Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:48:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngọn cờ của cha  (Đọc 26301 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:14:16 am »


        Ira Hayes: Khu Bảo tồn Sông Gila, Bang Arizona

        Tôi đã nhận ra rằng có thể tìm hiểu nhiều điều về Ira Hayes bằng cách nghiên cứu ông trên bức ảnh giương ngọn cờ.

        Trước nhất, là sự im lặng của ông, sự câm nín tuyệt đối của ông. Bạn hãy ngồi mà nhìn bức ảnh trong một tiếng đồng hồ, cả buổi chiều, nguyên ngày. Hãy ngồi tĩnh lặng với Ira không hề nói năng gì với bạn. Rồi bạn sẽ nhận ra sự câm nín tuyệt đối này là tố chất của Ira Hayes, lúc ấy là chàng thanh niên thích chơi trò chơi Solitaire.

        Để tìm hiểu thêm, bạn hãy nhìn kỹ bức ảnh. Ông là người cuối cùng bên tay trái của bạn, với hai bàn tay không nắm được cán cờ. Đấy là Ira, khác biệt với 5 người kia, không nắm được cán cờ, giống như sau này ông không cầm giữ được vận mệnh của mình.

        Nếu bạn nghĩ mình không biết nhiều về Ira, thì đấy cũng là cảm nghĩ của tôi trong mùa hè 1998. Tôi đã phỏng vấn nhiều người - bạn học cũ của ông, cựu chiến binh TQLC, ba người thân của ông còn sống - nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ về ông. Thế là tôi phải đáp máy bay đi Arizona để tìm ra “con người thật” Ira Hayes. Rồi tôi biết được rằng không thể tìm ra ông ấy.

        Tôi lái xe đi về miền nam Phoenix, trên Xa lộ Pearl Harbor, cũng được gọi là đường Liên Tiểu bang 10 khi gần đến khu bảo tồn Sông Gila. Trong sức nóng tĩnh lặng, tôi lái xe qua sa mạc phẳng phiu màu hồng, một bình nguyên gồm những bụi rậm và cây xương rồng dân dà biến mất khi đến Dãy núi Santan.

        Tôi lái xe trên đường xa lộ gồm 4 làn xe cho đến khi chạy qua một khe núi rộng chưa đến 15 m. Một tấm biển ghi: Sông Gila. Tôi dừng xe lại, rồi nhìn xuống lòng Sông Gila. Tôi chi thấy một vùng hoang dã rộng, khô cản, không một bóng người. Trong nhiều thập kỷ, Sông Gila dưới xa lộ này không còn có nước chảy.

        Tôi phóng tầm mắt nhìn ra Khu Bảo tồn Sông Gila. Khu này không rộng lắm, dân số có lẽ khoảng 15.000. Với những dãy núi chặn phía xa xa, tầm mắt cho bạn cảm tưởng mình đã nhìn thấy hết. Khi tôi đứng nhìn lòng sông khô cạn, những chiếc xe của người Mỹ phóng vút qua phía sau lưng tôi. Đôi lúc có một tiếng còi xe cảnh báo tôi không được lùi xe trên đường xa lộ đông đúc. Những tiếng ồn tương phản với vẻ tĩnh lặng, sự câm nín tuyệt đối của Khu Bảo tồn trải ra trước tầm mắt tôi. Sau khi nhìn qua lần nữa con sông mà không phải là sông, tôi bước quay lại chiếc xe, lái đi tìm Ira Hayes.

        Ira là người Da đỏ Pima, một bộ lạc đầy hãnh diện đã sinh sổng qua nhiều thế kỷ trên miền đất tĩnh lặng này. Cha Jobe Hayes và mẹ Nancy sinh Ira Hamilton Hayes ngày 12/1/1923. Ông là con trưởng trong số 6 người con. Hai người con Harold và Arlene chết ít lâu sau khi ra đời. Hai người con khác chết trước tuổi 30: Leonard vì một tai nạn giao thông và Vernon vì viêm tủy cột sống. Ira sống được đến tuổi 32. Mẹ Nancy và cha Jobe sống lâu hơn các con, ngoại trừ Kenny, sinh năm 1931 và được 67 tuổi khi tôi gặp ông.

        Lúc sinh ra, Ira đã “khác biệt”: bị luật pháp và giới truyền thống tách rời khỏi những người Mỹ khác. Lúc Ira chào đời, Bang Arizona mới thành lập được được 11 năm. Chính quyền bang không công nhận người Da đỏ Pima là công dân của bang.

        Người Pima không có quyền bầu cử; họ không được kiện cáo ai ra tòa án.

        Ira chào đời trong một căn nhà gỗ chi có một phòng. Được xây dựng vững chắc theo cách tiết kiệm vật liệu, theo truyền thống túp lều quay mặt ra hướng đông đế mỗi buổi sáng người trong nhà mở cửa là đón nhận ngay ánh nắng ban mai. Một tấm vải bố trải làm thảm trên mặt nền đất, trên đấy đặt một cái bếp đốt củi, một cái bàn và vài chiếc ghế, những khung giường gỗ với những tấm nệm làm bằng vỏ bắp ngô. Một lá cờ Mỹ treo trên tường; những bức họa về tôn giáo và quyển Kinh Thánh luôn được trưng bày.

        Phía trước căn nhà theo truyền thống là một cây to để chủ nhà cùng khách khứa thư giãn và tiêu khiển dưới tán cây. Bên ngoài, về hướng tây là chuồng nuôi gia súc và nhà kho. Được xây dụng nhằm vững chắc cả thế kỷ, căn nhà của gia đình Hayes đáng lẽ phải còn tồn tại cho đến ngày hôm nay, nhưng đã bị kẻ xấu phá hủy vào đầu thập kỷ 1990.

        Canh tác vừa đủ ăn, trồng bông vải, đan giỏ, đốn củi để bán, đấy là những công việc nặng nhọc để sinh nhai đối với người Da đỏ Pima trong thời niên thiếu của Ira. Người cha Jobe cũng thế: vừa lo trồng hoa màu, thu hoạch bông vải, vừa đốn củi độ nhật. Ira chịu ảnh hưởng di truyền tính ít nói của người cha. Cháu gái Sara Bernal của Ira nhận xét về cha Jobe: “Ông ấy là người trầm lặng, nhiều ngày có thể không nói gì trừ khi có người bát chuyện với ông trước.” Còn Kenny Heyes, người em duy nhất còn sống của Ira, bản thân cũng ít nói, cho biết: “Cha tôi ít khi nói năng.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:14:45 am »


        Ira luôn là con người trầm lặng từ lúc còn là đúa trẻ đến khi thành thiếu niên và người lớn. Ông thấy không cần thiết phải trò chuyện, phải tỏ ra thân tình. Ông có thể ngồi với người khác hàng giờ mà không nói gì, câm nín giống như những ngọn núi nhìn xuống khu bảo tồn của mình. Người bạn Dana Norris của ông thời thơ ấu nói với tôi: “Dù tôi có cùng nền văn hóa với anh ấy, tôi vẫn không hiểu anh ấy lắm. Ira có cá tính không muốn trò chuyện.” .

        Theo văn hóa bộ tộc Pima của Ira, người ta khuyến khích giữ sự im lặng và khiêm tốn. Tù trưởng Urban Giff của bộ lạc giải thích với tôi: “Trong nền văn hóa của chúng tôi, đòi hỏi người khác chú ý đến mình là không đúng mực đối với người Pima.” Hoặc, theo lời Dana Norris giải thích: “Người Pima chúng tôi không thích bấm còi khi lái xe.” Nhưng Ira không chi là trầm lặng; tự bản thân ông là một hòn đảo câm nín với chính mình, cô lập với những người Pima khác.

        Tuy thế, khi Ira mở miệng, ông cho thấy một đâu óc sắc bén và một khả năng Anh ngữ gây ấn tượng.

        Khi Ira còn nhỏ, mẹ Nancy - tín đồ thuần thành của Tân giáo - hay đọc cho con nghe những đoạn trong Kinh Thánh. Bà mẹ giữ căn nhà ngăn nắp, tham gia làm tình nguyện viên trong những hoạt động cộng đồng và là nhân vật chủ chốt trong nhà thờ cách nhà không xa.

        Mẹ Nancy mong mỏi các con mình được giáo dục thật tốt nếu có thể. Ira đọc ngấu nghiến mọi loại sách. Trong số sáu người giương ngọn cờ, Ira là người viết thư nhiều nhất. Khi các con đến tuổi đi học, mẹ Nancy cho họ đi học tại Trường Phoenix Indian.

        Nhưng trình độ giáo dục của Ira không phải là hiếm. Sắc tộc của ông có lịch sử lâu đời của một nền văn hóa tiên tiến so với nhiều sắc tộc Da đỏ khác, thậm chí so với cả những di dân da trắng.

        “Pima” có nghĩa là “Người của Con Sông.” Trong hơn 2.000 năm, sác tộc Pima đã sống dọc Sông Gila. Họ là những nông dân tài giòi và hiền hòa. Ngay từ thời trước Công nguyên họ đã xây được một mạng lưới kênh đào chằng chịt để tưới hoa màu. Những cuộc khai quật đã tìm ra hơn 800 km kênh đào được thi công vào năm 300 TrCN. Một quyển sách viết về sắc tộc Pima cho biết họ có những “phế tích đã sụp đổ khi thành phố Rome hãy còn non trẻ.”

        Vào năm 1864, một nhóm di dân da trắng lần đâu tiên tiếp xúc với người Pima. Họ được hộ tống bởi vị Tư lệnh Quân đội miền Tây, Đại tá Stephen Kearney. Ông này điều binh sĩ bảo vệ đi theo nhóm di dân khi họ giao tiếp với người Pima. Sau này, ông thuật lại, thay vì gặp những “người Da đỏ hoang dã,” ông tỏ ra ngạc nhiên nhận thấy người Pima “vượt trội về kiến thức nông nghiệp” so với những quốc gia Cơ đốc giáo và thể hiện “tính chân thật và đức hạnh không thể nào nói hết.”

        Lời ca tụng gây ấn tượng, vì do một chiến binh vô cảm thường tàn sát người Da đò hơn là ngả mũ kính trọng họ nói ra. Nhưng Đại tá Kearney nói đúng. Ông tìm thấy một nền văn hóa đã ổn định ở miền nam Bang Arizona, đã hòa quyện đất, nước, hoa màu và thú nuôi để tạo nên một vương quốc an bình, sung túc, có đạo đức.

        Điều cốt lõi là kỹ thuật dẫn nước đến những vùng khô cằn. Qua nhiều thế kỷ, những con kênh của người Pima dẫn nước từ Sông Gila để phân phối một cách khoa học đến những vùng đất phì nhiêu trồng lúa mì, bắp, bí ngô, đậu, dưa hấu. Dường như sắc tộc này thấm nhuần tính chất của dòng nước Sông Gila: chảy đầy và chảy sâu. Vốn không thích chiến tranh và ít khi bị xâm lấn, người Da đỏ Pima là một dân tộc biết chia sẻ nguồn lợi của họ cho những dân tộc khác, ngay cả cho những di dân da trắng đang trên đường băng ngang sa mạc để hướng về California. Nghĩa cử này có thể là sai lầm, vì thu hút sự chú ý đối với một thiên đường mà sác tộc đã khổ nhọc tạo ra. Để đáp lại tính hào phóng của người Pima và ngay cả sự che chở của người Pima chống lại những cuộc tấn công của sẳc tộc Apache, những di dân da trắng từ miền Đông đến định cư ở Arizona chiếm lấy những nguồn nước mà một thời đã tạo nên nền văn hóa an bình.

        Đến thập kỷ 1870, hệ thống thủy nông của người Pima bị xáo trộn vì những lời trấn an của chính phủ Hoa Kỳ chỉ là trên đầu môi chót lưỡi. Đến thập kỷ 1890, nhân viên Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đến để cải thiện tình hình. Nhưng họ không đếm xỉa đến những đề xuất của người Pima, vốn đã canh tác trên miền đất trù phú này hàng bao thế kỳ. Thay vào đó, chính phủ Hoa Kỳ phá hủy hệ thống kênh mương rồi thay thế bằng một hệ thống khác, không những thiếu tác dụng mà còn gây hủy hoại thêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:15:07 am »


        Vào năm 1930, cựu Tổng thống Calvin Coolidge khánh thành Đập Coolidge, được xây chắn ngang Sông Gila. Ông tuyên bố con đập sẽ giúp sắc tộc Pima thoát khỏi cảnh đói nghèo. Nhưng mực nước Sông Gila tiếp tục hạ thấp; không một giọt nước nào được cung cấp cho người Pima. Sự việc cứ tiếp diễn như thế, cuối cùng chì qua một tấm biển đặt ở đâu chiếc cầu bắc ngang Xa lộ Peal Harbor ghi “Sông Gila” người ta mới nhận ra dòng sông ngày xưa chảy tràn đây.

        Trải qua nhiều thập kỷ sắc tộc Pima bị cướp bóc và tàn phá, điều đáng ghi nhận là một di sản của chân giá trị và sự nhẫn nhục trong nền văn hóa của họ. Trong gần một thế kỷ, người Pima đã cung cấp thực phẩm cho dân da trắng đói kém, bảo vệ người da tráng chống lại cuộc tấn công của các sắc tộc khác, không bao giờ giết hay cướp bóc một người da trắng nào. Hơn nữa, họ còn tiếp thu để thay đổi tên họ, trang phục, tôn giáo, quy định và luật pháp theo những người đến khai thác họ.

        Vào năm 1917, một số đông thanh niên Pima vẫn tình nguyện đăng ký đi chiến đấu ở Pháp mặc dù họ không phải là công dân Hoa Kỳ và được miễn nghĩa vụ quân sự. Một người Pima có tên Matthew Juan là binh sĩ Bang Arizona đầu tiên tử trận trong Thế chiến I. Mọi thanh niên Pima đều hãnh diện về điều này.

        Những người thân của Ira thích nghe hơn là thích nói. Họ nói với giọng rời rạc khi mô tả Ira, thường nói ông không phải là như thế nào, như thể ông chưa từng thể hiện mình là như thế nào.

        Dana Norris kể lại: “Ira không thích chơi đùa; anh ấy không thích ganh đua với ai.”

        Người anh họ Buddy Lewis nói: "Ira không tham dự các trò chơi.”

        Cô cháu gái Sara Bernal kể: “Các chú bác khác trong gia tộc ấy tròng ghẹo tôi, nhưng chú ấy thì không. Chú là người trầm lặng và có phần xa cách.”

        Khi mọi người mô tả cá tính đặc trung của ông, họ đều đồng ý với nhau một điểm: Ira là người trầm lặng tuyệt đối và khiêm tốn.

        Sau khi học xong lớp cơ sở trong Khu Bảo tồn, Ira theo học nội trú tại Trường Phoenix Indian. Nơi đây, ông giao tiếp với người Da đổ của những sắc tộc khác nhưng vẫn tỏ ra mình là một người Pima khác biệt. Dana Norris kể lại: “Anh ấy đi chơi với các bạn bè người Pima, anh cảm thấy thoải mái nhất với những người cùng dân tộc với anh.”

        Suốt ba ngày tại Khu Bảo tồn của Ira, tôi hỏi chuyện nhiều người quen biết với Ira. Họ nói cho tôi nghe chung chung về cuộc đời của Ira. Họ nhớ đến cậu bé, nhưng vì cậu sống biệt lập nên họ đều lắc đâu khi tôi hòi về cá tính đặc biệt của Ira.

        Esther Monahan còn nhớ rõ về ông. Vốn cũng là người dân tộc Pima, bà học chung Trường Phoenix Indian với Ira. Bà gặp ông hầu như mỗi ngày, nhung không thể nhớ được Ira từng nói những gì. Không thể nhớ gì cả. Bà nói với tôi: "Ira không phải như những người khác. Anh ấy e thẹn và không muốn nói chuyện với bọn con gái chúng tôi. Anh ấy e thẹn hơn những thanh niên Pima khác. Bọn con gái thích rượt đuổi anh ấy và cố ôm lấy anh ấy giống như bọn tôi thường làm với những anh con trai khác. Chúng tôi bắt được các anh con trai khác và họ tỏ ra thích chí. Nhưng Ira thì không, cứ chạy mất biến.”

        Dần dà, ngôi trường của Ira bắt đầu mỗi ngày bằng tin tức từ những chiến trường xa xôi. Eleanor Pasquale kể lại: “Mỗi buổi sáng trong trường, chúng tôi nghe bản tin về Thế chiến II. Chúng tôi hát những bài quân ca của Lục quân, Thủy quân Lục chiến và Hải quân.”

        Chín tháng sau khi diễn ra trận đánh Trân Châu Cảng, Ira 19 tuổi ghi tên gia nhập TQLC. Bộ lạc ông tổ chức một buổi lễ theo truyền thống của Pima để tiễn ông lên đường.

        Năm mươi sáu năm sau, tôi tham dự một buổi lễ tương tự của người Pima khi đi đến Arizona. Đấy là một bữa tiệc tối, cách ngôi nhà cũ của Ira chưa đến 2 km. Tôi lắng nghe những người Pima già và trẻ kể lại những mẩu chuyện đáng hãnh diện về nền văn hóa của họ, và nhận ra không khí ấm cúng của một cộng đồng mà chúng ta ít khi thấy trong những buổi họp của người da trắng.

        Gần đến cuối buổi lễ, tôi được mời lên khán đài rồi Eleanor Pasquale tặng tôi một bức họa của người Pima. Ở giữa bức họa là hình ảnh của người Pima huyền thoại Su-he trên nền bức ảnh giương ngọn cờ nổi tiếng.

        Eleanor - một phụ nữ có phẩm giá đã từng quen biết Ira - giải thích cho tôi nghe ý nghĩa của bức họa. Nhân vật Su-he được đặt ở trung tâm của một mê lộ. Mê lộ này thể hiện tất cả sự thách thức trong cuộc đời, còn trung tâm là nơi người ta tìm được sự an bình và ổn cố. “Giống như Su-he, nếu anh cố tìm kiếm mà đi tới, anh có thể tìm ra trung tâm là vùng an bình cho mình.”

        Tôi hỏi: “Ira trên nền bức họa là ý nghĩa như thế nào?” Bà đáp: “Chúng tôi mong sau khi qua đời, bây giờ anh ấy đã tìm được sự an bình cho mình. Sự an bình mà anh ấy đã không tìm ra dưới trần thế này.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:16:05 am »


        Rene Gagnon: Manchester, New Hampshire

        Trong bức ảnh nổi tiếng, ông bị che lấp. Ông đứng vai kề vai với cha tôi, nhưng ta chi thấy hai bàn tay ông và chỏm của chiếc mũ sát. Trong đời ông, ông thường thu mình vê phía sau, bị người khác che lấp. Ông là mẫu người cả thẹn, không thích gây sự, không thích tỏ ra nổi trội. Khi được hỏi han, ông rất kiệm lời.

        Ông không bao giờ mường tượng cuộc đời là cái gì đấy cần phải tự chủ nắm bất. Được đóng khung trong những quyền lực vô hình của giới kinh doanh hoặc quân sự, ông nhìn đời mình theo hướng “họ” quyết định cho mình. Cuộc đời là được quyết định bởi “may mắn” hoặc những “quan hệ.”

        Ông không hòa đồng với mọi người, không thân thiết với ai. Những quyết định trong đời ông là do đề xuất của bà mẹ, và sau đó là đề xuất của cô vợ. Ông luôn sống với mẹ, và sau đó luôn sống với vợ. Ngoài thời giờ sống với TQLC, ông không dành thời giờ cho ai khác trong đời. Ông nghe theo lời khuyên của vợ để kiếm tìm may mắn vốn không bao giờ trở thành hiện thực, rồi sau đó khi thấy đã quá muộn ông không thể thoát ra.

        Rene Gagnon sinh ngày 7/3/1925, là con trai duy nhất của cha Henry và mẹ Irene, hai người Canada gốc Pháp làm công nhân nhà máy dệt. Trong thời gian này, những người Canada gốc Pháp sống chen chúc biệt lập phía tây Thành phố Manchester, Bang New Hampshire. Đấy là một “Canada Nhỏ” nói tiếng Pháp, theo Công giáo. Theo vài khía cạnh, họ còn giữ lại nhiều nét Châu Âu hơn là những người theo Thanh giáo sống chung quanh họ.

        Đáng lẽ Rene có thêm em và có tuổi ấu thơ vững chắc hơn, nếu ngày nọ bà mẹ không đưa cậu bé ra chơi ngoài trời trên chiếc xe đẩy. Bà bắt gặp ông chồng đi cùng với một phụ nữ khác. Giống như bà, người phụ nữ này cũng có một chiếc xe đẩy. Trên chiếc xe đẩy là một đứa trẻ - con của cha Henry nhưng không phải với mẹ Irene.

        Mẹ Irene ly dị với cha Henry và không bao giờ cho ông bước vào nhà bà. Bà không bao giờ thảo luận chuyện này với Rene. Con trai của Rene kể lại cho tôi rằng chi đến khi Rene trở về từ chiến trường thì ông mới được thấy mặt cha mình.

        Rất đẹp trai với mái tóc và lông mày màu đen, Rene lớn lên dưới sự chăm sóc chiều chuộng của mẹ Irene. Cuộc đời của bà chi bao gồm công việc trong nhà máy dệt và chăm sóc đứa con. Bà thường mang con đến chỗ làm để khoe với bạn bè và để bạn bè nâng niu đứa con. Nhiều người nhớ đến Rene là cậu bé trầm lặng, luôn thu người về phía sau. Cậu học trò nơi trường dòng St. George không làm gì nổi bật để sau này người ta nhớ đến cậu.

        Cô bạn Jules Trudel quen biết với Rene trong nhiều năm vì học chung trường. Họ chơi đùa cùng nhau, đi học cùng nhau, ngồi gần cùng nhau trong lớp học. Nhưng khi được yêu cầu mô tả Rene hoặc kể lại một câu chuyện đáng nhớ thì bà lại ngần ngừ, chi nói như những người khác: “Ông ấy là người hiền lành.”

        Nhà máy dệt. Trong số sáu người giương ngọn cờ, Rene Gagnon là người chịu nhiều ảnh hưởng - nếu không nói là sự lấn áp -  của những sức mạnh lên cuộc đời. Trong số những ảnh hưởng này là chế độ lao động tập trung, có quy củ, được cơ giới hóa nơi thị trấn sinh quán của Rene. Ông sinh ra ở Manchester, một vùng công nghiệp rộng lớn đang đi xuống trong thập kỷ 1930 nhưng vẫn còn khu phức hợp dệt may lớn nhất thế giới.

        Về phương diện này, Rene và trung sĩ Mike Strank chỉ huy của ông đều kinh qua cùng môi trường hun đúc nên con người họ. Mỗi người đều sống trong thành phố nhà máy là biểu tượng cho nền công nghiệp Mỹ vào thập kỷ 1930. Nhưng thật ra, hai thành phố khác biệt nhau nhiều. Quận Franklin thuộc Bang Pennsylvania - nơi Strank lớn lên - là thị trấn của thợ mỏ than và công nhân nhà máy thép, đa số là đàn ông, thích bạo loạn với khói và lửa và tiếng ồn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:16:28 am »


        Các nhà máy ở Manchester thì rộng hơn: ba hàng cơ sở xây bằng gạch đỏ, mỗi cơ sở cao sáu tầng, kéo dài hàng kilomet phía dưới Thác Amoskeag. Nhưng không có ống khói; không có khói lửa từ những nhà máy này. Trong gần một thế kỷ chi có tiếng rầm rì nghe buồn ngủ, se và dệt chi thành vải, mỗi tuần sản xuất hơn 4,5 triệu mét, đủ để bao vòng quanh Quả đất.

        Có lẽ Rene không nghĩ nhiều lắm về điều này: ông đang sống qua những năm cuối cùng của kỷ nguyên công nghiệp đã kéo dài một thế kỷ ở Manchester. Kỷ nguyên này đã gián tiếp định hình nên cảm nghĩ của Rene về mối tương quan giữa ông với thế giới bên ngoài.

        Những nhà máy dệt Amoskeag hoạt động từ năm 1819, theo sau sự phát minh ra khung cửi cơ học làm cho khu phức hợp có quy mô lớn nhất toàn cầu. Thành phố Manchester là do Công ty Amoskeag Manufacturing lập nên vào năm 1837, cũng tương tự như Weslaco được tạo dựng từ ngành trồng chanh vào năm 1919. Trong suốt thế kỷ 19, Amoskeag thu hút một đám đông công nhân đến làm việc trong các nhà máy dệt dọc bờ Sông Merrimack, cách Thành phố Boston khoảng 80 km về phía bắc. Trong số những công nhân đổ xô đến có người Canada gốc Pháp. Họ đi đến trên những chuyến tàu chật ních, qua nhiều năm lên đến hàng chục nghìn người, được mời gọi do nhu cầu công nhân có tay nghề.

        Theo thời gian, công nhân đến từ các miền nông thôn tạo nên một cộng đồng kỹ thuật pha trộn kinh doanh, chấp nhận sự kiểm soát của giới chủ, tự mãn nguyện với vị trí của mình. Từng thế hệ công nhân tự thích ứng với đời sống mới ở thành thị - kể cả thể chất lẫn tinh thần. Họ dần quen thuộc với những kho xưởng xù xì, những bức tường vô tận của từng nhà máy tiếp nối nhau, những cánh cổng sắt nặng nề.

        Đấy là nơi sản sinh tốt nhất cho cuộc sống trong một xã hội quần chúng - theo nghĩa dân sự lẫn quân sự.

        Vào thời của Rene Gagnon, Công ty Amoskeag Manufacturing đã mất vị thế độc tôn trong ngành công nghiệp. Sản phẩm chính của những nhà máy được làm từ bông vải, nhưng từ thập kỷ 1920 người tiêu dùng chuyển qua mua sắm hàng tổng hợp. Công ty không lường trước việc này và không muốn thay đổi để thích ứng. Công ty đóng cửa nhiều nhà máy. vào năm 1937, một nhóm doanh nhân gom mua nhiều cơ sở rồi bán lại cho hơn 20 công ty nhỏ.

        Công ty lớn nhất trong số này là Chicopee Manufacturing, chế tạo vải thưa để làm ra sản phẩm như băng cứu thương. Mẹ Irene tìm được chỗ làm ở đây và sau đó mang Rene đi theo. Sự phồn thịnh của thành phố suy giảm, nhưng những công nhân may mắn của Chicopee vẫn bám lấy công việc, cảm kích vì chủ nhân tốt bụng đã tạo công ăn việc làm ổn định. Mẹ Irene càng thêm cảm kích, nói với đứa con trai rằng bà thật “may mắn” vì “họ” đã cho bà công ăn việc làm.

        Sống trong một thành phố công nghiệp có những thú vui riêng. Một cậu bé lớn lên ở đây sẽ lấy làm vui với khu kinh doanh, những con đường đây cửa hàng với ánh đèn sáng choang và những tụ điểm giải trí thời thượng, cùng trung tâm đô thị rộn ràng và năng động.

        Cũng giống như những nơi khác trên nước Mỹ vào thời này, mỗi buổi tối thứ Năm dành cho việc đi mua sắm ở Manchester. Công nhân lãnh lương tuần vào ngày thứ Năm, vì thế cửa hiệu và ngân hàng đóng cửa muộn vào đêm này. Người người chưng diện và đi tới lui dọc Phố Elm, hai bên là những cửa hàng mời gọi mua sắm.

        Tôi mường tượng cảnh Rene Gagnon chải đâu, chưng diện, soi mình trong gương, rồi vội đi gặp bạn bè ở rạp chiếu bóng Palace trên Phố Hanover. Ông hẳn bước ra từ ngôi nhà của bà mẹ trên Phố Hollis, nơi người ta xây từng dãy “nhà của công ty.” Có người nói “sống có lớp lang.” Trông rất giống một doanh trại quân đội rộng lớn.

        Tại rạp chiếu bóng Palace, các cậu bé có thể mua vé giá 10 cent để xem hai phim cao bồi trong 3 tiếng đồng hồ, đôi lúc có thêm phim hoạt hình. Vào sáng thứ Bảy, bọn con trai của Rene có thể nhập bọn cùng 1.700 chú nhóc hò hét, chen lấn nhau ở Nhà hát Quốc gia, để vào xem buổi trình chiếu khai mạc một phim mới có nữ diên viên Shirley Temple.

        Rene có thể đi xe điện nhưng hẳn chưa thể lái xe: vào thập kỳ 1930 chưa có nhiều xe cộ trên đường phố. Một người bạn của Rene kể lại với tôi: “Vào một ngày mùa hè, nếu có mười chiếc ô tô chạy qua thành phố, vậy đã là nhiều lắm.” Thời ấy xe goòng và ngựa kéo vẫn còn là phổ biến, vành bánh xe bằng thép nghiến trên mặt đường lát đá tạo nên âm thanh đặc trung cho thành phố.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:17:19 am »


        Vào mùa hè, quần soóc ngắn và đâu tóc hớt cao thay thế cho bộ cánh mùa đông và tóc lòa xòa. Đấy là mùa chơi bóng bầu dục hoặc những chương trình thi thố tài năng. Bánh mỳ kẹp bơ đậu phộng cho bữa trưa và bánh kẹo mềm làm ở nhà cho buổi chiều.

        Mùa đông còn có nhiều thú vui hơn. Tuyết rơi rất nhiều ở New England, cũng như ở Wisconsin và Kentucky, và Rene Gagnon tận hưởng thú vui từ tuyết - cũng giống như cha tôi và Franklin Sousley. Sau mỏi cơn bão tuyết, chính quyền thành phố thường cô lập Phố Sagamore dốc thoai thoải rồi treo đèn dầu hai bên soi sáng, để cư dân mang xe trượt tuyết ra chơi đùa. Đa số là tré em nhưng cũng có vài người lớn. Trong một buổi tối đẹp trời hoặc cuối tuần có thể có 200 con trai và con gái ngồi trên xe trượt tuyết phóng xuống triền dốc.

        Khi Rene đã đủ lớn, mẹ Irene mang ông vào nhà máy lúc ông có giờ rành rỗi để hai mẹ con có thời giờ gần nhau thêm và đế ông có chút việc làm. Cùng với mẹ Irene và những phụ nữ khác trong một gian phòng rộng, ông chi có mỗi một việc làm đi làm lại hết ngày này qua ngày khác. Nhiệm vụ của ông là phụ trách những cuộn chỉ. Vào thời cao điểm, những dãy nhà máy ở Manchester có 700.000 con suốt, phục vụ khoảng 23.000 khung dệt chạy ầm ầm. Khi một cuộn chỉ đã được quấn đầy, Rene chỉ việc tháo nó ra khỏi trục suốt rồi thay vào một lõi rỗng. Đây là công việc không có gì khó khăn.

        Mẹ Irene cảm thấy mãn nguyện với công việc ổn định trong nhà máy và với ngôi nhà ngăn nắp. Bà ca ngợi cuộc sống này cho đứa con nghe và khuyến khích ông đến làm việc với bà mỗi khi rảnh rỗi. Rene bắt đầu đến với mẹ vào giờ ăn trưa, bỏ rơi đám bạn ở căng-tin nhà trường. Sau hai năm ở trung học, ông bỏ học để làm việc toàn thời gian ở nhà máy.

        Bây giờ ông làm việc bên cạnh bà mẹ cùng với bạn bè công nhân của bà. Mẹ Irene hẳn phải thấy vui vì có đứa con bên mình cả ngày lẫn đêm. Nhưng có những phụ nữ khác ở đây: những cô gái trẻ bị thu hút bởi người thanh niên đẹp trai.

        Mẹ Irene tỏ ra lo lắng về một cô gái trẻ, có tính xông xáo, đã để mắt đến Rene. Tên cô gái là Pauline Harnois, và có vẻ như cô đã hớp hồn đứa con trai của bà, sẵn sàng chiếm quyền kiểm soát của bà. Em gái Anita của Pauline Harnois sau này kể lại: “Cha chúng tôi bị bệnh lúc còn trẻ nên mẹ phải đi làm ở nhà máy. Pauline là chị cả và từ lúc trẻ đã phải lãnh nhiều trách nhiệm. Chị ấy thích nắm quyền kiểm soát mọi việc. Vị thế trong gia đình, trách nhiệm của chị ấy đã khiến chị trở thành một con người như thế. Chị ấy lúc nào cũng muốn nắm quyền kiểm soát.”

        Giống như chiếc lá giữa dòng, Rene bị cuốn đi bởi bất kỳ luồng nước nào. Dần dà Rene dành thời gian cho bạn gái Pauline nhiều hơn là cho mẹ Irene.

        Một buổi chiêu Tháng Mười hai, khi Rene lên 16 tuổi, cả thành phố công nghiệp xôn xao vì một bản tin đặc biệt. Trong khi một đám các chàng trai đang tụ tập nghe tường thuật trận bóng đá Mỹ qua chiếc máy thu thanh, thình lình chương trình tường thuật bị cắt ngang và giọng của Tổng thống Roosevelt cất lên, nói về một ngày bi ổi1. Ngày hôm sau, các cậu bé bán báo vung vẩy những tờ báo với hàng tít ngắn gọn: “CHIẾN TRANH!”


        Không lâu sau đấy, chế độ phân phối hàng hóa bắt đầu.

        Rene Gagnon nghe và đọc qua tin tức, nhún vai rồi quay trở lại nhà máy với mẹ Irene và bạn gái Pauline. Những việc kia là ngoài tầm kiểm soát của ông. ông tiếp tục làm việc. Cuộc sống ông vẫn tiếp tục: mẹ Irene, bạn gái Pauline, những hàng đèn sáng choang dọc Phố Elm.

        Rene Gagnon tiếp tục làm việc cho đến tháng 5/1943 thì quân đội gọi ông đi làm nghĩa vụ. ông ghi tên vào TQLC, chịu nép mình vào vùng ảnh hưởng thứ ba.

        Mẹ Irene không muốn mất đứa con, nhưng nghĩ đây là dịp tốt để ông lánh xa cô Pauline kia. Rene đã không nói cho mẹ biết rằng ông đã đi đến một quyết định trọng đại. Ở tuổi 17, ông an ủi bạn gái Pauline đang buồn rầu với lời hứa rằng mình sẽ cưới cô khi trở về từ cuộc chiến.

-----------------
        1. Xem chú thích ở đầu sách này về Trân Châu Cảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:18:14 am »


        Mike strank: Quận Franklin, Pennsylvania

        Ông là con người bí ẩn: khởi đầu là di dân để cuối cùng trở thành chiến binh Mỹ; một đứa trẻ nhỏ lớn lên thành một trung sĩ; người hay dọa dẫm rồi trở thành người trông nom, dìu dắt đồng đội của mình. “Ông già” của đại đội mình, người qua đời khi chưa tròn tuổi 26. Trong số sáu người giương ngọn cờ, tôi thấy ông là nhân vật phức tạp nhất. Đấy là, cho đến khi tôi nghiên cứu phần nhỏ của con người ông được nhìn thấy rõ trong bức ảnh: bàn tay phải của ông. Bàn tay phải của Mike Strank cho tôi biết những gì tôi muốn biết.

        Ông đứng phía sau và bên tay trái của Franklin. Vai phải của ông ép sát vào vai trái của Franklin. Thân của hai người ép sát nhau; cánh tay họ đều đưa lên cao. Mỗi người đều đưa bàn tay trái nắm lấy cán cờ, còn Franklin đưa thêm bàn tay phải. Nhưng ít nhất đối với tôi, mấu chốt của bức ảnh là bàn tay phải của Mike nằm lấy cổ tay của Franklin. Đây là hình ảnh của tính tế nhị và hòa nhã. Đấy là Mike: người bảo hộ. Một lính TQLC kỳ cựu trong nhóm giúp đỡ những tân binh. Máy ảnh đã chớp lấy Trung sĩ Mike trong một khoảnh khắc tiêu biểu nhất cho ông. Ông đang vươn ra để hỗ trợ cho một anh lính trẻ.

        Trong số những người giương ngọn cờ, Mike là anh hùng nổi bật nhất. Khi những cựu chiến binh kể về ông cho tôi nghe, họ như là trẻ lại. Chẳng chóng thì chầy họ nói ông là “người lính TQLC xuất chúng của binh chủng TQLC”. Họ nói về người thích hành hạ. Tuy thế, bạo lực không phải là tố chất của Mike. Điều mà họ đánh giá cao - điều mà 50 năm sau trận đánh vẫn khiến cho họ trở nên nghiêm nghị trong niềm ngưỡng mộ nơi ông - là sự chỉ huy của ông. Đấy là phẩm chất do tình thương của người đối với người.

        Một người cùng trung đội với ông, sau này trở thành một doanh nhân nối tiếng, nói: “Ông ấy là người tài ba nhất mà tôi từng biết.” Một người khác, đã cùng ông leo ngọn núi Suribachi, nói: “Người giỏi nhất trong số những người giỏi nhất.” Một người khác nói: “Mẫu người lính TQLC mà bạn đọc qua sách báo, mẫu người mà bạn xem qua phim ảnh.”

        Đấy không phải là vì ông tỏ ra dữ tợn khi chiến đấu - tuy ông đích thực là một chiến binh lạnh lùng, có tính sát thủ. Không phải vì ông thét lên: “Đi theo tôi giết bọn Nhật!” hoặc nói một cách rỗng tuếch về việc “chết cho quê hương.” Mike Strank được binh sĩ dưới quyền tôn trọng vì ông nhấn mạnh đến sự bình an của thuộc cấp, theo tầm mức có thể được khi đối diện với hỏa lực xối xả.

        Mike thường nói với binh sĩ của mình: “Theo tôi, rồi tôi sẽ đưa các cậu an toàn về với mẹ các cậu. Nghe tôi, tuân mệnh lệnh tôi, rồi tôi sẽ cố đưa các cậu về nhà.”

        Ông sinh ngày 10/11/1919 dưới cái tên Mychal Strenk ở Jarabenia, Tiệp Khắc. Một người bạn của gia đình cùng sinh quán tên là Ann Basophy nhớ lại rằng cha Vasil và mẹ Martha của Mychal Strank sống trong một căn nhà nền đất chỉ có một phòng cùng với cha mẹ và ông bà của hai người.

        Năm sau, cha Vasil di cư đến Mỹ và đổi họ của mình thành Strank. Được người chú Alex Yarina bảo lãnh, ông đi ngang qua Đảo Ellis rồi đến định cư ở Quận Franklin của Bang Pennsylvania chuyên về hầm mỏ và ngành công nghiệp thép nằm dọc theo Sông Conemaugh, cách Thành phố Pittsburgh khoảng 100 km về hướng đông và cách Thị trấn Johntown 2 km vê hướng đông.

        Quận Franklin được chính thức thành lập năm 1868, có dân số lên đến đỉnh điểm năm 1920 là 2.623 người. Một tổ hợp sắt thép do Công ty Cambria Iron xây vào năm 1898 rồi chẳng bao lâu được Công ty Bethlehem Steel mua lại, cung ứng đầy đủ việc làm cho những di dân siêng năng. Ba năm sau, công ty xây thêm văn phòng, lò đúc, cơ xưởng, nhà máy phát điện, phòng thí nghiệm, nhà máy chế tạo thép ô tô...

        Vào lúc đỉnh điểm, các nhà máy và quặng mỏ xung quanh Quận Franklin thu dụng trên 18.000 công nhân. Họ sống chen chúc nhau trong những thị trấn và ngôi làng phủ đây bồ hóng rải rác khắp Hạt Cambria và dọc theo sườn phía tây của dãy núi Alleghenie. Quận Franklin trở thành một thiên đường an lành cho những di dân đến từ Đông Âu. Đến đầu thập kỷ 1930, họ tạo nên khối đa số trong thị trấn, đúng ra là một làng trong một ngôi làng. Người của họ đắc cử ba trong số sáu viên chức của thành phố và chiếm phân nửa số lính cúư hỏa của Quận Franklin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:18:40 am »


        Vasil làm công nhân quặng mỏ trong ba năm mới bảo lãnh được cho vợ con. Họ đoàn tụ với ông ở Mỹ vào đâu năm 1922. Đứa trẻ 3 tuổi Mychal lướt qua một cách ngây thơ dưới tượng Nữ thần Tự do, hình ảnh dễ nhận ra nhất của nước Mỹ. Hai mươi ba năm sau, đứa trẻ này và các chiến hữu trở thành những hình ảnh nổi tiếng còn dễ nhận ra hơn.

        Vào cuối năm ấy, Mychal có em trai John, tiếp theo là em trai Pete vào năm 1925, rồi 8 năm sau là em gái Mary.

        Gia đình thuê một căn hộ hai phòng trong khu biệt lập dành cho những người gốc Slav. Hai phòng là một nhà bếp và một phòng ngủ. Đổi với bà vợ, đây là lối sống xa xi. Bà nói đây là một lâu đài so với những gì họ chịu đựng lúc còn ở Tiệp Khắc. Mychal, John và Pete ngủ chung một giường, cha mẹ ngủ ở giường kế bên. Người cha đi làm vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày với chiếc mũ bảo hộ gắn đèn, mặc bộ đồ thợ hầm mỏ, xách một cái hộp đựng nước và bữa ăn trưa. Suốt năm ông đều ăn mặc như thế, người bám bụi than đen ngòm từ đâu đến chân khi trở về nhà. Nhưng hãnh diện. Đấy là sự tiến bộ!

        Quận Franklin mang đến cho gia đình Strank một hình ảnh biểu trưng cho nước Mỹ, nhưng khác xa với tầm nhìn mà thị trấn Appleton thầm lặng mang đến cho gia tộc Bradley. Ở đây là một quang cảnh sôi nổi, ồn ào của Tân Thế giới trong thời kỳ cơ giới hóa. Cả thị trấn có thể nhìn thấy những khung sườn bao la của các nhà máy. Nhiều gia đình sống sát cạnh nhà máy. Những hầm quặng được cắt vào các sườn đồi, bổ sung cho quang cảnh công nghiệp. Thị trấn không bao giờ ngủ đêm; những lò đúc luôn cháy đỏ rực suốt 24 giờ mỗi ngày.

        Mặt khác, ban ngày lại trông giống như tranh sáng tranh tối triền miên. Một làn bụi than từ các quặng mỏ phủ một lớp dày đặc trên nền trời, che bớt ánh nắng. Người nào trong các gia đình ở Quận Franklin thức dậy trước đều có nhiệm vụ quét bồ hóng rơi xuống trong đêm như tuyết đen phía trước và sau nhà. Một phụ nữ đã lớn lên ở đây còn nhớ mỗi ngày đến trường, chân bà giảm lên lớp bồ hóng lạo xạo.

        Cuộc sống ở thị trấn thể hiện tốc độ làm việc và sản xuất tất bật. Khi gia đình Strank vừa dọn đến, Quận Franklin có 14 quán bia sân vườn nhưng không có nhà thờ, không có bác sĩ. Nhưng những di dân từ Đông Âu làm việc cực nhọc ở đây không cho như thế là thiếu thốn. Đối với họ, đây là một cơ hội mới trên một miền đất mới và đây sinh lực; một cơ hội để vươn lên, hoặc ít nhất để con cái họ vươn lên. Họ bảo tồn những giá trị văn hóa và tôn giáo trong những căn hộ hai phòng cho thuê, nơi họ sống dưới ánh sáng lập lòe của những nhà máy thép, mỗi căn hộ là một thành viên trong một cộng đồng mới.

        Tuy cha Vasil không nhận ra, ông đang gò đứa con trai lớn trong chế độ giống như là TQLC ngay từ khi cậu bé đang lớn lên trong gia đình nhỏ bé này.

        Mychal - bây giờ đổi tên là Mike - ngủ chung giường với hai em trai John và Pete. Khi tan ca vào lúc 1 giờ sáng, cha Vasil ít khi thấy ba đứa con thức giấc: chúng thức dậy đi học trong khi ông còn đang ngủ, khi chúng tan trường về nhà thì ông đã đi làm. Cha Vasil không cảm thấy thoải mái với giờ giấc như thế. Em trai John của Mike nhận xét: “Gia đình của ông ấy thật ra là những đứa con trai.”

        Cha Vasil áp dụng những giá trị Cựu Thế giới một cách nghiêm khắc. Kỷ luật trong gia đình rất chặt chẽ. Khi có một đúa con hư hỏng, mẹ Martha báo cáo với cha Vasil khi ông trở về nhà trong đêm khuya. Đợi đến khi các con thức dậy thì ông dậy theo để áp dụng hình phạt.

        Cha Vasil áp dụng một lệ luật đặc biệt cho sự trừng phạt các con: khi một đứa sai quấy, cả ba đứa đều bị kỷ luật ngang nhau. Ông nghĩ rằng với cách này, mình có thế chuyển gánh nặng thi hành kỷ luật cho các con ông để chúng thấy rằng mỗi đúa làm tốt thì sẽ tốt cho tất cả.

        Có lẽ cha Vasil không biết rảng ông đã thực hiện một trong những nguyên tắc cơ bản về huấn luyện quân sự", đặc biệt là huấn luyện TQLC. Khoảng phân nửa quy thức trong một chương trình huấn luyện cơ bản cho TQLC là xóa bỏ ý niệm về cá nhân đặc thù. Người chiến binh phải được hun đúc để có trách nhiệm sẻ chia, để có ý thức đồng đội - là điều cốt lõi để sống tồn khi chiến đấu. Vì thế, nếu một tân binh bất tỉnh vì kiệt sức trong khi huấn luyện, đồng đội của anh ta phải chạy vòng quanh anh ta cho đến khi anh ta tỉnh lại. Kỷ luật ngang bằng cho tất cả mọi người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:34:00 am »


        Vì là anh cả trong số ba anh em và là người thông minh nhất, Mike nắm bắt được ý niệm về tình đồng đội và trách nhiệm liên đới. Ông trở thành cầu nối giữa cha Vasil và hai em trai, đúng ra giải thích về những lề luật và ước muốn của cha cho hai em John và Pete hiểu. Tóm lại, đấy là vai trò của người trung sĩ.

        Mike Strank giống mẹ ông theo cách cha tôi giống bà nội tôi. Cũng như cha tôi, Mike thấm nhuần đức tin Công giáo của bà mẹ. Mỗi đêm trước khi đi ngủ, ông và hai em trai quỳ trên sàn nhà, trước bức họa Bữa ăn Cuối cùng1 và đọc kinh bằng tiếng Slovak. Cả ba đứa đều cùng mặc áo như nhau khi đi đến trường. Cứ như là đồng phục.

        Dần dà, gia đình Strank khấm khá lên. Trong khi cha Vasil làm công nhân mỏ, mẹ Martha nuôi ngỗng trên sườn đồi phía sau tòa nhà, vặt lông ngỗng để độn gối. Còn ba đứa trẻ đến trường, tiếp thu ngôn ngữ mới. Các trường trong vùng đều có chất lượng tốt. Nhưng không ai xóa nhòa được gốc gác của các trẻ di dân. Một di dân cùng với gia đình Strank, Ann Basophy, còn nhớ bị bắt quỳ sau khi bị thầy giáo lớp Một đánh đòn. Tội của cô là lỡ nói ra tiếng Slovak.

        Mike không bao giờ phạm lỗi này. Khi bắt đầu lớp Một, ông không nói được tiếng Anh, nhưng đến cuối năm học ông nói tiếng Anh khá đến nỗi có thể nhảy lên học lớp Ba. Ông còn có thể kể chuyện vui đùa bằng ngôn ngữ mới. Ông có thể đọc một trang của tờ báo buổi chiều rồi sáng hôm sau kể lại vanh vách nội dung các bài báo. Một trí nhớ như là nhiếp ảnh.

        Ann Strank, vợ của em trai Pete, kế rằng Mike tỏ ra e thẹn giữa đám bạn gái. Không đi chơi với ai. Thật ra, không có mấy trẻ trai trong thị trấn này được thoải mái với bọn con gái, và ngược lại bọn con gái cũng thế. Đàn ông, Mike mến. Đàn ông, Mike hiểu. Còn đàn ông cũng mến và hiểu Mike Strank.

        E thẹn không có nghĩa là nhút nhát. Một lần, Mike cứu mạng sống em trai John trong hầm mỏ. Chuyện này xảy ra vào năm 1933 khi Mike lên 15, còn John 11 tuổi. Trong thời gian nghỉ giữa ca, đôi lúc con cái phu mỏ được phép vào hầm lò để nhặt than về đun bếp. Một hôm, John và Mike đi trong hầm lò tối tăm, mò mẫm để nhặt than. John đi theo sau anh, vô tình làm cái xẻng chạm vào thành hầm, đánh trúng một sợi dây điện trần. John la lên nhưng không thể thoát ra; dòng điện hút chặt tay đứa em vào chiếc xẻng. Mike quay người và dùng cả thân mình húc vào đứa em. John ngã xuống nền đất, vẫn la khóc vì kinh hoàng, nhưng được cứu thoát khỏi dòng điện.

        Ít năm sau, một trận lụt xảy ra vào năm 1936. Khi nước sông Conemaugh dâng cao, phần đông cư dân thị trấn hầu như hoảng loạn, Mike điềm tĩnh đi xuống triền dốc để nhìn cho rõ. Rồi ông trèo lên, vẻ mặt chán chường và bất động, nói với các em: “Nước đến rồi nước đi. Nó là như vậy.” Hai đứa em kinh sự nhưng an tâm nhờ thái độ bình tĩnh của Mike.

        Đến năm 1933, gia đình Strank đã dành dụm đủ tiền mặt mua một biệt thự song lập thành 10 phòng ở một triền đồi phía trên sông Conemaugh. Gia đình dùng 5 phòng để ở, dành 5 phòng kia để cho thuê. Việc này cho thấy người cha đã tận dụng được cơ hội tốt ở Mỹ. Gia đình Strank bây giờ sống trong sự xa xi mà lúc trước họ không tưởng tượng được. Khi bà mẹ sinh Mary, bà được một điều dưỡng hộ sinh thực thụ trợ giúp chăm sóc. Khi có em gái, trách nhiệm của ba người anh tăng thêm vào buổi tối: một người rửa tô đĩa, một người lo lau chùi, người thứ ba đưa em bé ra ngoài dạo chơi. Đôi lúc con người thích đùa Mike chơi khăm bằng cách lau đĩa xong lại bò vào chậu nước cho John rửa lại.

        Buổi tối, ba anh em ngồi bệt gần gian bếp để học bài. Mike thay phiên giúp hai em làm bài. John Strank nhớ lại: “Mike giúp Pete và tôi làm bài tập ở trường. Anh ấy dạy chúng tôi trên sàn nhà gần bếp để được ấm và thoải mái.”

---------------
        1. Bữa ăn cuối cùng của Jesus với 12 tông đồ trước khi Jesus bị bắt rồi bị tội đóng đinh. Bức họa Bữa ăn Cuối cùng là một kiệt tác của Leonardo da Vinci (1452-1519).

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:48:05 pm »


        Giống như phần còn lại của nước Mỹ, có vẻ như các nhà máy sẽ tiếp tục mở rộng mãi. Cư dân Quận Franklin trở nên tự tin về sự phồn thịnh không ngừng tới mức họ xây tòa nhà thị chính mới, trông sang cả với lớp gạch trắng lóng lánh đến nỗi nó được gọi đùa là Taj Mahal. Ngôi sao điện ảnh Gene Kelly trình diễn một màn ca múa với cảnh sát địa phương trong buổi lễ khánh thành tòa nhà.

        Nhưng tình hình không mãi sáng sủa. Vào năm tòa nhà “Taj Mahal” được khánh thành, nền kinh tế rơi vào cơn hỗn loạn. Đấy là năm 1929.

        Cơn Đại Suy thoái đã lan đến miền Đông Pennsylvania một thời gian dài trước khi Mike Strank tốt nghiệp trung học vào năm 1937. Những bếp súp đã thay thế hoạt động tấp nập trong các hầm mỏ và nhà máy; một cuộc đình công của công nhân nhà máy luyện thép thất bại thảm hại vì không ai muốn tham gia. Hàng nghìn người Slav lùng sục tìm việc khắp nơi.

        Bụi khói, bồ hóng và bầu trời đen kịt suốt thời thơ ấu của Mike dường như là khung cảnh vĩnh cửu cho vùng này. Ngay cả đôi với một đứa trẻ thông minh như Mike vân không dám mơ bước chân vào đại học vì phí tổn rất cao (Trong quyển niên giám của năm học 1937, dưới tiêu đề “Tham vọng” Mike ghi là “Làm Tổng thống”).

        Vài công nhân đã đến Quận Franklin trong khi Mike còn đang học trung học. Họ là những người làm việc trong chương trình của cái gì đấy gọi là WPA. Tổng thống Roosevelt đã lập ra cơ quan WPA nhằm giúp người thất nghiệp thoát khỏi cảnh đói kém. Những công nhân WPA này đang xây dựng đường sá, via hè, vài tuyến cống nước thải. Mike được biết họ đang hưởng khoản lương hậu hĩnh là 57 đô la một tháng, ông quyết định thử xem ông Roosevelt còn khoản tiền nào trả lương cho mình hay không.

        Cuối cùng, ông nhận công việc cần nhiều động não tương tự như công việc của Tổng thống, rất thích hợp với thể chất đang phát triển của mình: Đoàn Bảo tồn Dân sự (CCC). ccc được thành lập để tập hợp những trai trẻ trên đường phố, trao cho họ nhiệm vụ nâng cấp môi trường thiên nhiên quốc gia. Trong thập kỷ 1930, những nhân viên trẻ ccc trồng được hàng triệu cây khắp nước Mỹ, thả gần một triệu cá nhỏ vào sông hồ, xây khu trú ẩn cho động vật hoang dã, dựng nên những khu cắm trại, đào hàng chục nghìn kilomet kênh thủy lợi và đường thủy.

        Nhưng ccc có một mục đích lớn hơn, chỉ được thể hiện đầy đủ khi nước Mỹ lâm chiến. Chương trình này đào tạo thể chất để chuẩn bị việc huấn luyện quân sự cho ba triệu thanh niên, nhiều người trong số này đổ xô đến các trung tâm tuyển mộ binh sĩ sau sự kiện Trân Châu Cảng. Được điều hành bởi quân đội, ccc đem đến cho các chàng trai cuộc sống trong doanh trại, kỷ luật theo lề lối quân đội, thể chất cường tráng, và ý thức trung thành với trại viên và với lý tưởng.

        Mike Strank trải qua tất cả những chuyển biến như thế. Cậu học sinh đã từng chơi kèn và là tín đồ Công giáo thuần thành gia nhập ccc năm 1937 khi cân nặng 63 kg, hai năm sau trở thành một thanh niên da sạm nằng, đẹp trai, cân nặng 81 kg. Khởi đầu, ông làm việc trong Rừng Petrify ở Bang Arizona trong một năm, rồi trở về làm việc trong những dự án ở Bang Pennsylvania trong năm kế tiếp.

        Đáng lẽ ông đã tiếp tục làm việc với ccc, vui sướng vung cây rìu và di chuyển những tảng bê-tông dưới ánh mặt trời nồng ấm, nhưng chính phủ từ chối đơn xin gia hạn của ông: Vào lúc này cha ông đã đi làm mỗi tuần vài ba ngày, và gia đình ông không còn thuộc diện đói nghèo nữa.

        Bây giờ Mike Strank 19 tuổi. Đấy là năm 1939. Trên chiến trường Châu Âu, quân đội Hitler đang giày xéo quê cha đất tổ Tiệp Khắc của ông, đưa những người đồng hương của ông vào vòng nô lệ.

        Mike quyết định gia nhập TQLC.

        Ông không bị bắt buộc. Nhờ có quốc tịch Tiệp Khắc, ông được miễn tất cả nghĩa vụ quân sự. Người em trai John luôn lấy làm khó hiểu tại sao TQLC lại thu nhận anh mình. Dường như không ai kiểm tra quốc tịch của Mike.

        Mike chính thức gia nhập quân ngũ ngày 6/10/1939. Trong số sáu người giương ngọn cờ, ông là người duy nhất xin nhập ngũ trước khi nước Mỹ tham chiến. Chẳng bao lâu, chàng trai gốc Tiệp Khắc sáng dạ trở thành một chiến binh tiêu biểu của nước Mỹ: một người chỉ huy cứng cỏi, đầy quyết tâm và khéo léo tiến bước trên con đường nghĩa vụ mà ông biết sẽ cầm chắc cái chết.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM