Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:13:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26284 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:18:31 pm »


        Quân Nhật dùng cát để ngụy trang lô cốt. Vì thế, máy bay thám thính và Tướng Smith chỉ nhận ra được một số ít lô cốt. Những điểm đen mà các chàng trai trẻ quan sát trên bản đồ tác chiến chỉ là những miệng hầm mở ra trên mặt đất của một hệ thống địa đạo chằng chịt bên dưới. Đây là phần nổi của một băng đảo, là tia nước nhỏ của một con cá voi khổng lồ.

        Các lô cốt có thể hỗ trợ tầm bắn cho nhau, vì được bố trí sao cho quân Nhật có thể bắn đan chéo nhau trên từng mét vuông của hòn đảo.

        Các lô cốt có những khe hở rất hẹp, chỉ vừa đủ cho một nòng súng máy chĩa ra ngoài. Các khẩu pháo phòng không chĩa ra bờ biển thì được che giấu giũa những tảng đá dọc triền núi. Những chiếc xe tăng nằm chờ sẵn phía sau những bức tường đá dày 2 m, chỉ có nòng súng là lộ ra ngoài. Những khẩu pháo bảo vệ bờ biển được giấu trong những boong-ke bê-tông.

        Lính bẳn tia phục sẵn ở các cửa hang và miệng đường hầm, từng đống lựu đạn sẵn kế bên.

        Mìn chống cá nhân được bố trí trên bờ biển đổ bộ. Các loại mìn lớn hơn được chôn phía trong để chờ xe tăng Mỹ tiến qua. Những dàn phóng hỏa tiễn và những ổ súng cối được che giấu dưới lớp bê-tông bảo vệ. Súng cao xạ không chĩa lên trời mà chĩa ngang để chờ đón lính đổ bộ Mỹ.

        Bản đồ trên các hải vận hạm không chỉ ra cho các chàng trai Mỹ biết rằng họ sẽ phải chạy trên mặt đất che giấu phía dưới là 1.500 gian hầm được nối với nhau bằng 25 km địa đạo. Chạy trên đầu 22.000 binh sĩ được ăn uống đây đủ với thực phẩm dùng đủ 5 tháng. Không thể thấy đối phương trong khi đối phương nhìn thấy họ rất rõ.

        Viên phi công của Không lực Mỹ đã nói đúng khi cho biết các chàng trai trẻ sẽ không thấy bóng dáng người nào trên hòn đảo. Nhưng đấy không phải là do chiến dịch không kích mà là vì quân Nhật không phải hiện diện trên Iwo Jima. Họ hiện diện trong Iwo Jima.

        Ngày 17/2, Ngày G-2 các bác sĩ quân y trên hạm đội báo cáo có bệnh dịch tiêu chảy. Các chàng trai đang cảm thấy lo lắng.

        Nhưng dù cho quân Nhật xây dựng hệ thống phòng thủ như thế nào chăng nữa, TQLC nghĩ họ có một con bài tủ. Đại pháo của Hải quân sẽ mở một đợt bắn phá trước khi binh sĩ đổ bộ. Các chàng trai đã nhìn thấy những thiết giáp hạm neo đậu ngoài khơi Saipan và khởi hành đi Iwo Jima trước họ vài ngày để trấn an lính TQLC: những khẩu pháo khổng lồ bắn những quả đạn nặng hơn 1 tấn, có kích thước bằng một chiếc ô tô lớn nhằm phá nát lô cốt của đối phương. Mỗi một quả đại pháo này sẽ cứu được nhiều mạng lính Mỹ.

        Các chàng trai TQLC không biết rằng con át chủ bài này sẽ bị vô hiệu hóa - bởi chính vị Tư lệnh của họ.

        Trận chiến Iwo Jima thật ra là cuộc hành quân của Hải quân. Lính TQLC dưới quyền Tướng Smith thật ra là lính bộ của Hải quân. Smith và Bộ Tham mưu của ông là những người giỏi hàng đầu thế giới về chiến thuật tấn công đổ bộ. Họ biết rằng bắt buộc phải cần đến tàu thiết giáp của Hải quân pháo kích trong 10 ngày trước khi lính TQLC tiến lên bờ. Ngày 24/10, Smith gửi bản yêu cầu cho cuộc pháo kích này.

        Vị Tướng điếng người khi nhận được phúc đáp của Hải quân: 10 ngày là “không thể được.” Vị Tướng này cảm thấy hoàn toàn xa lạ với ý niệm “không thể được”’. Hải quân chỉ có thể thực hiện pháo kích trong 3 ngày. Cái logic quan liêu của họ khiến cho vị Tướng TQLC lặng người: “do những hạn chế về số tàu chiến, những khó khăn trong việc cung ứng đạn dược, và không còn yếu tố bất ngờ.”

        Smith biết rằng quân Nhật không thể nào bị bất ngờ sau 70 ngày đã bị máy bay oanh tạc và cũng biết rõ có một hạm đội gồm 880 chiếc tàu đang tiến đến họ. Ông tin rằng, có thể tìm đủ đạn dược vốn có thế thay thế được để cứu lấy những mạng sống không gì thay thế được. Nhưng mấu chốt là ở chỗ “những hạn chế về SỐ tàu chiến”.

        Hội đồng Tham mưu Liên quân đã đặt mục tiêu chính của Đồng minh trên Thái Bình Dương là chiếm lấy Iwo Jima. Nhưng Hải quân đã vì năng nổ lập công nên muốn chứng tỏ rằng không riêng chỉ Không lực mà chính họ cũng có thể bẳn phá chính quốc Nhật Bản. Thế là họ đã chuyển một số tàu đi thực hiện nhiệm vụ này - tạo tiếng vang nhưng không có giá trị về chiến lược. Tướng Smith nổi giận đùng đùng cố van nài có thêm pháo kích dọn đường. Ồng phải ngã giá 9 ngày, 7 ngày rồi xuống 4 ngày, chỉ được thêm một ngày so với quyết định áp đặt của Hải quân. Lời khẩn cầu của ông bị từ chối. Smith biết rằng chỉ pháo kích 3 ngày có nghĩa là thêm nhiều lính TQLC dưới quyền ông phải hy sinh. Nhưng Hải quân sẽ được tiếng tăm khi bắn phá.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:19:52 pm »


        Rồi đến phút cuối cùng, Hải quân lại sỉ nhục lần nữa. Số chiến hạm pháo kích sẽ ít hơn so với thỏa thuận ban đầu, vì Hải quân “cần có thêm tàu để bắn phá chính quốc Nhật.” Việc này càng khiến cho cuộc pháo kích ở Iwo Jima kém hiệu quả. Phó Đô đốc Raymond Spruance được nghe chính những tùy viên Hải quân của ông bày tỏ bất đồng ý kiến về việc điều chuyển các chiến hạm. Ông gắng gượng viết cho Tướng Smith: “Tôi lấy làm tiếc vì có sự lộn xộn trong kế hoạch hành quân vốn đã được chuẩn bị kỹ lưỡng của ông, nhưng tôi biết ông và binh sĩ dưới quyền có thể xoay xở được.”

        “Xoay xở được.” Câu nói như bỡn cợt đã thể hiện một thực tế khắc nghiệt. Nhung viên Tham mun trưởng của Tướng Smith không cần biết đến nhũng ngụ ý. Ông viết: “Lính TQLC sẽ phải trả giá sinh mạng cao hơn bởi vì hỗ trợ của Hải quân bị suy yếu đến nỗi làm phương hại đến sự thành công của chiến dịch.”

        Sự việc còn tồi tệ hơn.

        Hải quân đã lên kế hoạch pháo kích trong ba ngày: 16,17 và 18/2. Nhưng đến ngày 17, cuộc pháo kích chấm dứt.

        Vấn đề ở chỗ, Hải quân đặt ra lề luật về việc pháo kích: chỉ được nã pháo khi thấy rõ mục tiêu và nếu máy bay thám thính có thể quan sát được kết quả.

        Ngày đâu tiên, sau khi pháo kích được 10 phút thì mây kéo đến. Việc pháo kích bị ngưng lại; các oanh tạc cơ từ căn cứ Marianas quay trở về mà không thả một quả bom nào. Vào ngày 18/2 mây vần vũ khiến cho mọi hoạt động của phía Mỹ tiếp tục ngưng trệ.

        Cấp chỉ huy TQLC van nài chỉ thêm một ngày pháo kích nữa. Họ biện luận rằng đấy là để cứu mạng sống của nhũng người lính TQLC trẻ. Nhưng Phó Đô đốc Blandy chỉ huy cuộc oanh kích từ chối và báo cáo lên cấp trên: “Mặc dù thời tiết không cho phép sử dụng toàn bộ đạn dược đã cung ứng và nếu pháo kích thêm một ngày sẽ phá hủy thêm một số công sự, tôi vẫn tin rằng ngày mai có thể tiến hành cuộc đổ bộ như dự tính.”

        Smith luôn nhớ rằng những hầm đạn dược của các chiến hạm dưới quyền Blandy vẫn còn chứa hàng trăm quả đại pháo không được bắn đi bởi vì lề luật của Hải quân. Sau khi Thế chiến kết thúc ông viết một cách chua chát: “Nếu Hải quân hợp tác tốt hơn vói TQLC thì số thương vong của chúng tôi đã thấp hơn.” Nhiều tháng trước, một sĩ quan TQLC đã tóm tắt thái độ của Hải quân khi ông chỉ tận mặt sĩ quan Hải quân đối tác của ông mà nói: “Ngay cả khi sĩ quan Hải quân các anh tiến đến gần khoảng cách 1.000 m, tôi muốn nhắc cho các anh nhớ rằng các anh vẫn còn có một ít lớp thép che chấn. Tôi muốn các anh biết rằng lính TQLC tiến vào bờ biển với lưỡi lê, và lớp bảo vệ mà họ có chỉ là chiếc áo ka-ki.”

        Trong khi Đại đội E mặc áo ka-ki đang tiến gần đến định mệnh của họ, 70 thông tín viên dân sự tụ tập trên chiếc soái hạm Eldorado đang thả neo ngoài khơi Iwo Jima để dự buổi thông báo cuối cùng.

        Đô đốc Kelly Turner nói với các phóng viên ràng trận chiến sẽ gian nan - “Các cơ sở phòng thủ dày đặc” - và rằng Iwo Jima là “một vị trí cố định được bố phòng vững chắc nhất trên thế giới ngày nay.”

        Có lẽ còn le lói hy vọng nên ông thêm: “Theo những gì được biết và có thể làm được, chúng ta đang có những bước đi để giảm thiệt hại xuống đến mức càng thấp càng tốt.”

        Tướng Smith gật đầu khi Turner - cấp trên của ông - ngồi xuống kế bên ông. Đấy là những gì ông có thể làm được để kiềm chế phẫn nộ. Ông biết rất rõ các bước mà Hải quân đã không thực hiện. Bây giờ, Smith bước lên bục. Ông tiên đoán một cách ảm đạm là thương vong sẽ cao, trận chiến sẽ khó khăn. Trong khi lời nói của ông ngấm dần vào tâm tư các phóng viên, ông nói tiếp một cách hãnh diện và nhò nhẹ: “Đây sẽ là một trận đánh gian nan. Chính vì thế mà lính TQLC của tôi đã đến đây.”

        Khi người chiến binh già ngồi xuống, đôi mắt ông long lanh qua màn lệ. Iwo Jima sẽ là trận đánh cuối cùng của ông, là lần cuối cùng ông chỉ huy “lính TQLC của tôi”. Kế tiếp, một vị khách đặc biệt đứng lên phát biểu. Ông mặc bộ quân phục dã chiến TQLC nhưng không mang quân phù. Ông là sếp lớn, Bộ trưởng Hải quân James Forrestal, đến dự khán cuộc hành quân lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ trong lịch sử. Rồi ông nói rõ rằng ông biết ai sẽ chịu mũi dùi trong chiến dịch này.

        Trong phân tích gần đây nhôi, chính người lính sử dụng súng trường và súng máy sẽ thắng cuộc chiến và chịu nhiêu hy sinh để bảo vệ nền tự do của chúng ta. Tôi xin ngả mũ mà khen ngợi TQLC. Tôi nghĩ Trung tướng Julian Smith phát biểu những cảm nghĩ của tôi đúng nhất. Sau trận Tarawa, trong một bức thư gửi người vợ, ông ấy viết: “Mỗi khi tôi gặp lại người lính TQLC Hoa Kỳ, tôi đều có cảm nghĩ tôn kính họ. ”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:21:22 pm »

       
        Mọi người đều im phăng phắc khi Forrestal ngồi xuống. Tướng Smith nở một nụ cười hãnh diện.

        Đô đốc Turner phá tan bầu không khí im lặng: “Có câu hỏi gì không?”

        Từ hàng cuối, một phóng viên hỏi: “Khi nào có chuyến tàu về lại Trân Châu Cảng?”

        Chắc chắn là quân Nhật trú phòng trên Iwo Jima không đồng ý với Forrestal về TQLC. Những người lính Nhật này chưa từng chiến đấu với quân Mỹ, và so với những tiêu chuẩn của họ, lính TQLC là những kẻ hèn nhát từ chối cái chết danh dự và chỉ muốn đầu hàng. Lính TQLC chỉ muốn được nổi tiếng và tìm quyền lợi vật chất. Tệ hại nhất, họ không có động lực về tâm linh như chiến binh Nhật, mà thay vào đó chỉ biết lệ thuộc vào khí tài hiện đại.

        Phóng viên chiến trường Robert Sherrod - người đã đổ bộ lên Tarawa và cũng đổ bộ lên Iwo Jima - thì nghĩ khác. Theo ông, nếu nói sức mạnh của nền công nghiệp Mỹ đang trên đường chiến thắng thì ai cũng nói được. "Những người nào chưa từng chứng kiến Tarawa, Saipan... thì nghĩ rằng thép Mỹ nằm trong những khẩu súng và những quả bom. Nhung cũng có nhiều chất thép trong con tim của những người xông lên các bờ biển.”

        Đối với các chàng trai của Đại đội E, một năm huấn luyện đặc biệt ở Trại Pendleton và Trại Tarawa đã biến họ thành những người sẵn sàng trả bất kỳ giá nào cho đồng đội, như là một tập thể, trong tình huynh đệ. Họ sẽ chiến đấu cho trung đội của họ, cho những tiểu đội của họ. Những mối dây liên kết ở cấp độ này sẽ định đoạt kết quả của trận đánh. Ira đã viết về nhà: “Có một thứ tình thân hữu thật sự giữa tất cả đồng đội chúng con; và con nghĩ dù được hứa cho một nghìn đô, không ai trong bọn con muốn xa rời đồng đội của mình. Chúng con tin cậy và tùy thuộc lẫn nhau; trong cuộc chiến vẫn sẽ là như thế. Tụi nó đều là những đứa tốt.”

        Lính Nhật sẽ chiến đấu cho đến chết vì Hoàng đế của họ. Động lực này khiến cho lính Nhật trở nên đáng sợ. Nhưng những chàng trai trẻ này sẽ chiến đấu cho đến chết vì đồng đội của họ. Động lực này khiến cho họ trở nên bất bại.

        Sau khi trở thành giáo sư thực thụ môn Mỹ thuật tại Đại học Notre Dame năm 1979, Robert Leader viết:

       Đấy giống như là có mặt trong đội điền kinh đoạt giải và mỗi người đều thi thố hết sức mình. Liệu bạn có thế nào mường tượng ra tình thương yêu thầm lặng mà chúng tôi cảm nhận ve nhau luôn? Tình thương yêu đã khiến cho người lính đem mạng sống của mình dâng hiến cho nhau mà không hề do dự và, tôi nghĩ, cũng không hiểu tại sao. Tuy thế, đặt mình vào giữa mỗi hiểm nguy mà không nghĩ đến người thân của mình là hành động thương yêu tối thượng.

        Mike, Harlon, Franklin, Ira, Rene và cha tôi sắp tiến vào một trận địa chống lại đối phương đang ẩn mình dưới địa đạo đã chịu đựng đợt oanh tạc dữ dội nhất trên vùng Thái Bình Dương mà không hề hấn gì. Cách duy nhất để trấn áp những kẻ liều chết chui rúc trong hang động là tấn công trực diện; những chàng trai trẻ Mỹ đang tiến thẳng vào trận địa hỏa lực của Nhật.

        Đấy sẽ là một trận chiến mà xương thịt Mỹ chống lại bê-tông Nhật. Các chàng trai chỉ còn biết trông cậy vào đồng đội của họ - những đồng đội sẵn sàng liều chết cho nhau. Chẳng bao lâu, họ sẽ làm như thế.

        Vào buổi chiều Ngày D trừ 1, 18 tháng 2, một ngày mà chín năm sau trở thành sinh nhật của tôi, cha tôi và những người lính trong đội quân tấn công vẫn chưa nhìn thấy mục tiêu của mình. Mọi việc đều được lên lịch chính xác theo từng phút. Các tàu đổ bộ sẽ tiến đến Iwo Jima đúng giờ đã định, đúng trước thời khắc đổ bộ lên bãi biển.

        Bây giờ, tất cả các chàng trai đều trầm lặng, mỗi người chìm đắm trong ý nghĩ của mình. Đêm ấy, họ hẳn cảm thấy mất tự tin khi nghe Hoa Hồng Tokyo1 nêu tên nhiều chiếc tàu và số hiệu của các đơn vị TQLC. Cô nói với lính Mỹ rằng, cần những chiếc tàu khổng lồ để chở họ đến Iwo Jima, nhưng sau đó những người sống sót có thể chui vào vừa một tủ điện thoại.

        Hai vị chỉ huy ở hai bên chiến tuyến tìm cách dỗ giấc ngủ trước khi trận đánh xảy ra. Tướng Smith được thoải mái với quyển Kinh Thánh trong ca-bin của ông trên chiếc Endorado.

        Kuribayashi cũng ở trong gian phòng riêng của mình - hang động và địa đạo nằm sâu hơn 20 m dưới lòng đất. Ánh nến lung linh soi rọi “Lời nguyền Chiến trận Anh dũng” được dán trên tường, và ông cũng ra lệnh dán trên tường của tất cả boong-ke, hang động và lô cốt trên hòn đảo. Lời nguyền như sau:

        Chúng ta ở đây đế bảo vệ hòn đảo này cho đến sức cùng lực kiệt. Chúng ta phải cống hiến hết mình cho nhiệm vụ này. Mỗi phát đạn phải giết nhiều người Mỹ. Chúng ta không thể đế kẻ địch bắt sống. Nếu vị trí chúng ta bị tràn ngập, chúng ta sẽ mang bom và lựu đạn rồi liều mình dưới xe tăng. Chúng ta sẽ xâm nhập phòng tuyến kẻ địch để tiêu diệt chúng. Không ai được chết nêu chưa giết ít nhất 10 lính Mỹ. Chúng ta sẽ quấy rối kẻ địch bằng chiến thuật du kích cho đến người cuối cùng. Hoàng đế muôn năm!

        Không có ghi chép nào cho thấy những ý nghĩ cuối cùng của Kuribayashi trước khi ông thiếp đi đêm ấy. Nhưng trong một buổi phát sóng đến chính quốc trên đài phát thanh Tokyo, ông đã nói: “Hòn đảo này là tuyến đầu để bảo vệ chính quốc chúng ta và tôi sẵn sàng hy sinh ở đây.” Và ông viết cho đúa con trai Taro: “Cuộc sống của cha con giống như ngọn đèn trước gió.”

        Nhưng trước khi ông dẫn 22.000 binh sĩ dưới quyền vào chỗ chết, có một ý nghĩ mà ông không hề bày tỏ với họ. Nhiều năm trước, khi ông phục vụ trên đất Mỹ, di chuyển khắp nơi trên đất nước này ông viết cho bà vợ: “Nước Mỹ là nước cuối cùng Nhật muốn đánh.”2

-------------
       1. Biệt hiệu của xướng ngôn viên đài phát thanh Nhật Bản trong những chương trình tiếng Anh.

       2. Ý nói là thà Nhật Bản đánh nước nào khác chứ không nên đánh Mỹ.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:26:20 pm »


Chương 7

NGÀY D
         
Cuộc sông chẳng bao giờ có quy luật cả. Chúng tôi đã thay đổi từ ngày đôi chân chúng tôi giẫm lên thứ cát dó.
BINH NHÌ TEX STANTON, TRUNG ĐỘI 2, ĐẠI ĐỘI E       

        Sự việc diễn ra như là cảnh tượng ma quái vào ban đêm.

        Giữa bầu trời tăm tối trên Thái Bình Dương, từng vệt màu đỏ phóng lên rồi rơi xuống, tiếp theo là những tiếng nổ vang dội từ xa. Những lính TQLC không thể ngủ được đứng trên boong tàu đổ bộ LST nhìn ngấm cảnh tượng khi họ còn cách bờ 20 km.

        Đối với Robert Leader trong Đại đội E, quang cảnh trông giống như sấm sét vào một đêm mùa hè. Ông nghe một giọng nói trong đêm tối, như là trong một giấc mơ: “Đấy là Đảo Lưu huỳnh.” Leader thầm thì mà mắt vẫn nhìn lên bầu trời: “Anh nói gì?” Người kia, một lính Hải quân, đáp: “Anh không biết sao? Iwo Jima có nghĩa là Đảo Lưu huỳnh.”

        Mặt trời dân ló ra màu hồng. Phía chân trời trở nên trong xanh, hòn đảo lưu huỳnh đang bốc khói.

        Hôm nay là ngày 19/2/1942.

        Đầu bếp trên các hải vận hạm đã nấu bữa ăn sáng ngon lành cho những con người trẻ tuổi sẳp khốn khổ và chết: bít-tết và trứng.

        Cùng với mọi người, cha tôi thức dậy trước khi mặt trời mọc. Câu đầu tiên mà ông nghe là từ một chiến binh dày dạn: “Về phần tôi, tôi có đủ kinh nghiệm để tránh đạn. Còn anh, có lẽ anh sẽ lãnh một viên đạn giũa hai con mắt.”

        Mike đã thức gần suốt đêm để ngắm cuộc pháo kích. Ed Blankenburger đứng kế bên ông tỏ ra phấn khởi: Cuộc pháo kích này chắc chằn sẽ làm cho đối phương tan tác. Nhiều chàng trai cũng lạc quan như ông. Donald Howell, 17 tuổi, tin chắc không lính Nhật nào còn sống sót được, đến nỗi anh ta cảm thấy thư giãn mà đọc quyển House Madam viết về những nhà ngủ chứa gái bán hoa dọc bờ biển phía Tây.

        Vào lúc gần sáng, Blankenburger kinh ngạc nghe Mike nói nhỏ nhẹ: “Ed, mình sẽ không trở về sau trận này.”

        Hơn 70.000 lính TQLC - gồm Sư đoàn 3, 4 và 5 - chen chúc trên những con tàu đã đến Đảo X, sẵn sàng đổ lên bãi biển dài chưa đến 4 km. Ẩn mình dưới địa đạo và không hề ló mặt ra là 22.000 chiến binh ưu tú của Nhật - thuộc Lực lượng Mặt trời mọc - những người hiểu rằng họ sẽ chết.

        Lúc 7 giờ sáng, những chàng trai của Đại đội E đi xuống những bậc thang của chiếc tàu mang số hiệu LST-481 để bước vào các xe bánh xích lội nước. Những thao tác huấn luyện kinh hoàng ở Hawaii mà cha tôi phải thực hiện khi tụt xuống mành lưới lắc lư, thì bây giờ không có cơ hội để ứng dụng. Nhưng cũng còn lý do khác để sợ hãi. Quân y tá Vernon, bạn thân của cha tôi, nhớ lại: “Tôi sợ đến chết điếng khi bước vào chiếc xe bánh xích. Mới ra trận lần đầu nhưng tôi cảm nhận ngay cả những người dạn dày cũng khiếp sợ. Parrish càng cảm thấy sợ hãi hơn khi một người lính kỳ cựu nhìn chăm chăm đến Iwo Jima và nói qua khóe miệng: “Bạn không biết chuyện gì sẽ xảy ra đâu. Trong 5 phút đầu tiên ở đây bạn sẽ được học nhiều hơn là cả năm huấn luyện.”

        Bây giờ đoàn xe bánh xích lội nước đâu tiên đang xả tốc lực hướng đến hòn đảo, để lại những vệt bọt trắng xóa. Tiếng máy nổ khiến cho 20 người trên mỗi xe cảm thấy nhức óc inh tai. Phía sau lưng và trên đầu họ là một lực lượng Mỹ hùng mạnh kiểm soát mặt biển và bầu trời: trên mặt biển là hạm đội đang thả neo kéo dài hơn 15 km; trên bầu trời là các máy bay Hellcat của Hải quân đang chúc xuống để bắn phá Núi Suribachi.

        Trong những thời khắc cuối cùng trước khi đợt đổ bộ đâu tiên diễn ra, nhiều binh sĩ vẫn còn tin rằng họ sẽ không phải tốn một giọt mồ hôi. Họ tin tưởng như thế mặc dù xung quanh có những dấu hiệu ngược lại: các bác sĩ quân y và quân y tá với những dụng cụ và bàn giải phẫu sẵn sàng được thiết lập trên bờ biển. Những giáo sĩ Do thái giáo, linh mục Công giáo và mục sư Tin Lành đang hiện diện giữa hàng quân, cũng chuẩn bị đổ bộ và chịu hiếm nguy để sẵn sàng an ủi người đang hấp hối. Và những chiếc tàu đi theo chở bao đựng xác người.

        Có lẽ sẽ không cần đến những vật dụng như thế. Phải chăng hòn đảo đang bị bắn phá tan thành từng mảnh? Những chiếc tàu thiết giáp khổng lồ đậu ngoài khơi đang nã những quả đạn nặng một tấn lên hòn đảo. Nhũng khẩu đại pháo này tạo sức chấn động mãnh liệt khiến vài chiếc tàu nhỏ suýt bị đầm.

        Trong những thời khắc cuối cùng này, một chú nhóc ngồi chung xe bánh xích với cha tôi vẫn vô tư giúp vui đồng đội mình bằng những giai điệu du dương trong phim ảnh. Trong những thời khắc cuối cùng này, anh lính Jim Buchanan 18 tuổi từ Portland, Bang Oregon, vẫn còn xem cuộc oanh kích là quang cảnh đẹp đẽ như trong phim ảnh; hòn đảo gần như bị chìm lấp hoàn toàn dưới lớp bụi màu xám, vàng và trắng do hỏa tiễn và bom cày xới lên. Anh quay qua đồng đội, một chú nhóc tên Scotty, và hỏi với niềm hy vọng: “Anh nghĩ liệu sẽ còn lính Nhật nào cho mình không?”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:27:49 pm »


        Jim Buchanan không thể nào thấu hiểu những gì đang chực chờ trước mặt. Không ai trong bọn họ hiểu được.

        Các đợt oanh kích không hề làm suy suyển những cơ sở nằm trong lòng đất. Phải cần đến lực lượng Mỹ trên bộ phá hủy từng công sự một, với cái giá khủng khiếp. Trận đánh diễn ra giữa 120.000 quân Mỹ1 và Nhật trên hòn đảo và ngoài khơi kéo dài 36 ngày gây thương vong cho trên phân nửa số chiến binh trên hòn đảo, và có những sắc thái không hề giống những trận đánh nào khác trong thế kỷ 20.

        Trận Iwo Jima là cuộc đối đầu giữa những giác đấu: giác đấu Nhật trong hang động và địa đạo, còn giác đấu Mỹ chơ vơ trên mặt đất, dùng xăng để đốt cháy đối phương trong những vị trí ẩn náu. Tất cả xảy ra trên một hòn đảo dài chưa đến 9 km và chỉ rộng hơn 3 km. Một diện tích nhỏ hơn thị trấn quê nhà Antigo của cha tôi nhưng chứa số người gấp 10 lần. Một chiếc ô tô chạy chưa đến 100 km giờ chỉ mất 5 phút rưỡi là chạy hết chiều dài hòn đảo, nhưng lính TQLC đã phải mất hơn một tháng.

        Hải quân Mỹ ngưng pháo kích lúc 8 giờ 57 phút. Lúc 9 giờ 02 phút, chỉ 120 giây sau lịch trình đã định ở Hawaii, đợt đổ bộ đầu tiên - những xe thiết giáp bánh xích lội nước, mỗi chiếc gắn đại bác 75 li - vượt qua những con sóng để chạy lên lớp cát đen mềm của Iwo Jima.

        Nhũng xe bánh xích chở binh sĩ đầu tiên tiến vào bờ 3 phút sau, lúc 9 giờ 05 phút, tiếp theo sau là hàng trăm chiếc khác. Đại đội E đi theo đợt đổ quân thứ 12, lúc 9 giờ 55 phút. Đại đội E nằm trong Trung đoàn 28 có nhiệm vụ đổ bộ lên Bãi Lục Một - đoạn bờ biển gần Núi Suribachi nhất, chỉ cách không đây 400 m. Trung đoàn sẽ tạo một phòng tuyến cắt ngang đoạn thắt lại của hòn đào để cô lập và sau đó tiến chiếm ngọn núi. Nhiệm vụ này có nghĩa là Đại đội E nằm trong cánh quân 2.000 người có chiến tuyến cách biệt với diện tấn công chính. Một số đơn vị của Sư đoàn 5 và toàn thể Sư đoàn 4 sẽ tỏa ra bên cánh phải và tiến về phía bắc theo chiều dài của hòn đảo để tiêu diệt quân chủ lực trú phòng. Trước khi trận đánh kết thúc, một phần của Sư đoàn 3, ban đầu được xem là lực lượng dự bị, cũng sẽ được tung vào trận chiến.

        Trung đoàn 28 lĩnh nhiệm vụ nặng nề. Như Tướng Smith sau này cho biết: “Sự thành công của cả chiến dịch tùy thuộc vào việc chiếm lấy ngọn núi sát khí ấy.”

        Các chàng trai nheo mắt ngước nhìn những hướng tiến quân đã được chỉ định cho họ, tiếp theo đó là ngọn núi xấu xí cằn cỗi. Từ một điểm cách bờ nước khoảng 30 m, bờ biển dốc ngược lên thành ba bậc thang, mỗi bậc cao khoảng 2 m rưỡi và cách xa nhau 5 m. Trong thời bình, bờ biển trông giống như sân khấu ngoài trời uốn hơi cong. Theo ngữ cảnh ở đây, đấy là sân khấu nơi Thần chết sẽ trình diện. Các chàng trai sẽ phải bước lên trên nên tro núi lửa mềm dẻ bị lún, khiến cho mỗi bước đi càng thêm nặng nề. Những xe cơ giới trong đợt đầu tiên lập tức bị lún trên lớp tro mềm. Binh sĩ đi vòng xung quanh bắt đầu thận trọng bước lên các bậc thang mà không có gì che chấn. Khung cảnh hoàn toàn yên ẳng.

        Có lẽ những người lính TQLC lạc quan đã đúng lý. Có lẽ trận chiến đã kết thúc. Donald Howell nhớ lại: “Khi cửa xe đổ bộ thả xuống, tôi chỉ việc bước lên bờ biển. Tôi thấy tự tin. Mọi người xúm xít xung quanh. Tôi nghĩ chiến thắng là điều chắc chằn.”

        “Điều chắc chắn” chỉ kéo dài một tiếng đồng hồ. Sự yên ắng nằm trong chiến lược của Tướng Kuribayashi: chờ cho quân đổ bộ lấp kín bờ biển rồi mới hành động.
       
        Sau khi Đại đội E đổ bộ được 20 phút và đã đến vị trí tập hợp, cuộc tàn sát bắt đầu.

        Thình lình cả bầu không gian đầy khói và tiếng nổ inh tai. Những lô cốt trên mặt đất phẳng nhìn ra đại dương - mà nãy giờ không ai nhận ra - bắt đầu xả súng máy về phía lính Mỹ không hề được che chằn. Nhưng cơn bão lửa thực sự nổ ra từ Núi Suribachi. Đạn súng cối, đại pháo và súng máy rót xuống, những người lính Mỹ đã bắt đầu choáng váng. Hai nghìn lính Nhật tàng hình bắn xối xả về phía họ với mọi loại vũ khí từ súng trường đến pháo phòng thủ duyên hải. Đối với Trung úy Keith Wells, Trung đội trưởng Trung đội 3 của cha tôi, Suribachi biến thành một cây Giáng sinh khổng lồ với đầy những ánh lấp lánh, là những nòng súng đang bắn xối xả xuống trung đội ông.

        Không có gì che chắn. Đạn súng máy và pháo cày xới từ mọi hướng: Tướng Kuribayashi đã thiết kế một trường bẳn đan chéo nhau bằng cách kết hợp với những đơn vị Nhật ở hướng bắc. Cả đội hình quân Mỹ bị bao trùm trong những quả cầu lửa. Các chàng trai hốt hoảng cố đào công sự phòng thủ, nhưng lớp tro mềm chuồi xuống sau mỗi vệt đào bằng tay hoặc xẻng. Những chiếc xe Jeep và xe bọc thép trúng đạn pháo nổ tung lên trời thành từng mảnh vụn. Những người lính bị trúng đạn pháo không chỉ bỏ mình, mà thân thể họ cũng biến mất hẳn.

---------------
        1. Từ điển bách khoa Wikipedia cho biết tổng cộng có 100.000 quân Mỹ tham gia trận đánh, con số này hẳn là chưa tính đến những đơn vị Không lực, Hải quân... cùng tham gia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:28:43 pm »


        Không chỉ có lính TQLC. Robert Leader kể lại: “Khi chúng tôi tiến lên, tôi đang nhìn một xe bánh xích chạy gần đó. Rồi có một tiếng nổ khủng khiếp, và chiếc xe biến mất. Tôi tìm kiếm mảnh vụn và người sống sót, nhưng không thấy gì. Không thể tin được. Mọi thứ đều bốc hơi.”

        Cha tôi ngồi chung tàu đổ bộ với Leader.

        Các chàng trai trên bờ biển cố chạy lên phía truớc. Một người kể: “Đấy giống như là bước qua một đống lõi ngô”. Người khác nói: “Giống như leo lên một đống bột.” Giống như một thùng lúa mì. Giống như lớp tuyết dày.

        Những chiếc xe tăng theo đà tiến nghiền nát những người lính bị thương không thể cử động để tránh đi nơi khác. Những người lính khác không bị thương nhưng bị đồng đội phía sau giẫm đạp mà chết. Guy Castorini nói: “Càng lúc càng có nhiều tàu đổ bộ thả thêm binh sĩ chạy lên bờ biển. Họ phải xô đẩy những người phía trước giống như chà đạp họ cho đến chết.”

        Nhiều người lính có những ý nghĩ và hành vi lạ lùng vì bị sốc. Một số ngã ra bất tỉnh giữa cơn cuồng sát và sĩ quan phải đá cho họ tỉnh dậy. Một số thường quay về với thói quen cảnh vẻ của cuộc sống dân sự. Một chàng trai trẻ đang bị thương nặng, khi được đồng đội trao một điếu thuốc đã châm lửa, thều thào: “Tôi không hút thuốc.”

        Jim Buchanan, người đã hy vọng vài lính Nhật còn sống để chiến đấu với mình, trở lên phẫn nộ khi thấy những gì đang xảy ra. Anh thét lên với một đồng đội kế bên: “Mày có thấy những tên lính Nhật đang bắn ta không?”

        Anh kia trả lời: “Không. Mày có bắn trả không?”

        Buchanan trả lời: “Không. Tao không nghĩ đến việc này. Trước đây tao chưa từng ở trong làn đạn”.

        Phil Ward nhảy ra khỏi chiếc xe bánh xích cùng với cha tôi, cũng kinh qua tình huống mới mẻ: “Ở Hawaii chúng tôi đã thực tập với đạn thật vì thế tôi đã quen với tiếng súng, nhưng ở đây thình lình tôi nhận ra tại sao có sự khác lạ. Tôi nói: ‘Mẹ kiếp! Bọn họ đang bắn về phía tôi!’”

        Bờ biển đầy rẫy những xe cơ giới và xe Jeep bị lún dưới cát hoặc bị pháo bẳn tan tành. Nhiều xác người chồng chất dọc bờ biển. Quân y tá Roy Steiníbrt nhớ lại: “Khi tiến lên, tôi thấy nhiều người nằm trên bãi biển. Tôi nghĩ: "Hay quá! Họ đã yểm trợ cho chúng tôi đổ bộ", nhưng khi đến gần tôi mới biết họ đều đã chết.”

        Trong những phút đầu tiên, cả đoàn quân bị tiêu diệt là chuyện có thể xảy ra. Các cấp chỉ huy trên hạm đội liên tục nhận tin qua sóng vô tuyến cho thấy khả năng này: “Bị hỏa lực cối và súng máy dữ dội!” “Đang chịu thiệt hại nặng và không thể tiến lên!” “Đạn cối đang giết chúng tôi!” “Tất cả các đơn vị đều bẹp gí dưới hỏa lực pháo và cối!” “Thương vong nặng! Cần tăng yểm trợ nhanh để di chuyển đến bất kỳ nơi nào!” “Bị hỏa lực mạnh và bước tiến dừng lại!” “Hỏa lực súng máy và pháo mạnh chưa từng thấy!”

        Nhưng tình thế còn tồi tệ hơn là những báo cáo qua sóng vô tuyến. Không ai nằm ngoài vùng nguy hiểm. Một phóng viên nhiếp ảnh của hãng tin Associated Press (AP) tên là Joe Rosenthal, người cao 1 m 60, đổ bộ cùng với Sư đoàn 4, cố sức chạy thoát thân giữa những làn đạn. Sau này ông tuyên bố: “Không bị trúng đạn là giống như chạy giũa cơn mua mà không bị ướt.”

        Quân y tá Greg Emery vừa bò trên hai chân hai tay vừa ngoái nhìn lại một chiếc xe đổ bộ đang tiến vào; cánh cửa hạ xuống; đạn súng máy ria vào bên trong xe. Các chàng trai ngã xuống chết chồng chất lên nhau khi họ vừa mới bước ra.

        Đại đội E cố chạy tìm nơi thoát thân trên những bậc thang của bờ biển, người vẫn mang ba lô nặng trĩu. Một người nhớ lại: “Giống như leo lên một thác nước.” Jerrry Smith cố nằm rạp sát mặt đất, cảm thây đạn bẳn xuyên qua chiếc ba lô trên lưng, ông nhớ lại: “Ngay cả các đôi bít tất trong ba lô của-tôi cũng chi chít lỗ đạn.” Lớp tro núi lùa làm chậm bước tiến của TQLC và khiến cho họ không thể đào hố trú ẩn, nhưng mặt khác lại giúp giảm số thương vong: Lớp tro mềm hấp thu nhiều mảnh đạn ối và hạn chế tác hại khi quả đạn nổ tung.

        Trung đội 2 dưới quyền Trung úy Ed Pennel suýt bị lạc lối trong thời khắc đầu tiên giữa tình thế hỗn loạn. Trung đội này - trong đó có tiểu đội dưới quyền của Mike cùng với Harlon, Franklin và Ira - đổ bộ chệch mục tiêu về hướng bắc của Bãi Lục. Ngay sau khi quân Nhật nổ súng, Đại tá Harry Liversedge, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28, cho gọi Đại úy Dave Severance chỉ huy Đại đội E và hỏi: “Anh đã sẵn sàng để di chuyển chưa?” Severance đáp: “Tất cả đã sẵn sàng ngoại trừ Trung đội 2 chưa đến!” Vị Đại tá quát: “Này, anh có 5 phút đế đi tìm trung đội đó, nếu không anh sẽ ra tòa án binh!”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:29:14 pm »


        Chẳng bao lâu, Trung đội 2 tập hợp cùng với Đại đội. Khi vừa mới đổ bộ và trước khi cuộc tàn sát xảy ra, đã có một khoảnh khắc khôi hài. Trung úy Pennel đã nghĩ đến việc động viên tinh thần binh sĩ dưới quyền bằng một sô dũng cảm giống như siêu sao điện ảnh John Wayne. Khi cánh cửa xe đổ bộ hạ xuống, ông thét: “Tiến lên, tụi bay!” và rồi ngã úp mặt xuống nền tro núi lửa sũng nước. Ông nhớ lại: “Tụi nó vừa chạy qua người tôi vừa phá lên cười.”

        Không phải ai cũng cười. Sau này, Ira kế lại: “Tôi là đứa khốn kiếp trong nỗi sợ kinh hoàng. Tàu chúng tôi chạm phải nền đất cứng và cánh cửa hạ xuống. Tôi nhảy ra xa ngoài cánh cửa. Khoảng 3 m cách đó, một lính TQLC nằm chết ngay trên bờ nước, bị bắn trúng đầu. Anh ta chưa bắt đầu chiến đấu. Bụng dạ tôi nhộn nhạo và rồi tôi bắt đầu thấy rùng mình hãi sợ.”

        Vài người có những mối quan hệ trong đời sống dân sự trước đây. Wesley Kuhn đến từ Back Creek, Bang Wisconsin, năm ấy 19 tuổi. Wesley không quen biết cha tôi lúc ấy có lẽ đứng cách ông vài chục mét, nhung ông quen biết vợ tương lai của cha tôi, Betty Van Gorp. Wesley và Betty diễn với nhau trong một vở kịch khi đang học lớp 9 với nhau. Wesley đóng vai “Đạo tặc hôn hít”, có đoạn phải hôn trộm Betty thủ vai một người nội trợ ngây thơ.

        Kuhn nhìn đâu cũng thấy xác người và những phần của thi thể. “Điều kinh hoàng nhất khi tôi nhớ lại là lần đầu tôi thấy một thân người với lồng ngực mở toang, lấp đầy đất cát.” Có những khoảnh khắc hài hước kỳ quặc. Monroe Ozment từ Bang Virginia cùng đồng đội của ông đang tiến lên bậc thang thứ 3 và đang bị bùa vây bởi đạn súng mầy và cối thì một người la lên: “Turner đã bị bắn.” Ozment nhớ lại: “Turner dáng người phục phịch, thế nên chúng tôi thường trêu anh ta rằng nếu anh ta bị bắn thì sẽ bị bẳn vào mông. Tôi la lên: "Hắn bị bẳn ở đâu?", và có người đáp lại: "Ở mông”.

        Nhưng có thêm những khoảnh khắc đau khổ tột cùng. Quân y tá Danny Thomas, 19 tuổi, phóng lên bờ biển lúc 10 giờ 45 phút, chi cách vài bước phía sau người đồng đội thân thiết Chick Harris. Trong trại huấn luyện, Thomas và Harris được gọi là “Nhóc Sữa” vì trong những ngày xả trại cả hai chưa đủ tuổi để uống bia rượu. Thomas nhớ lại: “Tôi đang chạy về phía trước và thấy Chick đứng trên bãi biển, quay mặt ra biển, lưng quay về phía trận tuyến.” Người bạn ông có dáng vẻ kỳ lạ: Đầu và thân người đều thẳng lên như thể ông để cho mình bị chôn nửa người dưới cát trong trò đùa tinh nghịch nào đó. Khi Thomas chạy ngang người bạn, ông thét lên tiếng chào hỏi và thấy bàn tay cùng đôi mắt của Chick cử động, đáp lại ông.

        Rồi Thomas thoáng nhìn thấy cái gì khác khiến cho ông khuỵu xuống và nôn mửa. “Cái gì khác” là máu và nội tạng. Thomas nhớ lại: “Tôi nôn thốc nôn tháo. Tôi nhận ra là Chick đã bị cát làm đôi. Phân nửa người dưới của anh ấy đã mất đi. Đó là người lính tử trận đầu tiên mà tôi trông thấy.”

        “Nhóc Sữa Chick” lúc ấy chỉ mới 15 tuổi. Ông đã nói dối về tuổi của mình để gia nhập TQLC.

        Guy Castorini và vài lính mới tò te chạy theo người chỉ huy của họ, một người lính kỳ cựu có tên Lundsford. “Chúng tôi chua biết đưực liệu trận đánh này là khả quan hay tồi tệ. Một anh lính thét lên: "Này, Lundsford, đây có phải là trận đánh xấu không?" Lundsford thét đáp trả: "Trận đánh mẹ kiếp!" Có lẽ hai phút sau - Bùm - một quả đạn cối rơi xuống chúng tôi. Tôi cúi người xuống tránh; có cái gì đó rơi trên lưng tôi rồi lăn xuống. Như là một quả dừa hay cái gì đại loại như thế. Tôi nhìn xuống và thấy đó là cái đâu của Lundsford. Đó là câu nói cuối cùng của anh ấy: "Trận đánh mẹ kiếp!”

        Bằng cách nào đây, lính TQLC vẫn tiến lên. Bằng cách nào đấy, kỷ luật vẫn được giữ vững. Bằng cách nào đấy, tính kiên cường trấn áp nỗi sợ hãi. Bằng cách nào đấy, những người lính trẻ dưới làn đạn chi chít vẫn thi hành nhiệm vụ cơ bản, gan góc để tiếp tục cuộc đổ bộ.

        Thái độ điềm tĩnh của những người lính kỳ cựu là yếu tố giúp cho tân binh giữ vững tinh thần. Yếu tố khác là một năm trải qua huấn luyện trong các trại TQLC ở California và Hawaii. Quân y tá Langley giải thích: “Chương trình huấn luyện dạy cho chúng tôi cách kiềm chế nỗi sợ hãi. Chúng tôi đều biết có khả năng mình sẽ chết hoặc bị thương. Nhưng chúng tôi cũng biết rằng phải tiến tới để không phải chết. Chúng tôi học được rằng có thể làm được nhiều thứ trong khi đang sợ thất thần.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:30:14 pm »


        Y như rằng, Mike Strank là một trong những chiến binh kỳ cựu vẫn giữ vững tinh thần. Khi quân Nhật vừa trút cơn mưa đạn cối, binh sĩ của Đại đội E vẫn còn đang lần mò tìm đường về đội hình chính của Đại úy Severance, Lloyd Thompson nhìn lên về phía tay phải và không tin vào mất mình. “Mike đang ở đây, ngồi thẳng người, đang trút cát ra từ đôi giày như thể là không có chuyện gì xảy ra.” Bill Ranous nhớ lại quang cảnh ấy: “Tôi đã vùi mặt mình xuống cát. Rồi tôi nhìn lên và thấy Mike đang ngồi thẳng người trút cát ra từ đôi giày.”

        Sau khi đã tự chứng tỏ, Mike dẫn thuộc hạ dưới quyền đến nơi tụ họp với đơn vị của Dave Severance. Joe Rodriguez còn nhớ ông chạy tới lui giữa Tiểu đội, nhắc nhở họ phải dãn đội hình: “Đừng xúm xít với nhau! Đừng có như một buồng chuối1!”

        Chính vì thái độ như của Mike - có lẽ có hàng trăm người như thế, phần lớn đã bị lãng quên - đã giúp cho lính Mỹ chống chọi với cơn cuồng nộ của hỏa lực từ vũ khí vô hình, rồi thậm chí họ còn bắt đầu trả đũa để gây thiệt hại.

        Gây thiệt hại cho ai? Đấy là câu hỏi được lặp đi lặp lại ở Iwo Jima. Không có mục tiêu nào cả. Các pháo thủ đối phương đều vô hình, được che chắn, những sinh vật dưới lòng đất. Thượng sĩ nhất Lyndolph Ward thốt lên sự chán nản: “Điều khiến cho tôi tức tối là không thể đáp trả. Không thấy kẻ địch nào để nhắm bẳn.” Thậm chí khi lính TQLC gây thương vong cho đối phương, ít khi họ nhìn thây kết quả: Quân Nhật nhanh chóng kéo đồng đội của họ bị thương hoặc tử trận vào bên trong hang động và lô cốt. Vì thế, có rất ít dấu hiệu cho thấy chiến công, và việc này ảnh hưởng đến tinh thần binh sĩ. Trong những ngày tiếp theo, máy bay trinh sát nhận xét chiến trường trông giống như lính TQLC đang chiến đấu với chính hòn đảo chứ không phải với đội quân bảo vệ hòn đảo.

        Thật ra, ngay buổi sáng đầu tiên trong hỏa ngục ấy, lính Mỹ đã gây thiệt hại cho đối phương - bằng cách nghiến răng chiến đấu và tiếp tục như thế ròng rã 36 ngày cho đến khi tất cả 22.000 quân phòng vệ bị quét sạch: tiến lên giữa làn đạn mà không có gì che chằn, xông đến miệng lô cốt hoặc cửa hang động, bắn phá và đốt cháy đối phương ở cự ly gần.

        Một trong những chiến thuật của họ là xác định “làn hỏa lực”. Khi quan sát nơi đạn súng máy đối phương ghim xuống đất và xới tung lớp tro núi lửa, người lính có thể xác định chu vi tác xạ của đối phương: khoảng cách khẩu súng quay sang phải và trái bên trong lô cốt hoặc hang động. Từng đơn vị dãn rộng đội hình tiến lên bên ngoài ranh giới làn hỏa lực - tuy nhiều người chết và bị thương vì hỏa lực đan chéo - cho đến khi người còn sống sót tiến đến cửa hang hoặc phía sau lô cốt. Rồi một quả lựu đạn được ném vào hoặc một ngọn lửa màu cam từ súng phun lửa, thế là ổ kháng cự im bặt.

        Những lúc đầu tiên, lính Mỹ phạm sai lầm khi cho rằng một ổ kháng cự im bặt là đã bị tiêu diệt. Không phải vậy. Hệ thống địa đạo của Tướng Kuribayashi đảm bảo rằng nhiều lính TQLC sẽ bị hạ khi di chuyển qua một ổ kháng cự “đã bị tiêu diệt”: Lính Nhật từ phía dưới nhanh chóng chạy lên thay thế cho đồng đội của họ đã ngã xuống.
        Suốt buổi sáng đẫm máu này, từng đợt lính Mỹ vẫn tiếp tục đổ bộ. Sau một tiếng rưỡi đồng hồ, họ đã đạt vài kết quả. Vào lúc 10 giờ 35 phút, một nhóm nhỏ trong những đợt đổ bộ đầu tiên -  Đại đội A thuộc Trung đoàn 28 - còn sống sót sau khi đã chạy như thể muốn tự tử hơn 600 m băng ngang hòn đảo đến bờ biển phía tây. Thế là Núi Suribachi bị cắt đứt khỏi phần còn lại của hòn đảo. Giống như con rắn: đâu vẫn còn ngo ngoe và nguy hiểm, nhưng đã bị cắt rời khỏi thân thể.

        Làm thế nào họ hoàn thành nhiệm vụ này là hình ảnh thu nhỏ của chiến thắng cuối cùng. Đấy là nhờ tinh thần anh dũng của Tony Stein đã nêu gương cho người khác.

        Stein là Hạ sĩ 23 tuổi, quê ở Dayton, người đầu tiên nhận Huân chương Danh dự ở Iwo Jima. Để chuẩn bị cho trận chiến này, ông mang theo một khẩu súng máy nhẹ lấy ra từ một chiếc máy bay rồi cải tiến thành súng bắn nhanh. Khi đồng đội của ông bị chặn đứng vì hỏa lực tập trung của Nhật, Stein đứng thẳng dậy thu hút hỏa lực đối phương về phía mình để đồng đội tiến vào vị trí. Nhưng đấy là Stein chỉ mới khởi động gân cốt. Kế tiếp, ông một mình xông lên những công sự kế bên, rồi lặp lại việc này vài lần, hạ 20 lính đối phương ở cự ly gần. Khi hết đạn, ông vứt chiếc mũ sắt và đôi giày xuống rồi chạy chân trần xuống bờ biển để trang bị lại cho mình. Cứ 8 lần như thế, mỗi lần ông cõng một người bị thương đến chỗ an toàn. Gần đến cuối ngày, ông bẳn che cho Trung đội rút lui về vị trí của Đại đội, tuy có hai lần vũ khí của ông bị bẳn rớt khỏi tay.

----------------
        1. Theo cách nói của người Việt là “xâu táo”: đứng gần nhau quá thì một viên đạn sau khi xuyên qua một người có thể xuyên tiếp qua người kế bên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:31:14 pm »


        Trong lúc ấy, những chàng trai trẻ dũng cảm khác đang làm những nhiệm vụ không vinh quang gì ở bờ nước, để giúp cơ giới tiếp tục hoạt động. Không màng đến cơn mưa lửa đạn đang trút lên đâu, vài người cắm cúi trải những tấm lưới sắt dưới bánh xích của xe tăng đang bị lún; một số khác bình tĩnh leo lên những xe ủi đất để bắt đầu kiến tạo một con đường.

        Đấy là những bản năng có từ công tác huấn luyện và lòng can đảm vốn vẫn ngự trị sau khi cú sốc đã dịu đi; lòng can đảm được thổi bùng lên bởi tình đồng đội mạnh mẽ. Danny Thomas nhớ lại: “Tụi tôi đều quen biết nhau và có thể trông nhờ lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau. Tụi tôi đã cùng tập luyện với nhau và có sợi dây thân ái kết nối.”

        Một điều khó khăn là không thần tượng hóa cái chết. Lính TQLC nhanh chóng nhận ra rằng thậm chí những anh hùng cũng có thể chết. Trung sĩ John Basilone, người nhận Huân chương Danh dự, người đã giúp đảo ngược tình thế tại Guadalcanal, đang dẫn đầu một toán lính súng trường tiến dọc bờ biển đến một vị trí quân Nhật. Ông hô hào đồng đội: “Tiến lên, anh em, phải xóa sạch mấy ô’ súng đó khỏi bờ biển.” Rồi một quả đạn cối kết thúc cuộc đời ông.

        Những khoảnh khắc can trường lan tỏa. Trong số những anh hùng là người có nhiệm vụ mang đến niềm an ủi. Quân y tá Emery thấy một lính quân y khác đang ngồi thẳng người, nên ông thét lên: “Nằm xuống!” Khi bò đến gần, ông thấy người kia đang xoay xở buộc một nẹp cầm máu quanh phần chân của mình đã bị cắt đứt, thốt lên: “Lo chăm sóc cho người khác, tôi sẽ ổn.” Một lúc sau, khi bò trở lại, ông thấy người lính quân y bị thương khi nãy đã chết.

        Sau này, Ira kể lại: “Người chết nằm la liệt khắp nơi; mùi kỳ dị của thuốc súng pha lẫn mùi khói và máu lấp đây không gian.”

        Linh mục Paul Bradley tháp tùng đợt đổ bộ thứ ba. ông kể: “Lúc ấy tôi còn trẻ và không nghĩ gì đến hiểm nguy cho mình. Và tôi quá bận rộn bò từ người chết này sang người chết khác. Tôi luôn nghe câu "Cha ơi, đến đây!" Một lần, tôi quỳ trên cát đang làm phép cho một người lính đã trúng đạn. Có một tiếng bịch lớn. Anh ấy bị bẳn lần nữa, rồi bỏ mình. Có người khác gọi "Cha ơi, đến đây!" Tôi bò đến người kế tiếp.”

        Một chiến binh đón nhận số phận với sự việc xảy ra trên không, khi nhóm đổ bộ trong đợt đầu tiên tiến lên bờ biển. Các chiến đấu cơ TQLC đang kết thúc cuộc oanh kích ở cao độ thấp, và khi phi công cuối cùng lái chiếc Corsair bay lên, quân Nhật nổ súng bắn trúng máy bay cùa ông. viên phi công, Thiếu tá Ray Dollins, cố giữ cao độ để tránh lao xuống đội hình TQLC đang tiến vào bãi biển, nhưng máy bay của ông bị hư hỏng nặng. Trên một chiếc xe bánh xích, Trung úy Keith Wells với cha tôi đứng kế bên nhìn lên. Wells kể: “Chúng tôi có thể nhìn thấy anh ấy trong buồng lái. Máy bay anh đang chúi mũi xuống một nhóm xe bánh xích chất đầy lính TQLC. Đến giây đồng hồ cuối cùng, anh ấy lật ngược chiếc máy bay và hướng nó xuống giữa hai hàng thiết giáp lội nước. Chúng tôi thấy nước bắn tung tóe lên không trung.”

        Từ trên các boong tàu, người ta không những nhìn thấy máy bay của Dollins rơi xuống, mà còn có thể nghe những lời cuối cùng của ông qua sóng vô tuyến. Đấy là ngôn từ có ý khinh thường, nhại theo một bài thơ:

        Ôi, ban mai đẹp sao
        Ôi, ngày trời đẹp sao
        Ta cảm thấy kinh hoàng
        Mọi thứ đón đầu ta.


        Tám ngày trước, khi trên đường đến Iwo Jima, Thiếu tá Dollins đã nhận tin đứa con đầu của ông ra đời, một bé gái. Ông là người lính đầu tiên của Sư đoàn 5 TQLC bỏ mình trong trận đánh này.

        Cha tôi hiện diện giữa tất cả cuộc tàn sát và hỗn loạn ấy. Cha tôi, với chiếc túi của quân y, Đơn vị 3, quàng qua vai. Người thiếu niên đi bỏ báo ngày xưa, giờ đang làm nhiệm vụ khác.

        Hầu như vừa đặt chân lên bãi biển là ông bận rộn ngay - dù quân y tá đồng đội Cliff Langley còn bận rộn trước đó nữa. Vài tuần lễ sau trận chiến, khi trả lời một cuộc phỏng vấn, cha tôi nói: “Gliff nhảy lên bờ khoảng mười giây đông hồ trước tôi, và khi tôi bước lên thì anh ấy đang cứu chữa cho một người bị thương.” Đấy là một trung úy bị bắn xuyên qua hàm, xem chừng khá nặng. Langley hỏi ông: “Anh có muốn được tải thương không?” Người thương binh nói trệu trạo: “Không, tôi không sao, cảm ơn”, rồi chạy trở lại bãi chiến trường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 15 Tháng Sáu, 2018, 11:32:12 pm »


        Thurman Fogarty, lúc ấy 18 tuổi, còn nhớ những bác sĩ quân y và quân y tá của Hải quân đã nhúng ngay vào máu sau khi họ đổ bộ lên. Cá nhân Fogarty đã bị vùi dập vì những cơn chấn động do đại pháo hai bên bắn qua lại, giống như những cơn gió lốc. Sau một lúc, ông ngã xuống, cố đào lấy một hố lõm để ẩn náu. Cha tôi đang cúi xuống kế bên ông để chăm sóc một vết thương nhỏ trên chân mình.

        Fogarty kể: “Tôi tình cờ nhìn qua bên trái và thấy một người lính TQLC đã bị bẳn gần đứt một cánh tay, chỉ còn dính một chút lủng lẳng trên vai. Tôi chỉ cho Doc xem. Anh ấy lăn qua trên chân tôi để chăm sóc người kia vẫn còn tỉnh táo. Doc bình tĩnh đặt một thanh ga-rô cầm máu nơi vết thương và bảo anh kia giữ lấy. Rồi anh ấy chích cho anh kia một mũi morphine và cột cánh tay đang lủng lẳng ở phần còn dính lại. Rồi anh lấy tay chỉ cho người kia đi về phía bệnh xá.”

        Sau đấy, Fogarty và cha tôi tách rời nhau. Bò lên một bậc thang, Fogarty thấy một chàng trai trẻ bị những mảnh đạn phá mất một mảng trên đầu. Quang cảnh khiến cho ông nhộn nhạo, rồi tuồn xuống một hố bom để nôn mửa. Ở đây, ông gặp lại cha tôi, đang chăm sóc một người với lồng ngực đã bị xẹp xuống. Cảnh tượng này làm cho ông nôn thêm. Ông kể: “Doc hỏi tôi bị thương ở đâu. Tôi nói mình chỉ nôn mửa. Anh ấy mỉm cười rồi trấn an tôi: "Anh sẽ ổn thôi’.”

        John Fredatovich, cũng 18 tuổi, là người bị thương đầu tiên của Đại đội E, cần cha tôi chăm sóc ngay khi vừa bước lên bờ. Ông nhớ lại một cách sinh động:

        “Tôi nghe tiếng đạn cối nổ, rồi cảm thấy người lạnh toát, thần kinh bị kích xúc khi những mảnh đạn xuyên vào cánh tay và đùi tôi. Tôi bị một vết cắt sâu từ đầu gối lên đến mông và dưới cánh tay. Xương đùi tôi bị vỡ.

        Doc đi đến. Anh ấy bảo mọi người tránh xa. Thái độ anh rất cương nghị và có khả năng nắm vững tình thế. Trong khi tôi đang nửa tinh nửa mê thì anh ấy truyền máu cho tôi. Rồi bốn lính TQLC mang tôi đến một vị trí trên bãi biển đế chờ tải thương.”

        Vị trí này không hề được che chắn. Mọi tấc đất đều có thể là mục tiêu. Fredatovich phải nằm chờ cho đến 4 giờ chiều, trông thấy chết chóc và tàn phá diễn ra quanh mình. Ông nhìn thấy một chiếc thuyền chở đây lính TQLC bị hất bay lên trời giữa một cột nước khổng lồ rồi nổ tung vào hư không. Ông nhìn thấy những anh lính trẻ bị thương đang trên cáng thì bị đạn pháo bắn vụn thành từng mảnh. Ông nhìn thấy những chú nhóc trên bờ biển đang dỡ chất nổ từ trên thuyên xuống thì trúng đạn pháo, da thịt hòa vào khối cầu lửa.

        Tuy nhiên, quang cảnh sẽ ám ảnh mãi tâm tư của nhà giáo tương lai này thì thật là khác thường: Ông thoáng thấy Harlon Block khi ông này chạy ngang mình để hướng tới vị trí chiến đấu.

        Fredatovich nhớ lại: “Tôi gọi anh ấy, nhưng anh vẫn tiếp tục chạy. Có vẻ gì đấy trong đôi mắt anh ấy khiến cho tôi kinh ngạc. Đôi mắt anh ấy thẫn thờ, không hề có cảm xúc, như thể những hoài niệm ngày xưa đang trở về tâm trí anh. Sau này, tôi nghiên cứu khoa tâm lý học và biết rằng hai cặp đồng tử nở to ấy có nghĩa là anh bị sốc vì cái gì đó, bị sững sờ vì một hình ảnh nào đó trong quá khứ. Như thể là tiếng nổ của đạn cối đã đưa anh trở lại với hồi ức về quá khứ.”

        Sau này, Fredatovich kết luận rằng Harlon đang khơi lại những hình ảnh của cái chết: có lẽ là những cái chết ông đã thấy ở Bougainville. Hoặc có lẽ là cái chết của chính ông.
        Đến giữa trưa, thương vong vẫn còn cao nhưng không còn có nguy cơ bị tiêu diệt. Khoảng 9.000 lính đã đổ bộ, và những đợt đổ bộ khác vẫn tiếp tục. Lính TQLC sẽ lưu lại đây trong thời gian dài.

        Suốt buổi chiều đằng đẵng, các chàng trai trẻ Mỹ vẫn giữ vững vị trí, thậm chí còn tiến lên dù vẫn đang đối diện với cơn ác mộng là chiến đấu với đối phương vô hình. Hỏa lực đan chéo của Nhật vẫn tiếp tục, thậm chí còn ác liệt hơn. Đạn bay đến từ mọi hướng trên hòn đảo; ngay cả đại bác đặt gần Mũi Kitano cách hơn 10 km về phía bắc cũng đang bấn phá tới tấp. Từ bờ biển phía đông, bên sườn phải quân Mỹ, hàng loạt đợt súng máy quét ngang dọc. Nhiều xe cơ giới bị nổ tan tành do những quả bom của máy bay được thả xuống nhưng không nổ nằm dưới cát có tác dụng như là mìn chống tăng. Những “bẫy nhện” và hang động hiện diện khắp nơi được nối với hệ thống địa đạo, tạo ra vô số vị trí để quân Nhật xuất hiện, nổ súng, lủi mất, rồi xuất hiện lại ở vị trí khác. Người lính TQLC kỳ cựu đã khoe khoang với cha tôi ràng ông có đủ kinh nghiệm để tránh đạn thì bây giờ thấy rằng tình thế này hoàn toàn xa lạ đối với ông. Sau này, nhiều người sống sót nói rằng sự khác biệt giữa sự sống và cái chết chỉ là do may mắn. Lính Mỹ trở thành mục tiêu nếu họ di chuyển. Và họ vẫn là mục tiêu nếu ở yên một chõ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM