Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:57:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26437 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:33:18 pm »


        Vài mưu mẹo của Tướng Kuribayashi giống như từ sách khoa học giả tưởng bằng hình vẽ mà lính TQLC đã đọc hồi còn nhỏ. Nhiều người lính nhớ lại mình đã kinh hoàng thấy một lỗ châu mai bỗng dưng mở ra trên sườn Núi Suribachi, giống như một tảng đá mở miệng ngáp. Nòng một khẩu pháo thò qua lỗ châu mai bắn ra một quả. Trước khi pháo Mỹ có thể định tọa độ của lỗ châu mai này thì nó đã khép lại. Đấy là một tấm bừng thép chắc chắn, hoạt động mở khép như là một cánh cửa ga-ra khổng lồ.

        Tuy thế, như William Wayne nhớ lại: “Chúng tôi hành động theo mệnh lệnh dưới hỏa lực súng máy: vẫn cố tiến đến trung tâm hòn đảo. Có lúc chúng tôi nhảy xuống một rãnh chống tăng để ẩn núp và rồi người chỉ huy của chúng tôi thét lên "Mìn!" và chúng tôi phải đổi hướng. Chúng tôi tiêu diệt từng công sự theo cách như khi được huấn luyện. Nhưng khác với việc huấn luyện ở chỗ đối phương xuất hiện trở lại và bẳn chúng tôi từ sau lưng. Nhưng chúng tôi hoàn tất nhiệm vụ. Chúng tôi đã tiến băng ngang hòn đảo.”

        Vào buổi chiều, những đơn vị đã đổ bộ được gồm có 8 tiểu đoàn và các tiểu đoàn tăng của hai sư đoàn, cùng những bộ phận của 2 tiểu đoàn pháo.

        Càng về sau, việc đổ bộ càng khó khăn hơn - không chỉ vì hỏa lực đối phương. John Gramling nhớ lại là chiếc xe bánh xích chở anh phải chạy lòng vòng ngoài biển trong khi các chàng trai căng thẳng vì sợ trúng đạn pháo. Ông nói: “Chúng tôi không thể tiến vào bờ vì lối vào bị nghẽn. Khi vào được bờ, chúng tôi thấy những xác người chồng chất.” Chiếc xe bánh xích chở Wesley Kuhn va phải nhiều thi thể khi còn cách bờ khá xa. Ông nói: “Họ nổi trên mặt nước, mặt úp xuống vì ba lô của họ chứa không khí.”

        Robert Sherrod, một trong những phóng viên chiến trường, đứng trên boong tàu ngoài khơi quan sát trận chiến qua ống nhòm. Đối với ông, những chiếc tăng đang xoay trở trông giống như “nhiều con bọ hung đen đang ngọ ngoạy trên hác ín lỏng.”

        Khoảng 5 giờ chiều, Sherrod bước xuống một tàu đổ bộ để tiến vào bờ. Ông gặp phóng viên Keith wheeler của tờ Times ở Chicago, vừa từ bãi biển trở ra. Wheeler khuyên ông: “Nếu là anh, tôi sẽ không đi vào. Có nhiều cảnh còn khủng khiếp hơn là tất cả những gì tôi đã thấy cộng lại.”

        Giữa hỏa ngục này lúc chiều tà, Harlon đang bò qua một con rãnh, dẫn đâu một hàng các chàng trai bò trên hai tay và hai chân. Bill Ranous ở ngay phía sau ông, va vào người ông khi ông thình lình dừng lại.

        Ranous kể: “Chúng tôi đều hướng mắt nhìn để xem cái gì đã khiến cho Harlon dừng lại. Anh ấy đang trân trân nhìn hai cái chân còn gắn vào hông nhưng phía trên thân người thì không còn nữa. Anh ấy chỉ sững sờ mà không nói lời nào.” Đối với William Wayne, cũng đi trong hàng, hai cái chân trông vô tri vô giác - cái gì đấy không làm ông bận tâm. Ông nói: “Tôi có ý chí muốn sống, và khi thấy hai cái chân, lúc ấy tôi vẫn dửng dưng. Nhưng đối với Harlon, đấy là phần của một con người. Sau một lúc, anh quay sang tôi, nhỏ nhẹ nói: ‘Tại sao ta không chôn anh ấy?’”

        Mỗi người lính có cách phản ứng khác nhau. Roland Chiasson thì ngã vào một cái hố và suýt lăn trên một lính TQLC đã bị mất cánh tay phải. Ông nhớ lại: “Tôi cảm thây mình xuẩn ngốc. Tôi không biết nói gì. Bạn phải nói gì với một người vừa mất cánh tay phải?”

        Suốt ngày Mike Strank đã hành động một cách dũng cảm, lo dìu dắt các chàng trai trẻ, nhưng đâu óc ông vẫn nghĩ đến định mệnh nghiệt ngã của mình. Aloise Biggs nhớ lại lúc đang ngồi nghỉ trong một hố đạn pháo cùng Mike vào buổi chiều. Với giọng thản nhiên, Mike nói: “Đây là chiến dịch thứ ba của tôi, và lần này tôi sẽ không thoát được.”

        Biggs nói: “Tôi đã kinh qua Bougainville và lúc ấy tôi không nghĩ gì nhiều đến trận đánh đó.”

        Quân y tá cũng chịu chung số phận như nhiêu người khác. Clifford Langley, quân y tá làm việc cùng với cha tôi, nhìn thấy sáu quân y tá ngồi thành vòng tròn, đang bàn bạc với nhau. Một quả đạn rơi xuống đầu họ. Langley nói: “Thế là tất cả đều bỏ mình.”
        Đêm xuống, lính Mỹ đã kiểm soát được bãi biến. Lúc mặt trời đang lặn, bờ biến trông càng thêm rùng rợn vì đây những thây người: Mỗi lính TQLC từ tuyến đầu quay về để nhận tiếp tế bổ sung đêu cõng theo một người chết hoặc bị thương. Những tiếng rên rỉ của họ vang lên dọc bờ biển. Nhiều người trong số họ đã chết ở đây, trúng đạn pháo khi nằm trên cáng để chờ được chuyển về tàu quân y.

        Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm - đặc biệt đối với quân y. Thêm nhiều người bị thương. Thêm hàng trăm người, đang nằm rải rác khắp bãi chiến trường. Với cương vị đứng đầu đội quân y tá, cha tôi tiếp nhận báo cáo và cố gắng điều thuộc hạ đi cứu chữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:34:43 pm »


        Đại đội A là một trong số những đơn vị bị thiệt hại nặng nhất vì đổ bộ trong đợt đầu và dũng cảm tiến qua bờ biển phía tây. Clifford Langley kể với tôi: “Cha anh phái tôi đi đến đấy. Đội quân y của họ đều bị thương vong và họ cần trợ giúp. Ban đầu đại đội có 250 người, bây giờ chỉ còn lại có 37. Họ phải trả cái giá như thế khi tiến chỉ hơn 600 m băng ngang hòn đảo.” Khi đến nơi, Langley gặp 8 người bị thương còn đi được trong số thương vong. Ông nói: “Họ đang đau đớn và tôi phát thẻ xác định họ là thương binh để họ được chuyên về trạm xá. Đáng lẽ họ đã có thể rút về mà nhận huy chương Quả tim Tím, rồi lấy làm hãnh diện.” Nhưng giống như vị Trung úy bị bắn xuyên hàm buổi sáng, không ai trong nhóm người này muốn rút lui.” Langley nhớ lại: “Trong khi bị chảy máu họ vẫn đứng đấy, nhưng họ từ chối xa rời đồng đội.”

        Đêm đâu tiên trên đảo Iwo Jima mang đến những quang cảnh rùng rợn đặc thù.

        Những tia lửa màu đỏ như trong địa ngục xuất hiện trở lại giống như lúc sáng sớm, trộn lẫn với những tia màu tráng, đấy là do: đạn lửa định vị; 10.000 quả đạn pháo từ đoàn tàu khu trục ngoài khơi bắn vào; những quả đạn lân tinh nổ tung lên thành những vệt sáng trắng; những luồng đèn pha đế soi sáng Núi Suribachi; những trái hỏa châu tạo nên tiếng phụt! khi nổ để soi sáng và từ từ rơi xuống dưới một cánh dù. Những trái hòa châu này tạo nên làn ánh sáng ma quái trên hòn đảo, khi đong đua trong gió tạo nên những bóng đen chập chờn một cách sống động.

        Đối với Danny Thomas đang ẩn mình trong hố cá nhân, bầu trời đêm giống như một tấm màn của ánh sáng nóng bỏng, một tấm lưới của hỏa lực đan chéo nhau. Ông nói: “Như thể bạn đưa một điếu thuốc lên mà châm lửa được.”

        Cấp chỉ huy của Sư đoàn Mũi giáo khó mà nghi ngơi được. Đại tá Harry Liversedge rời bộ chỉ huy Trung đoàn 28 của mình tiến đến trận địa thêm gần 200 m để sẵn sàng cho đợt tấn công lên đỉnh núi vào sáng hôm sau.
        Ngoài khơi, từng đoàn thuyền rẽ sóng trong đêm, mang vào thêm người sống, mang ra thêm người chết. Tại Tòa Bạch ốc, Tổng thống Roosevelt rùng mình khi nghe kết quả ngày đầu tiên trên Iwo Jima. “Đây là lần đâu tiên trong cuộc chiến, qua những tin tốt lẫn xấu, người ta mới thấy Tổng thống há hốc miệng trong kinh hoàng.”

        Ngày đầu tiên đã gây thương vong cao hơn toàn chiến dịch Guadalcanal: 566 người tử trận trên bờ và ngoài khơi, 1.755 người bị thương.

        Những binh sĩ khác cố giữ yên tĩnh; người cố dỗ giấc ngủ, người cố tránh cơn buồn ngủ. Họ đã được huấn luyện để bắn bất cứ mục tiêu nào di động, xem như đấy là đối phương. Những đốm hỏa châu rọi sáng mọi vật; những cái bóng chập chờn qua lại. Bất kỳ cái bóng nào cũng có thể là một binh sĩ Nhật đang nhẹ nhàng bò tới đế ra tay giết chóc.

        Một bác sĩ quân y đã thiết lập một phòng giải phẫu ở nơi mà ông cho là an toàn. Với bao cát và vải bạt, ông tạo nên một bệnh viện dã chiến. Nhưng khi cố dỗ giấc ngủ, ông nghe có âm thanh giống như tiếng nước bên ngoài phía dưới chân mình. Ông tự hỏi: Có phải mình đang mơ không? Ông lấy tay cào lớp tro núi lửa mềm để rân mò ra bâng chứng. Những đâu ngón tay của ông cào phải một lớp gì đấy cứng chắc: lớp gỗ lợp nóc của một hang động được gia cố. Vị bác sĩ đã dựng bệnh viện dã chiến của mình ngay trên đâu đối phương.

        Phil Ward còn nhớ những mật khẩu trong đêm ấy là dựa trên những hiệu ô tô của Mỹ. Thốt lên tiếng “Nash”, “Plymouth”, “Chevrolet” hoặc “Dodge” vào thời khắc gay cấn có thể tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết.

        Ward kể: “Lúc đêm đã khuya, một anh chĩa súng vào đầu tôi nhưng tôi lại quên hết các mật khẩu.” Không hiểu vì sao, ông được tha mạng.

        Ngày đâu tiên của trận đánh Iwo Jima đã qua. Còn lại 35 ngày nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:36:32 pm »

     
Chương 8

NGÀY D CỘNG 1
       
Chiến tranh tàn khốc như thế lại là điều hay, nếu không chúng ta có thể đâm ra thích chiến tranh.

ROBERT E. LEE        

        Thứ Ba, ngày 20/2, khi các chàng trai Đại đội E thức dậy và nhìn lên ngọn núi thì trời đang đổ mưa. Mưa và gió lạnh sẽ hành hạ họ trong ba ngày kế tiếp. Biển lặng trong ngày đổ bộ, nhưng bây giờ đang dậy lên những con sóng cao hơn một mét với lớp bọt màu xám xấu xí ập lên bờ. Bây giờ, việc chuyển hàng hậu cần bị cản trở không chỉ vì pháo của đối phương, và tinh thần bộ chỉ huy chùng xuống. Tướng Smith than vãn trong tập hồi ký của mình: “Đấy là một trận đánh chống lại biển cả, sóng gió, tro núi lửa và quân Nhật - tất cả hợp lại thành khối liên kết khổng lồ chống lại chúng tôi.”

        Đấy là một đêm giá lạnh, đầu óc căng thẳng. Từ những vị trí trên bờ biển phía tây, Mike, Ira, Harlon cùng những người khác có thể nghe tiếng đạn cối, hỏa tiễn và đại pháo Nhật, suốt đêm không hề giảm sút. Đạn rót xuống hai trạm xá dã chiến trên bãi biển đổ bộ, sát hại nhiều thương binh.

        Những người lính TQLC trẻ đã chuẩn bị ứng chiến đợt xung phong của quân Nhật. Tướng Smith đã cảnh báo họ về việc này. Dù gây kinh hoàng, nếu có đợt xung phong như thế, ít nhất quân Nhật hẳn đã phơi mình trước họng súng Mỹ; quân tấn công thường chịu tổn thất cao hơn quân phòng thủ. Tướng Smith nhận xét khi ra lệnh binh sĩ dưới quyền phải chuẩn bị: “Thường là thế khi ta đập tan sức kháng cự của họ.” Nhưng không có đợt xung phong nào cả. Chiến thuật lì lợm của

        Kuribayashi đã kiềm chế sự chống đối của binh sĩ dưới quyền ông. Thay vào đấy, đạn cối và đại pháo tiếp tục rót xuống trong đêm, giết hại thêm nhfêu lính Mỹ hơn là cách xung phong.

        Và mối đe dọa rình mò dưới ánh sáng hỏa châu lập lòe là có thực; không phải tất cả bóng đen là ma quái. Vào khoảng 2 giờ sáng, một quả lựu đạn Nhật rơi vào giữa vị trí Đại đội E, làm bị thương Ed Kurelik và Phil Christman. Tuy mệt nhọc, trong màn đêm cha tôi vẫn phải lần mò trên hai bàn tay và đầu gối để chữa trị người bị thương, kêu tên mình để không bị bắn nhầm.

        Richard Wheeler nhớ lại là Kurelik, một chú nhóc Chicago, đã nổi điên lên vì quân Nhật không đường hoàng ra mặt mà đánh. Khi Doc băng vết thương cho anh, Kurelik cáu kỉnh nói: “Tôi nghe có ai đấy tiến đến giao thông hào và rồi tên Nhật ấy ném một quả lựu đạn.”

        Ánh sáng ban mai soi rọi cảnh tàn phá trong đêm. Đối với phóng viên kỳ cựu Robert Sherrod - người nghĩ mình đã thấy hết những gì tồi tệ nhất trên chiến trường Thái Bình Dương -  đấy không khác gì “cơn ác mộng trong địa ngục.” Bản tin của ông viết tiếp: “Vào buổi sáng, dọc bờ biển đầy những xác người... Họ chết trong cảnh tàn khốc nhất. Tôi chưa từng thấy nơi nào trên Thái Bình Dương có nhiều thây người chết tan nát như thế. Nhiều người bị cắt hẳn ra làm đôi. Nhũng ống chân và cánh tay nằm cách thân người cả mấy chục mét.”

        Vì thế, đối với những lính TQLC mới vài giờ trước còn mong trời mãi tối, bây giờ họ mới thấy bình minh là một ơn phước.

        Trung đoàn 28 dưới quyền Đại tá Liversedge đã bố trí vắt ngang phần thật hẹp của hòn đảo, cô lập Núi Suribachi chỉ cách họ vài trăm mét về hướng nam. Bây giờ, 3.000 người lính Trung đoàn 28 sẽ bắt đầu mũi tiến công nguy hiểm về ngọn núi lửa, trong khi 33.000 lính TQLC khác trên đảo sẽ tiến về hướng bắc xuyên qua trung tâm hòn đảo để đánh chiếm các sân bay và vùng đất cao.

        Lính Mỹ sẽ phải trả giá cao cho việc chiếm Suribachi, nhưng họ vẫn chuẩn bị thi hành nhiệm vụ khắc nghiệt này. ít lâu sau khi mặt trời mọc, Liversedge bố trí Tiểu đoàn 2 và Tiểu đoàn 3 tiếp tục tiến công lên Suribachi. Đại đội E không đi theo, mà được giữ lại trong thành phần Dự bị của Trung đoàn. Đại đội E sẽ tiến theo hướng của họ ngày hôm qua, về hướng nam để vào khu vực kiểm soát của Tiểu đoàn 2. Ở đây, họ sẽ lập vị trí dự phòng để có thể tiến lên trận địa.

        Đợt oanh kích bùng nổ khi ánh mặt trời ló rạng. Máy bay của Hải quân phóng hỏa tiễn, bom nổ và bom xăng đặc xuống Núi Suribachi.

        Lúc 8 giờ 30, Liversedge ra lệnh tấn công. Tiểu đoàn 3 dưới quyền Trung tá Charles Shepard dẫn đầu. Khi những người lính TQLC di chuyển zíc-zẳc dưới màn mưa hướng đến Suribachi, thiết giáp bánh xích và tàu khu trục Mỹ nã pháo lên núi nhưng không gây thiệt hại gì cho đối phương dưới lòng đất. Đại úy Severance điều Trung đội 1 của Đại đội E lĩnh nhiệm vụ tấn công lúc sáng sớm. Trung úy Trung đội trưởng George Stoddard đã bị thương và được di tản. Suốt buổi sáng, cuộc tấn công chỉ tiến được không đến 70 m, theo cách thức xưa cũ: bằng súng phun lửa, súng cầm tay, và bộc phá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:39:56 pm »


        Khoảng 11 giờ sáng, Trung tá Johnson, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, gửi tin báo về Tổng hành dinh Sư đoàn 5: “Địch chống cự mạnh hơn dự liệu. Cứ dăm mét có một công sự. Đợt yểm trợ bắn tốt nhưng chỉ phá hủy một ít công sự hoặc hang động. Binh sĩ phải tiến chiếm từng vị trí, đang chịu thiệt hại nặng.”

        Trong khi đợt tấn công tiến rồi chùng bước, Đại đội E - thiếu Trung đội 1 - tiếp tục tiến theo hướng bắc, lúc nào cũng thấy các ngọn núi và pháo thủ Nhật không cách quá xa. ít xảy ra chạm trán gần, ngoại trừ trường hợp một binh sĩ của Trung đội 3 - con một thợ rèn và là người lập dị từ Montana tên là Don Ruhl. Ồng đã trở thành mẫu người kỳ khôi khi huấn luyện: ghét mang mũ sắt, giảng cho đồng đội là đánh răng chỉ làm răng mòn đi, và cho biết mình đã xong huấn luyện; sẵn sàng chiến đấu.

        Vào Ngày D, Ruhl đã cho mọi người thấy là mình không nói đùa. Trông thấy một đám 8 lính Nhật đang bỏ chạy khỏi lô cốt đã bị nổ tung, anh lính trẻ một mình đuổi theo, bắn hạ một người và dùng lưỡi lê đâm chết một người khác.

        Bây giờ, vào khoảng 11 giờ sáng Ngày D+1, Ruhl tìm đến Thượng sĩ John Daskalakis với ý đồ cũng mạo hiểm: Một anh lính TQLC bị thương đang nằm cách vị trí Đại đội E khoảng gần 40 m, và Ruhl xin phép mang thương binh ấy vào. Vài lính TQLC và quân y đã cố làm việc này nhưng đều phải lùi bước, nhiều người bị thương do đạn súng máy. Thượng sĩ Daskalakis giải thích việc này cho Ruhl và bảo ông này cứ thi hành. Daskalakis kể lại: “Hắn nhảy ra khỏi rãnh chống tăng nơi chúng tôi đang ẩn nấp, chạy qua vùng lửa đạn cối và súng máy, tiến đến anh thương binh kia, rồi nửa kéo lê nửa cõng anh này trở về.” Ruhl huy động một người trợ giúp và một người khiêng cáng rồi mang anh ta đi dưới làn đạn, đến Bệnh xá Tiểu đoàn cách xa gần 300 m. Rồi anh chạy về và trở vào vị trí của mình.

        Bãi biển vẫn còn nóng bỏng. Không giống như bãi biển Normandie đã yên áng sau 24 tiếng đồng hồ, ở đây bờ nước Iwo Jima tiếp tục nhận thêm thương vong trong nhiều ngày. Quân y tá Hector McNeil không bao giờ quên cảnh tượng những người lính trẻ bị thương đang nằm trên cáng, bị trúng đạn pháo tan xác. Roy Paramor, người gốc Thành phố Lufkin ở Bang Texas, thấy những người lính đội Ong Biển và tài xế xe ủi đất bị bắn chết khi chính ông đang dỡ hàng hậu cần trong lửa đạn.

        Linh mục Paul Bradley và vị trợ lý Max Haefele cũng phơi mình trước hiểm nguy, vì lo chăm sóc cho những người bị thương. Max đặc biệt nhớ về một anh lính TQLC trẻ đã giẫm phải một quả mìn. “Chúng tôi giở tấm chăn của anh ấy lên thì thấy hai chân và một cánh tay đã trở thành thịt băm. Anh ấy sẽ không thể sống được. Nhưng anh chỉ nằm đấy im lặng mà hút một điếu thuốc.”

        Nhưng phía trước trận tuyến, các chàng trai Mỹ đang điên tiết phục thù cho những tổn thất ngày trước. Vài người dữ tợn nhất trong số này là những chú nhóc mới ở tuổi thành niên. Jacklyn Lucas là ví dụ cho số này. Ông gia nhập TQLC khi mới 14 tuổi, đánh lừa nhân viên tuyển mộ bằng thân hình cơ bắp và tác phong có kỷ luật, vì ông đã vào một quân trường trước khi đăng ký tòng quân. Khi được giao nhiệm vụ lái xe tải ở Hawaii, ông cảm thấy chán ngán; ông muốn chiến đấu. Ông lẻn lên một chiếc hải vận hạm rời Honolulu, sống lay lắt nhờ lính TQLC động lòng chia sẻ thức ăn cho ông.

        Ông đổ bộ vào Ngày D mà không có súng trường. Ông vớ lấy một khẩu nằm trên bãi biển rồi tiến vào đảo mà chiến đấu.

        Bây giờ, vào Ngày D+1, khi cùng ba đồng đội đang bò qua một con rãnh, cha tôi trông thấy 8 lính Nhật phía trước mặt. Ông bắn vào đầu một người. Rồi khẩu súng trường của ông bị kẹt đạn. Trong khi ông đang loay hoay, một quà lụư đạn rơi dưới chân ông. Ông thét lên cảnh báo đồng đội và vùi quả lựu đạn dưới lớp tro mềm. Tức thì một quả khác lăn vào. Jack Lucas, 17 tuổi, ngã lên hai quả lựu đạn. Ông nhớ lại ý nghĩ: “Luke1, mày sẽ chết.”
       
        Jack Lucas sau này kế lại với một phóng viên: “Sức ép của vụ nổ bân tung tôi lên không trung. Máu trào ra từ miệng và tôi không thể nhúc nhích. Tôi biết tôi sẽ chết.” Đồng đội của ông tiêu diệt hết những lính Nhật còn lại rồi trở lại với cha tôi để thu lượm thẻ bài từ các thi thể của đồng đội. Họ ngạc nhiên vui mừng khi thấy Jack Lucas không những sống sót mà còn tỉnh táo. Bác sĩ quân y trên chiếc Samaritan lấy làm khó tin. Một người nói: “Có lẽ hắn quá trẻ và quá dai sức nên khó chết.” Ông chịu đựng 21 cuộc giải phẫu chinh hình và trở thành người trẻ nhất trong cả nước được tưởng thưởng Huân chương Danh dự và là học sinh năm thứ nhất phố thông trung học duy nhất nhận Huân chương này.

        Năm mươi ba năm sau hành động ấy, khi tôi hỏi: “Tại sao ông nhảy lên hai quả lựu đạn ấy?” thì ông không ngần ngại trả lời: “Vì tôi muốn cứu bạn bè của mình.”

------------------
        1. “Luke” là tên gọi thân mật của “Lucas”.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:42:37 pm »

   
        Giữa khi chiến trận còn đang nóng bỏng, lính TQLC vẫn lo chôn cất đồng đội. Don Mayer, 19 tuổi, lúc trước chưa từng bao giờ chạm đến một tử thi, nhưng hôm nay kéo hết tử thi này đến tử thi khác từ dưới nước lên: những chú nhóc nhảy từ xe lội nước xuống rồi chết đuối hoặc bị trúng đạn.

        Bob Schmidt từ Appleton, Bang Wisconsin, làm việc cho bộ phận đăng ký bia mộ (Giống như “Đạo tặc Hôn hít”, ông lớn lên gần cha tôi nhưng hai người chưa quen biết nhau; vài năm sau họ chơi gôn với nhau). Đơn vị của ông đáng lẽ phải đổ bộ vào Ngày D, nhưng bãi biển bị ùn tắc nên đến 2 giờ chiều Ngày D+1 ông mới lên được bờ. Schmidt kể: “Trong 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi ngồi trong chiếc xe bánh xích nhỏ ây mà chỉ đi lòng vòng. Đây như là tra tấn. Tôi ngủ thiếp đi, rồi bừng tỉnh và thấy biển nổi sóng dữ dội. Tất cả những gì mọi người có thể biết là chiếc xe đổ bộ bị bẳn tung lên bãi biển.”

        Cuối cùng, khi đã bắt đầu công việc của mình, ông nhận ra rằng trận chiến này là loại khác hẳn. Ông nói: “Tôi đã lo chôn cất người chết ở Saipan, nhưng ở đây có khác là từ thi bị giập nát nhiều. Quân Nhật dùng nhiêu vũ khí nặng hơn là những gì chúng tôi từng thấy. Trên Đảo Saipan, mỗi lính TQLC được chôn trong một nấm mồ riêng rẽ. Nhưng trên Iwo Jima, chúng tôi phải dùng xe ủi đất đào một hố chôn tập thể dài hơn 30 m, rộng hơn 3 m. Chúng tôi chôn theo từng hàng. Chúng tôi có nhân viên trắc địa đánh dấu vị trí.”

        Tuyên úy Gage Hotaling không bao giờ quên được quang cảnh chôn cất: “Chúng tôi chôn mỗi lần 50 người trong từng hố. Chúng tôi không thể biết ai theo Do thái giáo, ai theo Công giáo hay tôn giáo nào khác, vì thế chúng tôi đọc lời cầu nguyện chung chung: "Chúng con xin giao anh cho đất và xin phó thác anh cho Thượng đế." Riêng tôi đã lo chôn cất cho 800 chàng trai.”

        Khoảng 4 giờ chiều Ngày D+1, với Trung đội 2 và Trung đội 3 thêm một tiểu đội súng máy yểm trợ cho mỗi trung đội, Đại đội E nhận lệnh tiến ra tuyến đầu.

        Nhiệm vụ của họ là thay thế một đơn vị đã chiến đấu cả buổi chiều và chịu nhiều tổn thất. Tiểu đoàn 2 đã tiến về phía Núi Suribachi được 100 m. Mặt trời mùa đông đang lặn xuống ngọn núi, và những người lính Đại đội E di chuyển vào cái bóng khổng lồ của quả núi. Nhiều chàng trai trẻ có cảm giác ràng quả núi đang nhìn đến mình. Đúng thế, với hàng nghìn con mắt của quân Nhật đang cố thủ dưới lòng đất.

        Khi tiến đến tuyến đầu, Richard Wheeler hỏi một anh lính súng trường đang ép sát bụng trên đất: “Tình hình ở đây thế nào?” Người lính đáp cộc lốc: “Đang bị bắn tàn bạo.” Hầu như lập tức, Đại đội E kinh qua thực tế này. Kenneth Milstead, bạn thân của Mike, Ira, Franklin và Harlon trong Trung đội 2, vừa nhảy xuống một hố cá nhân nông choẹt mà ông vừa đào thì một quả đạn rơi xuống kế bên ông và hất tung ông trở lên. Máu chảy từ mảnh đạn đang ghim trên mặt ông. Milstead kể: “Đáng lẽ tôi đã được tải thương, nhưng bọn Nhật làm cho tôi bực mình. Từ sợ hãi tôi chuyển thành tức giận. Đấy là ngày mà tôi thực sự trở thành lính TQLC.”

        Phía trên đầu các chàng trai, đạn từ xe tăng và tàu khu trục của Mỹ rót xuống quả núi. Phil Ward nhớ lại: “chỉ có tiếng ồn.” Chiến đấu cơ của TQLC và Hải quân bay đến, tàn phá những sườn núi dốc bàng bom xăng đặc, gây nên những cụm khói lửa màu cam.

        Trên mặt đất, cha tôi lùng sục khắp nơi dưới hỏa lực đối phương, quàng trên vai Đơn vị 3 để đi tìm người bị thương.

        Bác sĩ James Wittmeier, quân y sĩ tiểu đoàn, nhớ lại: “Trạm xá của chúng tôi chỉ là khẩu súng trường cấm xuống đất. Lúc Doc Bradley mang một người bị thương vào, tôi ra lệnh cho anh ấy nghỉ cho người khác thay phiên vì anh đã mệt nhọc, nhưng anh từ chối. Anh ấy nói: "Tôi không muốn bỏ rơi đồng đội. Tôi muốn ở bên cạnh họ." Rồi anh ấy trở lại bãi chiến trường.”

        Đấy là ngày của lòng dũng cảm và thảm trạng đối với Đại đội E; đôi lúc hai điều này pha trộn với nhau. Khi lính TQLC tiến sát gần chân núi hơn, Trung úy Ed Pennel nhìn thấy 5 người bị thương nặng đang nằm cách mình không xa, trên một khoảnh đất trống. Họ cần được giải cứu ngay, nhưng họ đang nằm dưới những làn đạn đan chéo nhau. Pennel nhìn quanh quất để tìm giải pháp. Cuối cùng, một vài chiếc tăng đang chầm chậm tiến đến; chiếc gần nhất chỉ cách không đến 100 m. Trung úy Pennel chạy nhanh đến đây, may mắn là không hề gì. Ông ra lệnh cho tài xế chạy đến hai trong số những người bị thương. Mike, Harlon, Ira và Franklin chạy đến hai người, một phần được chiếc tăng che chắn, và kéo hai người xuống một con rãnh. Pennel ra lệnh cho chiếc tăng đến đậu ngang hai người, rồi cùng kéo họ vào bên trong qua cánh cửu thoát hiểm. Rồi ông hướng dẫn một chiếc tăng khác tiến đến 3 người bị thương kia, và thêm hai lần nữa ông lao vào những thao tác rủi ro như thế. Ông được thưởng Huân chương Thập tự Hải quân do lòng dũng cảm.

        Còn Don Ruhl vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu.

        Một khẩu pháo Nhật đặt ở vị trí cách sườn trái của Đại đội E khoảng gần 70 m. Một đại đội khác kế bên đã chịu tổn thất trong khi cố tiêu diệt khẩu pháo này. Bây giờ, con người ghét bàn chải đánh răng Ruhl cùng một đồng đội đi đến Trung úy Keith Wells, Trung đội trưởng Trung đội 3, để xin tình nguyện. Trong khi hàng chục đồng đội quan sát, hai chàng trai chạy nhanh qua khoảnh đất đã khiến những người lính khác bỏ mình. Khi tiến đến khẩu pháo, họ thấy không có lính Nhật nào ở ụ súng. Cả hai trấn giữ ụ súng cạnh khẩu pháo suốt đêm để ngăn quân Nhật chiếm lại. Thu mình trong bóng tôi, Ruhl tìm ra một địa đạo cách mình không xa. Không nghĩ gì đến việc có những người rất thù nghịch đang ở trong địa đạo này, anh chàng từ Bang Montana lập dị bò vào trong, bật hộp quẹt để thăm dò suốt chiều dài địa đạo. Anh tìm thấy vài chiếc chăn len, mang lên cho những đồng đội đang sững sờ vì hành động của mình.

        Khi cái bóng của Suribachi trải dài trong màn đêm, những người lính Đại đội E chui rúc dưới hố cá nhân để qua thêm một đêm không ngủ lạnh lẽo. Họ biết những gì đang chờ đợi mình khi mặt trời mùa đông nhô lên. Họ hiểu rằng vào buổi sáng, tiếu đoàn họ sẽ tấn công lên đinh núi. Và họ sẽ là thành viên trong lực lượng tấn công này.

        Thêm một đêm, những trái hỏa châu và ánh sáng rọi tìm phủ đây những sườn núi Suribachi, lại mang đến cho các chàng trai những ý nghĩ ma quái. Như thể tạo nên âm thanh nên cho những ý nghĩ này, một quả đạn cối rơi xuống kho đạn quân Mỹ trên bãi biển. Những tiếng nổ liên tiếp cả giờ đồng hồ.

        Vào cuối ngày này, Sư đoàn 4 và Sư đoàn 5 chỉ kiểm soát được chưa đến 2 km rưỡi của hòn đảo. Để đạt được thành quà này, Sư đoàn 5 đã chịu 1.500 thương vong, còn Sư đoàn 4 khoảng 2.000. Nhưng lính Mỹ vẫn chưa nhìn thấy đối phương, những kẻ đã gây ra thương vong cho mình. Đối với phần lớn các chàng trai trẻ, họ vẫn chưa thấu hiểu rằng quân phòng ngự không phải hiện diện trên Iwo Jima, mà trong Iwo Jima, đang đi tới lui trong những địa đạo dài gần 25 km. Họ có trạng thái tâm lý là mình đang bắn những bóng ma, và bị những bóng ma bắn trả.

        Và bây giờ, trong phần đất đen tối của những bóng ma -  trong ngôi nhà của ma quỷ điên dại - những chàng trai cố dỗ giấc ngủ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:46:54 pm »


Chương 9

NGÀY D CỘNG 2

Vài người băn khoăn suối cuộc đời mình rằng liệu họ đã tạo nên ảnh hưởng quan trọng nào không. Lính TQLC không vướng víu với vấn đề này.

RONALD REAGAN       

        Một Cơn dông thổi vào từ đại dương; từng đợt gió giật mạnh; từng đợt sóng nhô cao cả 2 m. Nhưng những điều này không có nghĩa lý gì đối với cơn bão tố địa ngục sẽ bùng nổ trên phần thắt hẹp của hòn đảo. Lúc 9 giờ 30 sáng, một chiến tuyến mỏng manh của những chàng trai không có gì che chắn sẽ đúng lên và xông đến một ngọn núi được phòng ngự kiên cố nhất trong lịch sử thế giới. Gần một phần ba trong số họ sẽ bỏ mình hoặc mang thương tật. Nhưng không phải là vô ích: Cuộc tấn công của họ sẽ đánh dấu bước khởi đầu cho hồi kết cục của Suribachi “bất khả xâm phạm” - và cũng là yếu tố đóng góp cho kết cục của Iwo Jima.

        Bị ướt sũng, lạnh giá và mệt mỏi, những người lính TQLC thức dậy, nhìn lên quả núi lửa hoang sơ sẽ quyết định vận mệnh của họ. Trong khoảnh khắc im lặng và căng thẳng khi vầng đông vừa ló rạng, Đại đội E nằm ở bên sườn Tiếu đoàn 2 chờ lệnh tiến quân. Đại đội đang đối mặt với đường tiến quân dài, nguy hiểm chết người trên mạn sườn phía đông-bắc. Nhũng chàng trai dưới quyền Đại úy Dave Severance sẽ phải chạy gần 200 m trên khoảnh đất trống trải hướng về chân núi, mà không có gì nhiều để che chấn.

        Hỏa lực Nhật sẽ biến khoảnh trống 200 m giữa Trung đoàn 28 và chân núi thành một bãi sát thương khủng khiếp nhất trên chiến trường Thái Bình Dương. Lòng núi Suribachi đã được khoét thành hệ thống địa đạo thần kỳ gồm 7 tầng, được gia cố

        bằng những tường ngăn xây bằng bê-tông rồi được trát vữa mặt ngoài, thêm hệ thống thoát nước thải và đường ống dân không khí, điện, nước và hơi nước. Có đến 1.300 lính bộ binh và 640 lính hải quân lấp kín các gian phòng và địa đạo, được trang bị với mọi loại vũ khí.

        Khoảnh đất giữa lính TQLC và quả núi không chỉ trọc lốc, mà còn nằm giữa những hướng hỏa lực đan chéo nhau. Dọc theo chân núi là chỉ chít những công sự bê-tông cốt thép và giao thông hào cho bộ binh Nhật. Các lỗ châu mai được đặt theo nhiêu hướng sao cho lính Nhật có thể quan sát lẫn nhau và hỗ trợ cho nhau bằng hỏa lực súng máy.

        Khoảng 7 giờ 30 sáng, những khẩu pháo của TQLC mở đợt khai hỏa làm rung chuyển mặt đất. Đạn pháo bay tầm thấp trên đầu lính TQLC, bắn tung từng tàng đá trên sườn núi. Những chàng trai dọc rìa chu vi nằm thụp xuống để tránh mảnh đạn lạc. Đại tá Harry Liversedge, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, đã thét lên: “Yêu cầu bắn tận lực!” Không có lý do gì mà kiềm chế: sau ngày này sẽ không có khoảng trống nào để ngắm tầm đạn. Trận chiến sẽ trở thành giáp lá cà.

        Sau đợt pháo là 40 vận tải cơ bay tầm thấp, bắn hỏa tiễn thành từng loạt đinh tai nhức óc. Vài quả bom rơi chỉ cách lính TQ"LC khoảng chiều dài sân đá bóng.

        Những chiếc máy bay rời xa; Giờ H đã đến gần: 8 giờ sáng. Các chàng trai chuẩn bị đón chờ tiếng hô “Tấn công!” - tiếng hô có thể đánh dấu giây phút cuối cùng trong đời họ.

        Nhưng chưa có đợt tấn công nào.

        Vấn nạn là do xe tăng. Đại tá Harry Liversedge đã trông chờ vài chiếc tăng đến để che chắn cho đợt tấn công, nhưng không thấy chiếc nào xuất hiện. Tăng đã mất nhiều thời giờ để tái trang bị và tiếp nhiên liệu, thêm đạn pháo Nhật khiến cho họ bị chặn đứng. Harry trì hoãn đợt tấn công cho đến 8 giờ 15, hy vọng rằng bất kỳ lúc nào đoàn tăng sẽ xuất hiện.

        Không có chiếc tăng nào cả.

        Lúc 8 giờ 30, Đại tá Liversedge phải đi đến quyết định có phần bất lợi. Dù không có thiết giáp làm lá chắn cho các chàng trai, ông không thể trì hoãn được nữa. Ông ra lệnh tiến quân.

        Một cảm giác kinh hoàng lan khấp trung đoàn. Lính TQLC thấy rằng xe tăng không hiện diện trên trận tiền. Không có tăng; không có lá chân thép để che chắn khi họ chạy đến các công sự Nhật. Không có tăng; không có gì cả ngoài những tấm thân người hứng đạn. Ý nghĩ cầm chắc cái chết lan rộng. Các chiến binh dày dạn không cất lên tiếng thét hô hào. Richard Wheeler có cảm giác đau đớn vì tuyệt vọng: “Tôi cảm thấy nỗi sợ hãi trì nặng quai hàm.” Sau này, Trung úy Keith Wells nhìn nhận mình nhớ lại kỷ niệm từ thời thơ ấu về lò mổ gia súc của người cha: dáng vẻ của những con bò như thể nhận ra chuyện gì sẽ xảy ra khi các cánh cửa chung quanh đóng lại.

        Và rồi những anh hùng của chiến trận ngày hôm nay đứng dậy.

        Một trong những người đầu tiên là Trung úy Keith Wells, Trung đội trưởng Trung đội 3 của Đại đội E. Trung úy Wells không cần ra lệnh cho thuộc hạ làm theo mình. Ông chỉ việc đứng lên, huơ khẩu súng về phía quả núi, và bắt đầu chạy. Sau này, ông kể: “Tôi chỉ nghĩ đấy như là tự sát.”

        Hành động thầm lặng nêu gương của ông làm cho những binh sĩ dưới quyền bừng tỉnh. Sau lưng ông, hàng trăm chàng trai cũng đứng dậy, nòng súng hướng về phía trước, tiến về phía quả núi. Bên phải của Trung đội 3 (có cha tôi) là Trung đội 2 dưới quyền Trung úy Ed Pennel (có Mike, Harlon, Ira và Franklin) tiến sát theo Wells.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:48:47 pm »


        Harlon, Doc, Ira và Franklin tiến về phía trước cùng với những người khác của Đại đội E, nhóm tiền phong của đợt tấn công. Lập tức, đạn pháo đủ loại của Nhật bắt đầu đốn ngã chiến binh Mỹ. Giữa âm thanh inh tai nhức óc chen vào những tiếng kêu của các chú nhóc: “Y tá! Y tá!”.

        Cả sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ đều tơi tả dưới làn đạn, bị bắn tan xác, bị đạn súng máy cày nát, bị mảnh đạn pháo cắt ngang thân người. Từng nhóm bị đốn hạ, và nhóm kế tiếp bị đốn hạ. Trong khu vực của Hạ sĩ Richard Wheeler, một quả đạn cối giết chết Hạ sĩ Edward J. Romero, cựu lính dù đến từ thành phố Chicago. Wheeler phóng xuống một hố bom và chưa kịp hoàn hồn thì một quả đạn khác nổ tung, phá nát quai hàm ông. Trong khi máu đang phun ra như suối, quân y tá Clifford Langley -  người đã cứu chữa một ca vỡ hàm khác vào ngày D - tiến đến đắp bông băng cho Wheeler. Rồi Langley đến chăm sóc cho một người khác bị thương gần đấy. Trong khi ông đang đóng lại chiếc túi cứu thương và chuẩn bị rời khỏi hố bom, tay cầm khẩu súng trường của Wheeler, thêm một quả đạn cối rơi xuống họ. Quả đạn này tiện đứt cẳng chân trái của Wheeler và bẳn mảnh vào người Langley. Người lính quân y trẻ phó mặc những vết thương của mình, một lần nữa băng bó cho vết thương của Wheeler. Rồi cả hai nhận ra rằng quả đạn đã làm cho người bị thương gần đấy có thêm thương tích; cả hai chân anh này đều bị xé nát, anh nằm úp mặt, tuy còn tỉnh táo nhưng đang hấp hối

        Nhưng chưa hết. Quả đạn cối thứ tư rơi xuống, nhưng là quả đạn thối. Nếu quả đạn này nổ, những người xung quanh sẽ chết hết.

        Quân y tá Langley - bây giờ quần áo đã ướt đẫm máu của chính mình - một lần nũa đóng lại túi cứu thương theo đúng thao tác, cầm lấy khẩu súng của Wheeler rồi tiếp tục đi làm nhiệm vụ.

        William Wayne thấy một viên đạn đã phá nát mặt một đồng đội của mình. Ông kể: “Hàm răng anh ấy đang nằm đó. Nếu lúc ấy tôi nghĩ đến việc này thì tôi sẽ điên mất.”

        Anh hùng ngày hôm qua trở thành tử sĩ ngày hôm nay. Tính ngông cuồng lập dị của Don Ruhl cuối cùng đã làm hại ông. Ruhl và người dẫn đầu cho trung đội, Trung sĩ Henry Hansen, đang ở vị trí tiên phương của một đợt tấn công đã tiến đến chân núi. Họ chạy ngang những boong-ke đã bị bom phá hủy, nhưng chẳng bao lâu thấy mình đối diện với quân trú phòng vẫn còn chiến đấu. Cả hai nhảy lên một công sự đã bị phá hủy và ria đạn vào một nhóm lính Nhật, cùng lúc nhóm lính này ném lựu đạn về phía họ. Trong khi họ đang nhả đạn, một quả lựu đạn rơi xuống giữa hai người.

        Những binh sĩ mục kích cảnh tượng kể lại ràng Ruhl, lúc ấy đang đứng ở rìa nóc công sự, có thể dễ dàng luồn xuống một bên để tự cứu nguy. Nhưng bản chất của ông không phải như thế. Ông tính toán vị trí của Hansen - đứng chơ vơ giữa nóc công sự - rồi hành động: với tiếng thét cảnh báo “Coi chừng, Hank!” ông phóng mình nằm trên quả lựu đạn.

        Trung sĩ Hansen đã thấy quả lựu đạn rơi xuống, nhận ra mình không còn lối thoát, vội nằm rạp người xuống. Ông kể: “Hy vọng các mảnh bay qua phía trên người tôi". Và cùng lúc nghe tiếng hô của Ruhl. Ông ghi lại trong báo cáo chính thức về vụ việc: “Tôi nghe một tiếng nổ nhỏ. Tôi kéo Ruhl xuống khỏi boong-ke nhung anh ấy đã chết. Tôi tin chắc rằng, nếu không do anh ấy hy sinh thân mình thì tôi đã bỏ mạng hoặc bị thương nặng.”

        Trong số những người đầu tiên đến bên Ruhl là cha tôi, hai tay ôm lấy chàng trai trẻ trong khi ồng khám xét để tìm dấu hiệu của sự sống.

        Vì hành động dũng cảm này, Don Ruhl được truy tặng Huân chương Danh dự.

        Phản ứng dây chuyền của cuộc tàn sát vẫn tiếp tục. Khi Wheeler bị thương ở hàm1, một đông đội tên Louie Adrian, thuộc bộ tộc

        Da đỏ Spokane, chạy ra khỏi hố cá nhân ấy rồi nhảy xuống một hố cá nhân khác. Người bạn thân Chick Robeson đang núp ở đây. Hai chàng trai từ Washington đã cùng nhau đi đăng ký, đã cùng nhau đi đến Trại Pendleton bằng xe lửa, và ở chung một lều trong thời gian huấn luyện. Khi có phép xả trại, cả hai cùng nằm ngủ trên một bãi biển và cùng choàng tỉnh khi bị một con sóng khổng lồ đánh lên.

        Bây giờ, hai người bạn thâm giao sát cánh bên nhau, cùng bắn súng trường và ném lựu đạn, cùng thay phiên nhau hụp đầu lên xuống trong cơn mưa giá lạnh. Robeson kể lại: “Trong khi tôi đang hụp xuống để nạp đạn và Louie nhô lên, một viên đạn bắn trúng vào tim anh ấy. Anh ngã xuống, người trắng bệch khi hắt hơi thở cuối cùng. Louie là người bạn thân nhất của tôi. Mối liên hệ đến quê nhà tôi. Tôi vẫn đang nhìn anh ấy thì Hạ sĩ chỉ huy chúng tôi la lên "Tiến, Chick! Tiến! Tiến!’” Và thế là anh lính Chick Robeson 17 tuổi đứng lên và xông về phía trước. Anh là lính TQLC và anh có nhiệm vụ phải thi hành.

----------------
        1. Richard Wheeler được đưa về chữa trị rồi được xuất ngũ sáu tháng sau, năm 1945. Ông trở nên nổi tiếng nhờ viết trên 15 quyến sách về lịch sử chiến tranh, trong đó có hai quyến về Đại đội E trên Iwo Jima được đánh giá cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:50:13 pm »


        Trung đội 2 đang chiến đấu trong gian nguy ở sườn trái dưới những loạt đạn cối dồn dập. Ira, Franklin, Harlon và Mike chạy zíc-zẳc từ hố bom này đến hố đạn pháo khác, vừa tiến lên vừa tìm bất kỳ vị trí che chắn nào. Chung quanh bốn người, đồng đội của họ trong Đại đội E tiếp tục chịu thương vong. Một quả pháo bắn tan xác hai chàng trai trẻ. Một quả pháo rơi gần Tex Stanton, sức ép bẳn Tex lên cao 3 m; ông rơi xuống với những vết bỏng nặng ở hai chân và hông.

        Nhưng họ vẫn tiến lên. Ngay cả khi số thương vong lên đến mức có thể khiến cho bất kỳ lực luựng tấn công nào khác hoảng hốt và rút lui, nhưng những lính TQLC này vẫn nhớ đến những gì mình được huấn luyện ở Pendleton và Tarawa, vẫn tiếp tục tiến lên. Một cách can trường, họ thục hiện nhiệm vụ đã được giao phó và giữ vững tinh thần đồng đội. Lính súng trường và súng máy còn sống sót hướng hỏa lực đến các lỗ châu mai - thường chỉ là những khe hẹp ngoài vách núi đá. Và khi đối phương cúi thấp người, đội mang bộc phá và súng phun lửa vượt qua những làn đạn đan chéo nhau để tìm cách tiếp cận ngõ hầu ra đòn cuối cùng.

        Giữa cuộc tàn sát, cha tôi vẫn di chuyển, cố làm những gì có thể làm được trong biển máu. Chỉ trong vòng 30 phút sau khi mở đợt tấn công, mặt đất vương vãi những thân hình lính Mỹ. Cậu bé bỏ báo ngày xưa bây giờ phó mặc lừa đạn để cố giành lấy mạng sống con người.

        Ông nhìn thấy một lính TQLC xông vào những làn đạn súng máy đan chéo rồi ngã xuống. Cha tôi không hề do dự. Với chiếc túi “Đơn vị 3” đeo bên người, ông chạy 30 m qua những làn đạn dày đặc - đạn cốỉ lẫn súng máy - để đến gần chàng trai trẻ đang bị thương. Trong khi đạn đang bay veo véo xung quanh, ông nhận thấy anh lính TQLC đang chảy máu khá nhanh, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Không thể tải thương, mà cần phải cầm máu trước. Trong khi hỏa lực Nhật vẫn còn bao phủ quanh người, cha tôi chú tâm vào công việc như đã được huấn luyện, ông buộc chai plasma vào khẩu súng trường của chú nhóc rồi cắm lưỡi lê trên đầu súng xuống đất. Ồng lấy thân mình chắn giũa chú nhóc và phía có hỏa lực. Rồi, trong khi thân mình vẫn còn nhô lên mà không có gì che chắn, ông lo sơ cứu cho người bị thương.

        Đồng đội của ông nấp dưới những hố đại bác tin chắc ông sẽ bị đốn ngã bất kỳ lúc nào. Nhưng cha tôi vẫn tiếp tục công việc cho đến khi ông nghĩ có thể di tản người bị thương một cách an toàn. Rồi ông giơ một bàn tay ra dấu cho đông đội, không phải để yêu cầu trợ giúp, mà để ra hiệu họ cúi xuống ẩn nấp. Rồi cha tôi đứng lên giữa lửa đạn kéo người lính TQLC bị thương trở lại đoạn đường 30 m về chỗ an toàn. Ông luôn để ý chăm sóc cho đến khi người lính được di tản an toàn.

        Hành động này - can trường đến nỗi hai Trung sĩ và Đại úy Severance cùng đứng ra xác nhận - giúp ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Hải quân1, một vinh dự mà ông không hề nhẳc đến trong gia đình chúng tôi. Đấy là một trong những hoạt động dũng cảm nhất của cha tôi xảy ra vào một trong những ngày can trường nhất trong lịch sử của TQLC vốn đã nổi danh vì lòng can trường.

        Trong số nhiều anh hùng trên chiến trận, không ai vượt qua tính can đảm từ đầu đến cuối của Trung úy Keith Wells, Trung đội trưởng chỉ huy Don Ruhl và là người đã đứng lên cầm đầu cuộc xung phong.

        Trung úy Wells bị thương nặng ngay từ lúc đầu. Chuyện này xảy ra khi Đại đội E, trong nỗ lực dữ dội hướng đến các mục tiêu, đã vượt lên trước đơn vị bên sườn phải bắt đầu đón nhận hỏa lực không nhũng từ phía trước mà còn từ bên sườn. Chẳng bao lâu, Đại đội bị bao phủ bởi lựu đạn và đạn các loại súng từ một lô cốt. Tệ hơn nữa, còn có thêm đạn cối rót xuống. Hai chú nhóc tình nguyện lui về phía sau để nhận thêm lựu đạn, nhung bị hỏa lực từ lô cốt bẳn hạ. Hai người lính cầm súng phun lửa Chuck Lindberg và Robert Goode chạy đến nhưng không thể vượt qua lưới đạn cổì. Rồi một quả đạn nổ tung gần Trung úy Wells làm ông và bốn người khác bị thương kể cả William Wayne.

        Wells bị nhiêu mảnh đạn ghim vào hai chân và quần áo bị cháy sém một phần. Cha tôi phóng đến bên ông, chích một mũi morphine rồi bảo ông lui về hậu tuyến. Wells không chịu. Trung đội của ông bắt đầu trận đánh sáng nay với 42 người, bây giờ chỉ còn lại 25. Không thể bỏ uổng phí người nào. Hai chân ông bắt đầu có cảm giác trở lại; ông quyết định tiếp tục chỉ huy chiến đấu.

        Tính cương nghị của Trung úy Wells làm cho thuộc hạ của ông càng thêm quả cảm. Lindberg và Goode đứng dậy với súng phun lửa trong tay rồi không màng gì đến những làn đạn đang hướng vào họ, tiến đến một công sự. Chẳng bao lâu cả hai phun ra những tia lửa tỏa đi khắp hướng. Không những họ thiêu chết hàng chục lính Nhật - với mùi thịt cháy lan tỏa theo ngọn gió ẩm ướt - tia lửa lỏng còn thiêu hủy vài công sự khác và làm đạn dược của lính Nhật nổ tung hàng loạt.

--------------
        1. John Bradley được dề xuất nhận Huân chương Danh dự, nhưng ông được thưởng huân chương thấp hơn một bậc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:50:47 pm »


        Sau này, Chuck Lindberg kể lại những mối hiểm nguy khi đeo bên mình một cái bình chứa hơn 30 kg xăng đặc dưới áp suất hơn 500 kg. Ông kể: “Mỗi đợt phun lửa chỉ kéo dài 6 giây. Chúng tôi bẳn thành tùng loạt ngắn. Đấy là thao tác nguy hiểm.” Hành động quả cảm và điềm tĩnh của Lindberg mang đến những chiến công đỉnh cao mà ít người sánh bằng. Công việc trong ngày này đã giúp ông nhận Huân chương Sao Bạc.

        Bầy giờ, hàng chục xe tăng muộn màng kéo đến trận tiền, với tiếng vòng thép của bánh xích hòa lẫn tiếng pháo ầm ầm dọc khắp phòng tuyến của TQLC. Được che chắn bởi những khối thép, lính bộ binh có thể áp sát đến các công sự và boong-ke mà không phơi mình cho đối phương nhằm bắn. Quân Nhật trong những vị trí này - những người chưa bị bẳn hạ hoặc thiêu cháy - bắt đầu tháo chạy về quả núi. Tuyến đầu phòng ngự của quân Nhật đang sụp đổ.

        Nhưng cái giá cho chiến thắng này vẫn phải trả tiếp, và có thêm nhiều anh hùng ngã xuống. Năm trong số sáu người giương ngọn cờ chiến đấu sát bên nhau dưới sự chỉ huy của hai Trung úy Wells và Pennel, và bây giờ đến phiên Pennel bị thương cần được di tản. Ông đang chạy từ hố này sang hố khác khi một quả đạn rơi xuống, hất tung ông đi 10 m. Gót chân trái ông bị cắt bay mất, hông phải và đùi phải bị cắt máu ra xối xả, còn ống quyển trái bị mảnh đạn ghim vào. Nửa thế kỷ sau, Pennel vô tư và dí dỏm kể lại câu chuyện:

        “Tôi nửa mê, nửa tỉnh. Tôi nghe tiếng rên của ai đấy, rồi nhận ra là tiếng rên của mình. Tôi cảm thấy có dòng nước đang chảy từ đùi xuống và nghĩ sức lực mình đang cạn kiệt dần. Tôi nhìn xuống giữa hai đùi để xem còn lại cái gì. Xem ra ổn thỏa. chỉ có căng tin của tôi đang rò ri vì bị tổn hại.

        “Một quân y tá đến cho tôi uống tí rượu và chích cho tôi một ống morphine. Tôi dỡ chiếc mũ sảt xuống và úp lên của quý. Trong nhiều giờ, tôi nằm trong cái hố giống như cái liễn đựng súp - một phần cơ thể bị cắt đứt, không có quần áo, chỉ có chiếc mũ sắt che đậy của quý. Tôi nằm đấy với mọi loại đạn nổ tung xung quanh.”

        Một chiếc xe bánh xích lội nước cố tiến đến gần ông, nhưng cán phải một quả mìn và nổ tung, tất cả binh sĩ bên trong đều thiệt mạng. Vài tiếng đồng hồ sau, bốn lính TQLC tiến đến, quấn ông vào một tấm pông-sô, mỗi người nắm lấy một góc rồi lui ra bờ biển. Một người bị trúng đạn khiến cho pông-sô rơi phịch xuống đất. Ba người còn lại kéo ông về đến bãi biển.

        Ông nằm trên một băng ca cho đến khi trời tối. Ông kể: “Tôi cảm thấy trơ trọi, giống như khi đứng trên một khán đài cho mọi người nhìn đến. Những loạt đạn phát ra tiếng vang rền trong bóng tối: Phùm! Phùm! Phùm! Nhiều người ngã xuống xung quanh tôi. Khung cảnh hoàn toàn hỗn loạn.”

        Cuối cùng, Trung úy Pennel cùng với vài chàng trai bị thương được, đặt lên một tấm bản dài. Một chiếc xe lội nước bánh xích đưa họ ra tàu quân y đậu ngoài khơi. Rồi những tâm bản được móc vào dây cáp để máy tời từ từ kéo lên boong tàu. Ông kể: “Một dây cáp của tấm bản ngay phía trước tôi bị đứt. Những người nằm trên đó la thét và chìm xuống biển.”

        Cơn khổ ải của Trung úy Pennel vẫn chua dứt. Khi một quân y tá kiểm tra ông, một quả đạn Nhật rơi trên boong tàu rồi lăn lông lốc vào khoang nhiên liệu. Người lính quân y xoay người, với ống nghe áp vào thành khoang nhiên liệu, lắng nghe quả đạn lăn tròn, chắc hắn tự hỏi mình và những người xung quanh liệu sắp bị nổ tung hay không. Nhưng đấy là quả đạn thối.

        Quần áo ướt đẫm với chính máu của mình, gần như tê liệt vì đau đớn, Trung úy Keith Wells tiếp tục chỉ huy cuộc tấn công của Trung đội 3 cho đến gần tối, nhưng ông yếu sức dần. Ông đã ngã xuống một lần trong khi đang chạy tránh làn đạn, và những vết thương cũ lại phun máu. Cha tôi lập tức tiến đến bên ông. Cha tôi chích thêm morphine cho ông cùng lúc thét lên: “Đủ rồi! Ra khỏi chiến trường này đi!”

        Wells gang gượng trụ lại thêm nửa giờ đồng hồ, điều động các mũi tấn công và khích lệ binh sĩ dưới quyền. Cuối cùng, khi nửa mê nửa tỉnh vì cơn đau và tin rằng đã cầm chắc chiến thẳng, ông giao quyền chỉ huy Trung đội cho Trung sĩ nhất Boots Thomas rồi bò về bệnh xá. Ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Hải quân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2018, 11:51:49 pm »


        Cơn mưa ban sáng kéo dài đến xế chiều và trận đánh vẫn đang dằng dai, TQLC chịu thêm tổn thất. Chính lính quân y cũng ngã xuống trong khi đang cố giành giật mạng sống cho người khác. Một quân y tá tên Kelly vừa nhô đâu khỏi một gò núi và giương ống nhòm lên ngắm để tìm vị trí một lính bắn tỉa đang hướng đến chỗ của ông. Đúng vào lúc ấy, người lính bẳn tỉa bắn trúng cổ ông. Một quân y tá khác tên Hoopes vội lo cứu chữa đồng đội mình. Hoopes kể lại: “Tôi lấy kẹp cầm máu đua vào vết thương ở cổ để cố kẹp lấy động mạch. Máu anh ấy vẫn tuôn ra. Anh chỉ im lặng nhìn tôi. Anh biết tôi đang cố cứu mạng sống cho anh. Tôi tìm mọi cách mình biết nhưng không thể làm được. Tôi đã cố hết sức. Dòng máu quá nhờn. Tôi không thể tìm được động mạch. Trong khi tôi đang cố hết sức, anh ấy chỉ nhìn tôi, anh ấy nhìn thẳng vào mặt tôi. Trong khi dòng máu tuôn ra ít dần, hành động cuối cùng của anh ấy là vỗ lên cánh tay tôi như thể muốn nói "Được rồi". Rồi anh ấy tất thở.”

        Nhưng trường hợp thoát chết cũng kinh khủng gần như thế, đặc biệt khi những người thoát chết làm cho người khác ngã xuống. Walter Gust bị một mảnh đạn ghim vào một bên đầu. Xương sọ ông không bị vỡ nhưng ông mất thần trí, đi lòng vòng. Howell và vài đồng đội tóm lấy ông và trong khi kéo ông về một quân y tá thì một quả đạn khác phát nổ bắn tung Howell lên trời và cắt gần đứt lìa một cánh tay của Gust. Lính TQLC lại đưa Gust lên một băng ca, rồi một loạt đạn súng máy giết chết những người khiêng băng ca và bắn lìa cánh tay kia của Gust. Howell kể lại: “Tôi nhìn những gì đang xảy ra nhưng không thể làm gì được. Gust được cứu sống. Anh ấy sống gần tôi trong nhiều năm. Tôi là phù rể trong lễ cưới của anh ấy.”

        Đến hết buổi chiều đảm máu, việc chinh phục ngọn núi có vẻ như nằm trong tầm tay của lính Mỹ. Tinh thần kỷ luật và mối liên kết sẵn sàng hy sinh của những người lính TQLC trẻ đang chế ngự bê-tông, thép và đá núi lửa vững chác. Nhưng ngay cả khi các công sự đã sụp đổ hoặc bị thiêu rụi, quân Nhật vẫn quyết tử. Trong khi Trung đoàn 28 tiến từng bước về phía trước, máy bay thám thính của Hải quân báo cáo cho biết một đám lính Nhật đã hiện ra từ bên trong quả núi và đang dàn đội hình để chuẩn bị phản công. Trong vòng vài phút, máy bay Mỹ chúi xuống thấp để bắn phá khu vực cùa quân Nhật. Tiếng động cơ gầm thét và tiếng hòa tiễn nổ ầm ầm làm rung chuyển lính TQLC kế cận.

        Cuối cùng, đội máy bay rút đi, và trong vài khoảnh khác chiến trường trở lên yên ắng, căng thẳng chờ đợi những gì sắp đến.

        Chính Mike Strank, trong Trung đội 2 bây giờ đang ở bên sườn trái, phá tan bầu không khí im lặng. Ông đứng thẳng người, thét lên: “Cho bọn khốn kiếp thấy thế nào là xung phong thật sự! Đại đội E, tiến!”

        Lính TQLC mệt nhọc tận xương tủy, bầm giập vì chiến trận, đồng loạt đứng dậy, một lần nữa tiến lên lửa đạn. Bên cánh phải của Trung đội 2 là Trung đội 3, bây giờ dưới quyền chỉ huy của Trung sĩ nhất Boots Thomas, cùng tham gia cuộc tấn công lên Suribachi.

        Boots Thomas là người anh hùng tỏa sáng kế tiếp. Trong khi địa hình gồ ghề khiến cho xe tăng bị bỏ lại phía sau khoảng 70 m, anh chàng Hạ sĩ quan 23 tuổi từ Bang Florida nhận thấy Trung đội mình lại lâm vào vị thế trơ trọi. Giữa bãi chiến trường mịt mù, ông nghĩ ra giải pháp táo bạo. Ông chạy về phía sau, băng qua lưới đạn, tiến đến chiếc tăng gần nhất, và trong khi vẫn còn trơ trọi giữa lưới đạn ông hướng dẫn lính tăng nã súng đến những công sự còn ngoan cố chống trả. Rồi ông chạy lại về phía trước để hô hào binh sĩ dưới quyền. Sau đó ông lại chạy lui về đội hình tăng để hướng dẫn bắn phá công sự. Ông chạy lui chạy tới như thế vài lần.

        Nỗ lực của ông đã cho kết quả: Trung đội 3 tiêu diệt chính những thành phần đối phương trước đây đã gây thiệt hại cho Trung đội. Khi màn đêm đang buông xuống, Thomas tìm ra những điếm yếu trên tuyến phòng ngự và đích thân chỉ huy binh sĩ dưới quyền chọc thủng qua sườn dốc của Suribachi, giơ cao lưỡi lê khỏi đầu để ăn mừng chiến thắng. Ông được tặng thưởng Huân chương Thập tự Hải quân.

        Suribachi chưa thất thủ, nhưng chiến thẳng của quân Mỹ xem chừng là điều tất yếu. Một ngày mưa gió chấm dứt khi Trung đoàn 28 trấn giữ nửa vòng tròn lớn quanh chân quả núi lửa, đang củng cố lực lượng cho đợt tấn công cuối cùng được dự trù vào sáng hôm sau. Đối với Đại đội E, đây là một ngày của tổn thất đau buồn và của lòng dũng cảm lịch sử: Đơn vị nhận được một Huân chương Danh dự, 4 Thập tự Hải quân, 2 Sao Bạc và một số Quả tim Tím - một trong những đại đội của TQLC Hoa

        Kỳ nhận nhiều huy chương nhất trong vòng một ngày. Nhưng vinh dự này được trả bằng máu: Đại đội E bị 30% thương vong.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM