Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 11:10:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hitler Người phát động thế chiến thứ hai  (Đọc 12294 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 14 Tháng Tư, 2018, 12:49:38 pm »

  
        - Tên sách: Hitler Người phát động thế chiến thứ hai
(Ngoài 1 số ảnh đầu cuốn còn lại tên sách không hiểu sao lại không ăn nhập với nội dung. Cuốn sách kể về các cuộc phiêu lưu khá hấp dẫn của 1 viên thiếu tá SD Đức quốc xã)
 
        - Gunter Peiss

        - Nhà xuất bản SÔNG - KIÊN     Bản dịch : Người Sông - Kiên và Lê - Thị - Duyên

        - Số hóa : Giangtvx

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tư, 2018, 02:57:49 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 15 Tháng Tư, 2018, 07:05:29 pm »


        Hình bìa: (từ trái sang phải,từ trên xuống dưới)

        1. GOERING : Thống chế, Tư-lịnh Không Quàn. Sau bị thất sủng. Ra tòa án Quốc-tế Nuremberg và đã thành công trong việc tự vẫn (để khỏi bị treo cổ).

        2. BORMANN : Tổng Bí Thư của Hitler, nhân vật thứ ba trong Đảng Quốc Xã.

        3. EICHMANN : Tên đồ tể đã từng giết nhiều triệu người Do-Thái.

        4. DCENITZ : Thủy sư Đô đốc, người kế vị chính thức của Hitler ký hiệp ước đầu hàng với Đồng minh. Sau bị đưa ra Tòa án Quốc-tế Nuremberg lãnh 20 năm tù.

        5. BECK : Đại-Tướng, Tham Mưu trưởng Quàn lực Đức, vào năm 1938.

        6. ROSENBERG : Lý thuyết gia về kỳ thị chủng tộc của Hitler. Chủ trương tận diệt Do-Thái và các sắc dân khác không thuộc dòng máu ARYEN.

        7. HEYDRICH : Tên trùm gián điệp sáng lập cơ quan SD, sau làm Toàn quyền Bảo hộ Đức ở Tiệp-Khắc và bi ám sát chết tại đây.

        8. HIMMLER : Chủ tể cơ quan mật vụ Gestapo. Con ác quỷ đã thiêu sống hon 10 triệu dân Do-Thái trong các lò hơi ngạt.

        9. ROMMEL : Thống chế, Tư-lịnh mặt trận Bắc Phi. Tổng Tư-lịnh mặt trận Miền Tây Đức Quốc. Sau vụ mưu sát hụt Hitler, ông bị kết tội liên can, và đã chọn liều thuốc độc ngày 13 tháng 10-1944,


LỜI NÓI ĐẦU

        Tòi là người đã bắm nút chiến tranh. Một sự khoe khoang không tin được ? Thực sự năm 1939,tôi là kẻ châm lửa vào ngòi thuốc nổ ở Âu Châu. Các biến cố xảy ra năm ấy rất là rối rắm, sự tích của chúng là phức tạp và rất khó mà khảo sát các việc trong phối cảnh thực sự của chúng. Tuy nhiên, ngày hôm nay có rất nhiều người để xác nhận một cách quả quyết rằng không có một vụ Sarajevo (một cuộc mưu sát đã được tổ chức để phát động ra cuộc Đệ I Thế Chiến) nào mở màn cho Trận Đệ-Nhị Thế-Chiến và không có một tên giết người nào có mặt vào lúc mở màn cho cơn biến loạn do Hitler gảy ra cả.

        Thế thì,các người ấy lầm lẫn. Có một việc phụ thuộc đã được chỉ định thực hiện để phát động phản ứng dây chuyền của các cuộc bạo động và các cuộc chém giết, và việc phụ thuộc ấy là công trình của một người, người mà người ta đã giao phó cho nhiệm ấn nút ngòi nổ. Con người ấy chính là tôi.

        Nếu tôi đã có thể tránh được không tham dự vào công cuộc âm mưu ở đài vô-tuyến-điện Gleiwitz, tôi tin rằng cuộc âm mưu ấy vẫn xảy ra như thường.

        Dù thế nào đi nữa, đọc bản thảo quyền sách này,tôi cũng cảm thấy xa lạ một cách lạ lùng với những câu chuyện tổ chức ám sát và những mưu mô được diễn tả trong ấy. Có phải đúng là tôi, Alfred Naujocks, đã tham dự vào tất cả các chuyện ấy không ?

        Tôi không hề thay đổi ý và cũng chẳng bao giờ suy nghĩ nhiều về dĩ vãng của mình. Đây là lần đâu tiên tôi thấy được một hình ảnh như thế về tôi được in ra. Tôi biết là nó không đẹp đẽ gì. Gerald Reitlingcr, bình luận gia của ss, một hôm đã nói rằng các tập bút ký của tôi sẽ là một « món quá cho lịch sử »,và đã đưa đại ý kiến rằng chúng sẽ được xuất bản ở Buenos-Aires. Có người cho rằng tôi đã chết và đại để mong muốn như vậy. Tôi có thể hiểu rõ ràng một sự tình như vậy, bởi vì hơn hết bất cứ một người còn sống sót nào khác, tên tôi đã nằm trong rất nhiều trát bắt.

        Tôi đã làm ra, theo tự nghĩa, nhiều triệu bạc. Công việc chế tạo các giấy bạc năm Anh- kim giả — một trong các công nghiệp nổi tiếng nhứt của cơ quan báo Đức — đã được giao phó cho tôi. Hiện giờ tôi sống một đời sống rất đơn giản, điều ấy không làm tôi ngạc nhiên gì cả. Không có gi còn có thể làm tôi ngạc nhiên được nữa. Trong suốt hai mươi năm trời tôi đã phải trộm cướp, bắt cóc người, nói láo — nhiệm vụ, tôi nghĩ như vậy, của tất cả các điệp viên trên thế giới.

        Tôi đã làm những gi Chánh-phủ tôi yêu cầu làm và tôi đã được ban thưởng huy chương về các công việc ấy. Ngày hôm nay, tôi nhận thấy rằng tôi không còn phân biệt được một cuộc sống nào khác đủ lương hảo để mà sống cả, và trong thời bình, là một người bỏ đi.

*

        Như thế, những gì được trình bày ờ các trang sau đây là câu chuyện của tôi. Tôi có thể, sau mười lăm năm,phát lộ nó ra không sợ hãi gì cả. Tôi đã phải mất đến hai năm trời để kể hết tất cả cho Gunter Peiss, một ký giả mà tôi đã được gặp lần đầu tại Tòa án Nuremberg. Trong thời gian ấy và cho đến khi cuốn sách được phát hành, chúng tôi đã cùng nhau chia xẻ một số bí mật khủng khiếp, bởi vì Thế giới và các quyển Sách Sử chỉ biết kết quả của các hành vi của tôi chứ không biết được bối cánh của chúng.

        Tôi không xin được một sự phán đoán, một cảm tình, một quang vinh nào. Xin mời quý vị đọc, còn chung đoán thế nào đó là quyền của quý vị.[/i]

ALFRED HELMUT NAUJOCKS       
(Hambourg)                 
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2018, 02:58:39 am »


        Tổ chức ghê gớm nhứt trong các tổ chức cảnh sát mật của Hitler, cơ quan Sicherheitsdienst — SD — sát nghĩa từng chữ Cơ quan An ninh — đã được thành lập một thời gian ngắn sau khi Đảng Quốc xã ra đời. Khởi thủy, cơ quan SD có nhiệm vụ thiết lập các phiếu về hoạt động của các đảng viên, kế đến tập trung tất cả những tin tức tài liệu về quá khứ của họ. Một thời gian sau, nhiều điệp viên đã được dùng đến để bổ khuyết việc lập các phiếu lý lịch ấy. Đối với cơ quan Sicherheitsdienst không có gì là bất khả xâm phạm cả. Mỗi một đảng viên cao cấp đều có một cơ quan tình báo riêng và điều ấy đã tạo ra một tình trạng dị thường : Các điệp viên của SD theo dõi các điệp viên đang theo dõi các điệp viên khác là chuyện thường thấy. Điều này nói lên tính chất nghi kỵ và thù hận của triều đại Hitler, quyền bính của ông ta được cũng cố một cách tuyệt hảo trên các mối chia rẽ ấy.
 
        Nhân viên cấp thừa hành của cơ quan SD gồm các tên lính SS đã được tập luyện thuần thục, thuộc loại biệt kích mà đa số gồm các tay trộm cắp, các tay chuyên làm đồ giả mạo, các tay bịp bợm và các tay chuyên môn đi làm tiền kẻ khác. Cấp chỉ huy là các nhà hóa học, luật sư, kinh tế gia hoặc các nhà văn.

        Naujocks là một tay giang hồ mạo hiểm, nắm giữ một vai trò trọng yếu trong cơ quan SD. Chàng ta nhận lãnh các mệnh lệnh của cấp chỉ huy và cho thi hành với những mưu chước và sự táo bạo của đám nhân viên thuộc quyền. Mọi việc đều đã tiến hành một cách rất suông sẻ cho đến lúc chàng ta trở thành kẻ biết quả nhiều.

        Chàng ta và các thuộc viên đã bị tất cả các bộ phận trong Đảng thù ghét sâu cay. Thế lực cũng như các phương thuật của họ đều bí ẩn như nhau. Người sáng lập ra cơ quan SD, Reinhart Heydrich, là một trong những người sáng chói nhứt và nhiều tham vọng nhứt trong đảm cận thần của Hitler. Cho đến ngày bị ám sát chết, ông ta đã tạo cho mình một vị thế kiên cố bằng cách điều khiển cơ quan của riêng ông với một sự cương quyết sắt thép. Ông gieo rắc sự khiếp đảm và các điệp viên của ông hiện diện ở khắp mọi nơi: một nhân viên quan thuế ở Lisbone, anh hầu rượu ở khách sạn Adion, vị giảng sư ở Đại học đường Leipzig, một tay tổ buôn lậu ở Ba- Lê... Họ là những tình báo viên riêng biệt của cơ quan SD và không có một liên hệ nào với Sở mật thám Gestapo hoặc với cơ quan Abwehr, cơ quan tình báo quân sự của Đô Đốc Canaris. Người ta thường hay mưu định thống nhất các hệ thống tình báo hoạt động riêng rẽ ấy, hoàn toàn độc lập với nhau, cạnh tranh với nhau, nhưng Heydrich từ chối để người khác đến gần, chiêm ngưỡng dung nhan của nàng Đắc Kỷ diễm kiều của ông. Một bí mật đôi khi cũng hiểm nghèo như một viên đạn, và người bạn thân ngày hôm nay rất có thể là viên đao thủ phủ của bạn ngày hôm sau.

        Heydrich chết đi, Walter Schellenberg lên kế vị điều khiến cơ quan SD và dần dần nhiều cơ quan an ninh khác nữa. Ông này, cũng như người tiền nhiệm, là một nhà trí thức tự mãn và hay khoa trương, nhưng cũng không kém thận trọng và khả năng làm việc. Ông ra sức củng cố các cơ sở của SD, đặc biệt là ngoài nước Đức. Nhưng khi sự bại trận đã có vẻ không còn có thể tránh được nữa, toàn bộ tổ chức bị sụp đổ. Nhiều vị chỉ huy khả kính đã chen chúc nhau để đi cáo giác nhau với phe Đồng minh. Chính Schellenberg cũng chỉ đã thoát khỏi tội treo cồ bằng cách thú nhận tất cả. Người ta có nhiều lý do để tin chắc rằng ông ta đã còn dấu diếm tên của rất nhiều người và rất nhiều việc. Ông ta sống những chuỗi ngày cuối cùng của đời mình bên bờ một hồ nước ở Thụy Sĩ trong một sự đầy đủ tương đối với một món tiền trợ cấp bí mật.

        Ông chết đi trong sự đầy đủ vật chất nhưng với nỗi ám ảnh phi lý rằng cho đến phút giây cuối cùng mình vẫn bị theo dõi chặt chẽ và mỗi một cử động nhỏ nhặt của mình đều bị ghi chép.

        Các nhân viên SD hiện giờ đang sống rãi rác ở Đức và ở Nam Mỹ. Một số đã làm nghề cũ, một số khác sống một cách ám muội, một số khác nữa sống với những của cải mà họ đã vơ vét được. Kỷ niệm của thời vàng son đầy rẫy quyền thế vẫn không xóa mờ trong họ. Một người trong họ — bây giờ là thám tử tư ở thành Vienne — đã thú nhận : « Tôi không muốn nghề bị mai một, để sẵn sàng ngày mà người ta lại cần đến tôi ».

        « Chúng tôi ngồi trên những ghế dựa bằng cây, trước một lò sưởi lớn. Tôi sững sờ nhìn Fuhrer. Hai mắt ông vẫn còn sáng quắc “một cách dị thường, thấu suốt và làm mê mẩn người đối diện, song những bận tâm của những năm dài chiến tranh đã làm cho con người có một vẻ uy nghiêm làm cảm kích. Tóc đã hạc, lưng đã còm vì đã triền miên nghiên cứu các bản đồ và đã gánh chịu sức nặng của thế giới. Điều đáng nói là Hitler đã gìn giữ đến cùng một trí nhớ siêu phàm mà tất cả các chứng nhân đều xác nhận, và cũng là con người rất tự phụ về thiên tài trực giác của mình ».
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2018, 08:02:44 pm »

 

Hitler hội kiến với Hacha (Thủ tướng Tiệp Khắc) ngày 11 tháng 3 năm 1939



« Chúng tôi ngồi trên những ghế dựa bằng cây, trước một lò sưởi lớn. Tôi sững sờ nhìn Fuhrer. Hai mắt ông vẫn còn sáng quắc “một cách dị thường, thấu suốt và làm mê mẩn người đối diện, song những bận tâm của những năm dài chiến tranh đã làm cho con người có một vẻ uy nghiêm làm cảm kích. Tóc đà bạc, lưng đã còm vì đã triền miên nghiên cứu các bản đồ và đã gánh chịu sức nặng của thế giới. Điều đáng nói là Hitler đã gìn giữ đến cùng một trí nhớ siêu phàm mà tất cả các chứng nhân đều xác nhận, và cũng là con người rất tự phụ về thiên tài trực giác của mình ».



Hitler : «Khi người ta phát động chiến tranh, điều đáng kể không phải là luật lệ mà là sự chiến thắng », rồi ngày 5 tháng 9-1939 ông xua quân chiếm Thủ Đô Ba-Lan mở màn cho trận chiến kinh hoàng nhứt lịch sử Âu-châu, với 50 triệu người ngã gục. Cuối cùng ông tự bắn một phát súng lực vào miệng ngày 1 tháng 5 năm 1945, kết thúc trận Thế chiến Đệ II.



Đại tướng Dietrich von Choltitz, Chỉ huy trưởng quân sự « Kinh thành Ba-lê ». Chụp ở nhà ga Montparnasse ở Ba-lê sau khi đầu hàng ngày 25-8-44 trước quân đội giải phóng Pháp do Tướng Leclerc chỉ huy.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2018, 08:12:34 pm »

         

Thủ Tướng Áo Quốc Miklas, ông nầy cũng vậy, cũng sẽ phải quỳ mọp trước kẻ mạnh hơn.



Đại tướng Beck, một người trong số khá đông Tướng lãnh Đức không tin giải pháp « sắt máu » của Hitler sẽ đưa đến thắng lợi cuối cùng cho Đức quốc.



Đại Tướng von Panstein, cùng quan niệm với Tướng Beck.



Đại Tướng Jold, nhân vật quân sự thứ hai sau Thống Chế Keitel, đã được Hitler hoàn toàn tin tưởng cho đến phút chót. Chính Jolđ đã ký Hiệp ước đầu hàng vô điều kiện của Đức trước đại diện cùa Tướng Eisenhower, Tổng tư lịnh Quân lực Đồng minh. Về sau Jold bị kết án tử hình và bị treo cổ ở Nuremberg.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2018, 08:26:22 pm »

       

Hitler niềm nở bắt tay giã biệt Chamberlain (Thủ Tướng Anh-Qnốc) ngày 12-3-1938 tại Bá-Linh



Hitler trong một buổi tiệc trà với Ngoại trưởng Ba Lan Joseph Beck. Từ trải sang phải : Bà Beck, Hitler, Joseph Beck. Khung cảnh thân mật nhưng bầu không khí đã căng thẳng. (Vài thảng trước khỉ Hitler xua quân tràn sang Ba Lan).



Mussolini : Ý Đại Lợi sẽ tham chiến ngay sau chiến thắng đàu tiên của Đức



Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2018, 08:38:35 pm »

           

Các tù binh Ba Lan đầu tiên sau khi Thủ đô Vác-sa-va thất thủ



Thỏa ước đầu hàng của Thủ đô Varsovie được ký kết ở Lodnisko, trong loa xe riêng của Đại tướng Đức BLASKOWTTZ. Ông nầy (bên trái) đang đọc các điều kiện của Đức cho các đại diện của Ba Lan



Sáng ngày 1 tháng 9 năm 1939 Quân đội Đức ào ạt tiến vào Bà Lan. Hitler đang thị sát quân đội của ông tiến vào Ba Lan.



Hitler ca khúc khải hoàn ở Dantzig. Phía sau biểu ngữ với khẩu hiệu : « Một dân tộc, một quốc gia một Fuhrer », (biểu hiệu ý đồ của Hitler : biến thế giới thành một Quốc gia duy nhứt dưới quyền thống trị của một Fuhrer duy nhứt (Hitler) với một dân tộc duy nhứt (dòng máu Aryen). Tat cả các dân tộc khác được coi là hèn mọn, không xứng đáng và phải bị tận diệt.   (Đọc : Hitler và Lò Thiêu Sổng Dân Do-Thái).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 19 Tháng Tư, 2018, 08:46:58 pm »

     

Các mối giao hảo giữa Hitler và Đô-Đốc Hortliy, Nhiếp chính vương Hung Gia Lợi lúc ban đầu thật tốt đẹp. Nhưng về sau, trong khi cục diện của chiến tranh trở nên bất lợi, tình giao hảo đã trở nên căng thẳng đến độ Nhiếp chính vương Hung Gia Lợi phải chịu nhiều áp lực ác ôn nhứt của Hitler. Sau này, Hitler đã ra lịnh cho Skorzenv điều động đội biệt kích quyết tử sang chiếm đóng kinh thành Budapest và bắt cóc Horthv mang về Đức. (Skorzeny cũng đã từng giải thoát Mussolini đang bị giam giữ trong một lâu đài bí mật ở Ý). Đọc : «Hitler vàNhững Sứ Mạng của Skorzenv »



Hitler và Tổng tham mưu trưởng Quân lực Đức, Thống chế Wilhelm Keitel (bên phải Hitler) đang thị sát phòng tuyến Siegfried.



Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2018, 06:46:01 pm »

      
I

HÙM THIÊNG KHI ĐÃ SA CƠ


        Mệt lử vì thiếu ngủ, đờ đẫn vi những tiếng nổ long trời của cơn mưa đạn bích kích pháo xung quanh, hai chàng chiến sĩ quân lực Hoa Kỳ cố gắng chạy tháo ra một cánh đồng trống trong vùng Ardennes. Chạy từ gốc cày này đến một lỗ trái phá nọ, từ một bờ dốc này đến một con rãnh kia, họ mò dần đến hầm ẩn trú của một nông trại đã được chọn làm điềm tái họp của đơn vị họ. Cuộc hẹn hò ấy không còn ý nghĩa gì nữa. Trước đó một giờ, toán tuần tiếu gồm cả thảy mười người và giờ đây họ là những người sống sót duy nhất.

        Kinh nghiệm chiến trường đã giúp họ đoán được sự tới nơi của một quả đạn súng cối giữa tiếng gầm thét kinh thiên động địa của trận chiến. Họ nhảy bổ xuống một lỗ đạn trái phá, dán người sát xuống mặt đất, thân thể họ bị lay động như những chiếc lá vàng trong gió mùa thu. Họ bám cứng xuống bãi bùn đen trong khi mặt đất rung chuyển và rèn rỉ.

        Lúc mở mắt ra, họ tự nhiên cảm thấy rằng không phải chỉ có mình họ trong hố ấy.
Một cách tự động họ chia thẳng mũi súng về phía một thân người đang nằm trong vùng tranh tối tranh sáng của đáy hố đạn trái phá. Họ phân biệt ngay bộ quân phục màu xám xanh của quân đội Đức, nhưng phù hiệu lại không phải là phù hiệu của binh chủng thiết giáp Panzers, binh chủng mà đơn vị của họ đang đụng độ. Anh chàng lính Đức không buồn sờ tới khí giới của mình. Nằm bất động, chàng ta nhìn hai binh sĩ Mỹ và điềm tĩnh nói với họ bằng tiếng Anh : « Các ông có vui lòng nhận bắt tôi làm tù binh chăng ? »

        Một thoáng im lặng, đoạn hai người lính Mỹ vội vàng chỗi dậy. Cuộc chiến tranh vừa kết thúc đối với người đã phát động ra nó.

*

        Đại Úy AL. Graziano đưa tay cầm một quyển sổ tay, cái ngón tay phải ông lắc lắc cây bút chì. Ông đã thiết lập văn phòng quân báo của ông trong căn hầm một nông trại, một khu vực ngăn nắp tí hon giữa một biển đồ đạc lộn xộn. Ngôi trên một chiếc ghế bằng rơm sau một chiếc bàn gỗ. Chung quanh ông ta là một đống ngổn ngang những cuộn kẽm gai, những thùng rượu rỗng, những máy móc nông cụ rỉ sét và những bao rơm rạ ẩm ướt.

        Ba ngọn đèn bơm hơi cũ kỹ treo lủng lẳng trên các cây đà ngang phát ra một ánh sáng chập chờn trên khuôn mặt của gã tù binh. Trong giai đoan ấy của trận chiến, các tù binh rất hiếm hoi và có thể rất quí giá — nếu họ chịu cung khai. Một điều gì đã làm cho Đại úy tin tưởng rằng gã tù binh đứng trước mặt ông ta sẽ cung khai. Có thể đôi mắt hắn ta hơi quá cứng cỏi, dáng điệu hắn ta hơi quá dạn dĩ, nhưng ai biết được...

        — Tốt. Anh có gì đề kễ lại ?

        Người lính Đức, khoanh chặt đôi tay trước ngực, nói một cách chậm rãi :

        — Tôi có quyền chỉ cho biết tên họ, cấp bực và số quân của tôi. Ông đã có tất cả các chi tiết ấy trong giấy tờ của tôi. Tuy nhiên, tôi cũng xin nói cho ông biết rằng tôi không phải là pháo thủ Alfred Gerber mà là Thiếu Tá Alfred Helmut Naujocks của sở Sicherheitsdienst ở Bá Linh.

        Graziano vẫn giữ thải độ im lặng, nhưng đôi mắt ông nhìn đăm đăm vào mắt người tù binh. Ông cho tay vào túi áo rút ra một điếu thuốc lá, châm lửa hút, mắt vẫn không rời người đối diện.

        — Anh hy vọng được một sự biệt đãi à ?

        NaujocliS rùn vai.

        — Tôi chỉ phát biểu một sự thực. Còn ông muốn nghĩ sao thì nghĩ.

        Viên Đại úy Mỹ có vẻ đăm chiêu. Chuyện thường xảy ra là các tên lính đào ngũ thường hay cho mình là những nhân vật quan trọng để được chuyển nhanh chỏng về hậu cứ, bởi vì họ muốn tránh nguy cơ có thể sẽ bị quân họ bắt lại. Cũng có cả một tổ chức buôn bán giấy tờ giả mạo cho những tên Quốc xã sa cơ. Graziano biết rõ điều ấy, và anh chàng đang đứng trước mặt ông ta có thể nằm trong các hệ thống ấy.

        Ồng ta lôi ra dưới chồng tài liệu một tập bìa giấy cứng màu đen, lật lật vài tờ và dừng lại ở trang có đánh dấu bằng một chữ « s », và hỏi gã tù binh :

        — Anh có từng đến nước Pháp chưa ?

        — Thường lắm.

        — Có đến Lille chứ ?

        Naujocks suy nghĩ.

        — có.

        — Knoechlein, danh xưng ấy có gọi nợ anh một điều gì chăng ?

        — Có.

        — Anh còn nhớ đến vụ Paradis không ?

        — Tòi không có tham dự vào vụ ấy.

        — Tôi không hỏi là anh có tham dự hay không. Không có một người nào trong vụ ấy cả. Một trăm tù binh Anh-cát-lợi bị tàn sát trong vụ ấy đă bị giết bằng các tia ngoại chất (ectoplasmes).

        Giọng nói của Graziano trở nên đanh thép.

        — Knoechlein có phải là bạn hữu của anh không ?

        — Đại Úy Fritz Knoechlein thuộc liên đội 2 Bộ binh của Sư đoàn ss « Sọ người». Đó là tất cả điều tôi biết về ông ta.

        Graziano xếp phắt tập hô sơ lại, viết vài chữ trên một tờ giấy đút vào tập quàn bạ của Naujocks nhưng lại mang tên là Gerber A.

        — Anh có rất nhiều chuyên để nói. Ở cương vị anh, tôi đã bắt đầu nghĩ đến chuyện ấy ngay từ bây giờ.

        Ông ta quay sang người lính canh đứng im lặng sau lưng Naujocks trong suốt buổi thẩm vấn ngắn ngủi ấy :

        — Giao hắn ta cho Trung sĩ Tracy. Bảo giải hắn ta đến Caen.

        Trong lúc hai người lê chân một cách nặng nề bước lên các nấc thang để ra khỏi căn hầm, Graziano quay điện thoại dã chiến gọi Bộ Chỉ huy, đoạn yêu cầu liên lạc với Trung Tâm Quân Báo Liên Quân :

        — Làm ơn cho tôi Thiếu Tả Bichards. Thiếu Tá đấy à, tỏi gửi đến Thiếu tá một gã tự xưng là Naujocks. Hắn ta mang theo người các giấy tờ giả mạo, hay ít ra, hẳn ta đã khai như vậy... Quả nhiên là của sở SD... Tôi nghĩ là Thiếu tá muốn gặp hắn ta... Đúng vậy. ưu tiên...

        Ông ta gác máy điện thoại, dụi tắt điếu thuốc và sắp xếp các tài liệu về Naujocks vào một tập hồ sơ mới, trên đó ông nắn nót kẽ chữ : PARADIS.

        PARADIS... Họ hầm hầm có ý muốn treo cổ tất cả các nhân viên của cơ quan SD đã vô tình hay hữu ý có mặt trong vùng với đường bán kính một trăm cây số ngàn lấy nơi xảy ra cuộc thảm sát làm trung tâm điểm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Tư, 2018, 06:47:23 pm »

     
*

        Trong sự chật chội của chiếc xe cam nhông chở đầy nhóc quân lính và khí cụ, bị lay động một cách mãnh liệt bởi sự xóc lèn xóc xuống của chiếc xe chạy trên con đường gập ghềnh, Naujocks sa sầm nét mặt. Hắn ta đã không ngờ trước được sự biến đổi của sự tình. Cuộc đời, thuở nào cũng như thuở nào vẫn hợp lý một cách phi luận lý. PARADIS...

        Trong cơ quan SD không một ai là không biết vào cái ngày trong tháng 5 năm 1940 ấy, Fritz đã nhốt các tù binh vào một hầm lúa và tàn sát họ, trong khi cuộc tấn công quyết định vào Dunkerque đang tiếp diễn. Đó là Naujocks hồi tưởng lại, một trong những lần hiếm hoi mà lời tuyên thệ giữ im lặng của quân ss đã lại được nêu lên. Tin tức của vụ ấy đã làm Bá Linh kinh hoàng và Fritz đã bị khiển trách nặng nề nhưng bằng miệng. Ngưòi ta đã không muốn có một bút tích gì về việc ấy.

        Và bây giờ đây người ta đã nghĩ là chàng ta đã có nhúng tay vào nội vụ, và cơ quan SD đã tổ chức vụ ấy. Trời... Phải cố mà chứng minh được một sự bất tại trường... Vào thời kỳ ấy chàng ta ở đâu nhỉ ? Không phải ở Bá- Linh... Cũng không phải ở Ba-Lê... À, đúng rồi, ở La Haye. Đúng là ở đấy : La Haye. Bấy giờ chàng ta chăm nom gã bán những vật kỷ niệm ở bến tàu, đốc xuất gã này, gài bom nổ chậm vào các chiếc tầu đậu rãi rác trong bến. Trận chiến Dunkerque đang ở hồi mãnh liệt nhứt... Chàng ta sẽ khó mà chứng minh lắm, nhưng có thể ở một nơi nào đó, trong các văn khố có thể còn có một bút tích gì...

        Dòng mặc tưởng của hẳn ta bị gián đoạn vì tiếng xe thẳng gấp. Theo hiệu của viên trung sĩ, chàng ta nhảy xuống xe, thấy mình ở trong một sân rộng tráng nhựa bao quanh bởi những dẫy nhà thấp, có nhiều cửa sổ lớn, dẫy nhà bị hư hại khá nhiều.

        Đó là một sân trường học, đầỵ ăm ắp những chiếc xe cam nhông Anh-cát-lọi, Mỹ và Pháp.

        Quanh Naujocks lố nhố nhiều binh sĩ trong những bộ quân phục khác nhau : những người này họp lại thành những toán nhỏ và chờ đợi, những người khác đi hoặc đến qua hai lối vào chính, trên ấy người ta đọc thấy hai chữ « Nam sinh » và « Nữ sinh » được kẻ bằng mẫu tự lớn nét trên đá.

        Ảnh sáng nhòa nhạt của buổi hoàng hôn biến đi một cách nhanh chóng và Naujocks được áp giải đến một trại quân cảnh ở góc sân. Một trong các binh sĩ áp giải Mỹ ký tên vào một quyến sổ nói vài tiếng với một viên trung sĩ người Anh và quay lại bảo cho Naujocks biết: « Mày ngủ đêm ở đây ». Kế đó chàng ta cùng với một toán nhỏ tù binh khác được đưa đến căn phòng tập thể thao đã được biến cải thành phòng ăn. Trong phòng đầy ắp tù binh, họ đang ăn, quanh những chiếc bàn dài bằng cây, trong những chiếc cà-mèn mới toanh bóng nhoáng. Tuy thế, nơi ấy yên tĩnh một cách lạ lùng. Bộ quân phục mà Nauịocks mặc trên người làm chàng ta lúng túng phần nào. Chàng ta đã tưởng rằng ít ra cũng sẽ đưọc gặp lại một vài phần tử cùng đơn vị, và anh này sẽ thèm muốn được hỏi chàng ta tin tức của vài người bạn đồng đội vong niên. Nhưng không ai lưu tâm đến chàng ta cả. Chàng ta đi theo một hàng dài người và đến phiên mình nhận khẩu phần xúc-xích và ra-gu.

        Tương lai không có vẻ gì là hứa hẹn cả, chàng ta nghĩ ngợi khi ngồi vào bàn. Hàng khối câu hỏi không lời giải đáp dồn dập vào đầu óc chàng ta với một tiết điệu gia tốc. Chàng ta sẽ có thể làm thế nào để có thì giờ suy nghĩ ?

        Có nên kể lại tất cả từ lúc đầu chăng, hay chỉ mang lại một sự xác định khôn ngoan về những gì mà các người khác đã cung khai rồi bằng cách góp nhặt lại những mảnh tin tức, chứng cử vụn vặt ? có thể nào chối bỏ tất cả được chăng ? Chàng ta thầm ao ước là công cuộc thẩm vấn sau cùng sễ được diễn ra ở Luân-Đôn hoặc, hay hơn ở ngay tại nước Đức sau sự đầu hàng không thể tránh được. Ít ra chàng ta cũng được nghỉ ngơi trong một hoặc hai tuần lễ.

        Nhưng chưa đầy nửa giờ sau, Naujocks lại được áp giải đến một căn phòng mà ngày xưa là văn phòng của ông hiệu trưởng. Lần này ba sĩ quan, một người Anh, một người Mỹ và một người Gia Nã Đại chờ đợi chàng ta. Họ có vẻ sẵn sàng dành tất cả thì giờ của họ vào nội vụ, nhứt là nếu họ được cung khai về vụ Paradis.

        Lời chửng minh về sự bất tại trường (alibi — sự mình có mặt ở nơi khác trong khi sự việc xảy ra) của chàng đã được nghe một cách lơ là. Rõ ràng là họ đã quyết đoán là chàng đã có mặt ở nơi thảm sát. Naujocks cảm thấy một sự bực tức dâng tràn, chàng phải khó khăn lắm mới che đậy được, sự khó khăn nầy mỗi lúc một gia tăng. Sau sự bực tức đến sự giận dữ, no mất ngon, giận mất khôn và bấy giờ sẽ có những lòi nói hớ hênh, rồ dại. Chàng biết rất rõ diễn tiến tâm lý ấy và những hậu quả tai hại của nó.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM