Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:18:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14758 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:09:52 am »


CHƯƠNG XXXI

        SAU khi quân chiếm đóng thiết lập xong các cơ sờ, Hideki Tojo ý thức được thế nào cũng có nhiều chuyện xảy tới đối với cá nhân ông. Những chuyện đó lành dữ ra sao, ông chưa thể nào biết rõ một cách chắc chắn. Ông bảo phu nhân nên dọn về ở với các con tại Kyushu ; còn ông cần phải ở tại Thủ đô. Phu nhân đã thu xếp đồ đạc sẵn sàng ra đi: nhưng bà còn cố ở nán lại ít ngày, vì không nỡ để ông một mình trong những giờ phút này.

        Tojo đã linh cảm thấy số phận các nhà lãnh đạo quân chiếm đóng đã dành cho ông không thể nào tránh khỏi. Qua những lời tuyên bố của họ, không ai còn nghi ngờ gì về điều đó. Nhất là cứ nhìn về các cuộc săn đuổi những lãnh tụ Đức quốc xã còn sống sót sau chiến tranh thì đủ biết. Là một Thủ Tướng lãnh đạo Nội các tuyên chiến với Mỹ, tên ông chắc chắn sẽ đứng đầu trong danh sách truy nã của họ.

        Việc đầu tiên của ông là sang hỏi bác sĩ Suzuki ở cạnh nhà xem vị trí trái tim nằm ở chỗ nào. Tojo cẩn thận lấy mực tàu khoanh một vòng tròn để đánh dấu chỗ đó. Ông nói với phu nhân : « Sống chết đối với anh không thành vấn để. Đã là một chiến sĩ thiì lúc nào cũng phải sẵn sàng chết ». Nhưng điều khiến ông băn khoăn chưa dám chết, là vì ông cho rằng nếu ông không sống để nhận lãnh trách nhiệm của cuộc chiến tranh này, liệu những kẻ chiến thắng có làm liên lụy tới Thiên Hoàng hay không ? Chắc không đời nào chúng dám làm như vậy. Nhưng dù sao cũng vẫn phải đề phòng. Quân chiến thắng Mỹ không đưa ra lời bảo đảm nào đối với việc tôn trọng Thiên Hoàng. Hon nữa dư luận tại Mỹ và các nước trong phe của họ đòi hỏi phải hỏi tội Nhật Hoàng về vần đề khai chiến của Nhật, và coi Ngài là một tội phạm chiến tranh. Trước khi quyết định đầu hàng, các nhà lãnh đạo Nhật đã băn khoăn, lo ngại nhất về vấn đề nầy. Nhưng sau cùng họ đã đi tới suy luận : Tuyên ngôn Potsdam tuy không cam kết bảo đảm tánh cách bất khả xâm phạm của Thiên Hoàng và uy quyền của Hoàng gia, nhưng ngược lại họ cũng không có lời lẽ nào lên án Ngài. Do đó các nhà lãnh đạo Nhật tin tưởng Nhật Hoàng sẽ được quân chiến thắng tôn trọng.

        Nhiều nhân vật khác cũng đã lưu ý tới việc Tojo có thể tự xử, và hậu quả gây ra do cái chết của ông có thể làm cho quân Mỹ bắt tội Thiên Hoàng. Vào một ngày đầu tháng Chín, Tổng trưởng chiến tranh là Tướng Shimomura, gởi thơ cho Tojo, yêu cầu ông tới Bộ chiến tranh. Tại đây Tojo cho Shimomura biết ý định của ông là viết một tờ tự khai cho Tướng MacArthur, nhận lãnh mọi trách nhiệm khai chiến và điều khiển chiến tranh của Nhật. Ông sẽ cho Tướng địch biết chính ông là người ép buộc nước Nhật tham chiến. Tojo nói, ông không muốn bị đưa ra trước tòa, nơi mà « người chiến thắng sẽ xét xử kẻ chiến bại ». Shimomura bảo ông : Cách tốt nhất để bảo vệ Thiên Hoàng là Tojo hãy nhận lãnh trách nhiệm trước công chúng và khuyên Tojo nên nghĩ lại ý định tự xử.

        Tojo có thể sẽ thoát được bản án của Đồng minh nêu ông biết được rằng họ cũng phân vân không biết phải quyết định thế nào đối với ông, Hơn hai tuần trôi qua, nhưng vẫn không thấy họ đã động gì tới số phận của ông. Tojo nghĩ rằng đầu sao đi nữa, chắc bạn bè ông hiện đang còn tại chức trong Chánh phủ thế nào cũng biết trước và cho ông hay. Nhưng theo lời thuật lại của bà Tojo, thì lúc đó gia đình bà vẫn sống bình thản không có chuyện gì xảy ra.

        Tuy nhiên có nhiều nguồn dư luận về phía dân chúng Nhật nổi lên bất lợi cho Tojo càng ngày càng mạnh, khiến Chánh phủ Nhật cảm thấy lo ngại cho ông. Họ không phản đối ông về tội gây ra chiến tranh. Nhưng họ lên án Tojo về việc không chiến thắng được địch quân. Các phần tử quá khích có thể mưu toan ám sát ông. Theo lời thuật lại của Takamatsu, một ký giả của báo Mainichi lúc đó thì Bộ Nội vụ đã dự định một kế hoạch đưa ông đi khỏi Tokyo một cách bí mật.

        Vỉ sợ đánh động dư luận lúc đó đang chú ý nhiều tới Tojo, nên Bộ Nội vụ định mượn xe của Hãng Thông tấn Domei bí mật đưa ông tới nhà ga Ueno ở ngoại ô Tokyo Và từ đó, ông sẽ đáp xe lửa về nhà vợ ông ở Kyushu.

        Nhưng sau đó kế hoạch này không thành vì Bộ Tư lệnh chiếm đóng Mỹ bắt đầu có những hành động và quyết định đối với Tojo. Mở đầu là cuộc viếng thăm của một số ký giả Tây phương. Họ đi xe tắc xi với một thông dịch viên tới thăm ông. Tướng Tojo tiếp đãi họ một cách lịch sự, mời mọi người ngồi trên ghế đá ờ ngoài vườn, vừa hút thuốc vừa nói chuyện. Lúc đó ông mặc quần cụt, da đen xậm vì cả ngày chăm chú trồng rau ngoài vườn. Các ký giả nhận thấy ông cố gắng giữ vẻ bình tĩnh bề ngoài, nhưng bên trong hơi bối rối. Một vài nhà báo xưa nay vẫn nghe phong phanh ông giống Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ, nhưng nay gặp Tojo, họ thấy ông ăn nói hiền lành và bình thản : « Tôi không thể tuyên bố gì liên quan tới chánh trị hoặc chiến tranh, vì lúc này tôi đã về hưu và chỉ còn là một nông dân. Tuy nhiên tôi tin cuộc chiến Nhật Bản đã tham dự là đúng, và tôi hoàn toàn lãnh mọi trách nhiệm. Có thể nước các ông sẽ không đồng ý như vậy, nhưng sau này lịch sử sẽ phê phán. » Tojo không nhận ông là một tội phạm chiến tranh, vì theo ông, vấn đề đó chỉ căn cứ vào việc chiến thắng hay chiến bại của nước đã tham chiến.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:10:23 am »


        Tojo biết rằng cuộc thăm viếng của các nhà báo Mỹ là một báo hiệu cho những hành động của Đồng minh sắp diễn ra đối với ông. Ông dành thì giờ nghỉ ngơi và viết chúc thư. Trong đó, Tojo yêu cầu đám tang của ông được tổ chức giản dị tại Kyushu. Tuy nhiên, trường hợp quân chiếm đóng đòi, thì ông cũng bằng lòng để Chánh phủ giao xác ông cho họ. Ngày 10 tháng Chín, ông ngồi vào bàn dùng viết lông viết những lời di chúc cuối cùng. Ông cầu xin Thiên Hoàng tha tội vì sự chiến bại nhục nhã do ông gây ra cho đất nước. Tojo nói : «Thần xin lấy cái chết để đền tội với Bệ hạ, dân tộc, và các chiến sĩ. Hướng về Hoàng cung, Thần xin cầu chúc Bệ hạ và dân tộc Nhật Bản muôn đời thịnh trị». Ông mong mỏi sau khi chết, hồn ông sẽ theo phù hộ cho Tổ quốc được thái bình và thịnh vượng.

        Hôm sau, trong lúc bà Tojo đang tiếp vợ của ông Chỉ Huy trưởng Hiến Binh Kempeitai trước kia đem biếu ông ít bánh, thì mọi chuyện xảy tới. Lúc đó ông vừa ăn cơm trưa xong và đang ở trong thư phòng. Bà Tojo vừa để bánh lên mặt bàn và định pha trà mời khách thì bên ngoài có tiếng gõ cửa. Bà kể lại :

        « Một cảnh sát viên cho tôi hay, bên ngoài có chuyện lộn xộn. Tôi liền vô thư phòng báo cho Tojo. Nhưng Tojo bảo tôi phải đi về Kyushu ngay. Vâng lời, tôi xách giỏ và nón đi ra. Trước khi đi, tôi còn dặn ông hãy bảo trọng thân thể và giữ bình tĩnh ».

        « Lúc đó trong nhà có viên cảnh sát quen Hatakeyama và một Hiến binh tên là Kakiuchi. Tôi dặn họ săn sóc ông. Nhưng hai người cho tôi hay ông đuổi họ ra và khóa cửa lại».

        « Tôi đi vòng lối sau ra đường, Lúc đi ngang nhà tôi thầy có bốn năm chiếc xe Jeep và biết rằng mọi chuyện bắt đầu xảy ra. Cảnh tượng càng lúc càng trở nên hồi hộp và tôi cảm thầy không thể nào bỏ đi lúc này được. Vòng qua phía cổng sau của nhà bác sĩ Suzuki; tôi vô nhà ông và đứng ngó qua cửa nhà mình. Nhiều lính từ trên xe Jeep bước xuống. Có lẽ đó là quân cảnh. Họ tiến tới gõ cửa phòng khách, nhiều người khác đứng ở ngoài vườn ».

        « Nhà tôi mở cửa sổ/ hỏi những người đang đứng, có ai nói được tiếng Nhật hay không ? Một người trong bọn tiến ra. Ông hỏi y những ngươi này là ai, tới có mục đích gì. Hắn cho biết, họ là lính Mỹ, tới để mời ông đi. Tojo hoi trát đòi. Họ trình ra. Ông mỉm cười, nhưng hình như gương mặt có nhiều nét lo lắng. Sau khi trao đổi vài câu nữa, ông đóng cánh cửa sổ lại và sau đó chừng một phút, tôi nghe một tiếng súng nổ. Quỳ xuống đất tôi lâm râm cầu nguyện cho ông. Chắc lúc đó ông đau đớn nhiều lắm. Sau này tôi được viên cảnh sát kể lại những chuyện xảy ra bên trong.

        « Vừa nghe tiếng súng nổ, lập tức MP phá cửa thư phòng xông vô và thấy Tojo ngồi ngã người trên ghế, mặt nhìn thẳng về phía trước. Bộ quân phục vẫn treo trên giá. Ông mặc quần áo thường, đã tự bắn vào tim.

        « Hatakeyama vội vàng chạy lại cạnh Tojo và thấy mồ hôi ông ra ướt cả trán, máu đó thẳm ướt một khoảng áo ở ngực. Ông kêu khát. Hatakeyama vội vàng chạy đi lấy một ly nước đem tới. Ông uồng hết và xin thêm. Anh ta đem ly nữa tới, nhưng một người Mỹ ngăn lại, ra hiệu bảo làm vậy không tốt, và họ vội vã đi tìm bác sĩ. Tôi thấy một chiếc xe Jeep phóng đi, và sau này được biết họ đã đưa ông tới bệnh viện Ebara.

        « Sau đó bà bác sĩ Suzuki cho tôi hay, lính Mỹ có thể tới xét nhà bà. Tôi không muốn để bà phải lo lẳng, nên vội vàng tới ở nhờ nhà họ hàng tại Tsurumaki ».

        Một ký giả Mỹ sau này thuật lại, khi nhìn thay cảnh tướng Tojo tự tử trong thư phòng, một sĩ quan Mỹ vội la lên : «Không được để tên khốn đó chết. Phải bắt sống y». Tojo bị chảy máu rất nhiều nhưng có điều lạ là ông vẫn còn sống. Ông cố gượng nói những lời cuối cùng với một ký giả Nhật. Ông này liền dịch lại cho các báo Mỹ : «Bảo với MacArthur đừng hành hạ xác tôi. Tôi yêu cầu được đối xử như mặt chiến sĩ.» Một bác sĩ người Nhật xem vết thương của ông và tuyên bồ không thể cứu được nữa, mặc dù viên sĩ quan Mỹ ra lệnh cho ông ta phải cố gắng cứu sống Tojo. Quần áo Tojo bê bết máu. Các phóng viên nhiếp ảnh liên tiếp chụp hình ông.

        Có lẽ điều khiến Tojo tức giận nhất là ông đã được một bác sĩ quân y Mỹ cứu sống. Bác sĩ Johnson tới cùng với xe cứu thương. Với thói quen nghề nghiệp, lập tức ông bắt tay ngay vào Việc cứu chữa nạn nhân. Sau khi xem xét vết thương, ông liền cho truyền máu và chích một mũi morphine. Tojo lần lần tỉnh lại và sau đó được đưa ngay vô nhà thương. Tại đây ông được tiếp tục truyền thêm máu của Mỹ vào người và chích thêm penicilline. Sau mấy ngày sống trong tình trạng nguy ngập, cuối cùng Hideki Tojo đã được cứu sống, cho tới ngày ông bị xử tử. Khi tỉnh lại ông luôn luôn đòi phải được chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:10:40 am »


        Dư luận dân chúng Nhật chỉ trích Tojo bắt đầu từ lúc Saipan thất thủ. Bây giờ những lời chỉ trích đó đã lên tới độ cao nhất. Mọi người đều nguyền rủa ông là nguyên nhân gây ra sự bại trận nhục nhã của nước Nhật. Ký giả Tiltman của một nhật báo Mỹ lúc đó viết: «Nước Nhật đang cần có một con vật tế thần, và chắc chắn Tojo phải đóng vai đó». Nhiều người gọi ông là «Thằng ngu xuấn». Một vở kịch được diễn trên sân khấu ở Tokyo để chế diễu ông. Trong đó có cảnh một sĩ quan hầu cận trình cho iTojo coi một báo cáo nói mười bảy chiến hạm Nhật vừa bị đánh chìm. «Tojo» thản nhiên ra lệnh : «Đổi lại là mười bảy tầu Mỹ, và làm bản tin cho phổ biến ngay.» Khi tin Tojo tự tử tung ra, nhiều thơ từ đã được gởi tới cho bà Tojo. Có những lá thơ an ủi, chia buồn với bà, nhưng phần nhiều là nhục mạ và xỉ vả. Chẳng hạn có thơ đề nghị sẽ gởi biếu nhiêu cỗ quan tài cho tất cả mọi người trong gia đình ông và nói: «Các người nên bò vô trong quan tài đó mà chết phứt đi cho rồi».

        Một luật sư danh tiếng Nhật biện hộ cho Tojo và theo ỏng ta thì « Tojo chính là người đích thân chịu trách nhiệm về chiến tranh. » Không những dư luận chỉ trích ông về tài lãnh đạo, mà họ còn gán cho ông cả tội tham những, hối lộ, và cho rằng ông đã nhận tiền của những nhà tải phiệt và kỹ nghệ. Sau này một ủy ban điều tra đã chánh thức xác nhận không hề có chuyện đó.

        Thêm vào đó nhà văn Shiro Ozaki còn viết một cuốn: sách nói là trong lúc chiến tranh đang ở vào giai đoạn tuyệt vọng nhất trong năm 1944, Tojo vẫn dấu một vũ nữ trẻ đẹp tại khách sạn Sagano để cùng với cô này bí mật hú hí với nhau. Bà chủ nhà hàng Sagano đã cho chuyện đó là hoàn toàn bịa đặt. Bà nói : « Tojo không phải là loại người như vậy.»

        Tojo đã bị dân chúng Nhật nguyền rủa. Họ cho là ông giả vờ tự tử, cố tình bắn sai trái tim để sau này được xét xử khoan hồng. Báo chí Tây phương, khi tường thuật về việc ông tự tử không thành, cũng tỏ ý chế diễu, cho là ông sẽ bị xét xử về hai tội : gây ra chiến tranh và tự tử không chết. Sau này có thành ngữ : « Mầy là đồ Tojo, tự từ cũng không chết. »

        Nhưng ông Kimpei Sheba, chủ bút một nhật báo, thì lại tìm cách minh oan cho Tojo. Ông nói : « Trước đây tôi từng bị Hiến binh Kempeitai bắt giam vì tình nghi là thân Mỹ. Tôi rất oán hận Tojo. Nhưng sau khi điểu trạ về việc tự tử không chết của ông, tôi nhận thầy viên đạn chỉ cách trái tim một sợi tóc. Sở dĩ có chuyện đó là vì vết mực làm dấu vị trí trái tim của ông đã bị nhích lên do cứ động khi ông thở. Đó hoàn toàn là một chuyện rủi ro, chớ không phải ông cố tình bẳn trệch ». Shiobara, một vị luật sư biện hộ tại tòa án quân sự quốc tế xử tội phạm chiến tranh cũng có lập luận tương tự : Sự rủi ro này, theo ông, thường xảy ra đối với nhiều người muốn tự từ. Sự kiện là nếu không nhờ tài cứu chữa hữu hiệu kịp thời của bác sĩ Johnson, thì Tojo đâu còn sống.

        Theo giải thích của bà Tojo thì sở dĩ viên đạn đi sai như vậy là vì ông đã cầm súng tay trái để bắn vô trái tim ở bên trái lồng ngực, ông là người thuận tay trái.

        Cũng có người chỉ trích Tojo là không thực tâm muốn tự xử. Bằng cớ là tại sao ông không dùng kiếm mố bụng như các tướng lãnh khác ? Theo lời giải thích của bà Tojo thì trong phòng ông lúc nào cũng có sẵn hai thanh kiếm, một dài, một ngắn, mà chính ông đã sắp sửa như để dành riêng cho cái chết của mình. Nhưng bà không hiểu được lý do tại sao ông lại dùng súng. Những người chỉ trích ỏng lập luận rằng vì chủ ý dùng súng và không muốn chết, nên ông mới hỏi bác sĩ chỉ cho vị trí của trái tim.

        Sự thực là Tojó quả tình chưa muốn chết thực. Ông muốn sống để được ra trước tòa khai nhận mọi trách nhiệm về chiến tranh để bảo vệ cho Thiên Hoàng khỏi bị liên lụy. Sau đó ông định sẽ dùng kiếm tự xử theo nghi thức thần đạo Hara-kiri. Tuy nhiên, ông lại sợ bị bắt và sợ bị làm nhục. Điều ông lấy làm ghê sợ nhất là « Bị bắt nhốt vô chuồng và gởi về Hoa thịnh đốn.» Chính vì vậy mà ông phải đề phòng một cách tự tử thứ hai mà súng lục. Phương tiện này, ông sẽ xử dụng khi bị bắt bất ngờ, không có thời giờ để dùng tới kiếm. Có lẽ hôm đó, khi thấy quân cảnh Mỹ và các phóng viên báo chí kéo tơi một cách ồn ào bất ngờ quá, nên ông bị xúc động và đã dùng súng thay vì dùng kiềm. Sau này tại nhà tù Sugamo, ông cố nói với bà Tojo . « Đối với một Tướng lãnh Nhật, họ không thể mời bằng phương tiện võ lực như vậy. » Một điều chắc chắn là Tojo bị giằng co giữa hai ý tưởng : Một đàng muốn sống để khai những lời nhận lãnh trạch nhiệm thay cho Nhật Hoàng trước tòa án. Đàng khác ông muốn chết trước khi bị đưa ra tòa xét xử một cách nhục nhã trong tay của những kẻ chiến thắng.

        Đêm hôm đó, sau khi chồng bị đưa đi rồi, Bà Tojo cho là ông đã chết và quỳ cầu nguyên cho ông suốt đêm tại nhà một người bạn. Nhưng sáng hôm sau, nghe tin đài phát thanh loan báo Tojo đã được cứu sống, bà càng cảm thầy thương chồng hơn. Bà nghĩ rằng : «Có lẽ như vậy ông còn đau khố hơn là cái chết» Bà ước ao : «Phải chi lúc này có người nào cho ông một liều độc được, ông sẽ cảm thây đỡ khổ hơn».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:15:55 pm »


CHƯƠNG XXXII

        Tojo bình phục một cách mau chóng. Sau khi ra khỏi bệnh viện, ông được đưa tới ở trại Omori một thời gian, Omori trước đây là trại giam tù binh Đồng Minh, và cuối cùng bị đưa vô nhà tù Sugamo. Tại đây Tojo gặp nhiều bộ mặt quen thuộc như Bá tước Kido, cựu Chưởng ấn của Nhật hoàng ; Araki, ông Tướng hăng hái hô hào mở rộng Đế quốc Nhật ; các Tướng Doihara và Itagaki, từng đóng vai chánh trong vụ chiếm Mãn Châu ; Tướng Matsui, người chịu trách nhiệm cuộc tàn sát, cướp bóc, hãm hiếp ở Nam kinh trước đây; Tướng Umezu và Shigemitsu, mấy tuần trước đã đại diện Nhật ký tên vô văn kiện đầu hàng trên chiến hạm «Missouri»; Matsuoka, cựu ngoại trưởng đã đưa Nhật rút ra khỏi Hội Quốc Liên và gia nhập phe Trục. Ngoài ra, còn nhiều nhân vật quân sự và dân sự khác nữa như : Bác sĩ Okawa, một trong những người sáng lập ra đảng Hắc Long, ông này gặp lại người bạn quen thuộc là Đại tá Hashimoto, người chỉ huy các cuộc bắn phá chiến thuyền Anh-Mỹ tại Hương cảng trên sông Dương Tử năm 1938. Hoshino và Đô đốc Sbimada, cựu Tổng trưởng trong Nội các chiến tranh của Tojo trước đây, lúc này cũng có mặt đông đủ. Ngoài ra còn có các cựu Thủ Tướng Hiranuma, Hirota, và Koiso, cầm đầu những Nội các trước và sau Tojo.

        Trong số các nhân vật có tên trong danh sách tội phạm chiến tranh, nhưng Mỹ không bao giờ bắt được họ, người ta thấy tên tuổi Hoàng thân Konoye nổi bật hơn cả. Ông đã uống thuốc độc tự vận đêm 16 tháng Chạp năm 1945, trước khi bị gọi tới trình diện tại khám đường Sugamo. Bên cạnh xác ông, người ta thấy bài thơ Vực sâu của thi sĩ Oscar Wilde và một lá thơ tuyệt mạng. Trong đó, Hoàng thân nói ông không thể nào «chịu được cảnh bị bắt và bị xử trước một tòa án của người Mỹ... Thực là chuyện đáng tiếc khi thấy tên minh bị liệt vào danh sách tội nhân chiến tranh, vì từ bao nhiêu năm trước, tôi vẫn luôn luôn nỗ lực hoạt động nhằm mục đích hợp tác với Hoa Kỳ trong vùng Thái bình dương... Tình hình hỗn loạn và căng thẳng của thế giới hiện tại rối dần dần sẽ đi tới chỗ lắng dịu, thăng bằng... Chỉ lúc đó một sự phán xét công bằng trước tòa án của Thượng Đế mới có thể có được.» Tại các lãnh thổ chiếm đóng của Nhật ở hải ngoại cũng có vô số sĩ quan bị bắt. Tướng Yamashita, «con cọp Mã Lai», người hùng chiến thắng MacArthur tại Phi Luật Tân trước kia, giờ cũng cảm phận ngồi chung trong tù cùng với Tướng Homma để chờ ngày ra tòa.

        Vào tháng Hai năm 1946, bà Tojo từ Kyushu trở lại thăm chồng tại khám đường ở Tokyo. Đây là lần đầu tiên hai vợ chồng gặp lại nhau kề từ hôm ông bị bắt, và bà vội vã trở về Kyushu lánh nạn. Gặp lại nhau trong khám đường, Bà thấy Tojo có vẻ phấn khởi hơn trước, mặc dầu theo nhận xét của bà, cách đối xử với các tù binh tại đây không được tử tế cho lắm. Chỗ ăn chỗ nằm đều tồi tệ, và thực phẩm thiếu thốn. Cách đối xử với phạm nhân không được lịch sự. Hình như người Mỹ đã cố tình để cho các nhân vật này nếm thử mùi khổ sở của nhà tù, giống như cảnh lúc trước các tù binh Mỹ đã phải chịu ở trại giam Omori. Nhiều khi cai ngục có một vài cử chỉ khắt khe để thử coi tù binh có chịu tuân theo kỷ luật khám đường hay không. Nhưng dù sao cũng không có chuyện tra tấn dã man, bỏ đói, hành hạ, giống như cảnh các cai ngục người Nhật đã áp dụng đối với lính Mỹ trước đây Lúc này Tojo đã tỏ ra hoàn toàn bình thản, vui vẻ chờ ngày ra tòa để nhận lãnh trách nhiệm chiến tranh thay cho Thiên Hoàng. Ồng không còn muốn tự tử nữa. Tuy nhiên, các cai ngục vẫn đề phòng ông tìm cách tự tử, nên tịch thu cả cặp kiếng cận thị của ông.

        Sau khi chiến tranh chấm dứt, dân Nhật sống rất đói khổ, không quần áo, nhà ở, lương thực thiếu thốn. Vì vậy, tại khám đường Sugamo, các tù nhân tuy không được cung cấp mọi thứ nhưng so với bên ngoài, có thể nói họ vẫn tương đối đầy đủ hơn. Ngày 3 tháng 5 năm 1946, Tòa án Quân sự Quốc tế Viễn Đông bắt đầu xử phiên nhóm đầu tiên tại Bộ Tư lệnh Quân khu Tokyo. Trung tá Kenworthy, chỉ huy đơn vị Quân cảnh giữ an ninh tại Tòa, cho phép thân nhân được thăm viếng can phạm vào lúc Tòa ngưng xử từ 12 giờ tới 1 giờ trưa. Vì vậy bà Tojo thường dẫn con gái tới thăm ông vào dịp này, thường thường mỗi tuần hai lần. Người Nhật tự hạn chế các cuộc thăm viếng như vậy để khỏi làm phiền lính gác quá nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:16:15 pm »


        Có lần tới thăm ông, Bà Tojo cho ông biết có một vị chủ báo tên là Oishi đề nghị được giúp đỡ ông hàng tháng một số tiền là 10.000 yen (trị giá khoảng 60.000 đồng VN). Bà thuật lại ông chủ nhiệm Oishi đã nói với bà : «Tướng Tojo đã nhận tội thay cho cả nước. Nhưng chúng tôi không thể nhẫn tâm thấy gia đình ông không nơi nương tựa trong lúc này.» Tojo khuyên phu nhân nên nhận, và cảm thấy được an ủi phần nào khi thấy rằng không phải tất cả mọi người đều bỏ rơi ông. Qua kinh nghiệm đói khổ của nước Đức sau thế chiến I, Tojo đã nhìn thấy trước những khó khăn về kinh tế Nhật Bản sẽ phải chịu sau khi bại trận.

        Trung Tá quân cảnh Ken worthy là người được thuyên chuyển từ Manila ở Phi Luật Tân tới để trông coi khám đường Sugamo. Ở Phi, ông đã nhìn thấy lòng can đảm và chịu đựng của Tướng Yamashita. Tới Sugamo, Trung tá Kenworthy thêm cảm phục trước thái độ cư xử của Tướng Tojo. Sau này viên Trung tá Mỹ có viết một bài đăng trên báo Bungei Shunji kể lại như sau : «Mỗi lần nhìn qua chấn song của cửa sổ nhà giam Sugamo, tôi không hề có cảm tưởng minh là cai ngục và Tojo là tù nhân. Nhưng tôi nhận thấy Tojo chính là một bậc Thầy, và tôi chỉ là cậu học trò nhỏ. Thực vậy, cung cách cư xử của ông, nhất là các đức tánh chịu đựng, tha thứ, đã khiến Tojo trở thành vị lãnh đạo tại khám đường Sugamo đối với các bạn tù của ông, cũng như với các cai ngục mà định mạng đã khéo an bài để canh gác ông.»

        Trong phiên xử đầu tiên, luật sư Pal người Ấn độ, bác bỏ việc đem một số cá nhân ra xử sau khi nước họ đã thất trận. Nhưng đại diện Công tố viện, Keenan, lên tiếng trả lời cho rằng những chức vụ then chốt trong Quốc gia mà họ đã giữ trong thời kỳ chiến tranh, những hành động họ đã làm khiến những cá nhân hay nhóm người này không thể nào trốn tránh khỏi tránh nhiêm đối với những tội ác mà đồng bào của họ đã gây ra trong chiến tranh. Sau đó ông kết luận : «Những thủ tục tỉ mỉ tiến hành thận trọng trong thời gian lâu dài thâu thập tài liệu của phiên tòa này, khiến nó có một ý nghĩa rộng lớn hơn là việc xét xử những cá nhân.»

        Tòa bắt đầu chấp cung các bị can. Trước hết là bác sĩ Okawa. Ông này trong lúc bị hỏi cung luôn luôn lẩm bầm, vùng vằng, chửi bới, chớ không chịu ngồi yên như các bị can khác. Quân cảnh phải luôn luôn kèm giữ hai bên. Cuối cùng, ông ta bất ngờ nhoài người lên phía trước dơ tay thoi vô đầu Tojo ngồi ở hàng ghế bên trên. Ông này chỉ mỉm cười, không nói gì. Tòa truyền cho quân cảnh đem bác sĩ Okawa ra ngoài. Những cuộc khám nghiệm thần kinh sau đó cho thấy ông đã bị thác loạn từ lâu, và ông được đưa tới điều trị tại một bệnh viện tâm trí.

        Những buổi chấp cung sau đó diễn ra trong không khí buồn nản. Hầu hết bị can đều ngồi im lặng, không phản đối nói năng gì. Thỉnh thoảng họ trả lời ngắn ngùi các câu hỏi của Đại diện Công tố. Keenan cố gắng làm cho không khí trở nên linh động, nhưng nhiều khi các ý kiến và lập luận của đại diện công tố Keenan không được Chánh án Sir William Webb chấp nhận. Hỉnh như càng ngày càng có những bất đồng sâu sắc giữa Toà và Công tố viện.

        Tới phiên mình được chấp cung, Tojo đã phản đối đại diện công tố viện khi ông này dùng danh từ Đại tướng Tojơ. Ông cho rằng quân đội Nhật Bản hiên nay không còn nữa, nên ông chỉ là một người thường mà thôi. Không có cấp bậc nào khác. Những câu trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ ý nghĩa sâu sắc của ông khiến quan tòa và mọi người hiện diện rất khâm phục, kể cả đại diện công tố viện. Ông không hề phủ nhận những công việc đã làm trong thời kỳ chiến tranh, nhưng ông cho rằng phiên tòa này thiếu nền tảng pháp lý, vì đây chỉ là một nước thắng trận đem các công dân của nước bại trận ra xét xử theo sáng kiến riêng của họ. Không hề có một căn bản luật pháp quốc tế nào cho phép làm như vậy. Và từ trước tới nay cũng chưa hề có vụ xét xử nào như vậy giữa các quốc gia trên thế giới. Chính Tướng MacArthur sau này cũng cho rằng việc xét xử con người với con người không thể nào tuyệt đối được. Tuy nhiên ông cho rằng «mọi điều kiện pháp lý cần thiết đã được duy trì đầy đủ trong phiên tòa đó đế làm sáng tỏ công lý.»   

        Có một lúc câu trả lời của Tojo đã khiến mọi người trong phòng xử bật cười khi đại diên công tố hồi : «ông có nhận thấy cơ cấu tố chức chánh trị hiên nay ở Nhật Bản đã được cải thiện tốt đẹp hơn, với sự giúp đỡ của quân đội chiếm đóng hay không ?» Và Tojo trả lời: «Xin lưu ý dùm cho là tôi bị giam trong tù từ hai năm nay, làm sao tôi có đủ tư cách để nhận xét vấn đề đó.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:16:45 pm »


        Sau này tờ Nippon Shaha đã vạch rõ rằng việc biện hộ cho các bị can trong phiên tòa này không được bảo đảm đầy đù. Khoảng 80 phần trăm các chứng cớ gỡ tội cho bị can đều bị Tòa bác bỏ. Và tờ báo này cho rằng sở dĩ như vậy là chỉ vì thiếu tiền. Thực vậy, lúc đầu Chánh phủ của Thủ Tướng Shidehara định vận động quyên góp trong giới báo chí, xuất bản và kỹ nghệ gia, để lấp một quỹ đài thọ tổn phí cho việc biện hộ là 10.000.000 yen (khoảng 60.000.000 đồng VN). Nhưng sau việc này phải bỏ dở vì Chánh phủ Shidehara bị đổ, Từ báo cho rằng nếu có đủ tiền để vận đông, chắc chắn đã không có ai bị tử hình. Thực vậy, vào lúc phiên xử mới bắt đầu, dư luận báo chí quốc tề rất bất lợi cho các bị can. Nhưng sau nẩy nhờ những cuộc đi chơi ăn nhậu giữa giới ký giả quốc tế và các viên chức Nhật, nên dư luận bất lợi nầy đã dần dần thay đổi. Dân chúng Nhật, lúc đầu còn tò mò tới coi sau rồi cũng dần dần thưa thớt, không còn ai. Tờ Nhật Bản Thời Báo trong số ra ngày 7 tháng 5 năm 1956 đã tiết lộ, nếu có đủ tiền, Ủy ban vận động bảo vệ các bị can dự định sẽ tổ chức những bữa tiệc với báo chí, quan tòa, công tố viện, luật sư để «cảỉ thiện những liên lạc với các nhân vật đó.»

        Sự thân thiện đó rõ ràng đã được cải thiện sau những bữa tiệc và quà tặng cho các nữ thơ ký của họ. Người Mỹ muốn cho dân chúng Nhật chú ý tới các phiên xử này để biểu diễn nền dân chủ pháp trị của Tây phương. Nhưng kết quà không có gì đáng kể, vì không lôi cuốn được sự chú ý của dân Nhật bao nhiêu. Chỉ có phiên xử Tojo ngày 28 tháng Chạp năm 1947 là khiến cho dư luận Nhật trở nên sôi động hơn cả. Họ chú tâm theo dõi vị cựu Tướng lãnh 63 tuổi này, không phải về tội phạm chiến tranh của ông, nhưng vì ông là người họ cho là phải chịu trách nhiệm về sự bại trận nhục nhã của nước Nhật. Nói chung thì phiên tòa xử các tội phạm chiến tranh ở Nhật không gây được không khí sôi động trước dư luận quốc tế, vì ở đây không có những khuôn mặt nổi bật như Hitler, Goebbels, Ribbentrop, Goering và Streicber của Tòa án quốc tế Nuremberg. Ngưởi duy nhất được dư luận thế giới biết tới là Tojo, nhưng tên tuổi ông chỉ xuất hiện từ năm 1940, chớ không nổi bật từ lâu như trường hợp của các lãnh tụ Đức quốc xã.

        Quan tòa cho rằng chính Thiên Hoàng mới là nhân vật chánh phải chịu trách nhiệm về chiến tranh do Nhật gây ra. Tướng Tojo chỉ là cấp thừa hành. Nhưng lập luận này đã bị Tướng MacArthur bác bỏ và phản đối. Ông cho rằng nếu muốn kết tội Nhật Hoàng thì Mỹ cần phải có thêm một triệu quân nữa ở Nhật. Đại diện công tố viện Keenan thì cho rằng Nhật Hoàng là người «tánh tình nhu nhược», nhưng lúc này củng «có tinh thần chủ hòa.» Ông đòi phải đưa Nhật Hoàng ra đối chất trước Tòa. Nhưng lời yêu cầu này lập tức bị người Anh bác bỏ. Họ coi dó là hành động phạm thượng đối với Thiên Hoàng, vì dù sao nước họ cũng có vua.

        Theo ký giả David Bergamin đã viết trong tạp chí Life, thì MacArthur không dám đụng tới Nhật Hoàng và đã đưa Tojo ra trước tòa làm con vật hy sinh để thỏa mãn dư luận nước Mỹ, đòi trừng phạt các nhân vật gây ra chiến tranh. Ông cho rằng các phiên tòa xử tội nhân chiến tranh tại Nhật đã phản bội công lý. Hầu hết các ký giả ngồi tại vành móng ngựa của Tòa ản Quốc tế Quân sự Viễn Đông đã nhận thấy điều đó, và tìm cách minh oan cho Tojo trong lịch sử sau này.

        Tojo đã dùng phần lớn thời giờ trong lúc bị giam tại khảm đường để tham khảo với các luật sư bào chữa cho ông. Tất cả những lời khai của ông đã được đúc kết thành một tập tài liệu dày, và lúc này được mang ra đọc trước Tòa. Các tài liệu này đọc mãi tới ngày 31 tháng Chạp mới xong. Trong đó, Tojo hoàn toàn xác nhận việc lãnh đạo điều khiển chiến tranh và tuyên chiến của Nội các do ông đứng đầu. Tuy nhiên, ông cho rằng chiến tranh xảy ra là vì những hành động chèn ép và bao vây kinh tế Nhật của Anh và Mỹ suốt từ năm 1930. Sau này, Mỹ lại gởi điện văn cho Nhật bắt phải triệt thoải khỏi Mãn châu, là thuộc địa Nhật, đã có từ mười năm trước. Điện văn đó là một tối hậu thơ khiến Nhật Bản không còn cách nào khác hơn là nhảy vô vòng chiến. Do đó, Tojo không nhìn nhận «tội phạm chiến tranh» mà Đồng minh đã gán cho ông. Theo lời biện hộ của luật sư Kiyose thỉ đó chỉ là những tội «hoàn toàn có trong trí tưởng tượng của các lực lượng Đồng Minh.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:17:07 pm »


        Tojo cũng biện hộ cho Thiên Hoàng. Theo ông thì Nhật Hoàng hoàn toàn không dính líu gì tới việc khai chiến cũng như điều khiển chiến tranh của Nhật. Tojo nói Nhật Hoàng chỉ có thể bày tỏ ý muốn và ước vọng của mình qua Ngài Chương ấn Hoàng gia, nhưng không có quyền phủ nhận các quyết định của Nội các và Hội đồng Tối cao Quân lực. Khi bị Keenan cật vấn, Tojo tỏ ý tin rằng Nhật Hoàng có biết tới trận đánh Trân châu cảng, nhưng không phải do lời tâu của ông. Tojo cho là Nhật Hoàng có lòng nhân ái bao la không thể chối cãi được. Ông đơn cử thí dụ : trong vụ dội bom vào nhà dân, trường học, bệnh viên của các phi công Mỹ do Doolittle cầm đầu, đáng lẽ có tám phi công Mỹ bị xử tử, nhưng Nhật Hoàng đã can thiệp theo lời đề nghị của Tojo để tha cho năm người.

        Cuối cùng Tojo kết luận : Nhật Bản đã chiến đấu can đảm trong tinh thần trọng danh dự đối với cuộc chiến này. Chỉ có điều đáng tiếc là văn thơ tuyên chiến đã không tới được tay Chánh phủ Mỹ trước khi trận Trân châu cảng xảy ra. Ông nói, đó chỉ là một tai nạn tình cờ chớ Nhật không hề có ý định «đánh lén. Ông công nhận có một phần trách nhiệm trong việc tù binh bị ngược đãi, nhưng không phải việc đó hoàn toàn quy trách vào ông. Ông nhắc lại ông không có ý định hành hạ họ, nhưng tù binh Đồng minh không chịu cực quen như các bỉnh sĩ Nhật. Sự hành hạ nhiều khi do việc thiếu thốn thuốc men, thực phẩm, phương tiện giao thông gây ra ngoài ý muốn của mọi người. Khi nhận được các báo cáo và con số tù binh bị bệnh và qua đời, Tojo đều chuyển cho văn phòng phụ trách tù binh chiến tranh. Khả năng ngăn chận những hành động có tánh cách lợi dụng tù binh của ông rất giới hạn. Vì các Tư lệnh chiến trường đều có toàn quyền quyết định trong việc thi hành những mệnh lệnh hành quân.

        Ngày 31 tháng Chạp, sau khi đọc xong lời khai của Tojo, đại diện công tố bắt đầu chất vấn bị can. Nhưng ngay câu hỏi đầu tiên của ông đã bị quan tòa Sir William Webb bác bỏ Keenan xin phép được hỏi bị can xem phải chăng với những lời khai trên đây, bị can có ý nghĩ cho là mình hoàn toàn vô tội ; hoặc giả ông định «tuyên truyền, cổ võ cho chinh thể độc tài quân phiệt ?» Hai câu hỏi đó nếu được hỏi, chắc chắn Tojo sẽ trả lời việc phán xét tối hậu về công tội của ông, đã có lịch sử phê phán. Còn chuyện tuyên truyền thì đó là vấn đề riêng giữa ông và đồng bào của ông, không ăn nhập gì tới việc xét xử của Toà.

        Lời khai của Tojo trước toà đã khiến dân Nhật có cảm tình với ông nhiều hơn lúc ông định tự tử. Hàng ngày báo chí Nhật theo dõi sát lời khai của ông trước Toà và loan những tít thật lớn như : «Nước Nhật bị ép buộc nhảy vô vòng chiếm, «Thảm trạng Nhật bản». «Thiên Hoàng vô can...». Tờ Times ở Luân Đôn viết : «Việc Tojo biện hộ cho hành động tham chiến của Nhật Bản tại Thái Binh Dương đã làm cho nhiều người cảm động.» Khi thấy Tojo nhầt định lãnh trọn trách nhiệm về phần mình, dân chúng Nhật tự nhiên cảm thấy họ cần phải san sẻ trách nhiệm đó với ông. Ông đã cố gắng gột rửa mặc cảm tội lỗi cho dân Nhật, và tái lập lại niềm hãnh diện của dân tộc.

        Nhưng cũng chính vì vậy mà ông phải chết. Ông chết để chuộc tội thay cho cả dân tộc. Ông chết để cho Nhật Hoàng và dân chúng Nhật tin rằng họ hoàn toàn không có trách nhiệm gì về việc gây chiến, cũng như về việc thất trận của Nhật Bản. Khi được hỏi về cảm tưởng đối với Tojo, một quả phụ có chồng chết trong trận đánh tại Tân Guinea nói : «Tỏi không có gì oán hận ông.» Một thơ ký cho rằng : «Ông phạm nhiều lầm lỗi lớn trong chiến tranh, nhưng Tojo là người lương thiện. Tới lúc này, ông cũng vẫn cho rằng hành động của mình là đúng và không ngần ngại nhận lãnh trách nhiệm.» Cuối cùng, một sinh viên đưa ra nhận xét: «Dù sao ông cũng là một chiến sĩ, và có bổn phận phải chiến đấu khi tình thế bắt buộc. Giờ đây Tojo là một tù binh trong tay quân chiến thắng, và họ sắp giết ông.»

        Đúng vậy. Cái chết của Tojo đã được dân Nhật định đoạt, dù ông có tội hay không. Họ cho đó là điều không thể tránh được, là chuyên dĩ nhiên phải như vậy. Dù người Mỹ có muốn tìm ra thủ phạm đích thực khác để trừng phạt cũng không được. Vì kẻ thù của họ đã nhất định đưa Tojo ra làm con vật hy sinh để tế sống cho Mỹ, và làm hả cơn giận của dân chúng Nhật sau khi bị bại trận một cách nhục nhã. Tojo phải chết.

        Nhưng trước lúc chết, Tojo vẫn giữ vững tinh thần và lập trường của minh, không gì có thể lay chuyến nổi. Lập trường đó được chính ông tóm tắt như sau: «Khi tuyên chiến với Mỹ, tôi không bao giờ và không thể nào quan niệm được rằng một ngày kia nước chiến thắng sẽ đem những cá nhân của nước chiến bại ra xét xử và buộc tội. Từ trước tới nay chưa hề có một luật pháp quốc tế nào cho phép họ làm điều đó. Tôi đã phát động và lãnh đạo cuộc chiến tranh này. Nhưng tôi không hề vi phạm một thoả ước quốc tế nào... Tôi luôn luôn tin rằng những hành động của mình là đúng».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2018, 09:34:12 am »

       
CHƯƠNG XXXIII

        Bảy tháng sau khi cuộc chấp cung các bị can chấm dứt, tới ngày 4 tháng 11 năm 1948, Toà mới chánh thức đăng đường trở lại để tuyên án. Lúc này trên hàng ghế bị cáo, người ta thấy thiếu nhiều bộ mặt như bác sĩ Okawa hiện ở trong dưỡng trí viện, Tướng Matsuoka và Đô đốc Nagamo đã chết trong tù. Ông này chính tà người đã chủ trương phát động chiến tranh để giải quyết nạn thiều dầu của Nhật. Hôm nay là phiên xử để tuyên án, nên lôi cuốn khá đông khán giả tới dự thính. Ba mươi thông dịch viên Mỹ - Nhật thay phiên nhau làm việc, phiên dịch tại chỗ các phán quyết của Tòa. Đại ý bản án tổng quát như sau :

        «Cuộc chinh phục Mãn châu và Trung Hoa là âm mưu của phe quân phiệt và do Chánh phủ Nhật phát động. Do sự thúc đẩy của các Tướng lãnh, Chánh phủ Nhật đã thi hành một chánh sách bành trướng bằng võ lực, gây hấn với các quốc gia láng giềng. Nhật Hoàng và dân chúng vô can. Phe quân nhân đã nắm hầu hết các chức vụ quan trọng, khiến không ai có thể chống đối được đường lối và hành động của họ. Các Tướng lãnh đã tìm cách lừa dối Thiên Hoàng.

        Cuộc đàn xếp với Mỹ của Chánh phủ Nhật trước lúc chiến tranh xảy ra không có thực tâm, mà chi là thù đoạn của Phe Trục».

        Hoàng thân Konoye mặc dầu đã chết vẫn bị lãnh một bản án vì tội đã ký hiệp ước đưa Nhật vô Liên minh phe Trục Đức - Ý. Hoàng thân cũng là người cầm đầu chủ trương chiếm cứ các lãnh địa giữa Nam Dương, Miến Điên, và một phần Tân Tay Lan. Ông và Bá tước Kido là hai nhân vật chánh phải chịu trách nhiệm về việc Nhật Bản thành một nước độc đảng.

        Các Tướng lãnh Araki, Hata, Koiso, Umeai và Bá tước Kido, Đô đốc Shimada, Đại tá Hashimoto và 9 nhân vật khác đều bị tuyên án khổ sai chung thân. Shigenori Togo, cựu ngoại trưởng trong Nội các Tojo bị kêu án 20 năm tù ở. Mamoru Shigemitsu : 7 năm tù ở về tội không âm mưu nhưng có tham dự vào việc phát động chiến tranh xâm lăng, và không chu toàn công cuộc điều tra về các hành động ngược đãi tù binh. Nhà ngoại giao với giọng ôn tồn cho rằng trong một nội các chiến tranh, quyền hạn của ông bị hạn chế, không thể làm gì được.

        Các Tướng lãnh Đoihara, Itagaki, Kimura và Muto đều bị kêu án tử hình vì các tội : âm mưu phát động chiến tranh xâm lược, phá hoại hòa bình, chịu trách nhiệm về những hành động ngược đãi tù binh chiến tranh và tù dân sự. Đồng một số phận tử hình là các Tướng Yamashita và Homma, đã bị hành quyết tại Manila. Tướng Matsui, người chịu trách nhiệm về việc không ngăn cản những hành động «bạo hành giết chóc tập thể và cá nhân, trộm cướp hãm hiếp tại Nam kinh» cũng lãnh án tử hình. Đồng lãnh án tử hình còn có một nhân vật dân sự, đó là Koki Hirota. Cựu Thủ Tướng Hiranuma : chung thân khổ sai. Sau cùng là Hideko Tojo, bị buộc vào các tội : âm mưu phát động chiến tranh xâm lược, phá hoại hòa bình, trách nhiệm về việc hành hạ, ngược đãi tù binh trong công tác làm đường xe lửa Thái Lan — Miền Điện.

        Nguyên văn bản án của Tojo như sau :

        «Bắt đầu từ năm 1937, sau khi nắm chức Tư lệnh Đạo binh Kwangtung ở Mãn châu, bị can bắt dầu tham dự vào các âm mưu của phe Tướng lãnh. Bị can đã thảo kế hoạch xâm lăng Nga sô và đề nghị đánh Trung quốc để bảo đảm cho hậu quân Nhật trong kế hoạch tấn công Nga. Từ đó bị can luôn luôn nuôi dưỡng ý tường phát động những cuộc chiến tranh xâm lược.

        Từ tháng 7 năm 1940, sau khi trở thành Tổngtrưởng . chiến tranh, bị can đã tiến hành nhiều công cuộc chuẩn bị và âm mưu lập kế hoạch phát động chiến tranh xâm lăng các nước láng giềng. Bị can là người chủ chốt và thi hành công việc một cách quyết tâm, khéo léo, kiên trì.

        Bị can trở thành Thủ Tướng Chánh phủ Nhật Bản vào tháng 10 năm 1941, và tiếp tục lãnh đạo chiến tranh xâm lược cho tới năm 1944. Với chức vụ Thủ Tưởng Chánh phủ kiêm Tổng Trưởng chiến tranh, bị can đã chủ động trong việc xâm lăng Trung Quốc, Hoa Kỳ, và toàn thể Đông Nam Á để bảo đảm việc cung cấp nguyên liêu cho kỹ nghệ Nhật.

        Bị can đã dùng tất cả ảnh hưởng và quyền hạn để hỗ trợ chánh sách xâm lăng của Nhật, đóng vai chánh yếu trong các quyết định hỗ trợ chánh sách đó. Bị can là người chủ chốt chịu mọi trách nhiệm về các hành động tấn công xâm lăng của Nhật. Trước Tòa án này, bị can vẫn cho rằng đó là những hành động tự vệ chánh đáng của Nhật. Nhưng Tòa đã nhận thấy lập luận đó không có căn bản vững chắc nào.

        Và Tòa tuyên án tử hình».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2018, 08:47:22 am »


CHƯƠNG XXXIV

        HÔM Tòa tuyên án, Bà Tojo dẫn hai con gái tới thăm ông tại khám đường Sugamo. Tinh thần Tojo vẫn bình thường, nhưng lúc đầu cả gia đình lặng lẽ nhìn nhau không ai nói nên lời. Đây là lần đầu tiên vợ chồng cha con gặp lại nhau kể từ hôm Tòa đình xử đề nghị án từ 7 tháng trước đây. Sau này Bà Tojo kể lại cuộc viếng thăm ông hôm đó : « Chúng tôi đã nói với nhau tất cả mọi chuyên bằng những ý nghĩ trong im lặng. Sau cùng không còn gì để nói, chúng tôi chỉ còn biết nhìn nhau mỉm cười». Tojo nhờ phu nhân, nói lại với Giáo sư Giichi Miura, một triết gia ông vẫn kính phục, rằng : «Tôi rất sung sướng đã bảo vệ được Thiên Hoàng. Lúc nào tôi cũng tin tưởng ở tương lai của nhân loại và dân tộc. Tôi mong Giáo sư sẽ dùng ảnh hưởng của minh để hướng dẫn công cuộc xây dựng lại đất nước. »

        Sau đó Tojo phân trần với phu nhân : « Chúng ta có nhiêm vụ bảo vệ Thiên Hoàng. Nhờ đó mà dòng họ Hoàng gia Nhật mới có thể trị vì dân chúng trong suốt hai ngàn năm nay. Đây là điều kỳ diệu của nước Nhật. Trong lịch sử dân tộc chúng ta, những thế lực chống nhau không thiếu gì, nhưng không ai dám xâm phạm tới Thiên Hoàng bao giờ. Thiên Hoàng và Hoàng tộc bao giờ cũng được đặt trên hết. Đây chính là cái nguyên tắc để ổn định và tạo niềm kiêu hãnh cho dân Nhật. Nhờ đó mà Quốc gia mới được trường tồn và đoàn kết như anh em một nhà ». Tojo im lặng và một lát sau ông khuyên phu nhân nên trở về nhà đừng nên có mặt tại Tòa lúc ông bị tuyên án. Phu nhân vừa ra tới ngoài thì được một người bạn ký giả Trung Hoa báo cho biết rằng nhà bà hiện đang có rất đông nhà báo chờ đợi để phòng vấn. Bà rất cám ơn và tạm lánh mặt ờ nhà người bạn nầy. Tại đó, phu nhân đã nghe tin đài phát thanh loan báo chống bà bị tuyên án tử hình.

        Ở Hoàng cung, Thiên Hoàng cũng chăm chú ngồi cạnh máy thâu thanh theo dõi tin tức của vụ xử án. Với cây viết chì trong tay, Ngài ghi kết quả các bản án vào một tờ giấy trước mặt. Người ta kể lại : « Thiên Hoàng bị xúc động mạnh ». Và đêm hôm đó tin đồn Thiên Hoàng có thể thoái vị được tung ra, sau khi quan tòa Sir William Webb người Úc tuyên bồ : « Thiên Hoàng chính là thủ phạm số một gây ra tội ác chiến tranh. Nhưng ông ta được hưởng quyền bất khả xâm phạm nên không có mặt tại Tòa đế trả lời về tội ác của ông hôm nay. »

        Trong nhật ký ghi tại nhà giam, Tojo viềt : « Mãi ba giờ chiều Tòa mới tuyên án. Tôi không lạ gì bản án dành cho minh. Nhưng rất ngạc nhiên về các án tử hình khác, và tôi lấy lam tiếc cho họ. Tôi thấy Teruo và Toshio (hai con trai ông) ở hành lang trong lúc Tòa đọc bản án. Thực là điều an ủi cho một người cha khi thấy con mình, trong giờ phút cuối cùng này. »

        « Tối hôm đó bảy người chúng tôi trở lại khám Sagumo. Ngoài chăn mền và chiếc áo khoác ngoài, tôi không được phép mang theo bất cứ vật dụng nào khác, kể cả cặp kiếng cận và hàm răng giả. Thật là bực mình và tức cười. Đêm hôm đó tôi được nhiều người, cả sĩ quan và binh sĩ, canh gác cẩn thận. Hôm sau thức dậy, họ nhất định không trả lại hàm răng giả cho tôi để ăn sáng. Tôi từ chối không ăn và mãi sau họ mới chịu trả lại, cả hàm răng và cặp mắt kièng luôn. Nhưng có điều an ủi là được ở phòng riêng, thay vì hai người một phòng như mọi khi. Do đó tôi tự do hơn, và sáng chiều có thể đọc kinh Sutras. (Kinh Pháp Hoa của nhà Phật).

        Hôm sau, tôi ngủ trễ, họ phải đánh thức tôi dậy. Thực là một ngày nắng ấm, đẹp đẽ. Hôm qua họ không cho ra ngoài, nên tôi ngồi trong phòng viết bất cứ bài thơ nào vô tình nhớ lại được. Điều bực mình là càng ngày các biện pháp canh gác càng khắc khe, thực khó chịu vô cùng. Tôi tự hỏi, họ còn canh giữ tôi được bao lâu nữa.»

        Các biện pháp an ninh được tăng cường đến mức tối đa trong việc canh giữ các tội phạm chiến tranh ở Nhật, kề từ khi Goering, một tội phạm chiên tranh tại Đức, đã tự từ bằng thuốc độc. Cai ngục lục lọt quần áo, thân thể từng ly từng tý rất khó chịu, khiến Tojo coi đó là những hành động ngược đãi tù binh. Ồng hiểu rằng người Mỹ chỉ sợ ông chết trước ngày hành quyết. Nhưng Tojo viết : «Họ không hiểu gì về tâm lý người Nhật. Một khi đã quyết định chịu đựng điều gì, chúng tôi sẽ đi tới cùng, và lo giữ gìn sức khỏe để chờ ngày cuối cùng đó».

        Tojo xin một cây viết chì và mười tờ giấy để viết những nguyện vọng cuối cùng trước khi chết. Ông đã gởi tới ban giám đốc khám đường Sagumo một bản thỉnh nguyện như sau : «Trong địa vị của một tù nhân đã bị kết án tử hình, tôi xin phép được viết ra những nguyện vọng cuối cùng, Nguyện vọng của tôi là mong sao mau tới ngày hành hình để được hoàn tất bổn phận của một công dân Nhật bằng một cái chết trong danh dự. Từ nay cho tới lúc đó, tôi mong quý vị lưu ý cho những điểm sau đây :

        1. Ra lịnh cho lính sửa đổi thái độ bất lịch sự của họ,

        2. Chiếu theo quốc tế công pháp và với tư cách một tù nhân bị án tử hình, tôi yêu cầu được hưởng đẩy đủ các nghi thức tôn giáo trước khi chết,

        3. Mặc dù từ đây tới lúc chết không còn bao nhiêu ngày giờ, tôi vẫn yêu cầu được đi dạo ngoài trời mỗi ngày một lần. Con người cần có ánh sáng mặt trời và tôi muốn giữ thân thể được khỏe mạnh cho tới lúc chết.

        4. Yêu cầu cho tôi có hoàn cảnh thuận tiện để tu dưỡng tâm thần trong những ngày giờ cuối cùng.

        5. Yêu cầu cho tôi được gởi thơ về gia đình và bạn bè.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2018, 07:59:30 am »


        Trong những ngày chờ chết, Tojo cố gắng tập làm thơ. Lúc này cũng như hồi bị mất chức Thủ Tướng năm 1944 ông ngỏ ý tiếc là hồi nhỏ ông không tập làm thơ để những lúc như vầy có việc làm tiêu khiển. Tuy nhiên, Tojo vẫn cố gắng làm mấy bài thơ loại haiku (thơ tam tuyệt của Nhật). Trong đó có một bài như sau :

        Kìa trông !
        Hoa nở đầy trời.
        Buổi chiều hoa rụng đó, người thấy chăng ?


        Về sau phu nhân phê bình : «Tội nghiệp, bài thơ của ông còn quá non nớt!»

        Càng ngày ông càng dành nhiều thời giờ để đàm đạo với vị tuyên úy Phật Giáo tại khám đường. Đó là Đại Đức Hanayama. Chiều thứ Tư, 17 tháng 11 năm 1948. Tojo thưa vơi sư trưởng rằng : «Bạch Thầy, hôm nay con đã giác ngộ và tự nhiên trong lòng cảm thấy bình yên, thanh tịnh. Duy chỉ còn một điều rối loạn nội tâm, đó là sự ân hận khi nhớ tới cái chết của bao sanh linh, oan hồn, uổng tử trong chiến tranh. Con cũng hối hận vì không chu tròn được trách nhiệm trong việc ngăn cản những hành động ngược đãi tù binh của binh sĩ Nhật xưa kia, cũng như bao tội ác khác đám lính đó đã gây ra. Con ao ước các nạn nhân chiến cuộc sẽ được trở về an cư lạc nghiệp với sự giúp đỡ của Chánh phủ. Bằng không họ sẽ bị dồn vào chỗ phải đi theo Cộng sản.»

        Đêm hôm đó, Tojo ghi vô Nhật ký : «Tâm hồn ta hoàn toàn yên tĩnh trong niềm an ủi bao la của Phật pháp nhiệm mầu. Bến mê đã sắp vượt qua, bờ tỉnh không còn bao lâu nữa.»

        Các luật sư khuyên ông chống án, nhưng Tojo từ chối. Tuy nhiên đơn chống án của Doihara và Hirota sau một thời gian xét xử cũng không có kết quả gì. Ngày hành quyết cuối cùng được ấn định là 23 tháng Chạp năm 1948. Mỗi tử tội được phép gặp năm người trước khi chết. Bà Tojo đem bốn con gái tới thăm ông lần cuối cùng. Ngồi vây quanh chiếc bàn tiếp khách của khám đường Sugamo, cả gia đình đều im lặng không biết tìm lời lẽ gì để nói lên trong lúc này. Các biện pháp an ninh thật gắt gao để tránh việc can phạm tự tử vào phút chót trước khi hành quyết. Tojo bị còng dính vào tay một sĩ quan Mỹ ngồi cạnh ông. Đàng sau còn có một quân cảnh khác đứng gác. Thấy con gái ông, cô Kinie, nhìn mãi chiếc còng, Tojo liền lên tiếng: «Không sao con đừng buồn. Họ có thể còng tay chân nhưng không thể nào còng nổi trái tim của ba.» Từ lúc đó ông nói nhiều chuyện với các con và khuyên nhủ họ : «Trong suốt đời ba, ba luôn luôn cổ gắng sống ngay thẳng. Nhưng có một điểu đáng ân hận, đó là vì quá bận rộn, nên ba ít để ý đến vấn đề Tôn giáo. Cho tới lúc này ba mới thấy rằng đó quả là một vấn đề quan trọng trong đời sống. Các con không thể nào biết trước cuộc đời mình sau này sẽ gặp những chuyện khó khăn gì. Nhưng ba khuyên các con phải có một Tôn giáo, bất cứ Tôn giáo nào mà các con cảm thấy thích hợp với mình, Phật giáo, Ki tô giáo... Như ba, thi ba tìm thấy sự an ùi trong đạo Phật nhiệm mầu của Đức Thế tôn.»

        Đêm 22 tháng Chạp, Đại đức Hanayama tới tụng kinh cùng với Tojo trong phòng giam. Ông có gởi Ngài một bài thơ nhờ trao lại cho phu nhân. Trước đó ông đã bắt bà hứa không được chết theo ông, phải ở lại với con. Trong bài thơ này, Tojo diễn tả hết nỗi lòng thương cho kẻ ở lại với những ngày tháng long đong vất vả. Thơ rằng :

        Thân cò một phận cô đơn
        Giữa trời phiêu bạt
        Nguồn cơn dãi dầu.


        Trong thời gian hai tuần cuối cùng. Tojo đã dành phần lớn thời giờ để viết bài di chúc cuối cùng. Ông trao di chúc cho Đại đức Hanayama, nhưng sợ rằng có thể sẽ bị người Mỹ tịch thu. Quả nhiên Mỹ tịch thu thật, nên ông đọc đi đọc lại nhiều lần cho Đại đức Hanayama nghe để sau này khi tình hình lắng dịu, Đại đức có thể phổ biến cho mọi người.

        Năm 1961, bản di chúc này đã được phổ biến, cho chúng ta thấy sự tiên đoán của Tojo trước tình thế biến chuyển của thế giới. Ông nói chiến tranh giữa Nga và Mỹ thế nào rồi cũng phải xảy ra tại Á châu. Đó là điểu không thể tránh được. Vì muốn tránh chiến tranh thì phải diệt được lòng tham. Nhưng không quốc gia nào có thể làm nổi điều đó. Tojo lên án chánh sách của Anh - Mỹ là nguyên nhân chánh khiến phong trào Cộng sản bành trướng mạnh tại Á Châu. Đồng thời ông phản đối việc Nhật bị giải giới. Tojo viết : «Giống như cướp đang chạy bên ngoài mà Cảnh sát lại bị tước súng.» Sau hết, ông tỏ lời tạ tội với Thiên Hoàng và nhân dân Nhật, vì đã đưa quốc gia vào vòng chiến mà không chiến thắng nổi. Ông phản đối việc Mỹ tổ chức toà án xét xử ông và các chiến hữu của ông. Tojo kết luận : «Đối với quốc gia, tôi có tội lớn. Nhưng đối với quốc tế tôi hoàn toàn vô tội. Giờ đây tôi sung sướng gánh lấy trách nhiêm cho đất nước để trở về cõi vô minh.»

        Vào khoảng gần một giờ sáng ngày 25 tháng Chạp năm 1948, Quân cảnh tới phòng giam dẫn Toio đến ngôi chùa nhỏ trong khu vực khám đường. Tại đây ông và các bạn đồng số phận như Doihaha, Muto và Matsui gặp lại nhau. Trong cảnh khói hương nghi ngút, họ đứng cúi đầu trước bàn thờ Đức Phật từ bi vô lượng. Tiếng tụng kinh được Đại đức xướng lên và tất cả rập theo trong bầu không khí trang nghiêm. Tuần kinh chấm dứt, mọi người vui vẻ tiễn biệt nhau và ngỏ lời cám ơn Đại đức Hanayama. Sau đó họ đồng thanh hô lớn : «Banzai: ! Chiến sĩ muôn năm ! Thiên Hoàng vạn tuế !» và hùng dũng xếp hàng tiến ra pháp trường thiết lập ngay trong sân nhà tù.

        Các sĩ quan đại diện phe thắng trận đã đứng sẵn sàng để chứng kiến việc hành quyết. Họ mở to mắt nhìn một quang cảnh lạ lùng mà họ sẽ nhớ mãi trong đời : dưới ánh đèn, các Tướng lãnh Nhật vừa tiến lên đoạn đầu đài vừa hô lớn : «Nhật Bản muôn năm ! Chiến sĩ muôn năm ! Banzai!» Chỉ còn một tuần nữa thì Tojo vừa đúng 64 tuổi. Ông tắt thở lúc một giờ rưỡi sáng ngày 23 tháng Chạp năm 1948, để lại một bài học lớn cho hậu thế.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM