Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:45:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)  (Đọc 16022 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:39:12 pm »

*
*   *

Sua một đem thức trắng – mệt nhoài, Bảy Phụng – sếp lô cốt tiền tiêu – ra quán hai cô gọi thịt quay bánh hỏi và một xị rượu.

- Sao buồn vậy anh Bảy?

- Lô cốt King Ngang sập rồi – Không biết bữa nào đây tới phiên các anh! Cái thứ súng “căm xe” này của “họ” độc lắm!

- Nói dại nè! Mồm miệng ăn nói không kiêng cử gì hết trơn. Họ đánh là đánh đồn Tây chứ đánh các anh làm gì. Các anh là giáo phái mà! Nếu họ muốn là họ đánh rồi, chứ bõ công lặn lội vào Kinh Ngang xa lắc làm gì?

- Thiệt hôn em Mười?

- Em nói là nói vậy thôi, theo cái hiểu nông cạn của mình, chứ em có phải là chỉ huy Việt Minh đâu mà nói thiệt hay giả.

Bảy Phụng nâng ly rượu, nhìn trân trân một lúc vào mắt cô Mười rồi nốc cạn.

- Từ ngày bị điều động về đóng đồn tiền tiêu đầu sóng ngọn gió, làm bia đỡ đạn nơi vùng giáp ranh này, tinh thần binh lính giáo phái rất bất mãn và sa sút. Nguyên nhân là do mâu thuẫn giữa tên chỉ huy Secteus và lực lượng Hòa Hỏa ở trục lộ Vĩnh Long, tranh chấp phạm vi đóng đồn để mở rộng vùng thu lúa ruộng. Ba Cụt chỉ huy Hòa Hảo đã bực tức khi thắng quan Tây đi xe Jeep đến điều đình, dám bạt tai hắn còn chửi thề... “Mẹ mày! Muốn lấn đất của ông hả?...”.

Tên sếp Secteus từ đó cố ý trả thù – Hắn tìm cách phân tán lực lượng Hòa Hảo cho giữ các lô cốt vùng xung yếu. biết mắc kế độc, nhưng chỉ âm thầm bất mãn, không làm gì được, vì lực lượng giáo phải vẫn lĩnh lương và súng của Tây.

- Theo em, miễn các anh ăn ở hiền lành, đứng bắt bớ, sách nhiễu “các ổng” đối phó với mấy anh làm gì?

- Có thật không em Mười?

- Nếu không thật thì em đã dỡ quán dọn đi rồi, quán em ở sát nách đồn anh, có gì hai bên bắn nhau, em chết trước... Em ra vô hoài ở trỏng em biết, họ rành hoàn cảnh các anh hơn cách anh tự hiểu...

- Hắn đưa tay vẫy vẫy có ý ra hiệu bảo cô Mười kéo ghế đến gần để hắn kề va nói nhỏ:

- Em ra vô như vậy chắc có dịp gặp các ngài chỉ huy ở trỏng.

- Mấy ổng hả? Ông nào em chẳng quen, hủ tiếu chị Chín em nấu “các ổng” ăn đến mòn răng rồi!

- Vậy anh trông cậy, muốn nhờ em gửi riêng chút ít đường, sữa, trà, thuốc cho mấy ổng để làm quen được hông?

- Các ổng không lấy đâu! Làm vậy mấy ổng rầy chết. Các ông ấy cần thứ khác cơ!

- Cân thứ gì em nói đi?

- Kề tai lại đây... Đạn! Hiểu chưa?

*
*   *

Nhà ông Tư Hạnh trước đây là cái lẫm lúa của ông Hội đồng ở ngoài thị trấn Cái Bè. Nhà ở cách đồn chừng 500 thước về phía vùng kháng chiến kiểm soát. Hôm nay nhà ông có giỗ, mời bà con xóm giếng đông đủ.

Là khu vực đệm để đân hai vùng qua lại mua bán nên cả hai bên đều không bắn phá khu vực nhà ông Tư dù là không hẹn.

Bảy Phụng – Sếp đồn – cũng được mời dự tiệc, y mặc quần áo xi-vin.

Khi nhang cúng giỗ vừa tàn, thì tiệc giỗ cũng dọn sẵn chủ khách phân ngôi thứ ngồi vào bàn cầm đũa.

 Ông khách ngồi bên cạnh Bảy Phụng vui vẻ nói:

- Hay quá! Ngài với tôi, chúng ta cùng cầm đũa tay trái. Vậy để làm quen, tôi kiến ông anh uống trước nửa ly, sau đó tôi sẽ uống nốt nửa ly?

- Tán thành lắm! Nhưng tôi uống trước là thất lễ, phải mỗi người một ly đầy, cùng nâng cốc một lượt mới là thật lòng.

Ông chù nhà thủ sẵn “chai đế”, xếp cẩn thận hai cái ly trước mặt hai người, rót đầy đến ngọn, rồi đi giáp vòng bàn rót tượu.

- Xin mạn phép mời hai ông cạn ly cho tất cả mọi người và xếp phó hưởng ứng.

Hưởng ứng xong, đặt ly xuống trước mặt, đầu óc mỗi người như nảy đom đóm. Đế của ông Tư uống đã quá!

Hai cánh tay trái cùng cầm đũa gắp thịt quay chấm nước mắm đúng một lúc nên lỡ đà, cả hai tay đều dừng tay lại, nhường nhau.

Người khách mới quen là Nghĩa, tỏ vẻ nhường nhịn nói:

- Sách có nói: Người Việt Nam mình dù chính kiến ra sao, hễ ngồi lại chung mâm đều chấm chung một đĩa nước mắm.

- Tôi hiểu! Tôi hiểu cao ý của ông anh rồi! Là “Tứ hải giai huynh đệ ấy mà”! Có phải không cô Mười, cô Chín – Anh đồn trưởng vừa gật gù vừa nói.

Ông Tư Hạnh nhân đó, kề vai nói nhỏ với cả hai người:

- Chốc nữa xong tiệc, tôi mời riêng hai ông nói chuyện với ấm trà.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:41:12 pm »

Nghĩa dẫn hai tiểu đội đi đánh đồn giáp ranh. Anh cho bộ đội băng đồng, bò sát mặt đất, tiếp chận hàng rào dây thép gai, đào hầm, bố trí súng ống vào các vị trí bí mật. Anh cẩn thị đi kiểm tra chỗ của từng người, chỉ mục tiêu cho họ và căn dặn mọi người nằm im chờ khi có lệnh là phát hỏa.

- Nhớ nhằm đúng mục tiêu, đừng bắn bậy bên kia, phái trái sau đồn là quán cô Mười, cô Chín nghe chưa! Động đến mấy bả là đổ nợ đấy!

Nghĩa bàn giao nhiệm vụ lại cho trung đội phó rồi đeo súng đi thẳng đến đầu cầu, bắt tay hỏi nhỏ: “xong chưa”?

- Thưa ngài, lính tôi đã ra ngoài cả rồi.

- Vậy đồn trưởng cho anh em mang súng đi theo bờ kênh ra phía sau đội hình chúng tôi để xem súng nổ. Sau khi đã cắt hết các rào thép gai, đợt tấn công vào đồn bỏ trống bắt đầu. Súng nhỏ, súng lớn cùng lúc bắn vào các lỗ châu mai, phóng lựu nháo lên đánh sập Mirador.

Nghĩa thúc hối đồn trưởng bắn hỏa châu lên trời để báo nguy. Cả hệ thống đồn bót của quân Pháp từ kinh Ngã Sáu, Tân Mỹ ra đến lộ Đông Dương bắn súng báo động chuyền, nghe như một trận đánh lớn. Gạch ngói trong đồn đổ xuống lổn ngổn, các lỗ châu mai há ra rộng hoác. Đạn lửa xuyên chèn ngang trời, quân lính Hòa Hảo ngồi sau trận coi khoái mắt vỗ tay cười ha hả!

- Bây giờ tới phiên mấy anh!

Nghĩa cho anh em ngưng nổ súng. Đồn trưởng cho người hướng dẫn “đối phương” đến Quán ba cọ. Hai con heo đã bị chọc tiết từ đầu hôm, tiết pha nước mắm thật mặn để chống đông. Cô Mười vừa thấy mọi người nhanh nhảu nói:

- Cháo lòng không có tiết, trắng nhợt, các anh ăn tạm... để tiết dùng vào việc khác.

Trong lúc đó, lính đồn theo bờ kênh kéo trở lại đồn, bắt đầu cuộc “đánh trả”. Họ tha hồ bắn, bắn đến sướng tay, sẵn ánh hỏa châu, cứ nhằm vào các công sự Việt Minh mà bắn – Đạn vãi tưới bột sen, dù con nhái bầu nằm ở công sự cũng chết, lựu đạn O.F rút chốt liên tục, tuôn qua lỗ châu mai, nổ như pháo địa chen giữa chàng tiểu liên, liên hồi như ngày Tết.

- Đủ chưa! Ông đồn trưởng. Đói bụng thèm thịt heo lắm rồi.

- Làm vài loạt nữa đi! Đạn bên chính quốc chở qua thiếu gì, bắn cho đã tay.

Tiếng súng rồi cũng im, từ giữa quán hai cô, an hem bộ đội xuống xuồng bơi đến cặp cầu tàu. Binh lính Hòa Hỏa vác đạn từ trong đồn ra, cạy nắp thùng để cả xuống xuồng. Cho đạn chứ không cho thùng, thùng để lại báo cáo với Tây. Còn lựu đạn xếp đây cả khoảng xuồng, không có cân nên không biết trọng lượng là bao nhiêu, nhưng “đuổi” hết người lên bờ hành quân bộ, be xuồng khẳm đến liếm mặt nước.

Đồn trưởng Bảy Phụng bắt tay Nghĩa thật chặt trước khi giã từ:

- Thưa ông trung đội 307, tôi thỉnh cầu ông sắp xếp thời gian lúc nào mình choảng nhau một trận nữa, đánh nhau kiểu này binh sĩ tôi lên tinh thần lắm.

Xuồng tách bến về vùng sâu. Đi được một lúc, thấy đồn giáp ranh bắn lên 3 phát hỏa châu, Nghĩa nói với anh em:

- Họ vừa tiễn mình vừa báo cáo cho bọn chỉ huy Sous Secteus rằng đồn giáp ranh vẫn tồn tại.

Nói xong, theo thói quen thèm thuốc, anh sờ tay lên túi áo, lần này... không phải... chỉ có một điếu mà là cả gói Cotab – Đưa lên môi mùi hương nho và... tình riêng của cô Chín.

*
*   *

Ngày hôm sau, khi mặt trời lên quá ngọn Ô môi, tàu chiến tiếp viện của Pháp vào đến. Lính Pháp đổ bộ lên bờ bố phòng cẩn mật, hộ tống quan ba chỉ huy Sous Secteus lên thị sát trận chiến đêm qua. Ngài quan lớn lên tận chỗ Mirador sập, lội xem từng hố công sự của Việt Minh thấy máu loang lổ ra khắp nơi dưới hố cá nhân, trên trụ dây thép gai và rải rác dọc đường rút lui nữa.

Sau này, ra quán ăn hủ tiếu, đồn trưởng Bảy Phụng nói với hai cô: Nếu có xáp chiến nữa phỉa làm ba bốn con heo hoặc vài con bò mới đủ tiết để rải ra công sự...

Ngoài sau đồn có hai cái mả mới đắp: Không lẽ đánh trận ác liệt như vậy mà đằng Hòa Hảo không có người chết. Tiện thể có hai anh lính hoàn cảnh vợ để cho trốn về, sau khi làm xong nhiệm vụ tự đắp mả cho mình.

Quan ba Pháp tập hợp lính lại, cho thổi kèn Tây, gắn “mề đay” cho ông đồn trưởng, thăng cấp lên một bậc- Ngài khen ngợi binh lính đồn giáp ranh và nói bằng tiếng Pháp:

- Clest Défendu héroïquement! (Có nghĩa là: Tự vệ rất anh hùng!)

Lúc này, bộ đội ta đang chuyển từ xuồng lên cho các đơn vị đầu sóng ngọn gió một cơ số đạn gấp ba lần trước.

*
*   *
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:40:55 pm »

B- THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG Ở PHÂN LIÊN KHU MIỀN TÂY.

Sau khi Trung ương Cục quyết định phân chia lại chiến trường và bố trí lại lực lượng ở Nam bộ, Tiểu đoàn 307 vẫn còn đứng chân ở Đồng Tháp Mười để bảo vệ chiến khu và làm nhiệm vụ tiếp vận ho miền Đông. Cho đến tháng 3-1952, theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Phân liên khu miền Tây, Tiểu đoàn 307 rời căn cứ Đồng Tháp Mười, hành quân vượt sông Tiền và sông Hậu để về hoạt động ở chiến trường mới: Phân liên khu miền Tây. Từ đây, tiểu đoàn trở thành đơn vị chủ lực cơ động của Phân liên khu miền Tây đến khi tập kết chuyển quân ra miền Bắc.

Các chiến công của Tiểu đoàn 307 trong suốt thời kỳ này được nối tiếp theo thời gian qua các trận đánh được ghi lại sau đây:

TRẬN BẢY NGÀN (Cần Thơ)

Trận Bảy Ngàn xảy ra ngày 16-8-1952. Đây là trận đánh mà Tiểu đoàn 307 đã dùng đặc công kết hợp kỳ tập để tiêu diệt một cứ điểm quan trọng của địch.

Khu vực cứ điểm Bảy Ngàn là trung tâm đề kháng của đồn điền Bảy Ngàn rộng lớn, từ kinh xáng Xà No đến tận huyện Long Mỹ. Đồn điền này do gia đình tên thực dân Pháp Albert Gressier quản lý khai thác từ khi thực dân Pháp đánh chiếm được Cần Thơ. Trước khi Albert Gressier chết, hắn giao lại cho hai đứa con là Léon Gressier và Rémy Gressier đã cầu kết chặt chẽ với guồng máy chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Họ đứng ra trực tiếp chỉ huy xây dựng lực lượng vũ trang tại chỗ lên đến đại đội bộ binh đứng tại bờ phía Đông kinh xáng Xà No, lực lượng này là công cụ thường trực quản lý, bóc lột hàng ngàn tá điền Việt Nam tại đồn điển Bảy Ngàn.

Từ năm 1947 đến hết năm 1951, nhiều đơn vị bộ đội ta ở khu 9 đã tấn công cứ điểm này, nhưng vẫn chưa hạ được. Kết quả là sau mỗi lần tấn công của ta, địch lại tăng cường hỏa lực mạnh hơn và sự kiên cố, cẩn mật của cứ điểm cũng được chúng hoàn chỉnh thêm. Vì vậy, mãi đến năm 1952 cứ điểm Bảy Ngàn vẫn vênh váo đứng vững – Nó tồn tại như một sự thách thức đầy ngạo mạn, làm nhiệm vụ tập kết và xuất phát của địch khi chúng mở các đợt tấn công vào các vùng căn cứ Vị Thanh, Hỏa Lựu của ta.

Trước khi Tiểu đoàn 307 mở cuộc tiến công, cứ điểm Bảy Ngàn có công sự kiên cố gồm một đồn chính có một tầng lầu. ngoài đồn chính, chúng còn lập 2 trại lính, đặt án ngữ hai mặt đồn. Xung quanh đồn chính và các trại lính là hệ thống các lô cốt; ở giữa sân đồn là một trận địa súng cối 60 ly và 81 ly. Chung quanh khu vực cứ điểm là 3 vòng rào dây thép gai có linh canh phòng tuần tiễu thường xuyên vào ban đêm. Toàn cảnh của cứ điểm Bảy Ngàn về mặt Tây Bắc là con lộ chạy dọc theo kinh xáng Xà No – dày đặc lô cốt; mặt Đông Bắc tiếp cận đồn là con rạch thông từ từ kinh xáng Xà No ra cánh đồng rộng 5km nối liền với kinh Lái Hiếu. Mặt Tây Nam đồn, cách 50m là khu vực Bảy Ngàn, chỉ còn mặt Đông Nam là cánh đồng lúa, rộng mênh mông, ở phái này, từ lầu đồn chính, tên Rémy Gressier có thể phóng tầm nhìn rất xa và hắn cũng có thể dùng đại liên đặt ở nóc lầu sát thương đối thủ trong khoảng từ 1 đến 2km.

Tiểu đoàn 307, vừa xuống đến Phân liên khu miền Tây, đầu tháng 8 năm 1952, sau khi đánh tiêu hao địch, chống càn quét ở Sẻo Sinh và Giồng Sao, thì được Bộ tư lệnh Phân liên khu giao nhiệm vụ hạ cứ điểm Bảy Ngàn. Hạ được cứ điểm này tức là xóa bỏ sự bóc lột trực tiếp của Pháp đối với nông dân tại chỗ và thủ tiêu nơi tập trung quân thuận tiện của giặc để đánh phá sâu vào căn cứ kháng chiến của ta.

Nhận nhiệm vụ hạ cứ điểm Bảy Ngàn, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 lúc này gồm có: Đồng chí Đoàn Văn Tám – Tiểu đoàn phó (đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng lúc này đang theo học Trường Đảng của Trung ương Cục miền Nam kể từ khi đơn vị về miền Tây), đồng chí Trần Đình Cửu – Chính trị viên tiểu đoàn và đồng chí Đoàn Hiền, chính trị viên phó tiểu đoàn.

Để chuẩn bị cho trận đánh trước tiên Ban chỉ huy tiểu đoàn cho xúc tiến kế hoạch điều nghiên công sự, vị trí bố phòng và toàn bộ qui luật canh gác, sinh hoạt của cứ điểm Bảy Ngàn. Bộ phận thực hiện kế hoạch này được chia làm 5 tổ: 4 tổ trinh sát đặc công và một tổ công tác. Nhiệm vụ chung của mỗi tổ đặc công là điều nghiên một mặt của cứ điểm, trong đó, đồng chí chủ công chịu trách nhiệm đánh vào vị trí then chốt, và 2 đồn chí còn lại được phân công điều nghiên vị trí nào thì phải nắm được cụ thể chi tiết như thuộc lòng bàn tay của chính mình. Ngoài ra, các đồng chí trong mỗi tổ đặc công còn luân phiên nhau nghiên cứu phần việc của đồng đội, nhằm bảo đảm 100% nắm chắc từng ổ đề kháng của địch ở cánh mà tổ mình được phân công.

Trong khi làm nhiệm vụ, toàn thân người chiến sĩ đặc công thoa đầy bùn đất (chỉ mặc slip) để tiệp với màu đất khu vực điền nghiên, còn các chiến sĩ đặc công ở mặt có kinh rạch thì phải đầm mình dưới nước, đầu ngụy trang bằng dề lục bình, di chuyển theo dòng nước.

Đối với tổ công tác thì có nhiệm vụ cải trang, len lỏi trong các sinh hoạt thường ngày của dân để tiếp cận quan sát cứ điểm. Có nhiều hình thức cải trang như: giả người khuân vác mướn, mang hàng vào nội vi đồn hoặc làm người phát cỏ mướn gần đồn.

Sau khi các tổ nghiên cứu hoàn thành nhiệm vụ thì các đồng chí tiểu đoàn, trưởng ban tác chiến và tổ trương xung kích trực tiếp thâm nhập thực địa (theo sự hướng dẫn của tổ đặc công) để tận mắt quan sát, thẩm tra làm cơ sở cho việc hạ quyết tâm.

Căn cứ vào tình hình các mặt đã điều nghiên kỹ lưỡng, Ban chỉ huy tiểu đoàn hạ lệnh hạ đạt mệnh lệnh trên sa bàn cứ điểm Bảy Ngàn và giao nhiệm vụ cho từng đại đội:

- Đại đội 931 là đơn vị chủ công có nhiệm vụ đột nhập tấn công từ hai mặt: Đông Bắc và Đông Nam của cứ điểm.

- Đại đội 933, đột nhập vào khu chợ, tấn công vào các lô cốt và các vị trí chiến đấu của địch ở phía Tây Nam.

- Đại đội 932 diệt lô cốt đầu cầu và khống chế các lô cốt dọc theo kinh xáng Xà No về phía Đông Bắc.

- Đại đội trợ chiến khống chế địch ở các lô cốt phía bên kia bờ kinh Xà No – hướng đối diện với cứ điểm.

Sau khi nhận nhiệm vụ, các cán bộ đại đội và trung đội do đặc công cánh mình hướng dẫn lại tiến hành trinh sát thực địa vào ban đêm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:41:24 pm »

Đến trước khi trận đánh chính thức diễn ra, dựa vào địa hình tương tự như cứ điểm Bảy Ngàn, tiểu đoàn cho lập một cứ điểm giả từ vàm kinh 13, xã Hồ Văn Tốt thông qua Vịnh Chèo để làm nơi diễn tập cho các tổ đặc công và các đại đội xung kích. Vào những đêm luyện tập, Ban chỉ huy tiểu đoàn và một số cán bộ đại đội đứng trên chòi canh, dùng đèn 5 pin quan sát và lắng nghe tiếng động tĩnh. Cuộc chiến đấu cuối cùng đã đạt kết quả mỹ mãn: Ngày dưới sàn gác của chòi canh, nơi cán bộ chỉ huy đang căng mắt quan sát và lắng nghe động tĩnh, các chiến sĩ đặc công và đơn vị xung kích đã tiến vào bố trí đúng nơi qui định – không một tiếng động nhỏ!

Trận thế Bảy Ngàn đã dàn ra trên những ưu điểm về kỹ thuật tiếp cận cứ điểm địch của Tiểu đoàn 307!

Chiến sự được Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định 0 giờ ngày 16-8-1952.

Theo kế hoạch tác chiến từ chiều ngày 16-8 xuất phát từ Vịnh Chèo – Hỏa Lựu - Tiểu đoàn tập kết quân tại ngã tư Lái Hiếu cách cứ điểm Bảy Ngàn chừng 5km. Vừa tối, các đơn vị đi xuồng theo con rạch hành quân tiến thẳng về Bảy Ngàn. Đến vị trí còn cách cứ điểm Bảy Ngàn khoảng 1km, thì rời xuống và hành quân bộ, khẩn trương tiếp cận mục tiêu. Mở màn trận đánh đầu tiên, những chiến sĩ đặc công, vai vác bộc phá, bí mật vượt các vòng rào dây thép gai tiến thẳng vào đồn chính, đặt bộc phá đúng vị trí đã định, an toàn.

Đúng 21 giờ kém 15, các đội xung kích sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. Sau 10 phút, Ban chỉ huy tiểu đoàn được tin Đặc công trở ra cho biết tiếng động khi lực lượng ta di chuyển, trong đồn có thể nghe thấy! Nguồn tin này được truyền miệng để nhắc nhở toàn đơn vị - May mắn thay, cùng lúc đó, trời đổ cơn mưa lớn. Chớp lấy thời cơ thuận lợi, chỉ huy trận đánh ra lệnh cấp tốc tiến quân chiếm lĩnh trận địa. Sau 30 phút, tất cả các cánh quân ta đều báo tin về chỉ huy sở tiểu đoàn là đã bố trí xong – trời vẫn còn mưa to. Nhưng trước giờ G (0 giờ) 15 phút, một chiến sĩ đặc công do chủ quan, thiếu cẩn trọng không làm đúng kỹ thuật di chuyển trong lúc đặt bộc phá, bị lính địch chiếu đèn phát hiện. Hắn ngờ là kẻ trộm nên la to: “Ăn trôm. Ăn trộm” đồng chí đặc công lập tức phóng mình qua một bên để tránh ánh đèn, không ngờ, cú nhảy lại vướng vào đường dây điện từ tay 2 đồng chí đặc công khác, cùng tổ, làm một mối dây bộc phá dẫn đến ụ cối 82 ly. Bình tĩnh và nhanh nhẹn, đồng chí tổ trưởng đặt công, ôm ổ pin lao tới, kìm được mối dây và dí điện.

Ầ...m! Tiếng bộc phá của tổ đặc công này trở thành tiếng nổ của lệnh tấn công. Trong giây phút, tiếp sau đó là một loạt 8 tiếng nổ rền vang, rồi lần lượt 36 quả khác nổ cách khoảng tiếp theo như kịp lúc hòa hợp với tiếng hô xung phong và tiếng kèn xung trận của lực lượng.

Bị tấn công bất ngờ, quân địch rối loạn hàng ngũ, không kịp chống trả. Ngay phút đầu, ta hoàn toàn làm chủ tầng trệt của đồn chính. Nhưng sau đó, kịp hoàn hồn phía cánh phải của cứ điểm có hệ thống phòng thủ kiên cố do tên Léon chỉ huy bắt đầu nổ úng chống trả mãnh liệt – Rồi khẩu trung liên chúng đặt tại nhà máy (cách hông của cứ điểm) cũng điên cuồng nã đạn, tuy không gây được thiệt hại nào cho ta những đã thực sự cản bước các tổ xung kích ta đánh chiếm tầng lầu của đồn chính, nơi tên Rémy đang cầm cự bằng khẩu đại liên.

Sau 15 phút giằng co quyết liệt, ta bắt sống được tên Léon và đưa hắn vào tầng trệt để gọi tên Rémy đầu hàng. Nhưng hắn vẫn tiếp tục ngoan cố chống trả; lập tức, đồng chí So, một tổ trưởng đặc công dày dạn phải đu mình theo chiếc thang gãy leo lên tầng lầu tung lựu đạn, lúc đó Rémy mới bỏ khẩu Lewis giơ tay hàng. Thế là hai tên chỉ huy đều bị bắt sống, căn cứ Bảy Ngàn bị hạ, trận đánh kết thúc và cơn mưa cũng vừa dứt.

Kết quả trận này ta bắt sống được 95 tù binh (trong đó có hai tên chỉ huy là anh em ruột Léon và Rémy. Riêng tên Rémy ta còn bắt được cả vợ con hắn). Thu chiến lợi phẩm gồm hơn 150 súng các loại và nhiều máy móc điện đài, đạn dược cùng toàn bộ hồ sơ tài liệu, sổ sách của đồn điển Bảy Ngàn.

Về phía ta trong trận này có 2 đồng chí hy sinh: một là cán bộ trung đội và một chiến sĩ.

Về phía địch, sau khi khai thác và giáo dục, Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây theo chính sách nhân đạo khoan hồng đã trả tự do cho chúng về Sóc Trăng trong dịp tết. Ngày được khoan hồng, tên Rémy Gressier đã tỏ lời cám ơn bộ đội Việt Minh cứu mạng. Hắn còn trố mắt thán phục khi được cán bộ phụ trách tù binh của ta cho biết: “Người cứu mày và vợ con mày là một chiến sĩ Tiểu đoàn 307 – đồng chí Lê Quang So đã dũng cảm dùng lựu đạn khống chế cho mày đầu hàng chớ không diệt, và cũng là người cõng vợ con mày xuống lầu bằng cầu thang đã gãy một bên...”.

Cứ điểm Bảy Ngàn từ đó, không còn là trung tâm cướp lúa của chủ điền, không còn là vị trí tập trung quân để xuất phát càn quét, vào căn cứ kháng chiến của ta nữa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:44:58 pm »



Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 lúc đánh đồn Bảy Ngàn
(Từ trái qua phải: Trần Đình Cửu, Đoàn Văn Tám, Đoàn Hiền).




TRẬN BẢY NGÀN 16-08-52
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Tư, 2018, 02:59:37 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:46:49 pm »

TRẬN AN XUYÊN (Cà Mau)

Vào những tháng cuối năm 1952 đầu năm 1953, để tiếp tục mở rộng vùng kiểm soát, thực dân Pháp đã cho quân ở thị xã Bạc Liêu (BVN) và thị trấn Cà Mau (bọn Cao Đài phản động, do tên thiếu tá Nhã chỉ huy) ráo riết tiến hành càn quét sâu vào hai bên trục lộ Bạc Liêu – Cà Mau). Đặc biệt tại An Xuyên – Tân Lộc, một khu vực cách thị trấn Cà Mau chừng 30 km. Các cuộc càn quét của địch diễn ra gần như thường xuyên. Làm được như vậy, vì ở vùng này địch tổ chức được mạng lưới gián điệp mạnh, chúng có thể nắm chắc được khi nào bộ đội cách mạng đến hoặc đi. Thường là, khi có bộ đội đến thì chúng không vào còn bộ đội vừa đi tối đêm trước, thì sáng ngày hôm sau chúng càn quét ngay.

Mấy năm trước, vùng An Xuyên – Tân Lộc là nơi dân cư đông đúc, cuộc sống của nhân dân ở đây khá sung túc nhờ lúa gạo và nguồn lợi thủy sản phong phú. Nhưng do địch càn quét nhiều lần, dân chúng phải dần dần tản cư lánh nạn, ruộng vườn phải bỏ hoang – Hoạt động của địch thực tế đã biến vùng An Xuyên – Tân Lộc thành vành đai trắng, hoạt động của chính quyền, đoàn thể cách mạng yếu ớt.

Để kịp thời đối phó với âm mưu của địch, sau khi Tiểu đoàn 307 hạ được cứ điểm Bảy Ngàn (Cần Thơ), Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây đã cho lệnh điều động tiểu đoàn về Bạc Liêu, đóng quân tại Thới Bình... tiến hành điều tra, nắm tình hình địch ở thị xã Cà Mau và trục lộ Bạc Liêu – Cà Mau để thực hiện các nhiệm vụ:

- Tiêu hao, tiêu diệt địch, không cho chúng mở rộng vùng kiểm soát hai bên lộ Bạc Liêu – Cà Mau và lấn sâu vào vùng căn cứ kháng chiến.

- Bảo vệ căn cứ kháng chiến tỉnh Bạc Liêu, nơi có cơ quan Trung ương Cục miền Nam và Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ đóng.

- Bảo vệ tính mạng, tải sản của nhân dân chống lại âm mưu càn quét, lấn chiếm của địch, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia kháng chiến, xây dựng lực lượng cách mạng tại chỗ.

Nhận nhiệm vụ được giao, Tiểu đoàn 307 khẩn trương xây dựng ý định và kế hoạch tác chiến tại khu vực trách nhiệm nhằm:

- Phục kích đánh cho kỳ được quân địch từ thị trấn Cà Mau ra càn quét, cướp lúa và tài sản nhân dân vùng An Xuyên – Tân Lộc.

- Dùng kỳ tập và đặc công tiêu diệt cứ điểm Hộ Phòng trên đường Bạc Liêu – Cà Mau.

- Đánh 1 – 2 trận giao thông trên đường Bạc Liêu – Cà Mau nhằm tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch.

Thực hiện ý định trên, Tiểu đoàn 307 đã 2 lần hành quân về đóng tại vùng An Xuyên – Tân Lộc, để phục kích đánh địch vào càn quét. Song cả 2 lần khi tiểu đoàn về đây thì địch không vào, đến khi tiểu đoàn vừa rút đi tối hôm trước thì sáng hôm sau địch càn vào cướp phá, đánh đập, bắt bớ nhân dân và huênh hoang: “Tại sao Tiểu đoàn 307 không giỏi ở lại đây!...”.

Sau 2 lần phục kích, không gặp địch, Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có các đồng chí Phạm Hồng Sơn – Tiểu đoàn trưởng – Nguyễn Văn Tiên Chính trị viên, Đoàn Văn Tám – Tiểu đoàn phó đi đến nhận định: “Địch có mạng lưới gián điệp khá mạnh ở vùng An Xuyên – Tân Lộc, chúng nó nắm được cả thời gian bộ đội ta đến và đi, nhưng chúng không dám đụng độ với tiểu đoàn. Muốn đánh được địch, ta nhất thiết phải nghi binh”. Sau đó đồng chí tiểu đoàn trưởng cùng một số đặc công đi điều tra cứ điểm Hộ Phòng, đồng chí Tiểu đoàn phó đi công tác vắng. Ngày 10-3-1953 chính trị viên tiểu đoàn họp với cán bộ đại đội dự định kế hoạch nghi binh đánh địch ở An Xuyên – Tân Lộc như sau:

- Đêm 10-3-1953 hành quân về đóng ở An Xuyên – Tân Lộc và lưu lại đây trong hai ngày 11 và 12 tháng 3.

- Đến chiều ngày 12-3 ban chỉ huy tiểu đoàn sẽ cho lệnh hành quân, không nói rõ về đâu, nhưng bộ đội được dàn đội hình vượt cánh đồng về phía Thới Bình. Đến giữa cánh đồng, cho bộ đội dừng lại nghỉ. Đến 23 giờ, cho tập hợp cán bộ và phổ biến kế hoạch nghi binh đánh địch. Sau khi phổ biến kế hoạch, tiểu đoàn sẽ bí mật quay trở lại An Xuyên – Tân Lộc, theo đường đồng, đi tắt, không trở lại khu vực đóng quân cũ. Con đường tắt có lợi thế là khu vực vành đai trắng, dân cư thưa thớt, lao sậy um tùm, đường đồng vào mùa nắng khô ráo, đơn vị có thể bí mật luồn ra hướng An Xuyên – Bàu Thái (phía Cà Mau) để ém quân phục kích địch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:47:35 pm »

Theo kế hoạch này, ta dự đoán địch sẽ huy đông một lực lượng gồm đại đội Cao Đài ở thị trấn Cà Mau và 2 đại đội BVN ở Bạc Liêu kết hợp mở cuộc càn quét vào An Xuyên – Tân Lộc theo 2 ngả:

- Một là theo đường lộ (đã bị ta phá hoại) từ thị trấn Cà Mau vào Tân Lộc.

- Hai là theo bờ rạch Bàu Thúi vào An Xuyên.

Để đối phó với quân địch, theo đường lộ vào Tân Lộc, ban chỉ huy tiểu đoàn sẽ cho Đại đội 933 vận động ra đường lộ tiến về Tân Lộc. Đại đội 932 tiến theo rạch Bàu Thúi vào An Xuyên. Hai Đại đội này sẽ phối hợp chặn đánh địch trên đường chúng trở về.

- Đại đội 931 đóng tại Bàu Thúi làm lực lượng dự bị của tiểu đoàn.

- Đại đội trợ chiến bố trí đánh máy bay và xe cơ giới địch nếu có.

Trong trường hợp địch vào theo đường Bàu Thúi thì Đại đội 931 sẽ bố trí chặn đánh địch; Đại đội 932 và 933 sẽ vận động lên thành 2 cánh đánh vào 2 bên sườn đội hình địch để hình thành thế bao vây, chia cắt địch.

Thực hiện kế hoạch của tiểu đoàn, đêm 10-3-1953 tiểu đoàn từ xã Trí Phải (huyện Thới Bình) hành quân bằng xuồng về An Xuyên - Tân Lộc – Nhân dân mừng rỡ, đón tiếp, tuy nghèo nhưng bà con đối với bộ đội rất nhiệt tình. Trong 2 ngày 11 và 12-3 rõ ràng địch không vào càn quét.

Chiều ngày 12-3-1953, các chiến sĩ tiểu đoàn đóng quân ở đâu, từ giã bà con ở đấy để chuẩn bị hành quân đi nơi khác. Các gia đình nhân dân nơi đóng quân, vừa lưu luyến tiễn đưa bộ đội ta, vừa lo âu những ngày sắp tới, địch ở Cà Mau sẽ vào đánh phá.

Sau khi từ giã nhân dân xong, trời vẫn còn sớm, bộ đội ta xuống xuồng theo rạch nhỏ đi về phía Thới Bình, thực hiện đúng kế hoạch.

Cánh đồng giữa Tân Lộc – Thới Bình rộng mênh mông, mùa này lúa vừa gặt xong còn trơ gốc rạ, từng đại đội ta chia nhau nằm nghỉ trên ruộng rạ, chờ giờ phút xuất phát. Sau khi được phổ biến tình hình và phương án tác chiến, ai nấy đều phấn khởi, thầm ca ngợi Ban chỉ huy tiểu đoàn và kế hoạch nghi binh đánh địch. Lần này chúng sẽ không thể thoát được!

- Đúng 23 giờ đêm, Ban chỉ huy tiểu đoàn cho lệnh xuất phát hành quân, toàn tiểu đoàn đều vùng dậy, súng ống chỉnh tề, theo thứ tự vị trí từng đại đội đã qui định, toàn đơn vị hành quân bí mật trở lại An Xuyên – Tân Lộc tắt theo đường đồng, không qua nơi đóng quân cũ.

- Đến 3 giờ sáng ngày 13-3, toàn đơn vị đã đến nơi bố trí chiến đấu – Từ Bàu Thúi trở ra phía Cà Mau. Tất cả đều im lặng, theo sự hướng dẫn của cán bộ, chiếm lính địa hình, chờ địch.

- Lúc 6 giờ sáng trinh sát từ phía Tân Lộc về báo cáo địch vừa vào đến Tân Lộc: Một cánh theo đường lộ (con lộ này đã bị ta phá hoại từ trước) từ thị trấn Cà Mau vào; còn một cánh khác từ đường Bạc Liêu – Cà Mau theo ngọn rạch Quan Lộ vào. Vừa nhận được tin của trinh sát thì tiểu đoàn cũng nghe được tiếng súng địch nổ, và có khói bốc lên cao ở Tân Lộc.

Ngay sau đó, tiểu đoàn ra lệnh cho đại đội 933 băng ra phía lộ bị phá hoại tiến vào Tân Lộc; vừa đi vừa trinh sát thăm dò tình hình địch và triển khai kế hoạch chiến đấu, chặn đường về của chúng ở phía này. Đại đội 933 còn được lệnh phải liên lạc chặt chẽ và phối hợp với Đại đội 932 ở phía rạch Bàu Thúi vào An Xuyên.

- Đại đội 932, theo rạch Bàu Thúi tiến lên phía An Xuyên, dàn thành thế trận đánh địch khi chúng kéo từ Tân Lộc, An Xuyên ra; bắt liên lạc và phối hợp với Đại đội 933 trên đường lộ bị phá hoại đang đi vào Tân Lộc.

- Đại đội 931 tiến lên nối theo Đại đội 932, làm lực lượng dự bị của tiểu đoàn, sẵn sàng xông lên hình thành thế bao vây về phía Động rạch Bàu Thúi. Khi Đại đội 932 đụng địch chúng sẽ qua rạch chạy ra cánh đồng phía lộ Bạc Liêu – Cà Mau.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:51:06 pm »

Chủ trương của tiểu đoàn là đón đánh tiêu diệt địch trên đường về từ Tân Lộc – An Xuyên ra.

Về phía quân địch khi đến Tân Lộc không thấy lực lượng ta chúng đinh ninh là Tiểu đoàn 307 đã rút đi đúng như tin của gián điệp báo cáo. Như mọi lần rước chúng thả sức cướp lúa, lấy ghe xuồng của dân để chở về Cà Mau.

- Đến 8 giờ, bộ phận trinh sát của tiểu đoàn báo cáo về tiểu đoàn là quân địch đang bắt đầu rút theo đường rạch Bàu Thúi, chúng vừa đi vừa bắn vu vơ để thị oai.

Đúng theo nguồn tin của trinh sát và kế hoạch tác chiến của ta, chỉ một lúc sau địch đã đến trận địa bố trí của Đại đội 932. Đại đội trưởng Nguyễn Tấn Đắc cho tập trung 3 khẩu trung liên, chờ địch đến gần bất nờ nổ súng, hạ ngay toán địch đi đầu, toàn đại đội xông lên diệt địch. Cùng lúc đó, về phía Đại đội 933, khi được tin địch rút về; Đại đội trưởng Lê Minh Quang (tức Nơi) đã cho đại đội từ phía lộ bị phá hoại tiến về phía rạch Bàu Thúi tấn công vào hông địch. Bị tấn công từ hai mặt, số địch còn lại ùa nhau lội qua rạch, rút chạy qua cánh đồng phía Đông rạch Bàu Thúi. Tại đây, đúng theo kế hoạch dự kiến, ngay từ khi nghe tiếng súng nổ ở hướng Đại đội 932, Đại đội 931 đã cho 2 trung đội vượt rạch qua cánh đồng phía Đông. Khi phát hiện địch rút chạy, Đại đội 931 lập tức truy đuổi, tiêu diệt tại chỗ và bắt sống nhiều tên.

Trước sự thua chạy ra cánh đồng trống, các đại đội của tiểu đoàn đều tập trung truy kích theo địch. Lúc này, nhân dân trong vùng, già có, trẻ có, kẻ vác mác, người vác gậy bung ra cánh đồng cùng bộ đội đuổi tốc theo quân địch đang tháo chạy tán loạn về phía sông Quan Lộ để ra đường Bạc Liêu – Cà Mau. Chạy đến sông Quan Lộ, bị quân và dân ta bám sát, nhiều tên bị đánh chết, bị bắt sống trên bờ sông – có tên hốt hoảng phóng thẳng xuống sông bị chết chìm, hoặc bị ta bắn hạ giữa dòng sông, một số tên khác ẩn nấp, sau đó dùng lu của nhân dân bơi qua sông cũng bị quân dân ta phát hiện bắn bể lu, chìm lỉm. Cuộc truy đuổi địch diễn ra thật ngoạn mục.

Trong lúc bộ đội ta truy kích địch về phía Đồng Bàu Thúi, thì còn một bộ phận quân Cao Đài đang lẩn trốn lại phía sau, trong đó có tên thiếu tá Nhã đã theo đường lộ phá hoại chạy về phía Cà Mau. Lúc đó, Đại đội 931 còn lại một bộ phận nhỏ đã phát hiện địch, nhưng ta không truy kích theo vì đội đội còn hăng say đuổi địch ở phía Đông chưa tập hợp đủ.

Sau hơn 1 giờ chiến đấu và truy kích, bọn địch bị đánh tan tác; đến 9 giờ 15 phút quân ta rút về đóng tại vườn An Xuyên – Tân Lộc.

Đến 10 giờ, địch cho 2 máy bay quần đảo, ném bom tại vùng xảy ra trận đánh, nhưng không gây được thiệt hại gì.

Kết quả trận này ta diệt được 300 tên địch, thu toàn bộ vũ khí; bắt sống 40 tên (phần lớn là bọn thuộc tiểu đoàn BVN ở Bạc Liêu – trong đó có tên Trung úy Nguyễn Văn Hai).

Về phía ta, có 8 đồng chí hy sinh, trong đó có Đại đội trưởng 933: Lê Minh Quang. Nhân dân vô cùng thương tiếc, làm lễ an táng trọng thể tại địa phương.

Ngày hôm sau, tiểu đoàn hành quân về Thới Bình. Tại đây, trong hội nghị rút kinh nghiệm trận đánh, đồng chí Dương Quốc Chính – Tư lệnh phân liên khu miền Tây đã đến dự, và biểu dương thành tích của tiểu đoàn.

Chiến thắng An Xuyên là chiến thắng đầu tiên của Tiểu đoàn 307 khi về hoạt động tại tỉnh Bạc Liêu.

Sau trận này, tinh thần quân địch bị chấn động mạnh, từ đây cho đến khi ký kết Hiệp định Genevè chúng không một lần nào dám bén mảng về An Xuyên – Tân Lộc. Vùng căn cứ kháng chiến của ta được giữ vững và dần dần được mở rộng ra sát thị trấn Cà Mau.



Trận An Xuyên – Đ/C Nguyễn Văn Quang Trưởng ban chính trị
Tiểu đoàn 307 đang giải thích chính sách cách mạng cho tù binh.




TRẬN AN XUYÊN 13-03-53
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:54:28 pm »

TRẬN HỘ PHÒNG (Bạc Liêu)

Trận đánh đồn Hộ Phòng của Tiểu đoàn 307 xảy ra đêm 11-5-1953. Về chiến thuật, trận đánh này diễn ra tương tự như trận hạ đồn Bảy Ngàn ở Cần Thơ.

Hạ đồn Hộ Phòng là một nhiệm vụ mà Bộ Tư lệnh phân liên khu miền Tây đã giao cho Tiểu đoàn 307 từ khi tiểu đoàn được điều động về hoạt động ở Bạc Liêu. Vì vậy, tiếp sau trận nghi binh đánh địch ở An Xuyên, việc điều nghiên đồn Hộ Phòng cũng được xúc tiến khẩn trương và ngay sau khi kết thúc hội nghị rút kinh nghiệm trận An Xuyên, tiểu đoàn bắt tay ngay vào việc thực hiện kế hoạch hạ đồn Hộ Phòng.

Đồn Hộ Phòng được địch thiết lập ở một vị trí thuận tiện phòng thủ - Mặt trước đồn là kinh xáng Cà Mau – Bạc Liêu, và phía bên kia con kinh là quốc lộ chạy ngang qua chợ Hộ Phòng khá sầm uất. Mặt phía Tây, sát đồn là con kinh từ sông Gành Hào nối liền chợ Hội, chỉ còn phía Đông và phía Nam là đồng ruộng sình lầy. Từ đồn Hộ Phòng thẳng qua cánh đồng phía Nam đến ven xã Long Điền Tây là một con đường đất, do bọn đồn trú ở Hộ Phòng bắt dân đào đắp để chúng tiện việc bung ra càn quét, bắt bớ nhân dân và kềm chế hoạt động của du kích địa phương.

Hệ thống phòng thủ chung quanh đồn là tường gạch và nhiều lớp rào kẽm gai – Bốn góc đồn có tháp canh cao, ở giữa là đồn chính và trại lính, mỗi nơi đều có công sự chắc chắn. Ở mặt phía nam là mặt dễ tiếp cận, địch nuôi một chuồng ngỗng đặt sát bên trong rào. Bên bờ kênh từ sông Gành Hào đến Hộ Phòng có lô cốt tiền tiêu cỡ tiểu đội – Phía quốc lộ, gần chọ Hộ Phòng có hệ thống lô cốt vừa bảo vệ quốc lộ vừa bảo vệ đồn Hộ Phòng.

Việc điều nghiên đồn Hộ Phòng do tiểu đoàn trưởng trực tiếp chỉ huy nên thực hiện nhanh chóng nhờ kinh nghiệm kết hợp đặc công với xung kích kỳ tập đồn Bảy Ngàn ở Cần Thơ vừa qua. Theo phương án tác chiến, tiểu đoàn cho lực lượng tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo kháng chiến của địa phương ở huyện Giá Rai và các xã Long Điền Tây, Long Điền Đông, móc nối với cơ sở của ta ở chợ Hộ Phòng để có nơi ẩn trú, quan sát đồn Hộ Phòng vào ban ngày. Các tổ đặc công thì dựa vào quần chúng tốt, ban đêm bí mật vượt qua cánh đồng trống trải xuyên qua rào vào thẳng đồn địch mà chúng vẫn không hay biết. Tuy nhiên các chiến sĩ đặc công của ta trước khi vào được đồn Hộ Phòng cũng gặp phải các khó khăn nhất định. Trước hết là khi tiếp cận đồn phải vượt qua một khoảng đồng trống trải, thứ hai là phải đối phó với bầy ngỗng, hễ biết hơi người là chúng kêu toáng lên! Song nhờ kinh nghiệm cuộc sống, ta biết loài ngỗng vốn sợ rắn hổ hành. Nếu khi thâm nhập đồn các chiến sĩ đặc công chỉ cần thoa hành lá vào tay là vô hiệu hóa được thứ quân canh phòng khá nguy hiểm này.

Còn ở mặt phía Tây đồn Hộ Phòng Ban chỉ huy tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho đồng chí Thạch (là cán bộ nhiếp ảnh của Ban chính trị tiểu đoàn) dùng máy ảnh Rolay Flex nấp trong nhà cơ sở của ta ở tại chợ vạch vách lá ra chụp được toàn cảnh mặt đồn phía bờ kinh.

Khi đã điều nghiên tỉ mỉ đồn Hộ Phòng, Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này gồm có đồng chí Phạm Hồng Sơn – Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Chính trị viên và đồng chí Đoàn Văn Tám – Tiểu đoàn phó đã cho lập sa bàn đồn Hộ Phòng để nghiên cứu và giao nhiệm vụ cho các đại đội:

- Đại đội 932 là đại đội chủ công có nhiệm vụ đánh vào đồn chính nơi có tên trung úy chỉ huy.

- Đại đội 931 đánh vào trại lính phía Tây đồn chính.

- Đại đội 933 đánh vào các lô cốt phía Nam chợ - tức phía trước mặt đồn.

Sau khi giao nhiệm vụ cho các đại đội, cũng như trong trận Bảy Ngàn, lúc này tiểu đoàn cũng chọn vị trí lập đồn Hộ Phòng giả, cho bộ đội huyện tập tại kinh 7 xã Trí Phải. Qua nhiều đêm luyện tập của đặc công, nhất là hàng động bí mật chiếm lĩnh trận địa của các đội xung kích được kiểm tra, chấn chỉnh nghiêm khắc thấy đạt yêu cầu là trên chòi canh khó thế nào phát hiện được, mặc dù có đèn pin soi rọi bốn phía, cũng như không nghe tiếng lội nước ồn ào, lúc đó Ban chỉ huy tiểu đoàn quyết định hạ đồn Hộ Phòng.

Mở cuộc hành quân đánh đồn Hộ Phòng tiểu đoàn phải vượt một chặng đường khá xa: từ xã Trí Phải huyện Hồng Dân, đơn vị phải đi vòng xuống phía Nam thị trấn Cà Mau, ra phía sông Gành hào ven biển rồi vòng lại xã Long Điền Tây để tiếp cận mặt sau lưng đồn.

Cuộc hành quân đêm tuy dùng xuồng, nhưng lại kéo dài liên tục nên bộ đội cũng mệt nhọc, nhất là khi lên bộ tại xã Long Điền Tây – còn cách đồn chừng 1km, bộ đội vẫn không dừng quân mà phải tiến thẳng đến vị trí quy định và cuộc tấn công ngay trong đêm đó mở đầu.

Về trang bị, các đội xung kích dùng mã tấu và tiểu liên, còn tổ chiến sĩ đặc công thì vác một đoạn tre chẽ đôi dài chừng 1 m đầu đoạn tre cột quả bộc phá nặng 5 đến 7kg. Ngoài ra có một tổ chiến sĩ vác theo những chiếc mền, tấm bạt dầy và mấy cây thang ngắn dùng để các đội xung kích vượt rào dây thép gai để kịp thời xung phong khi bộc phá của tổ đặc công nổ.

Đúng 10 giờ 45 phút, các cánh quân của ta đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu. Bọn lính đồn trú vẫn không hay biết gì. Phút chót im lặng chờ đợi thật căng thẳng. Bỗng ầm, ầm..., tiếng bộc phá của các chiến sĩ đặc công ở Đại đội 932 đã nổ lịnh, và liên tiếp sau đó trên 40 quả bộc phá ở các cánh nổ liên hồi. Đồn Hộ Phòng chìm ngập trong khói lửa. Các lô cốt ở 4 góc và trại lính đều sụp đổ. Tiếng hô xung phong của bộ đội ta, tiếng la khóc của vợ con địch trong đồn, tiếng súng nổ vang dội hòa lẫn nhau như xé tan màn đêm, làm quân địch hoang mang khiếp đảm, sức kháng cự rời rạc rồi tắt hẳn. Chỉ sau 10 phút chiến đấu các đội xung kích và đặc công của ta đã làm chủ hoàn toàn đồn Hộ Phòng. Cùng lúc đó các lô cốt ở phía chợ một số cũng bị diệt, một số rút chạy chỉ còn lô cốt tiền tiên sông Gành Hào tồn tại vì ta không tấn công.

Kết quả trận này, ta bắt sống được 10 tù binh, thu toàn bộ vũ khí của hai trung đội địch.

Về phía ta, đồng chí Phạm Văn Bang Chính trị viên Đại đội 932 hy sinh.

Chiến thắng Hộ Phòng là bài học được nâng cao sau lần chiến thắng cứ điểm Bảy Ngàn. Nó chứng tỏ trình độ tổ chức chỉ huy, thao tác kỹ thuật nhuần nhuyễn của tiểu đoàn trong chiến thuật diệt đồn địch bằng đặc công kết hợp với xung kích.

Chỉ trong vòng hai tháng, sau thất bại nặng nề ở An Xuyên, đồn Hộ Phòng một cứ điểm được lập ở vị trí thuận lợi của địch cũng bị tiêu diệt. Hai lần chiến thắng giòn giã của ta cũng là hai lần thất bại thảm hại của địch đã làm chấn động tinh thần quân địch ở khu Bạc Liêu – Cà Mau. Đối với nhân dân cả vùng căn cứ và vùng tạm chiếm đều hân hoan phấn khởi, tin tưởng vào sức mạnh của lực lượng kháng chiến.



TRẬN HỘ PHÒNG 11-05-53
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2018, 02:55:27 pm »

PHỤC KÍCH ĐOÀN XE ĐỊCH TỪ BẠC LIÊU ĐI CÀ MAU

Sau khi đồn Hộ Phòng bị hạ, ngày 15-3-1953 địch cho bộ binh và tàu vào Huyện Sử, xuống Thới Bình để thị uy. Đang ở Long Điền Tây (Giá Rai) được tin này Tiểu đoàn 307 hành quân cấp tốc theo đường Rau Dừa sang sông Ông Đốc để chặn đầu địch. Khi đến Tắc Thủ thì địch cũng đến đây. Hai bên cách nhau 1 cánh đồng rộng 1km. Tiểu đoàn bố trí trong ven vườn chờ địch qua cánh đồng thì tấn công. Nhưng địch không tiến xuống, mà qua sông Ông Đốc, theo rạch Tắc Thủ về thị trấn Cà Mau, nên ta không đánh được.

Sau đó, tiểu đoàn về Thới Bình, Huyện Sử, bà con nhân dân đều vui mừng khi biết tiểu đoàn vừa hạ đồn Hộ Phòng, song ai cũng tiếc là địch đi càn qua đây, mà tiểu đoàn không kịp về để đánh địch.
   
Trong tháng 5-1953, tiểu đoàn trú quân tại huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), khi ở Trí Phải, khi Vĩnh Thuận, hay Cạnh Điền, Phố Sinh, nhưng không ngừng điều tra phát hiện cơ sở của địch trên hai hướng mà địch thọc sâu vào căn cứ địa kháng chiến miền Tây là trục đường Bạc Liêu, Cà Mau, và Rạch Giá vào An Biên.

Nắm được qui luật địch là cách 10 ngày thì có đoàn xe quân sự, từ Bạc Liêu xuống Cà Mau, tiểu đoàn quyết định phục kích cả tiểu đoàn ở đoạn Lộ Tẻ, phía bắc Tắc Vân 6km, thuộc xã Tân Thành (Cà Mau) để đánh đoàn xe với phương châm “bí mật, bất ngờ, đánh nhanh, giải quyết nhanh”.

Một đêm giữa tháng 5-1953, tiểu đoàn hành quân từ ngã tư Phố Sinh ra vị trí bố trí bằng xuồng. Khi đến khu vườn cách đường Bạc liêu Cà Mau 600m, ta hành quân bộ ra nơi phục kích. Lúc 5 giờ sáng, các đại đội đã bố trí, đào công sự và ngụy trang xong. Tiểu đoàn trưởng Phạm Hồng Sơn trực tiếp kiểm tra lại trận địa, nơi bộ đội ta phục kích địch chỉ cách đường có 50m, nhưng do ta khéo léo lợi dụng địa hình gò đất, bờ ruộng có cây lúp xúp, để đào hầm ngụy trang nên mặt trận được bảo đảm bí mật hoàn toàn mặc dù từ 5 giờ đến 9 giờ có nhiều xe cộ và người đi lại trên đường.

Đúng 9 giờ đoàn xe vận tải quân sự chở lính từ Bạc Liêu đi xuống phía Cà Mau. Trinh sát tiểu đoàn, giả thường dân đi trên đường làm tín hiệu cho bộ đội ta biết để chuẩn bị. Khi đoàn xe địch lọt vào trận địa phục kích của tiểu đoàn thì một trung đội của đại đội bố trí cuối cùng xông ra đường, chặn đầu đoàn xe và nổ súng. Các đại đội phục kích ven đường đồng loạt nổ súng và xung phong lên mặt đường. Đoàn xe địch bị chặn lại. Quân địch lớp chết lớp bị thương, số còn lại núp vào thành xe, lốp xe, không kịp chống trả vì bị tấn công bất ngờ. Khi quân ta chiếm lĩnh đường tiêu diệt thêm một số địch nữa. Số còn lại phóng xuống kinh xáng dọc bên kia đường tẩu thoát, bị bộ đội ta bắn chìm, một số chạy vào tháp canh 2 đầu trận địa bỏ trốn. Trong vòng 10 phút quân ta làm chủ trận địa, thu vũ khí và nhanh chóng rút vào khu vườn nơi để xuồng.

Một lúc sau, khi bộ đội ta rút gần hết vào khu vườn, thì địch từ phía Tắc Vân lên, dựa vào tháp canh ở đầu trận địa và bố trí trên đường bắn súng cối và tiểu liên về phía bộ đội ta. Có một vài đồng chí bị thương nhẹ, kết quả trận phục kích này ta diệt một đại đội địch thu vũ khí, đốt cháy 7 xe địch.

Sau trận đánh, trinh sát tiểu đoàn điều tra được biết trong số địch chạy thoát có tên Nguyễn Giác Ngộ tức Ba gà mổ (vì mặt tên này rổ, nên dân thường gọi lén hắn là Ba gà mổ), một tên chỉ huy của ngụy quân giáo phái Hòa Hảo. Từ đó, lính ngụy ở vùng Cà Mau gọi nơi trận địa phục kích của ta là “khu vườn Cụ Hồ”. Mỗi lần qua đây, chúng sợ bị bộ đội Việt Minh tiêu diệt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM