Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:24:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Yamamoto và những trận đánh quyết định  (Đọc 7616 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2018, 07:53:41 am »


*

        Lanphier vọt phi cơ lên cao và lật ngược trở lại phía sau. Anh nhìn xuống phía dưới thì không còn thấy chiếc oanh tạc cơ Nhật đâu và chỉ thấy có chiếc P.38 của Barber đang đuổi theo hai chiếc Zero, và khi bị bẳn hụt, hai chiềc Zero này lại vòng trở lại đuổi theo phi cơ của Barber. Anh kể lại : « Sau đó tôi thấy chiếc oanh tạc cơ đang bay sát ngọn cây hướng về phía Kahili. »

        Anh vội vàng nhào xuống rượt rà theo. Phi cơ của anh lúc này cũng bay sát ngọn cây, và anh định bụng nhắm thật cẩn thận trước khi khai hỏa. Nhưng Lanphier chợt nhận thấy phi cơ mình bay nhanh quá và có thể bẳn trượt nên vội vàng kéo cần giảm tốc độ, « Ngay lúc đó hai chiếc Zero từ trên cao nhào xuống đâm thẳng về phía máy bay của tôi. Hình như chúng định bắn tôi, trước khi tôi kịp khai hỏa vào chiếc oanh tạc cơ phía trước. » Lanphier phải lo tránh hai chiếc Zero, nhưng anh vẫn không bỏ qua bóng chiếc oanh tạc cơ đàng trước : « Nó hiện ra rõ rệt, lừ lừ như con cá khổng lồ, óng ánh dưới ánh nắng. » Lanphier bắn một tràng đại liên về phía trước và vội vàng vọt lên cao để tránh làn đạn của hai chiếc Zero. Anh vừa chạy trốn vừa gọi máy báo cho Mitchell : « Tôi vừa bắn vào mục tiêu và hiện đang bị hai máy bay địch đuổi theo. » Tiếng Mitchell trả lời : « Mục tiêu bị rớt rồi- Khói đang bốc lên giữa khu rừng.» Khi lên tới độ cao 7.000 thước, Lanphier đã bỏ rơi được hai chiếc Zero. Anh vòng phi cơ ra bờ biền và quay hướng trở về căn cứ,

*

        Khi Đô đốc Ugaki ngoái đầu ra cửa và tìm thấy chiếc máy bay Chỉ huy trưởng, ông tái mặt đi, vì : « Tôi thấy thân và cánh phi cơ đang bị bao phù bởi những ngọn lửa và khói đen phun ra phía sau, kéo dài một vệt trên rừng cây. »

        Ugaki nhìn thầy chiếc máy bay xuống thấp dần, thấp dần và khuất sau rừng cây. Ông nghĩ thầm : chắc Chỉ huy trư&ng vẫn còn bị kẹt trong đó. Ugaki kéo vai Đại tá Mu- roi ra gẩn cửa sổ và chỉ tay về phía máy bay của Yamamoto đang rớt. Lúc đó ông quá cảm động nên không nói được nữa. « Tôi thẫn thờ nhìn theo bóng chiềc phi cơ với ngọn lửa xung quanh rớt xuống rừng cây, mang theo người anh hùng tận số. Vĩnh biệt Yamamoto, Anh hùng của nước Nhật. Vĩnh biệt ! »

        Phi cơ của Ugaki quanh gắt. Lửa phụt ra từ cánh phải. Phi cơ chao qua chao lại để tránh làn đạn của chiếc P.38 đang bẳn theo. Ugaki vẫn ngồi bình tĩnh chờ cho máy bay quanh trở lại để ông được nhìn lại phi cơ của Yamamoto một lần nữa. Nhưng lúc này đâu còn thấy gì, ngoài một cột khói đen bốc lên giữa rừng già trên Hải đảo Thái bình dương. Chiếc phi cơ của ông vẫn bốc cháy, phi công tắt máy cố gắng dập ngọn lửa và hướng ra phía biển. Lúc bay ngang bãi biển, Ugaki nhìn lại phía rừng, nơi máy bay của Chỉ huy trưởng vừa bị rớt, và chỉ thấy những chiếc chiến đấu cơ đang xoắn xít lấy nhau trong một trận quần thảo ác liệt. Hai chiếc phi cơ Mỹ bắt đẩu rượt theo hướng chiếc oanh tạc cơ chở ông.

        Holmes cố gắng gỡ mãi chiếc bình xăng phụ ra mà chưa được, Hine vẫn bay kèm theo một bên để bảo vệ cho anh. Sau cùng Holmes tức mình, anh cho phi cơ từ trên cao nhào xuống với tốc độ thật nhanh, khoảng 500 cây số giờ. Rồi anh thình lình thắng lại và dùng chân đạp mạnh xuống sàn phi cơ. Lần này anh đã thành công. Hai người bay lên cao và nhìn về hướng Tây thấy các máy bay hai bên đang quấn quýt đánh nhầu với nhau, chưa biêt phải nhào vô chỗ nào.

        Máy vô tuyến gọi nhau ơi ới. Holmes nghe thấy tiếng Barber : « Tôi vựa hạ được mục tiêu rồi. Đuôi nó bị đứt lìa. » Anh nhìn về phia rừng và thấy một chiếc máy bay đang rớt xuống rồi sau đó phát nổ, ánh sáng lóe lên cùng với một cuộn khói vươn dần. Holmes nhìn xuống phía dưới và chợt nhận thấy một chiếc P.38 đang bay ra hướng biển, theo sau có hai chiếc Zero đang cố đuổi theo. Phía trước chiếc P.38 là một oanh tạc cơ Nhật. Thế là Holmes và Hine ra hiệu cho nhau, cùng nhào xuống hai chiếc Zero một lượt. « Tôi gọi cho Hine bảo anh ta nhắm chiếc bên mặt, còn tôi lao vào chiếc ở phía trái. Sau loạt đạn, đuôi chiếc phi cơ địch phát hòa tuôn ra một vệt khói thật dài. Từ trước tới giờ tôi chưa bao giờ bẳn một chiếc Zero trúng đuôi như vậy. Khoảng cách lúc đó vào độ 100 thước. Sau đó phi cơ địch nổ tung trên trời. »

        Holmes nhìn đồng hồ tốc độ và thấy kim chỉ tới 600 cây số giờ, quá cả giới hạn tối đa. Phi cơ của anh vượt qua Barber. Khấu đại liên ở phía sau chiếc oanh tạc cơ Nhật khai hỏa vào phi cơ của Holmes, nhưng không trúng, đạn bay rào rào qua một bên cánh, rơi lõm bõm xuống mặt nước. « Tôi bắt đầu nhắm hướng thật kỹ và bóp cò. Hai khầu đại liên 50 đặt ở mũi phi cơ rung lên, khạc ra một tràng đạn lửa. Tôi nhìn rõ những lỗ đoạn xoáy vào thân chiếc phi cơ địch phía trước. Sau đó, tôi xử đụng tới khẩu đại bác 20 ly Pom Pom Pom... Đạn trúng thân máy bay địch, nổ tung, lửa cháy thành ngọn tạt về phía sau. Nhưng chiếc Betty vẫn tiếp tục bay chưa chịu rớt. Khấu đại liên ở phía đuôi nó giờ này đã câm họng không còn ho lên được tiếng nào nữa. Chúng tôi ở vị trí chỉ cách phi trường Kahili vào khoảng 15 cây số. Cát bụi phi trường đang cuộn lên mù mịt, vào khoảng ba chục chiếc Zero đang cất cánh lao lên không trung để tiếp cứu bạn. » Chiếc Betty phía trước mất dần tốc độ. Holmes sợ phi cơ của minh đâm vào nó, anh liền lòn xuống dưới bụng chiếc máy bay địch đang cháy bên trên, bay vượt lên cao rồi lật ngửa, quành lại phía sau. Khi Holmes lấy lại thăng bằng ở độ cao phía trên, thì chiếc oanh tạc cơ bắt đầu nổ tung và rớt lả tả từng mảnh xuống mặt biển, bọt nước Thái bình dương một lần nữa lại bắn lên tung tóe vì chiến tranh của con người gây ra. Nhưng sau đó thì không còn thầy gì, mặt biển trở lại bình thản như thường
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2018, 07:54:38 am »


*

        Đô đốc Ugaki ngồi trong phi cơ nhìn lại những chiếc P.38 đang đuổi theo phía sau. Chiếc phi cơ địch hình chữ H đuổi tới mỗi lúc một gần hơn. Xạ thủ đại liên ở phía sau nhắm bắn vào phi cơ địch, nhưng không ăn thua gì, vì khẩu 7.7 của chiếc Betty tầm đạn quá yếu chưa tới được chiếc p. 38 phía sau. Trong lúc đó, tôi thấy lửa từ mũi chiếc phi cơ địch nháng lên, rồi toàn thân chiếc Betty rung động, cánh bên phải rồi cánh bên trái, mỗi bên đều ăn một viên đại bác 20 ly của địch vừa bắn tới. Máy bay sẽ phải phát nổ trong vài giây đồng hồ. Tôi ngồi bình tĩnh để chờ đợi chuyện cuối cùng của cuộc đời binh nghiệp, vì còn biết làm gì hơn nữa vào lúc này. Một viên đạn trúng ngay chỗ Đại tá Muroi đang ngồi hất tung ông ta và cả chiếc bàn nhỏ trước mặt về phía sau. Tôi nhìn lên và thấy chiếc đầu ông ta bê bết máu lật ngửa ra phía sau lưng ghế, treo lủng lẳng đong đưa. Lại một viên đại bác nữa trúng cánh phải phi cơ. Phi công trưởng đẩy cần kiểm soát về phía trước với ý định hạ cánh xuống biền, một hy vọng cuối cùng để thoát chết.

        Khi phi cơ gần chạm mặt nước, phi công định hãm bớt tốc lực phi cơ, nhưng lúc đó không còn kịp nữa, phi cơ lao mạnh, nghiêng về phía trái và chìm sâu dưới mặt nước. Phía trên, các máy bay Mỹ và Nhật vẫn tiếp tục quần thảo. Không hề hay biết gì.

        Sau khi bẳn chìm mục tiêu, Holmes vọt lên cao và gọi máy tìm Barber, Hine, nhưng không nghe trả lời. Anh nghĩ có lẽ họ đã tắt máy. Một lát sau, anh nhận thấy hai chiếc P-38 ở đàng sau, và sau đó cả ba bay ra khơi. Holmes kể : ({Tôi thở ra nhẹ nhõm. Thế là cả hai mục tiêu đều bị hạ. Ngoài ra tôi còn bắn thêm được hai chiếc Zero nữa, trong khi Hine cũng hạ được một.»

        Trong lúc họ đang bay về hướng Đông, Holmes trông thấy một chiếc Zero từ phía phi trường Kahili, bắt đầu nhào vào máy bay của Barber. Anh không còn đủ thì giờ thông báo cho Barber qua máy vô tuyến, nên vội vọt lên cao và lăn tròn máy bay sát về phía địch đồng thời xả súng bắn. Phi cơ địch đã nhận ra, nên vội vàng bỏ Barber để lao thẳng về phía trước. Holmes đẩy hết cần tốc độ về phía trước, cố rượt theo Đột nhiên một động cơ bên phải của anh bị ngừng, máy bay mất dần tốc độ. Anh cố bắn với theo chiếc Zero với những viên đạn chót. Khi nhìn lại thì không còn thấy Barber và Hine đâu nữa. Anh kiểm soát lại và nhận thầy bình xăng bên mặt đã hết, anh vội vàng cho máy chạy qua bình bên kia và động cơ nổ lại bình thường. Lúc này tiếng Mitchell chợt vang lên trong máy, kêu gọi mọi người tập trung, trở về căn cứ.

*

        Sau khi hạ xong chiếc oanh tạc cơ địch, Barber bay ra biển. «Tôi đang cố gắng lấy lại cao độ thì nhận thấy có chiếc Zero lao về phía mình. Nhưng Holmes đã nhào tới nên chiếc Zero đổi hướng, và ngay lúc đó, tôi thấy khói phụt ra phía sau phi cơ của Hine, Một chiếc Zero khác từ phía dưới đâm lên, tôi lăn phi cơ sang một bên và bắn hạ được địch. Hine đã biến mất, tôi không biết được phi cơ anh đã rớt lúc nào. Barber cố gắng tìm kiếm trên mặt biển xem có dấu hiệu gì khả nghi không, nhưng vô hiệu. Máy bay của Hine hoàn toàn biến mất. Barber bay về hướng Đông. Máy bay của anh đã bị thương và không thể lên cao hơn được nữa.»

        Ở bên trên Mitchell theo dõi trận chiến bên dưới một cách nóng ruột. Bụi từ phi trường Kahili đã bốc lên. Đoàn phi cơ tiếp viện địch có thể tới bất cứ lúc nào. Anh thắc mắc tại sao chúng cất cánh chậm quá. Chắc hẳn các phi cơ hộ tống không liên lạc được với phi trường. Dù sao thì cuối cùng rồi những phi cơ tiếp viện cũng sẽ tới liền bây giờ. Cuộc chiến đấu bên dưới hình như cũng đã vãn. Anh gọi tất cả phi đội qua máy vô tuyến : «Tất cả trở về căn cứ. Tất cả trở về căn cứ.»

        Thật là một phép lạ khi ba người trong chiếc oanh tạc cơ bị rớt xuống biển vẫn còn sống sót. Ugaki kể lại : «Chiếc phi cơ đã bị mất cánh đâm sầm xuống mặt nước với một tiếng ầm đinh tai nhức óc. Toàn thân tôi bị hất sang một bên cùng với chiếc ghế ngồi. Tôi thấy đau ê ẩm khắp mình, rồi nước tràn vào và tự nhiên thấy người mình nổi tên mặt nước. Tôi không thể cử động được, chân tay trở nên cứng ngắc, nên đành nằm yên chờ xem mọi chuyện muốn ra sao thì ra.»

        Người thứ hai sống sót là chuẩn úy phi công Hayashi. Anh bơi vào bờ và được người ở đài quan sát trên bãi biển trông thấy cho thuyền máy ra đón. Chỗ phi cơ rớt cách mũi Moila không xa lắm, ở trên bờ có thể nhìn rõ. Anh bảo những người trên thuyền: «Ra cứu ngay Đề đốc Ugaki và Đề đốc Kitamura.»

        Ugaki bị gãy tay và phỏng ở mặt. Toán cấp cứu đưa ông nhẹ nhàng lên thuyền và cấp tốc trở vô bờ. Đó là ba người duy nhất sống sót trong tổng số hai chục người bị chết trên hai phi cơ oanh tạc và hai chiếc Zero bị bắn hạ. Lúc này chiếc Zero cuối cùng đã hạ cánh xuống phi trường. Bờ biển trở lại im lặng trong tiếng than vãn của sóng gió.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2018, 07:56:19 am »


CHƯƠNG IX
       
TRỞ VỀ SAU CHIẾN THẮNG

        TRONG những phút cuối cùng của trận chiền, Mitchell và Jacobson đang bay ở cao độ 5.000 thước về phía Đông Bougainville. Hai người nhận thấy một chiếc P-38 đang phun khói đen ra phía sau chạy trốn, và chiếc Zero đuổi rà theo Mitchell nhào về phía máy bay địch với tốc độ tối đa. Thấy vậy, chiếc Zero bỏ rơi con mồi, quay đi hướng khác. Nhưng khi vòng trơ lại, Mitchell không còn thấy chiếc P-38 đâu nữa. Anh cũng không hề biết phi công lái chiếc phi cơ bị nạn này chính là Hine. Có lẽ chiếc máy bay đã đâm xuống biển mất dạng. Mitchell bay quần một vòng nữa, và khi thấy đám bụi lớn đang bốc lên từ phi trường Kahili, anh vội vã quay về hướng Guadalcanal, vì biết phi cơ tiếp viện của địch sắp tới.

        Lúc này Lanphier nghe Barber và Mitchell cãi nhau trong máy. Barber mặc dầu máy bay đã bị thương, vẫn còn muốn trở lại đánh tiếp. «Để tôi trở lại làm cho chúng một mách nữa.» Nhưng Mitchell ra lệnh : «Trở về căn cứ ngay. Chúng ta đã có chỉ thị không được hám chiến sau khi đã bắn hạ mục tiêu.» Thế là Barber đành hậm hực hướng mũi phi cơ trở về.

        Sau đó Lanphier còn nghe nhiều tiếng gọi nhau chúc mừng chiến thắng trong máy vô tuyến giữa các phi công. Lanphier yên trí quay hướng trở về căn cứ. Qua trận không chiến vừa rồi, anh nhận thấy những chiếc Zero của Nhật chưa phải địch thù xứng đáng với loại P-38 của Mỹ trong những trận không chiến ở độ cao. Các phi công địch cũng biết rõ như vậy. Trên đường trở về, Lanphier thấy cao xạ địch từ dưới bắn lên, những cộm khói nở như hoa giữa bầu trời, nhưng chưa tới độ cao phi cơ anh đang bay. Lúc gần tới phi trường, anh chợt nhận thấy máy bay không còn chút xăng nào và phải vội vàng xin phép hạ cánh khẩn cấp ở phi đạo số hai. Các bạn chạy tới ôm quàng lấy anh và công kênh anh ra khỏi phòng lái. Kiểm điểm lại phi cơ của anh, các bạn chỉ tìm thấy có hai vết đạn ở cánh.

        Trong khi đó, máy bay của Barber bị tất cả tới hơn một trăm lỗ đạn, vậy mà nó vẫn lết về được tới căn cứ, thật là một kỳ công.

        Mitchell và Jacobson cùng hạ cánh một lượt. Trên đường về, hai người đã bay ở cao độ 3.000 thước. Tới nơi, anh thấy một đám đông các bạn đã đứng chờ sẵn ở cuối phi đạo, để đón anh như thể đón thủ quân của một đội banh chiến thẳng trở về. Trong cảnh ồn ào những câu thăm hỏi về các chi tiết gay cấn của công tác đặc biệt vừa hoàn thành, không ai để ý tới một Trung úy Hải quân đang đứng gần đó nhìn đám phi công mỉm cười mến phục. Đó là Trung úy John F. Kenncdy, chỉ huy chiếc phóng lôi đỉnh PT-109.

        Giữa cảnh ổn ào, Barber la lớn : «Chính tao đã hạ máy bay của Yamamoto ». Nhưng Lanphier cãi: «Dóc, chính tao bắn trúng phi cơ của Yamamoto .» Mọi người im lặng khi Thiếu tá Trưởng phòng Tinh báo tiến tới hỏi Barber : «Sao ? Khá không ?»

        «Mình tôi hạ một hơi hai chiếc oanh tạc cơ và một chiếc zero».

        Đồng thời Lanphier cũng nhận chính mình đã bẳn cháy phi cơ chở Yamamoto. Thiếu tá Trườmg phòng Tình báo kết luận ; «Thôi được, kể như cả hai cùng hạ Yamamoto.»

        Viccellio cũng có mặt ở phi đạo để đón mừng mọi người. Trong cuộc thuyết trình sau đó, mọi người đều kể lại từng chi tiết đầy đủ của chuyến công tác, trận quần thảo sôi nổi với phi cơ địch và cuộc đuổi bắt hai chiếc oanh tạc cơ. Mitchell xác nhận đã chính mắt nhìn thấy một chiếc oanh tạc cơ bị rớt và bốc cháy trong rừng, và một chiếc khác bốc cháy, rớt xuống biển.

        Đô đốc Mitscher thưởng cho Mitchell và các bạn một két Bourbon nguyên si. Thật là một phần thưởng chưa bao giờ có trên đảo từ trước đến nay. Có người cho rằng nó còn quý hon cả Ngôi Sao Bạc. Sau đó Đô đốc gởi cho Halsey một điện văn báo tin chiến thắng, nguyên văn như sau :

        CÔNG TÁC HOÀN TẤT. CÁC MÁY BAY P.38 DO THIẾU TÁ MITCHELL CHỈ HUY ĐÃ HẠ HAI OANH TẠC cƠ VÀ NĂM CHIẾC ZERO BAY HỘ TỐNG TRÊN KHÔNG PHẬN BOUGAINVILLE HỒI 9 GIỜ 30 PHÚT.

        Nhận được bức điện Halsey và toàn thể sĩ quan trong Bộ Tham mưu của ông đều vui mừng. Lập tức Halsey gởi điện văn khen ngợi các phi công, và tặng thêm hai két Whisky nữa. Đồng thời, ông ra lệnh cho Mitscher giữ kín tin tức, đừng để lộ ra cho báo chỉ biết.

        Ngày hôm sau Mitscher phái một phi vụ nữa tới đánh phi trường Kahili, để làm lạc hướng địch, giả đò như việc bắn hạ máy bay của Yamamoto hôm qua là một trận đánh tình cờ, chớ không phải Mỹ đã đọc được các điện văn mã hóa của Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2018, 09:55:09 am »


CHƯƠNG XI

CHUYẾN ĐI CUỐI CÙNG CỦA ĐÔ-ĐỐC

        DÂN làng Ako đã chứng kiến trận không chiến giữa các máy bay Mỹ-Nhật trên không phận Bougainville và sau đó thấy một phi cơ bốc cháy rơi xuống rừng. Họ vội vàng chạy tới xem và thấy những mảnh vụn phi cơ rơi rải rác hay còn vướng trên thân cây cao năm, sáu chục thước, khiến chim chóc hoảng sợ bay lên tứ tung.

        Một người trong bọn họ vội vàng chạy đi báo cho quân đội Nhật. Dọc đường anh ta gặp một toán dân phu địa phương đang làm đường dưới sự chỉ huy của một Trung úy người Nhật. Anh ta liền ra dấu làm hiệu cho Trung úy Hámasuna hay về việc chiếc phi cơ bị rớt trong rừng. Viên Trung úy lập tức kéo lính của mình đi theo người dân địa phương.

        Trong lúc đó, ba phi công lái phi cơ hộ tống Yamamoto thoát chết trong cuộc phục kích của địch đã hạ cánh xuống phi trường Kahili vào báo tin vắn tắt : Phi cơ của Đô-đốc Yamamoto bị cháy và rớt trong rừng. Chiếc thứ hai rớt ngoài khơi mũi Moila. Sau đó họ vội vàng cất cánh trở về Rabaul. Lập tức ba mươi phi công lão luyện nhất lần lượt vọt lên trời. Nhưng khi tới nơi, thì các máy bay Mỹ đã chạy trốn hết. Chỉ còn bầu trời vắng lặng.

        Khói từ chiếc phi cơ bị cháy trong rừng bốc lên liên tiếp trong ba giờ liền trước Khi Bộ Tư Lệnh Lộ Quân 17 ở Buin hoàn hồn trước tin phi cơ của Yamamoto bị hạ, và lập tức tổ chức cuộc tìm kiếm. Bộ Tư Lệnh chưa nhân được tin của những người dân địa phương, nên chia tất cả chín toán vào rửng tim kiếm, trong đó có cả các bác sĩ đi theo.

        Các phi công cũng bay quan sát bên trên, nhưng mãi tới tối họ vẫn không tìm thấy nơi máy bay rớt.

        Điện văn đã được thông báo về Rabaul trước khi các phi công sống sót trong cuộc phục kích trở về. Nhưng Đại úy Watanabe phải chờ cho cơn bão qua, và mãi tới sáng ngày 19 tháng Tư, ông mới tới Bougainville cùng với Đô đốc Okuva, y sĩ trưởng của Hạm đội thứ tám. Ông liền gởi một bức điện cho Bộ Trưởng Hải Quân ở Tokyo báo tin máy bay chở Yamamoto đã bị cháy và rớt trong rừng. Một chiềc khác hạ cánh khẩn cấp xuống biển, và chỉ có hai người sống sót là Ugaki và Kitamura (điện văn đã không nói tới phi công Hayashi). Câu cuối cùng trong bức điên là : «cuộc tìm kiếm cấp cứu đang tiến hành».

        Watanabe từ Rabaul tới Buin lúc 8 giờ sáng. Ông vội vàng tới thăm Ugaki và thấy ông này mặt quấn băng, chỉ để hở có cặp mắt. Và nước mắt trào ra từ cặp mắt đó, ông ta đưa tay chỉ về hướng Tây Bắc: «Chỉ huy trưởng ở đó. Đi nhanh lên, Đại úy !»

        Trong khi đó, một phi công đã tìm thấy xác chiếc máy bay trong rừng và báo cáo về như sau : «Máy bay nằm ở phía trên một con suối, gần sông Priaha, cách Buin vào khoảng hơn mười cây số về hướng Tây. Máy bay đã cháy gần hết, và theo nhận xét của anh thì không thấy dấu hiệu gì chứng tỏ có người sống sót. Rừng cây quá rậm nên không thể nhìn thấy chi tiết gì khác».

        Đại úy Watanabe vẫn tin rằng Yamamoto chưa chết. Ông ngồi trên một máy bay của Hải Quân, bay quẩn trên khắp khu rừng, ném xuống những trái banh tennis có đem theo lời nhắn tin : «Hãy vẫy khăn, để chúng tôi tới cứu». Nhưng những trái banh mất hút trong rừng cây mà chả thấy gì. Watanabe bắt phi công bay thấp nữa, thấp nữa tới khi máy bay gần chậm ngọn cây và nhoài người ra như thế muốn nhảy hẳn xuống đất. Sau cùng ông đành phải bay trở về khi trời đã gần tối. Vừa xuống máy bay, Watanabe lại theo ngay toán hải quân đi tìm Yamamoto bằng thuyền máy. Họ đi ngược đòng sông Priaha cho tới một khúc sông cạn và bị cây đổ ngăn cản, ca nô không chạy được nữa. Họ liền lên bộ, chia thành hai toán đi theo hai bên bờ dòng suối. Họ đi giữa đám cây cối, cỏ gai um tùm. Không ai dám bước xuống dòng suối vì sợ cá sấu. Họ đi suốt đêm cho tới gần sáng thì gặp một trận mưa và ngừng lại. Ngay sau đó, tin liên lạc từ máy vô tuyền cho biết đã tìm thấy xác Yamamoto và họ lại lục tục trở về.

        Trung úy Hamasuna theo sự hướng dẫn của những người dân địa phương tới một khoảng rừng trống chừng vài chục thước vuông và bắt gặp xác chiếc phi cơ bị rớt nằm đó. Thân tàu bị lỗ chỗ vô số các vết đạn, nhưng đuôi phi cơ vẫn còn mang rõ số 323. Hai xác người đã được đưa ra khỏi phi cơ trước khi những binh xăng phát nổ. Một trong số hai người mang găng tay trắng, tay còn nắm chặt đốc kiếm. Và một người nữa được đặt nằm cạnh đó, tất cả đều bị phỏng nặng. Trong lúc đó, một chiếc máy bay Mỹ trở lại bắn xuống một tràng đại liên gần đó khiến mọi người phải tìm chỗ trú ẩn. Máy bay đi rồi, Hamasuna trở ra cùng mọi người tìm kiếm thêm những xác chết rơi rải rác quanh đó. Một hồi sau, hai toán cấp cứu của Hải- quân đã tới nơi. Bác sĩ khám xác vị sĩ quan đeo găng tay trắng và thấy máu vẫn còn rỉ ra từ vết thương ở ngực. Ngoài ra còn có tất cả chín xác nữa, tất cả đều bị cháy nám đen.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2018, 09:57:07 am »


        Mọi người chặt tre làm cáng khiêng tất cả đi về hướng Buin. Khoảng gần trưa, họ nghe tiếng máy ca-nô đi trên sông Priaha, và vẫy lại. Đó chính là ca-nô chở toán tìm kiếm của Đại-úy Watanabe. Vừa nhìn thấy xác Yamamoto và Đô-Đốc Takata, Đại úy Watanabe và Bác sĩ Okuva đã nhận ra ngay. Okuva vội vàng khám nghiêm xác Yamamoto và nhận thấy ông bị một viên đạn trúng ngay sau gáy và trổ xuống ngực. Có lẽ ông bị chết vì vết đạn này trước khỉ phi cơ rơi. Watanabe quỳ xuống cạnh xác ông, lau sạch các vềt máu và gỡ phù hiệu trên cầu vai cũng như ở ngực ông, rồi tới nón, kiếm... Trong bóp của Yamamoto còn có mầy bài thơ, và cả chiếc đồng hồ đeo tay của Đô Đốc chỉ 7 giờ 45 phút.

        Xác tất cả các vị này được đưa xuống một chiến hạm chở về Buin bằng đường biển. Các thủy thủ trên tàu đốn rằng đêm đó, Yamamoto tự nhiên ngồi dậy và dùng kiếm tự tử theo nghi thức võ sĩ đạo Harakiri. Người khác lại kế : Vào những giờ phút cuối cùng, Bác sĩ Takata đã kéo xác của Chỉ huy trường từ trong thân phi cơ đang bốc cháy ra ngoài, đặt kiếm vào tay ông, rồi sau đó Takata mới chết.

        Người đau đớn nhất khi được tin Yamamoto chết là Đề Đốc Ugaki. Ông cho rằng chính ông là người phải chịu trách nhiệm trước cái chết của Chỉ huy trưởng. Khi được tin tìm thấy xác Yamamoto trong tay còn nắm chặt đốc kiếm, Ugaki đã ngậm ngùi : «ông là người trọn đời đã hy sinh cho Tồ quốc. Hồn ông sẽ trở thành khí thiêng sông núi hun đúc những thế hệ tương lai của Nước Nhật sau này».

        Một toán thợ lặn đã lặn xuống xem xét xác chiếc phi cơ của Ugaki bị chìm ngoài khơi. Họ tìm thầy phi cơ nằm ở độ sâu hai mươi lăm thước, vớt lên được một thanh kiếm một khẩu đại liên. Ngoài ra không tìm thấy xác nào khác. Xác phi cơ được kéo lên bãi biển ngày 20 tháng Tư.

        Các chuyên viên giảo nghiệm xác định xác của Yamamoto bằng cách đo chiều cao và các vật đụng khác mang trong người ông. Sau đó thi hài được đưa lên một ngọn núi tại Buin để làm lễ hỏa thiêu. Người ta đào sâu một hốc đá ở sườn núi và làm dàn hỏa thiêu tại đó. Ánh lửa bùng lên trong đám gổ tầm dầu thiêu hủy một thân xác, và làm sáng tỏ thêm ngọn lửa yêu nước dũng cảm của dân tộc Nhật Bản. Hài cốt ông được thu lượm đựng trong một chiếc hộp làm bằng gỗ anh đào để đưa về Nhật. Phần còn lại được chôn ngay trong hốc núi và các thủy thủ Nhật đã trống một cây anh đào ngay phía trước.

*

        Ngày 18 tháng Tư, Đô Đốc Kakuda bay từ Rabaul tới Hạm đội của ông neo tại Truk. Vừa đặt chân lên hàng không mẫu hạm Hiyo cùng với Đại tá Okumiya, tham mưu trưởng của ông, thì một sĩ quan truyền tin vội vàng trình lên Đô Đốc một bức điện.

        Đọc xong bức điện đó, mặt ông tái hẳn lại. Một sĩ quan đứng gần đó kể lại : «Kakuda là một sĩ quan hải quân kỳ cựu đã tham dự cả trăm trận hải chiến. Õng nổi tiếng là người gan dạ, sắt đá, xưa nay chưa có biến cố nào có thế làm ông mất bình tĩnh. Vậy mà hôm đó, sau khi đọc bức điện, mặt ông trở nên nhợt nhạt, đứng lặng người hồi lâu, không thốt lên được một lời nào. Mãi sau, ông mới tỉnh lại, và nhìn ra mặt biển xa xôi lẩm bẩm : «Yamamoto đã chết.»

        Lập tức toàn thể các chiến hạm của Hạm đội được thông báo, tất cả trong y phục tề chỉnh, đứng thành đội ngũ trên boong. Mọi người đều hướng cả về Soái Hạm Musashi trong nét mặt nghiêm trọng. Một hồi kèn buồn bã nổi lên, âm thanh lan khắp mặt biển tiễn đưa anh hồn liệt sĩ Yamamoto. Rồi tất cả còi tàu cũng đều một lượt nổi lên những hồi ai oán, tiếc thương. Mọi người dơ tay chào nghiêm chỉnh trong lúc Soái kỳ của Yamamoto trên chiến hạm Musashi được từ từ hạ xuống. Kể từ giờ phút đó, lá cờ chiến thắng của Nhật trên Thái Bình Dương cũng kể như đã bị hạ với mọi hy vọng chiền thắng đang xa dần.

        Trong phòng riêng của Yamamoto trên Soái hạm Musashi, Watanabe tìm thấy nhiều bài thơ khác. Trong đó có một bài như sau:

                                           Đây chinh chiến, đây gương liệt sĩ.
                                           Quyềt liều thân cứu đất nước ngửa nghiêng
                                           Chí sắt son, lòng dạ trung kiên.
                                           Người trước ngã, có người sau lên thế.
                                           Bao anh hùng nêu cao gương sáng
                                           Để bảo tồn Tổ Quốc mến yêu.
                                           Mặt mũi nào ta nhìn thấy tổ tiên
                                           Và bao chiến sĩ hy sinh trước
                                           Nếu đất nước này rơi vào tay giặc ?
                                           Ôi, mong sao thân ta trở thành gang sắt
                                           Đâm sâu vào giữa ngực quân thù
                                           Để chúng biết dân ta không hèn nhát
                                           Dòng máu trong tim, xin dâng về đất mẹ
                                           Nắm xương tàn, con quỳ lạy Tổ Tiên.
                                           Hỡi chiến hữu, xin chờ ta ít phút
                                           Lập công đầu trong trận chót hy sinh.
                                           Và sau đó nguyện cùng các bạn
                                           Trở về mồ của liệt sĩ vô danh.
   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2018, 09:57:28 am »


*

        Tin tức về cái chết Yamamoto không được công bố cho dân chúng, vì sợ gây hoang mang tinh thần binh sĩ. Đô Đốc Koga, người được chỉ định thay thế Yamamoto chỉ huy các Hạm đội ở Thái Bình Dương lúc đó đã nói : «Nước Nhật chỉ có một Yamamoto, không ai thay thể được ông. Cái chết của ông là một sự mất mát lớn đối với chúng ta. Địch quân đang chuẩn bị những trận đánh dứt điểm bằng các cuộc đổ bộ tiền chiếm, và sửa soạn kế hoạch xử dụng những loại vũ khí chiến lược mới. Sau đó Koga đi nhậm chức vụ mới, và Bộ Hải quân phải nói dối rằng ông đi thanh tra trong vùng Thái Bình Dương.

        Với cái chết của Yamamoto, cả Hoa Thịnh Đốn cũng như Tokyo, chiến cuộc rồi sẽ đi tới chỗ rẽ quan trọng. Vì nước Nhật không còn một chiến lược gia trẻ và táo bạo nào như ông. Là người ấn định kiễu mẫu và xây dựng Không quân hạm đội Nhật, ông đã điều động và xử dụng các phi cơ trên hàng không mẫu hạm một cách khéo léo, hữu hiệu mà không một sĩ quan hải quân nào của Nhật có thể làm được. Mặc đầu ưu thế chiến tranh đã bắt đầu nghiêng về phía Hoa Kỳ, khi Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ càng ngày càng mạnh, Yamamoto đã đoán biết được điều đó và ông quyết phóng ra những cuộc tấn công dồn dập trong lúc còn có thể làm được. Dưới quyển chỉ huy của Koga và các sĩ quan quy ước, rồi đây chiến lược của Nhật chắc chắn sẽ lui về thế thủ.

        Là một nhà cải cách Hải quân, Yamamoto đã nhìn thấy trước được công dụng quan trọng của lực lượng không quân thủy lôi, và việc khai triển chiến thuật đòi với hàng không mẫu hạm. Việc điều động các mẫu hạm một cách tập thể đã cho ta thấy rõ tài chỉ huy nhịp nhàng khéo léo của ông. Một quan niệm mới về việc tổ chức các lực lượng hành quân là điều Yamamoto dùng để tiến chiếm vùng biển Thái Binh Dương và Đông Nam Á. Và chính người Mỹ cũng đã xử dụng quan niệm đó để kết thúc trận chiến ở Á châu. Bị giới hạn trong hoàn cảnh kỹ nghệ còn nhỏ bé của Nhật, ông đã khéo léo chuẩn bị cho Hải quân một tư thế sẵn sàng khi chiến tranh xảy tới. Cuộc tiến chiếm nhanh chóng ở Thái Bình Dương trong giai đoạn đầu của chiến tranh là một bằng cớ cho ta thấy rõ điều đó. Những vùng Yamamoto đã chiếm trong vòng bốn tháng, sau này phải ba năm Đồng minh mói lấy lại hết được. Dĩ nhiên ông cũng có những sai lầm, nhưng đã chuộc được trước khi chết. Ông mất đi, tương lai nước Nhật cũng trở nên đen tối hơn trong những ngày cuối cùng của Trận Thế Giới Đại Chiến thứ II.

        Cái chết của ông được loan báo cho công chúng vào ngày 21 tháng Năm, ngày mà Soái hạm Musashi trở về tới Tokyo. Xướng ngôn viên đài phát thanh loan báo vắn tắt :

        «Đô Đốc Yamamoto trong lúc điều động chiến lược tại mặt trận vào tháng Tư vừa qua đã bỏ mình trong một trận không chiến với địch quân». Giọng xướng ngôn viên trở nên nghẹn ngào và anh ta đã khóc. Hai ngày sau, hài cốt của Yamamoto được đưa từ chiến hạm Musashi lên một chuyến xe lửa đặc biệt để về Tokyo. Hàng vạn người đứng hai bên đường xe lửa để chiêm ngưỡng chiếc hộp đựng hài cốt vị anh hùng, khi Watanabe trịnh trọng đưa chiếc hộp ra cửa sổ cho mọi người thấy. Bà Yamamoto và các con đã đứng chờ sẵn trong xe. Con trai ông, Cậu Yoshimasa đứng cạnh Đô Đốc Hori, và nói với ông : «Mai mốt, bác kề chuyện Ba cháu cho cháu nghe.»

        Mọi sinh hoạt ở Tokyo đều ngưng lại trong ngày Lễ Quốc Táng Yamamoto. Ban tổ chức đã giới hạn số người tham dự là 1500 người. Nhưng cuối cùng dân chúng ùa ra đường tới hơn một triệu người đứng trên đường tiễn đưa linh cữu của ông. Từ trước tới giờ cả nước Nhật mới có tất cả mười hai người được làm Lễ Quốc Táng, và trong giới quân sự thì Yamamoto là người thứ hai sau Đô Đôc Togo, người đã chiến thắng nước Nga. Ngoại trừ Thiên Hoàng, tất cả các nhân vật cao cấp trong Chánh phủ từ Thủ Tướng trở xuống thảy đều có mặt trong tang lễ.

        Các nghi thức bắt đầu cử hành tại công viên Hibiya tại Trung tâm Tokyo, gần Hoàng cung. Có người nhận ra Chioko cũng có mặt lẫn trong đám thân nhân của ông. Nàng đã dấu mặt khi các phóng viên chụp ảnh. Tiếng kèn ai oán trỗi lên, tiếng súng đại bác gầm gừ căm hận, tiếng còi tàu nức nở tai vịnh Tokyo tựa hồ những con kình ngư rống lên vì thương chủ, xen lẫn những lời lẽ hùng hồn của các điếu văn do những nhân vật quan trọng nhất đại diện cho cả nước Nhật đọc lên thương tiếc và nhớ ơn Yamamoto. Hài cốt của ông được an táng tại Nghĩa trang Quốc gia Tamabuchi, cạnh mộ của Đô đốc Togo.

        Hai tuần sau đó, một chiếc hộp thứ hai cũng đựng hài cốt của ông được đem về an táng nơi quê nhà, tại Nagoaka vào ngày 7 tháng Sáu. Đám táng này có 700.000 người tham dự. Theo đúng lời di chúc, mộ chí của ông được dựng thật giản dị, chỉ đáng giá có bảy mươi lăm yên.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM