Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:56:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14904 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:30:33 am »


        Trước khi trời sáng, các phi cơ trên những hàng không mẫu hạm nhộn nhịp, nổ máy ẩm ầm trong những tiếng hô của binh sĩ và phi công « Thiên Hoàng vặn tuế », « Chiến sĩ muôn năm, » Giữa những tiếng hô vang động cả mặt biển đó, và tiếng ầm ẩm của động cơ máy bay của Đại tá Puchiđa chạy vùn vụt trên phi đạo và vọt lên trời cao, Theo sau là các phi cơ trong đợt tấn công đầu tiên nối đuôi nhau cất cánh. Họ sắp thành đội hình và biến mất trên cao.

        Đợt máy bay tấn công đầu tiên đo Đại tá Fuchida chỉ huy bay ngang trên đảo Oahu, trông giống như con chuồn chuồn nằm trên mặt nước, Qua những lỗ trống của mây, Đại tá Fuchida nhìn thấy các chiến hạm Mỹ nằm im lìm trong ánh nắng ban mai vừa tỏa ra từ hướng Đông, Không ghi nhận được một dấu hiệu hoạt động hay đề phòng nào của các chiến hạm địch nằm im bên dưới, Fuchida tự hỏi phải chăng người Mỹ không nhớ bài học hải cảng Arthur của Nga khi xưa bị quân đội Nhật tấn công bất ngờ hay sao ?

        Sáng chủ nhật, các binh sĩ trên những chiến hạm Mỹ đậu tại căn cử phần lớn đều rời tàu lên bờ đi lễ. Một số ít còn lại lang thang trên boong, nhìn trời, nước, sắp sửa đi ăn điểm tâm. Tầt cả đều yên trí rằng một ngày im lìm nữa lại được bắt đầu, Lá quốc kỳ Mỹ hình sao sọc trên các chiến hạm đang sửa soạn để kéo lên, và đúng lúc đó thì đoàn phi cơ Nhật từ trên cao bắt đầu đâm bổ xuống.

        Trái bom đầu tiên rớt xuống đúng vào hổi 7 giờ 55 phút sáng Chủ nhật, 8 tháng Chạp năm 1941, nổ tung trên sàn chứa thủy phi cơ. Đài kiểm soát đánh đi tín hiệu cầu cứu : « Chúng tôi đang bị phi cơ Nhật tấn công thật sự, chớ không phải thực tập báo động. » Lần lượt các chiếc Arizona bị trúng thủy lôi đầu tiên, rồi tới chiếc Oklahoma. ít phút sau đó, đúng tám giờ sáng, chiếc California bắt đầu chìm nghiêng về một phía, Chiếc Arizona bị trúng bom ngay hầm chứa đạn, gây ra những tiếng nổ kinh hồn. Các đợt tấn công tiếp theo của phi cơ Nhật khiến cho các chiến hạm West Virginia rồi đển chiếc Utah bị chìm, chiếc Pennsylvania bị thương cố lết ra khơi chạy trốn. Thêm hai khu trục hạm nữa ăn bom ở sườn tàu. Những tấm sắt vỏ tàu cong lại.

        Cứ như vậy, các phi cơ Nhật lồng lộn nhào lên, nhào xuống tấn công căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ tại Thái bình dương trong suốt một tiếng rưỡi đồng hồ. Cao xạ phòng không Mỹ chỉ hoạt động lẻ tẻ một cách yếu ớt, phần lớn đã bị tiêu diệt ngay từ lúc đầu, vì không có người điều khiển. Các máy bay khu trục Zero của Nhật bay hộ tống đoàn oanh tạc cơ không gặp đối thủ, nên chúng nhào xuống bắn phá bất cứ mục tiêu nào trên đảo xuất hiện trong tầm súng. Bầu trời đầy những vệt khói ngang, dọc do các máy bay tuôn ra. Từ dưới đất những cột khói của các đám cháy cũng bốc lên cao dần. Chiềc phi cơ cuối cùng của Nhật bay khuất khỏi mục tiêu vào lúc 9 giờ 30 phút.

        Tổng cộng có tất cả năm chiến hạm, hai thiết giáp hạm, ba khu trục hạm, và hai hải vận hạm bị chìm. Một thiết giáp hạm và bốn khu trục hạm khác bị thương nặng. Một trăm bảy chục phi cơ bị phá hủy tại phi trường Hickman. Nhà chứa phi cơ và các cơ sờ phụ thuộc đều bị tiêu hủy. Hai ngàn nấm trăm binh sĩ bị giết, trong đó có hơn một ngàn vừa sĩ quan và thủy thủ của chiếc Arizona bị đánh chìm. Khi lực lượng hành quân Nhật trở về hạ cánh trên các mẫu hạm của Nhật lúc 11 giờ, các phi công báo cáo : mệnh lệnh của Đô Đốc Yamamoto đã thi hành xong. Với một tồn thất nhẹ là hai mươi tám phi cơ bị hạ, không lực hạm đội hải quân Nhật đã tiêu diệt hoàn toàn Hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ.

        Xế trưa ngày hôm đó, tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ở Hoa thịnh đốn, Đại sứ Nomura và phụ tá Kurusu trong lúc trình điện văn phúc đáp của Chánh phủ Nhật cho ngoại trưởng Mỹ, vẫn chưa hay biết quân đội Nhật đã tấn công Trân châu cảng hồi sáng. Đại sứ Nhật trịnh trọng đưa ra những lời phản đối nào là Mỹ không «thật lòng», «những nỗ lực thành khẩn của Nhật trong vấn đề Trung Hoa», và cuối cùng lên án Mỹ đang có âm mưu mở rộng chiến tranh Âu châu sang vùng Viễn Đông. Ngoại trưởng Hoa Kỳ không còn kiên nhẫn được nữa, ông trả lời ngay vào mặt Đại sứ Nhật rằng trong suốt năm chục năm trong nghề ngoại giao, ông chưa bao giờ thấy một văn kiện chứa đầy những sáo ngữ giả dối và vô giá trị như vậy. Sau đó, ông ra hiệu cho khách cáo lui ngay.

        Bộ Tư Lệnh quân đội Thiên Hoàng tại Tokyo loan tin quân đội đã được đặt trong tình trạng chiến tranh với Anh và Mỹ. Đài phát thanh loan tin chiến thắng tại Trân châu cảng. Dân chúng tràn ra đường phố hát quốc ca, hô khẩu hiên «chiến sĩ vạn tuế !» và hướng về Hoàng cung lạy tạ, cầu xin Tổ Tiên phủ hộ cho con cháu. Trẻ em bán báo rung chuông, gõ mõ, chạy khắp hang cùng ngõ hẻm loan tin chiến thắng Trân châu cảng, và bán các ấn bản đặc biệt của các nhật báo Asahi, Nichi-nichi, Yomiuri.

        Bà Tojo từ nhiều bữa nay vẫn lo lắng khi hay tin nhiều nhóm quá khích định ám sát chồng, bây giờ nghe được tin chiến thắng, tự nhiên bà thấy yên trí, tin tưởng tối nay chổng bà sẽ trở về nhà yên ổn. Trong lúc đó, Tojo mặc đồ đại lễ tới Quốc Miếu ở Tokyo lạy tạ Tổ Tiên và dâng lên chiến thắng đầu tiên trong cuộc chinh phục Viễn Đông của dân tộc Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:54:39 am »

     
PHẦN HAI

RA ĐI

                                          Những ngươi trai trẻ đã ra đi
                                          Để lại ruộng vườn có tiếc chi,
                                          Cho bậc lão ông lo vun xới
                                          Còn mình vui thỏa chí nam nhi


Minh Trị Thiên Hoàng (1833-1912)       

CHƯƠNG XXII

        Vào khoảng tám giờ sau khi trận Trân châu cảng xảy ra, một chiếu chỉ của Nhật Hoàng được công bố cho toàn thể dân chúng Nhật biết trận thử thách lớn nhất trong lịch sử dân tộc đã xảy ra, Tờ chiếu viết như sau :

        «Nhờ Hoàng Thiên và hồng đức của Tổ Tiên, Trẫm là Thiên Hoàng nước Nhật, ngồi trên ngai vàng, nối ngôi Tiên Đế từ ngàn xưa truyền lại, ngày hôm nay long trọng tuyên chiến với Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, và Đế quốc Anh cát lợi, Những quốc gia này từ lâu đã có tham vọng đô hộ Á châu, bất kể những lời khuyên can qua đường lối và phương tiện ngoại giao của Nhật Bản, Ngoài ra, hai nước này ngày nay lại có nhiều hành động đe dọa nền an ninh của nước Nhật. Vì sự sống còn của dân tộc, nước Nhật buộc lòng phải xử dụng đến những phương tiện chiến tranh...»

        Những chiếu chỉ của Nhật Hoàng đọc trong các dịp này thường thường chỉ là một thông lệ, có tánh cách nghi lễ cũng giống như bài diễn văn Vua nước Anh đọc khi khai mạc Thượng viện, không bao giờ phản ảnh trung thực ý nghĩ thực sự của Nhật Hoàng. Tuy nhiên, lần này, trong câu cuối cùng của chiếu chỉ, người ta thấy Ngài đã thực sự gởi gắm tâm sự của mình trong đó ;

        «Chiến tranh cuối cùng buộc lòng phải xảy ra, mặc dầu lòng Trẫm không bao giờ muốn như vậy. Vì danh dự và sống còn, Nhật Bản phải rút gươm, đọ sức với Anh,

        Trong khi đó, tại Hoa Kỳ, Tổng Thống Roosevelt nói trước Thượng viện : «Trận đánh bất ngờ, không tuyên chiến trước của Nhật, đã xảy ra vào một ngày sẽ còn được ghi nhớ mãi mãi trong lịch sử. Thực là một hành động ô nhục. Nhưng sự thực là như vậy, chúng ta đang phải đương đẩu với một cuộc chiến tranh lối mới theo khuôn mẫu của Đức quốc xã. Chúng ta không bao giờ muốn dây dưa vào một cuộc chiến bẩn thỉu như thế này, chúng ta không khiêu khích, không tạo ra, nhưng giờ đây chúng ta đã mắc vào giữa cuộc chiến đó, và chúng ta sẽ chiến đấu với tất cả sức mạnh chúng ta hiện có trong tay. »   

        Thủ Tướng Churchill tuyên bố tại Hạ viện : «Tất cả những mánh lới gian giảo của dân Nhật đang được xử dụng để chống lại chúng ta. Nhưng dù sao chúng ta cũng còn may mắn, là lúc này nước Anh không còn ở vào thế yếu như thời kỳ sau trận Dunkirk hay vào những ngày trong năm 1940.»

        Trong phiên họp đặc biệt tại Quốc hội Hitler lên tiếng tố cáo : «Tâm trí bênh hoạn của Roosevelt đã cồ tình lôi cuốn Nhật Bản vào chiến tranh. Đồng minh của nước Đức tại Viễn Đông vừa giáng cho bọn Mỹ một đòn chí tử, vì chúng đã có những hành động bẩn thỉu.» Và tại Ý Mussolini đứng trên bao lơn của điện Pahzzo Venecia tuyên bố với đám đông đang hoan hô nhà độc tài ở bên dưới: «Hôm nay là một ngày quan trọng đáng ghi nhớ trong lịch sử nước Ý. Đồng minh của chúng ta tại Á châu vừa giáng lên đầu kẻ thù chung một đòn đích đáng. Từ nay những chiến sĩ của xứ Mặt Trời mọc sẽ cùng sát cánh với nước Ý chiến đấu.»

        Sau khi thông điệp của Nhật Hoàng được tuyên đọc, Thủ Tướng Tojo tuyên bố trên đài phát thanh : «Nhật Bản luôn luôn có những hành động ngăn cản chiến tranh. Nhưng trong lịch sử 2600 năm nay của Nhật, chúng ta chưa bao giờ thất trận. Tôi đoan chắc với mọi người chiến thắng cuối cùng sẽ về tay chúng ta.»

        Mặc dầu báo chí và đài phát thanh từ lâu đã tiên đoán một cuộc đụng độ sẽ xảy ra giữa Nhật và Mỹ, người dân Nhật hình như rất lấy làm ngạc nhiên, hơn cả những người Mỹ, trước trận đánh bất ngờ tại Trân châu cảng. Họ đón nghe từng giờ, từng phút các bản tin chiến thắng của quân đội trên đài phát thanh. Kèm theo những tin chiến thắng là các bản nhạc hùng được cho phát thanh đã nâng cao tinh thần binh sĩ đến tột độ. Nhiều bài hùng ca từ thời Minh Trị, trong dịp chiến thắng trong trận đánh Nga - Nhật năm 1905, lại được hát vang lên khắp nơi. Một bản dân ca nhan đề «Boku no Tojo» (Tojo của chúng ta) cũng được phổ biến. Ở trường học, đường phố, thôn quê, đâu đâu dân chúng cũng nô nức với các tin chiến thẳng. Sự phấn khởi dâng cao, tràn ngập khắp nơi.

        Tờ Nhật Bàn Thời Báo viết rằng chỉ trong một buổi sáng, Hải quân Mỹ tại Thái binh dương đã bị hạ xuống hạng ba. Hiện nay, quân thủ đang run rẩy, lúng túng, chưa biết làm gì. Sự quỵ ngã của Anh Quốc tại Bỉ, Hòa Lan, Tiệp Khắc, Ba Lan và Pháp, bây giờ lại lôi Hoa Kỳ té theo tại Viễn Đông. Phát ngôn viên của. Hải quân Hoàng gia Nhật là Đại úy Hirade tuyên bố : Toàn thể binh sĩ Hải quân đang nôn nóng được ra trận. Ông ta cũng đưa ra lời tiên đoán khi được phỏng vấn trên đài phát thanh, rằng đến nông nỗi này, Mỹ chỉ còn một cách là đầu hàng. Những biến chuyền trên chiến trường những tuần lễ sau đó cho thầy lời tiên đoán của ông ta không phải là vô lý.

        Trong vòng 48 giờ sau khi trận đánh Trân châu cảng xảy ra, quân Nhật lần lượt đánh chiếm Mã Lai, Phi Luật Tân, Hồng Kông và những đảo của Mỹ tại Thái bình dương. Đâu đâu quân Nhật cũng chiến thắng một cách dễ dàng, với kế hoạch đã được hoạch định tỉ mỉ chu đáo từ trước. Hình như không còn một sức mạnh nào có thể ngăn nổi bước tiến của các chiến sĩ xứ Mặt Trời mọc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:55:05 am »


        Hồng Kông vừa được tăng cường các toán quân Gia Nã Đại và Ấn Độ, bị Nhật tấn công vào ngày 8 tháng Chạp. Quân Nhật từ Trung Hoa tràn ngập Kowloon, vượt qua eo biển hẹp đổ bộ lên Hồng Kông. Ngày 25 tháng Chạp, sau khi đài phát thanh Tokyo kêu gọi các binh lính Anh trú phòng tại Hồng Kông đang chiến đấu can đảm hãy đầu hàng vì cuộc chiến đấu này vô ích, viên Toàn quyền người Anh được các cố vấn quân sự hải và lục quân cho biết không còn cách gì chống cự, đã xin đầu hàng quân Nhật.

        Tại đảo Wake, một căn cứ quân sự của Mỹ, hai chiến đấu cơ trong tổng số 12 chiếc đã bay thoát lên được và chạy trốn. Những chiếc còn lại bị quân Nhật phá hủy trên mặt đất. Sau khí bắn nhau với các máy bay Nhật một cách anh dũng, hai chiếc này rốt cuộc cũng bị bắn hạ, và sau đó quân Nhật đổ bộ lên đảo. Bốn trăm Thủy quân lục chiến Mỹ sau 14 ngày chiến đấu anh dũng, cuối cùng đã bị quân Nhật tràn ngập sau những trận pháo kích kinh hoàng.

        Tại Mã Lai, quân Nhật khơi sự tấn công sáng sớm ngày 8 tháng Chạp, Khi những trận đánh bắt đầu, hai chiến hạm tối tân có hỏa lực hùng hậu của Anh là chiếc “Prince of Waíes» và chiếc «Repulse» từ ngoài khơi tiến vào tấn công các quân vận hạm và tàu đổ bộ của Nhật. Vì không có phi cơ hộ tống, nên hai chiến hạm Anh nhờ vào các đám mây bao phủ bên trên để lần trốn. Nhưng qua một lỗ hở của màn mây, phi cơ trinh sát Nhật đã tìm thấy hai chiến hạm này ; lập tức các máy bay thả thủy lôi đặt căn cứ ở Đông Dương, cách đó 400 dặm, được gọi tới đế tấn công tàu Anh. Phi cơ Nhật đánh rất trúng đích bằng nhiều đợt oanh tạc và thả thủy lôi.

        Sau khi mất hai chiến hạm này, quân Nhật tự do đổ bộ lên bờ biển Mã lai, đầy lui quân trú phòng đang cố lập một phòng tuyến chống đỡ, nhưng không thực hiện nổi. Cuộc hành quân phổi hợp của địch với máy bay yểm trợ đã đẩy quân Anh lần xuống phía cuối của bán đảo và sau cùng ngừng lại tại Singapore. Trung Tướng Percival, chỉ huy liên quân Anh, Ấn và Mã, tuyên bố : « Trận Mã lai như vậy là xong. Bây giờ là Singapore, chúng ta phải cố giữ để chờ viện binh tới.»

        Từ ngày 1 tháng Giêng năm 1942, những cuộc pháo kích dữ dội của quân Nhật từ đất liền bắn tới. Phần lớn nhằm vào phi trường, vì có một số máy bay vẫn còn hoạt động.

        Sau đó, truyền đơn từ trên không rót xuống loan tin : quân Mỹ đã xin thương thuyết; và hỏi các binh sĩ Anh, tại sao các bạn chịu khổ cực ở rừng Mã lai đầy muỗi này chỉ để phục vụ cho bọn quý phái ở Anh quốc ?

        Một tuần sau đó, quân Nhật vượt qua eo biển hẹp Johore tấn công Singapore với những đơn vị thiện chiến nhất, trong đó có cả một toán quân tinh nhuệ thuộc ngự lâm quân của Nhật Hoàng. Quân Nhật cứ việc tiến bừa lên bất kể các tổn thất. Ngày 15 tháng Hai, gần hai tháng sau khi các trận đánh tại Mã lai bắt đầu, và trước kỳ hạn Bộ Tham mưu Nhật dự định cho chiến dịch đánh chiếm địa phương này một tháng, Tướng Percival xin đầu hàng với một trại quân 60.000 binh sĩ. Thế là căn cứ lớn nhất của Anh tại Đông Nam Á bị mất Những họng súng lớn của quân Anh đặt dọc theo bờ biển Singapore vẫn còn đó, chưa bắn một phát nào. Họ tưởng sẽ bị tấn công từ mặt biển, nhưng không ngờ quân Nhật lại đánh từ phía đất liền. Trong số hơn sáu chục ngàn binh sỉ đầu hàng, có nhiều người thuộc các đơn vị tăng cường cho bán đảo này mới được gởi tới từ lúc các trận đánh khởi sự.

        Tại Hạ viện Anh, Thủ Tướng Winston Churchill tuyên bố : « Đêm nay là đêm chiến thắng của quân Nhật. Nhưng rồi, một ngày kia, chúng sẽ thua một cách đau đớn.» Tướng Tojo xuất hiện tại Quốc hội Nhật cùng với các dân biểu hô lớn ba lần « Banzai » (chiến sĩ muôn năm) và tuyên bố, với việc chiếm xong Mã lai, từ nay vùng Đông Nam Ấ hoàn toàn nằm gọn trong tay Nhật. Ông đề nghị chọn ngày hôm sau làm « Ngày chiển thắng tại Mã lai. » Nhật báo Kokamin tường trình các trận đảnh ở Singapore cho rằng tới đây quân Nhặt mới tiến được nửa đường. Còn phải đi thêm nữa để hợp tác với các đồng minh của Nhật tại Âu châu về cả hai phương diện quân sự và kinh tế. Sau một thời gian ngắn kể từ lúc Nhật tham chiến, triển vọng Đức và Nhật sẽ gặp nhau tại vịnh Ba Tư rất có thể diễn ra như lời Shigemitsu tiên đcán trước đây. Số phận của Tân Tây Lan và Úc đại lợi hầu như đã được định đoạt; không thể nào thoát khỏi tay Nhật. Tojo cảnh cáo hai nước đó, đừng trông mong vào sự cứu giúp của Anh và Mỹ nữa. Giờ đây an ninh của hai quốc gia này tùy thuộc vào thái độ hiểu biết của họ đối với Nhật Bản.

        Nước Nhật từ nay trở đi được đổi lại là Dai Nippon có nghĩa là Đại Nhật Bản. Mã lai cũng được đổi là Shonan, có nghĩa : « Ánh sáng Miền Nam. » Tương tự như vậy tất cả các thuộc địa của Tây phương trước kia mang tên Anh và Pháp đều được đổi lại bằng tên Nhật. Tiếng Nhật từ trước tới nay có xen lẫn chừng một ngàn những tiếng nguyên là Anh ngữ, nay bị cấm xài các danh từ đó; vì cho rằng như vậy là thiều tinh thần ái quốc, bất xứng đối với danh dự của Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:55:21 am »


        Đối với quần đảo Đông Indies tại Thái bình dương; nơi có nhiều dầu rất cần cho Nhật trong lúc này; Nhật không khai chiến vội; vì có ý chờ viên Toàn quyển Hòa Lan ở đây tỏ ra hiểu biết, noi gương viên Toàn quyền người Pháp ở Đông Dương, tự ý đem trao cho Nhật. Nhưng chờ mãi, viên Toàn quyền người Hòa Lan, quê quán hiện đã nằm dưới sự kiểm soát của Đức quốc xã, vẫn không thấy hành động nhượng bộ, hơn thế ông còn tham chiến với Anh để chống lại quân đội Nhật ở Mã lai, nên buộc lòng Nhật phải hành động vào tháng Giêng năm 1943. Nhật rất thận trọng vi sợ các cơ sở lọc đẩu tại đây bị phá hoại.

        Ngày 27 tháng Hai, Đô Đốc Doorman, người Hòa Lan, cầm đầu một Hạm đội hỗn hợp gồm nhiều chiến hạm của Anh, Úc, Mỹ và Hòa Lan tuần tiễu xung quanh các đảo chánh, và thình lình nhận thấy một hạm đội khổng lồ của Nhật đang tiến tới gần đảo Java. Mặc dầu lực lượng chênh lệch rất nhiều so với Hạm đội địch, tổng số lên tới gần một trăm tàu lớn, nhỏ, nhưng Đô Đốc Doorman vẫn xáp vào hỗn chiến. Phi cỡ Nhật lập tức can thiệp, nhào lộn trên không hướng dẫn cho hải pháo bạn, và thả thủy lôi tiêu diệt các chiến hạm địch. Sau hai ngày rưỡi chiến đấu tuyệt vọng vì thiếu không trợ, Hạm đội của Đô Đốc Doorman bị đánh tan. Thanh toán xong lực lượng này, quân Nhật tự do đổ bộ lên bờ biển, đầy lui quân trú phòng một cách dễ dàng. Đồng thời lính dù Nhật bất thần nhảy xuống giữa các xưởng lọc dầu, chiếm đóng ngay mọi cơ sở, vì vậy các nhà máy không bị phá hủy, hầu như vẫn còn nguyên vẹn.

        Ngày 12 tháng 3 năm 1942 được chọn làm Ngày Chiến Thắng Thứ Hai của quân đội Nhật khi họ chiếm xong Nam Dương (Đông Indies) và Miến Điện. Quân Nhật từ Thái Lan tiến vào Rangoon, Thủ đô của Miến, đánh tan quân Tàu do Tướng Mỹ Stilwell chỉ huy để cố giữ đường xe lửa Ngưỡng quang tiếp tế cho Tưởng Giới Thạch. Thái Lan thoát khỏi chiến tranh, vì xứ này khôn ngoan tự đặt mình dưới quyền bảo hộ của Nhật. Tojo được Vua Thái ban thường Huy chương cao nhất nước, đó là 3 Bạch Tượng Bội Tinh. »

        Quân Nhật bắt đầu gặp sức chống cự mạnh kể từ lúc Tướng Alexander của Anh được gởi sang mặt trận Miến Điện. Viên Tướng Anh này sau trở nên sáng chói tại mặt trận Trung Đông và Ý đại lợi, với những chiến công rực rỡ. Thành phố Mandalay, mãi ngày 6 tháng 5 năm 1942, quân Nhật mới lấy được. Báo chí Nhật thuật lại quang cảnh thành phố, chỉ còn là một đống gạch vụn. Anh sợ Nhật thừa thẳng xông lên đánh thẳng sang Ấn độ, nhưng may là họ đã ngừng lại tại Assam, một vùng ở biên giới Ấn Miến. Quân Nhật ngừng lại không phải vì sức chống cự của quân Anh, nhưng vì tương đối họ đã tiến quá xa và quá nhanh, nên các phương tiện tiếp liệu, liên lạc không thiết lập kịp. Thời giờ lúc này là vàng bạc, quân Anh lợi dụng để tăng cường, củng cố lại hạm đội Viễn Đông của họ đặt căn cứ ở Tích Lan, và chuẩn bị đẩy lui quân Nhật nếu đánh sang An.

        Mặc dầu sau khỉ chiếm xong Miến Điện, Thủ Tướng Tojo khoe khoang từ nay Tường Giới Thạch hết trông mong vào đồ tiếp tế của Tây phương, nhưng trên thực tế Mỹ vẫn dùng máy bay, bay ngang qua Hy mã lạp sơn để thả đù tiếp liệu cho quân Tàu, Mặt trận Phi Luật Tân kéo dài với sự chống cự mãnh liệt của Tướng MacArthur và quân địa phương tại các pháo đài ở Corregiđor, chận đường quân Nhật tiến tới Manila, Thấy dằng dai đã hơn ba tháng trời mà vẫn chưa chiếm xong Phi luật tân, Bộ Tư lệnh Viễn Đông của Nhật liền gởi Tướng Yamashita, nổi danh là « con cọp Mã lai » tới. Với những mũi dùi tấn công mãnh liệt vào các pháo đài của quân Mỹ - Phi bằng xe tăng, Cuối cùng các pháo lũy tại Corregidor lần lần phải sụp đổ. Được lệnh chạy về Úc đại lợi, MacArthur đang đêm phải đưa vợ con xuống một chiếc thuyền máy âm thầm bỏ trốn, để lại Tướng bộ hạ là Wainwright cầm cự được ngót một tháng nữa thì bị quân Nhật bắt sống.

        Trang nhất của các nhật báo tại Tokyo không ngớt loan tin chiến thắng bên cạnh chiếu chỉ tuyên chiến của Nhật Hoàng được in lại hàng ngày. Chiếm xong Phi luật tân, báo chí Nhật viết : « Suốt vùng Đông Nam Á bây giờ mặt đất đã rung chuyển dưới gót giày của quân đội Thiên Hoàng, và không trung đầy dẫy phi cơ của không quân Hoàng gia Nhật » Những lời khoe khoang đó không phải là bịa đặt. Quả thực, quân đội Nhật đã hoàn thành một cuộc chinh phục vĩ đại ở Viễn Đông và Thái bình dương. Tất cả các quần đảo Solomons, New Britain, và một phần lớn Tân Guinea đã lọt vô tay họ. Quân Nhật cũng đã chiếm suốt một vùng chạy dài từ phía Bắc Miến Điện xéo qua hải cảng Akyab ở phía Tây, quần đảo Andaman, toàn vùng Nam Dương, một phần phía Bắc Tân Guinea thuộc Úc, đảo Solemons, Gilbert, và quần đảo Marshall, cho tới đảo Wake và cuối cùng là quần đảo Aleutians, chỉ cách Alaska có một khoảng đường ngắn.

        Nhật tha hồ khai thác tài nguyên và nhiên liệu ở những vùng đầt rộng lớn đã chiếm đóng, để bảo đảm nguồn tiếp tế cho kỹ nghệ của mình càng ngày càng trở nên giàu mạnh. Câu hỏi đặt ra cho các Tướng lãnh và chánh khách Nhật lúc này là liệu họ có tiến xa hơn nữa từ những vùng đó hay không ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:55:58 am »


CHƯƠNG XXIII

        Lúc loan tin Nhật tấn công Mỹ tại Thượng viện, Tổng Thống Roosevelt, với giọng chua chát, đã phải công nhận : « Chúng đã hành động một cách quỷ quyệt, đúng lúc, và khôn khéo, » Bộ trưởng chiến tranh Mỹ là Stimson phải công nhận : những báo cáo từ Phi luật tân gởi về nói rằng quân Nhật chiến đấu yếu ớt, không được huấn luyện và chỉ trang bị vũ khí thô sơ hoàn toàn là nói láo. Ông ta ghi nhận: « Sự thực là quân Nhật trang bị đầy đủ đã chiến đấu rất can đảm, kỷ luật, và Bộ Tham mưu của họ làm việc rất đắc lực,»

        Từ trước tới giờ, nhiều người Tây phương thường kể những chuyện thần kỳ, bí hiểm về dân Nhật, Chẳng hạn, có người nói quân Nhật không biết nhắm súng, vì họ không thể nhắm một mắt được. Họ cũng không biết lái máy bay, vì mắt rất kém, và hay bị chóng mặt. Lý do là vì họ chỉ ăn có cơm, thiếu chất bổ, và suốt ngày lại cắm đầu vào những trang sách với thứ chữ li ti, khó đọc, nên mắt trở nên kém. Chứng chóng mặt là do khi còn nhỏ bị gùi sau lưng mẹ phát sanh ra. Những người Tây phương đã quên hoặc không biết tới chiến thắng của Nhật trong trận đánh với Nga năm 1905, nói rằng quân Nhật chỉ đánh nổi quân Tàu chạy lòng vòng, nhưng đụng với quân Tây phương thì chúng không thể nào tiến nổi.

        Nhưng lúc này, sau khi đã nhìn thấy lối đánh thần tốc, khủng khiếp của quân Nhật, người Tây phương lại có những chuyện thần thoại khi nói tới giống dân da vàng đơ. Chẳng hạn : quân Nhật chiến đấu không bao giờ bị mệt và không biết sợ là gì. Quân Nhật có những lối đánh trong rừng người da trắng không thể nào đánh lại được. Quân Nhật không cần ăn uống mà vẫn chiến đấu được. Cả ngày họ chỉ có một nắm cơm. Gặp quân Nhật là kể như chết, không có hy vọng gì sòng sót.

        Sợ rằng những huyền thoại đó có thể gây nguy hiểm cho tinh thần binh sĩ, các sĩ quan Đồng Minh đã phải nhiều lần giải thích, đó là những lời đồn thiếu căn bản khoa học. Tướng Wavell cho rằng quân Nhật sẽ mất can đảm khi chúng không còn ở « thế mạnh. » Tướng Stilwell thì nói : lính Nhật « công giỏi hơn thủ. » Quan niệm sai lầm này có lẽ là vì Stilwell không có dịp đụng độ với quân Nhật trong những trận tử thủ của họ sau này tại Miến Điện, Mandalay, Saipan, Iwo Jima, những nơi mà quân Anh và Mỹ phải trả một giá rất đắt mới lấy lại được, sau cả năm trời đánh giằng co từng thước đất.

        Quan niệm cho rằng lính Nhật đánh hăng vì quân số quá đông so với lính Anh và Mỹ hoàn toàn sai lầm. Những trận đánh tại Thái bình dương và Đông Nam Á, xét về hải quân và không quân thì họ đông hơn thật, nhưng quân số trên bộ tương đối ít hơn đối phương. Nhưng sở dĩ họ chiến thắng dễ dàng là nhờ vào kế hoạch được thiết lập thật tỉ mỉ từng đường tơ kẽ tóc một, nên khi thi hành là cứ rầm rập, đâu vào đó, đồng khởi đúng ngày, đúng giờ và diễn ra chớp nhoáng. Chính Tướng Waveli sau khi bị mất Ngưỡng Quang cũng phải thú nhận : « Lúc nào chúng ta cũng ở phía sau kim đồng hồ. Quả thực quân Nhật tiến nhanh hơn ta tưởng. »

        Lúc Singapore thất thủ, Thủ Tướng Churchill không ngần ngại ca tụng quân Nhật: « Từ nay chúng ta không thể đánh giá quá thấp bộ máy chiến tranh của Nhật. Các binh sĩ Nhật đã chứng tỏ họ chiến đấu rất hăng, nguy hiểm, và điều đáng tiếc là rất dã man ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:57:07 am »


CHƯƠNG XXIV

        Tháng Hai năm 1942, trong lúc các sư đoàn của Nhật tiến vô Mã lai, thế mạnh như vũ bão, Tướng Tư Lệnh Nhật đã cho rải truyền đơn, kêu gọi các binh sĩ Anh ra đầu hàng trong tinh thần thượng võ, và ông ta hứa sẽ đối xử với những người đầu hàng như các chiến sĩ.

        Một tháng sau đó, ngoại trưởng Anh Anthony Eden đã tố cáo trước dư luận thế giới, điếu mà Nhật gọi là “ tinh thần thượng võ » chỉ là bộ mặt đạo đức giả đáng ghê tởm. Sự thực cho thấy sau khi đầu hàng, các tù binh cũng như thường dân đểu bị đối xử vô cùng dã man, tàn nhẫn. Cảnh tượng diễn ra tại Hồng Kông sau khi quân Nhật chiếm được thành phố, ghê tởm như những cuộc chém giết, hãm hiếp ghê rợn từng diễn ra tại Nam Kinh năm 1937... Chánh phủ  Nhật từ chối không dám để đại diện quốc tế tới thăm Hồng Kông.

        Đó là những lời phản đối đầu tiên của nhiều loạt phản đối của Đồng minh về việc đối xứ dã man với tù binh, bất chấp quy ước quốc tế, của quân Nhật. Chánh phủ do Tojo lãnh đạo vẫn làm ngơ trước những lời phản đối đó. Hai năm sau, ngoại trưởng Eden nói trước Hạ viện Anh : Có tất cả 140.000 binh sĩ thuộc khối Cộng đồng Anh bị rơi vào tay Nhật. Họ bị ngược đãi trong những trại tù binh giữa rừng rậm nhiệt đới. Người nào người nấy chỉ còn da bọc xương, và còn bị bắt hành hạ, làm việc cho tới chết. Quần áo gần như trần truồng, đầu tóc dài lê thê trông như người tiền sử.

        Sau này tại Tòa án xử tội phạm chiến tranh tại Viễn Đông, Tojo và đồng bọn đã bị buộc tội nhiều nhất vì những hành động dã man đối xử với tù binh và dân chúng tại vùng chiếm đóng. Tòa án đã đưa ra hai tài liệu chánh thức về vần đề này. Theo đó kể từ năm 1931 đến năm 1945, quân đội Nhật đã giết hơn một triệu người bằng cách đối xử dã man, không cho thuốc men. Trong đó có 302.000 trường hợp điển hình đặc biệt của những nạn nhân bị tra tấn, hãm hiếp, và đối xử nhiều cách dã man khác...

        Hành động đối xử một cách dã man với tù binh của các binh sĩ Nhật hình như do ảnh hưởng của những phương pháp huấn luyện tinh thần mà quân đội Nhật đã đào tạo cho họ Quân đội Nhật dạy cho binh sĩ của họ rằng một người lính khi đã đầu hàng thì không còn danh dự, không đáng sống nữa. Chính vì vậy, con số tù binh Nhật bị bắt tại mặt trận Thái bình dương rất ít so với tổng số binh sĩ tham dự vào những trận đánh đó. Khi không thể chiến đấu được nữa, họ thường tìm cách tự tử hơn là để bị bắt, Nhiều người tự mở lựu đạn cho nổ banh xác, cũng có người tự mổ bụng hay cắt cổ tự tử.

        Những ai đã từng phải đánh nhau với quân Nhật không thể nào quên được sự chiến đấu điên cuồng theo lối đánh tự sát của họ khi biết rằng không có cách gì thắng nổi đối phương. Tại Tân Guinea, quân Úc lấy làm ngạc nhiên khi thấy một căn cứ của Nhật, các binh sĩ người nào cũng đều mang mặt nạ, mặc dầu lúc đó lính Úc không hề xử dụng hơi độc. Mãi sau này khi đã tiêu diệt hết căn cứ đó, quân Úc mới khám phá ra : sở dĩ lính Nhật đeo mặt nạ là vì xác chết của binh sĩ họ không chôn, nhưng đem xếp làm hàng rào chắn đạn. Tại mặt trận Thái binh dương, rất nhiều thủy quân lục chiến Mỹ trong lúc định giúp đỡ những lính Nhật bị thương đã bị họ vùng dậy bắn chết. Trong trận chiến ghê rợn tại quần đảo Solomons với hàng trăm ngàn binh sĩ như vậy, mà Mỹ chỉ bắt được vỏn vẹn có 450 tù binh Nhật. Phần lớn số tù binh này đều muốn tự tử, chớ không muốn trở về nước. Hình như họ cho rằng bị lọt vô tay quân thù như vậy là điều nhục nhã, không còn đáng sống nữa.

        Tinh thần chiến đầu can đảm của binh sĩ Nhật vốn có từ ngàn xưa, đó là điều không ai phủ nhận. Nhưng riêng việc đối xử với tù binh, theo lời ngoại trưởng Anh Anthony Eden, trong trận chiến tranh Nga - Nhật và Thế chiến 1 các binh sĩ Nhật tỏ ra tử tề và đối xử rầt nhân đạo với tù binh, khác hẳn thái độ của bỉnh lính Nhật trong Thế chiến II. Chính vì vậy, tại Tòa án quốc tế xử tội phạm chiến tranh, ngươi ta đã cho rằng «việc đối xử tàn nhẫn với tù binh không phải do bản tính tự nhiên của người lính Nhật, nhưng là một chánh sách có tính toán và huấn luyện của nhà cầm quyền Nhật.»

        Bắt đầu từ năm 1930, quân Nhật bắt đầu học cách chiến đấu một cách tàn ác và đối xử dã man với tù binh; Thời Đệ nhất Thế chiến, khi chiến đấu cạnh nước Anh và các Đồng minh Tây phương, lính Nhật đã tỏ ra rất tôn trọng tinh thẩn mã thượng. Nhưng tại Mãn châu, năm 1931, đạo quân Kwangtung không còn giữ được tinh thần thượng võ như những lính Nhật của Tướng Nogi năm xưa. Họ trở nên hung hãn và có nhiều hành động man rợ. Những lời phản đối của Tây phương hình như càng làm cho họ trở nên hung hăng hơn, vì lính Nhật cảm thấy người Tây phương chỉ phản đối suông bằng lời nói mà không làm gì được họ. Dần dần họ trở nên coi thường dư luận thế giới.

        Trong trận chiến tranh Nga - Nhật năm 1905, binh sĩ Nhật đã tỏ ra có lòng nhân đạo đặc biệt đối với các đồng bào Á đông của họ. Khi hải cảng Arthur bị vây hãm, người Nhật đã tỏ ra tôn trọng tánh mạng và tài sản của dân chúng địa phương. Nhưng tới năm 1931, họ bất chấp tình đồng chủng da vàng, cứ mặc sức chém giết những kẻ yếu đuối hơn họ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:57:27 am »


        Trong trận tàn sát dã man tại Nam Kỉnh năm 1937, lính Nhật có những hành động vô luân, dã man như quân rợ thời Trung cổ. Ngược lại, người Nhật cũng bị quân Tàu đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo không kém. Cả hai cùng tàn nhẫn, phô bày hết cái man rợ của bản tánh Á đông. Trong khi đó hai bên không ngừng tố cáo lẫn nhau. Năm 1942, những lính Nhật từng tham dự trận đánh Nam Kinh năm xưa còn tỏ ra tàn nhẫn hơn nữa khi họ gặp người da trắng, những người mà họ có đầy đủ lý do để căm hận hơn quân Tàu năm xưa.

        Chính Thủ Tướng Tojo cũng đã có lần tuyên bố :

        Chính phủ ông không bị ràng buộc bởi quy ước chiến tranh của Tây phương. Trong một văn thơ gởi cho các chỉ huy trưởng điều khiển trại giam tù binh, Tojo viết : «Chúng ta có những quan niệm và những ý tưởng khác đối với vấn đề tù binh. Do đó cách đối xử phải khác Âu, Mỹ.» Ngày 20 tháng 3 năm 1942, Tổng trưởng Hải quân Nhật là Đô Đốc Shimada tuyên bố : «Nhật không cần phải tuân theo quy ước quốc tế về tù binh. Lý do là vì nước Anh đã phát động một cuộc chiến thù hận, nên Nhật phải đối phó bằng những luật lệ chiến tranh riêng của mình.»

        Để đánh tan mặc cảm tự ti của người Á Đông đối với dân da trắng, Tướpg Itagaki khi chỉ huy tại Triều Tiên đã bắt một số tù binh Anh, Mỹ gầy ốm, bệnh hoạn, quần áo rách rưới, đi diễu ngoài đuờng phố để dân Đại Hàn trông thầy và nhận ra người da trắng không hơn gì họ;

        Vì ý muốn hành hạ dân da trắng để người da vàng trông thấy, tại Bataan, Phi luật tân, sau khi quân Mỹ đầu hàng tại các pháo lũy cuối cùng, quân đội Nhật đã bắt họ sắp hàng đi bộ dưới trời nắng để tới trại giam cách đó một trăm cây số...

        Tướng Tojo nhân có biết chuyện đó, và khi đi kinh lý tại Phi luật tân, ông có hỏi Tướng Homma, Tư Lệnh quân đội Nhật tại đây về điều đó. Nhưng Tojo không nhận trách nhiêm, vì ông cho rằng trong quân đội Nhật, khi các sĩ quan được giao phó một nhiệm vụ, họ hoàn toàn tự do hành động theo ý riêng của mình để hoàn thành điều đã được giao phó. Hai Tướng Homma và Yamashita đối diện trước Tòa án quốc tế cũng bào chữa bằng luận cử tương tự như vậy trước những lời buộc tội không ngăn ngừa binh lính trong các hành vi vô nhân đạo.

        Đầu năm 1942, Thống Tướng Terauchi, chỉ huy chiến trường Đông Dương và Mã lai, nhận được lệnh cung cấp tù binh để làm con đường xe lửa từ Thái Lan đi Miến Điên dài 400 cây số. Thông thường một con đường dài như vậy phải làm trong sáu năm mới xong. Nhưng Nhật ra lệnh phải hoàn tất trong vòng mười tám tháng. Để thực hiện dự án này, tất cả tù binh toàn vùng Đông Nam Á đều được tập trung về để phụ lực với các dân công địa phương, Bồn mươi sáu ngàn tù binh trong suốt thời gian làm con dường xc lửa chết chóc này bị đối xử rất dã man, và sinh sống trong những điểu kiện không ai có thể tưởng tượng nổi. Kết quả, sau khi đường làm xong thỉ có một phần ba số tù binh đã bỏ mạng. Tính ra trung binh cứ mỗi cây số của «con đường chết chóc» này phải đánh đổi bằng mạng sống của 40 tù binh, và 120 cu li dân bản xứ.

        Trước Tòa án quốc tế, Tojo chỉ nhận một phần nào trách nhiệm trong việc đối xử dã man với tù binh, Ông ta lý luận rằng vỉ không có mặt tại chiến trường, nên không thể kiểm soát hết được. Nhưng chính lời nói của ông ta trước đây đã phản lại luận cứ này. Số là vào tháng 5 năm 1942, chính Tojo có gợi cho các vị Tư Lệnh một chỉ thị, nguyên văn như sau : «Hoàn cảnh hiện tại của quốc gia không cho phép bất cứ cá nhân nào ăn không, ngồi rồi... Đối với tù binh, cũng phải kiếm công việc cho họ làm.» Khi ra trước tòa, Tojo cãi : Ông chỉ bảo kiếm việc cho họ làm, chớ không bảo phải hành hạ, đối xử dã man với tù binh. Nhưng binh sĩ thuộc quyền đã căn cứ vào mệnh lệnh đó để đặt ra nguyên tắc «không làm, không ăn» đối với mọi tù binh, bất kề các trường hợp bệnh hoặn, đau ốm. Về sau nghe lời khuyên của ngoại trưởng Shigemitsu, Tojo có ra lệnh lập một ủy ban điểu tra về vụ làm đường xe lửa ở Thái lan. Các viên chức trong ủy ban này xác nhận là tù binh bị ngược đãi, bắt làm việc trong khi đau ốm, thiếu ăn, nên một số lớn đã chết. Nhận được phúc trình này, Tojo chỉ chuyển giao cho giới chức liên hộ, và không có một hành động nào cụ thể. Kết quả là chỉ có một sĩ quan Đại Đội Trưởng bị đưa ra tòa án quân sự. Thực là chuyện quá dễ dãi, lơ là đối với cái chết của hàng vạn người.

        Những tù binh Mỹ bị quân Nhật đối xử tàn nhẫn dã man, nhất là các phi công bị bắn hạ trong chuyến thả bom Tokyo lần đầu tiên ngày 18 tháng Tư năm 1942. Hôm đó một đoàn phi cơ Mỹ cất cánh từ hàng không mẫu hạm Hornet do Thiếu Tướng Doolittle dẫn đầu, đã bầt thần bay tới oanh tạc Thủ Đô Tokyo bằng loại máy bay B-25. Vì khoảng đường từ hàng không mẫu hạm tới Tokyo quá xá, nên oanh tạc xong, các phi công Mỹ phải hạ cánh xuống một phi trường ở Trung Hoa. Trong số 80 nhân viên phi hành, có tất cả 64 người bị lạc vô vùng do Nhật kiểm soát. Tuy vậy, họ được dân chúng Trung Hoa có cảm tình đem đi trốn tại các địa điểm an toàn. Chỉ có tám phi công lọt vô tay quân Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:58:01 am »


        Chủ ý của Mỹ trong cuộc oanh tạc này là muốn cho Nhật thấy rằng họ có thể bị oanh tạc bất cứ lúc nào. Trận đánh thành công một cách bất ngờ đã khiến quân Nhật tức lồng lộn. Theo đài phát thanh Đông Kinh, các chỉ huy trưởng đơn vị phòng vệ lãnh thổ đều bị cắt chức và đưa ra tòa án quân sự về tội lơ là nhiệm vụ, không ngăn chận được máy bay địch. Trong khi đó, Nhật ra thông cáo lên án máy bay Mỹ đã thả bom «các mục tiêu dân sự như trường học, nhà thương, rạp chiếu bóng, giết hại đàn bà, trẻ con, bệnh nhân...» Thông cáo này kết luận: «người Mỹ không còn một chút nhân đạo nào.» Trong khi đó, sự thực là máy bay Mỹ đã oanh tạc đúng nhà máy kỹ nghệ của Nhật.

        Người bực tức nhất trong vụ thả bom bất ngờ này là Tướng Sugiyama, tham mưu trưởng Lục quân. Chính ông ta trong phiên họp tại Hoàng cung trước đây đã hô hào chiến tranh, và bảo đảm rằng Nhật sẽ không bao giờ để cho địch dội bom Thủ đô Tokyo. Sau khi sự việc xảy ra, Tướng Sugiyama đích thân tới yêu cầu Thủ Tướng Tojo đem các phi công Mỹ bị bắt ra xử như các tội phạm chiến tranh, chớ không cho hưởng quy chế tù binh. Thủ Tướng Tojo đồng ý, và ngay sau đó, ký một sắc lệnh có tánh cách hồi tố, cho phép xử tử những người vi phạm sắc lênh này. Sẳc lệnh được gởi tới Tướng Hata, Tư lệnh Các lực lượng Nhật tại Trung Hoa, nơi những phi công Mỹ bị giam giữ.

        Ngày 19 tháng 10 năm 1942, đài phát thanh loan tin các phi công bị bắt trong cuộc dội bom ngày 14 tháng Tư năm 1942 đã bị đem xét xử tại Thượng Hải, và «trừng trị theo quân luật mới ban hành.» vẫn theo đài phát thanh thì những phi công này đã thú nhận tội lỗi trong việc dội bom vào các «bệnh viện», «trường học» và «nhà cửa dân chúng.» Tất cả đều bị án tử hình, nhưng có năm tên được Thủ Tướng Tojo ân giảm xuông còn khổ sai chung thân, ba tên còn lại vì phạm tội thả bom vào «trường học» nên đã bị hành quyết. Sau đó, đài phát thanh phổ biến thông cáo của các Tư lệnh quân đội, cảnh cáo tất cả các phi công địch trong tương lai phạm vào những «hành động dã man, vô nhân đạo» như vậy trong các cuộc oanh tạc trên đất Nhật hay tại các lãnh thồ chiếm đóng của Nhật, sẽ phải lãnh hình phạt tương tự.

        Sau này khi chiến tranh kết liễu, Ngoại trường Shigemitsu có viết lại rằng những cách đối xử tàn tệ với tù binh thời đó một phần là do hoàn cảnh thiếu thốn của chiến tranh và sự suy sụp của bộ máy hành chánh gây ra, nhưng đồng thời cũng phải công nhận một phần là do ảnh hưởng của chánh sách tuyên truyền gây căm thù với quân Mỹ của Chánh phủ. Những chuyện ghê gớm được kể lại trong dân chúng, và binh sĩ Nhật xôn xao bàn tán về các hành động tàn bạo của người Mỹ đối với dân Nhật. Có những câu chuyện nói rằng trẻ con Mỹ chơi đồ chơi làm bằng xương của lính Nhật, và các vị anh hùng Nhật bị đem ra chế diễu. Chính những lời lẽ tuyên truyền gây căm thù một cách khôn khéo đó khiến lính Nhật trở nên hung hãn với tù binh Mỹ.

        Cựu ngoại trưởng Nhật, sau khi công nhận tất cả những hành động tàn ác của lính Nhật, đã đặt câu hòi: Liệu người ta có quyền căn cử vào những hành vi của binh sĩ Nhật trong thời kỳ này để kết luận rằng dân Nhật là một giống dân ác độc hay không ? Câu hỏi thoạt nghe thấy có vẻ ngây thơ, nhưng quả thực chúng ta cẩn phải suy nghĩ lại về quan niệm đó. Tất cả những ai từng có dịp gặp cựu ngoại trưởng Nhật Shigemitsu đều nhận thấy không những ông là một nhà ngoại giao thông minh, một nhà ái quốc, mà ông còn là con người đầy tình nhân đạo. Những ai đã có dịp sống chung với người Nhật đều phải công nhận lòng tốt, ngay thẳng của họ và không thể nào quan niệm được rằng họ là một giống dân thâm hiểm, ác độc.

        Dù sao người ta cũng phải công nhận rằng Nhật đã không gây ra những vụ tàn sát có kế hoạch ti mỉ, giết hàng năm sáu triệu người như Đức quốc xã. Những vụ đối xử tàn nhẫn, giết chóc tù binh, chỉ xảy ra một cách riêng rẽ ở nhiều địa phương, chớ không có kế hoạch thống nhất, với những phương pháp khoa học, những cơ sở và nhân viên giết người tối tân như quốc xã Đức đã tổ chức. Và cuối cùng ở Nhật cũng không có một nhân vật nào giống như kiểu Himmler, kẻ chuyên ngồi nghĩ ra cách giết làm sao cho được nhiều người. Những đối xử tàn bạo với tù binh thật là khác hẳn với những cử chỉ hiền hòa người Nhật thường có trước khi chiến tranh xảy ra. Trên đây là những nhận xét của một nhà văn Tây phương, ông John Morris.

        Học giả Eric Linklater, khi bàn về những vụ tàn sát của quân Nhật tại Trung Hoa, đã nói : Có thể đó là một trạng thái tâm lý mâu thuẫn của người Nhật. Sau nhiều thế kỷ sống dưới những chế độ chuyên chế, áp bức của thời phong kiến, lúc này dân Nhật với những khí giới tối tân trong tay, tự nhiên họ muốn vùng lên chém giết cho hả. Hơn nữa trong những tiếp xúc với văn minh cơ giới Tây phương, họ chưa có thời giờ dung hòa sức mạnh cơ giới với nền văn hóa dân tộc. Chính vì vậy họ đã xử dụng sức mạnh của các vũ khí tối tân một cách say sưa như người vừa tìm thằy thứ rượu ngon, mải miết uống thử. Người Nhật quả thực là dân tộc cổ nhiều mâu thuẫn, một đàng họ rất tế nhị, thanh tịnh, thích chơi hoa ; và mặt khác, họ lại tỏ ra hung hãn, cuồng tín và chỉ thích tự tử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2018, 10:58:49 am »


        Một học giả khác, ông D. J. Enright, trong một cuốn sách nghiên cứu về dân tộc Nhật, có nói: «Dân Nhật hình như có nhiều đặc tính trái ngược với các dân tộc khác, chẳng hạn họ luôn luôn có một quan niệm tự trọng rất khắt khe, khó tha thứ. Chính quan niệm này tạo ra những vụ giết chóc không ngừng trong suốt lịch sử hàng ngàn năm của nước Nhật.» Tác giả Fosco Maraini thì nhận xét rằng trong suốt lịch sử văn học bi đát của Nhật, luôn luôn có những «cái chết bi thảm đẫm máu để hy sinh cho một lý tưởng.» Một ví dụ điển hình là trong thời kỳ nhà Mạc Phủ cấm đạo Thiên Chúa, nhiều giáo dân bị bắt, luôn luôn chi muốn tự tử như người có dịp tham gia một nghi lễ quan trọng. Tác giả Reginald Hargreaves viết về cuộc chiến Nga - Nhật năm 1905 như sau : «Mọi người chỉ nô nức mong có dịp được chết trong nhiệm vụ hy sinh cho Tổ quốc. Họ coi đó là một sự sung sướng cực độ và là sự hoàn thành cuộc sống.»

        Mặt khác, người Nhật cũng luôn luôn nhắc tới những hành động tàn ác quân Đồng minh đã đối xử với họ. Phẩn lớn các tài liệu này đã được in thành sách hay đăng trên các báo trong lúc Đồng minh còn đang chiếm đóng nước Nhật. Theo quan điểm của họ, không có hành động nào ác độc hơn, tàn nhẫn hơn, vô nhân đạo hơn là hai trái bom nguyên tử Mỹ đã thả xuông đất nước họ.

        Người Mỹ thường lý luận : Dù sao thì cũng tại Nhật đã gây ra chiến tranh trước. Nhưng Hideki Tojo đã từng nói : Tâm lý và quan niêm về cách đối xử của người Mỹ và người Nhật khác nhau, nên bên nào cũng cho là đối phương tàn nhẫn hơn mình. Chẳng hạn một vị Giáo sư Sử học tại Đại học đường Kyoto, trong khi bị động viên và chiến đấu ở mặt trận Miến Điện bị quân Anh bắt cầm tù, đã viết một cuốn sách nổi tiếng với nhan để « Tù nhân của quân Anh. » Trong đó, tác giả nhận xét người Anh cũng tàn nhẫn không kém, nhưng cách tàn nhẫn của họ thường được suy tính cặn kẽ, và thi hành làm sao để che đậy được tánh cách độc ác, khiến không ai nhìn vào có thể bắt bẻ được. Họ không cần đánh đập, hành hạ tù nhân, nhưng có những cách khác khiến cho kẻ bị giam cảm thấy khốn khổ hơn là đánh đập nhiều : đó là sự hành hạ bằng những phương pháp tâm lý, khiến tù nhân trở thành hoảng hốt, sợ sệt đủ mọi thứ. Họ có kế hoạch thi hành những phương pháp hành hạ tù nhân rất khoa học và lạnh lùng, không có vẻ gì là tức giận, nóng nảy, như khi người lính Nhật đánh đập một tù binh Mỹ. Nhưng theo một quan niệm nào đó, thì sự hành hạ tâm lý có khoa học kia là điều đáng ghê sợ kinh tởm và vô nhân đạo hơn tất cả mọi lối hành hạ khác.

        Tiêu biểu nhất là câu chuyên sau đây do Lewis Bush kể lại khi ông bị quân Nhật giam tại nhà tù Omori gần Tokyo. Câu chuyện đã nói lên sự khác biệt sâu xa về quan niệm tàn ác của người Nhật và người Tây phương.

        « Quy luật tại nhà giam Omori rất tàn nhẫn. Trong khi điểm danh mà không đứng nghiêm, hay gặp bất cứ người Nhật nào mà không chào, tù nhân cũng có thể bị đem xử bắn ngay. Đặc biệt hôm nay có một tù binh bị phạt làm lao dịch và đeo một tầm bảng ở cổ có viết hai thứ chữ Anh, Nhật : « Tôi là thằng ăn cắp ». Trong khi có nhiều tù binh khác bị đánh ngất xỉu, hay chính các đồng đội của họ bị giộng báng súng vô lưng, những người lính gác vẫn không mảy may thương hại, nhưng họ chỉ nhìn Tommy với tấm bảng đeo ở cổ và tỏ ý thương hại hắn rất nhiều, về sau tên lính gác vì quá thương hại Tommy nên hối hận, hẳn nhịn và nhường đồ ăn của mình cho Tommy, đang cười lên hô hố một cách thích thú. »

        Fosco Maraini, người từng chịu đựng những cảnh tàn nhẫn trong thời kỳ chiến tranh tại Nhật, đã đưa ra kết luận cuối cùng về những hiên tượng cư xử tàn bạo trong quân đội Nhật như sau :

        « Các Tướng lãnh Nhật muốn huấn luyện quân đội của họ trở thành một đoàn võ sĩ đạo lấy cái chết làm tiêu chuẩn chứng tỏ lòng hy sinh cho đất nước. Nhưng một đoàn võ sĩ đạo chỉ là một nhóm người ít ỏi, sống chung, và được huấn luyện từ nhỏ, nên mới giữ được kỷ luật nghiêm minh. Còn đàng này cả một đạo quân đông đảo hàng triệu người, với đủ mọi thành phần, cá tính khác nhau, mà lại lấy cái chết để làm tiêu chuẩn cho hành động, và tuyên truyền đề cao, thì làm sao tránh được những hành động tàn ác, dã man đương nhiên phải xảy ra. »

        Trong lúc chiến tranh đang diễn ra khốc liệt, ngoại trưởng Anh Eden có nhắc nhở các nhà lãnh đạo Nhật « hãy kịp thời ý thức rằng các hành động dã man của quân đội Nhật sẽ được ghi nhớ mãi mãi. » Nhưng lúc đó, chắc chắn không có một người Nhật nào — nhất là Thủ Tướng Hideki Tojo — lại nghĩ rằng Nhật sẽ bại trận, và sẽ phải ra trả lời trước một tòa án quốc tế vế những hành động họ đang làm.

        Mặc dầu vẫn tin tưởng ở chiến thẳng, nhưng lúc đó Nhật cũng đã bắt đầu nếm mùi thất bại kể từ tháng 5 năm 1942. Ngày 6 tháng Sáu Hạm đội của Đô Đốc Nagumo phải rút lui một cách thảm bại sau một trận hải chiến dữ dội với hạm đội Mỹ tại Thái bình dương. Kể từ đó, không khí chiến thắng của trận Trân châu cảng bắt đầu lùi xa dần.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2018, 07:46:36 am »

         
PHẦN BA

CHƯƠNG XXV

        Từ lâu trước khi chiến tranh xảy ra, Đô Đốc Yamamoto từng nói, trong trận chiến tương lai ở Thái bình dương, các hàng không mẫu hạm sẽ là « Bà Chúa trên mặt biển.» Ông nói : «Chiến hạm chỉ còn là dấu vết vàng son của thời quá khứ, giống như thanh báu kiếm của các võ sĩ đạo, đối với khí giới tối tân bây giờ, chỉ còn là những vật cổ tánh cách trang hoàng để tăng thêm uy tín. » Với quan niệm đó, ông đã dồn hết nỗ lực vào việc phát triển không lực hạm đội của Hải quân Nhật. Tiếc thay trong trận tấn công Trân châu cảng, Đô Đốc Yamamoto đã không đạt được mục đích tối hậu là tiêu diệt các hàng không mẫu hạm của Mỹ.

        Hôm đó, ngày 7 tháng Chạp ở Mỹ (nhằm ngày 8 tháng Chạp tại Hawaii), khi căn cứ Trân châu cảng bị tấn công, thì tình cờ cả ba chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ đều không có mặt trong căn cứ. Chiếc « Saratora » đang đậu tại một hải cảng ở miền Tây Hoa Kỳ. Hai chiếc Lexington và Enterprise thì đang đi giao phi cơ cho các hải đảo trên Thái bình dương. Ba hàng không mẫu hạm này, sau được tăng cường thêm hai chiếc Wasp và Hornet đã trở thành lực lượng nòng cốt của Hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ, Trong cuộc săn đuổi các hàng không mẫu hạm này, bộ tướng của Yamamoto là Đô Đốc Nagumo đã bị thất trận tại Thái bỉnh dương,

        Trước trận đánh này, Hải quán Nhật vẫn chiếm ưu thế trên mặt biển Thái binh dương với tám hàng không mẫu hạm, khiến Đồng minh phải nể mặt, Tuy nhiên kề từ đó, Đô Đốc Yamamoto bắt đầu gặp nhiều khó khăn, không bao giờ tìm thấy những chiến thắng vẻ vang như trận Trân châu cảng nữa, và cuối cùng đã đi đến cái chết của ông1. Trận hải chiến tại biển Java, Nhật cố tìm cách loại hạm đội Viễn Đông của Anh rạ khỏi vòng chiến, Hạm đội Anh lúc này do Đô Đốc Sir James Somerville chỉ huy và đặt căn cứ tại Tích Lan, Phi cơ từ các hàng không mẫu hạm của Đô Đốc Nagumo bay tới tấn công hải cảng Colombo, gây thiệt hại cho một số chiến hạm và cơ sở phụ thuộc, Tuy nhiên trên đường trở về, phi cơ Nhật bị các máy bay Hurricane của Không lực Hoàng gia Anh chận lại tấn công. Kết quả, Nhật bị hạ hai mươi bốn chiếc ; Anh mất mười bốn. Hai thiết giáp hạm của Anh; chiếc Dorsetshire và Cornwall, xông ra tấn công hạm đội Nhật và cả hai đều bị đánh chìm. Từ đó, Đô Đốc Somerville tránh không giao chiến với Hải quân Nhật. Ông đưa lực lượng rút về quần đảo Maldive.

        Nagumo bực minh vì không biết rõ lực lượng địch còn bao nhiêu và hiện ở đâu, ông ta liền cho hạm đội tiến dọc theọ duyên hải và phái phi cơ vào đánh phá các hải cảng Anh tại Trincomalee, đánh chìm thêm bốn chiến hạm nữa gồm cả hàng không mẫu hạm hạng nhẹ. Sau bốn ngày đánh phá, vẫn không tìm thấy lực lượng của Đô Đốc Somerville, Nagumo liền rút khỏi Ấn độ dương, và cũng từ đó không bao giờ ông còn có dịp trở lại nữa. Việc đánh Ấn độ, nếu xảy ra, sẽ do Bộ binh từ Miến điện tấn công qua.

        Những tranh chấp ngấm ngầm từ lâu giữa Hải quân và Lục quân Nhật lúc này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các cuộc hành quân. Sau chiến tranh, Tojo đã thú nhận : « Bộ chỉ huy tối cao bị chia rẽ giữa hai phe Hải và Lục quân, Họ không thể nào hợp tác với nhau một cách chặt chẽ đước. » Kế hoạch hành quân dự định từ trước để đổ quân lên phía Bắc Úc đại lợi không thực hiên được, vì Bộ binh từ chối cung cấp thêm nhiều sư đoàn. Các Tướng lãnh quay về với những kế hoạch hành quân riêng của họ ở lục địa khi nhận thấy Hải quân chỉ mãi mê với các cuộc hành quân riêng của mình.

        Trước khi tấn công phía Bắc Úc đại lợi, Nhật định đánh chiếm hải cảng Moresby ở về mạn Nam Tân Guinea thuộc Úc. Nếu chiếm được hải cảng này, quân Nhật không còn sợ các cuộc oanh tạc của không quân Đồng minh đặt căn cứ ở các phi trường tại đó. Và từ Moresby, Nhật có thể thiết lập một căn cứ, phái các lực lượng đi yểm trợ cho các cuộc hành quân quanh vùng này.

        Ngày 1 tháng 5 năm 1942, lực lượng hành quân của Nhật đánh chiếm hải cảng Moresby phát xuất từ đảo Rabaul, bị phi cơ Đồng minh phát hiện và tấn công. Vì thời tiết xấu, cả hai bên đều không tìm thấy các hàng không mẫu hạm của nhau. Phi cơ hai bên qua lại tấn công các chiến hạm đối phương. Trận chiến ngang ngửa, vì Mỹ và Nhật mỗi bên đều có ba hàng không mẫu hạm tham dự trận đánh này. Mỹ hơn Nhật vì có máy radar, và Nhật được ưu thế ở chỗ các phi công có nhiều kinh nghiệm chiến đấu hơn. Sáng ngày 8 tháng Năm, phi cơ Mỹ tìm thấy hai chiếc hàng không mẫu hạm của Nhật, đánh chìm một chiếc, chiếc kía bị thương. Đổi lại, hàng không mẫu hạm Lexington của Mỹ cũng bị máy bay Nhật đánh bị thương nặng, các chiến hạm Mỹ phải tự đánh chìm nó, vì sợ để bị lọt vô tay quân Nhật, Chiếc Yorktoivn cũng bị thương, nhưng chạy thoát được.

-----------------------
        1. Đọc «Yamamoto» 3 quyển đã xuất bản.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM