Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:06:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng vọng Thái Bình Dương  (Đọc 10874 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 09:55:03 am »


        AKIO OTSUKA

        Sinh-viên đại-học-đường Chuo, một trường cao đẳng tư-thục nổi tiếng về khoa luật-học. Tử trận gần Kateno, ngoài khơi biển Okinawa, trên phi-cơ ngày 28-4-1945, lúc24 tuổi.

        Ngày 21-4-1945.

        Con quả-quyết rằng, con chết, chẳng phải do con tình-nguyện, không phải con không luyến-liếc cái sống.

        Tương-lai xử-sở làm con băn-khoăn áy-náy và tương-lai của ba má, của 3 em gái, càng làm con áy-náy hơn. Bấy nhiêu thứ làm con khắc-khoải không bút nào tả hết!

        Xin ba mả đừng quá đau-đớn, đừng mất lý-trí vì cái chết của con. Xin ba má và các em hãy sống hạnh- phúc và hòa-hợp với nhau như từ trước tới nay: đó chính là nguyện-vọng độc-nhất của con.

        Má và các em đều là nữ-nhi yếu-đuối, con không tưởng-tượng hết được những nỗi khó-khăn má cùng các em sẽ gặp trên đường đời. Nhưng má và các em đều là những người giàu lòng can-đảm, mỗi người có nếp sống riêng và đều có lòng cương-trực.

        Lúc nào con cũng sống trong trái tim của má và các em. Nếu ba má và các em muốn gặp con, xin cứ kêu tên con, con sẽ ở gần ngay bên ba má và các em.

        Ngày 25-4-1945.

        Trái với tập-quán của con, hôm nay con thức dây thật sớm, mới 5 giờ sáng con chỗi dậy rồi. Con cởi trần tập thể-dục. Con thấy như vậy dễ chịu lắm.

        Thường thường, trong chiếc hộp nhỏ, người ta bỏ vào một ít tro đốt ở xác tử-sĩ, bây giờ không thế nữa, mà chỉ vào đó một tờ giấy trắng, có thực vậy chăng? Con muốn gởi về cho ba mả và cả nhà một mờ tóc, nhưng hôm qua con đi hớt tóc, người thợ hớt trụi cả tóc và cắt cả mỏng tay mỏng chân của con. Con tiếc quá ! Nhưng trễ mất rồi, trong một đêm, tóc và móng chân móng tay đâu có thể mọc được ?

        Con không muốn có một ngôi mộ. Nếu xác con bị táng trong một ngôi mộ chật-hẹp thì con cảm thấy mình bị giam-hãm và bóp bẹp lại. Một người ưa xê-địch như con, không cần gì đến ngôi mộ. Xin ba mả và các em nhớ vậy cho con.

        Xin ba má và các em đừng khóc vì cải chết của con. Nếu con sống và trong gia-đình ta có người chết, con sẽ cố làm cho cả nhà vui và thêm can-đảm.

        Ngày 18-4-1915.

        Sảng nay, con thức dậy lúc 8 giờ và con được thở làn không khí của miền Sơn-cước. Hôm nay là lần chót mà con được thở không khí lúc bình-minh. Tất cả sự việc con làm hôm nay, đều làm như lần cuối cùng.

        Các phi-công phải tập-họp vào lúc 14 giờ. Chúng con sẽ cất cánh bay vào lúc 15 giờ.

        Thực lạ quá ! Con có cảm-tưởng như muốn viết ra đây rất nhiều điều, nhưng lúc cầm bút viết con chẳng nghĩ ra điều gì hết.

        Con không có cái cảm-giác ra đi để chết. Con thoải- mái và nhẹ-nhàng lắm, tựa như lúc con lên đường đi viễn-du. Con tự nhìn trong tấm gương, thấy mặt con khổng giống mặt người sắp phải chết.

        Thưa ba, xin ba đừng quá lo ngại về bệnh tê-thấp của ba. Nếu ba cứ sống bình-tĩnh thì ba sẽ hết bệnh. Con ước ao muốn cùng ba uống một ly rượu sa-kê, nhưng sự ấy chẳng được nữa. Cả hai cha con ta chẳng được cùng nhau đi lễ bái nơi chùa Phật như trước nữa!

        Thưa má, má nặng 53 kí, nhẹ hơn con một chút thôi. Như thế là tốt rồi, xin má đừng làm cho má gầy đi vì cái chết của con. Từ ngày con nhập ngành Hải- quân, con hằng ước ao cho má luôn luôn được sức khỏe. Gia-đình ta có được thịnh-vượng hay không là do sức khỏe của má. Con biết rằng má rất dễ cảm-xúc và quả dễ khóc, nhưng con ra đi để chết với nụ cười trên môi. Ngày xưa, ba thường nói : « Người ta cười thì mình cũng phải tươi cười chứ ! » Con đang tươi cười đây thì má cũng nên vui cười.

        Hai em Junko và Sazuko, hãy săn sóc sức khỏe của má. Các em không nên buồn rầu mà sinh bệnh.

        Ở Đông-Kinh lúc này chắc hoa anh-đào đã sắp tàn- úa. Hỡi anh-đào ơi ! các người hãy rụng xuống đi ! Ta đây sắp lìa dương-thế, sao các ngưỏi còn nỡ mởn-mơ trên cành ?

        11 giờ 30 ngày sống cuối cùng của con.

        Con sắp đi ăn cơm trưa để rồi ra phi-trường. Con còn bận sửa soạn, nên không thể viết nhiều dược. Con xin vĩnh-biệt ba má và các em. Thư này con viết khó đọc quá, chữ con xấu viết run run, con chỉ viết được mấy câu vô-nghĩa.

        Xin ba má và các em hãy khỏe mạnh !

        Con tin-tưởng vào cuộc thắng trận của khối Đại- Đông-Á.

        Con nguyện xin Trời Phật ban cho ba má và các em nhiều hạnh-phúc. Xin ba má tha thứ cho đứa con bất-hiếu này !

        Con ra đi giết giặc với nụ cười trên môi. Đêm nay trăng tròn, ngoài khơi Okinawa, con sẽ chiêm-ngưỡng cảnh trăng thanh gió mát, con sẽ kiếm tàu địch. Con sẽ tỏ cùng ba má là đứa con biết tìm cái chết can-đảm !

        Với tất cả tình thân-ái của con.

AKIO       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 09:56:42 am »

      
        RYOJI UEBARA

        Sinh-viên kinh-tế chính-trị đại-học-đường Keio, Đông-Kinh. Tử-trận ở Okinawa ngày 11-5-1945, lúc 22 tuổi, trong khi lái phi-cơ đâm nhào xuống tàu Mỹ.

        Tỏi rất lấy làm hiên-ngang vì được tuyển-lựa làm phi-công của đội Thần-Phong và được nhập đoàn anh- dũng này. Nó là tiêu-biểu tinh-thần thượng-võ của nước Nhựt, quê-hương vinh-quang yêu-quí của tôi.

        Nếu chỉ muốn nghe theo lý-trí không thôi và áp- dụng những nguyên-tắc mà tôi đã tin-tưởng lúc còn là sinh-viên thì tôi biết được rằng tự-do sẽ thắng không còn là vấn-đề nữa. Có lẽ người ta sẽ gán cho tôi cái tự- do chủ-nghĩa. Nhưng tự-do là tinh-túy của nhân- loại, nó không thể nào bị tiêu-tan đi được. Nếu người ta muốn bóp chết tự-do, nó vẫn còn sống và vẫn tranh- đấu để được tồn-tại, kết-cục tự-do vẫn thắng. Đó là một chân-lý mà nhà hiền-triết Benedetto Croce đã từng tranh-luận.

        Những quốc-gia chủ-trương chế-độ độc-tài rồi ra sẽ đi đến chỗ bại-vong : sự cường-thịnh của những quốc-gia ấy chỉ là tạm-thời. Những nước trong khối «Trục» đã minh chứng điều tôi mới nói, trong cuộc chiến-tranh hiện-tại. Nước Ý Phát-xít bây giờ thế nào? Còn Phát - Xít Đức cũng đã thất - bại rồi chứ ? Hai nước này đã bị sụp đổ khác nào một lâu dài xây cất trên nền tảng lung lay vậy. Những biến-chuyển thời cuộc hiện-tại luôn luôn minh-chứng cái giá-trị siêu-việt của tự-do. Trong dĩ-vãng cũng thế, lịch-sử hằng chứng-minh điều ấy.

        Lòng tin-tưởng của tôi cần phải xác-thực và nếu xác-thực được thì quả là một tai-nạn tày tình cho đất nước ta ! Quan-hệ chi ? Tôi sẽ sung-sướng vì thế lắm. Cuộc tranh đấu nào cũng căn-cứ vào một chủ-nghĩa. Vậy như tôi vừa nói, kết-quả cuộc chiến-tranh hiện-tại rất dễ đoán được. Tôi mong muốn rằng nước Nhựt, tổ- quốc thân-yêu của tôi, phải là một đế-quốc vĩ-đại, như đế-quốc Anh khi trước vậy. Nhưng nguyện-vọng của tôi ngày nay đã tan vỡ rồi ! Nếu người ta biết nghe lời những nhà ái-quốc chân-chính, tất nhiên ngày nay chúng ta đã chẳng lâm vào cảnh nguy-nan. Tôi những ước mong cho người Nhựt cũng được hiên-ngang sánh vai với thế-giới.

        Một anh bạn đã nói với tôi rằng viên phi-công đội Thần-Phong chỉ là con người máy. Tôi muốn tin như vậy lắm ! tôi chỉ là người máy, tay cầm lái cho phi-cơ lướt gió. Tôi không được duy-trì tình-cảm và nhân-vị của tôi nữa. Tôi không được phép dùng lý-trí của tôi nữa. Tôi chỉ còn là một sợi thép bị thu-hút bởi sức nam-châm. Nam-châm đó tức là chiếc hàng-không mẫu- hạm của Huê-Kỳ. Người Mỹ gọi thế là « tự-sát ».

        Nói thực ra, hành-động này không sao giải-thỉch được. Nhưng tự-sát cách này cũng là một thể-thức hiến mạng sống cho Tố-quốc. Ngoài nước Nhựt ra không một nước nào có thể quan-niệm được. Vì nước Nhựt là một nước duy-tâm.

        Chúng tôi đây, đoàn phi-công của đội Thần-Phong, chúng tôi chỉ là con người máy; chúng tôi chỉ có thể im-lặng, âm-thăm năn-nỉ người đồng-huơng còn ở lại, phải làm sao cho nước Nhựt trở thành một nước như chúng tôi mong muốn. Tòi biết rằng, cái chết của tôi không còn giá-trị gì cả, nhưng tôi vẫn hiên-ngang vì được làm phi-công của đội Thần-Phong. Tôi vui chết với quan-niệm đó lắm!

        Khi người yêu của tôi chết, tôi cũng chết trong tâm-hồn với người tôi yêu. Tôi lại có thể gặp người yêu trên thiên-đường, nơi đây họ đang chờ đợi tôi. Cái chết đối với tôi, chỉ là con đường đưa tôi đến ở với người yêu.

        Mai đây, tôi ra đi giết giặc, tôi chỉ là con người máy ngồi trên phi-cơ. Nhưng, dưới trần-gian, tôi đã là một con người, có tình-cảm, có thị-dục. Tôi không chút sợ cái chết.

        Bao nhiêu điều tôi viết ra đây kể cũng hơi tàn-bạo thực. Nhưng vì tôi không định viết cho công-chúng đọc. Tôi viết ra hết cả mọi uẩn-khúc của tâm-hồn. Bạn hãy thử lỗi cho, ý-tưởng của tôi quả lộn-xộn. Mai đây, có một nhân-vật yêu-chuộng tự-do đến say mê, sẽ lìa khỏi trần - gian.

        Ý-tưởng của tôi có lẽ làm cho bạn chán ngấy. Nhưng trong thâm-tâm, tôi hoan-hỉ vì được chết. Tôi không còn gì để nói với bạn nữa. Xin kết thư và từ-biệt Bạn nơi đây.

        Bạn thứ lỗi cho, vì tôi bất lịch sự
Hôm nay, ngày trước ngày tôi chết.        
RYOJI                           
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 09:59:30 am »


        RYOJI UEBARA

        Sinh-viên đại-học-đườnq Keio, Đông-Kinh. Nhập-ngũ tháng 12 năm 1943.Sung vào đội xung-kích đặc biệt.Tử-trận trong lúc phóng mình vào đội cơ-giới đổ bộ của Mỹ trên bãi Kalena thuộc đảo Okinawa, ngày 11-5-1945.

        Thư gởi cho ba má.

        Trong 20 năm trường, con không phải lo lắng điều chi. Con đã trải qua những ngày sung-sướng, được ba má cưng chiều và được các anh chị khuvến-khích đủ diều. Con đã trở thành đứa trẻ tính thất-thường, và gây cho cả nhà nhiều lo-ngại. Con hết sức đau lòng khi nghĩ rằng chưa bao giờ có thể đáp đền công ơn cha mẹ.

        Đời sống của phi-công đội Thần-Phong là cầm chắc cái chết trong tay. Mỗi câu mỗi lời con nói ra miệng hoặc viết trên giấy thảy đều là di-ngôn của con. Lúc ngồi trên chiếc phi-cơ lướt cánh trên mây gió, con không còn cảm-giác rùng-rợn sợ chết nữa. Cái ngày mà con còn sống, con lái chiếc phi-cơ để nhào xuống, con có tin được con sẽ chết chăng ? Đã nhiều lần, con muốn đễ phi-cơ tự rót xuống. Con không sợ gì cái chết: trái lại, còn sung-sướng vì được chết. Con biết thực có chết mới được tái-ngộ với Tatsu, anh cả con đang ở thiên-đường. Cuộc tái-ngộ này tức là cả lý-do thúc-đẩy con muốn chết.

        Lúc nào con cũng nghĩ nước Nhựt muốn được trường-cửu, cần phải lựa chọn một chế-độ tự-do. Hiện giờ con nói điều này quả là quá sớm, và quá ngây ngô, nhưng sự thực, nước Nhựt hiện-tại đang chạy theo chính-sách độc-tài. Nhưng nếu ta suy-nghĩ sâu rộng hon, sẽ thấy rõ, không có gì thích-hợp với bản-tính nhân-loại bằng tự-do chủ-nghĩa.

        Con thiết-tưởng rất có thể căn-cứ vào lý-thuyết của một chính-phủ chủ-trương để ước đoán được cuộc chiến-thắng hay chiến-bại. Khi lý-thuyết thích-hợp với bản-chất của nhân-loại thì cuộc chiến-thắng tỏ rõ hơn ánh sáng mặt trời. Lý-tưởng của con đã tan vỡ rồi! Đối với cá-nhân nước được vinh-quang hay thất-bại là một việc rất quan-trọng, nhưng đối với toàn diện thế-giới, cái đó chẳng quan-hệ gì.

        Ba má sẽ thấy trong phòng ngủ con những sách vở con xếp trong ngăn kéo bên tay mặt. Nếu ba má không có chìa khóa, xin cử mở ngăn kéo bên trái, rút cả ngăn kéo ra, thò tay tháo chiếc đinh sẽ lấy được sách vở ra.

        Xin ba má hãy lo giữ gìn sức khỏe. Em Kiyosho, em hãy chuyển lời anh kính chào anh cả và hết mọi người bà con thân-thuộc.
Vĩnh-biệt! vĩnh-biệt Ba má và các em muôn đời!       
K.YOJJ                                   
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 10:10:46 am »

 
        NOBU HASAGAWA

        Sinh-viên trường Cao-đẳng Meiji Gakuin. Nhập-ngũ tháng 12-1943. Tử-trận ngoài khơi Okinawa trong lúc lái phi-cơ bổ nhào xuống, tháng 4-1945, lúc 23 tuổi.

        Ngày 20-4-1944.

        Tôi cầu-khẩn Trời Phật ban cho tôi được ơn phước và giúp đỡ tôi làm tròn nhiệm-vụ của con người.

        Chỉ khi nào chúng tôi được lãnh đôi giầy, thức ăn, cho khỏi nạn bao-tử gào thét thì nét mặt chủng tôi mới tươi lên một chút.

        Mai dây cũng vậy, khi tôi ngồi vào bàn ăn cơm, tôi sẽ khấn vải cùng Phật. Tôi run sợ khi nghĩ rằng chỉ có những lúc đó tôi mới có nét mặt và thổ lộ tâm-tình như một con người.

        Ngày 26-4-1944

        Sáng nay, lúc rửa mặt tắm táp, tôi bỏ quên chiếc khăn mặt ở nhà, tôi phải dùng chiếc áo lót thay khăn mặt. Một người lỉnh cũ đã nhắc nhủ tôi : « Sao anh chẳng biết thú thực đã quên đem theo khăn mặt đi, lại dùng chiếc áo lót, là của Thiên-Hoàng, để lau mặt, như thế có phải một điều đáng nhục lắm sao, sao anh không biết lấy tay mà lau mình ? Nói xong, anh ta tát vào mặt tôi.

        Ngay lúc ấy, tôi đâm chán ghét nhân-loại, hơn nữa tôi chán ngấy cả người Nhựt hiện-tại. Tôi thiết-tưởng, trải qua lịch-sử, không khi nào nhàn-loại xa cách Thượng-Đế bằng lúc này. Một ngày gần đây, nhân-loại sẽ không đếm xỉa chi đến tôn-giáo.

        Hiện giờ tôi tưởng đến đời sống của Dostoiwesky bên Tây-Bá-Lợi. Đời sống của ông thế nào giữa đám người tù đầy ? Ông ta chỉ được giữ có một cuốn sách duy-nhứt, tức là cuốn Kinh-Thánh.

        Tôi cần phải tường nhớ đến hoàn-cảnh ông ta !

        Ngày 10-5-1944

        Tôi đã thi xong cấp bực chuẩn-úy, lúc còn thuộc đơn-vị thứ nhứt. Tôi tự hỏi mình sao đã quá khờ dại xin thi vào cấp bực đó. Thời đại này, chúng ta còn đang được hưởng những hoa trái của nền văn-minh. Nhưng trong quân đội, lúc làm bài thi, chúng tôi bắt buộc phải chép lại nguyên văn từng bài đã có sẵn, không được thay đổi một chữ. Cách thi-cử như thế quả là cỗ-hủ quá! vô-hiệu nữa! Nó chỉ xứng đáng với trình- độ sơ-đẳng thôi. Nghĩ thế mà càng thêm chán.

        Ngày 23-5-1944

        Tập cảo-luận của Ryosen (nhà tư-tưởng thần-học Nhựt-Bổn) và cuốn «Tinh-túy của Thiên-Chúa giáo » do tác-giả người Đức vừa bị tịch-thâu của tôi. Trong một chốn như trong quân đội này, làm sao kiếm được thời giờ để tĩnh-tâm và suy-luận về tinh-thần ?

        Ngày 21-5-1944

        Từ nay cho tới giờ phút tôi chết, cuộc hủy-hoại của tâm-hồn bao giờ mới chấm dứt ? Dàn-tộc Nhựt- Bổn sẽ đi tới đâu ?

        Ngày 22-10-1944. Ngày đầy nghi-cảm.

        Những trẻ thơ không chút hiếu biết chi, chúng được sung-sướng ; còn người lớn tuổi như chúng ta, đều khổ sở. Những người thuộc thế-hệ trước, họ vượt xa chúng ta nhiều, vì đời sống họ sát cận đời sống của con người hơn.

        Ngày 29-11-1944

        Chớ chi, những nỗi khổ cực của ta, cái chết của ta gíup cho những người ta yêu-quí được hạnh-phúc !

        Ngày 2-l-1945

        Chúng ta sinh ra đơn-độc, chúng ta chết cũng đơn- độc. Hôm qua đây, chúng ta yêu ; hôm nay đây, chúng ta đau khổ ; mai đây, chúng ta sẽ chết. Nhân-loại tất cả đều là mỏng giòn và đau khổ !

        Ngày 18-1-1945

        Một vị sĩ-quan thuộc bộ-binh đã thuật lại cho tôi trận giao-tranh ở miền trung Trung-Hoa mà chính ông ta có tham-gia. Những phương-pháp ông ta thi-hành để sát-hại những lính phụ-nữ bị bắt là tù-binh ngườì Trung-Hoa, vượt quả mức tưởng-tượng của tôi về phương-diện tàn-bạo độc-ác.

        Tôi tự cảm thấy nhẹ nhàng khi được thoát khỏi Binh Bộ, để sung vào không-quân. Hoặc giả, một ngày kia, tôi phải trở về binh bộ, không khi nào tôi có can- đảm thi-thố những hành-động tàn-ác đó.

        Tàn-bạo là một bản-chất cố-hữu ăn sâu vào lòng người. Nó biến-chuyển qua các thời-đại cho tới ngày nay. Trong cuộc chiến-tranh hiện giờ, không còn vấn- đề công-lý nữa ! Chỉ có xung-đột giữa dân-tộc này với dân-tộc kia, để thù-oán chém giết lẫn nhau, cho tới khi tiêu-diệt lẫn nhau mới chịu thôi !

        Quả là điều ô-nhục và đáng thương-tâm ! Con người bay giờ khác chi loài khỉ ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 10:12:39 am »


        YASUO ICHUIMA

        Sinh-viên trường đại-học Waseda (Đông Kinh). Nhập-ngũ ngành Hải-quân tháng 1-1943. Tử trận ngoài khơi biển Okinawa trong lúc đang lái phi-cơ Thần-Phong. Sau đây là bút tích cuối cùng của tác-giả:

        Ngày 20-4-1945.

        Ngày cuối cùng đời tôi, tỏi đã hết sức bình-tĩnh. Tỏi không được gặp mặt các người trong gia-đình, nhưng tôi được gặp các bạn cũ, và đã trò truyện vui vẻ tới họ. Thực sung-sướng thay !

        Chúng tôi không hòng tái ngộ nữa. Như thế mà lại hay đấy ! Được từ-biệt nhau, không hòa lẫn nỗi buồn rầu với câu chuyện vĩnh-biệt.

        Tôi không sao tin được, còn một tuần nữa tôi sẽ chết. Tôi không buồn và không nóng nảy chi.

        Lúc tôi thử mường-tưởng giây phút cuối cùng của tôi ra sao, tất cả đều như một giấc mộng. Tôi không chắc có giữ được bình-tĩnh như vậy cho tới phút chót không. Nhưng hiện giờ tôi tin có thể được lắm,

        Ngày 21-4-1945.

        Sáng nay, tôi dự cuộc thi lái phi-cơ. Tôi rất cảm- động khi thấy bao thợ máy đang bận-rộn sửa soạn chiếc phi-cơ của tôi. Đúng 7 giờ 40, tôi chịu sát-hạch. Tôi bay cao 2.000 thước. Mọi công việc đều xuôi cả. Trên không- trung miền Tsuchiura, tôi đã thực-hiện cuộc bồ nhào, tôi bay lượn theo đủ hướng, hoàn toàn như ý muốn. Đã từ lâu, tôi chưa lèn máy bay, dù sao tôi cũng sung-sướng. Từ trên chiếc phi-cơ, tôi đã từ-biệt các bạn lần cuối cùng.

        Ngày 23-1-1945.

        Trong lúc đi tắm, tôi lang-thang một mình giữa cánh đồng. Mai đây, có lẽ tôi nhận được lệnh đi xung- kích.

        Khoảng đời 23 năm, tới nay đã tới chặng cùng. Tôi không có cảm-tưởng ngày mai sẽ chết. Tôi đang ở phương nam, nhưng tôi tin rất có thể ra đi để đâm nhào xuống tầu địch, giữa những làn mưa đạn đại-bác từ chiến- hạm và phi-cơ địch bẳn ra.

        Thơ-thẩn giữa cảnh đồng ruộng, tay cầm chiếc khăn mặt, nghe tiếng ãnh-ương kêu và tiếng ve sầu rên rỉ. Tôi hồi-tưởng lại thời thiếu-niên của tôi. Hồ sen trổ bông thơm ngát dưới ánh trăng thanh, cảnh đẹp biết bao ! Phong-cảnh tựa xứ Kawazaki về tiết hè.

        Tôi hồi-tưởng đến quê-hương và những cuộc dạo mát với mọi người trong gia-đình.

        Lúc về tới phòng thì điện tắt hết. Anh em phải đổ dầu cặn vào chiếc hộp sắt để thắp, ngọn lửa leo-lét phản-chiếu lên tường những hình-ảnh mờ-ảo ngộ- nghĩnh của mỗi người chúng tôi. Buổi chiều êm ả đó bình-tĩnh trôi qua. Tôi nhìn vào con búp bê để ngủ thiếp đi.

        Ngày 24-1-1945.

        Tôi đang chờ lệnh để ra đi, tâm-trí bình-tĩnh nhẹ- nhàng. Phòng bên cạnh, một anh bạn dờn bài ca : « Ai là người không cần đến quê-hương ? » Bài này là tất cả hương-vị xứ miền Nam của chủng tôi. Chưa có việc làm, tôi đi hái bông sen, nhưng chẳng có ai để tặng bông. Tôi lấy lả chuối bọc hoa lại và tôi tưởng nhớ kỷ-niệm đã qua. Chờ khi màn đèm buông xuống, tôi mới thả mình tắm dưới hồ nước mát trong.

        Ở phòng bên cạnh, mấy anh bạn đang làm ồn, họ uống rượu lu-bù. Như thế mà lại hay đấy. Tôi bình-tĩnh chờ đọi Tử-Thần tới đón đi. Cho đến phút chót, tôi nguyện ăn ở xứng đáng vì tôi thuộc đơn- vị xung-kích đặc-biệt, hiện thân của tinh-thần hiệp-sĩ nước Nhựt. Chính vì lòng tôn-thờ Thiên-Chúa và lòng yêu-thương người đồng-loại mà tôi đã sống một đời trong sạch xứng đáng. Tới giờ, đường đời của tôi tốt đẹp như từng ước muốn. Chính tôi, cũng được người kính trọng, được hãnh-điện vì hi-sinh đời sống trong sạch cho tổ quốc thân-yêu!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 10:13:29 am »

  
       ICHIZO HAYASHI

       Sinh-viên kinh-tế chính-trị trường Cao-đẳng Đông-Kinh. Tử-trận tại Okinawa trong khi phi-cơ đâm vào hạm-độiMỹ, lúc 23 tuổi.

        Sau đây, lá thư cuối cùng gởi cho thân mẫu tác giả viết từ Wonsan (Cao-Ly)(Tác-giả theo Thiên-Chúa- giáo).


        Thưa Má,

        Đã tới lúc con phải cho má hay một tin chẳng lành. Lòng má yêu con hơn là con yêu má. Vậy má nghĩ thế nào về lá thư này ? Con buồn rầu và thất-vọng.

        Trước kia, con rất sung-sướng, có lẽ má cưng- chiều con quá ! Nhưng cái đó không phải lỗi con. Con hết sức yêu má, con lại thích được má cưng chiều như vậy là khác.

        Con rất thỏa dạ vì được tuyển-lựa làm phi-công đội Thần-Phong. Nhưng khi con nghĩ tới Má, con không thể cầm được nước mắt.

        Má đã hết lòng dạy dỗ con, giúp con thắng vượt mọi gian-nan trong tương-lai. Con rất đau lòng phải chết trước khi chưa đền đáp công ơn má, và làm cho má được an vui. Con không thể xin má hi-sinh đời sống cho con, cũng không dám xin má vui lòng nhận lấy cái chết của con, dù nó vinh-quang đến đâu. Thà rằng má con ta đừng nhắc đến làm chi.

        Con không can-đảm để chối từ việc hôn-nhân với thiếu-nữ nọ. Con không dám làm giảm tình thương của má, con sung-sướng khi nhận được thư của má gởi cho. Lòng con ao-ước gặp má lần cuối cùng, được tựa đầu trên cánh tay má. Nhưng mai là ngày con phải ra đi, ngày chót của đời con rồi !

        Có thể là con sẽ bay qua vùng Hakata. Từ trên không gian, giữa đám mày xanh, con sẽ gởi lời vĩnh-biệt má !

        Thưa má, má hằng ước mong tương-lai con rực-rỡ, nhưng con đã làm vỡ mộng của má. Không bao giờ con quên được nỗi âu-lo của má trước những kỳ thi của con. Con đã gia-nhập đội Thần-Phong này. Nhưng trong thâm-tâm, bây giờ con hối tiếc vì đã cưỡng lời má khuyên.

        Xin má đừng buồn khi nghĩ con là một phi-công lành-nghề. Ít khi người ta ủy-thác cái trọng-trảch đó cho một phi-công có ít giờ bay như con.

        Sau khi con chết, má còn em Makio. Má thương con hơn em vì là con cả. Nhưng má tin con đi, Makio hơn con trong nhiều phương diện. Em con biết lo công việc gia-đình, Má hãy còn chị Chiyoko và chị Hiroko, má lại còn mẩy cháu ngoại nữa !

        Xin má hãy cử vui sống. Linh-hồn con sẽ luôn luôn ở bên má. Nỗi vui của má là niềm vui của con. Nếu má buồn, thì con không thể vui được. Nhiều lúc con bị cảm dỗ, định trốn về với má, nhưng đó là một tội hèn nhát !

        Lúc con chịu phép Thánh-Tẩy, cha có dạy con câu này : « Con hãy từ bỏ mình con ». Con nhớ rõ lắm. Con sẽ phú-dâng hồn xác trong tay Chúa, trước khi chết bởi viên đạn của giặc. Mọi việc đều do Chúa cả. Đối với những người sống trong Chúa thì không có sống cũng không có chết. Thuở xưa, chính Chúa Giê-Su đã thưa cùng Chúa Cha rằng : « Xin làm theo ý Cha ! »

        Mỗi ngày con vẫn đọc Thánh-Kinh và những khi đó con cảm thấy ở gần Má hơn. Con sẽ đem theo lên máy bay cuốn Kinh-Thảnh và cuốn Thảnh-Vịnh để cùng đâm nhào xuống quân thù ! Con sẽ đem theo cả phù- hiệu mà ông giám-đốc trường cho con, con không quên đem theo ảnh của má.

        Có lẽ trong việc hôn-nhân của con, con không được đứng đắn lắm. Nhưng con không chủ ý khinh-thị nàng và gia-đình nàng. Má có thể nói với cô ta hai bên nên đoạn-tuyệt với nhau là hơn. Ý con muốn thành- hôn với nàng để làm hài lòng má, nhưng hoàn-cảnh hiện giờ không cho phép,

        Con chỉ xin má một điều : thứ lỗi cho con. Con ra đi với tất cả bình-tĩnh, vì con biết thật má sẵn lòng tha thứ cho con. Thưa Má, con kính phục Má biết bao ! Lúc nào má cũng can-đảm hơn con nhiều lắm. Má có thể chịu đựng mọi khó khăn, còn con thấy không được như Má. Má chỉ có một lỗi lầm là cưng nhiều con thái quả thôi. Nhưng con biết mà con không dám trách má.

        Trong lúc đè bẹp quân thù con sẽ nguyện cầu cho má, xin Chúa khứng nghe lời má cầu xin. Con ủy thác cho anh bạn Ueno trao thư này cho má. Má đừng cho ai đọc, con hổ thẹn lắm. Khi nghĩ không còn được gặp má nữa, con buồn phát điên mất !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 02:58:19 pm »


        NORIMASA HYASHI

        Tốt-nghiệp Đại-học-đường Keio năm 1943. Nhập ngũ tháng 8 năm 1943. Tử-trận ngoài hải phận Kashimayo, khi láiphi-cơ tự-sát ngày 9-8-1945, lúc 25 tuổi

        Ngày 13-4-1945.

        Đại-úy Kunivasu vừa bị tử-trận và trung-úy Tanigawa cũng theo số-phận. Chúng con sắp bị chết như nhau cả! Mạng sống của phi-công Thần-Phong thực quá mong-manh ! Hôm qua, lại được tin thiếu-úy Yatsumani chết. Ông này bị rớt xuống biến trong lúc thao-dượt ban đêm. Thi-hài của sĩ - quan xấu số được tìm thấy trên bãi cát gần Kuju Kurihama. Ôi ! Yatsumani ôi ! tôi vui mừng được gặp lại anh, sau khi chúng ta chia tay nhau ở Mié. Trước ngày lâm nạn, anh đã tới phòng tôi giữa đêm khuya, anh mặc bộ áo ngủ, rồi chúng ta cùng nhau uống bia.

        Tôi không biết đây có phải là một điềm gở không ? Nhưng lúc ẩy, anh bình-tĩnh làm sao ! Tôi khen bộ áo ngủ của anh đẹp quá, anh mỉm cười và nói đấy là vợ anh mới may cho. Anh vừa làm lễ thành-hôn với cô ta xong. Vợ anh chẳng may mắn gì cũng như bao nhiêu bà vợ các phi-công hiện nay. Liệu khi nghe tin chẳng lành này, vợ Yatsumani có thể sống được chăng?

        Thiếu-ủy Tanigawa cũng có vị hôn-thê để ở Kobe. Bao nhiêu thiếu-phụ này chắc chắn sẽ bị bỏ rơi, họ khổ sở đến chừng nào ! Nhưng tất cả những ông chồng đều vui vẻ hi-sinh mạng sống cho tổ-quốc tới bước vinh- quang thì các bà vợ cũng nên hiên ngang, khỏi làm nhục cái tinh-thần cao-cả của những vị anh-hùng cứu- quốc này chứ !

        Ngày 23-4-1915.
        Chúng con vừa thao-dượt một cuộc bay đêm. Lúc về, chúng con uống chầu bia chúc mừng thiếu-úy Kasiu- Daichaku vừa nhập đội. Chúng con uống hơi say một chút. Rồi quay ra thảo-luận với các bạn về tình-hình các người xin nhập ngành hải-quân. Cuộc thảo-luận trở nên gây cấn. Con thành thật tuyên-bố : không khi nào con chịu đánh giặc cho Hải-quân cả, có đánh là đánh cho Tổ-quốc, cho hạnh-phúc riêng con, chứ không đánh cho Hải-quàn là thứ con ghét cay ghét độc, Lời tuyên-bố này phát ra tự đáy lòng con. Chúng con đây là những phi-công trong đội Thần-Phong, thuộc khóa 13, luôn luôn bị hải-quân lấn-át, thì lúc này đây, ai là người đang đánh giặc ? Một nửa số bạn con là phi-công trên các hàng-không mẫu-hạm đã bị tử-trận rồi. Những ý-tưởng của con không bao giờ có thể dung- hòa dược với ý-tưởng của họ. Quan-niệm của con sẽ được thành-tựu cho tới cùng. Con sẽ có thái-độ thờ ơ khi phải giơ cao lá cờ. Bấy nhiêu cái chỉ là một cuộc nỗi dậy đáng buồn. Nhưng đó là tất cả hậu-quả của những ngày sống trong hải-quân. Ba Má thử coi, kết-quả đó là gì ? có đáng kể gì đâu ? Không phải riêng con mới biết thưởng-thức cái hậu-quả chua cay đó. Rồi một ngày kia sự việc tai hại này sẽ lan tràn khắp chốn và Hải-quân phải gánh chịu lấy một mình. Con sống chết vì Tổ-quốc, cho các bạn đồng-khóa, cho lớp sinh-viên bị động-viên và cho danh-dự của con. Một lần nữa, con xin nhắc lại : không phải con sinh tử cho hải-quân, vì binh-chủng này đang bị một số sĩ-quan có óc đảng phái xuất thân ở trường Hải-quản ở Edajima làm mưa làm gió trong hàng ngũ Hải-quân hiện tại.

        Ngày 11-6-1945.

        Ông Matsuda thuộc câu-lạc-bộ Yonedo vừa viết thư cho con. Hôm nọ ông Nichi có đến thăm con, con nhờ ông ta đem hộ một lá thư về cho ba má. Nếu có dịp đi Miho, con sẽ ghé thăm ông. Những người này quen biết con từ lâu, họ là những người tử-tế cả. Mỗi khi nghĩ đến họ con lại cảm-động vô cùng.

        Mẩy con chim đang hót líu lo trong núi. Ngoài trời mưa phùn rơi xuống, trông như khói tỏa. Phòng bên cạnh có người đang cho quay đĩa hát. Khung cảnh đó làm con chạnh lòng nhớ tói cố-hương.

        Ngày 30-6-1945.

        Sáng nay, lúc thức dậy trời còn mưa. Con vui sướng được trở vào chăn để ngủ lại một vài giờ nữa. Đúng 7 giờ con mới trở dậy và ăn điểm-tâm hơi muộn một chút. Ăn xong con sang trại lấy máy chiếu bóng đem chiếu mấy phim dạy cách phân biệt các loại tầu địch. Xong đâu đấy, con lại trở về phòng vừa nghe đĩa hát vừa viết. Phòng bên cạnh, mấy anh bạn Daishaku, Yamahé, Tijima và Masu đang đánh bài trên chiếc mền trải xuống đất. Ngoài trời, mưa vẫn rơi rả rích. Nhưng con chẳng làm gì được hết. Cuộc sống của con chẳng còn mấy ngày nữa ! Con muốn ra đi để chết sớm hơn một chút.

        Ngày 12-7-1945.

        Con đã thay đổi rất nhiều, nhưng ngọn lửa lý- tưởng vẫn còn nóng hổi trong lòng. Vui đùa với phụ- nữ, nhậu nhẹt và ngồi kể chuvện phiếm con không chút hổ-ngươi, nhưng đôi khi con thấy chán cái cảnh tầm- thường này quá !

        Cái lý-tưởng mà con quan-niệm về đời sống, lúc còn trẻ thơ, nay hãy còn. Con tự tin vào mình và tự mãn.

        Muốn kể lại những cái đó với anh Akimara để tỏ ra con cũng là người có lý-tưởng, con muốn chết trung- thành với lời thề mà chúng con đã từng tuyên-thệ với nhau.

        Đàng đông, ánh sáng mặt trời đã lóe đôi chút. Gió nhẹ luồn qua khung cửa lọt vào phòng mát rợi, dễ chịu làm sao ! Con ra ngồi viết gần cửa sổ. Con gởi cho ba má thư này, mà con đang ngồi viết trong hầm trú-ẩn chờ lệnh khởi-hành.

        Con xin vĩnh-biệt Ba Má và tất cả anh chị em nơi đây. Con kính chúc Ba Má và cả nhà luôn luôn khỏe mạnh vui vẻ. Con sắp đến một hơi có nhiều thắng-cảnh thần tiên, như cảnh trong chuyện Andersen vậy. Nơi đó, con sẽ được làm hoàng-tử, con sẽ chuyện trò với chim chóc, với hoa với cỏ.

        Con cầu mong cho nước Nhựt vĩ-đại chúng ta được cường-thịnh muôn đời !
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:11:29 pm »


THỦY-LÔI NGƯỜI

        Tháng 3 năm 1945, người Mỹ khám phá được một số võ-khi kỳ-lạ của Nhựt trong những đảo nhỏ rải rác khắp miền Nam đảo Okinawa, một khu rộng 62 cây số.

        Trong những hang đá, chồng chất 300 trái thủy-lôi giống như chiếc xuồng máy. Trên đầu nhọn có kíp nỗ và một ô rất kín, nước không thể vào được. Ô này dành cho một người ngồi lái. Đàng cuối là một thùng đựng chất nổ.

        Người Nhựt đặt tên cho Thủy-lôi này là «Kaitens» nghĩa là thủy-lôi nổ vang động trời đất. Tuy nhiên, họ mới huấn-luyện một số ít người điều-khiển loại nhục- lôi này.

        Đọc qua những di-ngôn sau đây, ta thấy những thủy-lôi mới mẻ này chưa được hoàn-bị.

        MINORU WADA

        Sinh-viên trường Cao-đẳng Đông Linh, gia-nhập Hải-quân tháng 12 năm 1943. Bị tử nạn trong khi thao-dượt trên một ''chiếc nhục-lôi, lúc 23 tuổi.

        Ngày 18-11-1944.

        Hôm qua, con nghe thấy tiếng còi báo-động. Phi- cơ địch bay đến bờ sông Kawadana.

        Hôm nay, một chiếc cam-nhông của công-binh- xưởng Hải-quân cán chết một bà mẹ và hai đứa con nhỏ. Con phải hiệp lực với anh Kudo để lo liệu mai- táng cho các nạn-nhàn. Tại sao trong khoảnh-khac một vật đang sống động chóng trở thành vật vô-tri như vậy ?

        Ngày 1-2-1945.

        Đày là lần đầu của đời con, ngồi trong chiếc thủy- lôi người để tập-dượt.

        Con đọc lại hai cuốn «Tâm-Hồn» và cuốn «Nhân- loại kịch-trường». Hai văn-phẩm giá-trị này làm con thích-thú đến say mê. Vì đời sống của con đang bị hương-vị cái chết ám-ảnh. Con muốn đọc hết cả những tác-phẩm văn-chương một cách mau lẹ, dầu cốt chuyện chẳng có gì, nhưng cũng gây cho con nhiều cảm-xúc mạnh mẽ.

        Những lời an-ủi, câu khuyến-khích, những bài ca, cả đến những tiếng hô của quân đội đều làm cho con chán-nản buồn nôn.

        Con muốn tìm lại mối cảm-xúc hồi còn trong cảnh thái-bình, mối cảm-xúc đã làm con phát lên tiếng khóc.

        Có phải con đã mất hẳn cái khả-năng trí-tuệ, cái mà để giúp con tự phán-đoán một cách vô-tư chăng ?

        Chết cho Tổ-quốc giữa cảnh xuân-thì, điều đó chẳng làm con xúc-động. Con phải bình-tĩnh trong những ngày còn lại. Phải tìm cách sống cho hoàn-hảo hơn.

        Thưa Ba Má,

        Đó là tâm trạng của con lúc này. Ba Má còn nhớ mầu áo của nàng Wahana mặc hôm trình-diễn văn-nghệ không? Bao nhiêu ánh đèn của buổi chiều ấy đều chiếu vào chiếc áo nhung lộng-lẫy của nàng. Thì nay, mặt biển, dưới ánh sáng mặt trời phản-chiếu, cũng không khác chi mầu áo nhung đỏ tươi của nữ nhạc-sĩ vậy.

        Buổi chiều nay, trời oi-ả quả ! Con đang điều-khiển chiếc tầu dắt (remorqueur) trọng-tải 400 tấn. Ông viễn- kính đeo nơi cổ, trên cánh tay áo bên trái có thêu một hoa đại-đóa, phù-hiệu của đội xung-kích đặc-biệt, Còn một giờ nữa chúng con tới Sahuku.

        Viên chỉ-huy tầu, tuổi đã cao, cái đầu lúc nào cũng lúc la lúc lắc như người buồn ngủ.

        Trung-úy Miyoshi vừa bị tử-nạn trong lúc cỡi thủy- lôi chui xuống gầm tầu. Chiếc thủy-lôi đụng phải sườn tầu, nổ tung làm nước biển rỉ vào buồng lái Khi mò được tử-thi nạn-nhân đã lạnh ngắt, máu me đầy mặt. Đến lúc lật ngửa chiếc thủy-lôi, một thứ nước đo đỏ chảy ra, có lẽ nước đó hòa lẫn với máu của kẻ bạc-mệnh.

        Đem nay trời mưa tầm-tã, chúng con đều mượn ly rượu cho say quên hết ưu-phiền, kể cả ông thiếu-tá trên tầu !

        Chúng tôi gặp cơn bão vào lúc 11 giờ đêm. Hai chiếc phóng ngư-lôi bị lật trên bãi. Khi tỉnh rượu, chúng con định chạy đi tiếp cứu, nhưng đã quá trễ.

        Ngày 18-4-1945.

        Kiếp sống của con chỉ còn một tháng nữa. Cái cảm-giác của con như sắp phải qua kỳ thi đệ tam cả- nguyệt. Trong một tháng nữa, con phải đâm vào tầu địch. Con không thấy như mình sắp phải chết. Nhưng dù sao đi nữa, chúng con vẫn sướng !

        Con không thể bắt chước trung-úy N. đọc những bài diễn-văn trường giang đại hải, lời văn rườm rà ca- tụng lòng ái-quổc nồng-nhiệt. Con đã có nhiều mặc- cảm với cái 1ối biểu-lộ tâm-hồn như thế. Con chỉ ưa lối suy-luận âm-thầm thôi.

        Bao nhiêu tâm-tình con cố lấy làm đầu-đề suy- luận. Có người bảo cái lối suy-luận ấy chẳng giá-trị gì và chẳng cần-thiết. Nhưng chúng con là những sinh- viên, tư-tưởng đã rèn-luyện lối suy-luận ấy mất rồi. Suy-tưởng chính là một trọng-trách mà chúng con không thể nào trút bỏ được. Nhưng nó đã giúp con sáng suốt phân-định cuộc đời.

        «Trái tim tôi giá lạnh, xung quanh nó là một sa- mạc u-buồn». Nữ anh-hùng Ishikayva thường nói như thế trong tập thơ bất-hủ của nàng. Trái tim con cũng giá lạnh, có phải là tính hèn nhát đâu?

        Các bạn thấy con mệt-mỏi, họ đều lo ngại cho con. Con thử tìm một ý nghĩa cho cái chết của con. Đến khi con tìm được, tim con sẽ đông đặc lại.

        Một tháng nữa lệnh sẽ đến. có lẽ nó sẽ chấm dứt cuộc đời khô lạt này. Chiếc kim ly trên mặt đồng hồ vẫn xoay quanh một chiều nhứt định, có bao giờ nó xoay ngược chiều đâu ?

        Cho tới giây phút định-mệnh của con đến, có lẽ con sợ lắm ! Cái không-khí lạnh-lùng nó lặng lẽ lướt qua người từ trước tới giờ chỉ gây cho con một khoái- cảm, nhưng bây giờ thì lại khác hẳn rồi. Đây là lần đầu, dĩ-vãng của con quá hỗn-độn. Trong vòng một tháng vừa qua, con có đem cái nhân-vị ra để phàn-tách mà không sao được. Con cảm thấy nó gần như không còn nữa.

        Ngồi trong đầu chiếc thủy-lôi thứ nhứt, con bò đi được 35 thước dưới đáy biến. Con không bao giờ nổi bổng lên mặt nước. Con ngồi lái chiếc thứ hai, đâm vào một ụ cát, sâu đến 30 thước cách xa mặt nước. Chân con chạm phải đầu một người bạn. Khi mở đầu chiếc thủy-lôi thứ ba mà con ngồi, thay một làn khói trắng đục tỏa ra, tạt vào mặt con. Ba lần chết hụt như thế, các bạn đều liệt con vào hạng người kỳ-lạ, gàn như « bất-tử». Nhưng chính lúc này con chỉ muốn khóc lên !

        Ngày   12-6-1945,

        Bao người không còn tín-nhiệm vào nhân-loại, thảy đều đáng thương. Từ ngày chúng con đi xung-kích, được 10 ngày rỗi rãi, không phải làm chi hết. Trông thấy chúng con vui đùa trò truyện, họ cho chúng con là lạnh-lùng trước cái chết. Sự thực, chỉ vì có phản- ứng nội-tâm khiến chúng không dám nhìn thẳng vào cái chết. Hiện giờ con chỉ còn chờ địch-quân tới Urushi trên đường tiếp tế cho Okinawa. Đôi khi những giờ đêm tối đã làm con thoải mải hơn. Con đứng trên sàn tầu nhìn sao Bắc-Đầu về phía tay mặt, sao Hôm xuất-hiện bên phía tay trái, cả hai tỏa ra ánh sáng lập lòe. Con sông Ngân-Hà xuất-hiện như một đám mây trắng mầu sữa.

        Ngày   26-6-1945.

        Con còn sống trở về. Lấy dáng điệu của anh-hùng rơm đứng trước cái sống mỏng manh thường ngày, cái đó chẳng đi đến đâu. Muốn cởi bỏ cái nhân-vị của mình, cần phải sáng suốt và nỗ-lực theo đuổi công- trình đó. Cuộc sống của con chỉ là hư-vô hèn-nhát. Một tháng suy-luận vừa qua đã giúp con gặp thấy chỗ ngã ba đường rẽ. Con tin chắc nó sẽ giúp con biến-cải mọi hành-vi, cử-chỉ và tâm-trạng. Con sẽ được dịp tìm hiểu nhân-vị của con.

        Dĩ-vãng chứa đựng những hành-động sơ-sài vô-vị.

        Quan-niệm đời sống, về cái chết và cả tâm-trạng của con đã được phô bày trên giấy này.

        Con cần phải suy-nghĩ rộng thêm và cố gắng nhiều hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:12:33 pm »


TRÁI BOM NGUYÊN-TỬ VÀ THẤT BẠI

        Mùa đông 1944-1945, Bộ Chỉ-Huy tối cao quân đội Nhựt-Bổn rút bớt một số quân rất lớn ở Mãn-Châu và chỉ để lại một ít rải rác khắp biên-giới Mãn-Nga. Nếu Hồng-quân tấn-công lúc ấy, Nhựt sẽ hoàn-toàn thất-bại. Tuy nhiên, các giới thân-cận Nhựt-Hoàng vẫn tỏ vẻ lạc- quan là có thể cùng Nga ký kết một hòa-ước tay đôi và với điều-kiện khả dĩ nhận được.

        Ngoại-trưởng Đông-Điều, trong nội-các Suzuki ngấm ngầm thương-lượng cùng Jacob Malik, đại-sứ Nga tại Đông-Kinh. Ông này chủ ý kéo dài tình-thế, nhưng Mạc-Tư-Khoa vẫn chưa chịu trả lời.

        Ngày 10-3-1945, một sắc lệnh được ban bổ huy- động tất cả lớp đàn ông từ 12 đến 60 tuổi, phụ-nữ từ 12 đến 40 tuồi. Các trường học đều đóng cửa. Tất cả mọi biện-pháp được áp-dụng một cách chặt-chẽ.

        Trong dân chúng, từng đoàn người chí-nguyện được thành-lập. Họ được võ-trang bằng súng cổ, bằng đao, gậy tầm-vông. Muốn tăng thêm lòng can-đảm cho đám người này, người ta loan truyền rằng : bên Đức đã thi-hành kế-hoạch trên và đem lại một kết quả rất khả- quan.

        Trong miền núi Nagamo, Bộ Tổng Tham-mưu tổ- chức những cứ-điểm biệt-lập. Các trại chăn nuôi đều biến thành pháo-đài và xây cất một hầm trú-ẩn thực kiên-cố dự-trù cho Thiên-Hoàng.

        Muốn đề-phòng quân đội Đồng-Minh đô bộ lên đất Nhựt và tránh những cuộc tàn-sát đàn bà con trẻ, những cuộc tự-sát tập-thể, không gì hơn là tìm phưong- tiện cầu-hòa hoặc đầu-hàng vô điều-kiện. Nhưng họ chỉ thỉnh-cầu có một điều : duy-trì chế-độ quân-chủ.

        Mọi biến chuyến đồn-dập xảy ra, ngày 6-8-1945, trái bom nguyên-tử đầu-tiên được thả xuống Trường-kỳ.

        Chính-phủ Nhựt-Bổn phải yêu-cầu Thụy-Sĩ can- thiệp với Mỹ đừng xử-dụng thứ võ-khí quái-ác này. Tiếp đến ngày 8-8-1945, Nga-Sô tuyên-chiến với Nhựt và qua ngày 9-8-1945 Hồng-quân chiếm-cứ Mãn-Chàu cùng một ngày với trái bom nguyên-tử thứ hai dội xuống tàn-phá thành-phố Quảng-Đảo.

        Trong đèm 9 rạng 10 tháng 8 năm 1945, Nhựt-Hoàng triệu-tập các vị bộ-trưởng và có sự hiện-diện của các vị cao-cấp trong hoàng-gia. Một cuộc tranh-luận sôi-nổi giữa hai phe : chủ-hòa hay chủ-chiến. Sau cùng, Thiên- hoàng phải dùng quyền phán-quyết. Ngài tuyên-bố : Nay đã tới giờ phút phải nhận lấy điều không thể chấp- nhận, phải chịu những điều không thể chịu được. Rồi Nhựt-Hoàng ra lệnh mở cuộc thương-thuyết.

        Liền sau đó, Ngoại-trưởng Đông-Điều trao cho Đồng-Minh một thống-điệp tỏ ý xin đầu-hàng không điều-kiện, chuẩn theo những điều-khoản ấn-định trong bản Tuyên-ngôn Hội-nghị Postdam. Nhưng chỉ yêu-cầu cho Nhựt-Hoàng vẫn được duy-trì nền quân-chủ.

        Chính-phủ Hoa-Thịnh-Đổn phúc-dáp vào ngày 11-8- 1945, ưng-thuặn nguyên-tắc đầu-hàng, nhưng tuyên-bố: Ngay sau khi đầu xong, Nhựt-hoàng và chính-phủ Đông- Kinh phải đặt dưới quyền Bộ Chỉ-Huy tối-cao quân đội Đồng-Minh. Bộ Chỉ-Huy này sẽ ban bố những quyết- dịnli cần-thiết để thi-hành mọi điều-khoản đình-chiến.

        Những phần-tử ải-quốc quá-khích, những hàng tướng tá trẻ tuổi nhứt định không chịu hàng. Họ cho rằng đầu-hàng như thế sẽ không bảo-đảm được nguyên vẹn chế-độ quân-chủ. Những vị đại-diện của bộ Tham- Mưu thi-hành mọi áp-lực với thủ-tướng Suzuki quá già, cốt ngăn cản việc ký hòa ước mà họ cho là mất danh- dự.

        Mỹ vẫn chờ đợi chinh - phủ Nhựt hồi đáp. Nhưng thời gian cứ bị kéo dài, Mỹ cho huy-động toàn lực- lượng oanh tạc khắp lãnh-thổ Nhựt. Không chịu đựng nỗi sức tàn-phá, Thiên-hoàng bèn tuyên-bố :

        «Trẫm dùng quyền Hoàng-đế tuyên-bố chấm dứt chiến-tranh ».

        Nhà vua cương-quyết đọc bản tuyên-cáo được thâu thanh vào đĩa và phát-thanh để chấm dứt tình-trạng hiện tại.

        Giữa trưa ngày 14-8-1945, một nhóm sĩ-quan bao- vây hoàng-cung, chận bắt một số nhân-vật của phe chủ- hòa. Họ chiếm đóng đài phát-thanh Đông-Kinh và sửa soạn tuyên-bố tiếp-tục chiến-đấu đến giọt máu cuối cùng. Chiếc đĩa thâu-thanh bản tuyên-cáo của Nhựt- Hoàng được một chuyên-viên cất dấu trong áo mặc, nên bọn quá khích không lấy được.

        Sáng ngày 15 đội Hiến-Binh Hoàng-gia phải ra tay can-thiệp, tước khí giới của đám người nổi loạn. Viên loạn-tướng chĩa súng vào đầu tự-tử. Đồng thời đô-đốc Onishi, bộ-trưởng chiến-tranh cũng mổ bụng tự-sát. Chừng 20 phi-công đội Thần-Phong cho phi-cơ đâm nhào xuống biển. Đa số sĩ-quan và dân-chủng cúi đầu tuân theo tiếng gọi của Thièn-Hoàng.

        Lúc 4 giờ chiều ngày đó, bản hiệu-triệu của Nhựt- Hoàng được loan-truyền trên làn sóng điện của Đài Bá- Âm. Dân chúng đều tụ-họp trước máy thâu-thanh và máy phóng-thanh. Đây cũng là lần đầu tiên họ được nghe tiếng của đấng chí-tôn. Họ đứng yên-lặng, đôi khi ngậm-ngùi, đưa tay lên ngăn cản hàng lệ lấp lánh trên rèm mi. Mặc dầu có tính trầm-lặng lầm-lỳ cố-hữu, họ cũng không giữ nỗi mối xúc-động trước một tan-vỡ của giấc mộng toàn dân.

        Trăm triệu dân khi trước, nay chỉ còn lại 7 chục triệu. Họ sẵn sàng dùng những võ-khí cổ-điển thô-sơ như giáo mác, gậy tầm-vông chống cự quân đội Đồng- Minh, hầu tôn-trọng luật-lệ bảo-vệ danh-dự mà thường nhật họ vẫn chủ-trương chính sách tự-sát tập-thể.

        Họ khóc xướt mướt khi nghe lời tuyên-bố của Nhựt- Hoàng. Nhưng chỉ vài phút qua, họ lấy lại mức bình- tĩnh thường ngày, lặng lẽ quăng bỏ võ-khí. Còn một số người cuồng-tín cầm dao tự mổ bụng ngay trước cửa hoàng-cung. Nhiều người thản nhiên đứng trước thảm- cảnh này. Phải chăng con người họ đã quả đau đớn đến mức thờ-ơ với tất cả sự việc ?

        Báo chí Nhựt đột nhiên chuyển-hướng. Mới đây họ ca-tụng Vương-quyền, nay đã vội hô-hào đón mừng dân-chủ. Bộ Chỉ-huy cho thiêu-hủy tất cả giấy tờ nguy-hại.

        Mười lăm ngày sau, lớp quân-đội đầu tiên của Mỹ đặt chân lên đất Phù-Tang tại Atsugi, dân chủng đã sẵn- sàng tiếp đón đoàn người chiến-thắng với nụ cười vui vẻ. Nước Nhựt có ngay bộ mặt lãng quên khối « Đại- Đông-Á » quên cả 2 trái bom nguyên-tử và bắt tay ngay vào bài học dân-chủ mang nhãn-hiệu «chế-tạo tại Hiệp Chủng-quốc ».

        Dưới đây là bản tuyên-bố của Thiên-Hoàng ban hạ ngày 15-8-1945. (Nhựt-Hoàng dùng lối văn cổ-điển, nhuốm vẻ văn-chương cổ Trung-Hoa, các thính-giả nghe không được hiểu hết).

        «Trẫm, Hoàng-Đế Đại Nhựt-Bổn quốc, hạ lệnh cho chính-phủ thông báo cho 4 nước Đồng-Minh: Hiệp- Chủng-quốc, Anh-Cát-Lợi, Trung-Hoa và Nga-Sô hay rằng: Trẫm thừa nhận bản tuyên-ngôn chung của 4 quốc- gia ấy. Bảo-đảm nền an-ninh cho nhân-dân của Trẫm, cùng chung hưởng nền thịnh-vượng của mọi quốc-gia trên hoàn-cầu, đó là đường lối của các đấng Tiên-Đế lưu-truyền cho Trẫm, và Trẫm cố gắng noi theo. Nhưng ngày nay tình-hình quân-sự của nước nhà đang gặp phải bước không may. Khuynh-hướng chung của mọi quốc-gia không thich-hợp với hoàn-cảnh Nhựt-Bổn.

        « Hơn nữa, đối-phương đem xử-dụng một thứ võ- khí tối nguy-hại, luôn luôn reo rắc tang tóc cho dân Trẫm. Sự thiệt-hại không tài nào ước lượng được. Với những lời lẽ trên, Trẫm thiết-tưởng nếu ta cứ tiếp tục theo đuổi chiến-tranh, chỉ đưa dân-tộc tới chỗ diệt- vong, mà còn phá-hoại nền-tảng văn-minh nhân-loại nữa. Trẫm có bổn-phận bênh-vực trăm triệu sinh-linh mà Trẫm coi như đoàn con thơ dại. Trẫm cần phải cầu xin anh-hồn các vị Tiên-Đế tha thứ. Tâm-hồn Trẫm hướng về linh-hồn các tử-sĩ đã bỏ mình ngoài trận- tuyến, hướng về những kẻ hi-sinh vì nhiệm-vụ. Những gia-đình tang tóc, những kẻ chết non-yểu, làm tâm-hồn Trẫm thêm tan-nát !

        Trẫm ước mong mở một kỷ nguyên thái-bình cho những thế-hệ mai sau, đang gánh chịu nỗi thống-khổ bất khả kham.

        Trẫm có thể đảm-đương nền chính-trị quốc-gia. Trẫm hoàn-toàn tín-nhiệm vào lòng trung-thành của dân chúng. Trẫm sẽ sống chết cùng các ngươi.

        Toàn dân hãy đoàn-kết như con một nhà, hãy noi gương sáng của tiền-nhân. Hãy tin-tưởng vào đặc- tính bất-khả hủy—diệt của đất nước.

        Trẫm luôn luôn nhớ tới trọng-trách của Trẫm, nghĩ tới chặng đường xa thẳm trước mặt. Trẫm sẽ đem toàn lực để xây dựng tương-lai.

        Nhờ có nền đạo-lý sâu xa, Trẫm nguyện sẽ nêu cao nền chính-trị thuần-tủy quốc-gia và theo bước tiến- triển của mọi quốc-gia trên hoàn-cầu.

        Dàn chủng hãy tuân theo ỷ-nguyện của Trẫm!»
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2018, 03:14:03 pm »


        MINORU SUZUKI

        Sinh-viên luật-khoa Đại-học-đường Đông-Kinh. Ngày 6-8-1945,bị trúng bom nguyẻn-tử và chết   tại bệnh-viện quân-y Cono, ngày 25-8-1945, hồi 21 giờ 30 lúc20 tuổi.

        Tác giả bị phỏng khắp thân-thể bị đau đớn. Mặc dầu hai tay bị phỗng rát rùa, nhưng dùng hết nghị lực thảo ra tờ di-ngôn sau đây:


        Thưa Ba Má,

        Xin ba má tha thứ cho đứa con bất-hiếu này. Con muốn ăn ở như người con hiếu-thảo, nhưng chưa dạt ý-nguyện thì con sắp phải chết.

        Mặc dầu ba má nghèo túng, cũng cố gắng cho con học từ bực trung-học cho tới bực cao-đẳng. sắp đến lúc con có thể đền đáp công ơn ba má thi con lại phải chết.

        Các chị con đã từ khước việc hôn-nhân, ưng chọn nghề giáo-viên để giúp ba má. Con không biết làm chi để tỏ lòng biết ơn ba má. Muốn cho con có thể theo đuổi việc học hành, ba má phải làm việc tối ngày, từ sáng tinh-sương lúc trăng chưa lặn cho tới lúc mặt trời đã lặn hẳn, tinh-tú đã hiện lên. Không bao giờ con có thể đền đáp được lòng hi-sinh cao cả của ba má. Bây giờ con sắp phải chết, con chỉ biết xin ba má thứ lỗi cho con !

        Thể xác con chết đi, nhưng linh-hồn con sẽ ở bên cạnh ba má và các chị. Con thề với ba má như thế. Con sẽ làm việc, con sẽ ăn uống, con sẽ vui buồn bên cạnh ba má. Mùa thu đã tới, giun dế bắt đầu rên-rỉ, cỏ cây

        trong rừng đã bắt đần rụng lá, giá đông tuyết lạnh sẽ khêu gợi cho ba má nhớ đến cái chết của con. Nhưng xin ba má đừng khóc làm chi. Xin ba má và các chị hãy lo giữ sức khỏe, hãy thêm can-đảm. Con kính chúc ba mả và các chị trường-thọ và hạnh-phúc.

        Trái bom nguyên-tử rơi xuống ngày 6-8 có một sức ghê gớm.. Con bị những vết phỏng ở mặt mũi, lưng và hai tay.

        Trước khi chết, con xin gởi lời cảm-tạ các vị y-sĩ, y-tá và tất cả các bạn, đã hết lòng săn sóc con.

21 giờ ngày 25/8/1945       
Con của ba má ; Suxuki       
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM