Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:13:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)  (Đọc 16030 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:20:31 pm »

Lịch sử Tiểu đoàn 307 (1948-1954)
Phòng Tổng kết Lịch sử và Khoa học Công nghệ quân sự Quân khu 9
Năm xuất bản: 1994
Người số hóa: macbupda

* Chỉ đạo nội dung:
- Phòng Tổng kết Lịch sử và Khoa học Công nghệ quân sự QK9
- Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ truyền thống Tiểu đoàn 307

* Ban biên soạn:
- Nguyễn Văn Tiên – Chủ biên.
- Trần Kim Trắc.
- Nguyễn Kế Nghiệp.
- Nguyễn Minh Khoái
Với sự cộng tác của nhiều cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn 307.





Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:21:16 pm »

LỜI GIỚI THIỆU

Tiểu đoàn 307 là tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của chiến trường Nam bộ, hoạt động ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, những năm chiến tranh chống thực dân Pháp. Nó ra đời để đáp ứng một nhu cầu chiến lược của chiến trường, thời kỳ chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ ở Nam bộ.

Vào cuối năm 1948 thực dân Pháp nghĩ rằng, chúng đã chiếm xong toàn Nam bộ, nên tập trung lực lượng xâm lược ra miền Bắc nước ta. Thực sự thì chiến tranh du kích đã có cơ hội để lan rộng khắp nơi ở Nam bộ, buộc Pháp phải đóng đồn nhiều và càn quét liên miên để bình định. Năm 1947 là năm mà tác chiến du kích đã có thể diệt từng tiểu đội quân viễn chinh hay quân ngụy và kết hợp địch vận diệt đồn lẻ cỡ nửa hay một tiểu đội. Điển hình là trận phục kích trên đường giao thông như trận Giồng Dứa (Mỹ Tho) do nhiều trung đội du kích tập hợp lại dưới sự chỉ huy thống nhất theo một kế hoạch, trận đánh có tổ chức tương đối qui mô. Trận ấy có một đại đội tập trung của khu 8 làm đơn vị chủ công cho toàn trận đánh và đã thu được thắng lợi lớn; tiêu diệt đoàn “con voi” có bảo vệ mạnh của Chính phủ Sài Gòn do một đại tá Pháp chỉ huy (tên đại tá cũng bị giết).

Trước sự uy hiếp của chiến tranh du kích, Pháp buộc phải thay đổi phương pháp: rút bỏ các đồn lẻ nhỏ, tập trung về các đồn từ trung đội trở lên, được phòng thủ kiên cố và kết hợp với những cuộc càn quét của từng tiểu đoàn trở lên. Quân du kích cách mạng vũ khí kém không diệt được đồn lớn, lực lượng nhỏ không diệt được tiểu đoàn địch đi càn, tuy đánh lẻ nhỏ diễn ra đều khắp. Tình hình không sáng sủa lắm về phía ta.

Rút kinh nghiệm về đại đội xung phong, một đại đội được huấn luyện kỹ toàn đại đội từ cán bộ đến chiến sĩ, về kỹ chiến thuật và chiến đấu tập trung đã đưa lại hiểu quả chiến đấu cao. Yêu cầu của giai đoạn phải diệt được đồn cấp trung đội và đánh ngoài trời cỡ đại đội và tiểu đoàn, Khu ủy và Bộ chỉ huy khu 8 quyết định lập tiểu đoàn tập trung được trang bị mạnh và huấn luyện chu đáo để làm đơn vị cơ động toàn quân khu, phối hợp với các đơn vị địa phương và du kích thực hiện cho được yêu cầu chiến lược nêu trên. Mặc dù Nam bộ trong cả thời kỳ chống thực dân Pháp là một chiến trường chiến tranh du kích, nhưng vẫn phải phá càn quét địch có hiệu quả và diệt đồn bót nhỏ, vừa, của địch để mở rộng vùng làm chủ của nhân dân.

Ý định thành lập Tiểu đoàn 307 đã có từ cuối năm 1947, tổ chức, tập trung huấn luyện những tháng đầu năm 1948 và xuất quân chiến đấu vào giữa năm 1948. Tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, nổi tiếng về đánh tiêu diệt địch, công tác vận động quần chúng kháng chiến và dìu dắt lực lượng địa phương và du kích ở khắp đồng bằng sông Cửu Long. Khi Nam Bộ chia thành hai phân liên khu, vào năm 1952, tiểu đoàn trở thành đơn vị chủ lực của phân liên khu Tây Nam bộ cho đến khi tập kết ra miền Bắc.

Tiểu đoàn 307 là đơn vị có thành tích xuất sắc về nhiều mặt, là đơn vị Quân đội Nhân dân tiêu biểu của chiến trường Nam bộ trong kháng hiến chống thực dân Pháp. Trong tập sách này tuy chưa nói lên được hết vai trò có tính chất chiến lược từng thời kỳ của chiến trường, cán bộ và chiến sĩ cũ của Tiểu đoàn 307 đã ghi lên được một cách trung thực những hoạt động cụ thể, những trận đánh của tiểu đoàn, của những con người góp phần làm nên lịch sử vẻ vang của Nam bộ kháng chiến.

Xin trận trọng giới thiệu với bạn đọc và các nhà nghiên cứu lịch sử chiến tranh, một bộ phận của chiến tranh nhân dân với địch của dân tộc ta, theo tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

* THƯỢNG TƯỚNG TRẦN VĂN TRÀ
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:22:40 pm »

PHẦN I:

SỰ RA ĐỜI CỦA TIỂU ĐOÀN 307

Năm 1945, thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta. Đến đầu năm 1946, chúng chiếm hầu hết các tỉnh vùng đông bằng Nam bộ. Sau đó, từ các địa điểm chiến lược, chúng buộc phải dàn quân mỏng ra, đóng đồn, chiếm đất hòng bình định và thôn tính lâu dài đất nước ta.

Cùng với Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long – (khu 8) – là chiến trường phải đương đầu sớm với giặc. Lực lượng vũ trang cách mạng lúc đầu còn ít, vũ khí thô sơ. Song với chủ trương “cướp súng địch để diệt địch”, với tinh thần dũng cảm của bộ đội cách mạng, vũ khí ta thu được của địch ngày càng nhiều, lực lượng ta ngày một phát triển, từ tiểu đội du kích lớn lên thành đại đội địa phương; có tỉnh lúc đầu chỉ có 1 – 2 đại đội, sau phát triển lên 4 – 5 đại độ, và đã dẫn đến việc thành lập các chi đội, sau đổi thành trung đoàn.

Ở Tân An có Chi đội 14 sau đổi thành Trung đoàn 120; ở Mỹ Tho có Chi đội 17 sau đổi thành Trung đoàn 105; ở Long Châu Sa có Chi đội 18 sau đổi thành Trung đoàn 115; ở Bến Tre có Chi đội 19 sau đổi thành Trung đoàn 99; ở Trà Vinh, Vĩnh Long có Chi đội 20, sau đổi thành Trung đoàn 111. Ở Sa Đéc, phía tả ngạn sông Tiền có Chi đội Trần Phú, ở hải ngoại (Thái Lan) về, sau đổi thành Trung đoàn 109. Ở Gò Công có Tiểu đoàn 305.

Tuy gọi là trung đoàn, nhưng thực tế chỉ là từng đại đội hoạt động độc lập kết hợp với dân quân địa phương. Mặc dù vậy, hiệu quả hoạt động rất đáng kể. Do tình hình lực lượng địch phân tán mỏng (trừ các thị xã, thị trấn), hầu hết các đồn bót ở những nơi khác chúng chỉ đóng quân từ cấp trung đội, tiểu đội, thậm chí có nơi chỉ khoảng 5 đến 6 tên. Do lực lượng ít, mỗi lần các đồn bót bung ra hoạt động bình định dễ bị đại đội địa phương, kết hợp với dân quân ta tiêu diệt. từ cuối năm 1947 đầu năm 1948, phong trào chiến tranh nhân dân phát triển rộng mạnh khắp khu 8, đồng bằng sông Cửu Long và Nam bộ. Những trận tiêu diệt trung đội, đại đội địch bằng hình thức phục kích, tập kích bất ngờ khi địch đi càn xung quanh đồn, hoặc hành quân trên đường giao thông cùng với hoạt động nội ứng đưa bộ đội ta vào tiêu diệt cả đồn địch, liên tiếp xảy ra ở khắp các nơi.

Bị tổn thất nhiều về lực lượng, ở hầu hết các đồn bót nhỏ địch thường không dám ra ngoài hoạt động vì luôn bị ta bao vây, bắn tỉa. Tinh thần địch ngày càng sa sút.

Từ giữa năm 1947, để đối phó với ta, một mặt địch cho rút bỏ các đồn bót nhỏ, nhất là ở các vùng hẻo lánh, không tiện giao thông, gom dân lại, đóng các đồn lớn, cứ điểm; mặt khác, để bảo đảm an ninh khu vực đóng quân, địch cho tổ chức những lực lượng cơ động các tiểu đoàn nhằm kịp thời ứng cứu cho các đồn bót, cứ điểm khi bị ta tấn công.

Thực hiện thủ đoạn này, địch phần nào tránh bớt được các tổn thất, và cũng gây nhiều khó khăn cho hoạt động của các đại đội độc lập của ta.

Yêu cầu bức xúc của chiến trường đòi hỏi lực lượng vũ trang ta phải được tổ chức tập trung lớn hơn – qui mô cấp tiểu đoàn – mới đủ sức tiêu diệt đại đội và tiểu đoàn của địch. Tuy nhiên, ở thời điểm này, lực lượng của các tỉnh còn ít, dân quân chưa đủ mạnh, nếu ta tập trung xây dựng lực lượng thành tiểu đoàn địa phương ở mỗi tỉnh thì nhiều địa bàn ở các huyện phải bỏ trống, không đủ sức tiêu hao, kiềm chế địch, bảo vệ nhân dân.

Sau khi nhận thức tình hình chiến trường, Bộ chỉ huy khu 8 thống nhất, quyết định thành lập một tiểu đoàn bộ đội chủ lực, trực thuộc Bộ chỉ huy khu, lấy tên gọi là “Tiểu đoàn liên quân lưu động”(1).

Ngay sau khi nhận quyết định của Bộ Chỉ huy Khu 8, đồng chí Nguyễn Chánh – Tham mưu trưởng khu khẩn trương xúc tiến kế hoạch tổ chức tiểu đoàn.

Ngày 1-5-1948, tại địa điểm tập trung quân ở hai bên bờ kênh Nguyễn Văn Tiếp, từ chùa Phật đá xã Mỹ Phước lên Thiên Hộ, lần đầu tiên, người dân cùng căn cứ Đồng Tháp Mười, nức lòng, thổn dạ được nhìn thấy bộ đội các mạng người đông, súng nhiều hơn bao giờ hết.

Đây là thời điểm lịch sử ghi đậm dấu ấn thiêng liêng, hào hùng nhất của quân và dân khu 8 suốt cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Lần đầu tiên, chiến khu 8 khai sinh một đơn vị chủ lực cấp tiểu đoàn, đứa con đầu lòng của nhân dân khu 8 và Nam bộ thành đồng.

Về biên chế tổ chức, tiểu đoàn gồm 3 đại đội: 931, 932, 933 và Tiểu đoàn Bộ, có văn phòng tiểu đoàn, ban tác chiến, ban chính trị, ban quản trị (hậu cần); Trung đội trinh sát liên lạc(2).


(1) “Liên quân” tức là lực lượng và vũ khí của tiểu đoàn được tập trung từ các trung đoàn trong quân khu (mỗi nơi 1 trung đội hoặc 1 đại đội), còn “lưu động” là vì tiểu đoàn hoạt động ở hầu khắp địa bàn khu 8.
(2) Đến sau này, tiểu đoàn mới tổ chức thêm đại đội trợ chiến, đại đội trinh sát đặc công, đại đội bổ sung (huấn luyện tân binh, bổ sung cho các đại đội chiến đấu).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:24:29 pm »

Ban Chỉ huy tiểu đoàn đầu tiên gồm có:

- Chỉ huy trường: Đồng chí Đỗ Huy Rừa.

(Nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn 109).

- Chỉ huy phó: Đồng chí Nguyễn Văn Sĩ.

(Nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 305 – Gò Công).

- Chính trị viên: Đồng chí Hồng Long).

(Nguyên Chính trị viên, Tỉnh đội ở miền Bắc).

+ Đại đội 931: Đại đội trưởng: đồng chí Nguyễn Duy Hải.

Đại đội phó: đồng chí Nguyễn Văn Nhỏ.

Chính trị viên: đồng chí Lê Chí Thành.

- Đại đội 933: Đại đội trưởng: đồng chí Lê Đình Trọng. Sau là đồng chí Đặng Văn Tỷ.

Chính trị viên: đồng chí Đặng Văn Tỷ kiêm.

- Tiểu đoàn Bộ:

- Văn phòng: đồng chí Lê Thạnh Trị.

- Ban tác chiến: đồng chí Trang Tử Long.

- Ban chính trị: đồng chí Bùi Kim Sơn. Sau là đồng chí Dương Anh.

- Ban quản trị: đồng chí Bùi Văn Cần.

- Trung đội trinh – liên:........................

Tiếp theo việc tổ chức, biên chế, Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8 chủ trương cho tiểu đoàn được huấn luyện trong 2 tháng. Nội dung huấn luyện nhằm thống nhất về động tác kỹ thuật chiến đấu cơ bản, về cách đánh của một đơn vị chủ lực; thống nhất về ý chí, về xây dựng kỷ luật và về tư thế, tác phong.

Chấp hành chủ trương của Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu, tiểu đoàn tổ chức vượt sông Tiền (ở đoạn Cẩm Sơn – Rạch Gầm – Mỹ Tho) hành quân về vùng đất giồng cao ráo thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, khẩn trương bước vào đợt huấn luyện đầu tiên. Trong đợt này, riêng đại đội 932 được điều về huấn luyện tại Trường quân chính khu 8 tại xã Tây Sơn huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Đợt huấn luyện kết thúc: ngày 5 – 7-1-1948, tại vùng căn cứ kháng chiến Giồng Luông, thuộc xã Đại Điền huyện Thạnh phú tỉnh Bến Tre, tiểu đoàn liên quân lưu động làm lễ xuất quân(1).

Buổi lễ xuất quân được tổ chức trọng thể dưới sự chủ trì của khu trưởng khu 8 – đồng chí Nguyễn Văn Quạn, sự tham dự đầy đủ của nhân dân khắp huyện Thạnh Phú, và các huyện lân cận với rừng cờ, băng đỏ ực.

Dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn liên quân lưu động đội ngũ chỉnh tề, trang nghiêm lắng nghe nhật lệnh giao nhiệm vụ của Bộ chỉ huy khu 8, do Tham mưu trưởng khu đọc và những lời căn dặn, động viên thân thiết của đại diện Ủy ban kháng chiến và toàn thể cứu quốc tỉnh Bến Tre.

Tiểu đoàn trưởng Đỗ Huy Rừa, thay mặt cán bộ chiến sĩ tiểu đoàn trịnh trọng phát biểu quyết tâm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Bộ chỉ huy khu 8 giao và tiếp thu những lời dặn dò, sâu lắng của chính quyền và đoàn thể. Tiểu đoàn trưởng vừa dứt lời, hai tiếng “quyết tâm” được toàn tiểu đoàn đồng thanh hô lên vang dội, giục giã đoàn quân chân đất, đầu trần, đều nhịp, hùng dũng diễu qua lễ đài, giữa tiếng hoan hô nhiệt liệt của nhân dân.

Ngày xuất quân, mặc dù trang bị còn thô sơ, súng trường mã tấu là chủ yếu, nhưng ở mọi tấm lòng của đoàn quân đều hòa nhịp, rực sáng hướng về niềm tin với lười thề:

“Nguyện một lòng gìn giữ non sông”.

Sự ra đời của Tiểu đoàn 307, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của khu 8, thể hiện chủ trương đúng đắn của Đảng ủy và Bộ chỉ huy khu 8, đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang khu 8 và cũng từ đó, mở đầu những trận đánh tiêu diệt địch lớn hơn (cỡ tiểu đoàn) ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.



Đồng chí Đỗ Huy Rừa, Tiểu đoàn trưởng đầu tiên Tiểu đoàn 307.


(1) Mấy tháng sau ngày xuất quân và thấy tên gọi “Tiểu đoàn liên quân lưu động” dài, dễ lộ bí mật, nên Bộ chỉ huy khu 8 quyết định cho đổi tên Tiểu đoàn liên quân lưu động thành Tiểu đoàn 307 – Nối tiếp phiên hiệu tiểu đoàn 305 tỉnh Gò Công được thành lập năm 1947. Ngày 5-7-1948 trở thành ngày truyền thống của Tiểu đoàn 307.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:26:12 pm »

PHẦN II:

HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA TIỂU ĐOÀN 307

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, từ ngày xuất quân co đến khi Hiệp định Genevè được ký kết (5-7-48 đến 20-7-54), Tiểu đoàn 307 hoạt động khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đánh nhiều trận lớn, nhỏ. Ở phần này, chỉ ghi lại những hoạt động chiến đấu chủ yếu của tiểu đoàn.

A/- THỜI KỲ HOẠT ĐỘNG Ở KHU 8.

TRẬN MỘC HÓA (8-1948):

Sau khi xuất quân ở Bến Tre, tiểu đoàn hành quân về Mỹ Tho (Tiền Giang). Để tạo được một chiến thắng mở đầu thành tích cho tiểu đoàn sau khi xuất quân, Bộ chỉ huy khu 8 tổ chức đánh trận Mộc Hóa (Tân An).

Chọn chiến trường Mộc Hóa, Bộ chỉ huy khu 8 dự kiến quyết tâm sẽ giải phóng được toàn huyện Mộc Hóa, hoàn chỉnh khu căn cứ Đồng Tháp Mười, liên kết hai chiến trường Việt Nam – Kampuchia; mở rộng sự giao lưu giữa khu 8, khu 7 và khu 9. Xây dựng truyền thống cho Tiểu đoàn 307, một đơn vị của khu mới được thành lập, động viên tinh thần hăng hái giết giặc lập công của nhân dân tỉnh Tân An, nói riêng và của quân dân khu 8 nói chung.

Huyện Mộc Hóa là 1 trong 3 huyện của tỉnh Tân An, trải dài trên phạm vi trung tâm Đồng Tháp Mười. Phía Bắc giáp với tỉnh Soài-riêng (Kampuchia), phía Nam giáp các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè thuộc tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang), phía Đông giáp với huyện Đức Hòa thuộc tỉnh Chợ Lớn (Long An), phía Tây giáp các huyện Cao Lãnh, Hồng Ngự thuộc tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp). Về địa hình toàn huyện Mộc Hóa là một vùng đồng trũng, sinh thái tự nhiên mọc nhiều lau sậy, đưng, bàng. Về mùa khô, đất rạn nứt, lau sậy dễ bén lửa, mùa mưa thì ngập sâu, nước tràn mênh mông, đi lại chỉ dùng độc nhất một phương tiện ghe, xuồng.

Đồn Mộc Hóa của địch nằm trên đỉnh Gò Bắc Chiêng, là trung điểm của đoạn đường từ thị trấn ra sông Vàm Cỏ Tây. Đồn này, cấu trúc theo hình chữ nhật, bao bọc bằng tường đất dầy, cao đến 2 mét, có trổ lỗ châu mai. Vòng ngoài vây kín bằng 3 lớp rào kẽm gai, 4 góc có 4 lô cốt; giữa đồn có ổ tung thâm đề kháng, trên có chòi canh cao 6m.

Về lực lượng đồn trú, địch có khoảng 70 tên, phần đông là lính Partisans. Đồn trưởng là tên Louis Bertrand với hàm trung úy. Vũ khí trang bị gồm 1 súng cối 81 ly, 2 súng cối 60 ly, 2 đại liên, 4 trung liên, còn lại là tiểu liên và súng trường. Qui luật hoạt động của địch hàng tháng 1 lần từ thị xã Tân An dùng tàu sắt theo sông Vàm Cỏ Tây tiếp tế cho đồn Mộc Hóa. Bọn lính đồn trú, hoạt động chủ yếu là tuần tra quanh đồn bảo đảm an ninh, kiểm soát sự đi lại của dân trên sông Vàm Cỏ Tây và nắm bắt tình hình qua mạng lưới tình báo, gián điệp. về hỏa lực yểm trợ khi đồn bị tiến công, địch có thể sử dụng pháo binh từ lộ 1 (Soài Riêng) bắn chi viện – Lực lượng tiếp viện có thể đi tàu theo sông Vàm Cỏ Tây (từ thị xã Tân An lên) hoặc theo đường bộ từ quốc lộ 1 (Soài Riêng) theo lộ Rô đi xuống.

Đê tiêu diệt đồn Mộc Hóa, phương án tác chiến của ta được bố trí gồm 3 mặt trận:

1) – Tấn công đồn Mộc Hóa: Sử dụng Đại đội Bộ binh 1075 thuộc Trung đoàn 120, tăng cường một trung đội của Đại đội 1080, dùng hỏa lực kết hợp xung lực, tấn công tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, buộc địch phải đi tiếp viện và khi lực lượng tiếp viện này bị ta tiêu diệt sẽ tạo một tác động mạnh, làm bọn đồn trú ở Mộc Hóa hoang mang khủng hoảng, xuất hiện thời cơ cho ta tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn Mộc Hóa.

2)- Mặt trận đánh quân tiếp viện:

Trên lộ Rô, lực lượng Tiểu đoàn 307  do đồng chí Đỗ Huy Rừa chỉ huy được bố trí như sau:

- Đại đội 931 chiếm lĩnh khu vực bến Ông Tồn, thuộc xã Bình Hiệp có nhiệm vụ nổ súng đánh ghim đội hình địch, nhanh chóng xung phong tiến công theo trục lộ Rô, từ phía Nam lên phía Bắc.

- Địa đội 893 (thiếu 1 trung đội) chiếm lĩnh khu vực ấp Tầm Đuồng, xã Bình Hiệp, có nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính diện, đánh địch từ sườn phải, xung phong ra lộ chia cắt đội hình và tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Đại đội 932 và Đại đội 1072 chiếm lĩnh khu vực chùa Giồng Quéo xã Bình Hiệp, có nhiệm vụ phối hợp với mặt trận chính diện đánh địch từ sườn trái, xung phong ra lộ Rô, chia cắt đội hình và tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Đại đội 1072 có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị bạn xung phong ra lộ Rô có bộ phận khẩn trương tiến công, chiếm lĩnh cầu Sáu Huê thực hiện nhiệm vụ khóa đuôi.

Dự kiến tình hình: một mặt khi địch hành quân, chúng sẽ sục sạo ven lộ Rô; do đó: các đơn vị đánh địch từ 2 bên sườn sẽ bố trí khéo léo mai phục bí mật, đào hố sâu đủ dùng cho hai người, đất đào hố đưa lên phải phân tán rải rác ra xa, việc ngụy trang phải rất chu đáo.

Yếu tố bất ngờ và xung phong dũng cảm, nhất là trong nhiệm vụ khóa đuôi là rất quan trọng và có tính chất quyết định thắng lợi của trận đánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:27:15 pm »

3)- Mặt trận đánh tàu địch trên sông Vàm Cỏ Tây (từ Tân An đến Mọc Hóa):

Mặt trận này, do một trung đội của Tiểu đoàn 307 phối hợp với phân đội thủy lôi của Trung đoàn 120 và du kích xã, bố trí ở khu vực nhà Cả Hoạch, xã Phong Phú do Tiểu đoàn 307 chỉ huy.

Chỉ huy với trận đánh đặt tại ngã ba Bình Tây, xã Tuyên Thạnh. Chỉ huy trưởng là đồng chí Nguyễn Chánh – Tham mưu trưởng khu 8, chỉ huy phó là đồng chí Lê Quốc Sản – Trung đoàn trưởng 120 và đồng chí Đỗ Huy Rừa Tiểu đoàn trưởng 307.

Trạm quân uy được bố trí tại ngọn Bình Tây, xã Tuyên Thạnh do lực lượng quân y Trung đoàn 120 đảm trách.

Về tiếp tế, khi chiếm lĩnh trận địa, chiến sĩ phải mang lương thực, nước uống (đựng trong ống tre) đủ dùng một ngày. Đêm tiếp sau, dân công tiếp tế tại trận địa.

1- Ở mặt trận công đồn: Ngay tối 16-8 khởi sự, Đại đội 1075 hành quân tiếp cận đồn Mộc Hóa.

Đến 22 giờ đêm, đơn vị chiếm lĩnh xong trận địa và nửa giờ sau đó, ta kết hợp xung lực, hỏa lực đồng loạt tiến công đồn địch.

Sau 2 đợt tiến công liên tiếp không thành công, ta chuyển sang lợi dụng địa hình, tổ chức công sự tạo thế vây ép địch nhằm buộc địch bung ra từng toán nhỏ, để tiêu hao dần. Tới sáng (17-8) đúng như dự tính của ta, lúc 8 giờ một toán địch bung ra tìm dấu vết bị ta bắn bị thương 2 tên, chúng rút chạy vào đồn; đến 10 giờ, địch cho 1 trung đội vượt đồn trú ra hướng bờ sông, ta nổ súng diệt tại chỗ 2 tên. Lúc 11 giờ 1 máy bay Dacota địch bay lượn và thả dù tiếp tế, cùng lúc đó, ta phát hiện địch lấy xuồng dân, ta dự đoán, địch có ý đồ chuyển thương binh về phía sau theo mương lộ Kông-pông-rồ.

2- Ở mặt trận đánh viện trên lộ Rô:

Đúng như dự đoán của ta: Địch dùng xuồng dân tải quân bị thương theo mương lộ Rô. Khi địch đến bến Ông Tồn, lập tức đại đội 931 chuyển đội hình từ đánh địch ở biên giới xuống, quay lại đánh địch từ Mộc Hóa lên. Sau 15 phút chiến đấu ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt tại trận 23 tên, bắt sống tên Trung úy đồn trưởng Luois Bertrand và 5 tên khác.

Đến chiều ngày 17-8-1948, Ban chỉ huy mặt trận nhận định: Ngoài việc thả 2 dù tiếp tế, địch xung quanh chưa có phản ứng, chứng tỏ địch cố giữ bằng được đồn Mộc Hóa và muốn thế chúng phải có viện binh giải vây. Từ nhận định này, Ban chỉ huy mặt trận quyết định: - Cho Đại đội 1075 lợi dụng lúc địch hoang mang, tiếp tục vây ép mạnh, diệt mọi hoạt động bung ra của địch để uy hiếp, bức rút bức hàng đồn Mộc Hóa.

- Cho mặt trận đánh viện trên lộ Kông-pông-rồ sẵn sàng đánh địch đi viện.

- Cho mặt trận đánh viện trên sông Vàm Cỏ Tây sẵn sàng đánh tàu địch.

Quả nhiên, ngày 18-1-1948, địch đưa một tiểu đoàn được chở bằng xe cơ giới từ ngã ba Prasat theo lộ Rồ xuống biên giới để giải vây. Khi đến Bắc cầu Sư Địa 1km, chúng triển khai đội hình và để lại một bộ phận chiếm lĩnh cầu Sư Địa.

Đến 15 giờ địch khởi sự tiến về huyện lỵ Mộc Hóa theo lộ Rô; khi hành quân, chúng thận trọng trinh sát, phân tán đội hình sục sạo 2 bên lộ.

- Khi địch lọt vào trận địa mai phục, Đại đội 931 cho nổ súng diệt gọn bộ phận đi đầu, toàn mặt trận đánh viện đồng loạt nổ súng dũng mãnh xung phong chia cắt đội hình địch. Bị bất ngờ địch rối loạn chống trả yếu ớt và rút chạy về phía biên giới, nơi có hỏa lực bố trí trước ở cầu Sư Địa yểm trợ. Ta tiếp tục truy kích địch gần 2 km đến tận cầu Sáu Huê, diệt nhiều địch, thu nhiều vũ khí, đạn dược. Sau 15 phút chiến đấu, địch bỏ chạy ta hoàn toàn làm chủ chiến trường và đến 16 giờ cùng ngày các đại đội được lệnh rút quân về vị trí qui định.

3- Ở mặt trận đánh tàu: lực lượng ta không chạm địch.

4- Kết quả và đánh giá trận đánh:

a- Với quân địch tại đồn Mộc Hóa: ta tiêu diệt 25 tên, làm bị thương 2 tên, bắt sống được trung úy đồn trưởng và 5 tên khác.

b- Với quân tiếp viện: ta đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn địch, diệt 300 tên, thu 300 súng các loại, trong đó có 3 súng cối 60 ly; một số đại liên và trung liên.

- Trận Mộc Hóa là chiến thắng mở đầu của Tiểu đoàn 307. Tuy không diệt được đồn Mộc Hóa, nhưng sau đó, nhờ số vũ khí ta thu được đã tạo điều kiện trang bị tốt hơn cho du kích của xã Tuyên Thạnh, Tuyên Bình, Bình Hiệp, Tân Lập thường xuyên giữ thế bao vây, uy hiếp địch, hỗ trợ cho phần lớn nhân dân bị gom xung quanh đồn lần lượt thoát khỏi kềm kẹp của địch trở về vùng giải phóng.

Đến giữa năm 1949, cùng với thắng lợi trên chiến trường chung của ta, địch phải rút chạy bỏ đồn Mộc Hóa và đến suốt cuộc chiến tranh chúng vẫn không thể tái đóng lại đồn này.

Chiến thắng Mộc Hóa là một điểm son chói lọi trong lịch sử kháng chiến chống Pháp của quân dân Tân An nói riêng và của quân khu 8 nói chung.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:29:19 pm »





Trận Mộc Hóa (Tân An) bắt tù binh có đồn trưởng Mộc Hóa Bertrand.



Chiến lợi phẩm trận Mộc Hóa.



TRẬN MỘC HÓA 18-08-48
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Tư, 2018, 07:41:06 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:30:38 pm »

TRẬN LA BANG (12-1948):

Đây là trận công đồn đả viện với phương án tác chiến được xây dựng trên bản đồ, trận đánh xảy ra ngày 16-12-1948.

Sở dĩ ta tổ chức trận đánh này vì ngay từ đầu năm 1948 quân Pháp ở Trà Vinh đang ráo riết thực hiện âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc: Việt – Khơmer; lúc này Pháp dang tích cực xây dựng lực lượng Bảo an trong người Khơmer mở rộng việc đóng đồn bót dọc các trục lộ, từng bước thu hẹp vùng giải phóng ven biển tỉnh Trà Vinh bằng chiến thuật vết dầu loang.

Ngay trước khi xảy ra trận đánh, huyện lỵ Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) vẫn là vùng giải phóng của ta. Nhưng ở các vùng lân cận, địch đã đóng được một số đồn bót và khống chế được một bộ phận nhân dân, nhất là người Khơmer. Hoạt động quân sự và tâm lý của địch gây cho ta nhiều khó khăn, tổn thất. Các cán bộ cơ sở của ta lần lượt phải dạt ra khỏi địa phương. Với kết quả đạt được, Pháp âm mưu lấn chiếm vùng Trà Cú

Để kịp thời bẻ gãy ý đồ của địch, khu 8 quyết định khẩn trương điều động lực lượng Tiểu đoàn 307 về Trà Cú.

Đang đóng quân ở xã Hựu Thành (Trà Ôn – Vĩnh Long) thì Tiểu đoàn 307 được lệnh điều động. Lúc này trong Ban chỉ huy tiểu đoàn chỉ có đồng chí Nguyễn Văn Sĩ (Tiểu đoàn phó). Hai đồng chí Đỗ Huy Rừa (Tiểu đoàn trưởng) và đồng chí Nguyễn Văn Tứ (Chính trị viên) đang dự Hội nghị quân chính Nam bộ.

Chấp hành mệnh lệnh trong trường hợp đơn vị thiếu người chỉ huy, không thể trực tiếp đi chuẩn bị chiến trường, đồng chí Nguyễn Văn Sĩ, Tiểu đoàn phó đã quyết định cùng cán bộ đại đội nghiên cứu phương án tác chiến và hạ đạt mệnh lệnh trên bản đồ; đồng thời cử ngay một số cán bộ đi quan sát thực địa.

Phương án tác chiến được xây dựng gồm hai mặt trận:

1- Mặt trận công đồn La Bang:

Do Đại đội 993 Tiểu đoàn 331 phụ trách được tăng cường một đại bác 20 ly của trợ chiến khu có nhiệm vụ tấn công uy hiếp đồn La Bang, buộc địch phải đi viện và khi ta đánh viện thành công, đại đội 993 phải tích cực lợi dụng tình trạng hoang mang dao động của lực lượng đồn trú ra sức tiêu diệt, bức rút, bức hàng đồn La Bang.

2- Mặt trận đánh viện; Do Tiểu đoàn 307 phụ trách, được trăng cường một phân đội của Đại đội 991 với đội hình như sau:

a) Đại đội 931 có một trung đội bố trí ven lộ Cầu Ngang, Đôn Châu, 2 tiểu đội ở phía trước, 1 tiểu đội ở phía sau. Trung đội có nhiệm vụ nổ súng lệnh; dự kiến nếu địch hành quân theo đội hình tập trung thì 2 tiểu đội ở phía trước nổ súng, trường hợp địch đi lẻ tẻ, sục sạo ven lộ thì 2 tiểu đội ém quân qua một bên để địch đi qua và tiểu đội phía sau sẽ nổ súng, ghim đội hình địch. Quân số còn lại của Đại đội 931 được bố trí chiếm lĩnh ấp Lạc Thiện, xã Ngũ Lạc cách lộ từ 300 đến 400m, có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu, khẩn trương xung phong ra hướng lộ, đánh địch từ sườn phải, chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận địch.

b) Đại đội 932 chiếm lĩnh ấp Lạc Nghĩa xã Ngũ Lạc cũng cách lộ từ 300 đến 400m, có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu, khẩn trương xung phong ra hướng lộ, đánh địch từ sườn phải, chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận địch.

c) Đại đội 933 được tăng cường một phân đội của Đại đội 991 chiếm lĩnh ấp Lạc Sơn xã Ngũ Lạc, cách cua lộ khoảng 500 đến 700 mét, không để tiền tiêu địch sục sạo, phát hiện; có nhiệm vụ phối hợp chiến đấu bằng cách cử 1 trung đội nhanh chóng chiếm cua lộ khi xung trận để thực hiện nhiệm vụ khóa đuôi và toàn đội hình còn lại cùng với một phân đội của Đại đội 991 xung phong ra hướng lộ, chia cắt và tiêu diệt từng bộ phận địch.

- Chỉ huy tiểu đoàn sẽ chiếm lĩnh sườn phải ấp Lạc Nghĩa, đoạn giữa đội hình của Đại đội 932 và lộ Cầu Ngang – Đôn Châu.

- Vấn đề thương binh sẽ do quân y từng đội đội sơ cứu, sau đó sẽ chuyển về trạm quân y của tiểu đoàn bố trí tại bến Cây Đa, xã Ngũ Lạc.

- Việc tiếp tế được thống nhất bảo đảm khi chiếm lĩnh trận địa tấn công, mỗi chiến sĩ sẽ có đủ lương hực và nước uống cho cả ngày hôm sau.

- Chỉ huy chung trận đánh là đồng chí Nguyễn Văn Quạn, khu trưởng khu 8.

Diễn biến chính của trận đánh như sau: Lúc 23 giờ 00 ngày 15-12-1948, ta nổ súng trạm địch tại mặt trận công đồn.

Rạng sáng ngày 16-12-1948, khoảng 1 tiểu đoàn địch hành quân cơ giới xuống ấp Lạc Thạnh, cách mặt trận khoảng 3 đến 4km, địch xuống xe nắm tình hình và triển khai đội hình tiến về xã Ngũ Lạc. Nắm được tin này, lập tức trinh sát báo cáo về tỉnh và thông báo cho 2 Đại đội 933 và 931. Tại sở chỉ huy tiểu đoàn, do thiếu phương tiện thông tin chỉ nắm địch bằng cách bố trí trinh sát của tiểu đoàn trên một cây cao để quan sát. Đội hình địch hành quân khá tập trung, có cả một số sư sãi địch bắt theo.

Đúng như hợp đồng chiến đấu đã dự kiến, các lực lượng ta khẩn trương xung phong. Nhưng khi Đại đội 932 và 933 chưa đánh mạnh được vào đội hình địch thì chúng đã chiếm lĩnh được bờ phía Tây lộ Cầu Ngang – Đôn Châu và bắn mãnh liệt vào đội hình của Đại đội 931. Cùng lúc đó, bọn còn ở ngoài trận địa phục kích cũng chiếm được địa hình ở cua lộ và bắn dữ dội vào đội hình của các Đại đội 931-932 và 933. Do địa hình lầy lội ở rạch Thị Ròn, Đại đội 931 gặp khó khăn trong việc kịp thời vận động phối hợp vây ép địch, cộng với bộ phận địch nằm ngoài phạm vi phục kích bắn ác liệt vào đội hình trung đội của Đại đội 933 nên việc đánh chiếm cua lộ diễn ra giằng co, quyết liệt giữa ta và địch. Đến khi ta chiếm được cua lộ, trung đội này có bị tiêu hao. Sau khi cua lộ bị ta chiếm, địch trong vòng vây bị ép mạnh giữa hai làn đạn từ hai bên sườn, chúng cố sức tìm cách phá vây – Lúc này bọn địch ngoài vòng vây cũng phối hợp chống trả mãnh liệt. Chiến sự kéo dài trên 1 tiếng đồng hồ, trung đội chiếm cua lộ của ta bị thiệt hại nặng, địch tạo được hành lang thoát vây.

Kết quả sau trận đánh, ta diệt được hàng trăm địch, thu trên 60 súng các loại. Bắt sống 20 tù binh, trong đó có 5 chỉ huy Pháp gồm 1 đại úy bác sĩ, 01 trung úy chỉ huy trưởng tiểu đoàn, 03 thiếu úy chỉ huy 3 đại đội. Số còn lại chủ yếu là ngụy quân người Khơmer. Về phía ta có 31 đồng chí hy sinh (trong đó có đồng chí Nguyễn Duy Hải, Đại đội trưởng Đại đội 931) và khoảng 30 đồng chí khác bị thương.

Trận La Bang, là trận đánh khá tốt; một lần nữa truyền thống chiến thắng của Tiểu đoàn 307 được củng cố. trong trường hợp thiếu người chỉ huy, vận dụng hình thức tác chiến trên bản đồ, cử cán bộ trinh sát thực địa, hạ đạt mệnh lệnh trên bản đồ, khi chiếm lĩnh trận địa, trinh sát thực địa và bổ sung mệnh lệnh chiến đấu là thích hợp – khi thiếu phương tiện thông tin, người chỉ huy các Đại đội đã tác chiến theo phương án, và người chỉ huy tác động đơn vị bằng tác phong gương mẫu, chứng tỏ: trình đội tác chiến của đơn vị, trình độ chỉ huy của cán bộ đã được nâng lên – nhất là tác phong gương mẫu của các cấp chỉ huy.

Riêng đối với việc phải chịu một số thiệt hại, chủ yếu do trong phương án tác chiến, nhiệm vụ đánh chiếm cua lộ thiếu dự kiến mọi tình huống đôi phó: khi địch lọt hết trong trận địa phục kích, hoặc chỉ một bộ phận và nếu trường hợp chỉ một bộ phận địch lọt vào trận địa thì địch còn ở ngoài trận địa nhiều hay ít? Trong tác chiến cụ thể khi còn khá đông địch ở ngoài trận địa phục kích Đại đội trưởng 933 nên xử trí bằng cách không chỉ cử 1 trung đội đánh chiếm cua lộ và chỉ để một bộ phận nhỏ xung phong ra hướng lộ Cầu Ngang – Đôn Châu để hiệp đồng với Đại đội 931 và Đại đội 932 thì kết quả sẽ tốt hơn.

Sau chiến thắng La Bang, ngay đêm 16-12 đồn La Bang bỏ chạy, xã Đôn Châu được giải phóng, rồi lần lượt thế kềm kẹp của địch ở các xã Long Sơn, Long Hiệp, Ngũ Lạc đều bị phá vỡ. Các cán bộ cơ sở của ta về hoạt động được thuận lợi hơn, phong trào Issarak ở các vùng đông người Khơmer được củng cố, ý đồ chiếm đóng vùng biển, nhất là huyện Trà Cú của địch bước đầu bị ngăn chặn; âm mưu lừa phỉnh, mua chộc để chia rẻ khối đoàn kết dân tộc của giặc bước đầu bị thất bại.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:34:00 pm »



Đ/C Nguyễn Văn Quạn ngồi bên phải người chỉ huy chung trận



Trận La Bang (Trà Vinh) ta xung phong, địch đầu hàng



Tù binh trong trận La Bang (Trà Vinh)



Trận La Bang (Trà Vinh) giải thích chính sách khoan hồng của ta



TRẬN LA BANG 16-12-48
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 23 Tháng Tư, 2018, 07:35:43 pm »

CHỐNG ĐỊCH CÀN QUÉT BẢO VỆ ĐỒNG THÁP MƯỜI

Bước sang đầu năm 1948, thực dân Pháp vẫn chủ trương tập trung mọi cố gắng để nhanh chóng bình định lãnh thổ. Về nỗ lực quân sự, tại khu Đồng Tháp Mười của ta, Pháp tiếp tục mở các cuộc càn quét lớn bằng nhiều hướng nhằm vào các mục đích:

- Tiêu diệt các cơ quan đầu não kháng chiến như Ủy ban kháng chiến hành chính Nam bộ, Bộ Tư lệnh Nam bộ, Bộ chỉ huy khu 8.

- Triệt hạ các cơ sở vật chất hậu cần, kho tàng dự trữ của ta.

- Tiêu diệt các Tiểu đoàn chủ lực 307, 309 của khu 8.

- Thực hiện “giết sạch, phá sạch, đốt sạch” làm cho nhân dân Đồng Tháp Mười hoang mang, trên cơ sở đó chúng lấn chiếm sâu vào Đồng Tháp Mười.

Các hoạt động của Pháp còn nhằm mục đích phối hợp với chiến trường Bắc bộ và đối phó với kế hoạch chuẩn bị tổng phản công của ta.

Chấp hành mệnh lệnh của trên và để chuẩn bị cho nhiệm vụ Xuân hè 1949, Bộ chỉ huy khu 8 đã triệu tập hội nghị phổ biến âm mưu đánh phá của địch, hướng dẫn phương thức đánh địch trong các thị xã, thị trấn, đánh giao thông thủy bộ và bảo vệ mùa màng của nhân dân, trong hội nghị này Bộ chỉ huy khu 8 cũng quyết định phân chia các khu vực hoạt động và xác định nhiệm vụ từng khu vực để chủ động đối phó với mọi âm mưu và thủ đoạn của địch. Lúc này, Đồng Tháp Mười được gọi là khu vực phòng thủ, do “Ban căn cứ Đồng Tháp Mười” trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy.

Từ đầu tháng 5-1949, Pháp đã liên tiếp mở các hoạt động thăm dò lực lượng ta ở Đồng Tháp Mười như: dùng mìn phá cản kinh 28 (ngày 7-5), đưa quân thọc sâu vào vùng Hậu Thành, Hậu Mỹ (ngày 13-5) cho máy bay trinh sát dọc theo kinh Dương Văn Dương, kinh Nguyễn Văn Tiếp.

Đến ngày 1-6-49 địch huy động 4.000 quân, đa số là lính Âu Phi (3.000 bộ binh, 700 lính dù, 300 tên dự bị và 300 xe lội nước) do tên Đại tá Paul Connier chỉ huy, tiến hành tấn công vào Đồng Tháp Mười.

Qua tin quân báo, biết được ý định của địch, Bộ chỉ huy khu 8 đã chuẩn bị kế hoạch đối phó. Dân quân các xã căn cứ, bố trí địa lôi dọc theo kinh Dương Văn Dương, Nguyễn Văn Tiếp, kinh 12, đào thêm và tu sửa công sự dọc các kinh để bám đánh tiêu hao địch. Các Tiểu đoàn 307, 309 có nhiệm vụ tiêu diệt một bộ phận địch khi chúng càn quét vào Đồng Tháp Mười hoặc khi chúng rút lui.

Tiểu đoàn 307 phụ trách vùng Ba Sao, Mỹ An xuống phía Thiên Hộ, Tiểu đoàn 309 phụ trách ngã tư Hàm Vổ đến ngã tư Quảng Oai. Tiểu đoàn chủ lực Nam bộ phụ trách từ Gãy Cờ Đen đến ngã tư Lagrange và bảo vệ Bộ Tư lệnh Nam bộ.

Phát động nhân dân làm hầm hố chông, cắm chông nước dưới các cầu tre, cầu khỉ và chuẩn bị cầu giả (đã cưa chân hơn phân nửa).

Các đơn vị hoạt động trên địa phận Mỹ Tho sẵn sàng đánh mạnh trên lộ 16A và chú trọng đánh bằng địa lôi. Các đơn vị phụ trách thị trấn, thị xã đánh vào các nơi chủ yếu để căng kéo địch.

Trong ngày 1-6 khoảng 500 tên địch, từ Cái Bè vào kinh 28, qua Hàm Vồ và dừng quân tại ngã ba kinh Một Thước, Hàm Vồ. Trong khi đó một đoàn pháo thuyền từ Thủ Thừa (Tân An), vượt sông Vàm Cỏ Tây chở 300 bộ binh, có 30 xe lội nước đổ bộ lên Tuyên Bình và kéo qua Cây Vông.

Ngày 2-6: lúc 7 giờ 30, địch nhảy dù xuống Cây Vông, rồi tiếp theo đó là xuống Ba Sao.

- Ở Cái Bè, khoảng một tiểu đoàn địch tiến vào kinh 28, kinh Nguyễn Văn Tiếp ở đoạn chùa Ô Môi để phối hợp cùng quân nhảy dù ở Ba Sao.

- Ở Cai Lậy khoảng 500 tên kéo vào chợ Cuối, tiền dọc theo kinh 12 đến ngã tư Quảng Oai.

Ngày 3-6: Bọn địch ở Cây Vông chia làm hai cánh: cánh thứ nhất có 15 xe lội nước hôm kéo qua kinh Bảy Bàng, sang kinh Nguyễn Văn Tiếp phối hợp với bọn ở kinh 28 vào phía chùa Ô Môi, cánh thứ hai có 15 xe lội nước ra Gãy Cờ Đen xuống dọc theo kinh Dương Văn Dương.

Ngày 4 và 5-6: Các cánh quân địch tiếp tục thọc sâu vào hai bên trục hành quân chính. Đi đến đâu chúng hung hăng đốt phá đến đấy vì luôn bị tiêu hao do bộ đội, dân quân du kích đánh hoặc bị vướng lựu đạn, mìn của ta.

Ngày 8-6: Vì không thể kéo dài hơn nữa cuộc càn quét, địch phải rút khỏi Đồng Tháp Mười.

Kế quả chung, sau cuộc càn quét vào Đồng Tháp Mười lần này, địch bị chết 400 tên. Bên ta, hy sinh 70 đồng chí (có đồng chí Đỗ Huy Rừa Tiểu đoàn trưởng 307 và đồng chí Hoàng Mai Phiên chính trị viên 309), hơn 700 nhà dân bị đốt (có nhà máy xay của Bộ Tư lệnh Nam bộ và nhà máy giấy khu 8), hơn 200 dân chúng bị chết, hàng 100 người bị thương vong.

So sánh về qui mô càn quét thì lần này là một cuộc càn mà Pháp tập trung quân đông nhất (kết hợp cả hải, lục, không quân) và dài ngày nhất (từ 1-6 đến 8-6-49) từ khi chúng trở lại xâm lược nước ta. Song cuối cùng chúng vẫn không đạt được mục tiêu đề ra.

Sau trận này, Ban chỉ huy căn cứ Đồng Tháp Mười đã tích lũy được những kinh nghiệm về cách đánh của các tiểu đoàn, của dân quân địa phương và tiến hành phát động chiến tranh du kích rộng rãi trong căn cứ.

Trong suốt thời gian tham dự cuộc chống càn quét vào căn cứ Đồng Tháp Mười lần này, Tiểu đoàn 307 đã chạm địch ở hai trận: chùa Ô Môi và Sài Tư.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM