Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:15:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26290 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:53:23 pm »


Chương 3

CUỘC CHIẾN CỦA NƯỚC MỸ

Họ nghĩ mình là người như thế nào? Lẽ nào họ không biết rằng chúng ta sẽ không ngừng kiên trì chống lại họ cho đến khi họ nhận một bài học mà họ và thế giới sẽ không bao giờ quên.

WINSTON CHURCHILL, NÓI VỀ NGƯỜI NHẬT, 1942.       

        Đấy là chuyện có thật, không phải là một âm mưu được dàn dựng trong một cuốn phim giả tưởng.

        Vào một ngày đâu tháng 12/1941, người dân Mỹ đang vui hưởng ngày Chủ Nhật bình lặng, không khí Giáng sinh tràn ngập, bữa ăn đã xong, bàn ăn đã được dọn dẹp sạch sẽ, máy thu thanh của gia đình đang phát ra một bản nhạc, một vở kịch, có lẽ đang tường thuật một trận bóng đá Mỹ chuyên nghiệp...

        Và rồi thình lình, bản tin khẩn cấp được thông báo qua tiếng Ồn điện từ lào xào. Một tương lai mới đang bắt đầu.

        Vào lúc 2 giờ 25 chiều, các chương trình phát thanh đều bị gián đoạn; thính giả bị sốc.

        Đài NBC phát bản tin đâu tiên: “Nhật đã tấn công Trân Châu Cảng, Hawaii, bằng không quân.” Năm phút sau, một bản tin của NBC thông báo thêm chi tiết:

        Trong một bản tuyên bố hôm nay, Tổng thống Roosevelt nói Nhật Bản đã tấn công Trân Châu Cảng, Hawaii, bằng không quân. Tôi xin lặp lại: Tổng thống Roosevelt nói Nhật đã tấn công Trân Châu Càng, Hawaii, bằng không quân.

        Khoảng tám mươi triệu người lắng nghe những bản tin tiếp theo sau. Một số người nghe được bản tin truyền trực tiếp bằng điện thoại mô tả sự tàn phá dữ dội ở Honolulu. Sau khi một quả bom rơi gần tòa nhà phát thanh, phát thanh viên thét lên: “Đây không phải là trò đùa! Đây là chiến tranh thực sự”

        Ngày hôm sau, phần lớn những thính giả ấy - kể cả hàng trăm nghìn trẻ em - mở máy thu thanh để nghe Tổng thống Franklin Roosevelt đọc một bài diễn văn dài sáu phút rưỡi với ngôn từ sẽ vang vọng mãi trong lòng người Mỹ:

        Ngày hôm qua, 7 tháng 12,1941 - một ngày sống mãi trong sự bi ổi - Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ bị những lực lượng không quân và hải quân của Đế quốc Nhật Bản tấn công một cách bất ngờ và cố ý...

        Với niềm tin vào những lực lượng vũ trang của ta, với niềm tin sắt đá của nhân dân ta, chúng ta sẽ nhất định chiến thắng. Xin Thượng đế phù hộ chúng ta!

        Không phải là trò đùa. Mà là chuyện thật.

        Trước khi biến cố Trân Châu Cảng xảy ra, nước Mỹ vẫn xem đối phương của họ là ở bên kia bờ Đại Tây Dương. Người Mỹ xem Adolf Hitler là kẻ thù đáng kinh sợ, trong khi họ gạt Nhật Bản qua một bên, chỉ xem như là một mối đe dọa. Nhưng sau “ngày bỉ ổi,”1 người Mỹ trải lên bàn ăn những bản đồ vùng Thái Bình Dương và Châu Á để săm soi.

        Bây giờ, nước Mỹ đã bước vào Thế chiến, một “cuộc chiến hai đại dương.” ở Châu Âu bên kia bờ Đại Tây Dương, nước Mỹ sẽ chiến đấu để hỗ trợ cho các nước Đồng minh. Nhưng trong nhiều năm, quân đội Nga, Anh, Pháp nhận phần lớn nhiệm vụ chiến đấu và chịu phần lớn thiệt hại. Chính quân đội Nga mới là nhân tố thực sự đánh gục Đức: ba phần tư binh sĩ Đức từ trận trong Thế chiến II là do quân Nga gây ra.

        Tuy nhiên, trên chiến trường Thái Bình Dương, nước Mỹ đơn độc chống lại Nhật. Nhật đã tấn công lãnh thổ Mỹ; những trận đánh đâu tiên và cuối cùng của Mỹ trong Thế chiến II xảy ra ở đây. Cuộc chiến Thái Bình Dương sẽ là “cuộc chiến của nước Mỹ.”

        Nước Mỹ tham chiến vào năm 1941. Các nước Châu Âu đã tham chiến từ năm 1939. Nhưng đối với hàng triệu người Châu Á, Thế chiến II đã bắt đầu từ một thập kỷ trước - năm 1931.

        Vào đầu thế kỷ, chính phủ Nhật Bản rơi vào tay giới quân sự. Với ý đồ biến nước Nhật thành một cường quốc, giới quân sự bị ám ảnh bởi một điểm yếu cốt lõi của Nhật Bản: Nhật hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên nào; cả nền công nghiệp tùy thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu được chuyên chở trên những tuyến đường hàng hải vốn có thể bị cắt đứt bất cứ lúc nào. Giới quân sự Nhật biện luận rằng, phải thâu tóm lấy những nguồn tài nguyên ở nước ngoài để đảm bảo cho nền công nghiệp của họ không bị ảnh hưởng. Giới quân sự xem mục tiêu này là tối quan trọng, cho dù phải thay đổi cơ cấu xã hội Nhật thì vẫn phải làm. Cả đất nước phải được quân sự hóa để thực hiện mục tiêu này; tất cả công dân đều được khép vào chủ thuyết và chương trình đào tạo quân sự.

        Giới quân sự gò ép dân chúng giữa hai gọng kìm thép. Một bên gọng kìm là hệ thống giáo dục quân sự hóa, nghiêm cẩm tự do ngôn luận và tư tưởng. Trường học trở thành doanh trại với ngôn ngữ quân sự và kỷ luật thể chất. Tạp chí dành cho giới trẻ đăng đầy những bài viết có tựa đề hiếu chiến như “Cuộc chiến trong tương lai giữa Nhật và Mỹ.” Vào năm 1941, kỳ thi tốt nghiệp tại một trường trung học ra đề yêu cầu học sinh thảo luận về sự cần thiết phải mở rộng biên cương. “Thầy giáo thường xử sự như huấn luyện viên quân đội, đánh đấm học trò, dùng roi hoặc kiếm gỗ quất học trò. Họ bắt học trò mang vật nặng, quỳ gối, đứng chân trần trên tuyết hoặc chạy vòng quanh sân trường cho đến khi ngã lăn vì kiệt sức.”

-------------------
        1. Ngày 11/12/1941, ba ngày sau khi Nhật đánh bom Trân Châu Cảng, Hitler tuyên chiến với Mỹ. Trong suốt Thế chiến II, Hitler chính thức tuyên chiến chỉ với nước Mỹ.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:27:47 pm »


        Gọng kìm kia là chế độ hà khắc của những lề luật “kiểm soát tư tưởng.” Công dân nào chất vấn nhà nước sẽ bị bỏ tù và tra tấn.

        Dưới cụm. từ lừa bịp “Đại Đông Á Đồng Thịnh vượng,” bộ máy tuyên truyền của Nhật tuyên ngôn rằng mục đích của Nhật là giải phóng các nước láng giềng khỏi chế độ thực dân da trắng. Trên thực tế, giống như Đức Quốc xã, Nhật vận dụng tư tưởng ưu việt chủng tộc và guồng máy chiến tranh cơ động để trấn áp những dân tộc mà họ nói được Nhật “giải phóng”.

        Nhật đưa vào vòng nô lệ “những dân tộc thiếu khả năng duy trì độc lập” và cướp đi tài nguyên của nước họ. Chủ thuyết của Nhật về tính ưu việt chủng tộc được thể hiện trong một tài liệu của Hội Hỗ trợ Chế độ Đế quốc có tựa đề Những ý niệm cơ bản về Đại Đông Ả: “Mặc dù chúng ta nói đến [hợp tác Châu Á], không nên quên rằng nước Nhật là do các Thượng đế1 sáng tạo, là chủng tộc thượng đẳng.”

        Đẩt nước “do các Thượng đế sáng tạo” mở đâu cho “đồng thịnh vượng” bằng chế độ bạo tàn bao trùm lên Mãn Châu và Trung Hoa. Quân đội Nhật thả bom xuống những thành phố của Trung Hoa, giết chóc nhiều đàn ông không vũ trang, phụ nữ và trẻ em.

        Khởi đầu, vào năm 1931 Nhật thôn tính Mãn Châu. Kế tiếp, vào năm 1937 Nhật tấn công Trung Hoa để củng cố sự kiểm soát ở Mãn Châu.

        Quân đội Nhật sử dụng những chiến thuật tàn bạo ở Trung Hoa. Máy bay Nhật giết hại dân thường không được bảo vệ. Nhật Bàn là nước duy nhất sử dụng vũ khí sinh học trong Thế chiến II, thả chuột bị nhiễm vi trùng nguy hiểm vào dân cư địa phương. Các cấp chỉ huy khuyến khích binh sĩ Nhật dưới quyền hãm hiếp và cướp bóc. Nhưng Trung Hoa là một đất nước rộng, thế nên cho dù có hàng triệu người chết, cuộc chiến không thể kết thúc; Nhật lâm vào chiến tranh tiêu hao.

        Bang giao giữa Nhật Bản và các nước Đồng minh của Trung Hoa trở nên căng thẳng, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ. Thế rồi, vào năm 1939 cuộc chiến ở Châu Âu giúp Nhật thoát ra khỏi cành tiến thoái lưỡng nan.

        Có ấn tượng với chiến tranh sấm sét của Đức đánh qua Pháp năm 1940, Nhật Bản tiến quân vào các nước Đông Dương lúc này đang bị Pháp đô hộ. Giới lãnh đạo quân sự Nhật tính toán rằng, cuộc tấn công của Đức qua Liên Xô vào mùa hè 1941 sẽ mang đến thắng lợi. Họ biện luận rằng bây giờ là lúc cần phải chiếm lấy các quốc gia Châu Á giàu tài nguyên thiên nhiên. Giới quân sự Nhật cho rằng Mỹ và Anh sẽ bị Đức cầm chân và sẽ không dám điều lực lượng lớn đến Châu Á. Phe diều hâu Nhật cho rằng dân Mỹ sẽ không ủng hộ một cuộc chiến lâu dài ở cách xa đất nước họ. Khi Mỹ cấm vận kinh tế đối với những nguồn nhập khẩu trọng yếu của Nhật, phe diều hâu càng có thêm lý do để hành động.

        Mục đích chiến tranh của Nhật là chiếm lấy những thuộc địa của người Âu tại Châu Á. Nhật nghĩ rằng những thuộc địa này sẽ cung ứng đủ những tài nguyên cần thiết và hy vọng Trung Hoa khi đã bị cô lập sẽ đầu hàng.

        Với khối dân đã được quân sự hóa hoàn toàn, quân đội có kinh nghiệm chiến đấu và hải quân hùng mạnh, Nhật tin tưởng có thể kiểm soát Thái Bình Dương đế lập nên một vùng ảnh hưởng.

        Sau khi đã gây thiệt hại nặng cho hạm đội Mỹ ở Trân Châu Cảng, quân Nhật tiến về phương nam chiếm Đảo Wake, Mã Lai2, Singapore, Philippines và Indonesia. Chẳng bao lâu, quân Nhật đã kiểm soát được chiến trường Thái Bình Dương. Họ chưa thể tiến đến nước Úc nằm ở phía Nam.

        Ngay cả bộ binh Nhật cũng làm nhục bộ binh Mỹ. Vào ngày 7/12, vài giờ sau khi nghe tin Trân Châu Cảng, tướng Douglas MacArthur ở Philippines sững người, có vẻ như không còn khả năng ra lệnh huy động những đội hình máy bay đông đảo nhất trong vùng Nam Thái Bình Dương. Mười tiếng đồng hồ sau trận Trân Châu Cảng, gần 200 oanh tạc cơ Nhật thả bom Manila, tiêu diệt máy bay Mỹ đang đậu san sát nhau làm mồi ngon cho phi công Nhật.

        Ít lâu sau đấy, MacArthur phải ra lệnh 65.000 quân Philippines và 15.000 quân Mỹ rút lui từ phòng tuyến Luzon chuyển đến một vùng rừng núi trên bán đảo Bataan, khi các lực lượng hải quân và bộ binh Nhật đang hợp lực truy đuổi. Nhận thấy vị trí Bataan bị đe dọa, Tổng thống Roosevelt ra lệnh cho MacArthur - quân nhân Mỹ nhận nhiều huy chương nhất trong Thế chiến I - trong đêm tối đào thoát đến nước Úc bằng tàu hải quân.

        Những binh sĩ còn lại trên Bataan bị bao vây nhưng vẫn chịu đói khát chống cự cho đến ngày 3/4/1942 mới chịu đầu hàng. Đấy là kết quả tồi tệ nhất sau một trận đánh trong lịch sử quân sự Mỹ. Những binh sĩ còn sống sót, gầy còm và yếu ớt, bị dong bộ trên quãng đường dài hơn 100 km dưới sức nóng cháy da thịt để đi đến một trại tù binh. Khoảng 15.000 tù binh ngã xuống dọc đường vì đói khát, thời tiết khắc nghiệt, và sự hành hạ của lính Nhật vốn sẵn sàng đánh đập hoặc bắn bỏ người nào dừng lại uống nước ở một dòng nước nào đó ven đường.

-------------------
        1. Tác giả nguyên bản dùng từ thông dụng “Gods” nhưng có thể bị nhầm lẫn trong ý niệm Ky tô giáo; người Nhật tin rằng họ là con cháu của Thái dương Thần nữ.

        2. Lúc này có tên tiếng Anh là Malaya, bây giờ có tên là Malaysia.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:28:23 pm »


        Trong khi các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương còn chưa hoàn hồn sau những cuộc tấn công vũ bão của Nhật, nơi quê nhà những chàng trai Mỹ sục sôi ý chí rửa hận.

        Robert Leader, người sau này chiến đấu cùng cha tôi trong Đại đội E, kể lại nỗi phẫn nộ lúc bấy giờ: “Nhật tấn công Trân Châu Cảng làm chúng tôi nổi điên lên. Ngày Chủ Nhật họ thả bom, ngày thứ Hai chúng tôi vào trường được nghe bài diễn văn "Ngày Bỉ ổi" của Tổng thống Roosevelt. Một đám con trai chúng tôi tụ tập với nhau và nói: "Hãy đi tòng quân!” Ông thêm: “Tôi không bao giờ muốn giết người nhưng tôi tin rằng đất nước chúng ta đã bị xâm phạm.”

        Hàng trăm nghìn trai trẻ như ông đều có ý nghĩ tương tự.

        Các trung tâm tuyển quân chật kín người nô nức đến đăng ký. Cả đất nước dường như bừng tỉnh khỏi cơn vật vờ trong cuộc Đại Suy thoái. Mọi người đều muốn chen chân nhau mà đóng góp. Nỗ lực chiến tranh cần đến cao su, xăng dầu, kim loại. Giống như một trận đấu bóng rổ nữ ở Đại học Northwestern được ngưng lại để trọng tài và tất cả mười đối thủ bủa đi tìm một chiếc kẹp tóc bị đánh rơi. Người Mỹ sẵn lòng ủng hộ chế độ tem phiếu; thanh niên xung phong làm tình nguyện viên trong những “chiến dịch” quyên góp. Chẳng bao lâu, việc cung cấp bơ và sữa đều bị hạn chế cùng với thực phẩm đóng hộp và thịt. Giày dép, giấy và vải vóc trở nên khan hiếm. Dân chúng trồng rau cải trong các “vườn chiến thẳng” và lái xe với “tốc độ chiến thắng” là 55 km/giờ đế tiết kiệm xăng dầu. Một khẩu hiệu trở nên thịnh hành: “Dùng cho kiệt, mặc cho mòn, sống tiết kiệm hoặc sống không đòi hỏi.” Mọi người đều tuân hành triệt để khi có còi báo động và lệnh tắt đèn. Cả nước Mỹ đều sẵn sàng hy sinh.

        Trong vài tháng khủng khiếp tiếp theo, những nỗ lực xem ra dường như tuyệt vọng. Đến mùa hè 1942, quân đội Nhật đã kiểm soát một vùng mênh mông, vượt xa vọng tưởng ngông cuồng nhất của Adolf Hitler.

        Ngày 4/7/1942, thám báo Mỹ phát hiện công binh Nhật đang xây một đường băng trên đảo Guadalcanal nằm trong Quần đảo Solomon, ở phía đông-bắc nước Úc. Một khi quân Nhật phóng ra những đợt tấn công từ hòn đảo này, Úc và những đồng minh còn lại trong vùng Nam Thái Bình Dương sẽ lâm vào thảm họa. Mỹ biết ràng cần phải chặn đứng âm mưu nguy hiểm này. Nhưng ai sẽ chiến đấu? Bộ binh của Anh, Trung Hoa và Mỹ đều đã bị Quân đội Thiên hoàng đánh bại. Quân Nhật có vẻ như là những siêu nhân, khó mà ngăn chặn họ được.

        Chính vào thời điểm gay cấn này, thủy quân Lục chiến (TQLC) Hoa Kỳ nổi lên thành một lực lượng chiến đấu mới thích hợp với một chiến thuật mới.

        Từ trước đến giờ, TQLC chi là một thành phần nhỏ nhoi của quân đội Mỹ. Được tổ chức như là một bộ phận an ninh nội bộ và lính bắn tia của Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1775, lực lượng TQLC chưa bao giờ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử quân sự Mỹ. Cho đến mùa xuân 1940, lực lượng này chi có 25.000 người.

        Nhưng những chiến lược gia quân sự có tầm nhìn xa đã nhận ra vai trò quan trọng của TQLC trong chiến tranh thế kỷ 20.

        Vào đầu thập niên 1920, một cựu chiến binh TQLC đã tham gia Thế chiến I có tên Holland M. Smith - với biệt danh “Howlin’ Mad” (Hét Điên) - tụ họp một nhóm sĩ quan để xem xét lại vai trò TQLC. Là một chiến binh hăng say, thích báng bổ và hay lên lớp, Smith đề xuất rằng Lục quân Mỹ vẫn tiếp tục giữ vai trò chiến đấu trên đất liền. Nhưng Smith cho rằng trên chiến trường Viễn Đông, các chàng trai trẻ Mỹ phải được huấn luyện để đạt những yêu cầu mới. Những kỹ năng tác chiến của họ phải tụ hội xung quanh ý niệm chiến tranh đổ bộ: binh sĩ nhảy xuống từ tàu lớn, chạy nhanh đến bờ biển đối phương dưới làn đạn, và xông lên chiếm giữ những hòn đảo của đối phương. Smith và những đồng đội của ông tiên đoán rằng những hòn đảo ấy sẽ nằm trên Thái Bình Dương, và đối phương sẽ là Nhật Bản.

        Đổ bộ là phương án tác chiến khó khăn nhất. Vào năm 1915, lực lượng Đồng minh dưới quyền chỉ huy của Anh đổ bộ tiến đánh căn cứ hải quân ở Gallipoli, Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng gặp phải thảm họa. Sau đó, phần lớn chuyên gia quân sự đều cho rằng không thể thực hiện hành quân đổ bộ chống lại các loại vũ khí hiện đại, cơ giới hóa.

        Smith thì nghĩ khác. Qua hai thập kỷ, ông và ban tham mưu dưới quyền đã thiết lập, chỉnh sửa và mang ra diễn tập chiến thuật đổ bộ hiện đại. Trên vùng Nam Thái Bình Dương có 4 sư đoàn Lục quân trong khi nhu cầu cấp thiết phải chiếm lấy Guadalcanal, nhưng phải cần đến những chiến binh đổ bộ. Đã đến lúc phải điều động TQLC.

        Vào ngày 7/8/1942, TQLC đổ bộ lên Đảo Guadalcanal. Bị bất ngờ, lúc đầu quân Nhật không chống cự lại cuộc đổ bộ. Sau khi TQLC đã đổ hàng hậu cần của họ lên thì hải quân Nhật mới phản công. Sau khi bị mất 4 chiếc tàu, Hải quân Hoa Kỳ rút lui. Những người lính TQLC bị bò rơi, chơ vơ chống lại một kè thù chưa từng nếm mùi thua trận.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:29:07 pm »


        Tướng Tư lệnh TQLC Alexander Vandegrift củng cố tinh thần binh sĩ dưới quyền, ông bảo họ là những người lính TQLC và “đây sẽ không phải như Bataan.” Chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, có lúc chi ăn ngày hai bữa nấu từ gạo tịch thu được của Nhật, cho đến tháng 12 TQLC kiểm soát được hòn đảo. Khoảng 23.000 quân Nhật tử trận; 13.000 người được hải quân của họ cứu thoát. Lần đầu tiên, Nhật Bản bị thảm bại một trận đánh trong Thế chiến II.

        TQLC đã chiếm một chỗ đứng trong con tim của nước Mỹ. Yếu tố mang đến chiến thắng tại Guadalcanal là tinh thần đồng đội nhưng cũng do cá nhân. Có những anh hùng như Trung sĩ John Basilone, Bang New Jersey, người tình nguyện gia nhập TQLC sau khi nói với mẹ: “Lục quân không đủ hùng mạnh cho con.” Trong tháng 10, ông đã dẫn 800 đồng đội chiến đấu không ngơi nghỉ trong suốt 72 giờ chống lại hàng nghìn quân Nhật, giúp tạo bước ngoặt trong trận đánh và qua đó là bước ngoặt trong cuộc chiến.

        Sau khi quân Nhật đánh bại một trong những cánh quân của Basilone, chỉ còn lại hai người còn khả năng chiến đấu, ông vớ lấy một khẩu súng đã bị hỏng, lần mò sửa chữa trong bóng đêm đen kịt rồi củng cố lại vị trí, trụ vững cho đến khi quân tăng viện đến.

        Sau đấy, khi đạn dược gần cạn kiệt và đường tiếp vận bị cắt đút, ông xông qua phòng tuyến Nhật, mang trên người hàng mấy chục kilôgam đạn dược để tiếp ứng cho đồng đội. Họ vẫn kiên trì chiến đấu và tiêu diệt gần nguyên một trung đoàn quân Nhật.

        Do chiến công anh hùng này, Trung sĩ Basilone trở thành một trong những hạ sĩ quan TQLC đầu tiên được tưởng thưởng Huân chương Danh dự trong Thế chiến II. Sau khi đi một vòng nước Mỹ để cổ động việc mua trái phiếu chiến tranh, được đề nghị thăng lên hàng sĩ quan nhưng ông từ chối và yêu cầu được điều ra chiến trường Thái Bình Dương lần nữa. Ông nói: “Tôi không sợ. Tôi không có thời giờ để sợ. Hơn nữa tôi lo lẳng cho binh sĩ dưới quyền mình.” Nhiều người lính trẻ vẫn nhớ mãi câu nói này.

        TQLC đã khiến cho quân Nhật choáng váng nhận lấy thảm bại đâu tiên trong cuộc chiến. Nhưng có lẽ yếu tố tâm lý còn quan trọng horn. Đã từ lâu, binh sĩ Nhật được dạy bảo rằng họ có tính ưu việt về dân tộc và tinh thần so với phương Tây mềm yếu và sung sướng trong vật chất. Guadalcanal đã chứng tỏ điều ngược lại.

        Đối với TQLC, Guadalcanal cho thây một sự thật đáng ngại: họ sẽ phải chiến đấu trong điều kiện sơ khai nhất, trong một cuộc chiến không giống bất kỳ một cuộc chiến nào khác.

        Vào mùa thu năm 1942, nước Mỹ đang chiến đấu với hai đối thủ hoàn toàn khác biệt.

        Những trận đánh ở Bắc Phi giữa nhũng đoàn quân phương Tây diễn ra “theo lề luật.” Ở đây, quân Đức khởi động “cuộc chiến khá trong sạch.” Vị tướng thiết giáp Hans Von Luck của Đức gọi đây là “cuộc chiến luôn thẳng thằn.” Vài năm sau, Đức sản xuất một phim kể về chiến dịch của họ, có tựa đề Cuộc chiến không hận thù.

        Hai bên chiến đấu theo tinh thần hiệp sĩ: lúc 5 giờ chiều mỗi ngày cùng nhau đồng ý ngưng mọi hành động thù địch; mỗi bên đều ngưng bắn để quân y chăm sóc thương binh của mình.

        Khi chiến đấu với quân Đức, những trận đánh đều xảy ra dữ dội, thương vong rất nhiều. Nhưng trên chiến trường Châu Âu, các bên đều tuân thủ những lề luật và có thái độ kiềm chế. Trên chiến trường Thái Bình Dương thì không được như thế.

        Khi tiến đến Đảo Guadalcanal, lính TQLC đã nghe những mẩu chuyện về tính tàn bạo của quân Nhật xảy ra trong nhiều năm trước. Vào năm 1938, tuần san Life đăng tải những hình ảnh do một doanh nhân Đức mang đến, cho thấy những hành động tàn bạo của Nhật ở Nam Kinh.

        Ngày 13/12/1937 thủ đô Nam Kinh của Trung Hoa rơi vào tay quân Nhật. Quân Nhật dán khấp thành phố những bích họa cho thấy một người lính Nhật đang mỉm cười cầm một bát cơm trao cho một đứa trẻ Trung Hoa. Bức bích họa tuyên truyền cho những ý hướng hòa bình của “Đồng Thịnh vượng.” Sự thật là người Trung Hoa trải qua một trận tàn sát.

        Với sự khuyến khích của sĩ quan Nhật, trong vòng không đây một tháng binh sĩ dưới quyền họ đã giết chết trên 350.000 người Hoa. Lính Nhật dẫn phụ nữ Hoa đang mang thai đến một bãi hành quyết, đặt cược với nhau xem bào thai là con trai hay con gái, rồi dùng gươm rạch bụng người mẹ. Trong một khu vực khác của thành phố, lính Nhật đang say xỉn vui cười bắt lấy những đứa trẻ nhỏ tung lên không rồi chĩa lưỡi lê lên đón đứa trẻ đang rơi xuống. Những con chó trong thành phố không thế đi nổi vì quá béo phì sau khi ăn nhiều xác chết nằm la liệt khắp đường phố.

        Con số 350.000 dân thường chết trong vòng một tháng ở một thành phố là cao hơn số dân thường của nhiều nước chết trong toàn cuộc chiến. Trong sáu năm của Thế chiến II, Pháp mất 108.000 dân thường, Bỉ 101.000, Hà Lan 242.000. Số nạn nhân Trung Hoa mà người Nhật giết ở Nam Kinh còn cao hơn số người Nhật chết vì hai quả bom nguyên tử sau này: Hiroshima 140.000, Nagasaki 70.000 người. Sự tàn phá của quân Nhật ở miền Bắc Trung Hoa kiến cho dân số ở đây giảm từ 44 triệu còn 25 triệu. Đấy là kết quả của chính sách đồng thịnh vượng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:52:07 pm »


        Lục quân Hoa Kỳ đã kinh qua phương cách chiến đấu của quân Nhật ở Philippines và Miến Điện. Lính Mỹ nghe những mẩu chuyện về đồng đội của họ bị trói gô như lợn, bị mổ bụng, bộ phận sinh dục bị cẳt đứt và nhét vào miệng. Cũng có những mẩu chuyện kể về đồng đội họ bị cột dưới trời nằng, mắt và mũi bị thoa mật ong để thu hút côn trùng đến cắn.

        Tuy nhiên, lính TQLC trên Guadalcanal chưa từng kinh qua - và không mấy tin là sự thật - những hành động tàn bạo như thế. Đến khi họ đối xử tử tế với quân Nhật, họ mới biết mình nhầm to.

        Ngày 11/8, Frank Goettge dẫn một toán tuần tiễu đi giải cứu một nhóm lính Nhật. Quân báo Mỹ cho biết họ trông thấy một lá cờ trắng, còn một tù binh Nhật cho biết toán lính Nhật kia không còn trụ được và muốn đầu hàng.

        Goettge kêu gọi người tình nguyện đi cứu toán lính Nhật. Có 25 người xin đi, kể cả một thông dịch và một bác sĩ giải phẫu quân y.

        Khi đổ bộ lên một bờ biển theo sự hướng dẫn của người dẫn đường, Goettge loan báo lính Mỹ đến để giải cứu. Quân Nhật nổ súng dữ dội. Sau nhiều giờ đọ súng, chi có một lính Mỹ thoát thân, bơi ra ngoài biển. Khi nhìn vào bờ, ông thấy tia sáng lấp lánh của những lưỡi gươm Nhật đang chặt thi thể những đồng đội mình.

        Sau đấy, một toán tuần tiễu TQLC tìm thấy thi thể của đồng đội, đã bị hành hạ theo cách thức tệ hại nhất có thể được. Những phần thịt có miếng da có hình xăm bị róc ra và nhét vào miệng thi thể. Lính TQLC bắt đầu nhận ra rằng họ đang lâm vào một cuộc chiến không có lề luật gì cả.

        Điều khiến cho họ bị sốc nặng nhất là việc người Nhật đối xử với những người lính không tác chiến. Khi nghe lính Nhật bị thương kêu gọi bàng tiếng Anh xin giúp đỡ, quân y Mỹ thường chạy đến để rồi bị thương binh Nhật bắn hạ hoặc bị tan xác do lựu đạn giấu dưới người thương binh Nhật.

        Chiến tranh trên vùng Thái Bình Dương không phân định khu vực nào là đặc biệt và không tuân theo lề luật nào. Đây là cuộc chiến ở mức hoang sơ, luôn tìm cách tận diệt đối thủ.

        Mỗi người lính Nhật nghĩ rằng anh ta đang chiến đấu theo truyền thống hào hùng của những chiến binh thời xưa - những samurai. Nhưng không đúng như thế.

        Trải qua nhiều thế kỷ, Võ sĩ đạo là quy chuẩn theo danh dự của giai cấp samurai đáng hãnh diện của Nhật Bản. Trong phân nửa đầu của thế kỷ 20, giới quân sự lãng mạn hóa ý niệm “Đạo,” kêu gọi tất cả trai trẻ sẵn sàng hy sinh cho Nhật hoàng. Sự suy diễn Võ sĩ đạo theo cách này đã kích động binh sĩ Nhật chiến đấu đến hơi thở cuối cùng theo cách thức mà lính TQLC cho là cuồng tín.

        Thật ra, đấy là khi Võ sĩ đạo được hiểu Tâm lạc.

        Trong quá khứ, quy chuẩn Võ sĩ đạo có giá trị đặc biệt như lời thề Hippocrates trong y khoa. Những samurai luôn là thành phần ưu tú trong xã hội Nhật. Võ sĩ đạo định ra cho họ những quan niệm về danh dự và nghĩa vụ. Đến đầu thập kỷ 1900, giới quân sự Nhật đưa ra một chủ thuyết mới về Võ sĩ đạo. Mục đích của họ là biến tất cả đàn ông con trai thành những chiến binh. Cái chết trên chiến trường được xem là mang danh dự đến cho gia đình và là một hành động siêu việt đối với một cá nhân. Đầu hàng sẽ mang ô nhục đến cho người lính và gia đình anh ta.

        " Những samurai thời xa xưa hẳn sẽ lấy làm ngạc nhiên với sự diễn dịch về Võ sĩ đạo như thế. Những samurai ây không bao giờ cổ động hy sinh sự sống cho bất kỳ ai. Khi đối diện với một vấn đề về danh dự cá nhân, một samurai đích thực có thể tự rạch bụng mình. Nhưng samurai không tin rằng tự sát tập thể trong hoàn cảnh tuyệt vọng là chiến lược đúng lý. Tướng George Patton của Mỹ đã nói: “Không ai thẳng một cuộc chiến vì chết cho đất nước mình. Họ thắng bằng cách làm cho tên khốn kiếp kia chết cho đất nước của hắn.”

        Nhưng giới quân sự Nhật vào thế kỷ 20 không phải là những samurai. Những nhà lãnh đạo mới truyền bá việc hy sinh tính mạng là mục đích cao đẹp cuối cùng. Đấy là chủ thuyết sai lệch của Võ sĩ đạo.

        Những chàng trai Nhật khi gia nhập quân đội không bao giờ biết được sự sai lệch này. Họ không có thông tin từ bên ngoài để giúp họ phán xét một cách đúng đắn. Họ đã bị tẩy não để tin rằng khi hy sinh bằng cái chết, họ noi gương những samurai anh hùng.

        Không lạ gì mà các cấp lãnh đạo quân sự xem thường mẫu người do họ nặn ra. “Họ có thể bị hy sinh tính mạng; có nguồn cung ứng vô tận với cái giá chi bằng một tờ bưu thiếp. Vũ khí và ngựa được giữ gìn và đối xử cẩn thận, nhưng một binh nhì được xem có giá trị không bằng một con vật. Dù sao chăng nữa, một con ngựa tốn tiền thật sự. Binh nhì chi đáng vài đồng teng.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:52:55 pm »


        Trong cuộc chiến Thái Bình Dương, một sĩ quan Nhật bị bắt làm tù binh quan sát bác sĩ quân y Mỹ chăm sóc thương binh nặng của Nhật. Ông tỏ vẻ ngạc nhiên vì phải tốn nhiều công sức và tiền của cho những người bị thương quá nặng, không thể chiến đấu được nữa. Một sĩ quan TQLC Mỹ hỏi: “Nếu là anh, anh sẽ làm gì với những người này?” Câu trả lời của người sĩ quan Nhật là: “Chúng tôi phát cho mỗi người một quả lựu đạn. Nếu họ không muốn dùng lựu đạn, chúng tôi sẽ cắt cổ họ.”

        Đối với chiến binh Nhật, đầu hàng có nghĩa là ô nhục. Gia đình của anh sẽ bị mất danh dự, hồ sơ của anh nơi sinh quán sẽ bị xóa bỏ. Cá nhân anh xem như không còn hiện diện nữa, và nếu bị cấp chỉ huy của anh bắt gặp, anh sẽ bị xử tử. Tất cả việc này là trên danh nghĩa Võ sĩ đạo Tâm lạc, được tuyên truyền để biến thanh niên Nhật thành bia đỡ đạn.

        Không được phép đầu hàng, bị bắt buộc phải chiến đấu cho đến chết, người lính trẻ Nhật khinh thường người Mỹ vốn không làm giống như họ, Vì thế, một thảm kịch đã diễn ra trên Thái Bình Dương. Một thảm kịch do những nhà lãnh đạo quân sự Nhật tạo ra khi biến trai trẻ Nhật thành những kẻ hung tàn.

        Trở lại nước Mỹ, chiến thắng gây ấn tượng trên Đảo Guadalcanal và những chiến binh anh hùng đã nâng cao tinh thần của các chàng trai Mỹ. Binh chủng TQLC - lực lượng chi toàn người tình nguyện - bỗng nhiên thu hút nhiều chàng trai trẻ như Jesse Boatwright, người muốn đi tìm thách thức to tát nhất: “Chúng tôi nghĩ họ điều TQLC đến nơi gian nguy nhất, và nếu không gian nguy lắm thì họ đã điều Lục quân.”

        Nhiều chú nhóc nộp giấy khai sinh giả, mẫu nước tiểu giả không phải để trốn lính, mà để được làm người lính. Pee Wee Griffiths được chấp nhận sau khi đã ăn nhiều chuối. Lần đầu tiên xin gia nhập, ông bị từ chối vì chỉ nặng 48 kg; còn thiếu 2 kg mới đủ tiêu chuẩn. Ông kể với tôi: “Họ bảo tôi phải ăn chuối càng nhiều càng tốt. Tôi ăn thật nhiều, tưởng chừng như hàng nghìn quả chuối. Nhưng chỉ lên được 1 kg. Khi tôi nói với họ tôi đã ăn nhiều chuối đến thế nào, chắc là họ tội nghiệp cho tôi nên chấp nhận.”

        Còn James Buchanan xin đăng ký với những hình ảnh chiến tranh ngập tràn tâm tư. Ông lấy nguồn hứng khởi từ một quyển sách viết về Guadalcanal, được xuất bản khi ông vừa đến tuổi thành niên.

        Và rồi có Tex Stanton, chú nhóc có mái tóc đen mà đáng lẽ không được nhận vào TQLC. Con mắt phải của ông bị đau. Vài người vì lý do chính đáng này có thể được từ chối đi nghĩa vụ. Tex Stanton tìm ra cách để được chấp nhận. Trong khi được khám mắt phải, ông cầm tâm thẻ che một con mẳt theo cách nào đấy để có thể đọc hai lần bằng con mắt còn tốt. Trong vòng khám sức khỏe thứ hai, bệnh mắt của ông bị phát hiện, nhưng ông nài nỉ một cách khẩn thiết đến nỗi vị bác sĩ nhún vai và bỏ qua cho ông. Ông trở thành xạ thủ súng trung liên và là bạn thân của những người giương ngọn cờ.

        Nhiều năm sau, ông kể lại với tôi: “Người ta gia nhập TQLC vì muốn trở thành giỏi nhất. Chúng tôi trải qua chương trình huấn luyện gian khổ nhất, được đưa đến chiến trường gian khổ nhất. Chúng tôi đã là những người giỏi nhất.”

        Chặng đầu tiên của họ là huấn luyện cơ bản: trại tân binh.

        Mục tiêu của trại tân binh là nhanh chóng chuyển biến tinh thần hăng say của tân binh từ cung cách trẻ con thành một mẫu người chưa từng có trong xã hội Mỹ trước đây: Chiến binh chuyên nghiệp được đào tạo hàng loạt, vừa giỏi về kỹ thuật vừa có tinh thần vững chắc để đối mặt với nhũng thảm kịch của trận chiến.

        Và phải tỏ ra không được ích kỷ. Những chú nhóc của một quốc gia theo chủ nghĩa cá nhân phải trải qua quá trình tự xác định lại bản thân mình. Chú nhóc không còn là trung tâm của vũ trụ dưới ánh mặt trời: gia đình, bạn bè, láng giềng, quận, hạt, hoặc thành phố. Bây giờ anh phải là một nhân tố trong guồng máy chiến tranh được vận hành một cách chuẩn xác theo nhiêu lĩnh vực.

        Muốn chiến thẳng, các chiến binh phải hợp thành một tập thể đồng nhất chứ không phải là những cá nhân tự ai nấy chiến đấu. Nhiệm vụ chủ chốt của chương trình huấn luyện cơ bản là nhầm xóa bỏ những cơn bốc đồng cá nhân chủ nghĩa, thay vào đó giúp tân binh suy nghĩ trong tình đồng đội.

        Nhận thức rằng chủ nghĩa cá nhân Mỹ thường không phù hợp với sự phục tùng, giới quân sự đã thiết lập chương trình huấn luyện như là cách “gây sốc toàn diện,” làm cho tân binh “cảm thấy bất an, phải cần đến sự hỗ trợ của người khác trong môi trường mới lạ và phức tạp, gây hoang mang.” Những cá nhân phải được khống chế để cảm thấy mình phải cần đến đồng đội, từ đó tập thể và tình đồng đội trở nên mạnh mẽ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:53:27 pm »


        Như Jesse Boatwright đã nói với tôi: “Điều đầu tiên mà chúng tôi học là chúng tôi được huấn luyện cho chiến tranh và chúng tôi sẽ không đi một mình. Chiến tranh là hoạt động đồng đội. Từ vị tướng trở xuống, mỗi người đều phải có tinh thần đồng đội và tất cả đều phải làm nhiệm vụ của riêng mình.”

        William Hoopes nhớ lại rằng: “Họ làm mọi việc để xóa bỏ cá nhân chủ nghĩa. Một huấn luyện viên có thể dựng chúng tôi dậy lúc 2 hoặc 3 giờ sáng. Ông ta nói: ‘Tất cả vào hàng, tôi không muốn nghe bất kỳ tiếng động mẹ kiếp nào ngoại trừ tiếng mi mắt chớp’.”

        Robert Lane kể lại: “Kỷ luật cực kỳ nghiêm khắc. Tân binh không được ho nếu không được phép.”

        Art Buchwald viết: “Khi bạn mới gia nhập TQLC, mục đích duy nhất của họ là biến bạn thành một bát bánh bột chỉ biết nói cà lăm, khóc rưng rức... Mục đích... là xóa bỏ tư cách cá nhân của bạn và rồi tạo dựng bạn lại thành một con người như binh chủng TQLC mong muốn...”

        Robert Leader nhớ lại: “Đấy là sự hủy diệt một cách khôn khéo tư tưởng dân sự của bạn. Ý tôi nói đấy là cách phải làm. Chiến binh TQLC không thể suy nghĩ như là dân thường; để trở thành một chiến binh giỏi anh ta phải biết cách suy nghĩ khác đi.”

        Việc xóa bỏ cá nhân chủ nghĩa, uốn nắn tân binh vào kỷ luật; những hoạt động lặp đi lặp lại gieo vào đầu tân binh phản ứng tự động mà binh chủng cố gắng đạt đến.

        Còn nhiều nữa. Những huấn luyện viên thực địa đã cảnh cáo các chú nhóc trước đây không lâu đã đạt chuẩn Hướng đạo sinh Thế giới: “Đừng quá gần gũi với bất cứ ai, vì bạn có thể bị sát hại!” Khi một tân binh ngây thơ thắc mắc tại sao huấn luyện viên hỏi về nhũng vết sẹo hoặc vết bớt trên người anh, vị huấn luyện viên thét lên: “Để sau khi bọn Nhật bẳn anh tan xác trên bờ biển Thái Bình Dương nào đó, quân ta vẫn nhận dạng được thi thể anh!”

        Tân binh được đào luyện về thể chất, tập đi diễu hành, tập bắn súng, học cách sử dụng vũ khí, tìm hiểu về quân giai, biết tuân thủ mệnh lệnh. Họ được huấn luyện để lặp đi lặp lại những công tác đơn giản nhưng thiết yếu cho đến khi họ chán ngấy, để tập sống trong mọi tình huống thay đổi từ vô vị đến nguy cấp.

        Đấy là một thế giới trong đó khẩu súng trường là vật thân thương. Khẩu súng trường được lau chùi mỗi ngày vài lần. Khẩu súng trường là người bạn thân thiết nhất của binh sĩ TQLC. Khẩu súng trường phải được tháo rời và lắp ráp nhanh chóng. Và rồi nó được tháo rời và lắp ráp khi tân binh bị bịt mắt. Tân binh được huấn luyện thuần thục để sử dụng khẩu súng trường - ở vị thế đứng, ngồi, nằm - hoặc là... phải tôn trọng khẩu súng trường. Nếu lỡ gọi cụt lủn là “súng ” tân binh sẽ bị làm nhục trước toàn thể đại đội: bị bằt chạy lên chạy xuống người trần như nhộng trước mặt đồng đội, một tay cầm khẩu súng trường và tay kia cầm bộ phận sinh dục, liên tục thét lên: “Đây là súng trường, kia là súng ngắn! Đây là để bắn, kia là để chơi!”

        Tất cả binh chủng đều làm cho tân binh của họ rắn rỏi lên, truyền đạt những điều cơ bản, uốn nắn những người trẻ theo khuôn phép của mình. Nhưng binh chủng TQLC trao cho binh sĩ của họ một vũ khí bí mật: văn hóa hãnh diện, vốn làm cho TQLC trở thành một lực lượng hàng đầu trên thế giới. “Hải quân có tàu thuyền, Không lực có máy bay, Lục quân có chủ thuyết, nhưng TQLC chi có ‘văn hóa’: những giá trị và giả định hình thành nên lực lượng.” Họ gọi văn hóa này là “esprit de corps”.

        Cựu chiến binh Jesse Boatwright nói với tôi: “Không ai giải thích được esprit de corps. Họ chỉ làm cho anh thấm nhuần từ mệnh lệnh: tiến. Họ bảo chúng tôi là những người ưu tú. Và họ cho chúng tôi thấy tại sao, họ cho chúng tôi thấy lịch sử của binh chủng, một lịch sử hào hùng. Họ làm cho chúng tôi cảm thấy mình là một phần của chuỗi những sự kiện.”

        Đối với Pee Wee Griffiths, esprit de corps cho ông tiếp cận với sự cao cả. "Tôi nghĩ tôi là người đặc biệt chỉ vì quanh tôi là những chiến binh ưu tú, và tôi nghĩ một ngày nào đó tôi sẽ trở thành một người đặc biệt như họ. Tân binh noi gương theo những người như thế. Đấy là điều làm cho chúng tôi hãnh diện. Những chỉ huy ưu tú, những chiến binh ưu tú."

        Phóng viên Jim Lehrer sau này viết về lòng hãnh diện đã thấm sâu trong anh ở trại tân binh: “Tôi biết được rằng chiến binh TQLC không bao giờ bỏ lại đồng đội bị thương hoặc tử trận; sĩ quan lúc nào cũng ăn sau binh sĩ.”

        Dù cho được nhận vào trại tân binh, không có nghĩa đương nhiên là lính TQLC.

        Trong trại tân binh, các chú nhóc được cảnh cáo: “Các anh không phải là lính TQLC. Các anh chỉ là tân binh. Chúng tôi sẽ xem các anh có xúng đáng với danh hiệu TQLC Hoa Kỳ hay không!”

        Đạt danh hiệu TQLC là một vinh dự mà tân binh cố gắng rèn luỳện. Như Robert Lane nói: “Chúng tôi nghĩ TQLC là binh chủng ưu tú và chúng tôi phải là những người ưu tú.”

        Trong số các binh chủng của Hoa Kỳ, chi có TQLC phong tên của binh chủng cho hạ sĩ quan và binh sĩ. Lục quân thì có sĩ quan Lục quân và binh sĩ, Hải quân thì có sĩ quan Hải quân và thủy thủ, Không lực thì có sĩ quan Không lực và phi hành đoàn - nhưng binh chủng TQLC thì chi có chiến binh TQLC.

        Robert Lane tóm tắt tiến trình đào tạo: “Chúng tôi cảm thấy mình vượt trội so với các binh chủng khác. Họ đã biến chúng tôi thành những chiến binh giỏi nhất trên thế giới.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:55:10 pm »


chương 4

TIẾNG GỌI LÊN ĐƯỜNG


Những người muốn thu hái ân sủng của nền tự do thì phải chịu gian khổ mà củng cố nền tự do.
THOMAS PAYNE       

        Vào ngày quân Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Càng, sáu người giương ngọn cờ có tuổi tác cách nhau sáu năm.

        Mike Strank từ Bang Pennsylvania là người lớn tuổi nhất, 23 tuổi, đang là hạ sĩ nhất TQLC sau hai năm phục vụ.

        Ira Hayes 18 tuổi, thuộc sắc tộc Pima, đang là học sinh lớp 11 tại Trường Phoenix Indian, tám tháng sau gia nhập TQLC.

        Cha tôi nhỏ hơn sáu tháng, vừa hoàn tất trung học và đang học nghề để lấy chứng chi Giám đốc mai táng của Bang Wisconsin.

        Harlon Block lúc ấy 17 tuổi, còn một năm mới gia nhập đội bóng Weslaco Panthers.

        Franklin Sousley 16 tuổi, là học sinh lớp 11, phụ giúp công việc gia đình sau giờ học.

        Rene Gagnon chỉ mới 15 tuổi, đang là học sinh năm thứ hai trung học phổ thông, chẳng bao lâu sẽ hòa mình vào cuộc sống công nhân nhà máy ở Bang New Hampshire.

        Mike lớn hơn Ira 3 tuổi, lớn hơn Rene 6 tuổi, là cách biệt lớn nhất trong độ tuổi của các chàng trai. Họ luôn xem Mike là anh cả, gọi ông là “ông già.” Vào tháng 4/1944, họ gặp nhau lần đầu tiên khi binh chủng thành lập một sư đoàn TQLC mới. Mỗi người đi đến đấy bằng những con đường khác nhau.

        Mike Strank là người đầu tiên tham gia cuộc chiến.

        Ông đăng ký tham gia binh chủng ngày 6/10/1939 - người duy nhất trong sáu người giương ngọn cờ gia nhập binh chủng trước khi nước Mỹ tham chiến. Ông trải qua gian khổ trong trại tân binh trên Đảo Parris, với thân hình 80 kg. Mike là “nhà chỉ huy thiên bẩm,” người anh cả trong gia đình mà cha Vasil đã kỳ vọng dẫn dắt hai em kế John và Pete. Bây giờ, binh chủng nhận ra tài năng của ông.

        Mike tỏ ra xuất sắc trong chương trình huấn luyện và yêu thích môi trường gian khổ. Anh chàng cựu nhạc công thổi kèn ngày xưa với trí nhớ xuất sắc đáp ứng đúng yêu cầu của binh chủng TQLC.

        Khởi đầu, Binh nhất Strank được gửi đến Vịnh Guatánamo vào tháng 1/1941 để được huấn luyện bổ sung. Lúc này nước Mỹ chưa tham chiến, nhưng trong 16 năm qua lính TQLC Mỹ đã thực tập chiến thuật đổ bộ tấn công chống lại các đảo quốc vùng Caribbean. Kể từ năm 1924, các cấp chi huy TQLC đã tiên đoán rằng thử thách lớn lao kế tiếp của họ sẽ là chinh phục những hòn đảo trên vùng Thái Bình Dương. Và họ phải sẵn sàng.

        Tháng 4/1941, Hạ sĩ nhất Strank quay trở lại Đảo Parris, bắt đầu đưa vào khuôn phép những lính TQLC trẻ ở New River, Bang North Carolina (bây giờ là Trại Lejeune). Hai tháng sau sự kiện Trân Châu Cảng, ông được thăng lên trung sĩ.

        Tháng 3/1942, Mike nghi phép về thăm nhà. Bạn bè nhận xét ông đã rắn rỏi lên. Ông có thể chất gây ấn tượng kèm với sự tự tin và trí thông minh. Cơ thể ông cuồn cuộn sức mạnh, với nụ cười tươi tắn và làn da sạm nắng. Em trai John Strank nhớ lại: “Mike thay đổi hẳn từ khi gia nhập TQLC. Anh ấy vạm vỡ lên với đầy cơ bắp rẳn chắc.”

        Ba tháng sau, Mike đi ra chiến tuyến. Không phải đến Châu Âu như ông mong muốn để trả thù cho quê nhà Tiệp Khắc đang bị tàn phá, mà đi theo hướng ngược lại: Ông gia nhập hàng hàng lớp lớp những chàng trai trẻ Mỹ đã phải vội vã tập hợp, huấn luyện, vũ trang, và điều đi để ngăn chặn làn sóng quân Nhật đang gây sốc trên Thái Bình Dương.

        Trong lúc này, Ira Hayes đang lột bỏ những vết tích của tuổi thanh niên sắc tộc Pima ở trại tân binh tại San Diego.

        Ông đăng ký ngày 26/8/1942. Nhiều người lấy làm ngạc nhiên về việc này vì thật sự ông không phải là mẫu người chiến binh. Ông có tính thầm lặng, thụ động, không thích ganh đua. Dana Norris nói với tôi: “Trong nền văn hóa của chúng tôi, người ta không cổ vũ cho việc ganh đua. Chúng tôi sống trong một xã hội có tính cộng tác; chúng tôi đùm bọc lẫn nhau, cùng chia sẻ công việc cho nhau.” Nhưng bằng cách nào đấy, Ira mang trong đầu ý nghĩ rằng ông phải gia nhập TQLC để chiến đấu cho đất nước mình.

        Mẹ Nancy của ông nhớ lại ý định cả quyết của đứa con trai: “Nó nhất quyết muốn đi. Chúng tôi không muốn nó ra đi. Chúng tôi muốn nó ở lại. Nhưng nó mang hồ sơ về cho chúng tôi ký. Nó nói nó muốn đi để bảo vệ chúng tôi.”

        Nhân viên tuyển mộ TQLC nhận thấy Ira bị ghi hồ sơ trong một vụ bắt giữ. Trong năm vừa qua, hai lần ông bị bắt giữ vì tội say rượu và gây rối trật tự công cộng. Không ai nhớ làm thế nào hoặc tại sao Ira vướng vào tội say rượu. Nhưng hồ sơ thì rành rành ra đó. Có lẽ TQLC hy vọng kỷ luật của binh chủng sẽ thay đổi tính nết của ông.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:56:19 pm »


        Văn hóa Pima của ông thể hiện cùng khắp vào ngày ông chuẩn bị bước vào cuộc chiến. Mẹ Nancy Hayes mời các nhà lãnh đạo bộ tộc, giới lãnh đạo và ca đoàn trong nhà thờ đến dự bữa tiệc tiễn chân ông. Họ ăn thỏa thích, rồi mọi người nói với Ira về danh dự, lòng trung thành, gia đình của ông, bộ tộc của ông. Người Pima lấy làm ghê sợ chiến tranh và tất cả cảnh bạo lực trong chiến tranh, nhưng trong trường hợp này các bậc trưởng thượng đều đồng ý rằng đây là việc cần thiết. Ca đoàn hát lên những bài thánh ca, từng người khách đến ôm lấy chàng trai trẻ Ira Hayes để từ biệt. Mọi người đều cầu nguyện cho ông được bình yên.

        Những lá thư đầu tiên gửi từ San Diego cho thấy tính vô tư thời trai trẻ không thể biến mất ngày một ngày hai. Trong lá thư đề ngày 29/8/1942 gửi: “Bà con thân yêu”, Ira viết đây ắp những ý nghĩ về quê nhà:

        Con thực sự cảm kích đối với bữa tiệc nhà đã tổ chức cho con cùng với những người đã được mời đến. Con thấy những gì các bộc trưởng thượng nói với con giờ đây đều có ý nghĩa khi con nhận ra tất cả những điều họ nói về Thượng đế phù hộ cho con đều đúng như thế. Con đang là người tốt và lúc nào cũng sẽ như vậy, bởi vì hiện giờ trong những thời khắc như thế này mình phải sống tốt cho đời.

        Ông ký tên kết thúc lá thư cho thấy lòng hãnh diện mới trong cương vị hiện tại:

        Từ đứa con hãnh diện là Thủy quân Lục chiến 
        Và trong nghĩa vụ đối với đất nước.
        Ira H. Hayes


        Một bức thư sau cho thấy sự phấn khởi đặc biệt gây xúc động, nếu xét qua những điều tồi tệ mà sau này Ira phải chống chọi trong đời:

        Hôm nay Chủ Nhật, con và người bạn nghe một bài giảng trong nhà thờ. Bài giảng có tựa “Rượu và tinh thần Cơ đốc giáo”. Bài giảng rất hay khiến cho con rơi nước mắt nhớ lại có lúc mình lầm lỗi, nhưng bây giờ vui sướng mà nghĩ rằng mình đã được cứu rỗi trước Thượng đế. Vì thế con không sợ hãi với bất cứ hoàn cánh nào trong tương lai.

        Với truyền thống hào hùng, binh chủng TQLC là tổ chức thích hợp nhất để dẫn dắt chàng trai trẻ Pima ra thế giới bên ngoài. Trong thư viết về nhà, Ira cho biết những bạn đồng ngũ của ông là “nhũng đứa ngon lành, nhũng người bạn tốt nhất mà ai cũng mong có được.” Ông nói: “không muốn đánh đổi tình bạn với họ để lấy một nghìn đô la.” vừa là người Pima và vừa là một chiến binh TQLC, niềm tự hào của ông được nhân đôi.

        Một đồng đội của ông kể lại rằng khi đọc một mẩu tin trên bài báo mà bà mẹ cắt gửi cho đứa con, ông đã khóc vì hãnh diện. Bản tin cho biết, Hạ sĩ TQLC Richard Lewis là người Pima đầu tiên tử trận trong cuộc chiến.

        Trại tân binh của TQLC được mọi người nhất trí cho là có chương trình đào tạo tân binh khắc nghiệt nhất thế giới. Nhưng Ira viết thư về nhà kể rằng ông lấy làm thích thú với chương trình đào tạo này. Khi những chàng trai khác than phiền về các chứng đau nhức cơ bắp và chân tay mỏi nhừ thì ông “cảm thấy tội nghiệp cho họ.” Trên trường bẳn, ông chi thiếu 6 điểm để đạt mức thiện xạ. Ông lấy làm hãnh diện về thành tích này đến nỗi ông vẽ phác hình huy hiệu thiện xạ trong lá thư kế tiếp gửi về gia đình.

        Một bằng chứng cho thấy Ira là chiến binh TQLC giỏi: sau khi hoàn tất khóa huấn luyện cơ bản, ông được nhận vào chương trình huấn luyện nhảy dù. Vào năm 1942, việc nhảy ra khỏi máy bay vẫn còn là công tác nguy hiểm. Trường đào tạo nhảy dù cho TQLC chỉ nhận vào những ứng viên ưu tú nhất. Dù được hạn chế trong vòng ưu tú như thế, chi có khoảng 60% khóa sinh tốt nghiệp.

        Nhưng Ira có đầy quyết tâm. Người bạn thân William Faulkner của ông nhớ lại lần đầu tiên hai người nhảy ra khỏi máy bay. Faulkner nói: “Sắc mặt anh ấy đổi từ nâu thành trắng, còn mặt tôi đổi từ trắng thành xanh. Anh ấy đáp xuống đất thật mạnh như là một bao xi măng ướt. Cả hai chúng tôi đều khiếp đảm, nhưng hai chúng tôi đều nhảy thành công.”

        Còn Ira viết thư kể cho cha mẹ: “Mỏi lần con đáp xuống đất và cởi ra sợi dây dù, con nhìn lên và nghĩ mình đã thật sự làm được. Rồi con cảm tạ Thượng đế đã mang đến cho con an toàn và can đảm.”

        Ira tốt nghiệp chương trình huấn luyện nhảy dù vào ngày 30/11/1942. Ông lấy làm hãnh diện là người dân tộc Pima đầu tiên tốt nghiệp chương trình huấn luyện nhảy dù. Bạn bè tặng cho ông biệt hiệu “Tù trưởng Mây Sa.” Lính TQLC chụp được bức ảnh ông đứng trên máy bay, chuẩn bị nhảy dù. Bức ảnh tạo nên nỗi kích xúc ở quê nhà ông khi được đăng trên tờ báo Pima Gazette và tờ báo Redskin (Da đỏ) của Trường Trung học phoenix Indian.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:57:39 pm »


        Eleanor Pasquale nhớ lại: “Mọi người trong trường nhìn Ira trong bức ảnh và gọi anh là lính TQLC nhảy dù. Tất cả chúng tôi đều hãnh diện vì anh. Anh ấy làm cho chúng tôi hãnh diện là người Pima.”

        Còn Ira lấy làm hãnh diện với vị thế ưu tú của một lính nhảy dù. Ông viết thư về nhà: “Con lấy làm vui thấy nhà hãnh diện vì con, và con không phiền. Mọi người đều nghĩ con là thằng khờ. Nhưng việc này có ý nghĩa đặc biệt đối với con. Con sẽ nói mình lấy làm hãnh diện đứng vào hàng ngũ của Tiểu đoàn Nhảy dù. Quanh đây người ta nói đi nói lại rằng lính Nhảy dù là bộ phận rắn rỏi nhất và được trang bị tốt nhất trong các quân binh chủng, vì thế con có thêm phụ cấp đặc biệt.”

        Từ lúc này, ông bắt đâu viết kết thúc mỗi lá thư gửi về gia đình bằng từ “Lính Nhảy dù, Binh nhất I.H. Hayes.”

        Ông được điều đến Đại đội B, Tiểu đoàn Dù 3 thuộc Sư đoàn 3 TQLC. Anh lính trẻ bây giờ đã sẵn sàng lâm trận1.

        Mùa hè và mùa thu năm 1942 đều đây biến động trên chiến trường ở những nơi xa xôi so với các sân cỏ bóng đá Mỹ ở miền Nam Texas. Vào tháng 8/1942, lúc Harlon còn đang vẽ vời trên tập giấy và chiếc mũ sẳt của mình, quân đội Mỹ bắt đầu mở những cuộc không kích ào ạt ở Châu Âu trong khi máy bay Đức đang tàn phá Stalingrad.

        Cuộc đổ bộ của Đồng minh lên Bắc Phi bắt đầu vào tháng 11/1942, khoảng thời gian nhiều người Mỹ trở về sum họp với gia đình nhân dịp Lễ Tạ ơn. Trên chiến trường Nam Thái Bình Dương, chiến thẳng của TQLC Mỹ trên Đảo Guadalcanal - trận đánh trên đất liền đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II - làm dấy lên những làn sóng mới cho tinh thần yêu nước và ý sục sôi chiến đấu trong số các chàng trai trẻ Mỹ.

        Chắc chắn đội bóng Trường Trung học Weslaco cũng cảm thấy khuấy động vì lòng yêu nước. Trong mùa bóng chiến thắng năm 1942, hậu vệ Glen Cleckler có ý tưởng là tất cả học sinh năm cuối trong đội bóng cùng nhau gia nhập TQLC sau khi tốt nghiệp vào tháng Năm. Dù Harlon có bứt rứt gì về việc chiến đấu hay không, ông vẫn không nói ra. Vì là người duy nhất theo giáo phái Cơ đốc Phục lâm, hẳn ông thấy khó mà nói lên cảm nghĩ về hòa bình của mình. Ông cảm thấy thoải mái hơn nhiều nếu gia nhập cùng đám bạn để là một thành viên trong nhóm họ.

        Glen nói ý nghĩ của mình với hiệu trưởng, người không những ủng hộ mà còn tổ chức những lớp học gấp rút cho họ để họ có thế tòng quân sớm. Cơn sốt yêu nước đang lan rộng trong Thung lũng.

        Harlon nói với cha mẹ ông là mình sẽ đăng ký cùng với đám bạn chơi bóng của ông. Đối với mẹ Belle của ông thì tin này là tệ hại nhất. Chiến tranh. Bắn giết. Súng đạn. Thủy quân Lục chiến! Mẹ Belle van nài cậu con trai gia nhập quân y để tránh giết chóc. Vì là tín đô Cơ đốc Phục lâm, Harlon có lý do chính đáng để không phải tham gia lực lượng chiến đấu.

        Nếu Harlon tiếp tục theo học tại trường dòng, ông hẳn đã nghe những lời khuyên nên thận trọng. Bạn gái Catherine Pierce của ông kể: “Những người anh của tôi gia nhập quân đội với ý thức rõ ràng. Họ phục vụ trong ngành quân y đế giúp cứu mạng sống, không phải để tước đi mạng sống. Tôi không hiểu tại sao Harlon không chọn lựa cách này.”

        Nhưng ở Trường Trung học Weslaco, tinh thần Cơ đốc Phục lâm của ông không được phát huy. Chỉ là ngược lại. Báo chí đăng tải những bài ca ngợi nồng nhiệt các chàng trai về tinh thần yêu nước. Trường trung học tổ chức một buổi đại hội động viên, với những cô gái vung vẩy quả cầu lụa trong tràng vỗ tay nồng nhiệt.

        Leo Ryan kể cho tôi: “Ông Block ủng hộ Harlon. Ông ấy nói việc này sẽ tạo nên con người của Harlon.” Mẹ Belle thì nghĩ khác. Em Mel Block nhớ lại: “Bà ấy nói Tôi sẽ không ký những giấy tờ ấy. Cha ký.”

        Vào tháng 1/1943, một bức ảnh được đăng trên nhật báo ở Thung lũng. Bức ảnh cho thấy 13 chàng trai trong đội bóng

        Weslaco Panthers, đứng sắp hàng đối diện Đại úy TQLC D.M. Taft với quyển Kinh Thánh trong bàn tay trái, bàn tay phải giơ lên cao. Các chàng trai cũng giơ cao bàn tay phải để cất lời tuyên thệ.

        Đối với mẹ Belle, đấy là sự thỏa hiệp cuối cùng và đau khổ. Việc chuyển đến sống ở Thung lũng, việc lái xe chở dầu, các cô bạn gái, chơi bóng vào ngày Sa-bát, và bây giờ gia nhập hàng ngũ TQLC - binh chủng được biết đến là có nhiệm vụ chiến đấu ở tuyến đầu.

        Nhưng Harlon không sợ hãi, không âu lo gì cả. Ông là thành viên của một nhóm những chàng trai trẻ hăng say, đi cùng những người bạn thân của mình. Ông 18 tuổi, đầu óc đầy ắp những hình ảnh vinh quang chiến trận. Những điều giáo lệnh cấm đoán giết chóc chỉ có ý nghĩa trừu tượng.

        Nhân viên tuyển quân ở San Antonio đã phát biểu sai lạc. Các chàng trai không đi chung với nhau. Trong trại tân binh, họ được phân tán ở những đơn vị khác nhau. Đấy là cách xóa bỏ cuộc sống cá nhân chủ nghĩa trong quá khứ, để gò từng cá nhân trở thành chiến binh TQLC.

------------------
        1. Vào tháng Hai 1944, các đơn vị nhảy dù của TQLC bị giải tán, và Ira được điều vào Đại đội E, Tiếu đoàn 2, Trung đoàn 28, Sư đoàn 5 TQLC ở Trại Pendleton.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM