Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:02:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14871 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:42:34 pm »

   
        Tầt cả những hiện tượng trên được coi là phạm thuần phong mỹ tục, lố lăng, đe đọa văn hóa dân tộc. Hơn thế, các chánh khách bảo thủ còn coi đó là mối nguy hiểm cho quốc gia. Chế độ cộng sản ở Nga sau khi được cùng cố, các nhà lãnh đạo Sô viết liền tung cán bộ đi khắp nơi trên thế giới hoạt động tuyên truyền, phá uy tín của chánh phủ địa phương. Vùng hoạt động được họ chiếu cố nhiều nhất là Viễn-Đông. Những tư tưởng cấp tiến cũng bắt đầu tiêm nhiễm vào đầu óc của đám sĩ quan trẻ. Đối với họ, sự nghiêng về chủ nghĩa xã hội chỉ là bước đầu để tiến tói một triết lý quốc gia và xã hội chủ nghĩa. Đám này bị coi là phe tả, được sự ủng hộ của Nga sô, và vì vậy bị mọi người lên án là những kẻ phản quốc. Hơn nữa, những sĩ quan trẻ mới du học ở các trường quân sự từ Đức trở về bị ám ảnh bởi những thành công Hitler đã đạt được với cách tổ chức của Đệ tam Quốc xã. Họ cho rằng nước Nhật cũng cần có một chánh phủ mạnh và có những tổ chức tương tự như vậy. Những sĩ quan trẻ này cùng với các nhân vật dân sự ái quốc quá khích cho rằng đã đến lúc phầi dẹp bỏ chánh thể dân chủ với quốc hội lôi thôi, để tổ chức một chánh phủ mạnh như kiểu của Đức quốc xã. Nhưng họ vẫn chưa đồng ý vói nhau ở một điếm, đó là chánh phủ đó phải được thành hình như thế nào.

        Nhóm thứ nhất chủ trương chánh phủ đó là một chánh phủ quân sự hợp với nhân dân tạo ra trong một phương thức độc đảng và dùng chiến tranh làm phương tiện phát triển kinh tế. Giống như hầu hết các sĩ quan cao cấp khác, Tojo ủng hộ nhóm này. Nhóm thứ hai do Tướng Araki cầm đầu. Ông ta là một thứ ái quốc quá khích, trước đây từng làm Tổng Trưởng chiến tranh, và được coi là con người hét ra lửa. Chủ trương của nhóm này là lập một chánh phủ mạnh, xóa bỏ hẳn các đảng phái chánh trị, các công ty thương mại lớn, không để cho những tổ chức thối nát đó ảnh hưởng tới chánh trị và đường lối của chánh phủ. Chánh phủ này sẽ có sứ mạng bành trướng Đế quốc Nhật, đặt tin tưởng vào một sứ mạng linh thiêng của dân tộc Phù tang. Nhổm này được các chánh khách ái quốc quá khích và đám sĩ quan trẻ nhiệt liệt hoan nghênh. Và dĩ nhiên, khối cần nói ai cũng biết, cả hai nhóm trên đều tuyệt đối trung thành, phục vụ cho Thiên Hoàng,

        Những âm mưu tiêu diệt đảng phái chánh trị để thành lập chính phủ quân nhân không hề được ai biết tới, cho tới tác xảy ra vụ ám sát Thủ tướng dân sự chủ trương ôn hòa Hamaguchi. Sau đó, đảng Hẳc Long thi hành một loạt các cuộc ám sát và khủng bố khác. Bác sĩ Okawa và Đại tá Hashimoto từ Mãn châu trở về nước lập kế hoạch thực hiện một loạt khủng bố vào ngày 20 tháng 3 năm 1932, nhằm đưa Tổng Trưởng chiến tranh là Tướng Ugaki lên cầm đầu chánh phủ, nắm chánh quyền. Tham dự vào âm mưu ngày 20 tháng 3 này còn có Tướng Sugiyama, Thứ trưởng bộ chiến tranh và Tướng Koiso, Trưởng phòng Tổng vụ Lục quân. Theo kế hoạch này thì những cuộc bạo động, biểu tình sẽ được tổ chức khắp nơi, những người nghe diễn thuyết được uống rượu sake khỏi trả tiền. Sau đó đoàn biểu tình sẽ tới bao vây Thượng viện. Để bảo vệ cho Thượng viện, quân đội sẽ tới bao vây xung quanh tòa nhà này. Cuối cùng Tướng Koiso hoặc Tatekawa sẽ xuất hiện để yêu cầu toàn thể nội các từ chức để vãn hồi trật tự. Những giai đoạn chuẩn bị cho âm mưu này đã được những sĩ quan trẻ tham gia hăng hái trong thời kỳ Tướng Ugaki, Tổng trưởng Chiến tranh, phải nghỉ dưỡng bệnh từ năm 1931. Tướng Ugaki hầu như không biết gì về âm mưu này, cho tới lúc ông gặp Bác sĩ Okawa theo lời yêu cầu của Tướng Koiso. Trong cuộc gặp gỡ này, Ugaki chỉ cho Okawa biết là một quân nhân, ông không thể tham dự vào các hoạt động chánh trị, mặc dầu ông nhận thấy các đảng phái chánh trị nhiều khi đã tỏ ra không theo đúng đường lối của dân tộc. Okawa cho rằng Tướng Ugaki có cảm tình với âm mưu của mình. Nhưng trong lần tiếp xúc vào đầu tháng Ba năm 1932, Ugaki đã tỏ ra dè dặt. Ông ra lệnh cho Tướng Sugiyama và Koiso không được dính líu vào những âm mưu đó Đại tá Nagata không thành công trong việc thuyết phục những sĩ quan lục quân tham dự. Nhất là Tướng Mazaki, Tư lệnh Sư đoàn I, dọa sẽ chống lại bất cứ âm mưu đảo chánh nào, dù người cầm đầu là ai và ở cấp bậc nào.

        Từ đó Nagata thâm thù Tướng Mazaki. Thế là âm mưu đảo chánh vào tháng Ba năm 1932 không thành. Một điều được tiết lộ trong cuốn sách nhan đề Ẵm mưu tại Mukden, tác giả Yoshihashi cho rằng chính Hideki Tojo là một trong những người ủng hộ Nagata. Điều đó nếu có cũng không lạ, vì hai người vốn là bạn học cùng khóa với nhau tại Trường Tham mưu, và hơn nữa, lúc đó Tojo lại làm việc chung một sở với Nagata tại văn phòng Tổng vụ lục quân. Không biết có dính líu vào âm mưu đó hay không, nhưng có điều là kể từ đó, tuyệt nhiên người ta không thấy Tojo tham dự vào bất cứ hoạt động chánh trị nào nhằm lật đổ chánh phủ. Vụ âm mưu trước đây trong đám hỏa mù của chánh trị và các âm mưu, người ta cũng chỉ căn cứ vào suy đoán mà cho rằng Tojo có tham dự, nhưng thực ra không thấy bằng cớ nào rõ rệt về điều đó. Âm mưu bất thành trên đây khiến các sĩ quan thuộc lớp đứng tuổi từ nay đè dặt không để cho các sĩ quan thuộc nhóm quá khích của Tướng Araki giữ những chức vụ liên quan tới chánh trị tại Bộ chiến tranh hay trong Nội các nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:43:48 pm »


        Đại tá Hashimoío và Bác sĩ Okawa thất bại với âm mưu tháng Ba, họ lại định tổ chức một âm mưu khuynh đảo chánh phủ khác diễn ra vào tháng 10 năm đó. Lần này kế hoạch được hoạch định tỉ mỉ để quét sạch các Tổng trưởng quan trọng trong chánh phủ và đưa Tướng Araki lên cẩm đầu Nội các. Nhưng một lần nữa, âm mưu lại bị bại lộ, nguyên do cũng vì những hành động hấp tấp, thiếu kín đáo của Bác sĩ Okawa. Trước ngày khởi sự, các sĩ quan tham dự đều bị bắt hết. Tuy nhiên họ chỉ bị đổi đi xa khỏi Tokyo, mà không hề bị đưa ra tòa.

        Bọn quá khích thất bại trong âm mưu đảo chánh hai lần, họ cay cú và quyết định lập một danh sách thủ tiêu dần những nhân vật họ cho là nguy hiềm cho quốc gia. Một danh sách thật dài nhiều thương gia, nhân viên chánh phủ, chánh khách bị họ cho vô sổ đen. Mở đầu loạt ám sát kề từ năm 1932 là cái chết của Inoue, một cựu Tổng trưởng, và viên giám đốc của Kỹ Thương Đế quốc Ngân hàng Mitsui là Baron Dan. Cựu Thủ tướng Inukai, bảy mươi lăm tuổi đứng ra cầm đầu một cuộc hòa giải với Trung Hoa. Sau nhiều lần bí mật tiếp xúc với các viên chức người Tàu, ông đã xin Nhật Hoàng ra lệnh cho quân đội giới hạn mọi hoạt động xô xát trực tiếp ở biên giới. Nhưng sau đó, ông bị ám sát và công cuộc vận động này bị bỏ dở. Cũng trong thời gian này bom nổ tứ tung, những cuộc ám sát và khủng bố xảy ra khắp nơi do những nhóm quá khích thực hiện. Trạm cảnh sát, ngân hàng, tư dinh viên chức chánh phủ, trạm điện đều bị nhóm này đặt bom. Nhưng sau đó bọn ám sất bị bắt hết, kể cả Bác sĩ Okawa, và tất cả chỉ bị tù, chớ không có án tử hình nào.

        Việc dung tha các sĩ quan trong âm mưu đảo chánh tháng Ba và tháng Mươi khiến cho dư luận sợ rằng những rối loạn trên đây rồi sẽ đưa tới việc quân đội chuẩn bị lên nắm chánh quyền. Các Tướng lãnh cao cấp cũng luôn luôn cho rằng hành động của nhóm sĩ quan trẻ tuy đáng tiếc, nhưng chỉ là biểu lộ của tinh thần yêu nước tích cực. Nguyện vọng của họ là muốn được thấy đất nước thoát khỏi những đe dọa của các phe nhóm chánh trị, và muốn có một sự liên kết chặt chẽ giữa nhân dân và quân đội để đưa Tổ quốc tới những chiến thắng vinh quang. Lúc này cả hai phe Tướng lãnh đều muốn lợi dụng sự hăng say của các sĩ quan trẻ, quá khích. Trò chơi nguy hiểm trên đây đã chấm dứt vào tháng 8 năm 1935, với nhũng hậu quả tai hại cho cả hai phe.

        Lúc này Hideki Tojo đã rời văn phòng Tống vụ Lục quan, đi chỉ huy một Trung đoàn ở miền Nam. Bạn thân của ông, Tướng Nagata vẫn còn ở lại đó. Vào tháng 11 năm 1934, quân cảnh đột nhiên bắt giữ năm, sáu sĩ quan Bộ Binh và buộc tội họ âm mưu ám sát các chánh khách. Những ngươi này bị đem ra xử kín tại một Tòa án mặt trận. Nhưng vào khoảng giữa tháng Năm, những người này lại đột nhiên được thả một cách bí mật và được miễn tố. Hình như Tướng Mazaki đã can thiệp vào việc này. Lúc đó ông đang làm Tổng cục trưởng Tổng cục quân huấn. Õng có cảm tình với phe sĩ quan trẻ của Tướng Araki.

        Tháng Tám năm đó, Tướng Mazaki bắt buộc phải từ chức. Hình như Bộ Tổng Tham mưu không bằng lòng về việc các sĩ quan trẻ quá khích được tha. Một Tướng khác thuộc phe Tướng lãnh già được cử thay thế Mazaki. Mặc dầu người yêu cầu ông từ chức là Tổng trưởng chiến tranh, Tướng Hayashi, nhưng Mazaki nhất định cho rằng kẻ hạ ông chính là Tướng Nagata, người đã thù ông từ trước kia,

        Ngày 12 tháng Tám, một sĩ quan dưới quyền Mazaki vả thuộc phe sĩ quan trẻ là Trung tá Aizawa bị tình nghi có dính vào âm mưu đảo chánh và bị thuyên chuyển đi xa, Ông này trước khi lên đường, xách kiếm tới nhà Tướng Nagata và hạ sát ông ta.

        Việc này gây xúc động cho các sĩ quan thuộc phe già. Hộ thấy nhóm sĩ quan trẻ quá khích không những nhằm vào các chánh khách, mà bây giờ lại còn thù tiêu luôn cả những chiến hữu của họ nữa. Khổ hơn nữa, là chính Nagata: trước đây từng là người bênh vực hành động của nhóm sĩ quan trẻ này, cho rằng chỉ vì lòng ái quốc mà họ đã hành động như vậy. Sau vụ ám sát Nagata thì không còn chuyện tha thứ như vậy nữa. Aizawa đã bị xử và mặc dầu nhiều người có cảm tình bênh vực, ông ta vẫn lãnh án tử hình.

        Nagata chết, Tojo mất một người bạn thân, Chính Nagata là người vẫn tin rằng sau này Tojo sẽ tiến xa trong đời binh nghiêp. Sau cái chết của Nagata, nhiều biến cố dồn dập xảy tới khiến Tojo tiến xa hơn những dự đoán của bạn ông trước đây, Trong lúc vụ án Aizawa đang tiến hành thì các Tướng lãnh cao cấp đã siết chặt kỷ luật của quân đội. Nhiều sĩ quan khác trong nhóm trẻ quá khích bị thuyên chuyển khỏi Thủ đô. Những đơn vị bị coi là có nhiều thành phần sĩ quan này bị đưa đi phục vụ ở ngoại quốc. Hideki Tojo lúc này tỏ ra đắc lực và được tin tưởng nên đã thăng Thiếu Tướng và được giao một nhiệm vụ quan trọng nhất của quân đội. Tháng 10 năm 1935, ông xuống tàu đi chỉ huy một đạo quân ở Mãn châu. Đạo quân này về sau trở nên danh tiếng và được đặt tên là Kempeitau
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:44:10 pm »

        
CHƯƠNG X

        Sau khi đổi tên Mãn châu thành Manchukuo và đặt một ông Vua bù nhìn, Nhật tưởng rằng có thể biến xứ này thành một nước độc lập. Nhưng sự thực là điều đó không che mắt được ai. Mọi người, kể cả những nước trong khối phát xít, cũng đều biết rằng đạo quân Kwangtung của Nhật, được điều khiển bởi Chánh phủ ở Tokyo, đã chiếm cứ và khai thác vùng đất đó. Những người cai trị thực sự nơi đây là một nhóm doanh thương, tài phiệt Nhật, hợp với những nhân viên dân chính và quân sự. Trung Tướng Itagaki, người đã tích cực tham gia vào các biến cố năm 1931, được coi là nhân vật nắm quyển tối cao tại đây.

        Khi tới cầm đầu cơ sở Hiến binh tại Mãn châu, Tojo đã tỏ ra là người chỉ biết có công vụ, ngoài ra ông không hề tham gia hay ủng hộ phe nhóm chánh trị nào. Đạo quân Hiến binh Kempeitai của ông chỉ có mục đích duy nhất là duy trì an ninh và trật tự tại vùng này. Thực ra, với trách vụ giữ gìn an ninh, Tojo có thể giải thích rất rộng cho quyền hành của ông. Tại Bộ Chỉ Huy của ông, được đặt trong một tòa nhà có tường gạch đổ, Tojo thiết lập đầy đủ các hồ sơ về mọi hoạt động công, tư và lưu ý theo dõi những hành vi có thể đe dọa quyền hành tại đây. Điều đó không có nghĩa là Tojo đã thiết lập một thứ cảnh sát đặc biệt như kiểu của Himmler tại Đức. Tuy nhiên tại một xứ đầy những âm mưu hàng ngày như Mãn châu, và vấn đề an ninh trở thành mối quan tâm hằng ngày, thì việc biến đoàn Hiến binh Kempeitai thành một tổ chức cảnh sát là điều không thể nào tránh được. Ngay tại Tokyo, khi tình thế biến chuyển mạnh, người ta cũng phải lập một đạo quân điều hành và hoạt động tương tự như vậy

        Vào năm 1936, những người chán ngán cảnh lố lăng của đám thanh thiếu niên Nhật bắt chước Tây phương được xem một vở tuồng cải lương họ rất thích, đó là tuồng Bốn mươi bảy Hiệp sĩ trung thành. Năm 1701, sứ quân Asano, cai quản vùng Ako, bị những người âm mưu ám hại ông dụ tới Cung điện của Mạc phù và khiêu khích để ông rút kiếm đánh bị thương một nhân vật của Mạc phù là Kira. Vì tội đó, Asano bị tịch thu hết gia sản và xử tù. Bốn mươi bảy hiệp sĩ từ trước tới nay phục vụ cho Asano, bây giờ chủ chết, họ trở nên lang thang, không nơi nương tựa. Thủ lãnh những người này là Oishi liền nghĩ cách trả thù cho chủ. Muốn vậy, ông ta phải nghĩ mưu làm cho kẻ thù tưởng rằng họ sống trong điểu kiện hoàn toàn an ninh, rồi sau đó mới bất thần ra tay. Oishi và các bạn của ông tản mát mỗi ngươi một nơi, làm ra vẻ như hoàn toàn tan rã. Người thì đi buôn bán, người thì làm công. Riêng Oishi, ông giả đò say sưa tối ngày và sống chung với một gái điếm. Trong suốt ba năm trời họ sống khổ sở như vậy đề đánh lừa Kira. Cuổi cùng, vào một đêm giông bão, bốn mươi bảy hiệp sĩ đã bí mật tụ tập và bất ngờ tấn công vào Lâu đài của Kira, giết được ông này. Họ cắt đầu Kira đem tế trước mộ chủ cũ tại đền Sengakuji, sau đó, sứ mạng báo thù coi như đã xong, tất cả các hiộp sĩ đều tự tử bằng cách mổ bụng.

        Vở kịch này diễn đi diễn lại được mọi người hoan nghênh nhiệt liệt. Khán giả phần lớn đều xúc động xụt xùi trước cảnh các hiệp sĩ tự vận. Vở bi kịch này phần nào đã nói lên cái triết lý trung thành với vua, trọng danh dự, hy sinh cho lý tưởng, và trở thành hình ảnh khuôn mẫu cho thanh niên Nhật noi theo.

        Cảnh bi thảm, bạo hành, quá khích của vở kịch đã được diễn ra thực sự ngay trong thực tại vào sáng ngày 26 tháng 2 năm 1936. Trong đêm đó, binh sĩ của Trung đoàn I sau khi được lệnh thuyên chuyển đi khỏi Tokyo vì bị nghi có dính líu tói các cuộc bạo động, đã bất thần hạ sát một loạt nhiều viên chức chánh phủ và định cướp chánh quyền, Trung đoàn này trước đây đã có lúc do Tojo chỉ huy.

        Được cầm đầu bởi các sĩ quan trẻ, người có cấp bậc cao nhất là Đại úy, các binh sĩ Trung đoàn này đã săn đuổi các nạn nhân của họ suốt một đêm. Bọn lính xông vô hạ sát gia nhân, cảnh sát và tất cả những ai cản đường họ. Chúng giết Nam tước Saito, cựu chưởng ấn của Thiên Hoàng, Tổng trướng Tài chánh Takahashi, Đại tá Watanabe, Tổng thanh tra quân huấn. Chúng tấn công tư dinh Thù tướng, Đô Đốc Okawa, giết người em rể ông này, có lẽ vì lầm ông ta với Đô Đốc. Okawa núp dưới gầm bàn nước và sau đó trốn qua cửa sau. Đô đốc Suzuki bị thương nặng, chúng tưởng ông đã chết, nhưng sau đó được cứu sống.

        Trong danh sách nạn nhân của chúng còn có cả Quận công Makino, cựu chưởng ấn, và Hoàng tử Saionji, một trong những cố vấn của Minh Trị Thiên Hoàng, còn sống sót. Ông là một nhân viên thuộc cơ mật viện của Minh Trị và đã dự vào những quyết định quan trọng của Thiên Hoàng. Gia nhân và cảnh sát đã liều chết chiến đấu để Quận công Makino trốn thoát. Hoàng tử Saionji, tám chục tuổi, cũng được cảnh sát đem đi trốn ở một nơi an toàn.

« Sửa lần cuối: 08 Tháng Chín, 2018, 11:37:54 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2018, 11:40:42 pm »


        Trước khi trời sáng, quân nối loạn đã chiếm xong Bộ Chiến tranh, tư dinh của Thủ tướng, Bộ Tư lệnh cảnh sát, Tòa án, trụ sở Thượng viện, các Bộ Tư lệnh Lục quân, Hải quân và tòa soạn các Nhật báo. Chúng đóng bao quanh Hoàng cung, nói là những binh sĩ trung thành của Thiên Hoàng. Chúng ra tuyên ngôn kêu gọi giải tán Quốc hội, và tố cáo các chánh khách, thương gia, viên chức chánh phủ. Những người này bị buộc tội cản bước tiến của nước Nhật trong việc hoàn thành sứ mạng cao cả. Họ đã lừa dối Thiên Hoàng, và những binh sĩ nổi loạn có bổn phận phải hành động đuổi bọn cố vấn gian giảo đó ra khỏi Hoàng cung.

        Những điều tuyên bố đó rất phù hợp với lập trường của các Tướng lãnh vẫn thường nói. Do đó loạn quân hy vọng rồi đây các Tướng lãnh này sẽ theo về phe họ. Bộ chỉ huy của loạn quân được đặt tại khách sạn Sanno. Chúng kêu gọi quân đội các nơi đứng lên hưởng ứng cách mạng, và chờ đợi sự gia nhập của các Tướng lãnh cao cấp. Nhưng sự chờ đợi đó không bao giờ được thỏa mãn.

        Nếu các Tướng lãnh có muốn hưởng ứng, họ cũng phải chờ đợi xem tình hình ngã ngũ ra sao. Nhật Hoàng bị đặt trước một tình trạng cấp bách : toàn thể chánh phủ tê liệt, các nhân viên nội các còn sống sót đang phải ẩn núp bên trong Hoàng cung, có binh lính bao vây xung quanh. Thiên Hoàng Hirohito do đó cẩn phải làm một hành động hiếm có : can thiệp vào chánh tình khẩn trương. Ngài cho triệu Tổng trưởng chiến tranh tới và tuyên bố những binh sĩ tự nhận là trung thành với Thiên Hoàng chỉ là loạn quân cần phải bị trừng trị. Đó là quyết định dứt khoát của Thiên Hoàng.

        Quân đội từ bên ngoài thủ đô được lệnh tiến vô thành phố. Hải quân đóng trong vịnh Tokyo cũng được đưa vào chiếm đóng các cứ điểm quan trọng, bao vây loạn quân vào một khu. Truyền đơn của máy bay Hải quân rải xuống kêu gọi quân phiến loạn đầu hàng. Các Tướng lãnh tới điều đình khuyên loạn quân đầu hàng và cho họ thời hạn suy nghĩ trong ba ngày. Các lãnh tụ loạn quân được phép tự tử theo nghi thức võ sĩ đạo. Mười tám cỗ quan tài, và mười tám thanh kiếm được gởi vào cho họ.

        Ngày 29 tháng Hai, loạn quân hoàn toàn bị thanh toán. Ngoài một số tự tử, những người còn lại đều bị đưa ra tòa quân sự mặt trận. Tuy nhiên chúng tin rằng việc làm của mình là một hành động ái quốc, mặc dầu không được hưởng ứng, nhưng đã gây một tiếng vang tại Thủ đô, và họ hy vọng sẽ được giảm khinh khi ra tòa.

        Phiên tòa đã xử kín, tin tức bị kiếm duyệt đối với báo chí cũng như đài phát thanh. Kết quả có mười ba người bị xử tử, mười tám người khác bị tù dài hạn. Những người khác, trong đó có nhiều hạ sĩ quan, bị phạt tù hoặc thuyên chuyển. Có hai mươi sĩ quan bị phạt thuyên chuyến tới Mãn châu. Tại đây họ được đạo quân Kwangtung ờ Mãn châu đón tiếp như những vị anh hùng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2018, 11:41:49 pm »


CHƯƠNG XI

        GIỚI quân sự cũng như dân sự ở Mãn châu, khi nghe được tin biến loạn ở Tokyo, đã tỏ ra vô cùng bối rối. Một điện văn của phe nổi loạn được gởi tới Bộ Tư lệnh quân sự Mãn châu, kêu gọi các binh sĩ ở đây hưởng ứng cách mạng. Các điện văn kêu gọi tương tự như vậy được gởi tới khắp các đơn vị chớ không riêng gì Mãn châu. Chỉ huy quân sự tại đây là Tướng Itagaki bị đặt vào một tình trạng khó xử. Với những thành tích trong quá khứ, từng thực hiện nhưng âm mưu và biến động quân sự, người ta tưởng là ông sẽ mau mắn hưởng ứng hành động của nhóm quân nhân tại Tokyo. Với lực lượng hùng hậu trong tay, nếu ông chịu ủng hộ thì cán cân có thể nghiêng về phía loạn quân, và có thế lôi kéo theo một sổ Tướng lãnh khác.

        Dầu muốn làm gì đi nữa, chắc chắn ông cũng phải bàn với Tojo hiện đang nắm cơ sở Hiến binh Kempeitai tại đây. Lực lượng an ninh trong tay Tojo là chìa khóa an ninh tại lãnh thổ này. Sự cộng tác của Tojo là điều rất cần thiết. Trước khi quyết định, chắc chắn Itagaki cũng phải dò xem thái độ của Tojo phản ứng ra sao, nếu ông ra lệnh ủng hộ quân nổi loạn.

        Itagaki hình như ngạc nhiên trước cuộc chánh biến do nhóm sĩ quan trẻ gây ra tại Thủ đô. Hình như ông không muốn dính líu vào âm mưu lật đổ chánh phủ không được chuẩn bị chu đáo đó. Đồng thời, dù ý kiến có thế nào đi nữa, thì bắt buộc Itagaki cũng phải quan tâm đặc biệt tới Cuộc chánh biến đó. Ông thừa biết rằng có rất nhiều sĩ quan trẻ tại đây — trong đó có những người cấp bậc cao — có thể tự ý hành động đáp lại lời kêu gọi của quân nổi loạn. Vì vậy, sau khi tuyên bố tình trạng khẩn trương, Itagaki ra lệnh cho Tojo áp dụng mọi biện pháp cần thiết để duy trì trật tự.

        Lập tức, Tojo hành động một cách mau lẹ và hữu hiệu. Với những hồ sơ đã có sẵn tại cơ quan Hiến binh Kempeitai, ông biết rõ từng thành phần và nhận diện rõ rệt tất cả những nhân vật dân sự cũng như quân sự có thể dính líu với quân phiến loạn. Thế là chỉ sau một mẻ lưới. Tojo tóm gọn tất cả những phần tử nguy hiểm. Do đó tình hình Mãn châu hoàn toàn yên tĩnh, tránh cho địa phương cũng như quốc gia những chuyện nguy hiểm có thể xảy ra.

        Tất cả những hành động đó, Tojo chỉ thi hành vì bổn phận và đã hoàn tất trước khi những lời tuyên bố lên án quân phản loạn của Thiên Hoàng bay tới Mãn châu. Bề ngoài, Tojo có vẻ cương quyết thi hành nhiêm vụ, nhưng bên trong ông vô cùng xúc động, vì một số lớn những sĩ quan tham gia vào vụ này là những sĩ quan dưới quyền chỉ huy của ông xưa kia, những người ông từng hiếu rất rõ, và cho rằng họ không thể nào có những hành vi bạo động như vậy. Lúc đó, bà Tojo hiện cũng ở Mãn châu với ông và năm người con. Tojo đã tâm sự với vợ : « Có lẽ họ cảm thấy mình bị dồn vào bước đường cùng, nên bắt buộc phải hành động». Những cái chết đó, cũng như cái chết của Nagata trước đây đã ảnh hường không ít tới binh nghiệp của Tojo.

        Bộ chỉ huy cao cấp lục quân, xúc động trước sự bạo động của đám loạn quân, đã nhiệt liệt khen ngợi hành động khôn khéo và hữu hiệu của Tojo. Họ cũng nhận ra giá trị của ông là một sĩ quan chăm chỉ, đứng đắn, chỉ biết có nhiệm vụ và binh nghiệp, Đầu năm 1937, Hideki Tojo được vinh thăng Trung Tướng và thay Itagaki giữ chức Tư Lệnh Đạo quân Kwangtung tại Mãn châu,

        Các giỏi chức cao cấp trong quân đội đã chọn ông vào chức vụ quan trọng đó vì họ nhận thấy Tojo là người đáng tin cậy, chỉ biết tận tụy với binh nghiệp, không hề dính líu tới những hoạt động chánh trị trước đây. Những đặc tính đó đã phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn tỉ mỉ người vào chức vụ chỉ huy đoàn quân Kwangtung quan trọng này. Nhưng có một sự kiện đã bị bỏ qua hoặc không nhận định đúng tầm mức quan trọng của nó, đó là chức vụ Tư Lệnh đạo quân đóng tại Mãn châu là một chức vụ hàng ngày có những quyết định liên quan tới chánh trị. Đề điều hành đời sống tại đây, Tojo, ngoài những kiến thức về quân sự có sẵn, còn phải học hỏi thêm về những vấn đề chánh trị liên quan tới đời sống dân sự. Hai nhân vật đã giúp ông rất nhiều trong công việc điều hành bộ máy hành chánh ở đây là Nobusuke Kishi, Trưởng phòng Kinh tế Mãn châu, và Yosuke Matsuoka, chủ tịch Công ty hỏa xa Nam Mãn. Chính ông này là nhân vật đã từng cầm đầu phái đoàn Nhật tại Hội Quốc Liên để biên hộ cho hành động xâm chiếm Mãn châu của Nhật. Hai nhân vật trên đây đã hợp tác với Tojo trong việc điều hành chánh quyền Nhật tại Mãn châu, đối phó với những ngày sôi động trong giai đoạn sắp tới,

        Trong chức vụ Tư Lệnh Đạo quân Mãn châu, Tojo cũng phải chuẩn bị quân đội của ông luôn luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với Nga và Tàu ở ngay sát nách. Ông phải luôn luôn canh chừng mọi động tĩnh của hai lực lượng láng giềng này. Nhất là đối với Trung Hoa, sự hiện diện của Nhật tại Mãn châu luôn luôn là một cái gai trước mắt, có thể nhổ đi bất cứ lúc nào.

        Trên chiến lược quân sự, Tojo đặt căn bản vào việc ổn định mặt Trung Hoa trước để lo đối phó đạo quân Viễn Đông của Nga sau. Nếu một khi những biến động xảy ra tại vùng này, đạo quân Mãn châu của Nhật sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc yểm trợ cho các Lộ quân viễn chinh tại Trung Hoa.

        Tình hình lúc này đang biến chuyển rất nhanh. Những thành phẩn hiếu chiến như Itagaki, Doihara, từng âm mưu đánh chiếm Mãn châu trước kia, hiện đang có mặt tại miền Bắc Trung Hoa để chuẩn bị những hành động tương lai. Trong lúc đó chánh quyền dân sự Nhật hầu như không còn đủ sức kiểm soát các đạo quân ở hải ngoại. Ngay ở trong nước, sự kiểm soát của phe dân sự hình như cũng đang dần dần trở nên lỏng lẻo, và tình hình đang tiến tới chỗ lập một chánh quyền độc đảng với quân đội làm nền tảng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2018, 11:43:12 pm »


CHƯƠNG XII

        Đối với những người Nhật có tư tưởng tự do và quan niệm rằng bọn quá khích đã bị tan rã hàng ngũ sau cuộc đảo chánh thất bại của nhóm sĩ quan trẻ, không bao lâu họ đã nhận thấy quan niệm đó là một điều sai lầm. Một trong những người bị vỡ mộng chính là Shigeru Yoshida, chánh khách thuộc Bộ Ngoại giao.

        Nội các của Thủ Tướng Okada đã từ chức sau cuộc biến loạn. Nhà ngoại giao chuyên nghiệp từng nắm giữ chức Tổng trưởng ngoại giao trước đây là ông Koki Hirota được mời lập nội các mới. Hirota là người muốn làm sống lại một chánh phủ dân sự, tự do, độc lập với phe quân sự. Õng ta được sự bảo trợ của Chúa đảng Hắc long là Toyama, và chính ông cũng có tên trong đảng này. Tuy nhiên, nội các mới của ông dự định thành lập gồm một số nhân vật ôn hòa, trong đó có Yoshida được mời giữ Bộ Ngoại giao trong tân nội các. Nghe được tin này, phe Tướng lãnh vội vàng trình bày quan điểm của quân đội, và cho thấy rõ họ muốn can thiệp trực tiếp vào các sinh hoạt chánh trị.

        Tướng Terauchi, người đã được chỉ định giữ Bộ Chiến tranh trong tân nội các, cùng với Tướng Yamashita và một số Tướng lãnh khác trong Bộ Tổng Tham mưu, bất thần xuất hiện trong một phiên họp thảo luận việc lập nội các mới. Mấy ông Tướng này nói thẳng cho Thủ Tướng Hirota biết : « Các quân nhân nghe được tin nói rằng có nhiều nhân vật không có cảm tình với quân đội đã được mời vào nội các. Nếu sự thật như vậy, quân đội sẽ cực lực phản đối điều đó. » Trong tập Hồi ký sau này Yoshida đã viết: « Tôi cảm thấy ngay họ muốn ám chỉ mình, và vội vàng cải chánh tôi không hề có ý định tham gia tân nội các. »

        Sau cùng nội các mới do Thủ Tướng Hirota cầm đầu được thành lập xong, gồm toàn những nhân vật đã được Tướng Terauchi chấp thuận, và quá nửa ngân sách quốc gia được dùng để chuẩn bị chiến tranh. Nghiêm trọng hơn nữa là từ nay phe quân nhân trong chánh phủ có quyền phủ quyết đối với những vấn đề quan trọng không được họ đồng ý. Thủ tướng Hirota đã chấp nhận yêu sách này khi ông thỏa mãn lời yêu cầu của phe quân nhân đòi hỏi các Bộ chiến tranh và Hải quân phải giao cho các sĩ quan hiện dịch. Ngay cả thời Minh Trị, yêu sách đó đã nhiều lần bị bác bỏ.

        Xưa kia Minh Trị là người trực tiếp kiểm soát Quân đội, tuy vậy Ngài cũng không muốn để cho phe quân nhân tham dự trực tiếp vào chánh trị, vì đó là một nguyên tắc gây ra nhiều chuyện rắc rối tệ hại. Những lầm lẫn lúc này đã trở nên vô cùng nghiêm trọng. Nhật Hoàng Hirohito là người thích sống ẩn dật, không muốn trực tiếp tham dự vào công việc chánh trị trong nước. Theo lời khuyên của Hoàng tử Saionji, người đã từng làm cố vấn cho vua Minh Trị trước đây, Ngài muốn giữ tư thế vượt lên cao khỏi những sinh hoạt chánh trị đã được giao cho chánh phủ và quốc hội, theo đúng Hiến pháp Quân chủ lập hiến của nước Nhật. Đó là địa vị tôn quý, giống như «Cánh hạc bay trên mây xanh».

        Tiếng nói của Thiên Hoàng thường được phán ra một cách gián tiếp với những danh từ bóng bảy, do đó bọn quá khích luôn luôn lợi dụng để giải thích theo ý của họ. Chẳng hạn nhóm quá khích nổi loạn năm 1036 đã cho rằng họ là những người trung thành muốn cứu Thiên Hoàng khỏi tay những cố vấn sai lầm. Lúc này trong Chánh phủ lại có nhiều Tướng lãnh, Đô Đốc, họ tha hồ giải thích ý của Thiên Hoàng, đâu còn sợ ai kiểm soát.

        Dưới thời chánh phủ của Thủ Tướng Hirota, vào tháng Chạp năm 1936, Nhật đã gia nhập Liên minh chống phong trào cộng sản thế giới với Đức. Các Tướng lãnh cho rằng làm vậy sẽ tránh được việc Nga can thiệp khi Nhật tiến vào Trung Hoa. Chính Thiếu tướng Oshima, trong lúc làm Tùy viên quân sự tại Bá linh, đã tiếp xúc trực tiếp với Ribbenthrop, một chuyên viên ngoại giao của Hitler, để sắp xếp việc gia nhập này. Cũng giống như các Tùy viên quân sự tại những nơi khác của Nhật, Tướng Oshima báo cáo trực tiếp về Bộ chỉ huy cao cấp của quân đội Nhật ở Tokyo. Sau này ông ta phụ trách luôn các công tác ngoại giao Đức-Nhật và trở thành Đại sứ. Chắc chắn viên Tướng này là người chủ chốt trong việc đưa Nhật vào phe Trục. Những nhân vật như Tổng trưởng ngoại giao và ngay cả Thủ tướng Hirota cũng chỉ đóng vai phụ.

        Không bao lâu quân đội lại chán cả Thủ Tướng Hirota, mặc dầu ông này đã tỏ ra là một nhà siêu ái quốc. Chính phủ bị đổ nhân dịp Tổng trưởng chiến tranh là Tướng Terauchi bị tố cáo tại diễn đàn Thượng viện là có thái độ chống lại chánh phủ hiến định hiện tại. Ông Tướng này mấy ngày trước đó đã chỉ Tòa nhà Thường viện nói với Tùy viên quân sự ngưòi Anh rẳng : «Tiền xây tòa nhà này nếu để thành lập hai Sư đoàn mới còn ích lợi hơn.» Dân biểu Hamada lên tiếng cho rằng nếu những lời tố cáo trên đây đúng thì Tổng Trưởng chiến tranh phải tự xử theo nghi thức hara-kiri. Nhưng Tướng Terauchi coi như không biết gì tới những lời tố cáo và thách thức đó, ông ta yêu cầu Thủ Tướng giải tán Hạ viên để dọn đường tiến tới một chánh phủ độc đảng, ngõ hầu «bảo vệ quốc gia» một cách hữu hiệu hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2018, 11:11:54 pm »


        Mọi người, kể cả Thủ Tướng Hirota, đều biết rằng đó không phải là phản ứng cá nhân của Teratichi, nhưng vấn đề «bảo vệ quốc gia» là chuyện được nêu lên để bày tỏ ý muốn bành trướng của quân đội ở hải ngoại trong những cuộc phiêu lưu, chinh phục mới. Hirota tuy không chống đối dự tính đó, nhưng lúc này ông chưa sẵn sàng chấp nhận những thay đổi lớn trong chánh phủ. Nhiều lần Terauchi đã cho biết ông ta không thể hợp tác với một chánh phủ không có lòng tin của quân đội, và do đó ông không thể duy trì được kỷ luật binh sĩ, nhưng Thủ Tướng Hirota vẫn còn trù trừ chưa có quyết định dứt khoát. Sau đó, thình lình, Terauchi từ chức và kéo theo sự tự chức của cả nội các.

        Hoàng thân Saionji tâu với Nhật Hoàng để Tướng hồi hưu Ugakt đứng ra lập tân nội các. Vào năm 1920, ông này là người đã kiểm soát được những chống đổi của quân đội trong lúc giữ chức Tổng trưởng Chiến tranh. Quân đội cũng vẫn còn nhớ điều đó, nên trên đường đi tới Hoàng cung để bệ kiến Nhật Hoàng, Ugaki đã bị Tướng Nakajima, chỉ huy Hiến binh Kempeitai, chận xe lại báo cho biết quân đội khuyên ông không nên nhận chức Thủ Tướng lúc này. Là người can đảm, kiên nhẫn, và đang muốn có chức vụ, Ugaki bất kể lời khuyên đó, và cứ việc tới bệ kiến Nhật Hoàng. Nhưng ngày hôm sau các tư lệnh binh chủng từ chối đề nghị một Tướng lãnh vào chức Tổng trưởng chiến tranh trong nội các của Tướng Ugaki. Thế là ông ta đành chịu, không thể nào lập nổi chánh phủ.

        Vào năm 1937, việc đứng ra thành lập một nội các ở Nhật là việc làm cảm tử. Những nội các này thường thường chết rất mau, và ngay cả cá nhân những nhân viên chánh phủ cung có thề bị ám sát bất cứ lúc nào. Những chuyện đó được coi là tổn thất do bọn giết người chánh trị gây ra. Bọn quá khích ở Nhật lúc này không phải là những thành phẩn bất mãn, hay phát xít, như ở những nơi khác. Những phẩn tử cực đoan này là bọn tin tưởng rằng Nhật cần phải hoàn tất sứ mạng cao cả của mình trong việc lãnh đạo các dân tộc Á châu. Đó cũng là một tin tưởng chung của hầu hết dân Nhật trong giai đoạn này. Giấc mộng bá chủ Á châu đó được thực hiện, bành trướng bởi những phương pháp khác nhau. Tùy theo những phương pháp đó mà người ta phân biệt được kẻ chủ động thuộc giới quân nhân, chánh khách, hoặc đảng Hắc Long.

        Hầu hết dân Nhật lúc đó đều tin vào thuyết Đại Đông Á do Nhật cầm đầu đế tiến tới phồn thịnh ở Á châu. Họ cho đó là chủ điểm của chánh sách ngoại giao và chính trị của Nhật. Những bành trướng thuộc địa của các cường quốc Tây phương như Anh và Pháp khiến người Nhật càng thêm sốt ruột, muốn đẩy mạnh việc mở rộng Đế Quốc Nhật. Ngay cả sau khi Mussolini và Hitler đã thực hiện xong những cuộc xâm lăng, đe dọa láng giềng một cách tàn bạo, việc bành trướng lãnh thồ vẫn còn được mọi giới ở Nhật háo hức.

        Tuy nhiên, cũng còn một số nhân vật như Yoshida, Shigemitsu, lúc đó không tin vào những hành động bành trướng lãnh thổ bằng bạo lực, như vài quốc gia Âu châu đang làm. Những chánh khách này có đường lối hoạt động riêng, và họ tìm cách để thực hiện chánh sách của mình, không cần chạy theo quan niệm hiếu chiến của các Tướng lãnh. Nhưng tình hình chánh trị tại Nhật lúc đó bắt buộc những người có quan niềm ôn hòa như vậy phải tìm cách tạm thời ẩn thân, chưa thể nào xuất đầu lộ diện ngay được. Yoshiđa không phải là một người sợ chết, nhưng cũng phải vội vã phủ nhận ý định tham gia nội các của Thủ tướng Hirota. Ông đã thấy rõ nếu cố tình đi ngược lại ý muốn của phe Tướng lãnh, chắc chắn họ sẽ tìm cách này hay cách khác để làm cho nội các phải đổ một cách nhục nhã. Và nhục là điều dân Nhật sợ hơn cả.

        Điều tệ hại, nguy hiểm cho các chánh phủ ở Nhật lúc này, là một nội các muốn tồn tại phải được sự đồng ý của phe Tướng lãnh. Nếu không, họ không chịu chỉ định Tổng trường chiến tranh, hoặc ra lệnh cho ông này từ chức kéo theo sự sụp đổ của cả nội các. Chính Hiến pháp đã cho phép họ làm như vậy. Thành ra, các cố vấn của Thiên Hoàng cứ phải tìm những người nào có khả năng tìm được Tổng trưởng chiến tranh mới dám mời ra lập nội các. Chính vì vậy, hầu hết các Thủ Tướng bấy giờ đều là những Tướng lãnh, hoặc chánh khách quá khích.

        Đến tháng 6 năm 1937, các cố vấn của Nhật Hoàng nhận thấy không còn ai đủ khả năng chế ngự phe Tướng lãnh để lập nội các, ngoài một nhân vật thuộc dòng dõi quý phái Fujiwara, đó là Hoàng thân Konoye. Đây là nhân vật duy nhất lúc này có thể được mọi phe phái chấp nhận. Thân phụ ông trước kia là bạn thân của Mitsuru Toyama, Chúa Đảng Hắc long. Ông lại là người thân cận Nhật Hoàng và rất am hiểu tình hình chánh trị. Những liên hệ đó khiến ông hiểu được tâm trạng của những người ái quốc cực đoan, và có cảm tình với họ phần nào. Ông không thích gì hạng người siêu ái quốc đó cho lắm, nhưng lúc này bắt buộc ông phải nghiêng về phía họ, vì quá sợ hiểm họa cộng sản bành trướng tại Nhật. Ông cũng tỏ ra là người thực sự có cảm tình với Hoa Kỳ, và muốn bình thường hóa sự giao hảo giữa hai quốc gia. Vì vậy khi Hoàng thân Konoye lên làm Thủ tướng vào tháng 6 năm 1937, mọi ngưòi đều coi là một chuyện rất thích hợp, may mắn cho nước Nhật. Bởi vì hiện tại phe quân nhân lúc này đã quá lộng, không còn một chánh khách dân sự nào khác đủ sức chế ngự họ.

        Chánh sách của Hoàng thân Thủ tướng Konoye có vẻ nghiêng về đường lối điều đình với Trung Hoa của ngoại trưởng Mamoru Shigemitsu. Theo đó, Nhật sẽ bằng lòng rút ra khỏi các lãnh thổ khác của Trung Quốc với điều kiện Trung Hoa công nhận tình trạng độc lập của Mãn châu. Giải pháp này không ai biết được có thể có bao nhiêu hy vọng được Trung Hoa chấp nhận. Những các binh sĩ Nhật đóng ở Trung Hoa, không rõ vi nghi ngờ hay được ai báo tin về đường lối hòa giải đó, đã tạo ra một biến cố đế đẩy mạnh những cuộc tấn công trên lãnh thổ Trung Hoa. Đêm 7 tháng 7 năm 1937, một toán tuần tiễu Nhật đang đi gần cầu Marco Polo ở Bắc Kinh thì bị một số lính mà họ cho là lính Trung Hoa tấn công.

        Nhiều người cho rằng đây lại là một cuộc «la làng giả tạo» khác của Nhật để lấy cớ xâm chiếm thêm đất đai của Trung quốc, cũng giống như hồi năm 1900, họ lấy cớ dẹp giặc quyển phỉ để uy hiếp nước Tàu. Sự kiện đó càng trở nên rõ ràng, khi quân Nhật huy động đại quân tấn công toàn diện vào quân lực Trung Hoa. Những trận đánh quy mô như vậy rõ rệt không phải là một hành động trả thù nhưng đã được tính toán tỉ mỉ từ trước.

        Binh sĩ Trung Hoa lần này đã chiến đấu một cách can đảm, khác hẳn vói những lần trước khi bị các cường quốc ăn hiếp. Khi Hoàng thân Konoye bắt đầu điều khiển chánh phủ thì tình trạng chiến tranh toàn diện giữa Hoa - Nhật đã trở thành một sự kiện không còn cứu vãn nổi. Một lần nữa, phe quân nhân hải ngoại lại tự ý hành động, không cần hỏi ý kiến chánh phủ trung ương. Họ bắt đầu gieo tang tóc, binh lửa trên đất Trung Hoa trong những năm dài kế tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2018, 11:14:20 pm »

        
CHƯƠNG XIII

         Tuy không có bằng cớ chứng minh, nhưng rất có thế Tướng Hideki Tojo đã nhúng tay vào vụ tấn công Trung Hoa tại Bắc Kinh. Trong thời gian làm Tư Lệnh đạo quân Mãn châu, Tojo đã nhiều lần cho thấy cẩn phải tiêu diệt chánh phủ của Tưởng giới Thạch. Trước khi xảy ra vụ tấn công ít lâu, ông có để nghị với chánh phủ ở Tokyo cần phải đánh Trung Hoa để sau đó có thể được rảnh tay lo đối phó với Nga sô. Ông cho rằng việc đó không có gì khó khăn và có thể chiến thắng nhanh chóng. Và giờ đây ông cũng phải cùng với các Tướng lãnh gánh chịu những hậu quả khó chịu, khi thấy quân Trung Hoa chống cự một cách cương quyết và mãnh liệt.

        Quân sĩ Trung Hoa lúc này không còn ươn hèn và dễ bị đánh bại như trước kia. Họ chiến đấu với tinh thần hăng say, mới mẻ, chớ không như trước, thường chỉ đánh lấy lệ và sau đó lo di tản. Sự thay đổi nhanh chóng đó khiến Nhật phải đưa tất cả năm sư đoàn tới chiến trường. Tại Tokyo, Tổng trưởng chiến tranh Sugiyama, bất chấp những lời can ngăn của Nội các, khuyên nên giới hạn chiến tranh, cứ việc đổ quân vào và ra lệnh cho Tojo gởi quân từ Mãn châu tới cứu ứng. Tojo đã tự ý hành động từ trước bằng cách đem quân đánh vào sườn những cánh quân Trung Hoa đang đe dọa lực lượng Nhật trong vùng Bắc Kinh.

        Đây là lần đầu tiên và duy nhất, Tojo chỉ huy trên chiến trường bằng cách chiếu đúng binh thư trong sách vở, đem quân chọc sâu vào nội địa nước Tàu, để bảo đảm an ninh cho cả vùng Mông cổ. Ông chỉ có mặt tại chiến trường một thời gian ngắn để khuyến khích tinh thần binh sĩ, và sau đó trở về Bộ Tư Lệnh của ông tại Mãn châu để lo đối phó với những bất trắc có thể do Nga sô gây ra. Từ đó, Tojo không còn tham dự vào chiến cuộc tại Trung Hoa nữa, vì hiện tại đã có tới hơn 150.000 quân Nhật đang giằng co với số quân Tàu đông đảo hơn nhiều, nhưng trang bị và huấn luyện còn thiếu sót.

        Những lời lẽ tuyên truyền cho chiến tranh một cách cuồng nhiệt được tung ra khắp nước Nhật. Báo chí thuật lại những gương chiến đấu can đảm của các chiến sĩ anh hùng. Đài phát thanh thỉnh thoảng lại ngắt ngang những mục thường xuyên để loan tin chiến thắng từ mặt trận mới gỏi về. Trong khi thế giới được thấy hàng ngày những tin tức, hình ảnh về những hành động tàn bạo của quân Nhật đang diễn ra trên đất Trung Hoa tang tóc, thì dân Nhật lại được tuyên truyền với những chi tiết đầy đủ vể sự tàn bạo của lính Trung Hoa đối với quân đội Nhật. Sự phẫn nộ của dân Nhật dâng cao nhất khi có tin những sĩ quan Nhật bị du kích Trung Hoa giết một cách tàn nhẫn, và tin hai trăm người Nhật, trong đó có cả đàn bà, trẻ con bị quân Trung Hoa giết sạch.

        Chánh phủ của Thủ Tướng Konoyc, vì muốn nỗ lực để nắm được thế chủ động, nên đã phải tỏ ra hiếu chiến không thua gì quân đội. Phát ngôn viên Chánh phủ nói tới một trận thử sức cuối cùng với Trung Hoa, và cần phải dạy cho người Trung Hoa một bài học. Thủ Tướng Konoye nói tới vấn đề Trật Tự mới tại Á châu. Lần đẩu tiên ông phải dùng một danh từ do Hitler sáng chế ra : « Phong trào động viên tinh thần quốc gia. Phong trào này, từ lúc được phát động với những hoạt động mở rộng của Hiến binh Kempeitai, đã không ngừng mở những cuộc bắt bớ, ruồng xét để tìm những phần tử có đầu óc nguy hiểm cho quốc gia. Nhiều đảng viên của mặt trận bình dân bị bắt. Những đảng viên cộng sản cũng bị truy lùng gắt gao, mặc dầu các lãnh tụ của họ đã bị bắt hết từ năm 1928.

        Chánh phủ Tokyo tưởng rằng với những hành động chạy theo phe quá khích như vậy, họ có thể kiểm soát được những biến cố đang xảy ra tại Trung Hoa. Nhưng sự thực rõ ràng đã được các phóng viên và người ngoại quốc nhận thấy, là đám binh sĩ ngoài mặt trận không kể gì tới lệnh của Chánh phủ. Ở Tiên sơn, nhiều thường dân người Anh đã bị quân Nhật ngược đãi. Họ bị ruồng bỏ và trói tay khi đi qua những trạm kiểm soát. Sự kiện trên làm nổi bật những hành động đã man và vô nhân đạo của quân đội Nhật. Tuy nhiên những hành động như vậy rõ ràng có tác động đánh tan sự kiêu hãnh của người da trắng trước những con mắt của dân Á Đông.

        Trong nhiều trường hợp khác, quân Nhật đã đi xa hơn nữa trong những hành động gây hấn với các nước Âu châu. Chiến thuyền của Anh và Mỹ trên sông Dương tử bị phi cơ Nhật tấn công. Chiếc «Panay» của Mỳ bị đánh chìm với nhiều thủy thủ bị thương vong. Sứ thần Anh đi trong xe hơi có dấu hiệu ngoại giao và quốc kỳ, nhưng vẫn bị súng máy bắn bị thương. Chánh phủ Anh của Thủ Tướng Chamberlain lúc này đang bị Đức đe dọa ở Âu châu, nên chỉ phản đồi chiếu lệ. Chánh phủ Mỹ bị dư luận trong nước thúc đẩy tránh xa mọi chuyện lộn xộn ở Á châu, không cho dính líu vào bất cứ cuộc chiến tranh nào tại vùng này, nên cũng chỉ hành động giống như Anh quốc. Tại Tokyo, Thủ Tướng Nhật Konoye nhiều lần lên tiếng xin lỗi hai chánh phủ Anh và Mỹ, và bằng lòng bồi thường mọi thiệt hại. Sau này khi nhắc lại các biến cố lúc đó, Thủ tướng Arh Chamberlain nói: «Lúc đó, chúng ta cẩn nhận định rõ tình hình, để tính toán một phương thức tránh cho người Anh tại Trung Hoa ít bị thiệt hại nhất, sau khi họ đã bị người Nhật ngược đãi và sỉ nhục. Nên nhớ rằng lúc bấy giờ chúng ta chưa có một hạm đội nào ở Viễn Đông đủ sức chế ngự được quân Nhật.»

        Vì việc bẳn vào chiến thuyền Anh và Mỹ, và Sứ thần Anh bị tấn công, nhiều sĩ quan Nhật bị gọi về Tokyo. Trong đó có Đại tá Hashimoto, người đã ra lệnh tấn công các chiến thuyền Anh và Mỹ. Nhưng ông ta trở về không có vẻ gì ăn năn, hối hận, ngược lại hăng hái cổ võ mọi người trong việc tiêu diệt các lực lượng Tây phương tại các thuộc địa Á Đông, trước khi quay sang đối phó với Nga sô. Chủ trương này đã được một số sĩ quan công khai hưởng ứng và ủng hộ.

        Chiền tranh lan rộng, những cảnh từ biệt giữa binh sĩ và gia đinh tại sân ga, để con em lên đương ra mặt trận, diễn ra khắp nước, Quân nhân trừ bị và tân binh quân dịch bắt đẩu được gọi trình diện. Đồng thời tổn thất chiến trường lên cao, Cảnh những người vợ, người mẹ nhận được chiếc hộp cây bọc vải trắng trong có đựng nắm tro tàn của hài cốt chồng, con cũng là một cảnh tượng thường diễn ra tại hầu hết các gia đình dân Nhật lúc bấy giờ.

        Từ Bắc Kinh và Tiên sơn, quân Nhật đánh lên mạn Bắc, sau đó đột nhiên chiến cuộc lại quay lan xuồng phía Nam và chiến trường bùng lên khắp nơi, không còn biết đâu là giới hạn, Cuối cùng, trong một đêm, chiến trận bùng nổ tại thành phố quốc tế Thượng Hải, thay đổi cục diện chiến tranh trong một kích thước rộng lớn và rắc rối.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2018, 11:18:01 pm »


CHƯƠNG XIV

        HÀI quân không làm áp lực với Chánh phủ như các Tướng lãnh Bộ Binh, nhưng các vị Đô Đốc một khi tham gia chánh phủ, cũng không thể nào tránh được việc phải tranh đấu xử dụng ngân sách quốc phòng cho Hải quân. Sự tranh chấp này trở nên quan trọng kể từ khi Lục quân chiếm Mãn châu năm 1931. Những chiến thắng đó đã khơi dậy tham vọng của Hải quân và làm cho họ cảm thấy bất mãn, nhất là những sĩ quan đang muốn canh tân không lực của hải quân với những cải tổ tối tân.

        Hiệp ước ký với Anh và Mỹ tại Hoa thịnh đốn khiến các giới Hải quân Nhật bất mãn. Họ cho rằng hiệp ước đó cầm chân lực lượng Hải quân Nhật, không cho tiến lên ngang hàng với Anh và Mỹ. Giới sĩ quan cao cấp Hải quân luôn luôn quan tâm tới việc phát triển binh chủng này và đòi hòi hiệp ước ký với Anh và Mỹ phải được sớm chấm dứt. Năm 1935, Đô Đốc Nagano và Yamamoto, sau một cuộc hội nghị khó khăn với Anh và Mỹ tại Luân đôn, đã thành công trong việc xóa bỏ bản hiệp ước hạn chế hải quân Nhật.

        Nhưng đa số hải quân không hiếu chiến như Lục quân. Chịu ảnh hưởng mạnh của các sĩ quan cao cấp, lớn tuổi, như các Đô Đốc Suzuki, Oikawa, Yonai và Okada, các giới trong Hải quân cho rằng việc đánh Tây phương là điều không cần thiết trong việc bành trướng ảnh hưởng của nước Nhật. Quan niệm của Hải quân Nhật cho rằng nước Nhật cần phải bắt chước nước Anh, bành trướng sức mạnh của mình dọc theo bờ biển Trung Hoa xuống vùng Đông Nam Á, với phương tiện chánh là lực lượng hải quân hùng hậu. Trong khi đó Lục quân Nhật lại muốn Nhật bắt chước nước Đức, có một đạo quân trên bộ thật hùng hậu và tinh nhuệ, để tiến lên phía Bắc mở mang bờ cõi.

        Hải quân hoàn toàn không tin tưởng ở chánh sách Bắc tiến đó. Các vị Đô Đốc Nhật cho rằng nước Nhật với số dân tám chục triệu không thể nào đủ sức đối địch, gây hấn với hai nước láng giềng khổng lồ, với số dân của mỗi nước gấp năm, sáu lần dân Nhật. Kinh nghiệm trong trận chiến tranh Nga — Nhật năm 1905 cho thấy, mặc dầu thắng, những tài nguyên của Nhật hầu như đã bị dốc cạn. Cái giá của chiến thắng đó, Nhật phải trả bằng một số lớn sinh mạng của binh sĩ, là điều mãi mãi ám ảnh các Tướng lãnh Nhật sau này.

        Trong lúc Lục quân dính líu sâu mãi vào cuộc chiến ở Miền Bắc Trung Hoa và đụng độ với Nga sô, thì Hải quân cương quyết theo đuổi chánh sách bành trướng lãnh thổ về phía Nam. Họ cho rằng nếu cần có chiến tranh để giành quyền sống thì Nhật nên chọn phương tiện hải quân, vì đó là ưu điểm của một dân tộc sống ở hải đảo.

        Trong lúc Nhật đang nỗ lực chế ngự lục địa Trung Hoa, các vị Đô Đốc hải quân cho rằng cách tốt nhất là xử dụng những lực lượng Hải quân một cách uyển chuyền dọc theo bờ biển Trung Quốc để phổi hợp với những cuộc hành quân trên bộ, giống như người Anh thường làm từ bao thế kỷ nay tại Âu châu và sau này ở vùng Đông Á. Phương tiện chiến tranh bằng Hải quân như vậy ít gây ra đụng chạm với các lực lượng Tây phương. Vì người Tây phương biết rằng Hạm đội của họ ở Viễn Đông chưa thể mạnh bằng Nhật. Hơn nữa đây lại là vùng biển nhà , quen thuộc với Hải quân Nhật. Tây phương không có căn cứ nào, ngoại trừ Hồng Kông và một vài nhượng địa bé nhỏ khác.

        Hơn nữa, những cuộc bành trướng của Hải quân xuống phía Nam như vậy còn là một hậu thuẫn mạnh mẽ cho những nỗ lực ngoại giao và thương mại của Nhật trong khắp vùng này, nhất là đối với vùng đảo Đông Indies có rất nhiều dầu hiện đang nằm trong tay người Đức. Những nơi đó rất cần phải bành trướng ảnh hưởng và thương mại đối với nước Nhật sau này. Nhất là khi chiền cuộc tại lục địa Trung Hoa mở rộng với tầm vóc quốc tế thì các hòn đảo đó trở nên tối quan trọng cho Nhật về phương diện quân sự. Hầu tước Inoue trong cuộc viếng thăm Luân đôn năm 1937 đã nói cho nước Anh biết: «Các vị đểu biết quý quốc cũng như nước tôi, cả hai đều không có mỏ dầu. Nhưng nước Anh kiểm soát nhiều quốc gia cung cấp dầu trên thế giới. Ngược lại Nhật bản, không những không có những nguồn cung cấp nhiên liêu bảo đảm, mà ngay cả các nguyên liệu khác, chúng tôi cũng bị thiếu thốn.» Không có những nguyên liệu đó, một quốc gia không thể nào tốn tại và chịu đựng được trong các cuộc chiến tranh. Địa vị cường quốc của Nhật vì vậy tùy thuộc tất cả nơi vấn đề cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2018, 03:11:24 pm »


        Đầu năm 1932, tiếp theo sau chiến cuộc Mãn châu bùng nổ, Hải quân Nhật đã dính líu vào một chiến trận tại thành phố quốc tế Thượng Hải và sau đó phải nhờ tới những đơn vị bộ binh tiếp cứu. Từ đó, Hải quân Nhật đã nhận thấy rõ địa bàn hoạt động của họ không phải ở miền Bẳc. Do những lời yêu cầu khẩn thiết của Hải quân, một vị Đô đốc đã được bổ nhiệm vào chức vụ Chúa đảo Kim môn để cán cân được đồng đều với viên Tướng Bộ binh cai trị vùng Mãn châu. Từ đó, Hải quân Nhật thiết lập một Bộ Tư Lệnh tại hòn đảo này, giống như kiểu Bộ Tư lệnh của Đạo quân Kwangtung ở Mãn châu, để liên lạc phối hợp với những hoạt động quân sự tại lục địa Trung Hoa và Cơ quan Phát triển Á châu do Bộ Hải quân bảo trợ tại Tokyo. Những sự kiện đó ch0 thấy rõ ràng, Hải quân Nhật đã lợi đụng biến cố xảy ra tại Thượng Hải năm 1937 để thi hành chánh sách bành trướng về phương Nam của họ.

        Biến cố tại Thượng Hải xảy ra bắt nguồn từ việc một sĩ quan Hải quân Nhật bị giết ở ngoại ô thành phố. Thế là Hải quân Nhật đổ bộ và tấn công vào sư đoàn binh sĩ Trung Hoa với sự trợ giúp của Bộ binh Nhật. Cuộc chiến trở nên ác liệt, tất cả lực lượng đổ bộ của Hải quân Nhật phải đánh vào sườn của quân đội Trung Hoa và đẩy lui được quân Tàu ra khỏi Thượng Hải. Sau đó các đơn vị Bộ binh và Hải quân Nhật chiếm trọn cả thành phố Nam Kinh và thực hiện một cuộc tàn sát, thổ phỉ, hãm hiếp dã man tại thành phố này trong bốn ngày liền. Những hành động tàn ác đó đã được cả thế giói biết đến. Nhưng còn một điều khác không ai biết tới, đó là Hải quân Nhật đã thành công trong việc lôi kéo Bộ Binh Nhật dính líu vào mặt trận phía Nam. Như vậy, lúc này cả hai binh chủng Hải và Lục quân của Nhật đều đánh phá ở miền Nam Trung Hoa, và liền sau đó, những kế hoạch hành quân quy mô rộng lớn đã được Hải quân hoạch định.

        Vào đầu năm 1938, Hoàng thân Konoye hoàn toàn tuyệt vọng trong việc kết thúc chiến cuộc tại Trung Hoa. Ông không thể nào giảng hòa được cuộc tranh chấp giữa hai binh chủng Hải quân và Lục quân. Lúc này ông nhận thấy Hải quân không còn phải là những phần tử hiếu hòa như ông vẫn nghĩ trước đây. Đô Đốc Suetsugi, Tổng trưởng Nội vụ, tuyên bố phải đuổi hết bọn da trắng ra khỏi Á châu, và trước hết phải khống chế Trung Hoa, dù có xảy ra chiến tranh với nước Anh cũng không sợ. Cũng trong lúc này mọi cố gắng của Thủ Tướng Konoye từng làm để chứng tỏ mình cũng là một thành phần quốc gia cực đoan đã bị thất bại. Một lần nữa, các Tướng lãnh lại nhận thấy Thủ tướng vẫn còn đi chậm hơn họ một bước trên con đường ái quốc.

        Qua trung gian của Tướng Sugiyama,Tổng trưởng chiến tranh, Thủ Tướng được quân đội báo cho biết chánh phủ hiện tại không còn phù hợp với tình hình «khẩn trương của quốc gia.» Sau đó, Sugiyama xin tự chức. Thủ Tướng Konoye yêu cầu các nhân viên khác trong nội các cùng từ chức theo, và sau đó ông thành lập một nội các mới. Khi danh sách tân chánh phủ dược công bố, người ta nhận thấy những nhân vật hầu hết toàn là quân nhân, thực không khác gì một chánh phủ quân sự.

        Tướng Araki, thành phần cực đoan, nắm Bộ Giáo Dục. Một Tướng lãnh và một Đô đốc khác giữ các ghế Ngoại giao, Nội vụ. Tánh cách quân sự của tân nội các được che đậy bớt bằng cách dành Bộ Tài chánh cho một nhân vật dân sự, là Seihin Ikeda, thuộc tổ hợp kỹ nghệ Mitsui. Điều này có nghĩa là giới thương mại và kỹ nghệ từ nay đã hoàn toàn thần phục phe quân nhân, giống như con ngựa đã ngoan ngoãn chịu thắng vào cỗ xe quân sự.

        Các Tướng Tá thuộc đạo quân Kwangtung đã thực hiện kế hoạch đánh chiếm Mãn châu, và những quân nhân từng gây ra cuộc biến động tại cầu Marco Polo để lấy cớ đánh Trung Hoa trước đây, bây giờ đều nắm những chức vụ quan trọng tại Bộ Tổng Tham mưu ở Tokyo. Tổng Trưởng Chiến tranh được giao cho viên Tướng dữ nhất, đó là Tướng Itagaki. Thủ Tướng Konoye hài lòng, vì ông nhận thấy viên Tướng này dù sao cũng còn có thể dụ được, và tương đối dễ chịu. Kề ra một con người từng hét ra lửa trước kia tại Mãn châu mà bây giờ lại tương đối dễ chịu thì cũng là chuyện lạ. Nhưng ta có thể giải thích rằng sở dĩ như vậy, vì bây giờ đã xuất hiện nhiều viên Tướng khác còn dữ hơn ông ta nữa. Chức Thứ Trưởng Chiến tranh trong tân nội các được chọn giao cho một nhân vật trước đây đã từng giúp Itagaki một cách đắc lực tại Mãn châu trong việc điều khiển đoàn Hiến binh Kempeitai. Người đổ là Tướng Hideki Tojo. Thủ Tướng Konoye rất hài lòng việc chọn lựa này, vì theo ông Tướng Tojo là người rất linh mẫn và làm việc có phương pháp.

        Hai ngày sau khi tân nội các thành lập xong, Trung Tướng Tojo bàn giao chức vụ Tư Lệnh đạo quân Mãn châu lại cho người kế vị và lên máy bay trở về Tokyo để bước những bước đầu tiên vào cuộc đời chánh trị.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM