Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:50:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật về Adolf Hitler và các chiến hữu  (Đọc 19670 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:34:14 pm »


        Trật tự sắt đá, trật tự mới... Cái công thức này châu Âu chỉ hiểu được sau khi bắt đầu chiến tranh thế giới thứ Hai.

        Ngay cả sau chiến tranh NTS vẫn không từ bỏ khái niệm chủ nghĩa đồng cảm. Một tác giả hiện đại viết trong tạp chí “Gieo hạt”: “Sự đồng cảm của xã hội - đó là sức khoẻ của xã hội. Sự hình thành của chủ nghĩa đồng cảm dưới dạng khái niệm về quan điểm phù hợp với nhu cầu sâu sắc và chín muồi về mặt lịch sử của xã hội”.

        Nhưng giờ đây các nhà tư tưởng NTS không còn nói rằng chủ nghĩa xã hội dân tộc, chủ nghĩa phát xít - là các hình thức của chủ nghĩa đồng cảm.

        Nhưng chỉ có một bộ phận nhất định dân lưu vong Nga coi là có thể hợp tác được với chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức, với các lực lượng vũ trang Quốc xã.

Đối với những người lưu vong khác, đối với những người lãnh đạo NTS đều không có sự mâu thuẫn về quan điểm, về tư tưởng với các sĩ quan Đức. Ngược lại, có một sự giống nhau nào đó về tinh thần đã đoàn kết họ, và điều này tạo điều kiện dễ dàng cho sự liên minh với Hitler. NTS sẵn sàng chấp nhân đề nghị của tình báo Đức cung cấp cho phái đồng cảm xưởng in để họ có thể in các ấn phẩm của mình để ném vào Liên Xô.

        Sau chiến tranh họ viết rằng đã giấu bọn Đức thành phần xuất thân tộc người và cảm tình chính trị của mình. Nhưng điều này khó mà tin được. Những người Đức thuê nhân công hiểu rất rõ là mình đang thuê ai. Khi chiến tranh bùng nổ những người lãnh đạo NTS trước hết là Roman Redlikh và Vladimữ Poremski lên đường đến nước Nga để làm việc trong Bộ phương đông của Rozenberg, sau đó hợp tác tích cực với đội quân của tướng Vlasov.

        Tất nhiên là những người phái đồng cảm đã nhanh chóng nhận ra rằng những tên Quốc xã không chỉ là những kẻ chống cộng sản mà còn là những kẻ bài Nga. Về vấn đề nước Nga bọn Quốc xã có các kế hoạch rất rõ ràng, trong đó không để lại một vai trò nào khác cho những người dân tộc chủ nghĩa Nga.

        Người Đức nhận những người dân tộc chủ nghĩa Nga vào làm việc trong các cơ quan hành chính ở vùng bị chiếm đóng nhưng họ không muốn trên lãnh thổ châu Âu còn lại một quốc gia Nga. Như vậy thì người Ucraina và người Kazắc mới có thể hy vọng nhận được chế độ tự trị từ tay người Đức.

        Hitler đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại: Tôi không muốn có bất kỳ cái gì chung với người Nga... Chúng ta quan tâm đến việc sao cho người Nga không sinh sản quá nhiều; vì chúng ta muốn đạt được một điều là vào một ngày đẹp trời nào dó tất cả các vùng đất mà trước kia coi là đất Nga sẽ hoàn toàn thuộc về người Đức.

        Trong thời gian chiến tranh Quốc trưởng thường nói về nước Nga một cách khinh bỉ: “Tôi sẽ dẫm nát bọn quái thai Đông Á này”.

        Hitler không tin rằng những người Nga đã biết về các chương trình của bọn Quốc xã liên quan đến nước Nga lại có thể thực bụng phục vụ nước Đức Quốc xã. Năm 1942, trong khi nói chuyện với viên tư lệnh ss Henrich Himler và các sĩ quan tuỳ tùng của mình ở bữa tối, Hitler nói:

        -Tôi có thái độ hoài nghi đối với sự tham gia của các quân đoàn lê dương nước ngoài trong các hoạt động quân sự ở mặt trận phía Đông. Không bao giờ được quên rằng bất kỳ một người nào trong số lê dương đó cũng sẽ cảm thấy họ là kẻ phản bội nhân dân mình.

        Đấy là tại sao Hitler không thể hiểu được tướng Vlasov và những người Nga khác, những người muốn phục vụ hắn ta và quỳ bò đến hiến dâng sự giúp đỡ của họ. Có lẽ là Quốc trưởng sẽ rất ngạc nhiên nếu biết rằng ở nước Nga hiện đại hiện đang có rất nhiều thanh niên đang vẽ Thập tự ngoặc, giơ tay chào theo kiểu Quốc xã và hô “Hail Hitler!” lại còn hào hứng nhắc lại các khẩu hiệu của hắn.

        Henrich Himler trong đám cận thần quanh mình đã gọi tướng Vlasov là “con lợn và tên phản bội”, ám chỉ việc y chạy sang hàng ngũ người Đức. Ngày 6 tháng 10 năm 1943 Himler, lúc đó đã được cử làm Bộ trưởng nội vụ, đã phát biểu trước ban lãnh đạo đảng ở Poznan. Ông nói:

        - Chúng tôi đã phát hiện được viên tướng Nga Vlasov. Tướng Fegelein của chúng ta đã bắt được viên tướng đó làm tù binh. Tôi có thể khẳng định với các ngài rằng chúng ta có thể biến hầu như mỗi viên tướng Nga thành một Vlasov! Việc này rẻ chưa từng thấy. Còn cái tên người Nga mà chúng ta bắt làm tù binh đối với chúng ta chăng có giá trị gì. Vào ngày thứ ba chúng tôi nói với viên tướng này đại ý như sau: có lẽ ông cũng đã rõ ràng ông chăng còn đường quay lại phía sau. Nhưng ông là một con người đáng giá, và chúng tôi đảm bảo với ông rằng khi chiến tranh kết thúc ông sẽ nhận được mức lương hưu trung tướng, còn trong thời gian sắp tới - ông có rượu Shnaps, thuốc lá và đàn bà. Con người này đã nộp tất cả các sư đoàn của mình, toàn bộ kế hoạch tấn công, và nói chung tất cả những gì y biết. Thật là quá rẻ mạt đê mua được một viên tướng như vậy! Quá rẻ mạt...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:34:38 pm »


        Viên chỉ huy ss có thể là hóm hỉnh, có thể là không tưởng tượng hết tình hình thực tế. Việc nộp các sư đoàn của mình hoặc kế hoạch tấn công thì Vlasov không thể. Tập đoàn quân của ông đã bị bao vây và tiêu diệt. Nhưng thái độ của bọn Quốc xã đối với những người Nga giúp việc là điển hình.

        Năm 1943 Himler hãy còn tin vào thắng lợi của nước Đức và phản đối việc thành lập đội quân Nga:

        - Nhưng rất nguy hiểm nếu tạo ra từ một người Slavơ một kế hoạch chính trị lớn mà kế hoạch này cuối cùng lại có thể quay chống lại chính chúng ta. Người Nga có lý tưởng riêng của mình. Và các ý tưởng của ngài Vlasov đã đến kịp thời: nước Nga chưa bao giờ bị thất bại bởi người Đức; nước Nga chỉ có thể thất bại bởi bản thân người Nga. Và đó là lý do tại sao con lợn Vlasov lại hiến dâng sự phục vụ của mình. Có vài ông già nào đó ở chỗ chúng ta đã muốn giao cho con người này đội quân hàng triệu người. Họ muốn đưa vào tay cái dạng người không đáng tin cậy vũ khí và trang bị để y với vũ khí đó xông lên chống nước Nga. Và rất có thể lúc nào đó vào một ngày đẹp trời, hắn chống lại chính chúng ta thì sao! Còn bây giờ về vấn đề người Slavơ nói chung, tôi muốn nói một điều gì đó về vấn đề này với các ngài, các đồng chí thân mến. Đối với người Slavơ, cho dù đó là người Serbi, Tiệp Khắc hay người Nga, cần phải đối xử với họ như đối xử với các dân tộc Slavơ trong suốt chiều dài lịch sử mà những người đích thực thống trị họ đã đối xử. Những người biết cách xử lý dân Slavơ, như Pete đại đế hay trước đó ở những vùng

        Châu Á mênh mông là Thành Cát Tư Hãn, hoặc là sau này như ngài Lê nin, và bây giờ là ngài Stalin - đó là những người hiểu biết dân mình! Thậm chí ngay cả những người đã từng cai trị dân Slavơ. Stalin có lẽ cũng không hoàn toàn tin cậy vào chủng tộc của mình, nhưng đã tạo ra một hệ thống theo dõi và kiểm soát có lẽ là hoàn thiện nhất, theo kiểu Châu Á - Khi ngồi bốn người với nhau: cha, mẹ và con cái thì không ai trong sô đó biết là ai đang theo dõi ai, và ai sẽ tố cáo ai. Trong một số trường hợp thì hai trong bốn người là nhân viên mật vụ...

        Có vẻ như viên chỉ huy ss ghen tị các nhân viên Tseika Xô Viết

        Mặc dù nhìn thấy chính quyền chiếm đóng đàn áp dã man dân thường nhưng những thành viên NTS vẫn tiếp tục phục vụ những người chủ nghĩa xã hội dân tộc Đức. Chính vì vậy mà rất khó chấp nhận giả thuyết được bịa ra sau chiến tranh về “lực lượng thứ ba”, về cuộc chiến đâu trên hai mặt trận - chống cả Hitler, chống cả Stalin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:35:30 pm »


        TẠI BIỆT THỰ CỦA TƯ LỆNH ROA

        Các nhà sử học cho rằng chương trình hành động của NTS có ảnh hưởng lớn đến tướng Vlasov vào thời điểm khi đã thoát khỏi nhà tù của Đức ông phải quyết định sẽ hành động ra sao.

        Lần đầu tiên khi đến Berlin, mùa thu 1942, công việc đầu tiên của Vlasov là yêu cầu cung cấp tất cả các chương trình chính trị của dân Nga lưu vong. Một tổ chức duy nhất đang hoạt động là NTS và tướng Vlasov nhận được chương trình của tổ chức này.

        Những bạn thân với Vlasov cũng là thành viên NTS như tham mưu trưởng tập đoàn quân - tướng Trukhin và đại tá Meandrov, cũng như hai giảng viên chính trong trường sĩ quan quân đội của Vlasov ở Dabendor là Alexandr Nicolaevich Zaitsev và Shtifanov.

        Thủ lĩnh NTS Victor Bailađakov nhớ lại khi lần đầu tiên nghe thấy tên Vlasov ông đã tổ chức cho Vlasov gặp ban lãnh đạo cấp cao của phái đồng cảm. Kazantsev dẫn Vlasov đến căn hộ của uỷ viên ban chấp hành Dmitri Brunst đồng thời dẫn cả tướng Trukhin đến. Ở đây họ đã làm quen với Vlasov.

        “Cùng với tướng Fedor Ivanovich Trukhin và người phụ trách phần chính trị của chương trình còn có các đại diện khác của tổ chức lưu vong Nga ở Dabendorf; - cựu đại uý lực lượng vũ trang Quốc xã Shtrik-Shtrikfeld viết - Tổ chức này đã có một ảnh hưởng lớn đến xu hướng tư tưởng trong cuộc đấu tranh chống Stalin... Vấn đề quan trọng là NTS với sáng kiến riêng đã bắt đầu sự hoạt động của mình trong các khu vực ảnh hưởng, trong các trại công nhân phương đông và tại các trung tâm khác nhau, kể cả ở những nơi mà chúng ta chưa thể thâm nhập vào.” Điều này xảy ra sau Stalingrad khi đã rõ ràng là chăng riêng chính sách bài Nga công khai của người Đức ở khu vực bị chiếm đóng mà cả thực tế là các lực lượng vũ trang Đức cũng đang thất bại!

        Ở làng Dabendorf (cách Berlin khoảng 40 km) trong các lán gỗ của một trại giam cũ để giam tù binh Pháp đã thành lập “cơ quan tuyên truyền phương đông đặc nhiệm”.

        “Cách ga đường sắt khoảng 3 km - Alexandr Kazantsev nhớ lại - bên lề rừng là vài lán gỗ có dây thép gai vây quanh. Ngay lối vào là một lính gác người Đức. Viên chỉ huy và tất cả bộ máy hành chính của trại là người Đức.”

        Tại đây, ngày 1 tháng 3 năm 1943 đã mở các khoá huấn luyện tuyên truyền viên cho các đội quân giải phóng Nga. Những người tuyên truyền tương lai đã không còn là tù binh nữa mà được ghi vào danh sách thành phần các đội quân phương Đông của lực lượng vũ trang Quốc xã và nhận được quân phục Đức với phù hiệu quân đội giải phóng Nga - lá cờ đỏ-xanh-trắng với Thập tự Andreevski.

        Mỗi người được trao cho một cẩm nang “Quân nhân ROA - Đạo đức, tư cách, hành vi” cũng được in tại Dabendorf. Cuốn sách này được bắt đầu với những chữ: “ROA trước hết là quân đội dân tộc Nga. Mục tiêu chiến đấu chính của nó là lật đổ chính quyền cộng sản ở nước Nga và thiết lập nhà nước Nga dân tộc, tự do”.

        Ở Dabendorf người ta huấn luyện các tuyên truyền viên cho các trại giam tù binh Liên Xô, các công nhân phương Đông và cho các đơn vị tình nguyên người Nga trong thành phần lực lượng vũ trang Quốc xã. Khoá huấn luyện được dự kiến kéo dài trong một tháng rưỡi. Nhà trường đã đào tạo vài ngàn tuyên truyền viên. Ngay tại dây cũng bố trí toà soạn báo “Bình minh” (cho tù binh) và “Tình nguyên viên” (cho những ai dã phục vụ người Đức).

        Trong nhà trường - Viacheslav Pavlovich Aetemiev, người đã viết cuốn sách “Sư đoàn ROA đầu tiên” năm 1974 nhớ lại -  đã thành lập một đội sĩ quan dự bị cho quân đội của Vlasov.

        Trung tá Artemiev đã chiến đấu trong Hồng quân. Đầu tháng 9 năm 1943, trong khi chỉ huy trung đoàn đã bị bắt là tù binh. Sau khoá học ở Danbendorf mùa hè 1944 anh ta đã đến với Vlasov và được cử làm chỉ huy trung đoàn trong sư đoàn số 1 ROA.

        Tại Dabendorf, Vlasov cũng đã làm quen với cựu tham mưu phó và chỉ huy phòng tác chiến mặt trận Tây - Bắc Fedor Trukhin. Cả hai nhanh chóng kết bạn thân.

        Truớc chiến tranh Fedor Ivanovich Trukhin giảng dạy ở Khoa nghệ thuật tác chiến thuộc Viện hàn lâm của Bộ tổng tham mưu Hồng quân. Ông nổi bật vì thân hình cao, chiếc cằm banh, và thật lạ lùng là không có thẻ đảng viên.

        Đầu năm 1941, thiếu tướng Trukin được cử vào ban tham mưu đặc quân vùng Baltic. Bộ phận này được hình thành khi chiến tranh bắt đầu ở mặt trận Tây - Bắc. Ngày 27 tháng 6, khi đi đến Dvinsk thì ô tô của ông bị xe bọc thép Đức bắn. Sĩ quan tùy tùng và lính bảo vệ của ông bị chết, lái xe bị thương. Trukhin đầu hàng.

        Trong hại giam ngay lập tức ông ta tuyên bố rằng mình là người chống Stalin và gia nhập vào một tổ chức không lớn dành cho những người chạy sang hàng ngũ địch. Tổ chức tự gọi mình là “Đảng lao động nhân dân Nga”. Tham gia đảng này còn có những người bị bắt làm tù binh như thiếu tướng Evgeni Arseevich Egorov - chỉ huy lữ đoàn bộ binh số 4, thiếu tướng Efim Sergeevich Zưbin - chỉ huy sư đoàn kỵ binh số 36...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:37:06 pm »


        Người ta sử dụng Trukin vào vai trò chỉ huy một trong những trại giam tù binh. Tháng 5 năm 1942, ỏng ta gửi cho ban chỉ huy Đức bản báo cáo:

        “Để có thể làm suy yếu hơn nữa sự kháng cự của Hồng quân và giật khỏi tay bọn Bolshevic con chủ bài về cái gọi là “bảo vệ tổ quốc”, tôi cho rằng cần thiết phải nhanh chóng đưa vào mặt trận chống Hồng quân các đơn vị thành lập từ những người Nga sát cánh cùng các đơn vị quân Đức và quân các dân tộc Châu Âu khác chiến đấu chống chủ nghĩa Bolshevic...

        Việc tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa Bolshevic, chiếm lãnh thổ vùng Bắc Ural, tiêu diệt những toán cướp cộng sản còn lại trong rừng và dựa vào các tổ chức đảng hoạt động bí mật - tất cả những cái đó là không thể tránh khỏi và đòi hỏi phải thành lập các đơn vị dân tộc Nga...”

        Trukhin được chuyên đến bộ phận tuyên truyền đặc biệt. Ông trở thành người chỉ huy các khoá đào tạo tuyên truyền viên ở Dabendorf. Tháng 11 năm 1944, Trukhin chỉ huy ban tham mưu lực lượng vũ trang của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Mùa đông năm 1945 Vlasov trao cho ông nhiệm vụ thành lập sư đoàn ROA.

        Trong trại giam tù binh ở Vustrau, những nhân viên tuyển mộ của NTS đã để ý đến tướng Trukhin và ông nhanh chóng trở thành thanh viên ban lãnh đạo phái đồng cảm, trở thành uỷ viên của tổ chức này.

        Fedor Trukhin đề nghị người Đức thành lập Đảng lao động nhân dân Nga. Ông tự cho mình là thủ trưởng ban quân sự của uỷ ban trung ương đảng lao động nhân dân Nga. Ông đã mô tả nhiệm vụ tương lai của mình như sau:

        “Soạn thảo các biện pháp thành lập các đội quân đặc nhiệm để hoạt động trong hậu phương Hồng quân và các đơn vị chiến đấu để hoạt động theo lệnh của bộ chỉ huy Đức hoặc trong các vùng Tây Âu, Bancan hay lãnh thổ của Liên Xô cũ do Đức chiếm đóng, hoặc trong các hoạt động quân sự chống nước Anh, hoặc, cuối cùng là giải quyết nhiệm vụ chủ yếu của cuộc chiến đấu chống Hồng quân...

        Để nhanh chóng làm tan rã và đập tan Hồng quân cần phải ném vào hậu phương của nó những toán riêng biệt gồm các tù binh để tiến hành các hoạt động chính trị, các cuộc phá hoại đường sắt, kho tàng, tấn công các ban tham mưu v.v... nhằm phá vỡ hệ thống tiếp tế và điều hành’’.

        Trukhin và những người khác trong phái đồng cảm đến từ trại giam Vustrau đã lãnh đạo nhà trường, nơi đã tuyển mộ được gần một ngàn học viên. Hiệu trưởng chính của trường là Alexandr Zaitsev, người đã bị bắt lảm tù binh năm 1941, ở Vustau đã trở thành thành viên NTS. Nhiều giáo viên khác cũng gia nhập liên minh.

        Trong nhóm cận thần của tướng Vlasov người ta nói trinh trọng:

        - Dabendorf đã trở thành cái nôi của đội ngũ sĩ quan Nga mới và trưởng thành ở đó. Các sĩ quan này khi trở về các đơn vị của mình thì đã là thành viên của một tô chức chính trị hoàn chỉnh.

        Năm 1944 đã xuất hiện sơ đồ cấu trúc lao động, dân tộc - chương trình hành động mới của liên minh. Trong đó có 96 trang - lớn gấp đôi so với các chương trình trước đó. 

        Chương trình năm 1935 gọi NTS là người kế tục tư tưởng của tướng Lavr Georgievich Kozmilov - người chỉ huy đầu tiên của quân bạch vệ. Trong chương trình năm 1938 mục này biến mất nhưng lại xuất hiện phần phân tích đường lối chính trị của Stalin mà trước hết là sự thanh lọc trong quân đội. Trong chương trình năm 1944 có nói về sự cần thiết phải hoàn thành cuộc cách mạng tháng 2 năm 1917 để thực hiện ý nguyện của nhân dân. Đã xuất hiện những phần trình bày chi tiết về việc đảm bảo quyền con người. Có lẽ là những thành viên mới của NTS trong số tù binh Liên Xô và dân ở các vùng bị chiếm đóng bị đưa vào mục này.

        Người ta cũng đã đả động về vấn đề bài Do Thái với chủ ý loại người Do Thái ra khỏi thành phần “Dân tộc Nga”.

        “Những người Do Thái - trong chương trình năm 1944 nêu - có quyền hoặc tự do rời khỏi phạm vi nước Nga... hoặc là định cư trên lãnh thổ Nhà nước Liên bang Nga trong vùng dành riêng cho họ.”

        Alexandr Nicolaevich Artemov trong bài “Sơ đồ NTS và vấn đề Do Thái” đăng trong tạp chí “Gieo hạt” sau chiến tranh 30 năm đã viết rằng các tuyên bố bài Do Thái là bắt buộc. Họ phải đưa vào chương trình dưới áp lực của người Đức.

        Alexandr Artemov - thượng uý Hổng quân, bị bắt làm tù binh tháng 8 năm 1941, trong trại giam tù binh đã gia nhập NTS và phục vụ với cương vị giảng viên trong trường huấn luyện tuyên truyền viên của quân đội Vlasov ở Dabendorf. Vào những năm bảy mươi - tám mươi, ông là chủ tịch NTS.

        Nhưng bản thân các lãnh tụ của NTS vẫn khắng đỉnh rằng trong thời gian đó liên minh hầu như hoạt động bí mật, đã bị cấm, bị xua đuổi, bị tẩy chay, còn một số thành viên của nó đã rơi vào tay Gestapo. Vậy thì tại sao hồi đó họ phải chịu sức ép của các nhà tư tưởng Quốc xã?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2018, 07:37:53 pm »


        Nói một cách chính xác hơn là sự theo đuổi các tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân tộc của các nhà lãnh đạo NTS hồi đó và việc từ bỏ các tư tưởng dân chủ đã dẫn họ đến với liên minh chính trị với nước Đức Hitler đồng thời dẫn đến các tuyên bố mà sau chiến tranh điều họ mong muốn nhất là quên chúng đi.

        Khi phân tích những ấn phẩm trước chiến tranh của NTS, giáo sư Wolter Lakes chỉ ra rằng các tác giả đã viết với một sự thích thú về “đặc tính Do Thái của cách mạng Bolshevic vào thời điểm khi trong ban lãnh dạo Xô Viết ở Matxcơva chỉ còn rất ít người Do Thái. Chủ nghĩa Mác, theo quan điểm của những người lãnh đạo NTS, là một sản phẩm tiêu biểu của chủ nghĩa Do Thái Đức, còn cuộc cách mạng tháng Hai là kết quả của “âm mưu Do Thái - Hội tam điểm”...

        Tại sao những người lãnh đạo NTS lại ngạc nhiên về việc KGB truy lùng họ? Nhà nước Mác xít cũng đấu tranh chống “các học thuyết phá hoại tư tưởng”.

        Hệ thống tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc Nga hoàn toàn phù hợp với khát vọng của Vlasov. Bản thảo chương trình với những ghi chú của Vlasov không còn được giữ, nhưng theo các tài liệu thì rõ ràng là các ý tưởng của NTS đã có ảnh hưởng mạnh đến bản thân Vlasov và được phản ánh trong các hồ sơ của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga do ông lập ra.

        Bộ trưởng tuyên truyền của Hitler Iozef Hebbels đã đánh giá các ý tưởng đó trong nhật ký của mình hồi mùa xuân 1945 như sau: “Buổi trưa tôi có một cuộc đàm luận súc tích với tướng Vlasov. Tướng Vlasov là một nhà quân sự Nga cương quyết và rất trí thức; ông đã gây cho tôi một ấn tượng sâu sắc. Ông cho rằng nước Nga chỉ có thể dược cứu vãn trong trường hợp nó được giải phóng khỏi hệ thống tư tưởng Bolshevic và có được một hệ tư tưởng giống như hệ tư tưởng mà nhân dân Đức có dưới hình thái chủ nghĩa xã hội dân tộc...”

        Còn quân số của đội quân Vlasov là bao nhiêu?

        Sư đoàn số 1 của đội quân giải phóng Nga (người Đức gọi nó là sư đoàn bộ binh số 600) bắt đầu được hình thành ngày 14 tháng 11 năm 1943 ở miền Nam nước Đức.

        Chỉ huy sư đoàn là cựu đại tá Hồng quân, cựu chỉ huy lữ đoàn bộ binh độc lập số 59 Sergei Kuzmich Buniachenko. Bộ khung của sư đoàn là cựu lữ đoàn của Kaminski đã giải thể và chủ yếu gồm những tội phạm hình sự.

        Sư đoàn số 1 được thành lập xong vào tháng 3 năm 1945 theo mô hình sư đoàn kiêu binh nhân dân của Đức: quân số 18 ngàn người, ba trung đoàn bộ binh và một trung đoàn pháo binh. Ngoài ra còn có các tiểu đoàn tình báo, huấn luyện và công binh, tiểu đoàn liên lạc và tiểu đoàn quân y. Người Đức tiết kiệm trang bị đối với sư đoàn người Nga, không đủ quân trang mà trước tiên là giầy.

        Người ta đọc trước toàn sư đoàn lệnh chuyển sư đoàn vào thành phần các lực lượng vũ trang của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga và về việc Vlasov nhậm chức chỉ huy quân đội.

        Tướng Kiostring chúc mừng sư đoàn nhân dịp thành lập quân đội giải phóng Nga. Trên khu vực đóng quân của sư đoàn người ta cắm cờ Nga ba màu. Sau khi duyệt binh, các sĩ quan tụ tập ở sòng bạc.

        Sư doàn thứ hai (số 650 theo tài liệu của lực lượng vũ trang Quốc xã) bắt đầu được hình thành vào tháng 1 năm 1945 ở Hoiberg, cách sư đoàn số 1 khoảng 60 kilômét. Chỉ huy sư đoàn là cựu đại tá Grigori Alexandrovich Zverev, cựu tư lệnh sư đoàn bộ binh số 190 Xô Viết.

        Zverev phục vụ trong Hồng quân từ năm 1922. Tháng 8 năm 1941, trong một trận đánh ông đã bị bắt làm tù binh. Ông khai là lính trơn và dân sống ở Ucraina. Quân Đức thả ông ra và ông đã lần về được với quân mình. Sau khi kiểm tra ông được đưa trở lại vào hàng ngũ cán bộ Hồng quân. Ông đã từng chỉ huy lữ đoàn, sau đó trở thành phó tư lệnh sư đoàn. Tháng 3 năm 1943 làm chỉ huy sư đoàn bộ binh số 350 chiến đấu gần Kharkov. Sư đoàn bị vây. Zverev một lần nữa bị bắt làm tù binh. Lần này ông nhanh chóng đứng vào hàng ngũ ROA. Ông được giao nhiệm vụ thành lập sư đoàn số 2 của ROA.

        Sư đoàn thứ ba đặt dưới sự chỉ huy của cựu thiếu tướng Hồng quân MikhahMikhalovich Shapovalov - tư lệnh lữ đoàn bộ binh độc lập số 1 ở mặt trận Bắc - Kavkaz, nhưng sư đoàn chưa kịp thành hình hài.

        Shapovalov bắt đầu phục vụ trong quân ngũ quân đội Nga hoàng. Trước chiến tranh ông này học tại Viện hàn lâm mang tên M.v. Frunze. Năm 1941 làm chỉ huy lữ đoàn bộ binh độc lập ở Bắc Kavkaz nhưng lữ đoàn đã bị đánh tan. Tháng 8 tướng Shapovalov ra hàng quân Đức và ngay lập tức đề nghị được hợp tác với tình báo quân sự Đức.

        Ngoài ra trong thành phần ROA còn có một lữ đoàn dự bị, lữ đoàn chống tăng và một trường sĩ quan.

        ROA cũng có không quân riêng của mình. Hofman khẳng đậih rằng có không dưới 80 phi công Liên Xô bay sang hàng ngũ quân Đức trên các máy bay của mình. Từ số này người ta thành lập “Phi đội phương Đông” - một phi đội chiến đấu dưới sự chỉ huy của cựu đại tá Hồng quân Victor Ivanovich Maltsev. Phi đội được thành lập theo sáng kiến của phòng tình báo Bộ tổng tham mưu Liuftvaffe.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2018, 06:50:25 pm »


        Ngày 19 tháng 12 năm 1944 tổng tư lệnh không quân Đức - nguyên soái không quân Herman Hering ký lệnh về thành lập các phi đội cường kích (16 máy bay “Messershmit”) dưới sự chỉ huy của cựu đại uý Hồng quân Anh hùng Liên Xô Semen Trofimovich Bychkov (ông này bị bắn rơi tháng 12 năm 1943, bị thương và bị bắt làm tù binh), và các phi đội ném bom ban đêm (12 máy bay “Iunker” dưới sự chỉ huy của cựu thượng uý

        Bronislav Romanovich Antilevski (ông bị bắn rơi trong một trận không chiến). Antilevski được phong danh hiệu anh hùng Liên Xó trong cuộc chiến tranh với Phần Lan.

        Các phi công của Vlasov thực hiện các chuyến bay do thám, ném bom các vùng đóng trại của du kích. Một phi đội ném bom, phi đội vận tải và trung đoàn cao xạ... cùng đã bắt đầu được thành lập.

        Những cựu nhân viên của Vlasov đã xuất bản ở nơi lưu vong “Ký sự về lịch sử phong trào giải phóng các dân tộc Nga”. Trong đó viết rằng một tuần sau cuộc nói chuyện với Vlasov, ngày 2 tháng 10 năm 1944 Himler gọi tướng kỵ binh Enrst Kiostring đến.

        - Trong tay ông có bao nhiêu người Nga? - Himler hỏi.

        - Gần 900 ngàn. - Kiostring trả lời.

        - Không thể được! - Himler rất sửng sốt. - Đó là cả hai tập doàn quân đầy đủ! Thật đáng sợ!

        - Nhưng đó là sự thực. - Kiostring khắng định.

        Nếu quả là có cuộc nói chuyện này thì rõ ràng là tướng Kiostring đã làm cho viên tư lệnh ss hiểu lầm. Ông đã nêu tổng số người Xô Viết (kể cả người Nga lưu vong), những người dưới hình thức này hay hình thức khác đã phục vụ người Đức: Đại đa số trong số đó ở các công việc phụ trợ và không có ý định chiến đấu trong hàng ngũ lực lượng vũ trang Đức.

        Theo sơ tính của Hof man, bản thân đội quân giải phóng Nga đạt khoảng 50 ngàn người. Đó là các cựu binh lính và sĩ quan Hồng quân. Những người Nga lưu vong bạch vệ ban đầu không hào hứng đến với Vlasov, nhưng vào thời kỳ cuối chiến tranh thì họ lại gia nhập ROA. Điều này trước hết liên quan đến các đơn vị Kazắc. Sáp nhập với quân Vlasov còn có một lữ đoàn Nga của trung tướng Boris Alexandrovich Shteifon - lử đoàn bắt đầu được thành lập ở lãnh thổ Serbi ngay từ tháng 9 năm 1941 từ những người lưu vong.

        Boris Shteifon là một sĩ quan chuyên nghiệp của quân đội Nga hoàng, ngay trước chiến tranh thế giới thứ Nhất đã tốt nghiệp Viện hàn lâm của bộ tông tham mưu, phục vụ trong quân bạch vệ. Ông được tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang miền Nam nước Nga trung tướng Nam tước Petr Nikolaevich Vrangel phong hàm tướng.

        Sau khi rời bỏ nước Nga, Shteifon sống ở Nam Tư và làm việc ở mỏ. Ông hợp tác với liên minh quân sự toàn Nga và tháng 10 năm 1929 thậm chí còn thực hiện chuyến đi bí mật vào Liên Xô để gặp gỡ với các thành viên của một tổ chức quân chủ bí mật tưởng tượng. Tất cả những cái đó là một phần của trò chơi do phòng đối ngoại của Cục phản gián tô chức.

        Trong thời gian chiến tranh tướng Shteifon ngay lập tức mời chào người Đức xâm chiếm và chia cắt Nam Tư.

        Lữ đoàn 16 ngàn người của Shteifon đã tham gia các trận đánh chống du kích của Iosip Bros Tito và đã bị tổn hại nặng nề. Tướng Shteifon chết ngày 30 tháng 4 năm 1945 ở Zagreb do bị nhồi máu cơ tim và không bị rơi vào tay quân đồng minh.

        Các lực lượng vũ trang Quốc xã không chuyên cho Vlasov quyền chỉ huy lữ đoàn số 599 (13 ngàn người), trung đoàn tình nguyện Nga số 4, trung đoàn tình nguyện Ucraina số 3 cũng như sư đoàn số 14 của quân đoàn ss được thành lập từ những người Ucraina.

        Cựu đại uý tham mưu quân đội Nga hoàng bá tước Boris Alexeevich Kholmston - Smylov cũng từ chối hợp tác với Vlasov. Sau nội chiến ông định cư ở Ba Lan và thậm chí còn nhận được hộ chiếu Ba Lan. Khi nước Đức chiếm đóng Ba Lan ông phát hiện ra rằng mình có nguồn gốc Đức và điều này đã giúp ông rất nhiều. Ông bắt đầu làm việc cho tình báo quân sự Đức dưới cái tên thiếu tá fon Regenau trong cái gọi là “Zondepshtab Russland”. Đó là tên gọi một đơn vị tình báo quân sự Đức làm nhiệm vụ chiến đấu chống phong trào du kích ở các vùng bị chiếm đóng. Smylov cũng đã thành lập tiêu đoàn huấn luyện - trinh sát Nga số 1 thuộc ban tham mưu của tập đoàn quân “Phương Bắc”.

        Trên cơ sở tiểu đoàn này đã phát triển mạng lưới các đơn vị biệt kích - thám báo của tình báo quân sự Đức gồm những tù binh Xô Viết được tuyển mộ vào. Với kinh nghiệm từ việc này Smylov bắt tay thành lập đội quân dân tộc Nga đầu tiên.

        Trong các tài liệu của Đức, “đội quân” này được gọi đơn giản hơn: “Nhóm tình báo mặt trận đặc nhiệm số 1 miền Đông”.

        Giờ đây ông gọi mình là thiếu tướng Artur Holmston. Ông bố trí những người lưu vong vào các cương vị chỉ huy.

        Số phận của Holmston - Smylov tỏ ra may mắn hơn so với những người cùng chí hướng của mình. Ông đã sớm lo cho bản thân.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2018, 06:50:46 pm »


        “Tháng 5 năm 1945, trong những ngày thảm hoạ của tổng hành dinh Đức - Boris Holmston-Smylov kể lại sau chiến tranh - tôi đã đến nhận những mệnh lệnh cuối cùng.

        Đó là lần cuối cùng tôi đến thăm bộ não của quân đội Đức. Khó mà nhận ra bộ tổng tham mưu Đức mới không lâu trước đó còn đầy kiêu hãnh và trật tự.

        Một tâm trạng đè nén khủng khiếp và rầu rĩ như trong quan tài đè nặng tròng phòng. Công việc diễn ra theo quán tính như một cái máy đã lên giây cót, nhưng tôi không thể nhận ra các bạn vũ trang của mình những cán bộ tham mưu mới ngày hôm qua còn đầy sinh lực. Một bầu không khí chết chóc và thảm hoạ lịch sử treo lơ lửng trong không trung. Một cảm giác như bạn đang có mặt ở chính đám tang mình...”

        Holmston-Smylovski khắng định rằng đã nhận được lệnh về việc chuyển cho ông chỉ huy lữ đoàn bảo vệ của Shteifon và sư đoán ROA số 3 do tướng Shapovalov chỉ huy. Trên thực tế viên tướng đó không định chiến đấu nửa. Ông ấy chỉ nghĩ làm sao thoát chết và sẵn sàng mang theo mình tất cả những ai muốn dính vào mình.

        Từ bộ tổng tham mưu lục quân Holmston-Smylov gọi điện cho tướng Vlasov. Trukhin nhấc máy giải thích:

        - Tướng Vlasov không thể đến bên máy điện thoại được, ông ấy đang có cuộc họp quan trọng.

        - Vậy các ngài định làm gì? - Holmston-Smylovski hỏi.

        - Chúng tôi sẽ di chuyển theo lệnh của Tổng tư lệnh ở Tiệp Khắc. Chúng tôi dự định cùng với người Tiệp tổ chức một mặt trận và chờ người Mỹ đến.

        - Đó là điều thiếu suy nghĩ. - Holmston-Smylovski nói. -  Các ngài phải biết rằng ở mặt trận phía Tây người ta bắt làm tù binh hàng ngàn người trong quân phục ROA.

        - Vậy thì ngài khuyên nên làm gì? - Trukhin hỏi.

        - Tôi sẽ đi về phía Tây - Nam, đến biên giới trung lập. - Holmston - Smylovski giải thích. - Tôi sẽ thử vượt qua biên giới sang Thụy Sĩ. Lữ đoàn Nga và Shapovalov trung thành với tôi.

        - Shapovalov được lệnh liên kết với chúng tôi. - Trukhin phản đối.

        - Chỉ thị mà tôi nhận được hoàn toàn ngược lại. -  Holmston-Smylovski khăng khăng không nghe.

        - Hãy đợi một lúc - Trukhin đề nghị - Tôi sẽ báo cáo Tổng tư lệnh.

        Sau khi nghe nói rằng đội quân dưới quyền mình sẽ chuyển sang dưới sự chỉ huy của một viên tướng khác, Vlasov nhấc máy:

        - Ai ra lệnh chuyên cho ông sư đoàn số 3?

        - Tổng hành dinh Đức.

        - Muộn rồi! - Vlasov cắt ngang. - Bây giờ tôi chỉ huy tất cả các đơn vị Nga, và trong thời điểm lịch sử này họ phải thi hành mệnh lệnh của mình tôi.

        - Tình hình đòi hỏi sự thay đổi các chỉ thị của ngài. - Tướng Holmston - Smylovski cố tác động Vlasov. - Đi sang phía Đông là điên rồ. Còn tôi, trong bất kỳ trường hợp nào, sẽ sang phía Tây.

        - Ngài là tướng của lực lượng vũ trang Đức và có thể làm những gì ngài muốn. Tạm biệt. - Vlasov bỏ ống nghe.

        Đêm rạng ngày 3 tháng 5, Holmston-Smylovski đã lẩn được các lính biên phòng Thụy Sĩ còn đang hoang mang và đưa số còn sống sót của “quân đội” của mình (khoảng 500 người) vào Lichtenshtein. Chính quyền của một công quốc nhỏ bé không giao ông cho Liên Xô và tháng 8 năm 1947 ông đã an toàn rời đi Argentina.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2018, 06:51:36 pm »


        AI GIẢI PHÓNG PRAHA?

        Ngày 6 tháng 2 năm 1945, Vlasov chuyển đại bản doanh đến Karlsbad (Karlova Vara), một nơi nghỉ mát không bị ném bom. Viên toàn quyền Quốc xã ở Sudetenland, sĩ quan ss Konrad Henlein rất tức giận về sự xuất hiện của người Nga và yêu cầu họ rời khỏi lãnh thổ của mình. Nhưng không mấy ai còn để ý đến y nữa.

        Ngày 27 tháng 2, ở đây, tại khách sạn “Richmond” diễn ra hội nghị lần thứ ba của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Vlasov vẫn còn tin vào một điều gì đó. Ông kể cho những người dự hội nghị là đã nhận nhiệm vụ chỉ huy sư đoàn số 1.

        Ban chỉ huy ss tập hợp tất cả những đơn vị dưới quyền Himler ở Fiussen và Bavaria. Ngày 9 tháng 5, đại tá Kromiadi -  chỉ huy văn phòng riêng của Vlasov được phái đến đó. Ông có nhiệm vụ tìm địa điểm mới cho ban tham mưu nhưng trên đường đi đã bị trúng bom và bị thương nặng.

        Hitler đã thất bại và việc hợp tác với người Đức đã được gạch chéo. Vlasov và cận thần của ông giờ đây hy vọng gây sự chú ý của các nước đồng minh bằng chủ nghĩa chống Bolshevic của mình. Mùa xuân 1945 ban tham mưu của Vlasov đã cố liên lạc với các nước trung lập - Thụy Điển và Thụy Sĩ, để có được sự ủng hộ trước của họ, nhưng không thành.

        Ngày 2 tháng 5 năm 1945, sư đoàn số 1 của ROA nhận được mệnh lệnh của Bộ chỉ huy Đức tiến về mặt trận phía Đông trong khi lính của Đức đã chạy thục mạng sang phía Tây. Buniachenko tuyên bố chỉ phục tùng Vlasov. Vlasov đã thoả thuận với người Đức rằng tất cả các đơn vị Nga sẽ được tập trung tại một khu vực của mặt trận và chỉ tham gia các trận đánh theo mệnh lệnh của mình ông mà thôi.

        Ngày 28 tháng 3, sư đoàn đến mặt trận trải dọc theo sông Oder. Tư lệnh tập đoàn quân “Phương Bắc” - đại tướng Valter Veis nhập sư đoàn vào thành phần quân đoàn số 9. Chỉ huy quân đoàn là tướng bộ binh Teodor Busse, người mà hầu như suốt cuộc chiến tranh chỉ làm việc ở chỉ huy sở.

        Ngày 6 tháng 4, ông định đưa sư đoàn vào trận đánh. Buniachenko không có ý định ném sư đoàn vào con đường chết. Ông lại nói rằng mệnh lệnh tấn công phải được đưa ra từ chính tướng Vlasov và chỉ sau khi các đơn vị còn lại của ROA đến nơi.

        - Ngài nghĩ gì thế - tướng Busse tức giận - sư đoàn của ngài sẽ ngồi ở đây và không làm gì cả để chờ các đơn vị khác của Vlasov đến nơi? Vậy nếu họ không đến thì ngài định không chiến đấu hay sao?

        - Bao giờ họ đến là tuỳ thuộc vào bộ chỉ huy Đức. - Bunianchenko thoái thác.

        Nhưng Vlasov đã buộc phải khẳng định lệnh tham gia các trận đánh. Ngày 11 tháng 4, sư đoàn tham gia các cuộc chiến đấu phòng thủ của các lực lượng vũ trang Quốc xã ở sông Oder và ngay lập tức bị tổn thất nặng nề. Bunianchenko không còn muốn đổ máu ở mặt trận phía Đông. Ông ta rút các trung đoàn của mình khỏi mặt trận.

        Busse không thể hiểu nồi cái gì đang xảy ra. Viên tướng Đức này chưa bao giờ gặp phải trường hợp các sĩ quan đơn vị hành động không theo mệnh lệnh mà theo sự suy xét riêng của minh. Ông không nhận được lệnh tước vũ khí của quân Vlasov. Điều duy nhất ông có thể làm là cắt tiếp tế cho sư đoàn.

        Ngày 15 tháng 4, sư đoàn số 1 với đầy đủ thành phần đã đi về phía Nam, rời xa những đơn vị quân đội Xô Viết tấn công.

        Đối với mọi yêu cầu thì Bunianchenko chỉ trả lời là đang di chuyên để kết nối với các đơn vị quân Nga còn sót lại. Sáng ngày 23 tháng 4, sư đoàn đến Drezden, khu vực đóng quân của tập đoàn quân “Trung tâm”.

        Tư lệnh tập đoàn quân “Trung tâm” - nguyên soái Ferdinand Shioner thông báo rằng sẵn sàng coi sự cố ở tập đoàn “Phương Bắc” láng giềng là một sự hiểu lầm, nếu sư đoàn số 1 sẵn sàng thi hành nhiệm vụ chiến đấu. Ông mời Bunianchenko và các sĩ quan cao cấp đến ăn sáng và làm quen.

        Bunianchenko từ chối thi hành mệnh lệnh của Shiomer vì xe tăng Xô Viết đã ở ngay sát nách, ông tiếp tục di chuyển về phía Nam để kết hợp với các đơn vị khác của ROA trong vùng Alpơ.

        Ferdinand Shiomer nổi tiếng về sự tàn ác - trong các đơn vị quân đội của ông những người không thi hành mệnh lệnh bị đưa ra toà án binh và bị xử bắn. Đôi khi ông bỏ qua các thủ tục xét xử toà án (về việc này ông đã bị xét xử sau chiến tranh).

        - Hắn không muốn chiến đấu, cái tên người Nga đó -  nguyên soái nói một cách hăm doạ - Ai sẽ thay tôi nếu cho hắn dựa cột?

        Người Đức không muốn tước vũ khí của sư đoàn Buniachenko, vì họ không đủ sức để kìm chân Hồng quân đang tiến đến gần.

        “Không có sự kiện này thì tình hình ngoài mặt trận cũng đã quá tồi tệ - sau chiến tranh cựu nguyên soái Shiorner giải thích hành động của mình. - Trong quân đội của chúng ta có rất nhiều đơn vị phụ trợ từ người Nga, người Ucraina và những người tình nguyện từ phương Đông. Tất cả họ đều được vũ trang. Chúng tôi sợ rằng họ sẽ quay súng chống lại chúng tôi. Bằng mọi lực lượng của mình chúng tôi cố gắng ngăn cản sư đoàn số 1 tấn công mình và tránh va chạm vũ trang, về điều này người ở Tổng hành dinh có thể biết nhưng Tổng hành dinh đã không biết gì cả.”
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2018, 06:52:17 pm »


        Shiorner chưa mất hết hy vọng thuyết phục Buniachenko và đề nghị ông đến ban tham mưu của mình. Thay vào chỗ chỉ huy sư đoàn, người phụ trách tình báo tới và giải thích rằng Buniachenko bị tai nạn ô tô.

        - Nếu mà tôi còn một phi đội - nguyên soái nói - thì có lẽ tôi đã ném bom chúng và chúng đã quỳ bò đến van xin tôi!

        Tham mưu trưởng tập đoàn quân “Trung tâm” đã bay đến chỗ Buniachenko. Viên chỉ huy sư đoàn gặp người này với cái đầu băng bó và hứa chắc chắn là sẽ ra mặt trận. Trên thực tế Buniachenko đã dẫn quân sang Tiệp Khắc.

        - Đó là sự dối trá! - Viên sĩ quan liên lạc Đức tức giận. - Ngài chăng đã nhận được quân lệnh hay sao!

        Quân đội của Valsov đến gần Praha đúng vào thời điểm ở đó bắt đầu cuộc khởi nghĩa vũ trang chống phát xít. Tuy nhiên những người du kích đã không lường được sức mình. Những người lãnh đạo khởi nghĩa truyền trên đài phát thanh lời kêu gọi giúp đỡ".

        Trong các tài liệu sử học Xô Viết người ta chấp nhận giả thuyết: các đơn vị quân đội của mặt trận Ucraina số 1 dưới sự chỉ huy của nguyên soái Ivan Stepanovic Konev đã đến giúp nhân dân Praha giải phóng thủ đô Tiệp Khắc.

        Trên thực tế diễn biến sự việc không như vậy.

        Chiều ngày 2 tháng 5, một đoàn đại biểu du kích khởi nghĩa Tiệp Khắc đã đến ban tham mưu sư đoàn số 1 của ROA. Họ đề nghị quân đội Vlasov giúp đỡ. Chỉ huy sư đoàn Buniachenko nắm lấy ý tưởng đó. Ông thuyết phục Vlasov: chính phủ tương lai của Tiệp Khắc để cảm ơn sẽ cho ROA cư trú chính trị và sẽ có tiếng nói bảo vệ trước các nước đồng minh.

        Ngày 5 tháng 5 sư đoàn Buniachenko đã đạt được thoả thuận với du kích về “Cuộc đấu tranh chung chống chủ nghĩa Bolshevic”. Buổi chiều các đơn vị tiên phong của ROA đã tiến vào Praha nơi các trận chiến đấu khốc liệt đang diễn ra. Người dân Praha đón tiếp quân Vlasov như những người chiến thắng.

        Đến chiều ngày 7 tháng 5, ROA chiếm được phần lớn thành phố và chia cắt tập đoàn quân quân Đức ra làm đôi. Quân Vlasov chiến đấu tốt và đã cứu được Praha. Sự sẵn sàng mà ROA đã chuẩn bị để quay súng chống lại quân Đức nói lên nhiều điều.

        Quân đội của Vlasov đã cứu được Praha nhưng sự nghiệp của chính họ đã thất bại. Những người cộng sản Tiệp Khắc chiếm đa số trong ban lãnh dạo khởi nghĩa đã từ chối quan hệ với nhũng kẻ phản bội và những kẻ đánh thuê cho Đức.

        - Ban chỉ huy của các ngài có lẽ tính đến việc chuộc lỗi của mình trước Tổ quốc Xô Viết, trước Đảng và chính phủ về tội phản bội. Giờ đầy, vào thời điểm cuối cùng các ngài lại phản bội những người Đức đồng minh của mình. Nhưng đối với chúng tôi các ngài cũng là kẻ thù như bọn Đức mà thôi!

        Một trong những nhà lãnh đạo nổi tiếng của phong trào bí mật chống phát xít Iozef Smrkovski đã nói với các sĩ quan Vlasov:

        - Bản thân các ngài vẫn khẳng định rằng các ngài chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản. Nhiều thành viên của uỷ ban nhân dân là đảng viên cộng sản. Có nghĩa là các ngài là kẻ thù của chúng tôi.

        Du kích Tiệp Khắc xử tử một số sĩ quan quân Vlasov, bắt giữ tướng Trukhin và trao cho quân đội Xô Viết.

        Quân Vlasov hy vọng rằng quân Mỹ sẽ tiến vào thảnh phố. Nhưng tư lệnh các đơn vị quân đồng minh, viên tướng Mỹ Dwait Eisenhauer đã bác đề nghị của viên tướng chỉ huy xe tăng George Smit Paton tư lệnh tập đoàn quân số 3 về việc chiếm Praha - Và xe tăng Liên Xô đã tiến vào.

        Đêm rạng sáng ngày 8 tháng 5, Buniachenko ra lệnh rút khỏi thành phố. Quân đội của nguyên soái Konev đến Praha ngày 9 tháng 5.

        Người Mỹ và người Anh không định giúp đỡ những kẻ đã chiến đấu dưới lá cờ Hitler.

        Ngày 11 tháng 2 năm 1945, ở Ialta, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin Ruzvelt và Thủ tướng Anh Winston Chirchill đã ký hiệp định về trao cho Matxcơva tất cả các công dân Xô Viết ở khu vực Anh - Mỹ đóng, đặc biệt là những kẻ bị bắt làm tù binh trong quân phục Đức.

        Iuri Zherebkov - ngưòi đứng đầu Vụ quart hệ đối ngoại của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga đã thử đóng vai trò Bộ trưởng ngoại giao dưới thời Vlasov. Ông đã sống lưu vong từ lâu, và khác với cựu bí thư thứ nhất tỉnh uỷ Zhilenkov - người được giao phụ trách công tác đối ngoại, ông hiểu cần phải hành động như thế nào.

        Giữa tháng 2 năm 1945, Zherebkov định sang Thụy Sĩ theo lệnh của Vlasov để liên hệ với đại sứ quán Mỹ và đại sứ quán Anh ở Berna. Lúc này Vlasov đã quên rằng mới trước đó không lâu ông đã tố giác đế quốc Anh, đế quốc Mỹ.

        Cái cớ cho chuyến đi là sự cần thiết gặp ban lãnh đạo Uỷ ban Thập tự đỏ quốc tế để lưu ý về những quân nhân của quân đội Vlasov bị bắt làm tù binh ở mặt trận phía Tây.

        Zherebkov đã gặp đại diện của uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế ở Đức và đề nghị cấp visa để sang đàm phán với uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế Burcharđt. Các nhà ngoại giao nước ngoài còn lại ở Đức đã phải chuyển từ Berlin đến Munic vì những trận ném bom liên tục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2018, 06:53:59 pm »


        Nhưng Bộ ngoại giao đế chế không cấp phép xuất cảnh cho Zherebkov. Tông cục an ninh đế chế phản đối. Ở đó người ta cảm thấy rằng Zherebkov ra nước ngoài không phải vì vấn đề tù binh mà là để thiết lập quan hệ với kẻ thù. Zherebkov và Vlasov gắng sức ép lên Krioger. Người này gọi điện đến Bộ ngoại giao và nói rằng không ai từ chối.

        Ngày 13 tháng 4, người được uỷ quyền của Thụy Sĩ đã lấy làm tiếc thông báo với Zherebkov rằng visa của ông vẫn chưa được gửi đến. Vào cuối chiến tranh chính phủ Thụy Sĩ không muốn mâu thuẫn với Matxcơva. Zherebkov hỏi thẳng: Liệu tướng Vlasov và các cận thần của mình có thể hy vọng vào tị nạn chính trị ở Thụy Sĩ hay không? Người được uỷ nhiệm trả lời nhã nhặn rằng trong hoàn cảnh hiện nay chính phủ của ông bắt buộc phải từ chối.

        Zherebkov thử vượt biên giới Thụy Sĩ vào ban đêm. Ông bị bắt. Ông có mang theo người một bức thư giới thiệu của vị đại diện Thụy Sĩ ở Berlin rằng lời đề nghị cấp visa đã được gửi đi nhung chưa nhận được trả lời. Chăng giúp ích được gì. Chính quyền Thụy Sĩ không muốn dính líu gì với những con người đó. Vài giờ sau Zherebkov bị trục xuất.

        Những ngày cuối cùng Vlasov cùng với Krioger uống say khướt. Về sau nhũng chiến hữu đã trách viên tướng về sự không cương quyết: nhẽ ra không nên uống rượu với tên ss mà phải bắt nó rồi phá vây sang phía Tây đến với người Mỹ. Có thể Vlasov hiểu rằng người Mỹ sẽ chăng cứu được y. Đối với họ y chỉ là một tên phản bội đáng kinh tởm.

        Ngày 16 tháng 4, Vlasov đi đến Praha. Một hy vọng cuối cùng là ngồi ở đây chờ người Mỹ tới. Tại San Francisco đã khai mạc hội nghị của Hội đồng Liên hiệp quốc. Một ý nghĩ điên rồ nảy sinh - Vlasov cần phải qua đài phát thanh kêu gọi những người tham gia hội nghị và kể về các mục tiêu cũng như nhiệm vụ của uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga. Nhưng Frank, người lúc đó còn là ông chủ của Praha không cho phép.

        Vlasov và cận thần của y di chuyển về phía quân Mỹ -  những người không hề nghi ngờ gì về sự tồn tại của y. Y đã phải giải thích cho các sĩ quan Mỹ rằng y là ai. Họ tò mò hỏi tại sao y lại chiến đấu chống lại Tổ quốc mình.

        Ngày 11 tháng 5, ban chỉ huy Mỹ đưa ra câu trả lời cuối cùng. Họ không cho phép quân của Vlasov vào khu vực do họ kiểm soát. Buniachenko ra lệnh cho mọi người giải tán.

        Các sĩ quan và binh lính vội vã vứt bỏ quân hàm, quân hiệu, thay quần áo thường dân đã đổi được của người Tiệp bằng vũ khí hoặc lương thực, đốt giấy tờ. Một sự sợ hãi bao trùm lấy họ.

        Ngày 12 tháng 5, các sĩ quan Xô Viết đã bắt được Vlasov đang di chuyển về phía người Mỹ. Y lập tức bị đưa về Matxcơva. Ngày 15 tháng 5 người ta đưa viên cựu trung tướng đến chỗ Abakumov. Người chỉ huy “SMERSH” chỉ thị phải nhốt riêng Vlasov nhưng bổ sung thêm đồ ăn cho y. Có thể là thoạt tiên người ta chuẩn bị một phiên toà công khai và muốn rằng viên tướng trông phải khoẻ mạnh. Vlasov bị hỏi cung từ ngày 16 đến 25 tháng 5.

        Trukhin còn bị bắt sớm hơn Vlasov. Buniachenko và Zakutnyi do người Mỹ trao trả. Grigori Zverev đã tự bắn mình, y bị mất mắt phải nhưng không chết. Victor Maltsev dùng dao cạo cắt mạch máu và cổ họng nhưng y đã được đưa vào bệnh viện của nhà tù Butyrskaia.

        Còn Meandrov và Malyshkin mãi mới được người Mỹ trao trả vào tháng 3 năm 1946, còn Zhilenkov vào tháng 5. Lúc ấy khi toàn bộ đầu não của phong trào Vlasov đã có mặt ở Lubianka thì mới có thể tiến hành một cuộc xét xử ngắn và đưa ra các hình thức trừng phạt thích đáng.

        Ngày 23 tháng 6 năm 1946, Bộ chính trị thông qua nghị quyết:

        “1. Hội đồng quân sự của Toà án tối cáo Liên Xô xét xử những người lãnh đạo “uỷ ban giải phóng các dân tộc Nga” do người Đức lập ra: Vlasov, Malyshkin, Trukhin Zhilenkov và những tên Vlasov tích cực khác với tổng số là 12 người.

        2. Việc xử án bọn Vlasov sẽ tiến hành xử kín dưới sự chủ toạ của thượng tướng tư pháp Ulrikh, không có sự tham gia của các bên (công tố viên và luật sư biện hộ).

        3. Tất các các bị cáo theo Mục 1 của sắc lệnh của chủ tịch đoàn Xô Viết tối cao Liên Xô ngày 19 tháng Tư 1943 bị kết án tử hình bằng treo cổ. Bản án được thi hành trong diều kiện nhà tù.

        4. Quá trinh xử án không công bô trên báo chí.

        Sau khi kết thúc vụ án sẽ công bố trên các báo trong mục “Tin vắn” về việc vụ án đã được tiến hành, tuyên cáo của toà và việc thi hành bản án.

        Trình tự xét xử bắt đầu vào thứ Ba ngàv 30 tháng 7 năm nay”.

        Việc xét xử diễn ra trong hai ngày.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM