Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:52:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng vọng Thái Bình Dương  (Đọc 10813 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2018, 09:38:44 am »


        HISAO KIMURA

        Sinh-viên ban Kinh-tế chính trị Đại học đường Đông-Kinh. Nhập-ngũ tháng 10 năm 1942. Bị kết tử-hình vì là tội-nhân chiến tranh. Bị xử giảo tại khám lớn Changi, Tân-gia-ba, ngày 23-5-1946, lúc 28 tuổi.

        Bức thư này Kimura viết trên mép trang cuốn « Triết-học yếu-lược » của Gen Tanabé, nhờ tay một người bạn được phóng-thích đem trao cuốn sách cho cha mẹ. Đọc thư này ta thấy có lẽ tác-giả bức thư bị oan-ức. Những lầm-lẫn như thế rất thường xảy ra trong những cuộc trừng-trị hấp-tấp. Vả, một khi con người đã bại trận, sao lại không có tội ? nếu những người chiến-thẳng đã không « chiến-thắng » thì họ có thoát bị lên án không ?


        Do sự ngẫu-nhiên mà con nhận được cuốn « Triết- học yếu-lược » của Gen Tanabé, con đã đọc cuốn sách này trước khi chết. Lần thứ nhất con đọc tác-phẩm triết-học này, thời-kỳ đang là sinh-viên bên Nhựt. Thời gian đã 4, 5 năm qua rồi.

        Hiện giờ con đang ngồi trên chiếc ghế đá, hình ảnh cái chết bao trùm, con sắp qua đi như giọt sương sa buổi mai, con mường-tưởng đến quê-hương. Con đã lấy lại được lòng ham mê học-hành sẵn có từ trước. Mặc dầu định-mệnh bắt con bị treo cổ trong mấy ngày nữa, nhưng con cũng đọc đi đọc lại tác-phẩm tới 3 lần, và lần nào con vẫn cảm thấy thú-vị hơn mãi lên. Con viết những ý-tưởng cuối cùng trên mép trang sách, khác nào di-ngôn của con vậy.

        Từ 4 năm nay, việc học-hành bị gián-đoạn. Tuy nhiên, con vẫn còn hiểu rõ ý-nghĩa cuốn sách. Con lấy làm hiên-ngang vì cuốn sách thường được coi là rất khó hiểu. Con chưa thể nào mất được cái ham-thích học-hành. Con sắp viết ra đây những ý-tưởng trước khi chết. Con không được phép xin giấy trắng, vậy con tạm viết trên mép các trang sách này.

        Con đã bị kết án tử-hình. Ai có thể ngờ được sự việc xảy ra như thể ? Ai lại không chắc được con sẽ sống ngoài 30 tuổi, lúc mà việc học-hành còn đang dang dở ? Cuộc đời sóng gió của con sắp tan đi như cơn gió, mà chưa ai ngờ được. Con tưởng như đang đọc cuốn tiểu-thuyết mà con đóng vai chính vậy.

        Lúc biết định-mệnh đã được định đoạt rồi, con nhẫn nhục chịu.

        Lịch-sử chẳng qua là tất cả bao nhiêu hi-sinh thầm- kín nối tiếp nhau. Sự hi-sinh và cái chết của con chẳng hạn có khác chi giọt nước rớt vào dòng nước thác chảy xiết mạnh!

        Nước Nhựt đã bại trận trước cơn cuồng-nộ và xỉ- vả của hoàn-cầu. Các nước khác đã vùng dậy chống lại những hành động vò nhân-đạo của người Nhựt. Cái chết của con sẽ trả thù thay cho nhân-loại và thoa dịu lòng căm-phẫn của nhàn-loại. Con sung-sướng và hân-hạnh vì được chết để mở đầu một tương lai sán-lạn cho đất nước.

        Con không phạm một lỗi nào đáng án tử-hình này. Tất cả lỗi lầm đều do người khác làm nên, thế mà con không được phép nói thực để minh-oan. Con phải đền tội thế cho người khác, đó là điều thậm vô-lý và bất-công! Nhưng trải bao năm qua, người Nhựt đã bắt bao người ngoại-quốc chịu những cái mà con đang chịu bây giờ như thế hỏi có chi là bất-công và vô-lý ?

        Con phải công-nhận điều đó, vì con chỉ được phép minh-oan bằng cách nói lên sự thật ở đây thôi. Quân đội Đồng-Minh đã chú-trọng vào con, đó cả là một điều không may cho con. Con không thể hi-sinh mạng sống cho quân đội Nhựt, không bao giờ con chịu như thế! Nếu hi-sinh mạng sống để đền tội toàn dân phạm, lại là việc khác. Con không được phép nói lên để phản đối việc bất-công đó, nên đành chịu chết với nụ cười trên môi còn hơn !

        Trong vụ án này, các sĩ-quan Bộ-Binh đã hoàn- toàn hèn-nhát. Trái lại, hàng sĩ-quan Hải-quân đã cư xử rít đứng-đắn. Bao nhiêu cái con làm được trong suốt thời gian điều-trạ vụ án và cả sau khi tuyên án,

        con đều làm cả để tự minh-oan. Nhưng vì con đã tận- hiến cả xác lẫn hồn con cho nước Nhựt, cũng có trách- nhiệm một phần nào. Nhưng quả thực, con vô tội. Trường-hợp của con nào có khác chi những vị anh- hùng đã chết ở Okinawa, đột nhiên họ bị liệt vào hạng tội-nhân chiến-tranh, vì đã phạm các điều luật thế-giới.

        Chính lúc con khám phá được một ổ gián-điệp đối-phương ở đảo Kanikobal, sắp được tuyên dương công-trạng, được tặng thưởng huy-chương thì bỗng nhiên nước Nhựt bại-trận. Tình-hình chỉ trong một tháng đã xoay chiều đổi hướng. Những hành-động anh-hùng đầy công-trạng của con bỗng biến thành lý- do lên án tử-hình. Cuộc thất-bại điêu-đứng này đã ảnh- hưởng đến tất cả mọi người dân Nhựt. Riêng con, con phải hi-sinh mạng sống.

        Ý con định vùng lên chống lại với tất cả phái quân- phiệt vì họ tự lao mình vào cuộc chiến-tranh, mặc dầu họ biết rằng theo đuổi chiến-tranh chỉ đưa dân-tộc đến chỗ diệt-vong. Cái trách-nhiệm đó hoàn-toàn quy vào đầu tất cả người dân Nhựt, vì họ trao phó toàn quyền cho hàng tướng-lãnh, được tự-do hành-động từ hồi chiến-tranh Mãn-Chàu.

        Bây giờ dân chúng cần phải hồi-tỉnh lại! Sự thức- tỉnh này phải bao-hàm một mầm mống nảy nở một tương-lai rực-rỡ cho đất nước. Còn chỉ tiếc rằng chết đi mà không được chứng-kiến cái ngày huy-hoàng đó thôi !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2018, 08:45:28 am »


        Nước Nhựt đã tỏ ra thua kém các dân-tộc khác về mọi phương-diện. Toàn dân phải có trách-nhiệm về thái-độ này vì dân-tộc ta để mặc bọn cầm đầu lừa bịp : Nước Nhựt tài-giỏi hơn mọi dân-tộc hoàn-cầu.

        Cải quan-niệm lừa-bịp đó đã đem lại một hậu-quả hết sức tai hại: phải dùng đến võ-khí, và phải thất-bại. Chúng ta cần phải gạt bỏ võ-lực và phải nhận định cái chân giá-trị của mọi sự việc. Đó chính là đường-lối chân-chính đưa nước ta đến con đường cường-thịnh. Chúng ta cần phải canh-tân tổ-chức chính-phủ. Duy với điều-kiện này nước Nhựt mới phát-triển được. Tình- hình nước nhà hiện giờ rất lộn-xộn, nhưng đó là điều may mắn. Khi mà dân-tộc ta biết gạt bỏ những tư- tưởng độc-đoán, lúc đó mới được hoàn-toàn sung- sưởng. Một ngày gần đây, chủ-nghĩa Mác-Xít, chủ- nghĩa tự-do và bao nhiêu lý-thuyết chính-trị khác sẽ được đem ra nghiên-cứu kỹ-lưỡng để chính-phủ mình chủ-trương. Lúc đó, nước Nhựt mới được phát-triển mạnh-mẽ. Con nghĩ đến mà buồn vì điều con nói đây sẽ được thực-hiện sau khi con chết. Nhưng bao nhiêu người được chứng-kiến công cuộc canh-tân này, họ sẽ thay thế con điều-khiển quần-chúng một cách lương- thiện hơn. Nước Nhựt phải có bổn-phận tự cái-cách và tổ-chức lại đi! Con ước mong rằng trong thế-hệ mới này, lớp sinh-vièn sẽ giữ một vai trò quan-trọng.

        Chị Takako, chị nên kết hôn mau lên. Em rất sợ rằng cái chết của em sẽ khiến ba má thất-vọng và gia- đình ta sẽ lâm vào cảnh cơ-hàn.

        Những tội-nhân chiến-tranh bị lính Hòa-Lan canh giữ. Những lính này trước kia đã là tù-binh của nước Nhựt. Họ đã bị ta ngược đãi, ngày nay họ ngược đãi lại mình. Chúng con bị những cú đấm đả. Nhưng khi con nghĩ đến cách người Nhựt đối xử với họ thì con coi chẳng vào đâu. Con không than-vãn gì hết ! Nhiều sĩ-quan thường than-vãn, nhưng họ quên mất những hành-động cũ của họ. Riêng con, đã không làm khổ ai bao giờ, dầu vậy, con vẫn bị ngược-đãi như những người khác. Quả thực đáng tiếc ! Nhưng con biết làm sao được ? Dầu sao, lúc này con chỉ là một người dân Nhựt. Nếu con yêu sách được biệt-đãi. chẳng hóa là vô-lý lắm sao ? Cũng may, con ít bị đập đánh, trái lại được mọi người yêu-quý. Mỗi ngày chúng con ăn hai bữa : sáng ăn một thứ hồ dẻo như keo, chiều cháo nấu bằng gạo. Suốt ngày chúng con đói cào cấu và đi đứng không vững. Người linh canh gác con rất tử-tế : ban đêm anh ta đem lén cho con quà bánh, thuốc lá và bánh khô. Hôm qua, anh ta cho con một chai nước ngọt. Thấy anh ta quá tốt bụng, con cảm-động phát khóc lên. Một người trong bọn lính gác có nói với con: có lẽ anh ta sẽ được thuyên-chuyên qua Nhựt. Con đã biên địa-chỉ ba má và trao cho anh ta một lá thư. Những người lính này đều biết con bị oan-ức. Họ rất ác-cảm với người Nhựt, nhưng bụng họ rất tốt. Rút cục, người nào cũng đều thế cả ! Người gác buồng con đã bị bắt làm tù-binh bên Nhựt, anh ta có kể cho con nghe những cách lính Nhựt xử đãi với anh ta : đấm đá, hơ lửa nóng, v. v...

        Con không hiểu được sao người ta nỡ tàn-ác đến thế ?

        Cỏ một điều mà con quên nói : địa-vị người phụ- nữ Nhựt-Bổn trong xã-hội rất thấp kém !

        Một câu than-thở, một hơi thở, một thìa chảo, tất cả những cái đó đều làm cho con cảm thấy thế-giới hữu-hình. Hôm qua một tội nhân mới bị đem đi xử. Hỏm nay, lại hai người. Chắc sắp đến lượt con rồi ! Vì thế, một chi-tiết nhỏ nhen nào trong cuộc sống cũng đều khêu gọi cho con một kích-thích không tả được, và có một vẻ quan-trọng đối với con. Như một thìa cháo chẳng hạn : Con lim dim đôi mắt lại thưởng- thức hương-vị nước cháo đang từ từ trôi xuống bao- tử. Trong vài phút, con cũng đủ tìm thấy tất cả cảm- giác chứa đựng trong vạn-vật.

        Trong hoàn-cảnh hiện giờ, con không bi-quan và không bồi-hồi nóng nảy. Mặc dầu lo sợ, nhưng con muốn nhận lấy cái chết như đã quan-niệm. và con không nghĩ tới nữa là hơn !

        Tác-phẩm triết-học của Gen Tanabé con ngẫu-nhiên mà được đọc lại từ mấy hôm nay. Con muốn trước khi bị hành-hình, được đọc lại một lần nữa. Lúc còn là sinh-viên, con ham mê khoa xã-hội-học lắm. Con đã mải-miết đọc cuốn triết-học này. Đọc đi đọc lại con vẫn thấy thú. Trước kia, con đọc thấy khó hiểu, nhưng bây giờ ngồi trên chiếc ghế đá lạnh, giữa phòng giam khám lớn ở Mã-Lai, xa cách quê-hương ngàn dặm, con lại thấy dễ hiểu hơn. Trước khi kéo bức màn đời, được đọc cuốn sách này, con lấy làm sung-sướng lắm !

        Mỗi chữ, mỗi tiếng trong cuốn sách đều khêu gọi cho con tìm thấy lại hình ảnh cũ trong trí tưởng-tượng và đă từng bị nhục-dục và ham-vọng nung-nấu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2018, 07:57:39 am »


        Một cuốn sách hay và tốt bao giờ cũng phải phát- sinh cái thị-dục và bình-tĩnh cho linh-hồn, bất cứ trong hoàn-cảnh nào (Một cuốn sách hay cần phải khêu gợi sôi nổi thị-dục khi cần và phải đem lại bình-tĩnh đúng lúc). Cuốn triết-học này con đọc một hơi cho đến chữ cuối cùng. Rồi con lại đọc lại. Hết cả ý nghĩa tự nhiên sáng sủa ra cho con. Đọc nó tựa hồ như lúc con đọc cuốn lễ-giáo và đọc bài sám-hối trước khi chết. Cuốn sách này sẽ là di-ngôn của con và cũng là nấm mồ chôn xác con. Con chưa tới trình-độ hiểu rõ hết các nguyên- tắc triết-học trong cuốn sách, những điều đọc ra mà con nhớ được, có lẽ xa biệt với tư-tưởng của tác-giả. Nhưng con tưởng rằng tác-giả lúc cầm bút viết ra cuốn sách này, chắc cũng có trạng-thái giống như trạng-thái của con, lúc khởi sự học vậy.

        Nhiều thày dạy và các bạn cũ sẽ tiếc thay cho con và bảo nếu con được sống, sẽ là một sinh-viên xuất- sắc. Con không muốn có một đời sống tầm-thường. Nếu sống như thế, chẳng thà chết ở đây còn hơn. Thà rằng bỏ xác ở đây còn hơn con sống một đời sinh-viên, vì tâm-hồn con chưa từng bị những tệ-oan xã-hội làm nhơ. Ý con muốn sổng để tiếp-tục học-hành, nhưng chết đi có lễ còn hơn vì đó là ý của Thượng-Đế đă định-liệu. Mặc dầu việc học đang giang giở, nhưng tâm- hồn con vẫn còn trong sạch.

        Con đã thử hết cách để được sống và minh chứng rằng con oan ức. Cẩp trên con đã ra lệnh tuyệt-đối không được nói thật. Vì thế, những sĩ-quan cao-cấp chỉ bị án khổ-sai chung-thân, mà con lại bị án tử-hình. Quả là điều vô-lỷ và bất-công !

        Tuy nhiên, con tin chắc con sống còn có ỉch cho tương-lai đất nước hơn là họ sống. Những người có trách-nhiệm, chính là những sĩ-quan ấy. Họ biết vậy nên mới bắt con yên lặng và họ tự biện-hộ lấy. Tuy nhiên, con cũng có quyền-lợi thiên-nhiên được sống. Lúc tuyên án xong, con đã kháng án, con đã xuất-trình những chứng-cớ, hiện đã được ghi chép vào biên bản thảo bằng Anh-ngữ. Con chắc là không ai chấp-thuận việc kháng-án của con vì là án bất khả khảng. Dù sao đi nữa, con cũng thử may xem sao. Con đã cung man, nên con mới bị án tử-hình! Rồi sau chính con định nói hết sự thật. Nếu hồ-sơ con được cứu xét lại, thế nào cũng có mấy sĩ-quan sẽ bị tử-hình, và như thế mới là công bình. Nếu con được sống, con sẽ giúp ích cho nước nhà hơn họ. Họ là những người kiêu ngạo và hiếu-thắng. Những hạng người đó làm gì được cho Tổ-quốc?

        Trong hàng sĩ-quan cao-cấp mà con quen biết, có một vài ông có tính-tình khả tốt. Ngoài ra, họ đều có trình-độ quả thấp, chỉ ngang với hàng giáo-viên sơ-cấp thôi. Con đã từng sống chung với họ. Một khi các sĩ-quan ấy cởi bỏ quân-phục, phù-hiệu cấp bực ra thì ngôn-ngữ cử-chỉ của họ rất khả-ố. Dầu nước Nhựt có nền tài-chính trội hơn, cũng không thể thắng-trận được vì cấp chỉ huy quân đội là hạng người kém cỏi.

        Sau cuộc chiến-tranh Mãn-Châu, và sau khi quân đội Nhựt chiếm đóng miền Nam-Á, binh-sĩ Nhựt-Bổn đã trở thành đám quân ươn-hèn, hơn cả những lái buôn, chỉ lo tư-lợi. Thế mà chủng dám khoác-lác về trung-tín, về nhiệm-vụ về lòng hi-sinh quả-cảm! Bây giờ, lột trần ra, không ai chịu nỗi những hạng ấy được nữa! Thế mà dân Nhựt đã thâu nhận, đã bênh-vực những phần-tử ấy. Trách-nhiệm hành-vi của hạng này hoàn-toàn cả dân-tộc phải gánh chịu. Vì dân thiếu óc phê-phán. Cái đó chứng tỏ chúng ta chưa được tiến- bộ mấy.

        Hoặc giả có người đáp lại rằng: dân-tộc ta đã có hai ngàn năm lịch-sử cơ mà ! Nhưng làm quái gì cái lịch-sử lâu dài trống rỗng và nghèo nàn ? Ngày nay, con quả quyết rằng xã-hội Nhựt-Bổn thiếu kinh-nghiệm và thiếu kỷ-luật thì quân đội không làm gì được con nữa! Lúc còn là sinh-viên, đời sống con cả là một

        cuộc cách-mạng liên tục. Nhưng thực ra, con phản-đối lại khuynh-hướng của người dân Nhựt chỉ tuân lệnh của phái quân-phiệt một cách mù-quáng. Trong trại lính, hàng sĩ-quan chỉ ca-tụng đức-tính tùng-phục mù- quáng. Khi con chống lại với cấp sĩ-quan, dù gián-tiếp, con bị gán là thằng theo tự-do chủ-nghĩa. Không khi nào con kể ra hết được những tật xấu, những khuyết-điwrm của quân dội. Chúng ta thảy đều nhắm nghiền mắt lại, chỉ vì chúng ta là người dân Nhựt. Nhưng đúng lý ra ; bọn quân-phiệt phải cầm dao tự phanh bụng ra di, phải cúi mình trước nhân-dân mà nhận lỗi đi, phải hiến mạng sống cho xã-hội mới được. Phái quân-phiệt qụả đã lợi-dụng danh-nghĩa của Thiên-hoàng.

        Ba Má sẽ oán-hận vì bước đường không may của con, bị chết sau khi chiến-tranh kết-liễu. Con sợ rằng ba má sẽ thất-vọng. Đàng khác, con cũng được chút may là được sống cho tới hôm nay. Khi con đang vượt Ấn-Độ-dương, bị phi-cơ đối-phương oanh-tạc và bị hạm-đội địch đánh đuổi, con thường nghĩ giờ phút tận- số đã điểm. Chưa từng bị thương, con vẫn cảm ơn Trời Phật đã luôn luôn bảo vệ con. Con muốn chết mà được cảm-tạ Trời Phật về những ơn đã thụ-lãnh hơn là được sống mà cứ than-vãn số-phận hẩm-hiu. Xin Ba Má đừng buồn. Xin Ba Má cứ nghĩ rằng sống được tói ngày nay là đủ rồi. Chính vì thế mà con vui lòng chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2018, 09:49:08 am »


        Tình cờ lúc nãy, con được nghe một tin tuy không giá-trị gì, những án tử-hình có lẽ được ân-giảm cho các tội-nhân chiến-tranh. Mấy hôm nay, một lính gác nói vói con : hiện sắp có một quy-định mới sẽ được áp-dụng, các binh lính đã hành-động theo lệnh của thượng-cấp sẽ được coi như vô-tội.

        Những tin tức trên đây gây cho con một tia hi- vọng nhỏ, có lẽ hi-vọng ấy lại sắp tan đi ! Nếu con viết ra đây, chỉ vì con muốn tỏ cho ba má biết tâm-hồn con lúc này đang khoắc-khoải trước giờ chết. Con người đứng trước cái chết không đủ sức chịu đựng !

        Uchida, sĩ-quan binh-lương thủy-quân, quả là một người phi-thường. Ông mới 30 tuồi, rất thông-minh, vừa xuất thân ở trường Cao-đẳng thương-mại Đông-Kinh ra. Những sĩ-quan cao-cấp và cả đến những thường dân, con chưa từng gặp ai giỏi bằng Uchiđa.

        Giữa những kẻ đang khoắc-khoải vẫn bình tĩnh đọc sách được và những người cứ mặc đời sống trôi chảy, có một điểm dị-đồng lớn. Con nhớ rõ ràng hồi còn nhỏ con được bà nội hết sức săn sóc. Con những mong ước khi lớn sẽ đền ơn Bà. Nhưng bây giờ con lại phải chết trước bà, chưa thể đền ơn Bà được. Nghĩ đến mà con đau lòng. Đã có chị Takako thay con để báo đền ơn bà.

        Xin cả nhà cử-hành đám ma con thực đơn giản. Chỉ ít người đi là đủ, vì tính con không ưa những cảnh phô- trương. Con muốn ngôi mộ của con giống hệt ngôi mộ của bà nội. Khi còn nhỏ, con tự hỏi, không biết ai sẽ được an-nghỉ bên cạnh bà. Lúc đó, con đâu có ý-tưởng là con sẽ được nằm nơi ấy.

        Ở nghĩa-trang, phong-cảnh rộng rãi, từ xa, xuất- hiện ngọn tháp cao của đài Phát-thanh Fukiđa và những dinh-thự của nhà ga. Những dịp lễ kỉ-niệm các vị quá cố, con vẫn trèo lên đó để xem đốt pháo bông. Khi chết rồi, con sẽ trở về đó ăn trái cây vải. Xin ba má lo đặt trên ngôi mộ con nhiều bông hoa thược-dược, nhứt là thực nhiều nụ. Con muốn giống như những hoa và nụ đó là biểu-hiệu trái tim con. Con còn nhớ, bàn thờ của gia-đình ta có vẻ sầu-thảm bi-ai quá. Con muốn bài-vị con không quả ảm-đạm đâu. Điều con xin đây có lẽ ngược với giáo-lý nhà Phật, nhưng dù sao chính con đã hóa thành Phật rồi !

        Xin ba mả cứ làm theo ý con. Con mong ước được ba má kỉ-niệm ngày sinh-nhựt con vào ngày 9 tháng 4 hơn là ngày con chết. Con sẽ quên hẳn ngày chết và chỉ nhớ ngày sinh ra thôi. Con sẽ đời đời nhớ ngày tháng 8 năm 1939. Chính độ ấy là ngày con khởi sự đọc những tác-phẩm về xã-hội-học trong thung-lũng Omoka, gần Shikoku. Con khởi sự nhận biết giá-trị khoa- học và suy-luận. Chính ngày đó con đã cảm xúc mạnh nhứt đời con.

        Con đã ủy-thác cho đại-tá Ueda gởi cuốn sách này cho ba má. Đại-tá Ueda là trưởng phòng hành-chảnh dân-sự ở Kanikobal, trong hai năm trời ông đã săn sóc con. Còn bao nhiêu sĩ-quan khác đều xử đối với binh lính không khác nô-lệ. Trong khi ấy đại-tá Ueda rất tốt, vẫn tôn-trọng nhân-vị con người. Không khi nào ông mắng nhiếc ai một câu. Giá không được gặp ông, có lẽ con phải sống khổ sở và phải làm việc vất vả khó nhọc của hàng binh nhì. Và biết đâu con đã chết sớm rồi cũng nên. Nhờ có ông, con đã được biệt— đãi hơn cả hàng sĩ quan. Quả thực mọi điều may là nhờ có đại-tá cả. Ba Má nên biết ơn đại-tá. Trong suốt thời gian xử vụ án, đại-tá đã ăn ở một cách hết sức dửng đắn,

        Con kính gởi cuốn sách này cho ba má tựa như di- ngôn của con. Con đọc xong sách này trong khám lớn Tân-Gia-Ba. Trước giờ chết, cuốn sách này đã đem lại cho con một ham-muốn về chân-lý và giúp con vượt trên hoàn-cảnh. Đây là cuốn sách cuối cùng con đọc ở dưới trần gian. Nó đem lại cho con một ý-nghĩa đặc- biệt về những giây-phút cuối cùng đời sống buồn thảm.

        Má thân-yêu, xin má đừng buồn đừng khóc làm chi. Chính con không khóc cơ mà ! Con sắp chết vì Tổ- quốc. Thưa Ba Má, xin ba má hãy nhẫn-nhục mà nghĩ rằng con đã bị một viên đạn của địch trong trận chiến. Ba Má cứ hỏi những chi-tiết về vụ án con nơi đại-úy Eizo Eukanaka..

        Còn em gái Kochan của anh, em có khỏe không? Em sắp được 22 tuổi rồi. Chắc bây giờ em đã là một thiếu-nữ kiều-diễm lắm nhỉ! Anh tiếc không được gặp em lần chót. Em nên kết-hôn sớm đi, để trông nom nhà cửa thay anh và phụng-dưỡng ba má, sau khi anh chết.

        Thưa Ba Má,

        Ba Má đã hết sức nuôi nấng dạy dỗ con, bây giờ con đã khôn lớn, sắp đền ơn ba mả được thì lại chết. Đó chỉ là định-mệnh, con không trốn thoát được, đành chịu vậy ! Nếu con muốn, còn có thể tự biện-hộ, nhưng mà vô-ích thôi. Dù sao, con chết cũng chẳng khác gì con bị mất tích hoặc bị trúng bom như một kẻ vô danh. Lúc con trở lại bình-tĩnh, trong lúc chờ cái chết, hình ảnh làng quê xuất-hiện trong trí tưởng-tượng rất rõ rệt, không khác chi trước mắt con vậy. Con nhớ rõ : mảnh vườn chạy dài trước căn nhà cậu Tani, cái hồ cá đầy nước mà cậu con thường ngồi câu. Con nhìn thấy con cả đang giẫy đạch nơi đầu cần câu... và tất cả những kỉ-niệm về Cohi... Con kể không bao giờ hết được. Căn nhà mới xây cất, khu rừng thông, ngôi trường trung-học Shinono, những cảnh vật đó lưởt qua trí tưởng tượng con chẳng khác cây đèn kéo quân. Các giáo-sư Shossiri, Yasuđa, và Yatsumani bấy giờ thế nào ? Con chắc khi các vị ấy được tin con chết các ngài sẽ khóc vì các vị ấy có lòng thương con lắm. Con rất tiếc vì phải chết nơi đất khách quê người, không được tỏ lòng tri-ân với những vị ấy. Con trối tất cả sách vở cho thư-viện trường học, nhờ giáo-sư Shojiri làm trung-gian. Dù sau khi chết, con cũng không quên được bao công-lao của các thày đã dạy dỗ. Con rất tiếc trước khi chết không được đọc lại lần nữa tác-phẩm của giáo-sư Shojiri «Vấn-đề tình-ái với chí-hướng nghề-nghiệp».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2018, 09:49:29 am »


        Thất-vọng, cả là một điều không thể hiểu được. Khi con người lâm vào cảnh thất-vọng sẽ không sợ chết nữa.

        Sau khi thất-bại, nước Nhựt chắc đang có nhiều thay đổi về chính-trị và kinh-tế. Mỗi biến-chuyển cần phải xác-thực. Con tiếc rằng không được mục-kích những thay-đổi ấy! Những trào-lưu biến-chuyển của lịch-sử rất mãnh-lực và không ngưng nơi con. Con chỉ là một con kiến nhỏ hèn bị trôi dạt giữa làn nước chảy xiết. Không duy mình con ở trong hoàn cảnh này. Lại còn bao kẻ đã bỏ mình nơi trận tuyến, hoặc bị làn hơi thối của trải bom nguyên-tử. Trên phương-diện tổng- quát, cái chết của cou có đáng kể chi ? Nguyên sự nghĩ đến bao nhiêu sinh-linh đã tử-trận cung khiến con hết muốn sống rồi. Dù sao đi nữa, nếu còn sống được, con có thể làm được một vài việc xứng đạo làm người. Chết quả sớm, khác chi một bông hoa héo rụng trưởc khi cánh hoa chưa kịp nở hết. Thượng-Đế đã ấn-định cho con chết, con chỉ việc cúi đầu tuân theo

        Mấy ngày nay, con không thấy sợ chết. Con không cảm thấy kinh-boàng trước cái chết. Những người chết vì bệnh, chắc cũng có những cảm-giác như vậy. Thỉnh- thoảng, trong một vài giày phút, con cũng thèm sống, nhưng cái đó không lâu. Con không hổ thẹn vì phải chết. Con tin chắc, trên đời không có cuộc thử thách nào quan-trọng như cuộc thử-thách này. Vì không có ảnh của ba má và các chị các em, nên con sẽ nhắm mắt lại, mường-tưởng đến hình ảnh ba má, các chị em, các người thân-yêu để kính chào các vị ấy buổi sáng và buổi chiều. Con ước mong ba má và các chị em cũng làm như vậy. Những bạn con sắp được hồi-hương sẽ kể cho ba má nghe bao nhiêu sự việc về con.

        Thưa ba má,

        Mỗi khi có thể, xin ba má đi thăm các bạn ấy, để họ thuật tin tức về con. Con chưa từng làm một việc gì đáng hổ thẹn với lương-tâm. Con có thể chết một cách yên-ồn, không ai trách cứ được điểm nào. Là một quân- nhân Nhựt-Bổn, nhưng con không làm một điều chi đáng trách cả.

        Con đã ăn ở như một người dân Nhựt được hấp- thụ một nền giáo-dục siêu-việt. Dẫu vậy, con vẫn sợ bị liệt vào hạng tội-nhân chiến-tranh, con sẽ bị nhơ danh, gia-đình ta cũng bị lây ảnh-hưởng và chị Takako không thể kết-hôn được. Bao nhiêu người đã từng chiến-đấu bên cạnh con ở Kanikobal đều sẽ minh-chứng là con bị oan-uổng. Con hi-vọng ba má sẽ tin lời con.

        Nếu quả có kiếp luân-hồi, con sẽ được tái-ngộ cùng ông bà nội và tất cả các bạn bè đã tử-trận. Đó cả là một nguồn an-ủi vì dược trò chuyện với họ về những kỉ-niệm dưới trần-gian. Con không biết ba má có phiền- muộn không, nhưng thỉnh-thoảng xin ba má nhớ đến đứa con này. Xin ba má hãy can đảm lên.,

        Ngày 23-5-1946, Ngày con bị hành hình.

        Con không còn chi phải nói nữa. Giờ chết đã gần. Xin ba má hãy mạnh giỏi ! Xin vĩnh-biệt ba má .... .

1.           — Con nguyện cầu cho Nhựt-Bỗn được thịnh-vượng lâu dài !

1.           — Xin ba mả khỏe mạnh luôn. Con xin cảm tạ ba má

        về mọi ơn đã ban cho con.

2.           — Xin ba má cầu cho con chết xứng đáng.

3.           — Ba má sẽ không nhận được tro tàn của con. Xin thay thế bằng móng tay và tóc của con.

4.           — Đời sống của con sắp tiêu tan đi như sương sa buổi mai nơi miền Nam. Tim con tràn ngập ưu- phiền. Con uống một ly nước trà cuối cùng lúc bình-minh này.

        Thưa ba má, xin tha thứ cho con... Xin ba đừng buồn. Thưa Má, con tưởng nhớ đến má trong lúc uống chén đắng này !

        Con sợ rằng nỗi buồn của ba má còn lớn hơn sự buồn của con vì phải chết nơi xa xăm.

        Con đang đếm đốt ngón tay. Người bạn con sắp bị xử, bây giờ đến lượt anh ta. Tai con nghe thấy anh ta đọc bài sám-hối.

        Con cắn móng tay và nước mắt con tràn trề. Con đang cầu cho ba má. Xin vĩnh-biệt ba má, vĩnh-biệt ba má ! ...

        Mắt nhắm nghiền lại, con đang hồi tưởng đến hình ảnh thân yêu của Má. Hình ảnh đó không rời con giây phút nào !

        Con viết một chữ «MAI» và ngồi nhìn chữ ấy !

        Một luồng gió thổi. Nỏ sắp quét sạch mọi nỗi buồn của con, trong tâm can.

        Đời sống con không có ngày mai, lòng con không có uẩn-khúc nào !

        Câu thơ sau đây con vừa thảo ra hôm qua :

        Hình ảnh má tươi cười tay con ẵm,

        Chân mạnh dạn thẳng tới pháp-trường

        Lòng con chẳng hề nao núng !

        Mai đây, con sẽ giẫm chân trên làn sươmg sa, dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Tròi quang mây tạnh.

        Con ngừng bút nơi đây đúng nửa giờ trước khi chết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 15 Tháng Mười Hai, 2018, 09:50:56 am »

           
           


HẾT

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM