Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:28:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng vọng Thái Bình Dương  (Đọc 10864 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:26:24 pm »


        Thứ ba : 7-8.

        Trời hôm nay u ám suốt ngày. Ngoài biển, sóng gió nổi dậy ầm ầm. Nước mưa đổ xuống như thác. Chiều nay, tôi khát nước đến khô họng. Tôi mò xuống phòng ăn để uổng một ly nước trà. Lúc chiều tàn, tôi thấy binh lính đang đứng sắp hàng dài ngoài bãi biển. Một ông hạ sĩ thủy quân đang dạy cho họ một bài dạo đức bằng lối cầm chiếc gậy tầm vông. Ông hạ sĩ lẩm bẩm những gì với lính, bỗng thét vang lên, rồi lần lượt ông gọi từng anh thủy thủ ra khỏi hàng, bắt giơ lưng cho ông giáng thực mạnh chiếc gậy tầm vông vào lưng. Anh nào kêu được lãnh thêm mấy gậy nữa. Mỗi thủy  thủ phải giơ tay lên cao, 2 chân dạng ra, lưng quay về phía ông hạ sĩ. Mỗi gậy giáng xuống lưng thủy thủ là một tiếng thình thịch vang lên. Tôi thấy lối dạy đạo  đức của ông hạ sĩ đó thực kỳ quá và rất bỉ ổi ! Nhưng trong trại này, đâu đâu cũng chỉ thấy cái cảnh nghịch mắt như thế cả !

        Chúa Nhựt vừa qua, một thủy thủ đi phép về trại sớm hơn giờ đã định 10 phút, thế mà ông thượng sĩ đại đội đã đứng chờ ở cổng trại, vì ông không cho là sớm. Ông vớ  lấy người đi phép về, tát lấy tát để túi bụi vào mặt. Ông buộc tội anh ta về phép quá trễ. Xác vóc ông ta đồ sộ, mặt mũi phì nộn, mầu da đen sạm. Còn anh lính thủy xác người ốm o, mặt mũi hốc hác. Anh thủy thủ bị đánh bất ngờ, nên bị té nhào xuống đất đầy cát sỏi. Anh ta rên xiết vì quá đau. Các bạn đồng đội vực anh trỗi dậy, anh ta loạng choạng đứng không vững như người say rượu, hai tay buông thõng, lưng gập đôi lại. Anh lại bị té xuống lần nữa, đằng sau gáy, một dòng máu chảy từ đầu xuống lưng. Tôi ngậm điếu thuốc đứng nhìn tấn thảm kịch đỏ mã lòng se lại. Những thủy thủ đó mai ngày sẽ sống dưới quyền chỉ  huy của tôi. Tôi sẽ giải thích làm sao với họ về cách ông thượng sĩ đại đội xử đối với binh lính? Thôi, không cần phải suy nghĩ nhiều về những cảnh thương  tâm đó, càng nghĩ tôi càng đi sâu vào lối bí !

        Thứ tư : 15-8.

        Đời sống tồi càng ngày càng ươn hèn và thất vọng hơn. Đàng chân trời, ánh sáng đã tiêu tán cả!

        Những giờ thao luyện, những giờ tập dượt bơi lội và thể dục làm tôi hết sức mệt mỏi. Chúng tôi nằm ngủ dưới ánh nắng gay gắt mặt trời như con vật. Giờ thức dậy, giờ đi ngủ, 3 bữa cơm mỗi ngày, thảy đều như cái mảy. Chúng tôi có khác chi con người đã bị moi mất bộ thần kinh. Trong thâm tâm, tôi còn nghe tiếng bảo mình : « Có nên thụ động như thế mãi chăng ? » Nhưng tiếng ấy chỉ còn yếu ớt.

        Mỗi ngày biết bao bạn đồng đội tản mát ra khơi và biến đi như mây ? Tất cả mạng sống con người khi nào thay thế được ? Quả mạng sống con người lúc này không còn đáng đếm xỉa gì nữa ! Ôi! tôi mệt mỏi quá rồi. Nói cho đúng, tôi bị tê liệt mất rồi ! Tỏi không còn đủ sức để suy luận bất cứ gì nữa. Duy còn cỏ sách vở là thứ giải khát cho tinh thần tỏi thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:28:07 pm »


        YOSHI OZAKI

        Sinh viên ban kinh tế chánh trị tại Đại học đường Kinh Đô. Gia nhập hải quân tháng 12 năm 1943! Tử  trận tại Clarke Field ở Phi Luật Tân tháng 4 năm 1945, lúc 20 tuổi.

        Yoshi tập tễnh bước ra đường đời, với 18 cái xuân xanh đầy bỡ ngỡ. Tuy vậy, chàng cũng biên thư cho người chị, bị động viên vào đoàn Nữ trợ tá quân đội Nhựt, bức thư chứa đựng những lời lẽ khuyên  răn thống thiết.

        Chị chàng là một thiếu nữ nhan sẵc kiều diễm, hay chải chuốt. Còn chàng, rất hiếu học, ưa hoạt độnq, mặc dầu phải vào chỗ chết. Cái cảm giác rùng rợn đó khiến chàng bộc phái thành lời khuyên nhủ đạo đức.


        Tháng 10 1944.

        Hôm nay, trong lúc hành quân từ Suzuka đến Suikoslia, em đã nhìn thấy lâu đài Osaka : nó xuất hiện với tất cả vẻ huy hoàng tráng lệ dưới ảnh nắng mùa thu mát rượi.

        Lúc này, sức khỏe của chị có được dồi dào không? Em tưởng hiện giờ chị cần phải tùy cơ ứng biến cho đời sống hợp với hoàn cảnh hiện giờ của người nữ trợ  tá quân đội. Chị nên thận trọng giữ gìn sức khỏe trong lúc này, vì nó là bảo vật vô giá của người ta. Chị cần phải nhận định rõ ràng lời em nói đây vì cả thế giới chỉ có thể trông cậy vào bản thân mình thôi. Thứ nhứt, sức khỏe của chị từ trước tới giờ không được mạnh lắm và hiện giờ có lẽ chị phải làm việc tối ngày. Vì thế, chị cần phải nghĩ ngơi đôi chút cho đỡ mệt nhọc. Một lần nữa, em xin chị chú trọng đến sức khỏe của chị.

        Với 20 cải xuân đi qua đời chị, những sóng gió của bạo lực chiến tranh đang chực hủy hoại cảnh thơ mộng ở cái tuổi đôi mươi của chị. Chị nên chuẩn bị đầy đủ nghị lực để chịu đựng. Đời sống hiện tại sẽ không để chị được mãi mãi trẻ thơ và suốt ngày đọc tiểu thuyết, nó không bao giờ giúp chị trở thành một người đứng đắn được. Em rất tiếc, nếu cứ phải lý luận suông về vấn đề đó mãi. Dù trong hoàn cảnh nào, em cũng xin chị nhớ đến đứa em này, mặc dầu không phải là đứa em mà chị vẫn cho là phi thường.

        Tất cả những điều đó khiến em phải suy nghĩ. Trước kia, em là một thằng con trai hạnh phúc nhứt. Bỏ trường trung học Matsue, vào trường đại học Kinh  Đô, em đã quyết định theo đuổi việc học cho tới kết  quả, nhưng có ngờ đâu, em của chị đã phải quăng bút để cầm lấy thanh kiếm.

        Mỗi lần em nói em không tài nào hiểu được chiến  tranh hiện tại nhằm mục đích gì thì ba tỏ vẻ hết sức ngạc nhiên và ba dạy em không được nói như vậy. Lẽ tất nhiên em phải tự đặt câu hỏi : Nếu những trang thanh niên như chúng em không lải những chiếc phi  cơ thì ai là người thay thế? Bao lâu ba má được an  toàn sức khỏe thì em không phải lo lắng, em sẵn sàng chết bất cứ giờ phút nào.

        Nhưng còn chị? xin chị hay lo nghĩ đến đạo  hạnh. Đôi khi em thấy chị quá dễ dàng để bọn mày râu say mê chị. Điều này là do cái nhân cách của chị và sự ngẫu nhiên may mắn tạo cho chị. Em tưởng cái đó ta đừng cho là xấu, là trọng tội. Nhưng chị cũng phải tự trách mình. Em chỉ xin chị hãy thận trọng và suy xét kỹ mỗi lần chị có một quyết định thuộc phạm vi tình cảm. Chị cần phải hoàn toàn tự do vả phải được hưởng quyền lợi của chị. Em nói: luôn luôn đề phòng, không có nghĩa là tinh thần cứ phải luôn luôn căng  thẳng. Em chỉ xin chị cư xử như một thiếu nữ cương  trực, biết làm thất vọng tình ái. Nếu chị muốn duy trì cảm tình với mọi người, chị hay thành thực và hoàn  toàn chịu trách nhiệm về những lời nói của chị. Chị hãy sẵn sàng nghe lời người khác nói và để ý tới. Trong câu chuyện, chị hãy tránh xa sự đề cao cả nhân. Cần phải chú trọng điều em vừa nói đây vì thường người ta hay vô tình khoe mình dễ quá. Chị chưa có gì đáng trách cả, nhưng chỉ vì vấn đề quá quan trọng nên em mới nhắc chị đó thôi.

        Hai chị em chúng ta từ trước tói nay vẫn sống gần nhau, nên em không chú trọng tới ; nhưng bây giờ thì quả thực, em thấy chị có đôi mắt đẹp! Nó long lanh như áng nước hồ thu, nó quyến rũ làm sao ! khiến cho ai nhìn vào mắt chị, phải xao xuyến và phải đặt vào đó nhiều cảm tình.

        Hòa mình vào đời sống của người khác, chính là một phương tiện học hỏi để tự kiềm chế, một phương sách hoàn hảo nhứt để huấn luyện tinh thần. Trong đời sống, việc huấn luyện tinh thần còn phải thực hiện mãi mãi. Nếu chị muốn quên hẳn con người chị đi, điều đó chẳng có chi là xấu cả. Còn danh từ «HI SINH» em cũng chẳng ưa gì, nhưng cũng phải tôn trọng nó. Kể từ ngày nay, em đặt hết tin tưởng vào chị. Được như vậy, em chẳng còn ân hận gì và còn lấy làm sung sướng trở ra mặt trận.

        Cỏ lẽ bây giờ chị chưa hiểu rõ được, chỉ khi nào hồn em lìa khỏi xác, nó sẽ bay về gần chị, lúc đó chị sẽ hiểu rõ hơn.
Cái ngày chúng ta còn chung sống dưới mải nhà thân yêu, đã có lần em hỏi chị câu này : « Chị có tin rằng nước Nhựt sẽ thắng trận không ? » Bằng một giọng rõ rệt, quay người lại, chị lấy ngón tay chỉ vào vết thẹo trên mặt mà đáp « Chị đâu có biết được !»

        (Chị có nhớ chăng, hồi chị em ta còn nhỏ dại, em dọa tát chị mấy cái. Chị bèn thách thức em cứ tát di. Vết thẹo trên mả chị ngày nay chính là kết quả cuộc thách thức hôm ấy vậy.)

        Chị trả lòi xong, em ngửng đầu lên thấy mắt chị long lanh ngấn lệ.

        À quên ! em chưa nói với chị, cuốn phim em chụp chị đứng với ba má, chị gọn gàng trong bộ quân phục. Em sẽ in ra tại đây rồi sẽ gởi về cho chị làm kỉ niệm. Với bộ quân phục mang trên người chị, em nhận thấy chị của em đẹp quả !

        Chị ôi ! trong lúc này hơn lúc nào hết, em ước muốn gặp chị, nhưng thời giờ cấp bách, em phải sửa  soạn lên đường bất cứ giờ nào.

        Thôi thế là hết; em xin vĩnh biệt chị trên giấy này ! Hiện giờ chị đang ở vào một hoàn cảnh thuận tiện để ý thức rõ rệt về chiến cuộc. Chị có thể theo dõi mọi biến chuyển của tình thế một cách xác thực. Em ủy  thác cho chị tất cả những thứ gì mà em có. Chị lúc nào cũng xứng đáng để em đặt hết tín nhiệm vào. Những trách nhiệm của em, từ nay phải là trách nhiệm của chị, mặc dầu cái tuổi 20 của chị hãy còn quá trẻ  trung ! Đó là một trọng trách về tinh thần nhưng em xin chị hãy vui vẻ nhận lấy. Chị không thể trốn tránh được. Với thời gian, chị thêm tuổi, sè thêm khôn ngoan, thêm can đảm. Ở đâu, đi đâu, em vẫn luôn luôn cầu xin Trời Phật giáng phước cho chị. Xin chị đừng lo sợ chi, nếu chẳng may em của chị có vận mệnh nào đi nữa, chị dừng giảm bớt lòng cương nghị. Chị phải là nguồn an ủi nâng đỡ tinh thần của ba mả. Chị đừng bận tâm về cái chết : đó chỉ là định mệnh chung mọi người.

        Rất tiếc là em không thể gặp lại được chị. Vĩnh  biệt chị ! Chị hãy giữ gìn sức khỏe, giữ lòng trong  trắng luôn. Được một người chị như chị đây, thật là may phước cho em biết bao ! May phước hơn là chị có một thằng em như em đây ! Nếu các bạn em đến hỏi thăm tin tức của em nơi chị, xin chị hãy niềm nở tiếp rước họ. Chị hãy tận tụy hi sinh cho kẻ khác thì họ cũng hi sinh cho chị. Chị hãy dành cho em một chỗ trong trái tim nếu em còn trở về được.

Em của Chị : YOSHIO       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:29:44 pm »


        KUNINOSURE MIZAKI

        Tốt nghiệp Trường Đại học Văn khoa Đông Kinh, nhập ngũ tháng 7-1944. Bỏ mình tại đất Tât Bá Lợi, sau khi Nhựt thất bại, lúc chàng được 24  tuổi.

        San đây là một bài tả cảnh mùa đông trên đất Tây  Bá Lợi. Tuyết đông giá lạnh, khêu gợi cho tác giả tất cả nỗi thất vọng bằng một điệu văn âm thầm.


        Thu' gởi cho ông X, bạn của Mixaki

        Tôi chưa thể biên thư sớm về thăm bạn được  Xin bạn thứ lỗi cho. Tôi hi vọng, hiện giờ chưa có gì thay đổi đối với bạn. Còn tôi vẫn được khỏe mạnh luôn.

        Ngày ngày tiết đông càng thêm ác liệt, tôi hết sức kinh ngạc thấy trong thiên nhiên có một mãnh  lực. Nhìn thấy trong cảnh đêm đông, sự vật hoàn toàn biến đối quá đột ngột ! đáng ngạc nhiên ! Lúc tôi đặt chân trên đất mầu đỏ sẫm, tỏi không thế nhận định rõ  rệt là đang đi trên sỏi hay trên tảng nước đông. Cảnh giá lạnh tuyết đông đã biến hẳn bộ mặt thiên  nhiên. Mới qua đây, còn cảm giác như trên đất Nhựt, tôi bước chân trên cỏ, nay tôi lại đi trên tuyết đông rồi! Cây cỏ đã biến đâu mất ? Hoặc còn cây nào, thảy đều rụng hết lá. Lơ thơ chỉ còn những thân cây cằn  cỗi, dính một vài ngành khô rủ xuống, trông rất buồn. Một vài cây còn đeo đẳng mấy mầm non, nhưng nó mềm quá rủ xuống tựa cần câu vút xuống và ngọn nó đang cố vươn lên để thở chút ánh sáng. Đời sống con người có khác chi những mầm non yểu đó ! Bao cành khô héo cũng giống như những tâm hồn đang quằn quại hấp hối.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:31:04 pm »


        TATSU UTAGAWA

        Sau khi dựt được cấp bằng cử nhân luật khoa ở Đại học đường Waseda. Utagaw nhập ngũ tháng 9-1942. Được thăng cấp chuẩn úy tháng 10-1944và rời đất Nhật.

        Bị chết ở biền Trung Hoa tháng giêng 1945.

        Chiến tranh đã tới giai đoạn cực kỳ khốc liệt. Những tàu chở quân bị trúng thủy lôi, hầm chứa dầu bốc cháy, khiến cho quân lính bị thiêu như heo quay. Utagawa bị chìm một lượt với tàu anh đi trong vịnh Ormoc gần đảo Leyte. Nhờ phép mầu anh được cứu thoát.


        Thượng Hải, ngày 11-10-1944.

        Eo biển Bashi nằm giữa mũi Garan và Appari về hướng Nam Đài Loan, phía bắc Phi Luận Tân. Một chiếc tàu với tốc lực 17 hải lý một giờ, mất một ngày mới qua được eo biển này. Mặc dầu không lấy chi làm rộng lắm, nhưng eo biển này chính là một phần biển nguy hiểm bực nhứt trong Thái Bình Dương. Trong vòng 3 năm đầu cuộc chiến tranh, eo này đã lừng danh là một chốn nguy hiểm. Nhưng từ tháng 7 vừa qua, nó càng trở thành nguy hiểm hơn nữa, khiến chúng tôi đặt tên cho nỏ là « Eo biển tai họa ». Những tầu ngầm Huê Kỳ thường xuất hiện trong hải phận này để gieo tai họa. Hơn 80 chiếc tàu lặn Mỹ luôn luôn ứng trực để chận đánh đoàn tầu của ta. Trong số 80 ấy, 40 cái từ Úc Châu, 40 cái từ Honolulu tới. Căn cứ của đoàn tầu lặn này đặt tại miền duyên hải Trung Hoa. Bắt đầu từ thảng 6, những cuộc chận đánh liên tiếp diễn ra. Khoảng đầu tháng 8, đoàn vận tải 770, thoạt vừa khỏi hành ra khỏi hải cảng Takao, phía nam Đài Loan, chiếc Ojima-Maru, chở dầu, trọng tải 14.000 tấn, bị trúng thủy lôi, nổ tung và chìm giữa một biển lửa lan rộng 2 cây số vuông.

        Chiếc Nichira Maru, một trong các tầu đẹp nhứt của công ty Shosen Osaka, bị trúng ngư lôi, nổ tung. Ngày hôm sau, đến lưọt 4 chiếc tầu mới đóng xong. Rồi sau đoàn vận tải 770, đoàn 771 xuất hành, nhưng cũng gặp tai nạn ghê gớm hơn nhiều. Đoàn tầu này gồm 19 chiếc tầu hàng, được hộ tống bằng 12 khu trục hạm, hàng không mẫu hạm hải phòng hạm. Đoàn tầu này oai phong lẫm liệt từ từ tiễn ra khỏi hải cảng, trực chỉ về Ma-Ní.

        Tới Đài Loan, chưa gặp nguy hiểm nào và tới chiều ngày đó, đoàn tầu tiến vào eo biển Bashi. Trong lúc mọi người trên tầu lâm râm khấn vái Trời Phật cho buổi chiều đó qua đi may mắn vô sự thì một con gió lốc dữ dội như chưa từng có thổi từ hướng nam lại. Đương mùa mưa lớn, nên đêm đến ánh trăng bị khuất dưới làn mây đen giày đặc. Thoạt cơn gió bão ngưng thổi, sóng vừa im đôi chút, chiếc hàng không mẫu hạm Owashi đang theo sát đoàn tầu, đột nhiên bừng sáng lóe giữa một đám lửa cháy nghi ngút và sau chót bị nổ tung vang dội một khoảng trời. Chiếc hàng không mẫu hạm bị trúng ngư lôi.

        Các tàu khác cố gương thả hết tốc lực. Màn trời đen tối đã buông xuống. Trên trời không một bóng sao. Trong khoảnh khắc, bao nhiêu thủy lôi nổ tung từ 4 phía, các tầu lần lượt thi nhau chìm xuống. Cho tới nay, chưa ai rõ số phận chiếc Tamatsu Maru với đoàn  kỳ và 5.000 binh lính.

        Chiếc Tei A Maru, trọng tải 20.000 tấn, dùng chở tù binh trao đổi với Huê Kỳ, trúng phải 4 trái ngư lôi ngay chính chỗ 12 chiếc tầu chở đạn dược mới bị đánh chìm. Trên chiếc Tei A Maru có gần 5.000 lính ưu tú và cần thiết để phòng thủ Phi Luật Tàn.

        13 ngày sau tai nạn khủng khiếp này, chiếc Kashi Maru cứu được 8 người lính đang bất tỉnh trên một chiếc bè trôi lênh đênh giữa eo biển. 8 người này là những người duy nhứt sống sỏt của chiếc Tamatsu Maru. Họ trôi theo luồng sóng trong 13 ngày liền, không ăn uống gì.

        Khoảng đầu thảng 10, một đoàn tầu khác gồm 7 chiếc rời hải cảng Moji để đi Ma Ní. (Moji là một hải  cảng phía Bắc Cửu Châu, vị trí đảo này nằm về phía Nam trong nhóm quần đảo lập thành nước Nhựt). Đoàn tầu này chở binh lính và phi cơ. Chính mắt tôi được mục kích chuyến ra đi của đoàn tầu. Nhưng hình như trong số 7 chiếc có 5 chiếc bị đánh chìm. Còn 2 chiếc chạy về được Ma Ní. Ngoài mấy vụ tòi vừa kể trên, tôi còn nghe biết có 2 đoàn tàu khác cũng bị chung một số phận ghê gớm này.

        Khi tôi hồi tưởng đến từng mấy chục chiếc tầu, hàng ngàn vạn người bị chìm xuống đáy biển, tôi không ngớt thầm lặng cầu cho linh hồn họ.

        Tái bút : Nhựt ký này cực kỳ bí mật, thế nên tôi muốn rằng chính anh bạn Kumiko luôn luôn giữ trong người cho tôi, đừng nói ra ngoài với ai hết.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:32:00 pm »


        Santa Nosa : ngày 15-11-1944. Nhựt ký bi đát.

        Chúng tôi khỏi hành từ Ma Ní hôm 8 tháng 11. Địch quân trội hơn ta về quân số cũng như về võ khí. Vì thế, chúng tôi phải lui giờ khởi hành mất 2 giờ. Mãi 12 giờ trưa, tầu mới nhổ neo rời bến. Ngày 9, khoảng 15 giờ, chúng tôi hay tin có 1 chiếc phi cơ loại B 26 của Mỹ đang tiến lại tầu chúng tôi, nhưng may quả, chiếc phi  cơ này không làm chi cả. Thoát chốc, vào khoảng 17 giờ. có mấy chiếc phỏng pháo thuộc kiểu Lockheed xuất hiện từ đàng sau rẫy núi, đến oanh tạc tầu chúng tôi. Lúc đó tầu vừa tiến vào vịnh Ormoc. Những chiếc phi cơ đó đâm bổ thẳng trên tàu, dùng liên thanh và đại bác liên thanh xả đạn vào tầu. Chúng còn thả bom xuống nữa. Một trái bom rớt ngay cạnh chiếc tầu tôi, tức là chiếc Kashi Maru, làm hư hỏng toàn thể hệ thống điện lực. Đến đợt bắn phả thử hai, vì tôi là sĩ quan trực nhật, những phi cơ Mỹ đâm thẳng xuống boong tàu. Một binh nhì và một chuẩn úy bị thuơng ngay bên chỗ tôi đứng, một người bị thương nặng, một người nhẹ. Hạ sĩ Kimura bị tử nạn cạnh ống khỏi tầu trong lúc anh đang bắn liên thanh phòng không. Lại thêm 2 binh nhì phục dịch chiếc đại bác liên thanh. Rất nhiều binh lính bị trọng thương, ống khói tầu bị 26 viên đạn đại bác làm thủng.

        Đến trận bắn phả thứ tư thì có 4 chiếc Lockheed và B 26, nhưng không thiệt hại chi. Lúc đó mặt trời đã lặn hẳn, và trời đã tối sậm. Tôi đang phiên gác. Trên boong tàu không một ánh sáng. Xung quanh chúng tôi là một làn biến đỏ ngầu những máu, mấy anh lỉnh bị thương đang cố gượng bơi trên mặt nước. Tôi tháo cởi hết đồ đạc nơi tử thi anh Kimura và nhờ một y sĩ quân y cắt ngón tay út của anh, nhổ 2 chiếc răng gởi về cho gia đình nạn nhân. Còn ngón tay, chúng tôi thiêu thành tro. Hôm sau chủng tôi thả tử thi anh xuống Vịnh Ormoc.

        Hải cảng Ormoc được chúng tỏi mệnh danh là chốn địa ngục trần gian. Chúng tôi nhận được lệnh đổ bộ trên bãi biển, 1 cây số về phía nam và cho quân lính lên đất. Nhưng những chiếc thuyền bè đã chuẩn bị để đổ bộ đều bị trận bão hôm trước hất lên bãi cát.

        Chúng tôi biết chắc thế nào vào lúc tảng sảng, phi  cơ địch cũng đến oanh tạc. Thế là chúng tôi làm vào một bế tắc nan giải. May thay, khoảng 3 giờ sáng nhờ có mấy chiếc hải phòng hạm, quân lính đổ hộ lên hết được. Công việc hoàn tất vào lúc 7 giờ. Duy còn việc dỡ những két đạn dược xuống bãi biên. Nhưng muốn thi hành việc này cần phải có một số tầu nhỏ, mà hiện giờ không sao có. Vì thế chúng tôi đành phải trở về Ma Ní. Đoàn tầu chúng tôi nhổ neo chạy vào lúc 10 giờ 40. Lúc đến hải phận mà phi cơ địch tấn công hôm trước, chúng tôi thấy phi cơ của ta và phi cơ của địch đang giao tranh dữ dội ngay thẳng trên đầu chủng tôi, trên đám mây. Biết rằng nguy cơ gần xảy đến, chủng tôi thả hết tốc lực chạy miết đi. Nhưng chạy trốn cũng bằng vô ích. Nhìn qua ổng viễn kinh, tôi thấy 30 chiếc B-26 vừa đi oanh tạc Đông Kinh trở về và đang hướng về đoàn tầu chúng tôi.

        Đoàn phi cơ địch đi thành hàng đôi tiến thẳng đến, lượn vòng qua đầu hàng tàu, rồi cứ từng 2 chiếc kích  pháo vào mạn tầu. Mấy chiếc phi cơ đầu của Mỹ bị trúng đạn của ta bắn, bốc cháy và rớt xuống biến. Nhưng bom rớt xuống như mưa trên boong tầu khiến tàu tròng trành. Đến đợt bắn thứ hai, 2 chiếc B 26 dùng liên thanh bắn vào sàn tầu. Từng tràng đạn bay xuống chung quanh chủng tôi. Đến đạt 3, 4 chiếc phóng pháo chia làm 2 nhóm để bắn đằng mũi và đằng lái. Trái bom đầu rớt trúng chiếc tầu đi đầu. Trái thử hai trúng cửa quầy, tức khắc người lỉnh dưới quyền chỉ huy của Kishimoto bị nát tinh. Trải bom này còn làm chảy 180 thùng chứa ẻt xăng. Đằng lái, gần cửa quày thứ 6, lại trúng một chỗ nữa, làm thủng một lỗ to bằng con ngựa chui lọt. Trái bom khác rơi nhằm những két đạn kích  pháo nổ lung tung. Trung sĩ Fujimoto và hạ sĩ Minato chết ngay tại chỗ. Ngọn lửa bén vào những két đạn xếp trên sân tầu cũng nổ dữ đội. Vỏ tầu nứt nẻ ra, Viên chỉ  huy tầu ra lệnh cho mọi người rút khỏi tầu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:32:20 pm »


        Nguyên bởi tôi không biết bơi, nên tôi không chịu rời tàu. Tuy nhiên, lệnh đã truyền, tôi phải tuân theo. Tôi trèo lên boong tầu, khoác vào người chiếc phao nổi, bình nước và chiếc xắc đựng đồ rửa mặt. Còn thanh  kiếm tôi đeo bên người. Lúc này, tầu đã trở thành một khối lửa cháy nghi ngút. Dầu vậy, phi cơ địch vẫn tiếp tục bắn. Tôi không còn vật chi để tránh làn đạn ác liệt nữa, đành châm một điếu thuốc hút.

        Tôi ra lệnh cho binh lính đang chạy tán loạn trên sân tầu, phải liệng xuống biển những vật gì nỗi được. Họ khuân những chiếc thùng không, những tấm ván thả xuống biển, trong lúc tầu từ từ chìm xuống.

        Ông đại úy đến giục tôi ra khỏi tầu. Tôi trở về đàng mui, gắn ổ súng đại bác, nơi tử thi của Fujimoto và Minoto đang nằm, để nhìn quân lính nhảy xuống biển. Chính nơi đây, thường ngày tôi hay ngồi ngắm nhìn tinh tú và tưởng nhở quê hương. Chợt nhớ lệnh của vị chỉ huy, tôi vội nhảy xuống biển sau hết mọi người. Tôi không muốn mọi người chế nhạo tôi, vì cấp bực tôi không cao gì mấy.

        Theo luật lệ hàng hài, trong trường họp tầu bị chìm, bao nhiêu người không biết bơi phải nhảy xuống biển hoặc ra khỏi tầu trước hết. Thủ tục đó nhằm mục  đích tránh cho người không biết bơi khỏi bị làn nước xoáy cuốn theo chiếc tầu đang chìm. Nhưng vì còn bao lính dưới quyền tôi chỉ huy, nên tôi không muốn ra khỏi tầu trước người ta. Tôi tin thực nàng Kumiko sẽ hãnh diện khi nghe biết cải chết oanh liệt của tôi nơi đây !

        Khi binh sĩ đã rút ra khỏi tầu, chiếc tầu đã nghiêng hẳn một bên. Tôi chuẩn bị đeo đôi găng tay lót bông để bám vào giây trụt xuống. Lúc đó, tôi cũng chẳng nhớ ra mình biết bơi hay không. Tôi đã thi hành xong nhiệm vụ.

        Xuống biển rồi, nhìn vào chiếc tầu lần chót, tôi thấy hai chữ « KASHI MARU » in trên tấm bảng hiệu tầu. Tôi cố đập đập trên mặt biên thì nghe có tiếng người kêu tên tôi : «Trung úy ơi! » Tôi vừa bơi vừa đáp «Tôi đây». Quay lại tôi thấy anh Sasugawa đang bám vào thanh kiếm của tôi. Tôi bèn nói với anh ta: «Tòi không biết bơi». Anh ta trả lời: «Không hè chi!».

        Nhờ có chiếc phao nổi, tôi nằm ngửa trên mặt nước cố choài ra xa chỗ chiếc tàu đang chìm, để tránh làn nước xoáy do tầu chìm gây nên. Bơi ra xa một quãng, tôi trông thấy trung úy Shimokura đang bám vào một tấm ván thực lớn. Ông này kêu tôi lại cùng bám, vì ông ta cũng không biết bơi như chúng tôi. cả 3 chủng tôi bám vào tấm ván và cố quẫy cựa. Nhưng lớp dầu từ chiếc tầu chảy ra nôi lênh đênh lan rộng mãi ra trên mặt biến bao vây chúng tôi. Cố bơi được chừng 10 phút, tỏi có cảm tưởng như lớp dầu cháy gần đến chúng tôi, vì người bị nóng rát quá. Trên mặt biển lúc đó chỉ còn là một biển lửa. Chúng tôi cố bơi ngược chiều gió thổi cho khỏi bị chết thiêu. Nhưng vì ngọn lửa bốc lan ra quá mạnh và quá mau, nên thổi tạt vào mặt rát quá. Tôi nghĩ trong bụng: Thôi! thế là hết đời rồi, dành chịu chết ở đày thôi. Trong mình tôi lúc đó còn tất cả những bức ảnh thân yêu mà lúc nào tôi cũng cố giữ nơi người. Nhưng tôi cũng mặc.

        Trên tầu, khi lửa bốc chảy tới cửa sổ thứ 6, liền phát một tiếng nổ dữ dội vang trời biển. Những ván gỗ và vụn sắt bắn tung tóe lên. Tiếng nổ quả mạnh phát thành hơi, làm tắt được ngọn lửa. Chính lúc ấy, chúng tôi càng cố gượng bơi ra xa hơn. Kịp khi ngọn lửa lại bốc cháy lại nữa thì chúng tôi đã bơi ra được một quãng xa rồi. Chủng tôi thấy dễ chịu hơn.

        Khoảng 14 giờ, chủng tôi bơi tới một chiếc tầu hàng dùng chở binh lính. Họ thả giây xuống cho chủng tôi bám vào để leo lên tầu. Đến lúc trời tối hẳn, mỗi người chúng tôi được một chén cơm và được nằm trong một chiếc xuồng để nghĩ ngơi. Nhưng vì mệt quá, tôi không sao nhắm mắt được mà cũng chẳng suy nghĩ gì được. Tôi để cả quần áo ướt đế nằm nghỉ.

        Ngày 11 lúc 6 giờ, một chiếc hải phòng hạm, mang số 31, xuất hiện đàng chân trời. Nửa giờ sau, chúng tôi được di chuyển lên chiếc tầu này. Chiếc hải phòng  hạm số 31 theo đoàn tàu chúng tôi xa xa từ hải cảng Moji. Trên tầu chúng tôi được xử đãi rất tử tế. Họ phát cho chúng tôi mỗi người một bao thuốc lá. Viên cai máy tàu, tên là Kakamura thường chốc chốc đến hỏi thăm chúng tôi có cần sự chi.

        Chủng tôi tới Ma Ní hồi 23 giờ 30 ngày 20.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2018, 11:22:13 pm »


CIIƯƠNG IV

ĐỘI THẦN PHONG

        Mấy hàng lịch sử

        Danh từ « Thần Phong » (Eamikázés) bắt nguồn từ dã sử của Nhựt Bổn. Cuối thế kỷ XIII, tướng Mông Cổ Koubilai, cháu nội của Thiết Mộc Chân làm bá chủ Trung Hoa, Tân Cương, Mãn Châu, Cao Ly và Miến  Điện. Khoubilai xin giao thân vói Nhựt Hoàng, nhưng Nhựt Hoàng không chịu giao thiệp với giặc Mông.

        Năm 1281, Koubilai trang bị một đoàn tầu gồm 3 ngàn chiếc, chở trên 10 vạn quân đi chiếm cử Nhựt  Bổn. Quân Mòng rất thiếu kinh nghiệm về nghề hàng  hải, quân phục dịch là những người Trung Hoa, Cao  Ly không chút nhiệt tâm và thiếu thành thực với người Mông. Đoàn tầu xuất phát vào giữa thời kỳ nhiều bão. Một trận bão ác liệt đã làm chìm cả đoàn tầu quân Mông ngay trước duyên hải Nhựt Bổn.

        Dân chúng Phù Tang cho là có thứ gió Kamikazé, nghĩa là « gió thần » chận đứng đoàn tầu quân man di, để chúng không dẫm chân lên thánh địa của Thần Thái Dương.

        Chính là để kỷ niệm chiến công oanh liệt ấy mà danh từ «Thần Phong» được đặt cho những đội phi  cơ tự sát điều khiển bởi những phi công quyết tử.

  Đội Thần-Phong này cung có nhiệm vụ cản đường tiến của quàn đội Huê-Kỳ chực đổ bộ lên đất Phù-Tang. Nhưng có khác một điểm: Đại-tướng Mac Arthur đã may mắn hơn tướng Mông Koubilai, mặc dầu Đế-quốc Nhựt-Bổn đã có đội Thần-Phong.

        Nguyên-lai của đoàn Phi-công Thần-Phong hiện nay vẫn còn bí-mật. Theo văn-sĩ Fletcher Pratt thì sau trận thủy không-chiến ở Phi-Luật-Tân, Nhựt bị thất- bại nặng nề, phó thủy-sư đô-đốc Takejiro Onishi có sáng-kiến thành-lập một đoàn phi-công, sẵn-sàng hi-sinh mạng sống.

        Sau khi nhận quyền chỉ-huy không-lực tại Phi- Luật-Tân, đô-đốc Onishi thành-lập ngay giữa các đơn-vị thuộc quyền ông chỉ-huy một vài phi-đội Thần-Phong, gồm một số nhỏ các phi-còng giàu tinh-thần. Đội Thần-Phong, thoạt-đầu, hoàn-toàn biệt-lập và có tánh cách địa-phương. Đội Thần-Phong xuất-trận lần đầu hết trong trận đánh ở đảo Levte ngày 25-10-1944.

        Sáng-kiến của đô-đốc Onishi sau đưọc Bộ Chỉ-Huy tối cao ở Đông-Kinh công-nhận và đem thi-hành. Việc xử-dụng các phi-cơ tự-sát không nguyên nhắm mục- đích đánh một đòn chí-tử vào hạm-đội địch, mà hiện lúc đó hạm-đội Nhựt không đủ khả-năng thi-hành được, lại có mục-đích thúc đẩy toàn thể Hải-quân Nhựt thêm can-đảm, vì họ đã gần quên chiến-tranh, hầu như hoàn- toàn thất-vọng. Nhưng việc xử-dụng này nhằm mục đích chính yếu là thức-tỉnh cả một dân-tộc chỉ say mè hương hoa, chim chóc và ưa chọi dế.

        Tổ-chức Thần-Phong đã trở thành một quân-lực, một khí-giới mới mẻ, một lối xung-kích đặc-biệt. tổ- chức này đặt dưới quyền chỉ-huy của phó đô-đốc Ugaki, và có quân-phục, phù hiệu riêng biệt: 7 chiếc nút chạm 3 cành hoa anh-đào khâu trên ngực áo, nơi hai tay áo có mỏ neo hải-quân.

        Hầu hết các phi-cơ của đội Thần-Phong thuộc Hải- quân. Bộ chỉ-huy tối cao nghĩ rằng cần phải khoác cho đoàn người anh-dũng này một cái vinh-dự đặc-biệt, dù là để tuyển-mộ dễ dàng. Gia-đình họ được ngồi chỗ danh-dự trong những buổi lễ chính-thức, được bảo-chí trương hình ảnh trên trang đầu, được lãnh suất thực- phẩm dư dật. Nói tóm, đội Thần-Phong phải có tinh- thần thư-thái khỏi lo về gia-đình.

        Mỗi đơn-vị không-quân phải cung-cấp một số người tình-nguyện, nhưng khi số người này không đủ, sẽ chính-thức chỉ-định các phi-công sung vào đội Thần- Phong.

        Bộ Chỉ-Huy tối cao có ra mật-lệnh về việc tuyển- lựa. Thứ nhứt, phải tuyển-lựa những phi-công bất tài; thứ hai những phi-công rất trẻ tuổi, chưa được huấn- luyện kỹ-càng. Vì các hạng phi-công khác còn phải dành trong việc phòng-thủ đất Nhựt và các đảo dưới quyền kiểm soát của Thiên-Hoàng.

        -Những phi-công đội Thần-Phong đươcj nhận lãnh phi-cơ cũ kĩ, hầu hết không có võ-khí và được thảo gỡ những dụng-cụ cần-thiết trong buồng máy. Trên phi-cơ chỉ dự-trữ số nhiên-liệu vừa đủ cho một chuyến đi. Họ được những phi-cơ khu-trục hộ-tống và hướng dẫn đến mục-tiêu.

        Họ đưọc lệnh phải đâm nhào xuống các chiến- hạm, nhứt là các hàng-không mẫu-hạm của Huê-Kỳ. Số phi-công này không tinh-nhuệ, không phải hết thảy là tình-ngnyện nhưng vì họ không thể trốn thoát được định-mệnh. Một ít pbi-công đã thoát khỏi đoàn hộ-tống và tự ý hạ cánh xuống những hoang-đảo san-hô giữa Thái-Bình-Dương. Sáu tháng sau khi chiến-tranh kết- liễu, họ được hồi-hương.

        Nếu phi-công đội Thần-Phong không thể hủy-hoại được hạm-đội Mỹ, đó là vì các phi-công ấy không thiện- nghệ. Tuy nhièn, họ cũng gây rất nhiều thiệt-hại lớn : đấnh chìm được 253 chiếc tầu, trong số có 13 hàng- không mẫu-hạm, 10 thiết-giáp-hạm.

        Phía Huê-Kỳ, muốn làm yên lòng các binh-sĩ, đã cố che đậy sức công phạt của đội Thần-Phong. Nhưng bao nhiêu thủy-thủ trên các tầu đều tự-hiểu mình vô phương đề-phòng các loại phi-cơ tự-sát ấy, họ sợ nhứt là loại phi-cơ này.

        Trong tháng 11 năm 1944, một bản thông-cáo đặc- biệt của Tổng-Hành-Dinh cho dân chúng hay việc thành- lập Đội Thần-Phong. Báo chí liền chụp lấy, thi nhau ca tụng, thần-thánh-hóa những người anh-hùng đó. Cả trăm triệu dân đều hiểu một cách mơ-hồ rằng một ngày kia, họ cũng sẽ bị bắt buộc trở thành những người quyết-tử.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2018, 11:23:34 pm »


        Sau đây là bản dịch nguyên-văn bài huấn-thị chính- thức của Đại-tướng Tổng-Tham-Mưu không-lực gởi cho đội Thần-Phong đầu tiên :

        « Đế-quốc hiện nay đã đến một chặng đường rẽ đôi : giữa chiến-thắng và chiến-bại. Đệ nhứt đơn-vị quyết-tử đã nhứt-tâm dùng sức mạnh linh-thiêng để chiến-thắng. Những kết quả đơn vị này thâu lượm được sẽ lần lượt lôi cuốn các đơn-vị khác noi theo. Đã hẳn, các bạn còn sống trở về không thành vấn-đề. Nhưng nhiệm-vụ các bạn là cầm chắc cái chết trong tay. Thể xác các bạn có thể chết được, nhưng linh hồn không thể chết được. Một người trong các bạn chết đi, sẽ làm sinh sống 1 triệu người khác. Các bạn không nên khinh-suất một mảy may nào khiến cho di-hại đến sửc khỏe hoặc đến việc thao-luyện. Các bạn không nên để lại một điểm nào cho hậu-thế có thế chỉ-trỉch được.

        Một điểm sau hết ; đừng quả hối-hả trong lúc tìm cái chết. Nếu các bạn không tìm thấy mục-tiêu, hãy trở về, lần sau các bạn sẽ may mắn hơn. Các bạn hãy lựa chọn cái chết đem lại thật nhiều kết quả ».

        Đoạn sau chót của huấn-thị trên hết sức mâu-thuẫn và vô-lý. Có một phi-công nào có can-đảm trở về để mất hết thể-diện chăng ? Hơn nữa, số xăng nhớt chỉ đủ nguyên cho chuyến đi, lại thiếu võ-khí đạn dược, thì còn hòng trở về vô-sự sao được ?

        Chiến-công đầu hết của phi-cơ tự-sát được ghi chép trong lịch-sử Hải-quân Nhựt là cuộc đâm nhào xuống chiếc Raragota, một hàng-không mẫu-hạm hạng nặng của Mỹ, trong trận đánh ở đảo Iwo-Jima. Ba chiếc phi- cơ tự-sát đâm bổ xuống sân tầu, nhưng không làm cho chiếc hàng-không mẫu-hạm chìm, trải lại, 2 chiếc khác tấn-công chiếc Bismark, hàng-không mẫu-hạm loại hộ- tống, bị chìm và đem theo 350 thủy-thủ xuống đáy biển.

        Tiện đàv, xin trích dịch một đoạn văn của văn-sĩ Georges Blond tường-thuật vụ một chiếc phi-cơ Thần- Phong tấn-công chiếc Hàng-không mẫu-hạin Entreprise :

        « Lúc 6 giờ 50 phút ngày 14 tháng 5, máy Radar trên tàu báo-hiệu có một bóng mờ thoáng hiện trên khung kính, xa 20 dậm, cao-độ 2 dậm 600 thước. Các ô súng phía sau tầu đều chĩa về hướng ấy và sẵn-sàng nhả dạn. Đến 6 giờ 54 phút, bóng đó hiện ra rõ hơn chút, vẫn trong kính Radar và đang tiến lại dần. Đây là bóng một chiếc máy bay mang số : 0. Trên radar lại thấy bóng máy bay biến vào đám mây và cách chừng 6 cây số, lại thấy nó sà xuống thấp dần. Các ụ súng bắt đầu nhả đạn. Phi-cơ địch lại biến vào mây trong khi các ổ súng vẫn liên-tiếp bắn. Thủy-thủ đã túc-trực ứng- chiến từ 4 giờ sáng. Các phi-cơ đậu trèn sân hàng- không mẫu-hạm, chưa kịp cất cánh bay, đều phải lấy hết xăng ra, di chuyển xuống hầm tầu.

        « Phi-cơ Nhựt tiến dần về hướng đàng lái tầu, chốc chốc lại bị mây che khuất. Các ổ đại-bác 127 ly, được radar hướng dẫn, vẫn tiếp-tục bắn vào phi-cơ đó. Sau đến lượt các ổ liên-thanh 40 ly cũng khởi sự nhả dạn. Lúc đó thực là một cảnh-tượng kỳ lạ và hỗn- loạn! Bao nhiêu súng đều thi nhau bắn vào một bóng địch vô-hình không khác bắn một bóng ma !

        « Nhìn trong radar, thấy phi-cơ địch đang ra khỏi đám mày và đang bắt đầu đâm bổ xuống với giác-độ 30 (incidence de piqué), tốc-lực 450 cây số giờ, Đích là một phi-cơ tự-sát rồi, không thể nghi ngờ nữa. Máy bay đó từ từ tiến lại, cố lách qua làn đạn ác-liệt đang bắn như mưa, cốt để khỏi trúng đạn quá sớm.

        « Viên phi-công tất hiểu rõ tình-trạng nguy-hiểm lúc đó và phải hiểu nhiệm-vụ của mình, bao nhiêu thủy-thủ trên tầu thấy thế, phát hoảng đến ráo họng. Không tới một phút, hiện-trạng có thể kết-liễu. Nhưng lúc này khó tưởng-tượng được chiếc phi-cơ Thần-Phong có thể tới đích và đâm trúng chiếc Entreprise được hay không.
« Các ổ súng đều bắn : súng 127, 40 ly, 20 ly, dĩ chi cả súng trường nữa. Phi-cơ Nhựt lách qua làn mưa đạn và tiến dần. Nó đã trúng phải nhiều viên đạn ở thân làm bốc cháy, dầu vậy vẫn lao vụt đến. Chiếc phi-cơ lôi theo một vệt lửa dài như một lá cờ lừa và xuất-hiện nguyên hình thẳng như cảnh cung.

        « Thủv-thủ rút khỏi sân tầu, trừ những người có phận-sự điều-khiển các ổ súng. Họ nằm sát xuống sân tầu. Khối lửa gầm thét vang trời tiến sát tầu và sau cùng đâm nhào thẳng chiếc cầu thang đàng trước sàn tầu, gày một tiếng nổ dữ-dội. Toàn thân chiếc hàng-không mẫu- hạm bị lay chuyển, sân tầu bị lột hẳn lên quăn co như vỏ trải chuối bóc, theo chiều dài 40 thước. Tiêng nổ làm chết 14 người tại chỗ, đem theo sang thế giói bên kia cái hình ảnh ghê rợn của người chiến-sĩ đội Thần- Phong.

        « Di-hài của viên phi-công tự-sát vẫn chưa bị thiêu, lúc này được đặt ngay ngắn nơi góc sân tầu. Tất cả cảc thủy-thủ đều nghiêm-chỉnh diễn-hành trước di-hài vị anh-hùng quyết-tử. Lúc này không còn ai chú-trọng đến khuôn mặt đều đặn cứng rắn, đôi mắt đục lờ của kẻ bạc-mệnh, nhưng hết thảv đều chú-trọng đến bộ nút áo. Trên mỗi nút chạm nỗi hình 3 cánh hoa anh-đào, phù-hiệu của đội Thần-Phong. Duy có hàng sĩ-quan cao-cấp trên tầu mới có vinh-dự chiếm đoạt một nút để kỉ-niệm ». (Người sống sót ở Thái-Bình-Dương, của Georges Blond).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 09:52:09 am »


        Cảc loại phi-cơ, dầu cũ-kỹ mấy, cũng dần-dà tiêu- hao. Bao nhiêu phi-cơ được sản-xuất ra đều dành vào việc phòng-thủ đất Nhựt, chờ khi quân đội Mỹ đổ bộ mới đem dùng.

        Lúc này Hải-quân Nhựt bắt đầu đem ra xử-dụng loại « bom người ». Người Mỹ gọi loại bom này là «Baka-bombes ». Tiếng lóng của Nhựt-ngữ, « baka» nghĩa là « điên rồ ».

        Sau trận chiếm-cứ đảo Okinawa, người Mỹ khám phá được một số bom người. Trái bom chiều dài 5 thước, làm bằng gỗ, có hai cánh và có bộ phận lái thô- sơ. Đàng đầu trái bom có gắn một ô trống để phi-công ngồi lái, ô này được gắn liền với một thùng đựng một tấn thuốc nổ. Muốn phóng trái bom người này, phải có 4 hỏa-tiến, với tốc-độ 925 cấy số giờ. Bom người được phi-cơ phóng-pháo chở đi và thả xuống gần chiếc tầu mục-tiêu. Tầm bay của nó rất hẹp. Phi-công cần sao lái trái bom đi thẳng đến đích.

        Chiếc khu-trục Abèle bị trúng một trái bom người bị cắt đứt làm đôi. Khoảng hạ tuần tháng 5, bộ chỉ-huy Hải-quân loan tin về võ-khí mới mẻ và lợi-hại này đã được xử-dụng ở Okinawa. Đồng thời đã tuyên-dương công-trạng trước Hải-quân cho 450 phi-công trẻ tuổi đã hi-sinh mạng sống trong việc xử-dụng loại bom người này.

        Cách chế-tạo loại bom người chưa được hoàn-toàn hầu hết các người cỡi nó đã cho nổ trước khi tới đích.

        Chúng tôi sẽ nói trong chương sau về loại thủy-lôi người, hay là « nhục-lôi ».

        Trong tháng 7 năm 1944,tướng Koiso lên thay tướng Đông-Điều trên ghế thủ-tướng chính-phủ. Thành-phần nội-các Koiso gồm nhiều thủy-quân hơn các binh-chủng khác. Trong lúc đó, quân-lực Mỹ tiếp-tục tảo-thanh miền trung Thái-Bình-Dương. Làm chủ được tình-thế trên đảo Saipan, quân đội Mỹ dùng đảo này làm bàn đạp để đánh Phi-Luật-Tân. Trận mở màn nhằm ngày 17-10-1941. diễn ra tại đảo Leyte, nằm giữa đảo Mindanao và Lữ-Tống (Lucon). Tổng-số trọng-tải hạm-đội dự-chiến trội hơn trận đánh ở Jutland những 400.000 tấn. Số tổn-thất về tầu cũng gấp hai. Số phi-cơ dự-chiến nhiều hơn số phi-cơ bay trên Luân-Đôn năm 1940.

        Ba đơn-vị đổ bộ của Nhựt: một từ Tân-Gia-Ba, một từ Đài-Loan và đơn-vị sau trót từ Đông-Dương lại, kéo đến đánh thẳng vào đảo Leyte. Họ dự tính đánh đột ngột vào hông hạm-đội Huê-Kỳ do đô-đốc Bull Halsey chỉ-huy.

        Trận ác-chiến này diễn ra lâu 2 ngày và kết-liễu bằng thất bại cho bên Nhựt. Phi-Luật-Tân lọt vào tay quân đội Mỹ. Hạm-đội Nhựt thiệt hại 45% trọng-tải tổng-số, đa số là hàng-không mẫu-hạm; trong số này có một chiếc trọng-tải 63.000 tấn. Phía Huê-Kỳ mất 2 hàng-không mẫu-hạm, 128 phi-cơ các loại. Nhưng quân đội Mỹ đã thiết-lập đầu cầu vững chắc tại đảo Leyte.

        Qua ngày 1-11-1944, phi-cơ Mỹ khởi-hành từ Saipan đi oanh-tạc Đông-Kinh. Loạt đầu còn ít phi-cơ, nhưng sau, số phi-cơ tăng lên mãi để oanh-tạc đất Nhựt. Những pháo-đài bay B-29 chia thành từng đội 40, hoặc 50 chiếc để oanh-tạc đại quy-mô. Tháng giêng, thảng 2 vẫn tiếp-tục oanh-tạc với một đà mạnh như thế. Ngày 9-3-1945, một trận oanh-tạc hết sức khổng-lồ chưa từng có. Hôm ấy vào lúc nửa đêm, gió thổi từng cơn mạnh, đoàn phi-cơ B-29 thả tất cả 700.000 trải bom xuống nguyên kinh-thành Đông-Kinh. Toàn thể thủ-đô Nhựt chỉ còn là biển lửa. Nội đêm ấy có 197.000 người tử nạn vì bom. (Trái bom nguyên-tử thả xuống Trường- Kỳ chỉ gây thiệt mạng cho 130.000 người).

        Nhựt-Hoàng Hiro-Hito thất-thểu đi giữa những đống tro còn đang ngủn cháy trong khu Kukagawa, để thị-sát. Dàn chúng ẩn-trú trong những hang chuột, họ rét run lẩy bẩy, nét mặt nhuốm vẻ kinh-hoàng. Thiên- hoàng xúc-động thương dân tràn-trề và hiểu rằng không thể nào theo đuổi chiến-tranh đến cùng được. Từ nay nhà Vua sẽ cố gắng liệu cách xin cầu hòa, để tránh cho toàn dân những hậu-quả ác-liệt của chiến-tranh, tránh nhũng cuộc tự-sát tập-thể. Hiện giờ dân chúng bị nhóm quân-phiệt chi-phối, bị những phần-tử ái-quốc quá- khích, những đội Thần-Phong lôi cuốn tuyên-truyền cho theo đuổi chiến-tranh.

        Ngày 16-2-1945, Iwo-Jima, một đảo nhỏ thuộc nhỏm quần đảo Mariannes lại bị tấn-công. Quân đội đổ-bộ gồm 40.000 người được trợ-lực bằng hỏa-pháo của hạm- đội và không-quân. cả hai lực-lượng rất mãnh-lực.

        Theo dự-đoán của bộ Tham-Mưu Đông-Minh thì mặc dầu quân Nhựt say mê cuồng-tín đến đâu, mặc dầu tin cậy vào đội Thần-Phong, họ chỉ đủ sức cầm-cự trong 6 ngày. Nhưng quân Nhựt đã kháng-cự anh-dũng trong 26 ngày. Bên Nhựt có 21.000 quân tử-trận, bên Huê-Kỳ có 4.600 quân tử-trận và 15.000 bị thương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2018, 09:52:33 am »


        Những binh-sĩ trấn giữ các ụ súng đại-bác xây đúc, đều bị chôn sống, Mỗi ụ súng đều có một pháo đài đúc chắn ngoài cửa, rồi được che phủ bằng lớp đất ! Muốn chiếm cứ hệ-thống hầm-hố phòng-ngự của Nhựt, người Mỹ phải dừng đến hơi ngạt.

        Tổ tiên người Nhựt xuất-phảt từ đảo Okinawa sang đánh đuôi thổ-dân Ainos ra khỏi nhóm quân đảo Phù- Tang hiện giờ, để lập-nghiệp tại đây. Nền văn-minh Trung-Hoa được coi là phát-khởi từ Okinawa và Oki- nawa dirợc coi là thánh-địa, là noi phát-sinh dân-tộc Phù-Tang.

        Ngày 1-4-1945, có 1.400 chiếc tầu được tập-trung ngoài khơi trước đảo Okinawa. 8 sư-đoàn sẵn-sàng đổ bộ. Các loại đại-bác cỡ lớn, các loại phi-cơ, các chiến- hạm thi nhau nhả đạn vào đảo ròng rã 9 ngày đêm. Quân đội Mỹ trừ-liệu quân Nhựt sẽ kháng-cự mãnh- liệt. Nhưng khi đặt chân lên đất, quân Mỹ không phải bắn một viên đạn. Tất cả dân chúng Nhựt đã dồn xuống phía nam đảo và tập-trung quân đội cũng như thường dân trên một giải đất chật hẹp.

        Thoát chốc, từng đoàn phi-cơ Thần-Phong ào-ạt bay tới, tấn-công bổ nhào xuống hạm-đội Huê-Kỳ, từng loạt một. Đa số phi-cơ đó bị cao-xạ Mỹ hạ được, trước khi trúng đích. Những ổ súng cao-xạ phòng-không của Mỹ đặt trên các chiến-hạm hạ được nhiều nhứt. Nhưng cũng có một số phi-cơ Thần-Phong đâm nhào trúng đích.

        Trên đất, lục-quân Huê-Kỳ vấp phải sức kháng- chiến mãnh-liệt và rơi vào các pháo-đài chôn ngầm dưới đất. Đôi bên đánh nhau sát mặt, vật lộn và phải dùng súng phóng-hỏa. Quân Mỹ phải đánh nhau cả với phụ-nữ và con nít. Họ cột lựu-đạn vào chân, chờ khi quàn Mỹ tới, rút kíp ra cho nổ và họ cùng chết theo.

        Bên Nhựt, tất cả các loại phi-cơ đều được xử-dụng vào đội Thần-Phong để đâm nhào xuống chiến-hạm địch. Làm chủ được tình-thế trên trời dưới biển, quân đội Mỹ còn phải mất 82 ngày để tảo-thanh và chiếm xong một đảo nhỏ dài 100 rộng 25 cây số, thiệt hại 880 phi-cơ, 35 chiếc tầu, 7.000 binh-sĩ thuộc bộ binh, không quàn và thủy-thủ tử-trận. Bên Nhựt, thiệt hại 117.000 người tử-trận, 3.800 phi-cơ tự-sát hoặc bom người. Chiếc thiết-giáp-hạm Yamato trọng-tải 63.000 tấn, đã tự đánh đắm để cứu-vãn danh-dự của Hảỉ-quân Hoàng- gia Nhựt.

        Bên trời Âu, Đức-quốc đã đầu-hàng vô điều-kiện, Hitler tự-sát và tử-thi bị thiêu-hủy dưới hầm đúc. Nhựt- Bổn mất hết hi-vọng và tự hiểu điều-kiện đầu-hàng của mình sẽ ra thế nào !

        Đội Thần-Phong hết cả phi-cơ. Toàn lãnh thổ Nhựt- Bổn bị tàn phá. Sau Đông-Kinh, đến lượt Hoành-Tân, Đại-Bản, Nagova đều bị tàn-phá.

        Cuộc tuyên-truyền lôi cuốn người dân tự-sát tập- thể càng lan tràn mạnh mẽ. Thiên-Hoàng tự nghĩ phải liệu sao để chấm dứt tình-thế bi-đát và dã-man này. Tin Okinawa thất-thủ xúc-động dư-luận bên Mỹ rất nhiều. Quân đội Mỹ càng gần đất Nhựt, các trận giao- tranh càng trở nên ác-liệt.

        Bên Mỹ, một nhóm nhà bác-học đã bí-mật chế-tạo xong trái bom nguyên-tử.

        Bên Nhựt, đa số phi-công đội Thần-Phong được tuyển-mộ trong giới sinh-viên đại-học Đông-Kinh và Kinh-Đô - Hết thảy đều bỏ mạng trong trận đánh ở đảo Leyte, Iwo-Jima và Okinawa.

        Mấy tháng trước khi trái bom nguyên-tử được thả xuống Quảng-Đảo, đội Thần-Phong đã phải gọi lớp thanh - niên thất - học vì mấy năm khói lửa làm gián-đoạn việc học. Bây giờ, tình-nguyện hay không tình-nguyện chẳng phải là vấn-đề nữa.

        Theo văn-sĩ Gaston Bouthoul, đêm cuối cùng, trước ngày phi công Thần-Phong xuất trận, phải dự một cuộc an-táng sống. Có tiệc tùng vui chơi. Những người dự tiệc cũng như chính phi-công đền ăn vận đồ trắng, mầu sắc của tang-chế. Lễ an-táng sống này ngụ ý rằng các phi-công quyết-tử phải cởi bỏ hết thảy những gì dưới trần-gian. Ngày hôm sau, tại phi-trường, mỗi phi- công lãnh một chiếc hộp nhỏ mầu trắng, tượng-trung chiếc bình đựng nắm tro tàn của thi-thể họ.

        Đôi khi có những cuộc lễ an-táng sống biến thành những dạ-yến kéo dài suốt đêm và những người dự đều say sưa. Rượu sa-kê tràn ngập. Họ được hưởng một đêm khoải-lạc với phụ-nữ, thường là thiếu-nữ trẻ măng, tìm kiếm được ở các làng mạc gần căn cứ phi-trường. Các thiếu-nữ này hoặc tình-nguyện hiến-thân một đêm, hoặc bị cưỡng-bách đem đi. Vì thế, ở Cao-Ly cũng như ở Nhựt, nhiều cha mẹ hối hả gả chồng cho con gái mình rất sớm để thoát nạn mãi-dâm miễn-cưỡng đó.

        Còn chiếc hộp trắng nói trên, sẽ đựng mấy sợi tóc, móng chân móng tay của viên phi-công, rồi sẽ được gởi về gia-đình, Chiếc hộp này sẽ được đặt lèn bàn thờ Phật của gia-đình, thay thế cho nắm tro tàn đốt ở tử- thi các tử-sĩ.

        Tất cả những bức tâm-thư và nhựt-ký sau đây, thiết-tưởng không cần chú-thích. Đây chính là những lời di-ngôn của những kẻ chỉ còn sống được mấy ngày mấy giờ nữa. Sức chịu đựng, mối phản-ứng nội- tâm, lòng cuồng-tín, nỗi thất-vọng ê-chề, ý-nguyện bảo- tồn danh-dự cá-nhân và gia-đình, ý-định tỏ ra thành- thật.... tất cả những ỷ-tưởng hỗn-hợp đó pha-trộn với nhau trên giấy, qua những hàng chữ viết ra vội vàng...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM