Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:24:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)  (Đọc 16029 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:56:20 pm »

PHỤC KÍCH TIÊU DIỆT TRUNG ĐỘI CÓ ĐỘNG CỦA ĐỒN TẮC VÂN

Cuối tháng 5-1953, trinh sát tiểu đoàn nắm được qui luật của đại đội địch đóng ở đồn Tắc Vân và các tháp canh dọc đường Bạc Liêu – cà Mau, trong phạm vi cách Tắc Vân 7km, nếu các lô cốt bị đánh phá, thì thế nào địch ở Tắc Vân cũng cho một trung đội đi tiếp viện, vừa để nắm tình hình, vừa động viên bọn này. Tiểu đoàn quyết định cho Đại đội 931, phục kích tiêu diệt trung đội cơ động của đồn Tắc Vân.

Lúc này mới vào mùa mưa, ruộng đồng còn khô ráo. Vì vậy, tiểu đoàn chấp thuận đề nghị của ban chỉ huy đại đội 931, là phục kích sát đồn Tắc Vân cách 300m, tạo thế bất ngờ, và bố trí sát đường 50m. Để giữ bí mật trận địa, mỗi chiến sĩ, cán bộ phải đào hố cá nhân ngồi lút đầu, đất phải đổ rải ra và lấy rơm rạ che khuất, trên miệng hầm dùng cành cây, búi cỏ rơm rạ phủ kín. Khi nào nghe súng lệnh của đại đội, bộ đội mới được tung hầm bắn địch và xung phong.

- 12 giờ đêm, Đại đội 931 tiến vào vị trí bố trí chiến đấu, và 3 giờ sáng thì cả đại đội đã đào hố và ngụy trang xong.

Ánh dèn điện và đèn măng xông ở thị trấn Tắc Vân sáng quắc, tạo điều kiện cho bộ đội thấy rõ cây cầu đúc bắc ngang rạch gần chợ. Tại đầu cầu là đồn địch lù lù, chớp lóe ánh đèn pin của những lô cốt 4 góc đồn.

Tiểu đoàn lệnh cho đại đội trợ chiến, bố trí một khẩu 12ly7 bắn vào tháp canh cách đồn Tắc Vân 1km về phía Bắc, nổ súng vào đúng 5 giờ sáng để khiêu khích địch ở đồn Tắc Vân.

Đúng theo qui luật và phán đoán của ta, khẩu đại liên 12,7 của đại đội trợ chiến nổ được vài loạt, thì địch trong đồn Tắc Vân đã báo động, tiếng hò hét của địch vọng rõ mồn một vào tai bộ đội ta đang ngồi dưới hầm. Tiếp đến là tiếng giầy định chạy rầm rập qua cầu, rồi tiếng giầy càng gần, chúng đã qua cầu và đang ở trên đường. Tên chỉ huy hò hét thúc lính mau lên.

Một loạt trung liên (FM) từ đầu phía Bắc trận địa chỗ ban chỉ huy đại đội, nổ xé tai làm hiệu lệnh tấn công. Lập tức từ dưới cánh đồn sát ngay bên đường, mời mờ sáng, các chiến sĩ Đại đội 931, tung hầm xông lên, đúng vào lúc trung đội địch đã lọt thỏm vào trận địa. Quá gần, đến nỗi chỉ bắn được 2 loạt tiểu liên, thì lực lượng ta đã đến mặt đường, giáp với kẻ địch, làm chúng không kịp trở tay. Nhiều tên bị bắn chết ngay trên mặt đường, số còn lại quăng súng phóng nhào xuống dòng kinh đang cơn nước lớn, lặn hụp tìm đường tẩu thoát. Đứng trên đường các chiến sĩ Đại đội 931 siết chặt cò súng vào đám địch đang xà quần dưới dòng kinh. Trận này ta diệt gọn một trung đội địch, thu toàn bộ vũ khí và rút về căn cứ an toàn, trong khi bọn địch còn lại ở đồn Tắc Vân, không dám ra khỏi đồn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:57:44 pm »

HẠ ĐỒN DINH QUẬN AN BIÊN

Trong lúc tiểu đoàn đóng quân ở Thới Bình thì trinh sát tiểu đoàn điều tra địch vùng An Biên về báo cáo là dinh quận An Biên, địch có nhiều sơ hở, ban đêm bọn lính thường tụ tập cờ bạc, canh gác lỏng lẻo, đặc công ta đã mò được vào tận bên trong. Dinh quận là nơi địch là việc hành chính, nhưng thực sự cũng là một đồn địch, có công sự kiên cố. Ban chỉ huy tiểu đoàn, lập tức cho tiến hành điều tra tiếp tục và xây dựng kế hoạch hạ đồn dinh quận An Biên.

Sau khi nắm chắc tình hình, được biết rõ, phía sau đồn có 1 con rạch nhỏ từ ngoài chạy vào sát rào của đồn, chỗ này đất cao ráo, còn xung quanh ở các hướng thì mùa mưa nước ngập, lội vào dễ gây tiếng động. Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định dùng đặc công kết hợp với xung kích hạ đồn dinh quận An Biên, nơi có 1 trung đội địch canh giữ, và toàn bộ cơ quan hành chính của quận khoảng 30 người, tất cả đều ở trong đồn.

Tiểu đoàn giao cho một đại đội kết hợp với đại đội trinh sát đặc công thực hiện kế hoạch này. Đặc điểm của trận đánh là phải hành quân bằng xuồng đến sát rào của địch, mà địch không hay biết. Từ đó bộ đội đặc công qua rào, đặt bộc phá ở lô cốt 4 góc và nhà chính giữa, nơi cơ quan hành chính quận làm việc. Bộc phá ở nhà chính nổ là hiệu lệnh cho toàn bộ bộc phá nổ. Bộ đội xung kích cũng xuất phát từ hướng rạch đậu xuồng bên hông phải của đồn, vượt rào ngay sát cạnh đồn xông vào diệt địch.

Sau khi phổ biến kế hoạch, bổ đội được tập luyện về cách bơi xuồng không nghe tiếng động và nhất là đưa nhiều xuồng tập trung sát vào một nơi mà không để va chạm gây tiếng động trong lúc bộ đội đổ lên bờ. Trong cách mạng, có những việc tưởng chừng rất khó khăn, không sao làm được, nhưng với quyết tâm cao của các cấp chỉ huy, với sự kiên tri tập luyện của bộ đội và ý thức chấp hành kỷ luật cao, rồi mọi việc cũng qua được.

Tháng 7 năm 1953 đồn dinh quận An Biên bị hạ đúng theo kế hoạch tác chiến đã định. Trong đội lính địch và cơ quan hành chính quận, bị diệt tại trận hơn phân nửa, số còn lại bị bắt cùng với tên quận trưởng. Ta thu toàn bộ vũ khí và các phương tiện tuyên truyền của địch như máy phát thanh, máy chiếu phim, máy nổ… Quân ta an toàn, trở ra hướng đã vào, lên xuồng về căn cứ đóng quân.

Trận đánh xảy ra nhanh gọn, bọn địch trong đồn chính của tiểu khu An Biên, cũng lo phòng thủ. Khi tình hình yên tĩnh mới mò ra thì quân ta đã uống xuồng đi xa.

Sau trận Tắc Vân, tiểu đoàn hành quân về huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Trong thời gian này, đóng quân ở đâu, tiểu đoàn cũng ra sức giúp dân, và tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia kháng chiến. Từ việc đồng áng như cấy gặt, đào kinh dẫn nước, cho đến những việc trong nhà như dựng nhà, lợp nhà cho dân, sửa chữa trường học, tu bổ đường sá, cầu cống, tiểu đoàn đều phân công cho các đại đội đảm nhập trong phạm vi đóng quân của mình. Những công việc xã hội, công cộng thì vận động thanh niên trong địa phương cùng làm với bộ đội. Không khí phấn khởi rộn rã lao động trong tìn đoàn kết gắn bó quân dân, làm cho bộ mặt của địa phương có phần đổi mới, khang trang hơn. Nhân dân càng yêu thương, thân tình với bộ đội, bộ đội sống thoải mái trong lòng dân và coi công việc của dân như công việc nhà.

Ngoài việc giúp dân, tiểu đoàn cũng không ngừng xây dựng, củng cố nội bộ. Đối với anh em thương bệnh binh của tiểu đoàn, sau khi ra bệnh viên, hoặc sau khi được nhân dân chăm sóc ban đầu, để có chỗ an dưỡng tốt, sớm bình phục sức khỏe, trở lại chiến đấu, tiểu đoàn chủ trương xây dựng một trại an dưỡng tại kinh 30 thuộc xã Trí Phải huyện Hồng Dân. Trại an dưỡng được xây dựng trên một mãnh đất chưa khai phá sát bìa rừng U Minh độ 5 hạ dọc kinh 30, giữa kinh 6 và kinh 7. Toàn tiểu đoàn về trú quân ở các con kinh 6, 7, 8, 30 để lao động kế đó là đào mương lên liếp. Đất U Minh rất màu mỡ, trên có lớp đất đen, bên dưới toàn là mùn và rễ cây mục, nước quanh năm màu nâu, nhưng nấu ăn không việc gì, long phèn uống cũng được.

Lên liếp xong, thì xin chuối của bà con trồng lên, xen lẫn với cây đu đủ, khoai mì. Bộ đội xin phép chính quyền địa phương vào rừng đốn tràm, dựng hai dãy nhà 5 gian rộng rãi, lớp bằng lá dừa nước, vách cũng thưng bằng lá dừa nước như nhân dân địa phương ở đây thường làm. Bên trong nhà: giường, bàn, ghế đều làm bằng cây tràm, trên lót vạt bằng cây sậy bện bằng dây choại cũng chắc chắn và dễ coi. Tất cả đều là vật liệu của rừng U Minh do bàn tay khéo léo của bộ đội làm ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:58:53 pm »

Tiếp sau đó, ban chỉ huy tiểu đoàn cho điều chị Năm Gương nguyên là cán bộ cơ yếu của tiểu đoàn, cán bộ nữ duy nhất của tiểu đoàn nấu ăn rất ngon, chế biến giỏi, về trại an dưỡng làm trại trưởng, đồng thời điều động về trại một bác sĩ, một y tá và một cấp cưỡng. Khung trại chỉ có bấy nhiêu người mà có khi phải chăm sóc đế 4 – 5 chục bệnh binh, thương binh. Ngoài việc điều trị tiếp tục cho anh em, chăm lo cơm nước, còn nuôi được gà, vịt, heo, để có thể bồi dưỡng cho anh em. Về sau chuối, đu đủ có quả nên cuộc sống ở trại càng tươi hơn. Sức khỏe anh em nhờ đó được bình phục nhanh chóng. Anh em thương bệnh binh ở các đơn vị được về trại an dưỡng tiểu đoàn coi như được về nhà, vì ở đây có tình thương đồng đội và sự chăm sóc tận tình, tuy cơ sở vật chất đơn sơ, nhưng có những bữa com ngon miệng.

Mặt khác để tự túc một phần lương thực đỡ gánh nặng cho nhân dân, và còn cải thiện được đời sống của bộ đội, Tiểu đoàn cử cán bộ đi điều tra coi nơi nào đất đai còn bỏ hoang, và có khả năng sản xuất được để xin chính quyền địa phương đất này cho bộ đội trồng lúa. Xã Tân lộc và xã Thới Bình cho hơn một chục mẫu ở giữa cánh đồng từ Tân Lộc qua Thới Bình, tiểu đoàn giao cho đại đội 932 và đại đội trợ chiến làm. Xã Hồ Văn Tốt (Cần Thơ) cho hơn một chục mẫu ở Bến Ruộng, tiểu đoàn giao cho Đại đội 931 và Đại đội 933 làm.

Các đại đội có kế hoạch cho các trung đội đến phát cỏ, thuê trâu của nhân dân cày, cấy thì bộ đội vần đồi công với chị em ở địa phương vốn là những người cấy giỏi. Còn gặt thì toàn đại đội về nơi làm ruộng, giặt lúa. Lúa ra làm gởi cho bà con tại địa phương và lấy ăn dần.

Trong việc sản xuất lúa, tuy bộ đội làm là chính, nhưng bà con ở đị phương cũng giúp đỡ rất nhiều, nhất là cho bộ đội mượn công cụ, chỉ cách làm sao cho hợp thời vụ, đúng kỹ thuật, và những lúc cấy gặt bà con nông dân địa phương đều đến tham gia giúp dỡ. Bà con thương bộ đội ở chỗ “vừa đánh giặc có thể chết sống, lại vừa tăng gia cực nhọc” tất cả đều vì lợi ích của nhân dân. Bộ đội ta phần lớn là con em nông dân, cho nên cũng rành việc ruộng nương, có điều lâu ngày chỉ cầm súng, ít cầm cày cuốc nên bước vào làm có lúng túng lúc ban đầu. Nhìn đồng lúa, mình làm ra được, anh em tiểu đoàn ai cũng phấn khởi, ngày càng thấy ý nghĩa quan trọng của việc tăng gia sản xuất, càng thông cảm thêm cho nỗi khổ nhọc của bà con nông dân làm ra hạt gạo để nuôi bộ đội.

Tiểu đoàn cũng xin được Tỉnh ủy Bạc Liêu, một con rạch nhỏ dài 4km, từ trong bãi sú vẹt chảy ra biển Cà Mau. Tiểu đoàn xuất ra một số tiền của nhân dân cho từ hồi ở khu 8 đến nay, dành dụm được, mua lưới, thuyền để làm đáy bắt tôm ở cửa rạch. Con rạch này tôm rất nhiều. Đi xuồng từ nguồn ra đến biển, ngồi trên xuồng dùng một cành tre rà rà xuống nước, tôm nhảy vào xuồng có đến vài kilô. Đáy tôm của tiểu đoàn năm nào cũng trúng, mỗi năm thu được độ 2 triệu đồng tiền Đông Dương. Chính nhờ số tiền này, mà bộ đội may mùng, sắm quần áo, đóng xuồng cho bộ đội v.v… cải thiện khá nhiều đời sống vật chất của bộ đội.

- Ban quản trị (hậu cần) của tiểu đoàn mùa khô còn đi xin đìa trên các cánh đồng hoang ở các địa phương, tổ chức tát, lưới, bắt cá về làm mắm cho bộ đội ăn, vào mùa nước nổi, thực phẩm khó khăn. Ngoài ra đóng quân ở đâu, bộ đội cũng tận dụng đất trống trong vườn, xung quanh nhà để trồng rau, trồng cây ăn quả. Khi hành quân đi nơi khác thì giao lại cho chủ nhà chăm bón và sử dụng. Bộ đội còn đặt lờ, đặt trúm, giăng câu, giậm củ chuột, tìm rau rừng để cải thiện bữa ăn hàng ngày. Chính nhờ chú trọng việc tăng gia sản xuất nên cuộc sống của cán bộ, chiến sĩ trong tiểu đoàn không đến nỗi quá thiếu thốn.



Chị Nguyễn Thị Gương cơ yếu Tiểu đoàn 307 – Phụ trách Trại an dưỡng,
người cán bộ nữ duy nhất của tiểu đoàn




Chiến si Tiểu đoàn 307 giúp dân đào kinh
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:35:35 pm »

TRẬN CHỐNG CÀN BẢO VỆ CĂN CỨ MIỀN TÂY (Bạc Liêu)

- Đây là trận đánh tàu địch, kết hợp với đánh bộ binh địch, tại vàm sông Nhị Nguyệt và trên bờ sông Bảy Háp, khi địch vào càn quét vùng căn cứ địa tỉnh Bạc Liêu từ 30 tháng 5 đến 4 tháng 6 năm 1953. Trận đánh chặn đường địch rút ra của tiểu đoàn 307 xảy ra vào chiều ngày 3-6 và sáng ngày 4-6-1953.

I- TÌNH HÌNH ĐỊCH:

Từ 30-5-1953 đến 4-6-1953, địch huy động 2 tiểu đoàn – với 10 tàu, có máy bay yểm trợ, mở cuộc càn quét sâu vào căn cứ địa tỉnh Bạc Liêu, nơi có cơ quan Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ đóng. Mục đích nhằm:

- Đánh phá nhân vật lực, trong khu căn cứ địa của ta. Đốt nhà, cướp của, giết người, bắt thanh niên, gây hoang mang trong dân chúng.

- Chuẩn bị cho việc mở các cuộc càn quét tiếp theo để đóng đồn lấn chiếm sâu vào căn cứ của ta.

- Gỡ lại ảnh hưởng chính trị và củng cố tinh thần binh lính địch sau những thắng lợi của ta ở An Xuyên và Hộ Phòng (Cà Mau) vào đầu tháng 5-1953...

Đêm 20-5-1953, địch cho 10 tàu chở lính, theo kinh xáng Hộ Phòng vào ngã tư Phố Sinh, xuống Huyện Sử, Thới Bình, phối hợp với bộ binh từ Cà Mau ra Tắc Thủ hoạt động dọc theo hai bờ sông Ông Đốc đến kinh xáng Bà Kẹo, qua Cái Keo, Bờ đập, theo sông Bảy Háp ra phía kinh xáng Đội Cường. Mặt khác, từ Cà Mau địch ra kinh xáng Đội Cường, và phía An Biên chúng cũng có hoạt động nghi binh.

II- TÌNH HÌNH TA:

Bước vào chiến cuộc Đông Xuân (1953) của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo chủ trương của Trung ương Cục miền Nam, Nam bộ phải đánh bại âm mưu càn quét, lấn chiếm bình định của địch, bảo vệ căn cứ địa kháng chiến, đồng thời kềm chân các đơn vị cơ động của địch, không cho chúng tăng viện cho chiến trường chính (Bắc bộ). Tiểu đoàn 307 cũng được giao nhiệm vụ đánh địch, bảo vệ căn cứ địa.

Lúc bấy giờ tiểu đoàn đóng quân tại xã Trí Phải huyện Hồng Dân tỉnh Bạc Liêu, trên các con kênh nhỏ từ kinh xáng Chắc Băng vào rừng U Minh như kinh 5, 6 kinh 7, kinh 30... cách đường địch hành quân nơi gần nhất độ 5km. Do địch hành quân đêm, nổ máy tàu nhỏ, nên khi trinh sát của ta bố trí tại chợ Hội phát hiện chạy bộ về đơn vị báo cáo, thì địch cũng đến ngã tư Huyện Sử vào 5 giờ 30 ngày 30-5-1953. Vì vậy tiểu đoàn không kịp hành quân ra bố trí đánh địch trên kinh xáng Chắc Băng đoạn từ Huyện Sử đến Thới Bình. Được tin địch vào vùng căn cứ, tiểu đoàn lập tức ra lệnh cho toàn tiểu đoàn hành quân đuổi theo đánh địch.

III- Ý ĐỊNH TÁC CHIẾN:

Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có các đồng chí: Phạm Hồng Sơn – Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Tiên – Chính trị viên tiểu đoàn, Nguyễn Đắc Kiện – Tiểu đoàn phó, nhanh chóng hội ý và nhất trí nhận định:

- Địch lần này càn quét sâu vào căn cứ địa của ta, đánh phá nhân, tài, vật lực, để gây hoang mang cho nhân dân và gỡ lại ảnh hưởng thất bại vừa qua của chúng. Chúng có thể hoạt động nhiều ngày. Khi trở ra, chúng không dám theo đường cũ và sợ quân ta mai phục, nên nhiều khả năng chúng ra theo đường mới. Căn cứ vào thực tế địa hình, thì hướng ra chắc chắn là theo sông Bảy Háp, vào kinh xáng Đội Cường đến thị trấn Cà Mau. Mặt khác địch đi tàu cơ giới theo sông lớn, bộ đội ta chèo xuồng mà đuổi theo đuôi thì không thể kịp. Tốt nhất là bộ đội đi đường tắt theo rạch nhỏ, đón đầu địch ở hướng ra, thì mới đánh được địch.

- Việc quan trọng đầu tiên là phải chặn đánh được tàu địch. Tàu bị đánh chìm sẽ giữ chân quân địch lại, bộ đội ta sẽ kịp đến chặn đường ra của địch.

- Sử dụng toàn bộ trung đội súng phóng bom (Lance bombe) của đại đội trợ chiến mà anh em thường quen gọi là “đạn căm xe” vì quả bom có cán làm bằng cây căm xe, để đúc vào ống phóng do quân giới của ta sản xuất, có khả năng bắn chìm tàu sắt địch với công phá lỗ lớn đường kính trên dưới 1m (nếu bắn trúng sát mép nước của tàu thì tàu chìm). Đồng thời cho một trung đội bộ binh của đại đội trợ chiến theo yểm trợ. Hai trung đội của đại đội trợ chiến cấp tốc hành quân không kể ngày đêm theo đường rạch nhỏ, tắt qua rạch Rau Dừa đến sông Bảy Háp khoảng làm rạch Nhựt Nguyệt, tìm nơi thuận lợi phục kích đánh tàu. Toàn tiểu đoàn hàn quân tiếp sau, và đến ông Bảy Háp sẽ tùy tình hình chọn vị trí bố trí phục kích vận động đánh địch tại ba kinh xáng Đội Cường và sông Bảy Háp.

IV- DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH:

Sáng ngày 30-5-1953, toàn Tiểu đoàn 307, xuống xuồng từ các con kinh nhỏ cạnh mé rừng U Minh, để ra kinh xáng Chắc Băng, nhằm hướng Thới Bình thẳng tiến. Vì xuồng của Tiểu đoàn 307 được đặt đóng riêng, mỗi xuồng tam bản chở một tiểu đội, có chèo mũi, chèo lái, ở giữa mỗi bên ba dầm, tiểu đội thanh phiên nhau chèo, bơi, nên đi rất nhanh, gặp nước xuôi, người trên bờ kinh xáng chạy cũng không đuổi kẹp.

Xuồng bộ đội tấp nập đi trước, xuồng nhân dân hối hả theo sau. Trong mấy ngày đêm hành quân đón đánh địch, tiểu đoàn không dừng lại nấu cơm, mà ăn xôi, bánh của nhân dân tiếp tế, thay phiên nhau nghỉ, để kịp chặn đường ra của địch.

- Hai trung đội của đai đội trợ chiến, hành quân trước tiểu đoàn, có nhiệm vụ chặn đánh tàu địch để kiềm chân chúng lại, đã khẩn trương vượt đường tắt, nên chiều tối ngày 2-6-1953, bộ phận này đã đến sông Bảy Háp. Trong đêm đó vất vả lắm mới tìm được vàm rạch Nhự Nguyệt, bởi vì nhân dân dọc theo sông đã tản cư đi hết. Lực lượng đánh tàu chọn nơi bố trí chiến đấu phía bờ Đông sông Bảy Háp và phía này không có đường đi dọc theo bờ sông, bộ binh địch khó lòng sục sạo để phát hiện ta. Nơi bố trí cách vàm rạch Nhựt Nguyệt vài trăm thước. Anh em đào công sự, bố trí súng phóng bom, ngụy trang xong là trời sáng.

Khoảng 9 giờ ngày 3-6-1953 từ xa có tiếng rè rè của chiếc thủy phi thuyền Catalina vọng lại, và phút chốc quần đảo dọc theo sông để thám thính. Su đó có tiếng động cơ tàu càng lúc càng rõ dần. Anh em trong đơn vị đánh tàu vừa hồi hộp vừa vui mừng vì thế nào cũng đánh được tàu địch để làm hài lòng với nhân dân, chứ nếu để chúng nó thoát thì không biết ăn nói với nhân dân thế nào! Chiếc LCT đi đầu xuất hiện, những tên giặc mũi lõ, mình trần, mặt đỏ gay, vừa la hét vừa lăm lăm súng về phía hai bên bờ sông. Cách một khoảng ngắn 3 chiếc tàu khác chạy sát nhau, bọn này ít đề phòng hơn nên tụm lại từng nhóm trên tàu ăn nhậu cười đùa.

Ầm ầm!!! những tiếng nổ long trời của đạn “căm xe” trúng vào mạn tàu địch, đồng thời các loại súng bộ binh cũng nổ liên hồi vào quân địch trên tàu, nhiều cụm khói và nước bốc cao. Chiếc đi đầu trúng đạn “căm xe” chìm ngay, chiếc thứ hai thứ ba trờ tới cũng bị chung số phận. Có thể vì bị đánh bất ngờ, nên địch chống trả yếu ớt. Riêng chiếc thứ 4 ở sau bắn dữ dội lên hai bên bờ sông, trung đội bộ binh yểm trợ của ta cũng tập trung hỏa lực vào chiếc này. Những khẩu trung liên Brem do hai tiểu đội trưởng Phụng và Thông sử dụng tinh nhuệ đã buộc địch không ngóc đầu lên được. Khi tàu lướt tới nơi bố trí súng phóng bom, một tiếng nổ dữ dội của hai quả đạn “căm xe” cùng phóng ra một lúc đúng ngay mép nước của mạn tàu, tàu ngả nghiêng, khói và nước bốc lên, tiếng kêu la của địch lẫn tiếng ọc ọc của nước tràn vào trong tàu, tàu chìm trong giây lát.

Các tàu địch đi sau một khoảng, kịp dừng lại, vừa bắn dữ đội vừa đổ bộ lên bờ sông, địch bao vây bộ đội ta, nhưng không có lối đi, chúng còn phải len qua cây cối, dừa nước, nên đến được nơi phục kích, thì bộ đội ta đã rút lui sâu vào rạch Nhị Nguyệt.

Trận đánh kết thúc, 4 tàu địch bị chìm với khoảng một Đại đội lính chết và bị thương. Phía ta có hai đồng chí hy sinh, một bị thương.

Trận đánh tàu ảnh hưởng rất lớn đến địch, tinh thần chúng hoang mang, suốt ngày và đêm hôm ấy, chúng lo vớt xác đồng bọn, nhân dân ta trong vùng căn cứ kháng chiến vui mừng hể hả.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:36:32 pm »

Đêm 3-6-1953 toàn tiểu đoàn đến sông Bảy Háp. Lúc chiều đồng chí tiểu đoàn trưởng và chính trị viên đã đến trước nghiên cứu địa hình, gặp gỡ các đồng chí chỉ huy bộ phận trợ chiến đánh tàu, nghiên cứu tình hình địch và đề ra phương án tác chiến đánh địch rút ra Cà Mau.

I. PHƯƠNG ÁN TÁC CHIẾN

- Địch hiện tại hoang mang cực độ, chúng buộc lòng phải ở lại nơi phục kích đêm nay (3-6-1953) xong chúng không dám ở lâu, nên chắc chắn sáng ngày 4-6-1953 chúng sẽ rút ra thị trấn Cà Mau theo đường kinh xáng Đội Cường. Chúng sẽ không dám để bộ binh ngồi dưới tàu chiến, mà cho đi bộ theo bờ Tây sông Bảy Háp.

Căn cứ vào thực tế địa hình, bờ sông chỉ có một ven vườn mỏng, kế đó là ruộng rẫy, cách 400 mét mới có mép vườn rậm. Địch thế nào cũng sục xạo kỹ ven vườn sát sông. Hơn nữa do địa thế hẹp, ta không thể phục kích ở đó được, vì vậy phải tổ chức phục kích ở mép vườn rậm phía trong (cách sông 400m rồi vận động ra đánh địch đi trên bờ sông).

- Đại đội 931 bố trí ở gần ngã ba kinh xáng Đội Cường khi địch vào trận địa cho 1 trung đội vận động ra chặn đầu địch trên bờ sông còn 2 trung đội đánh vào sườn địch. Tiếng súng nổ chặn đầu địch của Đại đội 931 là tiếng súng lệnh của toàn mặt trận.

- Đại đội 932 bố trí nối theo Đại đội 931. Đại đội 933 nối theo Đại đội 932. Khi địch vào trận địa, vận động ra bờ sông tân công vào đội hình hành quân của địch, chia cắt chúng thành từng đoạn và tiêu diệt.

- Đại đội trợ chiến dùng súng đại liên bố trí ở ven vườn đánh máy bay địch khi trận địa đã nổ súng, yểm trợ cho các đại đội bộ binh diệt địch.

II. DIỄN BIẾN TRẬN ĐÁNH:

- 7 giờ 00 ngày 4-6-1953, địch cho máy bay trinh sát và bắn phá 2 bên bờ sông để dọn đường.

- 7 giờ 30 địch từ nơi trú quân tạm tại chỗ tàu chìm (vàm rạch Nhị Nguyệt) bắt đầu tiến về phía Cà Mau, dọc theo bờ phía Tây sông Bảy Háp. Địch dè dặt vừa đi vừa chú ý lục soát ven sông, Dưới sông các tàu còn lại chạy tốc độ chậm, theo bộ binh.

- Phía ta các đại đội đã triển khai bố trí theo vị trí qui định và làm công sự ngụy trang xong, sẵn sàng vào lúc 5 giờ sáng.

- Khi địch lọt vào trận địa của ta, Đại đội 931 lập tức cho trung đội nhanh chóng xông ra chiếm bờ sông, chặn đường tiến lên của địch, tập trung 3 khẩu trung liên bắn mạnh dọc theo sườn. Các đại đội 932 và 933, trong lúc địch tiến vào trận địa của ta, đã tranh thủ lợi dụng địa hình bò dần ra phái bờ sông. Khi nghe tiếng súng lệnh của Đại đội 931 chặn đầu địch, thì tất cả xông lên chia cắt và tiêu diệt địch.

Địch chết và bị thương khá đông, còn lại nằm xuống bờ vườn chống trả. Vì địch bị chặn đường, không có lối thoát, một bên bị quân ta tấn công, một bên là sông rộng, cho nên địch cố dồn lên đầu đội hình phản kích lại Đại đội 931. Đại đội 931, dưới sự động viên của chính trị viên tiểu đoàn vừa đến kịp, đã đánh bại hai đợt phản kích của địch, giữ vững trận địa, tạo điều kiện cho Đại đội 932 và 933 tiêu diệt địch.

Sau một giờ chiến đấu, địch lớp chết lớp bị thương, lớp nhảy xuống sông lội ra tàu, qua bên kia bờ sông. Đoàn tàu hoảng loạn bắn lên bờ dữ dội và chạy thục mạng ra kinh xáng Đội Cường về phía thị trấn Cà Mau. Ta làm chủ trận địa thu dọn chiến trường trong lúc trên trời máy bay địch không ngừng quần liệng.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tư, 2018, 06:51:53 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:39:19 pm »

III. KẾT QUẢ TRẬN ĐÁNH:

Trong trận chống càn địch vào căn cứ miền Tây (Bạc Liêu), Tiểu đoàn 307 ở thế bị động, song vì có quyết tâm cao, có sự phán đoán dúng ý đồ địch của Ban chỉ huy tiểu đoàn, với lòng hăng say đánh địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ toàn tiểu đoàn và sự giúp đỡ chí tình của nhân dân trong khu căn cứ, cho nên đã chuyển thành thế chủ động đánh địch có kết quả:

- 4 tàu địch bị bắn chìm.

- Tiêu hao tiêu diệt trên 400 tên địch.

- Thu trên 300 súng các loại.

Ảnh hưởng sau trận đánh rất tốt, tinh thần nhân dân phấn khởi, càng tin tưởng vào sức mạnh của quân dân ta, càng tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Sau trận chống càn thắng lợi, thanh niên trong vùng căn cứ nô nức tòng quân vào bộ đội địa phương và gia nhập tiểu đoàn. Thắng trận này địch ở Cà Mau, Bạc Liêu và lính BVN ngờ vực, không tin tưởng nhau trong phối hợp hành quân, tạo điều kiện có lợi cho việc phát triển phong trào du kích chiến tranh và công tác địch ngụy vận (trích báo cáo của bộ Tư lênh Phân liên khu miền Tây lên Bộ tổng tham nưu).

- Khi tiểu đoàn vừa về đóng quân ở rạch Rau Dừa thì đồng chí Lê Đức Thọ có đến thăm, động viên tiểu đoàn cũng như chỉ cho tiểu đoàn những thiếu sót trong việc bảo vệ căn cứ cần khắc phục.

Bà con trong vùng hoan hỉ, tấp nập đến thăm các đơn vị trong tiểu đoàn và bộ đội địa phương, mang đến không biết bao nhiêu là quà bánh, heo, gà vịt. Nhân dân vùng địch hậu Cà Mau Bạc Liêu mang theo đủ thứ bánh kẹo, trà, thuốc lá, rượu tây để đóng ở xã Trí Phải huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) nơi xuất phát đi đánh địch, trước sự đón tiếp vui mừng của bà con ở đây. Tiểu đoàn tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm về trận chống càn bảo vệ căn cứ Miền Tây có sự tham dự của Bộ Tư lệnh, cơ quan Phân liên khu Miền Tây và chính quyền, đoàn thể, trong huyện Hồng Dân và tỉnh Bạc Liêu.



TRẬN NHỊ NGUYỆT VÀ TRẬN BẨY HÁP
NGÀY 03 - 04-06-53
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:40:44 pm »

GIẢI PHÓNG HUYỆN AN BIÊN (BẠC LIÊU)
(Hoạt động phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ)

Khi chiến dịch Điện Biên Phủ đã mở màn vào cuối tháng 2 năm 1954, tại một ngôi nhà lá ở kinh 7 thuộc xã Trí Phải, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu, đồng chí Sáu Thọ chủ trì một cuộc hội nghị bàn việc đẩy mạnh công tác địch ngụy vận phối hợp với tác chiến làm tan rã hàng ngũ địch, đẩy mạnh phong trào nhân dân chiến tranh, để phối hợp với chiến trường chính theo như chủ trương của Trung ương Cục miền Nam.

- Cuộc họp có các đồng chí Dương Quốc Chính, Phan Trọng Tuệ trong Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây, đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến Tham mưu trưởng và đồng chí Hoàng Thế Thiện chủ nhiệm chính trị và các đồng chí Tỉnh đội trưởng Chính trị viên Tỉnh đội, thay mặt cho Tiểu đoàn 307 các đồng chí Nguyễn Văn Tiên Chính trị viên tiểu đoàn, còn đồng chí Phạm Hồng Sơn Tiểu đoàn trưởng không dự vì đang đi nghiên cứu chiến trường huyện An Biên (Bạc Liêu).

Đồng chí Nguyễn Hữu Xuyến báo cáo tình hình:

+ “Trên chiến trường toàn quốc, quân dân ta đang đẩy mạnh tiêu diệt từng bộ phận sinh lực quan trọng của địch. Bao vây khu vực sinh lực lớn của địch ở Điện Biên Phủ. Những thắng lợi liên tiếp ở Trung Châu Bắc bộ, ở Tây Nguyên, ở Trung Hạ Lào có ảnh hưởng lớn đến tình hình Nam bộ. Hiện nay địch không ngừng rút quân ra chiến trường chính (Bắc bộ) từ lực lượng ứng chiến đến lực lượng pháo binh và khinh quân ở Nam bộ, do đó để lộ nhiều sơ hở”.

Ở Nam bộ chiến dịch ngụy vận phối hợp với tác chiến đang tiến hành ráo riết và thu được nhiều thắng lợi lớn trên chiến trường. Do thắng lợi của ta trên khắp toàn quốc, do bị động đối phó, tinh thần binh lính địch dao động. Từ đầu xuân đến nay địch đã phải co rút các tháp canh và các vị trí nhỏ dễ bị cô lập, về cố thủ các vị trí lớn, các thị trấn, thị xã.

Ở Miền Tây, trước hoạt động của ta, địch rút nhiều nhất ở Vĩnh Trà và Bến Tre hai nơi này vì bị ta đánh mạnh và vì địch phân tán mỏng, xa, cô lập, đã rút trên 90 đồn bót. Ở Cần Thơ bị ta đánh chiếm 6 bót ở tả ngạn sông Ô Môn. Địch không đóng lại mà còn rút thêm 6 bót ở hữu ngạn. Ở Sóc Trăng sau các trận ta đánh ở Kế Sách, Thạnh Trị, những nơi bị ta chiếm, phá hủy, địch bỏ luôn và co cụm lại từng quãng.

Hiện nay địch hết sức bị động trên chiến trường toàn quốc. Địch phải rút quân ra ứng cứu cho chiến trường Điện Biên Phủ, nên chiến trường Nam bộ rất sơ hở. Các vùng địch hậu và du kích, ưu thế của địch ngày càng sút kém không có quân ứng chiến để càn quét, không đóng chiếm được thêm, tinh thần địch rất dao động. sau các cuộc hoạt động của ta, địch đối phó rất yếu ớt và phải rút bót, bỏ đồn, co lại ở nhiều nơi. Thời gian địch sơ hở và bị động này còn kéo dài, đó là thời cơ hết sức thuận lợi cho ta tiến mạnh vào địch, bám sát và bao vây địch, kịp thời tiêu diệt chúng, trừ gian, diệt tề, xây dựng củng cố và phát triển cơ sở và du kích chiến tranh, mở rộng căn cứ địa địch hậu. Quận An Biên (Cà Mau) nằm sát với căn cứ địa Miền Tây bị địch chiếm đóng từ năm 1946 ngoài đồn chính của tiểu khu trong quận lỵ, chúng xây dựng một hệ thống gồm 6 bót, dọc theo đường đất trên bờ kinh Cán Gáo, từ Xẻo Rô lên bờ sông Cái Lớn vào đồn quận lỵ xa độ 15km. Bên kia sông Cái Lớn là con đường nối liền với thị xã Rạch Giá.

Địch chiếm đóng quận An Biên với lực lượng cỡ tiểu đoàn, như cánh tay của kẻ cướp thọc vào căn cứ địa rừng U Minh của ta. Âm mưu của địch là là nhằm tiến chiếm lấu sâu vào căn cứ địa của ta. Chúng hoạt động về quân sự ít, nhưng về chính trị, do thám hoạt động mạnh, làm giải sút sức kháng chiến, gieo rắc tư tưởng cầu an trong dân chúng, thu hút được về kinh tế, đặt được lưới gián diệp trong các xã cận địch. Lực lượng địch ở đây có hỏa lực khá mạnh và thường được pháo hạm của địch từ sông Cái Lớn, bắn vào vùng giải phóng của ta để yểm trợ cho hoạt động của chúng.

Tuy nhiên tiểu khu An Biên là một hệ thống phòng ngự của địch có tính chất cô lập. Vì nằm sâu trong vùng căn cứ địa của ta, con đường từ sông Cái Lớn vào tiểu khu là đường độc đạo, việc vận chuyển tiếp tế của địch cho quận lỵ An Biên rất là trở ngại. Nếu quận lỵ bị ta tấn công, địch có đi tiếp viện từ Rạch Giá xuống phải qua sông Cái Lớn, và cũng không đường nào khác đường này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:41:31 pm »

Địa thế An Biên trong mùa khô lại thuận lợi cho sự hoạt động của ta, vì ruộng khô bộ đội ta có thể di chuyển dễ dàng.

Tình hình nhân dân và phong trào du kích chiến tranh ở An Biên cũng đang lên. Nhất là sau trận đánh tiêu diệt đồn dinh quận An Biên của Tiểu đoàn 307, bắt được tên Quận trưởng.

+ Từ tình hình trên Bô Tư lệnh Phân liên khu Miền Tây chủ trương mở một đợt hoạt động vào quận An Biên và vùng xung quanh nhằm tiêu diệt, làm tan rã địch, hoạt động tác chiến kết hợp với địch ngụy vận để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ ở miền Bắc. Lực lượng tham chiến có Tiểu đoàn 307 và đại đội địa phương Bạc liêu 552.

- Kế hoạch lúc đầu là tổ chức bao vây quận lỵ An Biên để đánh viện binh của địch từ Rạch Giá đến, rồi nhân đà thắng lợi mà phát triển phong trào nhân chiến tranh. Đến lúc sắp thực hiện cuộc chiến đấu, Bộ Tư lệnh Phân liên khu chỉ thị cho tiểu đoàn tổ chức một đợt hoạt động 15 ngày không những công đồn ở quận lỵ, đánh viện, mà còn bao vây các đồn bót dọc theo đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô trên bờ sông Cái Lớn, kêu gọi bức hàng, bức rút, kể cả địch ở tiểu khu An Biên, nếu địch không có khả năng chi viện.

Đáng lý tiểu đoàn phải nghiên cứu thay đổi lại kế hoạch cho thích hợp, nhất là thời gian chuẩn bị chu đáo cần phải dài hơn, nên ngày bắt đầu hoạt động có thể lùi lại. Xong vì tình cảm muốn hoạt động ngay, có phần chủ quan khinh địch cho nên không đề nghị xin Bộ Tư lệnh lùi ngày khởi đầu hoạt động lại, mà chỉ xin Bộ Tư lệnh cho đội giải phẫu quân y viện do anh Trương Công Trung Giám đốc phụ trách cùng đi với tiểu đoàn. Đánh dài ngày, thương vong có thể nhiều, có đội giải phẫu Phân liên khu có anh Trung, anh em tin tưởng và yên tâm về mặt cứu chữa thương binh.

- Việc không có đủ thời gian chuẩn bị chu đáo, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động, nhất là việc quán triệt cho bộ đội tư tưởng đánh liên tục dài ngày, đánh du kích, và cùng với cán bộ địa phương làm công tác địch ngụy vận. Sau này khi thực hiện xen kẽ có tiến hành giáo dục cho bộ đội thêm những kết quả cũng hạn chế.

+ Sau khi đồng chí tiểu đoàn trưởng cùng các đại đội trưởng đi nghiên cứu thực địa chiến trường quận An Biên về, Ban chỉ huy tiểu đoàn họp bàn, sau đó họp tiểu đoàn ủy để thông qua kế hoạch hoạt động và phổ biến cho các đại đội trong tiểu đoàn và đại đội địa phương Bạc Liêu 552.

- Đại đội 932 và đại đội trợ chiến bao vây đồn chính trong quận lỵ, và các lô cốt từ quận lỵ ra Xẻo Rô. Dùng súng cối, đại liên bắn uy hiếp và kêu gọi bỏ đồn về với gia đình, chính sách của cách mạng khoan hồng.

- Đại đội 931, đại đội 933 và đại đội 552 phục kích khoảng giữa Xẻo Rô đến Bào Môn trên đường vào quận lỵ An Biên để đánh quân tiếp viện. Phán đoán ngày đầu địch có đi tiếp viện, là lực lượng của phân khu Rạch Giá chỉ độ 2 đại đội. Địa hình ở nơi phục kích trên lộ từ Xẻo Rô vào thị trấn An Biên, một bên là kinh sát lộ, một bên là vườn hoang có cây rậm ven đường, bề ngang hẹp, phía sau là ruộng. Phục kích ở đây bất ngờ, nhưng nếu địch nghi ngờ sục sạo, thì dễ bị lộ trận địa.

Thời gian bắt đầu là 12 giờ đêm 1 tháng 3 năm 1954.

Khi nhận được lệnh hoạt động và tiến hành công tác chuẩn bị, tiểu đoàn đóng quân tại xã Trí Phải huyện Hồng Dân (Bạc Liêu). Trong khi đó, trinh sát tiểu đoàn quan hệ với địa phương biết đồn Nhà Thờ gần thị xã Cà Mau do 1 trung đội đóng có nhiều sơ hở. Sau khi điều tra nắm chắc, tiểu đoàn đã cho 1 trung đội trinh sát đặc công giả thường dân luồn bám vào được trong đồn, bất ngờ tấn công, buộc địch đầu hàng, ta thu toàn bộ vũ khí. Thắng lợi đó làm phấn khởi mọi người trong tiểu đoàn, động viên nhau giết giặc lập công trong đợt hoạt động tới ở An Biên.

- Sau khi chuẩn bị, tiểu đoàn hành quân về đóng tại Sóc Ven thuộc xã Thúy Liễu huyện Gò Quao... Để đảm bảo bí mật cho việc đầu quân về vùng An Biên, ngày hôm sau từ lúc trời vừa tối, bộ đội xuống xuồng tất cả nằm trên sạp phủ chiếu, chỉ để 1 người chèo mũi, một người chèo lái, ăn mặc thường dân – 3 xuồng của trung đội đi gần nhau, còn trung đội và trung đội giãn cách, tiểu đoàn theo sông Cái Lớn đổ ra cửa biển về phía An Biên. Chiến sĩ chèo thuyền có thể hò như thuyền đi buôn. Những thuyền của dân ngược xuôi trên sông cũng không thấy bóng bộ đội ta. Đêm hôm đó và ngày hôm sau (1-3-54) tiểu đoàn trú quân dọc theo rạch phía Bắc huyện An Biên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:42:13 pm »

- Đêm 1-3-54, đại đội 932 phối hợp cùng Đại đội trợ chiến bao vây đồn chính của tiểu khu An Biên và các đồn bót trên đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô, dùng cối, đại liên bắn uy hiếp và kêu gọi bỏ đồn về với gia đình.

- Đại đội 931, 933 và đại đội địa phương 552 hành quân đến bố trí phục kích dọc theo ven lộ, Xẻo rô đến Bào Môn để đánh viện binh từ Rạch Giá vào. Đại đội 933 do đi nhầm đường nên gần sáng mới tới vị trí bố trí, ngụy trang cập rập không chu đáo, để lại nhiều dấu vết dẫm lên cây cỏ.

- 8 giờ trinh sát tiểu đoàn về báo cáo là địch độ 2 đại đội từ Rạch Giá đến đồn Xẻo Rô, đang qua sông Cái lớn, chắc là đi tiếp viện cho An Biên.

- 9 giờ địch theo đường lộ từ Xẻo Rô vào phía trận địa phục kích của ta. Chúng đi rất chậm, dè dặt vừa đi vừa quan sát ven đường. Đến đầu trận địa chúng phát hiện dấu vết giẫm cỏ, nên sục sạo sâu vào ven vườn bên đường. Đại đội 933 bố trí ở đoạn đầu, đụng địch buộc phải nổ súng, xông ra diệt được độ 20 tên. Địch rút chạy về đồn Xẻo Rô và trở về Rạch Giá. Lực lượng phục kích của ta rút vào trong vườn phía sau.

- Quân địch ở quận lỵ và trong các bót dọc đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô bị ta bao vây, pháo kích, bắn tỉa, có một số bị thương vong. Sau khi quân tiếp viện cho chúng bị ta đánh phải rút về Rạch Giá, chúng rất hoang mang, có bót đã cho người liên hệ với quân ta. Ban chỉ huy nhận định:

“Trận địa phục kích của ta bị lộ, mất thời cơ tiêu diệt bọn viên binh đầu tiên của địch là một thiếu sót lớn. Địch chắc chắn còn đi tiếp viện, nhưng cúng đã biết có quân ta mai phục, nên lực lượng sẽ đông hơn chứ không phải chỉ có bọn ở phân khu Rạch Giá, và chúng sẽ cẩn thận đề phòng hơn, trong lúc ta không thể bố trí mai phục đánh viện địch lần thứ 2 ở chỗ cũ được, mà ở đoạn khác thì còn các bót của địch trên đường. Vì vậy ban chỉ huy tiểu đoàn chủ trương:

- Tiếp tục bao vây pháo kích và bắn tỉa địch ở các bót, thế nào cũng bức hàng, bức rút được các bót dọc đường. Bởi vì địch sẽ không chịu nổi tình trạng thiếu gạo, thiếu nước, bị ta bắn tỉa, có người chết, bị thương nằm trong bót khi quân ta bao vây chúng dài ngày. Nếu hệ thống bót canh dọc đường bị tan rã, thì việc chọn trận địa cho tiểu đoàn và đại đội địa phương phục kích vận động đánh địch tiếp viện lần thứ 2 sẽ thuận lợi hơn”.

- Sau 3 đêm, 3 ngày bị vây hãm, đến chiều tối ngày 4 tháng, hệ thống canh dọc đường từ quận lỵ ra Xẻo Rô, cái bị tiêu diệt, cái hàng, cũng có cái do ta bao vây không chặt đã bỏ đồn chạy trốn. Nhân dân các xã hai bên đường vô cùng phấn khởi đã mang chày, búa, cuốc, xà beng, rầm rộ ào ra san bằng hết các bót ngay trong đêm 4-3-1954, làm cho tiểu khu An Biên lâm vào thế cô lập hoàn toàn.

Ban chỉ huy tiểu đoàn nhận định thế nào địch cũng huy động lực lượng vào giải tỏa cho quận lỵ An Biên hoặc rút bỏ tiểu khu này. Lực lượng địch có thể từ 1 đến 2 tiểu đoàn có máy bay và trọng pháo trên pháo hạm ở sông Cái Lớn yểm trợ. Chúng sẽ rất dè dặt và chắc chắn chúng sẽ tổ chức lực lượng trắc vệ bên hông đi ngoài mé vườn sát đường, trong lúc lực lượng chủ yếu di trên đường cái. Do đó tiểu đoàn chủ trương chỉ để đại đội trợ chiến bao vây địch trong quận lỵ, sử dụng cả 3 đại đội khinh binh của tiểu đoàn và đại đội địa phương đánh quân tiếp viện của địch. Đồng thời để địch không phát hiện được trận địch phục kích của ta, lực lượng đánh viện bố trí lui về phía sau 400 – 500m cách đường. Trận địa phục kích được chọn từ rạch Bào Môn ra hướng Xẻo Rô nơi đây có địa hình thích hợp. Ngoài ra cho một trung đội của đại đội trinh sát đặc công cùng dân quân địa phương chia ra nhiều tổ bố trí ở khu vườn bên kia kinh, dài theo trận địa của ta. Nếu địch bị đánh. Có số lội sang bên kia kênh thì tiêu diệt.

- Đêm 5-3-1954 lực lượng của ta hành quân ra bố trí đúng kế hoạch của tiểu đoàn. Địa hình ở khu vực bố trí trận địa khô ráo, bộ đội ta làm công sự ẩn núp trong mé vườn bỏ hoang, cách đường cái 400 – 500m, giữa là ruộng khô, có cây lúp xúp theo bờ.

Đại đội 933 bố trí đầu, từ Xẻo Rô vào sẵn sàng cho 1 trung đội nhanh chóng vận động ra khóa đuôi của địch lọt vào trận địa ta.

Kế tiếp là đại đội 931, đại đội địa phương 552. Đại đội 932 bố trí cuối trận địa, cho 1 trung đội chặt đầu địch tại kinh Thầy Cai. 6 giờ sáng tất cả các đơn vị đều sẵn sàng, trinh sát bám sát đồn Xẻo Rô, bờ sông Cái Lớn, và leo lên cây cao sát chỉ huy sở tiểu đoàn bố trí ở giữa đại đội 931, để quan sát.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2018, 06:43:02 pm »

12 giờ ngày 6-3-1954 trinh sát tiểu đoàn từ Xẻo Rô về báo cáo, địch từ Rạch Giá sang Xẻo Rô độ 1 tiểu đoàn, dưới sông có tàu vận chuyển quân sang và pháo hạm, 14 giờ địch bắt đầu từ Xẻo Rô tiến vào tiểu khu An Biên. Đúng theo phán đoán của ta, địch cho 1 đại đội đi đầu trắc vệ bên ngoài ven vườn sát đường lộ từ 50 – 100m vào sục sạo trong vườn, trong lúc lực lượng chủ yếu đi sau một đoạn trên đường đất dọc bờ kinh. Khi quan sát thấy lực lượng trắc vệ của địch đi qua khỏi mình, từng đại đội của ta lợi dụng bờ ruộng có cây lúp xúp vận động ra phía đường. Khi tiếng súng của trung đội đại đội 932 chặn đầu địch ở kinh Thầy Cai nổ dữ dội, tất cả các đại đội đều nhanh chóng xông lên đường chia cắt địch ra từng đoạn và tiêu diệt. Vì địch đi thưa nên có một bộ phận độ 1 trung đội địch đi sau cùng chạy quay lại được ra phía Xẻo Rô. Còn bao nhiêu dựa vào bờ kênh chống lại ta. Sau hơn 1 giờ chiến đấu, địch bị diệt gần hết, một số nhảy xuống kênh lội qua bên kia hòng trốn thoát, đã bị dân quân và trung đội trinh sát đặc công của tiểu đoàn bố trí bên kia kênh bắn chết và bắt sống.

Quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Ta thu hàng trăm súng các loại và mấy ngày sau dân quân còn mò được thêm ở dưới kênh. Pháo địch từ pháo hạm trên sông Cái Lớn bắn vào nhiều, nhưng vì ta với địch cận chiến, địch không dám bắn vào trong vườn ven đường nên phần lớn đạn pháo rơi ra phía sau ruộng. Máy bay địch đến, khi quân ta đang rút sâu vào trong vườn phía sau trận địa. Chúng đảo liệng, bắn, ném bom vào khu vườn nơi ta phục kích, nhưng không trúng vào đâu.

- Trước khi đánh vào quận lỵ An Biên, do nhận thức đây là một trận công đồn đả viện, nên tập trung vào việc lo đánh viện, chưa nghiên cứu đầy dủ về khả năng địch rút tiểu khu An Biên. Nhưng sau ngày 4-3 hệ thống tháp canh từ Xẻo Rô vào quận lỵ An Biên bị sản bằng và nhất là sau trận tiêu diệt viện quân địch, ngày 6-3, tiểu đoàn nhận định tiểu khu An Biên thế nào cũng rút. Khi rút địch sẽ cho quân tiếp viện vào đông hơn ngày 5-3, để đón bọn tiểu khu ra. Địch đi tiếp viện đã bị ta đánh 2 lần, cho nên lần này ngoài sử dụng lực lượng lớn hơn, địch sẽ hết sức đề phòng. Mặt khác về địa thế từ Xẻo Rô về An Biên, ngoài khu vực đánh ngày 6-3 không còn nơi nào tốt để ta tổ chức đánh lớn. Nếu ta đánh tập trung thì yếu tố bí mật bất ngờ không còn. Hơn nữa sau những ngày bao vây liên tục đồn chính của tiểu khu, san bằng hệ thống tháp canh trên đường từ Xẻo Rô và quận lỵ và sau trận đánh diệt viện ngày 6-3 lực lượng của ta có mệt mỏi và tiêu hao. Nếu đánh tập trung nữa thì chỉ là đánh ép không có lợi. Do vậy tiểu đoàn chủ trương phân tán ra từng đại đội cùng dân quân đánh du kích và sử dụng súng phóng bom, bắn tàu địch đi trên kênh, vì có nhiều khả năng tàu vào để chở đồ đạc cho bọn tiểu khu rút đi. Ngày 6-3 tiểu đoàn cho đại đội 932 tăng cường bao vây cứ điểm tiểu khu An Biên; tiếp tục pháo kích kết hợp với địch ngụy vận đồng thời đề nghị Bộ Tư lệnh Phân liên khu cho hỏa lực của pháo 88 đến phối hợp nhằm bức địch rút bỏ hoặc đầu hàng, nếu viện binh của địch đến chậm chứ không dùng cường tập để tránh tiêu hao lực lượng ta.. Pháo 88 ly là chiến lợi phẩm, khu 9 thu được trong trận Tầm Vu, lây này không sử dụng, ở khu căn cứ địa, không có đường lộ để kéo được pháo. Muốn sử dụng phải đưa pháo xuống xà lan vận chuyển đến quận lỵ An Biên bằng đường thủy. Đến nơi phải kéo lên bờ mới bắn được. Trong lúc ta đang chuẩn bị vận chuyển pháo thì sáng ngày 7-3 địch cho 2 tiểu đoàn đi viện lần thứ 3 theo đường Xẻo Rô vào quận lỵ An Biên. Trên đường đi địch bị bộ đội ta và dân quân du kích đánh nhiều trận, gài mìn dọc theo đường tiêu hao một số, làm cho việc tiến quân rối loạn và chậm chạp. Đến trưa bọn địch trong cứ điểm tiểu khu An Biên, thấy viện binh chưa vào tới, cố sống, cố chết, phá vòng vây, bị bộ đội ta diệt làm bị thương một số tại chỗ và truy theo bọn rút chạy tiêu hao thêm.

Trên đường địch rút ra, 1 tàu bị ta bắn chìm, 1 tàu bị thương. Bà con ở thị xã Rạch Giá kể lại: Chiếc tàu bị thương lủng lỗ to bằng cái nia, vì bộ đội ta phóng đạn “căm xe” hơi cao, trên mép nước. Trên tàu có 1 tên lính ngụy cũng bị trúng đạn “căm xe” thọc ngay vào giữa bụng. Có lẽ vì đạn trúng chỗ mềm nên không nổ. Bọn địch ở Rạch Giá tức tối gọi kỹ sư công binh ở Sài Gòn xuống để xử lý. Xem tới, xem lui, tên này không rõ là loại đạn gì nên không dám cho rút đạn ra, chúng bàn đưa tên lính ngụy mang theo quả đạn ra bờ biển Rạch Giá, đặt mìn dưới lưng tên ngụy và cho nổ. Tiếng mìn và tiếng đạn nổ “ầm” một phát chấn động cả thành phố. Những nhà ở gần, bay ngói và vỡ cửa kính. Nhìn lại xác tên ngụy tiêu tan đầu hết. Từ đó cái tên đạn “căm xe” và súng “lăng sờ bom” càng trở thành nỗi kinh hoàng của địch. Đồng bào thị xã chứng kiến vụ này, tấp nập đi gọi con em mình, bỏ đồn trốn về với cách mạng.

Quận An Biên hoàn toàn giải phóng, nhân dân trong vùng vô cùng phấn khởi, nô nức kẻ cuốc, người búa ào ra, san bằng cứ điểm và các bót của tiểu khu trong quận lỵ. Xong kéo đến dự lễ mừng chiến thắng, 1 ngày hội lớn chưa từng có trong vùng hiện An Biên, quận đầu tiên của Phân liên khu Miền Tây (mà có lẽ cũng là quận đầu tiên của Nam bộ) được quân dân ta giải phóng trong kháng chiến chống Pháp, mở rộng thêm căn cứ địa kháng chiến miền Tây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM