Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:48:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 10:38:31 am »


        Đại đội đã tiến quá xa và quá nhanh, khiến cho việc tự bảo vệ có vấn đề. Những chàng trai dưới quyền Đại úy Dave Severance đã xâm nhập qua vài đơn vị quân Nhật vẫn còn hoạt động, rồi phải qua đêm mà bị cô lập với những đơn vị khác của tiểu đoàn. Họ trấn giữ một khoảnh đất đá nhấp nhô ở chân núi hướng nam. Dave Severance lập ban chỉ huy Đại đội E của ông gần sát chân núi để có một phòng tuyến quan sát được hai cánh. Vào buổi tôi, đèn rọi từ các tàu khu trục Mỹ cho thấy hình như quân Nhật muốn tiến về hướng Đại đội E. Khi hạm đội bắt đầu bắn phá sườn núi với những quả đạn 40 li, Đại úy Severance dời ban chỉ huy của mình lui về khoảng 30 m, sát mép nước, để có tầm quan sát sườn núi tốt hơn. Đây là động thái khôn ngoan: Sáng hôm sau, họ thấy vị trí ban đầu của ban chỉ huy bị chôn vùi dưới đống đá nặng nhiều tấn đã trượt xuống từ đợt pháo kích trong đêm.

        Thiếu tiếp tế thực phẩm, lính Đại đội E đành phải nhai những thanh sô-cô-la cuối cùng để chờ thêm một ngày nữa trên Iwo Jima.

        Lính TQLC tiến lên mọi mặt trận trên hòn đảo với tổn thất nặng nề. Báo cáo chính thức bây giờ là 644 người tử trận, 4.168 bị thương, 560 mất tích. Chính Tướng Smith tỏ ra đau buồn khi biết qua tình hình.

        Nhưng những chuyện khủng khiếp của ngày chiến đấu này vẫn chưa chấm dứt trong đêm tối.

        Ngay khi màn đêm buông xuống, hạm đội neo ngoài biển nổi còi báo động. Đối với Don Mayer, 19 tuổi đến từ Portland, đấy giống như là một sô diễn hoành tráng: “Tất cả tàu đều đồng loạt bẳn lên hàng nghìn quả đạn lửa. Trông còn đẹp hơn bất kỳ buổi bắn pháo bông nào trong ngày 4 Tháng Bảy1.”

        Đối với những chàng trai trên hạm đội, quang cảnh không đẹp như thế. Lính trực vô tuyến Cecil Gentry trên chiếc uss Lawrence Taylor không thể cử động khi nghe Hạm trưởng ra lệnh mọi người nằm xuống. Ông kể: “Tôi chết điếng. Tôi chỉ đứng đấy. Một chiếc máy bay lướt ngay trên đầu. Tôi có thể nhìn thấy gương mặt phi công Nhật. Tôi có thể thấy anh ta lộ vẻ sợ chết. Anh há hốc miệng, hai môi dãn ra khỏi hai hàm răng.”

        Viên phi công này lái máy bay đâm thẳng xuống chiếc uss Bismarck Sea, bên cạnh chiếc Lawrence Taylor. Bốn quả ngư lôi trên tàu bị nổ tung, một khối lửa màu cam khổng lồ bốc lên, chiếc tàu nhanh chóng chìm xuống, mũi tàu dựng lên thẳng đứng trong khi thân tàu luồn vào những đợt sóng to trong cơn mưa. Thủy thủ trên tàu Lawrence Taylor cố cứu được khoảng 120 người trong số thủy thủ đoàn 8oo người rơi xuống nước. Những tàu khác cứu thêm được hàng trăm người. Cecil Gentry kể đã nhìn thấy quân y tá sử dụng dao cạo râu, cưa, và dao cắt thịt ở nhà bếp đế phẫu thuật cẳt bỏ chân các thủy thủ. Nhưng hơn 200 thủy thủ mất tích vì máy bay Nhật nã súng xuống mặt nước.

        Trên hòn đảo, lính TQLC bị lạnh cóng, đói khát và mệt mỏi còn phải đối mặt với một mối đe dọa khác trong đêm. Nỗi sợ đối phương xâm nhập - nỗi sợ những bóng đen chập chờn - đã ám ảnh tâm trí lính Mỹ mỗi đêm từ Ngày D. Vào đêm này, nỗi sợ càng tỏ ra đúng lý thêm. Vào đêm này, lũ quỷ điên dại trong ngôi nhà ma phóng ra đủ trò loạn cuồng.

        “Chó sói rình rập” là biệt danh mà Tướng Kuribayashi gọi những toán lính Nhật chuyên lén lút bò đến phòng tuyến đối phương để ám hại vào ban đêm. Bây giờ, vì muốn cứu vãn pháo đài quả núi, nhiều toán lính Nhật lẻn ra.

        Vào khoảng 9 giờ tối, tại vị trí nằm về phía bắc của Trung đoàn 28, Thomas Mayers đến từ Bronx đang đứng trong hố cá nhân để quan sát bên ngoài thì một trái hỏa châu nổ trên bầu trời. Ánh sáng soi rọi một quang cảnh rùng rợn, theo sau là những tiếng thét: Hai lính Nhật đang dùng lưỡi lê chém hai chàng trai Mỹ tên Crull và Dortsch. Mayers cùng một đồng đội nhảy lên để hành động. Một trong các “chó sói” xoay người ném một quả lựu đạn về phía họ. Quả lựu đạn không nổ, nhưng đập trúng đầu người lính Mỹ kia khiến anh này bất tinh. Mayers chỉ kịp bắn một viên đạn thì khẩu súng bị kẹt nòng. Những người lính Nhật liền tiến đến Mayers. Anh binh nhì này móc ra lựu đạn. Lính Nhật đã tiến quá gần nên anh không thể ném lựu đạn trên cao. Anh rút chốt an toàn, tung lựu đạn cho lăn trên mặt đất gần miệng hố cá nhân của mình rồi nhảy xuống hố.

        Hai lính Nhật rú lên rồi ngã vật xuống, chân họ bị ghim đầy những mảnh lựu đạn. Mayers leo lên khỏi hố cá nhân, dùng dao cắt cổ họ. Rồi anh chạy đến hố cá nhân kia. Crull đã chết. Mayers kêu đến Dortsch: “Anh có súng không?” Chàng trai thều thào: “Crull có khẩu .45 trong áo anh ấy.” Mayers nắm lấy khẩu súng, nhưng anh không bẳn được vì khẩu súng đã đẫm đầy máu của Crull.

        Bây giờ, thêm hai lính Nhật tiến đến Mayers. Anh ném vài quả lựu đạn đến phía họ và cúi rạp mình giữa tiếng nổ, sau đó dùng dao kết liễu họ.

        Thomas Mayers nhận Huân chương Thập tự Hải quân vì những hành động của mình.

        Ông không bao giờ quên được chuỗi những động tác trong cuộc cận chiến đẫm máu ấy. Crull, chàng trai gốc Ireland chưa đến 18 tuổi với gương mặt đây tàn nhang, đang la thét trong khi tiến gần đến cái chết. Và lời lẽ của ông luôn ám ảnh Myers: “Mẹ! Mẹ! Nó giết con! Mẹ, nó giết con !"

------------------
        1. Ngày Quốc khánh của Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 10:41:02 am »

         
Chương 10

NGÀY D CỘNG 3
     

        
Đây không phải là vấn đề sống hoặc chết hoặc chiến đấu.
        Đây là vấn đề trợ giúp đồng đội của mình.

QUÂN Y TÁ ROBERT DECEUS        

        Chiến trường tạm yên ắng sau cơn dông ngày trước. Và một ngày kinh khủng để chiếm giữ một quả núi. Cơn mưa nặng hạt nhất và lạnh giá nhất kể từ Ngày D quất xuống những người lính TQLC còn sống sót. Gió mạnh gần 40 km/giờ thổi những con sóng dâng cao 3 m. Cơn mưa biến tro núi lùa thành một bãi bầy nhầy và làm sũng nước nhiều loại vũ khí của lính Mỹ.

        Đang ướt sũng khi bám lấy vị trí bị cô lập, Đại đội E bắt đầu Ngày D+3 bằng nguy cơ đe dọa của hỏa lực bạn khiến họ suýt bị xóa sổ.

        Như Đại úy Severance kể lại: “Hải quân phái oanh tạc cơ đến để oanh kích quả núi lửa. Hẳn các phi công đã nhìn râm chúng tôi thành những "mục tiêu Nhật còn hoạt động" và định ném những quả bom 50 kg xuống những vị trí của chúng tôi.”

        Severance ra lệnh bấn hỏa châu màu đỏ để báo hiệu cho các oanh tạc cơ. Không ai tìm ra băng đạn dùng để bắn hỏa châu. Các máy bay đang tiến đến gần. Liên lạc vô tuyến với ban chỉ huy tiểu đoàn đã bị cắt đứt. Càng có thêm tiếng nổ. Trong nỗi tuyệt vọng, Severance cố gọi qua tần số riêng của Đại tá Harry Liversedge, la lớn: “Máy bay anh đang thả bom chúng tôi!”

        Người lính phụ trách máy vô tuyến của vị Đại tá trả lời một cách lịch sự: “Ông không được phép dùng tần số này.”

        May mắn cho Đại đội E, Trung tá Chandler Johnson tình cờ đứng gần người lính phụ trách máy vô tuyến, ông đích thân ra lệnh báo tin để máy bay Hải quân kịp thời bay đi hướng khác trước khi gây nên tổn thất cho chính quân mình.

        Bây giờ, sau khi đã hoàn toàn tỉnh táo, Đại đội E chuẩn bị cho một ngày củng cố khi lính Mỹ chờ cho thời tiết tốt hơn. Trung tá Johnson, Tiểu đoàn truởng Tiểu đoàn 2, ra lệnh Severance tái tổ chức và bổ sung đại đội ông này. Severance phái một toán tiền thám tiến quanh chân núi phía nam để tìm cách bắt tay với Tiểu đoàn 3 và để thăm dò lính Nhật trong các hang động dọc chân núi.

        Vài cuộc chạm súng lẻ tẻ đã diễn ra quanh chân núi ở mặt tây. Linh cầm súng phun lửa của Đại đội E đốt cháy rụi vài hang động ở các mặt nam và đông.

        Bây giờ, quân Mỹ đang bao vây Suribachi; khí tài nặng của Mỹ hoạt động mà hầu như không bị cản trở. Xe tăng, đại bác và các loại súng nòng lớn khác thi nhau bằn phá quả núi như thể đấy là những mục tiêu trong trường tập bắn. Các sĩ quan tiểu đoàn dời ban chỉ huy của họ đến sát chân núi. Xe lội nước chạy tới lui giữa bờ biển và tuyến đầu, tự do chuyên chở thực phẩm và đạn dược. Nhũng toán phụ trách công phá tiến đến các công sự và boong-ke để rửa hận cho đồng đội đã ngã xuống.

        Đôi lúc một lính Nhật đang ấn núp, khi thấy vị trí mình bị tràn ngập thì cố mở đường xông qua đội hình TQLC để thoát thân. Số phận của họ thường bị định đoạt bởi một viên đạn súng trường Mi. Một sĩ quan Nhật huơ thanh kiếm samusai xông ra: một sai lầm lớn. Một lính TQLC, đang sôi sục sáu 4 ngày đau buồn và kinh hoàng, đoạt lấy thanh gươm từ tay samurai rồi chém chủ nhân nó cho đến chết. Hai bàn tay người lính TQLC bị cắt ngang dọc nhưng anh vẫn nắm chặt thanh gươm như thể muốn giữ làm kỷ niệm.

        Nhiều lính Nhật vẫn cố thủ trong lòng đất. Tiếng nói rầm rì của họ và tiếng động khi họ di chuyển tạo nên bầu không gian ma quái trong các đợt lùng quét. Một lính TQLC kể: “Chúng tôi có thể nghe họ chuyện trò và di chuyển ngay dưới chân mình mà trước đây cứ ngỡ dưới đấy toàn là lớp đá. Chúng tôi đào xuống thì thây mái rui. Rồi chúng tôi thả bộc phá hoặc rót xăng xuống. Rồi họ càng gây thêm tiếng ồn hơn.”

        Các chàng trai mệt nhoài vì chiến trận có cách thức khác với những gì họ đã nhìn thấy và hành động. Vài người nói chuyện với tuyên úy. Vài người tất bật với nhiệm vụ mà quên mình. Đối với Ira, tính hài hước của ông tạo lớp chắn cho vùng tăm tối. Trong khi Đại đội E tập trung lại ở chân núi Suribachi, Ira cứ miệt mài dùng hai tay đắp nên những mô đất nhỏ. Đối với Joe Rodriguez, những mô đất này trông giống như những nấm mồ mới đắp, và thật ra Ira đã có ý định như thế. Khi Franklin Sousley đi ngang qua, Ira tạo một trò đùa bằng cách chơi điệu kèn báo ngủ, rồi nói: “Đấy là phòng trường hợp tôi không rảnh rỗi khi anh trúng đạn.”

        Rodriguez kể: “Franklin chỉ lấy chân đá các mô đất.”

        Việc chuẩn bị chiếm Suribachi không phải là hoạt động duy nhất trên Iwo Jima. Về hướng bác, lực lượng chính của TQLC đã chiến đấu với lòng quả cảm và cũng chịu thương vong nặng nề.

        Vào cuối Ngày D+3, quả núi lửa đã bị bao vây, ngoại trừ khoảng trống rộng gần 400 m trên bờ biển phía tây. Bị bao vây, nhưng vẫn tỏ ra nguy hiểm: Một số quân phòng ngự vẫn là những sát thủ đầy quyết tâm; không ai biết được khi nào và lúc nào một sát thủ có thể xuất hiện với một quả lựu đạn hoặc một khẩu súng máy. Tuy nhiên, khi đêm xuống, chính lính Nhật làm suy giảm mối nguy hiểm này qua một hành động khác thường: tự ý rời bỏ vị trí.

        Chỉ có phân nửa lực lượng còn lại làm việc này, nhưng đấy giống như lời thú nhận rằng số phận quả núi pháo đài đã khép lại. Đại tá Kanehiko Atsuchi - sĩ quan chỉ huy Suribachi - đã ra lệnh này. Khi 150 lính Nhật xông ra khỏi quả núi để mong bắt tay với những đơn vị Nhật ở phía bắc, họ bị đốn ngã bởi lính TQLC vốn thích chí chiến đấu với đối phương hữu hình. chỉ có khoảng 25 lính Nhật chạy thoát. Khi chạy đến bộ chỉ huy của lực lượng phòng vệ Hải quân Nhật, họ không được chào đón theo cách tử tế hơn. Đại úy Samaji Inouye - sĩ quan phụ trách bộ chỉ huy - lên án trung úy của họ là phản quốc, rút gươm ra định chặt đầu ông này. Người trung úy ngoan ngoãn cúi đầu, nhưng một sĩ quan cấp dưới ngăn Đại úy Samaji lại. Vị Đại úy chỉ biết nức nở, rên rỉ: “Suribachi thất thủ! Suribachi thất thủ!”

        Trước đây vào buổi chiều, các cấp chỉ huy quân Mỹ đã có cùng ý nghĩ. Đại tá Hariy Liversedge nhận lệnh phải chiếm ngọn núi. Ông đi đến gặp Trung tá Chandler Johnson ở ban chỉ huy Tiểu đoàn 2 và ra một mệnh lệnh cụt ngủn: “Ngày mai chúng ta leo lên”
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2018, 10:46:27 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:00:54 pm »

 
Chương 11

"ĐỂ MỖI TÊN KHỐN KIẾP CÓ THỂ NHÌN THẤY"

Tôi thấy vài anh đang loay hoay với cán cờ và tôi nhảy vào chỉ để giúp họ một tay. Đơn giản có thế.

DOC BRADLEY       

        Trước hừng đông ngày thứ năm, cái đâu con rán này vẫn còn lơ lửng trên đầu họ sau khi đã giáng xuống họ nhiêu cú. Sau bốn ngày hứng chịu bom đạn, bộc phá, lưỡi lê và xăng đặc, cuối cùng Suribachi nằm im lìm. Nhưng nó đã bị kết liễu chưa? Liệu cái đầu khổng lồ này cuối cùng là một xác chết? Hoặc liệu nó vẫn còn nọc độc bên trong và vẫn còn sức để vùng vẫy trở lại? Chỉ có một cách cho TQLC tìm ra sự thật. Họ phải giẫm lên cái đầu xem nó có nhúc nhích hay không.

        Ánh sáng ban mai ngày 23/2/1945 ló rạng khi thời tiết vẫn giá lạnh, biển vẫn nổi sóng như những ngày trước. Nhưng đến giữa buổi sáng thì trời quang, mây tạnh.

        Ngay từ sáng sớm, máy bay Hải quân đến ném bom xăng đặc xuống quả núi. Donald Howell - người đã thư giãn với quyển House Madam - nhớ lại: “Đấy là cả một màn lửa.” Max Haefele đồng ý: “Một trận bắn phá tuyệt vời.” Nhưng vào khoảng 9 giờ sáng, cuộc oanh kích chấm dứt. Cái đâu con rắn vẫn nằm im lìm, bí ẩn. Và việc thăm dò nguy hiếm bằng chân bắt đầu.

        Trung tá Johnson, mang chiếc mũ mềm với cánh lưỡi trai lật ngược lên, phái hai toán tiền thám, mỗi toán 4 người, đi thăm dò những con đường dẫn lên sườn bắc của Suribachi. chỉ có toán thuộc Đại đội F lên được đến đỉnh núi. Toán trưởng là Trung sĩ Sherman B. Watson; ba người kia là George Mercer từ Bang Iowa, Ted White từ Thành phố Kansas, và Louis Charlo từ Bang Montana.

        Với tinh thần căng thẳng, bám lấy rẽ cây và đá để lấy thăng bằng, cảnh giác bị phục kích ở mỗi bước tiến, toán tiền thám của Watson đúng giữa những đống đổ nát còn đang nghi ngút khói. Con rắn vẫn còn đang nằm mê ngủ; đợt pháo kích xem dường không tạo ảnh hưởng gì. Với tinh thần dũng cảm và tính kỷ luật phát sinh từ chiến trận, Trung sĩ Watson và ba thuộc hạ tiến đến miệng hố núi lửa, thậm chí còn liều lĩnh nhìn vào bên trong một khối đổ nát, cảm thấy hài lòng, rồi vội vã trở lại chân núi để báo cáo cho Chandler Johnson.

        Khi quan sát Trung sĩ Watson đi xuống, Johnson tính toán ông có thể đánh liều sử dụng một lực lượng lớn hơn. Ông nắm lấy một điện thoại dã chiến, sạc cho đầy pin1 rồi ban hành một mệnh lệnh qua đường dây đầy tạp âm cho Dave Severance, lúc này đang đóng trại cùng với Đại đội E, vẫn còn bám lấy những tảng đá ở mũi đông nam: “Gửi cho tôi một trung đội!”.

        Severance kiểm tra binh sĩ dưới quyền. Trung đội 2 - có Mike, Harlon, Franklin, và Ira - đã đi tuần tra dọc chân núi Suribachi. Trung đội 1 đã hạ trại cách xa vài chục mét. Vì thế, Severance chọn những người sống sót của Trung đội 3 (Trung đội của cha tôi) đóng gần ban chỉ huy của Trung tá Chandler Johnson, để trở thành trung đội lính Mỹ đầu tiên leo lên ngọn núi. Cơ số của Trung đội 3 đã bị hao hụt, vì thế Severance điều 12 người từ Trung đội Súng máy cùng vài người từ đội súng cối 6o ly. Trung đội 3 tiền thám bây giờ có 40 người.

        Đích thân Đại tá Harry Iiversedge chọn Trung đội trưởng: Trung úy H. “George” Schrier, đại đội phó dưới quyền

        Severance. Đại tá Liversedge đã quen biết Schrier từ khi hai người cùng phục vụ trong lực lượng Đặc công TQLC2. Ông ngưỡng mộ kinh nghiệm chiến đấu của người sĩ quan dưới quyền, và đánh giá cao năng lực anh này trong việc điều phối hỏa lực từ máy bay, đại pháo và tàu chiến bằng máy vô tuyến. Không ai dám tin rằng, cái đâu con rắn đã hết ngo ngoe.

        Trước khi đội tiền thám 40 người bẳt đâu leo núi, Trung tá Chandler Johnson quay sang Thiếu úy sĩ quan tùy viên Greeley Wells, bảo anh này trao cho ông món gì đấy từ thùng đựng bản đồ. Rồi Trung tá Chandler Johnson kêu Trung úy Schrier qua một bên và trao cho anh này món vật.

        Johnson bảo Schrier: “Nếu anh lên được đến đỉnh, dựng nó lên.”

        Cái mà Trung tá Johnson trao cho anh Trung úy là một lá cờ Mỹ do Greeley Wells mang lên từ chiếc tàu USS Missoula. Lá cờ tương đối nhỏ: dài khoảng 1,4 m, rộng khoảng 0,7 m.

        Dave Severance không bao giờ quên ngôn từ của mệnh lệnh này. Ông vạch rõ: “Ông ấy không nói "khi anh lên được đến đỉnh," mà nói "nếu".”

-------------------
        1. Loại điện thoại dã chiến này sử dụng pin dynamo, trước khi có cuộc gọi thì phải quay một cái cần đế dynamo chuyến động tạo năng lượng cho pin.

        2. Trước khi xảy ra Trận Iwo Jima, lực lượng Đặc công TQLC bị giải tán, sĩ quan và binh sĩ của lực lượng này được phân bổ vào những đơn vị TQLC thông thường.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:01:56 pm »


        Trung đội chuẩn bị sẵn sàng tiến bước. Tôi mường tượng cha tôi đang nhìn quanh quất để tìm người bạn thân Ralph Ignatowski, tức Iggy. Một Trung sĩ TQLC có tên Louis Lowery -  phóng viên nhiếp ảnh cho tập san Leatherneck Magazine - xin phép đi theo để săn hình. Những chàng trai trong đơn vị ngước nhìn lên trên, lượng định những gì sẽ xảy ra với họ.

        Chính Thomas là người ra lệnh khởi hành: “Đội tiền thám, leo lên đồi; nào, ta cùng đi!”. Sau này, Dave Severance thú nhận với tôi: “Tôi đã nghĩ mình đưa họ đến chỗ chết. Tôi đã nghĩ quân Nhật đang chuẩn bị đối phó với một lực lượng mạnh hơn.”

        Khi đội hình 40 người len lỏi tiến lên, hình ảnh của họ trở nên rõ nét trên sườn núi gần như dốc đứng; lính TQLC trên bãi biển và trên đất bằng ở hướng bẳc ngước nhìn theo họ. Ngay cả những người trên hạm đội neo ngoài khơi cũng dùng ống nhòm để dõi theo dòng người mong manh. Hầu như mọi người đều có cùng ý nghĩ: Họ sẽ đi đến đích.

        Những người đang leo lên đỉnh núi chia sẻ chung nỗi khiếp đảm. Harold Keller tình cờ liếc qua hai chiếc băng ca được mang đi cùng. Ông kể: “Tôi nhủ thầm: Có lẽ chúng ta sẽ cần thêm một đám chết tiệt nhiều hơn thế này.”

        Với chiếc túi Đơn vị 3 quàng trên vai, cha tôi cũng tự hỏi bao nhiêu người sẽ còn sống mà trở về. ít lâu sau trận đánh, trong một cuộc phỏng vấn ông nói: “Khi mới xuất phát, không ai trong số 40 người chúng tôi nghĩ sẽ sống sót. Tất cả chúng tôi đều mường tượng quân Nhật sẽ xuất hiện từ các hang động khắp sườn núi cho đến đỉnh.”

        Và cha tôi còn có một lo lắng khác: “Suốt đoạn đường, tôi luôn tự hỏi làm thế nào mình sẽ giữ số thương vong ở mức thấp?”

        Don Howell để ý thấy toán tiền thám tiến một cách chậm chạp, đây cảnh giác. Ông kể: “Chúng tôi đi lên từng bước, vừa đi vừa phá hủy các hang động. Khi thấy một cửa hang trước mặt, chúng tôi tháo chốt lựu đạn rồi ném vào.” Khi đi qua các cửa hang khác, Howell có thể thấy lăn lóc những chai rượu sa kê rỗng và những bao gạo.

        Phil Ward không bao giờ quên được cách thức Trung đội tiến lên theo một hàng dọc. “Không có lối đi rõ ràng, và có nhiều tảng đá vỡ vụn. Chúng tôi zíc-zâc đi mà tiến lên dần dần. Nhiều lúc chúng tôi bò trên hai bàn tay và hai đầu gối. Chúng tôi mang theo vũ khí nặng và hai binh sĩ mang súng phun lửa nặng nề trên lưng. Tất cả chúng tôi đều sợ hãi.”

        Một trong hai lính TQLC mang súng phun lửa là Chuck Lindberg. Ngay cả ông này cũng sẵn sàng chuẩn bị cho cảnh đổ máu xảy ra bất cứ lúc nào. Sau này, ông nói: “Chúng tôi đã nghĩ đấy sẽ là một lò sát sinh kéo dài đến đỉnh Suribachi. Bây giờ, tôi vẫn không hiểu tại sao chúng tôi không bị tấn công.”

        Khi những người lính TQLC tìm đường tiến lên, lần đầu tiên họ trông thấy toàn cảnh Iwo Jima theo góc nhìn của lính Nhật. Trải dài dưới mằt họ là những bãi biển đổ bộ, hạm đội đang thả neo ngoài đại dương, nơi hòn đảo thắt lại mà đơn vị của họ đã chiếm được với nhiều thương vong, các đường băng cho máy bay đối phương, và phần đất trung tâm nhô dần lên cao về hướng bắc. Và họ cũng thấy những đồng đội đang dõi mắt nhìn về phía mình. Dưới mắt họ, mọi quang cảnh đều gần gũi làm sao, thân mật làm sao và an bình một cách kỳ quái làm sao.

        Sau khi đã đi được hai phần ba chặng đường, Trung úy Schrier điều đội hình hai sườn dãn ra hai bên để yếm trợ cho nhau. Robert Leader kể: “Chúng tôi đều căng thẳng, nghĩ kẻ thù sẽ bất thình lình nhảy ra, hoặc một người trong chúng tôi sẽ giẫm lên một quả mìn. Nhưng tất cả đều hoàn toàn yên ắng. Không hề có một tiếng súng. Chúng tôi mất 40 phút để lên đến đỉnh.”

        Trung sĩ Lowery ghi hình chặng đi lên với một chiếc máy ảnh cồng kềnh. Có một lúc, ông yêu cầu một anh lính TQLC giở lá cờ ra để ông có thể chụp một bức ảnh của lá cờ đang được mang lên.

        Lúc 10 giờ sáng, Trung đội đi đến rìa miệng núi lửa. Khi nhìn xuống đáy, các chàng trai nhận ra cảnh tàn phá: những khẩu pháo phòng không của Nhật bị nung chảy vào nhau bởi sức nóng của các đợt oanh tạc của máy bay Mỹ, những khối thép vặn vẹo, đá tảng bị nghiền nát. Robert Leader không thể kiềm chế một nụ cười vui sướng khi nhìn thấy hai cái bồn lớn - bồn xăng bổ sung mà máy bay Hải quân thả xuống sau khi đã cạn hết xăng. Ông nói: “Tôi cười khúc khích khi nghĩ lúc bọn Nhật nhìn thấy hai bồn xăng này rơi xuống.”

        Hành động kế tiếp của Leader có lẽ thể hiện thái độ của tất cả lính TQLC trẻ đã đối mặt với quà núi: “Tôi nói với Leo Rozek "Này, tôi muốn đi tè." Rozek trả lời "Ý kiến hay." Thế là hai chúng tôi cùng tè xuống quả núi. Tôi nói "Tôi tuyên bố núi lửa này là sở hữu của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:02:19 pm »


        Hank Hansen tỏ ra bất bình: “Thôi đi! Anh nghĩ anh là ai?” Leader có ngay câu trả lời: “Tôi là công dân Mỹ!” Hansen thay đổi đề tài: Ông chuyển yêu cầu của Đại tá Harry Liversedge là Leader - với cương vị họa sĩ bán chính thức của Trung đội - vẽ phác quang cảnh xung quanh. Leader bắt đâu công việc.

        Rồi Thomas đi lên ra lệnh: “Xem có thể tìm một cái cán để cột lá cờ lên không.” Leader bỏ qua một bên tập giấy vẽ - ông đã buộc những bản vẽ với nhau bằng băng y tế do cha tôi cung cấp - rồi cùng Rozek sục sạo tìm kiếm trong đống đổ nát dưới chân. Quân Nhật đã xây trên mặt miệng núi lửa một hệ thống hứng nước mưa, và nhiều đoạn ống nằm rải rác đây đó. Khi lục lọi trong lớp bùn, Rozek tìm ra một đoạn ống còn dùng được. Ông và Leader dựng đoạn ống thẳng lên và thấy một lỗ đạn mà họ có thể luồn sợi dây thừng qua. Rồi họ mang đoạn ống đến cho Thomas đang đứng chờ. Rồi ban chỉ huy Trung đội đến tham gia vì biết khoảnh khắc quan trọng này sẽ được chụp ảnh.

        Trung úy Schrier, Trung sĩ nhất Thomas, Trung sĩ Hansen và Hạ sĩ Lindberg tụ tập quanh ngọn cờ. Họ giở lá cờ ra và cột vào

        vị trí. Lou Lowery chụp liên tiếp nhiều bức ảnh để ghi lại trình tự công việc. Ông tiến đến gần, chỉ dẫn thế đứng, bảo họ phải nở nụ cười.

        Louis Charlo nhập vào đám bốn người. Lúc 10 giờ 20, họ đẩy cột cờ đứng thẳng trong ngọn gió, lá cờ nước ngoài đầu tiên bay trên đất Nhật. Vì muốn có thêm nét sinh động cho bút ảnh, Lowery ra hiệu cho Jim Michels để ông này ngồi xuống phía trước với khẩu carbine trên tay. Thế rồi, có trở ngại: Lowery la lên: “Chờ một chút!” Ông đã hết phim và cần vài giây đồng hồ để thay cuộn phim mới. Lindberg càu nhàu bảo ông phải khẩn trương: Những người đang nắm cột cờ là mục tiêu ngon xơi cho đối phương.

        Với cuộn phim mới trong máy ảnh, Lowery yêu cầu bức ảnh cuối cùng: Hansen, Thomas và Schrier nắm lấy cột cờ, Lindberg và Charlo đứng cách ít bước nhìn họ, Michels ngồi ở phía trước với khẩu carbine. Trong khi Lowery bấm máy, nhiều âm thanh hỗn tạp vang lên từ hòn đảo và từ hạm đội ngoài khơi. Hàng nghìn lính TQLC và Hải quân đã dõi theo trung đội tiền thám leo lên rìa miệng núi lửa. Khi lá cờ nhò bay phất phới, trong một vài khoảnh khắc Iwo Jima biến thành Quảng trường Times vào đêm đón mùng năm mới. Lính bộ binh reo hò, huýt sáo, còn hạm đội ngoài khơi mở còi hú. Đây là biểu tượng của một giấc mơ tưởng là không thể nhưng đã thành hiện thực. Đây là biểu hiện cho việc chinh phục núi Suribachi. Đây là lá cờ nước ngoài đầu tiên được cắm trên lãnh địa của Nhật Bản.

        Là người không dễ dàng buông thả theo cảm xúc, Chuck Lindberg nhớ lại đấy như là một cơn sóng to đổ ụp lên họ, mang đến cho ông cảm giác rùng mình trong hạnh phúc mà trước đó và mãi sau này ông không hề kinh qua.

        Robert McEldowney từ Roanoke, Bang Illinois, đã đứng ở bãi biển đổ bộ dõi theo họ, bây giờ tham gia reo hò khi nếm trải khoảnh khắc huy hoàng. Ông nói: “Thật là xúc động! Khi họ giương lá cờ ấy, tôi sẽ không bao giờ quên được - cả hòn đảo bùng nổ với tiếng reo hò. Tôi cảm thấy lạnh cả sống lưng.”

        Max Haefele cũng dõi theo quang cảnh từ ống nhòm. Ồng nói: “Thật là sung sướng. Khi lá cờ được giương lên, nhiều âm thanh vang dội cả hòn đảo.”

        Nhiều lính TQLC trẻ trong cơn choáng váng nghĩ trận đánh đã kết thúc. Về việc này, họ đã nhầm to. Robert Leader là một chiến binh không nghĩ thế. Giữa cơn sướng thỏa, ông cảm nhận một ý nghĩ tiêu cực hơn là suy nghĩ của Lindberg hoặc của McEldowney. Ông nhớ lại: “Khi trông thấy lá cờ, tôi nghĩ giương nó lên ở đấy là ý tưởng không hay. Nó giống như nằm giữa hồng tâm của tấm bia tập bắn.”

        Nồi e ngại của Leader nhanh chóng trở thành lời tiên tri. chỉ vài khoảnh khác sau khi lá cờ Sao và Sọc được giương lên, đinh núi lửa lại lâm vào cảnh lửa đạn.

        Người lính Nhật đâu tiên xuất hiện từ địa đạo nhưng quay lưng về phía lính TQLC. Harold Keller nhận ra ngay, và kẹp khẩu súng trường ngang hông mà bẳn ba phát. Người lính Nhật rơi vào cái hố nơi anh đã bước ra. Một lính Nhật bắn tỉa khác lập tức xuất hiện và chĩa mũi súng trường vê phía lính Mỹ; Chick Robeson bắn hạ anh này. Kế tiếp là một sĩ quan Nhật, hẳn là đã trở nên điên khùng vì tay cầm một thanh gươm gãy; một lính TQLC đang cảnh giác cao độ bắn hạ ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:03:35 pm »


        Bây giờ, miệng núi lửa sinh động trở lại với nhiều tiếng nổ. Cái đâu con rắn vẫn chưa chết hẳn. Lựu đạn bắt đâu được ném ra từ vài cửa hang. Lính TQLC tìm chỗ ẩn nấp và cũng ném trả lại lựu đạn.

        Phóng viên nhiếp ảnh Lou Lowery đang đứng gần cột cờ khi một lính Nhật ló đâu ra khỏi một cửa hang và ném một quả lựu đạn. Lowery nhảy qua rìa miệng núi lửa rồi lộn người, chuồi hơn 10 m xuống bờ dốc gồ ghề rồi mới đứng lên được. Ông bị vài đường trầy sướt nhưng không bị thương nặng. Chiếc máy ảnh của ông bị vỡ, nhưng cuộn phim thì an toàn. Lowery nghĩ đã đến lúc đi xuống để tìm một chiếc máy ảnh khác.

        Cuộc chạm trán chỉ xảy ra trong vòng vài phút; lính Mỹ không bị thương vong. Và rồi đối phương vô hình lại im bặt.

        Sau khi tình hình êm dịu trở lại, vài anh lính trẻ cảm thấy lạ lẫm với quang cảnh bên dưới. Donald Howell tìm ra trong đống đổ nát ống kính đôi nhìn xa1 của pháo binh - điều lạ lùng là vẫn còn nguyên. Ông dựng chân ba càng lên, rồi nhìn qua ống kính. Ông cảm thấy kinh ngạc. Ông kể: “Ổng kính cho thấy rõ quang cảnh của bãi biển. Họ [quân Nhật] trông thấy hết hành động của chúng ta.”

        Đến phiên anh chàng 18 tuổi Jim Buchanan. Trong một khoảnh khắc, cuộc chiến tan biến, và ông được trở lại thời thơ ấu khi cảm thây kỳ lạ: “Tôi nhìn qua ống kính và thấy được toàn cảnh Iwo Jima. Thật là đẹp.”

        Đối với những người khác, buổi sáng này vẫn đòi hỏi nhiệm vụ khắc nghiệt.

        Chuck Lindberg nhớ lại là ông cùng đồng đội mất cả tiếng đồng hồ để tảo thanh quả núi. “Chúng tôi sử dụng súng phun lửa hoặc bộc phá cho những hang động mình không thể vào được, và nếu vào được thì chúng tôi cố tiến vào. Chúng tôi thiêu rụi bọn họ. Chúng tôi không biết quân Nhật sẽ tiến ra từ hướng nào, thế nên chúng tôi phải hành động nhanh.”

        Chỉ về sau, lính TQLC mới hiểu ra hiểm nguy vẫn còn hiện diện như thế nào trong lòng quả núi Suribachi vào buổi sáng ngày 23/2 ấy. ít ngày sau, khi lùng sục trong một hang thông ra bên ngoài để tìm món kỷ niệm, Chuck Lindberg và Chick Robeson trông thấy một cảnh tượng buồn nôn: thi thể của ít nhất 150 lính Nhật, vừa mới chết. Họ đã tự sát.

        Robeson nhớ lại: “Mùi hôi thối nồng nặc đến nỗi chúng tôi phải mang mặt nạ phòng hơi độc. Chúng tôi đi vào với một chiếc đèn pin nhỏ, và thấy đó là một hang lớn gồm hai phần. Lính Nhật nằm chết khắp cùng - dày đặc đến nỗi chúng tôi phải giẫm đạp lên vài thi thể. Nhiêu người tự tử bằng cách ôm lựu đạn cho nổ gần bụng.”

        Robeson tiếp: “Tại sao quân Nhật không cố chạy ra cửa hang và áp đảo toán tiền thám giương ngọn cờ thì vẫn còn là điều bí ẩn. Họ có quân số vượt trội với tỷ lệ 4 đánh 1. Điều khó lý giải hơn là nhiều hang khác cũng có quân Nhật trú đóng. Chúng tôi chẳng bao giờ biết được đáng lẽ có bao nhiêu lính Nhật đổ ra đánh chúng tôi. Nhưng chắc chắn là họ có khả năng giết tất cả chúng tôi.”

        Có một lời giải thích cho những người lính Nhật tự tìm đến cái chết này: Họ hiểu tinh thần Võ sĩ đạo một cách sai lạc, vì đã bị chế độ quân phiệt Nhật đâu độc tư tưởng. Một samurai theo truyền thống có thể chấp nhận cái chết trên chiến trường và cảm thấy vinh dự vì việc này. Anh ta có thể tự sát để chuộc lại một lỗi lầm về đạo đức hoặc do thiếu can đảm. Nhưng tự sát như là cách thể hiện sự hy sinh cuối cùng cho đất nước mình thì không phải là giá trị samurai truyền thống. Đấy là chủ thuyết mà giới quân sự điên rồ đặt ra nhàm bắt buộc những người lính - mà họ cho là vô giá trị - phải cống hiển tối đa.

        Trong khi Trung đội 3 đang kiểm soát đỉnh của quả núi Suribachi, những hoạt động khác vẫn diễn ra phía dưới,

        Trong đêm trước, Bộ trưởng Hải quân James Forrestal đã quyết định muốn đi lên đảo và chúng kiến giai đoạn cuối của trận đánh chiếm quả núi. Bây giờ, ông đang đi lên bờ cùng với Tướng Smith, với thỏa thuận là ông sẽ nghe theo mọi chỉ thị của vị Tướng. Chiếc thuyền chở họ cập vào bờ biển ngay sau khi lá cờ được giương lên, và cả bộ chỉ huy đều tỏ ra sướng thỏa. Khi nhìn lên lá cờ, Forrestal nhận xét với vị Tướng: “Holland, việc giương ngọn cờ trên Suribachi có ý nghĩa đặc biệt đối với Binh chủng TQLC trong năm trăm năm sắp tới.”

-------------------
        1. Tương tự loại ống nhòm cầm tay nhưng được gắn trên chân ba càng, có tầm nhìn xa hơn đế pháo binh nhận ra điểm rơi của đạn pháo mà điều chỉnh đạn đạo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:04:28 pm »


        Forrestal bị cuốn vào không khí cuồng nhiệt trong khoảnh khắc này, đến nỗi ông nảy sinh ý muốn giữ lá cờ Suribachi làm vật kỷ niệm. Tin tức về ý muốn này không hợp với Trung tá Chandler Johnson, người có tính nóng nảy giống như Tướng Smith có tính dữ dằn. Khi nhận được tin này, vị Trung tá nhổ nước bọt: “Cóc cần biết!” Đối với cá nhân ông, lá cờ thuộc về Tiểu đoàn 2 dưới quyền ông. Thế là ông quyết định thu giữ lại lá cờ này càng sớm càng tốt, và phái Trung úy Ted Tuttle, tùy viên hành quân, đi ra bãi biển để tìm một lá cờ thay thế. Rồi như chợt nảy thêm ý nghĩ, ông nói với theo Tuttle: “Và phải tìm một lá cờ lớn hơn.”

        Gần thời gian này, một nhà nhiếp ảnh thấp bé, cận thị, có ria mép tên là Joe Rosenthal đang cố xoay xở trong một buổi sáng tồi tệ.

        Rosenthal đang săn tin về cuộc đổ bộ cho hãng tin Associated Press (gọi tắt là AP). Vào buổi trưa Ngày D, ông đã đổ bộ lên Iwo Jima và chấp nhận hiểm nguy đến tính mạng mình nhằm chụp được những bức ảnh giữa trận chiến. Nhưng vào buổi sáng ngày 23/2, có vẻ như mọi chuyện đều không ổn đối với ông. Rosenthal đã trượt chân trên mành lưới ướt và rơi xuống biển, giữa một chiếc tàu chỉ huy và một tàu đổ bộ. Sau khi được vớt
lên, ông mở túi chống thấm nước đựng chiếc máy ảnh - kiểu Speed Graphic cồng kềnh nhưng bền bỉ - rồi chụp một tấm cho thấy Forrestal và Smith đang nhìn về phía bờ biển một cách quyết tâm.

        Khi ông đang ngồi trong một chiếc tàu đổ bộ để tiến vào Iwo Jima cùng với Bill Hippie, phóng viên cho một tập san, chỉ huy chiếc tàu thông báo mình đã nghe qua máy vô tuyến là một đội tuần tra đang leo lên Núi Suribachi.

        Hippie nói: “Anh nói đến chuyện địa ngục.”

        Người chỉ huy nói: “Tôi cũng nghe như thế.”

        Hippie và Rosenthal cùng hướng đến quả núi, cần thận tránh những điểm đánh dấu có mìn, cho đến lúc họ đi đến bộ chỉ huy Trung đoàn 28. Nơi đây, họ gặp hai lính TQLC cũng là phóng viên nhiếp ảnh chiến trường: Binh nhì Bob Campbell tác nghiệp với một chiếc máy ảnh, và Trung sĩ Bill Genaust có một máy quay phim màu.

        Genaust nhận xét: “Tôi nghĩ chúng ta đã đến quá muộn cho việc giương ngọn cờ.”

        Nhung Rosenthal đã đi xa được đến đây nên không muốn quay vê. Ông nói: “Tôi vẫn muốn đi lên núi.” Rồi ông thuyết phục Campbell và Genaust - cả hai đều được vũ trang - cùng đi với mình. Ba người đeo máy móc lên vai mà bước lên trên núi dốc.

        Trong khi Trung úy Tuttle đang đi tìm lá cờ để thay thế, Chandler Johnson đi đến quyết định là Trung úy Schrier đang ở trên ngọn núi có thể sử dụng một đường dây điện thoại nối với căn cứ thay cho điện thoại vô tuyến dã chiến của ông lúc này đã yếu pin. Johnson gọi cho Đại úy Dave Severance ở Đại đội E và ra lệnh một toán quân đi đặt đường dây điện thoại. Tiểu đội 2 vừa đi tuần tra quanh chân núi trở về. Severance ra lệnh cho Mike, Harlon, Ira và Franklin đi đến ban chỉ huy tiểu đoàn để nối một đường dây điện thoại, từ đó nhóm kia sẽ kéo dài dây lên đỉnh núi. Strank chỉ nói ngân gọn: “Ta đi thôi!”

        Các chàng trai đã mệt mỏi, nhưng không ai hỏi ông là sẽ đi đâu; không ai phàn nàn. Và sau này, Ira viết: “Đúng là chúng tôi không cảm thấy an tâm.”

        Đại úy Dave Severance cũng phái liên lạc viên của ông, Rene Gagnon lúc ấy 19 tuổi, đi đến ban chỉ huy tiểu đoàn để mang bộ pin mới SCR-300 cho Schrier.

        Họ đi đến bộ chỉ huy tiền phương của Trung tá Chandler Johnson ngay khi Trung úy Tuttle vội vã xuất hiện. Tuttle đang mang về một lá cờ Mỹ mà ông lấy được từ chiếc tàu mang số hiệu LST-779 đang đậu ở bờ biển. Do ngẫu nhiên mà lá cờ này - dài 2,4 m và rộng 1,4 m, lớn hơn nhiều so với lá cờ đang tung bay trên đỉnh núi - được tìm thấy trong một kho chứa vật liệu cũ ở Trân Châu Cảng, sau khi được thu hồi từ một chiếc tàu sắp chìm vào cái ngày sẽ sống mãi trong sự bi ổi.

        Tuttle trao lá cờ cho Chandler Johnson, đến phiên ông này trao cho Rene để cho vào ba lô của Rene. Vị Trung tá bảo Mike: “Khi lên đến đỉnh núi, anh bảo Schrier treo lá cờ này lên, và tôi lệnh cho anh ấy giữ lá cờ nhỏ cho tôi.”

        Với chuyến tải hàng gồm dây điện thoại, bộ pin và lá cờ, 5 chàng trai đi lên đinh núi, vừa đi vừa tháo cuộn dây điện thoại ra mà đặt theo đường đi. Trong lúc này, cha tôi vẫn còn ở trên đinh núi.

        Khoảng giũa trưa, họ lên đến đỉnh núi. Mike đến trình diện với Trung úy Schrier và giải thích về việc bàn giao dây điện thoại cùng bộ pin, và về ý của Johnson muốn giữ lại lá cờ đầu tiên. Khi Rene trao lá cờ mới cho Mike, Mike nghĩ nên có lời giải thích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:07:05 pm »


        Ông nói với vị Trung úy: “Trung tá Johnson muốn lá cờ lớn này bay cao, để mỗi tên khốn kiếp trên cả hòn đảo chết tiệt này có thể nhìn thấy nó!”

        Mike chỉ thị cho Ira và Franklin đi tìm một sợi dây thừng. Ông và Harlon bằt đầu thu dọn một chỗ để đặt cột cờ, và Harlon bắt đầu chất lên những viên đá.

        Trong khi từ miệng núi lửa đi xuống, Lou Lowery gặp Joe Rosenthal, Bill Genaust và Bob Campbell đang lần mò đi lên. Lowery nói với ba phóng viên nhiếp ảnh rằng ông đã chụp được cảnh giương ngọn cờ. Cả ba định quay trở về. Nhutig Lowery có ý khác: “Các anh nên lên trên ấy. Quang cảnh của bến tàu trông đẹp lắm.” Ba phóng viên nhiếp ảnh tiếp tục đi lên.

        Khi Rosenthal đến đinh núi ít lâu sau giữa trưa, một quang cảnh đẹp theo cách khác đón chờ ông: Lá cờ Mỹ bay phần phật trong gió. Vài năm sau, ông trả lời người phỏng vấn: “Nói cho anh biết, tôi vẫn còn cảm thấy xúc động vì lòng yêu nước khi nhớ lại lúc nhìn thấy lá cờ của chúng ta tung bay trên đấy.”

        Rồi Rosenthal trông thấy một quang cảnh còn thú vị hơn bên kia rìa miệng núi lửa: Vài lính TQLC đang mang một cột sắt đi đến một lính TQLC khác, anh này đang cầm một lá cờ khác, được xếp lại thẳng thớm.

        Theo bản năng nghề nghiệp, những ngón tay của Rosenthal lần mò cầm lấy chiếc máy ảnh Speed Graphic. Có lẽ cuối cùng thì ông cũng chụp được một bức ảnh về việc giương ngọn cờ.

        Cây cột mà Ira và Franklin đang mang là một đoạn ống nước thải nặng hơn 50 kg. Khi hai người tiến đến gần vị trí, Trung úy Schrier đề nghị toán của Mike nên làm việc này. Ông muốn giương lá cờ mới lên và hạ lá cờ cũ xuống cùng một lúc.

        Mike cột lá cờ vào cây cột. Schrier kêu vài người lính TQLC đến để hạ cột cờ thứ nhất xuống, và rồi đứng giữa hai nhóm người, ông chỉ đạo họ.

        Ba phóng viên nhiếp ảnh đi quanh quất xa xa, gần rìa miệng núi lửa. Mỗi người tìm cho mình một vị trí đế chụp ảnh. Campbell đi ra xa rồi tiến đến một vị trí gần sườn đồi, sát ngay dưới lá cờ thứ nhất, để có thể chụp ngược lên khi lính TQLC hạ lá cờ xuống. Genaust đứng vai kề vai gần bên Rosenthal, cách lá cờ thứ hai khoảng 30 m, chỉ còn vài mét phim màu trong máy quay phim nên ông quyết định chờ đến khi đúng thời khắc để sử dụng. Con người Rosenthal cao 1,6 m đã đặt chiếc máy ảnh Speed Graphic xuống, cúi về trước, chất vài hòn đá và một bao cát để đứng cho cao và ngắm nghía góc chụp. Ông đặt máy ở tốc độ 1/400 giây, với khẩu độ giữa f8 và fi6.

        Những người khác hiện diện trên đinh núi không để ý đến những gì đang diễn ra. Họ cho việc này có ý nghĩa tầm thường như là ném một quả bóng mới vào sân cỏ cho hai đội bóng tiếp tục thi đấu.

        Tất cả diễn ra chỉ trong vài giây đồng hồ. Chiếc máy quay phim của Genaust thu hình được tất cả diễn tiến. Một mình trong phòng khách ở nhà, tôi đã xem đi xem lại những giây đồng hồ này, khi hình ảnh được chiếu chậm. Diễn tiến sự việc là như sau1:

        Harlon đứng trụ vững phía trên vị trí đã định, chung quanh đầy vật liệu đổ nát, sẵn sàng đón nhận phần chân cột cờ. Ở đâu kia, Mike đang chỉ huy, hướng cột cờ về phía mình, đoạn ống được đặt lên vai ông.

        Mike giữ cho lá cờ rộng quấn chung quanh cột cờ để tránh bị gió thổi mạnh, chờ đến khi dựng cột cờ xong mới mở ra.

        Mike và bốn binh sĩ dưới quyền đi vòng đến gần cột cờ hơn. Họ giơ chân cao ở mỗi bước đi để tránh giâm lên vật liệu đổ nát. Giống như thể họ đang đi trên lớp tuyết dày.

        Ira đi đến cột cờ, đối diện với Mike, quay lung về khung ảnh của Genaust. Ông nói gì đấy với Mike, nhung nghe không rõ trong cơn gió mạnh. Ira đang mang tấm chăn của người Da đỏ quấn quanh dây thắt lưng.

        Mike thấy cha tôi đang đi ngang với bông băng y tế trên tay, và kêu ông đến trợ giúp. Cha tôi để bông băng xuống đất và tiến đến cột cờ, ngay giũa Mike và Harlon.

        Từ tiền cảnh trong đoạn phim của Genaust, Franklin đi đến cột cờ.

        Rene từ phía sau tiến gần đến, về bên phải, khẩu súng trường của ông vắt ngang vai. Ông đứng phía sau cha tôi lúc này đang ở phía trước cột cờ trong đoạn phim.

        Các chàng trai xúm xít quanh Harlon, lúc này đang cúi thấp người dưới chân cột cờ. Cha tôi nắm lấy cột cờ ở đoạn giữa.

        Rosenthal nhận ra diễn tiến và nằm lấy chiếc máy ảnh.

        Genaust đứng cách Rosenthal khoảng 1 m, hỏi: “Tôi có che khuất anh không, hở Joe?”

        Rosenthal đáp “Ồ, không.” Sau này, ông nhớ lại: “Tôi quay sang anh ấy và qua khóe mắt mình, tôi nói: ‘Này, Bill, được rồi đây!’”

        Ông giơ máy ảnh lên, chụp lấy một tấm. Cùng lúc này, cột cờ được nhanh chóng dựng lên theo hình vòng cung. Lá cờ bật ra khỏi tay Mike, rồi phất phới trong cơn gió mạnh.

-----------------
        1. Có thế xem đoạn phim này trên một số trang web, ví dụ như trên trang của từ điển bách khoa Wikipedia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:09:46 pm »


        Rosenthal nhớ lại: “Vì giữ lịch sự với nhau, chúng tôi suýt vuột mất quang cảnh. Tôi quay vòng chiếc máy ảnh cho đến khi tôi đoán ra là động tác lên đến đinh điểm, rồi tôi bấm máy.”

        Và rồi mọi chuyện đều xong xuôi. Lá cờ đã được giương cao.

        Campbell đã chụp được bức ảnh như ý ông mong muốn: Lá cờ đâu tiên đang được hạ xuống ở tiền cảnh trong bức ảnh, và lá cờ thứ hai đang được giương lên ở cách xa một khoảng. Genaust quay được đoạn phim mà ông đã trù định: Đoạn phim màu cho thấy diễn tiến việc giương lá cờ thay thế.

        Chỉ có Rosenthal là không biết chắc. Thậm chí nhà phóng viên nhiếp ảnh của hãng AP đã không có cơ hội nhìn khung cảnh qua kính ngắm trên máy ảnh. Sau này, ông kể: “Dĩ nhiên là tôi không thể nói chắc về bức ảnh. Nó giống như chụp ảnh một cầu thủ đang chơi bóng; bạn không thể khoe khoang về bức ảnh khi chưa in ảnh ra.” Ông đã ghi hình ảnh trong một phần 400 giây của tổng cộng diên tiến 4 giây đồng hồ. Ông không biết được liệu bức ảnh bị nhòe rung, ảnh chụp lên bầu trời, hay là bức ảnh tạm chấp nhận được.

        Sáu người lính tiếp tục chống đỡ cột cờ nặng nề trong cơn gió mạnh. Cột cờ đã được dựng thẳng đứng. Harlon giơ hai bàn tay lên nắm chặt lấy cột cờ, dùng sức nặng thân người mình để cắm cây cột xuống đất. Ira cũng làm thế. Rồi Franklin thêm vào sức nặng. Mike giúp níu chặt mọi thứ.

        Trong vòng vài giây đồng hồ kế tiếp, cột cờ đã tự đứng thẳng, lá cờ bay phần phật trong gió. Sau một lúc, Frank và vài người khác đi tìm đá để tấn thêm vào chân cột. Cha tôi đưa ra sợi dây thừng ông mang theo để dùng cột thương binh vào cáng, và tất cả bọn họ neo chặt cây cột cờ.

        Không ai chú ý đến việc họ làm. Đấy chỉ là một lá cờ thay thế. Lá cờ quan trọng - lá cờ đầu tiên được giương lên vào buổi sáng - được mang xuống chân núi giao cho Trung tá Johnson, và ông này cho vào tủ sắt của tiểu đoàn. Lá cờ mang nhiều giá trị lịch sử đối với tiểu đoàn nên không thể để chơ vơ trên đỉnh Suribachi1.
         
Lá cờ thay thế tung bay trong ba tuần lễ, cuối cùng bị gió mạnh thổi bay mất.

        Một lúc lâu sau khi giương ngọn cờ, Joe Rosenthal lặp lại động thái mà vài giờ trước đây Lowery đã làm. Ông gọi vài người lính TQLC đến đứng quanh cột cờ cho ông chụp một bức ảnh theo kiểu “gung-ho”. Trung úy Schrier tập hợp một nhóm các chàng trai cho bức ảnh này. Mike, Ira, Doc, Franklin và 14 lính TQLC khác hãnh diện đứng dưới lá cờ, giơ tay lên, vung lên vũ khí và mũ sắt.

        Ira Hayes tươi cười trong bức ảnh2 - gương mặt ông hằn những nét nhăn vì nụ cười toe toét hạnh phúc. Ông là người ngồi duy nhất trong số 18 người.

        Mike đứng kế bên Trung úy Schrier, chẩu môi ra như thế đang thốt lên một tiếng sướng thỏa.

        Franklin và cha tôi đứng phía sau Mike, mỗi người nhìn qua một bên vai của Mike. Franklin nở nụ cười chiến thắng và giơ khẩu carbine lên cao.

        Sau này, cha tôi nói “Chúng tôi đều vui sướng!” và trong bức ảnh ông lộ vẻ như thế: Ông nở nụ cười tươi khi tay phải giơ cao chiếc mũ sắt.

        Joe Rosenthal cảm thấy hài lòng về bức ảnh được dàn dựng này. Ông tin chắc rằng, với những chàng trai trẻ tươi cười và bãi đổ bộ được nhìn thấy phía dưới, ông đã có một bức ảnh đáng được chọn để lên báo ở quê nhà.

        Nhưng nhà phóng viên nhiếp ảnh cho hãng AP sẽ phải chờ vài ngày mới biết được. Đêm hôm ấy, cuộn phim của ông được máy bay mang về Guam để tráng và rửa. Bức ảnh nào có thể cho đăng sẽ được chuyên về New York bằng tín hiệu vô tuyến.

        Vài tháng sau, Tiểu đoàn 2 nộp “Báo cáo Hành động” về vai trò của Tiểu đoàn trong Trận Iwo Jima. Báo cáo trình bày những diễn tiến trong ngày 23/2, về việc tiền thám vào buổi sáng sớm. Báo cáo tường thuật việc đội tiền thám 40 người của Trung úy Schrier từ Đại đội E đi lên đỉnh Suribachi, việc giương ngọn cờ đầu tiên vào lúc 10 giờ 20 sáng. Báo cáo nhắc đến việc phá hủy các hang động, việc thu được kính nhìn xa của Nhật, và sự chống cự lẻ tẻ của lính Nhật đang đào thoát.

        Báo cáo Hành động không nhắc đến việc giương lá cờ thứ hai. Dù sao chăng nữa, đấy chỉ là lá cờ thay thế.

-----------------
        1. Chính lá cờ này được sử dụng trong cảnh quay Iwo Jima của phim Sands oflwo Jima (tạm dịch: Những hạt cát ở Iwo Jima) vào năm 1949.

        2. Có người nhận xét là đây là bức ảnh duy nhất cho thấy Ira mim nụ cười.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:17:43 pm »


Chương 12

NHỮNG CHUYỆN HOANG TƯỞNG

       
Đây là một [bức ảnh] cho mọi thời đại!

John bodkin, biên tập ảnh hãng AP ở Guam       

        Trong bốn ngày tiếp theo, những chiến binh đã chinh phục Núi Suribachi được nghỉ ngơi trên lớp da giòn của con rắn đã chết. Vài người lo truy lùng và phá hủy những hang động và địa đạo; vài người biên thư về gia đình.

        Họ đã đánh bại quả núi. Và vì thế, họ nghĩ đối với cá nhân mình trận đánh đã kết thúc. Ít nhất họ được an toàn - hoặc an toàn hơn là trong gần 100 tiếng đồng hồ đầu tiên. Họ đã phải cảnh giác đề phòng lính Nhật thinh thoảng rình mò xâm nhập trong đêm tối. Nhưng bây giờ, quân Nhật đang chủ yếu tự hủy hoại thân mình và hủy hoại lẫn nhau. Trong đêm, các chàng trai nghe thấy những hành động bệnh hoạn đang xảy ra dưới chân họ, ở 7 tầng trong lòng Núi Suribachi. Chick Robeson nhớ lại: “Khi đang cố dỗ giấc ngủ trong hố cá nhân, chúng tôi có thể nghe tiếng nổ của lựu đạn mà họ ôm sát vào bụng.”

        Cuộn phim do Joe Rosenthal chụp ngày 23/2 với 12 bức ảnh, cùng với phim ông đã chụp vào ngày trước, đang được các cấp quân sự xừ lý trên đường chuyển về nước Mỹ. Đầu tiên, phim được đưa lên một máy bay quân thư hướng về Guam, trên quãng đường 1.600 km về phía nam Thái Bình Dương. Ở đây, phim và ảnh qua tay nhiều người, người nào cũng có thể đưa nó vào sọt rác. Chuyên viên phụ trách việc tráng phim và rửa ảnh có thể phạm sai sót khiến cho phim bị vút bỏ. Rồi nhân viên kiểm duyệt sẽ xem xét, và cuối cùng sếp sẽ xem qua từng bức ảnh để quyết định chuyển bức ảnh nào về nước Mỹ qua đường ảnh vô tuyến và phải loại ra ảnh nào.

        Trong số 12 pô ảnh chụp ngày 23/2, hai pô bị hư hại vì ánh sáng lọt vào máy ảnh. Đấy là hai pô ảnh kế cận pô thứ 10, pô mà Rosenthal chỉ bấm máy mà không nhìn qua ống ngắm. Vì lý do nào đấy, pô này không bị ánh sáng làm hỏng.

        Ba ngày sau việc giương ngọn cờ, cha tôi có thời giờ biên thư về nhà. Ông tỏ lòng quan ngại cho bác cả tôi James Jr. lúc ấy đang chiến đấu ở Châu Âu, và ông nội tôi đã qua một cơn đau tim. Nhưng vì cũng lo cho bà mẹ, người con 23 tuổi này, sau khi vướng vào một trong những trận đánh ác liệt nhất trong lịch sử, chi có ngôn từ trấn an:

        Iwo Jima
        Ngày 26 Tháng Hai, 1945
        Mẹ, Cha và tất cả thân thương,

        Con chi có thời giờ để viết ít dòng, con muốn nói cho mọi người rõ con hoàn toàn khỏe mạnh. Mọi người hẳn đã biết về trận chiến của chúng con ở đây và con ở trong đơn vị chiến thắng là Đại đội E Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 28 Thủy quân Lục chiến đã lên đến đỉnh núi Suribachi trước tiên. Con góp chút công lao trong việc giương ngọn cờ Mỹ và đấy là thời khắc hạnh phúc nhất trong đời con.

        Con lo lắng cho Cha. Con mong Cha được xuất viện và khỏe lại. Con nghĩ cả nhà có phần lo lắng cho con vì đã không nhận được tin con. Con không thể biên thư thường xuyên vì thế xin đừng lo lắng nếu nhà lâu không nhận được thư con.

        Con mong có tin tốt lành nhất về Jim1 và rằng mọi người ở nhà đêu mạnh khỏe & hạnh phúc.

        Khoáng một giờ sau khi chúng con lên đến đỉnh Núi, vị Tuyên úy Công giáo của chúng con cử hành Thánh lễ và con đến tham dự Lễ Ban Thánh thể1. Con có cầu nguyện đây đủ và việc này giúp cho con được bình an.

        Con sẵn sàng đối lấy cánh tay trái để được tắm dưới vòi bông sen và cạo râu; con đã để râu 6 ngày không cạo. Không có xà phòng hoặc nước kể từ khi đổ bộ. Trước đây cứ nghĩ rằng mình không thể song quá ba ngày nếu không có thức ăn, nước tắm hoặc thiếu ngủ, nhưng bây giờ mới biết rằng có thế vượt qua được.

        Con sẽ biên thư dài hơn khi có cơ hội, chúc tốt lành và gửi lời thăm hòi đến mọi người.

        Đứa con mãi yêu mến cha mẹ, Jack

        Chick Robeson, 17 tuổi, mô tả một cách chính xác hơn nỗi sợ hãi mà tất cả đã kinh qua: “Trước đây con chưa bao giờ sợ hãi đến thế. Khi đạn cối và pháo quân Nhật bắt đầu rót xuống, con không đừng được mà run lên như đang bị giá lạnh nhưng con nghĩ ai nấy cũng thế.”

----------------
        1. Tên thân mật của James, Jr.

        2. Lễ kỷ niệm bữa ăn cuối cùng của Jesus cùng 12 tông đồ, trước khi Jesus bị bắt và bị xử tội.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM