Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:17:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng vọng Thái Bình Dương  (Đọc 10869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:32:14 pm »


        YU1CHI ASAMI

        Tốt-nghiệp trường Cao-đẳng Canh-Nông Cửu-Châu tháng 12 năm 1941. Nhập ngũ 2 năm 1942. Chết trong trận oanh tạc ở Chiba tháng 7 năm 1945,   lúc 27 tuổi.

        ( Người Nhựt cũng giống tính người Ái-Nhĩ-Lan, nghĩa là họ có một chút   ít tính ngông. Trước vẻ lịch thiệp gượng-gạo và phiền phức, họ cố dấu tính vui vẻ hồn nhiên).

        Asami có lối hành văn thật uyển chuyển lưu loát, không khác tính tình vui vẻ hồn nhiên của anh. Anh đã khéo léo mỗi khi diễn tả cảnh trí con người, hoặc hoàn cảnh mà anh đã gặp. Nhiều đoạn văn đọc ta cảm thấy như bức họa vẽ trên mành


        Ngày 27 tháng 9 năm 1942.

        Em gái tôi vừa đến thăm. Bây giờ tôi lại ước mong em trở lại, mặc dầu tôi sợ phải gặp em thêm một lần nữa.

        Quả nhiên, em Katsuko của tôi lại đến. Là một quân nhân đã 25 tuổi đầu, thế mà đưọc em an ủi vỗ về như một đứa trẻ nhỏ.

        Bao nhiêu thức ăn mà em đưa đến, tôi đều ăn hết, thật đẹp mặt ông sinh viên vừa dời ghế trường cao  đẳng chưa !

        Tối qua, dưới ánh đèn dầu leo lét, ngồi ăn hột giẻ nấu, tôi có cảm tưởng như có bà nội ngồi bên cạnh. Khi ngồi nói chuyện với em gái, tôi lại cảm tưởng như đang ngồi bèn cạnh người mẹ. Tôi giục em về và theo em một chặng đường rồi quay lại nhìn em lần nữa, nhưng bóng em đã khuất. Đêm thanh, sao tỏ, mà Chị Hằng Nga vẫn chưa chịu xuất hiện ? Tôi thấy như đang chờ đợi ai.

        Ngày 28-9.

        Bộ quân-phục bị vết dầu làm hoen ố, trông đến tởm ! Thế mà tôi vẫn còn đa cảm để biết thẹn với bộ áo dơ !

        Ngày 30-9.

        Thời-gian sống trong quân đội, chúng tôi chỉ viết những cánh thư chứa đựng bao ý tưởng điên rồ thôi.

        Má thân yêu,

        Chiều nay, con bận rộn quá, má có nhận thấy con người phức tạp không ?

        Trên đời có rất nhiều người học thửc uyên thâm, nhưng lại thiếu phần lương trí. Những kiến thức đó chẳng có giá trị gì dưới mắt con cả !

        Ngày 7-10-1942.

        Màu đen có một vẻ đẹp riêng biệt vì nó nhuốm mầu buồn thê thảm. Phải chăng tôi đang bị lạc lõng giữa đám người đang sôi nổi, vì thế, tôi cần phải thành  thật. Đó chính là cái đích để tôi sống.

        Chúa Nhựt, 11-10.

        Thường người ta có những hành động tựa như họ không còn là người nữa. Mùi mỡ thơm tho từ bên kia hàng lũy bay sang, chắc là con chó đang đói bụng. Bầy giờ vừa đúng ngọ, tôi cảm thấy như có tiếng xiềng xích loảng xoảng đâu đây. Một nhà hiền triết chân mang giầy thô cất bước nặng nề, trông có vẻ nghiêm khắc quá !

        Ngày 19-10.

        Hôm nay, làng tôi làm lễ ông Thành hoàng. Ba tôi viết thư cho hay rằng : Cuộc lễ này có lẽ đã bị xóa nhòa trong ký ức của tôi rồi. Thật là ba tôi tế nhị quá ! Người muốn tôi quên giờ phút đời man rợ hiện tại mà hồi tưởng lại khúc đời thiếu niên của tôi.

        Giữa làn không khí trong sạch của mùa thu, tôi nhớ lại hương vị nồi cơm đang nghi ngút và cảm thấy ở đầu lưỡi có mùi thơm ngon của món rau xào với dầu đậu phộng. Các em gái tôi xúng xính trong bộ áo kimono mới tinh, văng vẳng bên tai tiếng sáo ai đang lả lướt bên thềm !

                Theo tiếng gọi của trống
                 Tôi lên đường dự núi non.
                 Tôi đã đi, đã đi rồi lại muốn trở về
                 Vì tôi chỉ còn nghe hơi gió thổi
                 Và tiếng lá xôn xao.


        Kahushu. Cũng may ! cậu bé chưa tập suy nghĩ. Hồi còn bé tôi vui sướng làm sao ! Nhưng bây giờ, mỗi khi nhớ lại làm tôi cảm động muốn khóc lên thật to.

        Đêm khuya một mình thơ thẩn dưới ánh trăng thanh, tôi huýt sáo miệng đón mừng xuân sắp trở về.

        Kính chào ! Tôi sắp ngủ đây, chỉ có giấc ngủ mới làm tôi quên cuộc sống hiện tại !

        Ngày 13-4

        Đã trở về nhà, có phải tôi đã làm cho ba má tôi được sung sướng không ? Chỉ còn vài ngày nữa sẽ chấm dứt cái tuổi thanh xuân của tôi.

        Chính bực lão thành hay làm cho phái thanh niên do dự !

        Tôi đã khóc xướt mướt trên chuyến xe lửa, tưởng chừng chỉ có mình tôi phải chứng kiến tấn thảm kịch này ! Tồi phải làm gì bây giờ ? Vì tôi không thể để mình trôi theo thời gian được !

        Ngày 6-8

        Nhà văn hào Manfield đã nói : « Tôi không có một căn phòng để nương thân, không một giá để treo chiếc nón bạc phơ ».

        Ngày 22-8

        Tôi là một con người, tuy nhiên tôi vẫn có cảm  tưởng là nó đã mất hết giá trị. Tôi không khác gì một mớ tóc dài, cần phải đem ra chợ hớt đi, vì nó chẳng đẹp đẽ gì. Tuy vậy, mớ tóc vẫn cần để che cái đầu. Nhưng tôi đây, đã bị cắt bỏ tất cả vì tôi đã chết thì còn hòng giúp ai việc chi được ? Đời sống của tôi có khác chi một vật đã đem đi cầm cố, lại để quá lâu trong đống đồ vật chất trong tiệm cầm đồ, nên nó bị hư mòn.

        Dưới trần gian có một khúc nhạc chẳng bao giờ trình diễn xong. Khi đàn ca tới khúc Tử thần thì âm  điệu thê thảm xúc tích mới được phát ra.

        Tai tôi nghe tiếng trống, rồi một điệu nghịch âm vang lên và Tử thần múa lộn. Bao lâu chiếc gậy đánh nhịp của nhạc trưởng chưa gẫy, tôi vẫn tiếp tục nhảy múa.

        Ngày 18-11

        Tôi đi xem cảnh chất hàng lên tầu ở Shibaura. Tròi mưa tầm tã suốt ngày, bến tầu thêm lầy lội. Người tôi rét run lên cầm cập, phát ra một bài ca.

        Một chiếc tầu vừa nhổ neo đi về miền Nam. Nó tên « Shibasona Maru ». Nó biến dạng trong ánh sáng của mặt biển. Bầu trời thâm quầng, cần trục đem dùng cất những két đạn dược lên tầu. Đứng bên đống hàng vừa rỡ xuống, một hạ sĩ quan lẩm bẩm : « Những chiếc cần trục đó có vẻ an nhàn hơn tụi mình ». Tụi lính mặc quân phục mùa hạ, đang đợi giờ khởi hành, họ rét run lên dưói trời mưa. Mặt đượm một buồn tẻ nhớ quê hương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:34:40 pm »


        ISHI IUJI

        Tốt nghiệp trường Cao đẳng thú y Azabu tháng 12 năm 1941.Chết trong viện bài lao Nigata tháng 8 năm 1944.

        Trong lúc các bạn đang chiến đấu trong đồng ruộng bùn lầy Trung quốc, hoặc ở rừng thẳm Miến Điện, hoặc trên các đảo Thái Bình Dương thì Iuju bị vi trùng lao đục khoét lá phổi, càng gia tăng căn bệnh của anh. Anh bình tĩnh nhìn cái chết đang sồng sộc tiến tới.

        Ngày 9 tháng 10-1912

        Thư gởi cho người bọn

        Những tin mà anh gởi cho tôi, làm tôi cảm động lắm. Tình yêu thương là nguồn an ủi đem đến cho bệnh nhân, tình bằng hữu là cả sự nâng đỡ tinh thần của người bệnh.

        Trước kia, tôi còn khỏe mạnh thì ít khi nghĩ tới điều ấy. Nhưng bây giờ tôi lại cần khám phá ra những ý định của người khác. Ngoài ra, tôi rất bình tĩnh và tử tế với những người yếu đuối hơn tôi. Cái đó là do hoàn cảnh của tôi.

        Trông thấy ai tôi cũng sợ, tôi có cảm tưởng như họ chà đạp trên người tôi để mạnh tiến trên quãng đời của họ đã vạch sẵn. Những người đồng bệnh như tôi từ 6 tháng nay họ đã đến một chặng mà tôi không theo kịp họ nữa. Không bao giờ tôi dám mong ước được bình  phục như họ. Thể xác tôi không còn sức nữa. Có một ngày nào tôi lành bệnh chăng ? Có bao giờ tôi có thể cử động như mọi người ? Nếu có được khỏi đi nữa không khi nào tôi đi lại trong nhà, không trở lại hoạt  động nữa. Tôi hoài nghi chính bản thân tôi, hoài nghi cả đến sự công hiệu của thuốc men.   

        Tại sao người ta nỡ sát hại nhan đến cùng cực như thế? Có phải chiến tranh họ mới được sống không ?

        Tôi chỉ sống 2 tháng trong trại lính thôi, hai tháng đó đã đem lại cho tôi kết quả gì? Đế quốc Nhựt  bổn có cần những người lính bệnh tật như tôi đâu? Nếu tôi không ở trong quân đội thì tôi đã có một địa  vị khả quan trọng trong bộ Canh nông rồi. Như thế có phải tôi đã giúp đỡ nhiều cho ba má tôi không ? Cho người tôi không? Có lẽ trong cả bệnh viện này chỉ có mình tôi có ý tưởng như vậy. Các bệnh nhân khác đều vô tư cả. Họ sung sướng và có thể bình phục mau chóng.

        Ngày 31-7-1943.

        Sức nóng trong người lên tới 37,5 của nhiệt độ, mạch tôi chạy tới 90. Tôi chỉ còn nặng 38 cân. Sức khỏe của tôi càng ngày càng suy giảm.

        Cái chết là một việc đơn giản lắm, nhưng còn nhiều cái nó ngăn cản nên tôi cần phải sống cho tới phút chót.

        Cơn sốt hiện giờ không giảm bớt chút nào. Từ hôm 20 tháng 7, hơi thở của tôi thối quá ! Ban đêm lại ra mồ hôi quả nhiều. Tôi cảm thấy mệt nhọc hết sức, không thể cử động được ngay cả trên giường. Lúc cần phải ra cầu tiêu, chỉ xa 20 bườc, tôi cũng phải vịn vào tường mà lần đi. Nước miếng tôi giống như mủ.

        Ba má tôi, tuổi đã cao rồi, các người chỉ mong tôi lành bệnh, vì thương tôi lắm. Nhưng tôi yếu quá mất rồi. Tôi phải có trách nhiệm với ba má tôi cho tới khi anh cả tôi được bỏ mặt trận mà trở về.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:37:43 pm »

       
CHƯƠNG III

CHIẾN TRANH Ở THÁI BÌNH DƯƠNG

        Những tin chiến thắng của Hải quân Thiên Hoàng tại biển San Hô đã gây thêm tin tưởng cho dân chúng Phù Tang, quá ngây ngô và tôn sùng các vị tướng lãnh có tài điều binh bố trận, được máy phóng thanh loan  truyền khắp nẻo đường của Đông Kinh vào tháng 5 năm 1942 : đánh chìm của Mỹ 1 thiết giáp hạm, 3 hàng  không mẫu hạm và 2 tuần dương hạm.

        Nhưng con số tổn thất của Huê Kỳ ở biển San Hô hoàn toàn thất thiệt. Trái lại, Hải quân Nhựt gần như thất bại.

        Một đơn vị đổ bộ của Nhựt được trang bị đầy đủ gồm các chiến bạm đang tiến về Úc Châu, định đổ bộ lên hải cảng Moresby thuộc Tân Ghi Nê, đơn vị này đã bị đánh bật ra ngoài. Một nửa hạm đội bị không quân Mỹ oanh tạc dữ dội, bị tổn thất nặng nề, một nửa bị thủy quân Mỹ chận đánh khiến cho Hải quân Nhựt đành phải trở về.

        Thủy quân Mỹ tuy có thiệt hại trong trận này, nhưng đã chặn đứng sức tấn công của quân đội Nhựt  Bổn toan tỉnh đô bộ lên đất Úc.

        Trận đánh quần đảo Midway ngày 5-6-1941 làm cản đường tiến của Nhựt về hướng đông. Vị trí đảo Midway nằm ở Thái Bình Dương giữa Mỹ và Á Châu, nên có một tầm quan trọng đặc biệt về chiến lược. Nếu để lọt vào tay Nhựt, đảo này sẽ trở nên căn cứ trọng yếu giúp phi cơ phóng pháo của Nhựt phòng ngự được Hạ Uy Di.

        Thủy sư đô đốc Yamamoto, chỉ huy tối cao Hải  quân Nhựt, thoạt vừa quyết định chiếm Midway thì đô  đốc Chester Nimitz bên Mỹ đã hay rồi. Đây không phải một việc khó hiểu gì, vì từ mấy tháng trước, đô đốc Nimitz đã nắm được cuốn mật mã cực kỳ bí mật của Hải quân Nhựt. Một cuộc chạy đua dành thắng lợi về gián điệp rất quan trọng này, không phải công của một tay gián điệp, mà là nhờ một bộ óc điện tử. Nhờ đó mà bao nhiêu ám hiệu, mật mã đều bị khám phá.

        Vì thế, quân Nhựt vừa bắt đầu chuyển quân đi, đô đốc Nimitz đã bí mật tăng cường hệ thống phòng  thủ bằng hạm đội gồm nhiều hàng không mẫu hạm, phi  cơ đủ loại... để đánh úp hạm đội đối phương. Kết quả trận chiến này gây thiệt hại cho Nhựt : 4 hàng không mẫu hạm, 250 phi cơ bị tiêu hủy. Phía Huê kỳ chỉ mất 1 hàng không mẫu hạm và 156 phi cơ. Nhưng quân Nhựt phải rút lui.

        Với sự tồn thất nặng nề như thế, dân chúng Phù  Tang chẳng hiểu một chút gì. Họ chỉ được loan tin về một cuộc đổ bộ không quan trọng tại hải cảng Dutch Harbor, thuộc nhóm quần đảo Aléoutiennes, gần Alaska. Bao nhiều tin tức thế giới đều bị bưng bít bởi chế độ kiểm duyệt gắt gao. Người dân Nhựt bị cô lập với thế  giới bên ngoài.

        Sáu tháng sau trận đánh ở Trân Châu Cảng, quân đội Nhựt bị đặt trong một tình cảnh hết sức nan giải: trên tất cả các mặt trận đều bị phong tỏa. Nền cơ khí Huê Kỳ sản xuất từng loạt rất mau lẹ, nào tầu chuyên  chở, nào khu trục hạm, hàng không mẫu hạm, nào các loại phi cơ tối tân lợi hại gấp bao lần các phi cơ bằng gỗ của Nhựt.

        Đã tới lúc quân đội Mỹ phản công.

        Bị ngăn cách mặt trận bằng mọi hình thức, người dân Nhựt thảnh thơi an hưởng cảnh trí thiên nhiên của mùa hè 1942, qua những tin tức giả tạo. Chiến cuộc đã che lên mắt dân Phù Tang bằng một tấm màn. Các nhà lãnh tụ Nhựt Bổn chỉ lo mất địa vị lãnh đạo Á Châu. Nhưng ánh nắng mặt trời quả gay gắt đã soi thấu tấm màn đỏ. Những chiếc áo kimono muôn mầu tha thướt như cảnh bướm của thiếu nữ Phù Tang, những tiếng cười ròn rã vô tư, bên cạnh những ly rượu sa kê đầy hương vị, của một dân tộc chỉ ham khoái lạc và tham  vọng. Bao thứ đó làm họ mù quáng, đến quên cả những cuộc ác chiến đang diễn ra trong rừng thẳm hiểm độc trên quần đảo Salomon.

        Muốn chiếm Tân Đảo (Nouvelle Caléđonie và Nou  velles Hebrides) người Mỹ đã tìm ra một sách chiến, nghĩa là họ phải chiếm cứ đảo Guadalcanal trước đã. Đảo này chạy dài 150 cây số trên chiều ngang 50 cây số, và bị quân Nhựt chiếm đóng từ đầu chiến cuộc.

        Ngày 7 thảng 8, thủy quân Huê Kỳ, dưới làn trọng  pháo yểm hộ của 3 đơn vị đỗ bộ Anh Mỹ Uc, đã chiếm  cứ được phi trường Guadalcanal. Nhưng quân Đồng Minh gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của quân Nhựt, làm cản mức tiến của họ nơi đây trong nhiều tháng.

        Hài quân Nhựt thình lình đánh vào hạm đội Mỹ và đảnh chìm 4 tuần dương hạm. Nhưng tại Stewart, hải  quân Mỹ đã bắt Hải quân Nhựt trả một giá rất mắc.

        Trong rừng thẳm, những trận giao phong ác liệt vẫn liên tiếp xảy ra giữa những bãi bùn lầy nước đọng hôi thúi. Nhiều lúc hai bên đánh giáp mặt nhau, họ phải giải quyết bằng mọi lối đánh dã man để dành phần thắng. Ngoài biển, cũng không kém ác liệt, các trận thủy chiến xảy ra liên tiếp. Trận đánh ở Santa Cruz ngày 25 tháng 10, quàn Nhựt thất bại nặng nề và phải rút lui. Ngày 12-11, lại một trận thủy chiến khác xảy ra ngoài khơi biển Guadalcanal. Hàng không mẫu hạm của đôi bên đều bị chìm cả, đại bác từ các chiến hạm đều chĩa vào nhau mà khạc đạn, không khác trận đánh ở Jutland. Trận ác chiến này kéo dài trong 24 phút.

        Hai đô đốc Huê Kỳ bị thiệt mạng trong trận này. Nhưng toàn thể hạm đội Nhựt đến tiếp viện cho quân trú đóng trên đảo bắt buộc phải rút lui dưới làn mưa bom đạn của không quân Mỹ. Đây thực là một cuộc tàn sát dữ dội và thảm hại. Ai đã được mục kích phải đau lòng và không bao giờ quên được cảnh thương  tâm ấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:38:23 pm »


        Binh lính tiếp viện chen chúc nhau trên sàn tàu như cả hộp. Hai chiếc tàu chở quân bị đánh chìm ngay trong trận mở màn. Trên mặt biển, một khoảng rộng 1 cây số vuông dầy đặc màu ca ki của lính Nhựt. Dần dà lớp người bị chìm trở nên thưa thớt và rồi biến chìm xuống đáy biển. Những trận mưa bom tưới lên boong tầu làm nổ tung giết hại binh lính, gây một cảnh hỗn  loạn máu chảy thịt bay ! Mặc dầu bị cháy nghi ngút, mấy chiếc tàu Nhựt chưa bị chìm cố gượng tiến vào bờ, trong lúc đó, phi cơ Mỹ ung dung đi tiếp tế bom đạn xăng nhớt để trở lại tiếp tục oanh tạc, gây thêm tang tóc. («Người sống sót ở Thái Bình Dương» của Georges Blond).

        Ngày 15 tháng 11, một trận thất bại khác làm lực  lượng hải quân Nhựt hầu như không còn. Trên đất, bệnh sốt rét rừng hoành hành dữ dội, bao nhiêu kho thuốc đều bị thiêu hủy. Quân đội Mỹ mặc nhiên làm chủ tình thế trên trời dưới nước, quân lương đạn dược tiếp tế dư dật.

        Với sự hi sinh cố gắng của Hải quân Nhựt, chỉ có 8.000 quân sống sót trong số 42.000 đã được chuyển lên tầu. Qua ngày 8 tháng 12 thì mọi sức kháng cự không còn nữa. Guadalcanal mấy ngày sau cùng này đã trở thành một trung tâm tự sát tập thể của những chiến sỹ con cháu Thần Thái Dương ! Nhựt báo Yomiuri thuật lại cuộc xung phong tự sát của đơn vị Inagaki như sau :

        Nửa đêm, toàn thể đơn vị tập họp. Trong giờ phút nghiêm trọng đó, họ hát bài suy tôn Thiên Hoàng và 3 làn chúc thọ. Vẫn dáng điệu oai nghiêm, họ hướng về hoàng cung kính vái. Trong lúc đó, qua màn đêm dày  đặc, máy phóng thanh Mỹ, bằng Nhựt ngữ, liên tiếp hô  hào quân Nhựt đầu hàng.

        Trên gương mặt lầm lì can đảm của 200 binh sĩ, kể cả người bị thương và bệnh tật, họ đều xung phong ra trước họng súng của đối phương.

        Tarawa, một cù lao thuộc nhóm quần đảo Gilbert, cũng trải qua nhiều cuộc xung phong tự sát dưới ánh trăng mờ tỏ. Trước họng súng liên thanh và súng phóng hỏa lính Nhựt tay cầm lưỡi lê xông ra, bị quét sạch và bị cháy thiêu thê thảm không khác đàn châu chấu bị thiêu thành tro.

         Cuối năm 1943, những đảo thuộc nhóm cù lao Salomon và một phần đảo Tân Ghi Nê bị quân đội Mỹ chiếm lại được. Đầu năm 1944, hai đảo Marshall và Caroliues cũng theo một số phận.

        Quân đội Nhựt Bổn đã bắt đầu lâm vào tình trạng suy nhược.

        Truck, một hòn đảo kết thành bởi san hô, chiều dài chạy hình cánh cung, đầy bí hiểm, đã hơn một lần được mệnh danh là bất khả xâm phạm, được báo chí sánh ngang với Tân Gia Ba và Gibraltar, cững bị thẩt  thủ vào tháng 2 năm 1944.

        Ngày 11 thảng 6, đến lượt đảo Saipan. Đảo này không phải kết thành bởi san hô và xa thẳm giữa Thái  Bình Dương. Saipan là một phần đất thuộc quyền Nhựt  Bổn từ lâu trong hải phận Mariannes. Trên đảo có nhiều Nhựt kiều đến khai khẩn. Khởi điểm cho cuộc tấn công là một trận thủy chiến mang tên « Trận đánh ở Yap », với 9 hàng không mẫu hạm, đương đầu với 16 hàng không mẫu hạm của Mỹ, được yểm trợ bằng nhiều thiết giáp hạm hạng nặng. Kết quả trận chiến ; 7 hàng không mẫu hạm của Nhựt bị đánh chìm. Trên đảo còn độ 2.000 người sống sót trong cuộc tấn công thì lại bị thiệt mạng trong cuộc xung phong tự sát. Tướng Saito, chỉ huy lục quân, đô đốc Nagumo, chỉ huy hải  quân, cả hai vị đều dùng dao mổ bụng tự sát. Tất cả thường dân trên đảo không thê rút lui được, họ đi trú  ẩn trong những hang đá hiểm trở. Thoạt thấy quân đội Mỹ kéo đến, đàn ông cho nổ tạc đạn tự sát, các bà mẹ bóp chết con mình trước khi tự hủy mình. Các thiếu nữ, gọn gàng trong bộ áo kimono mới tinh, chải chuốt cẩn  thận, thanh thản trèo lên ngọn núi, lao mình xuống biển.

        Sáng ngày 19, bên đất Nhựt nhận được tin Saipan thất thủ. Đài bá âm, báo chí thi nhau ca tụng những cuộc tự sát tập thể. Thủ Tướng Đông Điều im hơi lặng tiếng, rồi được thay thế bằng hai nhân vật bù nhìn, chỉ huy lục và hải quân : Tướng Koiso và Yonai.

        Đông Kinh đột nhiên thay đổi bộ mặt thường ngày : kinh thành tráng lệ bỗng trở nên tiêu điều ảm đạm. Đó đày tràn ngập cảnh tang tóc. Những mảnh vườn tược, những hầm hố, những khoảnh đất trống, trở thành những hang chuột người trú ẩn.

        Các bà mẹ ngồi xổm trong đáy hầm, sâu chừng 80 phân, họ ngước mắt nhìn trời, với nụ cười ngạo nghễ, mặc cho phi cơ của địch đến pháo kích. (Robert Guil  lain, Dân Nhựt với chiến tranh).

        Nước Nhựt xuất hiện với tất cả cảnh nghèo đói và tang tóc. Đàn ông mặc quốc phục may bằng vải sợi nhân tạo thô sơ màu vàng. Phụ nữ mặc quần ống rộng lùng thùng. Thực phẩm hạn chế gắt gao, dàn chúng sắp hàng dài để chờ lãnh tiếp tế. Nạn đầu cơ tung hoành, việc tiếp tế gặp phải tình trạng cực kỳ khó khăn: diêm cạn, xà bông hết, kim chỉ khan hiếm, giày dép, đến cả guốc bằng gỗ cũng biến đâu mất. Nạn gián điệp lan  tràn trong mọi từng lớp dân chúng. Những phụ nữ chân yếu tay mềm, phải miễn cưỡng làm việc trong các xưởng chế tạo quân cụ.

        Hí trường, tửu quán bị đóng cửa. Mỗi tháng một nhân khẩu được lãnh 1 ly bia.

        Bên trời Âu, Ý quốc ngả về phía Đồng Minh. Phát  xít Đức tung ra võ khí bí mật hăm dọa thế giới. Đài bá âm, báo chí Nhựt vẫn nhai lại bài ca tụng những vụ tự tử tập đoàn.

        Ngày 25 tháng 10, trong trận đánh ở đảo Ievte, chiếc phi cơ tự sát đầu tiên đâm nhào xuống chiếc hàng không mẫu hạm Canganon.

        Những thất bại dồn dập ngả về phía Nhựt Bổn, nhưng họ cũng tung ra những võ khí bí mật, quái ác và vô nhân đạo hơn cả những loại bom bay Vl, V2 của Đức, tức là nhũng phi cơ tự sát do các phi công quyết tử điều khiển.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:40:14 pm »


        TOKURA NAKAMURA

        Sinh viên khoa địa lý ở Trường Cao Đẳng Khoa học Todai. Bị động viên tháng năm 1942, được qua Phi Luật Tân trong tháng 6 năm 1944, bị mất tích lúc 25 tuổi.

        Nakamura viết nhật ký này giữa đang phục vụ trong đơn vị 9 chiền xa,đóng ở phía đông Narashimo thuộc quận Shiba. Lúc đó tác giả còn là binh nhì. Sau ít ngày được thăng cấp hạ sĩ.Tác giả không muốn bị ỉiêt vào hạng« con xe trong nước cờ bí ».


        Ngày 21-1-1943.

        Tỏi đang giặt tấm vải bông để che miệng khỏi gió bụi bỗng nghe tiếng còi xe lửa rúc vang dội, đập vào dãy núi. Nhìn lên trời, những cụm mây đỏ trong suốt hiện ra với tất cả sự rực rỡ của nó, trông tựa như có bàn tay khéo léo đặt lên một khối pha lê.

        Thứ bảy :20-5.

        Đúng lý, khoa học phải  hướng dẫn nhân loại. Nhưng hiện giờ, chính nhân loại đang hướng dẫn khoa  học. Quả là điều đáng tiếc !

        Chúa Nhựt : 14-3.

        Tôi nhảy dù về thăm nhà tại Đông Kinh. Suốt ngày hôm đó, tôi nằm đọc sách. Qua tập « Thi ca với tình bằng hữu », thi sĩ đã tìm được những hình thức bất diệt gán cho mỗi sự vật thoáng qua, một ý nghĩa thần diệu cho những cái vặt vãnh, một ý tưởng thích hợp cho mọi hiện tượng. Tôi ước ao có một cuộc sống tinh thần cao cả luôn.

        Ngày 28-4.

        Đêm rồi, tôi đi bộ từ Shibuya đến nhà trọ. Tình cờ tôi được gặp ông Tomamoto và được ông cho biết anh Karl Pits đã tử trận! Đã một lần anh thoát chết tại một đỉnh núi trọc ở Honaka, sau khi được thăng cấp hạ sĩ. Anh sống được 4 năm trong quân đội.

        Tôi còn nhớ rõ, không tài nào xóa nhòa những hình ảnh buổi chiều ngày đó. Tử thi anh có nhẽ bị vùi dưới chiến xa. Mặc dầu hai tháng chúng tôi ở xa nhau, nhưng tôi cảm thấy đời sống của hai đứa giống nhau làm sao !

        Ngày 29-4-1943.

        Năng lực linh thần của tôi bị suy giảm, tri tuệ gần như tê liệt. Nhưng trong lúc này hơn bao giờ hết, tôi cần giữ vững tinh thần để chịu đựng mọi thất vọng. Không hiểu, những nỗ lực của tôi có kết quả gì không.

        Chiến xa từ từ tiến về hướng đông, giữa lúc hoàng  hôn đổ xuống cảnh đồng Masashino bát ngát hương thơm nơi đồng cỏ, mọc đầy hoa cúc dại và tre trúc. Tất cả những hương vị đó lồng trong khung cảnh khói đạn bắn nhau lẻ tẻ. Tay cầm tay lái, tôi điều khiến chiến  xa thẳng tiến.

        Ngày 15-5.

        Người Nhựt chúng ta đều giống những con nhái, ngồi dưới đáy giếng nhìn vũ trụ bao la. Chúng ta tự  cao tự đại và hợm mình, không thèm đếm xỉa gì đến thế giới bên ngoài. Chúng ta tôn sùng cảnh trí tráng lệ của đất nước Nhựt Bổn thần tiên. Nhưng không thể kéo dài tình trạng nầy mãi! Chúng ta cần phải nhận  thức xa rộng hơn, đến việc khả dĩ làm chúng ta được hiên ngang.

        Cái lòng tự cao tự đại ấy đã khiến tôi chán sợ. Chỉ khi nào dân tộc chúng ta cứ âm thầm góp phần xây  dựng lịch sử thế giới, lúc đó thể lực dân tộc Nhựt Bổn mới được sáng tỏ cùng nhân loại.

        Chúng ta cần phải gạt bỏ tất cả tính hiếu thắng, vì nó chẳng đi đến đâu, chẳng đem lại kết quả tốt đẹp nào. Chúng ta chỉ có thể tạo được những khả năng thiết thực bằng những cố gắng tích cực. Không hiểu bao giờ chúng ta mới xóa nhòa được cái quan niệm sai lầm, cho Nhựt Bôn là một dân tộc vô địch, bất khả chiến bại ? Nếu chúng ta chịu nghiên cứu lịch sử một cách xác thực hơn, chúng ta không thể ngồi yên mà mơ tưởng hàm hồ mãi thế này, sẽ chấm dứt được cái tính tự cao tự đại như đứa con nít. Không gì nguy hiểm hơn những giấc mơ mộng hoang đường như thế ! Một dân tộc kiêu căng không bao giờ cường phú được.

        Ngày 16-5

        Tôi còn sống mà sống như con vật vô tri. Nhưng ác hại thay ! tôi lại không thể sống như con vật được, mặc dầu cuộc sống cứ vẫn kéo dài vô vị, vô nghĩa lý !

        Ngày 18-5

        Hôm nay, Hiệp Hội Ái quốc các Nghệ sĩ được thành lặp. Nay một tập đoàn ái quốc, mai một hiệp hội ái quốc, mốt lại một đoàn thể ái quốc. Bất cứ cái gì cũng được người ta khoác cho một phụ từ « ái quốc ». Ngay cả đến mấy ông họa sĩ cũng tự mãn tự sung sau khi hoàn thành một họa phẩm, tả về chiến cuộc. Thực là mỉa mai ! Họ khoe khoang mà không chịu suy nghĩ, thế nào là « ái quốc chân chính ». Như thế, vô tình họ đã mở một con đường « diệt quốc ».

        Quay về hướng nào, tôi cũng chỉ nhìn thấy những điều phỉnh gạt giả dối !

        Ngày 20-5-1943

        Thứ năm, trời mưa rả rích.

        Hôm nay, tôi gặp một anh bạn. Anh này đã thành  công phi thường ! anh chưa từng có một hành động nào di hại đến phẩm giá con người, giữa cái thế hệ nhiễu  nhương này. Anh ta làm cho tôi thêm rất nhiều nghị lực.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:37:49 pm »


        Ngày 23-5

        Dưới sức nóng gay gắt của mặt trời, tôi cầm súng gác. Cây giẻ gai cổ thụ sừng sững trước cổng trại, tỏa ra tàn lá xanh rì, lá cây đang độ nảy nở. Tôi cảm thấy đời sống của anh lính gác kho đạn phẳng lặng làm sao !

        « Nếu có con, thế nào tôi cũng cho nó đi học ! »

        Câu nói trên đây phát ra với tất cả đau khổ, làm tan bầu không khí im lặng, khiến tôi đau lòng. Trước mặt tôi, hình dáng ông trung sĩ X đang đi đi lại lại.

        Ngày 20-6 : Thứ hai

        Tôi đọc lại câu này trong cuốn «Phương Pháp luận» của Descartes : « Hồi đỏ, luôn luôn tôi có ý chí mãnh  liệt muốn học hỏi để phân biệt cái chân với cái giả, để sáng suốt hành động và mạnh dạn tiến bước trên đường đời

        Ngày5-8-1944 : Chúa nhựt, trời tạnh nắng

        Tôi vừa nhận được tập vở ghi chép những lời tán  dương anh bạn Inada. Tôi đọc cả ngày và hết sức cảm  động. Tĩnh dưỡng trong viện bài lao, anh ta chuyên  chú vào mấy pho sách toán học và cuốn « Pháp ngữ tự  học trong 4 tuần». Dường như anh không hề nghĩ gì đến ngày tận số của anh đã gần kề !

        Anh cũng làm được mấy bài thơ. Khi đọc lên, tôi rất đau lòng vì những ý tưởng diễn tả trong lời thơ. Chúng ta cần phải thành thực với bản thân cho tới ngày cuối cùng đời sống. Cho tới phút chót, chúng ta không được phép trốn nhiệm vụ. Còn chi hèn nhát hơn sống mà thiếu thành thực với bản thân ?

        Ngày 9-9

        Lúc đi tập về, tình cờ tôi nói chuyện với người huấn luyện viên về vấn đề giáo dục thời đại này. Tôi rất cảm động khi nghe ông nói chính ông cũng lo cho số phận hiện tại của xử sở. Ông có một niềm tôn trọng đặc biệt đối với nền học vấn và ông có một chí nguyện theo đuổi sự học hành.

        Cái tin Ý quốc đầu hàng đã được công bố. Không hiểu bao giờ nước Nhựt chúng mình mới chịu đầu  hàng ? Tôi tin chắc chẳng bao lâu nữa !

        Ngày 12-9

        Hôm nọ, tôi nhìn thấy trong phòng ngũ một tập thi ca nhan đề : « Trái bạch đào » của thi sĩ Mokichí. Tôi sung sướng làm sao khi thấy nơi đây còn có người đọc những văn phẩm đó.

        Buổi chiều, ngồi một mình, tôi lại lấy tập thơ trên để đọc lại. Lúc cầm sách mở ra, muốn thưởng thức hương vị tờ giấy trước khi đọc, tôi không ngần ngại đưa lẻn mũi. Một cảm giác mãnh liệt làm tôi phát khóc. Tôi cũng đọc nhiều lần những bài dân ca của miền Takagama. Đó là một buổi chiều thu, gió heo may mát dịu luồn vào da thịt tôi.

        Ngày 11-2.

        Lửa hồng tí tách trong lò. Ánh đèn leo lét qua khung cửa kính mờ ảo. Ngoài trời, một làn mây lơ lửng treo trên không trung. Chúng tôi bao quanh chiếc bàn thưởng thửc hương vị trái thơm và bình nước trà. Mùi hương ngào ngạt từ bình trà bay tỏa, thân thể tôi tuy mệt mỏi, nhưng tinh thần sảng khái, khiến tôi hồi tưởng lại một buổi chiều êm ả đã qua, cách đây trên 4 năm rồi. Thực là một giấc mơ êm đềm, tôi cảm thấy tâm hồn tràn ngập niềm nhớ cố hương vào những lúc hoàng hôn đổ xuống. Hôm đó, tôi đã leo tới đỉnh núi Tam Dao. Giờ đây cầm bút ghi lại chút kỷ niệm.

        Đọc sách đã là một sự quan trọng, nhưng cầm bút viết lại còn quan trọng hơn. Điều hệ trọng là phải biết phân tách lý do thúc đầy ta viết.

        Bởi vì đâu tôi cầm bút viết nhựt ký? Nhựt ký viết ra cho người khác đọc cỏn gì là giá trị ? Ý nghĩa cuốn nhựt ký sẽ mất hết phần thiêng liêng của nó. Đôi khi tôi cảm thấy thích thủ khi cầm bút viết, mặc dầu chẳng có mục đích gì cả, miễn là viết. Nhưng cái đó thường bị tiêu tan như bọt sóng, khiến tôi không thể viết nổi một câu. Mà tôi cũng chẳng hiểu lý do tại sao nữa. Nếu một khi tôi không thích viết nữa thì tôi lại cảm thấy đời mình trở nên vô vị. Hoặc vì một lý do nào làm tiêu tan cái thú viết nhựt ký, quả thực là một việc đáng buồn cho tôi. Cho nên tôi không cần chờ đợi một hoàn  cảnh nào thuận tiện mới cầm bút viết.

        Giờ đây, tôi cần phải cương quyết vượt tất cả trở  ngại trên cuộc sống và cần phải tự tạo hoàn cảnh hiện  tại. Nên tôi không ngần ngại cầm bút viết và cương  quyết không bao giờ lừa dối mình. Muốn được thế, tôi cần phải có một sức mạnh thiêng liêng để giữ vững tinh thần. Sức yếu và hoàn cảnh nghèo túng không phải là trở ngại, chỉ nên cậy dựa vào chí can đảm mãnh liệt của khối óc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Sáu, 2018, 11:39:05 pm »


        Ngày 14-2-1944.

        Tôi đọc lại tập thơ của các sinh viên Đức đã bỏ mình ngoài trận tuyến. Cuốn thư đó thực hay ! Với hoàn cảnh hiện hữu, tôi càng xao xuyến cảm động khi đọc tập thư này. Lớp thanh niên khiến tôi cảm phục tấm lòng thành thực của họ. Dưới ánh đèn cầy họ ngồi đọc Thánh kinh và thi phẩm của Goethe, miệng họ ngâm thơ, tâm hồn tưởng nhớ tới thi sĩ Wagner. Thực may mắn cho họ ! vì còn có thì giờ đọc sách như vậy mỗi ngày. Vói tất cả bút tích tìm thấy nơi tử thi họ, không hề tìm được một câu chỉ trích đối phương. Điều đó quả đáng ngạc nhiên ! Tôi thấy thèm muốn cái nghị  lực của dân tộc Đức đã tạo được lớp sinh viên tiềm tàng những tinh thần cao quí và tấm lòng thành thực như vậy. Cải chết cao quí, những chiến công, những cuộc xung kích táo bạo, bấy nhiêu thứ đâu có phải của riêng gì quân đội Nhựt Bòn ? Thực đáng cảm phục khi thấy rằng những lá thư đó được viết ra bởi những trang thanh niên sắp sửa ra mặt trận. Còn một số người, với những cánh thơ còn dở dang, chẳng may bị thương nơi mặt trận phải trở về, lại được các bạn ghi thêm vào chỗ bỏ trống. Cũng có người bình tĩnh hơn: họ cầm bút viết ngay bên các bạn đồng đội đang cầm súng chĩa về phía giặc để nhả đạn.

        Vói tất cả tấm lòng thành kính, tôi xin nghiêng mình trước anh hồn các tử sĩ ấy.

        Tôi còn gặp một bài tả về lễ Giáng Sinh rất tài tỉnh. Hồi còn nhỏ, lễ Giáng Sinh được coi là một chuyện thần tiên. Nhưng ngày nay, đối với trẻ con nước Nhựt, nó đã mất hết phần ý nghĩa. Chúng không còn được hưởng những quyền lợi và những cái thú đáng kể đêm Giáng Sinh.

        Ngày 18-2-1944.

        Tôi đọc xong cuốn Địa dư nhân loạỉ. Nền học vấn bao la và khó khăn chỉ giúp tôi thêm can đảm và tin tưởng. Chọt tôi liên tưởng đến một câu của văn   sĩ Mendel : « Số phận tôi sắp được định đoạt» càng gây cho tôi thêm nghị lực.

        Ngày 29-2.

        Tuyết đã ngưng rơi, gió thổi vi vu dưới bầu trời quang đãng. Trên tất cả mái nhà, tuyết tan dần tỏa lên như khói, cảnh tượng đó nhắc tôi nhớ đến đỉnh núi Nishiho vào tiết thảng 3. Một mối buồn man mác xen lẫn niềm vui bỗng nhiên tràn ngập tâm hồn tôi. Tôi cảm thấy hai chân giá lạnh. Phải chăng, khung cảnh tuyết rơi, nước đông, mây gió đã xúc động tôi một cách dễ dàng đến thể !

        Ngày 1-3-1944,

        Thấm thoát nay đã tới thảng 3, trong lúc con người tôi hãy còn mơ tưởng đến những cảnh tuyết núi. Tôi muốn viết ra cuốn tự thuật của tôi. Tôi không thể nói được rằng đời sống của tôi hiện nay có nhiêu biến  chuyển, nhưng nó chẳng có gì xuất sắc đáng chú ý. Đấy là tôi chưa đề cập tới đời sống nhân loại dưới mọi khía cạnh. Tôi chưa thấu triệt để tiến tới tìm hiểu một lẽ sống. Tôi còn phải nhờ đến lòng hăng hái hơn.

        Ngày 5-3

        Hôm nay, tướng Tohibara đến thị sát. Khi mà con người bị bao vây bằng mọi rủi ro và tàn ác, vẫn còn có bổn phận ăn ở lương thiện và từ tâm...

        Giữa những cảnh tranh đấu vật chất thường ngày, cần phải vượt qua mọi trở lực để giữ gìn cái kho tàng nghị lực, không nên để mất phần lương thiện và nghị  lực. Tôi cần giữ bình tĩnh trong những trận giao tranh dữ dội. Sống với những kẻ bất lương, tôi cần phải lương thiện ; giữa những chiến đấu ác liệt tôi cần phải lạnh lùng. Cuộc đời, ta không cần đến sự người ta chú  trọng, đó cả là một sức mạnh. Những kẻ tước đoạt ngôi thứ, những kẻ ăn cắp địa vị, hạnh phúc của người và che lấp ánh sáng chân lý, thảy đều giống những tử thi. Muốn cho dân tộc được cường thịnh, duy có một phương kế là khát vọng chân lý.

        Ngày 27-3-1944

        Nếu con người mất hết phần lý trí và cương trực thì tinh thần đạo đức sao có thể phát triển được ? Cương trực căn cứ vào lòng trung thành với chân lý. Nếu không tôn trọng chân lý, không thể nào có Công lý được. Thảo luận về đạo đức, luân lý, khoe mình có đạo đức quả là việc dễ dàng. Nhưng nếu không biết tìm chân lý trước đã, thì khó mà có được tinh thần đạo  đức, khó hơn tìm thấy con cá trên ngọn cây.

        Liệu có thể tìm thấy một mục tiêu cho đời sống không ? Bấy nhiêu điểm ẩy làm xáo trộn khối óc của tôi.

        Thời gian theo chiếc kim đồng hồ trôi qua một cách mau lẹ, không ngưng lúc nào. Còn tôi, tôi đã làm nên công chuyện gì đáng kể ? Hiện giờ tôi chỉ biết sống, mà cái sống đó đối với tôi, cũng chẳng giá trị gì hơn cái chết. Những lỗi lầm trong quá khứ của tôi, dầu là vô tình đi nữa, lúc nào cũng khiến tôi suy nghĩ đến hoài. Cỏ một vài lỗi lầm, tôi muốn chuộc lại, nhưng còn ít lỗi lầm khác không khi nào có thể xóa nhòa được.

        Ngày 3-4-1944

        Tôi đứng trước cổng trại, dưới trời mưa rả rích và lạnh lẽo. Tôi có những hành động như viên quan lại. Một em bé đến tiểu tiện trước cổng trại. Tôi không tiếc lời sỉ vả. Nhưng khi nhìn thấy gương mặt em tái xanh, nước mũi chảy nhễ nhại, tôi đâm ra hối hận với những lời lẽ vừa thốt ra. Đôi khi tôi cảm thấy mình có tính hách dịch và quan liêu. Tuy nhiên, trong con người tôi còn có một phần lý trí biết khinh bỉ cái thái độ bỉ ổi ấy. Biết thế, tôi tự trách mình và nguyện với lòng sẽ sửa chữa những tập quán xấu xa đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2018, 11:18:11 pm »


        Ngày 8-5

        Tôi vừa trông thấy một giàn đậu nặng chĩu những trái non. Tôi ngắm nhìn đến đắm say. Những chùm trái nặng chĩu khiến tồi hồi tưởng lại cảnh quê hương : trước cửa phòng học lớp sinh vật, cũng có một giàn đậu, chắc lúc này cũng chi chít những trái. Dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, chúng tôi thường ngả nghiêng dưới bóng mát của nó. Những giờ phút ấy đối với tôi qua đi như một giấc mơ tiên. Nhưng than ôi ! ngày nay, nào ai dám ngả nghiêng bên giàn đậu leo ?

        Ngày 13-5

        Tôi vừa đọc xong cuốn sách nhan đề «Nỗi thất  vọng của chàng thanh niên Werther». Cái chết của thanh niên trong chuyện gây cho tôi một xúc động. Có phải tôi thành thật với bản thân chăng ? Đọc xong cuốn sách, có thể làm tôi buồn lây với người bạc phước chăng ? Hoặc tôi đã mất cả lý trí minh mẫn và sắc bén đối với những gì là công bình chăng ? Nếu quả thế, chẳng là một điều tai hại đáng sợ lắm sao ?

        Tôi không muốn kiếp sống của tôi cứ lặng lẽ trôi đi, nhưng tôi phải sống cho ra sống. Tôi cần phải kiên  nhẫn mà không bao giờ cho phép mình biến thành con vật, mặc cho tay người chăm nuôi.

        Tuổi thanh xuân của tôi phải là danh vọng của tôi, mối cảm xúc phải là bước đường định mệnh của tôi.

        Ngày 5-6-1944.Thư gởi cho ba má

        Không bao giờ con có thể quên được cái công ơn sinh thành và tình thương ba má đã ban cho con từ lúc ba má còn gặp bao cảnh khó khăn. Con chưa đền đáp công ơn hải hà đó được. Xin ba má thứ tha cho đứa con bất hiếu này. Càng nghĩ con càng hổ thẹn với lương tâm !

        Sổ phận của con không chút gì may mắn : tất cả đều là một tấn bi  kịch. Nhà văn sĩ Akutagawa đã nói : « Hễ có cha mẹ và sinh đứa con là tấn bi kịch của nhân loại bắt đầu ». Điều đó con nhận thấy là đúng. Con cầu xin Trời Phật giáng phước cho ba má !

        (Hôm đó tác giả nhận được lệnh ra mặt trận, trên đường hành quân, tác giả viết bức thư sau đây cho cha mẹ. Có lẽ thư này là bức thư cuối cùng, viết từ hải  cảng Moji.)

        8 giờ sáng ngày 20-6-1944.

        Lệnh truyền ra một cách quá đột ngột, nhưng thực ra, nó chẳng làm con ngạc nhiên. Con sung sướng làm sao khi được gặp em Katsuro trong một tiếng đồng hồ. Nói thực ra, chúng con đã phải lên đường từ ngày hôm trước rồi. Như thế con chẳng được gặp em con. Con phải sống trong một khách sạn tiêu điều suốt 12 ngày ròng. Con lang thang giữa những đường phố dơ bẩn, đầy cát bụi và giữa cảnh điêu tàn bởi khói lửa của thị trấn Moji. Con thiết tưởng ba má đã nhận được tin tức qua báo chỉ. Chúng con sắp sửa xuống tầu ra di, để lại bao kỉ niệm đáng ghi nhở. Nếu con biết trước như thế thi con đã đánh điện về cho ba má hay, và biết đâu con lại chẳng được gặp ba má nữa... Thôi, chẳng qua là do định mệnh cả.

        Lễ tự nhiên, con chẳng biết rồi đây sẽ đi đến đâu. Nhưng có thể là chúng con sẽ đến một nơi có những cuộc chiến đấu ác liệt. Con sợ  rằng một thời gian lâu, không thể thư từ được với ba má. Con rất tiếc không thể đem theo mấy cuốn sách mà con vẫn muốn mang đi. Nhưng than ôi! làm sao được trong hoàn cảnh hiện  tại ? những bạn đồng đội còn ở tại hậu tuyến, họ bao vây chúng con trong lúc sắp bước chân ra ngoài cổng trại. Họ tiễn chân con bằng nhiều thứ quà, khiến con cảm động không tài nào ngăn nổi châu lệ. Con đã khóc, cũng như họ đã khóc.

        Quang cảnh hiện tại làm con nhớ lại ngày bị động  viên, con cũng nhận được ngần ấy cử chỉ luyến ái. Chắc rồi đây, không bao giờ quên được tình luyến ái ấy, thực đáng buồn lắm thay !

        Tại đây, các bạn đồng ngũ, do sự ngẫu nhiên quy  tụ lại, có người cảm động đến không thể cầm bút viết được địa chỉ của mình nữa. Không hiểu con có thể duy  trì được tình ưu ái lâu dài với họ không. Nhưng biết chắc một điều là suốt đời không khi nào con quên được tình thân ái của các bạn con.

        Con đã biên thư cho giáo sư Tsujimura và cho ông hiệu trưởng A Bộ. Con không có thì giờ viết thư cho ông Aramata, giảng viên đại học, kiêm trưởng đoàn du lịch, và cả cho ông Tozan, ở trường trung học Daichi. Nếu có dịp, xin ba má chuyển lời con kính chào các vị ấy.

        Sức can đảm nơi con cơ hồ không còn nữa. Con không nhận định nổi những vật biến chuyển xung quanh con nữa. Đối với người có lương trí, còn gì phi lý hơn là tự biết mình đang phải người ta miệt thị và đang quy lụy trước tính kiêu kỳ của người khác.

        Riêng con, con không muốn bị liệt vào hạng «con xe trong nước cờ bí». Được trở về học đường, là một điều con mong muốn hầu để làm trọn nhiệm vụ con người. Cái tuổi thanh xuân của con đã bị tiêu tan từ lâu. Không một người dân Nhựt nào có ý chí mãnh liệt theo đuổi môn toán học như con. Hồi đó, con ở đại  học đường còn có hoàn cảnh thuận tiện để khảo cứu môn học này. Mục đích của con, đâu có phải chỉ để phổ biến ưu thế của nước Nhựt? Theo con thì ưu thế đó phải căn cứ vào việc nghiên cứu khoa học hơn là căn cứ vào chiến tranh.

        Đối với tiền đồ Tổ quốc, con rất âu lo. Nếu Nhựt  Bổn có may mắn đi chăng nữa, cũng không tài nào thoát khỏi cái định mệnh của lịch sử. Dù cho nước Nhựt chiến thắng, con vẫn tự hỏi : chiến thắng sẽ đem lại kết quả gì? Chính lịch sử sẽ phán định đâu thực là lòng ái quốc chân chính. Con không cầu mong được tặng thưởng huy chương mà chỉ muốn phụng sự Tổ  quốc. Như thế con mới được hài lòng. Chẳng may con chết đi, đó là điều con mong muốn, con sẽ không ngạc  nhiên khi một viên đạn của địch đột ngột trúng ngực con, khiến con ngã quỵ. Trước giờ phút thất bại, con sẽ tự tìm lấy cái chết, như thế số phận của con đã được định đoạt. Nhưng sự thực thì con mong cho việc ấy đừng bao giờ xảy ra, con hi vọng như vậy, liệu có thành không?

        Xin ba má chăm lo cho em Katsuro học hành tử tế. Ba má có thế đặt hết tin tưởng vào em con.

        Em con ngày nay không cần lo mua sắm sách vở. Con càng nghĩ đến việc sắm sách vở cho em, con càng đau lòng xót dạ. Hoàn cảnh hiện tại rất bi ai cho lớp sinh viên. Hạnh phúc và tự do của họ không chút gì bảo đảm.

        Bữa hôm con gặp em Katsuro, thấy em đang ngồi trong phòng học của các sinh viên sĩ quan, dưới sự kiểm soát của một viên giám thị. Đầu em chúi xuống tờ giấy, tay cầm bút viết, nước mắt tuôn dòng. Tự  nhiên con thấy se lòng lại.

        Ý tưởng con viết trên đây đã quả nhiều và lộn xộn. Xin ba má chuyển những ý tưởng của con cho tất cả những người con đã nhắc đến trong thư này.

        Màn đêm đã buông xuống không gian, con phải sửa soạn lên đường. Con mạnh dạn dấn bước trên mọi ngả đường.

        Xin Ba má cẩn thận về sức khỏe và đừng quả lo lắng về con. Con đã hi sinh xác thể con cho quân đội từ lâu rồi !

        Thư gởi cho em Katsuro

        Anh gởi riêng cho em những hàng chữ này. Hôm nay, chúng anh đi hớt tóc, nhưng không tiện ghé vào tiệm sách gần đấy để mua một vài cuốn mang theo.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2018, 11:38:30 pm »

       
        KIYOSHI TAKEDA

        Sinh viên Ban văn chương Đại học đường Đông Kinh. Gia nhập Hải Quân tháng chạp năm 1943. Tháng giêng năm 1944 nhập học trường huấn luyện Phòng thủ thủy đội Hải quân ở Kurihama. Bị tử trận ngoài khơi gần Saichu (gần Đại hàn) tháng 4-1944 lúc 22 tuổi.

        Trong 6 tháng đầu năm 1944, người dân Phù Tang đã cầm chắc thất bại. Nước Nhựt vẫn tiếp tục tung ra mặt trận bao trang thanh niên tri thức và ưu tú nhứt, khiến họ phải bỏ mạng một cách vô nghĩa. Tất cả tinh thần và thể xác người lính bị ràng buộc bởi khối kỷ luật sắt đá của quân đội. Thứ nhứt đối với sinh viên sĩ quan Hải quân Nhựt, lại càng được áp dụng một cách chặt chẽ hơn. Thế mà Takeda vẫn gắng gượng cưỡng lại với sự gò bó ấy, chàng phải cầu cứu tới những sách vở và những tác phẩm Thần hoạc, Phật giáo. Lý thuyết Phật giáo lúc nào cũng lên án mọi hình thức chiến tranh.

        Lươnq tâm nhắc nhở cho chàng luôn luôn phải cư  xử như một đấng trượng phu, nhưng tiếng ấy dần dà yếu đi. Theo quan niệm Takeda, người quân nhân Nhựt không phải là con người nữa.


        Chúa Nhựt 6-2-1944

        Hôm 9-12-1943, phù hiệu quốc kỳ đeo trên cầu vai1, tôi từ từ tiến vào trại nhập ngũ. Hai tháng trời vất  vả long đong và xao xuyến, tôi không sao có thời giờ để suy nghĩ. Tôi bắt buộc phải thi hành bao nhiêu công  việc lao động và thao luyện mà chưa bao giờ tôi từng làm, khiến tôi mệt mỏi vô cùng.

        Tâm hồn tôi bị một cảm giác trống rỗng xâm nhập. Trong đời sống ở quân đội, thứ nhứt là những đau  khổ về thể xác và tinh thần dồn dập làm tôi khó chịu khôn xiết : đói rét mệt nhọc, chán nản và khao khát sách vở. Bấy nhiêu thứ đó ám ảnh tôi tối ngày. Đây là một lời thú tội ô nhục, nhưng tôi phải chân thành nhận rằng, có thú nhận như thế mới là thành thực.

        Lúc tôi cầm tờ báo đọc những tin tức chẳng lảnh về chiến tranh, không gây cho tôi một xúc động như hồi tôi chưa bị động viên. Lúc đó, tôi còn là dân chính, tôi có suy lý và tự tạo cho mình một nhận định rõ rệt về chiến cuộc và những cảnh tàn khốc của nó.

        Nhưng trong Hải quân, tôi không thể rảnh rang để lý luận và tự tạo cho mình một lập trường vững chắc.

        Suốt từ sáng đến chiều tối, tôi phải thao dượt dồn đập, khiến người tôi mệt mỏi và tinh thần đâm ra bạc  nhược. Đòi sống của tôi mất hết phần thiêng liêng và trống rỗng, tiêu cực. Tôi tin tưởng rằng với thời gian, mọi công việc sẽ được ổn định. Sau 2 tháng, nỗi ê chề của thể xác tôi có phần thuyên giảm đôi chút và tôi cũng cảm thấy dễ chịu phần nào.

        Nhưng cuộc sống hiện tại không thể giúp tôi tìm được ý nghĩa của nó. Tôi cảm thấy bao nhiêu khả năng tư tưởng đều bị tê liệt hết. Tôi tự bảo : có một thể xác bạc nhuợc cộng với một tinh thần yếu đuối.

        Trong lúc tôi nhập ngành thủy quân, ngay từ phút đầu, tôi đã quyết định chủ trương thuyết «tiêu cực tinh thần ». Tòi muốn gạt bỏ hết mọi quan niệm cá nhân về cuộc sống, vì những quan niệm của tôi không thể nào áp dụng vào đời sống quân đội. Tôi muốn khóa  sự đời sống Hải quân bằng cách chăm chú vào vấn đề thể xác thôi.

        Thử Tư : 16-2-1945

        Trong vòng 10 hay 20 ngày sau khi bị động viên, tôi không cảm thấy thèm muốn cầm sách đọc. Và tôi cũng không có thời giờ nữa. Nhưng dần dà, đời sống của tôi được ổn định, tôi tìm được chút thời giờ rảnh  rang. Chúa nhựt, các tân binh không được phép ra ngoài trại. Trong những buổi chiều dài dặc đó, tự nhiên tôi cảm thấy muốn đọc sách. Đời sống tôi tẻ ngắt, thế nên trong vòng 1 tháng sống trong trại, tôi không viết nổi một bài thơ bát cú. Trái lại, bất cứ tờ chữ gì rơi vào tay tôi, là tôi ngốn hết ngay.

        Tôi đọc đi đọc lại đến 3 hay 4 lần cuốn sách Thẫn  Học Phật giảo của nhà triết học Yanagawa Ryosen. Nhưng vì tôi không đủ kiến thức về môn thần học, nên không sao theo kịp dòng tư tưởng của tác giả. Vì thế, tôi đành xếp cuốn sách vào trong dương. Tôi đọc tất cả những tờ báo cũ rơi vào tay, dĩ chí đến những tờ nhựt trình gói đôi giầy lấm lem, tôi cũng dở ra đọc hết. Một hôm, tòi gặp một bài thơ châm biếm, do Bộ Nội  Vụ phổ biến đã từ 6 tháng, không biết tay nào đã liệng vào gầm chiếc dương đựng bát chén ăn cơm, tôi cũng lôi ra đọc. Trong suốt một tuần, tôi mải miết nghiền  ngẫm bài thơ đó. Mặc dầu những bài tường thuật tin  tức chiến tranh Nhựt Nga, những bài nói về tiết kiệm nhiên liệu, đã quá xưa rồi, tôi đọc vẫn còn thấy thú vị. Lần khác, trước giờ cơm, trong lúc các bạn đồng đội đang tranh dành nhau thức ăn bên cạnh chiếc bàn, tôi cứ điềm nhiên ngồi trên chiếc ghế gỗ để mải miết đọc một tờ chỉ dẫn cách xử dụng một thứ thuốc trị bệnh ngoài da.

-----------------
        1. Những tân binh Nhựt thường đeo phù hiệu quốc kỳ Mặt trời trên vai lúc ra vào trại để tỏ lòng ái quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2018, 10:25:41 pm »


        Thứ Sáu : 18-2-1945

        Tôi lơ đãng ngồi nhìn thẳng trước mặt qua cửa sổ. Ngôi nhà sinh viên sĩ quan ở, xây tựa vào sườn đồi đất nhỏ, không xa bờ biển Kurihama bao nhiêu. Những tấm cửa kính lu mờ, duy có phần trên tấm kính còn đủ trong sáng, để lọt qua những đỉnh đồi lồi lõm. Qua khung cửa khác, xuất hiện một đỉnh đồi khác, đã được san phẳng để làm sàn thao dượt. Tôi không nhìn thấy biển, cảnh tượng lúc đó buồn tẻ hết sức. Nhưng vào lúc ban mai này, giữa mùa đông, mặt trời uể oải lên cao, làm biến đổi hình dạng cảnh thiên nhiên của đồi núi và trời biển. Trái đồi, mau sắc đen sậm, biến thành mầu hồng, rồi hóa mầu vàng, đúng ngọ thì nó biến thành mầu trắng như bạch kim.

        Trẻn nền trời, từng đàn chim tung tăng nhảy múa trên mặt biển, hoặc nhởn nhơ đùa dỡn. Thoát chốc, mấy chiếc phi cơ rồ máy cất cảnh bay đi thao luvện, làm tán loạn bày chim. Đó đây, những tiếng búa đe đập lát chát trong cơ xưởng võ khí Hải quàn, dội vào dẫy núi, vang lại tận khu nhà sinh viên ở.

        Bỗng nhiên, tôi có cảm giác như mình đang bị giam  hãm trong phòng học. Bấy nhiêu ý tưởng dồn dập trong khối óc của tôi. Ngày này năm ngoái, tôi còn đang ngồi trên ghế trường Đại học Đông Kinh. Hồi đó, giường nệm êm ấm, cơm dẻo canh ngọt hương thơm nghi ngút, phòng học sảng sủa, tờ nhựt trình thoang thoảng mùi mực in, đang trải trên chiếc ghế. Điếu thuốc cháy dở đang ngún dần trên chiếc đĩa gạt tàn. Ngoài sân, đàn cả vàng đang nhởn nhơ ngoi trong chiếc bể con. Mỗi khi tôi sắp đi đâu, thường dừng chân lại ngắm nhìn bày cá. Sạp bán thuốc lá ở vào giữa chặng đường từ nhà đến ga xe lửa... Bấy nhiêu hình ảnh cứ dồn dập diễn ra trong khối óc tưởng tượng của tôi, làm tôi luyến tiếc quãng đời sinh viên đại học.

        Chúa Nhựt : 6-3

        Trời tạnh nắng. Hạm đội của đối phương vẫn tiến mau lẹ. Khoảng 2 giờ sáng, một đoàn phi cơ địch tới oanh tạc miền Bắc Cửu Châu. Vào lúc 2 giờ trưa, lại một cuộc oanh tạc xảy ra ở miền Nam Cao Ly. Được tin địch  quân đổ bộ lên đảo Saipan, họ khuyến khích chúng tôi không được ích kỷ. Mặc dầu gạt bỏ lòng ích kỷ là việc dễ dàng mấy đi nữa thì trong vòng 6 tháng sống trong quân đội, tôi cũng đã thoát ly cái lòng vị kỷ từ lâu rồi. Mặc dầu người có ý chí mạnh mẽ đến đâu, không thể nào bóp chết được cái nhàn vị ăn quá sâu vào con người. Và thiết tưởng, trong bản ngã của con người, vẫn còn có một phần bản chất lương thiện cố hữu. Ta có bổn phận phải nuôi dưỡng cái bản chất đó lâu dài và làm cho nảy nở mãi cho tới tột mức. Một cái bản  chất đã được gắn chặt với nhân vị, đâu có thể dùng kỷ  luật mà bóp chết được nó ? Cái bản chất đó có thể tồn tại nguyên vẹn mà không bị lường gạt. Đó cả là một vấn đề đối với tôi.

        Những người xung quanh tôi không làm chi để giúp đỡ tôi, tôi xin họ giúp sao được ? Tôi cần phải lấy lý trí và lương thiện mà suy nghĩ tới điều đó. Tôi có thể chết ngày mai, ai biết đâu được ! Nhưng lạc lõng giữa đám quần chúng, cái đó không có nghĩa là làm tiêu tán nhân vị của con người mãi được. Tôi cảm thấy cái bản ngã của tôi đang bị lung lạc và bị ngộp giữa những làn sóng dâm ô tỏa ra tự đám quần chúng quá tầm thường và ngu dại. Vậy thì cái bản ngã đó đã được tẩy sạch, vẫn còn tồn tại cần phải giơ tay ra cứu vãn lấy nó, đâu có phải là quá trễ ?

        Duy trì cái nhân cách cho lành mạnh cho tới phút chót, dù đang sống trong quân đội, đó phải là điều hợp lý và phải thực hiện.

        Thứ bảy : 21-7.

        Lòng khao khát đọc sách rất mãnh liệt nơi tôi ban đầu, trong mấy ngày vừa qua, tự nhiên giảm bớt đi rất nhiều.

        Trời mựa tầm tã. Đã từ lâu, trời chưa mưa được để làm êm dịu không khí nóng bức như thiêu.

        Khi mà đòi sống cứ đều đều phẳng lặng trôi đi, tôi cảm thấy tâm hồn vấp phải nhiều trở ngại. Chợt tôi nhớ đến một đoạn văn của tác phẩm thần học liagakure : «Ái tình thầm kín chính lá một tâm trạng sâu sắc mà không bao giờ nên thổ lộ ra, cần phải ấp ủ ải tình đó mãi cho đến lúc hồn lìa xác». Xưa kia, tôi tưởng rằng kiên nhẫn là một tập quán, là một nguồn sinh lực tích cực và đã từng được rèn luyện. Nó đã là một tuyệt đích của thời đại Trung   cổ, nhưng ngày nay thì...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM