Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:40:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14895 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:40:15 pm »

     
CHƯƠNG VI

        Trong trận chiến tranh Nga-Nhật này, quân Nga đã liên tiếp bị bại trên mặt biển cũng như trên bộ. Quân Nhật đã liên tiếp đạt được những chiến thắng đối với quân của một cường quốc từng lừng danh kể từ thời Peter Đại Đế. Lục quân Nhật do những sĩ quan với tinh thần võ sĩ đạo như Hidonori Tojo và các đồng chí khác lãnh đạo, đồng thời được trang bị tối tân, đã tiến nhanh như vũ bão, mặc dầu sức kháng cự của Nga mãnh liệt không kém. Chiến thuật của quân Nhật đã được các huấn luyện viên Đức chỉ điểm theo lối đánh của người Phổ, cốt lấy nhanh và mạnh làm căn bản. Với tinh thần võ sĩ đạo, quân Nhật cứ việc xông lên, không kể gì đến chuyện chết chóc hay tổn thất.

        Ngày 31 tháng Chạp năm 1904, Hải cảng Arthur rơi vào tay quân Nhật sau nhiều ngày bị vây hãm. Ngày 16 tháng 3 năm 1905, Thống chế Oyama lấy xong Mukden, Thủ đô của Mãn châu. Hạm đội Baltic của Nga tăng cường cho lực lượng Viễn Đông đã bị Hải quân Nhật do Đô Đốc Togo chỉ huy chận đánh tan tành tại eo biển Đối mã trong một trận hải chiến kéo dài hai ngày.

        Không khí chiến thắng dâng cao tại Nhật. Tinh thần ái quốc bùng bùng nổi dậy như lửa gặp cơn gió lớn. Hăng say nhất là không khí tại Trường Võ bị Quốc gia, nơi Hideki và các bạn đồng khóa của anh đang háo hức chờ đợi ngày ra trường để được theo cha và anh chiến đấu ngoài mặt trận. Ngày đó đã tới sau khi Mukden bị thất thủ, rơi vào tay quân Nhật. Hideki Tojo rời quân trường với cấp bậc Thiếu úy.

        Những sĩ quan trẻ với thanh kiếm dài lê thê của võ sĩ đạo samurai xuống tàu để đi Mãn châu, với lòng hy vọng háo hức mau được ra trận địa để cùng sát cánh chiến đấu với cha và anh. Nhưng tới nơi, họ cảm thấy thất vọng vì suốt ngày phải ở trong trại, không khí chiến thắng lần lần lắng dịu trước những nỗ lực tái lập hòa bình ở vùng này.

        Mặc dầu đạt nhiều chiến thắng, và không khí hỗ trợ chiến tranh trong nước lên cao, nhưng Nhật đã trả một giá đắt trong trận chiến với quân Nga : 200.000 quân tử trận. Đó là một sự mất mát đòi hỏi một thời gian sau mới có thể bù đắp được, vì số sĩ quan từ trận đều là những thành phần ưu tú nhất. Ngân khố quốc gia đã cạn, bắt buộc Nhật phải nghĩ tới việc giảng hòa để chấm dứt chiến tranh. Chánh phủ Nhật bí mật nhờ Tổng Thống Hoa Kỳ Roosevelt dùng uy tín để tái lập hòa bình tại Mãn châu. Ngày 5 tháng 9 năm 1905, hiệp ước đình chiến được ký kết giữa hai chánh phủ Nga — Nhật khiến dư luận quốc nội Nhật bùng lên phản đối dữ dội. Họ cho rằng chiến thắng toán diện tại Mãn châu đã gần kể, tại sao lại ngưng chiến ? Những phản đổi của dân chúng Nhật lần này còn dữ dội hơn năm 1895 khi Nhật bị tam cường bắt ép phải bỏ Mân châu. Dù sao hiệp ước đình chiến ký tại Portsmouth cũng khiến Nhật giữ trọn được Triều Tiên, và được hưởng những quyến lợi tại Mãn châu trước đây bị tam cường tước đoạt. Ngoài ra Nga còn nhường cho Nhật phân nữa phía Nam đảo Sakhalin, và những vùng biển đánh cá quan trọng xung quanh. Nhưng ngược lại Nga không phải bồi thường chiến phí cho Nhật, như thông thường các nước thắng trận vẫn được hưởng.

        Những nhượng bộ của Nhật lần này được đổ lỗi cho Mỹ. Chánh phủ Nhật thấy đã mất tin tưởng của dân cũng không cần đính chánh. Dân chúng sôi sục với nhiều cuộc biểu tình, tấn công cảnh sát, đốt xe ngoài đường phố. Cuối cùng Chánh phủ phải ban lệnh thiết quân luật, trật tự mới được vãn hội trở lại.

        Tại Mãn châu, những tân binh Nhật mới được tuyển bắt đầu cảm thấy chán ngán khi phải ở một nơi «hoang vu, xa nhà» quá lâu. Hầu hết đều mừng rỡ khi nghe được tin hồi hương. Nhưng số sĩ quan chánh quy không nghĩ vậy. Họ chỉ muốn hoàn thành những chiến thắng to lớn hơn nữa, và không hề biết rằng tiềm lực quân sự tại nước nhà đã bị suy giảm nhiều. Những sĩ quan hăng say như Hideki Tojo là những người cảm thấy thất vọng hơn cả. Họ cảm thấy những cơ hội lập công để tiến thân mau chóng không còn nữa. Giờ đây đành phải nằm chờ những thăng thưởng chậm rì của thời bình.

        Đại Tá Tojo, thân phụ của Hiđeki, hồi hương trước ngay sau khi chiến tranh chấm dứt. Ông không bị thương trên chiến trường, nhưng lại mắc phải chứng bênh phù thùng béri-béri. Thực ra con số tổn thất của quân Nhật không phải tất cả đều chết tại chiến trận, nhưng có tới hai mươi bảy ngàn người chết vì bệnh tật. Con trai Đại Tá Tojo là Hideki Tojo còn ở lại Mãn châu cho tới năm 1906 mới mãn hạn và trở về nước. Ba năm sau, chàng thành hôn với cô Katsu Ito, một nữ sinh viên Trường Đại học Tokyo. Nàng là một thiếu nữ xinh đẹp, quê ở Kyushu, mười chín tuồi. Con của một địa chủ, nàng không giống như đa số những phụ nữ Nhật khác, cam chịu sống cuộc đời mai danh ấn tích. Ngược lại, Katsu chỉ ao ước được trau dồi thêm về học vấn. Nàng thường nói : «Tôi không thích trở nên con ngưừi cứng đầu, nhưng tôi cảm thấy khó thay đổi ý kiến.» Và nàng Katsu đã chọn một người ít nói như Hideki làm chồng. Cặp vợ chồng này tự ý lấy nhau, chớ không như những vợ chồng khác tại Nhật, thường thường do sự xếp đặt của gia đình.

        Trong lúc theo học tại Tokyo, Katsu đã được gia đình Tojo bảo trợ, và nàng thường lui tới thăm hỏi. Sau lần gặp gỡ đầu tiên, cảm tình giữa nàng và Thiếu úy Hideki càng ngày càng trở nên đậm đà. Sau đó, Hideki đã trình cho song thân hay, nàng chính là người chàng ước ao được lấy làm vợ. Thân mẫu chàng mặc dầu đã có cảm tình sẵn với Katsu, nhưng bà ngần ngại trước một cuộc hôn nhân vượt ra ngoài sự sắp đặt của cha mẹ như vậy. Một khi trở thành mẹ chồng, bà có toàn quyền đối xử với nàng dâu, và bà không phải người dễ tánh gì. Không biết Katsu có chịu nổi hay không. Nhiều lúc song thân của Hiđeki ngần ngại không chắc cuộc hôn nhân này sẽ bền lâu, nên chưa muốn ghi tên Katsu vô gia phả dòng họ của Tojo. Nhưng khó khăn đó nhiều lúc khiến Katsu muốn bỏ dở cuộc hôn nhân, nhưng do lòng tốt của Hideki hết sức thuyết phục nàng, nên nàng quyết định ở lại. Sau nầy nàng thường tâm sự rằng chính vì những khó khăn đó, mà có lẽ tinh nghĩa vợ chồng đã trở nên khăng khít hơn. Đứa con đầu lòng trong bảy ngưòi con của họ ra đời vào năm 1911 tại nhà Tojo ở Tokyo. Mười sáu năm sau khi chồng chết, nàng thưòng nhắc lại vơi tất cả sự thương mến
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:41:15 pm »


        «Không có sáng nào tôi không dâng hương và khấn nguyện trước bàn thờ vong linh của nhà tôi. Tôi không sao quên được những cảm tình chân thật và lòng tốt của anh. Mỗi lần nghĩ tới anh, nước mắt tôi lại tự nhiên chảy ra. Anh là người ít nói, nên thường bị nhiều người khác hiểu lầm. Khi anh còn sống, trước khi làm một việc gì tôi cũng đều hỏi ý kiến anh. Anh không bắt buộc, nhưng tôi thích làm vậy. Chẳng hạn khi có mấy người làm tới rào dậu nhà dùm, tôi đã nầu cơm cho họ ăn và anh cho đó là điều rất hay. Anh luôn luôn có lòng thương người.»

        Với trách nhiệm phải lo cho gia đình, và hơn nữa, lúc này thân phụ đã được thăng lên cấp Tướng, nên Hiđeki cầm thấy càng phải cố gắng tiến thân hơn bao giờ hết Lúc này chàng vẫn còn là Thiếu úy với vòn vẹn một tầm huy chương trên ngực. Cơ hội xuất chinh để lập chiến công không còn nữa, nên Hideki chăm chú tập trung vào những bổn phận được giao phó để chờ dịp thăng thưởng thông thường. Chàng được lên Trung úy lúc vừa đúng hai mươi sáu tuổi, và ngoài ba mươi mới có lon Đại úy. Một may mắn đã tới với chàng sau nhiều năm cần cù chờ đợi, khi Tojo được chọn đi học tại Trường Tham mưu, vì khóa học này còn thiếu một chỗ. Vào khoảng ba mươi ba, Đại úy Tojo tốt nghiệp Trường Tham mưu, và phải cam kết không được xin giải ngũ trước khi tới tuổi về hưu.

        Tiếp theo đó, một biến cố lớn lao xảy tới trên đất Nhật : Minh Trị Thiên Hoàng băng hà. Ông chết đi chấm dứt một thời đại huy hoàng nhất trong lịch sử Nhật Bản. Đám quốc táng của vua Minh Trị khiến toàn thể dân chúng Nhật thương tiếc. Không khí bi ai càng trở nên trầm trọng khi vợ chồng Đại Tướng Nogi tự từ theo nghi thức võ sĩ đạo hara kiri để tỏ lòng trung thành với vua theo đúng quy lệ của các samurai thời xưa. Người ta được biết hai con của Tướng Nogi cũng đều tử trận tại Hải cảng Arthur trong khi chiến đấu dưới quyền chỉ huy của chính ông.

        Vài tháng sau đó, gia đình Tojo chịu riêng thêm một cái tang đau đớn nữa : Tướng Hidenori Tojo qua đời sau một cơn đau tim, hưởng thọ năm mươi bảy tuổi. Ông chết đi cũng khiến quân đội Nhật thêm một cái tang sau khi chịu tang Tướng Nogi. Là một người lấy binh nghiệp làm trọng, Tướng Tojo đã leo dần từ cấp bậc Trung sĩ tới cấp Tướng, và ông đã góp công không nhỏ vào những chiến thắng đạt được trong thời Minh Trị.

        Cuộc chiến tranh Nga — Nhật đã nâng địa vị nước Nhật lên hàng cường quốc thế giới. Trong trận Thế chiến I, Nhật đã đứng về phe Đồng Minh cùng với Anh và Nga. Đối với Tojo, thì cuộc chiến này, ông cho rằng đó chỉ là lịch sử đã được tái diễn. Lúc chiến tranh bùng nổ, ông hãy còn học ở trường Tham mưu, và tới năm 1915 khi ông ra trường thì chiến tranh chỉ có sự tham dự của hải quân mà thôi. Lục quân đứng ngoải, không có việc gì để làm.

        Cuộc chiến xảy ra tại Âu châu, quá xa đối với Nhật. Trên mặt biển Thái bình dương, Hải quân Nhật đã chiếm được các đảo của Đức như Pelew, Caroline, và nhóm đảo Manana như Truk, Saipan, Ba mươi năm sau, quân Nhật đã bị đánh bại trên các đảo đó, nhưng với một giá đắt của hàng ngàn mạng lính Mỹ,

        Trong lúc các nước Tây phương bận tay với trận Thế chiến thì Nhật được rảnh, và cảm thấy đây là cơ hội tốt đế mở lại chiến trường tại Trung Hoa, Nhật đã chiếm hải cảng Tsingtao của Đức, và sau đó lại đưa ra nhiều điều yêu sách đối với Trung Hoa, mà nếu chịu chấp nhận thì nước Tàu sẽ trở thành một nước: dưới quyền bảo hộ của Nhật.

        Hai mươi mốt điều yêu sách đó đã bức bách nước Tàu thái quá và có thể gây nên những phản ứng mạnh của din tộc Trung Hoa sau này ; Nhưng người Nhật thiển cận, tham lam, đã không nhận thấy điều đó. Trung Hoa lúc này đã trở thành một nước Cộng Hòa, với tinh thần dân chủ và quốc gia đang dâng lên mạnh, cực lực lên án những đòi hỏi vô lý của Nhật, Nước Anh cũng lưu ý Nhật nên tự chế, đừng làm quá vì có thể gây ra những hậu quả tai hại. Nhưng Nhật bất kể những lời phản đối của hai nưóc Tàu và Anh, vì họ cho rằng một nước thì quá yếu, còn một nước thì đang bận rộn chiến tranh ở Âu Châu nên Nhật không sợ. Nhưng giữa lúc đó thì Mỹ nhảy vào. Mỹ là nước mạnh, lại chưa dính díu đến chiến tranh, khiến Nhật phải gờm. Nước Mỹ đã đưa ra những lời phản đối cương quyết trước các yêu sách phi lý của Nhật đối với Trung Hoa. Vậy là thêm một lần nữa, mồi thù Nhật-Mỹ càng ngày càng được đào sâu thêm.

        Những biến cố trên đây xảy ra trước con mắt quan sát bàng quang của Đại úy Tojo. Thực vậy, mãi sau này, Tojo mới đi công tác một thời gian ngắn tại Tây bá lợi Á với tư cách Sĩ quan đại diện quân đội Nhật trong lực lượng Đồng minh. Nhưng sau đó ít lâu, ông trở về nước, vì sự can thiệp của Đồng minh không thành trước cuộc cách mạng của Cộng sản Nga. Nhưng khả năng làm việc hữu hiệu của Đại úy Tojo đã được mọi người nhận ra, do đó ông được cử giữ một chức vụ tại Bộ Chiến tranh và không bao lâu lại được để cử đi ngoại quốc với chức Tùy viên quân sự.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:42:50 pm »

 
CHƯƠNG VII

        Kiến thức thiếu sót của Tojo về thế giới Tây phương đã ảnh hưởng nhiều tới công việc ông làm sau này. Nhiều người có cảm tưởng rằng ông chưa hề bước chân đi xa hơn nước Tàu. Trong cuộc thẩm vấn trước Tòa án xử tội phạm chiến tranh của Đống minh, Tojo đã tỏ ra hoàn toàn không biết gì về thế giới bên ngoài Á châu. Tuy nhiên vào những năm đầu trước khi tham gia các hoạt động chánh trị, Tojo thực ra đã từng sống ở ngoại quốc ba năm, và có lần ông đã đi qua Mỹ.

        Bắt đầu từ năm 1919, ông được cử làm Tùy viên quân sự ở Thụy sĩ ít lâu, và sau đó thuyên chuyển sang Đức. Quân đội Nhật được tổ chức theo khuôn mẫu của quân đội Đức. Những sĩ quan ưu tú hầu hềt đều được gởi qua Đức nghiên cứu. Thân phụ của Tojo cũng vậy, nên lần này tới Đức, Tojo coi đây là một cuộc hành hương đầy ý nghĩa. Mặc dầu nước Đức lúc đó vừa bị thất trận, nhưng Tojo vẫn thấy phục quốc gia này. Đời sống khắc khổ của Đức sau chiến tranh rất hợp với tinh thần tự chế của truyền thống samurai mà Tojo đã hấp thụ. Ông rất thán phục tinh thần chịu đựng can đảm của dân tộc Đức trước những tàn phá, đau khổ sau chiến tranh, và thường nói : «Dân Nhật cần phải bắt chước nhiều điểm của người Đức.» Đối với một sĩ quan, chắc hẳn Tojo đã không thấy được gì nhiều về nếp sống của người Tây phương trước một nước Đức bị tàn phá. Ngoài ra một sự kiện là quân đội Đức phục hồi nhanh chóng. Không bao lâu họ đã cùng cố lại hàng ngũ và trở thành công cụ hữu hiệu của Hitler sau này..

        Kiến thức về Âu Châu đã hẹp hòi qua việc nhận xét quá mau về quân đội Đức, tới lúc qua Mỹ, Tojo cũng lại chỉ nhìn thấy một vài sự kiện bề ngoài, và hầu như không biết gì tới tâm tính của người Mỹ, cũng như lối sống của họ. Năm 1922 trên đường từ Âu châu về nước, Tojo có ghé qua Hoa Kỳ. Những gì ông nhìn thấy tại đây, là một nước Mỹ giàu có, không lo chiến tranh, dân chúng sống hoàn toàn tự do theo cá nhân chủ nghĩa, nhiều khi trở thành thiếu cả tự trọng, và tất cả đều chỉ lo làm giàu. Những nhận xét vội vã nông cạn đó đã đưa tới những hậu quả tai hại cho xứ sở của ông sau này. Người Mỹ dưới con mắt ông là một dân tộc giàu có, nhưng tinh thần không có gì đáng kề. Đó quả là một quan niệm nguy hiểm đem tới những lầm lẫn quan trọng. Nhưng với một người luôn luôn mang trong người một tinh thần võ sĩ đạo, cộng thêm với sự làm việc quá hăng say, thì không thể nào tránh khỏi những ý nghĩ khinh khi vật chất như vậy.

        Lúc trở về tới Nhật năm 1922, Tojo đã trở thành một Thiếu tá bốn chục tuổi, nhưng nhìn vẻ người ông già hơn nhiều. Đầu đã bắt đầu hói, và trong bộ quân phục, nhìn vầng trán của ông càng cao thêm nhiều. Bộ râu mép của ông để từ ngày còn trẻ đã dài phù cả môi trên và đổi thành màu xám. Cặp mắt cận thị với cái nhìn sắc như dao qua cặp kiếng gọng đồi mồi khiến người đối diện vói ông có thể cảm thấy sợ. Chính vì vậy, người ta đặt cho ông cái .ngoại hiệu là «Kamisori», nghĩa là «Lưỡi dao cạo Tojo». Bộ quân phục của ông trông không được vừa vặn cho lắm. Những nét hăng say của tuổi trẻ giờ đây đã được che dấu một cách kín đáo bên trong cái vỏ bề ngoài khắc khổ, nghiêm trang, của một quân nhân tuân theo kỷ luật tới mức tối đa. Càng ngày, ông càng có giọng nói mạnh mẽ đến độ hầu như quát tháo, nhiều khi khiến người quen có cảm tưởng ông đã đổi tánh nết thành một con người khác.

        Ông thường nói : «là một quân nhân, tôi phải làm việc hai mươi bốn giờ một ngày;» Do đó, nhiều khi mọi người đã về hết, nhưng đèn trong phòng Thiếu tá Tojo vẫn còn bật sáng. Ở nhà, ông luôn luôn đem theo giấy tờ, sách báo quân sự về để nghiên cứu không ngừng. Thỉnh thoảng rảnh rỗi một vài giờ thì ông quây quần bên cạnh vợ con. Ông hoàn toàn không cỏ một thú vui sở thích nào. Ông thường nói : «Thú vui sở thích của tôi là làm việc.» Ông luôn luôn tỏ ra khó tánh với chính mình. Chẳng hạn ông rất thích thử bánh khảo của Nhật, nhưng nỗi lấn chỉ ăn hai cái, vì ông cho rằng ăn nhiều đồ ăn quá sẽ sanh ra buồn ngủ không tốt. Thứ nước ông thích uống nhất là cà phê. Bà Tojo thường mang cho ông tới sáu ly, mỗi lần ông thức làm việc ban đêm. Một điều ông không kiểm soát được mình, đó là tật hút thuốc. Ông hút tới sáu chục điếu mỗi ngày, và mỗi điếu chỉ hút vài hơi là ông đã dụi bỏ. Thấy vậy, bà Tojo thường phàn nàn, cho là phí phạm và có hại cho sức khỏe, nên đã khuyên ông bổ thuốc. Có lần ông đã bỏ được một năm không hút nữa. Nhưng một hôm đột nhiên, ông hút trở lại, và nói với vợ : «Đó là cái thú duy nhất của anh trên đời nầy.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:43:19 pm »


        Suốt đời ông chỉ có hai người bận thân kể từ khi còn ở quân trường. Hai người đó là Tetsuzan Nagata và Hisao Watari, cả hai sau này đều trở nên Tướng lãnh, nhưng một người bị ám sát chết, và người kia bỏ mình vì bệnh sưng phổi trong khi chiến đấu tại Mãn châu. Những liên hệ giao thiệp của ông với các nhân vật khác trong giới quân sự đều đặt trên căn bản đồng liêu, cộng tác và không bao giờ thân mật, suồng sã. Với các nhân vật dân sự, ông ít tiếp xúc, mặc dầu sau này ông điều khiển nhiều người trong Chánh phủ do ông đứng đầu. Thời gian này, ông thường thảo luận với một bình luận gia của báo chí muốn tìm hiểu về cuộc sống trầm lặng của Tojo. Mãi về sau này, ông mới quen thân với một triết gia mà ông rất phục, đó là học giả Giichi Miura. Tojo thích bàn với Triết gia nầy về một thứ triết lý gọi là Kokatai, đặt căn bản trên những huyền thoại nguồn gốc thần tiên của dân tộc Nhật.

        Cặp mắt cận thị của Tojo có thể chữa được bằng cặp kiếng cận, nhưng sự thiển cận tinh thần của ông là một tai hại không có cách gì chữa nổi. Ông luôn luôn có thanh kiến, cho rằng phải tiếp tục cuộc chiến tranh Nga — Nhật còn dở dang từ ngày trước. Tojo chủ trương nhất quyết phải chiến đấu cho tới lúc toàn thắng, để Nhật đạt được vai trò lãnh đạo ở Á châu, đó là sứ mạng linh thiêng của dân tộc Nhật. Vì vậy, Nga là kẻ thù đầu tiên và cũng là kẻ thù cuối cùng của Nhật.

        Những năm đầu khi ông mới tham dự vào sinh hoạt chánh trị, Tojo tỏ ra thông cảm với các nước đi chiếm thuộc địa trước kia. Ông chấp nhận những bành trướng quân sự và kinh tế của họ. Nhưng trường hợp của Hoa Kỳ cứ tìm cách xía vô các nước Á châu một cách mập mờ khiến ông không thể nào chịu được. Ông không sao hiểu nổi tại sao một nước như Hoa Kỳ, vừa mói thực hiện xong những bành trướng thế lực tại Cuba, Mexico, Hawaii, và Phi luật tân lại có thể đứng ra xía vào cản đường sự bành trướng của nước Nhật, trong khi Nhật không hề can thiệp vào những việc làm của Mỹ. Những mục tiêu của Mỹ tại Á Đông, vừa muốn đề cao các lý tưởng vừa dòm ngó các triển vọng thương mại, đã khiến Tojo coi đó là một thái độ đạo đức giả. Sự nghi ngờ thiện chí của Mỹ càng gia tăng khi người Mỹ tỏ vẻ kỳ thị chùng tộc đối với dân Nhật.

        Sự tự hào về nguồn gốc chủng tộc thần tiên đã có đối với dân Nhật từ lâu đời, chớ không như Hitler và thuyết thuần chùng, mới chỉ có từ thế kỳ 19. Hồi Hitler còn là một chú cai vô danh thi hành quân dịch, anh ta đã biết quái gì về thuyết thuần chủng của dân tộc Đức đâu. Ngược lại, giữa Mỹ và Nhật vấn đề phân biệt chủng tộc đã đặt ra từ lâu.

        Ngay khi vừa ớ Mãn châu trở về, Tojo đã tin chắc rằng chính vì sự can thiệp ngầm của Mỹ mà Nhật phải nhả miếng mồi ngon đó ra. Tiếp theo đó, Quốc hội Mỹ lại bàn về đạo luật cấm dân Nhật di cư qua Mỹ, càng khiến cho dư luận Nhật nổi lên nguyền rủa Mỹ không tiếc lời: Mặc dầu sau này đạo luật đó đã được bãi bỏ, nhưng cũng đủ gây sự căm thù Mỹ đến tột độ.

        Khi từ Mãn châu trở về, Tojo thấy nước Nhật đã được tổ chức cai trị theo nề nếp dân chủ Tây phương, với một hệ thống Quốc hội lưỡng đảng, Đó là di sản do Minh Trị để lại. Kế vị Minh Trị là Thiên Hoàng Yoshihito, ông này sức khỏe suy kém cả tinh thần lẫn thể xác. Quan Tướng quốc Genro lo phò Đông Cung Thái Tử Hirohito lên kế nghiệp để cai trị. Hirohito là một thái từ tuổi còn trẻ, nhưng chắc chắn tham vọng nắm quyền bính của ông không phải nhỏ. Sở thích riêng của ông là nghiên cứu hải sinh vật, nhưng chắc chắn mộng chánh trị của ông đã lớn hơn căn phòng thí nghiệm nhiều. Nước Nhật lúc này đã trở thành một cường quốc kỹ nghệ phát triền mạnh sau chiến tranh.

        Theo nhận xét của Tojo thì một chánh phủ dân sự, cai trị bởi những nhân vật không thuộc dòng dõi quý phái, lần lần sẽ đưa nước Nhật tới một tình trạng chỉ phát triển mạnh về vật chất mà không có tinh thần như ông đã nhìn thấy tại Hoa Kỳ. Trong thời gian làm huấn luyện viên giảng dạy tại Trường Tham mưu gần Tokyo, Tojo đã tỏ ra quan tâm đặc biệt đến hệ thống tổ chức chánh trị đó của Nhật. Theo ông, những phát triển kinh tế đó, không những không có lợi gì cho quân đội mà còn làm cho uy tín của quân đội bị suy giảm. Hơn nữa, còn thêm một điều tệ hại là những chi tiêu của quân đội bị phe dân sự đòm ngó, và cần có sự chửng minh những chi tiêu đó là chánh đáng. Theo Tojo, phương thức điều hành như vậy không thể nào cho phép quân đội hoàn thành những chiến thắng lớn lao và vẻ vang như trong trận chiến Nga — Nhật năm 1904.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:19:05 pm »


        Trong thế chiến I, quân đội Nhật không tham gia nhiều, nhưng kỹ nghệ Nhật đã nhân dịp này bành trướng mạnh. Bốn đại công ty của Nhật thi nhau nhận phiếu đặt hàng của các nước Âu Châu đang tham chiến. Hàng đặt gốm có tàu biển, quân trang, quân dụng. Ngoài ra, kỹ nghê Nhật còn bành trướng qua những thị trường kỳ cựu đang mở mang tại Á châu. Bị thu hút ở các lãnh vực hoạt động kỹ nghệ và thương mại, thanh niên từ nay không còn quan tâm tới cái lon sĩ quan nữa. Họ đồ xô vô các ngành dân sự, với số lương hậu hĩ gấp mấy lần lương của sĩ quan. Các quân nhân cảm thấy buồn, vì lương của một sĩ quan chỉ hơn lương của một thơ ký chút đỉnh tại các đại công ty.

        Nhưng không bao lâu, sau ngày Tojo từ Mãn Châu trở về, kinh tế Nhật bắt đầu gặp khó khăn. Với một khối dân gia tăng gần gấp đôi con số năm mươi bốn triệu khi Minh Trị Thiên Hoảng bắt đầu cải cách, và hàng năm còn tăng thêm một triệu miệng ăn nữa, nước Nhật không còn đủ sức tự thỏa mãn nổi lương thực cho dân chúng. Chiến tranh kết thúc, các giao kèo đặt hàng chấm dứt theo. Ngoài ra, các nước Âu châu bây giờ được rảnh tay, đang tỉm cách chiếm lại các thị trường ở Á châu trước đây. Kỹ nghệ Nhật bị ngưng trệ một cách nghiêm trọng. Thêm vào đó, Thiên nhiên cũng tiếp tay hành hạ Nhật bằng trận động đất bắt đầu từ trưa ngày I tháng 9 năm 1923 và kéo dài trong suốt một tuần, giết hại trên một trăm ngàn dân Nhật. Các thành phố Tokyo, và Yokohama hầu như bị tàn phá hoàn toàn.

        Trước thiên tai thảm khốc đó, cả thế giới đổ dồn tới giúp đỡ Nhật. Trong đó nước Mỹ là quốc gia mau mắn và trợ giúp nhiều hơn cả. Dịp này quân đội Nhật cũng tỏ ra rất hữu hiệu trong việc giúp đỡ dân chúng. Đây cũng là cơ hội tốt để binh sĩ có những việc làm tích cực hơn là cứ ăn rồi tập luyện quân sự. Những giúp đỡ của quân đội cũng làm cho dân chúng có cảm tình với họ nhiều hơn là việc đàn áp biểu tình, bạo động. Nhưng sau này khi nhìn lại những hành động đáng lấy làm hãnh diện đó của mình, quân đội cũng như những người bạn Hoa Kỳ nhận thấy dân Nhật đã quên họ một cách nhanh chóng.

        Hầu hết những thiện chí người Mỹ đã chứng tỏ trong việc giúp đỡ Nhật giữa thiên tai năm 1923 đều bi tiêu tan trong vòng một năm sau đó, khi một nhóm dân biểu trong Quốc hội Hoa Kỳ hoàn tất đạo luật hạn chế di dân sang Mỹ. Nhiều chánh khách Mỹ có khuynh hướng tự do đã phản đối đạo luật đó, vì nó làm nổi bật tánh cách kỳ thị chủng tộc giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Theo luật mới này, người Nhật bị hạ xuống ngang hàng với bọn cu li

        Trung Hoa và cầm di cư vào Mỹ. Đó thực là một sự lăng nhục đối với nước Nhật. Cũng lúc đó, Tojo còn được nghe nói rằng những người Nhật di dân sang Mỹ tại các nông trại đã bị ghen ghét vì họ chịu khó hơn các trại chủ người Mỹ. Ông ta đưa ra kết luận : « Điều đó cho ta thấy lý lẽ của kẻ mạnh. Nước Nhật, nêu muốn sống còn, cũng phải trở nên mạnh như vậy. »

        Những nỗ lực tái thiết kinh tế đang xuồng dốc sau trận động đất đã đưa tói vấn để cắt giảm ngân khoản của quân đội. Mặc dầu có sự phản đối dữ dội của nhóm ái quốc quá khích, và những tuyên truyền nấy nọ cho rằng Nhật đang bị bao vây bới một thế giới thù nghịch và bị Mỹ đe dọa, ngân sách quốc phòng vẫn bị cắt giảm bốn sư đoàn.

        Điều đó đủ chứng tỏ phe quân nhân bị lép vế và phe dân sự hoàn toàn kiểm soát chánh phủ. Tệ hơn nữa là phe dân sự, sau khi thắng thế, lại đòi đem vấn đề bang giao với Trung Hoa ra xét lại. Chánh phủ và các giới thương mại nghĩ ngờ rạng việc chiếm giữ Mãn châu không có lợi lộc gì nhiều và là nguyên nhân gây ra mối thù nghịch với Trung quốc. Cuối cùng phe dân sự đánh một đòn chí tử vào phe quân sự với lý luận rằng nếu bỏ Mãn châu, ngân sách sẽ bớt được một gánh nặng tốn kém trong việc duy trì đoàn quân viễn chinh Kwangtung tại đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:21:29 pm »


CHƯƠNG VIII

        Cảm tưởng cho rằng giữa Trung Hoa Và nước Nhật cần phải có sự liên hệ, hợp tác chặt chẽ, luôn luôn được nêu lên trong chánh giới ở Nhật. Ngay cả thời kỳ có sự thù nghịch cao độ nhất giữa hai nước — thời gian 1894 — nhiêu chánh khách Nhật vẫn cho rằng có thể cải thiện mối bang giao Hoa - Nhật bằng cách làm cho người Trung Hoa hiểu được rằng họ cần phải có sự giúp đỡ của nước Nhật.

        Tình hình lúc này cho thấy những lý luận trên có vẻ đúng. Thị trường của Nhật đang bị các nước Âu châu cạnh tranh ráo riết ở khắp nơi, và Trung Hoa lại phát động phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật khiến kinh tế Nhật càng lâm vào cảnh khốn đốn. Triển vọng giảng hòa với Trung Quốc tại Mãn châu để vừa cứu vãn được thị trường nước Tàu, vừa bớt gánh nặng ngân sách cho đạo quân viễn chinh lại được sáng giá. Từ tháng 7 năm 1929, Thủ Tướng Hama- guchi, cầm đầu Chánh phủ, bắt đầu một chánh sách thân thiện với Trung Hoa. Và sau đó có tin của chánh phủ Trung Hoa Dân quốc từ Nam Kinh cho hay đang chuẩn bị những cuộc thảo luận về vấn đề này.

        Dư luận Nhật có nhiều nơi nổi lên chống lại việc làm này của Thủ Tướng Hamaguchi, không những trong chánh giới mà cả ở nhiều giới khác. Họ đòi hỏi Chánh phủ phải bảo đảm người Tàu đã hoàn toàn quên đi những mối hận do Nhật gây ra và tha thứ cho Nhật. Nếu không thì làm sao có thể thân thiện được ?

        Một lý luận chống đối việc cải thiện bang giao với Trung Hoa nguy hiểm hơn nữa là lý luận của bọn ái quốc quá khích, căn cứ vào những huyền thoại cổ xưa cho rằng nước Nhật có sứ mạng cao cả cầm đầu Á châu. Những kẻ nào đi ngược lại đường lối đó là bọn phản quốc, Luận cứ như vậy được tuyên truyền công khai và bí mật trong quần chúng Nhật.

        Đảng Hắc Long do Mitsuru Toyama cầm đầu ngấm ngầm hỗ trợ cho chiến dịch tuyên truyền này, Toyama là lãnh tụ của những nhóm cực đoan, và tổ chức của ông ta được lập từ thời Minh Trị, liên lạc nhiều với các viên chức cao cấp trong Chánh phủ Nhật. Vậy mà không biết vì lý do gì ông ta không bị đem xét xử trước tòa án tội phạm chiến tranh. Tổ chức Hắc Long chuyên môn ám sát những nhân vật nào chống đối chánh sách bành trướng Đế Quốc Nhật vào lục địa châu Á, cho tới tận bờ sông Amur.

        Giữa những nhóm cực đoan đó, xuất hiện một nhân vật nửa đùa, nửa thật, đó là Bác sĩ Shumei Okawa. Ông ta là tác giả của cuốn « Hổ Thư » — sách của ông Cọp — giống như một loại kinh thánh, nói về nguồn gốc thần bí và các sứ mạng cao cả của dân tộc Nhật Bản. Trước đây ông ta được Công ty xe lửa Nam Mãn châu tài trợ đi Mãn châu để thực hiện một cuộc nghiên cứu cho chánh sách tuyên truyền của công ty. Khi về nước, ông ta tiếp tục được tài trợ dồi dào để tiếp tục làm việc đó.

        Thêm vào đó một nhân vật thứ hai nữa, là Thiếu tá Kingoro Hashimoto, làm tùy viên quân sự ở Thổ nhĩ kỳ vừa trở về nước, sau này trở thành Đại Tá. Ông này bị ám ảnh bởi những công việc cải cách của nhà lãnh tụ Thổ Kemal Ataturk với những tổ chức « Thanh niên Thổ » và muốn rằng Nhật cũng phải có những tổ chức tương tự như vậy. Hashimoto cho rằng chánh quyền dân sự quá yếu, cần phải có một chánh phủ mạnh do quân nhân nắm quyền, để thực hiện những công việc vĩ đại, biến nước Nhật trở thành cường quốc lãnh đạo Á châu. Ông ta lập ra một hội gọi là « Hội Anh Đào » để kết nạp những người đồng chí hướng với minh. Nhiều nhân vật tai mắt trong chánh giới đã có chân trong hội này, như Bác sĩ Okawa, đã giữ liên lạc chặt chẽ với Hashimoto trong nhiều năm. Hội Anh Đào quy tụ một số các sĩ quan cùng xuất thân ở Trường Tham mưu trong tinh thần đồng chí rất thắm thiết. Những sĩ quan này sau đó đều nắm nhiều chức vụ then chốt trong đạo quân Kwangtung ở Mãn châu.

        Tình hình Mãn châu lúc này khiến công việc cải thiện bang giao giữa Hoa và Nhật không tiến triển được chút nào. Trước hết là kể từ khi chiến tranh xảy ra năm 1905, nhiều nỗ lực phát triển và đầu tư đã đổ vào vùng đất này số tiền quá lớn. Công cuộc phát triển kỹ nghệ đã được thành lập với hàng ngàn gia đình Nhật đi cư tới. Nhiều xí nghiệp công đã được thiết lập, tiêu biểu nhất là đường xe lửa Nam Mãn Châu. Chủ tịch Công Ty này là một nhân vật quan trọng. Ông hành động độc lập, hầu như bất kể tới các viên chức lãnh sự do Chánh phủ ở Tokyo bổ nhậm. Những người đã tới lập nghiệp ở Mãn Châu hy vọng vào sự phồn thịnh tương lai của vùng đất mới này, chủ trương Mãn Châu không thể nào tách rời khỏi Nhật Bản. Những người này thuộc giới thợ thuyền cũng có, và cả binh sĩ nữa. Sau hơn một phần tư thế kỷ chiếm đóng và củng cố tình trạng an ninh tại đây, họ có cảm tưởng như xứ này đã trở thành một thuộc địa vĩnh viễn của Nhật.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:21:57 pm »


        Phía Nga sô lúc này do Stalin Cai trị, còn đáng sợ hơn gặp mấy lần các Nga hoàng trước, vì ông ta là con người tàn bạo không ai bằng. Chánh quyền Sô viết đã lập một đạo quân khổng lồ ở phía Bắc Mãn châu, gọi là Lộ quân Viễn Đông. Nhưng quân lính Nga lại không nguy hiểm bằng những cán bộ cộng sản, mà Nga gởi đi từ Mạc tư khoa tới khắp vùng Viễn Đông, hợp với các phần tử cách mạng địa phương để phá hoại chánh sách cai trị của Nhật. Nhật đặc biệt quan tâm tới sự kiện Nga đã gởi những chuyên viên quân sự tới giúp Thống Chế Tưởng Giới Thạch và Chánh phủ Trung Hoa Dân Quốc. Nhật sợ rằng sự trợ giúp đó chắc chắn rồi đây sẽ đưa tới một ảnh hưởng sâu rộng, và Nga sẽ thống trị Trung Hoa. Nhưng sự thực sau này cho thấy người Tàu không hề bị ảnh hưởng bởi sự thi ân đó của Nga.

        Về phía người Trung Hoa, phe quốc gia cũng như phe nổi loạn, đều đẩy mạnh áp lực đòi Nhật phải trả lại Mãn châu. Những áp lực này gia tăng mạnh mẽ khi Tưởng giới Thạch thanh toán xong gần hết các sứ quân, và tiến tới sào huyệt của Chang Tso-lin. Trên giấy tờ, viên tướng cáo già này vẫn còn được coi là Tổng đốc Mãn châu của Trung Hoa. Một số lớn quân Tàu vẫn còn hiện diện tại Mãn châu, và chưa chịu chấm dứt việc đòi hỏi chủ quyền tại đó. Chánh phủ Nam Kinh dùng mọi phương tiện, ngoại trừ chiến tranh, để làm lay chuyển vị trí của Nhật tại đó.

        Trên chánh trường quốc tế, người Tàu tổ chức nhiều phong trào ủng hộ lập trường đòi Mãn châu một cách khéo léo và dựa vào quyền lợi riêng của các nước Tây phương đang lăm le nhảy vô vùng đất đó. Chẳng hạn người Tàu bất kể tới các phản đối của Nhật, đã ký nhượng cho nhiều nước khác các quyền lợi khai thác Mãn châu. Trong số các nước ủng hộ Trung Hoa nhiều nhất, phải kể tới Hoa Kỳ. Vì vậy Nhật càng nghi ngờ Mỹ đứng ra làm thầy dùi cho Tàu để trục lợi. Sự nghi ngờ càng có lý do khi một hãng thầu lớn được Chánh phủ Mỹ yểm trợ đề nghị với Trung Hoa khai thác Mãn châu. Thế là Nhật càng tin chắc chủ trương đạo đức giả của Mỹ, giả vờ ủng hộ chánh nghĩa để nhảy vô kiếm chác.

        Các chánh khách ở Nhật muốn thực hiện chương trình giám bớt lực lượng quân sự tại Mãn châu. Nhưng các giới quân sự chánh trị tại Mãn châu cực lực phản đối ý định đó. Những người này chủ trương phải giữ Mãn châu với bất cứ giá nào. Tinh trạng thật là y hệt như phe quân nhân Pháp đòi giữ vững thuộc địa Algérie sau này. Hiện tượng đó không lạ gì, vì nhóm người Nhất tại Mãn châu đương nhiên phải hành động để bảo vệ những quyền lợi của họ đã tạo được tại đó.

        Quân đội Nhật tại Mãn châu có một địa vị quan trọng và được kính nể, khác hẳn với những đơn vị đóng trong nước. Điều dễ hiểu là tại vì nơi đó, sự hiện diện của họ rất cần thiết để bảo đảm đời sống cho mọi người. Còn những đơn vị đóng trong nước thì hết bị giới dân sự và doanh thương chỉ trích, lại tới dân chúng có cảm tưởng xấu cho rằng lính chỉ ăn không ngồi rồi, không có việc gì làm. Nhiều sĩ quan từ Nhật tới trấn nhậm tại Mãn châu đã cảm thấy một sự thay đổi sung sướng và đâm ra mê xứ này. Họ có ý định biến Mãn châu thành một tiểu bang của Nhật, độc lập, và không dính dáng gì chánh phủ dân sự trong nước. Ý kiến này đã được binh sĩ hoan nghênh nhiệt liệt, vì phần lớn họ đều xuất thân từ bọn nghèo đói, không có đất làm ăn ở Nhật.

        Dân số tại các vùng quê luôn luôn quá đông đảo, không có đủ đất đai cho họ cày cấy. Vì vậy, số người thặng dư này là tài nguyên dồi dào để các nhà giàu tuyển làm đầy tớ, các kỹ nghệ gia tuyển làm lao công và các thiếu nữ thì dành quyền xử dụng cho các nhà thổ và xóm cô đầu ở Đô thị lớn. Thanh niên chỉ còn một cách là nhào vô lính. Chính đám dân quê này là thành phần đông đảo trong đám binh lính và hạ sĩ quan của quân đội Nhật.

        Những thanh niên xuất thân từ các gia đình chài lưới hay nông dân nghèo khổ, ở nhà cực khổ, họ muốn vô quân đội để trốn tránh, nhưng nhiều khi cảm thấy đời sống quân ngũ cũng không phải là dễ dàng. Dưới thời Minh Trị, nhiều phái đoàn đã được phái ra ngoại quốc để tìm hiểu các quy chế tổ chức công quyền của các nước tân tiến. Trong đó các quy chế quân sự được đặc biệt chú ý. Sau cùng phái đoàn đã nhận thấy, về hải quân, mẫu mực của Hải quân Anh thích hợp cho Nhật hơn cả. Nhưng thêm vào đó, đời sống của một quân nhân hải quân Nhật còn phải chịu nhiều kỷ luật khắc khổ hơn đối với hải quân Anh rất nhiều. Sau đây chúng ta hãy nghe kể một trong những chi tiết tập luyện tại Trường Hải quân Hoàng gia Nhật Etajima :

        «Các sinh viên sĩ quan thức dậy trước rạng đông. Sau khi chào cờ, họ chạy lên đỉnh núi, và trở về dùng điểm tâm gồm có cơm với muối. Bốn giờ sau mới được dùng cơm trưa, gồm cơm với muối nữa. Luyện tập tới tối họ được ăn cơm với đậu nành. Nếp sống như vậy kéo dài trong suốt bốn năm trời.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:22:23 pm »


        Về Bộ Binh, kỷ luật còn khắt khe hơn nữa. Thoạt đầu Lục quân Nhật tổ chức theo khuôn mẫu của Pháp. Nhưng sau đó thầy Pháp bị quân Phổ đánh tan tành, Nhật bèn cải tổ quân đội lại theo lối Đức. Binh sĩ Bộ Binh Nhật phải chịu những kỷ luật khắt khe nhất, kèm thêm tinh thần của một võ sỉ đạo. Các sĩ quan trước khi ra trường đều. phải qua những cuộc thi chạy bộ rất gay go. Chính Tojo cũng từng trải qua những cuộc thi đó, để thử sức chịu đựng tinh thần cũng như thể chất. Cuộc tuyển chọn binh sĩ Nhật được đặt trên một nguyên tắc rất khó khăn, với mục đích đào tạo cho quân đội những người lính hạng nhất thế giới. Sau đây là một phương pháp tuyển lính mới bằng phương pháp khổ nhục đã được tác giả Hanama Tasaki mô tả trong cuốn Đương trường luyện tập của quân đội Thiên Hoàng như sau :

        «Năm binh sĩ tiến tới hàng lính mới. Không một lời, họ dơ tay tát mạnh vô mặt từng người. Những ai không đứng yên được ở thế nghiêm khi bị tát sẽ bị đánh nhiều hơn. Sau đó, một Trung sĩ hỏi từng chú lính mới ! Anh nghĩ tại làm sao anh đã bị đánh ? Mỗi người đều có một câu trả lời khác nhau, và sau đó lại bị đánh tàn nhẫn hơn nữa. Cuối cùng có một người trả lời : «Tôi không nghĩ gì hết.» Viên Trung sĩ gật đầu : «Đúng lắm. Các anh không cần phải suy nghĩ gì hết mỗi khi bị đánh. Muốn trở thành binh sĩ của Thiên Hoàng, các anh không cần để ý tới bất cứ ý kiến hay tư tưởng chánh trị nào, nhưng chỉ biết có nhiêm vụ và lòng ái quốc. Nhiệm vụ của chúng ta là phụng sự Tổ Quốc và Thiên Hoàng. Cứ việc làm theo mệnh lệnh, không cần biết gì khác hơn mênh lệnh.»

        Cách đối xử giữa sĩ quan và binh sĩ Nhật tương tự như cách đối xử của ông chủ và gia nhân. Đó là một truyền thống đã có từ lâu đời ở Nhật. Ông chủ phải chăm lo cho gia nhân của minh về mọi phương diện, và ngược lại gia nhân phải tuyệt đối tuân lệnh của chủ. Khi mới tới chỉ huy một Trung đoàn năm 1928, Tojo họp tất cả sĩ quan trong Trung đoàn lại và tuyên bố : «Chỉ huy trưởng Trung đoàn là người cha, các sĩ quan là những người mẹ, và binh sĩ là con. Vì vậy mọi sĩ quan có bổn phận phải chăm lo cho binh sĩ của mình về mọi phương diện, kể cả những khó khăn kinh tế họ gặp phải». Bà Tojo kể lại, có lần một Trung úy tới hỏi mượn Tojo ba chục yên, lúc đó tương đương với khoảng sáu ngàn đồng VN, nhưng ông không có và phải chạy đi mượn người láng giềng. Nhưng khi đưa tiền cho Trung úy, ông vẫn nói : «Nếu cần nữa, cứ việc cho hay.» Theo Tojo, việc trừng phạt binh sĩ bằng lối tát vô mặt như vậy là một truyền thống giáo dục trong giới bình dân Nhật. Đó cũng là một phương pháp để giáo dục binh lính.

        Tojo không hề dính líu vào các hoạt động chánh trị của một số sĩ quan trong đạo quân Kwangtung đóng ở Mãn Châu, như phần đông các sĩ quan khác phục vụ tại đó. Tuy nhiên, ông vẫn theo dõi tình hình chánh trị tại đó qua lời thuật chuyên của bạn bè. Nhưng lúc nầy là một sĩ quan cao cấp đã gần bốn chục tuổi, nên Tojo chăm chú vào việc phục vụ binh nghiệp, vì vậy ít để ý tới các ý kiến về những vấn đề chánh trị đó. Tuy nhiên, tình hình biến chuyển nhiều về kinh tế, và tới lúc này Tojo mới nhận thấy binh sĩ của ông gặp những khó khăn mà ông không thế giải quyết nổi trong phạm vi quân sự.

        Cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới năm 1929, Nhật phải gánh những hậu quả trầm trọng nhất. Cảnh thê thảm diễn ra không kém gì cảnh tượng sau trận động đất sáu năm trước đó. Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế lần này còn lâu lắm mới có thể hàn gắn được. Chỉ có vài triệu người có lẽ không bị khổ sở vì những hậu quả của nó. Nhiều lãnh vực hoạt động bị ảnh hưởng một cách rất trầm trọng. Trong lãnh vực canh nông chẳng hạn, quá nửa số nông dân tham gia vào công cuộc sản xuất tơ lụa. Nhưng lúc này thị thường vải, lụa không còn chỗ để tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ chánh là Hoa Kỳ đã hoàn toàn đóng cửa. Thêm vào đó là nạn mất mùa, cảnh đói sắp sửa diễn ra. Những thảm trạng xã hội trở nên trầm trọng hơn cả. Nhiều người, mặc dầu đã phải bán cả con gái cho phòng trà, hay nhà thổ, mà vẫn không đủ tiền trả nợ hay kiếm sống hằng ngày.

        Những hậu quả trầm trọng này đã làm cho các sĩ quan như Tojo, từ trước tới nay không hề để ý tới các vấn đề chánh trị và kinh tế, lúc nầy cũng phải để tâm suy nghĩ, vì những chuyện đau thương hàng ngày đập vào mắt, nhất là những vụ tự tử vì quá đói khổ. Nhiều quân nhân cho rằng những cảnh đói khổ mà toàn quốc đang phải chịu này là do lỗi ở các nhân vật chánh trị và kinh tế gây ra. Ngoài ra, họ cũng quy trách nhiệm cho Mỹ và các nước Tây phương, vì quá bo bo giữ quyền lợi của mình khiến cho nước Nhật phải chịu cảnh đói khổ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 11 Tháng Sáu, 2018, 10:49:45 pm »

     
        Tojo quan tâm nhiều nhất tới tình cảnh của binh sĩ dưới quyền ông. Ông họp các sĩ quan lại và ra lệnh cho họ phải tìm hết cách đừng để binh sĩ lâm vào tình trạng quá khốn khổ, vì như vậy họ không thế nào hoàn thành được nhiệm vụ giao phó. Ông cũng bảo các sĩ quan phải tìm cách hướng tinh thần binh sĩ tới tương lai tốt đẹp của đất nước, chớ đừng quá lo lắng tới những thảm trạng hiện tại mà trở thành bi quan.

        Những khốn đốn do kinh tế khủng hoảng gây ra không từ một ai. Nhiều xí nghiệp lớn phải đóng cửa, ngân hàng phá sản. Số người thất nghiệp nhiều chưa từng thấy bao giờ ở bất cứ một nước Tây phương nào. Những chánh khách lúc trước chủ trương thương thuyết ôn hòa với Trung Hoa giờ đây đều trở nên cứng rắn, vì họ nhận thấy thị trường Trung Hoa lúc này không còn phải là điều mong muốn, nhưng đã trở thành điều kiện thiết yếu để cứu vãn nước Nhật. Không những Mỹ và các nước Tây phương ngăn chận hàng hóa Nhật, mà họ còn đóng cửa thị trường cùa hàng hóa Nhật ở các thuộc địa của họ nữa.

        Chánh sách thân thiện với Trung Hoa hoàn toàn sụp đổ khi Thủ Tướng Hamaguchi, người cầm đầu bảo trợ cho chánh sách nầy bị đảng viên Đảng Hắc Long ám sát ngay tại nhà ga Tokyo, sáng ngày 14 tháng II năm 1930. Bị tuyên truyền vói những luận điệu chống Chánh phủ, dân chúng Nhật nhất định không thèm thương thuyết với bọn Trung Hoa cứng đầu nữa. Đạo quân Kwangtung ở Mãn châu lúc này đã quyết định phải hành động để tiêu diệt hết guồng máy chánh trị và các chánh khách Trung Hoa tại đây.

        Những sĩ quan trong Bộ Tham mưu ở đây đã quyết định hành động một cách khẩn cấp để đối phó với tình hình mà họ cho là sắp tuyệt vọng. Năm 1928, quân của Thống chế Tưởng Giới Thạch tiến tới biên giới Mãn châu, Viên Thống chế bù nhìn của Nhật là Chang Tso-lin bắt đầu bị Nhật nghi ngờ. Thế là ông ta bị một đơn vị quân Nhật cho nổ sập cầu khi đoàn xe lửa chở ông vừa trờ tới, Quân Nhật nghi ngờ viên Thống chế bù nhìn này đã có những liên lạc, thương thuyết ngầm với họ Tưởng, nên họ cần thanh toán ông trước. Con trai của Chang Tsolin được Nhật đưa lên kế vị làm bù nhìn cai trị Mãn châu, Nhưng một lần nữa quân Nhật lại thất vọng, vì người này cũng không hăng hái làm bù nhìn hơn cha của ông ta.

        Tổng lãnh sự Nhật ở Mãn châu điện về cho Thủ Tướng Baron Wakatsuki ở Tokyo, người kế vị Hamaguchi, cho biết : «biến cố lớn có thể xảy tới» Bức điện được đánh đi ngày 18 tháng 9 năm 1931, tức là ngày quân đội Nhật bắt đầu có những cuộc điều động trong vùng Mukden, nhưng chỉ tới tay Thủ Tướng Nhật mười ngày sau đó, làm cho Chánh phù trở nên bối rối. Tổng Trưởng chiến tranh, Tướng Minami, vội vã gởi một phái đoàn tới Mãn châu để để phòng mọi rối loạn.

        Mười giờ đêm 18 tháng Chín, một tiếng nổ lớn phát ra trên đường xe lửa gần trại quân Trung Hoa. Một toán tuần tiễu Nhật «vô tình» ở gần đó, và đã tới nơi mở cuộc điều tra. Viên sĩ quan chỉ huy toán tuần tiễu báo cáo, đường ray bị đặt mìn và lính của ông ta bị quân Tàu bắn. Thế là họ liền được lệnh tấn công vào trại binh Trung Hoa và tràn ngập trại này. Cùng đêm đó, một cuộc tấn công vào Mukden đồng thời xảy ra, và sáng hôm đó cả thành phố cũng như phi trường đều ở trong tay quân Nhật. Có rất nhiều bằng cớ cho thấy rõ ràng biến cố tình cờ này đã được quân Nhật chuẩn bị từ trước, với những khẩu trọng pháo đã được di chuyển tới vị trí tấn công từ nhiều ngày trước. Cuộc hành quân này Chánh phủ Tokyo không hề được báo trước, và về sau người ta khám phá ra, Chánh phù này cũng không có hành động gì tích cực để ngăn cản.

        Một viên chức. dân sự thuộc Tòa Tổng lãnh sự được triệu tới Bộ Tư Lệnh ở Mukden và được thông báo cho biết quân đội đã nắm quyền tại đây. Viên chức này phản đối, và cho biết cần phải tiếp tục dàn xếp với chánh quyền Trung Hoa. Đại Tá Itagaki cho ông ta biết chính quân Tàu đã tấn công trước. Vì danh dự của quân đội và của nước Nhật, bắt buộc ông phải hành động. Viên chức Tòa Lãnh Sự tiếp tục phản đối, và Đại Tá Itagaki đã hỏi có phải ông muốn xiá vô việc quân sự không, đồng thời một sĩ quan khác rút kiếm ra khỏi vỏ.

        Đặc phái viên của Tổng Trưởng Minami là Thiếu Tướng Tatekawa tới Mukden trưa ngày 19 tháng 9, và thay vì đến thẳng Bộ Chỉ Huy, ông ta lại được Đại Tá Itagaki đưa về một khách sạn, nói là để nghỉ ngơi. Sau này ông ta kể lại: «Tại khách sạn tôi đã được nhiều cô gái chiêu đãi và nghe thấy tiếng súng vọng lại xa xa. Sau một đêm ngủ ngon lành, tôi mới chợt tỉnh dậy.» Và sau đó, ông ta điện về Tokyo báo cáo, theo sự nhận xét tại chỗ của ông thì quân đội Nhật tại Mãn châu chỉ có những hành động tự vệ.

        Tổng Trưởng chiến tranh bị giữ lại tại Tokyo. Tháng Giêng năm 1932, quân Nhật từ Mãn châu đã tiến tới chân Vạn lý Trường Thành được dựng lên từ nhiều thế kỷ trước để ngăn rợ hung nô. Vài tháng sau đó, Đại Tá Doihara, một bạn thân của Itagaki được cử làm Tổng đốc Mãn châu. Vậy là xứ này từ nay hoàn toàn nằm trong tay đạo quân Kwangtung, trở thành một tiểu quốc độc lập dưới sự bảo hộ của Nhật.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:40:43 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:42:00 pm »


CHƯƠNG IX

        Trong lúc đạo quân Kwangtung cướp chánh quyền tại Mãn Châu thì Tojo đang làm việc tại Bộ Tư Lệnh ở Tokyo. Ông cho đó là hành động riêng của nhóm quân nhân ở hải ngoại và không hề bàn tới các khía cạnh chánh trị. Đối với Tojo chỉ có công việc bổn phận hàng ngày là điều quan trọng hơn cả. Ông không hề tuyên bố gì về chánh trị cho tới lúc được bổ nhiệm vào chức Trưởng phòng Tổng Vụ của quân đội. Đây là một phòng lập ra để lo các việc giao tế liên hệ tới quân đội, và lên tiếng trình bày quan điểm của quân đội đối với những biến cố xảy ra hàng ngày. Quân đội quan tâm đến mọi vấn đề như trong một tờ truyền đơn của quân Nhật đã nói : « Chiến tranh là cha đẻ ra sáng kiến, và mẹ sanh ra văn hóa. »

        Khi nhận lãnh chức vụ này, Tojo được giao cho nhiệm vụ công bố lập trường của quân đội đối với mọi biến chuyển trên thế giới mà quân đội quan tâm đến. Ông nhận thấy các vấn đề liên quan tới quân đội rất rộng lớn. Nhưng với tánh làm việc hăng say và chăm chỉ, Tojo đã nắm vững mau lẹ và thấu triệt mọi chuyện.

        Chắc chắn trong thời gian giữ nhiệm vụ này. Tojo đã có dịp tìm hiểu về những vần đề rộng lớn, và những kiến thức đó giúp tạo ra những quan điểm của ông. Nhưng các ý kiến riêng đó, ông không bao giờ có dịp nói ra. Bởi vì lúc này ông là phát ngôn viên của quân đội, dĩ nhiên không thể nào tuyên bố về những ý tưởng cá nhân của mình, mà không bị hiểu lầm đó là lập trường chung của quân đội.

        Điều tuyên bố ông lặp đi lặp lại trong giai đoạn này là vận mạng của dân tộc Nhật trên quần đảo này đã bị đe dọa. Sự ghen ghét của Mỹ, những tham vọng của Nga, và phản ứng mù quáng của Trung Hoa khiến Nhật cần phải luôn luôn cảnh giác để phòng và trông cậy vào sức mạnh của riêng mình.

        Lúc này tình hình dần dần trở nên lắng dịu vào khoảng giữa năm 1930. Những hành động của nhóm quân nhân tại Mãn Châu đã được mọi giới mặc nhiên chấp nhặn, coi như chuyện đã rồi. Những hậu quả mà giới chánh trị lo ngại đã không thấy tới. Mỹ và các nước khác tuy có phản đối mạnh, nhưng không làm gì nhiều. Nhật rút ra khỏi Hội Quốc Liên vì bị cơ quan này phản đối hành động chiếm Mãn Châu, nhưng thực ra thì hoạt động của tổ chức, này đã bị tê liệt trước đó kể từ khi Mỹ rút ra. Trung Hoa chỉ được các nước ủng hộ bằng lời nói suông nên không thế làm gì được quân Nhật. Cuối cùng đành rút quân khỏi các tỉnh gần biên giới, để mặc cho Nhật có cơ hội thao túng về cả ba mặt chánh trị, quân sự, thương mại, bành trướng tới tận gần Bắc Kinh.

        Tại Nhật lúc này, tình hình đã sáng sủa nhiều so với cuộc khùng hoảng kinh tế năm 1929. Không ai còn tin rằng Nhật đang gặp nguy hiểm. Bá Tước Hayshi nhận định nhiều bước tiến dài đã thực hiện được kể từ cuộc chiến tranh Hoa - Nhật năm 1895. Dù sao nước Nhật giờ đây cũng đã trở thành một nước kỹ nghê tần tiến. Ngoại trừ các thôn ấp hẻo lánh, xa xôi, dân chúng Nhật tại những vùng đông đảo đã có một mức sống ngang hàng với các nước Tây phương. Những nơi dù hẻo lánh nhất cũng đều có điện. Tuy nhiên Nhật vẫn chưa so được với các quốc gia tiên tiến Tây phương. Vì những phát triển kinh tế dựa vào kỹ nghệ chưa được đồng đều. Nhiều nơi dân quê còn đói khổ, không tiến lên được và phải chịu thuế nặng. Nhưng dân Nhật thường lấy làm hãnh diện khi so sánh họ với đa số dân của các nước Á châu khác, nơi thì bị đô hộ, nơi thì nghèo đói cùng cực hơn họ nhiều.

        Sự phát triển của Nhật theo nếp sống Tây phương không làm cho mọi người đều hài lòng. Có nhiều chuyện cửa Tây phương đã du nhập vô Nhật khiến những người quan tâm đến truyền thống văn minh của dân tộc cho là nguy hiểm. Vào cuối năm 1920 và đầu năm 1930, người ta thấy xuất hiện trong đám thanh niên nam nữ Nhật những nếp sổng được mệnh danh là « tình ái, phóng túng, vô nghĩa. » Chẳng hạn đám con gái mới được gọi là moga, do chữ Modern garu, thường mặc váy ngắn cũn cỡn, quần áo lòe loẹt, môi son má phần, tóc hót ngắn, cùng với đám con trai mobo do chữ Modern boya, cũng ăn mặc lập dị, dắt tay nhau đi ngoài phố hôn hít theo kiểu các tài tử trên màn ảnh vừa mới được nhập cảng.

        Ngoài những chuyện tình ái phóng túng, vô nghĩa, thanh thiếu niên Nhật còn say mê những loại âm nhạc Tây phương như Jazz, các kiểu « sô » như Mon Paris. All Girl Troupes được Takarazuka đưa lên sân khấu. Ngoài ra đám thanh thiếu niên Nhật cũng khoái nhảy đầm, thích phim Charlie Chaplin, nhạc tango Argentine và những bài ca ngoại quốc khác, tranh, tượng ngoại quốc cũng được ưa chuộng. Tệ hại hơn nữa là bọn thanh niên mệnh danh là Marx boaya, bọn này để râu tóc bờm sờm, bù xù, mặc đồng phục, đội nón lưỡi trai với đầu óc chứa đựng nhiều tư tưởng cấp tiến
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM