Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:01:16 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tojo người hùng Thái Bình Dương  (Đọc 14753 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 26 Tháng Năm, 2018, 10:46:35 am »

    
        - Tên sách : Tojo người hùng Thái Binh Dương

        - Tác giả : Couriney Browne,
           Người dịch : Tuyết Sinh

        - Nhà xuất bản Trẻ

        - Năm xuất bản : 1974

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2018, 03:49:06 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2018, 05:22:46 pm »

 
LỜI NÓI ĐẦU

        Tôi bắt đầu bị cảm động trước khuôn mặt của Tojo khi nhìn thấy ông ta ngồi ở hàng ghẽ bị cáo tại tòa án xử tội phạm chiến tranh Viễn Đông ở Tokyo năm 1947. Trước dây tôi chỉ được biết tới con người này qua những bức ký họa trên các nhật báo Mỹ, thường coi ông giống như hung tướng Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ. Tôi bắt đầu thu thập các tài liệu nói về Tojo, con người đã đưa nước Nhật vào cuộc chiến tại Thái Bình Dương, với chủ ý sẽ viết một loạt bài về ông ta.

        Nhưng loạt bài đó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, vì càng tìm tòi, tôi càng thấy nhiều chuyện mù mờ khó hiểu chung quanh nhân vật này. Sự thực Tojo có phải là một tên quân phiệt hiếu chiến đã gây ra chiến tranh Đông Nam Á, như mọi người đã tưởng hay không ? Đem đặt cá nhân ông vào hoàn cảnh lịch sử của nước Nhật, kể những diễn tiến trong thời kỳ sử quân trở đi, ta thấy có nhiêu dấu hỏi cần được nêu lên về bản án tử hình mà tòa án quốc tế đã dành cho Tojo. Chính vì vậy thay vì viết một bài báo, tôi đã cho xuất bản cuốn sách này, gom tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được về cuộc đời của Đại tướng Hideki TOJO.

        Những tài liệu chánh để được tham khảo gồm có : Bản cáo trạng của Tòa án Viễn Đông, trong đó có nhắc tới đầy đủ các biến cố tại Nhật từ năm 1931 tới năm 1945; Nhật ký của Kido ; Hồi ký của cựu Thủ tướnq Konoye; và đặc biệt là các tác phẩm Chánh nghĩa của nước Nhật do Shigenori Togo soạn ; Nhật Bản và Định mạng của Mamoru Shĩgemỉtsu; Lên tàu Missouri của Toshikazu Kase ; Đất Rồng Bay của Lewis Bush ; Tojo và sự phát khởi của chiến tranh của Robert Butow.

        Tác giả cuốn sách này chần thành cam tạ :

        — Bà Katsuko Tojo, đã cho phép chúng tôi xử dụng các hình ảnh của gia đình cũng như những trang nhật kỷ Tojo đã ghi trong nhà tù, và nhiều chi tiết khác liên quan tới cuộc đời của Tojo.

        — lan Mutsu và Dai Inoshita đã giúp chúng tôi trong việc phỏng vấn Bà Tojo.

        — Ký giả Gunther Stein, đã cho chúng tôi mượn nhiều sách quý của ông và đã giúp chúng tôi nhiều điều trong kiến thức rộng rãi của ông về thời kỳ tiền chiến và quân phiệt Nhật.

        — Tiện nội Sakaye đã giúp tôì rất nhiều trong việc thu thập tài liệu và viết bản thảo của tác phẩm này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2018, 08:15:05 pm »

     
PHẦN MỘT

THẾ THIÊN HÀNH ĐẠO

        « Vùng bình nguyên Yamato Có khác gì Thiên quốc Và Trẫm là ngươi thay Trời trị dân »
Trích thơ của Hoàng Đế YURYAKU (418 - 479)       

CHƯƠNG I

        VÀO khoảng trưa ngày thứ Ba, II tháng 9 năm 1945, dân chúng Nhật hai bên đường phố đổ xô ra nhìn một đoàn xe Mỹ chạy trên con đường dẫn tới ngoại ô Thủ đô Tokyo. Những chiếc xe lắc lư trên đường đầy ổ gà, khiến người ngồi trên cũng ngả nghiêng theo. Nhà cửa san sát vui vẻ trước đây đã bị chiến tranh tàn phá, thiêu rụi và giờ đây chỉ còn là một cảnh tiêu điều, buồn thảm. Đoàn xe ngừng lại trước một căn nhà nhỏ may mắn còn nguyên vẹn ở vùng ngoại ô Setagaya này.

        Thiếu Tá Kraus nhanh nhẹn nhảy xuống khỏi xe và dẫn toán nhân viên phản gián của ông tiến tới trước cửa căn nhà nói trên. Họ được một đoàn ký giả đông đảo, phần lớn là các nhà báo Mỹ đã tới từ trước, đang đứng tụm năm tụm ba trước khu vườn ở cửa nhà, tiếp đón. Không khí đột nhiên trở nên căng thẳng trong sự chờ đợi của mọi người khi viên Thiếu Tá bắt đầu gõ cửa. Cánh cửa sổ bên cạnh bật mở ra với sự xuất hiện của một khuôn mặt quen thuộc trước con mắt của đám ký giả. Với chiếc đầu trọc, cái trán hói, cặp mắt cận thị nặng sâu hoắm đàng sau cặp kiếng gọng đồi mồi, khuôn mặt đó từ lâu từng xuất hiện nhiều lần trên những bức hý hoạ của báo chí Mỹ, để tượng trưng cho bộ mặt của quân phiệt Nhật.

        Sau những lời trao đổi với viên Thiếu tá qua một thông dịch viên, người ở cửa sổ được báo cho biết có lệnh mời ông ta tới trình diện tại Bộ Tư Lệnh Quân Đội chiếm đóng Hoa Kỳ. Nghe xong, chủ nhà yêu cầu mọi người vô bằng lối cổng chánh, và ông ta khép cánh cửa sổ lại.

        Toán nhân viên phản gián đi trước, đoàn ký giả và nhiếp ảnh viên ùn ùn ùa theo sau. Họ vừa đi qua khoảng sân nhỏ thì đột nhiên nghe một tiếng súng nổ chát chúa ngay tại một căn phòng ở mé tay mặt hành lang. Các nhân viên tình báo vội vàng rút súng khỏi bao. Không khí khẩn trương trong sự chờ đợi im lặng của toán ký giả. Một nhân viên tiến lại gần cửa phòng gần đó, bắn tung ổ khóa và dùng chân đạp cánh cửa mở tung.

        Trong phòng, một người mặc quân phục trắng, chân đi ủng đen, ngồi ngả lưng trong chiếc ghế bành, miệng hơi mỉm cười một cách đau đớn. Máu ở ngực phía trên trái tim đã thấm đẫm ra bên ngoài. Trán ông lấm tầm nhiều giọt mồ hôi, trông khác hẳn gương mặt sáng quắc trong tấm hình của ông phóng lớn treo phía sau bàn giấy. Căn phòng lúc này đầy khói thuốc và tiếng ồn ào của mọi người vừa nhân viên an ninh, ký giả, vừa các quân nhân khác mới từ ngoài ào vô. Nhiều tiếng chửi thề xen lẫn tiếng máy ảnh bấm lách tách và những ánh đèn lóe sáng. Nhìn người ngồi đó, một chú lính tò mò hỏi người phóng viên bên cạnh : «Y là ai vậy ?»

        Người phóng viên nhiếp ảnh vừa dơ máy lên chụp, vừa trả lơi anh ta : «Tojo»

        «Tojo là ai vậy ?»

        «Đại Tưómg Tojo. Thủ Tướng Nhật trong lúc Trân châu cảng bị tấn công.»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2018, 04:04:14 am »


CHƯƠNG II

        Vụ án Hideki Tojo đã trở thành một đề tài lớn trước dư luận thế giới sau khi chiến tranh kết liễu với sự đầu hàng của Nhật. Trước Tòa án xử các tội phạm chiến tranh của Đồng minh năm 1946, người ta đã buộc tội Tojo với nhiều tội danh khác nhau như : phá hoại hòa bình, có hành động vô nhân đạo và một số tội ác chiến tranh khác. Nhưng tội phạm lớn nhất không được bản cáo trạng của Đồng minh nói đến là tội lãnh đạo quân phiệt Nhật đoạt chánh quyển, đưa nước Nhật vào một cuộc chiến gian giảo, tàn bạo nhất từ trước tới nay. Từ lâu, Tojo đã được nhiều người gọi bằng những ngoặi hiệu khác nhau như : «Người đầu thép», «Hiệp sĩ khát máu», «kẻ cuồng tín và tàn bạo nhất nước Nhật». Nhiều người khác lại cho rằng tội lớn nhất của Tojo là ông là một quân nhân không giống như quan niệm đã được Tây phương công nhận, nhưng ông là một chiến sĩ theo kiểu Nhật bản. Do đó những kẻ thù của Nhật không ngớt gán cho ông đủ mọi thứ tội ác.

        Nhưng định mạng đã nhất định khiến Tojo trở thành một quân nhân. Ông ra đời ngày 30 tháng Chạp năm 1884. Thân phụ ông là Hidenori Tojo, một người đã gia nhập quân đội Thiên Hoàng ngay từ lức mới mười sáu tuổi. Hideki Tojo có hai người anh, nhưng đều chết từ lúc còn nhỏ. Vì vậy theo truyền thống gia đình của Nhật bản, ông đương nhiên phải nối nghiệp cha để trở thành một quân nhân, giai cấp được trọng vọng và hưởng nhiều đặc quyền nhất thời bấy giờ.

        Các di tích lịch sử xưa nhất của dân Nhật từ trước còn lưu lại là các tượng nung bằng đất sét nặn hình các sứ quân ngồi trên lưng ngựa. Điều đó chứng tỏ xưa kia, họ là các bộ lạc từ miền Bắc Á Châu đi lần tới bình nguyên Yamato thuộc hòn đảo chánh của nước Nhật hiện nay, đó là đảo Honshu. Thoạt đầu đặt chân tới đây, họ đã phải đánh nhau ngay với những người dân địa phương thuộc giống Caucasoid. Đương đầu với cuộc chiến đó, lãnh tụ của họ đã thống nhất các bộ lạc dưới quyền cai trị của mình, và ông ta tự tìm cho mình một nguồn gốc thần thánh đề làm tăng thêm uy tín.

        Cuộc xâm lâng của các bộ lạc Nhật đã gặp sức chống cự mãnh liệt của người Ainu, và phải ngừng lại vào thế kỷ thứ tám. Sau đó, lại được tiếp tục, và lần này việc chiến đấu do các sứ quản đảm nhận. Họ tự tuyển mộ lấy lính và tổ chức thành các đạo quân nhỏ đánh riêng rẽ bằng một lối đánh tàn bạo, dũng mãnh, chớ không chiến đấu chung với quân lính nhà vua. Những người đó dần dần trở thành các chiến sĩ chuyên nghiệp phục vụ cho nhiều lãnh chúa khác nhau và được gọi bằng tên samurai (võ sĩ đạo).

        Các hiệp sĩ samurai được mọi người nhận ra ở bất cứ đâu với chỏm tóc đặc biệt bới lên ở đỉnh đầu, và trên áo kimono của họ có vẽ dấu hiệu của bộ lạc. Họ tự nguyện hiến dâng cả đời mình vào việc chiến đấu và kiện toàn thân thể, tánh tình. Họ phải luyện tập để đi tới chỗ tự chủ tuyệt đối ; không bao giờ để lộ sự tức giận hay vui sướng ra ngoài cho người khác thấy. Họ tự tách rời ra khỏi lối sống bình thường của xã hội công cộng, tuyệt nhiên không dính dáng tới chuyên thương mại, tiền bạc. Nghề chánh của họ là đánh kiếm. Hai cây kiếm, một dài, một ngắn, lúc nào họ cũng luôn luôn mang trên người, vừa là khí giới mà đồng thời cũng là dấu hiệu tiêu biểu của một samurai.

        Những thanh kiếm của các samurai thường rất nặng, cầm hai tay mới nổi, được rèn luyện tinh vi bằng thứ thép cực tốt và thường mang nhiều huyền thoại do các thành tích chiến đấu với kẻ thù tạo ra. Kiếm dài đùng để chiến đấu, còn thanh đoản kiếm, samurai xử dụng trong nghi lễ tự tử khi không đủ sức bảo vệ danh dự, khi bị khống chế hay không hoàn thành trách vụ đã được giao phó. Nghi lễ tự tử đó, các samurai đều được huần luyện kỹ càng; gọi là hara-kiri, có nghĩa là « rạch bụng ». Trong lúc tự tử theo lối rạch bụng này, thường có một hiệp sĩ khác chứng kiến và khi được bạn yêu cầu, ông ta sẽ dùng trường kiếm để ban cho nạn nhân một cú ân huệ cuối cùng.

        Thanh kiếm chỉ là biểu lộ sức mạnh bên ngoài của samurai, nhưng sức mạnh quan trọng hơn nằm ở bên trong, và đó chính là tinh thần, là cách cư xử của họ, được gọi là bushido. Những quy luật của người hiệp sĩ trở thành như một thứ thần đạo được các vị tuyên úy thiết lập và duy trì tại những ngôi đền rải rác quanh vùng Kyoto ngay từ thế kỷ mười một. Thần đạo này tới thế kỷ mười ba đã biến dần thành môn phái Zen của Phật giáo tại Nhật, chủ trương thản nhiên trước các đau đớn của thân xác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2018, 01:42:09 am »


        Dưới thời sứ quân Tokugawa, những quan niệm của Đạo Khổng được kết hợp với Thần đạo để trở thành luật lệ căn bản chi phối đời sống chánh trị, Dưới chế độ của Tokugawa, người đã lấn quyền của Thiên Hoàng, xã hội được tổ chức chặt chẽ bằng cách dựa trên nền tảng Quân, Sư, Phụ của Khổng giáo, Luật pháp quy định rõ ràng : người dưới phải phục tòng Bề trên, và người trên phải ăn ở rộng lượng.

        Sự phân chia giai cấp thống trị và bị trị trong xã hội Nhật thời đó được diễn tả qua khẩu hiệu chua chát kanson mimpi, có nghĩa là « Quân vi quý, dân vi khinh,» Các hiệp sĩ dĩ nhiên thuộc giai cấp thượng lưu trong xã hội. Họ được hưởng tất cả những ưu đãi và đặc ân các lãnh chúa dành riêng đãi ngộ họ. Chính vì vậy, họ không cần phải sống hòa mình với giới bình dân. Đó là bối cảnh phát sanh ra các samurai của nước Nhật ở thế kỷ mười sáu.

        Triều đại sứ quân Tokugawa vừa hoàn thành xong việc kết hợp các bộ lạc trong nước để tiến tới việc thống nhất quốc gia, thì phải lo đối phó với những đe dọa từ bên ngoài đưa tới. Năm 1543, các chiến thuyền Bồ đào nha trên đường đi Trung Hoa, đã bị bão thổi tạt vô bờ biền Nhật, mở đầu cho sự tiếp xúc giữa người Nhật với người Tây phương sau này. Sau đó, các nhà truyền giáo bắt đầu đổ bộ lên đảo Kyushu mang theo một tôn giáo hoàn toàn xa lạ đối với dân Nhật, đó là Thiên chúa giáo. Chánh quyền tại Kyushu lúc đó coi Phật giáo như quốc giáo, dĩ nhiên không thể nào có cảm tình với thứ tôn giáo mới này. Những tin tức từ Phi luật tân đưa tới cho biết, người Tây ban nha đã chiếm xứ này để truyền đạo Ki-tô, thêm vào đó những cuộc nổi dậy của một nhóm dân theo đao Ki-tô tại Kyushu đã khiến chánh quyền Mạc phủ đi tới những biện pháp mạnh là cấm đạo Ki-tô. Những người theo đạo này, bản xử cũng như ngoại quốc, đều bị săn đuổi một cách tàn nhẫn, và bị tra tấn, bắt phải bỏ đạo. Ai không chịu bỏ đều bị chém.

        Sau đó, mọi người đều phải ghi tên theo Phật giáo. Việc chế tạo các tàu đi biển đều bị cấm chỉ. Người nào xuất ngoại lén lút sẽ bị tử hình. Đôi khi những người ngoại quốc nhập cảnh lén lút cũng bị xử tương tự. Chỉ còn một vài người Đức buôn bán tại Nagasaki được phép ở lại Nhật, và bị hạn chế gắt gao trong việc đi lại. Chánh sách bế quan tỏa cảng này được tồn tại mãi cho tới năm 1876, là năm sụp đổ của chế độ Mạc phủ.

        Bác sĩ Thurnberg, một học giả người Thụy điển được phép du lịch vào nước Nhật lúc đó đã ghi lại : « Dân Nhật không hề bị Tây phương hủ hóa. Họ biết giữ lại những nếp sống cổ truyền. » Mặc dầu chế độ Mạc phủ thi hành chánh sách bế quan tỏa cảng, nhưng nước Nhật đã may mắn thoát được một cuộc chinh phục của người Tây phương để trở thành thuộc địa, như nhiều trường hợp của các nước Á Châu khác. Ngoài ra Nhật cũng thoát khỏi cảnh bị cướp đất, xâu xé, làm nhục mà nước láng riềng Trung Hoa đã phải chịu đựng. Thực quyền nước Nhật thời đó nằm trong tay Mạc phủ ở Edo, nay là Tokyo. Hoàng đế vẫn còn, nhưng chỉ giữ ngôi vị làm vì và đóng đô ở Kyoto. Do đó, các samurai là giai cấp được Mạc phủ ưu đãi nhất, vì họ giúp cho chế độ được vững mạnh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2018, 10:18:39 pm »

   
CHƯƠNG III

        Samurai lại được chia ra nhiều cấp bậc. Gia đình Tojo thuộc vào hạng trung bình, và đã năm sáu đời phục vụ cho lãnh chúa ở một tỉnh miền Bắc nước Nhật. Hideki Tojo sanh năm 1855, tức là hai năm sau khi có biến cố hạm đội Mỹ tới Nhật.

        Lịch sử Nhật còn ghi rõ, vào tháng Bảy năm 1853, một hạm đội nhỏ của Mỹ dưới quyền chỉ huy của Đô Đốc Perry đã tiến vô vịnh Tokyo. Các chiến hạm này không được mời, nhưng đã tự nhiên tới và đem theo một lá thơ của Tổng Thống Mỹ xin được mở tòa Lãnh sự và giao thương với Nhật. Lá quốc thơ kèm theo những lời lẽ . ngoại giao không ngớt nhấn mạnh tới những mối lợi cả hai nước đều được hưởng trong việc giao thương. Nhưng yếu tố quyết định của những lời yêu cầu của sứ giả Hoa Kỳ chính từ những họng súng chĩa ra hai bên sườn tàu và các ống khói đen đang bốc lên, khiến tàu có thể chuyển động theo mọi hướng không cần đến buồm và sức gió. Sự hiện diện của đoàn chiến hạm lạ này là nguyên nhân đưa tới việc chấm dứt chế độ phong kiến của nhà Mạc phủ kéo dài trên hai thế kỷ qua.

        Đối với người Mỹ lúc đó, cũng giống như nhiều nước Tây phương khác đã thực hành chánh sách ngoại giao với họng súng này, chi có một mục tiêu là tìm thêm thị trường để mở mang thương mại. Không ai ngờ rằng sự tiếp xúc đó sẽ đưa tới một trận đại chiến xảy ra tại Viễn Đông sau này. Thực sự, vào lúc đó, nước Nhật chỉ muốn được Tây phương để cho mình sống yên thân, nhưng họ dã chợt thức tỉnh khi nhìn thấy các chiền thuyền tối tân của địch, và quyết chí tìm cách tiến theo cho kịp người qua nhiều thập niên, để rồi cuối cùng trở thành cường quốc và gây ra trận chiến khủng khiếp trên Thái binh dương. Nếu để ý nhận xét, người ta đã có thể nhìn thấy những dấu hiệu và có thể tiên đoán được những hậu quả xảy ra sau này.

        Trước khi trở ra khơi, Perry có tặng cho nhà cầm quyển Nhật một khẩu đại bác bằng đồng, kiều mới nhất. Có lẽ ông ta muốn biểu dương sức mạnh để làm hậu thuẫn cho những lời yêu cầu của mình. Một năm sau, vị Lãnh sự của Mỹ đầu tiên tới nhận nhiệm sở ở Nhật, vô cùng ngạc nhiên khi được gởi tặng hai khẩu đại bác cũng bằng đồng giống hệt như khẩu súng Perry đã biếu người Nhật năm trước. Vài năm sau đó, một viên chức người Anh ở Nhật cũng được gởi tặng một khẩu súng trường giống hệt với khẩu súng mà hải quân Anh đã tặng cho người Nhật trước đó.

        Tiếng súng đại bác bắn dàn chào thị oai tại vịnh Tokyo do hạm đội của Đô Đốc Perry bắn ra, không những là một tiếng gõ cửa đánh thức người Nhật thời đó, nhưng đối với nhà Mạc Phủ thì đó lại còn là tiếng báo hiệu chấm dứt quyền hành của họ. Sự sụp đổ của Mạc phủ xảy ra là vì họ cảm thấy mình đã bất lực, không có đủ sức mạnh để đối phó với những khí giới tối tân của người Tây phương. Bị ngạc nhiên và thức tỉnh bởi những đe dọa xâm nhập của Tây phương, các lãnh chúa thuộc những bộ lạc có thế lực của Mạc phủ như Satsuma, Choshu, và Tosa đã đống thanh đoàn kết với nhau và nêu cao khẩu hiệu tôn Hoàng Đế, chống giặc hung nô !» và nhất quyết lật đổ chế độ của Mạc phủ. Họ cho rằng đó là cách hay nhứt để có thể củng cố sức mạnh theo kịp rợ Tây phương.

        Bây giờ chính là lúc nước Nhật xuất hiện một vị Hoàng Đế trẻ, và trở thành cứu tinh của dân tộc : Minh Trị Thiên Hoàng. Theo các sử gia Tây phương, vị vua trẻ này đã làm một cuộc cách mạng táo bạo và khôn ngoan nhất trong lịch sử các quốc gia Đông phương. Thay vì đuổi người Tây phương ra khỏi nước, Ngài thúc đẩy chánh phủ thực hiện những cải cách tân tiến hóa để theo kịp các kỹ thuật của họ. Mọi sinh hoạt bắt chước Tây phương trở nên rộn rịp khắp nước : ngoại ngữ được dạy tại tất cả các trường học quân trường mọc lên như nấm để huấn luyện học hỏi về chiến thuật Tây phương, những toán binh lính vừa được tuyển mộ cấp tốc tập luyện, mọi sáng kiến được khuyến khích, tất cả vật đụng bằng sắt thép được trưng dụng để chế súng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2018, 09:18:29 pm »


        Nhiều phái bộ được gởi đi ngoại quốc nghiên cứu. Lòng mong muốn canh tân theo Tây phương mạnh tới nỗi các viên chức Chánh phủ cũng được khuyến khích mặc y phục theo lối « nước giàu, dân mạnh». Đoàn kết xung quanh Thiên Hoàng, nước Nhật đã thoát được cảnh bị các lực lượng ngoại lai xâu xé của nước Tàu. Tinh thần đoàn kết quốc gia lên cao. Các lãnh chúa đều nhất loạt từ bỏ quyền hành, đem đất đai dâng cho Thiên Hoàng. Họ nói :

        « Như vậy để nước ta có thể ngang hàng với các quốc gia khác trên thế giới.»

        Một số các sứ quân khác, mặc dầu không muốn, nhưng cũng đành phải làm theo gương của đa số khác. Vào khoảng hai triệu samurai từ trước tới nay sống nhờ sức mạnh, tiền bạc của các lãnh chúa, lúc này trở nên không nơi nương tựa. Thiên Hoàng cố gắng tìm cho họ những việc làm trong ngành cảnh sát hay quân đội. Nhưng dù sao, đó cũng là một giai đoạn khó khăn cho những người từ trước tới nay đã sống xa rời nếp sống cộng đồng của xã hội.

        Trong hệ thống tổ chức quân đội mới của Thiên Hoàng, các samurai không còn là những chiến sĩ độc quyền như xưa kia. Một đạo luật mới cấm họ không được mang kiếm ở nơi công cộng, hoặc đeo phù hiệu riêng của các bộ lạc.

        Hidenori Tojo là một trong những gia đình samurai lâm vào hoàn cảnh khó khăn do những cải cách này gây ra. Đã nhiều đời sống sung túc nhờ tiền của do các lãnh chúa cung cấp, bây giờ các hiệp sĩ không còn chỗ nương thân, đành phải chịu đựng một nếp sống mới tương đối thấp kém so với sự sung túc trước kia. Nhiều lãnh chúa trước đây đã bỏ nhà Mạc phủ để theo Thiên Hoàng hiện nay cũng trở nên bất mãn. Họ cảm thấy mình bị phản bội, vì những phần thường họ mong đợi khi nhượng bộ Thiên Hoàng ngày nay đã không thấy tới. Chánh phủ của Minh Trị dự định tổ chức một đạo quân sang chinh phục Triều Tiên và Trung Hoa để số samurai vừa bị mất chủ có chỗ dụng võ, thi thố tài chiến đấu của họ. Những bất đồng giữa các sứ quân về việc ủng hộ Nhật Hoàng đã đưa tới một cuộc chiến tranh.

        Cuộc nội chiến năm 1877 đã đưa tới cuộc thử sức giữa quân đội mới tuyển mộ của Thiên Hoàng và các chiến sĩ của sứ quân. Tuy mới được thành lập, nhưng quân Nhật Hoàng có khí giới tối tân và được huấn luyện theo chiến thuật Tây phương nên đã thắng thế. Trong trận chiến này, Trung sĩ Hiđenoro chiến đấu vô cùng dũng mãnh với tinh thần của samurai đến nỗi sau đó ông được thăng lên Thiếu úy. Có điều tréo cẳng ngỗng là Tojo đã chiến đấu chống lại giai cấp mà đáng lẽ ông được sanh ra để bảo vệ họ.

        Những trận đánh dữ dội trong nhiều tháng sau đó đã khiến cả hai bên đều tồn thất nặng. Cuối cùng phe chống Nhật Hoàng bị thất bại, vị lãnh chúa cuối cùng là Saigo mổ bụng tự tử theo đúng nghi thức hara-kiri của một samurai. Sự thất bại của loạn quân không những đưa tới chỗ chấm dứt hoàn toàn chê độ phong kiến, nhưng còn cho thấy một điều ý nghĩa hơn nữa, đó là khả năng chiến đấu dũng mãnh, hữu hiệu của các samurai được trang bị với khí giới mới của quân đội Nhật Hoàng. Họ đã chứng tỏ được tài đánh trận can trường và khôn khéo của dòng giống con nhà võ tướng.

        Dân Nhật vốn sẵn lòng ái mộ những giá trị cổ truyền, mặc dầu họ đã được canh tân hóa, không bao giờ quên được lòng mến phục đối với các hiệp sĩ samurai. Vì vậy tinh thần trong samurai đã trở thành một cái gì bất diệt đối với dân Nhật. Chính tinh thần võ sĩ đạo, với những điều luật hushido của các samurai để lại, đã trở thành động lực chiến đấu can đảm nhất thế giới của quân đội Nhật. Qua trận nội chiến, mọi người đã nhận ra rằng tinh thần samurai được võ trang với các khí giới mới đã tạo ra một đoàn quân tinh nhuệ nhất từ trước đến nay.

        Vậy là mười bảy năm sau, kể từ ngày Đô Đốc Perry tới gõ cửa với đoàn chiến hạm nhả khói đen của ông ta, nước Nhật bây giờ cũng có được đoàn tàu nhả khói đen riêng của minh, Họ đã xử dụng đoàn tàu đó đi chiếm Triều Tiên và một phần lãnh thổ Trung quốc của nhà Mãn Thanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2018, 08:27:14 pm »


        Nhiều phái bộ được gởi đi ngoại quốc nghiên cứu. Lòng mong muốn canh tân theo Tây phương mạnh tới nỗi các viên chức Chánh phủ cũng được khuyến khích mặc y phục theo lối « nước giàu, dân mạnh». Đoàn kết xung quanh Thiên Hoàng, nước Nhật đã thoát được cảnh bị các lực lượng ngoại lai xâu xé của nước Tàu. Tinh thần đoàn kết quốc gia lên cao. Các lãnh chúa đều nhất loạt từ bỏ quyền hành, đem đất đai dâng cho Thiên Hoàng. Họ nói :

        « Như vậy để nước ta có thể ngang hàng với các quốc gia khác trên thế giới.»

        Một số các sứ quân khác, mặc dầu không muốn, nhưng cũng đành phải làm theo gương của đa số khác. Vào khoảng hai triệu samurai từ trước tới nay sống nhờ sức mạnh, tiền bạc của các lãnh chúa, lúc này trở nên không nơi nương tựa. Thiên Hoàng cố gắng tìm cho họ những việc làm trong ngành cảnh sát hay quân đội. Nhưng dù sao, đó cũng là một giai đoạn khó khăn cho những người từ trước tới nay đã sống xa rời nếp sống cộng đồng của xã hội.

        Trong hệ thống tổ chức quân đội mới của Thiên Hoàng, các samurai không còn là những chiến sĩ độc quyền như xưa kia. Một đạo luật mới cấm họ không được mang kiếm ở nơi công cộng, hoặc đeo phù hiệu riêng của các bộ lạc.

        Hidenori Tojo là một trong những gia đình samurai lâm vào hoàn cảnh khó khăn do những cải cách này gây ra. Đã nhiều đời sống sung túc nhờ tiền của do các lãnh chúa cung cấp, bây giờ các hiệp sĩ không còn chỗ nương thân, đành phải chịu đựng một nếp sống mới tương đối thấp kém so với sự sung túc trước kia. Nhiều lãnh chúa trước đây đã bỏ nhà Mạc phủ để theo Thiên Hoàng hiện nay cũng trở nên bất mãn. Họ cảm thấy mình bị phản bội, vì những phần thường họ mong đợi khi nhượng bộ Thiên Hoàng ngày nay đã không thấy tới. Chánh phủ của Minh Trị dự định tổ chức một đạo quân sang chinh phục Triều Tiên và Trung Hoa để số samurai vừa bị mất chủ có chỗ dụng võ, thi thố tài chiến đấu của họ. Những bất đồng giữa các sứ quân về việc ủng hộ Nhật Hoàng đã đưa tới một cuộc chiến tranh.

        Cuộc nội chiến năm 1877 đã đưa tới cuộc thử sức giữa quân đội mới tuyển mộ của Thiên Hoàng và các chiến sĩ của sứ quân. Tuy mới được thành lập, nhưng quân Nhật Hoàng có khí giới tối tân và được huấn luyện theo chiến thuật Tây phương nên đã thắng thế. Trong trận chiến này, Trung sĩ Hiđenoro chiến đấu vô cùng dũng mãnh với tinh thần của samurai đến nỗi sau đó ông được thăng lên Thiếu úy. Có điều tréo cẳng ngỗng là Tojo đã chiến đấu chống lại giai cấp mà đáng lẽ ông được sanh ra để bảo vệ họ.

        Những trận đánh dữ dội trong nhiều tháng sau đó đã khiến cả hai bên đều tồn thất nặng. Cuối cùng phe chống Nhật Hoàng bị thất bại, vị lãnh chúa cuối cùng là Saigo mổ bụng tự tử theo đúng nghi thức hara-kiri của một samurai. Sự thất bại của loạn quân không những đưa tới chỗ chấm dứt hoàn toàn chê độ phong kiến, nhưng còn cho thấy một điều ý nghĩa hơn nữa, đó là khả năng chiến đấu dũng mãnh, hữu hiệu của các samurai được trang bị với khí giới mới của quân đội Nhật Hoàng. Họ đã chứng tỏ được tài đánh trận can trường và khôn khéo của dòng giống con nhà võ tướng.

        Dân Nhật vốn sẵn lòng ái mộ những giá trị cổ truyền, mặc dầu họ đã được canh tân hóa, không bao giờ quên được lòng mến phục đối với các hiệp sĩ samurai. Vì vậy tinh thần trong samurai đã trở thành một cái gì bất diệt đối với dân Nhật. Chính tinh thần võ sĩ đạo, với những điều luật hushido của các samurai để lại, đã trở thành động lực chiến đấu can đảm nhất thế giới của quân đội Nhật. Qua trận nội chiến, mọi người đã nhận ra rằng tinh thần samurai được võ trang với các khí giới mới đã tạo ra một đoàn quân tinh nhuệ nhất từ trước đến nay.

        Vậy là mười bảy năm sau, kể từ ngày Đô Đốc Perry tới gõ cửa với đoàn chiến hạm nhả khói đen của ông ta, nước Nhật bây giờ cũng có được đoàn tàu nhả khói đen riêng của minh, Họ đã xử dụng đoàn tàu đó đi chiếm Triều Tiên và một phần lãnh thổ Trung quốc của nhà Mãn Thanh.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:28:39 am »


CHƯƠNG IV

        Triếu Tiên chỉ cách mỏm cực Nam của quần đạo Nhật bởi một eo biển hẹp, từ lâu đã là chiếc cầu thiên nhiên nối liền nước Nhật với châu Á. Năm 1281, Hoàng Đế Mông cổ Thành Cát Tư Hẳn với đạo quân khổng lồ của ông ta đi chình phục khắp nơi trên thế giới từ Âu sang Á đã định đánh chiếm Nhật, Nhưng may nhờ có những trận bão biển liên tièp xảy ra nên quân Mông cổ đã thôi không chinh phục Nhật Bản nữa, và do đó nước này mới thoát được gót giày của quân Mông cổ, Sau này, để nhớ ơn những trận gió thiên nhiên đó người Nhật gỏi đó là kamikaze, có nghĩa là «thần phong », Tuy nhiên người Nhật không bao giờ quên rằng địa thế Triều Tiên chính là một con dao găm đâm vào trái tim của nước họ. Mặc dầu chính nhờ cái đấu cầu thiên nhiên đó, người Nhật thường gọi là «xứ mặt trời yên tĩnh », mà văn minh Trung quốc đã truyền tới Nhật.

        Những chiến thắng của quân đội Nhật trong cuộc xâm chiếm Trung Hoa và Triều Tiên năm 1894 không có gì là vẻ vang cho lắm, vì quân đội của Triều đình nhà Thanh lúc đó tổ chức lỏng lẻo và trang bị thô sơ. Tuy nhiên, lần ra quân đầu tiên đã gặp ngay chiến thắng một cách dễ dàng khiến quân Nhật trở nên phấn khỏi, tự tin ở sức mình. Chính điều đó đã khiến họ trở thành hiếu chiến và gây ra những trận đại chiến sau này.

        Trên đường đánh đuổi quân Tàu ra khỏi Triều Tiên, quân Nhật đã vượt qua sông Yalu, chiếm bán đảo Liaotung và hải cảng Arthur ở phía Nam Mãn châu. Chính tại đây, Hidenori Tojo và các sĩ quan trẻ trong đạo quân viễn chinh của ông đã ngừng lại để nhìn những thành quả, đất đai minh vừa chinh phục được. Đồng thời họ cũng mặc tình thưởng thức, thao túng các chiến lợi phẩm. Ở đây, xa nhà, họ không phải chịu những hạn chế ràng buộc và đương nhiên trở thành những kẻ chiến thắng đầy oai quyển, nắm trong tay quyền sinh sát đối với đám dân địa phương. Do đó họ trở thành một đoàn quân say men chiến thắng, sẵn sàng lao vào những cuộc phiêu lưu khác.

        Trước sức tấn công vũ bão của quân Nhật, nước Tàu không còn cách nào khác hơn là thỏa mãn các yêu sách của Nhật. Nhà Thanh cử sứ giả tới Nhật thương thuyết và bằng lòng nhường cho Nhật cai trị Triều Tiên, phía Nam Mãn châu và đảo Kim môn. Nhưng sứ giả Tàu chưa kịp trở về thì Đại sứ của ba nước Nga, Anh và Pháp đã tới cho Chánh phủ Nhật hay Chánh phủ của họ chưa sẵn sàng chấp nhận để Nhật hiện diện tại Mãn châu.

        Đàng sau lời thông báo đó là một sự đe dọa ngầm, với những đoàn quân Nga đông đảo ở biên giới, sẵn sàng lâm chiến. Nhật Hoàng biết rằng quân mình tuy mạnh, nhưng dù sao cũng không đủ sức đương đầu với liên quân của ba đại cường đó, nên đành phải nuốt hận chấp nhận lời yêu cầu của họ, là sẽ rút khỏi Mãn châu. Dân Nhật nhiều nơi nổi lên phản đối sự nhượng bộ đó của Chánh phủ Nhật, và chỉ chịu yên khi Nhật Hoàng lên tiếng khuyên can họ. Ngài bảo mọi người cần phải « chịu đựng những gì không thể chịu được. »

        Tại Mãn châu, quân đội Nhật tức giận không hiểu tại sao họ lại được lịnh rút ra khỏi vùng đất vừa chiếm được.

        Tuy nhiên họ vẫn phải tuân lệnh, và họ sung sướng khi nghe những nhà siêu ái quốc trong nước lên tiếng chỉ trích các chánh khách đã hèn nhát trước áp lực của ngoại bang và tìm cách che mắt, lựa dối cả Thiên Hoàng,

        Mặc dầu vẫn còn được giữ Triều Tiên và đảo Kim môn, nhưng sự kiện bị Tam cường ép buộc trả đất khiến người Nhật cảm thấy nhục nhã, và với lòng tự ái cao độ vốn có của những dân tộc Á Đông, họ âm thầm nuôi chí phục thù. Với bản tính ôn hòa, Minh Trị tránh được những phản ứng quá khích, và chỉ coi đó là một bài học ganh đua vơi các cường quốc trên thế giới. Hầu tước Hayashi, một nhân vật lãnh đạo quan trọng trong Chánh phủ Nhật đưa ra nhận định : « Dân Nhật cần phải tiếp tục nỗ lực học hỏi, nghiên cứu thêm về Khoa học, đó là một phương pháp ganh đua hữu hiệu nhất với các nước văn minh khác trên thế giới. »

        Chính trong tinh thế này, giới chánh trị đã bị phe quân sự lấn lướt bằng cách phải nhường các Bộ chiến tranh và Hải quân cho các Tướng lãnh. Họ viên cớ rằng làm vậy để quân đội có tiếng nói và quyền quyết định xử dụng ngân sách trong những giai đoạn quan trọng của quốc gia, cần tới sự bành trướng mạnh của quân đội. Nhưng lâu dần sau này, chính do đó mà Chánh phủ không còn kiểm soát được các Tướng lãnh như trong thể chế dân chủ đòi hòi.

        Trung Tá Hidenori Tojo từ Mãn châu trở vể với sự tin tưởng rằng cần phải có sức mạnh tuyệt đối trong trò chơi ganh đua với các cường quốc. Ngang hàng với họ chưa đủ, nhưng muốn thẳng trò chơi này, cần phải lớn mạnh trội hơn và biết cách xử dụng sức mạnh đó. Nửa thế kỷ sau, con trai ông lúc đó mới mười một tuổi, là Hideki đã thực hiện lòng tin tưởng đó bằng cách đưa cả nước Nhật vào một cuộc chiến khốc liệt. Dù sao, thì lúc này bước đầu tiên cũng đã đạt được : Nhật đã đổi chiều được con dao găm Triều Tiên bằng cách quay mũi nhọn của nó về phía nước Tàu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:41:59 pm »


CHƯƠNG V

        Năm 1895, Hidenori Tojo trở về nhà tiếp tục sống với gia đình trong mệt cuộc sống khó khăn, chật vật về phương diện kinh tế, giống như hầu hết các sĩ quan Nhật khác. Mặc dầu có thể được kính nể trong xã hội, nhưng lương bổng của hộ lại không đủ để tạo một cuộc sống vui tươi trong gia đình.

        Cậu Hideki thường bị mẹ la rầy. Đối với kỷ luật quá gắt gao của trường học, cậu đã nhiều lần bị phê điểm xấu. Mẹ cậu được mô tả là một người đàn bà khó tánh, bà thường cáu kỉnh, la hét om xòm. Thực ra đối với một người mẹ lấy chồng từ lúc mười bảy và nay có bảy đứa con, lại phải thường xuyên tần tảo để nuôi con trong lúc chồng chinh chiến xa nhà, thì sự cáu kỉnh đó không thể nào tránh khỏi. Hideki là một đứa trẻ hay có ý kiến, bướng bỉnh và thích đánh lộn. Ở trường thì học hành không quá mức trung binh. Nhưng khi đánh lộn, cậu tỏ ra can đảm hơn tất cả những trẻ khác. Tưởng cũng nên nói thêm là việc cho điểm tại các trường học của Nhật chỉ căn cứ vào hạnh kiểm chở không kể học lực hay thể thao. Trong một trận đấu, được thua được căn cứ vào cách chơi của hai đội.

        Cậu Hideki Tojo đã khổ sở nhiều vì những mặc cảm, và thường là đối tượng chế diễu của những đứa trẻ lớn hơn. Cậu bị cận thị và thân hình trông có một vẻ gì khác thường, tức cười. Lúc mười lăm tuổi, khi được gởi vô trường huấn luyện quân sự, cậu Tojo không tin là mình có khả năng thích hợp để theo đuổi binh nghiệp. Nơi đây, Tojo bị cảm động và suy nghĩ nhiều về câu nói của một sứ quân thuộc đời Mạc phủ : «Đừng chạy theo những gì mình thích. Hãy chú ý tới nhiệm vụ khó khăn.» Không có tài gì nổi bật, cậu Tojo tìm cách ganh đua với bạn bè bằng những công việc làm chăm chỉ, và đôi khi xử dụng tới sức mạnh để đè bẹp đối thủ của mình. Nhờ những cách đó, không bao lâu cậu trở thành một khuôn mặt đáng nể trong số nhiều bạn bè tuy thông minh hơn, nhưng không có được một sự can đảm và quyết chí như Tojo. Cậu hoàn toàn tự tin vào sức làm việc chăm chỉ và ý chí cương quyết của mình. Sau này, có lần Tojo đã nói với một đám sinh viên sĩ quan khi ông kể lại cuộc đời của mình ở quân trường : «Tôi là một người tầm thường, không hề có tài năng gì đặc biệt. Tất cả những gì tôi đã làm được đều do sự làm việc chăm chỉ, và tôi nhất định không bao giờ rời bò thói quen đó.»

        Năm 1902, cậu Tojo chánh thức được nhận vô trường Võ bị quốc gia và tốt nghiệp ba năm sau đó. Ngày lễ mãn khóa, cậu hãnh diện đứng chung với các tân sĩ quan khác trước sự chứng kiến của thân phụ, lúc này đã trở thành một Đại Tá thực thụ. Nhưng tình hình nước Nhật lúc này đã biến chuyển mạnh với những biến cố dồn dập xảy tới.

        Tại Triều Tiên, dân bị trị không còn ngoan ngoãn tuân theo những lề lối cai trị của Nhật. Họ nổi lên đòi quyển tự chủ, và đánh đuổi những người lợi dụng danh nghĩa «giải phóng» để tìm cách đô hộ họ trở lại. Không bỏ lỡ cơ hội này, Nga liền tính cách lợi dụng tình hình khỏ khăn của Nhật tại đây. Năm 1903, quân Nga ngang nhiên tiến vô miền Bắc Triều Tiên để bảo vệ một vùng đất đã được chinh quyền Triều Tiên nhượng cho họ. Nhật lồng lộn lên phản đối hành động này của Nga.

        Tình hình lúc này khiến Nhật không thể nào lùi được như trong lần bị tam cường ăn hiếp năm 1895. Hơn nữa, bây giờ Nhật không còn bị cô thế. Họ đã ký được một hiệp ước bất tương xâm với Anh trong thời hạn 5 năm. Hiệp ước này được thành hình trong lúc Anh mai lo đánh giặc thuộc địa tại Phi châu, và muốn Nhật hỗ trợ để đề phòng mọi bất trắc có thể do các cường quốc Âu Châu gây ra cho mình ở Viễn Đông. Nhờ hiệp ước đó, Nhật chắc chắn rằng trong lần đọ sức này với Nga, các nước Tây Phương khác se không còn nhào vô phe Nga như hồi năm 1895.

        Chiều ngày 8 tháng 2 năm 1904, trong lúc các nhà ngoại giao giữa hai nước còn đang đàn xếp tại Mạc tư khoa thì hạm đội Nhật bất thần tấn công vào các chiến hạm Nga tại hải cảng Arthur. Lần tấn công này cũng bất ngờ y như lần đánh Trung Hoa mười năm trước, và trận tấn công Trân châu cảng ba mươi bảy năm sau. Người Nhật luôn luôn đánh trước rồi mới tuyên chiến sau, Ngày 10 tháng 2, khi Nhật chánh thức tuyên chiến với Nga thì quân của họ đã tiến tới gần các trại quân Nga tại Hải cảng Arthur. Một lần nữa, Đại Tá Hidenori Tojo lại được lệnh lên đường xuất chinh.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM