Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:24:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lò thiêu người  (Đọc 15491 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2018, 02:48:11 am »


*

        Cái tự do đang chật dầy trong vòng tay chúng tôi vẫn còn là thứ tự do rất hạn hẹp. Chúng tôi không dám đi ra khỏi rừng. Và cả trong đêm khuya chúng tôi cũng phải tránh xa những xóm làng nơi những con người như chúng tôi đang sống. Đối với chúng tôi, khoảng cách với quân đội Đồng minh cũng thảm hại như một vùng "phi quân sự" - một vực sâu hun hút. Tuy thế, một quyết định nghiệt ngã khống chế tâm trí chúng tôi : Thà chấp nhận tất cả chứ không để bị bắt lại. Trong giai đoạn đại bại và tháo chạy mang một chút kiêu hãnh còn sót lại của những ngày chiến thắng trước đây, binh lính của Hitle chắc chẳng nương tay với người tù khi chúng bắt gặp trên đường rút lui. Về phần mình, chúng tôi cũng đã tự nhủ ràng không thể có lịch sự gì hết với những kẻ chặn bước chúng tôi. Chúng tôi thích được chết trong chiến đấu hơn là bị dẫn trở lại địa ngục của một trại tập trung nào đó.

        Khi bóng tối từ từ che phủ bìa rừng, xa xa ở phía nông trại có tiếng dóng súc vật kéo vào xe vọng lại. Một ngày dồng ruộng kết thúc. Nhưng với chúng tôi là bắt đầu một ngày khác.

        - Phải viết một cuốn sách về cuộc phiêu lưu này của chúng ta. Trong lúc chúng tôi đang sửa soạn lên đường thì Mác-xen có ý kiến như thế.

        - Ắt hẳn nó có sức hấp dẫn vô cùng, Ăng-đrê trả lời, nhưng làm thế nào để nói cho hết sự thật như chúng ta đang trải qua đây. Nếu không có ghi chép gì, thì khó mà viết được. Và sẽ đặt cho nó cái tựa đề nào ? Bởi lẽ, thiếu gì các sách viết về đề tài này. Nhưng những cuốn sách phản ánh cho được sự thật, chứ không phải tưởng tượng và hư cấu, thì chắc sẽ là rất hiếm.

        Mác-xen với tư cách và khả năng của một sĩ quan hải quân dẫn đầu chúng tôi. Ăng-đrê đi liền sau, tôi đi giữa, Guy và Rôbe đi cuối cùng. Chúng tôi định hướng rất cẩn thận - phía tây. Lại có dấu hiệu trời sẽ có sao giúp cho chúng tôi đi thuận lợi nên cuộc khởi hành rất tốt đẹp.

        Lúc đặt bước lên cánh dồng tiếp liền cánh rừng, Mác-xen ra lệnh tạm dừng một chút. Quyết định ấy là thông minh vì trời chưa tối hẳn rất có thể một người nông dân nào đấy trở về muộn sẽ trông thấy chúng tôi.

        Khi chúng tôi ngồi xuống bìa rừng được chừng mười phút,thì nghe nhiều tràng đại liên và nhiều phát đại bác hạng nhẹ phá tan sự im ắng của đêm vừa xuống. Trước hết, chẳng ai dám phát biểu to tiếng những gì mình suy nghĩ. Những loạt đạn ấy chắc chắn được bắn ra cách đây nhiều lắm là 15 cây số, mặt trận gần đây quá rồi ! Đẹp vô cùng ! Cứ đều dặn vài giây lại ngắt quãng, tiếng tích tắc của vũ khí tự động cứ cất lên nửa giờ lại tắt bặt. Sự phấn khỏi đầu tiên của chúng tôi lại bằng không. Có thể dó chỉ là tiếng nổ của một dàn súng phòng không D.C.A. Thế nhưng, lại không thấy chiếc máy bay nào trên bầu trời cả. Và một cuộc bắn phá thế, hẳn là phải nhằm ngăn chặn cà một phi đội đang ném bom. Nếu dó chỉ là tiếng súng chống xe tăng thì cớ sao lại im lặng giữa chừng? Một hay hai xe tăng đã bị phá huỷ chăng ? Nhưng những mũi tấn công bằng xe tăng của quân đội Mỹ thọc sâu vào tuyến địch chắc chắn phải đông hơn.

        Chúng tôi đặt ra nhiều giả thiết và mỗi người tự tìm câu trả lời khách quan nhất. Nhưng trong sự cố gắng dể bảo vệ lập trường của mình, phân nhiều ai cũng tỏ ra rất lạc quan. Chúng tôi phải gạt ra khỏi tâm trí những câu trả lòi quá đơn giản, bởi trước mặt là một đêm còn phải di. trước lúc tiếp tục hành trình, Ăng-drê đã có câu nói hợp lý :

        - Rất có thể trong khu vực này có một đoàn xe cơ giới, có thể nó đã đụng phải sự chống cự và không muốn vì đêm tối mà bị tổn thất. Nhưng nếu thế thì cuộc giao chiến lại có thể xảy ra sốm mai. Thôi trong lúc chờ đợi điều đó, chúng ta hãy lên đường !

        Nếu đường thẳng luôn luôn là đường ngắn nhất từ một điểm này đến một điểm khác, thì định lý này quả thật không đơn giản chút nào nếu đem vận dụng vào trường hợp tắt ngang qua cánh đồng. Cứ ngỡ với tinh thần phấn chấn đang tràn ngập trong hồn, bàn chân chúng tôi có thể rút hàng cây số đường dễ ợt. Nhưng khổ quá, với những đôi giày đế gỗ, đất lại tơi xốp vì vừa cày lên, chẳng mấy chốc mệt mỏi và đói khát cùng ập đến. Những củ khoai tây nướng làm gì có chất béo, đâu phải loại thực phẩm có dinh dưỡng cao. Nên sau khi ăn, lại cảm thấy dạ dày rỗng tuếch ngay vì những cố gắng ban đầu của cuộc hành trình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 10 Tháng Năm, 2018, 07:26:03 pm »


        Đang bị dằn vặt khổ tâm ấy thì lại trông thấy cánh đồng lầy lội nối tiếp cánh dồng chúng tôi chua qua hết. Cách một khoảng 2 hoặc 300 thước lại một hàng rào dây thép, có khi là dây thép gai ngăn hai cánh đồng với nhau. Chúng tôi buộc phải dừng chân để chờ mọi người. Tranh thủ ít phút ấy Mác-xen lại tìm hướng sao Bằc đẩu. Không gian im ắng bao trùm lên tất thảy một cách đáng sợ. Mỗi lúc dừng, chúng tôi lại phải vếch tai lên lắng dõi từng tiếng động nhỏ. Nhưng có lúc, một người nào đó không ghìm được sự bực dọc cũng văng ra một lời chửi tục... Chúng tôi đi có đúng hướng tây không ? Đó là phân vân của chúng tôi. Nhưng cũng đã mất một nửa thời gian mới vượt được những chướng ngại vật và tìm cho được hướng đi qua một khu rùng trước mắt. Nhưng rồi đi được vài giờ. chúng tôi đã phải dừng lại vì sức lực không như mình tưởng . Ăng-đrê lên cơn sốt và cái đạp vào lưng lúc trên toa xe lửa chốc chốc làm anh đau đớn oằn người. Còn tôi, những vết xây xát trên tay trái sau lúc nhảy khỏi con tàu ngỡ là chẳng ăn nhằm gì, thì bây giờ nó làm tôi cực khổ. Cả cánh tay như bốc lửa và Rô-be phải giúp đỡ dùng miếng giẻ buộc choàng lên cổ để treo nó lên ngực. Dĩ nhiên là vô cùng khó khăn trong lúc di vì một cánh tay bị "khoá" lại như vậy. Mác-xen cũng bị buốt đầu dữ dội mà luôn còn phải quan sát bầu trời và hướng dẫn đoàn thì thật là mệt nhọc quá thể. Đã không phải một lần Mác-xen bị quáng mắt cứ ngỡ đâu là một mái nhà mà thật ra chỉ là một khoảng trống mở ra bầu tròi trên một chòm cây cao. Guy và Rô-be chưa dám nói ra, nhưng họ mong đợi lâu rồi được dừng lại nghỉ ngơi. Có bao giờ giấc ngủ ban ngày lại thay thế được giấc ngủ ban đêm. Chúng tôi từng có dịp để khẳng định sự thật ấy.

        Chúng tôi nằm duỗi ra giũa mặt đất để gọi là nghỉ ngơi mươi phút. Ai cũng im lặng, nhưng ai cũng có thể nằm như vậy mà ngủ luôn cho tới sáng vì đã đuối sức quá rồi. May mắn nhũng cơn đau giật ở cánh tay đã không cho phép tôi rơi vào tình trạng vô thức của giấc ngủ. Có thức mới cảm nhận được sự ẩm ướt và cái chết ngấm từ từ vào cơ thể ra sao. Tôi phải lay thật mạnh vào các bạn đồng hành mới làm họ thức dậy nổi, nói đúng hơn là mới nhổ họ ra khỏi được mặt đất.

        Sau một đoạn đi ngắn, tiếng chó sủa buộc chúng tôi phải dừng lại. Chẳng phải nghi ngờ gì hết, chúng tôi đã di qua một xóm dân. Tất cả phải bò qua một vạt đất dể tránh ánh sáng từ một ô cửa sổ chiếu ra. Chúng tôi hiểu rằng người Đức đã bị đầu độc bởi câu chuyện gián điệp nhảy dù và một chủ nông trại nếu nghe chó sủa ban đêm là sẽ dẫn nhiều người có súng ống ra khỏi nhà để tuần tra.

        Sau sự kiện đó, một niềm vui sướng nào đó sắp đến với chúng tôi. Khi vừa ra khỏi khu rừng mà chúng tôi ngỡ là bị lạc vì con đường cắt ngang dài quá thì trông thấy những vệt sáng đỏ chiếu rực chân trời. Qua những phút phán đoán, Mác-xen xác định đám cháy sáng đó ở đúng về phía tây. Đám cháy khổng lồ thế, hẳn là do những cuộc ném bom gây ra. Tuy vậy, nhiều phát đại bác hạng nặng mà trước dó chúng tôi không hề nghe, lúc này cứ cách quãng đều đặn vài phút lại vọng tối. Người ta đưa ra nhiều giả thiết. Tuy thế, qua kinh nghiệm chúng tôi hiểu là nên nhớ lại truyện bán da gấu. Biết đâu chỉ là các dàn D.C.A đang chống lại cuộc ném bom xuống thành phố. Dẫu thế nào cũng phải đi tiếp, ngay trong trường hợp mặt trận cách đây chi có năm chục cây số, chúng tôi cũng phải di thêm một đêm nữa khi đã nằm bẹp xuống đất với bữa ăn là hai ba củ khoai tây nướng. Thật vô cùng chán ngán vì nó đã lật ngược kỳ vọng sau khi nhìn thấy những đám cháy kia. Một nỗi khiếp sợ xâm chiếm tâm hồn chúng tôi khi nghĩ đến những đêm đi kế tiếp : Khiếp sợ không còn đủ sức lực, chạm trán với đám tàn quân Đức đang rút chạy và có thể là bị mắc kẹt khi gần đến đích. Còn phải đi nhiều giờ nữa tới chỗ ánh sáng của những đám cháy đang yếu dần kia. Rồi chúng lại bùng lên và dường như chập chờn lùi ra thêm như đùa cợt mỗi khi chúng tôi tiến đến gần.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 11 Tháng Năm, 2018, 04:19:25 am »


        Lại một thứ ánh sáng khác giống thể một bức màn xám dâng lên từ mặt đất, nhưng lại sáng óng lên ở bầu trời phía đông. Bình minh đến rồi đấy. Chúng tôi phải lo liệu kiếm chỗ trong rừng mà ẩn náu. Trước mặt có một cánh rừng ẩn náu tốt. Vừa tới được đó thì trời đã sáng hẳn. Trông người ngợm chúng tôi tồi tàn quá. Râu tóc xồm xoàm, bù xù, do dáy, bùn bết đến tận đầu gối. Khoai tây nướng ăn cả vỏ làm môi chúng tôi đen sì. Chúng tôi khát khô người mặc dù trời thì lạnh giá và không khí ẩm ướt. May có con suối chảy dọc theo rừng, song hành với một con đường cho chúng tôi nhận cảm giác êm đềm dễ chịu. Nhưng mỗi giọt nước lại làm tăng thêm cơn đói. Còn lại mấy củ khoai nhưng phải để dành cho cả ngày. Hơn nữa chỗ nghỉ lại không thuận lọi để nướng thêm một ít khoai nữa mà có thể kiếm tìm không mấy khó khăn ở cánh đồng. Vả chăng, chẳng ai còn nhớ đến ăn nữa. Mệt nhọc quá đã làm quên cái đói. Chúng tôi cảm thấy bằng lòng khi có ánh mặt trời để được nghỉ ngơi.

        Chúng tỏi đi được bao nhiêu cây số nhỉ ? Mác-xen đoán rằng 25 cây, Ăng-drê thì bảo 20, tôi cũng đoán chỉ thế thôi, còn Guy và Rô-be thì đoán chắc là bốn dặm tức 16 cây số là cùng. Chúng tôi được những bụi rậm che chở cách con dường chỉ độ mươi thước. Một rừng thông khá rậm dầy, trải dài phía sau và chung quanh chúng tôi. Phía bên kia đường là cánh đồng bao la vô tận. Chúng tôi cố ý đến sát bìa rừng nhằm quan sát được sự đi lại trên con đường. Có báo hiệu một ngày có ánh nắng và không khí dễ chịu. Hẳn là chúng tôi ở cách xa làng xóm lắm vì một tiếng gà gáy cũng tịnh chẳng nghe thấy. Yên ắng hoàn toàn. Lúc dó dã 6 giờ sáng và chúng tôi thấy không được thoải mái lắm, đặc biệt là mặt tinh thần, bởi lẽ dễ hiểu là chúng tôi mệt mỏi lắm rồi. Bầu trời lồng lộng mà vẫn cảm thấy khó thở vì bụi bặm dầy người từ chân tay đến dầu. Tưởng như những tràng súng máy, những phát đại bác và những đám cháy qua đêm chỉ là nhũng ảo ảnh là hệ quả của trí tưởng tượng bị kích thích quá xá. Phải chăng chúng tôi còn cách quá xa mặt trận tới mức những ước tính bi quan nhất cũng không sát đúng. Trong tình thế đó, hoàn cảnh của chúng tôi thật là tuyệt vọng. Chúng tôi đang kiệt sức và gần như mất hết khả năng cử động thì bỗng nhiên hàng loạt đạn liên thanh tưong tự đêm qua nhưng bây giờ gần kề hơn, làm ai cũng giật thót lên. Âm thanh ấy khiến đôi chân tôi như bị kiến đốt, một ham mê bất thần ập tới là được đi, được chạy thật nhanh đến xem việc gì đã xảy ra. Ăng-đrê nằm dán bụng xuống đất, Guy cũng làm theo, Rô-be bị treo một chân. Chỉ có Mác-xen tỏ ý sẵn sàng đi theo tôi. Tiếng súng dòn đanh vẫn nổ, cường độ tăng thêm. Và rất nhiều tiếng nổ gần làm đến nổi chúng tôi cứ tự động khom mình xuống sau từng loạt.

        Đi dã được vài trăm thước, luôn luôn sát theo bìa rừng. Mác-xen không ngừng quan sát con đường. Bỗng anh dừng lại và ra hiệu cho tôi cúi thấp người xuống như anh. Tôi làm theo. Có một người từ con đường đang tiến về phía chúng tôi. Khoảng một trăm thước nữa là con người ấy sẽ đi ngang qua chúng tôi. Mỗi chúng tôi nấp vào một thân cây, có thể quan sát ông ta mà không sộ bị lộ. Ông ta đội một chiếc cát-két của quân đội Ba lan. Và trên ngực trái của áo khoác ngoài deo một miếng tam giác màu vàng có chữ "P". Đó là phù hiệu của các nhân viên dân sự Ba lan làm việc ở Đức. Sau khi thả chậm bước ông ta dừng lại ngay trước mặt chúng tôi. Ông ta có nhìn thấy chúng tôi không ? Không làm sao trông thấy được. Cơ hồ ống ta đang lắng nghe một tiếng động mà chúng tôi cũng vừa chợt nghe ở đâu đây. Một tiếng động đều đều vẳng lại từ nơi có tiếng súng nổ. Y muốn ra khỏi nơi ẩn náu cứ bút rứt chân tay. Trong số người Ba lan không thiếu kẻ cộng tác lẫn người chống lại bọn Quốc xã hết sức cuồng nhiệt. Ở các trại giam tù chiến tranh của Đức, người bạn tốt của tôi là một chuẩn uý Ba Lan là lũ quỷ. Vậy phải hành động thế nào đây ?

        - Phải liều, Mác-xen nói, hắn ta chỉ có một mình. Hắn không ăn thịt nổi chúng ta đâu. Và nếu hán báo động thì ta có dù thì giờ biên mất tăm.

        Nếu biết sơ qua tiếng Nga, có thể ứng phó đôi chút với tiếng Ba Lan. Vậy thì như sáng hôm qua thôi, tôi cho Mác-xen biết là tôi sẽ bắt dầu nói chuyện với ông ta, còn anh phải sẵn sàng trong mọi tình huống xấu nhất. Lúc nghe tiếng dộng sau lưng, người di dường quay lại và khi trông thấy chúng tỏi nỗi ngạc nhiên làm ông lùi một bước. Chẳng là dễ hiểu thôi : Trông hai chúng tôi chẳng khác gì hai tên cướp đang tìm kiếm nạn nhân. Nhằm cho ông ta khỏi lo lắng khi chúng tôi đang bị ngăn cách với con đường nơi ông ta đứng bằng một cái hố, tôi kêu lên về phía ông.

        - Djinn dobré (chào anh).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2018, 04:22:44 am »


        Gần như yên tâm được một nửa rồi khi nghe ông ta trả lòi cũng bằng tiếng chào như thế và không còn nét mặt lạnh lùng nữa. Chúng tôi nhảy ào một bước qua cái hố để được nói chuyện với ống ta gần hơn.

        - TZO NOVEGO ? (có tin gì không).

        Tôi nêu cho ông câu hỏi ấy một cách nghiêm túc để ông ta đừng có ý nghĩ là mình đang gặp hai thằng lưu manh, và biết rõ được ngay tình hình quân sự. Hai bên nhìn nhau. Bắt đầu một cuộc đối thoại câm. Những giây phút đi qua lâu bằng cả giờ. Mắt tôi và mắt Mác-xen, thái độ và dáng điệu của chúng tôi. đủ sức nói lên một cách dõng dạc về cuộc mạo hiểm này. Chứng minh điều đó là, ông ta không hề một lòi nào, chỉ thò tay móc trong túi ra phần bánh mì của mình rồi dưa cho chúng tôi. Và như muốn làm cho chúng tôi phải ngạc nhiên, ông ta phá ra cười, rồi bắt đầu la lên đồng thời đưa tay trỏ về hướng có tiếng động vọng lại đã từng khiến chúng tôi thấy lạ :

        - Tank ! Amérikansky tank ! (xe tăng, xe tăng Mỹ) sau lúc nghe những tiếng đó, người tôi có thể bay lên. Một bức màn bị xé toang trước mắt tôi, cảnh vật bỗng nhiên trở nên mỹ lệ tuyệt vời. Con người đang nói với chúng tôi là một vị thiên thần. Và Mác-xen nhảy bổ đến ôm ghì lấy tôi. Chúng tôi được cứu thoát rồi !

        Bằng một câu ngắn gọn, người Ba Lan cho chúng tôi biết rõ tình hình hiện giờ. Trên một con đường cách chỗ chúng tôi đang đứng khoảng 2 cây số, xe tăng Mỹ trước đây 2 giờ đã đi qua để tiến về phía sông Elbe. Quân Đức, ít ra cũng là toán quân còn đủ thì giờ chạy qua phía bên kia con sông cuối cùng trước thủ đô Béc Lin. Các toán quân khác đâ bị bao vây hoặc bị bắt làm tù binh. Chỉ còn sót lại vài ổ súng liên thanh do một vài đứa cuồng tín sử dụng hòng cố gắng chống cự trong rừng. Ông ta nhấn mạnh những may mắn cho chúng tôi là đã không gặp chúng trên đường qua đêm. Chính ông ta cũng bị sử dụng làm công nhân trong tốp đốn củi gần ngay nơi này. Nhưng từ hôm qua, người ta không làm việc nữa và chỉ ngồi chờ quân giải phóng tới. Lúc bình minh vừa lên, người ta đã kéo nhau tới một thị trấn nằm trên con lộ chính mà xe tăng Đồng minh ắt phải đi qua. Vì được chọn làm đại diện cho công nhân Ba Lan trong quân này, ông ta chạy tìm bạn bè tại một làng xa đây dể báo tin mừng.

        - Nhưng mà, ông ta nói, họ chẳng cần đến tôi làm gì nữa. Tôi đến đấy kiếm một chút gì cho các anh và các bạn ăn đã nhé. Ăn xong, cứ đi tới thị trấn tôi vừa nói, chắc chắn các anh sẽ được đón tiếp tốt hơn, vì ở đó có một tốp rất đông tù binh Ba Lan và Nga.

        Ồng ta đưa cho chúng tôi tới một cái lều của thợ đốn củi ở cách dó khoảng nửa cây số. Sau khi nói mấy lời với người dàn bà giúp việc cũng là người Ba Lan, bà ta vừa khóc vừa làm cho chúng tôi một chồng bánh Xăng-uých cao như núi Môngt-blăng. Cuộc gặp gỡ xúc động quá chừng, khiến chúng tôi nghẹn ngào không thể nào ăn được. Nơi góc rừng không có dấu tích gì của chiến tranh này, sự vật giản dị và tự nhiên biết chừng nào.

        Còn cách địa điểm chừng năm chục thước thì Mác-xen hét lên : "Ô ! Đứng dậy các bạn ơi, giờ ăn tới rồi !" Ba cái đầu ló ra trên bụi cây, nhưng chưa ai bước ra.

        Anh ta phải nhắc lại mấy lần để khẳng định là sự thật, họ mới cựa quậy thân mình. Khi trông thấy gói xăng-uých mà chúng tôi đã cố ý trưng bày sau một thân cây, những khuôn mặt đã choắt lại bắt đầu giãn ra. Trong lúc Ăng-drê đang ngắm chồng bánh nom giống một cây nấm mọc từ đất lên ấy, Guy và Rô be đã ăn ngấu ăn nghiến rồi. Im lặng kéo dài rất lâu. Bằng sự im lặng dó, mỗi người muốn tôn trọng tính chất trang nghiêm của cuộc kết thúc xiết bao sung sướng này. Như thể là 25 giờ trước đây điều mà người tù binh chiến tranh nói với chúng tôi là sự thật. Và như lòi mách bào của người Ba Lan nãy thì chúng tôi đã đi dược 20 cây số, nhưng chỉ có 15 cây là theo hướng tây tính từ khi chúng tôi xuất phát. Lẽ ra, chứng tôi cứ ở trong cánh rừng đầu tiên mà chờ đợi và có thể trả lại chiếc bật lửa cho ông bạn Brơ-ta-nho đáng thương ấy. Và trước đó chúng tôi sợ hơn bốn người thì đông quá, nhưng thật ra, nếu tất cả mọi người trên toa có thể trốn cùng một lúc cũng chẳng có chuyện gì xảy ra.

        Chúng tôi vội vã đi về phía thị trấn. Nhưng bây giờ thì đi ngay trên đường cái lớn, không cần dấu diếm gì hết.

        Ngay cả lúc nhìn thấy các căn nhà đầu tiên đều vắng người, chúng tôi biết là tất cả dân chúng đã đổ ra đường để đón quân đội Mỹ đi qua, nhưng trên cửa sổ nhà nào cũng treo cờ trắng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2018, 04:08:48 am »


        Khăn giẻ, hoặc nguyên cả tấm trải giường đều là màu trắng được đưa lên làm cờ. Sau những năm tháng vênh vang kiêu ngạo bao nhiêu thì nay tỏ ra khiếp nhược bấy nhiêu. Để đến dược con lộ chính hiện ra từ đầu một con đường nhỏ, chúng tôi chạy bất kể tình trạng yếu kém của sức khoẻ thế nào, vừa chạy vừa dìu Rô-be chỉ còn đi được bằng một chân. Đàn bà, trẻ con, ông già, bà lão.

        Tất cả đều tụ họp lại để xem những người chiến thắng. Xe tăng, xe mô tô, xe vận tải nối đuôi nhau đến vô tận. Cả một đám thanh thiêu niên, đang bao quanh chiếc xe tăng dừng lại để sửa chữa, cứ chìa tay ra để xin sô cô la. Một lính bộ binh Đức tự nhận mình là lính đảo ngũ đã đem cả một bình rượu nhẹ ra mời anh lính lái xe tăng uống. "Kamerad ! Ich " Kamerad !" Hắn sủa liến thoắng. Có lẽ đã bị say, nên tôi cũng lợi dụng, cơ hội để uống mừng sức khoẻ của hắn. Các bạn của tôi cũng uống theo. Trong lúc đó Mác-xen hấp ta hấp táp chạy tới gặp một người lính Mỹ đang lơ đễnh hút thuốc và nói với anh ta với niềm tin chắc là sẽ làm anh ta giật mình :

        - Chào anh ! Tôi là người Pháp kháng chiến, bị tù đày, trốn trại tập trung. Mác-xen đã nói bằng tiếng Anh rất lưu loát và gần như phải hét lên vì đoàn xe quân sự chạy ồn ào như sấm động. Nhưng anh lính Mỹ vẫn lạnh như băng. Anh ta đã bắt đấu phân phát cho lũ trẻ những gói bọc giấy thiếc mỏng đẹp, khiến tôi nhớ lại các mẫu hàng ở hội chợ Pa-ri. Lúc tay anh ta chìa đến trưóc mặt Mác-xen, anh ta ngước nhìn Mác-xen với đôi mắt hiên hậu và cũng đưa cho Mác-xen một gói. Rồi sau đó anh ta cũng trả lời. - Vâng, vâng, tôi hiểu, tôi cũng đã gặp nhiều lắm rồi đấy.

        Gần như là Mác-xen sập người xuống. Sự phấn khởi bừng bừng, cái đức tính cố hữu của anh, làm Mác-xen tưởng tượng đến một cuộc gặp gõ còn lý thú hơn thế này nhiều. Tôi đón nơi tay anh gói quà người lính Mỹ đưa cho. Đó là một tấm kẹo cao su. Rõ ràng là từ khi vượt sông ranh người lính này thuộc các đoàn quân tiền phương, đã nhìn tận mắt cảnh đói nghèo của một nước Đông Đức dưới quyền Hitle. Và anh muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh này. Thật may, sau khi người đốn củi Ba Lan nhận ra chúng tôi giữa đám dông, đã đến tìm chúng tôi. Chỉ một lát, trước những cặp mắt ngạc nhiên của dân chúng Đông Đức, một nhóm người Ba Lan , người Uy-kra-na thân mật bao quanh chúng tôi và dẫn chúng tôi tới một nông trại là nơi ông làm việc. Được tắm táp và cạo râu, nom chúng tôi bảnh hơn. Một bữa tiệc đón mừng chúng tôi dọn ra :

        Nào là bánh mì, mỡ, dồi, rượu. Nguyên cả một hầm thực phẩm của một nhà buôn là Đảng viên Quốc xã chạy trốn, được dân chúng trong làng đem ra tổ chức lễ lớn ăn mừng cuộc giải phóng. Ngây ngất vì niềm sung sướng ấy, tôi nằm duỗi dài dưới gốc một cây bạch dương thuộc một dãy trồng dọc theo con đường làng. Nhìn lên bầu trời, tôi thấy chóng mặt vì chiều cao của cây bạch dường. Một cơn gió nhẹ làm rung lên tiếng reo ca của cành lá. Tôi nằm nghe một khúc nhạc say mê, nhắc lại nhũng kỷ niệm của thời thơ ấu xa xưa. Rồi giấc ngủ đến dần dần trong lời ru ấy của đất trời. Như thể một chú bé sung sướng, tôi lăn mình trong cỏ tươi non và thiếp ngủ đi trong tự do...

        Một cuộc vũ hội mùng ngày giải phóng được tổ chức vào buổi tối trong một vựa thóc đã lôi cuốn tất cả người nước ngoài hiện sống trong vùng. Trong lúc một nhạc sĩ đàn ắc-coóc-đê-ông chơi lặp đi lặp lại một điệu nhạc Tzigane cổ truyền, thì tôi chăm chú theo dõi một cô gái gốc Uy-krai-na dáng điệu uyển chuyển dưới mái tóc vàng óng ánh, nét mặt nom như Đức Mẹ đồng trinh. Tôi đã chú ý đến nàng từ lúc ban ngày. Bây giờ là đêm nom nàng khác hẳn.

        Xuất thân nông dân, cũng giống số đông các bạn gái đồng hương, Ka-ti-a nổi hẳn lên trong đám do sắc đẹp và dáng điệu sang trọng. Qua lớp áo nhoà nhạt, người ta đoán biết một thân thể kiều diễm và cách đi đứng, cử chỉ của cô toát lên vẻ khêu gợi một cách rất tự nhiên. Qua những ngày lao động nặng nề mà cô đã trải qua trong nhà máy hay ở nông trại, mà sao gương mặt và bàn tay cô lại vẫn giữ được vẻ đẹp và tươi trẻ đến thể ? Cô vẫn giản dị mà lại sáng rõ. Phải là Thượng đế toàn năng và bí ẩn đã tạo nên tác phẩm tuyệt vời này, nên chắc cũng đã ra sức bảo vệ cho cô thắng bọn đàn ông và thắng mọi thử thách gian lao. Thật là một lý thú do tình cờ một bí ẩn bất ngờ được khám phá, cô gái đẹp mê hồn và có vẻ khó hiểu ấy khi biết tôi là người sống sót từ trại tập trung và tôi sẽ trở về Pa-ri, đã cho tôi một trong những đêm cảm động nhất đời.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2018, 02:23:15 am »


        ... Phải chăng hạnh phúc của tôi đang ở ngay trước mắt ! Bởi lẽ, tôi nghĩ không sức mạnh nào ngăn cản tôi đưa Ka-ti-a về Pa-ri và cùng cô tạo lập cuộc sống gia đình. Tôi chú ý ánh mắt cô đang nhìn chằm chàm vào tôi. Tôi đồ rằng cô đoán được những gì đang đặt ra cho lương tâm tôi và tôi thấy cái nhìn dịu dàng nhoà nước mắt của cô.

        Không hiểu đây là tình cảm yếu mềm của một cô gái hay chỉ là mưu toan của một người đàn bà. Tôi đã tự hỏi và vẫn còn luôn luôn tự hỏi thế. Vì rằng, khi chúng tôi đang ngồi trò chuyện với nhau ở đây, một gương mặt khác dầy dam mê đột nhiên xuất hiện lại trong tâm tưởng tôi, ấy là gương mặt của người mà tôi đã tán tỉnh những ngày niên thiếu vẫn còn bền chặt sâu sắc bất chấp thời gian xa cách do những biến cố liên tiếp vừa qua. Tôi đã nhìn thấy gương mặt đó cùng gia quyến ở Nit-xơ ít phút trước lúc bị bắt. Ấy là Ra-sen gốc người Do Thái. Nhưng theo một lẽ thường tình, tôi tin cô vẫn đợi chờ tôi. Hết sức tế nhị và bằng vẻ dăm chiêu xa vắng này, tôi muốn để Ka-ti-a hiểu tất cả những khó khăn cũng như may rủi của cuộc di cư sang phương Tây. Tóm lại trước tiên cô nên trở về quê hương. Rồi do hoà bình đã sắp thành hiện thực, cô có thể đi du lịch nước ngoài và lẽ dương nhiên, cô có thể tới Pa-ri. Viễn cành đầy lạc quan này hình như khiến cô yên tâm. Ka-ti-a lau nước mắt mà nước mắt ấy vốn lại tôn thêm gấp bội vẻ dẹp của cô. Chúng tôi ngồi với nhau hàng giờ nơi khuất ánh đèn để bàn tính về tương lai, trong đó những cuộc đi du lịch có vị trí quan trọng nhất.

        Qua một đêm mơ mộng pha màu sắc buồn bã vì cả hai cùng biết sắp sửa phải chia xa, những bản thông cáo đã dán lên ở mọi nơi trong làng đã thu hút sự chú ý của chúng tôi. Giữa những thông cáo cho dân Đức, có một bản đã nói đến các biện pháp hồi hương những người nước ngoài trong các vùng bị chiếm đóng. Thông cáo chỉ dẫn chúng tôi tới một thị trấn gần đấy. Ở đấy sẽ có cuộc phân loại người nước ngoài theo quốc tịch. Lạ lùng quá đỗi, trong niềm vui được hồi hương lại chen lẫn một nỗi lo lắng về tương lai sắp đến. Suốt tám năm qua, cả một cuộc phiêu lưu đã phá bỏ nhịp điệu của đời sống thường nhật nhưng bây giờ lại sắp sửa bắt đầu lại tất cả trong đời sống dân thường. Tất cả những năm tháng ấy chúng tôi sống bên lề của xã hội. Thật khó khăn cho lúc trở về !

        Tôi đã nói với Ăng-drê khi cùng nhau trao đổi ý nghĩ này.

        - Anh có biết cảm nhận của tôi thế nào không? Bị nghiền nát. Bị cán xẹp lép. Tưỏng như đã có một chiếc máy cán lạ kỳ làm biến dạng toàn diện con người của tôi và tôi cứ tự hỏi liệu một ngày nào đấy tôi còn có thể cười được nữa không nhi? Cười như những ngày chưa xảy ra chiến tranh.

        Dẫu thế nào, mười ngày vừa rồi cũng đã có cái gì đó cao cả và nằm ngoài lệ thường. Không tiền bạc, không căn cước, không cả áo quần. Buổi trưa trong thị trấn này, buổi tối đã trong một thị trấn khác rồi. Phiêu lưu tựa những đội viên hướng đạo đi tìm vui thú trong rong chơi, bởi vì đã được tất cả những thị xã, câu lạc bộ, quân y viện cho ăn và cho ở mà chúng tôi hiểu cái tụ do rất hiếm có này không chỉ tốt cho mình mà lại không phiền toái cho người khác. Trời đẹp quá. Những cánh đồng lúa đầy ắp, nặng trĩu vàng, và Ka-ti-a cô muốn đưa tôi tới tận trung tâm hồi hương. Những điều đó làm cho tôi quên đi mọi xấu xa của trần gian này. Rồi có lẽ đến một ngày nào đó, tất cả con người sẽ được hưởng thứ hạnh phúc đích thực này, thứ hạnh phúc mà chúng tôi vừa thoáng nhìn thấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2018, 12:27:18 am »


21

        Tại K. Địa điểm đầu tiên có một trung tâm hồi hương. Ở đây là một xã hội trật tự với những cuộc kiểm tra, những quy tắc và luật lệ lại tiếp đón chúng tôi. Dù chẳng thích thú, nhưng đó lại là việc cần thiết, ở đây là cả một mớ tạp pí lù thực sự gồm đủ loại người thuộc mọi quốc tịch mà những cách ăn mặc hết sức kỳ cục cũng chẳng khiến ai ngạc nhiên. Làm cách nào để phân biệt được trong đám người như thế người tốt, với kẻ phá hoại, người bị trưng tập với kẻ tình nguyện, một dân quân với một tù binh chiến tranh, người kháng chiến với tên mật thám ? Tất cả đều muốn trưng diện ra lòng yêu nước chói sáng, niềm kiêu hãnh phô phang dưới nhũng màu sắc quốc gia khác nhau và hẳn nhiên là nhằm lợi dụng những màu sắc đó để xâu xé sự ưu dãi của ông chủ cũ. Đó là giờ phút của sự mưu toan đánh đồng tội lỗi. Thật ngứa mắt ! Bởi lẽ trong những giai đoạn của thời kỳ đó người vô tội là người chịu nạn nhiều hơn một kẻ phạm tội thật sự. Một đôi ví dụ phô bày ra dưới mắt chúng tôi đủ cho chúng tôi tin điều ấy là đúng.

        Viên thượng sĩ của một đại đội vận tải Pháp đi theo sư đoàn Mỹ và làm nhiệm vụ giữ trật tự đã mời chúng tôi tới ăn bữa tối trong chiếc xe làm chỗ tạm trú của ông. Ông thật là người dễ thương, nhất    là ngày nào ông cũng cho ăn một bữa tiệc như vậy. Tuy thế, trong lúc thi hành nhiệm vụ, ông sử dụng những phương pháp thật là quái dị. Muốn kiếm thêm một ít thực phẩm hơn người khác, ông chuyên dùng có mỗi một cách. Đưa khẩu súng lục ra đe doạ và lúc đại dội ông phải di tản dân chúng ra khỏi một làng thì ông cho nổ sập ngôi nhà mà ông tạm trú.

        Chính ông đã nói với tôi ông chẳng bị đau khổ gì về chiến tranh cả, mà ông cũng chẳng vì phục vụ người Đức. Lý do duy nhất khiến ông sung vào đơn vị này chỉ là để "chọc tức bọn Đức choi và để hoài niệm một thời kỳ huy hoàng của đội quân lê dương". Trong công việc trưng tập người để làm lao dịch hoặc làm cho đại đội, các quân nhân thích chọn lựa những người trai trẻ để bắt làm hậu cần. Và một lính lê dương cũ còn sử dụng họ vào công việc khác nữa. Còn những người lớn tuổi, toàn là công nhân và viên chức bình thường thì hay tự hỏi có phải chỉ riêng họ là phải trả giá cho những hậu quà mà sự đại bại của Đảng Quốc xã gây nên không, trong lúc ấy bọn chức sắc của thành phổ cứ ở nguyên vị hoặc đeo vào cánh tay chiếc băng chữ thập đỏ linh diệu để tránh bị trưng tập. Một toán lính khác chiếm quán rượu ở nhà ga. Ngay đêm thứ nhất, để đùa chơi đã bắt người chủ quán nhốt vào hầm rượu. Chúng nói rằng để ông ấy biết mùi những phương pháp hành hạ của bọn ss. Chúng bắt ông làm những việc không thể ghi lên giấy được. Thế rồi cũng trong đêm đó, sau một bữa no say còn thiếu nôn mửa, họ đem ông ra làm bia để tập bắn súng lục.

        Bà vợ nạn nhân tỏi gặp bộ chi huy Mỹ để khiếu tố. Một sĩ quan được cử đến ngay mở cuộc điều tra. Bọn tội phạm vô cùng lúng túng. Nhưng chúng lại đóng giả vai trò của những tên đi thanh lọc, đã dua các cựu tù binh chiến tranh tới để phải xác nhận với viên sĩ quan điều tra đây là một lãnh tụ Quốc xã trước đây đã phạm tội hành hạ người Pháp làm việc trong thành phố. Chỉ vì để vui lòng những người đồng hương, họ nhẫn tâm làm nhân chứng mà chẳng cần hiểu sự thể thế nào. Nhưng tới khi đối chất, tấm chăn phủ được mở ra, trông rõ mặt nạn nhân thì họ kinh ngạc hết sức và quên bẵng điều đã hứa.

        - Thế nào, một người trong họ kêu lên, các anh giết ông ấy rồi sao ? Nhưng đó là quán rượu duy nhất đã thầm lén bán rượu cho chúng tôi. Và không ai lịch sự với chúng tôi hơn ông ấy. Thật đểu cáng, bọn Quốc xã đích thực lại đang được tự do.

        Tiếp theo những gì chúng tôi đã chứng kiến, rõ ràng lại thêm một người nữa chết, chẳng gây ra một cảnh tượng lạ kỳ nào cả. Tuy thế, dù sao cũng là chuyện đáng tiếc khi một trong những người Đức hiếm hoi không phải đồng đảng của Quốc xã xã bị giết, vì nghĩ cho cùng nước Đức vẫn tồn tại kia mà.

        Bọn lính trong đại đội không làm sao hình dung chính xác về một nước Pháp được giải phóng. Phần đông họ đều sống ở làng quê ngày có cuộc đổ bộ và không hề biết một tí nào về nhũng biến chuyển trong đất nước của mình. Tuy vậy, một đại uý được giao nhiệm vụ tiếp đón những người Pháp được cánh quân đầu tiên của Đồng minh giải phóng đã tới nói chuyện với chúng tôi bằng một diễn văn ngắn. Sau vài câu mở đầu có tính ước lệ, viên đại uý đã làm những người nghe như bị dội nước lạnh khi ông ta yêu cầu một số người hãy tình nguyện tham gia các toán gác để canh giữ nhiêu nhà máy khác nhau. Đây là một công việc dịch vụ phụ mà quân đội Mỹ giao cho những cựu tù binh chiến tranh người Pháp, tưởng như nhằm cho họ có ảo tưởng mình cũng là người chiến thắng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2018, 12:27:40 am »


        - Chiến tranh chưa kết thúc, ông ta xác định, các anh sẽ không tìm thấy những gì mà các anh chờ đợi ở Pháp đâu. Hơn nữa, vì không đủ phương tiện vận chuyển, đừng vội tin có thể được hồi hương trước hai tháng nữa. Trái lại, những ai tình nguyện sẽ được hưởng chế độ đãi ngộ như người Mỹ về thực phẩm, quần áo, thuốc lá và lương lậu.

        Cuộc diễn thuyết không mấy thành công, những cũng có người giơ tay. Có một vấn đề trong tâm tư là số đông những người tù binh chiến tranh
sau năm năm xa biệt, nay trở về ít nhiều có mặc cảm mình đã thành người tàn tạ thảm hại. Một vài người qua thư từ mà những người qua thư từ ấy không phải lúc nào cũng đem lại niềm vui, được biết vợ đã là của một người đàn ông khác, hoặc là họ đã trở thành bố của những đứa con không do họ tạo ra. Nhiều người do nhiều năm dằng dặc lại quên mất vợ ở nhà rồi rơi vào tay một cô bồ khác và thường là trở nên những ông chủ nông trại. Sau cùng là những người đã xác định hồi hương nhưng tâm trạng lại buồn man mác. Sau tiếng nhạc rộn ràng của cuộc đón tiếp, họ mơ hồ cảm thấy sự tầm thường mà họ sắp sửa gặp lại sau những năm tháng trải qua cuộc phiêu lưu vĩ dại. Một trong nhũng người nhu thế giãi bày với chúng tôi :

        - Năm năm trời tôi làm không biết bao nhiêu nghề, từ nông trại đến nhà máy, các hầm mỏ, tài xế xe tải và cũng từng làm thằng bồi bàn ở một tiệm cà phê làng. Tôi đã làm quen với không ít người thuộc các quốc tịch khác nhau. Tôi đã thử vượt ngục tới ba lần, lần thứ ba đã đưa tôi tới Rawa-Ruska một    trại cải tạo ở BaLan. Nhưng tôi tự hào đã vượt qua những thử thách ở đấy vì tôi đã trở thành một người khác mình trước đó. Chiến tranh và những đảo lộn do nó gây nên khiến tôi tin rằng    thế    giới này ắt sẽ phải sụp đổ nhường chỗ cho    một    thế giới mới trong đó có con người ham mê sáng tạo, ham mê làm việc. Không còn cảnh sống cùng cực do nguồn gốc xã hội gây ra. Thế nhưng, bằng vào những điều mà viên đại uý giải thích cho các anh, tôi bỗng nhận ra mình chỉ là một kẻ mơ mộng. Chiến tranh cũng chẳng khác nào trận bão trên đại dương. Nó tạo ra những thay đổi trên thượng tầng, còn những con người tháp bé vẫn cứ tiếp tục sống nhục nhã dưới đáy biển. Sung sướng hơn là nếu họ sống sót được từ những lò sát sinh. Và bây giờ thì phải trở về thôi. Tôi không dám tin sau những gì tôi đã trải qua, sẽ quay lại được với nghề cũ là công chức ngành bưu diện. Cả ngày ngồi sau quày, lưới thép mắt cáo vây quanh, giống thể một con thú ngơ ngác, tò mò, bụi bặm, giấy tờ rồi hết tháng lĩnh một khoản lương mà kẻ khác có thể chỉ kiếm trong một ngày. Tôi cảm thấy mình có đủ khả năng làm tất cả mọi việc để đừng thấy lại những cái đó.

        Hẳn là tất cả những ai giơ tay đáp lại lời kêu gọi của viên đại uý kia đều có một trong những lý do trên để nhân một duyên cớ chính thức mà được ở lại Đức. Còn có lý do nữa là uy lực từ bộ quân phục của kẻ chiến thắng cùng với tất cả những lợi lộc nhờ sự chiếm đóng ở một nước mà dân chỉ còn phải quì gối khuất phục.

        Khi viên đại uý biết hoàn cảnh chúng tôi, những người đã trốn thoát trại tập trung và chỉ có năm người chúng tôi lạc loài giữa số đông, anh ta vội vàng tiếp chúng tôi ở văn phòng đặt trong thành phố. Thân hình dẹp, vẻ oai nghiêm tăng thêm nhờ bộ quân phục, anh ta trạc bốn mươi tuổi. Sau hết, chúng tôi sẽ được nghe tin tức về nước Pháp. Tuy thế, sau lúc chúng tôi giải khát, hút thuốc ông ta bắt đầu câu chuyện theo một chủ đề khác.   ^

        - Các anh đã nghe tôi nói với bọn tù binh chiến tranh thế nào chưa ? Dù chính phủ đã giao tôi làm việc đó nhưng tôi đâu phải là người đem vòng hoa tặng đến cho chúng. Trông thấy lũ trâu bò ấy, lũ người mà có khi còn chịu ít đau khổ hơn dân thành thị ở Pháp mà lại muốn ta là anh hùng dân tộc đây, tôi tức lộn ruột. Những ai vượt ngục hoặc những ai tìm cách vượt ngục, đó mới là những con người ! Tất cả bọn còn lại đều là những kẻ bất tài hèn nhát. Tôi hơi cứng nhắc quá chăng. Nhưng chính tôi nghĩ tới các anh, tới tất cả những ai bị đầy đoạ mà bây giờ chỉ còn gặp lại có một phần mười, tới những anh hùng hoạt động bí mật của kháng chiến, tới những người tình nguyện chiến đấu ở châu Phi lúc đổ bộ để chiếm lại lãnh thổ Pháp. Tôi cam đoan với các anh rằng chúng ta phải trả một giá đắt ở An-dát-xơ. Thế mà chúng ta lại còn mong ước được đón tiếp giống những người có tiết tháo. Tôi không cực đoan đến độ đòi đưa ra toà án quân sự tất cả bọn đó theo luật chiến tranh. Nhưng chỉ ít họ cũng phải biết hổ thẹn để dừng ba hoa thế.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 15 Tháng Năm, 2018, 12:28:19 am »


        - Sự phán xét của anh có phần cũng nghiêm khắc quá, Ăng-đrê nói, cả nưỏc Pháp đã bị cầm tù từ năm 1940 và làm sao có thể trách mọi người không tìm cách mà trốn thoát hết. Điều nữa, là ngoài những người sống ở nông trại những tù binh chiến tranh cũng đã chịu đụng nhiều đau khổ. Tôi tin rằng khi tất cả được hồi hương, họ sẽ tạo nên một phong trào làm rung động toàn dân bằng yêu sách đòi phải xét xử những kẻ đã dựng lên những trại giam tù binh chiến tranh.

        Nghe xong những lời cuối cùng ấy, trên gương mặt người đang thông báo về tình hình nước Pháp của chúng tôi thoáng nở một nụ cười. Ông nói :

        -Tôi hiểu các anh bởi vì các anh là cựu tù binh chiến tranh, hơn thế nữa lại là tù binh vượt ngục. Chắc hẳn các anh hiểu vấn đề hơn tôi. Nhưng cho phép tôi được cười sự ngây thơ của các anh.

        Và nói giọng sắc sảo, ông nói tiếp :

        - Trước nhất các anh nên hiểu những kẻ chịu trách nhiệm đối với sự thất bại thảm hại của chúng ta, chúng chẳng lo lắng gì hết. Mà chúng lại đang từng bước chuẩn bị dư luận để nắm quyền trở lại. Và rồi các anh sẽ mục kích là tù binh chiến tranh sẽ bị lừa phỉnh giống như những cựu chiến binh trong đại chiến thế giới lần thứ nhất.

        - Vậy thì tướng Đờ Gôn đi đâu ? Mác-xen hỏi chen vào.

        - À ! Làm sao có thể đòi hỏi ở ông tất cả mọi việc ! Cứ cho là nhờ hành động của ông, chúng ta được đứng về phe thắng trận. Điều đó cũng vĩ đại quá rồi. Phần việc còn lại, hiển nhiên là việc chung của tất cả mọi người. Và d0 được giải phóng, mọi người tràn đầy niềm vui. Pa-ri lúc nào cũng thế, đã tỏ ra xứng đáng với lịch sử của nó qua lần này. Không giống nhu các vùng ngoại ô, ai cũng có thể nói rằng mình đã tham gia vào công cuộc giải phóng. Ngày 25 tháng 8, tôi tới đó với những đơn vị đầu tiên tiến vào thủ đô. Khó mà tả lại cho được cảm nghĩ lúc ấy, nhưng có thể nói chắc chắn rằng đã đạt tới sự cao thuợng. Trên những hàng rào chắc mà đàn bà và trẻ con đã giúp sức dựng lên, cả một dân tộc ngập tràn phấn khởi vì đã được tự do, đứng hoan hô chúng tôi. Qua đám đông đang sôi động niềm hân hoan ấy, người ta nhìn thấy cả nước Pháp bệnh hoạn và lạc lõng suốt năm năm trời vừa qua đã sẵn sàng tiến theo con đường chính nghĩa. Rồi nữa. còn phải suy nghĩ một điều là, tất cả mọi người chẳng chút bận tâm việc con bệnh có bình phục hay không, bởi thời kỳ ấy chỉ giống một ngọn lửa rơm. Người Pa-ri đã qua một mùa đông cực kỳ nhọc nhằn và phải thừa nhận đã có trẻ em chết rét. Việc tiếp tế thực phẩm, thôi đừng nhắc lại là tốt hơn. Và tôi khuyên các anh đừng nên đặt quá nhiều lòng tin vào Đồng minh nếu như ta muốn giữ được độc lập. Nhưng hứa hẹn được loan truyền trong những năm qua trên đài phát thanh chẳng qua chỉ là khoác lác. Tôi lại vừa ở Pa-ri tám ngày, sau sáu tháng, đó là lần đầu tiên tôi trở lại đây. Buồn thay, tôi chẳng thấy khá hơn cái gì. Tất cả đều trái ngược. Chính quyền thì ra rả kêu gọi làm việc và sản xuất, nhưng trong khi đó thì chính quyền chẳng nêu được một sự gương mẫu nào của chính mình. Chính quyền chỉ đưa ra một phác thảo sơ sài về một kế hoạch làm trong sạch mà nhũng người liêm khiết hiện giờ thì không tài nào sống tử tế bằng đồng lương của mình. Thế mà những lời tuyên bố mỹ miều thì quá nhiêu. Một vài ông bộ trưởng luôn mồm thuyết luận về cái vĩ đại, về sức mạnh của chúng ta. Tuy vậy lời nói cho sướng mồm ấy không che đậy được tình trạng bệnh hoạn toàn diện đang ngự trị trong cả nước. Người ta dễ có liên tưởng rằng nước Pháp sau chiến tranh này, bị đặt trước một số vấn đề làm cho nó bị phân hoá giống như hồi năm 1939.

        Ông ngừng lại, vẻ như đang suy nghĩ tới những điều tâm sự khác. Nhưng rồi cuối cùng ông đứng dậy, bằng giọng phấn chấn nói với chúng tôi, như muốn để kết luận :

        - Chắc là tôi bắt đầu làm các anh não lòng vì những lời trách móc quá nghiêm khắc của tôi ! Hãy cạn với nhau ly nữa ! Các anh còn trẻ và có một kinh nghiệm vĩ đại, hãy vận dụng kinh nghiệm đó. Nghĩ cho cùng , chúng ta lại vẫn được tự do và đấy là điểm chính yếu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 21 Tháng Năm, 2018, 09:16:12 pm »


        Ngay trong đêm có cuộc gặp gỡ đó, một toán người tù khác cũng đưa tới trung tâm K. Có nhiều người Pháp đã trốn thoát khỏi một đoàn tù bị đưa đi tàn sát trong rừng, và cả những người Nga cùng chúng tôi trốn thoát từ chuyến tàu chung hôm đó. Tôi được gặp lại nhiều người quen cũ trong họ, đặc biệt là Vladimir. Cùng với vài người bạn nữa, anh đã nhảy khỏi tàu trước chúng tôi một đêm. Và tới khi gặp được xe tăng của đoàn quân giải phóng, anh cũng đã trải qua những ngày lo âu gian khổ như chúng tôi. Điều làm tôi sung sướng nhất là cuối cùng tôi có thể bày tỏ với anh, không phải bằng lời nói, lòng biết ơn của tôi về những sự giúp đỡ của anh đối với tôi nhũng ngày quá khứ. Nhưng tôi cũng thấy tiếc vì cuộc gặp gỡ này lại là cuộc gặp gỡ cuối cùng để rồi phải xa nhau vĩnh viễn.

        Trên chuyến xe đưa tôi về Ha-nô-vrơ, anh nói với tôi lời vĩnh biệt và khi nhìn Ka-ti-a khóc nức nở, tôi bâng khuâng trong tâm trạng buồn tê tái vì sắp phải chia xa cùng lúc một tình yêu và một tình bạn mà không gì thay thế được. Tôi gượng cười vui để tiếng khóc khỏi bật ra. Tuy thế, lúc đoàn xe lăn bánh, nước mắt tôi cũng chực dào ra. Trên con đường trắng loá viền hai hàng cây phong ánh bạc, bóng hình họ đang đưa tay lên vẫy tôi để chào vĩnh biệt, nhỏ lại dần, nhỏ lại dần cho tới lúc chỉ còn là hai chấm đen rồi biến mất sau đám bụi cuốn lên mù trời. Giữa tiếng ồn ào của đoàn xe trong giờ chuyển bánh, tôi còn nghe Vladimir hét lớn : "Đùng bao giờ quên... Tắc-sken1... vùng Trung Á ... anh sẽ gặp lại tôi ở đấy".

        Tới Ha-pô-vrơ, chuyến xe lửa đưa chúng tôi tới Bỉ. Đâu đâu- cũng một cảnh điêu tàn, khắp nơi đều một cảnh đổ nát. Họ sẽ bắt đầu xây dựng lại bằng gì đây ? câu hỏi ấy đặt ra với mọi người khi nghĩ đến người Đức, khi mà những thành phố, tất cả những thành phố đều đã thành gạch vỡ. Bằng mọi phương tiện vận tải, trên mọi nẻo đường, từng toán tù binh và công nhân thuộc đủ các chủng tộc ở Châu Âu đang đổ về những trung tâm hồi hương. Tất cả những con người ấy sẽ tìm lại được gì ở quê hương khi chiến tranh giống như trận cuồng phong đã nhổ bật họ ra khỏi mảnh đất quê hương, biến thành tôi tớ, thành nô lệ cho nền Đệ tam Cộng hoà Đức Quốc xã. Cũng chỉ là vô vàn cảnh tàn hoang đổ nát, vô số gia đình ly tán. Thế nhưng, đa số đều tỏ vẻ rất hoan hỉ và xúc động trong hy vọng. Được có mặt trong nhũng người sống sót sau bao nhiêu tội ác man rợ của bọn Quốc xã, đâu phải chẳng có ý nghĩa gì. Chỉ có người Ba Lan nói chung là buồn lo nhiều nhất. Sự ngờ vực từ trong bản năng đối với người Nga do hàng thế kỷ đàn áp bóc lột của Nga hoàng, chưa xoá hẳn trong chiến thắng chung.

        Nhiều người Ba Lan nghĩ đến nước Pháp, nơi nhiều đồng bào của họ đã tạo nên một lực lượng đáng kể trong tập thể công nhân khai thác mỏ. Vả lại, có trường hợp một người Pháp lấy vợ Ba Lan, bà ta không muốn trở về quê hương mình. Chuyện đó cũng không phải là hiếm. Nhưng chúng tôi thấy lạ lùng nhất là cuộc gặp gỡ tại trung tâm Véc-vi-ê, ba đôi vợ chồng Pháp-Đúc. ở một thành phố lớn, một gia đình sẽ chìm lỉm vào giũa sự quần tụ đông đúc của dân cư. Nhưng trường hợp này lại là một chàng nông dân và anh công nhân thủ công nghiệp ở một địa phương nhỏ bé và từ nơi tù đầy với bao nhiêu điều khủng khiếp vừa trở về, thì phải can đảm hoặc là vô ý thức đến thế nào mới dám đem một người vợ Đức về trình diện với gia đình và bà con lối xóm.

        Và thế là chúng tôi đã trở về, ở Bỉ, miền Bắc nước Pháp đâu đâu cũng diễn ra những cuộc đón tiếp vô cùng cảm động. Buồn thay không phải bao giờ con người cũng dễ yêu và nhân hậu như trong hoàn cảnh mà những bất hạnh đáng sợ cũng liên tiếp kéo đến. Người ta khó mà phân chia ranh giới giữa Pháp và Bỉ. Từ cảnh vật, ngôn ngữ đến tập quán, cái gì cũng như nhau. Nhưng với một người ở Pa-ri, thì xúc động biết mấy khi bắt gặp những ngôi nhà nhỏ đầu tiên ở vùng ngoại ô. Có thể nói Tổ quốc của mỗi người là bắt đầu ở nơi đây. Chẳng phải tinh thần dân tộc hẹp hòi hay một lời hoa mỹ, đây thuần tuý là một xúc cảm. Bao nhiêu hình ảnh một thời thơ bé dồn dập hiện về trong tâm tưởng : Cùng nhau dạo chơi trong rừng Bu-lô-nhơ, cắm trại ở Phông-ten-nơ-blô, quán rượu bên bờ sông Mác-nơ hay khiêu vũ ở Rô-bi-xông. Đang là buổi sáng mồng tám tháng 5. Rất nhiều con tàu ở những vùng quê ùn ùn kéo về Pa-ri. Thanh niên, thiếu niên gõ trống lừng vang để đón chào chúng tôi và hát vang những bài hát ca tụng cuộc sống và tình yêu. Giây phút này chúng tôi cứ như là chuyện không có thật khi hàng triệu sinh mạng như chúng tôi đã ngã xuống trong những hoàn cảnh điều kiện cực kỳ khốn nạn. Và đây là Pa-ri . Trong đám đông đang nôn nao chờ đón, chúng tôi nhìn thấy nhiều khuôn mặt buồn lo chen lẫn với những bộ mặt sáng rạng của những người vừa thấy lại một người thân thích. Thế giới chỉ được biết sự thật về trại tập trung của Hitle và tang tóc đã trùm lên phần đông những gia đình có người thân bị lưu đày.

-------------------
        1. Thủ đô nước cộng hoà U-dơ-bếch của Liên Xô trước đây.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM