Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:28:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Yamamoto và những trận đánh quyết định  (Đọc 7643 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 26 Tháng Năm, 2018, 10:50:19 am »

    
        - Tên sách : Yamamoto và những trận đánh quyết định vận mạng Thái Bình Dương

        - Tác giả : Burke Davis
           Người dịch : Tuyết Sinh

        - Nhà xuất bản Trẻ

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Tư, 2019, 11:13:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2018, 05:46:57 pm »

  
CHƯƠNG I

CHUYẾN BAY NGÀY CHÚ NHẬT

        ĐÚNG 8 giờ 01 phút, những bước chân của Đại tá Lay- ton vang lên ở hành lang lầu một, Bộ Chi Huy. Ông ta tới thuyết trình với Đô Đốc về tình hình an ninh vào mỗi buổi sáng. Đặc biệt hôm nay, ông ta mang theo một tử lệnh đựng trong chiếc phong bì màu vàng cầm ở tay.

        Tiếng kèn chào cờ của Hải Quân hình như còn văng vằng trong không khí. Những lá cờ đã được kéo lên ở Bộ Chỉ Huy, cũng như trên khắp các chiến hạm lớn nhỏ đang đậu la liệt trên mặt biển, cách phía dưới Bộ Chỉ Huy vài trăm thước. Khắp nơi, từ hạm đội cho tới phi trường bắt đầu một ngày hoạt động rộn ràng, cấp bách trong không khí chiến tranh. Xe cộ tấp nập lui tới Honolulu, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao của Hải Quân Hoa Kỳ tại Hawaii. Hôm đó nhằm ngày 14 tháng Tư năm 1943.

        Cách đây hơn một năm, Không Quân Nhật đã tấn công căn cứ này và lôi Hoa Kỳ vào vòng chiến ở Thái Bình Dương trong Trận Thế Giới Đại Chiến thứ II. Người chủ trương cuộc tấn công bất ngờ đó chính là Đô Đốc Isoroku Yamamoto, một chiến lược gia táo bạo và đáng Sợ nhất của Hải Quân Nhật Bản. Hiện tại, ông ta đang giữ chức Tư Lệnh Hạm đội Hỗn hợp Nhật, và sắp sửa thực hiện một chuyến đi trong vùng chiến đấu, có thể sẽ lọt vào tầm hoạt động của phi CO' Hoa Kỳ. Những tin tức mật liên quan tới chuyến đi này hiện đang nằm trong chiếc phong bì viên Đại Tá tình báo đang cầm trong tay.

        Đại tá Layton là người đã từng phục vụ ở Nhật kể từ năm 1929, và quen biết rất nhiều trong chính giới cũng như các sĩ quan cao cấp Nhật. Ông ta viết và nói tiếng Nhật y như người Nhật vậy. Hôm nay viên Đại tá cho rằng ông đang cầm trong tay một tin tức tình báo vô cùng quan trọng, và sắp sửa trình bày cho Đô Đốc Nimitz, Tư Lệnh Hải Quân tại Thái Bình Dương hay.

        Layton sẽ gật đầu đáp lại sự chào kính của tên lính Thủy Quân Lục Chiến đứng gác trước cửa phòng Đô Đốc. Trên cánh cửa có câu châm ngôn « Quốc gia cũng như mọi cá nhân đều phải biết chộp lấy thời cơ». Đô Đốc đã cho dán lên và lấy đó làm phương châm hành động.

        Trên bức tường trong phòng, có treo một thanh bảo kiếm lấy từ xác viên sĩ quan Nhật chỉ huy chiếc tàu ngầm bị đánh chìm tại Trân Châu cảng ngày 7 tháng Chạp năm 1941.

        Viên Trung úy hầu cận ngồi ở phòng ngoài lên tiếng chào khi Đại tá Layton bước vào. Những câu chào hỏi như vậy giữa hai người sáng nào cũng được lặp đi lặp lại tháng này qua tháng khác, chẳng khác gì những nhân vật trong một vở tuồng cứ được diễn đi diễn lại mãi với những ám ngữ đặc sệt của Hải quân.

        « Zêrô Zero đang chờ Đại tá. »

        Hình như không để ý tới câu nói của viên Trung úy, ông ta đầy cửa đi thẳng vào phòng trong. Đô Đốc Nimitz ân cần hỏi han ông ta với giọng nhỏ nhẹ cùa người dân gốc Texas.

        Như thường lệ, viên Đại tá ngồi xuồng chiếc ghề kê sát tường ở phía trái Đô Đốc. Đàng sau chiếc ghế Layton ngồi là cánh cửa sổ mở trông ra sân tập bắn súng lục và sân quần vợt của vị Tư Lênh. Đồ đạc trần thiết trong phòng thật đơn sơ, gợi lại cho Layton hình ảnh của những túp lều tranh hiện được dùng làm doanh trại cùa Hải quân trên các ngọn đồi ờ Hawaii này. Một chiếc màn gió bằng vải bông và những chiếc ghế đêm khung mây chính là những độ đạc của trại gia binh mà các gia đình binh sĩ di tản về Hoa Kỳ trước đây đã để lại. Những đồ đó hiện được đem dùng tại Bộ Chỉ Huy này. Dưới tấm kiếng trên mặt bàn viết, Layton nhìn thấy nhiều tấm thiệp và một bức ảnh có ký tên bên dưới cùa Đại Tướng MacArthur.

        « Thưa, hôm nay là chuyện về ông bạn cũ Yamamoto.»

        Vừa nói, viên Đại tá vừa đặt lên mặt bàn bức điện văn bắt được của Hải quân Nhật mới do sở truyền tin tình báo mở mã khóa và phiên dịch ra Anh văn.

        Đô Đốc Nimitz mím chặt làn môi trên chiếc miệng rộng, tỏ ra chăm chú khi vừa bắt đầu đọc bản văn. Ông ngồi thẳng người, nghiêm nghị với nét mặt rẳn rỏi. Sáng nào ông cũng đi bộ ba bốn cây số trên đối trước khi dùng điềm tâm. Vừa đọc, ông vừa luồn bàn tay vào trong mớ tóc rám nắng, một ngón đã bị mất trong khi ông gắn chiếc động cơ chạy dầu cặn đầu tiên trước đây cho Hải quân. Mắt ông lướt nhanh trên những hàng chữ.

        Qua khung cửa sổ phía sau lưng Nimitz, Layton nhìn thấy sườn núi với cây cỏ xanh tươi cùa ngọn núi lửa Ma- kalapa, đã ngừng hoạt động từ lâu. Xa nữa về phía Đông là Trân Châu Cảng và một mỏm của hòn đảo Ford Island với vài chiếc tàu dầu đậu im trên mặt biển, và xác cùa chiến hạm Arizona đã bị không quân Nhật phá hủy trước đây.

        Layton nhớ lại những hình ảnh trên nước Nhật hồi nào khi chiến tranh chưa xảy ra, Hôm đó Yamamoto mở tiệc khoản đãi các sĩ quan Hải quân Nhật, Mỹ, Anh, Đức tại khu rừng săn bẳn cùa Hoàng gia, Layton hầu như còn ngửi thấy mùi thịt vịt thơm phức trong chảo xào món sukiyak. Chính Yamamoto đã đuổi săn được chú vịt trời đó bằng một chiếc lưới chụp. Ông ta vừa la vừa cười lớn trước sự hoảng sợ của chú vịt. Bộ mặt tươi cười đó, Layton vẫn còn nhớ như in. Thật là một con người hào hoa, lịch thiệp. Khi ngồi vào bàn ăn, Yamamoto luôn miệng mời rượu hết người này tới người khác. Ông vừa rót rượu cho khách vừa tươi cười : « Uống đi chớ. Rượu ngon lại gặp được bạn hiển mà. Sau đó chính Layton đã chơi với Yamamoto hai ván gôn và Yamamoto thắng cả hai. Ông chơi rất giỏi và luôn luôn tỏ ra tự tin. Lúc về, mỗi sĩ quan còn được tặng một cặp vịt của Hoàng gia.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Năm, 2018, 08:16:14 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2018, 08:16:47 pm »


*

        Nimitz đọc rất kỹ bức điện văn mô tả thời biểu đi chuyển của Yamamoto giữa các quần đảo nằm rải rác ở phía Nam Thái Bình Dương, cách Honolulu khoảng bôn trăm dậm như sau :

        Lộ trình cuộc thanh sát của Tư Lệnh Hạm đội Hỗn hợp tại các đảo Ballale, Shortland và Buin vào ngày 18 tháng Tư được ấn định :

        6 giờ : khởi hành tại Rabaul bằng oanh tạc Cơ (có sáu máy bay chiến đấu yểm trợ).

        8 giờ : tới Ballale. Khởi hành đi Shortland ngay sau đó bằng tiểu đỉnh (Căn cứ số Một chuẩn bị tàu sẵn sàng), tới Shortland. lúc 8 giờ 40.

        9 giờ 45 : khởi hành từ Shortland bằng tiền đỉnh, tới Ballale lúc 10 giờ 3o. ( Chuẩn bị sẵn tàu ở Shortland và thuyền máy tại Ballale.)

        11 giờ: khởi hành tại Ballale bằng oanh tạc cơ, tới Buin vào lúc II giờ 10. Cơm trưa tại Bộ Chỉ Huy Căn cứ Số Một (Sĩ quan tham mưu trưởng của Không lực Hạm đội 26 có mặt).

        14 giờ : khởi hành tại Buin bằng oanh tạc cơ, tới Rabaul lúc 15 giờ 40

        Trường hợp thời tiết xấu, cuộc hành trình có thế hoãn lại một ngày.

        18 tháng Tư là Chủ Nhật. Còn bốn ngày nữa. Lộ trình bị tiết lộ với giờ giấc rõ rệt như vậy là một điều hiếm có đối với một nhân vật tối quan trọng như Tư Lệnh Hạm Đội Nhật Bản. Nếu đi theo đúng lộ trình này, ông ta sẽ bị hạ dễ dàng. Chỉ việc tổ chức một cuộc phục kích, tấn công là xong.

        Nimitz mỉm cười. « Anh tính sao ? Hay là minh thịt hắn ? » Cặp mắt xanh biếc của ông ta hình như sậm lại với nước da sạm nắng. Ông ta nhìn vào tầm bản đồ phía Nam Thái Bình Dương trên tường. Một chuỗi đảo chạy từ phía trên Úc Đại Lợi xuống tới Đông Bắc New Guinea, kéo dài trên một ngàn dậm từ quần đảo Bismarcks tới quần đảo Solomons. Để đương đầu với Yamamoto ở mặt trận này, Đô đốc Halsey đã được giao trách nhiệm trong khu vục.

        Nhiều năm sau, khi nhắc lại câu chuyên hôm đó, Lay- ton tuy không nhớ rõ mình đã nói những gì, nhưng vẫn còn cảm thầy không khí lặng lẽ trong căn phòng khi hai người âm thầm bàn định về cái chết của Yamamoto. Layton lên tiếng trước :

        «Giả thử máy bay của mình giềt được hắn, mình sẽ có rất nhiều điểm lợi.

        «Hắn tượng trưng cho hy vọng của Nước Nhật hiện nay. Ngoài ra, hắn còn là một chiền lược gia táo bạo nhất. Ở điểm này, hẳn có vẻ giống người Mỹ nhiều hơn người Nhật. Hiện tại binh sĩ Nhật coi hắn là Thần tượng. Sau Thiên Hoàng, không thể có bộ mặt thứ hai nào quan trọng như vậy. Hạ được hắn là kể như Hải quân Nhật mất tinh thần hoàn toàn. Có khi cả nước Nhật bị rúng động nữa là khác. Đô đốc còn lạ gì tâm lý của họ.»

        Nimitz có vẻ đồng ý. «Nhưng chỉ sợ người thay thế hẳn lại giỏi hơn thì sao ? »

        Sau đó hai người bàn cãi, so sánh trong số các Đô đốc bốn sao của Nhật, và đồng ý đi tới kết luận không ai hơn được Yamamoto. Nimitz hỏi : «Rồi. Như vậy đi, còn gì nữa không ?»

        «Thưa không. Tôi tin rằng mình phải đánh mạnh và đánh thẳng vào tim địch. Yamamoto rõ ràng là niềm hy vọng của binh sĩ trong khắp vùng Thái bình Dương và cả Đông Nam Á, cho tới tận Thái Lan, Miến Điện.»

        «Giết hẳn, liệu có tạo ra một cuộc tấn công lớn để trá thù không ?»

        «Tôi không tin như vậy. Lúc này, binh lính cũng như phi công của họ bị thiếu hụt nặng nề, và đang phải vơ vét những người cuối cùng rồi. Họ chỉ lo chống đỡ các cuộc tấn công của minh, chớ không còn thì giờ để nghĩ tới chuyện phản công.»

        Thái độ của Nimitz kể như đã hoàn toàn đồng ý. Ông ta vẫn nhìn lên bản đồ. «Cũng phải nhân dịp này làm cho tinh thần quân mình phấn khởi mới được. Vùng này thuộc phạm vi trách nhiệm của Halsey và Mitscher. Họ đang chờ dịp để trả thù trận Trân Châu Cảng. Cho Halsey cơ hội này để hắn hành động. Rồi, kể như xong. Mình sẽ làm vụ này.»

        Sau một phút suy nghĩ lại, Nimitz hỏi câu chót : «Nguồn tin có đáng tin cậy không. Nếu thiếu chính xác thì mình sẽ lãnh đủ hậu quả.»

        «Thưa, đây là nguồn tin có mức độ xác tín rất cao. Tôi đã phối kiểm tất cả các trạm nghe lén đặt ở bờ biển Úc Đại Lợi, thấy đều giống nhau cả.»

        Nimitz đặt bút, viết bức điện gởi cho Đô đốc Halsey, Tư lệnh Lực lượng Phía Nam Thái bình Dương, hiện đóng Bộ Chỉ Huy tại Noumea, trên đảo New Caledonia, tin cho ông ta biết về lộ trình chuyên đi của Yamamoto từ Rabaul tới Bougainville và thêm : «Nếu lực lượng dưới quyển đủ khả năng bắn rơi máy bay và hạ Yamamoto, Đô đốc có thể thiết lập ngay một kế hoạch sơ khỏi.»

        Quay sang phía viên Đại tá, Nimitz nói tiếp : «Mọi chi tiết để cho Halsey lo. Hắn còn bốn ngày nữa để chuẩn bị.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2018, 04:05:14 am »


*

        Hổi 5 giờ 5 phút ngày 13 tháng Tư, chuyên viên của Đơn vị Vô tuyến Hạm đội Thái bình Dương viết tắt là FRUPAC (Fleet Radio Unit, Pacific Fleet) bắt được một điện văn của địch đánh đi bằng mật mã, và sau khi được Phòng mật mã Tình báo Hải quân phiên dịch ra mới biết đó là một điện văn vô cùng quan trọng.

        Các chuyên viên của Đơn vị Vô tuyến Hạm đội Thái bình Dương đã xử dụng một máy chữ đặc biệt với mặt chữ Nhật «Kan» để đục thùng chữ của bản tin viễn ấn trên một cuốn băng. Băng này được gởi thẳng tới Sờ Tình báo Chiến trường. Tại đây có một Căn phòng tối mật với cửa sắt và Thủy quân Lục chiến gác bên ngoài. Ở trong là nơi làm việc của các chuyên viên đặc biệt, mênh danh là Ban Hypo, có nhiêm vụ mở khóa các điện văn đã được mã hóa của địch. Ban Hypo đã làm việc suốt đêm 13 rạng ngày 14.

        Tiếng máy IBM chạy rào rào. Các chuyên viên chuyển những số mật mã của Nhật lên trên những tấm bìa cứng, rồi cung cấp tất cả cho máy điện tử. Sau một lát chạy rào rào, ở đầu kia, máy sẽ tự động in ra bản văn rõ ràng trên một cuộn giấy dài bằng thứ Anh văn thông thường ai đọc cũng hiểu được.

        Máy mở khóa mật mã điện tử này là vũ khí được xếp vào loại tối mật của Hải quân. Nhờ đó mà Hạm đội Mỹ tại Thái bình Dương đã thắng trận thủy chiến lớn tại Midway, vì đọc được tất cả các điện văn của chiến hạm địch. Người phát minh ra phương pháp mở khóa mật mã bằng máy điện tử này chính là Trung tá Hải quân Dyer. Ông ta đã coi việc khám phá mật mã như một trò chơi tiêu khiển.

        Ngày nay phương pháp giải mật mã của Dyer có thể dịch được tất cả bộ mật mã JN.25 của Hải quân Nhật đang xử đụng. Phương pháp này gồm một bộ chìa khóa 45.000 mã tự chánh và 100.000 mã tự phụ. Hệ thống này đã hoạt động hữu hiệu từ ba năm qua ở Hoa Thịnh Đốn cũng như tại Á Châu. Các khóa mật mã mới của địch luôn luôn được cập nhật hóa và ghi thêm vào trí nhớ của máy IBM.

        Bức điện bắt được lúc 5 giờ 55 chiều hôm đó được địch mã hỏa bằng một số mã tự đặc biệt mới, máy IBM không dịch được. Vì vậy bức điên được chuyển từ phòng IBM sang phòng phân tách. Tại đây Trung tá Alva, một sĩ quan thông dịch từng làm việc tại Tokyo trong ba năm trước khi chiến tranh xảy ra, cầu cứu thêm các Trung tá Dyer và Wright tới phụ lực với ông. Sau một hồi loay hoay thêm vào các mã tự mới, ba người đã đọc được tất cả nguyên văn bức điện và các ám ngữ chỉ địa đanh. Thí dụ RR là đảo Rabaul, RXZ là đảo Ballale, RXP là đảo Buin. Nhờ đó, lộ trình của Yamamoto được biết rõ là khởi hành từ Rabaul tới căn cứ Buin ở đảo Bougainville vào Chủ Nhật tới.

        Điện văn mang chữ ký của Đề đốc Tomoshige, Tư lệnh Hạm đội thứ 8 Nhật Bản. Bộ Chỉ Huy đặt tại Shortland, phía Nam mũi Bougainville.

        Trung tá Alva biết đây là một tin quan trọng cần được khai thác cấp kỳ. Ông ta vội vã cầm bản dịch cuối cùng tới giao cho Đại tá Layton, Trường phòng Tình báo Hạm đội. Trong đêm 14 tháng Tư, Đô đốc Nimitz nhận được điện văn phúc đáp của Đề đốc Wilkinson, sĩ quan điều hành thay Đô đốc Halsey trong khi ông ta đi công tác tại Úc Đại Lợi. Điện văn phúc đáp cho biết công tác có thể thực hiện được. Đề đốc Mitscher, Tư lệnh Không lực phối hợp tại quần đảo Solomons cho biết các chiến đấu cơ p-38 căn cứ đặt tại Guadalcanal có thể thi hành công tác này. Do đó kế hoạch được phác họa sơ khởi trong lúc Đô đốc Halsey vắng mặt.

        Ngày 15 tháng Tư Đại tá Layton và Đô đốc Nimitz bàn kỹ lái vụ Yamamoto trong cuộc gặp gỡ buổi sáng và đi tới quyết định cuối cùng. Nimitz điện cho Halsey ra lệnh xúc tiến gấp kế hoạch.

        Sau cuộc thảo luận với Layton hôm đó, Nimitz có vé cao hứng. Ông bắn súng lục thi với các sĩ quan trẻ, và sau đó lái xe jeep ra bờ biển bơi hai cây số rồi mới trở lại phòng làm việc, âm thầm phác họa kế hoạch đẩy mạnh chiến cuộc về phía Tây Thái Bình Dương trong vùng trách nhiệm của ông rộng 65 triệu dậm vuông. Ông là con người làm việc không biết mệt và thường nói đùa với bạn bè : « Điều khiển chiến hạm giống như điều khiển đàn bà ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2018, 01:43:31 am »


        Tin tức về vụ Yamamoto không mấy ngày đã lan tới cả Hoa Thịnh Đốn. Nguyên đo là tại đài kiểm thính đặt tại Alaska cũng bắt được bức điện của Nhật, và cũng đã được chuyên viên mở mã khóa phiên dịch gởi về Hoa Thịnh Đốn. Sau đó tin tức được trình lên văn phòng Bộ Trưởng Hải Quân Frank Knox.

        Bộ Trưởng Hải Quân sống trên chiếc du thuyền Sequoia thả neo trên sông Potomac. Sáng nào ông ta cũng từ du thuyền lên bờ đi bộ vài ba cây số. Sau đó trở xuống dùng điểm tâm dưới thuyền. Đúng tám giờ thì ông ta đã sẵn sàng chỉnh tề để tài xế đưa tới văn phòng làm việc tại Bộ Hải Quân. Sáng ngày 15 tháng Tư, vừa tới văn phòng làm việc được một lát thì có Cục Trường Cục Tình Báo Hải Quân Zacharias tới trình bày thêm về vụ di chuyển của Yamamoto sắp tới. Không ai biết hai người đã bàn những gì trong cuộc nói chuyện này. Theo những lời đồn đại sau này thì Bộ Trưởng Knox đã phân vân không biết việc ám sát một nhân vật quân sự trong thời chiến có gây ra hậu quả gì không.

        Cũng theo những lời thuật này thì Knox đã hội ý với Tướng Arnold, Chỉ Huy Trưởng Không Lực Bộ Binh về việc dùng phi cơ chận giết Yamamoto. Arnold đem chuyện nói cho Kỹ sư hàng không Lindbergh hay đế hỏi xem liệu loại chiến đấu cơ p.38 có thế thi hành được sứ mạng này không. Và sau đó Lindbergh lại bàn với một kỹ sư khác của Hãng chề tạo máy bay Lockheed là Meyer, người được coi như cha đẻ ra chiếc p.38.

        Nhưng thực ra thì những chuyện thêu dệt đó không lầy gì làm chắc chắn. Bằng cớ là trong thời gian đó Lindbergh không có mặt tại Hoa Thịnh Đốn, và ông ta cũng không hề quen biết Meyer.

        Sự thực được chứng minh bằng tài liệu lưu trữ hẳn hoi là Bộ Trưởng Knox đã thừa lệnh Tổng Thống Roosevelt ký vào lệnh cho phép thực hiện công tác gởi cho Bộ Tư Lệnh Hải Quân tại Thái Bình Dương.

        Vào lúc đó Tổng Thống đang đi kinh lý ở các Tiểu bang Georgia và Alabama thì nhận được điện văn của Đô đốc Mott từ Tòa Bạch Ốc về vụ Yamamoto. Khi sĩ quan tùy viên Hải quân trình bức điện lên, Tồng Thống xem qua và chỉ nói: « Việc này để tùy nghi bên quân sự quyết định. »

        Trong các điện văn trao đổi giữa Hoa Thịnh Đốn và Trân Châu Cảng trong mấy ngày sau đó đều xoay quanh những câu hòi do Đô đốc Nimitz đặt ra như : « Việc ám sát Yamamoto như vậy có ảnh hưỏrng gì tới vấn đề chánh nghĩa Đồng Minh không ? Liệu địch có nhân vật nào hơn Yamamoto để thay thế khi ông nầy bị giết không ? » Và Nimits đã nhận được trả lời xác định của Hoa Thịnh Đốn cho các câu hỏi trên là : « Không ».

        Việc thuyết phục Bộ Trưởng Hải Quân Knox đổng ý với kế hoạch hạ Yamamoto là công đầu của Zacharias, Cục Trưởng Cục Tình Báo Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ta đã gia nhập nghề tình báo từ năm 1920, và có thể nói cả nước Mỹ, không ai biết Yamamoto rõ hơn Zacharias. Cục Tình Báo Hải Quân nằm ở cao ốc L, Trong cao ốc L có một Phòng Đặc vụ do Farago, cựu ký giả gốc Hung gia lợi cầm đầu. Những chuyện bí mật do Phòng này thực hiện đã được đồn đại và thêu dệt rất nhiều, chẳng hạn như việc gởi các tin tức ngụy tạo cho tàu ngầm Đức, việc cung cấp gái có bệnh hoa liễu cho lính Đức ở Marseille... Cũng tại cao ốc L này còn có Đô đốc Morison và các sử gia quân sự làm việc với ông, chuyên ghi chép lịch sử các trận đánh của Hải quân.

        Hôm đó, sau khi ở phòng Bộ Trưởng Knox ra, Zacha- rias có vẻ bồn chồn, lo lắng. Một lát sau, ông ta kêu Farago tới phòng và cho biết chưa có quyết định dứt khoát về kế hoạch hạ Yamamoto, vì sơ đụng chạm tới khía cạnh Quy ước Quốc tế về Chiến tranh. Knox đòi Zacharias cung cap những tiền lệ hạ sát tướng lãnh tương tự như vậy trong lịch sử chiến tranh. Zacharias đưa cho Farago coi phúc trình của Nha Pháp Luật Hải Quân, trong đó Giám Đốc Nha này là Luật sư Pearson cho biết vì Nhật Bản đã thình lình tấn công Mỹ ở Trân Châu Cảng trước khi tuyên chiến nên không còn được hưởng những bảo đảm của Quy ước Quốc tế về chiến tranh. Zacharias than với Farago rằng có nhiều sĩ quan trong Hải quân sợ Pearson còn hơn là Hải quân địch, và nhờ Farago cung cấp những tiền lệ như Knox đòi hỏi. Farago kể ra trường hợp của Vua Leopold Đệ Tam đã bị quân Đức bắt đem lưu đày và Napoléon Đệ Tam cũng bị cầm tù tương tự, ngoài ra còn có một số vua chúa và tướng lãnh khác bị hạ sát, thiếu gì.

        Zacharias yêu cầu Farago viết một phúc trình về vấn đề nầy. Ngày hôm sau, Zacharias lại một mình vào phòng Bộ Trưởng Hải Quân để đệ lên ông bản phúc trình đó.

*

        Trên mặt biển Thái Bình Dương, cách xa Hoa Thịnh Đốn hàng vạn dậm, tin tức trao đổi giữa các Bộ Chi Huy Hạm Đội và Không Quân về vụ hạ Yamamoto cũng càng lúc càng trở nên khẩn trương. Halsey gởi cho Mitscher tại Guadalcanal, người vừa nắm quyền chỉ huy không lực tại quần đảo Solomons được đúng ba tuần, một công điện khẩn. Mitscher đọc bức điện văn trong phòng chỉ huy ngay cạnh phi đạo của phi trường Henderson bên bờ sông Lun- ga. Bàn làm việc của ông ta là một chiếc thùng đựng đạn cũ, và thỉnh thoảng lại đưa tay đập muỗi đen đét. Bức điện viết với lối văn hài hước đặc biệt của Haisey : « Hình như con công bay đúng giờ. Chộp lấy đuôi nó. »

        Mitscher còn đúng một ngày rưỡi nữa để chuẩn bị.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2018, 10:22:09 pm »


CHƯƠNG II

CON MỒI

        1 giờ 30 sáng ngày 8 tháng Chạp năm 1941, Hạm Đội của Hải Quân Hoàng gia Nhật Bản neo tại Hashirojima. Trong phòng Chl huy của Soái hạm Yamato, vị Tư Lênh Hạm đội Hổn hợp Thái Bình Dương ngồi trầm ngâm giữa các sĩ quan hiện diện hình như đã căng thẳng đến tột độ. Họ ngồi dán mắt vào những tấm bản đồ lớn, hoặc nhìn lên hai cây kim của chiếc đồng hồ treo trên tường. Vào giờ phút này, một cuộc tấn công với sự tham dự của 1.200.000 binh sĩ Nhật nhằm vào 400 lính Mỹ sắp sửa được phóng ra. Cách đó khoảng 4.000 cây số về hướng Đông là quần đảo Hawaii, ở đó kim đồng hồ chỉ 6 giờ sáng. Một Hạm đội công tác Nhật gồm hai mươi ba chiến hạm sắp sửa phóng cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng, và Đô đốc Isoroku Yamamoto đang chờ báo cáo của chiến trường gởi về. Máy vô tuyến mở sẵn để đợi tin, nhưng vẫn còn im lặng. Dưới ánh đèn sáng như ban ngày, Đô đốc Fukudome chăm chú nhìn vào vùng biển bao quanh Hawaii trên bản đồ, nơi mà lực lượng hành quân của Đề đốc Nagumo giờ này đang chuẩn bị lao vào cuộc chiến đấu tiêu diệt quân Mỹ. Fukudome hiện là Trưởng Phòng Hành quân kiêm Tham mưu trưởng của Yamamoto. Ổng ngồi im lặng nhìn các sĩ quan và nhẩm tính những câu sẽ viết trong nhật ký về những bièn cố xảy ra trong đêm nay.

        Yamamoto vẫn ngồi bất động, hầu như lim dim ngủ. Một sĩ quan trẻ không chịu nổi sự hồi hộp, sẽ la lên : «Tới giờ rồi ». Trong đẩu mọi người lập tức nhìn thấy những đàn máy bay cất cánh từ các mẫu hạm, ở trên trời nhào xuống các tàu Mỹ. Đại bác trên các chiến hạm, thùy lôi từ tàu ngầm nhất loạt phóng ra, tạo thành những âm thanh khủng khiếp của bom, đạn, những màu sắc đỏ rực nền trời, để hiển hiện uy linh của Thần Chiến tranh với những giây phút kiêu hùng tan tác của một đời chiến sĩ vô danh.

        Sau hai tiếng đổng hồ chờ đợi nghẹt thở, máy vô tuyến bắt đầu rẹc rẹc báo hiệu những tin tức từ trận tuyến sắp được gởi về. Thần sắc Yamamoto có vẻ nhẹ nhõm, ông sắp được biết cuộc hành quân có giữ được yếu tố bất ngờ cho tới phút chót hay không. Một cuộc hành quân mà ông đã dày công chuẩn bị để quyết chiếm phần thắng lợi cho Tổ quốc, trong một cuộc chiến ông không bao giờ mong muốn xảy ra.

        Mầy cô geisha đặt cho ông cái biệt hiệu « Ông Tám mươi xu », trong khi họ vừa khúc khích cười vừa làm móng tay cho Yamamoto. Bàn tay trái của ông đã bị mất hai ngón trong trận chiến tiêu diệt Hải quân Nga dưới sự chỉ huy của Đô Đốc Togo. Mấy cô nói dỡn : « Mười ngón thì một yên, còn tám ngón thì tám mươi xu thôi. »

        Hình như ông bị ám ảnh khá nhiều về hai ngón tay mất đó. Khi đứa con trai đầu lòng của ông chào đời, ông đã hỏi bà mẹ vợ : « Nó có đù mười ngón tay không Má ? » Yamamoto là một sĩ quan được nhiều người trong giới hải quân và ngoại giao biết đến, vì tài cũng có nhưng cũng vì tánh tình vui vẻ, lịch thiệp, dễ mến nữa. Nói chuyện với ông, người ta cảm thấy ông vừa ngây thơ, thành thật, vừa khôn ngoan trong việc làm vui lòng khách. Nhiều khi cao hứng, ông hay trổ tài trổng cây chuối, đầu ở dưới đất hai chân trên trời, và đi ngược như vậy cho mọi người thưởng thức. Ngoài ra, ông còn một trò vui khác để làm vui mọi người, đó là đội đĩa trên đầu và nhảy một vũ điệu dân ca vui nhộn.

        Yamamoto sanh trưởng trong một làng nhỏ ở Đông Bắc Nhật Bản. Ba ông là Takano, một nhà giáo trong làng. Ông sanh nhằm ngày 4 tháng Tư năm 1884. Lúc đó thân phụ ông vừa được năm mươi sáu tuổi, nên nhân đó đặt tên ông là Isoroku, có nghĩa là « năm mươi sáu ». Lớn lên, ông theo học tại Trường Trung học Nagaoka và tỏ ra có khiếu về các môn Thể thao, quân sự. Ông cũng theo học Anh văn với một phái bệ truyền giáo của Mỹ, và ngoài ra ba ông dạy cho ông chữ Hán, thơ văn. Sau này suốt đời binh nghiệp, ông vẫn coi việc làm thơ là một thú tiêu khiển an ủi vô tận.

        Yamamoto là một cậu bé thỉnh thoảng có những hành động bất ngờ, không ai đoán trước được. Chẳng hạn một hôm, đến chơi ở nhà một người bạn. Mẹ của cậu bạn này nhìn Yamamoto ăn ngon lành quá, nên bà nói : «nhìn cậu ăn cái gì cũng thấy ngon cả, chắc chỉ có gỗ là cậu không ăn được mà thôi.» Ngay sau đó bà mở to đôi mắt ngạc nhiên khi thấy Isoroku cắn một cây viết chì nhai rau ráu và nuốt vô bụng một cách ngon lành. Isoroku thi đậu hạng nhì trong số ba trăm học sinh, và được nhận vào học tại Trường Hải quân Nhật tại Etajima. Tại đây các sinh viên sĩ quan phải qua một chương trình huấn luyện rất khắc khổ, suốt năm dầm mưa giãi nắng ngoài trời. Về mùa hè, mỗi người phải dự một cuộc bơi đường trường dài mười lăm cây số, trong đó thường có mười phần trăm sinh viên bị thất lạc. Tốt nghiệp trường Hải quân ra, Isoroku phục vụ trên thiết giáp hạm Nisshin và may mắn được tham dự ngay trận hải chiến hào hùng dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Togo tại eo biển Tsushima, trong đó Hải quân Nga sô đã bị Hải quân Nhật đánh cho một trận đại bại. Isoroku viết thơ về nhà kể lại trận đánh như sau:

        «Khi đạn trọng pháo bắt đầu réo trên đầu thì con không còn cảm thấy sợ gì nữa. Cho tới khi chiếc Nisshin bị trúng đạn, con té xuống sàn tàu bất tỉnh, và khi hồi phục thì thấy hai ngón tay bị bay đâu mất. Nhưng rồi lúc tin chiến thắng được truyền đi, con thấy hết cả đau.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2018, 09:19:28 pm »


        Sau trận chiến Nga-Nhật, thân phụ và thân mẫu Isoroku đều qua đời. Ông được một gia đình quý tộc đỡ đầu, nhận làm con nuôi và đổi tên lại là Isoroku Yamamoto. Ít lâu sau; Yamamoto lập gia đình với con gái của một trại chủ nuôi bò sữa là cô Mihashi. Sau này hai người có với nhau được tất cả bốn mặt con.

        Yamamoto có một đam mê là đánh phé và cờ tướng, Ông chơi hai món đó nổi tiếng trong giới Hải quân Nhật.

        Yamamoto là một sĩ quan thuộc loại cứng đầu trong Hải quân. Nhưng tài năng của ông đã được mọi người dần dần nhận ra như sự xuất hiện của một vì sao lạ trên mặt biển. Ngay từ năm 1915, ông đã có những tiên đoán rất chính xác khi tuyên bố với một phóng viên Hoa Kỳ phòng vấn ông : «Chiến hạm quan trọng nhất trong tương lai là loại chiến hạm mang theo được máy bay». Sau khi Thế Giới Đại Chiến thứ nhứt kết liễu, ông theo học về ngành dầu hỏa và chề tạo phi cơ tại Đại học Harvard ở Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, Yamamoto được nhiều Hãng Dầu ở Mỹ mời cộng tác. Nhưng đầu óc ông đã hướng hẳn về việc chế tạo phi cơ và hàng không mẫu hạm, cùng với những trận không chiến trên mặt đại dương.

        Về nước, ông trở thành nhân vật lãnh đạo trong công tác xây dựng lực lượng không quân của hạm đội Nhật. Năm 1923, Yamamoto được chuyển sang đảm nhiệm chức Giám đốc một Trường Huấn luyện Không quân mới thành lập tại Kasumigaura. Tại đây ông đã dùng hết thời giờ để chỉ bảo cho các sinh viên phi công từng li từng tí, từ cách xử dụng đại liên, truyền tin phi hành, về lý thuyết cũng như thực hành. Các phi công coi ông như người anh cả thân thiết, vì ông cùng bay, cùng ăn, cùng ngủ chung với họ. Yamamoto nhấn mạnh và cương quyết bắt các phi công Nhật phải tập bay ban đêm cho thật thành thạo. Ông thường nói : «Yếu tố quyết định trong mọi cuộc chiến là sự bất ngờ. Người phi công Nhật cần phải bay được ban đêm, cũng dễ dàng như ban ngày vậy. Ông không cấm các phi công uống rượu. Nhưng riêng ông, ông chỉ dùng trà.

        Năm 1925, ông lại được cử đi làm Tùy viên Không quân tại Hoa Thịnh Đốn. Lần này, ông tới Thủ Đô Hoa Kỳ với mục đích tìm hiểu về Kỹ nghê Quốc phòng của họ. Xưa nay ai cũng dư biết rằng tất cả các tùy viên quân sự đều là các tay gián điệp, chuyên dò xét tình hình quan sự nước khác. Nhưng Yamamoto khác các tùy viên trước ở một điểm là ông không để ý tới các vấn đề có tánh cách chiến thuật súng đạn, chiến hạm... Người được Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ định theo dõi hành động của ông lúc bấy giờ chính là Đại úy tình báo Zacharias. Theo báo cáo của Zacharias cho biết thì Yamamoto chú trọng tìm hiểu nhất tới các vần đề chiến lược cao cấp, như việc đóng các Hàng không Mẫu hạm, việc phối hợp giữa Hải và Không quân... Zacharias nhận xét : «Tôi có cảm tưởng hình như việc tấn công Trân Châu Cảng đã được Yamamoto phát họa ngay từ những ngày còn làm việc ở Hoa Thịnh Đốn.»

        Năm 1926, rời Hoa Kỳ về nước, Yamamoto bắt tay vào việc xây dựng và canh tân Hải quân Nhật. Lúc đó Nhật đã có được bốn Hàng Không Mẫu Hạm, và nhiều khu trục hạm tối tân với tốc độ thật nhanh, trang bị đại liên mươi hai ly. Lúc đổ Hoa Kỳ chưa có những loại chiến hạm này. Yamamoto được kể như là một trong những người đã đóng góp rất nhiều vào việc canh tân Hải quân Nhật. Lúc đầu ông giữ chức Trưởng Ban Kỹ Thuật của Phòng nghiên cứu Khí Thủy Học, rồi sau lên làm Trưởng phòng của phòng này.

        Tại Hội nghị Hải Quân ở London năm 1934, Yamamoto đã trở thành anh hùng của Nhật, cầm đầu Phái đoàn Nhật tham dự Hội nghị, Yamamoto cương quyết phản đối tỷ lệ chiến hạm Anh Mỹ đã đặt ra để giới hạn Hải quân Nhật là 5-5-3, nghĩa là hai nước kia có mười chiến hạm thì Nhật mới được đóng ba chiếc. Yamamoto cho rằng hệ thống tỷ lệ đó đã phạm tới quốc thể của Nhật. Tỷ lệ đó đã do Hội nghị tài giám binh bị họp tại Hoa Thịnh Đốn năm 1921 đặt ra và ép Nhật phải theo. Ngay từ năm đó, Mỹ đã có cách mở được các mã khóa của Nhật và không lo lắng lắm về lực lượng quân sự của Nhật. Tuy nhiên họ vẫn bắt Nhật phải ký vào quy ước tỷ lệ đó. Việc Mỹ mở được mã khóa này mãi mười lăm năm sau Nhật vẫn không hay biết.

        Đẩu năm 1934, trên đường đi London dự Hội nghị, Yamamoto đã qua Hoa Kỳ, và ông nhất định không tuyên bố gì về dư luận cho rằng sắp có chiến tranh giữa Nhật và Mỹ, như Tướng Mitchell tuyên bố tại Thượng Viện lúc bấy giờ.

        Khi bị báo chí cố tình chất vấn, ông chỉ nói : « Tôi không nhìn mối bang giao Mỹ-Nhật dưới cùng một khía cạnh giống như Tướng Mitchell. Tôi không bao giờ cho rằng Hoa kỳ sẽ là kẻ địch tương lai của Nhật. Kế hoạch phát triển Hải quân của nước Nhật không bao giờ nhằm vào chiến tranh Nhật-Mỹ ». Tại London, ông tuyên bố với các ký giả ra đón ông tại bến tàu : « Nước Nhật không thể nào ký kết vào một hệ thống tỷ lệ như vậy. Chánh phù Nhật có thể nhận thấy mình không có bổn phân phải tuân theo một điều khoản thỏa hiệp như vậy .. Qua hơn hai tháng trời hội họp, Yamamoto vẫn luôn luôn nhấn mạnh Nhật không thể nào bị ràng buộc bởi các thỏa hiệp có tánh cách cầm chân Nhật như vậy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2018, 08:27:50 pm »


        Mặc dầu Anh Mỹ khăng khăng giữ vững lập trường, Yamamoto luôn luôn có thái độ rất lịch sự, nhã nhặn tại bàn Hội nghị. Sau này, một nhân viên trong phái đoàn Nhật lúc đó là ông Sanwa có tiết lộ Yamamoto nói với mọi người : « Nếu mình cứ kiên nhẫn thì tới một lúc nào đó dù không chịu, họ cũng phải chịu ».

        Hội nghị chấm dứt mà không có thỏa ước mới. Vậy là Nhật coi như đã thắng. Thỏa ước cũ đã hết giá trị, từ nay Nhật được hoàn toàn tự do phát triển Hải quân.

        Trở về Nhật, Phái đoàn của Yamamoto được hơn hai ngàn người đón chào và rước tới Hoàng cung để nhận lời ban khen của Nhật Hoàng về chiến thẳng ngoại giao tại Luân đôn.

        Trong lúc danh vọung lên cao ở Tokyo, Isoroku lại rung động trước sắc đẹp mê hồn của một cô geisha tên là Chioko và yêu say đắm cô này. Ông đã gặp Chioko tại một câu lạc bộ của giới Sĩ quan cao cấp Hải quân. Tại đây các sĩ quan hào hoa thường tổ chức những cuộc gặp gỡ vui chơi giải trí.

        Hôm đó Isoroku loay hoay bê tô xúp một cách khó khăn, vì bàn tay ông bị tật. Nàng vội chạy lại giúp ông, nhưng không ngờ hành động đó của nàng đã khiến Iscroku bị chạm tự ái. Ông đuổi nàng đi, và bảo ông có thể ăn một mình được. Chioko cũng bực mình vì thái độ bầt ngờ đó của Isoroku, và nàng bỏ dở bữa tiệc ra về.

        Nhưng vài đêm sau, hai người lại đụng đầu nhau ở đây, và có người chỉ Isoroku rỉ tai cho Chioko hay : «Ráng ngoan ngoãn, chiều ông ta đi. Đó là một thiên tài của Hải quân, sau này có ngày ông ta sẽ trở thành một Tướng Lãnh chớ không tầm thường đâu ». Chioko trả lời : «Trông hẳn y như một anh chàng nhà quê mới ra tỉnh !» Nghe được câu nói đó, Isoroku cười lớn, vì quả thực chính ông cũng tự nhận thấy mình nhiều khi ngơ ngác như một chàng trai vừa ở nhà quê ra tỉnh, trước những cảnh xa hoa, tội lỗi của kinh thành Tokyo. Chioko khúc khích cười theo và chẳng mấy chốc, nàng rất thích thú trước trò biểu diễn trồng cây chuối và đội đĩa nhảy dân ca của chàng. Hai người nói chuyện với nhau và từ đó họ bắt đầu một cuộc tình thơ mộng suốt tám năm trời.

        Thắng lợi ngoại giao của Yamamoto tại London đã trở thành sự thực cụ thể khi Chánh phủ Nhật bắt đầu đóng các chiến hậm cỡ lớn. Một trong bốn chiếc đầu tiên được đặt tên là chiến hạm Yamoto. Trong khi đó Yamamoto vẫn tiếp tục tỏ thái độ thân thiện, hòa mình với các sĩ quan Anh, Mỹ, mặc dầu họ vừa đưa ra một loạt phản đối Nhật về các biến cố xảy ra tại Trung hoa do Nhật chủ trương.

        Đối với Hải quân, Yamamoto hối thúc đóng các Hàng không Mẫu hạm mới và hai chiến hạm khổng lồ 30.000 tấn với tốc độ ba mươi bốn hải lý, đó là các chiếc Shokaku và Znikaku. Giấc mộng của Hải quân ngày nào giờ đây đang trờ thành sự thực. Tuy nhiên những ngày sau đó, nhiều biến cố dồn dập xảy ra, công cuộc chuẩn bị cho chiến tranh của Hải quân chưa hoàn tất thì đã bị bộ binh dẹp qua một bên. Các Tướng Lãnh trong Đạo quân mới thành lập ở Mông Cổ muốn được trang bị gấp rút để còn đánh chiếm Trung Hoa.

        Kể từ năm 1936, các Tướng Lãnh hiếu chiến bắt đầu cuộc đồ bộ phiêu lưu xâm chiếm Trung Hoa và buộc Chánh Phủ Nhật phải gia nhập phe Trục cùng với Đức và Ý. Cùng với các Sĩ quan khác trong giới Hải quân, Yamamoto cực lực phản đối những hành động quá phiêu lưu kể trên của phe Lục quân. Họ không phải là những người hiếu hòa gì, nhưng họ biết rằng lực lượng quân sự của Nhật chưa thể nào đủ sức đánh lại Hoa Kỳ. Tuy nhiên Yamamoto biết rằng chiến tranh không thể nào tránh khỏi, và ông ráo riết chuẩn bị lực lượng Hải quân trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

        Năm 1940, Hoàng thân Fuminaro Konoye lập Tân Chánh Phủ và ký minh ước với phe Trục gồm Đức-Ý-Nhật. Ít ngày sau, ông hội kiến với Yamamoto để bàn về việc chuẩn bị Hải quân khi chiến tranh xảy ra. Yamamoto cho ông biết dứt khoát rằng Hải quân chưa sẵn sàng chiến đấu được:

        « Nếu bắt buộc phải tham chiến lúc này, bất kể tới mọi hậu quả, chúng tôi có thể đánh trong vòng sáu tháng hay một năm với Mỹ. Nhưng sau đó nếu kéo dài hơn nữa thì tôi không dám tin tưởng gì. Dù sao thì Minh ước gia nhập Khối Trục cũng đã được ký kết rồi, không thể thay đổi gì được. Nhưng tôi xin Thủ Tướng cố tránh việc gây hấn với Mỹ. »

        Trong một lá thơ gởi cho Lãnh Tụ Nghiệp Đoàn Lao Động Nhật, Yamamoto viết :

        « Tôi thực lấy làm bối rối khi nghe được lời tuyên bố rằng Ngài sẽ yên trí khi thấy Yamamoto kéo Hạm Đội ra Thái Bình Dương. Tôi xin nguyện đem hết sức mình để đền ơn non nước theo đúng phương châm của Thiên Hoàng đã đề ra « Địch yếu ta không khinh, địch mạnh ta không sợ ».

        « Tuy nhiên, một khi xảy ra chiến tranh giữa ta với Mỹ thì dù có đánh chiếm được Guam và Hawaii, hay Phi luật tân và San Francisco, cũng chưa ăn thua gì. Chúng ta phải tiến thẳng tới Hoa Thịnh Đốn, và ký một Hiệp ước với hộ ở đó. Tôi lo lắng không biết các chánh khách và dân chúng nước ta có nghĩ tới điều đó và chuẩn bị sẵn sàng hay chưa ? »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:29:25 am »


        Khi Hải Quân nghe được tin một Tổ chức cực hữu do Shinpati cầm đầu liệt Yamamoto vào danh sách những nhân vật cần thủ tiêu, lập tức Bộ Trưởng Hải Quân Yonai gởi ông ra khơi với chức vụ Tư lệnh Hạm đội Hỗn hợp tại Thái Bình Dương. Đó là chỗ tuyệt đỉnh danh dự của Hải quân.

        Từ đó tới khi chiến tranh xảy ra, Yamamoto còn hai năm nữa để chuẩn bị. Quan sát cuộc thực tập đầu tiên của Hạm đội, ông thấy các phi cơ trên Hàng không mẫu hạm mới chỉ bắt đầu tập sự điều động. Họ cần phải tập luyện thuần thục nhanh nhẹn để phù hợp với chiến lược mới. Ngay từ năm 1909, Hải quân Nhật đã có sẵn một kế hoạch chiến tranh với các Hạm đội Mỹ bằng cách nhử cho địch chiếm phía Tây Thái Bình Dương, và sau đó mới điều động hỏa lực tối đa để quay lại tiêu diệt địch. Sau mấy tháng giữ chức Tư Lệnh Hải quân tại Thái Bình Dương, Yamamoto đã đưa Hạm đội Nhật đi xa hơn về phía Đông tới tận quần đảo Marshall để đấy mạnh chiến lược công nhiều hơn thủ.

        Những tập luyện kiên nhẫn và chăm chỉ đã khiến Hải quân Nhật đạt được những bước tiến rất dài và trở nên tinh nhuệ. Tháng Tư năm 1940, trong khi đứng trên Soái hạm Yamato quan sát một cuộc thực tập ngoài khơi, Yamamoto trầm ngâm nhìn đoàn máy bay đang đâm nhào xuống các Hàng không mẫu hạm và chiến hạm chạy trồn zích zắc theo hình chữ z. Các sĩ quan trong Bộ Tham mưu ước tính có tới hơn phẫn nửa chiến hạm bị phi cơ loại khỏi vòng chiến. Đô đốc Fukudome lên tiếng : « Xem tình hình này thì không một Hạm đội nào đủ sức chống lại khi bị phi cơ thả thùy lôi tấn công. »

        Yamamoto nhìn ông ta : « Nếu phi cơ thả thùy lôi bất ngờ ào tới thì Hạm đội chắc chắn kể như phải bị tiêu diệt.»

        Từ hôm đó Fukudome không thấy Yamamoto nhắc gì tới vấn đề máy bay thả thủy lôi nữa. Mãi cho tới khi có tin cho hay phi cơ thả thùy lôi của Anh đã đánh chìm hai chiến hạm Ý neo tại Taranto, Yamamoto mới yêu cầu tùy viên Hải quân tại Rome và London gởi báo cáo với đầy đủ chi tiết cho ông về trận đánh này. Sau đó, vào tháng Chạp năm 1940, Fukudome hết sức ngạc nhiên khi nghe Yamamoto nói với ông :« Bây giờ mình có thể sửa soạn tần công Trân Châu Cảng được rồi. » Đây là lần đầu tiên người ta nghe ông nói tới chuyện đánh căn cứ Hải quân của Mỹ tại Thái Bình Dương.

        Giọng Yamamoto đầy vẻ phấn khởi : « Anh liệu tìm cho tôi một người để thảo kế hoạch cho cuộc hành quân. Cần một người có kinh nghiệm và đầu óc không bị ảnh hưởng bởi các nguyên tắc hành quân cổ điển. Tôi muốn biết đầy đủ mọi khía cạnh của việc xử dụng máy bay thả thùy lôi của Không lực Hạm đội trong trận tấn công này. Và điều cần là anh đừng tiết lộ cho bất cứ ai chuyện này, kể cả các sĩ quan trong Bộ Tham mưu. »

        Fukudome đề nghị giao công việc cho Đề đốc Ohnishi, hiện là một lý thuyết gia về vấn đề không lực Hạm đội. Được hỏi ý kiến, Ohnishi lại tiến cử Đại tá Genda, một sĩ quan nhiều kinh nghiệm nhất trong việc chỉ huy Không lực Hạm đội. Khi được triệu tới, Genda nhìn sơ vào kế hoạch một cách say sưa và thốt lên : « Khó lắm, nhưng có thể được !»

        Mặc dầu được bảo mật rất cấn thận, kế hoạch đánh Trân Châu Cảng vẫn lọt tới tai các viên chức cao cấp ở Tokyo. Trong một cuộc tiếp tân tại Tòa Đại Sứ Peru ở Tokyo vào hối tháng Giêng, một nhà ngoại giao Nhật lúc vui miệng đã tiết lộ : « Hạm đội Mỹ rồi sẽ biến mất. » Đại Sứ Grew của Hoa Kỳ nghe và vội vã báo cáo ngay về Hoa Thịnh Đốn.

        Báo cáo này được chuyến tới Đô đốc Kimmel, tân Chỉ Huy Trưởng tại Trân Châu Cảng, kèm theo nhận xét của sở Tình báo Hải quân, cho đây là một tin đồn không xác thực.

        Tới tháng Tư, Ohnishi và Genđa trình cho Yamamoto một kế hoạch sơ khởi với các nét chánh mệnh danh là Cuộc Hành quân z, và nêu lên hai khó khăn là vấn đề thả thùy lôi ở mực nước cạn tại Trân Châu Cảng, và việc làm sao để giữ được yếu tố bất ngờ cho tới phút chót. Hy vọng thành công của kế hoạch được ước định là 60 phần trăm. Sau khi xem, Fukudome gạt mức độ hy vọng xuống còn 40 phần trăm,

        Yamamoto không hề nản chí trước các khó khăn trên. Trong vòng tháng Năm, việc tập luyện các phi Cơ thả thủy lòi ở mực nước cạn được tiến hành ráo riết. Những phi công giỏi nhất được lựa chọn. Nơi luyện tập là vịnh Kagoshima, ở đây mực nước tương tự như tại Trân Châu Cảng. Máy bay cất cách từ Hàng không mẫu hạm, bay tới nhào lộn trên các mục tiêu giả được coi là các chiến hạm Mỹ. Dân chúng tại thị xã Kagoshima ngày nào cũng thấy máy bay bay tới nhào lộn gần bờ biển. Họ không hiểu tại sao, và bảo nhau : «Chắc bọn lính muốn làm trò xiếc !»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:42:48 pm »


        Ở gần đó, một nhóm phi cơ khác do Đại tá Fuchida chỉ huy cũng đang nhào lộn, trút bom đạn xuống các mục tiêu được coi là chiến hạm Mỹ. Ngoài ra, còn một nhóm phi công khác nữa cùng với Genda và một chuyên viên thùy lội, thí nghiệm các loại thùy lôi xử dụng ở mực nước cạn. Tất cả phi công tham dự chỉ được cho biết là họ sẽ tham dự một cuộc hành quân đặc biệt. Những sĩ quan cao cấp như Fuchida cũng đoán biết phần nào sự bí mật. Một hôm Fuchida được Genda cho hay: «Tụi mình được chọn để đánh Trân Châu Cảng, nhưng đừng có nôn nóng.»

        Vào tháng tư, Fukudome khiến Đề Đốc Kusaka, sĩ quan trong Bộ Tham mưu của Đệ Nhất Không đoàn Hạm đội, phải ngạc nhiên khi giao cho ông ta một xấp tài liệu có ghi đầy đủ các chi tiết mới nhất về Trân Châu Cảng do các gián điệp thâu thập được, nhưng không có một lệnh hành quân nào kèm theo. Fukudome bảo Kusaka : « Cái còn thiếu đó là việc mà anh phải làm. »

        Kusaka không tin, và vội chạy tới Soái hạm Yamato hỏi lại Yamamoto. Sau khi được ông này xác nhận cho biết sự thật đúng như vậy, Kusaka lắc đầu : « Chuyện này hấp dẫn thực, nhưng quá liều lĩnh, không thể thực hiện được. Chắc Đô Đốc Nagumo không chịu. »

        Yamamoto mỉm cười : « Eộ anh tưởng đây là chuyện mơ mộng của tay cờ bạc, và coi tôi chi là một người biết đánh phé thôi phải không ?» Sau đó Yamamoto kéo Kusaka đi chỗ khác nói chuyện riêng để khỏi làm ông ta bị mất mặt với các sĩ quan và giải thích, dẫn dụ cho ông ta theo kế hoạch này. « Muốn thắng Hoa kỳ, ta chỉ còn có cách hy vọng vào trận đánh bất ngờ này mà thôi. Tôi cần được anh giúp đỡ. Nếu Nagumo không chịu thì anh làm ơn thuyết phục ông ta dùm tôi. »

        Sau này Kusaka đã tâm sự với một người bạn : « Thái độ cư xử khéo léo của Yamamoto như vậy thì làm sao mình từ chối được. » Thế là Kusaka bắt đầu viết một kế hoạch tỉ mỉ về việc xử dụng các Hàng không Mẫu hạm với những loại phi cơ thả thủy lôi, phi cơ oanh tạc ở độ thấp và độ cao.

        Cuối mùa Hạ sang mùa Thu, Yamamoto vẫn tiếp tục công việc tập luyện. Ông muốn chắc chắn rằng các phi công Nhật có thế vượt qua được mọi trở ngại. Bây giờ ông mới bắt đầu đưa Hạm đội vào vùng trung điểm Thái bình dương, dàn các chiến hạm dọc theo một chiến tuyến ngang qua Hawaii, Midway và quần đảo Aleutian.

        Tháng chín, Yamamoto đem kế hoạch về Đông Kinh trình lên Bộ Tống Tham mưu Hải quân. Ở đây mọi người không lấy gì làm sốt sắng cho lắm. Nhất là Tổng Tham mưu trưởng, Đô Đốc Nagano có vẻ không chấp thuận. Tuy nhiên, các cuộc họp tại Bộ Tổng tham mưu vẫn trở nên gay cấn khi mọi người bàn tới một kế hoạch tấn công đồng đều một lúc khắp nơi từ Mã Lai, Miến Điện cho tới vùng trung điểm Thái bình Dương và Phi luật Tân, Riêng chỉ có Hawaii là mọi người đểu tỏ vẻ e ngại. Vì dù cho có tiêu diệt được Hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng, Nhật cũng sẽ phải trả một giá rất đắt có thể sẽ bị mất vài ba Hàng không Mẫu hạm. Tham mưu trường Nagano cho rằng kế hoạch này quá táo bạo, không phù hợp với các nguyên tắc chiến lược căn bản của Hải quân Nhật. Ngoài ra, ông còn nói phải chờ xem kết quả cuộc dàn xếp của Đại sứ Nomura và Kurusu tại Hoa Thịnh Đốn ra sao đã.

        Yamamoto trở về Hạm đội và ráo riết chuẩn bị, coi như Bộ Tống tham mưu đã chấp nhận hoàn toàn cuộc hành quân rồi. Ngày 9 tháng Mười, ông triệu tập một cuộc họp với hàng trăm sĩ quan trên Soái hạm Yamato trong vịnh Hiroshima, kêu gọi mọi người phải sẵn sàng đối phó với chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ông nhìn thẳng vào mặt mọi người như thế muốn truyền cho họ sự can đảm, cương quyết của mình.

        Lúc này các biến cố bắt đầu dồn dập xảy ra. Hoàng thân Konoye đã từ chức để Tướng Tojo lên lập Nội các mới. Nhưng Nagano vẫn không chấp nhận kế hoạch đánh Trân Châu Cảng. Một buổi tối, ngồi một mình với viên sĩ quan tùy viên Watanabe, Yamamoto đập mạnh nắm tay lên mặt bàn : « Tôi sẽ từ chức. Nếu không chấp nhận kế hoạch này thì kể như cuộc chiến không có tôi.» Nhưng sau đó ít ngày thì Yamamoto nhận được lệnh từ Bộ Hải quân cho phép tiến hành kế hoạch hành quân z.

        Cuộc chuẩn bị trở nên vô cùng gấp rút, vì thời gian thật cấp bách. Viễn tượng chiến tranh mỗi lúc một gần thêm. Trong một lá thơ gởi cho ngươi bạn học cùng lớp, Yamamoto viết :

        « Thực là một cuộc chiến tranh định mệnh. Lúc nầy chỉ còn một người duy nhất có thể cứu vãn được tình thế để chiến tranh đừng xảy ra, là Thiên Hoàng. Nhưng trong tình thế này, ai cũng thấy điều đó thật vô cùng khó khăn cho Ngài.»

        Sự can thiệp của Thiên Hoàng mà Yamamoto mong đợi đã không tới. Hoàng Đế Hirohito im lặng ngồi nghe, không nói năng gì khi Thủ Tướng Tojo tuyên bố trước phiên họp của Hội đồng Nội các : « Hoa kỳ và Anh quốc hiện đang đe dọa quyền lợi và sự sống còn của Nhật Bản. Quân Đội đã sẵn sàng. Để tự vệ, chúng ta không còn cách nào hơn là tuyên chiến với Anh-Mỹ.»

        Thiên Hoàng lẳng lặng rút lui trước sự đồng thanh chấp nhận tuyên chiến của Nội Các.

        Ngay lúc đó, các lực lượng hành quân của Yamamoto tiến tới địa điểm hẹn gặp bí mật.
Logged

Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM