Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:35:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14891 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2018, 11:02:22 am »


CHƯƠNG XVIII

        NGẦY 17 tháng 10 năm 1941, Đại Tướng Tojo chánh thức lên nắm giữ chức vụ Thủ Tướng Chinh phủ Nhật bản. Thế là hy vọng mong manh về Hòa bình tại Viễn Đông kể như hoàn toàn tiêu tan. Với một Âu châu khói lửa ngập trời do Hitler đang đốt lên, và quyền hành tại Nhật, một cường quốc số một ở Á châu rơi vào tay viên Đại Tướng, mọi viễn ảnh hòa bình lúc này đã lìa xa Đông Á.

        Dư luận tại Hoa Kỳ trước việc Đại Tướng Tojo lên nắm ghế Thủ Tướng tỏ ra thận trọng, vì dù sao những nỗ lực dàn xếp Nhật-Mỹ vẫn còn được duy trì, mặc dầu không có tiến triền. Bình luận của báo chí Mỹ cho rằng Tojo là một người theo « chủ nghĩa quốc gia ôn hòa.», một «sĩ quan chuyên nghiệp của đạo quân Kwangtung», một «Tướng tài», một người «có nhiều tình cảm, tận tụy với binh nghiệp, và những cuộc dàn xếp.» Cuối cùng báo giới Hoa Kỳ kết luận với một vẻ lạc quan giả tạo : «Đây là dầu hiệu chứng tỏ phe quốc gia ôn hòa đã đắc thẳng.» Báo chí Anh, ngược lại không cần dè dặt, nói thẳng rằng Đại Tướng Tojo chính là «Lưỡi hái tử thần», là «con của quỳ Sa tăng », rồi đây sẽ gieo họa cho Viễn Đông, biến vùng này thành một lò lửa địa ngục trong chiến tranh. Một vài tờ báo có khuynh hướng bảo thù dè dặt hơn, cho rằng Đại Tướng Tojo sẽ là «người thi hành các mệnh lệnh của quân đội» trong chánh phủ. Đồng thời cảnh cáo những người nào thường đánh giá quá thấp ông ta.

        Báo chí nước Đức chào mừng Tojo là «người Hùng của quân đội Nhật». Có tờ viết rằng Tojo là người chỉ biết có «nhiệm vụ và nhiệm vụ.» ông sẽ lãnh đạo quân đội và nhân dân Nhật làm tròn sứ mạng cao cả tại Đông Á. Chính Thủ Tướng Konoye trước đây, trong lúc lèo lái con thuyền quốc gia, đôi khi cũng phải nhờ cậy tới tiếng nói oai quyền và truyền cảm của Tojo mới giữ được đúng đường lối của quốc gia.

        Các nhà bình luận của báo chí Nhật lúc này không còn được tự do, chỉ viết những gì theo ý chánh quyền, đưa ra vài nhận định qua loa hỗ trợ đường lối mạnh của tân Nội các. Theo những lời nhận định này thì Tojo sẽ lãnh đạo Chánh phủ đưa Nhật Bản tới địa vị vững chắc hơn. Tướng Tojo tin tưởng rằng toàn thể lực lượng quốc gia sẽ đồng loạt tiến lên trong chiều hướng do Chánh phủ đề ra. Sự lãnh đạo cương quyết của ông cũng là dấu hiệu báo trước sự vùng lên của quốc gia Nhật và sẽ gây xúc động lớn cho những nước đối thủ của phe Trục. Hãng Thông tấn nhà nước Nhật đưa ra một bản tin với những lời lẽ hoàn toàn bất lợi cho việc mưu tìm hòa bình vào những giờ chót trước chiến tranh : «Chánh phủ của Đại Tướng Tojo sẽ lãnh đạo quốc gia tiến tới hòa binh hoặc chiến tranh.» Bản tin cũng nói tới cuộc đối phó với Mỹ trong năm mươi ngày qua. Nhưng tệ hại cho việc cứu vãn hòa bình hơn cả là những lời lẽ tuyên truyền sách động của tờ Nhật bản Thời báo, với những câu như : «Nhật Bản đang lâm nguy trong vòng vây càng ngày càng chặt của các cường quốc thù nghịch,» và rằng Chánh phủ do một vị Đại Tướng cầm đầu trong lúc này thực là hợp thời, hợp lý.

        Với những lòi lẽ hiếu chiến và bầu không khí rộn ràng lúc đó, không ai còn nghi ngờ gì về việc Tướng Tojo được giao nhiệm vụ điều khiển chiến tranh sắp xảy tới. Đại sứ Nhật tại Anh quốc lúc đó vừa về tới nhà đã viết: «RÕ ràng Nhật đang tiến thẳng tới chiến tranh, và Tướng Tojo là người đi đầu.» Năm 1944 sau khi bị kết án tù tại nhà giam Sugamo về tội phạm chiến tranh, ông này đã viết hồi ký kể lại việc Tướng Tojo trong thời gian làm Thủ Tướng đã ngăn cản không cho cựu Thủ Tướng Konoye tiếp tục các cuộc dàn xếp với Hoa Kỳ trước khi chiến trận Trân chân cảng xảy ra vào tháng Chạp năm 1941. Cựu Đại sứ Nhật cho rằng với một nội các chiến tranh do Đại Tướng Tojo cầm đầu thì làm sao có nỗ lực hòa bình nào thành công được ? Chắc chắn những lời nói cũng như hành động của Tojo đều thất lợi cho những ai mưu tìm hòa bình vào lúc đó.

        Tojo không phải là một con người phiêu lưu ồn ào như kiểu Mussolini. Ông cũng không phải loại độc tài giống như Hitler, hoặc có đầu óc cách mạng kiểu Tướng Franco. Sự thực, Tojo chỉ là một người thực thi quyền hành mẫn cán với những thành tích đạt được trong quá khứ chăm lo trau dồi nghề nghiệp. Ông ta cũng tin rằng Nhật Bản phải trở thành một cường quốc lãnh đạo các dân tộc Á Châu, và giống như nhiều nhà độc tài ở Âu Châu, Tojo cũng đồng ý rằng sức mạnh hoặc sự đe dọa chính là phương tiện để thực hiện sứ mạng đó. Thực ra trong Hiến pháp của Nhật, với sự giám sát của Hoàng Đế và Hội Đồng Hoàng gia, Chánh phủ khó lòng trở thành độc tài. Nhưng không may là trong thời gian này Hội đồng Hoàng gia không hoạt động một cách hữu hiệu và Thiên Hoàng lại không có chủ kiến gì nên Chánh phủ mới có thể thao túng dễ dàng.

        Quân đội đứng đàng sau Đại Tướng Tojo, không ngớt làm áp lực để tiêu diệt tất cả những luật lệ của Hiến pháp có tánh cách cầm chân Chánh phủ. Nhiều âm mưu, ma nớp đã được thực hiện nhằm mục đích đó. Những sĩ quan năm 1931 từng tự ý tấn công quân đội Trung Hoa và hô «Thiên Hoàng vạn tuề!» giờ đây tuy vẫn còn coi Nhật Hoàng là Thiên Tử, nhưng họ cho rằng Thiên Tử không còn thích điều khiển chuyện của trần gian.

        Với Đại Tướng Tojo ngồi ở ghế Thủ Tướng, quân đội tìm cách đưa người vào tất cả các cơ cấu quan trọng như Cảnh sát, Tư pháp, tạo thành một guồng máy quân sự chặt chẽ hơn bao giờ hềt. Guồng máy đó dĩ nhiên được xử dụng vào những mục tiêu bành trướng quân đội. Vậy mà quan đội Nhật đóng tại Trung Hoa lúc đó vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng ở Nội các của Tojo. Các sĩ quan cao cấp tại đó chưa lấy làm thỏa mãn. Họ cho rằng Tojo chỉ là Chánh phủ chuyển tiếp, cũng như Thủ Tướng Konoye trước kia. Nhiệm vụ của ông ta là củng cố hàng ngũ quân đội để làm hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết với Hoa Kỳ, hầu kéo dài thời gian chuẩn bị một cuộc xung đột tại Thái bình dương sẽ xảy ra trong một ngày gần đây không sao tránh khỏi.

        Nếu biềt được dự định của quân đội, có lẽ Tojo đã hành động mạnh hơn. Nhưng có điều chắc chắn là dù muốn dù không, lúc đó ông bắt buộc phải chia xẻ chủ trương chiến tranh của quân đội, nếu không họ sẽ chọn người khác lên thay ông. Đó là lập trường đương nhiên Tojo phải có, không cần tìm hiểu gì thêm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2018, 11:04:51 am »


CHƯƠNG XIX

        SAU khi nhận chiếu chỉ của Nhật Hoàng về việc thành lập Chánh phủ ngày Mười, Tojo vội vàng rời Hoàng cung tới Đền thờ Minh Trị Thiên Hoàng để lạy tạ ơn. Sau đó ông tới Đài Kỷ niệm Đô Đốc Togo, vị anh hùng chiến thắng trong trận chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, và đền Yasukuni kỷ niệm Tướng Nogi và các chiến sĩ Nhật, dâng hương. Hôm sau, Tojo được vinh thăng Đại Tướng thực thụ, và ông bắt đầu công bố thành phần trong tân Chánh phủ .

        Bộ Hải quân dĩ nhiên phải giao cho một sĩ quan Hải quân, là Đô Đốc Shimada, đã từng chiến thắng tại Trung Hoa khi chỉ huy Hạm đội tại đây năm 1940. Bộ Kế hoạch giao cho Tướng Suzuki. Cũng giống Tojo, ông Tướng này trước đây từng ở trong Phòng Tổng vụ Lục quân và là người thảo kế hoạch cho Nội các của cựu Thủ Tướng Konoye. Bộ Ngoại giao do cựu Đại sứ Nhật tại Nga nắm. Shigenori Togo là nhà ngoại giao từng có nhiều công trạng trong việc đưa Nhật tham gia khối Trục. Tojo và ông ta gặp nhau lần đầu khi cả hai cùng phục vụ tại Âu Châu sau Thế chiến I. Tuy theo phe Trục, nhưng Togo là người hiểu rõ tình hình Nga, với những kinh nghiệm thâu thập được trong thời gian ông làm Đại sứ tại Mạc tư khoa từ năm 1939 đến năm 1940. Trước khi bằng lòng nhận giữ Bộ này, Togo đòi hai điều kiện : một là Nội các này không có mục địch gây ra chiến tranh, hai là Quân đội không được cố chấp trong lập trường cứng rắn bất di bất dịch về vấn để rút quân ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, sau này khi không được thỏa mãn điều kiện thứ hai, ông vẫn tiếp tục ở chức vụ, mãi cho tới năm 1942 mới từ chức để phản đối việc Tướng Tojo rút quyền quản trị các lãnh thổ chiếm đóng khỏi Bộ ngoại giao.

        Ngoài ra, trong Nội các mới còn có hai nhân vật dân sự khác nữa, Một là Naoki Hoshino, người từng gíup Tojo cai trị tại Mãn châu trước đây. Sau này, ông ta nhận xét rằng Tướng Tojo lúc đó không thực sự hoàn toàn là một vị Thủ Tướng. Ông ta được gọi từ Mãn châu về để giữ chức Bộ Trưởng tại Phủ Thủ Tướng. Ông ta là người dân sự duy nhất được Tướng Tojo tin tưởng. Và cũng chỉ có một mình ông cho rằng Tướng Tojo là một người rất dễ chịu. Thỉnh thoảng Tojo thường tâm sự với Hoshino. Bà Tojo có kể lại, chồng bà thường nói : «Ông ta có thể nói bất cứ chuyện gì với anh, vì anh biết ông ta luôn luôn có ý muốn bảo vệ anh và anh hoàn toàn tin tưởng ông ta.» Nhân vật dân sự thứ hai là ông Nobusuke Kishi, nắm Bộ Thương mại và Kỹ nghệ. Õng nầy đã tỏ ra là người có tài chánh trị. Sau khi chiến tranh chấm dứt, ông bị lên án tội phạm chiến tranh, nhưng sau đó lại được tha và trở thành Thủ Tướng trong Chánh phủ thân Mỹ thời hậu chiến. Một mình Tojo giữ hai Bộ Nội vụ và Chiến tranh. Ông cho rằng mình cần phải nắm vững tình hình an ninh trong nước và kiểm soát chặt chẽ quân đội. Sau này ông nói, ông muốn giữ Bộ nội vụ vì triển vọng hòa bình nhiều hơn chiến tranh. Như vậy những chuyện lộn xộn có thể xảy ra, và ông sẽ phải lo đối phó.

        Trưa hôm đó, sau khi Nội các mới ra mắt, lẩn đầu tiên Tojo đọc một bài diễn văn được truyền thanh. Đó là một bài diễn văn khuôn mẫu thường dùng, đại khái kêu gọi dân chúng đoàn kết, tự tin, để «cương quyết góp phần xây dựng nền Hòa bình thế giới». Ông tuyên bố trong chiều hướng mưu tìm hòa bình, nước Nhật sẽ ổn định «vần đề Trung Hoa» và thiết lập một khu vực thinh vượng chung trong chánh sách Đại Đòng Á. Sau đó ông phải tới Đền thờ Thái Dương Thần nữ ở Hoàng cung để tạ ơn. Tại đây, sau khi hoàn tất các nghi lễ, Tojo thốt lên : «Thực là một vinh dự, khả năng của tôi chưa xứng đáng».

        Nhưng còn cảm động hơn nữa trong buổi họp mặt với hơn hai trăm kỹ nghệ gia tại Trung tâm kỹ nghệ của Nhật là thành phố Osaka, khi ông đứng lên tuyên bố : «Chánh sách của Nhật phải được thực hiện trong sự đồng tâm, nhầt trí. Chúng ta không biết được những gì đang chờ đợi trong tương lai, chiến tranh hay hòa bình, nhưng dù sao đi nữa với sự đồng tâm nhất trí của một trăm triệu dân ta, thì việc gì cũng phải xong ; dù có chiến tranh, chúng ta cũng chiến thắng một cách dễ dàng. Toàn dân phải đồng tâm, hiệp lực và hoàn toàn tin tưởng vào Chánh phủ, giống như người khách đi trong xe taxi tin tưởng ở tài xế.» Câu ví của Tojo thật là gợi hình, dễ hiểu, nhưng rủi thay, ông đã chọn một hình ảnh có lẽ không thích hợp cho lắm, vì bất cứ ai từng có dịp đi taxi ờ Nhật đều nhận thấy tài xế lái bạt mạng, và nhiều khi không biết hành khách muốn đi đâu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2018, 11:05:15 am »


        Với những lời lẽ như trên của Tojo trước công luận, các nhà ngoại giao Nhật đang thương thuyết tại Hoa thịnh đốn cho rằng ông Tướng này đã thiết lập một Chánh phủ hoàn toàn độc tài tại Nhật. Đối với thế giới, vừa trải qua cuộc chiến tranh do Hitler phát động với các khẩu hiệu «giành đất sống», «trật tự mới», «giòng giống chánh», bây giờ lại phải nghe thêm những lời lẽ khoa trương của Nhật như «Đại Đông Á đồng phát,» mọi người đều cảm thầy ghê tởm. Nhất là khi Tojo cho rằng Nhật có sử mạng lãnh đạo các dân tộc Á châu, thì không ai tin được vào thiện chí Hòa bình của họ. Bên trời Âu, cái gương «được đàng chân, lân đàng đầu» của Hitler ăn hiếp các nước láng giềng còn sờ sờ ra đó. Không có nước nào ở Á châu tin rằng Nhật muốn giúp họ trở nên thịnh vượng trong cuộc sống chung hòa bình.

        Việc thành lập tổ chức chánh trị «Hiệp Hội Công Dân» dưới thời Thủ Tướng Konoye đã đưa nước Nhật tới chỗ quốc gia độc đảng. Thực vậy, hầu hết quân nhân, công chức và các nhân vật chánh trị đều là đảng viên của Hiệp hội Công dân. Những biện pháp cai trị độc tài lần lần được thành hình như : kiểm duyệt báo chí, hóa giá hàng,

        phân phối nhiên liệu, ra sắc luật canh chừng, theo dõi những người bị gọi là thành phần «có tư tưởng nguy hại cho quốc gia.» Việc động viên toàn quốc được thực hiện triệt để. Công dân, thợ mỏ củng được võ trang để biến thành lực lượng nhân dân tự vệ.

        Về y phục, đàn ông đua nhau mặc một kiểu áo cao cổ bốn túi nhà binh. Còn đàn bà thì tầy chay phong trào mặc theo lối đầm Tây, đầm Mỹ, nhưng họ không quay về với bộ áo truyền thống kimono vì cho rằng nó quá rườm rà, bất tiện. Ngược lại họ mặc một loại quần gọi là mompei, và áo kimono ngắn cũn cỡn ngang mông cho tiện việc trong xưởng thợ cũng như ngoài đồng áng.

        Bà Thủ Tướng Tojo đứng ra thành lập Hội các bà mẹ yêu nước. Hội này nêu khẩu hiệu «người đàn bà có con là người đàn bà duyên dáng nhất» để phát động phong trào gia tăng mức sinh sản. Có lẽ Nhật cho rằng muồn bành trướng Đế quốc, cần phải có người thật đông nên không ngần ngại phát động phong trào đẻ thật nhiều trên đât. Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi phụ nữ là phải sản xuất đủ bảy đứa con mới gọi là xứng đáng với tinh thần người phụ nữ yêu nước, Hội Phụ nữ yêu nước đứng từng nhóm phân phát truyền đơn, trương biểu ngữ tại các nhà ga, quyên tiền giúp chiến sĩ, tổ chức các cuộc vui hỗ trợ tinh thần động viên toàn quốc.

        Phong trào bài Tây phương được đẩy mạnh. Dân chúng được chỉ dạy cách đề phòng người Tây phương làm gián điệp, ăn cắp tài liệu, bí mật quốc gia. Hiến binh bắt giữ một thông tín viên của Hãng tin Reuter. Sau đó cảnh sát cho biết ông này «tự tử» bằng cách nhảy từ lầu cao ba tầng xuống đất. Luân đôn cực lực phản đối vụ này, và chánh quyền Nhật trả lời,: «thông tín viên đó có những hoạt động gián điệp.»

        Đài phát thanh và báo chí Nhật đua nhau tố cáo các hành động đàn áp dân thuộc địa một cách dã man của Anh và Pháp. Người Mỹ bị chửi về tội kỳ thị chủng tộc, màu da, Những môn thể thao phát xuất từ Tây phương, như môn choi golf đều bị tẩy chay. Trước đây Hoàng thân Konoye rất thích môn này và thường chơi với Đại sứ Mỹ, bây giờ cũng thôi. Những cuộc tiếp xúc chỉ còn hoàn toàn có tánh cách chánh thức, trong nghi lễ,

        Phong trào Thần đạo được phát động và trở thành thứ quốc giáo, Các đạo trường được trợ cấp của Chánh phủ như công chức. Tại trường học, học sinh được giáo dục với tinh thần tuyệt đối thờ kính Thiên Hoàng, Sau mỗi buổi chào cờ đều có hát bài Suy tôn Thiên Hoàng. Trước mỗi buổi học, thầy trò đều họp tại Phòng Thiên Hoàng, với bức ảnh lớn của Nhật Hoàng, để bày tỏ các nghi thức tôn kính.

        Lý thuyềt ái quốc cực đoan được giảng dạy tại các trường học. Lịch sử thần thoại về nguồn gốc dân tộc Nhật và nước Nhật được làm sống lại từ những chuyện Thái Dương Thần nữ tạo ra nước Nhật từ hai ngàn năm trước, và chuyện truyền kỳ của Tổ tiên cho rằng Bốn phương, Tám hướng trên thể giới cuối cùng đều hợp nhất tại Nhật dưới cùng một mái đình, Các trẻ em tiểu học đều tập quân sự với những súng cây nhỏ. Còn học sinh trung học thì được học quân sự do các hạ sĩ quan lục và hải quân dạy.

        Không khí chuẩn bị chiến tranh bao phủ khắp nơi. Đi tới đâu, người ta cũng nghe thấy những tiếng hô «chiến sĩ muôn năm!» vang lên từ những đoàn quân hay học sinh đang học quân sự.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:26:05 am »


        Thượng và Hạ viện cũng sặc mùi chiến tranh do những lời lẽ dao to búa lớn của những nhân vật chủ chiến, ái quốc cực đoan, quá khích như Hamada, Nakano. Hai nhân vật này được coi là những thành phần lãnh đạo đảng phát xít Nhật. Nakano đòi quân đội Nhật phải đánh thốc tới Singapore, thẳng sang vịnh Ba tư để bắt tay với đảng phát xít Đức. Shimada thì lớn tiếng cảnh cảo Mỹ hãy mau mau rút ra khỏi Thái bình dương để nhường chỗ cho nước Nhật tung hoành trong trận thánh chiến hoàn thành sứ mạng cao cả ở Â châu, nếu không người Mỹ sẽ phải gánh những hậu quả tai hại, vì lúc này Nhật đã «có con dao lớn trong tay.»

        Các dân biểu và nghị sĩ hiếu chiến đến nỗi. theo lối một ký giả lúc đó thuật lại, Chánh phủ tương đối còn ôn hòa hơn.

        Thiên Hoàng cũng như Ngài chưởng ấn Hoàng gia Kido đều muốn làm nổi bật lễ tân phong chức vị Thủ Tướng cho Tojo, và có ý ngầm bảo rằng ông ta được toàn quyền hành động với tất cả sự cho phép của Nhật Hoàng. Trước đó, Hoàng thân Konoye cố tâu cho Nhật Hoàng hay Hải quân không muốn có chiến tranh, nhưng không thể tuyên bố trong phiên họp Đại Hội Đồng Hoàng gia trước đây. Sau đó, Thiên Hoàng triệu Tojo tới, và ông này cam kết sẽ tìm mọi cách để kết hợp những hoạt động của Hải quân và Lục quân cho ăn khớp với nhau. Nhật Hoàng tỏ vẻ rất hài lòng về điều cam kết đó của Tojo. Ngài cho biết sẽ triệu Đô Đốc Oikawa tới để nhấn mạnh cho ông ta thi hành triệt để điều này. Ngài chưởng ấn Kido lại cho Tojo biết ông có bổn phận phải xem xét lại tình hình tổng quát trong nước, và không nhất thiết phải tuân theo nghị quyết của Hoàng gia trước đây trong phiên họp ngày 6 tháng Chín. Đó là ý muốn của Thiên Hoàng.

        Tojo trình lại là ông đã cam kết thực hiện điều đó với Thiên Hoàng. Hải quân và Lục quân hiên đã nhất tâm, hợp tác chặt chẽ với nhau. Nhưng sự thực là những lời cam kết của Đô Đốc Oikawa, cam kết và bảo đảm với Tojo, không hoàn toàn có giá trị tuyệt đối, vì lúc này Oikawa với chức vụ Hội Viên Hội Đồng Tối cao chiến tranh, không còn trực tiếp chỉ huy Hải quân nữa. Nhưng thực quyền hiện nằm trong tay Đô Đồc Yamamoto, chỉ huy liên hạm đội Thái bình dương, và Đô Đồc Nagano, Tổng Tham mưu trưởng Hải quân. Ông này đang tính từng ngày cho tới lúc số dầu dự trữ của Hải quân bị hết hoàn toàn.

        Vói sự cho phép của Nhật Hoàng, Tojo cho rằng ông có quyền dời kỳ hạn chót để quyết định hòa bình hay chiến tranh tới ngày 30 thảng Mười thay vì ngày 15 như đã định trước đây. Do đó, những cuộc dàn xếp tại Hoa thịnh đốn đước lệnh tiếp tục cho tới ngày 30.

        Tất cả những thay đổi đó hình như khiến cho Tojo trở nên khó chịu. Đối với ông ta lúc này, tất cả những gỉ có tánh cách cản bước tiến của chiến tranh đều làm ông không bằng lòng. Theo sự quan sát của bà Tojo trong thời kỳ này thì chồng bà luôn luôn cáu kỉnh. Sự đe dọa và phong tỏa kinh tế của Mỹ đối với Nhật, Tojo cho là một hành động dã man. Chắc chắn là Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Hoa. Nhưng điều đó, theo Tojo, không bao giờ Nhật chịu lùi bước. Nếu Mỹ đòi hòi các vấn đề khác thì ông có thể cứu xét được, chớ rút khỏi Trung Hoa thì nhất định không.

        Rồi kỳ hạn 30 tháng Mười qua đi mà vẫn chưa có quyết định gì về chiến tranh. Lúc này kế hoạch tấn công của Bộ chỉ huy Tối cao Nhật kể như đã sẵn sàng, chỉ còn chờ một mệnh lệnh là có thể phóng ra. Hai ngày sau đó Tojo tuyên bố trên đài phát thanh : «Đất nước đang trải qua những giờ phút nguy nan nhất trong lịch sử.»

        Tojo nhận định danh dự nước Nhật đang bị thử thách trước trách nhiệm trong vùng Đông Á. Dù muốn dù không Nhật phải hoàn thành sứ mạng trong Cộng đồng Đại Đông Á. Ông cảnh cáo quốc dân : «con đường của dân tộc đang tiến tới, không phải đầy hoa hồng, nhưng có rất nhiều chướng ngại vật do địch liệng ra.» Khi Tojo đọc bài diễn văn này thì Chánh quyền Anh tại Thượng Hải thông báo cho kiều dân Anh hãy tới ghi tên để được đưa về nước trong vòng mười hai ngày. Quá thời hạn này, những ai chưa ghi tên sẽ coi như có ý định ở lại đó luôn. Trong tương lai khó thể thực hiện được một cuộc di tản như vậy khi các biến cố nghiêm trọng xảy ra. Lệnh trên đây cũng được Chánh phủ Mỹ ban hành cho kiểu dân Mỹ tại đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:26:20 am »


        Trong một phiên họp giữa các Tướng lãnh thuộc Bộ Tư Lệnh Tối cao và Nội các vào ngày 2 tháng Mười Một, haỉ vị Tổng Trưởng ngoại giao Togo và Tổng trường tài chánh Kaya đã đặt cân hỏi : Liệu Nhật có nên chờ thêm để đợi các biến chuyển của tình hình quốc tế trở nên thuận lợi cho quốc gia hơn, ngay cả trường hợp cuộc dàn xếp với Mỹ hiện nay bị thất bại, trước khi phát động chiến hay không ? Tham mưu trưởng Hải quân, Đô Đốc Nagano trả lời : Nếu đợi lâu quá cuối tháng Mườỉ Một thì Nhật Bản không cần đánh cũng tự nhiên phải đầu hàng. Ông ta hoàn toàn tin tưởng vào kế hoạch tấn công của Hải quân. Đại diện Lục quân còn hăng hơn nữa. Các Tướng lãnh này cho rằng phải mau mau tấn công trước khi Anh và Mỹ kịp thời tăng cường lực lượng của họ tại Viễn Đông. Tojo đúc kết lập trường của quân đội lúc này là «thà đánh để phá vòng vây, còn hơn cứ khoanh tay ngồi chờ chết. Lúc này không còn cách nào khác hơn là phải liều, họa may tìm được một con đường sống.»

        Hôm sau Tojo tâu lên Thiên Hoàng, những nỗ lực dàn xếp với Mỹ vào giờ chót đang được thực hiện. Nhưng nếu thất bại thì Nhật Bản bắt buộc bị dồn vào chỗ phải phát động chiến tranh. Theo lời Tojo thuật lại thì Thiên Hoàng ban chỉ dụ nếu không còn con đường nào khác hơn thì cứ chuẩn bị chiến tranh. Nhưng trong khi chờ đợi, hãy tìm hèt cách để dàn xếp với Hoa Kỳ theo đúng nguyên tắc «còn nước, còn tát.»

        Ngày 5 tháng Mười Một, Bộ Ngoại giao Nhật gửi một chuyên viên giàu kinh nghiệm ngoại giao là ông Saburo Kurusu bay gấp tới Hoa thịnh đốn để giúp Đại sử Nomura trong các cuộc dàn xếp với Hoa Kỳ. Nomura đã hai ba lần xin từ chức, và chỉ lưu lại nhiệm sở vì sợ rằng trong lúc gay go này, việc trở về nước của ông sẽ gây ra những ngộ nhận cho cả hai phía Nhật-Mỹ. Việc gởi chuyên viên ngoại giao Kurusu tới Hoa thịnh đốn chỉ trước trận đánh Trân châu cảng có vài tuần khiến sau này Hoa Kỳ cho rằng đó là một đòn gián điệp có ý đánh lạc hướng đề phòng của Mỹ. Nhưng nều quả thực đó là một chuyện đánh lừa của Chánh phủTojo thì tại sao nước Mỹ lại có thể rơi vào một cạm bẫy như vậy ? Ngay từ năm 1933, Đại sứ Mỹ ở Nhật là ông Grew đã nhiều lần trình lên Chánh phủ Mỹ rằng trong tương lai những cuộc xung đột giữa Mỹ và Nhật ở Viễn Đông khó thể tránh được. Năm 1940, Đại sứ Grew trong báo cáo về Hoa thịnh đốn có viết: «Ngoại trừ Hoa Kỳ rút ra khỏi vùng Đại Đông Á của Nhật, nếu không thì không thể nào tránh được một cuộc xung đột với Nhật Bản.» Rõ ràng hơn thể nữa, trước khi trận Trâu châu cảng xảy ra một tháng, Đại sứ Grew đã trình cho ngoại trưởng Mỹ hay, một nhà ngoại giao Peru có cho tin rằng một viên chức Nhật có tiết lộ với ông trong trường hợp xảy ra chiến tranh, Nhật Bản sẽ mở một trận tấn còng bất ngờ vào Trân châu cảng. Đạì sứ Grew trình thêm rằng mặc dầu tin này có vẻ táo bạo, nhưng ông đã phối kiểm với nhiều nguồn tin khác và thấy có thế tin được, nên vội vàng trình cho Bộ ngoại giao hay.

        Rõ ràng hơn nữa, những nguồn tin tình báo đã biết chắc thế nào Nhật cũng sắp sửa tấn công. Từ lâu, Hải quan Mỹ đã tìm được cách mở các khóa mật mã của những điện văn do Nhật đánh đi, nên đọc được rất nhiều tin tức thuộc loại mật. Chính nhờ vậy mà tháng 7 năm 1941, tình báo Mỹ đã cho Chánh phủ Churchill của Anh biết trước: những cuộc điều động của Hải quân Nhật về phía Nam để chuẩn bị tấn công các thuộc địa của Anh. Trong lúc Kurusu tới Hoa thịnh đốn thì tình báo Mỹ bắt được điện văn của Chánh phủ Nhật gởi cho Đại sứ Nhật tại Hoa thịnh đốn là Đổ Đốc Nomura, bảo hãy đình chỉ các cuộc thương lượng với Hoa Kỳ.

        Không biết việc gởi Kurusu đi Hoa thịnh đốn có phải thực là cái bẫy hay không, nhưng cùng ngày hôm ông ta lên đường, ngày 5 tháng Mười Một, Thủ Tướng Tojo trong cuộc yết kiến Thiên Hoàng đã tâu rằng Nhật đang chuẩn bị để phát động chiến tranh sau ngày 30 tháng Mười Một. Lệnh di chuyển tới vị trí chiến đấu đã được Đô Đốc Yamamoto chỉ thị cho các hạm đội Nhật nhằm tấn công Mỹ, Anh và Hà Lan. Ngày 10 tháng Mười Một, trong lúc Kurusu đang được Tổng Thống Mỹ tiếp kiến thì các lực lượng tấn công của Nhật đã sẵn sàng đánh vào hạm đội Mỹ tại Thái bình dương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:27:44 am »


CHƯƠNG XX

        VÀO tháng 11 năm 1940, lực lượng không quân hạm đội Anh đã thực hiện được một chiến công anh dũng có một không hai trong lịch sử : Với hai phi tuần gốm hai chục máy bay loại «cá lưỡi kiếm», các phi công Anh đã đánh chìm quá nửa số tàu chiến của Hải quân Ý tại hải cảng Taranto. Phía Anh chỉ bị mất hai máy bay. Sau đòn nặng này, cán cân lực lượng trong vùng Địa trung hải ngả hẳn về phía Anh quốc, và từ đó Hải quân Ý không còn ngóc đầu lên nổi.

        Đối với Đô Đốc Yamamoto, một người chuyên nghiên cứu về không lực hạm đội, trận đánh tại hải cảng Taranto khiến ông vô cùng phấn khởi và thêm tin tưởng. Lập tức vào tháng Giêng năm 1941, ông ra lệnh cho Bộ Tham mưu nghiên cứu một kế hoạch đánh phá Trân châu cảng và các lực lượng hải quân Mỹ tại đó. Đây là mệnh lệnh tối mật, vì theo ông cần phải bất ngờ đánh một đòn thật mạnh họa may mới thắng nổi Hải quân Mỹ tại Thái bình dương. Cũng chính thời gian này là lúc Đại sứ Grew báo cáo về Bộ Ngoại giao Mỹ rằng Nhặt có thể bất thần tấn công các lực lượng Mỹ tại Thái bình dương.

        Việc đánh Trân châu cảng theo quan điểm của Đô Đốc Yamamoto là điều tối cần thiết khi xảy ra chiến tranh Nhật Mỹ. Lý do là Nhật cần phải tấn công vào tận sào huyệt của căn cử hải quân Mỹ, để đánh một đòn chí tử và bất ngờ, thì Nhật mới mong thắng lợi. Nếu không, kéo dài chiến tranh là kể như Nhật nắm chắc phần thua. Lý do thứ hai, nếu hạm đội Nhật muốn được rảnh tay hoạt động ở Phi luật tân, Mã lai, đông Indies, thì cần phải thanh toán căn cứ này vì nó nằm ngay ở hậu cứ của hải quân Nhật. Nhật không còn cách nào hơn là phải chơi đòn bất ngờ, không tuyên chiến trước, vì căn cứ Mỹ ở cách xa hạm đội Nhật tới 3.000 dặm, và trong vùng đó Hải quân Mỹ hoàn toàn làm chủ tình hình trên không cũng như dưới nước. Theo Yamamoto, trận đánh chí tử này còn gây một ảnh hưởng tâm lý với người Mỹ, bằng cách làm cho họ thấy rằng không thể thắng nổi Nhật, một nước đã có khả năng chỉ một trận đánh mà tiêu diệt được cả hạm đội Thái bình dương của họ ở cách đó hàng ngàn dậm. Mỹ sẽ phải suy nghĩ lại trong ước tính chiến thắng Nhật, khi nước này rút về thế thủ với một phòng tuyến kiên cố dưới nước cũng như trên không.

        Vào tháng Tư năm 1941, Bộ Tham mưu trình lên Đô Đốc Yamamoto kế hoạch đánh căn cứ Trân châu cảng và được ông chấp thuận. Theo kế hoạch này, các hàng không mẫu hạm Nhật sẽ xuất phát từ quần đảo hẻo lánh Kurile, đi ngược lên mạn Bắc để tránh mọi con mắt tò mò của các thương thuyền, sau đó vòng xuống hướng Trân châu cảng và ngừng lại cách căn cứ này khoảng 300 cây số. Từ đó các máy bay sẽ bay tới tiêu diệt hạm đội Mỹ bằng thủy lôi, một thứ võ khí khắc tinh của những chiến hạm trên mặt biển. Kế hoạch dự trù sẽ cho khoảng 360 máy bay tấn công làm ba đợt để tiêu diệt hoàn toàn hải quân Mỹ tại căn cứ này. Muốn tránh tổn thất cho máy bay Nhật trên đường trở về hạm đội với một khoảng cách xa như vậy, Nhật phải đánh thật bất ngờ, nghĩa là không có việc tuyên chiến trước.

        Tại Trường Hải quân Hoàng gia ở Tokyo, một mô hình lớn của căn cứ Trân châu cảng đã được thiết lập để Bộ Tham mưu nghiên cứu và làm quen với địa hình, địa vật nơi đây. Mô hình này có đẩy đủ chi tiết về các chiến hạm của Hoa Kỳ mà gián điệp Nhật đã thu thập được trong nhiều ngày quan sát tại chỗ. Có một điểm khiến các sĩ quan thảo kế hoạch đánh căn cứ này phải điên đầu vào phút chót, đó là mực nước nơi đây quá cạn, không thể dùng thủy lôi, một loại khí giới hữu hiệu nhất để tiêu diệt tàu chiến. Phải cần mực nước sâu gấp năm lần như vậy mới có thể thả thủy lôi từ trên phi cơ xuống được.

        Khó khăn này sau cùng đã được giải quyết xong trước ba tuần khi trận đánh xảy ra. Các phi công trên hàng không mẫu hạm Nhấi được huấn luyện bí mật tại vịnh Kagoshima ở phía Nam đảo Kyushu, một nơi có mực nước cạn tương tự với mực nước ở Trân châu cảng, để thả thủy lôi từ một độ cao thật nhỏ. Các phi công Nhật cho phi cơ bay thấp là là trên mặt nước, thả thủy lôi, và sau đó vọt lên cao về phía bờ để bắn phá các mục tiêu khác. Với lối thả thủy lôi khi bay thấp như vậy, họ có thể rút bớt được độ sâu cần thiết của mực nước. Ngày 17 tháng 1, khi Đô Đốc Yamamoto gởi tới các hạm đội những lời nhắn nhủ cuối cùng từ soái hạm Nagato, ông tin chắc rằng cử tám trong mười máy bay Nhật sẽ đánh trúng mục tiêu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:28:11 am »


        Trong lúc lực lượng hành quân âm thầm lên đường để tới điểm hẹn, và binh sĩ Nhật được đưa xuống tàu tại các hải cảng trên nước Nhật, thì Thủ Tướng Tojo tham dự một phiên họp của Thượng viện chỉ kéo dài trong vòng chín phút. Ông tuyên bố : Nước Nhật đang sống «những giây phút dài nhất trong lịch sử hai ngàn năm» của dân tộc, và rằng những lực lượng bao vây kinh tế Nhật cần phải được giải quyết bằng một cuộc chiến tranh mới xong. «Vấn đề Trung Hoa» cũng vậy, chỉ có sức mạnh mới làm cho các lực lượng chống đối chịu thông cảm để giải quyết dứt khoát. Ông cũng gởi lời chúc tụng và ngợi khen hai quốc gia Đức và Ý trong việc cùng với Nhật sát cánh chiến đấu để tái lập một trật tự mới cho thế giới «đặt căn bản trên công lý». Hai ngày sau đó, các Tòa đại sứ Nhật tại Hoa thịnh đốn và Luân đôn được mật điện ra lệnh sẵn sàng trong tư thế chờ đợi, và tiêu hủy các khóa mật mã cũng như tài liệu của Tòa đại sứ. Mệnh lệnh này cũng được gởi qua làn sóng ngắn của Đài phát thanh Tokyo trong chương trình truyền đi ngoại quốc.

        Ngày 20 tháng II, các lực lượng tham dự hành quân của Hải quân điện trở về cho Bộ Tư lệnh tại Tokyo, họ đã sẵn sàng lên đường. Lập tức, tại Hoa thịnh đốn, Ku- rusu và Nomura đẻ trình lên Chánh phủ Mỹ những đề nghị hòa giải cuối cùng của Nhật. Theo đó, Nhật bằng lòng triệt thoái khỏi Trung Hoa, với điều kiện ngược lại là Nhật phải được quyền tự do khai thác nguyên liệu và dầu tại quần đảo Đông Indies thuộc Hòa lan. Đồng thời, các tàu chở dầu của Mỹ cho Nhật được tiếp tục giao dầu trở lại. Vấn đề ở phía Nam : Nhật được ở lại miền Bắc Đông Dương, còn miền Nam thì trở thành một miền Trung lập được cả Nhật và Mỹ tôn trọng. Và một lần nữa, Nhật nhấn mạnh tới điểm Mỹ phải lập tức ngưng yểm trợ cho Thống chế Tưởng Giới Thạch.

        Ngày 25 tháng II năm 1941, trước khi trả lời cho những đề nghị cuối cùng của Nhật, trong một cuộc họp tại Tòa Bạch ốc, Tổng Thống Roosevelt có nói : «Trong vòng một tuần nữa, có thể Nhật sẽ tấn công ở Thái bình dương. Chúng ta cứ việc để cho họ nổ súng trước.» Trên đây là những lời do Bộ Trưởng chiến tranh lúc đó, ông Srimson ghi lại. Lời tuyên bố trên đây có vẻ phù hợp với những sự việc diễn ra, nhưng không thể căn cứ vào đó để kết luận rằng Hoa Kỳ cố tình khiêu khích để cho Nhật gây chiến tranh.

        Cá nhân Tổng Thống Roosevelt, cũng như hầu hết những người Mỹ khác, đều ghét những quốc gia hiếu chiến và tìm mọi cách hỗ trợ các nước bị uy hiếp. Đồng thời Tổng Thống Mỹ cũng chủ trương phải thanh toán những thuộc địa của các nước Tây phương tại Á châu. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông đồng ý để cho Nhật và các nước khác trong khối Trục chia nhau những phần đất đó. Nhưng là một chánh trị gia, Tổng Thống Mỹ cũng phải cân nhắc tới nhiều yếu tố khác trong việc đưa nước Mỹ vào vòng chiến. Lúc đó là thời gian đang có nhiều nghị sĩ, dân biểu tại Hoa Kỳ, như William Randolph Hearst và Taft, Gillette, đang chủ trương Hoa Kỳ phải đứng ngoài vòng chiến. Đặc sứ của Tổng Thống Roosevelt tại Anh quốc là ông Joseph Kennedy, từ Luân Đôn trở về cho Tổng Thống hay là lực lượng Đức rất mạnh, nước Anh không dễ gì thắng nổi. Ống khuyên Tổng Thống không nên dính líu vào chiến tranh. Điểm trái ngược là Đại sứ Nhật tại Anh lúc đó, ông Shigemitsu, lại tiên đoán Anh quốc không thể nào bị bại.

        Dư luận chung tại Hoa Kỳ lúc đó đã xúc động mạnh trước những hành động xâm lăng trắng trợn của chủ nghĩa quốc xã. Mọi người đều muốn giúp đỡ các quốc gia nạn nhân hiện còn đang can đảm chiến đấu. Nhưng trong năm 1941 mới chỉ có một lực lượng tình nguyện nhỏ từ Gia nã Đại, và các phi đội tình nguyên «Chim Ưng», «Cọp Bay» đang chiến đấu thực sự ở Trung Hoa. Ngoài ra giới trung lưu ở Mỹ chưa nếm mùi chiến tranh bao giờ, họ không muốn dính líu vào. Đa số dân Mỹ chưa từng nếm mùi chiến tranh như Anh và Pháp, nên chưa thông cảm với cái khổ đó, và muốn đứng ngoài mọỉ cuộc chiến.

        Trong thời gian này, Tổng Thống Roosevelt lợi dụng triệt để thời cơ để cung cấp vũ khí cho Nga, Anh và Trung Hoa. Vào tháng 11 năm 1941, các Tham mưu trường Lục quân và Hải quân là Tướng Marshall và Đô Đốc Stark khuyên Tổng. Thống Roosevelt chưa nên gây chiến vội, cho tới khi nào Mỹ thấy chưa chắc ăn. Trong suốt thời gian thương thuyết giữa Nhật và Mỹ tại Hoa thịnh đốn, không bao giờ nước Mỹ tỏ ra là mình muốn gây chiến. Ngay cả Anh và Hòa Lan lúc đó cũng không tin rằng Mỹ sẽ nhảy vô vòng chiến để bênh vực họ, khi những thuộc địa của họ ở Thái binh dương và Viễn Đông bị uy hiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:28:33 am »


        Thái độ hòa hoãn đó của Hoa Kỳ có thể tìm thấy trong văn thơ trả lời mà ngoại trưởng Hull trao cho Nomura và Kurusu ngày 26 tháng II. Nhật cho rằng trả lời đó là một loại tối hậu thơ, nhưng ngược lại Mỹ chỉ tỏ ra vẫn giữ thái độ tiêu cực trước những đòi hỏi của Nhật. Thực vậy, Hoa Kỳ không mảy may nhượng bộ trước những đòi hỏi của Nhật. Lập trường của Mỹ vẫn là Nhật phải triệt thoái khỏi Trung Hoa và toàn thể Đông Dương trước, rồi mới thương thuyết các khoản kia sau, sau đó Mỹ mới giải tỏa hàng rào trừng phạt kinh tế. Văn thơ trả lời này không quy định rõ rệt chừng nào thì Nhật phải thi hành xong các điều đó, nên các nhà bình luận Tây phương cho rằng đó hoàn toàn không phải là một tối hậu thơ. Nhưng phản ứng của dư luận Nhật lúc đó đối với sự trả lời trên đây lại hoàn toàn khác hẳn. Họ cho rằng Mỹ cố tình ép Nhật phải gây chiến khi bắt quân đội Nhật phải lui về những vị trí của họ từ năm 1931. Sau này, tại Tòa án xử phạm nhân chiến tranh, ông Pal, người Ấn Độ, một nhân viên trong bồi thầm đoàn có nói : «Với một tối hậu thơ của Mỹ gởi cho Nhật trước khi trận Trân châu cảng xảy ra như vậy, thì ngay cả Monaco, hay Luxembourg cũng phải tuyên chiến với Mỹ, chớ đừng nói Nhật.»

        Phe quân nhân và các phần tử ái quốc cực đoan ở Nhật cho rằng sự trả lời của Mỹ đã rõ ràng cho thấy dã tâm của nước này thực sự không muốn dàn xếp, mà từ trước tới nay chỉ cố tình kéo dài các cuộc thương thuyết để có thời giờ củng cố lực lượng của họ tại Viễn Đông. Vấn đề Mãn Châu, không ai có quyền, bắt Nhật phải rút khỏi đó, vì xứ ấy trước đây là một quốc gia riêng biệt đã bị Tàu đô hộ, chớ không phải lãnh thổ của Trung Quốc. Kể từ năm 1931 và nhất là sau chiến thắng Nga năm 1905 kể như Nhật là nước bảo hộ của xứ này, không ai có quyền xía vào, cũng giống như các thuộc địa của Anh và Mỹ tại Viễn Đông vậy.

        Tojo gởi cho ngoại trường Hull một điện văn trả lời, cho ràng thái độ của Hoa Kỳ đối với Nhật «không thành thật» và «thiếu tinh thần hòa giải.» Thật là buồn cười, vì lúc này Tojo lại bị coi là phần tử chủ hòa, nhu nhược, không quyết tâm. Nakano và các phần tử phát xít Nhật tại Thượng viện kịch liệt đả kích Tojo là «không thành thực nói lên tiếng nói của dântộc». Một Thiếu Tướng cùng khóa với Tojo tới nhà riêng cho Bà Tojo hay, ông ta định tìm gặp Tojo, nhưng không được nên nhờ Bà nhắn lại cho Tojo biết rằng ông ta căm hận vô cùng khi thấy Tojo không có quyết định dứt khoát với Mỹ. Tại Trường Đại Học Waseda, cháu của Tojo bị một sinh viên khác đánh và nói: «về bảo chú mày phải quyết định mau lên.»

        Ngày 26 tháng 11 năm 1941, trong một phiên họp khoáng đại bất thường của Quốc hội tại trụ sở Thượng viện, Nhật Hoàng trong lễ phục Thống chế, ngồi trên ngai vàng ở bục cao. Tojo từ dưới tiến lên, cúi đầu, tay phải cầm một cuộn giấy, kính cẩn đi từng bước thật chậm hầu như chỉ có chân mặt bước đi, còn chân trái lê theo để tỏ lòng tôn kính tột độ của ông đối với Nhật Hoàng. Thiên Hoàng Hirohito có vẻ sốt ruột. Ngài dơ tay ra đón lấy cuộn giấy của Tojo dâng lên, mở tuyên đọc ban bố những điểu luật khẩn cấp để đối phó với tình hình nghiêm trọng. Sau đó, Tojo đọc một diễn văn, lên án «thái độ kiêu ngạo, khiêu khích» của Anh, Mỹ, Hoà Lan và Trung Hoa. Ông cho rằng các nước này đang cấu kết với nhau để chận đường sống dân tộc Nhật Bản.

        Đêm hôm đó, trong bóng tối bao phủ, lực lượng hành quân gồm sáu hàng không mẫu hạm, hai chiến hạm và nhiều hộ tống hạm âm thầm rời căn cứ Kuriles, tiến ngang qua Thái bình dương, tới gần mục tiêu Hawaii để tấn công căn cứ Hải quân Mỹ tại đây.

        Sau này Tojo khai rằng ông không hay biết gì về việc điểu động lực lượng tấn công đó. Chuyện đó thực hư ra sao không rõ, nhưng nhân ngày kỷ niệm Minh ước chống Cộng sản quốc tế được ký kết sau đó ít hôm, Tojo có đọc một diễn văn với lời lẽ hiếu chiến, khiêu khích cực độ. Ông nói : các nước Tây phương đang lợi dụng tình hình rối loạn tại Đông Á để thừa «nước đục thả câu» và rằng chắc chắn Nhật sẽ phải có hành động quân sự mạnh mẽ để ngăn chận kịp thời những hành động như vậy. Tại Thượng viện và Trụ sở Hiệp Hội công dân Nhật, các nghị sĩ và sĩ quan cũng đọc những diễn văn tương tự, với lời lẽ có phần dữ dội hơn của Tojo. Nhận được bản dịch của mấy bài diễn văn đó do thông tín viên ở Nhật gởi đi, Tổng Thống Roosevelt đang nghỉ tại Georgia, vội vã trở về Hoa thịnh đốn. Sau đó Tổng Thống nhận được bản dịch từ bản tin chánh thức do Hãng thông tấn nhà nước Domei của Nhật đánh đi, và Tòa Đại sứ Nhật tại Thủ đô Hoa Kỳ có trấn an Tổng Thống Mỹ rằng những lời lẽ đó đã phóng đại quả lố tánh cách đe dọa, chớ thực ra không đến nỗi trầm trọng như vậy. Tuy nhiên, Tổng Thống Mỹ vẫn không yên trí với sự giải thích đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:28:54 am »


        Những ngày kế tiếp, Nhật Hoàng Hirohito đã xử dụng hết quyền hạn của mình để đích thân xem xét lại tình hình vào những giờ chót trước khi chiến tranh có thể xảy ra. Một cuộc họp giữa các vị cựu Thủ Tướng được triệu tập tại Hoàng cung để chất vấn Tojo trước sự hiện diện của Thiên Hoàng. Mặc dầu Ngài chỉ giữ thái độ im lặng? nhưng những câu hỏi của các vị cựu Thủ Tướng trong phiên họp này có thể là ý của chính Ngài. Nhiều câu hỏi được đặt ra yêu cầu Tojo trả lời như : Chiến tranh có thực sự cần thiết không ? Liệu Nhật có đủ sức chịu đựng cuộc chiến tới đâu ? Nhật đã chuẩn bị sẵn sàng chưa ? Cựu Thủ Tướng Konoye đặt câu hỏi: « Dù trong trường hợp thương thuyết giữa Nhật và Hoa Kỳ tan vỡ, liệu Nhật Bản có nhất thiết phải phát động chiến tranh sau đó hay không ?»

        Với Tư cách Thủ Tướng Chánh phủ và đại diện cho Bộ Tổng Tư Lệnh quân lực, Tướng Tojo đứng lên trả lời : «Trong tình hình hiện nay, muốn sống còn, Nhật Bản nhất định phải lao vào một cuộc chiến, bất kể là khả năng của mình được tới đâu và sự chuẩn bị nhiều ít ra sao. Ngồi yên khoanh tay có nghĩa là chờ chết, vì những bao vây kinh tế của Tây phương sắp sửa khiến Nhật trở nên hoàn toàn tê liệt. Thà liều đánh một trận để phá vòng vây may ra còn tìm thấy lối sống, Nếu trong những ngày đầu, Nhật tiêu diệt được hạm đội Thái bình dương của Hoa Kỳ như kế hoạch của Đô Đốc Yamamoto, và chiếm trọn vùng Đông Nam Á, thì sẽ khiến Mỹ phải nản lòng, không còn muốn tiếp tục chiến tranh nữa. Lúc đó Nhật sẽ nhờ Tòa Thánh Vatican hoặc Nga sô đứng ra giảng hòa với Hoa Kỳ. Vạn bất đắc đĩ, nếu chiến tranh kéo dài Nhật cũng đã có nhiên liệu và nguyên liệu cung cấp từ các đảo ở phía Đông Nam Nhật và toàn vùng Đông Nam Á, do đó có thể có căn bản vững vàng để theo đuổi cuộc chiến». Sau cùng TưửngTojo nhìn thẳng vào Hoàng thân cựu Thủ Tướng Konoye nói : «Nội các và quân đội sẵn sàng đón nhận những cao kiến của quý vị để làm sáng tỏ thêm những quyết định hữu ích cho quốc gia trong giờ phút nghiêm trọng. Không có ai nói gì sau đó thái độ của Tojo lúc đó được mô tả là «cứng rắn và cương quyết», nên dù có ý kiến gì chắc cũng không ai muốn nói. Vả lại bàn về các vấn đề trong phạm vi quân sự thì không phải lãnh vực của các vị cựu Thủ Tưởng.

        Giờ phút này, Nhật Hoàng vẫn còn có thể can thiệp để thay đổi tình hình. Theo truyền thống, Ngài chỉ thể hiện ý kiến một cách gián tiếp bằng hình thức đứng ra hòa giải, tài phán, khi có một vấn đề bất đồng, Nội các không quyết định được. Với một hy vọng mong manh như vậy, nên sau đó Ngài cho triệu Tổng trưởng Hải quân là Đô Đốc Shimada và Tham mưu trưởng Hải quân là Đô Đốc Nagano vô cung một cách bí mật. Nhật Hoàng cho hai vị này biết, Ngài có nghe nói rằng hình như Hải quân không muốn có chiến tranh và không tin tưởng có thể chiến thắng Hoa Kỳ. Hiểu được ý của Thiên Hoàng muốn can thiệp vào tình hình, hai vị nảy định nêu lên những bất đồng của Nội các. Nhưng cả hai không đủ can đảm ngăn chận kế hoạch hành động của Hải quân đã đi quá xa, lúc này khó lòng có thể kềm hãm lại được, nên họ đồng tâu lên : «Hải quân hoàn toàn tin tưởng ở chiến thắng »

        Nhân viên mật vụ có lẽ đã cho Tojo biết cuộc họp kín của hai vị sĩ quan hải quân này với Thiên Hoàng. Tojo đoán biết phần nào câu chuyên Nhật Hoàng đã nói với ho. Trong cuộc họp với các vị cựu Thủ Tướng trước đây, Tojo đã đánh hơi thấy có nhiều nhân vật sau lưng Nhật Hoàng vẫn cố tìm cách tránh chiến tranh. Hai vị Đô Đốc thuật lại những gì trong cuộc họp với Thiên Hoàng, nhưng không hề nói tới câu hỏi của Ngài cho Tojo biết. Ý của họ là muốn để mặc cho Tojo một mình quyết định và chịu hoàn toàn trách nhiệm, giống như trước kia họ đã làm với Hoàng thân Konoye.

        Trong cuộc họp tại Hoàng cung ngày sau đó Tojo đứng lên đọc những lời tuyên bố chứa đầy thâm ý chủ chiến khiến cho cả hội nghị, ai cũng thấy rõ ràng lập trường của Nội các và Quân đội :

        «Tuân theo ý chỉ của Thiên Hoàng trong phiên họp ngày 5 tháng 11, Nội các đã xử dụng mọi phương tiện để tiếp tục nỗ lực các cuộc dàn xếp với Hoa Kỳ, nhưng đối phương vẫn không hề bày tỏ một thiện chí hòa giải nào. Họ còn lớn tiếng đòi hỏi Nhật phải đơn phương nhượng bộ bằng cách công nhận Chánh phủ Trùng Khánh của Tưởng giới Thạch, rút quân khỏi Trung Hoa, hủy bỏ việc liên minh với Đức và Ý. Những đòi hỏi phi lý đó không những xúc phạm tới uy tín của Thiên Hoàng, nhưng còn có thâm ý triệt đường sống của dân tộc chúng ta. Mọi nỗ lực ngoái giao lúc này rõ ràng đã thất bại. Mặt khác, những lực lượng quân sự của Mỹ, Anh, Hòa Lan và Trung Quốc không ngừng được củng cố, đồng thời vòng vây kinh tế của họ đối với Nhật mỗi lúc một siết chặt hơn. Những sự kiện xảy ra đã khiến Nhật không còn cách gì hơn là tiến đến một cuộc chiến tranh chống lại Anh, Mỹ...»

        Mặc dầu những ưu tư sâu xa của Thiên Hoàng, chiến tranh vẫn phảỉ tiến đến. Trên phương diện vật chất cũng như tinh thần, nước Nhật lúc này đã sẵn sàng hơn bao giờ hết để phát động một cuộc chiến. Tojo bảo đảm với Thiên Hoàng, nếu Mỹ có những quyết định thay đổi vào giờ chót, ông vẫn có thể đình chỉ lệnh tấn công, nhưng không có một hy vọng nào cho thấy Hoa Kỳ có thể làm vậy. Tổng trường ngoại giao Togo đứng lên nói : mọi nỗ lực ngoại giao đã chứng tỏ hoàn toàn thất bại, và giờ này không thể làm gì hơn. Tham mưu trưởng liên quân nói: các binh sĩ đang nức lòng được chết vì Tổ quốc và chỉ còn chờ lệnh của Thiên Hoàng để hành đông. Trước sự đồng thanh quyết định chủ chiến của Nội các như vậy, Nhật Hoàng Hirohito không còn biết làm gì hơn là im lặng bãi triều, và cuộc họp chấm dứt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2018, 11:29:31 am »

        
CHƯƠNG XXI

        Bộ Chỉ Huy Tối Cao Nhật đã chọn 8 giờ sáng ngày Chủ Nhật, 8 tháng Chạp năm 1941, là giờ khởi sự tấn công Hạm đội Mỹ tại Trân châu cảng. Họ thừa biết ngày Chủ Nhật phần lớn chiến hạm sẽ có mặt tại căn cứ, và binh sĩ đều không sẵn sàng ứng chiến. Chiếu chỉ của Thiên Hoàng đã tới tay Đô Đốc Yamamoto ngày 2 tháng Chạp. Đô Đốc ra lệnh cho các lực lượng hành quân tấn công bằng mật hiệu «Trèo lên đỉnh ngọn Niitaka. 1208.» Cũng ngày đó, một làn khói bốc lên trong khuôn viên tòa Đại sứ Nhật ở Hoa thịnh đốn : Họ khởi sự đốt mấy cuốn mật mã và tài liệu.

        Lúc này Nhật Hoàng quan tâm tới sự kiện Nhật chưa trả lời cho văn thơ của Ngoại trường Hull của Mỹ. Ngài muốn rằng cuộc thương thuyết phải được coi là hoàn toàn tan vỡ trước khi Nhặt mở trận tấn công. Như vậy văn thơ thông báo thương thuyết tan vỡ đó sẽ được coi như lời tuyên chiến của nước Nhật. Ngài cho triệu Thủ Tướng Tojo tới và nhắc nhở ông ta điều này. Tojo liền ra lệnh cho Tổng trường ngoại giao thi hành, gởi văn thơ chánh thức cho ngoại trường Mỹ biết, Nhật coi cuộc thương nghị tới đây là hoàn toàn tan vỡ và chấm đứt.

        Nhưng mặt khác Bộ Tư Lệnh Tối cao các lực lượng hành quân lại muốn rằng văn thơ đó phải được gởi đi vào giờ chót, nghĩa là đúng lúc lực lượng hành quân khởi sự tấn công Trân châu cảng. Phải như vậy mới bảo đảm được yếu tố bất ngờ và an toàn cho lực lượng hành quân trên đường trở vể căn cứ. Vì chính Thủ Tướng Tojo cũng không biết giờ khởi sự tấn công là lúc nào, nên ông không thể trả lời được câu hỏi của Đại sứ Nơmura và Trưởng phái đoàn thương thuyết Kurusu tại Hoa thịnh đốn giờ nào thì trao văn thơ thông báo thương thuyết tan vỡ của Bộ ngoại giao Mỹ. Vì vậy mãi tới một giờ trưa ngày 7 tháng Chạp năm 1941 (tức là ngày 8 tháng Chạp tại Hawaii) Nomura mới trao văn thơ này. Nhưng lúc đó thì ngoại trưởng Mỹ không cần nữa, vì cuộc tấn công của Nhật cách đó năm tiếng đổng hồ đã cho ông biết rằng thương thuyết tan vỡ lâu rồi. Khi biết được chuyện đó. Tojo rầt lấy làm ngạc nhiên. Ông cho rằng có thể vì lý do tuyên truyền, nên Mỹ cố tình giấu điện văn trả lời của Nhật đi và chỉ công bố sau khi đã bị tấn công.

        Nhận được tin Nhật đã bất thần đánh Trân châu cảng, Churchill gọi đó là một «câu trả lời tàn bạo» cho điện văn riêng của Tổng Thống Roosevelt mới gởi cho Nhật Hoàng hôm trước đó.

        Mặc đầu không biết trước một cách đích xác cuộc tấn công của Nhật vào Trân châu càng, nhưng tình báo Mỹ từ nhiều ngày trước đó đã tiện liệu rằng thế nào Nhật cũng sắp đánh, không những riêng Mỹ, mà cả Anh và Hòa Lan nữa. Sự tiên liệu này trở nên chính xác khi tin tình báo nhận được cho hay lực lượng lớn của hải quân Nhật đã tập trung tại vùng biển Đông Nam Á. Tổng Thống Mỹ liền gởi cho Nhật Hoàng một điện văn, yêu cầu giải thích khẩn cấp về lý do Nhật tập trung quân đông đảo tại Đông Dương. Thực ra Tổng Thống Mỹ chỉ nhắc lại câu hỏi của Bộ trường chiến tranh Stimson đã từng hỏi Đại sứ Nomura trước đó mấy ngày.

        Tại Trung Tâm điện tín ở Tokyo, một đống điện tín nằm ụ đó không được phát đi. Phòng kiểm duyệt tuân theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, đã tạm giữ lại tất cả các điện tín để chờ lọc ra những gì có liên quan đến tin tức tinh báo trước khi được phát đi. Ngoại trường Togo kể lại hồi Tướng Tojo còn làm Tổng trưởng chiến tranh, mỗi buổi sáng ông thường đích thân đọc các điện tín từ ngoại quốc gởi tới, và khi thấy thiếu một số nào là hỏi ngay.

        Chính vì vậy điện văn của Tổng Thống Mỹ gởi cho Nhật Hoàng cững bị nằm chung trong đống điện tín chờ phòng tình báo kiểm duyệt, và chỉ được giao cho Đại sứ Mỹ mười tiếng đồng hồ sau đó. Mở mẵ khóa xong, Đại sứ Grew hốt hoảng tới tư dinh của Thủ Tướng Tojo xin phép được yết kiến Nhật Hoàng để trao điện văn quan trọng của Tổng Thống Mỹ gởi tới. Tojo hỏi ông trong điện văn có nói tới điều nhượng bộ nào của Hoa Kỳ hay không ? Sau khi Đại sứ Mỹ trả lời không, Thủ Tướng Nhật nói, ông không phản đối việc Đại sứ Mỹ trao điện văn cho Thiên Hoàng, nhưng thêm rằng cũng may là nó tới trễ, nếu sớm hơn, ông lại mất công viết thêm một điện văn phúc đáp nữa. Ý Tojo cho là mọi việc lúc này không còn gì thay đổi được.

        Khi Đạỉ sứ Mỹ trao bức điện lên cho Nhật Hoàng tại Hoàng cung thì lúc đó là ba giờ sáng ngày Chủ nhật. Lúc đó các lực lượng hành quân đã vượt qua điểm không thể trở về được nữa. Điểm đó được ấn định là một giờ sáng, tức là kỳ hạn cuối cùng cuộc tấn công còn có thể ngừng lại được. Khi Nhật Hoàng đọc điện văn của Tổng Thống Mỹ thì kỳ hạn chót đã qua được hai tiếng đổng hồ. Hạm đội tần công do Đô Đốc Nagumo chi huy không còn quay trở lại được nữa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM