Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:53:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)  (Đọc 16028 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 05:25:18 pm »



Chiến dịch Cầu Kè: Tấn công chiếm đồn Bắcsama.



Chiến dịch Cầu Kè: Tù binh trận Phong Phú.



TRẬN PHONG PHÚ (CHIẾN DỊCH CẦU KÈ)
12-12-49
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 05:26:37 pm »

THAM DỰ CHIẾN DỊCH TRÀ VINH

Sang đầu năm 1950, tình hình trong và ngoài nước có những chuyển biến quan trọng.

Thực hiện chỉ đạo của Xứ ủy và Bộ Tư lệnh Nam Bộ, Bộ Tư lệnh Khu 8 chủ trương tiếp tục mở các chiến dịch cần thiết.

Sau khi kết thúc các chiến dịch Cầu Kè (17-12-49 – 25-1-49) và Cao Lãnh (27-1-50 – 1-2-50), từ 26-3 đến 7-5-1950 Bộ Tư lệnh khu 8 trực tiếp tổ chức thực hiện chiến dịch Trà Vinh.

Đây là chiến dịch tấn công nằm trong chiến dịch mùa xuân 1950 do Bộ Tư lệnh Nam bộ tổ chức chỉ đạo nhằm mục đích:

- Giải giới Bảo an Miên, gây dựng cơ sở cách mạng, phá hoại kế hoạch “vết dầu loang” của địch, dùng người Khmer chống lại kháng chiến.

- Bao vây, đánh chiếm, bức rút, bức hàng các đồn bót.

- Bao vây các cứ điểm và đánh diệt sinh lực địch đến tiếp viện.

- Chống địch cướp phá kinh tế, bảo vệ dự trữ ta.

Để chuẩn bị kế hoạch, Bộ chỉ huy liên trung đoàn 109/111 được Bộ tư lệnh khu 8 ủy nhiệm nghiên cứu chiến trường mở chiến dịch gồm:

Đợt 1: Mặt trận chính từ Giồng Lức đến Bắc Trang, Đôn Châu nằm trên 2 huyện Trà Cú – Tiểu Cần.

Đợt 2: Mặt trận chính từ Trà Sát đến Đôn Châu, huyện Trà Cú.

Đợt 3: Mặt trận chính là Cầu Kè – Mặt bác Tiểu Cầu Ô Chát đến Láng Thé thuộc 2 huyện Cầu Kè – Tiểu Cần.

Về phía địch: Sau chiến dịch Cầu Kè của ta, các hoạt động lấn chiếm của chúng đều bị đình trệ, tinh thần quân chiếm đóng tại chỗ gồm lính Miền và Bảo an vẫn hoang mang, lo sợ ta tấn công lần thứ 2. Hệ thống đồn bót ở Cầu Kè như: Chông Nô, Ông Sư, Xà Chịa, Cây Tu và Cầu Ngang như Nhị Trường, Bình Tân vẫn còn bỏ ngỏ. Các vùng hoạt động mới của ta, địch không đủ khả năng kiểm soát.

Khi ta mở chiến dịch tấn công, địch có khả năng sẽ điều lực lượng từ Sóc Trăng và Trà Vinh phối hợp đối phó. Lực lượng này có thể từ 1 đến 2 tiểu đoàn, có xe lội nước và máy bay yểm trợ. Tình hình này mở ra khả năng nếu chiến dịch mùa Xuân ở Nam bộ nổ ra đồng loạt, lực lượng ứng chiến của địch sẽ bị căng kéo, hạn chế khả năng đối phó.

Về ta, sau khi chuẩn bị chiến trường, chiến dịch Trà Vinh được tiến hành dưới sự chỉ đạo của Bộ chỉ huy chiến dịch gồm các đồng chí:

- Nguyễn Văn Quạn – Tư lệnh Khu 8 – Chỉ huy trưởng.

- Nguyễn Đăng – Phó Tư lệnh khu 8 – Chỉ huy phó.

- Nguyễn Hữu Xuyến – Liên trung đoàn trưởng 109/111, chỉ huy phó.

- Lê Văn Bôn, Ủy viên Ban kháng chiến hành chánh Trà Vinh, ủy viên.

Ban tham mưu có:

- Tham mưu trưởng: đồng chí Dương Văn Lợi (cấp Tiểu đoàn trưởng).

- Tham mưu phó: đồng chí Nguyễn Đức Hinh (cấp Tiểu đoàn trưởng).

- Ban chính trị có:

- Trưởng ban: đồng chí Lê Văn Phổ - Đại diện Phòng Chính trị khu 8.

- Phó ban: đồng chí Nguyễn Văn Dậu – Đại diện Ban chính trị liên trung đoàn 109/111.

Các ủy viên chiến dịch có:

- Đồng chí Nguyễn Hà – Đại diện Mặt trận Liệt Việt tỉnh Trà Vinh.

- Đồng chí Dương Văn Phúc: Đại diện Ty Thông ty Trà Vinh.

- Đồng chí Kim Thanh – Đại diện Isarak.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm:

- Ở mặt trận chính, sử dụng 5 tiểu đoàn chủ lực: Tiểu đoàn 307 (khu 8), Tiểu đoàn 308 và 312 (2 đại đội) thuộc liên trung đoàn 109/111; Tiểu đoàn 309 thuộc liên trung đoàn 105/120; Tiểu đoàn 310 (2 đại đội) thuộc trung đoàn 99; 1 trung đội liên quân Miên – Việt và 1 trung đội công binh.

- Ở mặt trận phụ: có các đại đội độc lập (973, 975, 997, 999), các trung đội du kích, dân quân địa phương, các đội biệt động và công an xung phong.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 05:27:19 pm »

Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy chiến dịch, các đơn vị đã triển khai lực lượng và sẵn sàng nổ súng mở màn chiến dịch vào 5 giờ sáng 26-3-1950. Đêm 25-3-1950 Bộ Tư lệnh Nam bộ lệnh cho dời ngày N đến 2-4-1950 vì chiến dịch Sóc Trăng chuẩn bị chưa xong. Xét tình hình không thể hoãn lại, nên Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định vẫn nổ súng tấn công theo kế hoạch ban đầu.

Tham dự chiến dịch Trà Vinh lúc đầu, Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ:

- Giải giới Bảo an ở Sóc Xà Lôn.

- Diệt bót Xà Lôn.

- Diệt bót vòng ngoài cứ điểm Bắc Trang.

- Phối hợp với Tiểu đoàn 309 đánh quân địch từ phía sông Hậu đến tiếp viện cho cứ điểm Bắc Trang.

Thực hiện nhiệm vụ trên, Ban chỉ huy Tiểu đoàn 307 giao cho đại đội 931 giải giới bảo an sóc Xà Lôn, đại đội 932 diệt bót Xà Lôn và đại đội 933 diệt vòng ngoài cứ điểm Bắc Trang.

Đêm 25-3 đội hình các đại đội được triển khai chu đáo tại vị trí sẵn sàng chiến đấu.

Rạng sáng ngày 26-3 sau các đợt tấn công, các đại đội đều hoàn thành nhiệm vụ được giao: Hạ 2 bót, thu toàn bộ vũ khí và giải giới được bọn Bảo an ở sóc Xà Lôn.

Sau đó, phán đoán địch có thể từ sông Hậu đổ bộ lên chi viện cho cứ điểm Bắc Trang, nên Tiểu đoàn 307 có sự phối hợp của đại đội 940 (Tiểu đoàn 309) chuyển quân bố trí ngoài cánh đồng giữa căn cứ Bắc Trang và sóc bên cạnh để chặn đánh địch. Nhưng, địch không vào hướng này.

Đến chiều ngày 27-3, ta mới phát hiện địch đổ bộ từ phía ngã ba Tiểu Cần – và đến chiều ngày 28-3 một tiểu đoàn địch hành quân từ phía Bắc xuống để giải tỏa cứ điểm Bắc Trang. Nắm được tin này, Tiểu đoàn 307 và đại đội 940 (Tiểu đoàn 309) phải vận động qua cánh đồng để đón địch tại giồng Sóc Tro, đánh địch bật xa con giồng này, diệt được chừng 50/60 tên.

Đến đây, tiểu đoàn được Ban chỉ huy chiến địch giao nhiệm vụ bao vây đồn Đôn Châu ở huyện Trà Cú và nếu có điều kiện thì tiêu diệt hoặc bức rút đồn này, đồng thời tiếp tục tổ chức hành quân tiếp viện theo kế hoạch, Ban chỉ huy tiểu đoàn cho 1 đại đội bao vây đồn Đôn Châu và 2 đại đội chặn đánh quân tiếp viện.

Qua 2 đêm dùng hỏa công kết hợp với xung kích tiến công đồn không thành công, Ban chỉ huy chiến dịch gợi ý tiểu đoàn chuyển sang phương án đào hào và tiếp cận đồn. Tuy nhiên do mùa khô đất cứng và có nhiều rễ cây lớn nên tiến độ đào hào chậm chạp, mất 2 ngày đêm đường hào vẫn chưa vào được đến đồn thì quân tiếp viện của địch từ Trà Vinh đã tới.

Ngày 2-4-1950, lực lượng đánh viện của tiểu đoàn phục kích trên lộ vào đồn Đôn Châu, bắn cháy 1 xe bọc thép, bắn hư hỏng 3 xe khác. Diệt được 30 tên địch (trong đó có 1 trung úy) làm bị thương 35 tên khác (trong đó có 1 trung úy). Bên ta: hy sinh 4 đồng chí (trong đó có 1 đồng chí trung đội phó) và bị thương 15 đồng chí.

Bộ phận địch còn lại vẫn tiếp tục tăng cường được cho đồn Đôn Châu.

Đến 17 giờ ngày 3-4-1950 đoàn xe lội nước gồm 36 chiếc của địch đi chi viện cho đồn Đôn Châu rút qua cánh đồng nhỏ gần giồng Trà Kha để về Trà Vinh. Tiểu đoàn cho 1 đại đội phục kích trên giồng dùng đại liên và trung liên đánh tiếp tục tiêu hao được một số lính trên xe.

Ngày 4-4 chiến dịch Sóc Trăng nổ súng, địch phải rút hết lực lượng viên binh ở Trà Vinh về ứng cứu. Nhân thời cơ này ta mở đợt 2 của chiến dịch Trà Vinh. Vào đợt, ta thực hiện công đồn đả viện trên khu vực từ Trà Sắt đến Đôn Châu.

Ngày 8 và 9-4 đại đội 940/Tiểu đoàn 309 tấn công đồn Bắc Trang (không kết quả). Tiểu đoàn 307 đánh cứ điểm Đôn Châu, nhưng kế hoạch bị lộ, địch chuẩn bị đối phó.

Ngày 12-4, địch cho 2 đại đội Âu Phi, 1 trung đội ngụy, 1 trung đội pháo, 22 xe lội nước và thiết giáp đến giải tỏa, Tiểu đoàn 307 phục kích chặn đánh suốt 4 giờ liền địch mới vào được Đôn Châu.

Từ 15 đến 17-4, địch tiếp tục cho 1.000 quân có xe lội nước yểm trợ hành quân càn quét, giải tỏa vùng Đôn Châu, Cà Tốc, Hàm Giang. Lúc này lực lượng 307 đã rút về Vĩnh Long, đóng tại kinh Thầy Phó, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tổ chức đánh đồn Ô Tà Tưng. Đêm 1-5 tiểu đoàn cho đại đội 933 tấn công đồn nhưng không hạ được. Đêm 2-5 ta ném bùi nhùi tẩm xăng và cho xung kích nấp sau xe bò chất đầy bao trấu che đạn đẩy vào sát đồn tấn công bằng lựu đạn hạ được đồn Ô Tà Tưng, thu toàn bộ vũ khí.

Bên ta, đồng chí Quang Nguyên – Đại đội trưởng 933, vừa đi học ở khu về tham gia trận đánh này, hy sinh đêm 2-5-1950.

Kết thúc chiến dịch Trà Vinh, Tiểu đoàn 307 cùng các đơn vị bạn hành quân về đóng ở vùng Tân Nhuận Đông – Phú Hựu – Sa Đéc để tham dự hội nghị tổng kết chiến dịch được tổ chức từ 15 giờ ngày 13-5-1950 đến 22 giờ ngày 17-5-1950.

- Chiến dịch Trà Vinh là một chiến dịch lớn về qui mô sử dụng lực lượng và thời gian chiến đấu. Qua chiến dịch này ta rút ra được nhiều kinh nghiệm quí giá về chọn chiến trường, sử dụng lực lượng, đánh giá địch ta và kế hoạch tổ chứ, chuẩn bị thực hành chiến dịch.

Tham dự chiến dịch Trà Vinh, Tiểu đoàn 307 hạ được 3 bót địch, giải giới bảo an ở 1 sóc, đánh quân tiếp viện hai lần, diệt và làm bị thương 150 tên địch, bắn cháy 1 xe bọc thép và bắn hư hỏng 3 chiếc khác, thu được một số súng các loại.

Kết quả diệt địch không lớn, vì ở hướng Bắc Trang ta phán đoán không đúng hướng vào tiếp viện của địch, còn ở hướng Đôn Châu thì lực lượng địch được nhiều xe cơ giới yểm trợ.

Sau chiến dịch Trà Vinh, tiểu đoàn được lệnh hành quân về đóng tại xã Long Toàn, huyện Long Vĩnh – Trà Vinh để tổ chức luyện quân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:23:22 pm »

THAM DỰ CHIẾN DỊCH BẾN TRE

Từ đầu năm 1950, trên địa bàn Bến Tre, Pháp đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch bình định, lấn chiếm.

Sau khi chiếm đóng được cù lao An Hóa và phần lớn cù lao Bắc, địch cho súc tiến ngay kế hoạch tập trung quân cơ động và lực lượng địa phương chuẩn bị lấn chiếm cù lao Minh và toàn tỉnh Bến Tre.

Trong tháng 5-1950 Bộ chỉ huy Khu 8, và Tỉnh ủy Bến Tre mở hội nghị tại cù lao Minh, có một số cán bộ thuộc tiểu đoàn chủ lực quân khu hoạt động tại chiến trường Bến Tre tham dự. Hội nghị quyết định mở chiến dịch Bến Tre nhằm phá kế hoạch của địch lấn chiếm cù lao Minh, đồng thời giải phóng và giữ vững một số vùng theo sự chỉ đạo của Khu 8.

Cù lao Minh vào giữa năm 1950 còn là vùng giải phóng rộng lớn. Cách thi trấn Mỏ Cày 2km về hướng Đông Nam xuống tận Thạnh Phú, giảp biển là vùng căn cứ của ta. Địch chỉ kiểm soát được trục lộ giao thông 30 từ thị trấn Mỏ Cầy đi Chợ Lách và đoạn đường liên tỉnh 6A từ Bắc Hàm Luông đến Bắc Cổ Chiên. Địch ở các đồn không dám bung ra hoạt động, tại thị trấn Mỏ Cày chúng chỉ có một đại đội bảo an lưu động.

Việc chọn hướng chiến dịch đã được hội nghị thảo luận, cân nhắc và đi đết kết luận; Mở chiến dịch tại vùng Bắc Mỏ Cày.

Phạm vi chiến dịch diễn ra chủ yếu thuộc 2 huyện Cái Mơn và Mỏ Cày.

Địa hình khu vực hoạt động chiến đấu này nối liền nhau, ít sông rạch ngăn cách, cho phép ta tập trung đánh lớn, có khả năng diệt từ 1 đến 2 tiểu đoàn địch. Hậu phương rộng, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ chiến dịch được dài ngày.

Đối tượng chủ yếu là đánh quân cứu viện cấp tiểu đoàn, thuộc các tiểu đoàn cơ động – 501 – 502, UMDC. Diệt được phần lớn quân cơ động sẽ bẻ gãy kế hoạch lấn chiếm vùng căn cứ, mở thêm một số lõm du kích ở vùng Bắc Mỏ Cày.

- Ban chỉ huy chiến dịch gồm có: đồng chí Nguyễn Đăng: Khu phó Khu 8 làm Chỉ huy trưởng – Đồng chí Võ Văn Thời chính trị viên và các đồng chí Phan Vũ Hòa – Tỉnh đội trưởng Bến Tre – Đồng Văn Cống, Bùi Sĩ Hùng giữ chức chỉ huy phó.

Chiến dịch gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Từ 3 đến 6-7-1950 ở khu vực Cái Mớn.

- Giai đoạn 2: Từ 12 đến 21-7-1950 ở khu vực Mỏ Cày.

Lực lượng tham gia chiến dịch gồm các tiểu đoàn chủ khu Quân khu 8: 307, 308, 310, 2 đại đội địa phương tỉnh, 1 đại đội địa phương huyện Mỏ Cày – Chợ Lách cùng lực lượng dân quân du kích. Ta huy động gần 1.000 dân công phục vụ chiến đấu. Nhân dân Mỏ Cày – Chợ Lách làm nhiệm vụ tiếp tế nuôi quân suốt quá trình chiến dịch.

Tham dự chiến dịch Bến Tre, Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ:

- Trong giai đoạn 1: Bao vây tiêu diệt, bứt rút, bức hàng 6 bót ven thị trấn Cái Mớn.

Đêm 3-7-1950 chiến dịch mở màn. Tiểu đoàn giao nhiệm vụ cho các đại đội 931 đánh bót Hòa Khánh; Đại đội 932 đánh 2 bót: cây Da, Bác Vật Vinh; Đại đội 933 đánh các bót: Ông Kèo, Tà Thiết, Giáp Sang – đều không đạt kết quả. Ngày 4 tháng 7 ta vây chặt vòng ngoài chờ đêm tối sẽ tiếp tục tấn công. Trong tình thế bị vây ép, đến 16 giờ địch ở bót Hòa Khánh rút chạy; Sau đó, lúc 18 giờ thì bọn ở bót Cây Da bỏ đồn lẩn trốn, ta chặn bắt được một số tên, và đến 20 giờ thì địch ở bót Bà Thiết cũng chuồn thẳng. Ngày 5-7 địch ở bót Ông Kèo kéo ra đầu hàng.

- Trong giai đoạn 2: Tiểu đoàn 307 được giao nhiệm vụ đánh địch chi viện cho đồn Giồng Keo đang bị ta bao vây. Sau khi nhận nhiệm vụ, lực lượng tiểu đoàn được bố trí 2 bên bờ rạch giữa chợ Xếp vào Giồng Keo.

Lúc 16 giờ ngày 19-7 địch hành quân theo đường vườn và băng đồng qua đồn Giồng Keo, tiến về phía đội hình của đại đội 933. Tiểu đoàn lập tức điều đại đội 931 và 932 sang phối hợp đánh địch. Mở đầu cuộc tiến công, do đại đội 933 xung phong quá sớm, nên ta không hình thành kịp thế bao vây địch, để chúng chạy thoát vào phía đồn Giồng Keo. Trận này địch chết và bị thương chừng 30 tên.

Ngày 21-7-1950, một tiểu đoàn địch từ Mỏ Cày tiến vào Giồng Keo, có xe lội nước và pháo binh yểm trợ. Nhân cơ hội này, bọn lính đồn trú bót Giồng Keo cùng rút luôn theo đường bộ bọc bờ phía Nam rạch Mỏ Cày – Giồng Keo.

Lực lượng tiểu đoàn không đánh được trận này vì sau khi chạm địch ngày 19-7 đơn vị đã chuyển đội hình sang bố trí ở cách vườn phía Bắc rạch Mỏ Cày – Giồng Keo.

Chiến dịch Bến Tre kết thúc vào cuối tháng 7-1950. Nhiệm vụ chủ yếu của chiến dịch là diệt quân cơ động không thực hiện được. Sau đó, chiến dịch chuyển hướng hoạt động vào sát thị trấn Mỏ Cày, đánh địch ở vùng khánh Thạnh Tân, Đa Phước Hội, An Thạnh – Thom và Thành Thới.

Sau chiến dịch, ta chỉ diệt 4 đồn tua, giải phóng 1 xã giành thắng lợi không cao vì chưa đánh được quân cơ động của địch và vùng du kích chưa được mở rộng. Lực lượng địch vẫn còn sung sức.

Tham dự chiến dịch Bến Tre, Tiểu đoàn 307 không tổ chức đánh lớn được địch, chủ yếu do ta phán đoán đường địch vào tiếp viện cho đồn Giồng Keo không chính xác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:28:36 pm »

TRẬN TÂN HƯƠNG (Bến Tre)

Sau khi bứt rút đồn Giồng Keo trong chiến dịch Bến Tre, Tiểu đoàn 307 vẫn lưu tại cù lao Minh.

Nhiệm vụ của Tiểu đoàn lúc này là tổng kết rút kinh nghiệm chiến dịch Bến Tre và bồi dưỡng lực lượng. Để giữ bí mật khu vực đóng quân, một mặt, Tiểu đoàn 307 lui về đóng tại vùng vườn trục An Định, Mỏ Cày, Tân Hương chờ giặc; còn ở khắp các chiến trường Trà Vinh, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Đồng Tháp, hoạt động du kích rộ hẳn lên để đánh lạc hướng địch.

Trung tuần tháng 8-1950, địch vẫn còn tiếp tục thực hiện kế hoạch lấn chiếm cù lao Minh (Bến Tre).

Từ thị xã Bến Tre, tiểu đoàn hỗn hợp UMDC(1) vừa được huấn luyện ở trường ra và đại bộ phận là lực lượng do tên tây lai quan ba Jean Léon Leroy chỉ huy hành quân bằng tàu theo sông Hàm luông đổ bộ lên 2 xã Tân Trung và Minh Đức (Tân Hương) thuộc huyện Mỏ Cày.

Lúc này, Tiểu đoàn 307 không nắm được tình hình địch, vẫn còn đang chuẩn bị tổng kết kinh nghiệm sau chiến dịch và làm lễ khao quân trên địa bàn xã Minh Đức. Khi địch đổ bộ và nổ súng tại vàm Tân Hương cách vị trí đóng quân của tiểu đoàn khoảng 1.500m, ta mới phát hiện. Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng kiêm chính trị viên, đồng chí Đỗ Văn Giọng và đồng chí Vũ Đình Thông – Tiểu đoàn phó nhận định:

- Nếu ta đánh địch ngay khi vừa đổ bộ thì có thuận lợi vì chúng chưa ổn định đội hình, nhưng giặc có thể rút xuống tàu để bảo toàn lực lượng. như vậy chỉ đơn thuần là chống càn. Ý định của ta là phải đánh tiêu diệt gọn vì trong 2 chiến dịch Trà Vinh và Bến Tre, tiểu đoàn chưa đánh được trận tiêu diệt nào lớn.

Từ nhận định trên, Ban chỉ huy tiểu đoàn cử 2 tổ trinh sát bám địch, đồng thời cho toàn đơn vị bí mật vận động ra hướng vàm Tân Hương.

Quá trình vận động gần 1km ta phát hiện đội hình hành quân của địch chia làm 3 mũi: 1 mũi từ vàm Tân Hương đánh vào, 2 múi khác từ lộ Giồng Cui (Tân Trung) đánh qua. Lập tức bộ đội ta dàn đội hình thành thế bao vây quân địch.

Khi chúng lọt vào ổ phục kích tại rạch Đập (Tân Hương), toàn đơn vị đã nổ súng quyết liệt và nhanh chóng thọc sâu, chia cắt diệt từng cụm để kháng của địch. Chỉ trong vòng hơn 30 phút chiến đấu, bộ đội ta đã diệt và bắt sống gần 200 tên, thu 70 súng có 9 trung liên (FM). Số còn lại hốt hoảng tháo chạy xuống tàu. Trận này tên Léon Leroy bị thương toạt đùi.

Trận Tân Hương là trận đánh tiệt diệt gọn 2 đại đội quân địch đầu tiên của Tiểu đoàn 307 ở chiến trường Bến Tre.

Sau trận đánh, nhân dân Tân Hương và các vùng lân cận vô cùng hân hoan, thỏa dạ. Những giai thoại của trận đánh này vượt thời gian, còn lưu giữ trong nhân dân và cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn như những tâm tình sâu lắng và thi vị!



TRẬN TÂN HƯƠNG 01-08-50


(1) UMDC: Unités mobiles de défense de la chrétienté (các đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa giáo).
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2018, 06:36:25 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:30:52 pm »

- “Duyên kỳ ngộ”:

Đồng bào Tân Hương, mọi lần trước, hễ có giặc đến đều tản cư hẳn sang Tân Phú Trung để qua Bình Khánh tránh giặc – Dù có tình cảm với kháng chiến nhưng đành vậy.
 
Lần này, mọi người biết có Tiểu đoàn 307 về đóng quân trong xã, không an bảo ai, đồng bào vẫn tự nhiên sinh hoạt bình thường: “Có tiểu đoàn, giặc không dám hung hăng đâu!”.

Không ngờ, khi giặc đến nơi, đồng bào chạy dồn vào Rạch Đập – có bộ đội mà! – thì bị kẹt giữa mặt trận!

Trong lúc truy đuổi du kích, giặc đã bắt theo rất nhiều đồng bào.

Biết tin này, một trung đội của đại đội 931 phục kích địch gần đấy lập tức chuyển phương án chiến đấu: Bằng mọi cách phải giải thoát đồng bào, từ khu vườn Tân Hương, trung đội vận động bọc hậu đội hình giặc, băng đồng vượt qua đuôi vườn Rạch Đập.

Theo các mương vườn, ta bí mật tiếp cận một ngôi nhà lớn thì nghe tiếng kêu khóc thảm thiết của đồng bào và phát hiện quân hậu tập của giặc đang tụm năm, tụm ba ở ngõ vào nhà.

- Tập trung 3 khẩu FM (trung liên) vào 1 chỗ, trung đội bất ngờ nổ súng quét dọc vào đội hình đứng, ngồi lố nhố của giặc, tiêu diệt được hơn phân nửa bọn này. Số còn lại hốt hoảng bỏ chạy. Cùng lúc đó, 1 tiểu đội ta bọc ra sau khu nhà chặn địch, thu ngay một máy bộ đàm.

Bị tấn công bất ngờ khi còn đang dở trò quái quỉ - một tốp 5 tên giặc khi tháo chạy vẫn ngoan cố vừa bắn trả vừa khống chế trong tay một cô gái.

Không thể để chúng chạy thoát, trung đội trưởng Viễn nhanh như cắt cùng 2 đồng đội vượt lên truy đuổi. Nhờ thói quen sống ở miệt vườn từ nhỏ, trong chốc lát Viễn đã vượt hàng chục con mương vườn, chĩa múi súng Thompson ngay tầm chạy của bọn giặc.

Sau loạt đạn, bọn giặc “râu xanh” choáng váng, bỏ tay cô gái, chạy thoát thân.

- Đoành! Đoành, đoành... khẩu tiểu liên lúc này nơi tay Viễn liên tục nhả đạn, giòn giã như trút lửa căm hờn!

Trở lại người con gái vừa thoát ra từ tay giặc đang len lét, thẹn thùng dưới mực nước mương vườn tới ngực, không mảnh vải trên người.

- Rất tự nhiên, Viễn mở chiếc khăn rằng quấn cổ trao cho cô gái ấy. Và từ đó, cuộc đời anh cũng mở ra chương đầu của thiên tình sử bi tráng.

- “Tình huynh đệ”:

Giữa lúc giao chiến với đại đội 933 và 932 ở khu vườn trên lộ Giồng Cui, thì đội hình giặc rối loạn, mất sự chỉ huy thống nhất, chúng phải dạt ra đồng trống, co cụm đề kháng sau những gò mả và bờ ruộng. Chính nơi đây, đã xảy ra một cuộc hạnh ngộ: người em tên là Bốn, lính 307 đang xung phong, bị một viên đạn từ một mô đất bắn ra ngay véo bên tai, anh bị lảo đảo nhưng gượng đứng dậy và lao tới luôn. Khi trườn lên mô đất, Bốn chĩa mũi súng xuống đầu kẻ đã bắn mình. Nhưng, may mắn nhờ con mắt nhanh hơn ngón tay, anh sửng sốt kêu lên: “Anh Hai hả”. Người lính ngụy buông súng đưa tay hàng.

- Trời ơi! Bốn hả em?

- Coi nè! Đáng giọng cho anh một cái quá! – Người em chỉ cái áo thủng đạn và vết sướt bên hông nói –

- Trời phật khiến! Anh bắn mà run. Anh bị bắt lính em à!

- Ai biểu, hồi đó rủ anh đi với tôi, anh chết nhát không đi?

Người anh bị dân quân trói, người em tiếp tục xông lên theo đội hình, chạy dọc năm bảy bước, người em quay trở lại căn dặn: “Anh đừng lo! Kháng chiến rất khoan hồng... Đừng làm gì bậy bạ nghe hông!”.

Cuối trận đánh, trong một ngôi nhà tại xã Tân Phú Trung, tù binh ngồi cả lên ngạch cửa. Tinh thần bất ổn không rõ số phận ra sao.

Chính trị viên tiểu đoàn nói với họ: “Là người chiến sĩ cách mạng cầm súng chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, không có niềm vui nào lớn hơn niềm vui thắng trận. nhưng, cũng nên nói để các anh em rõ, chúng tôi không bao giờ được vui trọn vẹn, lắm khi trong niềm vui lại chưa đầy chua xót, khi nhìn trên chiến trường, kẻ chết đi hay người còn sống đều là da vàng máu đỏ, người Việt Nam mình với nhau cả. Chúng tôi thắng ở đây, nhưng thực dân Pháp chưa thua thì chúng còn gây được cảnh “huynh đệ tương tàn”.

Tôi nghe nói, trong số các anh ở đây có một số sợ bị xử tội. Thử hỏi đưa các anh về đây, chúng tôi giết các anh làm gì nữa? Giết các anh, tức là góp phần làm cho chính sách thâm độc “dùng người Việt để giết người Việt” của Tây thêm hiệu quả sao?

Đấy! Mấy lời của tôi là tâm tư, không lấy tư cách là người chiến thắng nói chuyện với kẻ thua trận mà là giữ mình là người Việt Nam với nhau. Niềm vui của người Việt Nam chúng ta chỉ trọn vẹn khi nào, những người theo Tây như các anh sáng ra, mà tự giác thấy rằng mình không nên bao giờ cầm súng đánh thuê bắn vào đồng bào mình, để cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp, giành độc lập tự do của đất nước Việt Nam ta thắng lợi. Các anh sẽ được học tập để hiểu rõ về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, rồi sau đó sẽ được tự do.”

Chính trị viên vừa dứt lời, chiến sĩ Bốn nãy giờ núp nghe ngoài cửa, chạy ùa vào mừng rỡ ôm chầm lấy anh mình trong đám tù binh... mắt hai người... long lanh... ướt lệ!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:34:09 pm »

NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA TIỂU ĐOÀN SAU TRẬN TÂN HƯƠNG
ĐẾN TRƯỚC KHI KHU 8 GIẢI THỂ

Sau chiến thắng Tân Hương, tiểu đoàn còn lưu lại đây ít hôm để thăm hỏi và giúp đồng bào địa phương sửa chữa nhà cửa và vườn tược bị địch đánh phá.

Từ 11-8-1950 đến 15-8-1950, tiểu đoàn được lệnh chuyển quân về Giồng Luông (Đại Điền – Thạnh Phú – Bến Tre) làm nhiệm vụ bảo vệ Hội nghị tổng kết chiến dịch Bến Tre. Khi hội nghị kết thúc, tiểu đoàn bắt đầu tuyển quân bổ sung lực lượng và bước vào đợt huấn luyện toàn đơn vị.

Trong đợt này, hơn 200 thanh niên là con em đồng bào các huyện Thạnh Phú, Mỏ Cày… đã hăng hái tình nguyện tòng quân, tham gia vào tiểu đoàn để trực tiếp cầm súng chiến đấu. Tuyển được số tân binh này, tiểu đoàn lập thêm đại đội bổ sung (gọi là đại đội bổ sung vì đây là đơn vị có nhiệm vụ huấn luyện tân binh để bổ sung cho các đại đội chiến đấu).

Đến cuối tháng 9-1950, được lệnh của Bộ chỉ huy Khu 8, tiểu đoàn lại lên đường hành quân sang Trà Vinh để cùng tiểu đoàn 310, mở đợt chiến đấu mới, góp phần kềm chân quân địch không cho chúng có điều kiện sén bớt lực lượng chi viện cho chiến trường Bắc Bộ lúc ta mở chiến dịch biên giới Việt - Trung.

Từ Thạnh Phú qua Trà Vinh, tiểu đoàn phải hành quân vượt sông Cổ Chiên – Ngoài số thuyền của đơn vị, đợt này ta có huy động thêm một số thuyền của nhân dân, không rõ có phải vì nguyên nhân huy động thêm thuyền của nhân dân mà cuộc vượt sông lần này bị lộ bí mật hay không? – Nhưng đêm đó, tàu chiến địch tuần tra từ đầu hôm đến quá nửa đêm trên khúc sông này. Đợi khi tàu địch rút hết, ta mới bắt đầu vượt sông, và mãi đến sáng đơn vị mới đến được xã Mỹ Long (Trà Vinh).

Dự phòng thuyền của nhân dân đưa bộ đội qua sông và trở về Bến Tre không kịp trước khi trời sáng, nên Ban chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh khi thuyền vào gần đến bãi sông, nơi mực nước ước chừng còn ngang ngực thì cho bộ đội nhảy xuống nước đi vào bờ, chứ không đợi thuyền cập vào bãi.

Sau này, khi tiểu đoàn về hoạt động ở Đồng Tháp Mười thì Sở Công an Nam bộ có trao cho Ban chỉ huy tiểu đoàn một hồ sơ nói về việc 1 tên gián điệp đã thâm nhập vào hàng ngũ tiểu đoàn và dự định thực hiện nhiệm vụ được giao trong cuộc hành quân nói trên. Theo hồ sơ của Sở Công an Nam bộ thì khi tuyển quân ở Bến Tre, tiểu đoàn có tiếp nhận một liên lạc viên của Tỉnh đội Bến Tre. Tên này trước đó bỏ nhiệm vụ về nhà nên bị kỷ luật tạm giam ở trại cải huấn. Khi hắn ra trại thì bị một nữ gián điệp dụ dỗ, và giao nhiệm vụ “nhập ngũ” vào tiểu đoàn để hoạt động. Trong lần tiểu đoàn vượt sông sang Trà Vinh, tên này nhận nhiệm vụ đầu độc cán bộ tiểu đoàn. Nhưng, ý đồ của hắn không thực hiện được vì lần vượt sông này, có cái may mắn là ta cho bộ đội xuống thuyền nơi gần bãi, khi mực nước sông còn ngang ngực nên thuốc độc hắn mang theo trong túi áo bị thấm nước, mất tác dụng. Khi bị bắt, hắn mới thú nhận: vì nhà cán bộ ở lúc nào cũng đông người, khó có thể hành động. Hơn nữa cán bộ tiểu đoàn không uống trà, nên không thể bỏ thuốc độc vào bình, còn bỏ vào lu nước thì lượng thuốc ít không có tác dụng.

Trận Long Sơn:

Theo chỉ thị của Bộ chỉ huy Khu 8, khi qua được sông Cổ Chiên, Tiểu đoàn 307 dừng chân tại Mỹ Long rồi tiếp tục hành quân về Long Toàn để chuẩn bị đánh trận Long Sơn.

Kế hoạch tác chiến trận đánh này, được Bộ tham mưu Khu dự kiến:

- Đêm 3-10-1950: Tiểu đoàn 307 diệt 2 lô cốt trên tỉnh lộ giữa huyện lỵ Cầu Ngang và ngã ba Long Sơn.

- Đêm 4-10-1950 Tiểu đoàn 307 và Tiểu đoàn 310 phối hợp phục kích đánh địch đi tiếp viện.

Sau khi nhận được mệnh lệnh, Ban chỉ huy tiểu đoàn lúc này có đồng chí Nguyễn Văn Tiên – Tiểu đoàn trưởng kiêm chính trị viên, đồng chí Đỗ Văn Giọng – tiểu đoàn phó và đồng chí Đoàn Hiến – Phó chính trị viên tiểu đoàn, khẩn trương tổ chức đi nghiên cứu chiến trường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:35:50 pm »

Hai lô cốt ở ấp Thủy Trung và ấp Thủy Hội được địch xây dựng theo kiểu mẫu chung giống các lô cốt khác nằm dọc theo các tuyến giao thông ở Trà Vinh. Bờ tường lô cốt được xây cao, có lỗ châu mai., Tháp canh được đặt cao, giữa lô cốt để quan sát. Xung quanh lô cốt có nhiều lớp rào dây thép gai chắc chắn. Lực lượng địch ở mỗi lô cốt ước chừng một tiểu đội, phần lớn là lính người Miên.

Địa hình khu vực đóng lô cốt và 2 bên đường là giồng cát, cây cối mọc thưa thớt.

Theo đúng kế hoạch tác chiến, đêm 3-10 Tiểu đoàn 307 sẵn sàng chiến đấu.

Tại lô cốt Thủy Trung, sau khi lực lượng ta bao vây bắn uy hiếp hiếp và cho thân nhân lính ngụy Miên kêu gọi thì toàn bộ lực lượng địch ở đây ra hàng.

Riêng lô cốt Thủy Hội địch vẫn còn ngoan cố chống trả. Bằng hỏa lực đại liên, trung liên và khẩu 30 ly (khẩu 30 ly – là súng tự tạo của quân giới Bến Tre do đồng chí Thành tức Thành Nga điều khiển(1) ta liên tục khống chế các lỗ châu mai, bắn phá sập tường và tháp canh địch. Đến đây, lực lượng ta dùng thang vượt rào, ném lựu đạn vào bên trong lô cốt và bắn tiểu liên, làm tiêu hao một số quân địch, nên số còn lại phải buông súng đầu hàng.

Sau khi hạn được 2 lô cốt Thủy Trung và Thủy Hội, bắt tù binh và thu toàn bộ vũ khí, bộ đội 307 đã cùng với dân quân và đồng bào địa phương san bằng lô cốt nhằm đề phòng lực lượng viên binh của địch có thể sẽ lợi dụng được vị trí các lô cốt này ẩn núp để phản công lại ta.

Trong đêm 4-10-1950, kế hoạch đánh quân tiếp viện của ta được bố trí chu đáo, thống nhất:

- Tiểu đoàn 307 bố trí từ ngã ba lộ và đường đất vào ấp Ô Răng trở ra phía Cầu Ngang (phía bên phải đường từ Cầu Ngang vào) có nhiệm vụ chặn đầu đội hình địch, và đánh xuyên hông ra phái đường tại vị trí lô cốt Thủy Hội ta vừa sản bằng.

- Tiểu đoàn 310, cho 2 đại đội bố trí tiếp theo đội hình Tiểu đoàn 307 có nhiệm vụ đánh xuyên hông địch ra phía đường gần vị trí lô cốt Thủy Trung. Còn lại 1 đại đội làm nhiệm vụ dự bị cho liên trung đoàn 109 – 111 bố trí tại Sóc Trà Kim Lớn.

Để giữ bí mật trận địa, toàn bộ đội hình lực lượng ta đều bố trí sâu vào phía trong, cách con lộ chừng 300m, có đào công sự và ngụy trang để địch không thể phát hiện.

Đến 5 giờ sáng ngày 5-10-1950, tại vị trí sẵn sàng chiến đấu ta nhận được tin của Liên trung đoàn 109 – 111 cho biết, trong đêm 3-10, khi nghe tin 2 lô cốt Thủy Trung và Thủy Hội bị hạ địch dự đoán ta có lực lượng lớn, nên chúng đã cho điều động pháo 90 ly về thị trấn Cầu Ngang.

Đúng như dự kiến của ta, lúc 9 giờ ngày 5-10-1950 địch cho một tiểu đoàn viện binh có xe bọc thép yểm trợ từ Cầu Ngang tiến về Long Sơn. Chúng hành quân chậm chạp, dè dặt lùng sục 2 bên đường vì sợ ta phục kích – Nhờ ta ngụy trang khéo léo và bố trí đội hình sâu vào bên trong giồng nên địch không phát hiện được. Đợi khi đội hình địch lọt vào trận địa phục kích, đại đội 931 lập tức nổ súng chặn địch, rồi toàn bộ lực lượng ta khẩn trương xung phong ra đường tiến công vào sườn đội hình địch. Bị bất ngờ, quân địch nhốn nháo đội hình dạt về phía bên kia đường ẩn núp không kịp chống trả. Cùng lúc đó đại đội 931 của ta chớp thời cơ xông lên bắn liên tiếp dọc theo ven đường nơi địch vừa ẩn núp. Vì không thể chống trả được, quân địch buộc phải rút lui khỏi trận địa và điện báo cho pháo địch từ thị trấn Cầu Ngang rót đạn vào khu vực phục kích của ta nhưng không còn kịp nữa, bộ đội ta lúc này đã xung phong bám sát đội hình đang rút lui của địch. Tại trận địa, khi lực lượng bộ binh bỏ chạy, địch cho các xe bọc thép tiến về gần nền lô cốt Thủy Trung và dùng đại liên 12 ly 7 bắn vào đội hình đang xông lên của Tiểu đoàn 310. Quân ta vẫn tiếp tục phát triển chiếm mặt đường vừa chống trả xe bọc thép vừa thu vũ khí. Sau nhiều lần địch cho máy bay trinh sát và máy bay ném bom vào đội hình ta gần chùa Ô Răng và gần Sở chỉ huy Liên trung đoàn nhưng không gây được thiệt hại gì đáng kể, xe bọc thép và quân địch còn lại cũng rút về thị trấn Cầu Ngang.

Kết quả trận này, Tiểu đoàn 307 đã hạ được 2 lô cốt, phối hợp đánh thiệt hại tiểu đoàn viện binh của địch, có máy bay, xe bọc thép và pháo binh yểm trợ - Về phía ta lực lượng cũng bị tiêu hao.

Nguyên nhân thiệt hại của ta, chủ yếu là do anh em Tiểu đoàn 310 chưa quen đánh ở đất giồng, địa hình trống trải và do hỏa lực của xe bọc thép địch khi ta xung phong lên chiếm lộ.


(1) Ở Tiểu đoàn 307 có anh Thành là người Nga tham gia kháng chiến, thường gọi là Thành Nga tên Nga là Platon Alexdrovích.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:37:06 pm »

Sau trận Long Sơn, Tiểu đoàn 307 về đóng quân tại Long Toàn, Long Vĩnh để tổ chức đợt huấn luyện dài ngày. Nội dung đợt này, chủ yếu là huấn luyện tân binh thu nhận phần lớn ở Bến Tre để bổ sung cho các đại đội chiến đấu. Trong thời gian huấn luyện địch cũng một lần hành quân càn quét khu vực Long Vĩnh, có xe lội nước yểm trợ. Tiểu đoàn chặn đánh tiêu hao địch tại Mươn Ngang, phía Tây chợ Long Vĩnh, và tại lộ quẹo gần nhà thờ Long Vĩnh.

Đến cuối tháng 10-1950, tại bờ kênh Dương Văn Dương thuộc chiến khu Đồng Tháp, Xứ ủy Nam bộ tổ chức một cuộc hội nghị. Trong hội nghị này để thực hiện chủ trương đẩy mạnh vận động chiến tiến tới, Xứ ủy quyết định thành lập 4 trung đoàn chủ lực trên chiến trường Nam bộ, lấy phiên hiệu Đồng Nai, Đồng Tháp, Cửu Long và Tây Đô. Sau hội nghị này, trung đoàn Đồng Tháp gồm các tiểu đoàn 307, 309 và 311; trung đoàn Cửu Long gồm các Tiểu đoàn 308, 310 và 312 được thành lập và hoạt động ở chiến trường Khu 8.

Tuy đã thành lập trung đoàn, nhưng các tiểu đoàn vẫn hoạt động độc lập ở từng vùng, chưa có tác chiến tập trung và trung đoàn. Trong thời gian này, Tiểu đoàn 307 được phân công hoạt động ở khu vực từ Cao Lãnh xuống Ngã Sáu, Thiên Hộ.

Từ cuối năm 1950, có thêm sự chi viện của đế quốc Mỹ, Bộ chỉ huy Pháp ở Nam bộ quyết định tăng cường các hoạt động quân sự tiến hành “bình định”, tạo điều kiện cho quân ngụy đảm nhiệm địa bàn để điều quân cơ động ra ứng chiến ở miền Bắc.

- Tình hình mọi mặt của cuộc kháng chiến ở Nam bộ vào cuối 1950 đầu 1951 lại đứng trước những khó khăn mới: Vừa phải đối phó với hoạt động quân sự mạnh của địch vừa lo củng cố, chấn chỉnh lực lượng.

Trong lúc đó, vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang của ta bộ lộ nhiều khó khăn. Mối tương quan giữa bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích chưa cân đối và phù hợp. Bộ đội địa phương và dân quân du kích chưa đủ khả năng bảo đảm địa bàn tại chỗ. Bên cạnh đó, các đơn vị chủ lực lại xây dựng theo hướng phát triển qui mô lớn trong điều kiện bảo đảm công tác hậu cần và kỹ thuật không theo kịp.

Hoạt động của địch đã làm ho các chiến trường của ta bị chia cắt, manh mún. Sự tiếp viện, liên lạc, chỉ đạo từ Trung ương xuống cơ sở, từ vùng này sang vùng khác của ta gặp rất nhiều khó khăn. Có lúc, có nơi bị đình trệ, gián đoạn hẳn.

Sông Cửu Long, sông Soài Rạp được cán bộ, chiến sĩ gọi vui là sông “Bạc Đầu” vì mỗi lần qua sông là lo đến bạc tóc.

Tình hình đó đặt ra cho lãnh đạo phải kịp thời có chủ trương mới và nghiên cứu tổ chức chỉ đạo cụ thể, thích ứng với từng chiến trường.

Tháng 5-1951, Trung ương Cục quyết định phân chia lại chiến trường, sắp xếp lại lực lượng kiện toàn tổ chức trên toàn Nam bộ.

Các khu 7, 8, 9 được giải thể. Chiến trường Nam bộ được chia thành 2 phân liên khu (lấy sông Tiền Giang làm ranh giới địa lý), Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây.

Lực lượng vũ trang cũng được tổ chức ắp xếp lại theo hướng tập trung xây dựng các tiểu đoàn tập trung của tỉnh, các đại đội độc lập của huyện, phát triển các đội binh chủng chuyên môn, vũ trang tuyên truyền làm cho tỉnh, huyện đủ sức bảo vệ địa phương, chủ động tiêu hao, tiêu diệt địch, phát triển chiến tranh du kích đến từng xã. Theo đó các trung đoàn Đồng Tháp, Cửu Long được giải thể. Từ đầu năm 1951, địch lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười ở các vùng Ngã Sáu, Thiên Hộ. Theo lệnh trên, Tiểu đoàn 307 phân tán hoạt động từng đại đội độc lập nhằm phát động du kích chiến tranh chống lấn chiếm, hướng dẫn giúp đỡ bộ đội địa phương, dân quân, tiêu hao địch, và làm công tác ngụy vận. Tiểu đoàn phân công đại đội 933 phụ trách vùng Ngã Sáu, đại đội 932 phụ trách vùng Thiên Hộ, còn đại đội 931 và đại đội trợ chiến, làm lực lượng cơ động dự bị của tiểu đoàn hoạt động ở huyện Cao Lãnh.

Các đại đội 933 và 932 bám sát vùng Ngã Sáu và Thiên Hộ, khi hoạt động có hai đại đội, khi phân công các trung đội thay phiên cùng dân quân địa phương phục kích tiêu diệt toán nhỏ, bắn tỉa khi chúng ra ngoài đồn. Tổ chức các tổ săn tàu địch trên kinh xáng khi tàu địch vào tiếp tế cho các đồn mới đóng hoặc thay quân. Liên hệ với thân nhân lính ngụy trong đồn, móc nối, lấy tin tức địch, đạn dược, làm nội ứng cho ta chiếm đồn hoặc bỏ hàng ngũ về với gia đình.

Kết quả hoạt động khá tốt, đã tiêu hao tiêu diệt gần 200 tên địch, bắn chìm và bắn cháy 4 tàu trên kinh Nguyễn Văn Tiếp. Đại đội 933 đã vận động được một trung đội lính Hòa Hảo, bỏ đồn về quê hương (Long Xuyên). Bộ đội địa phương và dân quân được củng cố và phát triển.

Kế hoạch lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười của địch, thời gian này bị ngừng trệ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2018, 06:37:58 pm »

Sau đây lược kể một câu chuyện làm công tác ngụy vận của đại đội 933 tại vùng Ngã Sáu:

Quán ba cọ:

Ở Ngã Sáu có một quán hủ tiếu, đứng bán quán là hai chị em ruột. Cô chị là Mỹ Hạnh còn cô em là Mỹ Dung.

Khách lui tới quán vùng ven này đa phần là trai tráng, dân thường có, lính ngụy có. Các anh chàng đang độ tuổi thanh xuân làm sao mà không khao khát, mơ ước... tình cảm. Có lẽ bọn họ chỉ chờ đợi chỉ một cái liếc mắt... hờ thôi, cũng coi như là... đủ vốn. Nghề chạy bàn trong ngôi quán tranh nghèo, chật hẹp sao né khỏi ẩn ý này nọ... Phải chăng cái hiệu quán không treo bảng lại thành danh này là ẩn ý: Quán ba cọ.

Nói về chú quán: Cô Mỹ Dung, dán người đẹp như tên cô vậy, đôi mắt sắc lẻm, má lúm đồng tiền, nước da mịn màng. Quần áo (thời phải tránh máy bay) bà ba đen, càng suy tôn nước da trắng trẻo thêm ra. Nhưng chớ có xem dáng người là lầm, tính tình cô rất cứng rắn – Không như vậy làm sao đối phó được với các anh chàng giả đò... đi ăn hủ tiếu này;

Có một hôm sớm tinh mơ, hai cô đang cầm chổi quét sân. Một tốp trai tráng đi ngang qua, bỗng một anh chàng nào đó động tình cốp theo nhạc một bài ca phịa lời hát lớn:

- Cô Mười, cô Chín hai cô anh muốn cô nào?

Lập tức cô Mười Mỹ Dung chống chổi đáp lại ngay:

- Chổi chà, chổi quét hai cây, anh muốn cây nào!

Cái đài phát thanh tần số “ba lăm” ấy lập tức bị “cứng họng” ngay giữa tiếng cười rộ lên của mọi người.

So với cô em Mỹ Dung, cô chị Mỹ Hạnh thì điềm đạm hơn. Có khác đến quán, cô thường đứng bếp, chiên xào, nấu nướng, cho cô em bưng ra phục vụ - Cô ít nói, ít giao tiếp, dường như cái lộc trời cho của người con gái, cô đã nhường hết cả cho em mình rồi.

Thấy vậy, mà cũng không phải vậy, cái duyên thầm của cô Mỹ Hạnh lại bốc lên theo mùi hành tỏi phi mỡ thơm lừng từ tô hủ tiếu do bàn tay khéo léo của cô đã len lỏi đến tận tâm hồn của một anh lính trẻ, đại đội 933, Tiểu đoàn 307, tỉnh thoảng đi công tác qua, cùng anh em giữa đêm khuya cặp xuồng, ghé quán kiếm món gì bỏ bụng.

Sau mỗi lần như vậy, rồi anh lính xuống xuồng tách hẳn ra đi xuôi theo dòng kênh Mỹ An – Ngã Sáu. Đêm khuya, gió mát, trăng thanh, tiết trời se lạnh, theo thói quen, thèm thuốc, sờ lên túi áo, phát hiện có cái gì cồm cộm, lấy ra được điếu Cotab. Cô Chín đã âm thầm gửi vào túi áo anh từ lúc nào! Người lính trẻ đưa điếu thuốc lên mũi, cảm nhận hương vị thơm tơ... rồ liên tưởng đến cái quán nghèo trên bờ kênh xanh.

*
*   *

Đồng Tháp Mười hồi ấy bị Pháp càn quét, lấn chiếm liên tục. sau trận nhày dủ đánh phá cơ quan đầu não kháng chiến ở Ba Sao, Pháp thực hiện chiến thuật vết dầu loang, cứ sau mỗi trận càn, chúng đóng thêm năm ba lô cốt để lấn đất.

Lâu dần, Quán ba cọ trước là vùng ven nay lọt hẳn vào vùng bị chiếm đóng, nằm sau một cái bót tiền tiêu, ngăn cách với vùng kháng chiến.

Tình không dang dở, nhưng cảnh lại phân ly, lâu lâu Mỹ Hạnh tìm cách tháp tùng với xuồng ghe vào vùng kháng chiến, thăm lại người xưa. Nhưng đời người lính theo đơn vị nay đây mai đó đã như tăm cá, không có hạn, biết đâu mà tìm.

Cho đến một đêm mưa dầm, bầu trời không một ánh sao, giò lùa qua bức vách, hạt mưa lách tách rơi, tàu chuối ngoài hiên dường như cũng biết trăn trở. Bỗng hai chị em giật mình vì nghe tiếng nổ long trời miệt ngoài Ngã Sáu. Tiếp theo là tiếng súng lớn, súng nỏ rộ lên, hảo châu từ các lô cốt kêu cứu, rực sáng trên bầu trời.

Cả nhà thức giấc, không dám lên đèn, cứ ngồi đó mà lòng nao nao, thường cho anh em cách mạng đằng mình đang ở ngoài sương gió.

Súng rộ hơn một giờ rồi thưa dần, báo hiệu cho nhau rằng mình vẫn tồn tại.

Cơn mưa dầm rồi cũng dứt hạt, tiếng súng im bắt, trả lại sự hoang vắng, mênh mông cho đồng nội.

Chợt có tiếng chân khuấy nước sau hè, rồi tiếng kèn kẹt khe khẽ của bức líp tre.

- Mỹ Dung, Mỹ Hạnh, có nhà không?

- Ai đấy?

- Anh đây! Nghĩa đây!

- Trời ơi! Anh vìa đó hả!

Cô gái đẩy nhẹ tấm líp. Ba người lính lách vào trong bống tối, những bàn tay nhỏ dịu dàng sờ khắp người các anh lính, mừng rỡ, không có thương tích gì cả.

- Không sao đâu, ba anh chỉ tốn có một phát Lance – Bombe thôi mà cả vùng chúng nó rải đạn suốt tiếng đồng hồ. Lô cốt Kinh Ngang sập rồi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM