Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:36:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng vọng Thái Bình Dương  (Đọc 10880 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:27:17 am »


        KAORU OKAMOTO

        Sinh viên Đại học đường Waseda, tại Đông Kinh. Nhập ngũ tháng 12 năm 1943. Gởi qua Nam Kinh tháng 11 năm 1944.

        Okamoto thơ thẩn bên hồ « Trinh Nữ » trong vùnq thâm u của Trung Hoa đầy tuyết, khiến chàng chạnh lòng nhớ quê hương. Ngồi một mình đọc cuốn tiểu thuyết rất quen biết của văn sĩ Arijima Takero, nhan đề « Lời Tuyên Ngôn », một cuốn kinh nhựt khóa của lớp thanh  niên hào hiệp, lớp ca kỹ và sinh viên Phù Tang. Bức thư này tác giả viết từ phi trường gần Nam Kinh, nhớ một số sĩ quan liên lạc chuyển giao cho người bạn đang ở Nam Kinh.


        Bạn Ito thân ái.

        Tôi thành thực cảm ơn bạn đã gởi tin tức cho tôi. Đọc thư bạn dưới ánh sảng lu mờ của ngọn đèn cầy làm tôi hình dung đến khuôn mặt bi quan của bạn đang thu hình trong căn phòng chật hẹp và tĩnh mịch.

        Bàn giấy của tôi bị bao phủ bằng những lớp tuyết dầy đặc. Nước mặt hồ óng ánh phản chiếu cảnh trời thâm u, trông chẳng khác gì bức họa lồng trong khung gỗ chạm trỗ tinh vi được đặt trên bức thảm bằng tuyết, cảnh trí này làm tôi liên tưởng đến bức họa « Đức Nữ  Trinh » và cảnh trời tháng 5 bên đất Nhựt. Vì thế tôi không ngần ngại đặt tên hồ ; « HỒ TRINH NỮ ».

        Mới đây, sau khi phân phối những bản đồ khí  tượng tôi tới ở bên cạnh hồ này. Chợt có tiếng chim vỗ cánh, một con chim trĩ từ trong bụi cây vụt bay ra tỏ vẻ hoảng sợ bởi tiếng chân tôi bước đi.

        Trong căn phòng dầy đặc bóng đêm và xung quanh gió lùa vi vu, tôi thấy người tôi trở nên bâng khuâng. Nhưng tôi không oán giận vì chung quanh có bạn bè, tương đối yên tĩnh. Sống nơi đây, không ai xâm phạm tới quyền lợi của tôi và cũng không cái gì có thể làm hạ phẩm giá tôi.

        Đôi khi cảnh u tịch làm xao xuyến và buồn tẻ lòng tôi. Tôi có cảm tưởng ánh sáng lạnh nhạt bao phủ người tôi. Có lẽ cái cảm giác cô quạnh này cứ ám ảnh tôi hoài, mặc dầu sau này tôi được trở về đất Nhựt và sống cuộc đời hạnh phúc.

        Tôi thiết tưởng con người ta ai cũng vậy : hễ còn sống là đều có cảnh tịch mịch đi theo. Bạn đã thảo luận về chân lý. Tôi tin thực chân lý chính là thuần túy, chính là trí tuệ. Thực ra, tất cả những điều đó không đến nỗi quá trừu tượng như ta thường nghĩ. Nhưng điều cốt yếu là phải sống một đời sống cương trực.

        Tôi vừa đọc xong cuốn tiểu thuyết « Lời Tuyên  Ngôn ». Tôi rất cảm tình với mấy nhân vật trong chuyện và tôi thông cảm vói số phận hẩm hiu của họ. Câu chuyện khiến tôi đổ nhiều nước mắt và tôi nhận thấy nhiều điểm tương đồng với chuyện « Nữ Trà Hoa ».

        Bạn Ito thân mến,

        Chúng ta phải duy trì cái lý tưởng cao cả và phải sống gần Thiên Chúa. Khi nào tôi suy nghĩ đến điều này, tinh thần tôi trở nên sảng suốt.

        Kính chúc bạn luôn luôn khỏe mạnh. Xin bạn thứ lỗi cho vì chữ tôi viết xấu quả. Tôi tựa vào chiếc giường để viết thư cho bạn đấy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:17:04 pm »


CHƯƠNG II

TRÂN CHÂU CẢNG VÀ NHỮNG NGÀY ĐẦU CHIẾN TRANH Ở NHỰT BỔN

        Ngày 8-12-1941, lúc bình minh, dân chúng Đông  Kinh được loan tin Chánh phủ Nhựt vừa tuyên chiến với Hiệp Chủng Quốc và Anh Cát Lợi.

        Trong cuốn sách «Dân Nhựt với chiến tranh », tác  giả Robert Guillain đã tả thái độ ngạc nhiên của dân chúng Đông Kinh như sau :

        « Chuyến xe lửa ban mai vừa chui qua cống đục, tiến vào sân ga thì những hành khách lanh chân đã vội vã bước xuống mặt đường. Tiếng còi báo động rú lên inh ỏi. Họ xô lại các sạp bán báo, bỏ ra 2 xu mua một tờ báo. Tờ báo hôm ấy chẳng lấy chi làm to khổ như thướng ngày, đây chỉ là một tờ giấy cỡ nhỏ, không khác tờ quảng cáo hoặc truyền đơn. Trên mặt báo, vẻn vẹn đăng một tin giật gân, in bằng chữ lớn : Hôm nay tảng sáng, Lục quân và Hải quân Hoàng  gia đã tấn công vào lực lượng Anh Mỹ trong các hải  phận Thái Bình Dương ».

        « Tôi chăm chú quan sát nét mặt họ để tìm hiểu cái phản ứng do tin vừa loan ra. Họ đi được 3 bước, ngừng chân lại, đầu chúi xuống tờ báo để đọc kĩ hơn. Đọc xong, họ ngửng đầu lên, nét mặt đăm chiêu, gần như lãnh đạm. Họ không nói năng gì với người bán báo, không trao đổi câu gì với các người đang đọc báo như họ. Tôi đã từng hiểu tính tình người Nhựt, nên tôi đã đoán biết phản ứng của họ. Nhìn nét mặt họ, mặc dầu đăm chiêu, nhưng không giữ nổi mối kinh ngạc. Chiến tranh. Ừ, chiến tranh họ vừa muốn có, vừa mong rằng đừng có. Họ bị lôi cuốn bởi lớp người lãnh đạo, họ hăm dọa khai chiến, họ luôn mồm nói chuyện chiến tranh, nhưng rút cuộc trong bụng họ không dám nghĩ đến chiến tranh. Hiện giờ đã tuyên  chiến mất rồi ! Đông Kinh tràn ngập vẻ lo Sợ. Người Nhựt kinh hoàng là phải vì đã dám khai chiến trước. »

        Một giờ sau khi bản tuyên chiến truyền ra, quân đội Thiên hoàng tấn công ngay và đánh đắm hạm đội Huê Kỳ ở Trân Châu Cảng.

        Ta không nên quả tin rằng lúc tuyên chiến, nước Nhựt đoàn kết chặt chẽ và thống nhứt chánh trị đâu. Trải lại nội bộ chánh phủ bị nhiều phe đảng tranh  dành cấu xé nhau, tình hình rất lộn xộn.

        Nước Nhựt đã trải qua nhiều năm chế độ phong  kiến. Qua thế kỷ XIX mới quật khởi, và chỉ trong ngót 100 năm, đã trở thành một nước văn minh tân tiến. Nước Nhựt tuy tiến bộ, nhưng vẫn duy trì những tập  quán tự ngàn xưa. Lớp thanh niên quý tộc (Samourai) đã trở thành lớp sĩ quan trong quân đội tân tiến. Hạng sĩ quan này vẫn bảo thủ và luyến tiếc thời đại lãnh  chúa và những tập tục của võ sĩ đạo. Bên ngoài bộ mặt nước Nhựt, với những phong tục và đạo đức cố hữu, một lớp men tráng bên ngoài. Chỉ cần lay dộng nó cũng đủ làm nứt nẻ lớp men.

        Trong nước có 2 chánh đảng tranh giành quyền  bính. Phái dàn chính được mệnh danh phái «trường y» và phái quân phiệt mệnh danh phải « quân phục ».

        Thành phần phe dân chính lại thuộc nhiều màu  sắc chính trị : Tự do đảng (Minseito), Bảo thủ đảng (Seiyukai) và Xã hội đảng. Sau lưng đảng Xã hội còn những đại doanh nghiệp dựt giây.

        Phe quàn phiệt gồm Hải quân và Lục quân. Hai binh chủng này lại không hòa hợp, luôn luôn bất đồng  ý. Lục quân được huấn luyện theo kiểu mẫu của Đức, Hải quân theo kiểu mẫu của Anh.

        Hiến pháp Nhựt công bố năm 1892 tấp mập mờ, các luật gia phải giải thích tùy theo khuynh hướng của mỗi người. Một tục lệ cố hữu đã được các luật gia chú  giải theo Hiến Pháp và đã thành luật có quy định rằng : Trong Chánh phủ có hai bộ riêng biệt, bộ chiến tranh và bộ Hải quân. Bộ trưởng Chiến Tranh bắt buộc phải là một quân nhân cấp tướng. Bộ trưởng Hải quân phải là một thủy sư đô đốc. Cả hai bộ không tùy thuộc Thủ  tướng chánh phủ, chỉ trực tiếp thuộc quyền Thiên  Hoàng. Lục quân và Hải quân đề cử người của mình ra giữ chức bộ trưởng. Mâu thuẫn này là tàn tích của chế  độ lãnh chúa.

        Nếu hai bộ trưởng này bị áp lực của hai binh chủng kia từ chức, tức khắc nội các bị sụp đổ.

        Cả hai cấp chỉ huy lục và hải quân (có thực chức mà không có thực quyền) quá chán ghét chiến tranh ở Trung Hoa, nèn họ chủ hòa. Nhưng cả hai lại bị Bộ Tham mưu và hàng sĩ quan trẻ tuổi của hai binh chủng chi phối. Hạng sĩ quan trẻ tuổi lại chia thành từng nhóm từng hội kín. Ngoài ra, hai bộ trưởng này cũng như các nhân viên chánh phủ, đều sống dưới sự kiểm soát của một chế độ ám sát chính trị.

        Theo chủ trương của Nhựt thì ám sát là hình thức cai trị hiệu lực nhứt.

        Ngày 26-2-1936, hạng sĩ quan trẻ tuổi có quan niệm rằng nước Nhựt, tức quân đội, đang bị phản bội, liền tàn sát 80 chính khách, trong số có cựu thủ tướng Saito và 5 vị bộ trưởng tại chức.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:17:48 pm »


        Đảng Tự do mở một mặt trận chống việc phát xít  hỏa xứ sở và đã thắng trong cuộc Bầu Cử Quốc Hội, Nhưng quân đội dùng dao găm, súng sáu để giảm số dân biểu thuộc đảng Tự do

        Bên Hải quân không tán thành cuộc đảo lộn số dàn biểu theo lối đó và không tiếc lời chỉ trích quân  đội.

        Năm 1937, Hội đồng Chánh phủ không chấp thuận ngàn sảch quàn đội do Bộ trưởng Chiến tranh đề nghị, Thủ tướng Kawashima, bị ghép vào tội quá thiên hiến  pháp nên bị lật đổ.

        Quân đội thiên về chủ nghĩa phát xít: những thắng  lợi của Phát xít Đức bên trời Âu hun nấu huyết mạch của binh sĩ. Họ muốn tức tốc tham gia vào cuộc phát  xít hóa. Nhiều âm mưu nhơ nhớp được tổ chức và va chạm nhau. Người Nhựt và người Đức vẫn thương  lượng. Đôi bên không biết việc của nhau nhưng vẫn lừa lọc nhau. Phía Nhựt, mặc dầu đã gia nhập khối chống Đệ Tam Quốc Tế, nhưng không muốn tấn công Nga sô! Nhưng Đức cố thúc đẩy Nhựt nhảy vào vụ Đông Dương để gây áp lực với Chánh phủ Pétain, và yêu cầu cho quân đội Nhựt đóng trên đất Bắc Việt.

        Phe dân chính chủ trương hiệp thương với Hoa  Thịnh Đốn, nhưng phe quân phiệt kéo quân sang đóng ở Đông Dương làm hỏng việc thương lượng với Mỹ. Trong việc chiếm đóng Đông Dương, phái quân  phiệt chỉ cố ý áp lực vào Hoa Thịnh Đốn. Tổng Thống Roosevelt thoạt đầu đã ưng thuận mở cuộc thương  thuyết ở Alaska với hoàng thàn Cận Vệ (Kanoye), Thủ  tướng Chánh phủ Nhựt, và đặt điều kiện quân đội Nhựt phải rút quân ra khỏi Trung Hoa và Đông Dương đã. Phải quân phiệt cho điều kiện trên đây là không thể chấp nhận được, nhứt là điểm rút quân ra khỏi Trung  Hoa. Bá Tước Hiranuma, cố vấn của Nhựt hoàng, được dàn chúng coi là có thiện chí hòa bình muốn thỏa hiệp với Huê Kỳ, đang ngồi trong phòng riêng, bỗng nghe có tiếng đạn réo ngang tai. Rồi tiếp đến cuộc khám phá ra vụ mưu sát hoàng thân Cận Vệ. Trong khi ấy, những tay cầm đầu làm tay sai cho phe quân phiệt và cho tòa đại sứ Đức, tuyên truyền thúc đẩy dân chúng nhảy vào chiến tranh.

        Ngày 15-10, Tướng Đông Điều, Bộ trưởng Chiến  tranh đứng lên vái Thủ tướng 3 lạy giữa phiên nhóm họp hội đồng Chánh phủ, ngụ ý xin rút lui khỏi nội các.

        Ngày 18-10-1941, Đông Điều chễm chệ lên ngồi ghế thủ tưởng chánh phủ. Thế là điểm chiến tranh đã báo hiệu !

        Là một quân nhân thiên tài, chỉ nhờ chăm chỉ học hỏi mà có địa vị, Đông Điều chỉ là một tướng bù nhìn của quân dội và của nhóm tướng tá trẻ tuổi, của các Hội kín.

        Ngày 2-12 cùng năm ấy, một điện tín Đông Kinh đánh đi lệnh cho hạm đội phải tập trung ở hải phận Kourilles, dưới quyền chỉ huy của đô đốc Yamamoto và trực chỉ tới Hạ Uy Di. Ngày 7  hạm đội tiến vào hải phận thuộc Huê Kỳ.

        Đó là Trân Châu Cảng và chiến tranh đã mở màn.

        Cùng ngày ấy, bộ Chỉ huy quân lực Đức khước từ việc tấn công vào Mốt cu.

        Buổi sáng ngày khai chiến, dân chúng Đông Kinh lặng lẽ bước vào công sở hoặc xưởng máy. Họ mới biết tin vắn tắt đã khai chiến do một tờ báo cỡ nhỏ (như trên kia đã nói).

        Buổi trưa, từ trong sở ra, họ đã nghe rõ những loa phóng thanh loan tin quân lực Nhựt vừa thắng một trận lớn ở Trân Châu Cảng thuộc Hạ Uy Di, đã phá  hủy hạm đội Hoa Kỳ.

        Niềm vui vẽ khoan khoái xuất hiện trên nét mặt họ, thế vào vẻ trầm ngâm suy tuởng buổi sáng.

        Người Nhựt sớm được yên trí trong cuộc chiến  tranh mới này, nó đang diễn ra từ nơi xa xăm, không chút ảnh hưởng gì đến cá nhân họ. Cũng như chiến cuộc ở Trung Hoa, họ cho chiến tranh mới này chỉ là một cuộc thanh toán của bộ ba: Lục Hải quân với Anh Mỹ.

        Kế đến những chiến thắng oanh liệt dồn dập trong tuần lễ đầu. Hai thiết giáp hạm của Anh bị đánh chìm ở mũi Kuantan ngày 10 tháng Chạp. Uy thế của hải quân thiên hoàng đã được trọn vẹn trên mặt Thái Bình  Dương.

        Hương Cảng, Wake, Guom, Ma Ni, Tân Gia Ba, Ngưỡng Quang lần lượt roi vào tay Nhựt mà không phải chiến đấu gì. Sau đó, đến lượt Borneo, Java, Sumatra với những rừng cao su, mỏ thiếc, mỏ dầu hỏa. Con đường tiếp tế Miến Điện bị cắt đứt, Tưởng Giới  Thạch bị cô lập trong miền núi Tứ Xuvên.

        Dân tộc Nhựt Bổn tưởng rằng họ đã thắng người da trắng, họ lại tự tin vào mình như trước, họ vui vẻ ăn mừng chiến thắng.

        Đông Kinh lúc nào cũng như một khu hội chợ rộng lớn, máy phóng thanh luôn luôn nhả ra những tin chiến thắng mói mẻ ở Thái Bình Dương hoặc trong rừng thẳm Miến Điện. Chiến tranh diễn ra ở miền quá xa xăm !

        Ngày 18-1-1942, tất cả còi báo động Đông Kinh gầm vang. Đoàn phi cơ phóng pháo của tướng Doolittle thả bom xuống Đông Kinh.

        Người dân Nhựt chọt nhớ ra trên hoàn cầu còn có dân tộc Mỹ, chiến cuộc không những liên hệ tới lục  hải quân mà toàn dân tộc họ sẽ phải chịu đựng tất cả may rủi và hiện giờ chiến tranh chưa phải là đã kết  liễu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:18:29 pm »


        TATSUO WANATABE

        Cử nhân luật khoa đại học đường Đông Kinh, Nhập ngũ năm 1939, sinh viên sĩ quan ngành binh lương. Tử trận ở Miến điện tháng 4 năm 1945, lúc 29 tuổi

        Đọc nhật ký này, độc giả hiểu rõ đời sống của binh sĩ Nhựt Bổn trong trại thế nào và nhứt là đời sống của sinh viên sĩ quan. Bao nhiêu hình thức câu nệ, lễ nghi, thủ tục và kỷ luật khắc nghiệt, tinh thần trinh sát thảy đều giao động tâm hồn của sinh viên Walanabe, đã quá

        tưởng nhập nhiễm tư tưởng tự do. Nơi đây hết thảy luật lệ, thử tục và pháp luật đều căn cứ vào cái mà người ta mệnh danh là « kỷ luật quân đội », gọi tắt là « Quân kỉ». Quân kỉ này gồm : quy luật, huấn luyện quân sự, huấn thị của Thiên  Hoàng gởi cho binh sĩ, giao tế quân sự, thế thức xử  dụng võ khí và huấn luyện việc bắn súng.

        Từ ngày, đầu tôi nhập ngũ cho tới ngày cuối cùng khoa thi cấp bực chuẩn úy, những câu hỏi ra cho thi  sinh đều rút trong những cuốn sách kể trên. Những lính mới nhập ngũ đều phải thông hiếu cả. Điều đáng tiếc là họ quên lãng trước khi nhập ngũ, và không chịu quan niệmi tầm quan trọng của những vấn đề ấy. Thường thường am hiểu những vấn đề ấy là việc định  đoạt cả một số phận cho các tân binh.

        Tôi nhờ có anh Masuda cho biết tên những cuốn sách đó. Lúc đầu, cũng không quan tâm cho lắm, nên tôi không chịu học. Nhưng may thay, tôi có học thuộc lòng những Huấn thị của Thiên Hoàng gởi cho binh sĩ, chỉnh nhờ vậy mà số phận tôi được định đoạt.

        Hôm sau ngày nhập ngũ, tôi phải dự thi ngay. Đề  tài thứ nhứt ra là : « Chép thuộc lòng thiên I trong Huấn thị của Thiên Hoàng, nói về đức tính trung trực của người quân nhân ».

        Những huấn thị này rất khó hiểu và khó học, vì viết bằng chữ Hán và cách hành văn theo văn chương cổ  điển của Hoa ngữ. Nguyên đọc lối chữ, cũng đã khó rồi, chứ chưa nói đến việc hiểu và học thuộc.

        Dầu vậy, khi thi, tôi đã chép lại gần như nguyên  văn, và tôi được đủ điểm để vào học khóa chuẫn úy. Anh bạn Tomida,người tôi đã quen biết từ ngày cả hai chúng tôi cùng học ở bực sơ học, anh ta đã đỗ cử nhân đại học đường Waseda, thế mà anh ta thi lại rớt. Anh thừa điều kiện để làm một chuẫn úy, nhưng chỉ vì anh không thuộc lòng những Huấn thi mà anh bị trở về mặt trận.

        Đề tài II là : « Thế nào là quy luật quân sự ? »

        Tôi không biết gì về đề tài này, nên tự nghĩ ra một câu trả lời như sau : « Quy luật quân sự là mẹo mực phải theo để điều hành tất cả những việc về quân sự. »

        Lẽ tất nhiên câu trả lời của tôi không giá trị gì. Đề  tài này đã có trong đoạn IV ở cuốn sách huấn luyện Binh Bộ, và trong cuốn ấy có chép như sau : « Quy luật quân sự ví như linh hồn của quân đội. Quy luật này hướng dẫn người quân nhân trong mọi trường hợp và chỉ định cách phải xử sự của các quân nhân đối với nhau, với một cấp tướng cung như đối với một binh  nhì. Ở mặt trận, khi đóng trại v.V... trong trường hợp khó khăn, khó xử trí mấy, trong quy luật đều có cả. Số phận toàn thể quân đội đều do quân nhân giữ trọn hay không giữ trọn quy luật này ».

        Trong cả kỳ thi, chúng tôi phải trả lời như vậy cả. Những câu giải thích riêng của mỗi người không bao giờ được chấp thuận. Cần phải viết đúng từng câu, từng chữ trong bản quy luật, không được phép thêm bớt, sửa đổi một câu, hoặc một chữ nào. Lối học và thi cử này khác xa với nền giáo dục mà tôi đã hấp thụ. Nền giáo dục của tôi căn cứ vào sáng kiến, vào lý trí và tư  tưởng cá nhân. Nền giáo dục quân đội căn cứ vào việc phải nhai sao cho đến thuộc lòng thì thôi. Quả là điều vô lý !

        Hai, ba ngày sau khi nhập trại, mỗi anh tân binh được nhận một lính cũ để làm người bạn hướng dẫn. Việc bắt buộc nhận bạn này có mục đích để lính cũ có đủ khả năng hướng dẫn lính mới. Bù lại, lính mói phải giúp bạn mình một ít việc vặt vãnh. Như thế gây được tinh thần gia đình trong quân đội.

        Lý thuyết thì thế đấy, nhưng đến thực tế thì lại khác : Đôi khi cũng gặp anh bạn lính cũ tốt bụng, che chở và bênh vực cho khỏi cái nạn « ma cũ ăn hiếp ma mới ». Nhưng thường là chính bạn lính cũ lại chỉ huy việc ức hiếp bạn lính mới của mình. Tân binh nào nhận được anh lính cũ vừa vừa, thì đừng hòng. Trái lại còn phải chịu đựng với anh ta bao nỗi khổ cực.

        Người bạn của tôi là một binh nhứt. Trước kia, khi chưa vào lính, anh ta làm nghề hớt tóc. Tên anh ta là Toyoshi Toyomitsu. Anh ta cũng tử tế khá, nhưng chẳng giúp tôi việc gì cả. Trong lúc rảnh việc, binh lính được xuống câu lạc  bộ, hoặc đi tắm thì tân binh phải ở nhà đánh giầy, chùi súng, lau lưỡi lê và sửa soạn đồ đạc cho linh cũ. Nhưng dễ mấy anh tân binh chịu làm tử tế. Vì thế, chúng tôi luôn luôn phải chịu cực đủ thứ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:21:14 pm »


        SORO FUKUNAKA

        Sinh viên đại học đường Waseda nhập ngũ tháng Giêng năm 1941, tử trận tại Bougainville trong nhóm quần đảo Salomon, tháng 2-1945.

        Trong quân đội Nhựt vẫn chưa bỏ được những tập quán phonq kiến của các hiệp sĩ. Đời sống của một tân binh quá khó. Những nạn «ma cũ hiếp ma mới» rắt thịnh hành : tra khảo hiếp đáp nhau, tình thương bè bạn hoàn toàn không có.


        Thư gởi cho ông Okanda.

        Ngày 1-2-1941.

        Tôi vừa tiếp nhận được thư ông. Tôi rất cảm động. Bị động viên được 20 ngày rồi, mãi nay mới có dịp biên thư hỏi thăm và trả lời cho ông. Nguyên vì ông chưa hiều rõ đời sống của người quân nhân thế nào, nên những cái tôi sắp kể cho ông hay trong thư nầy, chắc ông sẽ không tin. Từ lúc thức dậy ban sáng cho tới hiệu kèn tắt lửa là 9 giờ rưỡi tối, mọi tân binh không một phút rảnh rang. Tất nhiên, không được đọc sách hay là viết lách gì cả.

        Khi còn ở trường đại học, mỗi tuần phải học 2 giờ về quân sự, đã làm tôi chán quân đội rồi. Nói thực ra trong giờ tập thể dục, tôi mệt nhọc hết sức, tôi có cảm tưởng như hồn sắp lìa xác. Nhưng trong người tôi, lại thấy tính cương nghị tráng kiện tái sinh. Quân đội không đến nỗi khó chịu như tôi tưởng tượng khi trước, nhưng một năm sống giữa quân đội, cũng đủ giúp tôi thoát khỏi ách thế nhàn.

        Các lính cũ cả ngày chỉ lo tìm cách bắt chúng tôi làm nô lệ cho họ, hoặc làm trò cho họ đùa giỡn. Họ kiếm cách làm khổ chúng tôi và bắt chịu đủ thứ uy  hiếp. Chúng bắt chơi cái trò « xe lửa » hoặc « máy bay phóng pháo hạng nặng». Hai trò chơi này tôi dã được nghe nói khi trước1.

        Ban đêm, bọn lính cũ đề nguyên cả giày mà đả vào người chúng tôi. Đã có một anh bạn bị mấy trận đòn của chúng, và một lần bị thương, phải khâu 4 chỗ trên mình anh.

        Đại đội của tôi thuộc binh chủng kị binh. Ngoài những liên thanh phòng không, tôi còn phải săn sóc lừa ngựa nữa. Thực quả chán ! Những tân binh nhập  ngũ ngày 1 tháng 2 năm ngoái, nay vừa chẵn một năm mới được nghỉ ngơi đôi chút, được thở không khí trong lành. Trong số 53 tân binh thuộc đại đội, có 21 sinh viên chuẩn úy. Trong số 21 sinh viên sau này có 10 anh đã chuẩn bị học hành để thi trước khi bị động  viên. Một anh sốt sắng học nhứt, anh đã học kỹ càng về loại súng liên thanh, anh ta có thể kể tên của 300 bộ  phận trong chiếc đại bác. Những khóa thi sơ khởi đã bắt đâu, khóa nào tôi cũng bị rớt.

        Ngoài 4 học viên (trong số có tôi) tất cả đều dùng cuốn sách mà chúng tôi thấy bày bán ở các tiệm sách trước khi nhập ngũ. Tôi thức dậy giữa nửa đêm để vào học trong cầu tiêu. Mỗi đêm tôi không ngủ được quá 4 giờ. Mặc dầu vậy, tôi không hi vọng theo kịp các bạn đã học kỹ trước. Ngoài việc học gạo này, tôi còn phải săn sóc lừa ngựa nữa. Cũng vì thế trong 12 thí sinh năm ngoái chỉ có 2 anh đậu.

        Kể từ hôm nay, giờ tắt lửa sẽ lui lại một giờ. Như thế chúng tôi có thể kéo dài giờ học cho tới 10 giờ rưỡi. Tôi vừa cầm bút viết thì hiệu kèn tắt lửa nổi lên, tôi đành vào cầu tiêu để tiếp tục viết cho rồi. Tôi đã hoàn toàn mất hi vọng thi đậu. Anh bạn của tôi, lúc đầu có vẻ thịnh tình với tôi, dần dà tính tình anh đã xuất hiện nguyên hình. Mức trung bình, mỗi ngày anh ta xông vào đánh tôi 2 lần. Trong trại lính này, chẳng ai có nhân đạo cả.

        Đêm hôm tôi nhập ngũ, đã viết 3 lá thư cho ông chú, cho má và cho anh chị tôi. Tôi rất lưu tâm đến việc em tôi thi vào trường trung học. Tôi đã nhắn anh tôi đến thăm. Ngày chúa nhựt, chúng tôi không bị canh chừng chặt chẽ, nên có thời giờ nói chuyện lối 3 giờ. Anh tôi đã đến thăm được 4 hôm nay. Tôi phải vào nhà tắm để lẻn viết thư cho má tôi. Lúc viết cho má hay : tôi vẫn khỏe, nước mắt tự nhiên trào ra. Thực ra, tôi cảm thấy như chết rồi !

        Nếu bọn lỉnh cũ đọc được thư này, tôi tưởng bọn chúng có thế giết chết tôi được. Trong mỗi đại đội, những người gởi thư ra ngoài, đều bị ghi tên cẩn thận. Tôi đã nhận được thư của 14 hay 15 anh bạn. Nhưng tôi chưa có giờ trả lời họ.

        Xin ông tha lỗi cho, vì trong thư chỉ nói đến tôi.

        Kính chúc ông thêm can đảm !

------------------
        1.  Trong quân đội Nhựt, lính cũ có nhiều trò chơi. Tỉ dụ trò chơi «con ve sầu». Lính mới phải leo lên xà nhà, bắt chước ve sầu kêu liên lỉ thật lớn tiếng, cho tới khi bọn lính cũ cho thôi mới được ngừng kêu. Nhiều khi chúng vờ quên, không đề ý tới anh lính mới đang bạnh cổ ra bắt chước ve sầu đề kêu. Vô phước anh nào tưởng lầm mà ngưng kêu ; bọn lính cũ liền bắt xuống, xông vào đấm đá, lấy roi vụt túi bụi, và chỉ còn thiếu việc đánh chết là chúng không dám thôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:22:53 pm »


        GENTE KAMIMURA

        Tốt nghiệp đại học đường Chuo, nhập ngũ ngày 10- 1-1943. Tử trận ở Okinawa tháng 4 năm 1945 , 24 tuổi.

        Đọc nhựt ký sau đây, thấy tác giả, với tất cả thành thật, ghi chép những biến chuyển trong tâm hồn : lúc lo sợ, khi can đảm, lúc nhẫn nhục, cam phận, khi muốn tự tử hoặc muốn vùng dậy chống đối.


        Ngày 19-3-1943

        Tôi nặng 68 cân. Vừa vào vấn đáp kỳ thi sát hạch cấp bực chuẩn úy. Chưa khi nào thấy cần phải thành  thật phanh phui ý kiến bằng hôm nay.

        Một vị giám khảo hỏi tôi; Nghĩ thế nào về Huê Kỷ ? Tôi đã nói lên tất cả ỷ tưởng, tôi bèn trả lời : Tôi rất cảm phục nền chính trị của Huê Kỳ. Ông Tsuchiya, sĩ  quan binh lương, không dấu nỗi kinh ngạc. Tôi quả  quyết người Mỹ, họ cũng yêu nước nồng nhiệt như người Nhựt chúng ta. Vì thế, trong cuộc chiến tranh hiện tại, chúng ta đừng hòng chiến thắng. Ông thiếu tá nhìn tôi mà nói :

        — Theo anh, người Mỹ họ không có khuyết điểm nào ư ?

        — Chúng ta không chịu tin rằng người Mỹ sẽ chiến  thắng vịn vào lý do nước Mỹ không có lịch sử. Lý do đó không có giá trị gì. Mục đích cuộc sống của người Mỹ chủ trương rất hợp nhân đạo : «Tận hưởng đời sống» (Trong nguyên văn tác giả dùng Anh văn : Enjoy life).

        Lúc đó, ông thiếu tá không cho tôi nói nữa và ông thẳng lời khiển trách tôi vì tôi dùng ngôn ngữ của kẻ thù. Tôi nắm ngay cơ hội để phản đối việc bãi bỏ trong Nhựt ngữ một ít danh từ Anh ngữ quá thông dụng, tí dụ tiếng «News» (mới) và thay thế bằng tiếng «hôdô». ông ta nói tiếp :

        — Anh đã phát biểu quả đủ những cảm tình của anh đối với kẻ thù chung của dân tộc. Anh là người theo duy vật chủ nghĩa.

        Rồi tất cả ban giám khảo cùng tôi tranh luận về nguyên tắc tổng động viên. Tôi cảm thấy khoan khoái. Trước sự hiện diện của các sĩ quan, tôi can đảm phê  bình gắt gao !

        Ngày 21- 6-1943   Thi viết.

        Chắc chắn tôi ăn số không rồi ! Nếu thi đậu, còn chán ngấy hơn nữa. Tôi mơ ước được giải ngũ. Quả thực khó hiểu cho tâm trạng của tôi quá ! Tôi mong muốn được trở về vĩnh biệt cha mẹ cho trọn đạo người con thảo hiền, được thở làn không khí tự do trước khi trở ra mặt trận. Tôi những mong ước được tự do hoàn  toàn để đi chu du, có thời giờ than khóc cho cái kiếp sinh ra ở đời. Rồi tôi sẽ cam phận chết.

        Tưởng chừng 6 tháng sống trong quân đội đã quá thừa cho tôi hiểu biết chuỗi ngày sống. Chiến tranh đảo lộn điều thiện và điều ác, nó xua đuổi chúng ta vào cõi hư vô. Quân đội, chính trị, tư tưởng, pháp luật, kinh  tế, xã hội, văn hỏa, bấy nhiêu thứ chẳng qua đều giống như cảnh hoa tàn úa rụng xuống, sau mấy ngày tươi nở trên cành, nay đã qua rồi.

        Dần dà, tôi cố tạo cho mình một thái độ trước cái chết. Tôi chỉ ước mong được trở về thăm mẹ và thở không khí gia đình một lần cuối cùng.

        Những tàn binh thuộc đại đội Shizuoka không may chút nào. Họ sắp phải di chuyển sang quần đảo Salomon. Họ đã lãnh đủ quân trang quân dụng, chỉ còn chờ lệnh lên đường. Hôm qua, một buổi lễ tiễn biệt được tổ chức. Những anh tự hào cho mình là ca giỏi, đã nhảy ra để ca. Nhưng họ toàn ca những bài buồn thê thảm. Phải rồi, tôi hiểu rõ tâm hồn của họ lắm chứ !

        Giữa đám kẻ ở người đi có một điểm gì kỳ lạ. Ngày 1-7-1943 tôi đang bị một cái nhọt, bèn xin đổi xuống nhà bếp để phục vụ. Tôi không chắc ngày lên đường đi Ghitane, cái nhọt đã lành chưa.

        Còn giấc mộng giải ngũ của tôi, bày giờ ra sao ? Tôi buồn tủi gớm ghê ! Con người lúc nào cũng khát  vọng tự do. Tôi có cái kinh nghiệm trong đời sống quân đội. Có thực chủ nghĩa tự   do đã đầu độc thế giới chăng ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:23:51 pm »


        Ngày 5-7-1943

        Mấy hôm nay, trời đổ mưa xuống hoài, làm tôi không giặt giũ gì được từ 15 ngày rồi ! Mộng giải ngũ của tôi vò nát con tim. Tôi hiểu rằng hiện giờ có 3 sự việc đang chờ đợi :

        — Chết ở trận tuyến,

        — Chết bệnh,

        — Còn sống trở về.

        Niềm vui được sống không còn hi vọng nữa. Được hưởng sống một lần rồi, đó cả là một điều nên ước vọng. Nếu thật muốn sống, không bao giờ có thể đương  đầu vói cái chết được. Còn sống trở về, sự nghiệp của tôi sẽ còn dài. Nhưng đời sống không liên hệ đến cả  nhân tôi, mà còn liên quan đến cả vạn vật nữa vì nó pha trộn hòa hợp trong tôi. Chúng ta hết thảy đều bị cái chết bao vây và chúng ta đều phải đương đầu với nó. Một «tử thi sống động», một danh từ quái đản thực, nhưng nó diễn tả được hết cả cái bản chất hi vọng của ta và tư cách tương lai đang chờ đợi ta.

        Từ ngày nhận lệnh nhập ngữ, tôi chỉ sợ chết và lòng chỉ mong được sống. Đó là điều quả lố. Tôi có khác chi người đã bị chôn vùi trong nấm mồ và còn ước mong được thưởng thức một chén cơm thơm ngon nóng hổi. Quả thực tôi cần xua đuổi những tư tưởng lệch lạc ấy ra khỏi đầu óc.   

        Nhà thi sĩ Faust de Goethe thường nói: « Chiến  tranh, và chiến tranh, đó là một danh từ mà triết gia không thích nghe nói đến».

        Ta phải cống hiến thể xác chưa đủ, người ta còn bắt buộc chủng ta phải trao nộp cả cái gì cao quí nhứt của chúng ta nữa. Tôi tưởng rằng chiến tranh không thể nào kết liễu trong lúc chúng ta còn sống. Trước kia, muốn trốn lính, chỉ có việc đi tu hành trong chùa chiền làm tăng ni. Ngày nay, nếu còn được như thế, tôi dám chắc, các chùa chiền sẽ chật ních tăng ni. Chúng ta phải chết để người khác được sống, điều đó chẳng mâu thuẫn gì cả. Chúng ta phải thừa nhận điều ấy. Tuy vậy, lòng tôi vẫn muốn sống.

        Ngày 7-7-1943.

        Sáng nay, chúng tôi thức dậy từ 4 giờ, để đáp xe lửa đi Chitane. Trước mặt trải ra một cảnh đồng lúa xanh rì, nó thoa dịu lòng tôi và làm êm dịu con mắt tôi.

        Chúng tôi đi thục mạng để sớm bỏ Chitane trở về mau hết sức. Hôm nay, kỉ niệm ngày khai chiến với Trung Quốc. Tôi ước được làm một người dân Trung  Hoa, khốn nhưng tôi đã là một bụi trần trong cái quân đội khốn kiếp của Nhựt Bốn mất rồi !

        Ngày 14-7-1943.

        Hôm qua, chúng tôi dời Chitane trở về cứ điểm Tôi chỉ nghĩ đến việc tự tử thôi. Nhưng còn má tôi, má tôi lúc nào cũng mong chờ ngày tôi trở về. Tôi đau khổ ê chề, đến khóc lên được. Giờ này, một mình, tôi đang ngòi khóc đây !

        Mỉa mai thay cái số kiếp !

        Mỉa mai thay kiếp con người!

        Tôi đã trúng tuyển kỳ thi cấp bực chuẩn úy. Bây giờ tôi còn phải ở lại trong quân đội những 4 hoặc 5 năm nữa. Đã quá chán ghét quân đội lắm rồi! Chết đi còn hơn ? Nếu không vì má tôi, hôm qua tôi đã tự kết  liễu đời sống của tôi rồi !

        Ngày 15-7-1943.

        Bởi còn nặng nợ, nên tôi tự bắt mình phải cực nhọc để hủy hoại tấm thân.

        Ngày 26-7-1943.

        Tôi được nghỉ phép 3 ngày 4 đêm, mới về hôm qua. Má tôi đinh ninh rằng hai mẹ con gặp nhau lần cuối cùng. Tôi cố an ủi người rằng chiến tranh sẽ không kéo dài quá 3 năm. Trong thâm tâm tôi nghĩ nếu chiến tranh kéo dài đến 4 hoặc 5 năm thì tôi hết hi vọng trở về.

        Tôi không thể ngờ rằng kết quả kỳ thi vấn đáp lại có thể hay đến thế. Đã hẳn, hôm thi, lòng can đảm và ý tuởng của tôi quả là khác thường. Niềm vui chốc lát ấy đã khiến tôi được kết quả như vậy chăng?

        Liệu tôi có còn sống được bao năm nữa ? Hồi còn đi học ở nhà trường, tôi coi quân đội là kẻ thù ghê gớm của tinh thần, lương tâm những oán trách tôi vì để thời giờ trôi qua uổng phí.

        Bây giờ thì ngược lại. Tôi ước mong cho thời giờ qua đi thật mau, để xuân thì, tình yêu, thị dục tiêu tán một cách nhanh chóng.

        Nỗi khắc khoải đau khổ nào cũng đều thuộc phạm  vi cao vời của tư tưởng, vì thế tôi vẫn tìm thấy nguồn an ủi ở những cái ấy. Tinh thần của tôi quả đã xuống thấp rồi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:25:33 pm »

   

        KO TSUTSUI

        Tốt nghiệp đại học đường luật   khoa Đông   Kinh năm 1941, nhập ngũ tháng 2 năm 1942. Được gởi qua miền Đông Nam Á và bị mất tích ở Tân Ghi Nê lúc 25 tuổi.

        Bức thư sau đáy có vẻ rất tầm thường, bất cứ một quân nhân nước nào cũng viết như vậy. Tuy nhiên, sau những danh từ vụng về và thông thường, tác giả nói ra những đau khổ của đôi trái tim bị xa cách.


        Thư gởi cho vợ :

        Dưới ánh đèn leo lét, trong một căn phòng tồi tàn ám khói đen nghịt, anh ngồi viết thư cho em. Đơn vị anh được lệnh lên đường ngày 5, nhưng lại phải rời ngày đi một hôm, thành ra mãi 12 giờ trưa ngày 6 mới cất bước.

        Anh ở lại đây 3 ngày. Thành phố Quảng Đảo chẳng có gì vui cả. Dân chúng đều bị kích thích lạ thường. Có người ở ngoài đường phố cả đêm, đến sáng họ mới trở về nhà. Anh ra ngoài, thường có người chào. Anh đã tìm mua được cuốn II của bộ sách «Nỗi nhớ nhung những cuộc viễn du ». Anh được anh bạn Sachiko giới  thiệu cuốn sách này. Không biết khi nằm dưới tàu biển mà đọc cuốn sách đó, anh sẽ có cảm tưởng gì ?

        Anh đã đọc xong cuốn « Giọt nước mắt của bà hiền mẫu ».

        Không dám quyết cuốn tiểu thuyết này có gọi được là một kiệt tác không, nhưng dù sao, anh cảm tưởng lúc đọc sách đó, đã cùng chia vui sẻ buồn với bà hiền mẫu đang tận tụy nuôi nấng dạy đàn con nhỏ. Tự thâm tâm anh muốn nói to với em câu này : «Anh đặt hết tín nhiệm vào em đấy !»

        Ở dây hiện giờ trời còn rét lắm. Nhứt là cái nệm rơm quá mỏng. Có lẽ tại anh khó tánh quá chăng? Giá được cái nệm dầy hơn chút thì cũng dễ chịu.

        Giờ này, có lẽ con chủng ta đã ngủ yên trên giường rồi nhỉ? Cũng lúc này đây anh đang nhìn vào ảnh của con. Nhìn miệng nó há hốc như tập nói, trông nó ngộ quá! Em hãy đề phòng cho con khỏi bị cảm lạnh. Còn em, hãy cẩn thận, em dễ bị cảm mạo lắm. Lúc em nằm ngủ, nên đắp kín vai. Chị anh ở Yokaichi thường nói với anh: mỗi đêm chị ấy thường dùng một chiếc khăn mặt đặt giữa con nhỏ và người chị không khí lạnh không lọt vào đứa bé, để khỏi sinh bệnh.

        Anh sắp lấy cuốn tiểu thuyết đọc để ru giấc ngủ.

        Thòi chào em ngủ ngon !

        10 giờ rưỡi đêm ngày 5-2-1943,

        SETSUZO HIRAI

        Tốt nghiệp luật khoa đại học đường Đông Kinh. Chết ở đảo Buna thuộc Tân Ghi Nê tháng 9 năm 1944 lúc 24 tuổi.

        Những giờ phút dài dẵng không có việc làm trên chiến hợm, bị cô đơn giữa đám người ác cảm. Hirai chỉ biết ngắm nhìn gió trời sóng biển.


        Nhựt ký viết trên chiến hạm Yvra.

        Ngày 28-2-1942.

        Hôm nay, ngày cuối tháng. Tôi đã mất bao nhiêu thời giờ buồn tẻ đẽ ngắm nhìn cảnh trời biển, để nghiên cứu bản đồ hàng hải !   

        Tôi đã biết giết thời giờ bằng cách ngắm nhìn những mây gió sóng đập. Tôi không có dịp trò chuyện với ai, chỉ trao đòi một vài câu với những người tính tình giản dị xung quanh thôi. Chiều qua, tôi đứng thảo  luận với người cai thợ mảy. Nhận thấy anh có bầu nhiệt huyết đi chinh phục thế giới. Anh ta chỉ muốn reo rắc khói đạn chết chóc khắp nơi. Như thế mà gọi là cuộc thánh chiến sao ?

        Hôm nay tôi nhức đầu quá ! Chắc bị cảm lạnh. Nếu tôi tin cõi hư vô, sẽ được sung sướng lắm. Quốc gia phải chăng là một tổ chức mà người ta có thể không cần chăng? Chỉ có một quốc gia nào có lịch sử mới đáng duy trì, có đúng chăng ?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:27:19 pm »


        KINJI OSHIMA

        Tốt nghiệp Y khoa đại học đường Đông Kinh, nhập ngũ với chức vụ y sĩ quân y, chết ở đảo Tinian, thuộc nhóm quần đảo Mariannes tháng 7 năm 1944 lúc 27 tuổi.

        Bức thư sau đây cũng tương tự như nhật ký trên đây : chứa đựng những chán nản của ngày ở trên mặt biển. Oshina, một quân y, tìm mọi cách để thoát khỏi bệnh tê liệt tinh thần.


        Ngày 6-8-1912.

        Thư gửi cho giáo sư Tomio Ogata, từ trên chiến hạm Yumahishiro.

        Thưa Thày,

        Đã từ lâu, con không viết thư thăm thày. Nói thực ra, trên tàu con chẳng muốn viết gì hết. Đời sống của con, một y sĩ quân đội, không có gì là hoạt động như người ta thường ca tụng trong bài : «Trên chuyến  thuvền lênh đênh trên mặt biển, ta bắt tay làm việc ». Bài này con thường nghe thấy ca trên đài phát thanh. Dầu vậy, chuỗi ngày trống rỗng trôi qua mau lẹ, con không lưu tâm gì cả. Ban đầu, con không thể nào chú ý vào việc gì, con chán nản lắm, chẳng muốn làm chi cả, thế mà con cảm thấy mình bận rộn lắm. Đó chắc là một thứ bệnh về tri óc. Người ta quả quyết với con ! đó là một trạng thái tinh thần bị tê liệt, nhưng cũng không đúng hẳn.

        Dầu vậy, con muốn viết thư thăm Thày. Trong một tiệm sách trước nhà ga xe lửa, con thấy họ bán một trong những tác phẩm của Thày, tức là cuốn «Lòng yêu Tổ quốc và lòng yêu khoa học».

        Người chủ tiệm sách, tuổi đã cao. Con tìm thấy cuốn sách ở một chồng sách cũ, con liền mua ngay. Cuốn sách đóng chẳng lấv gì làm mỹ thuật, giống như hầu hết các loại sách ngày nay.

        Ở các hải cảng rất khó kiếm những sách kể chuyện dã sử. Trên tàu này, trình độ trí thức không dược cao lắm. Nó giống như một chiếc thùng sắt, luôn luôn có người đập vào vỏ nó, làm cho có tiếng động vang ra.

        Trên tàu lúc nào cũng vang dội những tiếng đĩa hát. Trong phòng con ở, các bạn ưa đọc nhứt là cuốn « Mivamato Musashi » do văn sĩ Biji Yoshigawa viết. Một hôm, có anh bạn đem ra phê bình cuốn sách này và chỉ  trích tác giả, tất cả mọi anh khác liền nổi xung. Chính con, con chưa được đọc tác phẩm ấy. Mivamato Musashi chắc là một vĩ nhân. Nhưng con không thích tác  giả Yoshigawa mấy.

        Lúc đầu, ở trên chiến thuyền này, con cũng dự định tổ chức xây dựng văn hóa, để cải thiện sinh hoạt cho thủy thủ. Con thiết tưởng nên khởi sự ngay công hữu ích này trên tàu. Cần phải tạo ra những điều kiện thuận tiện để không lãng phí thời giờ và sức lực của binh sĩ, trước khi họ phải ra trận tuyến. Nhứt là cần liệu sao cho họ đừng lâm bệnh. Nếu chẳng may anh nào mắc bệnh sưng phổi, họ sẽ bị gởi về bệnh viện thì uống quả ! Thủy thủ, họ giống như con nít, vô tư và luôn luôn vui đùa. Hơn nữa, chính con, cũng không muốn mất cái thú làm việc. Con muốn rằng hoặc tiếp — tục trở về học ở trường quản y, hoặc chu du khắp hoàn  cầu trên một khu trực hạm. Trên tàu này con sẽ dễ biết mặt và biết tình trạng sức khỏe của mỗi thủy thủ.

        Con đã kiếm được ít nhiều sách mới, vừa chép xong, như cuốn : «Y học và sinh lý học ». Thế nào cũng phải học cuốn đó, dù trong hoàn cảnh hiện tại. Nếu không học, con sẽ bị loại khỏi Y khoa đại học  đường. Vì một khi trở về đại học, con sẽ không đủ năng lực. Trái lại, nếu học xong, con sẽ duy trì được tất cả khả năng và lòng hăng hái làm việc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Sáu, 2018, 08:28:57 pm »


        TAIHO SANADA

        Tốt nghiệp Triết học khoa tại Đại học đường Đông Kinh tháng 12 năm 1941. Nhập ngũ tháng 2 1942. Chết ở Tân Ghi Nê lúc 26 tuổi.

        Những hoài  bão của  tuổi thiếu niên nghèo túng, chính là hình ảnh của bà hiền mẫu Nhựt Bổn, với những đức tính cần cù tận tụy, lòng hi sinh quả cảm trước tiếng kêu gào của người con đang hấp hối


        Má thân yêu,

        Trong thư, má có dạy sao không nói rõ những chi  tiết về con trong cánh thư vừa rồi. Điều đó có thực. Nhưng lúc con viết cho má, nước mắt chảy xuống như mưa, vì đã từ lâu con không gặp phải hoàn cảnh như thế. Trong đời, đây là lần đầu, con cảm thấy đã phạm nhiều lỗi lầm. Từ lúc còn nhỏ bé, má đã đổ biết bao nước mắt vì con ? Không khi nào con hiểu rõ được.

        Con muốn ôn lại những giờ phút êm đềm của buổi thiếu thời được ở gần má. Con nhớ rằng, má thường đưa con đến ông lương y. Nhà ta rất nghèo, nhứt là sau khi ba chết, nhưng má vẫn một lòng săn sóc con luôn. Má thường nói : chúng con không phải là con của má, mà là con của đức Phật, con của Tổ quốc nữa. Sau khi ba con chết đi, má đã liệu hết sức cho chúng con khỏi bị tủi nhục với các bè bạn, nhứt là cái năm con vào trường trung học. Má dẫn con ra tỉnh để mua cho con một chiếc áo cộc mới.

        Con những tưởng má dẫn đến trung tâm thành phố, nhưng khi má con ta đến một đại lộ đầy ánh sáng, thì má rẽ vào một đường chật hẹp tối tăm. Con theo sau má, như bị lạc lõng giữa chốn ấy vậy. Ngày nay, con hãy còn nhớ rõ ràng mà tưởng như hôm qua, đó là một tiệm bán đồ cũ. San khi má bảo con thử một vài bộ, má đã lựa cho con một chiếc áo cộc quá rộng. Lúc đó, má chẳng có tiền, nhưng má hứa với người bán hàng sẽ trả tiền sau.

        Trên đường về, má luôn luôn mỉm cười và bảo con :   « Chiếc áo này lót bằng lông chiên, nó hơi rộng một chút, nhưng rồi con sẽ mau lớn lắm, mặc sẽ vừa.» Giờ đây, nhớ lại, lòng con run lên vì cảm  động.

        Một hôm khác, má không có tiền mua quà bánh cho chúng con như nhà người ta ! Năm ấy con đang theo lớp ba ở trường trung học, anh con năm thứ nhứt. Cả hai anh em chúng con rất buồn. Anh con lộ hẳn vẻ buồn và lẩm bẩm :

        « Ba con đã hi sinh đời sống cho một tổ chức Phật  giảo. Ba chết để lại cho má 6 đứa chúng con và chẳng để lại của cải gì. Trước khi ba chết, người gọi chúng con đến mà bảo : « Các con đừng có giàu sang quả làm chi, đừng lo học thông quả. Duy có một điều các con phải lo là phải khấn vái đức Phật. Nếu các con cần của cải, từ trên tòa sen ba sẽ gởi xuống cho ». Ngày nay sao ba để chúng con quả khổ thế ? Ba có những ỷ  tưởng ích kỷ đến thế ? Bao nhiêu cực khổ đều là do ba cả. »

        Lúc đó, má có vẻ buồn, nước mắt chảy tràn trề trên má, má bèn xây mặt lại anh con mà nói :

        « Con muốn trách móc ba con sao thì trách, nhưng má xin con, đừng nói xấu ba nữa đi ! »

        Độ ấy vào cuối năm, má đang cần tiền để ữang- trải công nợ. Má buồn rầu lắm ! Lúc ấy má đứng tựa bên chiếc tủ áo, tay mặt thọc vào túi, nước mắt tràn trề. Bỗng nhiên, tựa như má chợt nghĩ ra điều gì, bước ra khỏi nhà. Cả nhà lúc ấy hết sức buồn thảm.

        Con trở về lò than lửa để sưởi ám, lòng con căm phẫn với anh con và ngồi chờ má về.

        Chiều ấy, cả nhà được ăn những trái cây và bánh quà. Còn má, má chẳng chịu ăn gì, nhưng má có vẻ sung sướng vì thấy chúng con vui vẻ. Má cười một cách êm dịu chưa ! Ngày Tết má mừng tuổi cho chúng con nhiều tiền. Ôi ! má đã cực khổ vì chúng con nhiều rồi ! Sau khi ba chết, má không còn vui gì dưới trần gian nữa. Muốn có tiền trả học phí cho chúng con, má phải di học khâu may với các thiếu nữ 17, 18 tuổi, con nhà nghèo. Má ôi ! sao má khổ thế má ? Người má đã gầy ốm sẵn, con lại làm cho má gầy thêm. Má đau khổ nhiều, con lại gia thêm nỗi buồn của má.

        Mới đây, má có gởi thư dạy con rằng: «Con yêu quí của má, má sung sướng thấy con gởi tiền về cho má. Nhưng lần sau, má không nhận đâu. Con hãy trả tiền vay mượn đi. Con hãy nhờ dịp này để học biết cách làm điều thiện và thương giúp người. Má tin tưởng vào con, con đã là người lớn rồi. Má biết được việc con sẽ làm. »

        Má ôi ! má quảng đại biết bao! Con muốn trở nên người tốt hơn, sống theo đức bác ái đối với người đồng loại. Con không nên sống đời phù phiếm, phải có một đời sống tinh thần cao quí hơn. Thưa Má, má là người duy nhất của đời con.

        Xin má hãy giữ gìn sức khỏe Con luôn luôn cầu Trời Phật cho má

Con của má : TAIHO.       
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM