Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:50:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14761 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:10:59 am »


        Cuối tháng 9, Thủ tướng Anh loan báo trước Hạ viện Anh : «Trận đánh lớn nhất tại Miến điên đã diễn ra với kết quả từ 50.000 tới 60.000 quân Nhật bị giết.» Liên quân Anh - Ấn thuộc Lộ quân Mười Bốn thường tìm thấy trong rừng nhiều xác chết tập thể của các toán tính Nhật mổ bụng tự tử trước sự chứng kiến của một sĩ quan, và sau cùng viên Sĩ quan này cũng tự bắn vô đầu để chết theo binh sĩ. Toshikazu Kase kể lại : «Hầu hết binh sĩ đều tử trận hoặc chết đói trong rừng sau đó. Thất bại tại mặt trận Imphan là tổn thất nặng nề nhất và bi thảm nhất trong chiến tranh. Một Sĩ quan Trung đoàn trưởng còn sống sót trở về tới Tokyo với bộ quân phục rách tả tơi và thân hình gầy ốm, khiến người quen không còn nhận ra được ông ta. Theo lời vị Sĩ quan này kể lại, đoàn quân trên đường rút lui đã bỏ lại đàng sau hàng ngàn người bị thương, đau ốm, chết đói... Cuối cùng chỉ còn 70.000 quân sống sót.»

        Ngày 9 tháng 10, Thủ tướng Koiso cảnh cáo : «Quốc gia đang chờ cơ hội thuận tiện để đánh tan quân thù trong một trận phản công cuối cùng.» Mức sản xuất hiện nay, nhầt là ngành chế tạo phi cơ, đã xuống thấp một cách không thể tường tượng nổi. Không đầy hai tuần sau đó, quân Mỹ đã thực hiên một cuộc hành quân đổ bộ lớn nhất lên Phi Luật Tân kể từ sau trận đổ bộ Normandy. Đứng trên bờ biển giữa đoàn quân vừa đổ bộ, Tướng MacArthur, người từng chạy trốn khỏi Phi trước đây, đã tuyên bố : «Tôi đã trở lại đây ! Nhờ ơn Chứa, quân chúng ta lại được đặt chân lên vùng đất này. Chúng ta hãy cùng nhau chiến đấu cho gia đình và lý tưởng !... Tôi nóng lòng mau tới được đất Nhật để hỏi tội Sư đoàn 16 của Nhật, đã từng gây ra bao nhiêu thảm cảnh tại Bataan.»

        Tại Tokyo, một thông điệp của Bộ Tư lệnh Hải quân được phổ biến cho toàn thể binh sĩ: «Chúng ta đang dốc toàn lực vào trận chiến quyết định. Toàn thể các bạn hãy hy sinh mạng sống vì Tổ quốc mến yêu.» Ngày 24 tháng 10, Bộ trường Hải quân Mỹ là James Forrestal tuyên bố : «Trong cuộc chống đỡ tại mặt trận Phi luật tân, hai phần ba lực lượng hải quân Nhật đã bị tiêu diệt.» Kết quả, như Mamoru Shigemitsu ghi nhận là : «Chúng ta đã dồn hết lực lượng để cứu vãn mặt trận này và Hải quân kể như bị tiêu diêt tại Leyte,»

        Cùng ngày hôm đổ, 24 tháng 10, các siêu pháo đài bay của Mỹ đặt căn cứ tại Saipan đã tới tấn công Tokyo trong một trận oanh tạc nặng nề, mở đầu cho các trận mưa bom kinh khủng, liên tiếp xảy ra sau đó,

        Ngày 26 tháng Chạp năm 1944, Tướng MacArthur tuyên bố đã hoàn toàn chiến thẳng quân của tướng Yamashita tại Leyte. Sự kiện này khiến cho Thủ tướng Koiso bị hố, vì trườc đó ông lỡ tuyên bố rằng trận Leyte sẽ là một trận đánh lịch sử, Hai tuần sau, vào ngày 9 tháng Giêng năm 1945, các lực lượng của MacArthur bắt đầu đánh xuống Lữ Tống, hòn đảo chánh của Phi và tiến tới Manila. Ngày 16 tháng Hai, chỉ còn một số ít Thủy quân Lục chiến Nhật ẩn núp trong thành phố này, và đang bị săn đuổi.

        Bắt đầu từ 7 giờ sáng ngày hôm đó, ngoài các trận oanh tạc do siêu pháo đài bay từ căn cứ Saipan và Trung hoa bay tới, còn có một lực lượng hùng hậu thuộc đệ ngũ hạm đội Mỹ đậu ngoài khơi cách bờ biển phía Tây Nhật Bản 500 cây số, với 1.500 phi cơ cất cánh từ các hàng không mẫu hạm bay vào oanh tạc tàn phá các thành phố Tokyo và Yokohama nhiều đợt liên tiếp trong suốt 9 tiếng đồng hồ, gây ra những đám cháy với những cột khói bốc lên cao ba cây số.

        Cùng ngày hôm đó, hình như để trả lời cho sự hy sinh vô vọng của Hải quân Nhật tại Phi, một lực lượng Hảỉ quân Mỹ kéo tới đảo Iwo Jima, không còn ai ngăn cản ngoài các phi cơ Thần phong từ trên cao đâm xuống. Đoàn phi cơ Thần phong Kamikaze1 lúc này là hy vọng cuối cùng của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân đội Nhật. Thủy quân Lục chiến Mỹ ngày hòm đó đổ bộ lên bãi cát ở Iwo Jima đã đánh một trận lịch sử với 15.000 quân Nhật ẩn núp trong các hấm hố, hang hốc, giữa các ngọn núi lửa. Nhật lệnh của Bộ Chỉ huy Nhật trong trận đánh này là «không có chiến sĩ Nhật nào được chết trước khi giết xong mười kẻ thù.»

--------------------
        1. Đọc « Thần Phong KAMIKAZE”, đã xuất bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:11:55 am »


CHƯƠNG XXIX

        MỸ phải trả một giá rất đắt trong lúc tiến lên từng thước đất tại Iwo Jima. Cái giá này chắc còn lên cao hơn nữa khi Mỹ bắt đầu đánh vào các đảo ở gần Nhật, vì dù sao Iwo Jima cung hãy còn cách Nhật tới 1.300 cây số. Nhưng sự kiện này đã khiến Nhật hoàng nhận thấy rằng lập luận cho là quân Mỹ không dám đổ bộ lẻn các đảo gần Nhật vì sợ tồn hại quá nhiều sinh mạng là điểu sai lầm. Từ trước tới nay nhiều chánh trị gia Nhật thường tin tưởng như vậy. Những tin tức mới nhất về chiến cuộc, và đặc biệt của trận Iwo Jima, được Hoàng thân Kiđo luôn luôn thông báo ngay cho Thiên Hoàng. Nhiều chiến lược gia Nhật đã lý luận rằng lòng chiến đấu can đảm phi thường, không kể sống chết của binh sĩ Nhật, là yếu tố đem lại cán cân thăng bằng giữa hai lực lượng, dù cho Mỹ có mạnh hơn về vũ khí và quân trang. Nhưng thực tế cho thấy lính Mỹ cũng có cái can đảm riêng của họ. Sự can đảm đó được phối hợp với óc khôn ngoan và trật tự, chớ không tự lao mình vào chỗ chết như lính Nhật. Còn về vũ khí quân trang thì lúc này Mỹ đã đạt được ưu thế tuyệt đối, tiến trước Nhật quá xa. Sự sản xuất vũ khí quân trang, với những số lượng khổng lồ và phẩm chất tinh vi, tối tân, là nguyên nhân chánh đem lại sự thất trận của Nhật. Hầu hết các mục tiêu sản xuất của Nhật đều không hoàn thành nổi. Các Tướng lãnh cũng như Đô Đốc Nhật tại mặt trận Miến điện và Thái bình dương đều chiến đấu một cách tuyệt vọng vì thiều thốn đủ mọi thứ.

        Vào tháng Giêng, Nhật hoàng nhân dịp đầu năm, lần lượt cho triệu từng vị một trong số các cựu Thủ tướng vào Hoàng cung để tham khảo ý kiến về vần đề chiến lược tổng quát của Nhật trong việc theo đuổi chiến tranh. Các cuộc tiếp kiến này được giữ kín, vì sợ phe cực đoan chủ chiến của Nhật hay biết. Các vị cựu Thủ tướng đều lấy cớ nhân ngày đầu năm tới mừng tuổi Thiên Hoàng để che đậy mục đích chánh của cuộc tiếp xúc. Thiên Hoàng nói chuyện riêng rẽ với từng người vào ngày giờ khác nhau. Như vậy để tất cả đều có thể trình bày thành thực quan điềm của mình một cách tự nhiên. Tojo là người cuối cùng gặp Thiên Hoàng trong chương trình tiếp xúc này. Cuộc tiếp kiến đó diễn ra vào ngày 26 tháng Giêng.

        Lủc này các phi cơ thuộc hạm đội thứ năm của Mỹ từ ngoài khơi không ngớt bay vô đánh phá Tokyo, Yokohama, và các thành phố kỹ nghệ khác của Nhật. Ngày 25 tháng Giêng, phi cơ hạm đội hợp với các pháo đài bay phát xuất từ Saipan bay tới mưa bom xuống trung tâm Thủ đô Đông kinh, tàn phá một vùng rộng lớn hàng trăm mẫu của thành phố. Năm sáu trái bom rót gần cung điện Nhật hoàng khiến Thủ tướng Koiso phải vội vã tới Hoàng cung, xin Thiên Hoàng tha thứ cho sự « chểnh mảng đáng tội » của Chánh phủ trong việc bảo vệ Hoàng cung. Đài phát thanh mô tả thái độ của Thủ Tướng Koiso là « vô cùng tức giận trước hành động hỗn xược và vô kỷ luật của giặc ». Manila lọt vào tay Mỹ. Tại Iwo Jima, TQLC Mỹ đã dựng được lá cờ sao sọc trên đinh núi Suribachi. Nhưng tình hình chiến sự bi đát đó không làm cho Tojo lo lắng như các vị cựu Thủ Tướng khác. Thái độ hoàn toàn bình thản của ông, một là do sự quyết tâm theo đuổi chiến tranh tới cùng, hai là có thể ông không quán triệt tình hình hiện tại.

        Trong cuộc triều kiến Nhật hoàng, ông đã tâu rằng hiện nay Anh - Mỹ đang dốn hết nỗ lực để hạ Đức một cách nhanh chóng. Họ cho rằng sau khi Đức bị thanh toán, Nhật sẽ lấy đó làm gương và không dám chống cự nữa để đi tới chỗ xin đầu hàng. Nhưng tình hình không giản dị như vậy, Một khi đánh xong Đức, thế nào Nga sô và Mỹ cũng giữ miếng với nhau tại Âu châu. Hai dân tộc này không bao giờ tin nhau, nên cả hai sẽ phải để lại Âu châu một số quân lớn. Điều đó sẽ không cho phép Nga mở một mặt trận mới ở Viễn Đông. Mặt khác, Nhật vẫn còn những đạo quân rất lớn tại Mãn châu, Trung hoa và Triều Tiên. Hải quân Nhật thừa sức bảo vệ eo biển Triều Tiên, để giữ sự lưu thông liên tục giữa Nhật và quân ở các nơi đó. Với số quân lớn đó, nêu cần họ sẽ kéo về bảo vệ các đảo chánh của Nhật khiến Mỹ không thế nào đổ bộ nổi. Oanh tạc của phi cơ không phái là sức mạnh tuyệt đối, vì máy bay không thể nào giết hết Bộ binh. Tình hình sẽ bi đát hơn. Nhưng với sự đoàn kết chặt chẽ của toàn dân và quân đội xung quanh Thiên Hoàng như hiện nay, chắc chắn kẻ thù chưa quật ngã nổi nước Nhật. Ta cứ chiến đầu, mặc dầu không hy vọng chiến thắng, nhưng chờ một cơ hội thuận tiện xảy đến, lúc đó sẽ tìm cách điều đình, mặc cả với đối phương để kết thúc chiến tranh. Dân ta dù thiếu thốn, nhưng chưa đến nỗi chết đói; họ còn có thể chịu đựng được. Họ sợ cái nhục mất nước hơn sợ chết. Các phi công Thần phong đã chứng tỏ tinh thần quân sĩ lúc này hiện lên cao hơn bao giờ hết. Với lập luận như vậy, Tojo đã tâu xin Thiên Hoàng vững tâm theo đuổi tới cùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:12:21 am »


        Những tính toán của Tojo về sự tan vỡ trong cuộc liên minh Nga - Mỹ rất đúng. Nhưng tiếc rằng tình trạng đối nghịch giữa Nga - Mỹ chỉ trở nên sâu xa một thời gian dài sau đó và không có ảnh hưởng gì tới việc thanh toán kẻ thù chung của họ là Nhật. Thành ra những tính toán lợi dụng tình trạng mẫu thuẫn Nga - Mỹ của Tojo bị sai lầm một cách tai hại. Sự tin tường vào chiến thuật « đánh chết thôi, đem thân đỡ đạn » của Tojo cũng không đúng lắm, Hàng chục ngàn quân Nhật đã bị tiêu diệt trên đảo Iwo Jima, thêm con số 160.000 người bị giết tại các nơi khác ở Thái bình dương, khiến Nhật không còn đủ sức để bảo vệ các đảo khác đang bị đe dọa. Sự kiện đó cho thấy chiến thuật này không hoàn toàn hữu hiệu. Để đối phó với cuộc đồ bộ đang đe dọa các đảo chánh của Nhật, chắc chắn Bộ Chỉ huy sớm muộn gì cũng phải rút đạo quân Kwangtung ở Mãn châu về. Nhưng quân số Nga tại đó hiện đã vượt cao hơn Nhật và còn đang được tăng cường thêm nữa, cả người lẫn vũ khí, khi họ dần dẩn thanh toán xong mặt trận Âu châu với sự suy sụp quá nhanh của nước Đức.

        Ngày 9 tháng Ba có tin Lộ quân 14 của Tướng Slim đã vào Mandalay, đồng thời các pháo đài bay của Mỹ dội bom đại quy mô tàn phá Tokyo, khiến dân chúng từ các Đô thị lớn trong nước ùn ùn tản cư về miền quê để tránh máy bay. Shigemitsu mô tả : « Mặt sông Sumida tại Tokyo nổi lếnh bềnh đầy xác người. Ngay cả những trận động đất lớn cũng không đến nỗi bi thảm như vậy.»

        Không khí đổ bộ mỗi lúc một gần hơn. Các pháo đài bay Mỹ bất đầu xử dụng các phi đạo tại Iwo Jima bay tới oanh tạc thành phố kỹ nghệ Osaka của Nhật. Tại Iwo Jima TQLC Mỹ dùng súng phun lửa, lựu đạn lân tinh và chất nổ mạnh thanh toán xong từng hầm hố ẩn núp của quân Nhật tận trong các hang núi sâu.

        Lúc này Bá tước Kido, Hoàng thân Konoye và Shigeroitsu tạo được vài tiến triển trong nỗ lực kết thúc chiến tranh. Lực lượng chủ hòa lúc này gần ngang hàng với phe chủ chiến, muốn theo đuổi chiến tranh tới cùng. Trong các phiên họp Nội các, vấn đề vãn hồi hòa bình được đem ra thảo luận công khai, mặc dầu Thủ Tướng và Tổng Trưởng chiến tranh vẫn chủ trương đánh cho tới lúc chiến thắng.

        Hồi đầu tháng, Thủ Tướng Koiso tán thành việc lập một mặt trận đoàn kết nhân dân thay thế cho Hiệp Hội Công dân để kết hợp sự cộng tác của toàn dân trong tỉnh, thần nhất trí, hầu vượt qua cơn khủng hoảng của đất nước hiện tại. Tại Quốc hội, Thủ tướng Nhật vẫn cao giọng tuyên bố một cách hung hãn : «Kẻ thù đang tiến dần tới đất nước chúng ta. Nếu chúng mưu toan đổ bộ, ta sẽ đẩy chúng xuống biển. Những tên đã đặt được chân lên bờ sẽ bị ta tiêu diệt với những đòn chí tử ngay trên đất nhà. Thực là trời giúp ta, nếu chúng tự ý dẫn thân tới đây để lãnh lấy cái chết. Cơ hội chiến thắng trong trận đánh quyết định đã tới với ta.»

        Để trả lời cho luận điệu của Koiso, Lộ quân Mười của Mỹ được sự yểm trợ của Hạm Đội Thứ Sáu và các hàng không mẫu hạm thuộc hạm đội Anh Quốc, đã đổ bộ lên đảo Okinawa. Cuộc đổ bộ bắt đầu từ sáng sớm ngày 1 tháng Tư năm 1945, đã diễn ra một cách bất ngờ ngoài sự dự liệu của Bộ Chỉ huy Tối cao Nhật, nên hoàn toàn không gặp sức chống cự nào đáng kể ngoài một số phi Cơ Thần phong Kamikaze. Các phi công Thần phong đã gây khá nhiều khó khăn cho lực lượng đổ bộ. Có điều lạ là lực lượng phòng vệ chiến đấu lúc đầu gồm phần lớn dân quân trên đảo, kể cả phụ nữ. Và những người này đều tự tử chết chớ không chịu để rơi vào tay «Bọn Mỹ mọi rợ». Có một lúc quân Mỹ phải bước ngang qua một đống xác
chết hơn hai trăm người gồm cả đàn ông, đàn bà, trẻ con Không hiểu vì lý do gì 128.000 quân chánh quy Nhật trên đảo không ra mặt trong lúc lính Mỹ thiết lập các đầu cầu đổ bộ và tản ra chiếm các vị trí trên đảo. Sang ngày thứ Hai của cuộc hành quân, thiệt hại của Mỹ được mô tả là «có thể đếm được trên đầu ngón tay.»

        Khi tin đổ bộ Okinawa tới Tokyo, Thủ Tướng Koiso chợt có một phản ứng hoàn toàn bất ngờ : Ồng đòi các Tướng lãnh để cho ông được trực tiếp tham dự vào việc điều khiển chiến cuộc. Bộ Tư lệnh Tối cao Nhật từ chối vì cho rằng ông là một Tướng lãnh đã hồi hưu, nên không có quyền chỉ huy trực tiếp như vậy. Không chịu nổi những thất vọng trước nhiều thất bại dồn dập đó, nên ngày 4 tháng Tư năm 1945, Thủ tướng Koiso và toàn thể Nội các của ông xin đệ đơn từ chức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:12:39 am »


        Trong cuộc hộp của Hội đồng các cựu Thủ Tướng để chọn người lên kế vị Koiso, Tojo một lần nữa lại đụng độ với Hoàng thân Konoye giữa hai lập trường chủ hoà và chủ chiến. Thực vậy ngay đầu buổi họp, Tojo đã yêu cầu hội nghị xác định mục đích của sự lựa chọn là tìm một người cầm đầu Chánh phủ để chiến thắng hay đầu hàng trong trận chiến này. Hoàng thân Konoye trả lời : Việc điều khiển chiến tranh là quyền của Bộ Chỉ huy Tối cao quân lực, nên sự lựa chọn không thể nào được đặt trên căn bản đó. Bá tước Kido cho rằng sự tin tưởng của quốc dân đối với quân đội đã giảm sút nhanh chóng. Nếu bây giờ lại bổ nhiệm một Thủ Tướng quân nhân nữa thì không tránh khỏi tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra. Tojo phản đối lập luận trên đây, và cho rằng tình hình nghiêm trọng của cuộc chiến hiên tại khiến cho vai trò của quân đội trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, và cần phải có một Thủ Tướng quân nhân để điều khiển Chánh phủ. Ông đề nghị Tướng Hata, người từng chỉ định Tojo giữ chức Tổng Trưởng chiến tranh năm 1940 trong Nội các Konoye.

        Đô đốc Suzuki, người từng tham dự cuộc chiến tranh Nga - Nhật và bị đám sĩ quan nổi loạn mưu sát năm 1936, đề nghị Hoàng thân Konoye. Nhưng ông này nhất định không chịu, và sau đó chính Suzuki được hội nghị đề cử. Một lần nữa Tojo lại đứng lên phản đối. Ông cho rằng nếu không chỉ định tướng Hata, quân đội có thể sẽ không chấp nhận tân Nội các và «hành động theo đường lối riêng». Kiđo trả lời sự đe dọa của Tojo bằng cách lưu ý rằng với tình hình dân chúng hiện nay, có thể quân đội sẽ dần dần trở nên cô lập, và Chánh phủ không thể nào theo quân đội. Đô đốc Okada, người đã thoát chết trong cuộc mưu sát của nhóm quân nhân nổi loạn năm 1936, hỏi Tojo : có phải ông cho rằng quân đội sẽ không hợp tác với tân Nội các do một Thủ Tướng đã được Thiên Hoàng bổ nhiệm cầm đầu hay không ? Tojo không trả lời câu hỏi đó. Hội nghị họp mãi cho tới tối, cố thuyết phục Suzuki nhận lời thành lập nội các. Hôm sau, trong lúc Suzuki vẫn còn từ chối, viện lẽ ông đã già, tai lại nghễnh ngãng, thì Thiên Hoàng Hirohito đã có chiếu chỉ, cử ông đứng ra lập nội các.

        Tại hội nghị các cựu Thủ tướng với sự cố mặt của Tojo, không ai dám tuyên bố công khai rằng sứ mạng của Suzuki là chấm dứt chiến tranh. Ngay cả trong cuộc hội kiến với Kido và Nhật Hoàng, Suzuki cũng không hề nhận được mệnh lênh nào như vậy. Nhưng vẻ ưu cư của Thiên Hoàng trước nỗi thống khổ của dân chúng vì chiến tranh và tình hình điêu đứng khắp nơi cũng đủ để bảo cho Suzuki biết nhiệm vụ của ông phải làm gì lúc này. Dẫu là một ông già nghễnh ngãng, Suzuki cũng đã cảm thấy rõ ràng điều đó.

        Đúng vào ngày nhậm chức của ông, Nga thông báo cho Nhật biết hiệp ước trung lập Nga - Nhật có thể sẽ không được gia hạn trong năm tới. Việc huấn luyện phi công bị tạm ngưng vì không còn xăng để chạy máy bay. Đường tiếp liệu ngoài biển đã bị Mỹ phong tỏa trong khi kế hoạch ép rễ thông lấy dầu chỉ mới được bắt đầu. Thực phẩm càng ngày càng khan hiếm. Mầm mống bất mãn bắt đầu nổi lên.

        Đạo quân hiến binh Kempeitai làm việc ráo riết để đàn áp. Trong tháng Tư, trên một trăm nhân vật bị bắt, trong đó có cả cựu Đại sứ Nhật tại Anh, ông Shigeru Yoshida và nhiều chánh khác khác;

        Ngày 5 tháng Tư năm 1945, Thủ tướng Suzuki, tám mươi tuổi, lên tuyên bố trên đài phát thanh : « Mặc dầu không xứng đáng, nhưng tuân chỉ của Thiên Hoàng ông đứng ra cầm đầu Chánh phủ trước tình thế khẩn trương của đất nước. » Trong lúc đó thì tại Okinawa, quân Mỹ và Nhật đã giao tranh nhiều trận ác liệt. Trận đánh này được coi là dữ dội nhất trong chiến tranh Thái bình đương và cũng là dữ dội nhất của thể chiến II. Hải quân Nhật một lần nữa lại bị thảm bại. Chiến hạm khống lồ Yamato, 72.000 tấn, được coi là tàu chiến lớn nhất thế giới, cũng bị đánh chìm trên đường tiến tới đảo Okinawa.

        Trong lúc đó, một chuyện bất ngờ xảy ra : Tổng thống Roosevelt qua đời. Đài phát thanh Tokyo ngưng mục thường lệ để loan tin này. Xướng ngôn viên gọi ông là một « Vĩ nhân ». Sau đó đài cho phát thanh một bản nhạc nghiêm trang. Thông tấn xã Domei của Chánh phủ bình luận :« Roosevelt quả là một chánh khách lỗi lạc. Điều đó không ai có thể phủ nhận. » Thủ Tướng Suzuki cũng đích thân bày tỏ lòng phân ưu với một cảm tình sâu xa » đối với nhà lãnh đạo của nhân dân Mỹ, « người chịu trách nhiệm hiện tại của thế giới». Những lời phân ưu này được tiếp theo bằng một bản tuyên ngôn nhắc lại lập trường của Nhật trong việc chiến đấu chống lại ách đô hộ của Anh - Mỹ, tạo sự thịnh vượng, hợp tác sống chung giữa các quốc gia trên thế giới.

        Tại Okinawa, Lộ quân thứ Mười của Mỹ giao tranh ác liệt với quân Nhật tại thành phố Naha. Dân quân Nhật nhiều khi chi có giáo nhọn vẫn lăn xả vào trước nòng súng của địch. Trận đánh này kéo dài trong suốt 12 tuần lễ với tất cả tổn thất như sau : Mỹ bị chết 12.250 binh sĩ, Nhật có tất cả 120.000 chiến sĩ hy sinh. Trong số đó có nhiều người đã tự tử để khỏi làm tù binh của địch. Số binh sĩ Nhật bị bắt sống là 7.000.

        Đài phát thanh Tokyo loan tin hiện có trên Ba trìệu người Nhật không nhà cửa do hậu quả của những trận dội bom suốt ngày của Mỹ. « Cung điện của Thiên Hoàng đứng chơ vơ giữa một biển gạch ngói đổ nát, hoang tàn ».

        Tại Âu châu, ngày tàn của phát xít Đức đã tới. Quân Nga tiến tới cửa ngõ Đông Bá Linh. Adolf Hitler tự tử trong hầm chỉ huy ngày 7 tháng 5 năm 1945 (theo đúng nguyên bản. Chắc tác giả nhầm - Giangtvx). Vài ngày sau đó, tại Tokyo, mọi người nghe được tin của đài BBC loan đi về việc đầu hàng của Đức. Ờ Luân Đôn, Thủ Tướng Churchill nhắc nhở mọi người : « Tuy Đức đã đầu hàng, nhưng Nhật Bản, với những mưu mẹo gian tham, vẫn còn ngoan cố. Những tội ác ghê tởm của chúng cần phải được đem ra xét xử trước công lý ». Khi loan tin Đức đầu hàng Tổng thống Truman, người kế vị Roosevelt, không quên dằn giọng nhắc nhở dân chúng và Hoàng gia Nhật : « Chiến tranh kéo dài chừng nào, dân chúng Nhật sẻ khổ thêm chừng đó... Những cuộc tấn công của Mỹ sẽ được tiếp tục thực hiện cho tới lúc Nhật đầu hàng vô điều kiện.» Nước Nhật lúc này thực là đơn độc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2018, 08:13:30 am »


CHƯƠNG XXX

        ĐIỂU Koiso quan tâm nhất trong thời gian ông giữ chức Thủ Tướng Chánh phủ là những hành động độc lập của Bộ Chỉ huy Tối cao đối với Chánh phủ. Chính điều này là nguyên nhân gây ra sự thất bại và sụp đồ của tất cả các Nội các trước đây, kể cả Nội các của Tojo. Khi các Tướng lãnh không chịu để Koiso tham dự vào Bộ Chỉ huy Tối cao đó, ông bèn thành lập một cơ quan riêng gọi là «Hội đồng Tối cao Chỉ đạo chiến tranh». Mục đích của Hội đồng lúc đầu rất khiêm nhượng : Chỉ có nhiệm vụ giữ liên lạc giữa Bộ Chỉ huy Tối cao và Chánh phủ. Thế là từ đó các Tư lệnh quân binh chùng bắt buộc phải thông báo tin tức về các diễn tiến của chiến cuộc cho Hội đồng chỉ đạo này để trình lên Thủ Tướng Chánh phủ. Hội đồng chỉ đạo chiến tranh gồm sáu hội viên thường trực là : Thủ Tướng, Tổng trưởng ngoại giao, Tổng trưởng chiến tranh, các tham mưu trưởng Lục quân và Hải quân, Tổng trưởng Hải quân. Như vậy trong hội đồng này ít nhất cũng có hai nhân vật chủ hòa, đó là các ông Yonai, Tổng trưởng Hải quân và Shigemitsu, Tổng trưởng ngoại giao, hai nhân vật này luôn luôn có lập trường chấm dứt chiến tranh. Hội đồng Tối cao Chỉ đạo chiến tranh trở nên quan trọng kể từ khi Thiên Hoàng đích thân tham dự để giữ cán cân được thăng bằng giữa hai lực lượng chủ hòa và chủ chiến. Khi cần, Ngài có thể ra lệnh triệu tập các phiên họp bất thường của Hội đồng và khi có lời yêu cầu của Hội đồng, Ngài có thể hiện diện trong các phiên họp này.

        Ngày 6 tháng 6 năm 1945, Hội đồng Tối cao họp để nghiên cứu các kế hoạch đề nghị của quân đội trong việc theo đuổi chiến tranh. Các kế hoạch này được trình bày qua hai tập tài liệu. Những con số thống kê về tổn thất trong chiến cuộc từ trước tới nay cho thấy Nhật đang chiến đấu một cách tuyệt vọng, nếu không muốn nói ở vào hoàn cảnh không thể tiếp tục được nữa ; dĩ nhiên các tài liệu này thỉnh thoảng vẫn kèm theo những danh từ khích lệ bày tỏ sự quyết tâm chiên đấu tới cùng để cứu vớt tình hình đất nước. Vấn đề đầu hàng không hề được đặt ra hay nhắc tới, để giữ thể diện cho các Tướng lãnh vẫn khăng khăng chủ trương phải chiến thắng. Okinawa mất rồi thì bây giờ phải nỗ lực chiến thắng tại nội địa. Toàn dân sẽ đứng lên cùng chiến đầu, sẵn sàng chết cho Tổ quốc để đẩy lui mọi cuộc xâm lăng đổ bộ của địch. Mỗi người dân sẽ trở thành một chiến sĩ anh hùng, một «viên đạn sống» sẵn sàng bắn vào quân địch. Tất cả mọi công dân nam cũng như nữ đều được võ trang súng đạn, chất nổ, giáo mác, gây gộc, và nếu không còn gì thì đánh bằng tay không để sát cánh với quân đội chiến đấu tới người cuối cùng, Mọi người cương quyết đẩy lui quân thù ra khỏi đất nước thân yêu,

        Giữa hội nghị, ai cũng sợ phe quân nhân, và người nọ giữ miếng với người kia nên không ai dám mở miệng nói ra hai tiếng hòa binh, Đúng như lời Đô đốc Toyoda ghi lại : «Khi có nhiều ngươi trước mặt, khó có ai dám nói tới việc rút lui»,

        Quyết định của Hội đồng về việc tiến hành chiến tranh được trình lên Thiên Hoàng trong một hội nghị tại Hoàng cung vào ngày hôm sau, Báo chí và đài phát thanh kêu gọi mọi người, già, trẻ, trai, gái, hãy gia nhập «Đoàn quân tình nguyện» để bảo vệ đất nước, Một cuốn «Cầm nang kháng chiến» được sửa soạn phân phát trên toàn quốc, Trong đó có dạy cách tấn công xe tăng, đối phó với quân nhảy dù. cận chiến, và cách trừ súng phun lửa.

        Thông tấn xã Nhật loan báo : «Địch đã hoàn tất việc oanh tạc các mục tiêu đầu tiên ở Nhật, Những thành phố Tokyo, Yokohama, Nagoya, Kobe và Osaka kể như đã hoàn toàn bị tiêu hủy. Toàn quốc hãy chuẩn bị sẵn sàng cho trận chiến cuối cùng, quyết định số phận mất còn của đất nước». Cuối tháng Sáu, một đoàn phi cơ 2.000 chiếc bay rợp trời từ ngoài biển tới dội bom các thành phố chánh còn lại của Nhật. Những máy bay này cất cánh từ các hàng không mẫu hạm đậu ngoài khơi, và chỉ bay mười lăm phút là đã tới các đô thị của Nhặt. Mục đích của địch rõ ràng là đang tiêu diệt tất cả các căn cứ phòng thủ của Nhật. Nhưng Không quân Nhật vẫn không ra mặt, im lặng bồi bổ lực lượng để chuẩn bị đánh trận quyết định cuối cùng. Vì vậy lúc này máy bay địch mặc tình thao túng,

        Trong lúc chờ đợi trận đánh đổ bộ của địch, toàn quốc trải qua những ngày rung chuyển qua những cuộc dội bom liên miên của địch. Hầu như không còn một nơi nào có thể được gọi là an toàn trên quần đảo Nhật. Phi cơ của địch lúc này còn báo cáo cho biết trước các thành phố sắp bị oanh tạc. Một loại truyền đơn cỡ 12 X 16 phân in hình chiếc máy bay B.29 màu xanh đang thả bom, bên dưới có liệt kê tên của một số thành phố, được máy bay địch rải trước khi oanh tạc năm sáu ngày. Mặt bên kia tấm truyền đơn là những «Lời kêu gọi nhân dân Nhật» hãy tìm cách lánh xa các vùng chiến cuộc, đừng ở gần các cơ sở quân sự. Đây rõ ràng là một đòn tâm lý khiến nhiều người bắt đầu hoang mang, không còn tin tưởng ở sự bảo vệ của quân đội Nhật. Trong lúc địch khoa trương thanh thế như vậy, các lực lượng Không quân Nhật vẫn giữ im lặng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:07:03 am »


        Trong phiên họp của Hội đồng Tối cao Chỉ đạo chiến tranh diễn ra ngày 7 tháng Sáu, Ngoại trưởng Shigenori Togo người vừa thay thế Shigemitsu trong Nội các Suzuki, rụt rè đứng lên trình bày ưu thế hòa giải của Nhật đã bị sút giảm theo với tình hình quan sự càng ngày càng trở nên tuyệt vọng. Các vị Tổng trưởng khác vẫn ngại không muốn chỉ trích kế hoạch của quân đội. Tuy nhiên, ngày hôm sau, 8 tháng Sáu, phiên họp của cơ mật viện Hoàng gia đưa ra một bản nhận định, trong đó có câu : “Cần phải lợi dụng mọi cơ hội để cải thiện hoàn cảnh chiến đấu hiện tại. Có thể tiến hành các biện pháp thích nghi để thực hiện điều đó tại Nga hoặc Trung hoa chẳng hạn». Những lời lẽ như vậy đã cho thấy rõ ý định muốn chấm dứt chiến tranh trong bản nghị quyết này.

        Nhật hoàng, theo truyền thống, chỉ giữ im lặng trong các cuộc họp của cơ mật viên Hoàng gia, nhưng lúc này qua trung gian của quan Chướng ấn Kido, Ngài đã bắn tiếng cho các Tổng trưởng cần phải có những hành động tích cực hơn để vãn hồi hòa bình. Nội các lúc này có vẻ bối rối, không ai muốn nhận lãnh những quyết định quan trọng trong việc chấm dứt chiến tranh. Suzuki nói với Kido : «Tôi không thể làm gì được vì Yonai quá cứng rắn». Trong khi Yonai lại than phiền là Thủ Tướng Suzuki tỏ ra dửng dưng đối với các quan điểm của ông. Và Ngoại trường Togo hỏi : Liệu ông phải làm gì để chấm dứt chiến tranh bây giờ ; trong nghi quyết của Hội đồng cơ mật Hoàng gia không hề đề cập tới việc đó ? Mọi hy vọng lúc này đổ dồn về phía Nga sô với hy vọng họ chịu đứng ra làm trung gian cho một cuộc dàn xếp giữa Nhật và Mỹ, Nhật không hề hay biết việc Nga sô đồng ý với Anh và Mỹ tại hội nghị Ỵalta, là sẽ phát động chiến tranh đánh Nhật khi chiến cuộc Âu châu chấm dứt, Ngoại trướng Togo vận động với Đại sứ Nga tại Tokyo và Đại sứ Nhật ở Moscow. Sau nhiều tuần lễ chờ đợi không thấy kết quả gì, Hoàng thân Konoye tỏ vẻ sốt ruột và dự định đích thân hướng dẫn một phái đoàn sang gặp thẳng Stalin để kêu gọi Nga đứng ra vãn hổi hòa bình tại Viễn Đông.

        Trước khi ra đi, ông vô từ biệt Thiên Hoàng và chảy nước, mắt tâu : «Thân này dù nát tan để phụng sự đất nước, hạ thần cũng không từ nan.» Nhưng Hoàng thân chưa kịp lên đương thì tin từ Moscow điện về cho hay Nga không thể có một quyết định gì trước khi họp với Đồng minh tại Potsdam ngáy 17 tháng Bảy ; cuộc họp này sau đó diễn ra giữa Truman, Churchill, Stalin và Tưởng Giới Thạch. Một thông cáo sau đó được đưa ra nói rõ ràng : «Nhật chỉ có thể lựa chọn một trong hai con đường: Một là đầu hàng vô điểu kiện, hai là sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.»

        Thủ Tướng Suzuki bác bỏ tối hậu thơ của Đồng minh. Các Tướng lãnh chuẩn bị ráo riết để đối phó với cuộc đổ bộ tương lai. Mọi người phỏng đoán cuộc đổ bộ đó sẽ diễn ra tại bình nguyên Kwanto, nằm ở phía trước Tokyo. Toàn quốc nín thở chờ đợi trận đánh quyết định cuối cùng với địch, sẽ từ trên trời rớt xuống hoặc từ biển đổ lên. Mọi người quyết tâm sẽ đẩy lui quân thù rớt trở lại xuống biền, hoặc chôn sống chúng khi chúng từ trên trời nhảy dù xuống. Không khí chờ đợi càng ngày càng căng thẳng, với những hình ảnh ghê sợ của chiến tranh mà mọi người đã từng biềt tới. Sự sợ hãi lên đến tột độ vào ngày 6 tháng Tám, khi các tin tức khủng khiếp về «loại bom mới» địch

        vừa thả xuồng thành phố Hiroshima được chuyển tới Tokyo và khắp nơi trong nước.

        Những tin tức bay tới Tokyo từ sáng sớm hôm đó cho hay thành phố Hiroshima, gần căn cứ Hải quân Kure, đã bị xóa mất hoàn toàn trên bản đồ sau một trái bom duy nhất thuộc «loại mới» địch vừa thả xuống. Lập tức mọi biện pháp an ninh được cấp tốc thi hành, và rõ ràng dân chúng tại Hiroshima đã hoàn toàn nhận lãnh tai họa khủng khiếp một cách bất ngờ mà họ không bao giờ nghĩ tới. Từ Hoa thinh đốn, Tổng Thống Truman tiết lộ trái bom vừa liệng xuống thành phố Hiroshima là trái bom nguyên tử đầu tiên. Ông đưa lời cảnh cáo : nếu các nhà lãnh đạo Nhật không mau mau đầu hàng vô điều kiện thì «nước Nhật sẽ nhận lãnh những tai họa khủng khiếp chưa từng thấy, từ trên trời giáng xuống.»

        Sự tàn phá thành phố Hiroshima làm lu mờ một tai họa khác : Nga sô tuyên chiến với Nhật để thay cho câu trả lời Nhật về lời yêu cầu gởi Hoàng thân Konoye sang Moscow thi hành một sứ mạng hòa bình. Ngày hôm sau, Nagasaki nhận lãnh trái bom nguyên tử thứ hai của Mỹ.

        Trong thời kỳ Tokyo bắt đẩu bị dội bom ác liệt, Tojo đã nhiều lần bảo với Phu nhân tản cư gia đình về miền quê. Còn ông thì phải ở lại «vì có thể Thiên Hoàng sẽ gọi anh». Bà Tojo chần chờ chưa chịu tản cư. Có dư luận cho hay một phi công Mỹ vừa bị bắn hạ trong lúc oanh tạc Tokyo, đã tiết lộ thành phố này là địa điểm Mỹ đã chọn để thả trái bom nguyên từ thứ ba. Tojo tỏ ra tin tưởng lời đồn đó, vì ông cho rằng loại bom mới này tỏ ra rất hữu hiệu đối với vùng đồng bằng không có núi non và như vậy, Tokyo sẽ là địa điểm thích hợp nhất. Lúc này những ý nghĩ tranh thủ cho sự sống còn chợt đến với Tojo. Ông bảo với phu nhân : «Tổ tiên ta xưa kia từng sống trong hang động. Muốn tránh loại bom này, ta cần phải đào các hang sâu trong núi và thỉnh thoảng mới ra ngoài để kiếm lương thực. Trong vòng bảy tám tháng không cần tắm rửa chúng ta vẫn sống được, và nều chịu đựng được đến lúc đó, chúng ta sẽ thắng.» Có một nơi rất thích hợp ở vùng núi Oume ; ngày 11 tháng Tám, Tojo gởi vợ con tản cư tới đó, ở nhờ tại nhà một người bạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:07:24 am »


        Nhưng Tojo và gia đình sau này không có dịp đào hang và sống thử đời sống của tổ tiên. Vì ngay sau khi trái bom nguyên tử thứ hai được liệng xuống Nhật, Hội đồng lãnh đạo tối cao nhóm họp khẩn cấp trong một căn hầm sâu mười thước tại Hoàng cung. Từ sau « bức màn màu vàng. Thiên Hoàng xuất hiện để nghe các báo cáo của Chánh phủ và các Tướng lãnh. Sau đó, Hội nghị đi tới chỗ bế tắc giữa hai lập trường trái ngược của phe Dân sự và phe Quân sự. Các Tổng trưởng dân sự thì đòi đầu hàng ngay theo tuyên ngôn Potsdam của Đồng minh, với điều kiện là không được xâm phạm tới Thiên Hoàng. Trong khi đó phe Tướng lãnh vẫn đòi chiến đâu tới cùng và cho rằng họ vẫn còn đủ sức đẩy lui mọi cuộc đổ bộ của Mỹ. Sau nhiều giờ bàn cãi không đi tới đâu, Thủ tướng Suzuki liền đứng dậy thỉnh cầu Thiên Hoàng ra chỉ dụ để giải quyết điểm mâu thuẫn trên. Đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh bùng nồ, Nhật hoàng được hội nghị thỉnh ý.

        Nhật hoàng nói rất lâu. Ngài cho rằng tiếp tục chiến tranh nữa sẽ chỉ đưa Nhật Bản tới chỗ bị tiêu diệt hoàn toàn. Quân đội nói vẫn còn đủ sức tiếp tục chiến đấu. Nhưng từ trước tới giờ Ngài nhận thấy có sự khác biệt lớn lao giữa những điều quân đội nói và những gì họ đã thi hành được. Ngay cả việc bảo vệ lãnh thổ hiện nay, Ngài nhận thấy quân đội cũng không thể nào giữ trọn được lời hứa. Vỉ vậy không còn gì hơn là bắt buộc Nhật phải chấp nhận đầu hàng theo tuyên ngôn Potsdam của đối phương.

        Thiên Hoàng dứt lời. Tổng trưởng chiến tranh, Tướng Anami, liền tiến ra quỳ ở giữa phòng cúi đầu xin chịu tội. Ông khóc lớn cầu xin Thiên Hoàng ban cho quân đội một cơ hội cuối cùng để chiến đấu lấy công chuộc tội. Mọi người cùng khóc theo ông, cả vua tôi cùng khóc như một đám trẻ con. Sau cơn xúc động đó, Nhật hoàng phán : Ngài đã rõ lòng hy sinh và tận tụy của quân đội. Nhưng hoàn cảnh lúc này không cho phép kéo dài thêm cuộc chiến nữa, nều muốn cứu đất nước khỏi bị tiêu diệt hoàn toàn. Việc đầu hàng như vậy đã được quyết định xong.

        Tojo biết được quyết định đầu hàng trong phiên họp Hội đồng các cựu Thủ tướng ngày 10 tháng Tám. Ông định đứng lên bàn cãi, nhưng được Hội đồng cho biết đó là ý muốn của Thiên Hoàng nên ông phải lập tức cúi đầu im lặng. Dù sao Tojo cũng còn may mắn hơn, vì lúc này ông không còn trách nhiệm gì đối với quân đội. Ngược lại, bạn ông là tướng Anami, trong chức vụ Tổng trưởng chiến tranh, giờ này không biết phải hành động ra sao giữa hai điều trái ngược : Một đàng là lệnh của vua truyền, và đàng khác là lý tưởng của người quân nhân Nhật không bao giờ cho phép chấp nhận sự đầu hàng trước địch quân. Bảo quân đội đầu hàng giống như bảo họ : « Hãy ăn cục đá này », nhưng tuân lênh Thiên Hoàng, ông vẫn phải làm.

        Trong quân đội lúc này cũng có một nhóm Sĩ quan trẻ quá khích giống như nhóm Sĩ quan đã nổi loạn năm 1936. Họ sẵn sàng đứng lên, tuyên bố Thiên Hoàng bị các cố vấn bao vây che mắt, và lấy cớ bảo vệ Thiên Hoàng để cướp chánh quyền. Nhóm này định đưa Tướng Umezu, Tổng tham mưu trường quân lực, và tướng Anami; Tổng trưởng chiến tranh lên cầm đầu Nội các để ngăn chận các cuộc dàn xếp đẩu hàng với Mỹ đang diễn ra. Họ hy vọng sẽ được hai nhân vật này đồng ý. Nhưng cả hai vị Tướng nầy không ai có can đảm tham dự vào âm mưu đảo chánh đó. Tuy không tham gia, nhưng cũng không ai nỡ tố cáo nhóm Sĩ quan cầm đầu kè hoạch này.

        Không có bằng chứng nào cho thấy nhóm Sĩ quan nổi loạn có liên lạc hay được sự ủng hộ của Tojo. Tuy nhiên sau này khi việc vỡ lở ra, gia đình ông đã bị dính líu, liên lụy một cách bi thảm. Ngày 13 tháng Tám, Thiếu tá Koga, con rể thứ nhì của Tojo, bất thần trở về nhà và nói chuyện với vợ con trong phòng riêng. Sau đó ông lại ra đi ngay. Khi về cũng như khi đi ông không hề ôm hôn con như thói quen thường lệ. Trong khi nói chuyện với vợ, Thiếu tá Koga có hỏi vợ đã giữ móng tay và tóc của ông chưa ? Vợ Koga trả lời rồi. Giữ móng tay và tóc của người thân yêu sau khi qua đời, là tục lệ của người dân Nhật theo Phật giáo. Thiếu tá Koga cảm thấy hành động sắp tới của ông quá phiêu lưu và hậu quả dữ nhiều lành ít nên không dám nói ra cho vợ con biết. Nếu như ông có nói chắc chắn vợ ông cũng không bao giờ cho song thân hay.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:07:54 am »


        Hôm sau, Ngày 14 tháng Tám, Thiếu tá Koga và một sĩ quan cấp tá khác tới gặp Tướng Mori, chỉ huy trướng Sư đoàn Ngự lâm quân tại Bộ Tư lệnh của ông ta ở Tokyo, và thuyết phục ông này theo phe cách mạng để lật đổ Chánh phủ. Mori từ chối nên bị viên Thiếu tá đi cùng với Koga bắn chết ngay, cùng với một cận vệ của ông ta. Sau đó các sĩ quan nổi loạn dùng con dầu của Mori làm sự vụ lệnh ra lệnh cho Ngự lâm quân bao vây Hoàng cung nói là để bảo vệ Thiên Hoàng. Loạn quân hay được tin lời tuyên bố đầu hàng của Thiên Hoàng đã được thâu băng để ngày mai 13 tháng Tám sẽ đọc trên đài phát thanh. Thế là chúng: liền tới đài phát thanh và vô Hoàng cung lục lọi để tìm cuộn băng này. Đêm hôm đó, sau khi trở về nhà và nghe tiếng súng nổ báo hiệu cuộc đảo chánh bắt đầu, Tướng Anami liền quỳ trên chiếu hướng về Hoàng Cung lạy tạ Thiên Hoàng, và sau đó dùng một thanh đoán kiếm rạch bụng tự vẫn theo nghi lễ Thần đạo của một Samurai. Trong lúc đó, Tướng Tanaka chỉ huy một cánh quân Ngự lâm quân khác đóng ở phía Đông Thủ đô tiến tới Hoàng cung đàn áp quân phiến loạn. Tám giờ sáng hôm sau 13 tháng Tám, loạn quân bị bao vây đã xin đầu hàng. Cuộn băng thâu thanh của Thiên Hoàng, được dấu trong phòng riêng của Hoàng hậu, vẫn còn yên vì loạn quân không tìm thấy. Đài phát thanh Tokyo lưu ý thính giá đúng 13 giờ trưa hãy mở máy thâu thanh để đón nghe một tin phát thanh đặc biệt.

        Dân chúng trên toàn quốc lập tức tụ tập gần những nơi có máy thu thanh hoặc loa phóng thanh ở các tư gia hay xưởng máy, trường học, để chờ nghe tin tức quan trọng đó. Gần trưa, những xe lửa đều ngừng lại trong ga, lưu thông trên đường phố cũng gián đoạn, để chờ đợi một biến cố quan trọng. Đại tướng Tojo và phu nhân quỳ trên chiếu tatami, trước mặt họ là cái ra đô được để trên mặt tù chè tokonoma, chỗ mọi khi vẫn để bình hoa. Đúng 12 giờ trưa, quốc ca Kimigayơ trồi lên một cách nghiêm trang, và sau một phút im lặng, mọi người được nghe tièng nói âm trầm của chính Thiên Hoàng vang ra tự trong máy. Ngài nói bằng thử ngôn ngữ cổ Nhật Bản, có nhiều từ ngữ cổ điển khó hiểu. Tuy nhiên hàng triệu người Nhật đều biết ngay, không những ý tưởng mà cả tình cảm của Ngài, trong những lời nói trịnh trọng và cảm động đó. Thiên Hoàng nói : «Cùng toàn thể thần dân của Trẫm. Sau nhiều năm bị lôi cuốn vào Trận đại chiến thế giới, Nhật Bản hiện phải đói phó với một hoàn cảnh đặc biệt, khiến Trẫm phải buộc lòng quyết định cho thi hành các biện pháp sau đây. Chánh phủ Nhật đã được lệnh tiếp xúc với các chánh phủ Anh, Mỹ, Nga và Trung Hoa để chấp nhận các điều khoản trong bản tuyên ngôn của họ. Những hành động của chúng ta từ trước tới nay đều có một mục đích duy nhất là tạo sự bằng yên và thịnh vượng cho tất cả các dân tộc khác trên thế giới, cũng như cho dân tộc chúng ta, mà Trẫm đã được ủy thác bởi các Tiên đế. Thực vậy, chúng ta khai chiến với Anh Mỹ, là vì chúng ta muốn an ninh và thịnh vượng cho Nhật Bản, cũng như cho toàn thể các quốc gia khác trong vùng Đông Nam Á. Tuyệt nhiên nước Nhật không hề có chủ tâm xâm phạm bờ cõi cũng như quyền lợi của bất cứ quốc gia nào khác. Nhưng sau gần bốn năm chiến đầu anh dũng, tình hình thể giới đã thay đổi, khiến chúng ta không thể nào tiếp tục theo đuổi chiến cuộc thêm nữa. Hơn nữa, kẻ thù đã xử dụng một loại bom tàn độc, tiêu diệt bao sinh linh vô tội. Nếu còn tiếp tục theo đuổi chiến tranh nữa, không những nước Nhật sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, mà cả nhân loại cũng sẽ đi đèn chỗ tuyệt vọng. Làm như vậy, chúng ta còn mặt mũi nào để nhìn thấy Tổ tiên sau này ?...

        Những nhục nhã và đau đớn mà chúng ta phải chịu trong giai đoạn tới sẽ vô cùng lớn lao. Trẫm không bao giờ quên điều đó. Tuy nhiên, tuân theo vận mạng của dân tộc, Trẫm đành phải hy sinh để xây dựng nền hòa bình trường cửu cho những thế hệ mai sau. Chúng ta sẽ chịu đựng những gì không thể chịu đựng được và sẽ đau đớn những gì không thể đau đớn hơn trên đời này.

        Trẫm vẫn luôn luôn ở giữa các thần dân trung thành và đoàn kết của Quốc gia. Mọi người phải luôn luôn ý thức, không được có những hành động bồng bột gây ra cảnh mâu thuẫn bất đồng trong quốc gia, và làm mất lòng tin tưởng của thế giới đối với dân tộc chúng ta. Trẫm mong muốn mọi người sẽ đồng tâm nhất trí như anh em một nhà, trong truyền thống của Nhật từ ngàn xưa đã để lại đời này qua đời khác, và tin tưởng vào hồn thiêng sông núi của đất nước chủng ta... »

        Sau khi Thiên Hoàng dứt lời, quốc ca nổi lên một lần nữa. Tojo nói với phu nhân : « Bây giờ là lúc anh phải hy sinh cho đất nước. Mọi việc bắt đầu thay đổi. Việc xây dựng lại đất nước còn khó khăn hơn cái chết nhiều. Nhưng nếu Thiên Hoàng muốn vậy thì bổn phận chúng ta là phải nỗ lực làm mọi việc cho tới hơi thở cuối cùng. »
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:08:20 am »


        Sau này Bà Tojo kể lại : « Hôm đó, tôi cảm thấy hoàn toàn trống rỗng, như một người mất hồn. » Khoảng một tiếng đồng hồ sau đó, điện thoại từ Bộ chiến tranh kêu Tojo. Sau khi trả lời, ông gọi Makie người con gái thứ hai tới. Chồng nàng là Thiếu tá Koga đã tự tử. Ông bảo nàng : « Con sửa soạn đi, xác sắp được đưa về đây bây giờ. »

        Những ngày kế tiếp, rất nhiều bạn bè tới phúng điếu Koga và bàn cãi với Tojo : Tại sao nước Nhật không tiếp tục chiến đấu nữa ? Theo họ Nhật Bản vẫn còn đủ sức để chịu đựng một trận đánh cuối cùng. Ông kiên nhẫn nghe những lời phản đối đó nhưng sau cùng bảo với họ, đó là ý muốn của Thiên Hoàng, mọi người phải tuân theo. Khi khách khứa đã thôi lui tới, Tojo dùng nhiều thời giờ vào việc viết lách và đốt tất cả tài liệu kể cả mấy cuốn sổ ghi địa chỉ. Tojo phu nhân kể lại : « Mặc dầu ông không nói. nhưng tôi cũng biết chắc chắn là ông đang chuẩn bị cho cái chết của mình.» Phản ứng của đa số dân chúng Nhật có vẻ buồn rầu lo lắng sau khi hay tin Nhật đầu hàng. Họ nhìn cảnh đố vỡ tàn phá xung quanh, và không thiết làm gì ngoài việc kiếm đủ miếng ăn ngày hai bữa. Nhiều người cầu nguyện tại các đền miếu. Tại Tokyo, dân chúng tuôn đến bùng binh trước Hoàng cung quỳ xuống vừa lạy vừa than khóc. Có người tự tử ngay tái chỗ.

        Trước khi Nhật đầu hàng, một sĩ quan đã tuyên bố : «Các Tướng lãnh sẽ tự tử hết nếu trường hợp đó xảy ra». Nhưng hiện nay con số sĩ quan tự tử tương đối ít. Tuy nhiên đối với con mắt người Tây phương thì đây vẫn là một chuyện không thể nào tường tượng nổi. Sau khi Tướng Anami tự tử, các sĩ quan cao cấp trong Bộ Tham mưu cũng theo gương ông. Rồi lần lượt tới Tướng Sugiyama, cựu Tổng trưởng chiến tranh trong Nội các Tojo, Tướng Tanaka, người đã chỉ huy dẹp quân nổi loạn, Tướng Shirokura, chi huy hiến binh Kempeitai. Ông này nèu còn sống chắc cũng sẽ bị Đồng minh treo cổ.

        Phản ứng của giới sĩ quan trẻ mạnh mẽ hơn. Con số tự tử khá đông. Những người cầm đầu cuộc nồi loạn không thành đều tự tử tập thể theo nghi thức mổ bụng hari-kiri. Một nhóm quá khích khác chiếm ngọn đồi gần Hoàng cung, đánh nhau với cảnh sát và quân đội bao vây họ một thời gian, và sau đó tự tử tạp thể bằng lựu đạn.

        Trong cơn nguy biến của đất nước, Nhật Bản đã noi gương hành động của Tổ tiên để cứu vãn dân tộc. Thực vậy ba phần tư thế kỷ trước, khi thấy quốc gia bị ngoại xâm Tây phương đe đọa, nhà Mạc phủ đã hy sinh quyển hành để đoàn kết sau lưng Minh Trị Thiên Hoàng, canh tân nước Nhật. Ngày nay trong lúc đất nước lâm nguy trước hiểm họa diệt vong, Nhật Hoàng cũng noi gương người xưa, hy sinh Ngai báu để cứu đất nước. Chính vì vây mà toàn thể dân chúng Nhật đều hướng về Hoàng cung ghi ơn Thiên Hoàng và các vị Tiên vương từ hai ngàn năm trước, nguyện một lòng trở thành những thần dân trung thành của Hoàng gia.

        Bài bình luận của tờ Asahi viết: «Để Thiên Hoàng được an tâm lúc này, bổn phận của toàn dân là phải cùng cố đoàn kết thành một khối chặt chẽ.» Tờ Mainicfii kêu gọi dân chúng «hướng cả về Hoàng cung để cúi đầu ghi ơn Thiên Hoàng.» Xướng ngôn viên trên đài phát thanh đọc một bài tường thuật : «đám đông tụ tập trước Hoàng cung, quỳ lạy và than khóc. Họ kêu gào : «Xin Thiên Hoàng tha tội, vì chúng tôi chưa làm đầy đủ bồn phận. Còn mặt mũi nào, chúng tôi dám ngẩng đầu lên nhìn thầy Tổ tiên nữa ?» Tới đây, âm thanh tự nhiên mất hẳn. Có lẽ xướng ngôn viên vì quá cảm động đã không thể đọc tiếp.

        Một hạm đội khổng lổ của Liên quân Anh, Mỹ, Úc, Tân Tây Lan và Hòa Lan đã tới bỏ neo tại vịnh Sagami. Đứng ở núi Phú Sĩ có thể trông rõ đoàn tàu đông đảo này. Lúc này là thời gian sắp tới mùa bão biển. Nhiều người tin rằng những ngọn gió Thần phong Kamikaze sẽ đánh tan các chiến hạm địch, giống như số phận đoàn chiến thuyền của quân xâm lăng Mông cổ sáu thế kỷ trước. Mọi biện pháp đặc biệt được ban hành tại Tokyo và các thành phố khác để tránh việc tiếp xúc giữa quân ngoại quốc và dân chúng. Xưa kia khi đoàn chiến hạm của Perry tới Nhật lần đầu tiên, nhà Mạc phủ cũng có những mệnh lệnh tương tự như vậy. Hãng Thông Tấn loan tin quân chiếm đóng sẽ không tiếp xúc trực tiếp với công chúng.

        Người ta lo ngại quân Mỹ sẽ trả thù những hành động của lính Nhật trước đây, và phản ứng của dân chúng trước những hành động thù nghịch đó. Tin đồn về những sự trả thù của lính Mỹ càng lúc càng nhiều, khiến nhiều người đâm ra hoảng sợ tìm cách đưa vợ con trốn lên núi. Trước tình hình đó, Chánh phủ vội vàng ra thông cáo trấn an dân chúng : «Quân chiếm đóng chỉ tới để quan sát xem các điều khoản của tuyên ngôn Potsdam có được thi hành đầy đủ chưa. Sau đó họ sẽ rút đi. Không có tiếp xúc trực tiếp giữa quân chiếm đóng với công chúng. Nền hành chánh vẫn sẽ do Chánh phủ ta đảm nhận. Nếu thái độ của dân chúng Nhật khiến Đồng minh thấy rằng các điều khoản của tuyên ngôn Potsdam đã được thi hành đầy đủ, thì thời gian chiếm đóng sẽ được rút ngắn lại.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2018, 11:08:51 am »


        Quận Công Hayashi, một chánh khách đã sống từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, phải lên đài phát thanh giải thích cho dân chúng biết về việc bại trận : «Sự thất trận của chúng ta chỉ là một sự thất thế nhất thời. Chúng ta thua địch về vật chất và khoa học. Nhưng về tinh thần, chúng ta không bao giờ thua.» Hãng Thông Tấn Domei cũng rập theo lý luận đó khi đưa ra lời bình luận : «Địch chỉ hơn chúng ta nhờ ở các tiến bộ khoa học. Sau này khi cơ cấu Quốc gia đã được ổn định, chúng ta cần phải dồn mọi nỗ lực vào việc nghiên cứu các tiến bộ khoa học.»

        Những lo ngại về các phản ứng bộc phát bất thần của binh sĩ Nhật, khi quân đổ bộ Mỹ xuất hiện, đa được tờ Nhật Bàn Thời báo bàn tới và đưa ra lời báo động : «Sự hiện diện của quân đội chiếm đóng thực là quá sức chịu đựng đối với các Sĩ quan !» Tại Singapore, Tướng Itagaki, từng tham dự vào các âm mưu của đạo quân Kwangtung tại Mãn Châu, hiện là Tư Lệnh quân đội Nhật tại Mã Lai, tuyên bố trên đài phát thanh : «Không ai có quyền xâm phạm tới danh dự của quân đội Nhật. Quân đội luôn luôn sẵn sàng trả lời kẻ thù.» Sau khi nghe thông điệp đầu hàng của Thiên Hoàng, ngay chiều hôm đó, một nhóm phi công lái phi cơ Thần phong đặt căn cứ tại phi trường Atsugi đã bay quần trên Thủ đô Tokyo kêu gọi quân đội cứ chiến đấu bất kể lệnh đầu hàng của Thiên Hoàng, Nhiều biểu ngữ cũng xuất hiện trên đường phố lên án «bọn phản quốc tiếp tay với giặc.»

        Đêm 15 tháng Tám, Nội các Suzuki tuyên bố từ chức và được kế tiếp bằng Nội các chuyển tiếp của Hoàng Thân Higashikuni. Nhiều vị Hoàng Thân khác phải ra ngoại quốc, phủ dụ quân đội Nhật tuân chỉ của Thiên Hoàng buông súng đầu hàng, Tại phi trường Atsugi, Hoàng thân Takamitsu, bào đệ Thiên Hoàng, đã phải hết sức cố gắng để thuyết phục đám phi công Thần phong nhất định tử chiến với các đơn vị không vận của Mỹ dự định tới phi trường trong vòng 72 giờ sau đó. Mãi tới ngày 25, Hoàng thân Higashikuni mới hoàn toàn thuyết phục xong đước nhóm phi công này.

        Ngày 29 tháng Tám, các máy bay đầu tiên chơ binh sĩ của Sư đoàn II không vận bắt đầu hạ cánh xuống phi trường Atsugi. Bước xuống phi trường, các binh sĩ Mỹ võ trang trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Họ có vẻ nghi ngờ khi đặt chân xuống giữa lòng đất địch, những người mà mới hôm qua họ còn nghe nói là tàn ác, quỷ quyệt, và từng biết tới qua các trận đánh trước đây. Nhưng sau dó họ nhận thấy các binh sĩ Nhật canh gác tại phi trường hoàn toàn không có phản ứng gì. Những nhân viên dân sự làm việc tại đây mỉm cười và cúi đầu chào đón họ. Cuộc đón tiếp được một phóng viên mô tả là «thân thiện». Qua ngày hôm sau, 43.000 binh sĩ Hoa Kỳ đã được không vận tới vùng Tokyo và Yokohama, Phi cơ chở Tướng MacArthur cũng hạ cánh cùng ngày hôm đó, Miệng ngậm ống vố, viên Tướng hách dịch đứng ở đầu thang máy bay nhìn quanh quẩn với con mắt của kẻ đắc thẳng, để cho các chuyên viên quay phim thu hình một lúc rồi mới bước xuống lên xe đi tới Bộ Chỉ Huy tạm thời đặt tại Yokohama.

        Ngày 2 tháng 9, Nga tuyên bố chấm dứt cuộc chiến sáu tuần với Nhật, sau khi đã tràn ngập đạo quân Kwangtung của Nhật, chiếm trọn Mãn châu và Bắc Triều Tiên. Stalin tuyên bố :«Chúng ta có món nợ riêng cần phải thanh toán với Nhật. Cuộc bại trận năm 1904 khiến nhiều người vẫn còn nhớ và chờ có dịp xóa vết nhơ đó trong lịch sử nước Nga. Sau bốn chục năm chờ đợi, ngày đó hôm nay đã tới.» Nhiều năm sau ông ta nói tại Moscow : «Nếu không có Nga, Mỹ không thể nào thành công ở Nhật. Chính nhờ có Nga sô nhúng tay vào, mà Mỹ đã đổ bộ lên được đất Nhật, không cần phải bẳn một viên đạn nào.»

        Đất đai của Nhật bị phe thắng trận đem ra chia với nhau, cũng giống như trường hợp của Đức. Nga chiếm phía Nam Sakhalin và quần đảo Kurile. Nhưng Nga và Trung Hoa bị đuổi khỏi chính quốc Nhất. Tại đây chỉ có Mỹ là nước chiếm đóng duy nhất. Anh còn lo giữ các thuộc địa, không những cho mình mà còn cho Pháp và Hoà lan nữa, nên không đủ quân để rải ra ở Nhật. Ít tháng sau đó, do lời yêu cầu ráo riết của Úc, một lực lượng hỗn hợp của khối thịnh vượng chung gồm Anh, Ấn, Úc và Tân Tây Lan được đưa tới Nhật để cùng Mỹ chia xẻ quyền chiếm đóng.

        Sáng sóm ngày 2 tháng Chín, Shigemitsu tập hợp phái đoàn do ông cầm đầu để đi ký kết các văn kiện đầu hàng. Mọi người đều cảm thầy bắt buộc phải làm một công việc đau lòng, Tướng Umesu là người đại diện cho quân đội Nhật. Khi được chỉ định làm công việc này, ông cương quyết từ chối. Nhưng khi biết đó là lệnh trực tiếp của Thiên Hoàng ông đành phải cúi đầu tuân lệnh. Xe hơi đưa phái đoàn ra vùng ngoại ô Tokyo hoang tàn để tới Yokohama. Sau đó họ xuống một khu trục hạm Mỹ để ra Soái hạm Missouri đậu ngoài khơi, Lễ ký văn kiện đầu hàng được tổ chức trên Soái hạm này với sự hiện diện của Tướng MacArthur và đại diện quân đội các nước trong phe thắng trận.

        Vài ngày sau, ngày 8 tháng Chín, Tướng MacArthur, với tư cách Tư lệnh quân đội Mỹ, dẫn Sư đoàn I kỵ binh chánh thức vô Thủ đô Tokyo, và dự lễ thương kỳ tại trụ sở của Tòa Đậi sứ Mỹ. Kể từ đó ông cư ngụ tại đây, và ngày ngày đi tới làm việc tại Bộ Tư Lệnh Quân đội chiếm đóng đặt ở cao ốc Dai Ichi đối diện với Hoàng Cung. Khi đi khi về đều có lính Mỹ còi xe gắn máy mở đường hụ còi inh ỏi để dương oai và thị uy với thiên hạ. MacArthur được giao cho thi hành hai nhiệm vụ : giải giới quân đội Nhật và Dân chủ hóa nước Nhật. Nhờ sự cư xử khéo léo của Thiên Hoàng và dân chúng Nhật, mọi việc đã diễn ra khá êm đẹp. Tình trạng hoà dịu giữa quân chiếm đóng và dân chúng địa phương phải kể là tốt đẹp hơn bất cứ cuộc chiếm đóng nào khác trong lịch sử. Dân Nhật coi MacArthur giống như một Tướng quân thời Mạc phủ. Nhưng đây là một «Tướng quân mắt xanh».
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM