Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 04:44:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức thời trận mạc  (Đọc 12412 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #30 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 02:29:54 pm »

Sau trận chiến đấu này, chúng tôi rút ra được kinh nghiệm bám nắm địch và quy luật hoạt động của bọn FULRO. Trung đoàn 66 đã tổ chức rút kinh nghiệm và phổ biến cho các đơn vị. Từ sau trận đánh vào sở chỉ huy của FULRO ở cách Đinh Trang Hạ khoảng 5 cây số thỉ bọn chúng không hoạt động mạnh như trước đây nữa. Giai đoạn này chúng tôi đưa bộ đội đóng quân ở ngay trong các buôn làng làm công tác vận động quần chúng và xây dựng chính quyền, tham gia lao động sản xuất cùng nhân dân, đồng thời trấn áp bọn FULRO và các phần tử phản động.

Đầu năm 1976, Trung đoàn 66 tổ chức cho bộ đội ăn Tết Nguyên đán Bính Thìn cùng đồng bào tại các buôn làng vùng sâu, vùng xa. Đây là cái tết hòa bình độc lập đầu tiên, bộ đội miền Bắc được ăn tết cùng với đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng giải phóng Tây Nguyên.

Sau Tết Nguyên đán, cuối tháng 2 năm 1976, tôi được giao nhiệm vụ tổ chức và chỉ huy bộ phận Sở chỉ huy nhẹ của Trung đoàn 66 hành quân ra huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam để chuẩn bị mặt bằng xây dựng doanh trại đóng quân mới của trung đoàn. Thành phần Sở chỉ huy nhẹ có các đồng chí Tham mưu phó, đồng chí Phó chủ nhiệm Chính trị, đồng chí Phó chủ nhiệm Hậu cần, một số đồng chí trợ lý cùng một số nhân viên của ba cơ quan và chỉ huy Đại đội 15 ĐKZ 75, Đại đội 16 súng máy phòng không 12,7 ly. Ngày 25 tháng 2 năm 1976, chúng tôi bắt đầu hành quân, sau 4 ngày thì ra đến Đà Nẵng. Đến nơi, tôi đến báo cáo đồng chí Sư đoàn phó Sư đoàn 304 Đặng Đình Hồ. Đồng chí giao nhiệm vụ cho tôi và cử cán bộ tác chiến của sư đoàn đưa chúng tôi về xã Hòa Khương huyện Hòa Vang tỉnh Quảng Nam để nhận mặt bằng xây dựng doanh trại. Khi về đến Hòa Khương, chúng tôi gặp chính quyền địa phương để trao đổi tình hình. Các cán bộ địa phương đã dẫn chúng tôi vào một cánh đồng có tên là Đồng Nghệ, nằm phía đông dãy núi Sơn Gà. Đây là một bãi đất nằm dốc thoai thoải rất rộng, nhiều cây sim, cây mua, lau lách và cây chà là...

Sau khi nghiên cứu mặt bằng, tôi chỉ đạo anh em phát cây dựng lán trại cho hai đại đội 15 và 16. Tiếp đó, chúng tôi xây dựng lán trại cho sở chỉ huy nhẹ trung đoàn. Tại đây, bộ đội vừa xây dựng lán trại vừa cuốc đất trồng rau, trồng ngô, khoai, sắn... Mấy ngày sau đó, cơ quan sư đoàn xuống cùng chúng tôi đo đạc, xác định mặt bằng để xây dựng doanh trại cho cả trung đoàn.

Sang cuối tháng 3 đầu tháng 4, Sư đoàn 304 lại giao nhiệm vụ cho chúng tôi bàn giao địa bàn và mặt bằng khu vực Hoà Khương cho Trung đoàn 9. Chúng tôi nhận lệnh hành quân về thôn Nam Ô, nằm ở chân đèo Hải Vân để nhận vị trí mới xây dựng doanh trại của trung đoàn. Đến Nam Ô, chúng tôi được nhân dân đón tiếp rất nồng nhiệt. Đây là một thôn chuyên làm nghề chài lưới, nhà cửa rất hẹp nhưng vẫn nhường chỗ cho bộ đội ở. Tôi tổ chức cho một bộ phận đóng quân ở nhà dân, một bộ phận ở dã ngoại dựng lán trại trên bãi cát trong rừng dừa ở thôn Nam Ô, sát biển. Chúng tôi vừa củng cố nơi ăn ở, cơ quan sư đoàn xuống giao mặt bằng xây dựng doanh trại cho chúng tôi. Đó là một bãi cát rộng ở chân đèo Hải Vân, cách đường số 1 khoảng 500 mét. Trên bãi cát chỉ có cây xương rồng và những cụm dứa dại mọc. Ngay sau dó chúng tôi nghiên cứu, đo đạc mặt bằng, chuẩn bị lán trại cho 2 đại đội 15 và 16 ra ở tại đó để tập kết vật liệu chuẩn bị xây dựng doanh trại cho cả trung đoàn.

Địa bàn xây dựng doanh trại toàn là vùng cát nên bộ đội phải khắc phục nhiều khó khăn như: thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, nguyên vật liệu xây dựng chưa tập kết đủ... Suốt từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 năm 1976, hai đại đội 15 và 16 mới làm xong doanh trại. Tôi cùng cơ quan nghiên cứu xác định mặt bằng cho từng tiểu đoàn để khi trung đoàn hành quân ra đến nơi các đơn vị vào ngay vị trí đóng quân. Lúc này đại bộ phận lực lượng của Trung đoàn 66 đang ở Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng.

Cuối tháng 5 năm 1976, tôi được cấp trên thăng quân hàm Thiếu tá và được lệnh trở về Sở chỉ huy Trung đoàn 66 ở Bảo Lộc. Đầu tháng 6 năm 1976, tôi về đến Bảo Lộc. Lúc này các đại đội trực thuộc và Tiểu đoàn 8 đang chuẩn bị hành quân ra Đà Nẵng. Tôi được giao nhiệm vụ ở lại để tổ chức cho các đơn vị lần lượt hành quân. Đến trung tuần tháng 6 năm 1976, các đơn vị trong Trung đoàn 66 bắt đầu hành quân ra Đà Nẵng.

Đến tháng 7 năm 1976, tôi được cấp trên cử đi học nên không theo đơn vị ra Đà Nẵng nữa. Đầu tháng 8 năm 1976, tôi về Học viện Quân sự Đà Lạt để tập trung chuẩn bị khai giảng năm học 1976-1977. Đây là lần đầu tiên tôi được vào một trường quân sự chính quy để học. Từ ngày nhập ngũ đến khi là cán bộ trung đoàn, qua chiến đấu nhiều nhưng tôi chỉ được huấn luyện tại đơn vị, tự học, tự rèn, học qua đồng chí, đồng đội và tự đúc rút kinh nghiệm chiến đấu qua từng trận đánh chứ chưa từng được học một cách bài bản qua trường lớp chính quy nào. Do vậy, khi đặt chân đến một nhà trường chính quy thì tôi không khỏi cảm thấy có nhiều bỡ ngỡ và lúng túng.

Về học viện, tôi được biên chế vào lớp bổ túc cán bộ trung đoàn. Khóa bổ túc của chúng tôi có hai lớp A và B, mỗi lớp khoảng 60 đồng chí. Lớp chúng tôi biên chế thành 6 tiểu đội, mỗi tiểu đội 10 người. Tôi được cử làm Tiểu đội trưởng. Trong tiểu đội và trong lớp học có một phần ba là cán bộ trung đoàn, tuổi đời sàn sàn như tôi hoặc chỉ hơn nhau ba, bốn tuổi. Một số đồng chí là cán bộ các cơ quan Bộ Quốc phòng nay mới được đi học, nhiều tuổi hơn chúng tôi mà quân hàm đa số là đại úy, nên trong sinh hoạt tiểu đội tôi thấy rất khó khăn trong xưng hô và cắt cử công tác. Việc học tập hay lao động tăng gia sản xuất, giúp bộ phận nuôi quân dọn dẹp bếp ăn của nhà trường và vệ sinh phải cắt cử hằng tuần, do vậy tôi gặp nhiều lúng túng. Nhưng trong tiểu đội, các đồng chí rất tự giác, cứ lần lượt chấp hành theo đúng quy định của Học viện nên dần dần không thấy khó khăn nữa.

Thời gian này, học viện mới chuyển từ Hà Nội vào. Trước đây, khi giải phóng doanh trại này thuộc Tỉnh đội Tuyên Đức quản lý nên còn ngổn ngang, bề bộn. Khi địch rút chạy, chúng đã phá phách, nên chúng tôi phải củng cố nơi ăn ở mất hàng tháng trời. Ngày 5 tháng 9 năm 1976, lần đầu tiên trong đời tôi được ngồi trong hội trường dự lễ khai giảng khóa học của một học viện lớn của quân đội. Tôi rất vui mừng, xúc động và có nhiều bỡ ngỡ. Vì tôi trưởng thành trong chiến đấu từ chiến sĩ đến cán bộ trung đoàn nên chưa biết viết vẽ bản đồ theo quy cách tham mưu, thể hiện các hình thức chiến thuật một cách cơ bản như thế nào nên tôi lo lắm. Đây được coi như lớp vỡ lòng và làm quen các thuật ngữ quân sự, các từ ngữ chiến thuật, cách thể hiện, cách viết, vẽ trên bản đồ và tiêu đề các văn kiện. Bước đầu tôi rất lúng túng, vì bản thân tôi chữ viết không đẹp, vẽ lại không khéo, nhưng được các anh đã là trợ lý các cơ quan Bộ và anh Thước là Trung đoàn trưởng ở Sư đoàn 320 chỉ bảo, giúp đỡ nhiều, nên dần dần tôi cũng học tập và tiếp thu được kiến thức của các thầy giáo giảng trên lớp. Ngoài giờ học, giờ tăng gia, giờ thể thao và sinh hoạt tôi, tại phòng nghỉ tôi và đồng chí Nguyễn Năng Nguyễn - Đại úy, Tiểu đoàn trưởng của Đoàn Đồng Xoài ở cùng phòng lại tranh thủ tập viết vẽ, đọc tài liệu nên tôi nhanh chóng đạt được những điểm khá trong học tập. Sau một năm học tập, tháng 8 năm 1977, tôi tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi.

Rời Học viện Quân sự Đà Lạt, tôi trở về Quân đoàn 2 nhận công tác. Lúc này, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đóng tại căn cứ Phú Bài, huyện Hương Phú, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tôi về trạm khách của Quân đoàn 2 và nghỉ ở đó 2 ngày. Sau đó, Phòng Cán bộ Quân đoàn viết giấy giới thiệu tôi về nhận công tác tại Sư đoàn 304. Ngay sau đó tôi đi từ Huế về Trạm khách Sư đoàn 304, lúc này đang đóng quân ở khu vực núi Phước Tượng. Khu vực này trước đây là sở chỉ huy của sư đoàn bộ binh 3 quân ngụy cũ. Tại đây, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Sư đoàn 304 tiếp tục điều tôi về giữ chức Trung đoàn phó Trung đoàn 66. Như vậy sau một năm đi học, tôi lại được trở về đơn vị Trung đoàn 66 thân yêu của mình. Lúc này sở chỉ huy Trung đoàn 66 đóng ở ngã ba Hòa Khánh thuộc thành phố Đà Nẵng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #31 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 02:33:34 pm »

Trở về vị trí công tác cũ, tôi lại được Ban chỉ huy Trung đoàn 66 giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tiếp tục xây dựng doanh trại ở Nam Ô. Vì tôi là cán bộ trẻ nên được cấp trên tạo điều kiện học bổ túc văn hóa để đào tạo cán bộ phục vụ lâu dài trong quân đội. Tháng 11 năm 1977, tôi nhận quyết định ra Bắc để học văn hóa. Đến trung tuần tháng 11 năm 1977, tôi đi xe khách từ Đà Nẵng ra Hà Nội. Sau gần một ngày đêm, một buổi trưa mùa đông cuối năm tôi về đến thị xã Phủ Lý. Sau đó tôi thuê xích lô chở một chiếc hòm gỗ to đựng quân tư trang (lúc này là hòa bình nên mỗi cán bộ chúng tôi ngoài chiếc ba lô còn có một chiếc hòm gỗ đựng quần áo), còn tôi đạp xe đạp - chiếc xe tôi mua ở Di Linh - Lâm Đồng hồi đi truy quét FULRO - về quê.

Khoảng 2 giờ chiều tôi về đến nhà. Người đầu tiên tôi gặp là mẹ tôi, bà đang dẫn một bé gái đã chập chững biết đi. Thấy tôi, mẹ tôi reo lên: Bố Hằng đã về kìa! Con bé đang được bà dắt thấy tôi nó vội chạy núp đằng sau chân bà, ngoái cổ nhìn tôi với đôi mắt tròn xoe. Mẹ tôi khoe: Con gái anh đấy! Tôi hơi sững lại một chút (qua thư vợ gửi tôi biết mình đã làm bố) của một bé gái nhưng không có ảnh nên tôi chưa hình dung được con gái tôi như thế nào?). Tôi vội đến định ôm bé Hằng vào lòng, nhưng cháu không theo cứ nấp sau lưng bà. Thời gian này, vợ tôi vẫn làm ở cửa hàng lương thực huyện nên ở nhà chỉ có hai bà cháu. Tôi khiêng chiếc hòm vào nhà và thu xếp đồ đạc. Trong hòm chỉ có chiếc ba lô, vài mảnh vải, vài gói kẹo và hàng chục cuộn len tôi mua được ở chợ Cồn - Đà Nẵng về làm quà cho mọi người. Tài sản giá trị nhất của tôi lúc ấy là chiếc xe đạp và chiếc hòm đóng từ những tấm gỗ dán của Mỹ. Đây cũng là chiếc hòm đựng đồ quý giá nhất của vợ chồng tôi lúc này. Một lúc sau, mấy người hàng xóm sang chơi, tôi lấy kẹo mời mọi người và đưa cho con gái nhưng con bé cứ tròn mắt nhìn tôi chứ không theo. Đến khoảng hơn 4 giờ chiều, bố tôi đi làm đồng về và vợ tôi cũng từ cơ quan về, con bé sà theo mẹ. Cứ mỗi khi vợ tôi dắt con đến gần tôi thì cháu lại chạy ngay. Mãi đến tối tôi mới làm quen được với bé Hằng.

Tôi ở nhà được 3 ngày thì tiếp tục xuống Phủ Lý để lên Hà Nội rồi về Kiến An học văn hóa. Khi đi bộ đội tôi mới học hết lớp 7, nên tôi phải về Trường văn hóa Quân khu 3 để ôn lại chương trình văn hóa cấp II. Lúc đó tôi chưa biết Trường văn hóa Quân khu 3 ở Hải Phòng. Trước khi đi, tôi được cơ quan cán bộ quân đoàn hướng dẫn về Hà Nội rồi đi tàu về Hải Phòng, xuống Kiến An vì thời gian này Trường văn hóa Quân khu 3 đóng ở đó. Một buổi chiều cuối tháng 11 năm 1977, từ Hà Nội tôi mua vé tàu đi Hải Phòng. Lần đầu tiên đến Hải Phòng, tôi chưa biết đường và cũng chưa biết Trường văn hóa nằm ở đâu. Trong lúc tôi đang lúng túng đưa xe đạp lên xếp ở toa chở xe đạp, có một cô gái khoảng chừng trên hai mươi tuổi cũng dắt một chiếc xe đạp Pha-vô-rít của Tiệp rất mới đến đứng cạnh tôi và nhờ đưa hộ xe đạp của cô ấy lên. Cô ấy bảo tôi đưa hành lý cho cô để cô về toa trước lấy ghế ngồi và cô bảo cũng về nhà ở Hải Phòng. May quá, trong lúc tôi chưa biết Hải Phòng ở đâu thì được người con gái Hải Phòng làm quen và giúp đỡ.

Sau khi tàu về đến Hải Phòng, Hường đưa tôi về nghỉ tạm tại nhà chị gái. Hôm sau, tôi được anh trai Hường dùng xe máy chở đi tham quan thành phố và về Trường Văn hóa Quân khu 3 ở huyện Vĩnh Bảo. Khi tôi đến Ban giám hiệu Trường văn hóa, các cán bộ trường lại chỉ đường cho tôi về lớp ở một thôn cách đó gần 1 cây số. Tôi được bố trí ăn ở trong một nhà dân cùng với đồng chí Lục. Các lớp học của chúng tôi là những gian nhà cấp bốn, lợp mái rạ, chung quanh là tường đất được dựng trên sân kho hợp tác xã, ở giữa có sân gạch rộng là nơi vui chơi và tập thể dục, thể thao. Hàng ngày, buổi sáng và buổi chiều chúng tôi học văn hóa tại lớp. Buổi tối chúng tôi học tại nhà, mỗi người được cấp 1 chiếc đèn dầu và 1 lít dầu một tháng. Trung tuần tháng 12 năm 1977, sau khi học được 1 tháng, tôi tự hỏi đường và đạp xe từ Hải Phòng đi qua Thái Bình rồi thành phố Nam Định về Phủ Lý để về nhà với đoạn đường khoảng 90 cây số.

Từ khi rời ghế nhà trường đi công nhân, rồi nhập ngũ, đã hơn 13 năm, các kiến thức văn hóa của tôi không còn được bao nhiêu nên khi ôn lại các kiến thức cơ bản của chương trình văn hoá cấp II, tôi gặp rất nhiều khó khăn. Trong học tập, bản thân tôi đã rất chịu khó miệt mài nhưng kiến thức tiếp thu được vẫn bị hạn chế. Có lúc tôi cảm thấy học văn hóa khó hơn đánh giặc ở chiến trường.

Sau học kỳ I, sang học kỳ II tôi và Dung xin bố mẹ cho ra ở riêng và làm nhà riêng. Hầu như thứ bảy hằng tuần tôi đều đạp xe từ Vĩnh Bảo về quê để lo việc nhà nên việc học bị ảnh hưởng. Tháng 2 năm 1978, tôi bắt đầu làm nhà ở riêng, đồng thời vợ tôi cũng báo tin có thai đứa con thứ hai. Thời gian này tôi lại về nhà nhiều hơn, có tuần tôi báo cáo nhà trường là có việc nhà xin phép nghỉ ở nhà cả tuần. Nhiều lúc tôi muốn xin trở lại đơn vị chứ không muốn theo học nữa. Nhưng vợ tôi đã động viên: Đơn vị đã cử đi học thì cứ tiếp tục học và yên tâm học tập để tiến bộ, còn mọi việc ở gia đình đã có em lo toan, cáng đáng. Lời động viên chân thành của Dung đã giúp tôi đã yên tâm học tập hơn. Bước vào học kỳ II, tôi quyết tâm tập trung học tập tốt hơn nên cũng dần theo kịp chương trình, các bài kiểm tra luôn đạt điểm khá. Tháng 7 năm 1978, tôi kết thúc chương trình ôn luyện văn hóa lớp 7 tại Trường văn hóa Quân khu 3. Tháng 8 năm 1978, tôi thi tốt nghiệp đạt loại khá.

Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi ở lại trường một thời gian chờ quyết định về Trường văn hóa Bộ Quốc phòng ở xã Viên Nội huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây. Sau khi nhận quyết định, cuối tháng 8 năm 1978, tôi cùng mấy anh em gồm 9 người trong cùng một tổ học tập đạp xe về Trường văn hóa Bộ Quốc phòng. Trên đường về trường, tôi mời mấy anh em ghé thăm nhà vì đúng dịp rằm tháng 7. Quê tôi bị lụt nên anh em không thể đi xe đạp vào được nhà. Bố tôi phải dùng thuyền chở từng người vào nhà. Lúc này vợ tôi cũng sắp sinh cháu thứ hai. Trời mưa to nước lên rất nhanh làm ngập lụt hết cánh đồng lúa làng tôi. Hầu như nhà nào cũng phải gặt chạy lũ nên dù bụng to vợ tôi vẫn phải lội nước để mò cắt lúa bị ngập mong vớt vát được ít nào hay ít đấy. Thấy vợ như vậy tôi rất thương nhưng chẳng giúp được gì nhiều vì anh em tôi chỉ được nghỉ lại nhà một đêm, sáng hôm sau chúng tôi phải có mặt ở trường để chuẩn bị khai giảng năm học mới.

Đầu tháng 9 năm 1978, Trường văn hóa Bộ Quốc phòng tổ chức lễ khai giảng năm học mới và chúng tôi bắt đầu học chương trình lớp 8. Đến khi học sang chương trình lớp 10 thì Trường văn hóa chuyển về Phố Gạch thuộc huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây. Tháng 7 năm 1979 chúng tôi thi tốt nghiệp lớp 10 bổ túc, tôi tốt nghiệp loại khá. Tháng 9 năm 1979, Cục Cán bộ tiếp tục cử tôi đi đào tạo khóa 1979-1981 tại Học viện Quân sự cấp cao của Bộ Quốc phòng. Sau 2 năm học tập, với thực tiễn đã tích lũy trong chiến đấu và những kiến thức học ở Học viện Quân sự Đà Lạt những năm trước đây nên tôi không bị bỡ ngỡ và khó khăn trong học tập như thời gian học văn hóa. Tuy nhiên với các loại hình tác chiến chiến dịch quy mô hiệp đồng quân binh chủng lớn tôi cũng gặp khó khăn, vì chưa hiểu nhiều về các binh chủng. Nhưng nhờ các giáo viên tận tình giảng dạy, các anh trong tổ chỉ bảo thêm nên tôi từng bước tiếp thu được. Các bài tập của tôi đều đạt loại khá, riêng phần vẽ và viết bản đồ tôi gặp khó khăn, nhiều lúc phải nhờ các đồng chí trong tiểu đội giúp đỡ.

Tháng 7 năm 1980, tôi được thăng quân hàm cấp Trung tá và tiếp tục học tập cho đến tháng 7 năm 1981 thi tốt nghiệp khoá đào tạo tại Học viện Quân sự cấp cao với bằng loại khá. Tháng 9 năm 1981, tôi được điều động về Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 và được bổ nhiệm làm Phó Tham mưu trưởng kiêm Trưởng ban Tác chiến Sư đoàn. Từ năm 1980, Sư đoàn 304 được biên chế thành sư đoàn bộ binh cơ giới với nhiều vũ khí hiện đại mà trong kháng chiến chống Mỹ chúng tôi chưa hề được trang bị, nên bước đầu về làm công tác tham mưu tôi gặp nhiều khó khăn. Nhưng trước khi tổ chức bộ binh cơ giới, cán bộ từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn đã được Bộ Quốc phòng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn dưới sự hướng dẫn của các cố vấn Liên Xô nên anh em nắm vững kiến thức về những vũ khí trang bị đó hơn tôi. Tôi phải tự học hỏi, tra cứu tài liệu và được các đồng chí cố vấn hướng dẫn, nên dần dần nắm vững được tính năng, kỹ thuật, chiến thuật các loại vũ khí trang bị của sư đoàn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #32 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:09:56 pm »

Tháng 12 năm 1981, Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân đoàn 2 tổ chức cuộc diễn tập thực binh với mật danh TN-81 do Sư đoàn 304 thực hiện với hình thức sư đoàn bộ binh cơ giới tiến công hành tiến tiêu diệt địch phòng ngự ở địa hình trung du trong chiều sâu chiến dịch tiên công. Cuộc diễn tập được Bộ Quốc phòng và Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ đạo, có sự giám sát và hướng dẫn của cố vấn quân sự Liên Xô.

Cuộc diễn tập kéo dài gần một tháng từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc. Hàng trăm xe cơ giới và pháo hạng nặng thực hành bắn đạn thật, được không quân chi viện tại Trường bắn quốc gia TB-1 ở Cấm Sơn. Sau cuộc diễn tập này, bản thân tôi cũng đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc làm chủ trang bị kỹ thuật của sư đoàn.

Tháng 4 năm 1982, trước tình hình Ban chỉ huy Trung đoàn 24 mất đoàn kết, vi phạm kỷ luật, một số đồng chí phải điều về các cơ quan sư đoàn và quân đoàn. Tôi được Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 đưa xuống tăng cường làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24, đồng chí Bùi Xuân Chủ làm Chính ủy Trung đoàn. Để tập trung củng cố đơn vị, từ tháng 4 đến tháng 10 năm 1982, tôi cùng các đồng chí trong Đảng ủy và chỉ huy trung đoàn nỗ lực củng cố mối đoàn kết và xây dựng đơn vị vững mạnh để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Sau 2 tháng, Trung đoàn 24 đã trở lại hoạt động, huấn luyện và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Sau đó, đến tháng 10 năm 1982, tôi lại được rút về làm Phó Tham mưu trưởng Sư đoàn.

Tháng 11 năm 1982, tôi được Bộ Quốc phòng cử sang Liên Xô học bổ túc quân sự bộ binh cơ giới cấp sư đoàn tại Học viện Vư-tơ-ren thuộc thành phố Sôn-nhét, cách thủ đô Mát-xcơ-va khoảng 60 cây số về phía nam. Tại lớp học này, tôi được cử làm lớp trưởng và bí thư chi bộ. Vì học bổ túc, chúng tôi phải học thông qua phiên dịch nên bước đầu gặp rất nhiều khó khăn. Giáo viên, học viên chưa hiểu hết nhau vì nhiều khi phiên dịch dịch chưa hết ý. Đặc biệt, trong các hình thức chiến thuật, chúng tôi thường vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu đánh Mỹ ở chiến trường miền Nam, nhưng các giáo viên Liên Xô lại hầu hết chưa qua chiến đấu. Do đó, nhiều hôm chúng tôi tranh luận với nhau rất gay gắt và cuối cùng giáo viên và học viên cũng hiểu nhau. Đặc biệt, các giáo viên người Nga rất tôn trọng chúng tôi, những người đã từng trải qua chiến đấu có nhiều chiến công. Bằng tinh thần cố gắng, nỗ lực học tập, kiến thức thu được của chúng tôi ngày càng tốt hơn. Tháng 12 năm 1983, chúng tôi tốt nghiệp ra trường, tạm biệt đất nước và các giáo viên của quân đội Liên Xô để về nước. Tôi không ngờ đó lại là lời chào cuối cùng của chúng tôi với đất nước Liên Xô. Vì sang đầu thập kỷ 90 (của thế kỷ XX, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết không tồn tại nữa).

Khi về nước, tôi trở về Sư đoàn 304 tiếp tục công tác. Đến tháng 9 năm 1985, tôi được cấp trên bổ nhiệm giữ chức Phó sư đoàn trưởng quân sự Sư đoàn 304. Thời gian này, sư đoàn thường xuyên diễn tập chiến thuật cấp sư đoàn có các trung đoàn bộ binh cơ giới tham gia nên công việc của tôi rất vất vả, đặc biệt là trong chỉ huy bộ binh cơ giới.

Bên cạnh công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bộ đội của sư đoàn còn có nhiệm vụ tham gia phòng chống bão lụt ở địa bàn tỉnh Hà Bắc. Ngày 15 tháng 8, cơn bão số 6 đổ vào Bắc Bộ, mưa to kéo dài nhiều ngày, tuyến đê sông Cầu, sông Thương, sông Đuống của tỉnh Hà Bắc bị uy hiếp và có nguy cơ bị vỡ. Tôi được sư đoàn giao nhiệm vụ chỉ huy Trung đoàn 66 hành quân gấp bằng ô tô và xà lan xuống khu vực kênh Vàng huyện Gia Lương để cùng nhân dân chống lũ. Khi chúng tôi xuống đến nơi, nước sông Đuống đã mấp mé mặt đê, nhân dân đang đánh kẻng, đánh trống báo động sơ tán người và tài sản ra khỏi khu vực có nguy cơ vỡ đê. Với tinh thần khẩn trương, chống lụt như chống giặc, không quản mưa gió và đêm tối chúng tôi đã chỉ huy bộ đội liên tục dùng bao tải cát và đất đá để gia cố đê nâng cao mặt đê. Sau nhiều giờ chiến đấu với giặc lũ, tuyến đê đã được giữ vững, và lúc này mưa cũng ngớt, nước sông bắt đầu rút.

Sáng ngày hôm sau, đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh Hà Bắc do đồng chí Nguyễn Thanh Quất - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc đã xuống thăm và kiểm tra hệ thống đê tại đây. Đồng chí biểu dương cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 và nhân dân huyện Thuận Thành. Đồng chí nói: Nếu không có lực lượng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 làm nòng cốt và nhân dân huyện Thuận Thành, thì tuyến đê này có thể đã bị vỡ từ đêm hôm qua. Đồng chí thay mặt Đảng bộ, chính quyền cùng nhân dân Hà Bắc rất cảm ơn cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 304 Quân đoàn 2. Tự dưng lúc này tôi lại nhớ đến cảnh vợ tôi bụng mang dạ chửa phải lặn lội mò từng cọng lúa thật vất vả, tôi càng thấy thương vợ tôi hơn. Tôi lại nghĩ nếu đêm qua chúng tôi không kịp thời gia cố, đê bị vỡ thì không biết bao nhiêu gia đình nơi đây sẽ phải lội nước mò lúa như vợ tôi. Sau khi nước rút, tuyến đê đã được bảo đảm an toàn, chúng tôi chỉ huy bộ đội cơ động về đơn vị tiếp tục huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu.

Cuối năm 1987, theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng và Quân đoàn 2, Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 được lệnh hành quân di chuyển sang khu vực Vĩnh Phú để thay thế vào vị trí Sư đoàn 320 Quân đoàn 3. Từ tháng 11 năm 1987, Sư đoàn 304 bắt đầu lập kế hoạch hành quân và làm mọi công tác chuẩn bị. Sau Tết Nguyên đán, ngày 5 tháng 3 năm 1988, Sư đoàn 304 bắt đầu hành quân. Với khối lượng vũ khí trang bị và xe pháo rất lớn, sư đoàn phải tổ chức hành quân bằng nhiều đường. Xe ô tô hành quân theo đường quốc lộ, xe thiết giáp bánh xích hạng nhẹ hành quân theo đường làng vượt qua dãy núi phía đông nam dãy Tam Đảo để về vị trí tập kết của đơn vị. Xe tăng di chuyển bằng tàu hỏa từ ga Kép về ga Hương Canh và ga Vĩnh Yên. Ròng rã 4 tháng trời, các đơn vị hành quân bằng nhiều chuyến, nhiều đợt.

Đến tháng 7 năm 1988, đội hình sư đoàn cơ bản về vị trí đóng quân. Trong thời gian này, tôi là Phó Sư đoàn trưởng được giao nhiệm vụ chỉ huy hậu cứ, đôn đốc chỉ huy hành quân cho các đơn vị. Theo kế hoạch, cứ 17 giờ đội hình hành quân xuất phát từ Hà Bắc, tôi phải thường xuyên duy trì kiểm tra đơn vị, có khi đến một hai giờ sáng mới tổ chức hành quân xong một đợt. Sau khi các đơn vị về tập kết đầy đủ ở vị trí mới, sư đoàn chỉ đạo các đơn vị tiến hành củng cố doanh trại, nhà xe, nhà pháo. Trừ một phần tận dụng được doanh trại cũ của đơn vị bạn để bố trí nơi ở cho bộ đội, số nhà xe, nhà pháo chúng tôi phải làm mới hoàn toàn nên rất vất vả.

Tháng 12 năm 1989, tôi được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm làm Quyền Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304. Từ khi tôi được bổ nhiệm làm cán bộ cấp đại đội đến nay, hầu như thời gian đảm nhiệm chức vụ cấp phó nhiều hơn cấp trưởng, nay mới được bổ nhiệm làm Quyền Sư đoàn trưởng. Điều trùng hợp là thời gian này, các trung đoàn trưởng của Sư đoàn 304 gồm 3 trung đoàn trưởng bộ binh, một trung đoàn trưởng pháo binh, một trung đoàn trưởng phòng không đều được bổ nhiệm làm Quyền Trung đoàn trưởng. Lần đầu tiên giữ trọng trách cấp trưởng của một sư đoàn bộ binh cơ giới, được biên chế hàng nghìn xe pháo các loại, tôi không khỏi lo lắng suy nghĩ về trách nhiệm. Mặt khác, tôi cũng thấy tự hào là mình có nhiều tiến bộ, từ người chiến sĩ cầm khẩu AK đánh Mỹ năm nào ở Khe Sanh, nay được chỉ huy cả một sư đoàn với nhiều binh khí kỹ thuật hiện đại.

Đầu năm 1991, Sư đoàn 304 được lệnh của Bộ Quốc phòng bàn giao xe thiết giáp BTR-152 về Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh trong toàn quốc để làm nhiệm vụ cơ động sẵn sàng chiến đấu phòng chống bạo loạn. Chấp hành lệnh của Bộ, chúng tôi tổ chức bàn giao lần lượt cho các quân khu, đến cuối năm 1991 thì hoàn thành. Thời gian này, sư đoàn lại trở lại phiên hiệu như trước là Sư đoàn 304, không còn phiên hiệu là Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 nữa.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #33 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:13:25 pm »

Tháng 5 năm 1991, tôi và đồng chí Quyền - Trung đoàn trưởng trong sư đoàn cùng lúc đều có quyết định bổ nhiệm giữ chức Sư đoàn trưởng và Trung đoàn trưởng. Tháng 11 năm 1991, Quân đoàn 2 chỉ đạo Sư đoàn 304 diễn tập chiến thuật với đề mục “Sư đoàn bộ binh có một trung đoàn bộ binh cơ giới tiến công quân địch đổ bộ đường không ở địa hình trung du và đồi núi”. Bằng tinh thần nỗ lực tập trung làm công tác chuẩn bị và tổ chức thực hành diễn tập, cuộc diễn tập đủ đạt kết quả tốt, được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 khen ngợi.

Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ Sư đoàn 304 lần thứ VIII (vòng 2) nhiệm kỳ 1991-1995, tôi được bầu vào Đảng ủy và làm Phó bí thư Đảng ủy Sư đoàn.

Sang tháng 2 năm 1992, Quân đoàn 2 chỉ đạo cho Sư đoàn 304 bàn giao số xe tăng còn lại và tiểu đoàn pháo về các đơn vị của Bộ. Năm 1992, theo kế hoạch huấn luyện của Quân đoàn 2, tôi cùng Ban chỉ huy Sư đoàn chỉ đạo các trung đoàn tổ chức diễn tập các hình thức chiến thuật tiến công quân địch tạm dừng với vũ khí, trang bị có trong biên chế.

Trước tình hình Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã, tôi cùng các đồng chí trong Đảng ủy Sư đoàn đã lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị tổ chức học tập quán triệt đường lối quan điểm của Đảng cho cán bộ các cấp để giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; cán bộ, đảng viên không được mơ hồ mất cảnh giác, không dao động trước mọi biến của của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong sư đoàn luôn giữ vững bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, không hoang mang dao động. Bên cạnh đó, chúng tôi tổ chức cho các đơn vị học tập nhận rõ âm mưu thủ đoạn chiến lược “diễn biến hoà bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, kiên quyết không “đa nguyên, đa đảng”.

Tháng 2 năm 1993, tôi được Bộ cử đi học bổ túc lý luận chính trị cao cấp tại Học viện Chính trị - Quân sự. Theo chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, tôi tạm thời bàn giao cho đồng chí Phạm Nhệch - Phó sư đoàn trưởng, Tham mưu trưởng chỉ huy sư đoàn. Đẩu tháng 3 năm 1993, tôi nhập học tại Học viện Chính trị - Quân sự ở Hà Đông. Trong buổi khai giảng lớp học, đồng chí Thượng tướng Lê Khả Phiêu - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã căn dặn chúng tôi: Các đồng chí là những cán bộ chỉ huy trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các đồng chí là cán bộ chỉ huy cấp sư đoàn và quân binh chủng phải tiếp tục nâng cao trình độ lý luận chính trị cao cấp, giữ vững lập trường quan điểm đường lối lãnh đạo của Đảng, tích cực học tập để trang bị cho mình có một trình độ lý luận chính trị vững vàng để sau này giữ những vị trí cao hơn trong quân đội. Chúng tôi luôn ghi nhớ lời căn dặn của đồng chí để phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập.

Trong quá trình học tập, tôi luôn cố gắng chủ động và tích cực nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tôi là cán bộ quân sự trưởng thành trong chiến đấu, được học tập trong môi trường quân đội chủ yếu về quân sự,... do vậy tôi gặp khá nhiều khó khăn, nhất là khi nghiên cứu về các lĩnh vực triết học, chủ nghĩa xã hội khoa học, kinh tế - chính trị. Nhưng được các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, nên từng bước tôi cũng tiếp thu được và các bài kiểm tra của tôi đều đạt điểm khá trở lên. Là những sĩ quan chỉ huy cấp sư đoàn còn trẻ, nên ngoài giờ học tập chúng tôi còn tham gia chơi thể thao các môn bóng đá, bóng bàn, bóng chuyền rất sôi động. Hằng tháng, chúng tôi đề nghị học viện tổ chức thi đấu giao lưu bóng đá và bóng chuyển giữa các lớp rất sôi nổi. Thấm thoắt hơn 7 tháng học tập và trau dồi lý luận chính trị ở học viện đã trôi qua. Khi tốt nghiệp, chúng tôi đều đạt loại khá trở lên. Sau khi tốt nghiệp tôi lại trở về đảm nhiệm cương vị cũ ở sư đoàn.

Tháng 9 năm 1993, tôi được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm làm Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân đoàn 2. Nhưng thời gian này, tôi vẫn kiêm nhiệm chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304 vì Bộ chưa bổ nhiệm Sư đoàn trưởng mới. Tháng 2 năm 1994, Bộ Quốc phòng bổ nhiệm đồng chí Phạm Ngọc Khóa - Phó sư đoàn trưởng Tham mưu trưởng giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 304. Ngày 24 tháng 2, tôi bàn giao công tác cho đồng chí Phạm Ngọc Khóa và giữ chức Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân đoàn 2. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 lúc này gồm: đồng chí Nguyễn Văn Rinh - Tư lệnh, đồng chí Trần Ngọc Sơn - Phó tư lệnh Chính trị, đồng chí Hoàng Đình Thanh - Phó tư lệnh Quân sự.

Khi nhận nhiệm vụ ở Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2, bước đầu tôi gặp nhiều bỡ ngỡ và lúng túng vì các đồng chí Phó tham mưu trưởng và một số đồng chí trưởng phòng tuổi nhiều hơn tôi. Sau một thời gian ngắn, với phẩm chất và kinh nghiệm chỉ huy của mình, được sự tin yêu, giúp đỡ của các đồng chí trong Bộ Tham mưu Quân đoàn nên tôi điều hành các cơ quan dần đi vào nền nếp và thuận lợi hơn. Trong công tác tham mưu tác chiến và huấn luyện chiến đấu, tôi cùng các cơ quan luôn chú trọng chỉ đạo, chỉ huy các đơn vị làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu, tổ chức huấn luyện, diễn tập đạt kết quả tốt. Thời gian này, Bộ Tham mưu Quân đoàn 2 chú trọng chỉ đạo các đơn vị tổ chức huấn luyện các hình thức chiến thuật đánh địch đổ bộ đường không và đánh địch tạm dừng trên các loại địa hình.

Tháng 11 năm 1994, Bộ giao nhiệm vụ cho Quân đoàn 2 tổ chức chỉ đạo Sư đoàn 325 thực hành diễn tập thực nghiệm theo tài liệu chiến thuật sư đoàn bộ binh được tăng cường pháo binh và xe tăng, được sự chi viện của không quân đánh địch tạm dừng có công sự làm gấp. Từ đầu những năm 1990 đến nay, hầu hết chúng tôi huấn luyện các đơn vị đánh địch với hình thức vũ khí có trong biên chế, nay tổ chức diễn tập sư đoàn được tăng cường vũ khí trang bị kỹ thuật có không quân chi viện, nên đội ngũ cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn rất bỡ ngỡ và lúng túng. Do vậy, Bộ Tham mưu Quân đoàn 2 đã phải tổ chức tập huấn cho cán bộ từ cấp trung đội đến tiểu đoàn thật thuần thục từ lý luận đến thực hành. Tôi được Tư lệnh Quân đoàn 2 giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy Sư đoàn 325 tổ chức chuẩn bị và thực hành diễn tập thực nghiệm. Vì đây là lần đầu tiên chỉ huy và điều hành diễn tập cấp sư đoàn lại là diễn tập thực nghiệm theo tài liệu mới nên tôi không khỏi gặp khó khăn. Được sự giúp đỡ của cơ quan Bộ và các đồng chí giáo viên Học viện Quốc phòng, tôi đã tích cực nghiên cứu các tài liệu có liên quan nên công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập diễn ra rất suôn sẻ.

Gần hai tháng trời tôi luôn có mặt ở Trường bắn Cấm Sơn để chỉ huy và chỉ đạo Sư đoàn 325 thực hành nhiệm vụ diễn tập. Hằng tuần, chúng tôi được đồng chí Tư lệnh Quân đoàn 2 xuống kiểm tra, chỉ đạo và giúp đỡ. Sau hơn hai tháng làm công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập, Sư đoàn 325 đã diễn tập thực nghiệm thành công. Trong buổi nhận xét kết thúc diễn tập, đồng chí Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Đào Đình Luyện nhận xét: Sư đoàn 325 tổ chức diễn tập đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Bộ giao cho làm cơ sở cho Bộ kết luận tài liệu “Hình thức chiến thuật đánh địch tạm dừng có công sự và vật cản” để làm cơ sở cho toàn quân huấn luyện. Đạt được thành tích trên, tôi cùng các cơ quan Quân đoàn 2 và Sư đoàn 325 rất phấn khởi. Trí tuệ, công sức của chúng tôi đã góp phần không nhỏ vào kết quả đó. Mặt khác, qua cuộc diễn tập thực nghiệm, tôi thấy mình cũng tiến bộ lên nhiều cả về tác phong chỉ huy, lãnh đạo và phát triển tri thức quân sự trong điều kiện mới.

Tháng 2 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Văn Rinh làm Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời giao quyết định cho tôi là Quyền Tư lệnh Quân đoàn 2, đồng thời bổ nhiệm đồng chí Lê Huy Mai - Phó Tham mưu trưởng Quân khu 1 về giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng. Đến tháng 5 năm 1995, tôi có quyết định bổ nhiệm chính thức làm Tư lệnh Quân đoàn 2. Với cương vị Tư lệnh Quân đoàn, tôi cùng tập thể Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong Quân đoàn 2 hoàn thành mọi nhiệm vụ Bộ giao. Thời gian này, Quân đoàn 2 liên tục được Bộ giao tổ chức các cuộc diễn tập thực nghiệm các hình thức chiến thuật để Bộ hoàn chỉnh tài liệu mới. Từ năm 1995 đến năm 2000, tôi luôn cùng tập thể Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân đoàn lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ của Bộ giao.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #34 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:23:33 pm »

Tháng 10 năm 2000, tôi được trên quyết định bổ nhiệm về giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu 1. Ngày 28 tháng 11, tôi được Đảng bộ Quân khu 1 mời về tham dự Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân khu lần thứ XI. Tại Đại hội, tôi được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Quân khu và được Ban chấp hành Đảng bộ bầu vào Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu 1. Trước đó, tuy chưa bàn giao công tác ở Quân đoàn và nhận nhiệm vụ ở Bộ Tư lệnh Quân khu 1, nhưng từ ngày 20 tháng 11 tôi đã chuyển sinh hoạt Đảng về Đảng bộ Quân khu 1 theo chỉ đạo của Cục Tổ chức - Tổng cục Chính trị. Ngày 14 tháng 12 năm 2000, tôi bàn giao toàn bộ công tác cho đồng chí Phạm Ngọc Khóa. Ngày 19 tháng 12, tôi chia tay tạm biệt Quân đoàn 2 về Bộ Tư lệnh Quân khu 1 nhận nhiệm vụ mới. Tiễn tôi từ Quân đoàn 2 về Quân khu 1 có đồng chí Tư lệnh và Thủ trưởng bốn cơ quan và các phòng ban của Quân đoàn. Từ khi nhập ngũ đến khi về Quân khu 1, đây là lần đầu tiên tôi rời khỏi quân đoàn, xa đơn vị mình đã từng gắn bó hơn 30 năm. Buổi chia tay rất lưu luyến và xúc động. Tôi thầm cảm ơn các đồng chí, đồng đội đã sát cánh cùng tôi chiến đấu và công tác trong hơn 30 năm. Họ là những người đã đồng cam cộng khổ, kề vai sát cánh, giúp tôi trưởng thành từ người chiến sĩ đến nay tôi đã là một sĩ quan cấp tướng. Nhiều người trong số họ đã nằm lại nơi chiến trường, phần mộ của họ còn thất lạc, gia đình chưa tìm được hài cốt. Tôi nghĩ, sau này khi nghỉ hưu, có thời gian tôi sẽ cùng những đồng đội may mắn còn sống trong chiến tranh sẽ đi tìm để đưa họ về với gia đình thân yêu.

Khoảng 11 giờ ngày 19 tháng 12, tôi về đến Bộ Tư lệnh Quân khu 1 tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Hôm đó Bộ Tư lệnh Quân khu 1 đang họp Hội đồng thi đua nên tiếp đón tôi có đầy đủ các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu 1 và Thủ trưởng các cơ quan. Buổi đón tiếp tôi diễn ra rất xúc động, có lẽ vì Quân đoàn 2 là đơn vị đóng quân nhiều năm trên địa bàn Quân khu 1. Đặc biệt, Tư lệnh Quân khu 1 lúc này là đồng chí Phùng Quang Thanh. Tôi và đồng chí Phùng Quang Thanh đã từng học với nhau ở Liên Xô năm 1983, nên rất thân thiết và hiểu nhau.

Đầu tháng 1 năm 2001, trong phiên họp đầu tiên của tôi ở Bộ Tư lệnh Quân khu 1, tôi được đồng chí Tư lệnh phân công phụ trách công tác hậu cần và kinh tế. Lần đầu tiên tôi đảm nhiệm công tác trên lĩnh vực này. Vốn là cán bộ chỉ huy - tham mưu, nay phụ trách công tác hậu cần và kinh tế tôi cảm thấy rất khó khăn và bỡ ngỡ. Đặc biệt, từ ngày nhập ngũ tôi chỉ ở đơn vị quân đoàn chủ lực, nay về công tác trong Bộ Tư lệnh Quân khu, bên cạnh nhiệm vụ quân sự, quốc phòng còn có lĩnh vực quân sự địa phương và thường xuyên phải quan hệ phối hợp, hiệp đồng với cấp ủy và chính quyền địa phương từ xã đến tỉnh.

Quân khu 1 có ba phần tư diện tích là địa hình rừng núi, dân số hơn năm triệu người, đa số là dân tộc thiểu số. Quân khu lại có đường biên giới tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc dài hơn 555 cây số. Đời sống kinh tế của nhân dân các dân tộc vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa còn rất nhiều khó khăn. Quân khu 1 gắn liền với cái tên Việt Bắc - quê hương, là cái nôi của Cách mạng tháng Tám, là “thủ đô” của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là hậu phương của hậu phương lớn miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và từng là tuyến đầu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Về cương vị công tác mới, trên địa bàn mới, tôi rất tự hào với truyền thống của lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Quân khu 1, song cũng không khỏi băn khoăn, lo lắng về trách nhiệm của mình. Đặc biệt, đồng chí Tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ cho tôi đảm nhiệm cùng các cơ quan xây dựng và thực hiện dự án khu kinh tế quốc phòng Bảo Lâm - Bảo Lạc. Lĩnh vực này đối với tôi hoàn toàn mới mẻ. Để tìm hiểu tình hình và nghiên cứu về dự án, tôi làm việc với đồng chí Trưởng phòng Kinh tế để tìm hiểu tài liệu của dự án, làm quen với từng thuật ngữ, địa danh khu kinh tế quốc phòng cũng như nhiệm vụ, tổ chức biên chế của đoàn kinh tế quốc phòng.

Đầu tháng 2 năm 2001, Tư lệnh Quân khu 1 tổ chức đợt đi khảo sát địa hình trong khu vực để chuẩn bị xây dựng khu kinh tế - quốc phòng ở Cao Bằng. Chúng tôi xuống tận cơ sở gặp gỡ các cán bộ địa phương từ thôn bản đến cấp huyện. Đường đi gặp rất nhiều khó khăn. Đi từ bản này đến bản khác có khi mất nửa ngày đường bằng ô tô, nhiều nơi chưa có đường ô tô chúng tôi phải đi bộ. Nhân dân ở khu vực này hầu hết là người dân tộc thiểu số, nhiều người chưa nói được tiếng Kinh. Đi đến đâu chúng tôi phải có cán bộ địa phương cấp huyện và cấp xã phiên dịch tiếng dân tộc thành tiếng Kinh cho chúng tôi nghe. Sau gần một tuần lặn lội khắp các bản làng trong khu vực dự án xây dựng chúng tôi đã làm việc với chính quyền cấp xã cùng hai huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc. Được sự nhất trí và đồng thuận của cấp ủy và chính quyền các cấp, dự án xây dựng đoàn kinh tế - quốc phòng của Quân khu 1 ở khu vực này có khả năng tiến triển rất tốt, có nhiều thuận lợi. Sau khi hoàn thành công tác khảo sát, chúng tôi trở về Bộ Tư lệnh Quân khu hoàn chỉnh dự án Thông qua Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu, sau đó báo cáo Bộ Quốc phòng.

Được Bộ Quốc phòng chấp thuận, tháng 5 năm 2002, đồng chí Nguyễn Văn Rinh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn cán bộ Cục Kinh tế và một số cán bộ cơ quan Bộ Quốc phòng trực tiếp lên thẩm định dự án trên thực địa tại huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc. Tôi được đồng chí Tư lệnh Quân khu phân công trực tiếp đưa đồng chí Thứ trưởng và đoàn cán bộ của Bộ Quốc phòng lên huyện Bảo Lâm và Bảo Lạc để xem xét và thẩm định dự án.

Chúng tôi xuất phát từ Thái Nguyên đi Cao Bằng, đoàn nghỉ đêm tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng. Hôm sau chúng tôi làm việc với các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền và một số sở, ban ngành tỉnh Cao Bằng. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng rất ủng hộ chủ trương của Bộ Quốc phòng cho phép Quân khu 1 xây dựng dự án đoàn kinh tế - quốc phòng trên địa bàn của tỉnh. Vì dự án này nằm giáp biên giới nên tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương giữ vững an ninh chính trị biên giới, đồng thời phát triển kinh tế ở vùng biên giới, vùng sâu và vùng xa.

Sáng hôm sau, tôi tiếp tục đưa đoàn cán bộ của Bộ và đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh Cao Bằng, lãnh đạo một số sở, ban ngành của tỉnh Cao Bằng có liên quan đến dự án vào Bảo Lâm, Bảo Lạc. Đoàn chúng tôi từ thị xã Cao Bằng theo đường 279 qua Nguyên Bình, Tĩnh Túc đến Bảo Lạc rồi Bảo Lâm. Khi gần đến mỏ thiếc Tĩnh Túc thì gặp một trận mưa rào rất lớn. Con đường đang được mở mới nên đã bị sạt lở, hàng nghìn khối đất đá từ trên cao đổ ập xuống lấp kín mặt đường nên chúng tôi không thể đi tiếp được. Chúng tôi định quay về thị trấn Nguyên Bình thì phía sau lại lở đất đá, hôm đó đoàn chúng tôi với trên 10 chiếc xe con đều phải nằm lại giữa đường, tiến không được, lùi không xong đành phải ăn tạm lương khô, bánh mì (do bộ phận hậu cần chuẩn bị sẵn đề phòng tình huống xấu) và ngủ trên xe chờ trời tạnh mưa.

Sáng hôm sau trời tạnh, các đơn vị thi công trên đường 279 cho máy xúc và máy ủi ra khắc phục giao thông, đến khoảng 10 giờ chúng tôi mới tiếp tục cuộc hành trình được. Gần tối hôm đó, chúng tôi đến huyện Bảo Lạc. Đến đây, chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy và Ủy ban nhân dân cho biết đã chờ đón đoàn suốt từ đêm hôm qua đến cả hôm nay mà không thấy đoàn vào, không biết tình hình thế nào và cũng không nhận được thông tin gì từ Nguyên Bình báo vào. Thấy đoàn vào, đồng chí Khang - Phó Bí thư Huyện ủy Bảo Lạc nói vui: Từ hôm qua đến nay, biết các đồng chí đã xuất phát từ Cao Bằng, nhưng suốt đêm không thấy đoàn vào, những mâm cơm vẫn còn không ai dám ăn, nay các đồng chí vào được đến đây là chúng tôi mừng lắm.

Đêm hôm đó, chúng tôi nghỉ tại nhà khách huyện Bảo Lạc. Đó là một dãy nhà cấp 4 cũ kỹ, cứ bốn người một phòng, bốn giường kê sát nhau, điện chiếu sáng bằng máy phát điện, đến 22 giờ đêm thì phải thắp đèn dầu. Sáng hôm sau chúng tôi làm việc tại huyện Bảo Lạc, nghe lãnh đạo huyện báo cáo tình hình thổ nhưỡng đất đai trên địa bàn huyện. Buổi chiểu chúng tôi đi sang huyện Bảo Lâm. Đoạn đường từ Bảo Lạc sang Bảo Lâm khoảng 30 cây số, chúng tôi phải đi mất 5 tiêng đồng hồ mới đến nơi. Đến thị trấn Bảo Lâm thì trời đã sẩm tối. Vì huyện Bảo Lâm mới được thành lập, nên cơ sở vật chất chưa có gì. Đón tiếp chúng tôi trong phòng học của Trường tiểu học thị trấn mới được thành lập, lãnh đạo của huyện còn đang ở nhờ trong nhà dân. Ban chỉ huy quân sự huyện thì đang ở trong những chiếc nhà bạt dã chiến. Tối hôm đó, lãnh đạo huyện bố trí cho đoàn nghỉ trong các phòng học. Sáng hôm sau chúng tôi làm việc với lãnh đạo huyện. Sau bữa cơm trưa chúng tôi hành quân sang Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang.

Khi đến Hà Giang, nhiều đồng chí cán bộ cơ quan Bộ đi cùng đã nói: Đã đi nhiều nơi để xây dựng các đoàn kinh tế - quốc phòng cho các quân khu, nhưng chắc chưa có đoàn kinh tế - quốc phòng nào ở vị trí hiểm trở, khó khăn vất vả như đoàn kinh tế - quốc phòng của Quân khu 1. Các anh còn nói vui: Có đi kiểm tra dự án đoàn kinh tế - quốc phòng của Quân khu 1 ở Bảo Lâm - Bảo Lạc mới được ăn lương khô, bánh mì giò và ngủ trên xe như đêm hôm trước. Các anh ở đây thật vất vả!

Sau chuyến đi thẩm định đó, dự án xây dựng đoàn kinh tế - quốc phòng ở Bảo Lạc - Bảo Lâm của Quân khu 1 được Bộ Quốc phòng phê duyệt. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2002, tôi cùng các cán bộ của cơ quan Quân khu 1 lên Bảo Lâm - Bảo Lạc 5 lần nữa để triển khai dự án và tìm vị trí đóng quân để chuẩn bị thành lập Đoàn kinh tế - quốc phòng 799.

Tháng 6 năm 2001, đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Khắc Nghiên - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 2 được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân khu 1 thay đồng chí Trung tướng Phùng Quang Thanh được Đảng và Nhà nước bổ nhiệm làm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Vốn đã từng có mối quan hệ công tác trong các binh đoàn chủ lực, đồng chí Nghiên trước đây đã từng làm Tư lệnh Quân đoàn 1, do vậy trong công tác và sinh hoạt tôi và đồng chí Nghiên rất thân tình và thoải mái. Có Tư lệnh mới nhưng cương vị công tác của tôi vẫn như trước, tôi tiếp tục chỉ đạo việc xây dựng Đoàn kinh tế - quốc phòng 799 và chuẩn bị xây dựng cơ bản một số công trình ở cơ quan quân khu.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:27:40 pm »

Theo kế hoạch huấn luyện chiến dịch của Quân khu 1, cuối tháng 10 năm 2002, Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 1 phối hợp cùng Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo tổ chức cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Lạng Sơn năm 2002. Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu phân công tôi tham gia Ban chỉ đạo diễn tập. Đây lại là một lĩnh vực mới mà tôi chưa từng trải nghiệm. Hoạt động của cơ chế theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị như thế nào thì tôi lại phải tự nghiên cứu, tìm hiểu trang bị cho mình thêm cho mình những tri thức về quốc phòng, quân sự địa phương. Tôi đã mạnh dạn tham khảo ý kiến của một số cán bộ cơ quan quân khu, dần thì tôi cũng tự tin hơn đối với lĩnh vực này. Mặc dù vậy, tôi cũng luôn tự nhắc mình dù ở cương vị chỉ đạo nhưng phải luôn giữ vững mối quan hệ phối hợp, hiệp đồng với các đồng chí lãnh đạo tỉnh.

Khi cuộc diễn tập khai mạc, thấy tôi tham gia Ban chỉ đạo, một số cán bộ cơ quan quân khu cũng nghĩ rằng tôi tham gia để biểu hiện sự quan tâm của quân khu với địa phương và tầm quan trọng của cuộc diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh. Riêng tôi lại nghĩ khác, đây là cơ hội để tôi học tập thêm các tri thức về quốc phòng, quân sự địa phương, đồng thời mở rộng hơn mối quan hệ và hiểu biết đối với các đồng chí lãnh đạo địa phương trên địa bàn của Quân khu.

Trong quá trình thực hành diễn tập, tôi và một số đồng chí cán bộ cơ quan luôn bám sát các giai đoạn, các vấn đề huấn luyện của cuộc diễn tập đề ra. Đặc biệt, tôi quan tâm đến hoạt động của cơ chế 02. Thấy tôi luôn có mặt ở các khu vực diễn tập của Tỉnh ủy, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, khối cơ quan quân sự, công an, anh em cán bộ cơ quan nói: Thủ trưởng theo sát thế làm anh em bị tâm lý khó tập lắm. Tôi cũng thật thà nói: Tôi theo sát là để học đấy, bây giờ mới được học về khu vực phòng thủ.

Cuộc diễn tập tiến hành được một ngày thì Tư lệnh - Trưởng ban chỉ đạo diễn tập quân khu Nguyễn Khắc Nghiên phân công tôi thay đồng chí chỉ đạo diễn tập, đồng chí được triệu tập về họp ở Bộ Quốc phòng. Lúc này trách nhiệm càng đè nặng trên vai tôi hơn. Những ngày sau, với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn cùng với sự nhiệt tình, trách nhiệm của Ban chỉ đạo, đoàn đạo diễn Quân khu 1, cuộc diễn tập đã thành công tốt đẹp, được cấp trên đánh giá cao.

Ngay sau cuộc diễn tập khu vực phòng thủ ở Lạng Sơn kết thúc, đồng chí Tư lệnh Quân khu phân công tôi về chỉ huy, chỉ đạo cuộc diễn tập chiến thuật cho Sư đoàn 3. Đây là cuộc diễn tập chiến thuật có quy mô lớn, lực lượng tham gia đông và dài ngày với đề mục: “Sư đoàn bộ binh được tăng cường binh khí kỹ thuật tiến công tiêu diệt địch đổ bộ đường không ở địa hình rừng núi”, có một trung đoàn bộ binh và các phân đội xe tăng, pháo binh, phòng không bắn đạn thật. Như vậy, lại một lần nữa tôi bị động với cương vị và trách nhiệm mới. Theo quyết định của Bộ Tư lệnh Quân khu 1, ý định diễn tập, hệ thống Ban chỉ đạo, hệ thống đạo diễn, công tác bảo đảm đã được phê duyệt. Trưóc tình hình trên, khi về đến Sư đoàn 3 tôi phải bắt tay ngay vào nghiên cứu ý định diễn tập, hệ thống chỉ đạo, đạo diễn, các loại văn kiện về các giai đoạn, vấn đề huấn luyện và địa hình các khu vực diễn tập. Đặc biệt, tôi chú trọng kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở các đơn vị binh chủng kỹ thuật tham gia diễn tập tổ chức cơ động lực lượng từ Thái Nguyên đến khu vực diễn tập phải bảo đảm an toàn.

Trong cuộc diễn tập này tôi có nhiều thuận lợi hơn cuộc diễn tập trước, vì có thể nói đó là sở trường của người cán bộ chỉ huy - tham mưu chiến lược, chiến dịch và dịa bàn diễn tập đã quá quen thuộc. Khi còn ở Quân đoàn 2, hàng năm Bộ Tư lệnh Quân đoàn đều chỉ đạo, chỉ huy các sư đoàn bộ binh, lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc thực hành diễn tập chiến thuật. Do vậy tôi tiếp cận với công việc chỉ đạo diễn tập cho Sư đoàn 3 khá thuận lợi. Tuy nhiên, một vấn đề cũng làm tôi phải suy nghĩ nhiều là đã hơn mười năm các đơn vị của Quân khu 1 chưa được thực hành bắn đạn thật cấp trung đoàn bộ binh có tăng cường của xe tăng, pháo xe kéo, pháo phòng không và dân quân tự vệ. Do vậy, tôi phải cùng các cơ quan tổ chức nghiên cứu, chỉ đạo chặt chẽ việc tổ chức bố trí thao trường, bố trí các mục tiêu, các tuyến triển khai... đến khu vực chỉ huy, chỉ đạo và công tác bảo đảm an toàn.

Đầu tháng 11, cuộc diễn tập bắt đầu thì cũng là lúc các đồng chí Tư lệnh - Trưởng ban chỉ đạo diễn tập Quân khu 1, đồng chí Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng - Tham mưu trưởng diễn tập Quân khu 1 được Bộ triệu tập về dự hội nghị. Căn cứ vào kế hoạch và ý định diễn tập, tôi cùng các đồng chí trong Ban chỉ đạo và đoàn đạo diễn tiếp tục chỉ huy, chỉ đạo và điều hành. Tôi điều hành các cơ quan theo dõi chặt chẽ các giai đoạn diễn tập, kịp thời điều chỉnh một số nội dung phù hợp theo hướng phát triển nghiên cứu. Trong vấn đề huấn luyện hạ quyết tâm chiến đấu, giao nhiệm vụ, chỉ thị hiệp đồng, tôi luôn theo sát và chỉ đạo các đồng chí đảm nhiệm các cương vị và đơn vị tập làm đúng nguyên tắc, đúng trình tự, đúng phương pháp. Do vậy, qua từng giai đoạn, từng vấn đề diễn tập, trình độ chỉ huy, trình độ công tác tham mưu của cán bộ các cấp đã từng bước được nâng lên, tập các nội dung sau đạt kết quả tốt hơn các nội dung trước. Trước khi thực hành bắn đạn thật, tôi trực tiếp kiểm tra các đơn vị binh chủng, từ đường cơ động, tuyến triển khai của xe tăng, trận địa pháo binh, trận địa pháo một cách chu đáo và chặt chẽ. Khi thực hành bắn đạn thật, tôi cùng các đồng chí trong Ban chỉ đạo trực tiếp theo dõi toàn diện các hoạt động của Sư đoàn 3, từ hành động của người chỉ huy, hành động của đơn vị, hiệp đồng giữa các lực lượng binh chủng hợp thành. Do có sự tổ chức chỉ huy, chỉ đạo chặt chẽ của Ban chỉ đạo và tinh thần thái độ nghiêm túc, huấn luyện sát, gần với chiến đấu của Sư đoàn 3, kết quả thực hành “Trung đoàn bộ binh được tăng cường binh khí kỹ thuật đánh địch đổ bộ đường không ở địa hình rừng núi có bắn đạn thật” đạt kết quả giỏi, 100% mục tiêu bị tiêu diệt. Đơn vị an toàn tuyệt đối.

Qua thực hành bắn đạn thật cấp trung đoàn, dưới góc độ nào đó đã giúp cho rất nhiều cán bộ trẻ hình dung được hình thái, không gian, tính chất một trận đánh hiệp đồng trong tác chiến binh chủng hợp thành. Có đồng chí là cán bộ cao cấp thành thật nói với tôi, mấy chục năm làm bộ đội mà bây giờ mới được thấy xe tăng, pháo bắn thẳng, pháo cầu vồng bắn. Kết quả cuộc diễn tập nói chung, bắn đạn thật cấp trung đoàn nói riêng đã góp phần làm tăng niềm tin vào vũ khí trang bị hiện có của quân đội, củng cố quyết tâm sẵn sàng chiến đấu đánh bại kẻ thù trong cuộc chiến tranh tương lai nếu xảy ra.

Đầu tháng 11 năm 2002, đồng chí Nguyễn Khắc Nghiên - Tư lệnh Quân khu 1 được điều về làm Tư lệnh Quân khu 5, tôi được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 1. Ngày 15 tháng 11, đồng chí Nguyễn Khắc Nghiên bàn giao chức vụ Tư lệnh Quân khu 1 cho tôi. Sau đó Ban Thường vụ Đảng ủy Quân khu bầu bổ sung tôi làm Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu. Tháng 12 năm 2002, khi toàn bộ dự án khu kinh tế - quốc phòng Đoàn 799 đã triển khai xong, tôi bàn giao lại nhiệm vụ phụ trách công tác kinh tế, hậu cần và quản lý các đoàn kinh tế - quốc phòng cho đồng chí Thiếu tướng Dương Công Sửu - Phó Tư lệnh Quân khu.

Quân khu là đơn vị địa bàn lãnh thổ, với vị trí, chức năng là Liên binh đoàn chiến dịch trên một hướng, địa bàn chiến lược, có lực lượng vũ trang nhân dân đông đảo và hùng hậu, với cương vị Tư lệnh quân khu, tôi luôn ý thức được trách nhiệm của mình; tích cực nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, quân đội và nghị quyết của Đảng ủy Quân khu để cụ thể hoá vào xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động của quân khu về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Tôi suy nghĩ và thấy rất nhiều việc “cần làm ngay”, song cũng không thể nóng vội mà cần tập trung vào các nhiệm vụ chính. Tôi thường xuyên trao đổi bàn bạc dân chủ với đồng chí Phó Tư lệnh về Chính trị cùng tập thể Thường vụ Đảng ủy và các đồng chí trong Bộ Tư lệnh Quân khu 1, đề xuất hoạch định các chương trình, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn để lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang quân khu thực hiện nhiệm vụ một cách có hiệu quả.

Hằng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quân khu, tôi định hướng, gợi ý, trao đổi với người chỉ huy xây dựng phương hướng công tác cho phù hợp với đặc điểm của quân khu và yêu cầu của tình hình mới. Trong chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ trang nhân dân quân khu sẵn sàng chiến đấu, bên cạnh việc duy trì nghiêm các chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực chiến, luyện tập chiến đấu theo phương án, xây dựng các công trình chiến đấu... tôi luôn chú trọng chỉ đạo việc giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, quán triệt sâu rộng Nghị quyết Trung ương 8 (khoá IX) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Cùng với sẵn sàng chiến đấu, tôi và Bộ Tư lệnh Quân khu chú trọng phối hợp hiệp đồng với cấp ủy, chính quyền các địa phương, tham mưu giúp cho các địa phương chống xâm canh, xâm cư, xâm táng trên biên giới và giải quyết các điểm nóng về tranh chấp đất đai, khiếu kiện dài ngày. Để phục vụ cho phân giới cắm mốc, tôi cùng Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo tốt các đơn vị tham gia rà phá mìn, vật cản trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Do tổ chức bồi dưỡng cho bộ đội về kỹ thuật, phương pháp rà phá chu đáo và công tác bảo đảm tốt, nên hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch trên giao và an toàn tuyệt đối về người và trang bị, khí tài. Kết quả của công tác rà phá mìn, vật cản trên biên giới của lực lượng vũ trang quân khu đã góp phần đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc, tạo điều kiện cho nhân dân các dân tộc trở về làng bản cũ để định canh, định cư, ổn định cuộc sống tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và bảo vệ an ninh chủ quyền biên giới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:29:31 pm »

Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn đã trở thành một nhiệm vụ thường xuyên trong những năm qua của quân đội, địa bàn Quân khu 1 khi mùa mưa bão đến là nơi thường xảy ra các các trận lũ quét, lũ ống ở địa bàn vùng cao và ngập lụt ở vùng đồng bằng. Để giảm thiểu tổn thất do thiên tai gây ra, tôi cùng Bộ Tư lệnh Quân khu luôn chú trọng chỉ đạo các đơn vị xây dựng các kế hoạch và luyện tập phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn, tổ chức phối hợp, hiệp đồng tốt với các địa phương nơi đơn vị đảm nhiệm để sẵn sàng ứng phó. Để làm tốt được nhiệm vụ trên, tôi chỉ đạo cơ quan tham mưu tổ chức xây dựng các kế hoạch diễn tập cho các đơn vị, địa phương, vừa rèn luyện, vừa thích nghi với địa bàn, vừa làm quen với các tình huống có thể xảy ra. Kết hợp với phong trào thể dục, thể thao, tôi thống nhất với Bộ Tư lệnh Quân khu chỉ đạo các đơn vị và cơ quan huấn luyện bộ đội, công nhân viên tập bơi xuồng, làm quen để tham gia phòng chống lũ lụt. Sau huấn luyện, Quân khu 1 đã tổ chức hội thao để đánh giá kết quả. Việc luyện tập bơi xuồng được cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong quân khu hưởng ứng tích cực, nhất là khối cơ quan Quân khu. Chiều chiều, trên mặt nước hồ của Quân khu 1 rộn rã các tay chèo miệt mài tập luyện.

Từ những năm 2000, nhiệm vụ huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị cho ba thứ quân trong lực lượng vũ trang quân khu đặt ra những yêu cầu mới ngày càng cao hơn. Bản thân tôi đã tích cực nghiên cứu, quán triệt các mệnh lệnh, chỉ lệnh huấn luyện của Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu. Tôi cùng các đồng chí trong Bộ Tư lệnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quán triệt, triến khai thực hiện nghiêm túc mệnh lệnh huấn luyện của Bộ, của quân khu và cấp mình.

Hằng năm, quân khu đều duy trì tổ chức chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ cho một tỉnh, chỉ đạo các sư đoàn bộ binh, các lữ đoàn, trung đoàn binh chủng diễn tập chiến thuật một lần. Để hình thức huấn luyện cao nhất này đạt kết quả tốt, tôi cùng tập thể Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu tập trung trí tuệ, tập trung chỉ huy, chỉ đạo các cuộc diễn tập. Đối với khu vực phòng thủ tỉnh, tôi chỉ đạo cơ quan phải làm tốt công tác phối hợp, hiệp đồng với địa phương để chọn thời gian, thời điểm diễn tập cho phù hợp. Để diễn tập sát gần với thực tế chiến tranh và tránh bệnh thành tích, có cuộc diễn tập khi đang diễn theo tình huống của ý định diễn tập trước đó, tôi bàn cùng Ban chỉ đạo điều chỉnh xây dựng tình huống mới, sát gần với thực tiễn hơn để nâng cao trình độ lãnh đạo của cơ chế và năng lực của cơ quan quân sự địa phương. Trước đợt huấn luyện hàng năm, để huấn luyện đạt kết quả cao, Bộ Tư lệnh Quân khu luôn chú trọng tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cán bộ, chỉ đạo củng cố thao trường, bãi tập, làm mới mô hình học cụ và đồ dùng huấn luyện.

Cùng với chỉ đạo, chỉ huy thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, Ban Thường vụ và Bộ Tư lệnh Quân khu chúng tôi tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc, theo dõi các đơn vị xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Trong những năm qua, Quân khu 1 đã chú trọng xây dựng các đơn vị điểm vững mạnh toàn diện ở khối chủ lực, khối cơ quan quân sự địa phương và cơ quan, nhà trường, các đơn vị trực thuộc. Nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương đã có nhiều cố gắng khắc phục những khó khăn về cơ sở hạ tầng, về tác động của cơ chế thị trường đến đời sống cán bộ, chiến sĩ để xây dựng đơn vị theo các tiêu chí của đơn vị vững mạnh toàn diện. Tôi cùng Bộ Tư lệnh Quân khu và các cơ quan quân khu đã duy trì tốt chế độ kiểm tra các đơn vị về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Do vậy, nhiều cơ quan, đơn vị, nhà trường đã có những tiến bộ khá vững chắc trong thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, tổ chức biên chế đúng, đủ, giáo dục chính trị nâng cao bản lĩnh chính trị, huấn luyện, nền nếp chính quy chấp hành điều lệnh, thực hiện phong trào “Ngành Hậu cần làm theo lời Bác”, xây dựng doanh trại “xanh - sạch - đẹp” và “Cuộc vận động 50” - quản lý, khai thác vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông. Sư đoàn 3 là đơn vị tiêu biểu về nền nếp chính quy, được nhiều đoàn khách quân đội trong và ngoài nước đến thăm.

Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân là một nhiệm vụ thường xuyên của Quân khu 1. Quán triệt quan điểm trên, Thường vụ Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu luôn quan tâm chỉ đạo công tác giáo dục quốc phòng. Là Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng Quân khu 1, tôi cùng Hội đồng đã tích cực xây dựng các chương trình, kế hoạch bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho các đối tượng cán bộ theo phân cấp của trên. Tôi đề xuất, trao đổi với các đồng chí lãnh đạo các tỉnh xây dựng, tổ chức Hội đồng giáo dục quốc phòng ở địa phương đi vào hoạt động hiệu quả và thiết thực. Qua công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh ở các cấp, trình độ nhận thức về quốc phòng toàn dân của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở địa phương, của học sinh, sinh viên trên địa bàn được nâng lên. Công tác giáo dục quốc phòng trên địa bàn Quân khu 1 đã khích lệ được lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, nhận rõ kẻ thù, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng trong cán bộ, nhân dân các dân tộc, và động viên họ đoàn kết góp sức mình vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng đi đôi với bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa bàn, trên tinh thần đó, tôi đã đề xuất với Đảng ủy Quân khu ra chủ trương lãnh đạo các cơ quan quân sự địa phương làm tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền xây dựng thế trận phòng thủ khu vực trên địa bàn, dựa trên cơ sở các hang động sẵn có của địa phương. Bên cạnh đó, tôi cũng trao đổi, đề xuất trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo địa phương kết hợp kinh tế với quốc phòng, xây dựng, cải tạo một số hang động mang tính lưỡng dụng, thời bình phục vụ cho kinh tế - xã hội, thời chiến phục vụ cho quân sự. Năm 2004, tôi và đoàn cán bộ một số cơ quan quân khu tổ chức đợt kiểm tra tình hình biên giới và làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng. Thay mặt Bộ Tư lệnh Quân khu 1, tôi bàn với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Cao Bằng về dự án mở tuyến đường nối huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn với thị xã Cao Bằng phục vụ cho phát triển kinh tế và củng cố thế trận quốc phòng của địa phương. Cũng trong chuyến đi Cao Bằng, sau khi thị sát, nắm tình hình khu vực thác Bản Giốc, Đoàn cán bộ Bộ Tư lệnh Quân khu đã gặp gỡ, thăm hỏi động viên các chiến sĩ biên phòng và dân quân tập trung của xã Đàm Thủy huyện Trùng Khánh, xác định quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước, bảo vệ thác Bản Giốc - món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng. Sau đó, Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng phương thức đấu tranh bảo vệ chủ quyển lãnh thổ, hình thức sử dụng lực lượng dân quân tập trung cùng với phương pháp bảo đảm...

Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cơ quan, đơn vị, tôi và Bộ Tư lệnh Quân khu 1 đã chú trọng chỉ đạo huấn luyện cơ quan bằng các hình thức luyện tập chiến dịch và chỉ huy - tham mưu chiến dịch với quy mô toàn quân khu. Để phục vụ cho luyện tập, những sa bàn địa hình với diện tích hàng trăm mét vuông đã được cơ quan tham mưu thực hiện. Tại sa bàn, tôi chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiên cứu địa hình, tổ chức giao nhiệm vụ, chỉ thị hiệp đồng, bảo đảm. Sau luyện tập, một số cơ quan đề nghị để sa bàn lại một thời gian cho cơ quan học tập, vì nhiều cán bộ chưa hình dung được hết không gian và địa hình cụ thể của quân khu. Cũng chính nhờ loại hình luyện tập chiến dịch này, trình độ của cán bộ chỉ huy, cơ quan các cấp, ý thức với dự báo các hướng, khu vực cùng đảm nhiệm nhiệm vụ chiến đấu của các đơn vị, địa phương trong thế trận phòng thủ của quân khu đã được nâng lên.

Để sẵn sàng nhận mọi nhiệm vụ trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (nếu xảy ra), năm 2004, tôi báo cáo Bộ Quốc phòng và Bộ Tổng Tham mưu cho phép Quân khu 1 đi nghiên cứu địa hình của Quân khu 2 và Quân khu 3. Được sự đồng ý của trên, Quân khu 1 đã tổ chức đoàn cán bộ gồm một số đồng chí trong Bộ Tư lệnh, Thủ trưởng bốn cơ quan, một số cán bộ cấp trưởng các phòng, ban thực hiện hai đợt đi nghiên cứu địa hình ở Quân khu 3 và Quân khu 2. Qua chuyến đi nghiên cứu địa hình, thực chất giống như một đợt học tập ngoại khoá, đi đến đâu đoàn cán bộ Quân khu 1 cũng được đón tiếp, nghe báo cáo, trao đổi tình hình mọi mặt và hướng dẫn đến những địa bàn xung yếu. Nhờ những hoạt động trên, nhiều đồng chí cán bộ ở Quân khu 1 mới có dịp biết đến bãi Tục Lãm, mũi Trà Vỹ ở địa đầu Móng Cái, trận địa pháo 37 ly Tiền Châu - Thái Bình, những mốc giới mới cắm ở Hà Khẩu - Lào Cai, rồi đồi A1, đồi Him Lam, đồi Độc Lập, Mường Phăng - những địa danh đã được các thế hệ đi trước của quân đội ta đã lập nên nhiều chiến công trong hai cuộc kháng chiến...
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #37 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:31:50 pm »

Do chú trọng làm tốt công tác chỉ đạo, chỉ huy huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị, địa phương đều đạt kết quả tốt. Tham gia các cuộc hội thao của Bộ, của các quân chủng, binh chủng và các chuyên ngành Quân khu 1 đều đạt được các thứ hạng đáng khích lệ. Kết quả ấy, bản thân tôi rất phấn khởi và tự hào bởi phần nào có sự đóng góp tâm sức của mình.

Thực hiện Nghị quyết 51/NQ-TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 513/NQ-ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương về “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, tôi luôn chú trọng quán triệt Nghị quyết của Đảng một cách nghiêm túc và ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình là người chỉ huy đồng thời là Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu trong việc triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ và các dơn vị. Dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ, tôi tham gia đề xuất với Thường vụ Đảng ủy những biện pháp, phương pháp thực hiện Nghị quyết nhằm nhanh chóng kiện toàn, củng cố đội ngũ cán bộ đảm nhiệm các cương vị chính ủy, chính trị viên ở các đơn vị để ổn định đơn vị.
Từ ngày 15 đến ngày 17 tháng 11 năm 2005, Đảng bộ Quân khu 1 tiến hành Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XII. Tại Đại hội, tôi được bầu vào Ban chấp hành Đảng bộ Quân khu. Ban chấp hành Đảng bộ đã bầu tôi vào Ban Thường vụ Đảng ủy và giữ cương vị Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu. Ý thức được vinh dự và trách nhiệm, tôi tự nhắc mình tiếp tục rèn luyện, phấn đấu hơn nữa để góp sức lực, trí tuệ nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân khu vững mạnh toàn diện.

Cùng với các nhiệm vụ khác, tôi luôn quan tâm đến việc xây dựng cơ bản nơi ăn, chốn ở, nơi làm việc cho các đơn vị trong quân khu, trước tiên là cơ quan quân khu để làm mẫu về nền nếp ăn ở chính quy cho các đơn vị đến tham quan, học tập. Được sự đầu tư của Bộ Quốc phòng và các nguồn vốn của quân khu, tôi đã cùng tập thể Ban Thường vụ và Bộ Tư lệnh Quân khu lãnh đạo, chỉ đạo việc xây dựng Nhà văn hoá, sân vận động, hồ nước trung tâm và một số nhà ở cho bốn cơ quan quân khu. Sau một thời gian, cảnh quan trong Quân khu bộ đã có nhiều thay đổi. Nhà văn hoá được thiết kế xây dựng khá hoành tráng, với khuôn viên rộng. Sân vận động đúng quy cách, có đường bít điền kinh và diễu duyệt tốt, khán đài A có mái che. Trong khuôn viên cơ quan Quân khu bộ có hồ nước trong xanh lung linh chiếu ánh đèn nê ông trên đường 3 tháng 2, những hàng cây sấu lấy giống từ khu rừng Trần Hưng Đạo đã mở tán che các thảm cỏ tạo nên môi trường trong lành... Cán bộ các cơ quan Quân khu đã rời các nhà cấp 4 cũ kỹ lên ơ các nhà hai tầng thoáng mát. Đó chính là điều kiện thuận lợi để cán bộ khối cơ quan làm gương cho toàn đơn vị về nền nếp ăn ở chính quy. Những cơ sở hạ tầng trên đã tôn thêm vẻ đẹp của doanh trại quân đội thời nay. Ngày 16 tháng 10 năm 2005, Quân khu 1 đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang Quân khu. Các vị khách quý và đại biểu các địa phương trên địa bàn đã được xem diễu duyệt đội ngũ với những bước đi oai nghiêm, hùng dũng của bộ đội, những màn biểu diễn võ thuật... đặc biệt là màn trình diễn nghệ thuật được sân khấu hóa lịch sử truyền thống Quân khu 1 - Việt Bắc 60 năm với sự tham gia của hàng trăm diễn viên không chuyên là cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên của tất cả các cơ quan, đơn vị trong quân khu.

Là người chỉ huy, tôi rất chú trọng quan tâm chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học - công nghệ, biên soạn lịch sử và tổng kết chiến tranh. Trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ Quân khu 1, tôi chỉ đạo Phòng Khoa học, Công nghệ và Môi trường tham mưu, tổ chức triển khai các chương trình để tài và thực hiện quản lỷ Nhà nước về khoa học trong lực lượng vũ trang quân khu. Tôi đã chỉ đạo cơ quan khoa học tổ chức biên soạn một số tài liệu về nghệ thuật quân sự, tổ chức tổng kết chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, biên soạn lịch sử lực lượng vũ trang quân khu thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quổc (1975-2010), duy trì phát hành Thông tin Khoa học Quân sự Quân khu hàng quý và Bản tin phục vụ lãnh đạo tuần. Năm 2007, Quân khu 1 đã phối hợp với Bộ Quốc phòng và Quân khu 2 tổ chức thành công Hội thảo khoa học “60 năm chiến thắng Việt Bắc Thu - Đông 1947”. Cuộc hội thảo đã thu hút được sự tham gia của hơn 30 tướng lĩnh, hàng chục các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, và hàng trăm cán bộ khoa học trong toàn quân.

Ngày 27 tháng 12 năm 2007, tôi hoàn thành nhiệm vụ của một người lính Cụ Hồ. Theo quyết định của trên, tôi bàn giao lại chức vụ Tư lệnh Quân khu 1 cho đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Đạo.

Trở về đời thường, song trong tâm trí tôi vẫn vang lên những âm hưởng của cuộc đời người lính. Những âm thanh của bom đạn, sắt thép, tiếng gầm rú của máy bay suốt chặng đường từ Quảng Trị đến dinh Độc Lập, những ngày luồn rừng truy quét FULRO, rồi những ngày vất vả hành quân ngược xuôi Nam - Bắc, cùng đồng chí, đồng đội dưới sự lãnh đạo của Đảng, vững bước dưới Quân kỳ Quyết thắng xây dựng Trung đoàn 66, Sư đoàn 304, Quân đoàn 2, cuối cùng là Quân khu 1 thành đơn vị vững mạnh toàn diện góp phần xây dựng quân đội nhân dân chính quỹ, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Cuối năm 2008, khi đang nghỉ chờ hưu, tôi được Đảng ủy Quân khu 1 mời về dự lễ trao Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Với những thành tích trong chiến đấu và công tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngày 14 tháng 4 năm 2011, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Nguyễn Minh Triết đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cho cá nhân tôi. Những danh hiệu trên là những phần thưởng cao quý nhất đối với tôi và gia đình. Tôi luôn tự hào và biết ơn đồng bào, đồng chí, đồng đội đã cùng kề vai, sát cánh chia lửa trên đồng bào chặng đường chiến đấu và công tác. Tôi tự hứa, tiếp tục phấn đấu, rèn luyện giữ vững phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, tiếp tục góp sức mình vào công cuộc đổi mới xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày về nghỉ hưu, ngoài thời gian, tình cảm, trách nhiệm dành cho gia đình, dành cho các con và các cháu, tôi cũng tích cực tham gia sinh hoạt Đảng các hoạt động của cựu chiến binh, tổ dân phố, tôi còn tham gia Hội đồng đội của thành phố Hà Nội, làm hội viên Hội hỗ trợ gia đình thương binh - liệt sĩ, làm Trưởng ban liên lạc bạn chiến đấu cựu chiến binh Sư đoàn 304, Đặc biệt, đối với việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ, tôi luôn tự đặt cho mình trách nhiệm thiêng liêng đối với những đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường... dù khó khăn đến mấy cũng quyết tâm bằng mọi cách để đưa các anh về với gia đình, quê hương. Đối với tôi, phía trước nhiều việc hữu ích đang chờ đợi và tiếp tục phải làm, sống cho xứng đáng, trọn vẹn với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và của đồng chí, đồng đội.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2019, 03:33:31 pm »

THAY LỜI KẾT


Bốn mươi năm liên tục chiến đấu, công tác trong Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng với tôi có biết bao nhiêu kỷ niệm buồn vui. Nhớ làm sao, kể làm sao cho hết những ngày trèo đèo, lội suối, băng rừng, biết bao lần sự sống và cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nhưng vượt lên tất cả vẫn là tinh thần quả cảm, đức hy sinh và lòng tự hào về một thời máu lửa. Lịch sử đất nước giờ đây đã bước sang trang mới. Tôi không ngờ, từ một đứa trẻ xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó, sớm phải thoát ly để rồi trở thành “Bộ đội Cụ Hồ”, đến hôm nay được sống, viết lại những kỷ niệm vui buồn giữa lòng Thủ đô Hà Nội.

Cuộc đời binh nghiệp của tôi với bốn chục năm chinh chiến và công tác vẫn còn bao điều trăn trở, nhưng quân đội là một trường học lớn đã đào tạo, rèn luyện tôi nên người. Phát triển rồi trưởng thành từ anh lính binh nhì cho đến khi nhận quân hàm Trung tướng đối với tôi đó là một điều hạnh phúc và may mắn lớn. Ơn Đảng, ơn Bác Hồ và quân đội đã cho tôi lý tưởng cách mạng, ý chí và niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.

Tôi rất vui mừng nhận thấy sau 35 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, Việt Nam đã tạo được vị thế vững chắc trong lòng bè bạn quốc tế và ngày càng phát triển cả về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh...

Sau khi về hưu tôi có nhiều thời gian để về thăm quê. Hình ảnh cây đa, bến nước, sân đình... từ lâu vẫn để lại dấu ấn đặc biệt trong tôi. Dù hôm nay đang sống giữa lòng Thủ đô Hà Nội nhưng cái tên Khả Phong - quê tôi vẫn mãi là nguồn cội, là điểm tựa tinh thần luôn theo tôi suốt cả cuộc đời.

Mỗi lần về quê, tôi đều ước ao và mường tượng ra cảnh mình được đi giữa những cánh đồng lúa chín vàng để mà thả sức nhớ về một thời tuổi thơ đầy gian khó, cái thời chăn trâu, cắt cỏ, kiếm củi... Nhưng cái thời đó đã xa, xa thật rồi vì quê hương tôi giờ đang đổi mới. Đây đó những nhà cao tầng, mái ngói, mái bằng đang mọc lên từng ngày thay cho mái rạ, lều tranh, vách đất.

Cảm ơn quê hương, cảm ơn gia đình với người cha - người mẹ chịu thương chịu khó vượt qua nghèo khổ, cơ cực để nuôi tôi khôn lớn trưởng thành. Cũng không quên cảm ơn người vợ suốt một đời nhẫn nại, thủy chung gắn bó nghĩa tình. Năm tháng qua đi, cuộc sống vợ chồng tôi thật đơn giản và trôi theo những chặng đường chiến đấu, công tác dài đằng đẵng. Vợ tôi luôn xác định: “Lấy chồng công tác trong quân đội thì người vợ phải chịu rất nhiều thiệt thòi. Mọi công việc trong gia đình đều phải một tay gánh vác”. Tôi hiểu đó là một sự vượt qua chính mình mà không phải người phụ nữ nào cũng làm được.

Xin dành lời tri ân, cảm ơn chân thành đến đồng bào, đồng chí, đồng đội tôi, đặc biệt là những người đã không tiếc máu xương của mình đã ngã xuống chiến trường để cho đất nước có được cuộc sống hòa bình, hạnh phúc hôm nay.

Nhân đây tôi cũng xin cảm ơn và tri ân đồng bào các dân tộc Việt Bắc, cấp ủy, chính quyền, các ban ngành và lực lượng vũ trang trên địa bàn Quân đoàn 2, Quân khu 1 luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi phấn đấu, công tác trong suốt 40 năm qua từ lúc tôi nhập ngũ cho đến khi tạm biệt cuộc đời binh nghiệp của mình.




Hết
Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM