụ cười, bà hãnh diện cầm Bức Ảnh cho một phóng viên xem.

        Bà nói: “Nhìn bức ảnh này. Đấy là con trai tôi với bàn tay trái nẳm chặt lấy cán cờ. Henry đã giương lá cờ Mỹ trên Iwo Jima.”

        Ở Weslaco, mẹ Belle Block vẫn không tín lời xác minh ấy. Khi ông chồng đưa ra bức ảnh có tên Hansen, bà chỉ lắc đầu. Bà lặp lại có lẽ là lần thứ một trăm: “Tôi không màng báo chí nói gì. Tôi biết rõ con trai của tôi.”

        Joe Rosenthal, con người khiêm tốn không màng được mọi người chú ý, vẫn tiếp tục xác minh giá trị sự nổi tiếng của mình. Ông luôn nói rõ rằng, bức ảnh của mình chỉ là về việc giương lá cờ thứ hai; ông vẫn luôn nhắc đến yếu tố may mắn. Tuy thế, giữa nhũng làn sóng ca tụng, người ta không chú ý đến lời xác minh thinh thoảng mới được đăng tải.

        Một bình luận viên trên hệ thống truyền thanh NBC cáo giác một cách lộ liễu rằng Joe đã “dàn dựng một cách cẩn thận” bức ảnh. Lời cáo giác sau đó được rút lại, còn Joe vẫn bình thản. Tờ The New Yorker trong số ra ngày 7/4 trích lời ông: “Nếu nghĩ ra việc dàn dựng như thế thì vẫn không phải là điều nhục nhã gì cả. Nhưng sự thực là tôi không làm thế. Tôi được may mắn, thế thôi - ngọn gió thổi lá cờ theo đúng hướng, những người lính đứng đúng vị trí và có đủ nắng nên mọi chỉ tiết đều sắc nét.”

        Trước khi danh tính những người giương ngọn cờ được tiết lộ, bản thân bức ảnh đã thể hiện một chiến thắng quân sự vĩ đại. Bây giờ, với những cái tên đi theo sáu người, công chúng bắt đầu nhận ra đây là sự thể hiện những giá trị Mỹ trường cửu.

        Vào lúc đầu, chính Rene là người thỏa mãn cơn khao khát của nước Mỹ muốn biết về những chỉ tiết có chất con người của những nhân vật trong Bức Ảnh. Trong khi Ira còn đang ẩn mình và cha tôi chưa xuất đầu lộ diện, chính anh chàng từ Manchester - với bà mẹ và ý trung nhân đứng kế bên - là người đã xác minh những thành tố yêu dấu nhất của huyền thoại Mỹ thời chiến: Một chiến binh anh hùng cũng giống như chàng trai nhà láng giềng, tha thiết muốn kết hôn, biết chăm lo sửa hàng rào, và có bà mẹ nấu ăn ngon.

        Vị Thống đốc bang đến thăm nhà Gagnon và ngồi nói chuyện tại bàn ăn trong nhà bếp. Rene phát biếu trước Nghị viện New Hampshire giữa những tiếng hoan hô cuồng loạn. Ông đến thăm hội Hướng đạo sinh Nhi đồng và ký tặng hàng trăm bức ảnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:11:36 am »


        Sự kiện đỉnh điểm được trù định vào ngày thứ Năm, 12/4. Sáng hôm ấy, Rene thức dậy mà cảm thấy kích động với viên cảnh là giấc mơ thời trai trẻ sắp trở thành hiện thực: Thị trấn quê nhà của ông đang tổ chức một buổi diễu hành để tôn vinh ông. Những ban nhạc diễu hành, những nhà lãnh đạo giáo hội, và những chính khách trên toàn bang đang quy tụ về Manchester để tham gia. Chú nhóc lạc loài của một gia đình tan vỡ, nhân công ở nhà máy dệt rồi trở thành liên lạc viên TQLC, đã bước lên bục vinh quang. Thay vì một mình đi rề rà dọc Phổ Elm đến rạp chiếu bóng, liếc nhìn hình ảnh mình phản chiếu trên cửa kính các hiệu buôn, Rene Gagnon sẽ tham dự cuộc diễu hành trên một chiếc xe mui trần với đầy đủ nghi thức. Rồi đám đông sẽ đổ xô ra chiêm ngưỡng.

        Nhưng sự việc cuối cùng không phải thế. Một buổi tiệc khai mào diễn ra như trù định lúc 6 giờ chiều. Nhưng rồi một thông báo gây sốc làm đảo lộn tất cả. Một bản tin được truyền đi khắp các làn sóng phát thanh và được chuyển đến phòng đại tiệc. Tổng thống Hoa Kỳ đã qua đời. Franklin Delano Roosevelt đã bị cơn tai biến màng não ở Warm Spring, Bang Georgia. Ông đang mặc một chiếc áo choàng sâm màu để ngồi cho họa sĩ vẽ chân dung thì bị cơn tai biến.

        Chuyến diễu hành của Rene trên xe mui trần không bao giờ diễn ra. Nỗi thất vọng sẽ tạo nên một động lực cho đời sống bị thu gọn của ông: Cuộc diễu hành mà ông luôn mong đợi sẽ không bao giờ bắt đầu.

        Cha tôi trở về nước Mỹ trong thầm lặng. Khi được đưa đến Bethesda, ông gọi điện về nhà, nói chuyện với ông bà nội tôi sau nhiều tháng vắng mặt. Ông thản nhiên nói về những vết thương của mình và về chỉ thị của Tổng thống triệu ông về Washington. Sau cuộc điện đàm, bà nội tôi tỏ ra rất buồn. Trong một thời gian dài, bà vẫn giữ lý do trong đầu: Đứa con trai không muốn mẹ buồn nên không nói gì về việc bị cụt một chân.

        Ngày 12/4, Thượng viện Bang Wisconsin bỏ phiếu ra nghị quyết ca ngợi “John Bradley” là người đã “giúp cắm cột cờ Mỹ trên đỉnh Suribachi.”

        “Doc” là biệt hiệu mà chẳng bao lâu ông sẽ dẹp qua một bên cùng với những kỷ vật thời chiến. Cái tên thân mật “Jack” thì ông vẫn giữ cho gia đình và bạn bè mình ở Wisconsin; nhưng ông sẽ được giới thiệu là “John” cho tất cả những người gặp ông từ lúc này trở về sau.

        Ngày thứ Năm, 19/4, người giương ngọn cờ còn sống cuối cùng hạ cánh xuống Washington. Ira đã thấy Rene đến từ New Hampshire và cha tôi đến từ Bethesda trên đôi nạng gỗ. Cho đến lúc này, cả ba đã phục vụ Bộ Chiến tranh. Nhưng bây giờ theo chỉ thị của Tổng thống, nhiệm vụ của họ được chuyển sang Bộ Ngân khố trong một cuộc đấu tranh mới - lần này là đấu tranh vì tiền bạc. Và Bộ Ngân khố muốn làm nổi đình nổi đám ngay từ đầu. Ngày kế tiếp, ba người được diện kiến lần Tổng thống Harry Truman ở Tòa Bạch ốc.

        Trong khi Ira báo cáo vụ việc ở doanh trại TQLC, ông được cho xem bức ảnh phóng to của việc giương ngọn cờ. Ira lập tức nhận ra sự sai lầm ban đầu. Hình ảnh người lính ở chân cột cờ không phải là Hank Hansen, mà chính là Harlon Block. Ira nhớ lại sự việc mà Rene Gagnon và cha tôi không thể nhớ, bởi vì hai người này nhập bọn ở khoảnh khắc cuối cùng: Chính Harlon,

        Mike, Franklin và Rene đã đi lên Suribachi để đặt đường dây điện thoại; chính Rene đã đi cùng để mang lá cờ thay thế. Hansen không tham gia vào những việc này.

        Ira hành động theo sự thôi thúc ban đầu: để nói lại sự thật. Ông vạch ra sự nhầm lẫn với sĩ quan giao tế TQLC, người nhận trách nhiệm để mắt trông chừng anh trai trẻ sắc tộc Pima. Câu trả lời của vị sĩ quan khiến Ira vô cùng kinh ngạc: Phải ngậm miệng lại. Đã quá muộn nên không thể làm gì được; báo cáo đã được công bố.

        L.B. Holly - người vẫn giữ quan hệ với Ira trong nhiêu năm sau đó - kể cho tôi: “Khi đến Washington, Ira bảo với họ đây không phải là Hansen mà chính là Harlon. Một hạ sĩ bảo Ira phải giữ bí mật, vì mọi người đã được nhận dạng. Sau đó, Ira bảo với tôi rằng anh ấy rất bức xúc vì được lệnh phải nói dối. Anh ấy nói mình đã khiếu nại nhưng không thể làm được gì khác.”

        Ira cảm thấy bất an khi gặp lại Rene. Ira không ra tay giết đồng đội cũ như đã hăm dọa. Nhưng ông cũng không tha thứ tội mách lẻo. Ira chỉ nói chuyện với Rene thông qua cha tôi.

        Công chúng Mỹ không hề nhìn ra sự rạn nứt này. Đối với đám đông, các chàng trai giống như là Ba chàng Ngự lâm Pháo thủ, ngoại trừ là họ có một tên chung khác biệt: Đôi lúc họ là “những anh hùng giương ngọn cờ Iwo Jima”; thường thường họ được gọi là “những anh hùng”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:12:53 am »


        Đối với các chàng trai, đấy có vẻ như là điều không tưởng. Anh hùng? Họ vừa trở về từ những cảnh tượng khủng khiếp ở một trong những trận chiến đẫm máu và khốc liệt nhất lịch sử, nơi mà những anh hùng xung quanh họ đã hành động với lòng dũng cảm không thể tưởng tượng được, chịu gian khổ, và ngã xuống hầu như từng phút một. Còn ở đây là đám quần chúng Mỹ đang tỏ ra cuồng nhiệt vì... vì cái gì? Vì một bức ảnh chụp cầu may trong một khoảnh khắc đáng lẽ ra phải quên đi, ghi lại một động thái không đáng kể trong một tháng đầy rẫy những động thái có ý nghĩa quan trọng.

        Như Ira viết trong bức thư gửi cha mẹ với sự ngạc nhiên: “Thật là khôi hài mà thấy một bức ảnh tạo ra những chuyện gì.”

        Ngày đầu tiên của chương trình “anh hùng tính” chính thức bắt đầu sớm và diễn tiến nhanh chóng. Bước lên những bậc thang của Tòa Bạch ốc, đi qua những hàng lính dàn chào, đi xuống những gian phòng lịch sử với công nhân viên chức đứng xếp hàng hoan hô, rồi đi vào Phòng Bầu dục1 lúc 9 giờ 15 sáng. Vị lần Tổng thống đứng dậy để chào đón họ.

        Sau đấy, cha tôi kể với tờ báo Boston Globe: “Trước khi gặp vị Tổng Tư lệnh, tôi rất lo lẳng. Nhưng sau khi bước vào, tôi cảm thấy không khác gì khi đi vào một văn phòng ở thị trấn quê nhà tôi để gặp một doanh nhân địa phương.”

        Ba chàng trai trẻ tặng Tổng thống Truman một tấm pa-nô chính thức cho chuyến Du hành Trái phiếu. Truman tươi cười yêu cầu ba chàng trai chỉ hình ảnh mình trên tấm pa-nô trong khi phóng viên nhiếp ảnh liên tục bấm máy - làm bản tin trên trang nhất ra ngày hôm sau, tạo giá trị thông tin cho chuyến Du hành Trái phiếu thứ Bảy. Ông nắm chặt lấy tay cha tôi và rồi tay Rene, gọi họ là những anh hùng. Rồi ông quay sang Ira nói: “Anh là người Mỹ thực sự bởi vì anh là người Da đỏ Mỹ. Và bây giờ, anh con trai ạ, anh là người anh hùng Mỹ thật sự.”

        Chặng kế tiếp trên hành trình là Thượng viện Hoa Kỳ. Thượng nghị sĩ A.B. “Happy" Chandler của Bang Kentucky thông báo với đồng sự ràng những anh hùng của “một trong những bức ảnh vĩ đại của lịch sử Mỹ” đang chờ bên ngoài: “Tôi yêu cầu nhất trí chấp thuận cho ba người trai trẻ này được đua vào hội trường Thượng viện để tôn vinh họ.” Ba chàng trai bước vào, cả Thượng viện ngưng công việc đứng dậy vỗ tay, rồi dàn hàng và chen lấn nhau giống như nhiều Hướng đạo sinh Nhi đồng để đón tiếp cha tôi, Rene và Ira. Giữa lúc cảm nghĩ đang dâng trào, Ira Hayes trong khoảnh khác ngân ngủi tỏ lộ bản chất không màu mè của mình - một người xa lạ có ý thức về bản thân mình và không hề muốn che đậy tính thẳng thắn chân thật.

        Một thượng nghị sĩ từ một bang miền Tây vội bước đến Ira, đưa tay ra bắt, lập bập nói câu gì đấy mà ông tin rằng đúng theo ngôn ngữ sẳc tộc Pima. Ira chăm chăm nhìn ông trong một khoảnh khắc, rồi với sự thắng thắn vô tư, hỏi: “Ông muốn gì?”

        Khoảnh khắc qua đi, rồi Chủ tịch Hạ viện Sam Rayburn dẫn ba chàng trai dự bữa ăn trưa ở Điện Capitol.

        Tối hôm ấy, Rayburn hộ tống ba người đến Sân Vận động Griffith đế tham dự trận đấu khai mạc mùa bóng giữa hai đội Senators và Yankees. Người hâm mộ hướng mắt nhìn về ba chàng trai trong bộ quân phục, một người chống nạng khi họ ngồi xuống hàng ghế danh dự.

        Vị Chủ tịch Hạ viện ném quả bóng đầu tiên. Rồi ánh đèn pha rọi đến ba chàng trai trong khi loa phóng thanh vang dội cả cầu trường:

        “Thưa quý vị! Tất cả quý vị đã trông thấy hình ảnh sáu người Mỹ giương lá cờ của chúng ta trên Iwo Jima! Ba người trong số họ còn sống! xin giới thiệu ba người: Binh nhất TQLC Gagnon, Binh nhất TQLC Hayes và Quân Dược tá cấp Hai Bradley!”.

        Khoảng 24.000 người hâm mộ đứng dậy vỗ tay hoan hô ba chàng trai.

        Trong khi ba người sống sót đành phải thích nghi với cuộc sống của người nổi tiếng hư ảo, ở Weslaco gia đình Block cuối cùng đành phải thích nghi với cái chết không hề hư ảo của Harlon. Cuối cùng, mẹ Belle phải nhìn nhận với chính mình rằng đứa con Harlon sẽ không trở về nhà. Nhưng bà càng tỏ ra cương quyết về vị trí đích thực của Harlon trong Bức Ảnh thì Ira lại muốn thoát ra khỏi vị trí của mình. Người cha thu mình trong nỗi đau đầy sức chịu đựng theo cung cách Đức. Ed Sr. và Harlon đã trở nên thân thiết vào thời gian họ cùng lái xe tải chở dầu. Và ông đã nồng nhiệt cổ vũ cho tài năng của Harlon trên sân bóng.

        Ông không khóc, không nói ra thành lời nỗi đau của mình. Nhưng người bạn đứa con Corky của ông, Dale Collins, còn nhớ đã để ý đến dấu hiệu của nỗi đau mà người cha muốn giữ cho riêng mình:

        “Trong nhà thờ có đặt một chiếc bàn với những lá cờ Mỹ nhỏ thể hiện những chàng trai trong giáo xứ đã đi ra trận chiến. Nếu có người tử trận, anh sẽ có một lá cờ bảng vàng. Tôi vẫn nhớ mãi là ông ấy luôn ngồi ở hàng ghế xa bên cánh phải, theo góc độ để ông không nhìn thấy lá cờ của Harlon.”

        Nhưng cuộc sống vẫn phải tiếp tục: Cuộc sống của những người trở về, cuộc sống của đất nước. Người cha của Harlon đang đau đớn hẳn không thể tưởng tượng gánh nặng mà ba đồng đội của Harlon mang trên người khi họ chuẩn bị tham gia Chuyến Du hành Trái phiếu thứ Bảy. Rất có thể là bản thân ba chàng trai cũng không mường tượng hết.

        Nhưng những người khác thì mường tượng được. Sau khi ba chàng trai gặp gỡ Harry Truman, Bộ trưởng Ngân khố Morgenthau nán lại với vị lần Tổng thống chỉ để báo cáo ít con số nặng nề. Cuộc chiến đã ngốn hết 88 tỉ đô la Mỹ từ ngân sách trong năm tài chính là 99 tỉ đô la Mỹ. Nhưng tổng cộng các nguồn thu của chính phủ chỉ ở mức 46 tỉ đô la Mỹ.

        Điều thiết yếu là Chuyến Du hành Trái phiếu thứ Bảy phải thu hoạch khoản tiền lớn.

----------------
        1. Tên phòng làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2018, 04:14:21 am »


Chương 16

CHUYẾN DU HÀNH THỨ BẢY ĐỒ SỘ
         
        Thật là khôi hài khi thấy một bức ảnh tạo ra những chuyện gì.

IRA HAYES       

        Chính xác số tiền phải là mười bốn tỉ đô la. Đấy là chỉ tiêu mà Bộ Ngân khố đặt ra cho Chuyến Du hành Trái phiếu thứ Bảy. Bảy ti từ giới doanh nghiệp và bảy tỉ từ những cá nhân.

        Mười bốn tỉ: chỉ tiêu cao nhất trong số tám phong trào trái phiếu của Thế chiến II. Số tiền lớn hơn tổng chi của chính phủ trong năm 1941 trước khi nước Mỹ tham chiến và bằng 1/4 ngân sách trong năm 1946.

        Mười bốn tì để cung ứng thực phẩm, trang phục, doanh trại, và vũ khí cho hàng triệu nam nữ quân nhân vẫn còn đang tham gia Thế chiến II, và cung cấp thêm máy bay, tàu thuyền và xe tăng cho nỗ lực chiến tranh. Mười bốn tỉ cho cuộc chiến đang tiêu tốn mỗi ngày 250 triệu USD; mỗi phút 175.000 USD; một cuộc chiến chống lại đối phương ở vùng Thái Bình Dương vẫn còn đang bổ sung mức thiệt hại 250.000 người mỗi năm.

        Dân số 160 triệu người được kêu gọi đóng góp 14 ti: tính bình quân là gần 100 USD cho mỗi đàn ông, phụ nữ và trẻ nhỏ nước Mỹ. Đấy là ở một quốc gia mà thu nhập 1700 USD mỗi năm đủ cho một gia đình sống thoải mái; nơi mà chỉ phí theo học Đại học Harvard tốn 1000 USD; nơi mà tiền phòng khách sạn ở New York giá 3 USD một ngày; nơi mà một bữa ăn sáng đây đủ giá 32 cent.

        Đấy là cả một núi tiền đây khó khăn như là núi Suribachi. Và bây giờ, ba người giương ngọn cờ còn sống sót phải tiến lên để chinh phục cái núi tiền ấy.

        Những Chuyến Du hành Trái phiếu có chỗ đứng thân thương trong truyền thống Mỹ vào thời này. Có hai mục đích: Để kêu gọi sự chú ý đến nhu cầu thời chiến mà mua trái phiếu chính phủ, và để kêu gọi người dân bước ra khỏi nhà và văn phòng của họ mà đi mua trái phiếu ở những địa điểm mở rải rác khấp thị trấn và thành phố. Đấy là những nơi mà sô diễn đây sắc màu hoành tráng được tổ chức.

        Có tầm mức quốc gia nhưng chi tiết thay đổi tùy từng địa phương, những Chuyến Du hành Trái phiếu kết hợp nhiều thành phần truyền thống của văn nghệ tạp kỹ, hội chợ miền quê, diễu hành ngày Quốc khánh. Cũng có thêm nhiều màn thu hút đông đảo quần chúng, giống như những năm sau Elvis, nhóm Beatles, và nhóm Rolling Stones thu hút các fan hâm mộ.

        Trong khi những gia đình tụ tập mắt đảo điên, vẫy những lá cờ dọc hai bên những con đường chính, thì từng đội hình binh sĩ và ban nhạc nổi khúc quân hành đi qua, tiếp theo là những xe mui trần chở những ngôi sao điện ảnh vẫy tay chào khán giả và chở những anh hùng chiến trận mang huy chương. Những trận đánh giả được tổ chức ở các công viên và sân vận động. Và trong khi loa phóng thanh thông báo tên tuổi những chính khách, người nổi tiếng và anh hùng sống tại địa phương - nhiều người cụt một tay hoặc một chân - người ta kêu gọi đám đông cùng tham gia hỗ trợ đất nước mà mua trái phiếu.

        Đấy là sự thách thức nặng nề - và sự phấn khởi không gì sánh được - khi phải vươn ra đám đông vào thời gian chưa có truyền hình: Một sô diễn vĩ đại từ nơi này qua nơi khác để mang đến từng gia đình Mỹ những hiện thực của chiến tranh. Một nỗ lực của chính phủ nhằm vận động nhiều người dân trong cách thức gần như mặt đối mặt để tự nguyện hy sinh hơn là tìm cách tịch thu tiền bạc qua các khoản thuế và phí. Một nỗ lực rộng lớn của nền dân trị mà bây giờ đã biến mất khỏi đời sống văn hóa.

        Chuyến Du hành Trái phiếu thứ Bảy sẽ tổng hợp những sắc thái của sáu chuyến trước, và còn hơn thế nữa. chuyến Du hành thứ Bảy Đồ sộ sẽ lấy biểu tượng là bức ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử nhiếp ảnh. Và sẽ đem trưng bày, cho quần chúng chiêm ngưỡng, ba trong số sáu nhân vật từ bức ảnh mà bây giờ đã trở thành gần như là thiêng liêng. Cuộc du hành sẽ đi qua 33 thành phố rồi trở về thủ đô vào ngày Quốc khánh 4/7. Trong khi chuẩn bị để xuất phát ngày 9/5 ở Thủ đô Washington, ma lực của Bức Ảnh đối với đất nước đã trở nên sâu sắc hơn.

        Bức Ảnh đã tạo ra cảm xúc cho cả nước Mỹ, thể hiện tất cả những gì cao đẹp mà người Mỹ muốn noi theo, trở thành một lăng kính vĩ đại thu hút ánh sáng của mọi giá trị Mỹ rồi phát tán ra một cầu vồng chói lọi của cảm nghĩ và tư tưởng. Một doanh nhân đê nghị trả Hãng AP 200.000 USD để mua bản quyền của bức ảnh. Dân biểu w. Sterling Cole của New York tuyên bố bức ảnh phải là “sở hữu công cộng” - vì ý nghĩa quá to tát đối với đất nước nên không được sử dụng cho mục đích thương mại. Cuối cùng, Hãng AP quyết định trao bản quyền cho chính phủ, với mọi khoản tác quyền được đưa vào quỹ nghi hưu cho hải quân.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM