Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:06:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)  (Đọc 16020 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:43:37 pm »

- Kết quả hoạt động từ ngày 1-3-1954 đến ngày 7-3-1954 Tiểu đoàn 307 phối hợp với bộ đội địa phương 552, cùng dân quân địa phương diệt và làm bị thương gần 500 tên địch, gồm có lực lượng đi tiếp viện và đồn trú của địch, thu trên 400 súng các loại. Làm tan rã hệ thống tháp canh dọc đường từ quận lỵ An Biên ra Xẻo Rô, bức rút tiểu khu An Biên, giải phóng hoàn toàn huyện An Biên, mở rộng vùng căn cứ địa Miền Tây ra tận sông Cái Lớn.

Đợt hoạt động có ảnh hưởng lớn đến nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Khắp nơi tích cực đẩy mạnh nhân dân chiến tranh tiêu hao, tiêu diệt và làm tan rã quân địch, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ.

Quân địch thì hoang mang cực độ, hạn chế mọi hoạt động, tạo điều kiện cho tiểu đoàn và lực lượng địa phương khuyếch trương chiến quả.

+ Sau chiến thắng An Biên, Tiểu đoàn 307 phối hợp cùng bộ đội địa phương 2062 và dân quân xung quanh thị xã Rạch Giá, mở một đợt nhập chiến đấu vào thị xã Rạch Giá và khu vực xung quanh để khuyếch trương chiến quả nhằm mục đích:

- Tiêu diệt tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, phối hợp với phá hoại, quấy rối trong thị xã, căn cứ đầu não của phân khu Rạch Giá, làm cho địch phải lúng túng, quay về đối phó ở địch vận, tạo cơ sở cho ta tăng cường hoạt động ở quận Châu Thành.

- Song song với hoạt động quân sự, tổ chức những đợt tuyên truyền xung phong, tiến hành công tác địch ngụy vận tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở nội thành và vùng quanh thị xã.

Để mở đầu cho đợt hoạt động tiểu đoàn đã tổ chức 1 đêm đột nhập chiến đấu vào trung tâm thị xã Rạch Giá. Ta dùng đặc công kết hợp với xung kích tiêu diệt hoàn toàn căn cứ tổng hợp dinh quân Cao Đài và 2 lô cốt.

Đánh sập 1 phần đồn cảnh sát, đánh gãy hai trụ cầu đúc nối liền 2 khu vực trong thị xã, làm cầu nghiên hư hỏng nặng.

Đánh hư nhà máy điện, pháo kích bằng cối 60, cối 81 và súng phóng bom (đạn căm xe) vào trúng khu vực chỉ huy của Tiểu đoàn BVN 15 (phân khu Rạch Giá) bức rút 2 tháp canh.

Sau đó 6 đêm liền đột nhập vào trong khu phố và ngoại ô, để tuyên truyền xung phong có kết quả tốt.

Địch chết và bị thương trên 100 tên, bị bắt 15 tên. Ta thu hàng chục súng và hàng ngàn đạn, lựu đạn.

Nhân đà thắng lợi, nhân dân trong vùng phấn khởi, tiểu đoàn hoạt động phân tán từng đại đội cùng bộ đội địa phương và dân quân liên tục hoạt động xung quanh thị xã và quận Châu Thành kết hợp tác chiến với địch ngụy vận rất có kết quả, đã bức rút bức hàng hàng chục đồn bót của địch, thu hẹp địa bàn của địch, mở rộng khu căn cứ của ta, nhân dân chiến tranh phát triển tốt. Tinh thần địch sa sút chưa từng thấy.

- Có cụ già đàng hoàng đi thẳng vào bót giặc nói: “Rắn mạnh là cốt ở cái đầu, đầu rắn hiện nay đang bị đập ở Điện Biên Phủ các chú ở trong này chỉ là cái đuôi, dù có ngo ngoe cho lắm rồi cũng không sống được bao lâu. Nghe qua nộp súng về với cách mạng là thượng sách, chứ nằm chờ đến phút chót, lóp ngóp ra hàng là hạ sách”. Thế là địch ra hàng.

- Có nơi bộ đội và du kích ban đêm lùa 5 – 7 con trâu lộ quanh bót giặc. Hơi xa xa, nghe “sộn sộn” liên hồi, địch tưởng như có hàng trăm bộ đội ta đang hành quân vây bót, nên rất hốt hoảng. Đồng thời dân quân tập trung 4 – 5 khẩu súng trường đồng loạt bắn vào bót và kêu gọi địch ra hàng, nếu không hàng, hãy lắng nghe “ba lẻ bảy” đang bao vây đồn và sẽ “lăng sờ bom” tiêu diệt bót. Địch im tiếng lắng nghe, tiếng lội nước ào ào mỗi lúc một gần như có hàng ngàn người đang tiến đến, địch hoảng sợ, cuối cùng xin hàng. Sau khi nộp súng đạn xong, chờ mãi không thấy bộ đội chủ lực đâu, có tên kêu lên: “Úy trời ơi! Té ra các anh là du kích à”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:47:28 pm »

Chiến dịch địch ngụy vận kết hợp với tác chiến mà Trung ương Cục miền Nam đề ra để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ rất có kết quả. Lúc đó ở tỉnh nào cũng lấy được hàng chục đồn bót địch, thu hàng trăm súng. Riêng ở Phân liên liên khu Miền Tây đã có hơn một vạn lính địch bị nhân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu.

Tiểu đoàn 307 đã cùng bộ đội địa phương Bạc Liêu và nhân dân trong vùng, thực hiện có hiệu quả chỉ thị của Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Phân liên khu. Chẳng những đánh bại âm mưu càn quét bình định lấn chiếm của địch vào căn cứ địa kháng chiến của ta, mà còn giải phóng quận An Biên, mở rộng vùng căn cứ địa rừng U Minh của ta. Đột nhập đánh vào trung tâm thị xã Rạch Giá và vùng địch hậu quận Châu Thành, bức rút, bức hàng, tiêu diệt, tiêu hao, nhiều sinh lực địch, kìm chân các đơn vị cơ động của địch không để chúng tăng viện cho chiến trường Điện Biên Phủ, tạo nên khí thế cách mạng sôi nổi trong nhân dân và lòng tin mãnh liệt vào thắng lợi cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.



TRẬN DIỆT QUÂN TIẾP VIỆN TẠI AN BIÊN NGÀY 06-03-54
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:48:37 pm »

HẠ ĐỒN CÔNG GIÁO (CÀ MAU)

Đây là trận kỳ tập, đột nhập bất ngờ, ngay ban ngày vào đồn do một trung đội lính công giáo phản động đóng giữ, ta chiếm đồn, thu toàn bộ vũ khí. Trận đánh xảy ra vào 17 giờ ngày 1 tháng 12 năm 1953.

- Khi về hoạt động tại tỉnh Bạc Liêu, Tiểu đoàn 307 dần nắm chắc tình hình địch để chủ động lập kế hoạch tác chiến, nhất là những nơi địch có sơ hở. Trọng điểm trinh sát điều tra địch là thị trấn Cà Mau, thị trấn An Biên, và thị xã Bạc Liêu.

Đại đội trinh liên của tiểu đoàn, được tổ chức ra 3 đội trinh sát để làm nhiệm vụ ở 3 địa điểm trên.

Đội trinh sát bám địch tại vùng thị trấn Cà Mau do đồng chí Nguyễn Ngọc Thoàn (Hai Thoàn) trung đội phó phụ trách đội trưởng. Đội thường xuyên ở tại ấp Tân Đức xã An Xuyên và ấp 3, ấp 4 xã Tân Thành gần sát thị trấn Cà Mau. Ngoài việc điều nghiên ban đêm, còn giả dạng thường dân, đi mua bán, thăm hỏi bà con, công khai thị trấn Cà Mau và chợ Tắc Vân trên đường Cà Mau – Bạc Liêu.

Một dịp Hai Thoàn vào trinh sát Cà Mau, đi nhờ xuồng của anh Tư ở ấp Tân Đức, vào thị trấn Cà Mau, anh Tư rủ Hai Thoàn đi lên đồn Công giáo ở ngoại vi thị trấn để ăn giỗ người bà con. Đây là dịp để tiếp cận vào trong đồn này nên Hai Thoàn nhận lời cùng đi với anh Tư. Đồn này nằm trên trục lộ Cà Mau – Bạc Liêu, cách thị trấn Cà Mau 1km, do cha Công và 2 thiếu úy chỉ huy, tổ chức thành 7 tiểu đội gồm 72 lính trấn giữ làm tiền đồn bảo vệ phía đông thị trấn Cà Mau. Đồn có đồn chính và 6 lô cốt xung quanh, bên ngoài có mấy tầng rào dây thép gai, đồn chính có tầng trệt và tầng lầu.

Trong bữa giỗ Hai Thoàn được gặp linh mục Công, qua tiếp chuyện, Hai Thoàn được cảm tình của linh mục nên được linh mục mời lên nhà uống nước trà (nói là nhà nhưng cụ thể là tầng lầu của đồn chính). Trước khi đến phòng của linh mục, Hai Thoàn đã đi qua một phòng chứa đầy vũ khí đạn dược kề liền phòng của linh mục. Sau tiệc trà, Hai Thoàn chào linh mục ra về, đi ngang các lô cốt thấy không có lính gác, là cán bộ trinh sát Hai Thoàn tự hỏi: “Tại sao các lô cốt không có cái nào gác cả?”.

Qua tiếp cận được bên trong bót vài ngày sau Hai Thoàn cùng Mai Văn Đáo tiểu đội trưởng, đại đội phó trinh sát quyết định cải dạng cùng đi thị trấn Cà Mau và lên lại nhà quen ăn giỗ hôm trước để thăm và tổ chức “nhậu”. Trong tiệc rượu, Hai Thoàn giả vờ thắc mắc hỏi: Anh Năm (lính trong đồn vừa là chủ nhà) tại sao các lô cốt các anh không gác, không xét gì hết? Anh Nằm liền trả lời có chứ, chúng tôi gác từ 6 giờ tối đến 6 giờ sáng, qua đó Hai Thoàn tiếp tục khéo léo hỏi riêng chị Năm thì được biết – chiều khoảng 6 giờ thì lính lên lãnh súng gác (mà kho súng Hai Thoàn đã nhìn thấy) và 6 giờ sáng thì súng đưa về kho giữ. Ban ngày chỉ có một người gác ở trên chòi gác đồn chính (gọi là Mirador).

Đến đây, trong trí người cán bộ trinh sát đã xuất hiện phương án “phải kỳ tập chiếm đồn này”.

Về tại Tân Đức, Hai Thoàn triệu tập Mai Văn Đáo – Nguyễn Văn Xích – Trịnh Năm Năm tiểu đội phó trao đổi “quyết tâm của mình đánh kỳ tập chiếm đồn Công giáo” được anh em đồng tình.

Hai Thoàn, đồng chí Xích và đồng chí Năm về báo cáo quyết tâm và phương án đánh kỳ tập với Ban chỉ huy tiểu đoàn. Có cả đồng chí trưởng ban tác chiến tiểu đoàn tham dự.

Hai Thoàn báo cáo qui luật canh gác của bót này và báo cáo sẽ sử dụng lực lượng chủ yếu là 3 tổ trinh sát “kỳ tập” vào lúc 17 giờ khi địch chưa phát súng trong kho cho lính, nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Tổ 1: Do Nguyễn Ngọc Thoàn chỉ huy chung và trực tiếp phụ trách tổ gồm có Hồ Văn Một, Lê Văn Quang có nhiệm vụ chiếm đồn chính, giữ kho súng đạn và đánh thốc lên chiếm điểm gác trên Mirador, tổ này cải trang hành quân theo rạch ra đồn. Trang bị 1 tiểu liên, 2 súng ngắn, 4 lựu đạn.

- Tổ 2 gồm Nguyễn Văn Xích, Trịnh Văn Năm sẽ chiếm cửa chính của đồn, không cho lính từ bên ngoài vào. Trang bị 2 súng ngắn, 2 lựu đạn – cải trang hành quân theo rạch lộ tẻ đi lên.

- Tổ 3 gồm: Mai Văn Đáo, Nguyễn Văn Hàng đánh chiếm lô cốt 2 (hướng Cà Mau) và nổ súng khi địch từ Cà Mau chi viện lên. Và nếu đánh địch chi viện, tổ này nổ súng thì trung đội bộ binh sẽ phối hợp đánh viện để bảo vệ các tổ trong đồn. Tổ này trang bị 1 tiểu liên, 1 súng ngắn và 2 lựu đạn – cải trang hành quân bằng xuồng đi qua thị xã Cà Mau vòng lên hướng đồn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:50:18 pm »

Về lực lượng tiếp ứng đề nghị sử dụng 1 trung đội bộ binh (trung đội C đại đội 932) và 2 khẩu cối 60 do tổ trinh sát Nguyễn Văn Lễ, Lê Minh Điền, Nguyễn Văn Quang hướng dẫn có nhiệm vụ vừa chặn viện vừa hỗ trợ tiếp ứng khi cần thiết và sẵn sàng thu gom chiến lợi phẩm. Hành quân cải trang bằng ghe có mui chiến sĩ và súng đạn nằm im trong mui.

Về xác định phương châm chiến đấu: “Bí mật, dũng cảm, táo bạo, nhanh chóng”. Đặc biệt là phải bảo đảm bí mật tuyệt đối.

Sau khi nghe Hai Thoàn báo cáo và hỏi kỹ một số điểm, Ban chỉ huy tiểu đoàn nhất trí cho đánh. Nhưng còn 2 điểm mà theo đồng chí Hồng Sơn tiểu đoàn trưởng cần phải xin ý kiến Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây, đó là vấn đề đồn Công Giáo và đây là trận đánh mở màn của tiểu đoàn, trong hoạt động phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, tại huyện An Biên. Nếu thắng sẽ tạo khí thế tốt cho tiểu đoàn, nếu không thắng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chung của đơn vị. Đồng chí tiểu đoàn trưởng phân công đồng chí trưởng ban tác chiến và Hai Thoàn đi báo cáo và được Bộ Tư lệnh chấp thuận cho đánh, nhưng với điều kiện không được để cho Cha Công thương vong và quyết định ngày giờ đánh là 17 giờ 1-12-1953.

Sáng ngày 1-12-1953 họp các tổ trinh sát và đồng chí Miêng trung đội trưởng trung đội C, đại đội 932 để quán triệt nhiệm vụ và hợp đồng tác chiến, và phân công đồng chí Hồ Văn Một cải trang ra bót trước, nắm tình hình để làm ám hiệu báo cáo với Hai Thoàn khi tổ của Hai Thoàn đến cổng đồn – ám hiệu cụ thể “cầm thuốc hút là bình thường không lộ, không cầm thuốc hút là đã lộ”.

Sau đó các bộ phận chuẩn bị cải trang hành quân. Hai Thoàn mượn 1 cái vali của anh chị Tám Thành vừa đám cưới trước đây vài hôm, để đựng khẩu tiểu liên và lựu đạn – Quá trình hành quân có 2 sự kiện xảy ra mà trinh sát đã nhạy bén đối phó. Ở cánh tổ 1, khi Hai Thoàn và Quang kéo xuồng qua đoạn lộ Cà Mau có 1 tên lính đến hỏi: Hai anh đi đâu giờ này, Hai Thoàn nhanh trí trả lời: “Tôi ra nhà anh chị Năm mua heo mổ để sáng đem qua Cà Mau bán, mời tôi đến nhậu chơi” thì tên lính lại giúp kéo xuồng qua lộ. Lúc này hai đồng chí rất lo, sợ trong vali súng và lựu đạn khua sẽ nguy. Nhưng may là không sao. Còn cánh tổ 3 đến trạm kiểm soát gần cầu Quay thì hai tên cảnh sát hỏi: “Mấy cha nội đi đâu chiều tối vậy” Mai Văn Đáo nhanh trí trả lời: “Tôi có người nhà ở rạch Sập bị bệnh nặng sắp chết, nên phải đi thăm họ, xin mấy ông thông cảm”. Hai lính cảnh sát nói “thôi đi đi cha nội” đồng chí Đáo và Ràng nhẹ nhõm tiếp tục hành quân.

17 giờ kém 10 phút, 3 tổ chiến đấu đã liên lạc với nhau trên kinh Xáng trước cổng đồn và bắt liên lạc được với Hồ Văn Một, được biết tình hình bình thường. Hai Thoàn liền ra ám hiệu cho tất cả các tổ bắt đầu xung phong chiếm lĩnh các vị trí đã được phân công, Hai Thoàn dẫn đầu, kế tiếp là Quang và Một; tổ 2 Xích, Năm bám theo sát gót và chiếm đồn chính, chiếm kho súng tầng 2, chiếm cửa đồn chính và tổ 3: Đáo, Ràng, chiếm lô cốt số 2.

Khi tổ 1, tổ 2 xung phong vào chiếm bót chính trong lúc bọn lính còn đánh bóng chuyền ngoài sân, bọn chúng la hoảng: “Việt minh... Việt minh...” và chạy tán loạn. Tên lính gác trên nóc nghe là “Việt minh...” nhìn thấy quân ta đang chạy vào chiếm bót liền ném nhiều lựu đạn xuống trước cửa bót chính, ngăn quân ta tiến vào bên trong. Nhưng đã muộn, hai tổ trinh sát chiến đấu của ta đã vào hẳn bên trong nên được an toàn. Hai Thoàn và đồng chí Quang đánh thốc lên nóc gác, tên lính sợ quá tốc nóc nhà trốn trong máng xối anh em không phát hiện được chỉ thu khẩu đại liên trên nóc đem xuống, gọi trung đội bộ binh xông vào để thu dọn chiến trường, bắt tù binh và khi bộ binh vào đến Hai Thoàn phân công hai tiểu đội thu gom súng đạn, 1 tiểu đội cùng tổ trinh sát do Sáu Lễ phu trách lùng bắt số lính tập trung cả trước sân được 47 tên. Hai Thoàn cùng Sáu Lễ tuyên truyền giải thích chính sách khoan hồng của Việt minh và khuyên họ không đi lính cho Pháp và tuyên bố do chính sách khoan hồng của cách mạng thả họ tại chỗ.

Bộ phận thu vũ khí thu được 1 đại liên, 40 súng tiểu liên và súng trường, trên 100 lựu đạn, trên 3 tấn đạn.

Các tổ trinh sát rút về ấp Tân Đức xã An Xuyên, đại đội 932 rút về xã Tân Lộc với niềm vui phấn khởi của nhân dân, tặng gà nấu cháo mừng chiến thắng suốt đêm và ngày hôm sau tin chiến thắng lan rộng về Thới Bình, Huyện Sử, Trí Phải với sự vui mừng, khen ngợi của bà con.

- Bọn giặc ở Cà Mau thì vừa bàng hoàng, với tài “xuất quỉ nhập thần” của Việt minh, vừa nghi ngờ bọn chỉ huy bót này làm nội ứng cho Việt minh nên Việt minh mới lấy bót dễ dàng như vậy. Đặc biệt Cha Công được an toàn tuyệt đối cộng với tuyên truyền giải thích chính sách của ta và thả binh lính tại chỗ đã gây ảnh hưởng tốt cho đồng bào và binh lính công giáo.

- Nhân dân ở vùng tạm chiếm Cà Mau phấn khởi và khen ngợi bộ đội đánh lấy bót mà không tốn một viên đạn...

Sau chiến thắng này, Tiểu đoàn 307 hăng hái bước vào chiến dịch Đông Xuân lập chiến công và giải phóng hoàn toàn huyện An Biên (Bạc Liêu).

Trong trận này đông chí Nguyễn Ngọc Thoàn được Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây tuyên dương công trạng trong toàn liên khu.



TRẬN ĐÁNH ĐỒN CÔNG GIÁO (CÀ MAU)
NGÀY 01-12-53
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2018, 08:14:27 am »

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU ĐOÀN
TRƯỚC NGÀY TẬP KẾT RA MIỀN BẮC

Tháng 7 năm 1954, Tiểu đoàn 307 được Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây điều động lên hoạt động ở Long Châu Hà (Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiền) với ý định tiếp tục hoạt động để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ.

Nhận được lệnh, tiểu đoàn hành quân từ Bạc liêu lên Cần Thơ, vượt lộ Cái Sắn về đóng quân trên bờ kinh Mỹ Hiệp Sơn gần núi Sập thuộc xã Mỹ Hiệp Sơn. Cuộc hành quân bằng xuồng liên tục trong 4 đêm.

Bộ phận đi trước của tiểu đoàn gồm cán bộ và trinh sát đã liên hệ với tỉnh lội Long Châu Hà và huyện đội Ba Thê nắm tình hình trong vùng:

Nhân dân ở đây phần lớn theo đạo Hòa Hảo. Nhà nào cũng thờ thầy (Huỳnh Phú Sổ) với lá cờ màu nâu.

- Vùng này trước đây là vùng địch hậu, ít có xảy ra tác chiến và hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân ta. Bộ đội địa phương và dân quân tuy có nhưng ở trong vùng căn cứ, ít vào được trong vùng địch.

- Cán bộ địa phương cũng có móc nối với một số lính địch trong đồn.

Có một việc không may xảy ra, là khi đi quan sát địa hình trên đường Long Xuyên – Châu Đốc, địch đã bắt giữ đại đội trưởng 932 là anh Nguyễn Văn Hưng. Tuy nhiên việc hoạt động của tiểu đoàn vẫn tiến hành, vì anh Hưng đi tiền trạm nên chưa rõ kế hoạch tác chiến của tiểu đoàn.

Ý định của tiểu đoàn trước tiên là phải đánh một số đồn bót địch trên đường Long Xuyên – Châu Đốc, xem địch phản ứng thế nào. Sau đó sẽ tổ chức phục kích vận động đánh quân cơ động của địch.

- Theo báo cáo của cán bộ địch vận tỉnh, thì 2 đồn Mặc Cần Dưng và Chắc Cà Đao trên trục đường Long Xuyên – Châu Đốc có cơ sở của ta trong đồn. Cho nên tiểu đoàn giao cho đại đội 932 cử hai trung đội phối hợp với cán bộ địch vận kêu gọi và uy hiếp để bức hàng hai đồn nói trên, nếu không được thì đánh cường tập.

Đại đội 932 giao cho trung đội B trung đội trưởng Trần Bá Mai chỉ huy chuẩn bị thực hiện trận đánh đồn Mặc Cần Dưng. Còn đồn Chắc Cà Đao thì giao cho trung đội C do trung đội trưởng Nguyễn Độc Lập thực hiện. Mỗi trung đội được phối thuộc một khẩu địa liên của đại đội trợ chiến. Sau hai ngày chuẩn bị các mặt. Ngày 20-7-1954, trung đội B đánh đồn Mặc Cần Dưng vì ở xa nên đi trước. 7 giờ sáng, trung đội B/932 hành quân qua cánh đồng nước mênh mông, từ xã Hiệp Sơn đến kinh Bốn Tổng. Tối đến hành quân tiếp tục đến vị trí Mặc Cần Dưng có cán bộ địa phương dẫn đường. Cách đồn 1km thì gặp cán bộ địch vận địa phương, thống nhất kế hoạch chiến đấu. Đồn Mặc Cần Dưng nằm sát cầu Mặc Cần Dưng có nhiệm vụ khống chế dân trong vùng và bảo vệ cầu. Lực lượng địch trong đồn là một trung đội với đầy đủ vũ khí.

Trung đội B/932 lợi dụng khúc lộ cao, hình thành thế bao vây đồn. Cử một tổ đến chân cầu đặt ba khối thuốc nổ. Mọi việc đều bí mật địch không hề hay biết.

Đúng 24 giờ (giờ qui định) cán bộ địch vận phát loa kêu gọi sĩ quan, binh lính đồn Mặc Cần Dưng giao súng, giao đồ cho quân cách mạng, trở về với gia đình lo làm ăn không nên theo giặc Pháp – địch im lặng.

- Ta uy hiếp bằng cách cho nổ khối thuốc nổ thứ 1 (giả giờ ra lệnh cho phân đội vũ khí mới phát hỏa) và tiếp tục kêu gọi. Địch bắt đầu xôn xao, hoang mang. Ta tiếp tục ra lệnh cho bộ phận vũ khí mới phát hỏa. Đồng thời cho nổ khối thuốc nổ thứ 2 và 3. Địch hốt hoảng, một số lính trong đó có cơ sở của ta vượt ra cổng đồn đầu hàng ta. Ta ra lệnh ngừng nổ súng để sĩ quan và binh lính nên ra hàng, hay chịu chết khi đồn bị phá hủy. Súng vừa ngưng, toàn bộ sĩ quan và binh lính còn lại ra hàng. Ta vào đồn thu toàn bộ vũ khí, đạn dược và cùng cán bộ địa phương áp giải số hàng binh về trạm tiếp thu; bên ta an toàn. Nhân dân xung quanh đến san bằng đồn. Trung đội B lập tức hành quân về Chong Say, Chong Rày ngay trong đêm để sáng hôm sau có mặt ở đại đội 932 trong đội hình tiểu đoàn.

+ Trung đội C/932 do trung đội trưởng Nguyễn Độc Lập chỉ huy đúng 13 giờ 00 ngày 20-7 xuất phát từ xã Mỹ Hiệp Sơn qua cánh đồng, đến 22 giờ thì đến vị trí đồn Chắc Cà Đao do 2 tiểu đội địch đóng giữ, trục lộ Long Xuyên – Châu Đốc, cách thị xã Long Xuyên 10km, về phía Tây Nam.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2018, 08:15:22 am »

Theo kế hoạch thống nhất, thì vì đồn Mặc Cần Dưng ở xa nên phải lấy tiếng súng đánh địch ở Mặc Cần Dưng làm hiệu lệnh, qui định là lúc 24 giờ. Trung đội C/932 bí mật bao vây đồn Chắc Cà Đao. Đến 24 giờ nghe tiếng súng nổ ở Mặc Cần Dưng, thì trung đội cho cán bộ địch vận bắt loa kêu gọi binh lính địch về với cách mạng không nên theo giặc Pháp xâm lược, và trở về với gia đình. Kêu gọi được vài lần, thì đồn trưởng lên tiếng hỏi:

“Các anh là bộ đội nào?”. Ta trả lời: “Chúng tôi là đơn vị Tiểu đoàn 307”.

Đồn trưởng yêu cầu cho xem hỏa lực bố trí. Ta đồng ý, cho chúng rọi đèn pha, thấy súng trung liên, đại liên, moọc-chê và Bzoka của ta đang chĩa thẳng vào đồn. Chúng đồng ý đầu hàng và mời đại diện bộ đội ta đến cửa rào thứ nhất cùng chúng trao đổi về cách giao vũ khí đầu hàng. Ta đồng ý và cho cán bộ vào. Sau khi trao đổi, có hơn 1 tiểu đội mang súng đạn và vợ con ra hàng. Số còn lại lo sợ ta nên lợi dụng lúc hai bên trao đổi ý kiến, trời tối đã luồn ra phía sau đồn, lẩn trốn vào trong dân.

Cán bộ địa phương huy động nhân dân trong vùng ra phá hủy đồn. Bên ta an toàn và hành quân cấp tốc về Chong Say, Chong Rày để kịp thời khi trời sáng có mặt trong đội hình của tiểu đoàn.

Toàn bộ tiểu đoàn từ xã Mỹ Hiệp Sơn hành quân lúc 13 giờ ngày 20-7-54 qua cánh đồng Hoang đến 20 giờ thì đến rạch Cong Say, Chong Rày. Tiểu đoàn đang đóng quân ở Chong Say, Chong Rày trước hết để yểm trợ cho đại đội 932 đánh đồn Mặc Cần Dưng và Chắc Cà Đao, vì đêm 20-7 đánh xong, không thể nào về Mỹ Hiệp Sơn kịp phải ở lại Chong Say, Chong Rày. Vùng này là vùng địch hậu chưa có bộ đội ta về đây. Nếu chỉ một mình Đại đội 932 thế nào cũng bị địch uy hiếp. Nếu tình hình yên ổn thì tiểu đoàn sẽ từ đây lấn sâu vào vùng địch hậu Long Xuyên – Châu Đốc gần hơn, không phải vượt qua cánh đồng rộng lớn. Hai bên bờ rạch Chong Say, Chong Rày đều có cây cối và nhân dân phần lớn theo đạo Hòa Hảo. Ở cách ngã 3 sông lớn chia ra 2 rạch nhỏ Chong Say và Chong Rày độ 2km thì có đồn cỡ đại đội của quân ngụy Hòa Hảo. Chắc chắn chúng được tin của một số bổn đạo bảo có bộ đội Việt Minh về đóng ở đây. Ta cho trinh sát bám sát đồn và canh gác hướng địch có thể vào nơi ta trú quân. Sáng sớm ngày 22-7 đại đội 932 đánh đồn Mặc Cần Dưng và Chắc Cà Đao đã về đến Chong Say, Chong Rày. Buổi sáng địch huy động lực lượng các nơi tập trung bỏ đồn. Khoảng 1 tiểu, 15 giờ địch chia làm 2 cánh kéo vào Chong Say, Chong Rày. Một cánh đi trước ngoài đồng ven theo rạch Chong Rày cách mé vườn độ 300m. Cánh thứ 2 đi sau trên bờ rạch Chong Rày và rạch Chong Say. Do trinh sát tiểu đoàn bám sát đồn địch nên biết được cuộc hành quân của chúng ba về tiểu đoàn. Ý định của chúng là nếu cánh quân đi trong vườn bị ta chặn đánh thì cánh quân ngoài đồng đi trước vào sâu, sẽ tiến vào vườn, bọc hậu hoặc đánh vào ngang sườn của ta.

Tiểu đoàn bố trí đại đội 931 chặn địch trong vườn, còn các đại đội 932, 933 và đại đội trợ chiến thì bố trí dọc theo mé rạch Chong Rày hướng ra cánh đồng nơi địch vào. Khi cánh quân địch đi trong vườn bị đại đội 931 chặn đánh, thì cánh quân địch đi ngoài đồng bắt đầu xoay ngang tiến vào bờ rạch. Đại đội 932, 933 im lặng nằm chờ để địch tiến vào thật gần mới nổ súng. Địch một số chết, bị thương còn lại tháo chạy ngoài đồng, cụm lại một lúc lại tấn công vào, nhưng không dám lại gần mép vườn nơi ta đang phục kích chờ chúng.

Ở phía đại đội 931, tiểu đoàn trưởng Phạm hồng Sơn động viên bộ đội ta đánh mạnh vào địch trước mặt, bắt chúng ra phía vườn trống và xung phong. Đại đội 932 và 933 cũng rời mép vườn rạch Chong Rày, xung phong diệt địch đang nằm ngoài đồng làm chúng tháo chạy. Đại đội trợ chiến nã đại liên tiêu diệt một số tên còn ngoài xa hơn.

Toàn bộ 2 cánh quân địch đều tháo chạy, về phía đồn – quân ta truy kích theo bén bót, diệt thêm một số, cho đến khi chúng rút hết vào trong đồn. ý định của tiểu đoàn làm đêm đó sẽ bao vây đồn và tấn công. Chẳng may trên đường truy kích địch, ở giây phút cuối cùng tiếng súng gần như chấm dứt, thì tiểu đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn bị một viên đạn lạc trúng vào lưng. Anh còn tỉnh táo nhưng không ngồi được. Trận đánh thắng lợi, chỉ có vài anh em bị thương. Trước tình hình đó Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định ngay trong đêm tiểu đoàn rút về kinh Mỹ Hiệp Sơn, gần sáng thì đến nơi đóng quân.

Đại diện Trung ương Cục miền Nam, đồng chí Ung Văn Khiêm và đại diện Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến, chỉ định đồng chí Nguyễn Văn Tiên tạm thời thay đồng chí Phạm Hồng Sơn, làm tiểu đoàn trưởng kiêm chính trị viên.

Đêm 23-7-54, đồng chí Nguyễn Văn Tiên cùng cán bộ trinh sát vượt cánh đồng nước vào vùng địch hậu, trinh sát địa hình trên đường Long Xuyên – Châu Đốc để phục kích đánh xe địch tuần tra ban đêm và địa hình trên sông từ Long Xuyên vào cùng Chong Say, Chong Rày để phục kích đánh tàu và bộ binh địch.

Chiều ngày 27 tháng 7, tiểu đoàn hành quân ra phục kích trên đường Long Xuyên – Châu Đốc đánh bọn địch thường đi tuần tra ban đêm. Trong đêm đó địch lại không đi. Ta kéo quân về tới Mỹ Hiệp. Sơn trời đã sáng rõ, thì nghe tin Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Pháp đã ký Hiệp định đình chiến tại Genève. Đồng thời lúc đó cũng được lệnh của đại diện Trung ương Cục và Bộ Tư lệnh Phân liên khu triệu tập phổ biến sơ bộ về việc đình chiến.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2018, 08:16:55 am »

Sau 2 ngày chuẩn bị, tiểu đoàn hành quân bàng xuông qua lộ Cái sắn, về vùng căn cứ kháng chiến của tỉnh Cần Thơ, sau đó về vùng căn cứ miền Tây của tỉnh Bạc Liêu, trong niềm hân hoan phấn khởi là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã thắng lợi buộc địch phải giao lại cho ta nửa nước ở miền Bắc, đồng thời cũng lo âu nửa nước miền Nam còn nằm trong sự kiểm soát của địch, chừng nào mới giải phóng? Tổng tuyển cử sau 2 năm đình chiến có thực hiện được không? Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây có tổ chức hội nghị phổ biến cho cán bộ toàn Phân liên khu về nội dung Hiệp định Genève, phân tích thắng lợi của cuộc kháng chiến, hình thức đấu tranh bằng phương diện hòa bình, và động viên bộ đội thi hành hiệp định tập kết ra miền Bắc.

Cán bộ tiểu đoàn đi dự hội nghị trên về phổ biến lại cho cán bộ đại đội và sau đố tổ chức cho bộ đội học tập, để quán triệt thi hành hiệp định. Anh em cũng tạm thông, nhất trí đi tập kết, đó là kỷ luật, song không dám tin lắm là 2 năm có thể tổng tuyển cử thống nhất đất nước và được trở về quê hương. Trong khi còn băn khoăn thì Bộ Tư lệnh Phân liên khu, phân công cho Tiểu đoàn 307 tiếp quản thị trấn Cà Mau trong vòng 300 ngày và tập kết ra miền Bắc sau cùng. Tiểu đoàn bố trí đại đội 931 đóng quân tại khu vực Tắc Vân, đại đội 932 tiếp quản thị trấn Cà Mau do địch bàn giao, đại đội 933, đại đội trợ chiến và tiểu đoàn bộ thì đóng trong vùng căn cứ kháng chiến xung quanh thị trấn Cà Mau.

Trong những tháng trước khi bắt đầu đi tập kết, phân liên khu tổ chức lại lực lượng thành 3 trung đoàn bộ binh. Trung đoàn 1 gồm Tiểu đoàn 307, Tiểu đoàn Bến Tre và Tiểu đoàn Vĩnh Trà. Trung đoàn 2 gồm có Tiểu đoàn 410, Tiểu đoàn Cần Thơ, Tiểu đoàn Long Châu Hà.

Trung đoàn 3 gồm có Tiểu đoàn 308, Tiểu đoàn Sóc Trăng, Tiểu đoàn Bạc liêu.

Điều động cán bộ trong phân liên khu phụ trách chỉ huy các trung đoàn trên. Đồng chí Nguyễn Văn Tiên Chính trị viên Tiểu đoàn 307 được bổ nhiệm làm trung đoàn trưởng trung đoàn 1 cùng với đồng chí Dương Cự Tẩm làm chính ủy và đồng chí Mai Miêng làm trung đoàn phó. Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 cũng có thay đổi. Đồng chí Đào Công Tâm làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Đắc Kiên làm chính trị viên và đồng chí Nguyễn Tự Xê làm tiểu đoàn phó. Cán bộ từ đại đội trở xuống, về cơ bản không có gì thay đổi.

Theo Chỉ thị tuyệt mật của Bộ Tư lệnh Phân liên khu, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 chọn 28 cán bộ trung đội, tiểu đội cốt cán, phần đông là chiến sĩ thi đua đại đội, tiểu đoàn, không đi tập kết, ở lại miền Nam làm bảo vệ cho Trung ương Cục. Trong những ngày tháng còn ở lại miền Nam. Tiểu đoàn 307 tích cực làm công tác dân vận, động viên bà con tin tưởng thắng lợi cuối cùng của cách mạng. Địch nhất định còn lắm mưu mô thủ đoạn, tuy trước mắt không còn đấu tranh vũ trang, nhưng cuộc đấu tranh bằng phương pháp hòa bình sẽ không kém phần gay go, quyết liệt, để bảo vệ lấy quyền lợi của nhân dân và thành quả của cách mạng. Nhất định có ngày, bộ đội Cụ Hồ sẽ trở lại cùng với nhân dân.

Tiểu đoàn mong muốn lưu lại trong lòng nhân dân những tình cảm sâu sắc, cho nên ngoài việc tuyên truyền động viên, giúp đỡ công việc của từng gia đình. Cán bộ, chiến sĩ dốc sức giúp đỡ bà con nơi đóng quân những việc cần thiết và có tính chất lưu niệm như đắp đường, làm cầu, xây dựng trường học, đào kinh v.v.... Sau này bộ đội có xa nhân dân đi tập kết ra miền Bắc, bà con nhìn những công trình này sẽ nhớ bộ đội cách mạng, nhớ bản chất tốt đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ để dù trong hoàn cảnh khó khăn nào nhân dân cũng luôn luôn hướng về cách mạng vì cách mạng bao giờ cũng đấu tranh vì lợi ích chính đáng của nhân dân.

Một trong điểm công tác dân vận tại thị trấn Cà Mau là làm vệ sinh đường phố. Bộ đội về tiếp quản thị trấn trong một tuần, thì đã dọn sách đường sá ngõ ngách đầy rác, dơ bẩn. Bà con ở thị trấn cùng tham gia với bộ đội. Bộ mặt của thị trấn đã sạch sẽ, mỹ quan hơn. Bà con dân phố ai cũng vui lòng và ca ngợi bộ đội cách mạng, nhưng muốn giải quyết tận gốc hơn vấn đề vệ sinh của thi trấn, thì phải vét cống Cà Mau. Hệ thống cống ngầm chạy ngang dọc thị trấn này, nghe nói từ ngày thực dân Pháp xây dựng thị trấn đến nay chưa bao giờ vét cống, bao nhiêu thứ dơ bẩn nhất vẫn còn ứ đọng ở dưới, nghẹt cả đường nước chảy. Cho nên khi trời mưa lớn, nước không rút ra được lại tràn ngập phố sá, chất dơ rác rưởi ở cống lại trôi nổi lềnh bềnh hôi thúi.

Tiểu đoàn quyết tâm vét sạch hệ thống cống thoát nước này để thiết thực cải thiện cuộc sống của nhân dân trong thị trấn. Phân công cho mỗi đơn vị phụ trách một hai đoạn. Bắt đầu giở nắp cống, một mùi hôi tanh bốc lên nồng nặc. Dùng cuốc, xẻng, bờ cào móc lên, đủ thứ phế thải, rác rến ứ lại lâu ngày đã biến thành sền sẹt đen ngòm. Tuy bộ đội cách mạng đã từng lội sình, vượt suối, gian khổ biết bao, thế mà gặp hệ thống cống dơ bẩn này cũng ngán. Nhưng nếu bộ đội cách mạng không làm thì biết chừng nào bà con ở thị trấn mới hết cảnh dơ bẩn lầy lội. Cho nên hàng trăm cán bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn 307, không quản dơ bẩn hôi thúi kiên quyết làm cho bằng được. Ban đầu dùng cuốc, cào, xẻng ở trên miệng cống cào vét, nhưng về sau trở thành một thứ lỏng ba lỏng bỏng, cuốc, cào, xẻng không tác dụng, cho nên phải nhảy xuống cống dùng tay với thau, chậu, thùng, móc vét, đưa lên mới thông cống được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2018, 08:18:14 am »

Những cô gái thị trấn đi qua thấy bộ đội làm cực, đầu cổ lấm lem, tỏ ra e ngại. Chỉ có cô bác người già thì thông cảm với nỗi nhọc nhằn của bộ đội giúp dân, thế là trong hai ngày, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 đã làm sạch, thông phần lớn cống rãnh thoát nước trong thị trấn Cà Mau. Sau đó các chị, các cô đến nơi bộ đội đóng quân thăm hỏi và hết lời ca ngợi. Bộ đội các anh giỏi thiệt.

Trong những ngày Tiểu đoàn 307 tiếp quản trị thị thị trấn Cà Mau, thị trấn trở nên tấp nập khác thường. Gia đình của bộ đội cách mạng và của những anh em kháng chiến từ mọi miền Nam bộ đều đến đây thăm người thân, con em của mình, có khi 9 năm kháng chiến chống Pháp chưa hề bao giờ gặp, nhất là bà con ở các thành phố, vùng địch hậu xuống Cà Mau rất đông vì biết người thân, con em mình sắp tập kết ra miền Bắc. Xe cộ từ các nơi đến nhiều. Việc buôn bán trong thị trấn cũng mở rộng và nhộn nhịp hơn trước. Nhu cầu của những người đi tập kết cần mua sắm những thứ cần thiết cho một cuộc hành trình xa trên biển và cho cuộc sống ở miền Bắc, nghe nói lạnh nhiều hơn ở miền Nam.

Các đơn vị thuộc Phân liên khu Miền Tây và anh em dân chính đi tập kết ra miền Bắc lúc đầu bằng phương tiện của Pháp. Từ các nơi tập trung về vàm kinh xáng Chắc Băng. Ở đây có lán trại cho lực lượng đi tập kết nghỉ ngơi, có cầu tàu để tàu đổ bộ của Pháp đón bộ đội ta đưa ra Vũng Tàu. Ở đây có tàu lớn của Liên Xô và Ba Lan chờ tiếp ra Sầm Sơn, Thanh Hóa.

Trong quá trình vận chuyển này, tuy có Ủy ban Liên hiệp đình chiến hai bên thỏa thuận kế hoạch, song phía Pháp cũng gây nhiều khó khăn, không cung cấp đủ phương tiện, nên việc vận chuyển bộ đội tập kết từ Chắc Băng (Bạc Liêu) ra Vũng Tàu chậm trễ. Chúng muốn và nghĩ rằng ta hoàn toàn phụ thuộc vào chúng. Chúng gây khó khăn để sau này đúng 300 mà ta không đưa hết quân đi tập kết, thì chúng đổ lỗi cho ta là không thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định.

Trước tình hình đó Bộ Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây chủ trương bí mật tổ chức bên chuyển quân đi tập kết tại vàm sông Ông Đốc (Bạc Liêu), để sau cùng nếu phía Pháp càng gây khó khăn thì ta sẽ không cần phương tiện vận chuyển của chúng nữa, mà ta tự lo bằng đi con đường vàm sông Ông Đốc độ 5km. Lực lượng tập kết của ta được thuyền đi biển đánh cá của nhân dân, đưa đi từ nơi tập kết ở vàm sông Ông Đốc ra tàu lớn, từ đây đi Sầm Sơn (Thanh Hóa) ngang qua bên ngoài Côn Đảo.

Một số cán bộ của cơ quan Bộ Tư lệnh, và anh em ở ngành hàng hải Nam bộ được huy động dưới sự điều hành của đồng chí Nguyễn Văn Tiên trung đoàn trưởng trung đoàn 1, lo chuẩn bị bến đi tập kết mới này. Cần thăm dò, đo đạc luồng lạch, cắm cọc, xác định hướng đi từ vàm sông Ông Đốc ra khởi có đủ độ sâu cho tàu Viễn Dương đậu, đồng thời tổ chức xây dựng lán trại trên bờ vàm sông Ông Đốc làm chỗ nghỉ ngơi cho bộ đội khi tập trung về đây trước khi xuống tàu. Công việc được chuẩn bị trong một tháng coi như xong, sẵn sàng chuyển quân đi tập kết bằng hướng này.

Những ngày cuối năm 1954 phía Pháp càng gây nhiều khó khăn trong việc chuyển quân tập kết bằng đường Chắc Băng – Vũng Tàu,. Phía ta Ban Liên hiệp đình chiến tuyên bố không đợi phía Pháp vận chuyển nữa mà phía Việt Nam sẽ tự lo việc đưa bộ đội đi tập kết ra miền Bắc. Phía Pháp hết sức ngạc nhiên không hiểu nỗi vì sao ta làm được việc này, vì không biết ta sẽ đi bằng cách nào? Tất nhiên chúng phải “xuống nước” chịu theo kế hoạch đi tập kết của ta tại vàm sông Ông Đốc (Bạc Liêu). Thế là từ những ngày đầu năm 1955, lực lượng đi tập kết ra miền Bắc của Phân liên khu Miền Tây chuyển về tập trung từng đợt tại vàm sông Ông Đốc, được thuyền đánh cá của nhân dân đưa ra tàu Starôbôn (Liên xô) và tàu Kilinsky (Ba Lan) chở ra miền Bắc.

- Tiểu đoàn 307 đi tập kết chuyển cuối cùng tại vàm sông Ông Đốc.

Cuộc chia ly được báo trong 300 ngày, kể từ khi ký Hiệp định Paris

“Ôi! Cảnh biệt ly sao mà buồn vậy”.

Bài học thuộc lòng ấy trong sách quốc văn giáo khoa thư một câu chữ thôi, sau đủ lưu lại trong tâm khảm ta đến lúc tuổi già. Nhưng đây mới là cảnh chia ly của riêng một gia đình, bến nước con thuyền của một gia đình… Còn 300 ngày khắc khoải này là cuộc chia ly của cả dân tộc, của hàng vạn gia đình của hàng triệu con người – Bến nước là đại dương, con thuyền là một nửa nước non hùng vĩ?

Tại bến xe Cà Mau, cha mẹ, ông bà và người thân của anh em chiến sĩ từ khắp các địa phương các vùng bị tạm chiếm, các thành phố lục tỉnh đến tìm con em, ra đi đánh giặc cứu nước 10 năm nay rồi mới được gặp lại – Dẫu biết rằng gặp lại rồi phải xa nhau nữa, vì tiếng gọi của Tổ quốc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2018, 08:19:01 am »

Các bà mẹ chiến sĩ biết hơn ai hết không còn gần được bao lâu ngày nữa, lại phải xa các con, từng phút từng ngày thời gian vô cùng quý giá. Không ngày nào bộ đội vắng mặt các mẹ, các đoàn thể nhân dân đến thăm viếng – Đại đội nào cũng có những bà mẹ giao việc nhà cho con cháu, sống hành quân với bộ đội, như một chiến sĩ, để chăm sóc cho anh em.

Áo ấm, khăn tay, ai đó thâu canh thêu thùa, tay trao tay, lòng dặn lòng, xếp vào ba lô chiến sĩ, phải chăng vì lời hò hẹn, câu thề bền gan chung thủy đợi chờ.

Từng tiểu đội anh em phân công nhau trở về các chiến địa cũ, vun đắp lại nấm mồ, thắp nén hương thơm cho bao nhiêu đồng đội đã ngã xuống, nguyện suốt đời kế tục sự nghiệp của đồng chí giao lại.

“Ôi cảnh biệt ly sao mà buồn vậy?”

Buồn vậy nhưng ra đi mới dạ sắt gan vàng, không rời vũ khí. Buồn vậy nhưng người ở lại, tay không, sẵn sàng đương đầu với bao mưu mô chước quỷ!

Buồn vậy nhưng vẫn ước mơ ngày tái ngộ.

Buồn vậy mà lòng vững dạ thủy chung.

Ngày thứ 300 rồi cũng đến. Ngày 1-2-1955 Tiểu đoàn 307 rời thị trấn, xuồng ba lá bơi mái nước Cà Mau đến vàm sông Ông Đốc. Hai bên bờ sông nhân dân đứng tấp nập vẫy tay đưa tiễn. Ngoài các xuồng nhỏ, có người bơi xuống nước để kịp trao quà tận tay chiến sĩ mới cam lòng; xuồng nghe đồng bào còn bơi chèo theo, kéo dài cuộc đưa tiễn.

Điểm tập kết cuối cùng để xuống tàu ra Bắc là vàm sông Ông Đốc. Chiều ngày 2 tháng 2 năm 1955 toàn tiểu đoàn tập hợp theo đội hình dưới lá cờ truyền thống, giữa rừng băng cờ khẩu hiệu, cử hành lễ chai tay, đồng thời là lễ tuyên thệ nhận nhiệm vụ mới trước đồng bào “Ra miền Bắc xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh giải phóng Tổ quốc thống nhất đất nước”. Đặc biệt buổi lễ có rất đông các gia đình của anh em chiến sĩ khắp các nơi ở vùng giải phóng cũng như vùng bị tạm chiếm vào với con em, người thân của mình.

Sau mít tinh, đội hình tiểu đoàn diễu binh rầm rập bước qua phố chợ mới được xây dựng trêm vàm sông, gieo trong lòng bà con đưa tiễn sự trìu mến và cảm nhận bộ đội của mình thực sự trưởng thành qua 10 năm chiến đấu gian khổ! Mọi người đều xúc động không cầm được nước mắt.

Từ bến sông Ông Đốc, nhân dân đưa bộ đội ta xuống thuyền đánh cá của dân, đã xếp sẵn dọc bờ sông, đi thẳng ra tàu Kilinsky (Ba Lan) đậu ngoài khơi cách vàm sông 5km.

Bà con còn xuống tàu nhỏ, đò máy chạy ra khơi theo thuyền chở bộ đọi. Bộ đội lên tàu dưới sự kiểm soát của Ủy ban Quốc tế.

Hàng chục tàu nhỏ, đò máy chở nhân dân chạy quanh tàu lớn cho đến khi bộ đội ta lên hết trên boong tàu lớn, mặt hướng về các tàu nhỏ vẫy gọi tiễn biệt, bà con đưa tay vẫy gọi với 2 ngón tay xòe như nhắn nhủ 2 năm rồi sẽ gặp nhau; những bà mẹ, người chị lấy chéo khăn rằn lau nước mắt.

Cuộc tiễn đưa cuối cùng trên biển cả biết bao là xúc động, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 đứng trên boong tàu lộng gió, lòng bồi hồi nhớ lại bao kỷ niệm vui buồn, sống và chiến đấu với nhân dân miền Nam. Giờ tạm biệt quê hương, biết chừng nào mới trở lại! Tàu lớn đã nhổ neo từ lâu, tàu nhỏ, đò máy cùng bà con cũng đã quay về đất liền, mà người chiến sĩ 307 vẫn đứng yên lặng đó, lòng ngơ ngẩn, nhìn về phía quê hương, chỉ còn thấp thoáng một vệt mờ đen, chung quanh là biển và trời.

Thời gian vô cùng nghiệt ngã, lúc ra đi ai có ngờ đâu hai năm thành 20 năm. Tóc xanh đã thành điểm bạc. Cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 307 ra miền Bắc được học tập trưởng thành, sau đó nhiều anh em được cử về miền Nam trước, tiếp tục chống Mỹ cứu nước. Trong đó nhiều đồng chí đã hy sinh. Số anh em còn lại chuyển ngành xây dựng miền Bắc, hoặc tiếp tục ở lại xây dựng quân đội, tham gia giải phóng miền Nam và tái ngộ với đồng bào thân thương sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2018, 08:20:45 am »

PHẦN BA

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU
CỦA TIỂU ĐOÀN 307

- Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực cơ động, có quá trình hoạt động chiến đấu khắp các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc khu 8 và khu 9 cũ. Đến tỉnh nào tiểu đoàn cũng đều có đánh địch, lập chiến công.

Từ khi xuất quân (5-7-1948) cho đến khi ký Hiệp định Genéve đình chiến (20-7-1954) tiêu đoàn đã đánh tất cả trên 110 trận lớn nhỏ.

- Có trận phục kích vận động với lực lượng tiểu đoàn, trong đó có 9 trận diệt tiểu đoàn hoặc diệt phần lớn tiểu đoàn địch, làm chủ trận địa.

- Có 20 trận với lực lượng đại đội, diệt trung đội địch hoặc đánh thiệt hại nặng đại đội địch.

- Có 5 trận đánh bằng cường tập hoặc kỳ tập (kết hợp đặc công với xung kích) tiêu diệt đồn cỡ đại đội và trung đội địch.

- Có 50 trận diệt, bức rút, bức hàng, các bót địch cỡ 1 – 2 tiểu đội.

- Bức rút 1 tiểu khu địch và giải phóng 1 huyện, mở rộng vùng căn cứ kháng chiến của cách mang.

- Bắn chìm 9 tàu, bắn bị thương 1 tàu địch.

- Bắt sống hàng trăm tù binh, trong đó 94 tù binh Âu Phi.

- Thu hàng ngàn súng các loại và hàng chục tấn đạn dược, thực hiện “lấy vũ khí của địch, đánh lại địch”, vừa đổi mới trang bị của tiểu đoàn (tiểu đoàn đều dùng một loại súng trường Mỹ, loại trung liên Mỹ và Anh, 1 đại liên Mỹ (Broning) vừa trang bị một số cho bộ đội địa phương và dân quân.

- Đã tiến hành vũ trang tuyên truyền két hợp với giải giới bảo an, 12 lần ở các vùng bị tạm chiếm, đột nhập vào một thị xã 6 lần, vừa đánh địch vừa tuyên truyền vận động nhân dân kêu gọi con em đi lính ngụy trở về với gia đình, với cách mạng.

- Tiểu đoàn chiến đấu tập trung được, mà phân tán hoạt động từng đại đội, trung đội cũng được. Sở trường là đánh phục kích, vận động, nhưng khi cần thì đánh công đồn bằng cường tập hay kỳ tập, hoặc đột nhập vào thị xã thị trấn hoạt động cũng được. Tiểu đoàn đã làm tốt việc phối hợp chiến đấu với bộ đội địa phương, giúp đỡ và dìu dắt dân quân trong hoạt động chiến đấu và vận động nhân dân tham gia kháng chiến; nơi nào tiểu đoàn đến hoạt động thì ở đó nhân dân chiến tranh và du kích chiến tranh phát triển.

Tiểu đoàn đã làm đúng theo lời Hồ Chủ Tịch dạy “là đội quân vừa chiến đấu, vừa công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia kháng chiến, vừa tăng gia sản xuất”.

Điều quan trọng là Tiểu đoàn 307 bao giờ cũng xác định mình là bộ đội con em của nhân dân, vì nhân dân mà hy sinh chiến đấu. Luôn luôn kính trọng dân, bảo vệ dân và giúp đỡ dân, cho nên được nhân dân hết lòng tin yêu, đùm bọc, cổ vũ động viên. Đó là yếu tố cơ bản để tiểu đoàn thực hiện được nhiều trận đánh tiêu diệt địch, làm chủ trận địa, và từng bước giành được thế chủ động chiến trường, cho nên những chiến thắng của tiểu đoàn có ảnh hưởng vang dội, không những trong nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long mà còn lan ra khắp Nam bộ, gây được lòng tin vào cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi trong nhân dân, và gây nỗi lo âu, khiếp sợ cho quân thù.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động chiến đấu và trưởng thành tiểu đoàn không tránh khỏi có lúc vấp váp như có trận đánh không diệt bao nhiêu địch, mà ta bị tiêu hao, tổn thất (Sài Tư, Giồng Sao) nhưng nhìn chung toàn bộ, thì Tiểu đoàn 307 là một trong những tiểu đoàn tiêu biểu của lực lượng vũ trang Nam bộ, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Bộ chỉ huy khu 8 và Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây giao phó.

Tiểu đoàn được tặng thưng 2 Huân chương quân công.

Một đồng chí được tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Nguyễn Thành Út. Ba đồng chí được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua toàn quốc: Hồng Phú Ngữ, Lê Minh Cảnh…

- Nhiều cán bộ chiến sĩ được thưởng Huân chương quân công và chiến công.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2018, 08:42:54 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM