Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:50:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đền tội  (Đọc 23726 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 01:06:34 am »


        Giữa mùa đông ác liệt ở lưu vực sông Vonga. Xtalingrát, tại sở chỉ huy của sư đoàn trường sư đoàn cận vệ số 13 Alếchxanđrơ Rôđinxép, anh cùng mấy sĩ quan trong bộ tham mưu của anh tụ tập tại đây để đón mừng năm mới, năm 1943. Rét khủng khiếp. Gió bấc gào thét, đưa tuyết khô đến phủ kín mặt sông Vonga đã đóng băng, muốn giật tung cánh cửa làm bằng gỗ ván của công sự, cánh cửa này gắn chặt vào cái cống thoát nước bằng đá hoa cương dưới nền đường xe lửa. Gió lùa tuyết vào các kẽ hở, làm lung lay những ngọn nến trên chiếc bàn dài được ghép bằng ván bìa. Những tiếng súng bắn nhau vọng tới qua tiếng gió lúc thì rộ lên lúc thì dịu đi. Từ đấy đến vùng tiền duyên có thể với tay tới. Toàn bộ dải đất cạnh bờ sông do sư đoàn phòng vệ bị đạn súng trường cày lỗ chỗ.

        Chúng tôi ngồi cạnh bàn, mắt theo dõi cái kim có dạ quang trên chiếc đồng hộ được gỡ ra từ một chiếc máy bay nào đó bị bắn rơi, đang nhích dần con số 12 một cách rất chậm chạp. Một người lên tiếng:

        - Chúng ta nâng cốc chúc cho quân đội nhanh chóng nghiền nát tất cả bọn chúng nơi đây, tại Xtalingrát này.

        - Thôi đi, Xtalingrát coi như đã được giải quyết rồi. Hãy nâng cốc chúc cho mau tống cổ chúng ra khỏi nước ta và truy kích chúng tới tận Béclin, - một trung tá có bộ mặt xương xẩu, xám ngắt, thinh thoảng lại giật giật do bị chấn thương mới đây, cất giọng khàn khàn: - Chúc cho làm sao tóm cổ được tất cả bọn Hítle, Gơrinh, Gơben để đưa chúng ra xử bắn.

        - Xử bắn, hình phạt này đối vói chúng còn quá nhẹ, chúc làm sao treo cổ được tất cả bọn chúng, thế mới đáng. - Chủ nhà lên tiếng, đó là một người rất trẻ, mặc chiếc áo khoác bọc lông thú màu sáng, thế nhưng anh ta đã tùng chiến đấu ở Tây Ban Nha. Nói rồi anh nâng ca rượu mạnh pha thêm tuyết giơ lên.

        Hai chiếc kim màu xanh lá mạ chập lại với nhau ở phía trên của mặt đồng hồ. Chúng tôi uống thứ cồn đùng đục pha loãng, đó là rượu sâm banh của những người bảo vệ Xtalingrát, và nhấm nháp những thứ đựng trong các vỏ đồ hộp. Bỗng nhiên sự yên tĩnh làm tôi vô cùng sửng sốt, yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng gió thổi ù ù bên sông. Sự yên tĩnh ở đây là điềm xấu, là rất đáng sợ. Hiện tượng này bao giờ cũng xảy ra trước con giông tố, và quả là như vậy: chiếc kim phút chưa kịp nhích khỏi con số 12 thì một trận pháo kích dữ dội bắt đầu. Mọi người đứng bật dậy khỏi bàn và vội vã mặc quần áo. Năm mới, năm 1943, một năm chưa biết sẽ hứa hẹn điều gì, đã bắt đầu...

        Người đàn bà đẹp ngồi bên cạnh hỏi tôi một câu gì đó bằng tiếng Anh. Cái giọng nói du dương của bà ta lập tức đưa tôi từ căn hầm lạnh giá, từ những chuỗi ngày của trận đánh vĩ đại từng quyết định một cách đáng kể số phận của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, quay trở lại cái hội trường rộng lớn ốp gỗ sồi và đá xanh này - nơi bọn hung ác đã gây chiến tranh và dìm trái đất ngập trong máu đang ngồi trên ghế bị cáo để chờ đợi số phận của chúng. Người đàn bà ngồi bên cạnh không hiểu sự im lặng của tôi nên nhắc lại câu hỏi. Và để trả lời, tôi nói một câu tiếng Anh duy nhất mà tôi biết:

        -  Ai đôn xpich in glis1


        Niềm mơ ước của mọi người đã biến thành sự thật: quân đội Xô viết đã đến bờ sông Vonga rồi sau đó, trong những trận đánh tiếp theo đã bẽ gãy xương sống của con thú phát xít, đã tiến tới Béclin và treo lá cờ đỏ trên dinh luỹ chính của chủ nghĩa phát xít. Những tên đầu sỏ Đảng Quốc xã đã bị tóm cổ và giờ đây đang chờ đợi sự trừng phạt.

        - Về cơ bản, toàn bộ chính phủ Hítle hiện đang ngồi đây. - Crusinxki ghé sang tôi qua một hàng ghế, nói.

        Đúng, anh ta nói có lý. Trước đây, có lẽ cũng theo trật tự như thế này, chúng nó đã ngồi sau bàn đoàn chủ tịch trong buổi khai mạc đại hội cái đảng nhục nhã tại đây, ô ngay thành phố Nuyrembe này. Chi thiếu mất ba "G" như cánh nhà báo thường nói: Hítle, Himle, Gơben2.

        Người ta đã kể lại với tôi rằng ngay từ những ngày đầu tiên xét xử, các bị cáo và luật sư của chúng định đổ tất cả những tội lỗi nặng nề của đệ tam đế chế lên đầu ba kẻ vắng mặt này.

-----------------
        1. Nghĩa là: tôi không nói được tiếng Anh.

   2. Trong tiếng Nga đọc là: Gítle, Gimle, Gơben - ND.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 01:07:56 am »


        Chắc là do bị ám ảnh bởi những nhà biếm hoạ cho nên tôi lập tức bị sửng sốt trước vẻ bình thường và thậm chí tôi có thể nói là lịch sự của những bị cáo. Không có một chút gì là khủng khiếp và ghê tởm cả - đó chẳng qua chỉ là những ngài tuổi tác khác nhau, ngồi thành hai dãy: người thì lắng nghe, người thì nói chuyện với kẻ bên cạnh, người thì hý hoáy ghi chép, người thì gửi những mẩu thư ngắn cho các luật sư của mình ngồi hơi thấp một chút ô phía bên kia tấm rào chắn. Này nhé, ngài béo phốp pháp có vẻ đôn hậu, mặc quân phục xám bằng da nai ngồi hàng ghế phía bên phải kia chính là Hécman Vinghen Gơrinh, "nhân vật số hai" của nước Đức, kẻ đã đốt trụ sở quốc hội, đã tổ chức "đêm dao dài"1, đã chuẩn bị việc xâm chiếm Áo, Tiệp Khắc, đã công khai đe doạ sẽ biến Luân Đôn, Lêningrát, Matxcơva thành nhũng đống gạch vụn. Còn ngài gầy guộc có khuôn mặt như cái đầu lâu kia là Ruđônphơ Hexơ, cánh tay phải của Hítle trong đảng Quốc xã, người đã cùng với quốc trưởng viết ra một quyển kinh phúc âm của chủ nghĩa quốc xã - cuốn "Mein Kampf"2. Ngài dong dỏng cao trông rất khả ái - đó chính là người chuyên đi chào hàng về nhũng khoản âm mưu quốc tế Phôn Ribentorốp. Còn ngài cao kều, ăn mặc theo kiểu nhà binh, có khuôn mặt chữ điền nghiêm khắc và có bộ tóc chải mượt, đó là thống chế Vinhem Câyten, đồng tác giả về những kế hoạch xâm lược của Hítle. Mặc dầu những tội ác đẫm máu của những con người này từ lâu đã nổi tiếng khắp thế giới, nhưng điều đó chẳng hiểu sao lại không được phân ánh lên diện mạo của những tên ác ôn ấy.

        Vẻ bình thản hiền hoà của các bị cáo trong phòng xử án đã làm tôi ngạc nhiên hơn hết thảy.

        Và lại còn bản thân quá trình tố tụng nữa chứ. Hôm nay toà nghe lời khai của các nhân chứng. Hai người trong số đó kể về những trại tập trung và những cách giết người, và tôi cảm thấy rằng chỉ riêng nhũng tội ác đó cũng đủ để đưa nhũng bị cáo lên giá treo cổ mà chẳng cần nói dài dòng làm gì. Trong khi đó thủ tục tố tụng diễn ra rất chậm chạp lề mề. Chánh án chủ toạ là huân tước Giêphrây Lôrenxơ, một ông già tráng kiện có cái đầu to và cái trán hói bóng loáng. Ông ta điều khiển việc tố tụng một cách chậm rãi, để cho bên bào chữa quấy rầy các nhân chứng bằng nhũng câu hỏi về các chi tiết vụn vặt nào đó.

        Lại còn cái thứ ánh sáng nhợt nhạt, đều đều, khó chịu, khiến cho mọi vật xung quanh mang màu sắc tái xanh, chết chóc. Các cửa sổ đều che rèm kín mít. Thi ra ông bạn đại tá mới quen của chúng tôi là Enđruxơ đã có lần nói đùa với cánh nhà báo về các bị can: "Điều tôi quan tâm là làm sao cho tất cả bọn chúng không thấy mặt trời". Các phạm nhân bị giam trong những xà lim của nhà tù vốn nằm ngay trong các toà nhà của Pháp viện. Ở đó vẫn một thứ ánh sáng nhân tạo, còn từ nhà tù đến phòng xử án, các bị cáo được dẫn đi theo một đường ngầm bố trí riêng nhằm làm tiêu tan ngay cả ý định muốn chạy trốn của họ.

        Đấy, của đáng tội, đó là tất cả những cảm tường ban đầu mà tôi có được trong buổi đến thăm toà án lần thứ nhất. Tất cả những điều tai nghe mắt thấy đó thậm chí cũng không còn đủ để viết được một bài báo ngắn, huống hồ lại còn phải thi tài đọ sức với nhũng nhà báo lành nghề và những cây bút chính luận xuất sắc như Êrenbua, Lêônốp, Phêđin.

        Tôi hy vọng trong giờ giải lao sẽ lẻn xuống dưới nhà để vào phòng Trung tâm báo chí Liên Xô hay chí ít cũng vào khoang lô dành cho báo chí, nhung niềm hy vọng đó không thực hiện được. Những người lính Mỹ đeo băng quân cảnh làm nhiệm vụ kiểm tra giấy tờ - nhũng thanh niên vạm vỡ hồng hào đầu đội mũ sắt bóng loáng, chân đi ghệt trắng, khác với người chỉ huy của mình - không hề biểu lộ sự chú ý lẫn sự kính nể đối với bộ lễ phục của tôi nên tuy mỉm cười nhưng họ cương quyết ngăn tôi lại. Các bạn bè và nhà báo sau khi được biết tôi bị giam hãm trong cái phòng khách đã leo lên gác và trước sự ngạc nhiên của những khách nước ngoài, chúng tôi đã ôm nhau như đã từng ôm nhau ở mặt trận Calinin, Brianxcơ, Xtalingrát, ở mặt trận Ucraina 1 và mặt trận Ucraina 2. Người nào cũng lôi tôi vào quán rượu sang trọng, sáng loáng những đá cẩm thạch và kền, ở đó những cô gái kiều diễm với đôi chân dài thon thả, dường như bước ra từ những trang bìa quảng cáo của các tạp chí Niu Yóoc, đã mời các vị quan khách dùng cà phê, nước quả, và tất nhiên có cả côca côla, chắc là tượng trưng cho lối sống Mỹ.

------------------
        1. Mật hiệu chi đêm Gơrinh hạ lệnh thủ tiêu những tên đội viên xung kích s. A tham gia đốt toà nhà quốc hội đế bịt đầu mối. Cũng đêm đó Gorinh mượn bàn tay của chính Hitle trù khử kẻ kình địch chính trị của mình là E Rêm, thủ lĩnh đội quân xung kích - ND.

       2.  Cuộc chiến đấu của tôi (tiếng Đúc).

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2018, 01:09:30 am »


        Cũng ở quán rượu này tôi lại gặp cả người đàn bà đẹp ngồi bên cạnh, một đám khách đang quây lấy bà ta. Bà ấy ban phát một cách hậu hĩnh nụ cười và chữ ký bằng cách ghi nguệch ngoạc vào nhũng cuốn sổ tay, những tấm bưu thiếp và thậm chí trên cả những tờ thực đơn.

        - Người này là ai thế? - tôi hỏi Víchto Têmin - phóng viên nhiếp ảnh tờ Sự thật.

        - Đồ u mê, - anh ta khinh khỉnh nói, - thế mà cũng đòi mặc lễ phục. Đó chính là Máclen Đitorích.

        Khi phiên toà tái nhóm, tôi lại ngồi ở hàng ghế đầu tiên bên cạnh bà láng giềng nổi tiếng. Bà ta không đeo ống nghe và nhìn xuống hội trường với vẻ mệt mỏi. Rồi bà rút ờ trong ví đầm ra một tuýp kẹo Paxtila, cho một viên vào mồm còn một viên nữa thì đưa cho tôi. Nhận viên kẹo, tôi lịch sự nói một câu tiếng Anh thứ hai mà tôi đã kịp học thuộc ở Nuyrembe: "Xenkiu veri mats"1. Thật ra thì ở tôi, cái câu đó nghe có vẻ kỳ cục giống như "Xenka, beri miats"2, nhưng dầu sao tôi cũng rất hài lòng vì đã giữ được thể diện trước mặt một nữ nghệ sĩ nổi tiếng.

        Cạnh những chiếc xe hòm dùng để chở các quan toà và các nhà báo đến nơi ở sau mỗi buổi làm việc, tôi đã làm quen được với đội ngũ báo chí Xô viết còn lại. Ngoài những người đã ra sân bay đón tôi, ở đây còn có phóng viên chuyên viêt tiểu phẩm của tờ Sự thật thanh niên cộng sản Xêmen Nariniani, người có dáng dấp một nhà văn châm biếm hiền lành, trầm mặc. Hai phóng viên của hãng thông tấn TASS là Bôrít Aphanaxiép và Đanin Craminốp, phóng viên của tờ Tin tức là bác Mikhain Đôngônôlốp rất đôn hậu mà không hiểu tại sao tất cả đều gọi bằng bố, và một vài người bạn không quen, phóng viên báo của các nước cộng hoà. Sau khi trêu chọc tí chút về bộ lễ phục vàng choé của tôi, tất cả cùng chui vào một chiếc xe hòm cỡ lớn. Mọi người trên xe bàn tán về vẻ mặt phờ phạc của Gơrinh hôm nay: chắc là người ta lại mang ma tuý cho hắn. Xêmen Nariniani nói một cách rất nghiêm chỉnh:

        - Không hề gì, hắn còn khoẻ chán!

        Còn đến tối, theo luật lệ bất thành văn ở đây, sau khi ăn cơm xong, tôi dẫn các bạn đồng nghiệp vào quán rượu. Trước đây, khi có dịp bay từ Matxcơva đến mặt trận mới mở, tôi bao giờ cũng giấu một chai rượu vốtca, bọc trong chiếc quần lót hay chiếc mùi soa, vào một góc kín của chiếc ba lô như một thứ nước thần làm người chết sống lại. Nhất định phải đem theo một chai rượu, mặc dầu trong các cửa hàng mậu dịch giá rất đắt. Còn giờ đây, khi các túi đã đầy chặt những đồng mác được tính theo vàng trong khu vực quân sự Mỹ chiếm đóng thì tại sao không chạm cốc với các bạn đồng nghiệp được nhỉ? Các phóng viên nước ngoài tò mò xem chúng tôi xài thứ nhiên liệu của dân tộc mình, bởi lẽ ở đây người ta uống Gin và Uýtky một cách dè dặt, bằng cách pha loãng với nước và cho thêm đá.

        Điều hành quán rượu là một người Mỹ vui tính có hàm răng trắng muốt tên là Đêvít. Ông ta mặc quân phục mang cấp hiệu hạ sĩ ở ve áo, đứng sai khiến ở cạnh quầy. Ông ta pha các đồ uống, lắc cốctai khéo đến mức những chai, những cốc, dường như sống trong đôi tay nhanh thoăn thoắt của ông ta. Ở phía sau lưng ông ta là một tờ tranh áp phích khổ hơi dài, trên đó ghi tên các loại rượu thập cẩm. Những cái tên rất quái gờ đại loại như "Mèo đen", "Manheten", "Crêônca", "Meri đẫm máu"... Ở cuối danh mục, người ta đã giảng giải cho tôi, có ghi một loại rượu thập cẩm mới bằng chữ đỏ mà ông Đêvít ra sức quảng cáo. Thì ra loại cốc tai này mang cái tên Nga tận cùng bằng "ovka". Hình như nó bắt nguồn từ tên họ của một trong số những người bạn đồng nghiệp của tôi.

        Mãi khuya chúng tôi mới trở về "Raxen pêlex" của chúng tôi. Như tôi đã nói, các nhà báo Liên Xô được bố trí ở bên ngoài toà lâu đài, trong một tửu quán bình dân mà trước đây công nhân và thư ký của nhà máy bút chì thường lui tới sau giờ tan tầm. Hiện nay những cơ quan hậu cần nào đó đang đóng tại ngôi nhà này, còn tầng trên, nơi có những căn buồng bé xíu, đã trở thành nơi ở của các nhà báo Liên Xô.

        Tôi được sắp xếp làm người thứ năm ở trong phòng của Crusinxki. Một người nào đó xin lỗi nói rằng anh ta có tật ngáy trong lúc ngủ và hỏi liệu anh ta có làm phiền tôi không. Tôi làm cho những ông bạn mới cùng phòng hết súc mừng rỡ khi tuyên bổ tôi có thể ngáy át hết tất cả bọn họ. Crusinxki mang chiếc máy chữ ra ngoài hành lang và tôi nằm mãi vẫn còn nghe thấy tiếng lách cách vọng tới. Ngày đầu tiên của tôi ở Nuyrembe để tham dự toà án vĩ đại của các dân tộc, ở cái thành phố mà thậm chí tôi chưa kịp ngó qua, đã kết thúc như vậy.

-------------------
        1. Rất cảm cm.

        2. Xenka, cầm lấy quả bóng! - tiếng Nga.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2018, 03:04:16 am »


MỘT NHÂN CHỨNG VÔ HÌNH

        Sáng sớm tinh mơ trước khi tất cả chúng tôi kéo đi ăn sáng trong gian phòng chính lộng lẫy tại toà lâu đài của Phabéc - nơi mà, như người ta nói, vua bút chì đã nhiều lần mời Hítle và đoàn tuỳ tùng của quốc trường đến dùng bữa trưa - Nicôlai Giucốp đã tổ chức ở hành lang trong căn nhà của chúng tôi một cuộc triển lãm. Là người tính tình cơi mờ, anh thích chia sẻ với bạn bè những niềm vui và những thành công của mình, và bởi thế hôm nay, anh bày trên sàn khoảng ba mươi bức phác thảo, ký hoạ để giới thiệu với chúng tôi.

        Tôi biết người hoạ sĩ này từ năm đầu chiến tranh, khi chúng tôi làm quen với nhau trong những khu rừng tuyết phủ ở gần Calinin. Tôi biết anh khao khát cuộc sống, luôn luôn say mê sáng tạo, chính đức tính này đã buộc anh rút sổ tay ra để ký hoạ ở những nơi có vẻ không thích họp nhất - trong bữa ăn trưa, trong buổi nói chuyện vói bộ chỉ huy quân sự, thậm chí trong những cuộc họp chi bộ. Tôi cũng biết anh có khả năng khi vẽ làm bộc lộ rõ bản chất con người của hình mẫu và, đôi khi anh làm toát lên được ở con người cái điều mà họ cố giấu kín hoặc có thể ngay cả chính họ cũng không ngờ tới.

        Trên những bức ký hoạ vẽ các bị cáo mà hiện nay anh cho chúng tôi xem, khả năng phản ánh nội tâm, ấy đã thể hiện rất rõ. Các bị cáo mà lúc đầu tôi cảm thấy như là một bộ sưu tập những đức ông đáng kính trọng, qua lăng kính sáng tạo của nhà hoạ sĩ, đã có được diện mạo thực thụ của chúng. Một cuộc diễu hành chính cống của những tên ác ôn, những quái thai, những kẻ cuồng tín mà đã có lúc nắm trong tay một quyền lực lớn lao rồi không ngần ngại đẩy hàng triệu người vào cõi chết và tiêu diệt họ một cách cầu kỳ, sáng tạo, với thái độ triệt để và sự thành thạo đến tàn nhẫn. Không, Giucốp không biến kẻ thù thành những biếm hoạ, nhưng anh đã nhấn mạnh những nét tiêu biểu nhất, dường như phanh phui hết lòng dạ của chúng. Bởi vậy, khi trở lại hội trường và ngồi vào đúng chỗ quy định cho tôi ở hàng ghế thứ ba phía bên phải của lô phóng viên, chỉ cách hàng ghế của bị cáo khoảng chục mét, bây giờ tôi đã nhìn chúng bằng con mắt của anh bạn hoạ sĩ, vẻ lịch duyệt bề ngoài của chúng không còn đánh lừa được tôi nữa.

        Ai chứ người Mỹ thì hiểu hết tất cả tầm quan trọng của báo chí, và họ, cần phải nói một cách công bằng, đã làm tất cả những gì có thể làm được để tạo điều kiện làm việc dễ dàng cho 315 phóng viên đến dự vụ xử án. Chúng tôi ngồi trong những chiếc ghế bành, rất gần cả các quan toà lẫn các bị cáo, đối diện thẳng với bục các nhân chứng. Sau chiếc bục đó là bức tường kính, gian phòng phía trong được chia thành từng ô, ờ đó các phiên dịch viên đang làm việc trong các cabin của mình. Việc phiên dịch được tiến hành song song cùng một lúc, đeo ống nghe vào chúng tôi có thể nghe bằng tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Đức tất cả những gì mà các quan toà, các công tố viên, các nhân chứng nói và các bị cáo trả lời.

        Bằng việc tận dụng các thiết bị dịch vụ của hãng thông tấn phưcmg Tây, các phóng viên có thể gửi bản tin của mình theo từng phần ở ngay trong hội trường, thậm chí chả cần đứng dậy khỏi ghế. Cứ viết được mấy trang rồi giơ tay lên là túc khắc có một người lính thường trực đi tới và mang bài viết đến phòng điện báo. Ở đây có một phòng dành riêng cho báo chí, trong đó phóng viên có thể đặt chiếc máy chữ của mình trên một chiếc bàn xinh xắn và tự đánh máy bài viết. Nhưng phòng đó ồn ào đến nỗi chẳng mấy người trong bọn chủng tôi sử dụng nó.

        Chúng tôi có quyền sừ dụng mấy căn phòng lớn yên tĩnh ở đầu hồi phía đông của toà nhà rộng mênh mông này, tại đó có những cô nhân viên đánh máy chữ sẵn sàng phục vụ những ai không biết đánh máy. Gần đó cũng có cả đường dây điện thoại quân sự nối liền chúng tôi với Béclin và Matxcơva, do đó, sau chừng một tiếng rưỡi đồng hồ là bài đã có thể nằm gọn ở toà soạn.

        Nói chung, những điều kiện thật tuyệt vời. Miễn là hãy làm việc! Còn tài liệu thì lúc nào cũng cứ ùn ùn đến nỗi nghĩ mà phát ớn. Mặc dầu tôi đến chậm và các bạn đồng nghiệp may mắn hơn của tôi đã "hót mất phần ngon", đã kể cho các độc giả về tất cả những đặc điểm của toà nhà Pháp viện, đã miêu tả tỉ mì hội trường lẫn thái độ bình tĩnh chí công vô tư của các quan toà - những người đại diện cho loài người - và cả mặt mũi của nhũng bị cáo. Nhung tôi vẫn còn cái để mà V viết bởi vì những tài liệu nóng hổi, khủng khiếp chưa từng thấy, không ngừng xuất hiện.

        Phiên toà hôm nay, như người ta nói với tôi, tương đối yên tĩnh. Viên phụ tá của công tố viên trường của Mỹ là thẩm phán Rôbéc Giécxơn, đã đọc tài liệu nói về số phận của nhũng người ở các nước bị chiếm đóng bị cưỡng bức đưa sang Đức làm việc, về nhũng nô lệ của đế chế Hítle lao động trong các nhà máy, trên đồng ruộng và bị hạ xuống ngang mức súc vật như thế nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2018, 03:07:30 am »


        Con số chính xác không được nêu lên mà chỉ nói tới hàng triệu. Còn đối với tôi thì khối người khổng lồ mang cái tên Ostarbeiter1 dường như được thể hiện trong hình ảnh một cô gái Nga Maria, mà tôi đã có dịp nói chuyện vào tháng tám năm 1943 tại thành phố Khác cốp vừa mới được giải phóng xong và đang còn mịt mù khói lửa.

        Lúc ấy Maria mới vừa mười chín tuổi nhưng cô trông như người bốn mươi. Mái tóc thẫm màu của cô đã điểm nhũng mảng tóc bạc, đôi môi bị xé thành những nếp nhăn và móp vào như môi bà lão, còn trên khuôn mặt thì có một thớ thịt luôn luôn co giật. Và hiện nay cô bước vào phòng xử án như một người vô hình đứng sau lưng công tố viên người Mỹ đang cất giọng đều đều đọc những tài liệu kêu gọi sự trừng phạt.

        Tôi không bao giờ có thể quên được giọng nói run rẩy nghẹn ngào của cô gái kể cho chúng tôi nghe rằng trong một cuộc vây ráp, bọn ss đã bắt được cô ở ngoài phố rồi lùa cô lên một toa chở hàng cùng với những người dân Khác cốp. Và ròng rã mười ngày chở họ trong cái toa bịt kín đó khiến cho các cô gái bị ngạt thở vì nóng bức vì hôi thối... Sau đó là chợ bán nô lệ của bọn quốc xã tại một trong những thành phố phía đông nước Đức. Các cô gái đứng xếp thành từng hàng, và những grosbausser2 đi dọc theo những hàng người đó sờ nắn các bắp thịt, thọc ngón tay vào mồm để kiểm tra xem có bị bệnh sâu răng hay không, răng có lung lay không. Sau đó, là làm việc quần quật trên những cánh đồng của một cái ấp lớn. Những mụ cai lăm lăm roi gân bò trong tay. Bữa ăn gồm độc một món xúp củ cải không thay đổi. Lại còn những nhục hình vì tội vi phạm nội quy, theo một thang riêng biệt khác nhau đối với người Nga, người Ba Lan - Ostarbeiter - đối với người Pháp, Bỉ, Hà Lan - Westabeiter3

        Khi Maria kể lại những điều đó, thì mọi chuyện khủng khiếp đã thuộc về dĩ vãng. Cô đang sống trong thành phố thân thuộc được giải phóng và đang nói chuyện với một sĩ quan Liên Xô, nhưng cô luôn luôn sợ sệt nhìn quanh dường như theo bản năng. Maria đã cho tay vào bánh răng cưa của máy cắt rạ, ba ngón tay cô bị nghiến nát. Viên quản lý tin rằng đó là do sự vô tình nên cô không bị giao cho Giétxtapô như những người định chạy trốn hay phá hoại. Cô gái được chữa khỏi và do chỗ cô không còn thích họp đối với công việc đồng áng nữa, cô được đua đến làm pusfrau4 cho một mụ Đức có chồng là sĩ quan ss đang tham chiến ở mặt trận phía đông. Mụ chủ rất tai quái và độc ác. Khi nước Đúc để tang ba ngày sau trận thảm bại ở Xtalingrát, mụ chủ cầm chiếc giày quật vào má cô. Trong giây phút tuyệt vọng, cô gái bị lăng nhục đã bê cả thùng nước sôi giội lên người. Vụ tử tự đó không thành, nhưng đôi chân của cô bị bỏng, không còn điều khiển được nữa.

        Chỉ có thể bằng cái giá như vậy Maria mới thoát được khỏi kiếp sống tôi đòi và trở về quê hương Ucraina...

        Trong ống nghe vẫn vang lên cái giọng du dương của công tố viên người Mỹ. Những tài liệu về lao động, nô lệ được xếp chồng chất lên một cái giá sách. Tôi nhìn cái bộ mặt thuần chủng của Anphrét Phôn Rôdenbéc, nhà tư tường của chủ nghĩa quốc xã, bộ trưởng chuyên về các lãnh thổ chiếm đóng, nhìn gã Phrít Daoken Obergunenfurer SS5, tổng uỷ phụ trách việc sử dụng nhân công, đầu tròn xoe như quả dưa bở tì lên hàng rào chắn. Hai tên ác ôn đó đã từng huỷ hoại cuộc đời cô Maria và bây giờ đang co rúm người lại dưới sức nặng của những tang chứng khủng khiếp. Cùng với giọng nói của cô phiên dịch, tôi như nghe thấy trong ống nghe giọng nói buồn thảm của cô gái già nua dường như đang thì thầm với tôi:

        - Trên trái đất này có công lý không? Lẽ nào bọn chúng, những tên... - Cô ngập ngừng cố tìm một từ thật chính xác để diễn tả những kẻ đã hành hạ mình nhưng rồi vẫn chẳng tìm ra, - lẽ nào bọn chúng sẽ không phải chịu trách nhiệm về tôi, về tất cả chúng ta?

------------
        1. Culi phương Đông (tiếng Đức).

        2. Bọn phú nông (tiếng Đức).

        3. Cu li phương Tây (tiếng Đức).

        4. Người hầu, con ở (tiếng Đức).

        5. Một cấp bậc quan trọng trong lực lượng SS.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2018, 03:07:53 am »


        Và thế là điều đó đã xảy ra. Chính những tên đã tước đoạt mất của Maria và hàng triệu đồng bào của cô tuổi trẻ và hạnh phúc, đang đứng trước vành móng ngựa. Nhưng Hồng quân đã phải đi mất bao nhiêu đường đất, đã phải chiến đấu bao nhiêu trận lớn nhỏ để từ sông Vonga tiến tới sông Enbơ và sông Spơrê, biết bao chiến sĩ của chúng ta đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương và ở miền đất lạ để cho những kẻ làm hại cuộc đời Maria có mặt trong gian phòng này, phải ngồi trên những hàng ghế nhục nhã này! Bây giờ toà án của các dân tộc sẽ phải chứng minh rằng trên trái đất này có công lý và phải khẳng định công lý đó bằng những bản luật pháp quốc tế mới. Điều này thành công tới mức độ nào, chúng ta còn phải chờ xem. Bời vì toà án mới chỉ bắt đầu làm việc.

        ... Tòa cho công bố bản chỉ thị của Himle về việc đối xử với Ostarbeiter. Những lời kết thúc của tài liệu đó chứa đựng tất cả những điều mà cô Maria đã từng vừa khóc vừa kể cho tôi nghe: Không hề có thời gian rảnh rỗi. Phải hoàn toàn phục tùng mệnh lệnh và nội quy. Trong giờ giải lao cấm ra khỏi nhà máy, ra khỏi ranh giới lãnh địa, ra khỏi lán hoặc phòng ngủ... Không có lấy một giờ ngồi không. Những kẻ vi phạm sẽ bị trừng trị theo luật pháp thời chiến của đế quốc Đức.

        - Ngay cả trong thời nô lệ tại Ai Cập người ta cũng không cấm các nô lệ nhìn mặt trời, hít thở không khí trong lành, nói chuyện với những người cùng chung số phận với mình nữa là, - Mikhain Xêmenôvích Gux nhận xét, anh là phóng viên đài phát thanh, nổi tiếng như một nhà thông thái, như một pho bách khoa toàn thư sống, - thế mà ở đây, các cậu có thấy không, bị trừng phạt do vi phạm những chỉ thị đáng nguyền rủa, không chỉ riêng kẻ nô lệ mà còn cả người giám sát nữa, và nô lệ thì không có quyền trao đổi với nhau.

        Ôi cô Maria, tôi rất muốn cô có mặt trong phòng xử án này, không chỉ trong trí tường tượng của tôi mà trên thực tế. Cô và hàng triệu người giống như cô mà Hồng quân đã trả lại diện mạo và phẩm giá con người - để cô được nhìn thấy cảnh lông mày của tên Rôdenbéc bắt đầu giật giật dưới sức nặng của những bằng chứng mới đang nằm chồng chất trên bàn toà án, hoặc nhìn tên Daoken ngẩng cái đầu quả dưa khỏi hàng rào chắn, ngó xuống hội trường với vẻ mặt lo sợ dè dặt. Cô có thể xem bộ mặt phúc hậu một cách man trá của viên bộ trưởng phụ trách việc vũ trang Anbéc Speéc, sủng thần của Hítle, đờ ra trong sự căng thẳng cao độ. Ngay cả tên Hexơ, từng giả vờ mất trí nhớ, làm ra bộ hoàn toàn dửng dưng đối với tất cả những gì đang xảy ra trong phòng xử án, cũng đã từ lâu rời bỏ cuốn tiểu thuyết trinh thám mà hắn thường xuyên đọc, và tôi cảm thấy hắn cũng chăm chú lắng nghe mặc dầu không đeo ống nghe.

        Cô Maria, bây giờ cô đang ở đâu? Tôi muốn cô biết rất cặn kẽ về tất cả những gì đang xảy ra trong thành phố Nuyrembe và tôi rất muốn tin rằng khi việc xét xử của toà án kết thúc cô sẽ được trả thù một cách đích đáng.

        Đối với một nhà báo thì mọi thứ đã chuẩn bị xong. Không chờ được đến phút cuối cùng, tôi chạy ngay vào phòng phóng viên và bài tường thuật đầu tiên được viết thẳng một lèo. Tôi viết gãy cả lõi bút chì, rồi sau đó tôi cứ đi đi lại lại trong phòng điện báo và quấy rầy các cô điện báo viên. Tôi cho rằng bài báo nhất thiết phải được đăng trên số ngày mai, đối với tôi đó là vấn đề danh dự, và qua một máy điện báo khác tôi đánh một bức điện gửi thư ký toà soạn tờ Sự thật Mikhain Xivôlôbổp với yêu cầu đó.

        Để kết thúc cái ngày đầy ắp những ấn tượng và những sự kiện đó, tôi rất may mắn được làm quen với đồng chí công tố viên trưởng Liên Xô là Rôman Anđrâyêvích Ruđencô. Tất nhiên là ông rất bận và đối xử với anh em nhà báo chúng tôi không lấy gì làm mặn mà cho lắm. Nhưng tôi có một con chủ bài nhỏ. Tôi chuyển tới ông lời hỏi thăm của đồng chí Đimitorốp. Ông công tố viên liền tỏ vẻ thích thú ra mặt, ông bèn ngồi xuống và mời tôi cùng ngồi rồi đề nghị tôi kể tỉ mỉ horn xem đồng chí Đimitorốp suy nghĩ gì về vụ án này. Ổng lắng nghe và gật đầu lia lịa khiến cho mái tóc vàng xoã xuống.

        -  Đúng, rất đúng. Quả là từ khi loài người bị cuốn vào cơn lốc chiến tranh, đây là lần đầu tiên những tên tội phạm từng chi phối cả một quốc gia và đã biến cái quốc gia to lớn hùng mạnh, nổi tiếng một thời thành thứ công cụ ngoan ngoãn phục vụ những âm mưu xâm lược của chúng, bị đứng trước vành móng ngựa.

        - Thế còn hy vọng của bị cáo cho rằng trong quá trình xét xử, các quốc gia thắng trận sẽ tranh cãi nhau, toà án sẽ nát bét và những tên tội phạm sẽ thoát khỏi sự trừng phạt? Ở đây có nhiều người đã nói tới điều đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2018, 02:02:13 am »


        Ông công tố viên lấy khăn tay lau vầng trán:

        - Dĩ nhiên khả năng này, xét về nguyên tắc, không bị loại trừ, nhưng nếu căn cứ vào sự khởi đầu và sự diễn biển của vụ án mà xét thì hiện nay khả năng đó không có thể đe doạ chúng ta. Đây là một vài bằng chứng khách quan. Từ ngày chiến tranh kết thúc tới nay đã được hơn sáu tháng, có đúng không nào? Trong khoảng thời gian đó điều lệ và thủ tục của Toà án quân sự quốc tế đã được soạn thảo, có đúng thế không? Nhờ các nỗ lực chung mà việc điều tra của tất cả bốn cường quốc đã thu thập và hệ thống hoá được những bằng chứng cơ bản để buộc tội, có đúng thế không? Sau hết, hoạt động của một bộ máy khá cồng kềnh và phức tạp đại diện cho ngành tư pháp của tất cả bốn cường quốc đã đi vào nề nếp và có sự phối hợp với nhau, có đúng thế không? - Bây giờ người tiếp chuyện với tôi dường như nói từ diễn đàn của toà án. - Nói tóm lại, tương lai sẽ cho thấy rõ nhưng hiện thời tất cả những bên cùng quan tâm đang hợp tác một cách đúng mực và mọi cái đều được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, đồng tình với nhau. Hiện nay chúng tôi thống nhất trong việc mong muốn xác lập chân lý.

        - Thế đồng chí có cảm thấy rằng việc xét xứ diễn ra quá chậm chạp không, rằng thậm chí chỉ bằng tài liệu được đọc lên hôm nay cũng đã đủ để kết tội tất cả các phạm nhân cùng vói tên Boócman vắng mặt ở đây không?

        - Đây là toà án quốc tế đầu tiên, có phải không nào? Cũng chưa có cả tiền lệ lẫn kinh nghiệm. Nếu đồng chí muốn thì chính ở đây đã đặt cơ sở cho những luật pháp quốc tế mới, và tôi rất muốn tin rằng luật pháp này sẽ giúp cho việc ngăn cản những cuộc chiến tranh thế giới mới. Đồng chí là nhà báo, một nhà báo Xô viết và lẽ cố nhiên, đồng chí biết rằng ở phương Tây có khuynh hướng muốn quên đi thật nhanh tất cả những sự khủng khiếp của cuộc đại chiến thế giới lần thứ hai, muốn khước từ những nỗi kinh hoàng ấy. Chính nhũng người cộng sản Liên Xô chúng ta và loài người tiến bộ yêu chuộng hoà bình đặc biệt quan tâm đến sự phanh phui trước toàn thế giới tất cả nhũng sự bí mật của chủ nghĩa quốc xã. Phải tái tạo trước toàn thế giới một cách thật chi tiết toàn bộ bức tranh về những tội ác của bọn phát xít, làm cho các dân tộc thấy được rằng Hồng quân là người gánh chịu cái gánh nặng chủ yếu của cuộc đấu tranh với chủ nghĩa phát xít thế giới và chính Hồng quân đã cứu nhân loại khỏi mối nguy hiểm như thế nào. Bởi vậy không nên hấp tấp vội vã trong quá trình xét xử. Vả lại đồng chí hãy trao đổi về vấn đề này với Tơraimin. Anh ấy rất am hiểu lịch sử luật pháp quốc tế.

        - Trong vụ án này có nhiều cái mới được phát hiện ra không?

        - Những luật gia chúng tôi không có quyền đi trước việc thẩm cứu và đối với các phóng viên các anh, tôi cũng không khuyên làm điều đó. Nhưng ông bạn đồng nghiệp đáng kính của tôi, công tố viên trường của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là thẩm phán Giécxơn trong bài diễn văn khai mạc đã tuyên bố: "Những bằng chứng của chúng tôi đưa ra sẽ khủng khiếp, và các vị sẽ nói rằng tôi đã làm cho các vị mất ăn mất ngủ". Ông ta nói đúng đấy.

        Tôi quay trở về trại báo trong tâm trạng phấn khởi, vốn bao giờ cũng xuất hiện khi nhận thức được rằng một ngày đã trôi qua không phải là vô ích. Tôi đã viết xong một bài báo gửi về Matxcơva, đã nói chuyện được với ông công tố viên trưởng. Và sau hết, tôi đã thoát khỏi việc bắt buộc phải diện bộ lễ phục lộng lẫy: ông bạn Xécgây Crusinxki thương hại tôi đã dành chiếc áo va rơi của mình cho tôi mượn. Thực tình mà nói thì chiếc áo đó không phải là mới, đã mặc rồi nhưng tôi được biết là trong trại báo mới chỉ một phòng riêng chuyên về các dịch vụ, người ta hẹn với tôi là sau một đêm sẽ hấp sạch và thậm chí mạng cả áo cho tôi.

        Tôi không buồn ngủ, đầu óc vẫn tỉnh táo. Mặc dầu trong phòng khách của trại báo chí toả ánh sáng và những khúc nhạc Jazz cùng với khói thuốc lá thoát ra ngoài qua những ô cửa sổ để ngỏ, tôi vẫn muốn được sống riêng một mình ít phút, muốn hít thở không khí của mùa đông mềm mại ở vùng Bavarơ. Ban ngày tuyết đã rơi. Không, đó không phải là tuyết như ở ta, một thứ tuyết khô và sắc mùa này thường quất vào mặt người trên các đường phố Matxcơva, mà là thứ tuyết của lễ Giáng sinh, bông to và ẩm ướt. Nó phủ từng mảng lớn trên những cành cây trông như những chiếc gối lông trắng nõn, nó trải tấm thảm mềm mại lên con đường nhỏ hẹp. Trời, đi dạo trong cái công viên cổ kính này mới tuyệt làm sao!

        Tôi bước chậm rãi, chân dẫm lên lớp tuyết còn nguyên vẹn phủ trên mặt đường và bỗng nhiên tôi nhớ lại một cách rành rọt câu chuyện kể của một người phi công tên là Mêrêxép hoặc Marêxép mà tôi được nghe ở sân bay dã chiến giữa lúc trận đánh ở vòng cung Cuốcxcơ diễn ra ác liệt nhất. Câu chuyện ấy mà hồi đó tôi ghi lại được thấy rất hấp dẫn. Cuốn vở với cái tên "Lịch các chuyến bay của phi đội 3" mà trong đó tôi ghi lại cuộc đời phiêu bạt của người phi công, tôi đã mang theo bên mình trong suốt cuộc chiến tranh với ý định sẽ có lúc biến những ghi chép thành một cuốn sách. Cuốn vở ấy hiện nay vẫn ở bên cạnh tôi. Tôi bỗng nảy ra một ý là sau khi làm quen với tình hình và thu xếp xong xuôi công việc, tôi sẽ ngồi viết cuốn sách đó ở đây, tại Nuyrembe này. Mỗi tuần một bài báo - phải chăng đó là định mức - tôi có đủ thì giờ. Cuốn "Những người anh em" rõ ràng là chịu rồi. Biết bao giờ tôi mới lại có dịp đến với những người anh em đó của mình. Crusinxki hôm qua đã gõ máy chữ đến tận nửa đêm. Thì ra cu cậu đang viết một cuốn tiểu thuyết về cuộc khởi nghĩa ở Xlôvác. Anh bạn mới quen của tôi, Đanin Craminốp, người đã sống suốt thời gian chiến tranh trong quân đội của các nước đồng minh, đang cặm cụi viết một cuốn sách về mặt trận thứ hai. Vậy thì tại sao tôi lại không viết nhỉ?

        Lòng tràn đầy quyết tâm, tôi phấn chấn quay về "Quán Khanđây" của chúng tôi. Chưa ai trong số bốn người bạn cùng phòng của tôi trở về cả. Tôi lấy ra một tập giấy, rồi viết nắn nót một cách dứt khoát cái tên sách lên tờ giấy đầu tiên: "Chuyện một người chân chính". Tôi viết xong và dừng lại -  Rồi tiếp đó thì thế nào đây? Một truyện ký chăng? Hay quả thực là một truyện vừa? Mà chưa biết chừng sẽ là một cuốn tiểu thuyết cũng nên? Mãi không đi tới một kết luận nào cả, tôi liền quyết định rằng buổi sáng đầu óc sẽ minh mẫn hơn buổi tối và nằm lăn ra ngủ với tất cả sự nhu nhược của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2018, 02:04:10 am »

   
SỰ KIỆN GIẬT GÂN SỐ MỘT

        Một ngày bắt đầu như thường lệ, chúng tôi đến hơi sớm một chút. Hội trường vẫn còn vắng ngắt. Nhưng những mặt trời nhân tạo đã phát ra thứ ánh sáng chết và khoang lô dành cho phóng viên báo chí đã lác đác có người. Bằng những bước đi lon ton hấp tấp với vẻ băn khoăn lo lắng, Vxêvôlốt Visnépxki ôm một cặp chứa đầy những bản cung khai bằng các thứ tiếng khác nhau đi đến chỗ của mình và sau khi ngồi xuống, liền phân loại và sắp xếp chúng một cách thành thạo. Cônxtantin Phêđin dáng người lịch lãm, tay cầm tẩu thuốc, mỉm cười niềm nở quay sang bên phải và bên trái cúi chào mọi người rồi vào chỗ. Cái tẩu của Phêđin không châm lửa, nhưng ông thường xuyên mang theo bên mình như cây trượng của nguyên soái. Vxêvôlốt Ivanốp thở phì phò, miệng lẩm bẩm một điều gì đó với vẻ phúc hậu rồi ngồi vào chiếc ghế bành. Ilia Êrenbua xuất hiện vừa mỉm cười với các bạn hữu của mình vừa giơ tay vẫy chào những người nước ngoài. Ở đây, giữa đông đảo giới báo chí quốc tế, theo tôi nghĩ, ông đã trở thành nạn nhân vì sự nổi tiếng của chính mình. Ông chỉ cần dừng lại một chút thì lập tức bị một đám đông đủ các loại người vây chặt lấy và hỏi ông bằng các thứ tiếng khác nhau, bởi lẽ trong giới phóng viên lưu hành một dư luận sai lầm cho rằng Ilia Êrenbua biết tất cả các thứ tiếng trên thế giới, có thể nói chuyện mà không cần phiên dịch. Trong những trường hợp như vậy, giống như con rùa, ông rụt đầu vào giữa đôi vai và chỉ mỉm cười. Cuối cùng là bộ ba Cucrưnitxừ1 đã bơi vào, đúng là bơi theo biểu đồ từ thấp đến cao: đi đầu là Porphini Crưlốp, dáng người thấp bé nhanh nhẹn; tiếp theo là Nicôlai Xôcôlốp vóc người trung bình, tóc xoăn, mắt xanh; đi cuối cùng là Mikhain Curianốp, người cao lớn, nét mặt thản nhiên, đầu thẳng dơ như lạc đà. Ba người đều mang ba cái cặp bọc vải gai giống hệt nhau, thế nhưng người ta lại cảm thấy rằng cái cặp của Crưlốp thì to còn cái cặp của Curianốp thì nhỏ.

        Ở phút cuối cùng, các quan toà đã ngồi vào chỗ và các bị cáo đã ngồi thành hàng trên mấy chiếc ghế băng theo trật tự được quy định một cách chặt chẽ. Gơrinh đã lấy tấm chăn lính ra ủ chân còn Hexơ thì không hiểu tại sao lại không mở cuốn truyện trinh thám ra đọc khiến cho tất cả chúng tôi ngạc nhiên. Vào đúng phút chót đó, Xemen Kiếcxanốp, cái anh chàng này tuy nhanh nhẹn hoạt bát nhung lại chuyên môn đến chậm, chạy xộc vào, ngồi xuống một cái ghế bành bỏ trống, mở sổ tay ra...

        Huân tước Lôrenxơ rời chiếc ghế chánh án đứng dậy và bằng một giọng đều đều bình thản, có tính chất tiêu biểu cho người Anh, tuyên bố rằng toà sẽ họp kín và yêu cầu công chúng rời khỏi hội trường.

        Thôi thì cũng đành phải rời vậy. Visnépxki với vẻ băn khoăn vội vã thu xếp các giấy tờ của mình lại. Bộ ba Cucnmítxư mà các bạn bè gọi tắt là Cucrư buộc các cặp giấy vẽ lại và ra khỏi phòng họp cũng vẫn theo đội hình như vậy, nhưng thứ tự thì đảo ngược lại. Đi đâu bây giờ? Đến phòng báo chí để nghe những câu chuyện tiếu lâm xen lẫn với tiếng máy chữ lách cách thì quả là chẳng hào hứng chút nào. Đến quầy rượu hay vào phòng ăn? Quả tình cả ăn lẫn uống tôi cũng đều không thích, tôi bèn vào thư viện pháp lý mà công tố viên trưởng vừa cho biết. Té ra là chúng ta đã mang thư viện này đi theo. Trong đó có cả những tài liệu công khai và bí mật về đệ tam đế chế ngay từ khi nó bắt đầu xuất hiện - những cuốn sách, những thông cáo, những trích lục, sắp xếp theo chủ đề một cách khá đầy đủ. Tôi đang bắt đầu bổ sung cho vốn kiến thức của mình thì bỗng từ một chỗ nào đó ở phía dưới trần nhà phát ra ba âm thanh rè rè kỳ quặc nghe đến chối tai. Thế là thế nào nhỉ? Những âm thanh đó được lặp lại. Tôi nghe có tiếng chân người rậm rịch ờ ngoài hành lang. Tôi vẫn chưa hiểu có chuyện gì xảy ra, nhưng bằng bản năng tôi nhập ngay vào đám người đang chạy. Ở phía dưới trần nhà cái tiếng rè rè đó lại vang lên ba lần nữa. Một người Mỹ cao lớn đã vượt lên tôi và buông ra một tiếng "Xenxâyscm" - chuyện giật gân. Cái từ này không cần dịch cũng hiểu được.

           Ở cạnh cửa ra vào, nơi các phóng viên đang chen lấn nhau để lao vào hội trường, nhà văn miền Tây Ucraina là Darôxláp Galan giải thích cho tôi hiểu rằng ở đây có một cái lệ như sau: nếu như trong quá trình xét xử có một điều gì đáng chú ý thì trong tất cả các phòng của Pháp viện sẽ vang lên một tín hiệu, nếu có một sự cố gì đó đáng chú ý đặc biệt thì tín hiệu phát lần thứ hai, còn nếu có một sự kiện giật gân thì phát lần thứ ba. Từ khi toà án bắt đầu xét xử cho tới nay chưa có lần nào phát ba tín hiệu cả, bời vậy đám phóng viên mới ùn ùn kéo vào hội trường, xô ngã cả những người lính gác đứng kiểm tra giấy tờ.

-------------------
        1. Cucrưnítxir là tên ghép của ba hoạ sĩ nổi tiếng Liên Xô Curianốp, Crưlốp và Xôcôlốp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2018, 02:05:40 am »

  
        Cuối cùng chúng tôi đã ngồi vào chỗ của mình. Tất cả những quan toà cũng tề tựu đông đủ sau dãy bàn. Các bị cáo và luật sư của họ đang trao đổi với nhau một cách rất hồi hộp. Nhưng huân tước Lôrenxơ vẫn bằng cái giọng bình thản mà có lẽ ngay cả ở trong trường họp động đất cũng không thay đổi, thông báo rằng bị cáo Ruđônphơ Hexơ sẽ có một lời tuyên bố rất quan trọng.

        Hexơ là "nhân vật số ba" của Đức quốc xã, người kế cận dự bị của quốc trưởng, ngay từ buổi thẩm vấn đầu tiên đã tuyên bố rằng y bị bệnh hoàn toàn mất trí nhớ. Giả vờ mắc bệnh cuồng dại thì không loè được ai vì cử toạ này đâu dễ đánh lừa. Tuyên bố rằng mình bị điên thì thật là tầm thường, ở y vẫn chưa tắt hẳn ý đồ muốn luồn lách vào lịch sử chí ít thì cũng như một con thỏ. Và thế là y chọn cho mình một căn bệnh có cái tên gọi rất tao nhã là "mất trí nhớ". Có lẽ do nhìn thấy trước tương lai cho nên ngay từ hồi bị giam giữ ở nước Anh, khi những tin tức đầu tiên về sự đại bại của quân Đức ở Xtalingrát bay tới, y dường như đã diễn tập cái căn bệnh đó. Lần thứ hai nó lại tái diễn khi y nhìn thấy tấm ảnh lá cờ Liên Xô cắm trên nóc toà nhà quốc hội Đức. Nhưng đó chỉ là những lần diễn tập. Dầu sao thì Hexơ vẫn cần đến trí nhớ để tính những mưu kế khác nhau mà y định sử dụng hòng thoát khỏi toà án. Khi y không thực hiện được điều đó và cuộc thẩm vấn sơ bộ bắt đầu, y liền bị "mất trí nhớ" đến lần thứ ba, và lần này, như đã dự kiến, thì mất hẳn. Bởi vậy khi ra toà, y ngồi mà không cần đeo ống nghe. Y vờ vĩnh ngồi đọc truyện trinh thám dường như để muốn nhấn mạnh rằng tất cả mọi diễn biến chẳng liên quan gì đến y cả.

        Nhưng các bác sĩ tâm thần nổi tiếng nhất thế giới, trong số đó có nhà bác học Xô viết Cranuxkin đóng một vai trò đáng kể, đã giám định căn bệnh của y. Các giám định viên đã nhất trí với nhau rằng Hexơ là một kẻ giả vờ rất tài, rất có nghị lực và có lý trí.

        Lúc này Hexơ đứng dậy, cắn môi, lấy tay vuốt mấy sợi tóc lơ thơ và chờ người ta đặt chiếc micơrô trước mặt y. Sau đó bằng một giọng khàn và trầm, y bình tĩnh nói:

        -  Từ giờ phút này trở đi, trí nhớ của tôi hoàn toàn thuộc quyền điều khiển của toà, lý do của việc tôi giả vờ mang tính chất chiến thuật thuần tuý, - và y ngồi xuống, cái miệng thanh tú nhỏ nhắn hơi méo đi một chút.

        Mấy ông bạn đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi bật ngay dậy và xô đẩy nhau chạy đến chỗ máy điện thoại để truyền đi sự kiện giật gân số một này. Chúng tôi chả việc gì phải vội vàng cả. Đối với chúng tôi, đó chỉ là một nét bổ sung cho bộ mặt đạo đức của các bị can mà thôi.

        Chỉ mãi về sau, khi ngồi trong những căn buồng dành riêng cho người Nga, chúng tôi mới thảo luận về trường hợp của tên Hexơ. Trong lịch sử của chủ nghĩa quốc xã, Hexơ là nhân vật quan trọng và rất tàn bạo, bạn cùng trung đoàn với Hítle, y là một trong những người đầu tiên gia nhập đảng Quốc xã do Hitle sáng lập. Sau cuộc bạo động thất bại năm 1923, y cùng với Hitle bị vào tù và sau khi được thả, y cùng với Hítle viết cuốn Cuộc chiến đấu của tôi mà mười năm sau đã trở thành cuốn kinh thánh của đảng Quốc xã. Trước khi bay sang quần đảo Briten, Hexơ là người thay thế Hítle trong việc lãnh đạo đảng Quốc xã, và Hítle phái y bay sang Anh chắc là bắt đầu đàm phán về việc ký hoà ước riêng rẽ với người Anh để có thể rảnh tay ở phương Tây mà tập trung toàn bộ lực lượng quân sự giáng vào Liên Xô. "Nhiệm vụ đặc biệt " này theo dự định của Hexơ sẽ cho phép y vượt lên trên Gơrinh và thay đổi vị trí theo thang thứ bậc phát xít từ vị trí thứ ba lên vị trí thứ hai.

        - Thế các cậu có biết Hexơ đã bị lật tẩy hoàn toàn ở đâu không? - Iuri Côrôcốp, một nhà báo có những mối liên hệ rộng rãi với giới toà án, cất tiếng hỏi. - Ở buổi xem phim đấy. Theo sự góp ý của giáo sư Cranuxkin, người ta chiếu cho y xem trong một căn phòng không có người vài bộ phim về những đại hội đảng nào đó đã được tiến hành ở đây, tại thành phố Nuyrembe này trước chiến tranh, những cuộc mít tinh chào mừng đại hội đảng với kèn trống inh ỏi. Trong những bộ phim ấy, y luôn luôn ở bên cạnh Hítle.

        Xem cuốn phim thời sự đó, Hexơ lại sống lại thời oanh liệt đã qua của mình, y mỉm cười khoái chí mà không hay rằng vào đúng giây phút đó người ta đã quay phim ngay chính bản thân y. Khi bộ phim vừa quay đó được hoàn tất và chiếu cho Hexơ xem, y đã buộc phải chấm dứt vai trò giả vờ.

        - Cậu làm sao mà biết được điều đó?

        - Chính giáo sư Cranuxkin, đại diện của chúng ta trong ban giám định pháp y về mặt tâm thần, cho hay. Không hiểu bây giờ "nhân vật số ba" của đảng Quốc xã sau khi lấy lại được trí nhớ sẽ xử sự ra sao đây!

        Tôi có một tin mới rất hay. Đại diện báo Sự thật ở Béclin là I. Dôrin đã gửi tới đây cho tôi một chiếc xe hơi. Người đưa nó đến đây là anh lái xe của Visnépxki, một thủy binh vui tính, mang rất đậm cái chất Ôđétxa. Nhưng người ta không thể cho tôi nguừi lái, đành phải nhờ các nhà đương cục quân sự Mỹ vốn nhận bảo trợ toà án giúp đỡ. Viên sĩ quan phụ trách vận tải ô tô nở một nụ cười rất rộng: "ô kê, sẽ có tài xế".

        Và ông ta gọi điện thoại rất lịch sự cho tôi đến Pháp viện thông báo rằng, đúng bảy giờ sáng mai tài xế sẽ đến đón tôi tại "biệt thự Nga". Tên anh ta là VônphơXtavinxki, lái giỏi lại biết cả tiếng Nga nữa...
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2018, 01:14:18 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2018, 01:19:10 am »


CHIẾC NÔI VÀ NẤM MỒ

        Như vậy là vấn đề quần áo đã được giải quyết. Bộ lễ phục được treo trong tủ, còn tôi thì mặc chiếc áo va rơi cũ của Xécgây Crusinxki, chiếc áo này không những được chải sạch mà còn được hấp lại nữa... Người lái xe mà ông ta hứa, đã đến vào sáng chủ nhật. Anh ta dáng người cao lớn, nước da mai mái, có khuôn mặt khá trí thức, mặc một bộ đồ da và đi ghệt. Anh ta tự giới thiệu một cách rất dân sự, thậm chí còn chìa tay bắt tay tôi.

        - Tôi biết tiếng Nga, - anh ta nói bằng một giọng lơ lớ nghe là lạ, không giống tiếng Đức.

        - Anh từ đâu tới đây?

        - Gia đình tôi sống ở Riga.

        - Anh có biết loại xe hơi kiểu Phôncơxvaghen không?

        - Tôi biết tất cả các loại xe hơi Đức.

        Nhìn chung, tôi thấy ưa anh ta. Tôi nhờ cô phiên dịch điện thoại đến nhà xe báo rằng đúng chín giờ sáng lái xe đánh xe đến "Biệt thự Nga".

        - Vâng tôi sẽ làm đúng như vậy.

        Tôi muốn gọi điện cho viên sĩ quan Mỹ rất đúng hẹn nọ để cám ơn ông ta và mời ông ta đi ăn sáng nhưng sực nhớ rằng những ngày chủ nhật ở đây được coi là rất thiêng liêng, Ị ở văn phòng chắc là không có ai cả và tôi hoãn chuyện đó đến ngày hôm sau. Vào đúng giờ quy định, chiếc xe hơi đã đậu tại chỗ. Tôi tổ chức được một nhóm đi tham quan thành phố mà căn cứ theo các tài liệu hướng dẫn sẽ hứa hẹn nhiều điều lý thú. Crusinxki và Giucốp rất hăng hái tham gia cuộc tham quan này.

        Tất nhiên, trong số nhiều danh lam thắng cảnh, chúng tôi trước hết quan tâm tới những gì có liên quan đến sự ra đời của chủ nghĩa quốc xã mà thành phố Trung cổ này chính là chiếc nôi. Trong các quán bia ở đây, những tên quân phiệt đầu tiên đã gào lên "Dích han"1 cái gã người Áo tên là Ađônphơ Síchlơgrubéc mà hồi đó chưa mấy ai biết tới. Từ trên diễn đàn ở đây, Hítle, Gơben, Gơrinh, Stơrâyhéc đã hứa làm cho đệ tam đế chế trở thành một đế quốc toàn cầu "chí ít là một nghìn năm sắp tới". Trên những đường phố hẹp, những đường phố khe hẻm, nơi mà dấu vết của thời Trung cổ in đậm trên mỗi một ngôi nhà, những cuộc rước đuốc dài vô tận của bọn phản động đã rầm rập bước theo tiếng trống và tiếng sáo inh ỏi.

        Ở toà án, chúng tôi đã nghe mãi những trang sứ ô nhục của cái thành phố Trung cổ đáng kính này, vốn đã mọc lên trên con kênh cổ xưa nối liền hai tuyến đường thủy cực kỳ quan trọng của nước Đức là Đanuýp và Maiơ.

        Nhưng tôi muốn củng cố điều đó bằng những ấn tượng thị giác, tôi muốn tiếp xúc trực tiếp với Nuyrembe.

        Và ô đây anh chàng lái xe của tôi tỏ ra là một người thành thạo. Quán bia mà Hítle đã từng diễn thuyết ở đâu? Xin mời! Thật ra nó đã bị phá huỷ, nhưng không sao, vẫn còn giữ lại được một cái gì đó.

        Và chiếc xe Phôncơxvaghen tiến gần lại một ngôi nhà nhìn ra đường phố bằng đôi mắt mù loà của những chiếc cửa sổ bị bịt kín. Ở phía trên cửa ra vào là bàn tay bằng kim loại đã han gỉ cầm một vại bia. Không có cánh cửa. Một đám sĩ quan Mỹ tụ tập trong một căn phòng lớn ngổn ngang vôi vữa. Những bức tường của quán bia được trang trí bằng một bức hoạ đã ngả màu xám - đó là những cảnh rút ra từ cuộc sống ngày xưa ở Bavarơ. Bức bích hoạ này thuộc loại xoàng. Ấy thế mà tất cả những mảng tranh ô độ cao ngang tầm tay đều bị cậy sứt mẻ cả. Ngay lúc này, một trung uý Mỹ đứng trên chiếc ghế đẩu dùng con dao to nạy một mảnh bích hoạ. Nhìn thấy chúng tôi, gã vội nhảy xuống đất và cất con dao đi. Lúc đầu chúng tôi không hiểu gã đang làm gì, nhưng anh chàng lái xe thông thạo của chúng tôi liền giải thích rằng những ngài sĩ quan Mỹ rất ưa thích những vật kỷ niệm. Họ muốn lấy vật kỷ niệm ở quán bia, noi mà Hítle đã từng diễn thuyết. Chúng tôi không cần những đồ lưu niệm. Sau khi xem cái nơi mà nhiều cuộc tranh cãi độc hại đã làm nảy nở những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa phát xít, chúng tôi đưa tay chào và rời khỏi đó.

-------------------
        1. Sieg Heil: chúc sức khoẻ, muôn năm (tiếng Đức)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM