Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:39:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tiếng vọng Thái Bình Dương  (Đọc 10805 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 26 Tháng Năm, 2018, 10:37:02 am »

     
        - Tên sách : Tiếng vọng Thái Bình Dương

        - Tác giả : Nguyễn Văn Tâm

        - Năm xuất bản : 1959

        - Số hóa : Giangtvx

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2018, 05:03:37 pm »

  
LỜI MỞ ĐẦU

        Chúng tôi phiên dịch để cống hiến độc giả cuốn sưu tầm những mẩu nhựt ký và những bức tâm thư cho lớp sinh viên đại học Nhựt Bổn, lúc họ còn chiến đấu trên khắp mặt trận Viễn Đông. Họ thuộc đủ thứ binh chủng : hải lục không quân. Họ là những người lái phi cơ Thần Phong, điều khiển nhục lôi, cưỡi bom người... Họ đã tham chiến trong vùng sơn cước Trung Hoa, rải rác trên các đảo thuộc Thái Bình Dương, trong rừng thiêng nước độc của Miến Điện.

        Những mẩu nhựt ký và tâm thư được gởi về gia đình, cho cha mẹ vợ con, vị hôn thê, cho bạn bè... Nhiều bức được thảo ra với tánh cách tờ di ngôn, vì họ cầm chắc cái chết trong tay ! Có nhiều bức được viết ra mấy giờ trước khi tác  giả chết. Bức tâm thư áp cuối của một trang thanh niên bị trúng bom nguyên tử. Khắp thân thể bị phỏng nặng, hai tay đau đớn, dầu thế nạn nhân cũng gắng gượng viết ra mấy hàng chữ gởi về cho cha mẹ. Bức thư kết thúc đúng nửa giờ trước khi hồn lìa xác.

        Bức thư cuối cùng của một sinh viên tòng ngũ, bị liệt vào hàng tội nhân chiến tranh, mang án tử hình vì những tội ác của cấp trên đã phạm. Bức thư được viết ra trên mép các trang của một cuốn sách triết học, và kết thư nửa giờ trước khi tác giả bước ra chốn pháp trường.

        Những mẩu nhựt ký và những bức tâm thư nầy, nhiều đoạn có vẻ tầm thường, nhưng đã nói lên tất cả tâm trạng, những phẫn uất, những thắc mắc âu lo về tiền đồ Tổ quốc. Đứng trước cái chết, con người bỗng có quan niệm sáng suốt về vấn đề sinh tử.

        Những tác gỉa nhựt ký và tâm thư này, ngày nay đã ra người thiên cổ. Một nhóm sinh viên đại học Nhựt Bổn đã thâu thập lại và xuất bản thành sách. Nhờ cuốn này, dân chúng và nhứt là sinh viên Phù Tang mới hiểu rõ cái hậu quả khốc liệt của chế độ độc tài hồi tiền chiến và mới hiểu cái kết quả đáng tiếc của cuộc chiến tranh chinh phục do phái quân phiệt chủ trương.

        Chúng tôi thiết tưởng đọc cuốn sách này, sẽ được hiểu người và hiểu ta hơn.

        Chúng tôi chia sách làm 5 chương. Mỗi chương thuật qua những giai đoạn chiến cuộc và tiếp sau là nhựt ký của các vị chiến sĩ thuộc giai đoạn.

        MỤC LỤC

        Chương I Chiến tranh tại Trung Hoa.

        Chương II Trân Châu Cảng và những ngày đầu cuộc chiến tranh ở Nhựt Bổn.

        Chương III Chiến tranh ở Thái Bình Dưong. Chương IV  Đội Thần Phong.

        Chương V Hai trái bom nguyên tử và thất bại.

SAIGON, ngày 23 tháng 9 năm 1959       

        

        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Năm, 2018, 08:13:09 pm »

       
CHƯƠNG 1

CHIẾN TRANH Ở TRUNG HOA

        Quá say mê vì những chiến thắng trong cuộc chiến tranh Nhựt Nga, hồi năm 1905, dân chúng Phù tang sớm có quan niệm là họ thuộc dòng dõi vương quyền Á Châu và họ cần giải rộng quyền bá chủ trên khắp lục  địa Trung Hoa, một nước cỗ hủ đang suy sụp và trên các nước chư hầu đã từng bao năm sống dưới quyền đô hộ của Trung quốc.

        Cái quan niệm ấy được phát lộ trong bức thông điệp gồm 21 điều thỉnh nguyện gởi cho chánh phủ Trung Hoa năm 1916. Quan niệm ấy càng tỏ rõ vào năm 1934 trong lý thuyết «Manroe » và nó được thể  hiện trong cuộc đệ nhị thế chiến, trong lý thuyết «khối Thịnh vưọng Á Châu »1.

        Chính phủ Trung Hoa không chịu chấp nhận 21 điều thỉnh nguyện, do đó cuộc xung dột Nhật Hoa bùng nổ.

        Cuộc chiến tranh Nhựt Hoa chính thức bắt đầu ngày 7-6-1937 bằng biến cố xảy ra tại Lư Câu Kiều. Nhưng thực ra, ngay từ năm 1931, mầm chiến tranh, dưới hình thức ngấm ngầm, đã phát khởi bằng mọi biến cố.

        Sau cuộc chiến tranh 1914-1918, Hội Quốc Liên ủy  thác cho Nhựt Bổn kiếm soát con đường hỏa xa miền Nam Mãn Châu. Nhựt lợi đụng hoàn cảnh ấy để biến Mãn Châu thành một nước tự trị, dưới quyền kiểm  soát của chính phủ Nhựt. Nhưng tại đây, người Nhựt đã vấp phải nền thực dân của Trung Hoa.

        Nhân vụ một sĩ quan Nhựt bị ám sát, xảy ra trong tháng 7 năm 1931 và vụ một trái bom nổ dưới đoàn xe lửa, gần Thẩm Dương, Nhựt vịn cớ ấy dùng binh  lực thôn tỉnh luôn một phần Mãn Châu.

        Vụ nầy được đưa ra trước Hội Quốc Liên, nhưng hội nầy không xét xử.

        Năm 1932, người Nhựt làm bá chủ Mãn Châu và tỉnh Nhiệt Hà. Chính Phủ Trung Hoa liền trả đũa bằng cách tầy chay hàng hóa Nhựt trên khắp lãnh thổ Trung  quổc. Việc tẩy chay này gây công phẫn cho các nhà đại doanh nghiệp Nhựt Bổn không ít. Mấy nhà đại doanh nghiệp này có ảnh hưởng rất lớn đến nền chánh  trị Nhựt Bốn1.

        Nhân một số tăng ni Nhựt bị ám sát, chánh phủ Nhựt cho rằng uy quyền của Thiên hoàng bị các nhà báo Thượng Hải xúc phạm, nên cho một đạo quân viễn  chinh đổ bộ lên các vùng phụ cận tô giới quốc tế. Nhưng nơi đây, quân đội Nhựt vấp phải sức kháng chiến mãnh  liệt của sư đoàn 19 Trung Hoa. Quân Nhựt pháo kích và phá hủy khu Sa Bắc, một trong các khu phụ cận Thượng Hải. Nhưng dưới áp lực của mấy cường quốc, người Nhựt phải ký một hòa ước đình chiến và sau 2 tháng phải rút hết quàn.

        Ngày 1-3-1932, chính phủ Nhựt thành lập một nước độc lập với danh hiệu «Mãn Châu quốc », gồm Mãn  Châu và tỉnh Nhiệt Hà. Họ đặt Phổ Nghi, một vị hoàng  thân trẻ tuổi lên ngai vàng. Phổ Nghi thuộc dòng họ đế vương Mãn Châu, trước kia đã trị vì Trung quốc.

        Nhựt cố mở rộng vùng kiểm soát bằng cách thôn  tính miền Sát Nhĩ Cáp thuộc Nội Mông Cổ và luôn cả tỉnh Hồ Bắc. Như thế, Nhựt đẵ chiếm hẳn 5 tính thuộc Bắc Trung Hoa.

        Trong đêm 7 rạng 8 tháng 7 năm 1937, gần làng Lư Cầu Kiều xa Lữ Thuận một chút, cách Bắc Kinh chừng 5 dậm, một lính Nhựt vô phận sự tiến sâu vào vùng đó, bị bắn chết. Tiếng súng từ một làng gần đấy bắn ra. Nhựt vịn vào cớ đó cho quân đổ bộ lên.

        Ngày 9-8-1937, một vị thiếu úy Thủy quân lục chiến, tên Isao Oyama, bị ám sát. Người ta tìm thấy tử thi nạn nhân gần cửa kinh thành Thượng Hải. Nhựt lại cho đô bộ một đạo quân viễn chinh khác. Đồng thời hạm  đội Nhựt kéo dọc sông Hoàng Phố và nhả trọng pháo vào thành phố. Trong khi ấy, các phi cơ Trung Hoa làm đích, đã thả bom xuống tô giới quốc tế.

        Tuy nhiên, cuộc bang giao vẫn chưa bị gián đoạn. Hội Quốc Liên hết sức ủng hộ Trung Hoa bằng tinh  thần. Quân đội Nhựt không cần chiến đấu gì, cứ ung  dung chiếm cứ Bắc Kinh và tỉnh Quế hạc Thành.

------------------
        1. JAMES MANROE, tổng thống thứ năm của Hiệp Chủng quổc, từ 1817 đến 1825. ngày 2-12-1823, tổng thống Manrce gởi cho Quốc Hội Mỹ một thông điệp nêu ra một lập trường chánh trị, thường được mệnh danh là thuyết «Manroe », có ảnh hưởng đến nền ngoại giao của Mỹ từ đó đến nay. Đại ý bức thông điệp là Huê kỳ không can thiệp đến các vấn đề ở Âu  Châu, và yêu cầu các nước Âu Châu không nên dự vào các việc ở châu Mỹ. Vì thế, sau nầy nhiều người cho rằng thuyết «Manroe» là nguyên thủy của lập trường chánh sách ngoại giao của Mỹ.

        2. Mấy đại doanh nghiệp của Nhựt có ảnh hưởng đến chánh trị : Công ty Mitsui với số vốn 7 ức quan, kiểm soát 224 xí nghiệp Nhựt, đứng về đảng Bảo Thủ (Seyukai). Công ty Mitsibischi với số vốn 4 ức quan, kiểm soát 90 xí nghiệp và 5 ngân hàng, ủng hộ và chỉ huy đảng Tự do (Minseỉto). Vào thời kỳ ấy, kinh tế chỉ huy chánh trị ở Nhựt, nên hai đại doanh  nghiệp kể trên tha hồ thao túng nền chánh trị trong nước, nhứt là trong việc đi chinh phục nước ngoài để tìm thị trường kinh tế và thương mại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2018, 04:03:00 am »

 
        Qua ngày 8-12-1937, quân Nhựt lại tiến vào Nam  Kinh, thủ đô của chính phủ Quốc dân Đảng. Ít ngày sau, đến lượt Quảng Đông và Hán Khẩu. Quân Nhựt làm chủ tình thế trên dọc miền duyên hải Trung Hoa, gồm nhiều hải cảng trọng yếu và nhiều đô thị kỹ nghệ, lại cả một đồng bằng bao la, một vựa lúa vĩ đại, được sông Dương Tử chảy qua, làm đất đai thêm phì nbiêu.

        Trong vòng 4 năm, mãi tới năm 1941, quân đội Trung Hoa cầm cự và chiếm giữ vùng sơn cước bao quanh đồng bằng. Quốc quân của Tưởng giới  Thạch và Cộng quàn của Mao Trạch Đông lại cùng nhau ký kết một cuộc liên minh kháng Nhựt.

        Thảng 3 năm 1938, ít ngày trước khi Hán khẩu thất  thủ, Quốc Dân Đảng có mở tại đô thị nầy một cuộc hội nghị nhằm mục đích thảo một chương trình kiến  tliiết và kháng chiến bằng võ trang. Chương trình hội  nghị gồm 4 khoản sau đày :

        1—Mặc dầu ta thất bại lúc đầu, ta vẫn tiếp tục kháng Nhựt.

        2—Cuộc kháng chiến nầy có tính cách co giãn. Thay

        vì bảo vệ một địa điểm, quân ta sẽ rút lui vào sâu nội  địa mỗi khi địch tiến đánh. Ta rải quân xa rộng để làm tiêu hao lực lượng của địch.

        3— Mất đất đai, chúng ta dựa vào thời gian. Thời gian sẽ đem lại thắng lợi cho ta. Địch sẽ bị hao mòn.

        4—Các cơ sở kỹ nghệ sẽ được dời đi xa các đô thị dọc duyên hải. Sẽ thay thế vào đó bằng những cơ sở kỹ nghệ khác rải rác trong vùng thôn quê.

        Quân đội Phù Tang vẫn tiến sâu vào nội địa Trung  Hoa bao la, không gặp sức kháng chiến thực sự. Thống  chế Tưởng Giới Thạch rút lui về miền rừng núi tỉnh Tứ Xuyên và đóng tại Trùng Khánh. Đường giao thông giữa vùng nầy với các hải cảng đều bị cắt đứt. Cuộc Hội nghị ở Munich (giữa Chamberlain, Daladier, Hitler và Mussolini) đã cho Tưởng Thống Chế một bài học: không nên quá tin tưởng vào các cường quốc dân chủ Âu Châu.

        Năm 1941, lúc quân đội Nhựt chiếm đóng Đông  Dương, đỏng cửa giao thông từ Hải Phòng (Bắc Việt), Tưởng Thống Chế phải mượn con đường Miến Điện để tiếp tế. Mỗi ngày có hàng vạn dân công kiến thiết con đường huyết mạch nầy, ăn từ Còn Minh, thủ phủ Vân  Nam cho tới Lashio, đầu cầu thiết lộ Ngưỡng Quang.

        Trong những năm ấy, quân đội Trung Hoa một mình chiến đấu với Nhựt Bổn. Anh Mỹ, Nga, Pháp chỉ ủng hộ Trung Hoa bằng tinh thần. cả thế giới đang kinh ngạc và tin rằng Quốc Dản Đảng thể nào cũng bị tan rã, thì vùng lên phong trào quốc gia Trung Hoa được hồi sinh một cách mạnh mẽ.

        Một lối đánh du kích được xuất phát để kháng Nhựt. Các hệ thống giao thông, kéo dài, bị phá hoại một cách dễ dàng. Những nhóm dân quê được võ trang thô sơ, đánh vào các đồn lẻ và đặt chất nổ để phá hoại cầu cống, đường bộ và thiết lộ. Bao nhiêu tiểu đoàn của Nhựt cũng không đủ sức đương đầu với du kích quân của Trung Hoa. Đoàn quân du kích đã làm tiêu hao quân lực Phù  Tang không ít. Thêm vào, khí hậu nóng bức, ẩm thấp của Lục địa Trung Hoa đã làm cho binh linh Nhựt bị sa giảm.

        Nam Kinh bị thất thủ đánh dấu cho một cuộc tàn  sát dã man, cướp bóc, hiếp dâm và xử tử từng đoàn người Trung Hoa. Từng toán quàn Nhựt đi càn quét càng làm cho thiên hạ oán ghét quàn đội của Thiên  hoàng.

        Năm 1940, gần như kiệt quệ, quân Nhựt phải ngưng hoạt động trong thời gian. Tưởng Thống Chế lợi dụng lúc rảnh tay để cắt đứt liên lạc với Cộng quàn và mưu  tính thanh toán quân lực của Mao. Nhưng Tưỏng Thống Chế chợt thấy Hồng quân đã phát triển quá mạnh và đã từng thấy rõ những hậu quả khốc liệt của chiến tranh.

        Mặc dầu phong trào du kích kém hoạt động nhưng vẫn được tổ chức sâu rộng trong quần chúng. Người Nhựt làm chủ tình thế trong những đô thị lớn, thì người Trung Hoa vẫn giữ vững cánh đồng bao la. Từng sư  đoàn ngụy trang bằng thường phục đột nhập vào vùng Nhựt kiểm soát để đảnh vào sau lưng Nhựt. Không  quân và trọng pháo của Nhựt không đem lại kết quả mấy. Quân đội của Mao Trạch Đông, được huấn luyện từ 10 năm qua trong lối du kích tỏ ra rất lợi hại.

        Ngày 7-12-1941, chính phủ Nhựt tuyên chiến với Huê Kỳ và Anh quốc. Nhựt đã phạm một lỗi lầm rất lớn khi mở mặt trận thứ hai giữa lúc đang bị sa lầy trong cuộc chiến tranh với Trung Hoa. Quốc xã Đức cũng phạm một lỗi lầm như vậy trong việc khai chiến với Nga Sô khi chưa thanh toán được Anh quốc. Anh Mỹ cần có Trung Hoa đễ cầm cự đánh Nhựt, cốt rảnh tay phản công ở Thải Binh Dương. Anh Mỹ tiếp tế võ khí và quân lương cho Tưởng Thống Chế. Trải lại, Tưởng chỉ dùng để tính chuyện riêng với Cộng quân của Mao. Bây giờ chắc đã có Đồng Minh bên cạnh, Tưởng đinh ninh sẽ thắng, nên để mặc Đồng  Minh đánh Nhựt, còn ông, chỉ lo tiễu trừ Cộng quân. Quốc quân dần dà ít hoạt động đánh Nhựt, đến đỗi năm 1941, lúc mà quàn đội Nhựt sắp kiệt quệ ỏ mặt trận Thái Bình Dương thì Trung Hoa Quốc gia để quân Nhựt chiếm được tất cả hệ thống phi trường của Mỹ thiết lập trong khắp miền Nam và Tây Nam Trung quốc. Vì thế mà chính phủ Huê Kỳ chỉ còn tiếp tế võ khí cho Cộng quân để đánh Nhựt một cách hiệu lực hơn.

        Thảng 3 năm 1944, quân đội Anh quốc chiếm lại được Miến Điện và tái lập con đường tiếp tế cho Tưởng Thống Chế. Ngày 7-5-1945, nước Đức đầu hàng vô điều  kiện, Hitler tự tử dưới hầm. Ngày 9-8-1945 Nga Sô tuyên chiến với Nhựt Bổn và đem Hồng quân chiếm Mãn Châu. Ngày 15-8-1945, Nhựt đầu hàng không điều  kiện.

        Đồng Minh chỉ ủy thác cho Quốc quân Trung Hoa việc tước khi giới quân đội Phù Tang. Nhưng tại nhiều chỗ, Cộng quân cũng đi tước bừa.

        Thế là mộng của dân tộc Phù Tang đi chinh phục Trung Hoa và các nước Đông Nam Á đã bị tan vỡ, để mặc hai bên : Quốc quân và Cộng quân xâu xẻ lẫn nhau.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2018, 01:38:33 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2018, 01:41:17 am »


        EIKO OI

        Đỗ cử nhân toán học đại học đường Đông Kinh năm 1937. Nhập ngũ tháng 9 năm 1938.

        Tử trận tại bắc Trung Hoa tháng 6 năm 1941, lúc được 26 tuổi


        ( Trong các mẩu nhựt ký và tâm thư trong sách này rất   khó phân biệt tác giả nào theo tòn giáo nào. Vì danh từ « Thiên Chúa, thiên đường, đời sau, v...v... » đều giống nhau trong 3 tôn giáo ở Nhựt : Thiên chúa giáo, Phật giáo và Tinh Thần giáo. Vả đông người dân Nhựt có ý thức mơ hồ về « thần linh », họ cho thần linh là một vị cao vời có quyền lực siêu  nhiên).

       

        Thơ gởi cho mẹ

        Thưa Má,

        Ngày con vĩnh biệt Má sắp đến rồi, nhưng con ra đi với lòng can đảm. Xin Má luôn luôn giữ gìn sức khỏe. Con mong rằng sau những kinh nghiệm chua cay này, sẽ được trở về thấy sức khỏe của Má được dồi dào hon. Con muốn có thái độ lãnh đạm và bình thản. Lúc ra mặt trận, con để lại bao việc còn giang giở, khiến con khổ tâm lắm.

        Nếu con đặt cả đức tin vào Chúa thì con sẽ đủ nghị lực để chịu đựng mọi gian nguy. Má ôi ! Má đã hiểu lòng con rồi nhỉ ! Con mong ở má và các em Yoshimitsu và Mieko một nụ cười thông  cảm. Nhưng tình Má thương con bao la quấ, khiến con không thể vui cười được. Những giọt lệ của Má không giảm bớt chí can đảm của con. Con ước mong lúc nào Má cũng vui vẻ cả trong khi chờ đọi tin tức của con. Lúc con ra mặt trận mà Má khóc, con cảm thấy như đang đi đến chỗ chết. Sự vắng mặt con, xin Má coi như là con đi chơi, có mang theo giá vẽ, cần cản, giỏ cá và hộp mồi càu. Má hứa với con đi, Má đừng bao giờ để nước mắt tuôn rơi !

        Trong những ngày xuân, tiết trời mát mẻ, hoa anh  đào nở khắp vườn, con cảm thấy tâm hồn thanh thản biết bao ! Má còn nhớ không, Má ? Khi má con ta thảo  luận về vấn đề nhân sinh, về ý nghĩa đau khổ, cảnh  vật và bao vấn đề khác, khiến cho Má con ta vui vẻ và hiểu nhau biết bao. Nhưng bao nhiêu thứ đó đi quá mau, như làn khỏi trước cơn gió thổi mạnh.

        Hiện giờ con chỉ có một nguồn hi vọng là lời chào Má trong Chúa thôi.

        Đức tin của con không một sức mạnh nào lay chuyển được, duy lòng tin của con mời là cái thực  hữu ở trần gian này thôi. Má thấy con là người oán  ghét và sợ chiến tranh, thế mà ngày nay con đã trở thành một quân nhân thực thụ, gạt bỏ được mọi tư tưởng phủ phiếm, tất Má phải ngạc nhiên lắm. Nhưng đối với con, điều đó là việc rất thường. Nếu có người bảo con rằng ! « Anh đã trở thành người quân nhân thuần  túy», con sẽ trả lời rằng : «Tôi đã lãnh thụ một nền giáo dục quân sự, tôi đã trở thành một quân nhân chánh  thức mất rồi, nhưng tôi đâu có phải quân phiệt ?». Điều khiến con phải suy nghĩ đến bối rối hơn hết tức là sợ tình cảm của con bị cằn cỗi, hết cả phản ứng. Con muốn xông ra chiến trường, không như một con vật mà như là một người còn nguyên vẹn cảm giác. Vì thế, con phải có tinh thần tự chủ luôn luôn kiềm chế mọi hành vi để con thẳng tới chiến thắng vẻ vang. Cuộc chiến thắng cuối cùng của con là được trở về kiếp sống hoặc chết ngoài chiến trường. Hai điều này con chưa biết chọn phần nào. Tâm hồn con hết sức bình tĩnh khi cất bước ra đi. Má cùng cả nhà ở lại hãy vui vẻ và cầu khấn cho con được về. Nếu con chết, cũng do ý Chúa khiến định, xin Má và cả nhà đừng khóc. Nếu may mắn mà con được về, cũng xin Má đừng vui vì không phải phần chiến thắng tối hậu của con.

        Con tưởng vừa làm xong một bài diễn văn long  trọng, Má và cả nhà tin con nói thật, chứ không phải con nói đùa.

        Con không thể mất hết tình cảm nhân loại được và con rất ham viết ! Thỉnh thoảng con viết cho Má những cảm tưởng của con để Má đọc cho vui.

        Con xin ngưng lá thư thứ nhứt nơi đây.

Ngày 17-4-1940         
Con của má : EIKO       

         

        Thư gởi cho Cha sở họ đạo

        Kỉnh thưa Cha,

        Sau khi đổ bộ lên X. chúng con qua một đêm ở Bắc Kinh và một đêm ở Thiên Tàn. Hiện giờ chúng con đang ở Y. Mai đây, chúng con sẽ đi z. Tỉnh con đang ở là một miền rất xa xăm, không thể coi được là một đô thị văn minh. Ở đây, người ta tìm thấy tất cả nỗi thống khổ của Trung Quốc. Tư bề, bay lên một lóp bụi vàng, từng đám người lặn hụp trong bụi, con người họ gần như không còn tư tưởng và mất hết hy vọng. Không biết bao giờ ơn Chúa mới thấu đến lớp người này.

        Thân yêu Chúa EIKO

       
        Thư gửi cho Cha sở

        Xin Chúa xuống phưỏc lành cho Cha,

        Nhờ ơn Chúa, con vẫn được mạnh khỏe, Xin Cha đừng bận tâm cho con về điểm này. Ngoài mặt trận, trong buổi chiều êm ả, con tự cảm thấy còn hạnh phúc được hát những bài thánh ca. Con tin tưởng đang sống trong ơn nghĩa của Chúa, Con quên hẳn mình đang ở giữa cảnh gian nguy và còn bình tĩnh nhẫn nhục hơn bao giờ.

        Con vừa đi thị sát tại một thị trấn về, Lần đầu tiên con đặt chân vào một ngôi thánh đường trên đất Trung Hoa. Con thấy tại đây có đông người đang quỳ caafu nguyện. Phần đông là bực già lão đang tập trung trong thánh đường. Con lễ phép chào họ và nói con cũng là một giảo hữu của nước Nhựt. Họ tỏ vẻ hoan hỉ và đưa cho con một cuốn Thảnh kinh viết bằng Nhựt  ngữ. Chắc tại con tò mò nhìn vào cuốn kinh của họ viết bằng Hoa ngữ. Lúc con sắp ra về, một cụ già người Trung Hoa đưa cho con cuốn kinh đó. Con sung  sưỏng quá. Trên đường trở về, lòng con tràn ngập tình thương yêu của người giáo hữu.

        Nguyện xin Chúa ban muôn ơn phước cho Cha và Giáo Hội của Cha.

Kính cha,       
EIKO         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2018, 10:17:03 pm »


        TAKAAKI ISHIGAMI

        Cử nhân triết học Trường Cao đẳng Đông Kinh. Nhập ngũ tháng 12 năm 1939. Tử trận tháng 3 năm 1942 ở miền Trung Trung Quốc.

        Ishigami thuộc tả khuynh. Khi còn là sinh viên, đã tập nhiễm lý thuyết Mác xít. Anh tiên đoán Âu Châu sẽ suy sụp, tại vì anh cũng như bao người Nhựt, không nhận được tin tức xác thực về tình hình ở Âu Châu. Nhà cầm quyền Nhựt Bổn cố ý bưng bít những tin tức bên ngoài. Ishigama quá thất vọng ở Pháp, Nga và cả với các bạn. Sẽ có một cuộc chống đối chia rẽ.


        Ngày 7-10-1938

        Được tin Đức và Tiệp Khắc vừa ký kết với nhau một thỏa hiệp quân sự. Nhưng Tiệp lại đòi có nền chánh trị riêng biệt. Thực là một tấn hài kịch lố bịch, hay nói cách khác, một bi hài kịch của chủ nghĩa Nhân chủng núp sau lưng một tướng khổng lồ, đang vỗ tay reo cười. Không nên quên người khổng lồ ấy.

        Dần dà tôi hết hi vọng ở Pháp và Nga. Nhưng tôi còn tin tưởng vào Mặt Trận Bình Dân đang nổi dậy.

        Bốn cuốn sách hữu danh của giáo sư Kawai bị cấm lưu hành. Trong số đó có cuốn « Nguyên tắc chính trị xã hội». Người ta đang nêu vấn đề bãi bỏ chức vụ của ông ở Đại học đường.

        Sáng nay, tôi vặn máy thâu thanh để theo dõi môn đức dục. Phó Đô đốc Ogasabara đọc bài diễn văn có tánh cách phản động.

        Tôi tự đặt câu hỏi : diễn giả căn cứ vào đâu mà dám ước định con số thánh đường bị triệt hạ, số giáo  hữu bị tàn sát ở Tây Ban Nha ? Đã là một thế giới mới mẻ thì cần phải xây dựng một thế hệ mới, đó chẳng là việc thông thường sao ? (đề tài bài diễn văn : Chính  sách chống cộng với tôn giáo).

        Thấy các sinh viên trường Đại học Thiên hoàng ở  Đông Kinh có thái độ thờ ơ lãnh đạm làm tôi phát chán, Họ chỉ là một lũ xu thời, chạy theo đồng tiền của giới tư bản. Sự hăng hái của họ chỉ là một thỏa hiệp với phái tư bản để cầu mong được ưu đãi; bọn họ ưng làm bất cứ việc chi, cốt thực hiện mệnh lệnh của giới tư sản ban ra. Tất cả bọn chúng đều hèn nhát, ích kỷ. Đâu là tôn chỉ và lòng can đảm của Tổng Hội Sinh viên ? Những sinh viên ấy chỉ là tay sai của bọn phản  động. Mãi bây giờ tôi mới khám phá ra được cái đối  lập giữa chủ nghĩa xã hội và chánh sách độc tài. Chánh sách độc tài chỉ là một chủ nghĩa tập trung tất cả quyền hành. Bao nhiêu cái dùng để ngụy trang chân lý thảy đều là chiến thuật cả. Chúng ta không thể ra mù quáng bởi chủ nghĩa xã hội của một số lý thuyết. Chúng ta cần phải đề phòng kẻo bị tính đa cảm cám  dỗ và cần phải ly khai với những tư tưởng phản động.
1

        Ngày 30-12-1938

        « Cần phải tự mình học hỏi. Không bao giờ nên cúi đầu trước kẻ khác. Hãy bình tĩnh mà sống và hãy ngay ngắn nhìn thẳng. Người ta nói, mình cứ nghe và nếu muốn làm gì thi cứ làm đi». (Trích trong sách : Tuổi thiếu niên của tôi, do Maxime Gorki viết ). Quổc gia đè nén bóc lột, người dân chỉ cần im  lặng phục tùng, thế đủ rồi !

--------------------
        1. Hiệp Hội Sinh vién Nhựt Bổn (Shinjinkai) do một số sinh viên luật  khoa Đạí học đường Thiên Hoàng Đông Kinh sáng lập năm 1918 và được một số cựu sinh viên ủng hộ, như Yoshino, Asa Hisashi, V. V...

        Tôn chỉ Hiệp Hội này :

        1.   Hợp tác với nền phát triền tự do nhân loại, dung hòa mọi xu hướng cùa thế giứi hiện tại.

        2.   Xây dựng một nước Nhựt Bổn mới mẽ.

        Những đoàn viên trong Hiệp Hội có xu hướng xã hội, nhứt là cộng sản. Họ tìm mọi phương tiện để truyền bá lý thuyết Mác xít trong các trường đại học.

        Năm 1922, Hiệp Hội Sinh viên có sáng kiến quy tụ tất cả nhóm sinh  viên chủ trương cải cách nền đại học Nhựt, thành Tổng Hội Sinh Viên và qua năm 1923 (Sau trận động đất ở Đông Kinh) Hội này biến thành Hội Nghiên  Cứu Xã hội học (Gakuren). Ngày 15-3-1927, có lệnh truy nã các nhóm sinh viên Cộng Sản. Trong số có rất đông đoàn viên của Tổng Hội. Đại Học đường Đông Kinh quyết định giải tán Tổng Hội này, và nó tự rút lui vào vòng bí mật.

        Ngày 7-11-1927, Tồng Hôi Sinh Viên tuyên bố giải tán sau 12 năm hoạt động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2018, 09:17:32 pm »

       
        TADASHI KAWASHIMA

        Tốt nghiệp Trưởng Cao đẳng Canh Nông, Đông  Kinh. Nhập ngũ tháng 12-1940. Được gởi qua bắc Trung Hoa và tử trận ở miền Nam Trung Quốc tháng 2 1945, lúc 29 tuổi.

        Tadashitham dự những cuộc càn quét đẫm máu dã man mà quân đội Nhựt thực hiện để dẹp tan lực lượng kháng chiến của người Trung Hoa. Những cuộc càn quét đó chỉ làm tăng thêm lòng công phẫn của dân chúng và oán ghét người Nhựt Bổn.

        Tadashi Kawashima rất khổ tâm, chàng vẫn biết dân chúng Trung Hoa vô tội nhưng chàng là người Nhựt, hơn nữa là một quân nhân, nên không thể làm chi được. Đến mỗi chặng nghỉ chàng thường lấy chén rượu sa kê để quên thực tại.


       Ngày 31-1-1943

        Cảnh trời đẹp quá !

        Đêm thanh yên tĩnh, bỗng điện thoại của bộ chỉ  huy gọi để ra lịnh : 5 giờ 30 sáng phải tập họp đi tảo  thanh. Nhìn lên đồng hồ mới 1 rưỡi đêm.

        Tảng sáng gió thổi lạnh lùng, là lúc chúng tôi lên đường. Chân dẫm lên những lóp tuyết đông đặc. Một người lính của đại đội Nakazawa1 lấy đá liệng vào một thường dân Trung Hoa. Người này bị thương ở sọ, máu me chảy đăm đìa. Nhiều anh lính vẫn tiếp tục đánh dấm hoặc liệng đá vào nạn nhân.

         Các sĩ quan trong đơn vị thản nhiên đứng nhìn tấn kịch dã man không chút xúc động, và dường như đó là lệnh của ông thiếu úy Tagaki.

        Tôi suy nghĩ rất nhiều về sự oan ức cùa người Trung Hoa đó, tại sao lúc ấy tôi không chạy đến che chở cho hắn? Dù có muộn đi nữa, sao tôi không chạy ra cứu?

        Vợ  kẻ xấu số cũng có mặt tại đấy, nàng cúi mình trên một đống thịt nhày nhụa những máu. Thiếu phụ khóc xướt mướt bên người chồng chưa chết hẳn, chờ cho quân lính kéo đi, người đàn bà đáng thương mới dám vực chồng đứng dậy. Hai tay run rẩy vịn vào vai vợ, anh ta tập tễnh bước đi.

        Không bao giờ tôi cho con tôi vào quân đội, không bao giờ nó sẽ là lính. Thái bình, hòa bình thế giới : là điều tôi mong muốn.

        Ngày 10-2-1933.

        Đại bản doanh Sư đoàn ra lệnh cho chúng tôi phải cố thu phục người dân Trung Hoa. Tôi tán đồng ý điều đó. Nhưng có phải thu phục nhân tâm bằng cách khủng  bố, reo rắc sợ hãi, hiếp đáp dân chúng không ? Tiếc thay ! lệnh ra quá trễ !

        Nếu chúng ta chưa bị họ chỗi dậv sau bao cuộc hiếp đáp và tàn sát sư đoàn đóng trong tỉnh này, đó quả là một điều đáng ngạc nhiên !

        Rồi cái gì phải đến, nó đã đến. Một biến cố đẫm máu xảy ra ; 26 sĩ quan và binh lính của trung đoàn 11 bị dân chủng ám sát. Vậy làm cách nào để đối phó với người dân Trung Hoa vô tội ? Cuộc xung đột với Trung  quốc là do một nhóm quân phiệt chủ trương.

        TADAHIDE HAMADA

        Sinh viên Viện Cao đẳng Thể dục Nhựt Bổn. Nhập  ngũ tháng 12 năm 1941. Bị tử trận ngày 3-11-1944, ở Trường Sa, lúc 23 tuổi.

        Trường kỳ hành quân, vất vả mệt nhọc, ốm đau bệnh tật, thuốc men không có, chán nản thất vọng, đó là tất cả nhựt ký của Hamada.


        Ngày 28-7-1942.

        Có khi tôi quả mệt nhọc, chản nản hay đau khổ vì bệnh sốt rét ngã nước, những lúc ấy tôi thường tự nhủ : « Chán ghét chiến tranh lắm rồi ! » Không hiểu tôi còn phải đi bao nhiêu ngàn cây số nữa ? Còn phải ngủ bao nhiêu đêm ngoài trời nữa ?

        Lúc nhìn thay con đường gồ ghề chạy dài trước mặt, tôi tưởng có thể chết ngay bên lề đường còn hơn. Đó là tâm trạng của tôi trong lúc này. Thế rồi tôi đâm cáu kỉnh với bản thân, vì tôi thấy gần như quên hết mặt chữ. (Trong Nhựt ngữ, có rất nhiều thứ nét chữ, sắp lại thành chữ như chữ Hán, rất khó học và khó nhở).

        Sau khi tôi cầm cuốc đào được một hố, tôi vớ lấy khẩu súng, lê mình đến tận chân trái đồi, nó giống như trái đồi Karikaza. Lúc đó tôi chỉ muốn chết đi cho xong. Càng tiến sâu vào rừng, tre nứa càng thêm rậm rạp, chúng tôi khám phá ra một chỗ yên tĩnh, ánh sáng mặt trời dọi xuyên qua kẽ lá xanh rì. Gần đấy một làng nho nhỏ, tôi cảm thấy như vừa lọt vào chốn thiên  đường trần gian, tựa như chuyện cổ tích của Trung
        Hoa vậy. Nếu không mắc chiến tranh thì đời sống ở chốn rừng núi nầy yên tĩnh biết bao ? Vùng hoang vu này sẽ trở thành bằng phẳng và sung sướng biết mấy ? thêm vào một dòng suối nước trong veo chảy ngang qua !

        Từng đoàn người trai tráng dấn bước lên đường, không mấy khi dừng chân nghỉ. Tại sao người ta bắt chúng tôi khổ mãi như vậy ? Trong khi những người khác được sống yên ổn bên đất Nhựt ? Khi tôi tự đặt câu hỏi này thì bên tai tôi văng vẳng một tiếng trả lời trong thâm tâm rằng : « Điều đó chẳng đúng đâu !» Chiến tranh, tôi không ghét quá như thế đâu, chỉ tại tinh thần tôi bị kích thích quá nhiều, khiến tôi có ý tưởng phân tranh như thế thôi.


-------------------
       1. Những đơn vị nhỏ trong quân đội Nhựt, như đại đội, tiểu đoàn, thường mang tên của vị chỉ huy đơn vị.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Sáu, 2018, 08:26:24 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2018, 08:26:44 pm »


        Trong khi tôi lê xác trên mặt đường, nưỏc mưa làm lầy lội. Chân tôi ngập bùn đến tận đầu gối, lòng tôi tự nhủ : « Hãy tiến bước, cho tới khi nào ngã quị ».

        Trong đêm tối, không đèn không đuốc, chúng tôi bắt buộc phải đi nhiều dậm nữa. Hai chân lê trên mặt đường, tôi bước theo bóng đen của người đi trước. Lắm lúc tôi nằm ngay bên lề đường ngủ gục lúc nào không hay. Đến khi tỉnh dậy thấy mình đang đầm mình trong bùn. Tôi vẫn phải tiến và kéo dài đời sống như thế để theo kịp đoàn người đi mãi không ngừng. Chỉ một chút nữa, tôi bị té xuống chân cầu.

        Ngày 16, đây là ngày thứ ba trong cuộc hành quân. Cơn sốt rét đến làm tôi quị ngã. Chính là bệnh tê thũng (béribéri) làm tôi mệt nhọc. Tôi phải đi quá nhiều, khiến sức tôi càng kiệt quệ.

        Ngày 17, sau khi đi được 2 cây số, người tôi thêm mệt mỏi. Một lúc sau, tôi tới chiếc tàu chở người bệnh và bị thương trở về hậu tuyến. Lúc đầu, tôi được yên một chút, nhưng 2, 3 ngày sau, tôi lại phải làm việc như mọi người khác. Tôi muốn ngủ nhưng không được. Dàn dà tôi cảm thấy đói bụng và dễ chịu hơn. Lần thứ nhứt, trong đời, tôi thấy nước giải có nhuốm máu, như màu nước trà đặc, làm tôi càng hoảng sợ. Sức tôi đã kiệt quệ lắm rồi. Khi con người bị kiệt sức, không thể nào đứng lên được, dầu trong chốc lát. Tôi đau trong tim, trong phổi và đau khắp thân thế. Trong cơn mê sảng, tôi chỉ có một ý nghĩ, gãi thật nhiều nơi ngực. Tôi thấy khó thở quả, con sốt càng lên cao độ tôi càng thấy đầu tôi như muốn nổ bùng lên. Bệnh tôi giống như bệnh trạng của anh Minegishi, đã bỏ mạng vì sức lực kiệt quệ. Ngoài ra, tôi còn bị cảm ho, từ sáng đến chiều, mình trần, trên người tôi vẻn vẹn một chiếc quần đùi. Chúng tôi tới Yosu, một hải cảng ở Nam Cao Ly.

        Ngày 23, chúng tôi phải đi khám sức khỏe, ngày hôm sau, người ta gởi tôi về bệnh viện để diều trị bệnh tê thũng. Tại đây, có phi cơ chở tôi về hậu tuyến. Nhưng tôi không được phép đem theo một thứ hành  lý nào. Tôi hết sức buồn chán. Nhưng đây là lần dầu tôi được nghỉ ngơi tại bệnh viện của đồng quê. Ban đêm, tôi được ăn một ít cháo gạo. Nghỉ được mấy ngày, phi cơ lại chở lôi đi Hàng Châu.

        Đã lâu tôi không được đi máy bay. Vì không người săn sóc, nên người tôi mệt mỏi, sức lực càng chóng suy giảm. Tất cả những cái mà người ta chăm nom tôi là được để ngủ yên và mỗi ngày cho ăn 3 bữa cháo. Mỗi người lính, cứ lần lượt được gởi về hậu tuyến. Còn nhiều người phải chở đi Thượng Hải, Nam Kinh V. V... Hôm sau ngày tôi đến, nhiệt độ càng lên cao, tới 39,7 liên tiếp trong 4 ngày. Người tôi càng ngày càng gầy  mòn, chẳng khác gì con cả mắm. Không giờ báo thức, không hiệu ngủ, chỉ có điểm danh vào mỗi buổi tối.

        Công việc hằng ngày của chúng tôi là 3 bữa cháo. Ngoài ra, tôi không sao đứng dậy được, cũng không nằm yên được. Tôi chỉ mong số phận tôi sớm được định đoạt, hoặc được gởi đi hậu phương trong bệnh  viện nào khác. Suốt trong 5 ngày liền, tôi chẳng nhận được một viên thuốc nào. Cho tới ngày thứ sáu, ông bác sĩ mới thí cho tôi một chút sinh tố. Tôi cảm thấy dễ chịu hơn một chút, nhưng vẫn không khỏi bệnh sốt rét. Tôi muốn chiến đấu với căn bệnh sốt của tôi một cách mau lẹ. Tôi cũng chẳng muốn trở về đơn vị, mà chỉ muốn trở về Thiên Tân để ăn cơm nắm (thứ lương khô của binh lính Nhựt).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:23:26 am »

   
        TAKEHEKO FUKUSHIMA

        Tốt nghiệp viện Cao đẳng Thể dục Nhựt Bổn. Tử trận trong cuộc bao vây Lô Giang lúc 22 tuổi.

        Một em gái Trung Hoa bị lạc cha mẹ, theo quán đội Phù Tang và được anh Fukushima nhận làm con nuôi. Anh ta đặt tên em bé là Ichiro, tiếng Nhựt nghĩa là «con trai đầu lòng». Tóc của em được cắt ngắn để cải trang làm con trai, vì trong quân đội Nhựt cấm con gái. Chốn thiên đàng của em là làng Đại Chí Bình, nơi em sinh trưởng, cũng như chốn thiên đàng của sinh  viên là trường đại học.

        Mặc dầu ít tin tưởng, nhưnq anh sinh viên Fukushima cũng hứa hẹn với em bé Trung Hoa, sau này sẽ đưa về Nhựt để theo học ở trường đại học. Không rõ lời hứa hẹn có được thực hiện không.


        Chúng tôi đi đến ranh giới Quận Mỹ Hiền thuộc tỉnh Hồ Nam thì gặp một trái đồi. Nơi đây tôi gặp Ichiro lần đầu. Đơn vị của tôi ngừng chân sau khi đã thám  thính quãng đường này. Bởi tôi đi trước toán quân, nên nhìn thấy anh Sawada dắt một em nhỏ người Trung  Hoa, xinh xắn sạch sẽ, tay đang dắt một con bò. Da em trắng mịn, đôi mắt sáng ngời với một cái mui xinh  đẹp và vẻ người tự nhiên thanh lịch.

        Tôi hỏi Sawada :

        — Bạn gặp em nhỏ ở đâu vậy ?

        — Ở Đại Chí Bình. Trông em bé xinh ngộ đấy chứ ?

        — Phải, xinh khá, nhưng nó là một trẻ gái mà ! coi bộ em ngoan ngoãn và có giáo dục đấy !

        — Đă hẳn.

        — Tội nghiệp em bé, coi chừng em đã quen tập đi bộ. Em bé ngộ quả đi mất ĩ Miệng em cười rất duyên  dảng điệu bộ rất dễ thương, nhưng phải cái em hay buồn rầu. Em dễ bảo, ngộ nghĩnh, hay nhứt là em nói được ít tiếng Nhựt, như thế chúng ta càng được gần em hơn !

        Đầu dội chiếc nón con nít ngộ nghĩnh, em lững  thững theo toán lính. Trong 10 ngày, chúng tôi ở lại Mỹ  Hiền thì em Ichiro chơi với một đứa bé con trai cung người Trung Hoa tèn là Hoàng tùng Chân. Em này cũng theo chúng tôi đi. Nhưng bỗng một hôm, cả hai em nhỏ biến đâu mất và rồi Ichiro cũng không tới đơn vị thăm chúng tôi.

        Trong lúc chúng tôi đang ủ rũ nghỉ chân tại Liêu  Giang thì tôi lại gặp thấy Ichiro. Mấy ngày trước, chúng tôi phải đi quá nhiều, cẳng chân trái của tôi bị đau quá, tôi chỉ mong chết cho rồi. Anh Sawada trước kia làm thợ khâu giày, tỏ vẻ tức giận vì hai anh bạn Ui và Arai muốn một mình săn sóc Ichiro.

        Em liền tìm đến tôi và than vãn. Lúc đó, tôi đang nghỉ dưỡng bệnh, nên không làm chi được cho em. Một hôm, có cây đàn ai bỏ lay lứt trong phòng, tôi đưa ra gảy chơi. Gảy mãi cũng chán, tôi bèn lê chân đến bộ chỉ huy và gặp Ichiro đang khóc xướt mưót. Tôi hỏi ;

        — Ichiro sao vậy ?

        — Tại anh Sawada, hay tại anh Ui, với anh Arai, tại cả 3 anh !

        Trả lòi xong, mắt em ngỏ qua rãy núi. Thôi, đúng rồi, em bé 11 tuổi đầu đang nhớ nhà, nhớ làng xóm cũng như chúng tôi. Em nói tiếp :

        — Nhà em xa lắm, ở mãi Đại Chí Bình cơ. Em muốn trở về nhà lắm, anh ạ !

        Em vừa khóc vừa bám đầu gối tôi. Tội nghiệp em bé chưa ! Người em chỉ lớn bằng đứa con gái Nhựt lên 9 tuổi thôi. Em buồn khổ và áy náy.

        Theo sau đoàn quân ngoại bang càng đi xa bao nhiêu, em bé càng dời xa quê hương bấy nhiêu. Mỗi ngày cuộc hành quân càng lôi kéo em đến nơi vô định. Và rồi không biết nhóm binh sĩ này sẽ đưa em đi mãi đâu. Đã hẳn, không khi nào em bé tìm được lối trở về. Lúc nào em cũng nhớ mẹ mới chết, nhớ cha đang ở Hán Khẩu. Ba em để mặc bà nội và cô bác nuôi nấng. Lúc nào em cũng tỏ ý muốn thấy lại căn nhà, rẫy núi ở Đại Chí Bình, được vui đùa bèn cạnh hồ nước nhiều cá, được hưởng sống những ngày vui quá. Em thường khóc than :

        — Đại Chí Bình, Đại Chí Bình !

        Tôi cố vỗ về em :

        — Chiến tranh sắp hết rồi, chúng ta sẽ về Đại Chí  Bình, chúng ta sẽ bận áo tốt đẹp, mang giầy mới, trong túi sẽ có nhiều tiền. Thôi em đừng khóc nữa đi, em nằm gần anh mà ngủ đi !

        Tôi lấy tay xoa lưng em. Khóc chán rồi, em quay ngủ lăn lúc nào không rõ. Tội nghiệp em bé xinh tươi của nước bại trận ! Mấy hôm sau, em bé đã trở thành con nuôi của tôi.

        Hôm đó, nhằm buổi chiều ngày mở màn trận oanh  tạc tỉnh Liên Giang và tấn công vùng Lý Tính. Tôi đang cởi trần, cùng nói chuyện với anh Sawada, vấn điếu thuốc hút chơi thì em lchiro đến hỏi tôi với giọng lo lắng :

        — Các anh đi đâu bây giờ vậy ?

        — Đi tuầu tiễu em ạ ! Rồi chúng anh về ngay.

        Đã hẳn, chúng tôi nói dối em, những chỉ vì tôi không thể cho em hay là sắp phải đi Quảng Đông. Muốn đến tỉnh này, chúng tôi còn phải đi bộ mấy tháng mấy năm nữa không chừng. Anh Sawada liền nói với tôi nhận quách em Ichiro làm con nuôi. Chính em cũng muốn thế, nhưng với điều kiện mỗi ngày được gặp anh Sawada. Quả thực, trong suốt cuộc hành quân vĩ  đại này, chính anh ta vẫn săn sóc em. Anh ta cho em ăn uống và em bé chỉ cậy tin vào anh ta. Mặc dầu vậy, đôi khi anh ta cũng la lối em bé, khiến em phải khóc : « Thôi mày cứ về cái nhà mày cho xong truyện đi ! »

        Từ lần tôi gặp Ichiro đến giờ chưa được một tuần thì có tin Sawada và tôi sẽ được ở chung với nhau một đơn vị nên Ichiro cũng ưng đến ở đơn vị tôi.

        Cuộc hành quân trường kỳ bắt đầu. Ichiro nhẩn nha bước đi trước chúng tôi. Em đeo trên người chiếc nón sắt, chiếc cà mèn ăn cơm của tôi và chiếc mùng vừa đủ cho hai chúng tôi nằm. Suốt đêm, chủng tôi lặn lội trong đồng ruộng hoặc trên các chặng đường đầy sỏi đá của vùng rừng núi. Mãi sáng ra chúng tôi mới tìm thấy nhà cửa dân chúng ở. Vào trong nhà bếp, nơi đặt bàn thờ tổ tiên, chúng tôi tháo cánh cửa ngả làm giường, trải chiếu lên để nằm ngủ. Chúng tôi cần ngủ hơn cả ăn và uống. Em lchiro hết sức mệt mỏi thường than : « Em thèm ngủ quá anh ! Em thèm ngủ quá ! » Em ngả mình xuống ngủ liền, không kịp để tôi tháo chiếc xắc em đeo sau người. Thấy em phải đi cực nhọc, thực không cảnh nào đáng thương tâm bằng ! Chúng tôi vội vã tháo cánh cửa, mắc mùng để em nằm ngủ. Quần áo em nhuốm sương ban mai đẫm ướt, tôi phải ẵm vào người để sưởi ấm em. Tội nghiệp em mới 11 tuổi thế mà mỗi ngày em phải đi bộ với chúng tôi lối chừng 45 cày số ngàn ! Trót đời, tôi chưa từng thấy một gương can đảm và giàu nghị lực, giàu tình quyến luyến như nơi Ichiro.

        —  Ichiro em ơi ! Đây là chiến tranh, anh không biết làm chi được. Em phải theo anh cho đến cùng. Bao giờ hết phải đi, chúng ta sẽ chiến thắng, nhưng không biết là bao giờ. Chúng ta sẽ đến Đông Kinh, ở đây sẽ có người chăm lo cho em, em sẽ được đi học trường đại học. Rồi em coi, anh sẽ sắm cho em đôi giầy mới tốt đẹp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2018, 04:25:06 am »

 
        JIRO SHINCZAKI

        Tốt nghiệp ban Văn chương Trường Cao đẳng Doshisha ở Kgoto. Bị động viên năm   1939: Từ Trung Hoa trở về được giải ngũ lại bị tái động viên tháng 8 năm 1941, tử trận tại Ghi Nê tháng giêng năm 1944.

        Shinozaki không có con trai. Theo phong tục người Nhựt, đó là một trọng tội vì không có người nối dõi tông đường, không có người đèn hương phụng sự tổ tiên. Sợ rằng tỏ tâm tình với vợ là điều bất xứng nên chàng ngỏ lời tâm sự với chị Hằng Nga.

        Ngày 25-9-1939

        Vợ tôi vừa biên thư cho tôi, bây giờ tôi biết rõ được số phận của tôi. Vợ tôi không hòng có con. Tôi thì ở ngoài mặt trận, làm sao có con được để lưu  truyền dòng giống ? Nay đã sang tiết thu, khi trời ở đây đã bắt đầu lạnh rét hơn ở Nhựt. Đêm nay, nằm trên chiếu mỏng, tôi rét run lẩy bẩy, không tài nào nhắm mắt được giữa cảnh u tịch này.

        Thư gửi cho vợ là Hisako

        Ngày 15-3-1940

        Những du kích quân đã trở lại hoạt động ráo riết, tình hình đô thị này đã trở nên khẩn trương. Hệ thống du kích quân này được liên lạc với bọn khủng bổ ở Thượng Hải. Vì thế đơn vị anh cùng với đơn vị đóng tại các làng kế cận đã mở cuộc hành quàn tảo thanh. Anh miễn cưỡng phải cho em hay một tin chẳng lành. Đại đội Take Mura mà anh tùy thuộc khi mới đổ bộ lên đất Trung Hoa, bây giờ đang đóng quân cách xa Nam  Kinh chừng 60 cây số về hướng đông. Đại đội này bị một số đông địch quân chận đánh bất chợt, nên đang phải phản công. Trận đánh diễn ra trong 2 ngày 3 đêm. Anh nghe nói một số khá quan trọng tử trận hoặc bị mất tích. Theo tin chính thức ở trung ương điện đài thì đại đội thiệt hại 20 người. Anh đã thầm lặng nguyện cầu cho linh hồn các bạn cũ. Các đại đội khác cũng bị tồn thất nặng nề như thế. Tiểu đoàn này e khó mà bổ  xung cho đủ số quân được.

        Anh xin em, lúc ban mai và buổi chiều, em hãy quỳ trước bàn thờ Phật để cầu cho các hồn tử sỹ ấy.

        Anh vừa đi thị sát ngoài mặt trận. Đây là quang  cảnh một ngày ảm đạm. Anh có quyền ở lại trung ương điện đài đâu ? Tưởng nhớ đến bao con người vừa quị ngã trước họng súng địch mà lòng anh tê tái. Tấn thảm  kịch của chiến tranh nó diễn ra ngay trước mắt anh. Nhưng anh phải tự kiềm chế lại. Dù sao, ở đây anh có nhiệm vụ phải chu toàn. Anh cố cắn răng lại để đi thi— hành nhiệm vụ thông báo.

        Đêm nay trăng thanh sáng ngời !

        Anh tưởng niệm đến anh linh các người bạn đồng  ngũ... Nếu một ngày kia, anh theo số phận của họ thì người bạn trăm năm của anh sẽ ra sao ? Không, anh muốn em phải là người vợ hiền của anh suốt đời. Đó có phải ích kỷ chăng ?

        Ôi ! xin em tha lỗi cho, anh đang tâm sự vởi Chị Hằng Nga cơ mà !




        TOSHIHIRO TANABE

        Tốt nghiệp Đại học đường Thiên Hoàng Đông Kinh. Nhập ngũ tháng Chạp năm 1939. Bị tử trận tháng 8-1942 ở miền Trung Trung Hoa, lúc 26 tuổi.

        Chiến đấu tại vùng rừng miền Trung Trung quốc. Giỏ bấc lạnh buốt từ sa mạc Tây Tạng và Tân Cương thổi tới, xúc cảm chàng sinh viên viết bài thơ sau đây :


        Gã tiếp tục sống dù không hy vọng
        Ở một nơi hẻo lánh,
        Nghĩ đến thời gian sắp tới
        Gã giơ tay trong gió lạnh
        Mơ đến cánh hoa lửa.
        Gã sống sót như ngọn cỏ mùa đông,
        Cảm thấy còn một chút máu nóng.
        Lưu thông ở huyết quản
        Dù đôi tay lấm đầy bùn
        Và tháng ngày rơi xuống hố lãng quên.
        Hy vọng chói lòa
        Như mảng tuyết đóng đàng xa
        Đó chỉ là nguồn sáng mỏng manh
        Nhưng có thể lay tỉnh người tuyệt vọnq.
        Tronq cảnh u tịch cô đơn
        Người người chiêm ngưởng tinh tú
        Ta còn tin tưởng tự do tinh thần
        Ta còn nhớ ta là người trần gian.

Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM