Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:35:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26287 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:28:13 pm »


        Franklin biên thư cho mẹ Goldie, cố trấn an: bà không nên lo lắng, dù cho đạn đã bay vèo qua quần áo của ông.

        Iwo Jima
        Ngày 27 Tháng Hai, 1945

        Mẹ thân thương nhất,

        Như mẹ hẳn đã biết chúng con đánh Iwo Jima ngày 19 Tháng Hai, hôm nay là đúng một tuần. Trung đoàn của con chiếm lấy ngọn đồi với đại đội của con đi đầu. Quả đồi thật cứng rắn và con không hề nghĩ chiến tranh là như thế trong 4 ngày đầu tiên. Con nhận một ít  qua quần áo và chắc chắn là con lấy làm mừng vì mình vẫn được bình an.

        Hòn đảo này xem như đã được an toàn, vẫn còn đánh nhau ác liệt ở đầu kia và chúng con bị ít quấy rối vào ban đêm. Mẹ ạ, mẹ không bao giờ tưởng tượng được chiến trường trông ra sao. Chắc chắn là trông khủng khiếp. Hãy tìm bức ảnh mà xem vì con đã giúp giương ngọn cờ. Xin đừng lo lắng và hãy biên thư cho con.

        Con của mẹ,
        Franklin Sousley
        Thủy quân Lục chiền Hoa Kỳ


        Giống như Rosenthal, Franklin hy vọng bức ảnh tập thể trong đó có anh sẽ được đăng tải trên báo chí ở quê nhà.

        Còn Rene dành chút thời giờ để viết ít dòng cho người yêu Pauline Harnois:

        Bây giờ anh có thế cho em biết, anh tham gia chiến trận trên Iwo Jima và đấy là lý do anh không thể biên thư sớm hơn. Anh vẫn bình an và vài đồng đội vẫn còn bên anh, vài người bỏ mình hoặc bị thương. Sau khi đã nhìn qua những việc này anh mới nhận ra tự do thật sự có ý nghĩa như thế nào.

        Khi ở trên tàu anh đã nhận được những bức ảnh của em với chiếc áo mặc buổi tối, thế nên anh gài những ảnh này lên chiếc mũ sắt và mang theo bên người. Ảnh không bị hư hại nhiêu. Em trông vẫn đẹp, em yêu ạ.

        Lính TQLC trên Suribachi không biết, nhưng người Mỹ ở quê nhà đều dõi theo từng hoạt động của họ. Iwo Jima đã trở thành tin số một đăng trên mọi tờ báo khắp nước Mỹ. Và trở thành trận đánh trong Thế chiến II được tường thuật chi tiết nhất, được viết trên nhiều bản tin nhất.

        Những độc giả chỉ vài ngày trước chưa từng nghe nói đến hòn đảo lưu huỳnh, bây giờ đã thuộc nằm lòng những đường cao độ của hòn đảo. Vì cuộc chiến trên Châu Âu đã đến hồi kết cục, phóng viên từ chiến trường này chuyển qua Thái Bình Dương để tường thuật những trận đánh ngày càng lan rộng ở đây. Bài viết của họ tràn ngập báo chí - nhiều tờ in thêm ấn bản “phụ trội” - và bản tin thời sự trên truyền thanh. Rạp chiếu bóng trình bày những đoạn phim về cuộc tấn công, đôi lúc cập nhật hằng ngày khi nhận được phim mới. Lần đầu tiên trong lịch sử, các mạng truyền thanh tường thuật trực tiếp từ chiến trường đang nóng bỏng.

        Tin tức được cập nhật nhanh chóng một cách đáng kinh ngạc. Trong những chiến dịch tấn công trước khi xảy ra Trận Iwo Jima, bản tin phải “đi nhờ” về nước Mỹ trên bất kỳ phương tiện giao thông nào có sẵn. Bản tin thường được chuyến về Honolulu trên máy bay chở thương binh. Theo cách thức cầu may này, phóng viên phải chờ cho đến khi một đường băng được quân Mỹ kiểm soát để đón máy bay. Rồi họ phải lo giao bản tin lên máy bay; sau đây chỉ biết hy vọng bản tin về đến tổng hành dinh báo chí của Hải quân sau khi máy bay đáp xuống Trân Châu Cảng.

        Đấy là quy trình mất nhiều thời gian. Thường phải qua nhiều ngày tin tức mới về đến nước Mỹ. Trận đánh 3 ngày trên Đảo Tarawa đã kết thúc nhưng bản tường thuật tại chỗ đầu tiên vẫn chưa về đến nước Mỹ. Phải mất trọn 8 ngày bức ảnh đầu tiên về cuộc tấn công lên Đảo Saipan mới về đến quê nhà.

        Nhưng tại Iwo Jima, quy trình nhanh hơn và gọn hơn. Trong vòng 24 giờ, bản tin hằng ngày đã tường thuật chỉ tiết. Báo chí đăng nhiều trang về những mẩu chuyện bên lề, với nhiều bản đồ và biểu đồ. Thình lình, dân thường tụ tập trong quán café và quanh máy nước mát ở văn phòng bàn tán một cách thông suốt, nói lên một cách dễ dàng nhũng cái tên như “Bãi Lục,” “Suribachi” và “Kuribayashi”.

        Bỗng dưng tính chuyên nghiệp trong việc săn tin và tải tin được hình thành. Trước khi trận đánh diễn ra, không ai được biết tin tức gì. Iwo Jima nổi lên trên trang nhất của tờ The New York Times ngày thứ Hai, 19/2, dưới hàng tít đậm: TQLC MỸ ĐỔ BỘ LÊN ĐẢO IWO.

        Trong cả tuần lễ kế tiếp, Iwo Jima luôn là tin tức hàng đầu. Hàng tít của tờ The New York Times ngày thứ Ba nổ tung: TQLC MỸ TIẾN ĐÁNH SÂN BAY TRÊN ĐẢO IWO; CHIẾM BÃI ĐẦU CẦU 2 DẶM; 800 TÀU HỖ TRỢ ĐỔ BỘ.

        Dưới hàng tít là bức ảnh phóng to về Iwo Jima ghi 18 vị trí chiến lược. Điểm nổi bật là Núi Suribachi, được tờ báo trang trí thêm với lá cờ Nhật cắm trên đỉnh.

----------------
        1. Franklin Sousley viết không rõ ràng: “I got some”, hẳn vì không muốn viết rõ kẻo bà mẹ lo lắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:32:10 pm »


        Người ta không chú ý lắm đến việc Tướng Patton đang đánh xuyên qua nước Đức, hoặc Tổng thống Roosevelt đang trở về sau hội nghị thượng đinh lịch sử ở vùng Crimea1. Những tin tức khác đều có tầm quan trọng thứ yếu so với tin tức đưa về từ Iwo Jima. Hàng tít ngày thứ Tư ám chỉ chiến thắng: TQLC CHIẾM SÂN BAY, KIẾM SOÁT MỘT PHẦN BA IWO.

        Giọng điệu được tờ báo làm dịu đi qua trích dẫn lời nói của Tướng Holland M. Smith: “Trận đánh gay go nhất của chúng tôi trong vòng 168 năm.”

        Ngày thứ Năm, hàng tít mang đến tin ảm đạm hơn: TQLC DỪNG BƯỚC Ở IWO, GẦN SÂN BAY THỨ NHẤT.

        Và trên trang 4 của tờ The New York Times, trong bài báo có tựa TRẬN ĐÁNH CAM GO NHẤT CỦA TQLC, những con số thống kê rùng rợn bẳt đầu xuất hiện:

        Bây giờ Thủy quân Lục chiến đã đi đến trận đánh cam go nhăt, trộn đánh họ vẫn chưa thắng được. Những đợt tấn công đầu tiên gần như bị tiêu diệt: 3.650 lính TQLC tử trận, bị thương hoặc mất tích chỉ sau hai ngày chiến đấu trên hòn đảo được phòng vệ vững chắc nhất thế giới, hơn cả số thương vong ở Tarawa, gần bằng số thương vong ở Guadalcanal trong 5 tháng chiến đấu trong rừng già.

        Người Mỹ giật nảy mình. Đây là chuyện tồi tệ hơn bất kỳ chuyện gì khác mà nhũng chàng trai đã gánh chịu trong Thế chiến II: tồi tệ hơn Tarawa, tồi tệ hơn Normandie, tồi tệ hơn đầu cầu ở Anzio. Binh chủng TQLC tham gia vào trận đánh đẫm máu nhất kể từ trận Gettysburg. Số thống kê làm người ta choáng váng: số thương vong trong 4 ngày ở Iwo Jima còn cao hơn số thương vong ở Guadalcanal trong 5 tháng.

        Bản tin được truyền đi nhanh trên toàn thế giới, nhưng vào năm 1945 phải mất 2 ngày mới chuyển được hình ảnh từ chiến trường về tòa soạn. Vì thế hàng tít mang hy vọng của tờ The New York Times ngày thứ Sáu 23/2: TQLC CHIẾM VỊ TRÍ CHỦ YẾU SURIBACHI TRÊN IWO - không có hình ảnh nào đi kèm theo.

        Người đọc vui mừng khi tin tức cho biết: CHIẾM ĐƯỢC NÚI LỬA - CẮM CỜ TRÊN ĐỈNH SƯRIBACHI, nhưng niềm vui giảm sút bởi hàng tít QUÂN NHẬT PHẢN CÔNG - THƯƠNG VONG QUÂN TA LÊN ĐẾN 5.372.

        Ngày thứ Bảy, 24/2 mang hàng tít đáng lo hơn: TQLC TIẾN CHẬM Ở TRUNG TÂM IWO.

        Đêm thứ Bảy này, người Mỹ hẳn đã lên giường ngủ với con tim nặng trĩu. Normandie đã là một kinh nghiệm đau thương, nhưng dù sao chỉ cần mất một ngày để chiếm các bờ biển. Số thương vong ở đây không cao như ở Iwo Jima, mà người đọc còn được an ủi khi biết về một chiến thắng chóng vánh.

        Nhưng ngày D lớn nhất trên chiến trường Thái Bình Dương thì hoàn toàn khác hẳn. Hàng tít xuất hiện mỗi buổi sáng trong 5 ngày đâu đây những con số thương vong khó tin. Người Mỹ dò tìm qua các cột báo cho ẩn ý về niềm hy vọng. Nỗi băn khoăn bất chợt ở Thái Bình Dương, càng nặng nề thêm sau những tin chiến thắng ở Châu Âu, tạo nên nỗi lo âu chán ngán.

        Và rồi, cũng bất ngờ như chính tin tức về cuộc đổ bộ, một hình ảnh tươi sáng của chiến thắng lan đi toàn thế giới.

        Một trong những người đâu tiên chú ý đến điều này là John Bodkin, Biên tập ảnh hãng AP ở Guam. Trong một buổi tối làm việc ở văn phòng như thường lệ, ông nhặt ra bức ảnh của lá cờ “thay thế”. Ông nhìn vào bức ảnh. Ông ngừng lại, lắc đâu vì kinh ngạc, rồi huýt sáo một tiếng, thốt lên mà không chủ định nói với ai: “Đây là một bức ảnh cho mọi thời đại!” Rồi không để mất một giây nào, ông truyền bức ảnh qua sóng vô tuyến về văn phòng trung ương hãng AP ở Thành phố New York lúc 7 giờ sáng, giờ địa phương.

        Chẳng bao lâu, tòa soạn các báo khắp nước Mỹ nhận được bức ảnh của hãng AP. Chủ biên các nhật báo, đã quen với việc điểm qua vô số hình ảnh chiến trận, ban đâu liếc qua bức ảnh một cách ơ hờ, rồi trở nên kinh ngạc. Họ thét lên: “Ảnh chủ đạo, trang 1, trên nếp gấp2.”

------------------
        1. Hội nghị thượng đỉnh ở Thành phố Yalta, vùng Crimea (miền nam Ukraina), trong thời gian 4-11 Tháng Hai giữa Thủ tướng Anh Winston Churchill, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Joseph Stalin và Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Roosevelt, đế bàn tính kế sách chiến tranh chống Đức và Nhật.

        2. Báo thường được gấp lại, chỉ cho thấy nửa phần trên ở sạp báo, trong máy bán báo... vì thế hàng tít và ảnh quan trọng được in ở nửa phần trên đế dễ thu hút sự chú ý.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:35:10 pm »


        Không chỉ dân chuyên nghiệp làm báo mới cảm thấy sững sờ vì bức ảnh. Vào ngày thứ Bảy khi bức ảnh được truyền đi khắp noi, Đại tá Hải quân T.B Clark đang làm việc ở Căn cứ Không quân Bang Virginia. Ông xem xét bức ảnh trong chốc lát rồi trao cho Trung sĩ Hải quân Felix de Weldon.

        De Weldon là di dân từ Áo, theo học ngành hội họa và điêu khắc Châu Âu. ông được điều đến xưởng vẽ của Căn cứ Không quân để vẽ tấm bích họa về Trận Coral Sea.

        De Weldon không thể rời đôi mắt khỏi bức ảnh. Theo những đường tam giác cổ điển, ông nhận ra những nét tương đồng với những pho tượng cổ nổi tiếng mà ông đã nghiên cứu.

        Với phản xạ nghề nghiệp, ông mang ra đất sét và đồ nghề điêu khắc. Suốt đêm, ông cật lực làm việc với bức điêu khắc; bức ảnh đặt trước mặt. Cho đến mờ sáng, ông đã tái tạo hình ảnh sáu chàng trai đang đẩy cột cờ, giương lên lá cờ.

        Sáng hôm sau, Chủ Nhật, 25/2, hàng triệu người Mỹ cũng cảm thấy sững sờ tương tự bởi hình ảnh này. Giây phút đầu tiên nhìn thấy bức ảnh, người ta luôn nhớ đến lúc ấy mình đang ở đâu, tương tự như sau này khi người ta nghe tin về cái chết của Tổng thống Kennedy. Bức ảnh giương ngọn cờ đã báo hiệu chiến thẳng và hy vọng, để đáp trả những hình ảnh về các chiến hạm đang chìm ở Trân Châu Cảng thể hiện sự thất trận và sợ hãi bốn năm về trước.

        Đàn ông và phụ nữ còn ngái ngủ cúi xuống ngạch cửa để nhặt tờ báo, xem qua một thoáng, rồi gọi vọng vào trong nhà: “Này, xem đây!”

        Ở thành phố những người đi đường trao 3 cent cho người bán báo, đi vài bước, rồi trở lại và mua thêm một tờ.

        Charles Sweeney, người sau này thả quả bom nguyên tử xuống Thành phố Nagasaki cho biết, bà mẹ theo Công giáo của ông chỉ cho phép treo hai bức ảnh trong phòng ăn của gia đình: Jesus và FDR. Nhung đến khi bà nhìn thấy bức ảnh, bà cho đóng khung rồi treo lên tường như là một biểu tượng cao cả thứ ba.

        Nhiều bà mẹ có con trai chiến đấu ở Thái Bình Dương tự hỏi liệu có con mình trong bức ảnh hay không. Nhưng đối với bà mẹ của Harlon thì không có gì phải nghi ngờ. Bà biết chắc chắn.

        Sáng hôm ấy, người anh của Harlon, Ed Block Jr. được Không lực cho nghỉ phép về thăm nhà, bước lên ngạch cửa và cúi xuống để nhặt số ra ngày Chủ Nhật của tờ Mid-Valley News của Weslaco.

        Khi ông vừa ngồi trên ghế đu trong phòng khách và cầm lấy tờ báo trước mặt, thì bà mẹ bước vào. Lúc đi ngang qua ông, bà liếc qua tờ báo. Rồi bà dừng lại. Bà nghiêng qua vai của Ed, chỉ vào người trong ảnh đang đẩy cây cột cờ xuống đất, thốt lên: “Nhìn này, Junior! Đấy là em Harlon của con!”

        Ed chăm chú nhìn người trong bức ảnh mà bà mẹ đang chỉ. Không thể nào nhận dạng được người này, một lính TQLC quay lưng về ống kính. Bức ảnh chỉ ghi chú Vinh quang Ngày cũ vươn lên ở Iwo, còn bài báo không nêu tên người nào.

        Ed nói: “Mẹ ạ, không có cách nào để mẹ biết được đấy là Harlon. Đấy chỉ là tấm lưng của một lính TQLC. Và hơn nữa, chúng ta còn không biết Harlon có mặt trên Iwo Jima hay không”.

        Bà mẹ vẫn khẳng định khi cầm lấy tờ báo từ tay Ed: “Đây chắc chân là Harlon.” Và khi bà đi vào nhà bếp, đôi mắt dán lên bức ảnh, Ed nghe bà nói: “Mẹ biết rõ con trai của mẹ.”

        Tác động của Bức Ảnh lan truyền như làn sóng. Cùng chiều Chủ Nhật ấy, 25/2, một nhà báo chuyên mục cho tờ The New York Times viết một bài về “bức ảnh đẹp nhất trong cuộc chiến.” Một cây bút cho tờ Times-Union ở Rochester, Bang New York, nơi đặt trụ sở chính của Công ty Eastman Kodak và nơi mà từ vựng ngành nhiếp ảnh trở thành ngôn ngữ thông dụng, tuyên bố bức ảnh là “tác phẩm tương đương với bức họa "Bữa ăn Cuối cùng" của Leonardo”.

        Trong vòng một tuần sau khi bức ảnh xuất hiện, nhân viên lễ tân ở tòa soạn các tờ báo lớn báo cáo một điều gì đấy bất thường. Tổng đài điện thoại của họ nhận tới tấp lời yêu cầu bản sao của bức ảnh. Chảng bao lâu, các tòa soạn cho ra mắt “Ấn bản thật Đặc biệt,” một tờ báo in “Ảnh Màu!” trong khi một tờ khác hứa hẹn “In trên giấy dày, thích hợp để làm khung!” Họ không thể in kịp. Tất cả đều được bán sạch.

        Không ai biết nhũng người giương ngọn cờ là ai, nhưng Joe Rosenthal lập tức trở thành người nổi tiếng. Ngày 27/2, tờ The New York Times in một chân dung to của Joe, ghi ông là nhà nhiếp ảnh “đã được cả nước ca ngợi vì bức ảnh của ông.”

        Ông A.B.R. Shelly ở Raleigh, Bang North Carolina, nhìn thấy bức ảnh và lập tức biên thư cho chủ bút của tờ The New York Times, được đăng tải ngày 28/2:

        Trên trang nhất của tờ Times ngày 25 Tháng Hai là một bức ảnh xứng đáng đế tạo nên một đài tưởng niệm chiến tranh hoành tráng. Đấy là bức ảnh của những người lính TQLC trong Sư đoàn 5 giương cao Vinh quang Ngày cũ trên đỉnh Núi Suribachi. Có nhiều bức tượng về chiến tranh, nhưng phần lớn đề là hư cấu. Nếu được tái thể hiện bằng đồng thau, quang cảnh thật sự này sẽ có giá trị mỹ thuật cao và là sự tôn vinh xứng đáng đối với người Mỹ và lòng dũng cảm Mỹ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 07:49:29 am »


        Cả nước đều nhất trí rằng đấy là một hình ảnh đẹp. Nhưng đối với những người muốn biết đầy đủ sự kiện, thì bức ảnh thể hiện điều gì? Mọi người đều cho rằng bức ảnh thể hiện một thực tế hoàn toàn khác biệt so với những gì lính TQLC đang kinh qua ở Iwo Jima.

        Cùng ngày, bức ảnh về lá cờ thay thế xuất hiện trên nước Mỹ, từ vị trí đóng quân, Trung sĩ nhất Boots Thomas được triệu về soái hạm của Tướng Smith. Nơi đây, ông được một phóng viên hãng CBS phỏng vấn. Cuộc phòng vấn không đề cập đến bức ảnh của Rosenthal. Phóng viên CBS không biết đến bức ảnh này. Dù ông có biết, ông này hẳn không nhẳc đến: Dù sao chăng nữa, đấy chỉ là việc cắm lá cờ thay thế. Nó không có ý nghĩa đối với những người trên Iwo Jima. Đổi với mọi người trên hòn đảo, việc “giương ngọn cờ” chỉ liên quan đến việc mà Boots tham dự.

        Trong cuộc phỏng vấn, Boots nói ra sự thật khiêm tốn: Trung đội tiền thám của ông đi lên đỉnh núi mà không gặp sức kháng cự, rồi giương lên lá cờ mà nhà nhiếp ảnh Lowery bấm máy quang cảnh.

        Nhưng có một số yếu tố kết hợp lại để tạo nên nhận thức hoàn toàn khác hẳn đối với người Mỹ ở quê nhà.

        Thứ nhất, hàng nghìn người reo hò khi lá cờ đầu tiên được cắm trên đỉnh Suribachi, nhưng từ khoảng cách xa. chỉ có ít người đứng gần để nhìn ra chính xác những ai giương ngọn cờ. Không một ai chú ý đến hoặc reo hò khi lá cờ thay thế được giương lên. Và không ai màng người nào đã giương lên. Đối với phần đông lính TQLC trên hòn đảo, đấy chỉ là việc cắm cột cờ.

        Thứ hai, bởi vì những bức ảnh của hãng AP do phóng viên dân sự Rosenthal được chuyển đi nhanh hơn những bức ảnh quân sự của anh lính TQLC Lowery, chỉ có một vụ giương ngọn cờ được thể hiện trên các tờ báo ở quê nhà.

        Thứ ba, người ta ít nói đến việc giương lá cờ thay thế bởi vì đấy là sự kiện không quan trọng. Vì thế, độc giả ở quê nhà cho rằng chỉ có một sự kiện giương ngọn cờ: Hình ảnh mà họ nhìn thấy trên trang đâu của các tờ báo.

        Thứ tư, phóng viên được an toàn trên hạm đội cách Suribachi nhiều hải lý và biên tập cách nửa vòng trái đất đã không tường thuật tất cả sự kiện, mà còn vô tình tạo nên một huyền thoại gây hoang mang về việc giương ngọn cờ, kéo dài cho đến ngày nay.

        Hình ảnh gần như là huyền thoại của quả núi tạo nên yếu tố quyết định. Hâu hết không ảnh đều thể hiện Núi Suribachi; mọi bản đồ đều chỉ rõ quả núi này, còn các bản tin đề nhấn mạnh hỏa lực đối phương trút xuống từ quả núi này. Vì thế, dù cho đầu phía bắc của hòn đảo là phần đẫm máu nhất của trận đánh, lẽ tự nhiên là độc giả cho rằng một khi Núi Suribachi -  điểm cao của hòn đảo - bị thất thủ, trận đánh sẽ kết thúc nhanh chóng.

        Thế rồi, khi cuộc tấn công lên quả núi lửa đến hồi chấm dứt, việc săn tin cũng chuyển hướng. Phóng viên ở nơi xa cung cấp nhiều chỉ tiết về chiến trận dữ dội khi TQLC tiến đến chân quả núi. Rồi họ thêm thắt những chỉ tiết tưởng tượng và méo mó về ba ngày chiến trận trên những sườn núi Suribachi. Nhưng họ không hề nhắc đến chuyến đi âm thầm lên đinh núi vào sáng ngày thứ Sáu, 23/2 ấy. Vào ngày này, vì thiếu hình ảnh về chuyến đi, các biên tập viên đăng tải một bức ảnh cho thấy TQLC bị chặn đứng trên một ngọn đồi ở xa về hướng bắc. Bức ảnh này tạo ấn tượng sai lạc là TQLC bị chặn đứng trên triền núi Suribachi.

        Vào ngày thứ Bảy, 24/2, một ngày sau vụ giương ngọn cờ và một ngày trước lúc bức ảnh xuất hiện, các phóng viên tiếp tục tô vẽ cho huyền thoại về trận đánh ở Suribachi:

        Tiến đến suribachi trong trận đánh dữ dội

        Đường đến chân núi lửa cháy vì súng phun lửa trước khi tiến lên núi lửa

        TQLC lên đỉnh khi Nhật ném lựu đạn và nã súng như mưa


        Các chàng trai của Đại đội E hẳn đã gào lên phản đối những ngôn từ cường điệu ấy, nhưng tờ The New York Times vẫn tiếp tục đăng tải. Suribachi là hiện thân của quỷ dữ “tỏa hơi nước và khói núi lửa”, quân Nhật “lăn những quả lựu đạn xuống triền núi dốc cho nổ tung trước mặt lính TQLC đang tiến lên” trong khi lính TQLC “yêu cầu dây thừng và băng ca để đưa thương binh xuống qua vách đá bén nhọn.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 07:49:51 am »


        Những chuyện hoang tưởng và tin tức sai lạc đã định hình nhận thức của người Mỹ về trận chiến trong nhiều ngày trước khi bức ảnh xuất hiện. Khi đánh mạnh vào tâm tư của người Mỹ vào buổi sáng thứ Bảy ấy, bức ảnh hòa lẫân với những chuyện hoang tưởng, và có vẻ như chỉ ra chiến thắng cuối cùng trong khi trận chiến vẫn còn đang nóng bỏng.

        Tờ The New York Times chưa xong xuôi, mà vẫn tiếp tục thổi bùng ngọn lửa của lòng can trường trên đỉnh núi với bản tin cho là Boots đã “mang ra lá cờ hiệu, dài khoảng 3 feet, trong khi đại đội của anh đang chịu hỏa lực mạnh từ lính bắn tia.”

        Làm thế nào lý giải cho trò hề thiếu chính xác này? Làm thế nào một chuyến đi an bình trong 45 phút lên ngọn núi và việc giương ngọn cờ trong khung cảnh trầm lặng lại được mô tả thành trận đánh dũng cảm đến hơi thở cuối cùng?

        TQLC không bị quy kết. Không một người lính TQLC nào được dẫn là nguồn tin, và từ đấy cho đến nay không ai bị quy kết cho sự cường điệu gây nhầm lẫn.

        Nói một cách đơn giản, giới báo chí đã va vấp trong nghề nghiệp của mình. Họ đã thay thế việc săn tin trung thực bằng chủ nghĩa lãng mạn. Bị lôi cuốn bởi lòng dũng cảm hằng ngày của TQLC, làm việc ở khoảng cách an toàn nhưng ngu muội, đắm mình trong trí tưởng tượng về một trận đánh có tính phiêu lưu ly kỳ nhằm chiếm lấy một quả núi, các phóng viên đã dựng nên trận chiến anh hùng trên những sườn núi, và việc giương ngọn cờ giữa khi đạn bay vèo vèo - hoàn toàn là bịa đặt.

        Trong những năm tháng về sau, khi người ta đã nhận ra đấy là những chuyện hoang tưởng, các phóng viên bèn chĩa mối nghi ngờ về phía những người hiện diện trên đỉnh núi. Rồi một chuyện hoang tưởng mới bén rễ, được phát tán bởi những phóng viên dễ dãi vốn không chịu tìm hiểu sự thật.

        Việc giương ngọn cờ không báo hiệu trận đánh sẽ chấm dứt. Đấy chỉ là bước khởi đầu.

        Khu vực nơi Đại đội E trấn đóng được kiểm soát, nhưng không có nơi nào khác trên hòn đảo được an toàn. Những khẩu đại pháo ở phía bắc hàng đêm vần nã đạn về quả núi.

        Dave Severance - một sĩ quan rất ít khi hoảng hốt - kể lại một đợt oanh kích đặc biệt trầm trọng: “Đây là lần đầu tiên tôi kinh qua đại pháo, và tôi sợ muốn chết. Tôi bám lấy rìa miệng núi lửa thật chặt đến nỗi dần dần người nhích lên bên ngoài.”

        Vào ngày thứ Tư, 28/2, Trung đoàn 28 TQLC nhận lệnh chuẩn bị di chuyển đến hướng bắc. Nhiệm vụ của họ là thay thế Trung đoàn 27 TQLC trên mặt trận của Sư đoàn 5 vẫn còn đang chiến đấu dữ dội dọc bờ biển phía tây của hòn đảo.

        Lệnh phải nhanh chóng rời quả núi khiến Đại đội E lo lắng. Boots Thomas tâm sự với một đồng đội: “Sinh nhật thứ 23 của tôi là ngày 10/3, nhưng tôi sẽ không sống đến ngày đó.”

        Vào buổi tối ấy, Tex Stanton nhảy vào một hố cá nhân mà ông và Mike strank đã đào trước đấy không lâu. Mike đã ở đấy, và Stanton lập tức cảm nhận điều gì đấy khác lạ về ông.

        Stanton nhớ lại: “Anh ấy đang nằm ủ rũ, hai tay bắt sau đầu. Và anh im lìm. Mike luôn năng động, luôn nói năng, và tôi chưa bao giờ thấy anh bất động. Thế nên tôi hỏi: "Chuyện gì thê?" Mike trả lời: "À, không có gì. Mình chỉ đang tự hỏi mình sẽ đi về đâu với những chuyện như thế này.”

        Tex Stanton cảm thấy ớn lạnh. Ông bị xúc động mạnh đến nỗi ông nhảy ra khỏi hố cá nhân. Nhiều năm sau, Tex vẫn nói: “Anh ấy đang nói về cái chết của mình. Mike đã biết anh ấy sẽ chết.”

        Chiến trường phía bác là yếu tố quyết định. Cảnh nhàn nhã trên đinh núi Suribachi sắp chấm dứt. Khi nhìn trận chiến qua Ống nhòm, Harold Keller tóm tắt những gì Đại đội E sẽ đối mặt ngày hôm sau. Một đồng đội hỏi ông đã thấy những gì, Keller đáp ngắn gọn: “Bọn Nhật kiểm soát toàn diện; quân mình bị đánh tơi bời.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 10:53:31 pm »

         
Chương 13

"GIỐNG NHƯ ĐỊA NGỤC MÀ KHÔNG CÓ LỬA"

        Họ nói: “Tướng lĩnh rút ra dược bài học trong cuộc chiến trước. Sẽ không có chuyện tàn sát. ” Tôi muốn hỏi làm thế nào chiến thắng mà không có tàn sát?

Evelyn Wauch, trong nhật ký năm 1939       

                Harold Keller không thể nào biết được mình đã nói đúng.. Qua ống nhòm, ông nhìn thấy khu vực tồi tệ: một lò lửa của bạo lực mà chẳng bao lâu sẽ gây đau khổ và chết chóc cùng cực.

        Không ai có thể tiên đoán những chuyện khủng khiếp sắp đến. Xét qua số thương vong 4.574 người và việc giương ngọn cờ chiến thằng ngày 23/2, hầu như cả thế giới đều tin rằng Trận Iwo Jima đã kết thúc. Sư thật sẽ là ngược lại.

        Đối với Đại đội E cũng như với nhiều người lính TQLC khác, trận chiến Iwo Jima thực sự chỉ mới bắt đầu.

        Vào ngày 1/3, ngày mà Đại đội E phóng vào cơn điên loạn, Harlon biên thư cho bà mẹ ở Weslaco: “Chỉ ít dòng cho mẹ biết con vẫn bình an. Con đã kinh qua mà không suy suyển gì cả. À vâng, con có thấy Carl Sims trước khi chúng con tiến quân. Anh ấy vẫn khỏe. Con đoán vào lúc này mẹ trông ngóng tin con. Thư này không dài bởi con chỉ có thể viết đến thế. Con sẽ viết thêm thư sau.”

        Trận chiến thực sự sẽ diễn ra đúng theo những gì mà Tướng Kuribayashi mong muốn. Đây sẽ là trận chiến tiêu hao trên mảnh đất không phân định chiến tuyến rõ rệt; nơi mà quân tấn công chơ vơ không được che chấn còn quân trú phòng được bảo vệ kiên cố; nơi mà mỗi tảng đá, mỗi con rãnh, mỗi khoảnh đất trống trải đều có thể che giấu đối phương đang chui rúc dưới lòng đất, sẵn sàng chịu hy sinh. Và nơi mà những người lính TQLC dũng cảm - vốn đã được huấn luyện phải tiến dù cho gặp mọi khó khăn và thiệt hại - sẽ tiến qua từng thước đất đẫm máu trong bốn tuần nơi địa ngục trần gian, cho đến lúc mùi hôi thối của những xác chết làm ngay cả đội mai táng cũng phải choáng váng và những người sống sót của cả hai bên trông giống như những bóng ma xác xơ hơn là trai trẻ sinh động.

        Họ sẽ tiến quân và hy sinh, phần lớn không được đất nước chúc lành hoặc cảm thông. Người ta không còn chú ý nhiều đến Iwo Jima nữa, dù cho cảnh xương trắng máu đào chính yếu chỉ mới bắt đâu. Vụ giương ngọn cờ trên Suribachi đã cung cấp cho báo giới một biểu tượng thuận lợi về “kết cục hạnh phúc.” Khoảng 70 phóng viên đã tháp tùng hạm đội để đi đến hòn đảo. Trong tuần lễ đâu đây biến cố, họ đã lưu lại trận địa và gửi về hàng trăm nghìn chữ cho các tờ báo, tuần san và mạng truyền thanh - chưa kể vô số hình ảnh và phim thời sự.

        Nhưng bây giờ, có vẻ như phần lớn các phóng viên này xem câu chuyện đã chấm dứt. Sau khi từ khoảng cách an toàn trên hạm đội đậu ngoài khơi họ đã bóp méo một cách tệ hại việc tiến lên Suribachi và đưa tin sai lạc về hai vụ giương ngọn cờ, các quý ông của báo giới - hoặc phần lớn trong số họ - rút lui. có nhũng trận địa khác cần được theo dõi; có nhũng vùng xa lạ khác cho những bản tin mới.

        Bây giờ, người ta không biết đến nỗi đau đớn sắp diễn ra. Bây giờ, người ta không ăn mừng lòng dũng cảm.

        Sau khi đã tụ họp lại với đơn vị tiền thám xuống từ Suribachi đêm trước, Đại đội E sẵn sàng tham gia trận tiến công lớn lao trên vùng cao nguyên phía bắc. Bây giờ, chết chóc sẽ bắt đâu tệ hại hơn.

        Đại đội E xông vào vòng chiến cùng với những đơn vị còn lại của Trung đoàn 28 dọc bờ biển phía tây, trong vùng hành quân của Sư đoàn 5. Đấy là nhiệm vụ vô cùng nguy hiểm. Địa hình không có gì giúp che chắn - những cao nguyên đá vươn lên trên những vách dốc, những vực cạn; “giống như địa ngục mà không có lửa” theo lời một phóng viên. Trung đoàn 28 tung tất cả 3 tiểu đoàn vào trận địa, và pháo thủ ẩn khuất của Nhật lại tiếp tục gặt hái thành quả. Đại đội E phải vượt qua địa hình gồ ghề trống trải chống lại một rặng đồi được phòng vệ vững chác.

        Hòa lực quân Nhật không hề tỏ ra tôn trọng những anh hùng.

        Một trong số những người đầu tiên trúng đạn là Chuck Lindberg, bị bắn vào cánh tay. Lập tức cha tôi có mặt bên ông (Pee Wee Griffiths nói với tôi: “Lần đầu tiên tôi thấy cha anh là lúc ông ấy đang chạy. Có ai đấy đang la thét, và ông ấy đang chạy”). Cuộc chiến của người anh hùng cầm súng phun lửa đã chấm dứt. Ông được di tản khỏi hòn đảo.

        Ít phút sau, lời tiên tri về điều đen tối của Mike Strank biến thành sự thật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 10:56:09 pm »


        Khi Mike đang dẫn đầu Ira, Harlon, Franklin cùng vài lính TQLC khác tiến qua một vùng đất nguy hiểm thì một nhóm lính bắn tia Nhật nã súng. Jesse Boatwright bị một viên đạn vào bụng, vết thương không nguy hiểm nhưng đủ để đẩy ông sa vào một hố đạn. Đồng đội của ông cùng chạy tìm chỗ ẩn núp. Mike và vài người khác nhào đến phía sau một mô đá trông có vẻ như che chắn cho họ được ba phía. Mặt trống trải duy nhất hướng ra biển, nơi có những tàu khu trục của Mỹ đang thả neo. Khi quân bắn tia vẫn nổ súng, Mike dò xét tình hình với nhóm kỳ cựu. Pee

        Wee Griffiths, L.B. Holly và Franklin nghiêng mình về phía ông, chờ nhận lệnh.

        Mike bàn về những lối thoát hiểm. Rồi ông có vẻ như chìm vào nỗi riêng tư. Sau một lúc, ông phá bầu không khí im lặng bằng câu nói bí ẩn với L.B.: “Holly, bạn biết mà, đấy sẽ là một kinh nghiệm chết tiệt.” L.B. chờ cho ông nói tiếp, rồi cuối cùng hỏi: “Anh muốn nói về chuyện gì?” Mike không đáp, mà chỉ đến một người lính TQLC đang nằm sóng soài cách ít bước.

        Nhiều năm sau, Holly nghĩ lại: “Ý anh ấy nói với tôi là anh ấy sẽ chết. Và đúng như thế: hai phút sau, Mike chết.”

        Joe Rodriguez nhìn thấy sự việc ở khoảng cách gần; chính ông cũng suýt tử vong. Ông kể: “Mike kêu tôi đến. Anh ấy đang quỳ một chân với Franklin và những người khác chung quanh, chuẩn bị vẽ ra phương án trên mặt cát để dẫn chúng tôi thoát ra. Nhung trước khi anh ấy có thể cất tiếng thì một quả đạn nổ tung.”

        Franklin và Holly bị sức nổ đánh bật ngã xuống, nhung không bị thương. Pee Wee Griffiths bị dính mảnh đạn trên mặt và vai, tạm thời bị mù. Rodriguez tinh dậy vài giây sau với “cảm giác ấm trong lồng ngực, không thể cử động hai chân.”

        Mike Strank không tỉnh lại.

        Quả đạn rơi ngay xuống vị trí của Mike. Sức nổ khoét một lỗ thủng trong lồng ngực xé toang quả tim ông.

        Không người lính Nhật nào có thể báo công về việc này. Hầu như chắc chắn là quả đạn đến từ một tàu khu trục của Mỹ, xuyên qua mặt trống trải duy nhất của mô đá. Người di dân từ Tiệp Khắc đến nước Mỹ, sinh cùng ngày sinh của binh chủng TQLC, đang phục vụ chiến dịch thứ ba cho đất nước đã tiếp nhận ông, người trung sĩ thân thiện với thuộc hạ, bị đốn ngã vì hỏa lực của quân bạn.

        Melvin Duncan, mới 19 tuổi, cúi xuống ôm lấy Mike trong hai cánh tay. Sau này, ở tuổi 72, Melvin xúc động nhấc đến lòng kính trọng mà ông và những người khác dành cho Mike: “Nếu có cách nào đấy cho tôi chết thay Mike, thì tôi đã sẵn lòng.”

        L.B. Holly nhẹ nhàng đặt chiếc mũ sắt của Mike lên đầu người lính ngã xuống và nói: “Mike, bạn là người lính TQLC tốt nhất mà tôi từng biết.” Rồi Holly tháo ra chiếc đồng hồ của Mike và trao cho Harlon, người đã xem Mike là thần tượng. Bây giờ, Harlon là tiểu đội trưởng.

        Và rồi trận chiến tiếp tục.

        Quân Mỹ tiến chậm chạp xuyên qua vùng cao nguyên đá sỏi lộng gió. Trung đoàn 28 đã xuất quân lúc 9 giờ sáng. Đến 9 giờ 30, quân Nhật nổ súng từ phía sau. Cách bờ biển gần 700 m, trên trận tuyến rộng gần 200 đến 450 m, Trung đoàn bị kẹt giữa vùng địa hình khó khăn của những mô đá và vực núi. Dưới mặt đất là mê cung của hang động và địa đạo. Như một người lính sau này viết: “Nếu máy bay thả một quả bom hạng nặng xuống một cửa hang, khói sẽ tỏa ra từ những cửa hang khác, đôi lúc ở khoảng cách khá xa.”

        Trung đoàn 28 bị cầm chân trong gần 4 tiếng đồng hồ, các chàng trai phải nằm bẹp chịu trận hỏa lực rót xuống đều đặn, rồi mới có thể tiếp tục di chuyển.

        Di chuyển mà không được che chắn chỉ tạo thêm hiểm nguy. Đại đội E dàn đội hình thành hàng dài, chạy nháo nhào trên đá cứng về hướng mũi đất phía bắc của hòn đảo. Hỏa lực nhằm về phía họ chỉ rải rác nhưng vẫn gây thiệt hại. Khi chạy theo Hank Hansen qua một nền đất trống, cha tôi thấy ông này ngã xuống. Không ai nghe tiếng nổ, và lúc đâu cha tôi nghĩ người trung sĩ đã vấp ngã. Nhưng Hansen không đúng dậy, và trong khi những người lính TQLC khác chạy tản ra, cha tôi chạy đến kéo ông vào một hố đạn pháo gần đấy.

        Viên đạn đã xuyên qua lưng và trổ ra bụng của Hansen. ít tháng sau, cha tôi trả lời phỏng vấn của một tạp chí: “Đấy là vết thương nặng, nhưng chúng tôi được huấn luyện không nên bỏ cuộc. Tôi kêu ai đấy cầm chai plasma cho tôi trong khi tôi bịt bông băng cho anh ấy. Đối với tôi, đấy là điều may mân nhất mà tôi đã từng làm.”

        Hansen đang hấp hổi, nhưng nhờ tiếng gọi trợ giúp của cha tôi mà đã cứu được chính mạng sống của ông. Tex Hipps đi xuống cái hố để hỗ trợ. Rồi ông nhìn qua vai cha tôi và kêu lên: “Coi chừng, Bradley!” Bốn lính Nhật, một người cầm gươm, đang xông đến hò hét “Banzai”. Hipps bóp cò khẩu Mi bẳn hạ viên sĩ quan và một lính Nhật; hai người kia rút lui. Bây giờ có thêm hai lính TQLC chạy vào, ném lựu đạn về phía lính Nhật đang mất dạng trong một cửa địa đạo. Sau khi dọn dẹp, lính Mỹ tìm ra mười tử thi đối phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 10:56:36 pm »


        Nhưng Hank Hansen bỏ mình. Giống như quá nhiều chàng trai trẻ, ông chết trong vòng tay của cha tôi. Cha tôi tháo ra chiếc đồng hồ của Hank, thề sẽ trao cho mẹ người đã khuất.

        Nhiệm vụ của Block Harlon làm tiếu đội trưởng thay thế Mike Strank chỉ kéo dài cho đến chập tối.

        Khi trời chạng vạng, anh chàng từ Bang Texas di chuyển với tiểu đội dưới quyền, ra lệnh cho mọi người đào hố cá nhân và bố trí vùng hỏa lực.

        Khi Tex Stanton đã thu mình dưới hố cá nhân của ông, Harlon - vẫn với chiếc mũ sẳt đội lệch một bên theo cách cố hữu - đi đến miệng hố và hỏi: “Hauskins đâu rồi?”

        Stanton đáp: “Ở đàng kia”, và tiếp: “Harlon, anh nên thấp người xuống.”

        Melkin Dulcan nhớ lại: “Rồi Harlon nổ tung. Anh ấy bị bắn tung lên trời; chung quanh anh là bụi đất và những mảnh vụn.”

        Stanton có thể thấy Harlon đã bị chẻ đôi từ phần háng cho đến cổ. Ngôi sao bóng đá Mỹ - chàng trai có thời đã cưỡi một con ngựa tráng dọc Sông Rio Grande - đứng đấy trong một khoảnh khác, hai bàn tay đây một bọc nặng màu đỏ. Ông kêu lên trong tiếng nghẹt thở: “Bọn nó giết tôi!” Ông giãy giụa với khúc ruột của mình thêm một lúc, rồi ngã xuống đất, mặt úp xuống mà tắt hơi.

        Tấm lưng của ông - đã tạo nên một trong những đường nét khích động nhất trong bức ảnh giương ngọn cờ - bây giờ nằm im lìm, phơi dưới ánh nắng chiều tà. Lá thư ông viết cho mẹ Belle - nói mình đã kinh qua mà không suy suyển gì - vẫn chua rời khỏi hòn đảo. Chỉ đến ngày 14/3, thư mới được đóng dấu gửi đi.

        Vào ngày Mike và Harlon nằm xuống, Dân biểu Joseph Hendricks của Bang Florida phát biểu trong tòa nhà Hạ viện Hoa Kỳ để trình dự thảo luật cho phép dựng đài tưởng niệm. Việc này nhằm ghi nhớ “hành động anh hùng của TQLC như được thế hiện bởi những người lính TQLC trong bức ảnh này. Tôi đã ghi trong dự thảo luật rằng bức ảnh này là hình mẫu cho đài tưởng niệm bởi vì tôi tin không có sản phẩm trí tuệ của nghệ nhân nào có thể sánh bằng bức ảnh sinh động như thế này. Tôi chưa từng thấy bức ảnh nào gây ấn tượng đến thế.”

        Cùng lúc, Maurine Block đang van nài mẹ Belle không nên cứ nói với mọi người rằng đấy là Harlon ở chân cột cờ trong bức ảnh. Đây chỉ là tấm lưng của một lính TQLC. Không ai biết chắc đấy là ai.

        Nhưng mẹ Belle thì biết chắc. Câu trả lời của bà là câu của một người mẹ: “Mẹ đã thay nhiêu tấm tã trên cái mông của thằng bé ấy. Mẹ biết rõ con của mẹ.”

        Nhiệm vụ của Đại đội E trong hai ngày 2 và 3/3 là tiến quân. Mục tiêu của họ là một dãy những chỏm đá thấp vắt ngang những vực cạn đầy vật liệu đổ nát. Quân Nhật đang đóng quanh những chỏm đá này, lợi dụng thiên nhiên che chắn cũng như mê lộ hang động và địa đạo của họ.

        Trời đổ mưa và nổi những cơn gió giá lạnh. Các chàng trai bó mình trong tấm pông-sô mà vẫn run rẩy. Trong đêm, hòn đảo tắm trong ánh sáng ma quái của hỏa châu. Glen Cleckler nhớ lại: “Lúc nào cũng có chuyện xảy ra. Chúng tôi luôn tự hỏi lúc nào nó sẽ xảy đến cho mình.”

        Cho đến ngày 3/3, vân còn khoảng 16.000 quân Nhật trong số 22.000 người ban đầu. Quân Mỹ chịu 16.000 thương vong, với 3.000 người tử trận. Vào ngày này, Trung tá Chandler Johnson, Tiểu đoàn trưởng có tính nóng nảy của Tiểu đoàn 2 - người đã lưu giữ lá cờ đầu tiên trên đỉnh Suribachi - bị tan nát thân thể, một khúc xương nơi này, một nhúm thịt nơi khác.

        Những người anh hùng khác tiếp tục ngã xuống. Trung sĩ nhất Boots Thomas - người đã dẫn đâu mũi tiến công đến chân núi Suribachi và được phỏng vấn trên đài phát thanh CBS -  nhận lấy điện thoại dã chiến do Phil Ward trao cho. Trong khi ông đang trả lời cuộc gọi, một viên đạn của lính bắn tỉa Nhật bản trúng khẩu súng trường của ông làm vuột khỏi tay. Ông không nao núng. Viên đạn kế tiếp xuyên qua miệng khiến ông tắt hơi lập tức.

        Chiến trận diễn ra một cách khác nghiệt trên địa hình chật chội. Năm người của Sư đoàn 5 được thưởng Huân chương Danh dự chỉ trong ngày này, lập kỳ lục mới trong chiến tranh hiện đại.

        Quân y tá George Wahlen, 20 tuổi, từ Ogden của Bang Utah, là một trong số năm người ấy. Ông phải xa mặt trận sau khi từ chối rời đồng đội dù đã bị thương nặng ba lần. Lần thứ nhất, một quả lựu đạn nổ ngày 16/2, khiến cho mắt của ông bị mù; ông phó mặc và cũng không màng đến những mảnh đạn ghim vào mông và hai chân. Ngày 2/3, một quả đạn cối sướt một mảng thịt vai ông, nhưng ông vẫn tiếp tục chăm sóc cho người bị thương quanh mình. Cuối cùng, vào ngày 3/3, một quả đạn cối phá nát chân phải ông. Nhiều năm sau, Wahlen kể cho tôi: “Tôi nghe mấy anh khác la cầu cứu. Tôi cố đi đến chỗ họ nhung không đi được. Tôi tự băng bó và chích cho mình một mũi morphine.” Với một bàn chân chỉ còn dính với phía trên một chút, ông bò gần 50 m đế sơ cứu cho một chàng trai khác trước khi được tải thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 10:57:57 pm »

   
        Tôi hỏi: “Tại sao?” George Wahlen trả lời: “Bởi vì tôi quan tâm đến đồng đội của mình.”

        Chính vào ngày 4/3 mà những người lính TQLC bị bầm giập hiểu được tại sao họ phải chiến đấu và hy sinh trên hòn đảo bé tí xấu xí này. Một chiếc oanh tạc cơ B-29 có tên Dinah Might đang bị hư hại sau khi trở về từ cuộc không tập Tokyo, trở thành chiếc máy bay đầu tiên hạ cánh khẩn cấp xuống Iwo Jima. Những người lính TQLC ở gần đấy kinh ngạc thấy phi hành đoàn nhảy ra khỏi chiếc máy bay rồi cúi hôn mặt đất. Mặt đất đang rung chuyển vì đạn pháo. Lính TQLC nghĩ phi hành đoàn đã đáp xuống địa ngục. Ý nghĩ của họ đổi khác khi một người trong phi hành đoàn tỏ ra vui mừng vì không phải đáp xuống Thái Bình Dương, la to: “Cảm ơn Thượng đế vì các bạn TQLC!”

        Mưa và giá lạnh bao trùm lấy quân Mỹ vào ngày này. Bill Genaust - người đã quay đoạn phim màu cảnh giương ngọn cờ và hỏi “Tôi có che khuất anh không, hở Joe?” - đi vào một hang động đã “an toàn” để hong khô người. Việc cuối cùng mà ông làm là bật sáng chiếc đèn pin. ông hưởng thọ 38 tuổi, để lại người vợ sau 17 năm chung sống. Người ta không tìm được thi thể ông1.

        Vào ngày này, Joe Rosenthal đáp xuống Guam, và vô tình tạo nên chuyện hoang tưởng là bức ảnh của ông - giờ đã nổi tiếng -  được “dàn dựng.”

        Như sau này ông kể lại:

        “Khi tôi bước vào tổng hành dinh báo chí, một phóng viên đi đến nói: "Chúc mừng, Joe, về bức ảnh giương ngọn cờ trên Iwo".

        Tôi nối: "Cảm ơn".

        Anh-ấy nói: “Đấy là bức ảnh đẹp. Anh có dàn dựng không?”

        Tôi đáp: "Đương nhiên rồi".

        Tôi nghĩ ý anh ấy nói về bức ảnh chụp nhóm đông mà tôi dàn dựng với lính TQLC giơ tay và reo hò, nhưng rồi một người khác cầm bức ảnh giương ngọn cờ đi đến, mà lần đâu tiên tôi mới thấy.

        Tôi nói: "Tốt lắm, được rồi, nhưng tôi không dàn dựng bức ảnh này. Tôi ước gì mình nhận công lao dàn dựng, nhung không được".

        Nếu tôi có dàn dựng thì như thế là dàn dựng tồi: đáng lẽ tôi đã phải chọn ít người hơn, vì sáu người là quá đông trong bức ảnh đến nỗi một người - Trung sĩ Michael Strank - chỉ thấy được hai bàn tay.”

        Mẩu đối thoại trên sẽ ám ảnh Rosenthal suốt đời ông. Vài phóng viên nghe ông nói đã cho rằng không phải ông nói đến bức ảnh theo kiểu “gung-ho” mà là bức ảnh chụp trước, giờ đã trở nên nổi tiếng. Chẳng bao lâu, lời gièm pha lan rộng: rằng bức ảnh của việc giương lá cờ thay thế - mà bây giờ nhiều người tin rằng bức ảnh giương ngọn cờ duy nhất - là giả tạo, là cảnh dàn dựng (Còn bức ảnh của Lou Lowery về việc giương lá cờ đầu tiên, được gửi về Mỹ chậm hơn, thì không gây ấn tượng nào cho công luận Mỹ).

        Sự gièm pha càng tệ hại hơn do lòng đố kỵ của vài phóng viên thích đặt nghi vấn về bức ảnh vốn đã làm mờ khuất công việc của họ, và do sự hờ hững của giới truyền thông nên không muốn kiểm tra sự thật. Tuần báo Time trên chương trình truyền thanh của mình đã tường thuật sự “dàn dựng” mà không màng kiểm chứng lời đồn đại. Ngay sau khi về đến nước Mỹ, Joe Rosenthal cố gắng giải thích. Hãng AP yêu cầu tờ Time xin lỗi công khai, và được chấp nhận. Tiếp theo sau là những tường thuật sai lạc khác, và thêm lời xin lỗi. Bức ảnh chụp với tốc độ 1/400 giây của Joe Rosenthal mang đến niềm tự hào lẫn nỗi chán ngán cho đời ông.

        Trở lại Iwo Jima, Don Howell đã trải qua thời khắc khủng hoảng và anh dũng. Khi cùng với vài đồng đội bị lính Nhật bao vây trong một khu vực hạn hẹp, Howell đã tự biến mình thành một cỗ máy sát thủ như làm xiếc.

        Trong khi chạy lùi về qua một địa hình nguy hiểm, né tránh làn đạn, ông bình tĩnh tháo một dây đạn trên vai và khéo léo nạp vào khẩu súng máy của mình, rồi ria vào đám lính Nhật trong khi đồng đội của ông lủi vào nơi an toàn. Vì hành động này, ông được trao tặng Huân chương Thập tự Hải quân.

        TQLC chịu tổn thất nặng nề, nhưng ít nhất có một người Nhật thấy rõ số phận mình sẽ ra sao. Tướng Kuribayashi gừi báo cáo qua sóng vô tuyến về Tokyo: chẳng bao lâu nữa Iwo Jima sẽ

        thất thủ, tạo nên “tai họa cho đế quốc chúng ta. Tuy nhiên, tôi lấy làm an ủi khi thấy những sĩ quan và binh sĩ dưới quyền hy sinh mà không hối tiếc sau khi đã chiến đấu qua từng tấc đất...”

        Cha tôi vẫn tiếp tục được may mắn. Vào ngày 4/3, thêm một lần ông thoát chết trong gang tấc.

        Ông kể cho em trai Tom tôi nghe là khi đang chữa trị cho một lính TQLC bị thương trong một hố đạn pháo, ông nhìn lên và thấy một lính Nhật xông đến với một lưỡi lê.

        Ông nhớ lại: “Cha hạ anh ta bằng khẩu súng lục.”

        Tom hỏi: “Rồi cha làm gì?”

        “Cha kết thúc công việc và chạy đến người bị thương kế tiếp.”

        “Cha không kiểm tra xem ông kia có chết không hay sao?”

        “Đấy không phải là công việc của cha.”

------------------
        1. Trong khi TQLC thu thập xác đồng đội để an táng tại nghĩa trang của họ trên Iwo Jima, họ không đi vào hang nơi Bill Genaust ngã xuống đế thu thập xác ông vì cho rằng hang này không an toàn. Thay vào đó, họ bịt kín miệng hang bằng xe ủi đất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2018, 10:58:41 pm »


        Nhưng vài người thân cận nhất với cha tôi không được may mắn như thế. Sau vụ việc trên, cha tôi trở lại trung đội của mình nhưng không tìm thấy người bạn đặc biệt Iggy.

        Ralph Ignatowski đã đi cùng với cha tôi ngay trước khi cha tôi đến chữa trị cho anh lính TQLC trong hố đạn pháo. Bây giờ, Iggy không thấy đâu. Cha tôi hỏi han vài anh lính TQLC về Iggy. Không ai biết.

        Ngày hôm sau, Tiểu đoàn 2 được thế chỗ. Đại úy Severance dẫn Đại đội 2 trở về phía nam, hướng đến Suribachi. Ông dẫn họ đi bơi. Động thái này là đặc thù của Severance: Phút trước còn là người chỉ huy chiến trường nghiêm khác và điềm tĩnh, ban hành mệnh lệnh thông minh và đơn giản trong lửa đạn; phút kế tiếp là người dẫn dắt nhạy cảm và sâu sắc, theo cách của Mike Strank. Dave Severance được tặng thưởng Huân chương Sao Bạc vì sự chỉ huy bậc thầy đối với Đại đội E suốt chiến dịch Iwo Jima.

        Bây giờ, trên bãi biển phía tây, những chú nhóc bầm giập duới quyền Dave xếp đống vũ khí mà lao xuống nước. Đấy hẳn là cảnh không tưởng đối với họ; cũng là đối với tôi khi tôi cố mường tượng ra: Một nhóm lính TQLC người ngợm cáu ghét, dạn dày trận mạc, đã từng đối mặt với cái chết trong những hố cá nhân bẩn thỉu, bây giờ biến thành những chú nhóc trần truồng bơi lội và té nước trong lòng đại dương.

        Trong khi họ đang vui đùa, ấn bản ngày 5/3 của tuần báo Time đang được đưa đến các sạp báo. Bức ảnh nổi tiếng được in trang bìa,với ghi chú:

        VINH QUANG NGÀY CŨ TRÊN NÚI SURIBACHI NGANG BẰNG VỚI THUNG LŨNG FORGE, GETTYSBURG VÀ TARAWA

        Những chàng trai đang vui đùa trong sóng nước hẳn có thể nghĩ họ đã trượt chân khỏi rìa quả địa cầu rồi rơi vào một cõi xa xôi mà những người thân của họ không biết đến và không liên lạc được. Họ hẳn sẽ lấy làm ngạc nhiên thích thú khi biết rằng người Mỹ đang dõi theo sự chiến đấu của họ. Bài báo của tờ Time nói rõ điều này: “Không trận đánh nào trong Thế chiến II, ngay cả Trận Normandie, được nhân dân Mỹ nghe ngóng sâu sát đến thế.”

        Trong thời gian Đại đội E thư giãn với sóng nước Thái Bình Dương, cha tôi vẫn băn khoăn về Iggy. Ông hỏi han nhiều người; nhưng lúc gần đây không ai thấy Iggy. Ông lầy làm bứt rứt vì chuyện bí ẩn này. Tình huynh đệ chi binh đã lan tỏa ra hành vi của lính TQLC. Không thể nào Iggy rời đại đội mà không nói gì với ai, mà không có lý do.

        Riêng việc Đô đốc Spruance rời đi thì không phải là điều bí ẩn. Vị tướng chỉ huy hải quân trong vùng đã đến thị sát mặt trận, và rời hòn đảo ngày 5/3. Trận chiến còn kéo dài thêm 21 ngày nữa.

        Ngày kế tiếp, Đại đội E vẫn lưu lại gần bờ biển phía tây.

        Ngày 7/3, Đại đội lại di chuyển, hướng đến bãi chiến trường đâm máu phía bắc.

        Dân biếu Mike Mansfield của Bang Montana, đại sứ tương lai tại Nhật Bản, phát biểu trước Hạ viện một đề nghị khiến cho trí tưởng tượng của đồng nghiệp ông bay bổng. Một chuyến Du hành Trái phiếu - chuyến thứ bảy kể từ khi cuộc chiến bắt đầu -  đang được tổ chức để gây quỹ cho nỗ lực chiến tranh. Trái phiếu của chính phủ đã giúp trang trải cho chi phí trong hai cuộc đại chiến. Những chuyến Du hành Trái phiếu là những sô diễn hoành tráng đi khắp nước Mỹ, do Bộ Tài chính tổ chức. Thiên hạ tụ tập trong sân vận động hoặc quảng trường trung tâm thành phố để nghe các ban nhạc trình bày và xem các ngôi sao điện ảnh Holywood cùng anh hùng chiến tranh hô hào mua trái phiếu.

        Mansfield kêu gọi lấy hình ảnh giương ngọn cờ làm biểu tượng cho chuyến đi lần này, để “chúng ta góp phần vào việc giữ cho lá cờ tung bay ở quê nhà cũng giống như họ đã làm khi giương ngọn cờ trên bãi chiến trường nước ngoài.” Đề xuất của ông được đón nhận nồng nhiệt.

        Cùng ngày, một nữ quân y tá tên Norma Harrison, từ Mansfield của Bang Ohio, đáp xuống Iwo Jima, chặng đầu tiên đi qua 7 nơi. Bà có chuyên môn về chăm sóc thương binh trên máy bay. Bà nhớ lại: “Tôi thấy hòn đảo được bao quanh bởi tàu hải quân xa tận chân trời. Khi một chiến hạm nã pháo, tôi cảm thấy sức ép lan đến cả nghìn mét. Giống như là chính mình sống trong một đoạn phim thời sự.”

        Mỗi khi đáp xuống đất, đoạn phim của Norma trở nên gan góc. “Không có thời giờ đế mà sợ hãi. Thương binh nằm trên cáng đặt trong một nhà lều lớn. Tôi chưa bao giờ thấy những vết thương như thế.”

        Norma và những y tá khác (không có bác sĩ trên máy bay) giúp chuyển những chàng trai da thịt bị bầm giập và xương cốt bị gãy lên máy bay. Bà kể: “Đạn pháo nổ ầm ầm nhưng thương binh đều trầm lặng. Một quân y tá và tôi thấy một người qua đời, và chúng tôi quyết định không phủ mặt anh vì những người khác chưa nhận ra. Nhũng chuyến tải thương đều trầm lặng.”

        Norma Harrison nhớ lại những chàng trai đang mang thương tích đã ngỡ ngàng và cảm kích đến thế nào - “nhột nhạt gần chết” - khi trông thấy một phụ nữ. Một anh chàng hỏi bà có thoa son môi hay không. Bà trả lời “Có”, và tự hỏi tại sao chú nhóc muốn biết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM