Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:05:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đền tội  (Đọc 23591 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 24 Tháng Hai, 2018, 08:53:30 pm »

             
        - Tên sách : Đền tội

        - Tác giả : Phần 1 do Boris Polevoi viết Dịch theo bản tiếng Nga "VKONCE KONCOV", Nhà xuất bản Nước Nga Xô viết, Matxcova, 1972.

                        Phần 2 do một số học giả nước ngoài viết
                        
                        Lê Sơn dịch và biên soạn

        - Nhà xuất bản Lao động

        - Năm xuất bản : 2005

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2018, 01:13:11 am »

   
LỜI NÓI ĐẦU

        Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày chiến thắng phát xít Đức (9.5.1945 - 9.5.2005) Nhà Xuất bản Lao Động cho ấn hành tập ký Đền tội do nhà văn Lê Sơn dịch và biên soạn. Cuốn sách gồm hai phần.

        Phần thứ nhất: giới thiệu thiên ký sự Kết cục của nhà văn Nga Boris Polevoi viết về Tòa án quân sự quốc tế Nuyrembe xét xử bọn trùm tội phạm chiến tranh Đức quốc xã. Dịch theo bản tiếng Nga "VKONCE KONCOV", Nhà xuất bản Nước Nga Xô viết, Matxcova, 1972.

        Phần thứ hai: gồm 7 bài viết về những ngày cuối cùng của chế độ Hítle, về cái chết của một số tên phát xít đầu sỏ, về số phận của tên độc tài Ý Muxôlini, dưới cái nhìn của các nhà học giả nước ngoài do nhà văn Lê Sơn sưu tầm, biên soạn. Trong phần này độc giả cũng có dịp làm quen với hai bài ký của hai sĩ quan cao cấp của quân đội xô viết anh hùng viết về nguyên soái Xtalin trong những năm tháng chiến tranh và về chiến thắng oanh liệt của Hồng quân Liên Xô dẫn tới việc đầu hàng vô điều kiện của nước Đức quốc xã.

        Tập sách là một lời tố cáo đanh thép đối với những tội ác cực kỳ man rợ do phát xít gây ra cho loài người và cho thấy sự đền tội không thể tránh khỏi của những tên đao phủ mặt người dạ thú cũng như sự thất bại tất yếu, có tính quy luật, của những mưu toan phục hồi chủ nghĩa phát xít cùng với những tư tưởng bá quyền, diệt chủng của chúng ở thời đại ngày nay.

        Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG        
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2018, 01:15:32 am »


Phần 1

KẾT CỤC
   
   
SỰ TAN VỠ CỦA MỘT Ý ĐỒ

        Tôi đã sống không ít năm trên đời này, nhưng sao trước kia tôi lại không nghĩ rằng trên trái đất có một dân tộc rất thân thiện đối với chúng ta, rất giống những người Nga về ngôn ngữ, và tính cách, thậm chí cả về sinh hoạt nữa. Và dân tộc ấy không phải sống sát ngay bên cạnh chúng ta mà ờ tận cùng biên giới phía nam của châu Âu, hay như trước đây người ta thường nói, xa tít mù tắp. Tất nhiên ngay từ hồi còn trẻ, tôi đã biết những cuốn sách của Ivan Vadốp1 và với lòng cảm phục đã theo dõi qua báo chí cuộc chiến đấu mà trong đó người cộng sản vĩ đại Ghêoócghi Đimitơrốp đã giành chiến thắng ở Laixích, sào huyệt của bè lũ phát xít. Trong thời gian Chiến tranh thế giới lần thứ hai, qua những dòng tin thời sự ngắn ngủi trên báo, chúng ta cũng thấy những hồi âm của cuộc chiến đấu mà những người du kích Bungari đã tiến hành ờ vùng núi Rôđốp và ở thủ đô Xôphia dưới hình thức hoạt động bí mật. Và cái từ "những người anh em" mà nông dân Bungari đón chào chiến sĩ của chúng ta ở các thôn làng, cái từ được những người Bungari và người Nga hiểu một cách giống nhau - cái từ đó tôi đã có dịp được nghe thấy cách đây hơn một năm. Mọi chuyện đúng nhu thế, nhưng chỉ có bây giờ, khi tôi có điều kiện đi nhiều nơi trên đất nước Bungari, sống giữa những người nông dân miền núi vùng Rôđốp, ở trong những làng bản, tôi mới cảm thấy hết được sự gần gũi đó.

        Đã ròng rã hơn một tháng tôi và đồng chí lái xe có cái tên là Vêxêlin - một anh chàng ít nói, nhìn nghiêng có những nét rất rõ như được khắc trên tấm huy chương - đi khắp miền đất nước, chúng tôi đã trò chuyện với nhau rất ăn ý, mặc dầu, nói cho đúng, tôi hầu như không biết một chữ Bungari nào, còn cậu ta thì cũng chẳng biết một chữ Nga nào. Anh ta là một đảng viên cộng sản, mới đây còn là một chiến sĩ du kích từng chiến đấu ở một đội du kích kiên cường. Có điều khi phủ nhận một ý kiến gì thì anh ta lại gật đầu theo kiểu ưng thuận còn khi khẳng định một điều gì thì anh ta lại lắc đầu quầy quậy dường như không đồng ý.

        Chuyến đi công tác sang Bungari lần này, ban biên tập của tờ báo đã dành cho tôi như một phần thưởng bởi vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh và những tháng đầu tiên sau chiến tranh, tôi đã làm việc khá căng thẳng. Trong khi đi khắp miền đất nước, tôi sẽ sưu tầm tư liệu cho cuốn sách mà tôi định viết và chi thỉnh thoảng mới viết mấy bài ký cho báo Sự thật. Dù sao đi nữa thì chuyến đi này đã được hình dung ra như vậy. Nhưng thế kỷ của chúng ta luôn luôn biến động khiến cho ý đồ tốt đẹp của tôi trên thực tế không sao thực hiện được. Nước Bungari chuẩn bị bầu cử và vào những tuần lễ cuối cùng ờ đây đã diễn ra một cuộc đấu tranh căng thẳng đến nỗi không thể nào chỉ đứng ngoài quan sát được.

        "Cuộc bầu cử của chúng tôi không thể đơn thuần là cuộc bầu cử quốc hội. Đó là việc lựa chọn con đường mà đất nước và nhân dân chúng tôi sẽ đi"- Ghêoócghi Đimitơrốp nói với tôi khi tôi đến Bungari được ba ngày. Đồng chí tiếp tôi tại một ngôi nhà nhỏ trên một đường phố yên tĩnh của thủ đô, tiếp một cách giản dị, theo kiểu gia đình. Chúng tôi nói chuyện không phải ở trong phòng làm việc mà tại một phòng ăn nhỏ trong ngôi nhà bày biện sơ sài. Trên chiếc bàn phù tấm khăn thô có đặt một bình rượu vang và mấy cái cốc có quai bằng gốm, trong chiếc lẵng xinh xắn có một ổ bánh mì đen được thái thành những lát dày và cũng thấy có thêm một con cá hun khói theo kiểu cây nhà lá vườn, ăn rất ngon. Lẽ cố nhiên tôi chăm chú nhìn vị chủ nhà mà tôi đã quý mến ngay từ hồi còn là đoàn viên Đoàn thanh niên Cômxômôn và rút quyển sổ tay ra khỏi túi áo, nhưng đồng chí Đimitơrốp đã nhẹ nhàng cầm lấy quyển sổ đặt sang một bên rồi nói tiếp:

        - Chà, đây sẽ là một sự lựa chọn không dễ dàng đồng chí Pôlêvôi ạ. Sẽ xảy ra một cuộc đấu tranh phức tạp và gay gắt đấy.

        Đồng chí ngồi trên một chiếc ghế mây và vừa ăn bánh mì với phó mát vừa nhấp từng ngụm nhỏ thứ rượu vang chát, như một người nông dân mệt mỏi sau buổi làm đồng.

        - Sau khi giành được thắng lợi hết sức to lớn, tất cả những người Xô viết các bạn trở thành những người lạc quan vĩ đại. Điều đó cũng họp lý thôi. Nhưng những người cộng sản Bungari chúng tôi sẽ còn phải thắng thêm một trận Xtalingrát của mình. Hơn nữa lại không được có tiếng súng. - Đồng chí Đimitơrốp đặt chiếc cốc xuống bàn. - Tuy vậy hiện nay ở một vài nơi cũng đã có những vụ nổ súng... Đồng chí biết không, có những tin đồn đại nói rằng nếu những người cộng sản mà thắng thế thì người Mỹ sẽ ném bom nguyên tử xuống Xôphia.

-----------------
        1. Ivan Vadốp (1850-1921) nhà văn và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Bunggari.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2018, 01:16:01 am »


        Tất nhiên đó là chuyện nhảm nhí nhưng bản thản việc lan truyền những tin đồn như vậy nói lên rằng bọn phản động có gan làm đủ mọi chuyện...

        .   Sau buổi nói chuyện đó ít lâu, tôi có dịp thấy rõ đồng chí Đimitơrốp đã nói đúng. Và thậm chí còn thể nghiệm ngay bằng kinh nghiệm của bản thân mình.

        Đồng chí Ghêoócghi Đimitơrốp đã tán thành ý đồ cuốn sách của tôi về cội nguồn sâu sắc của tình hữu nghị giữa hai nước Bungari và Liên Xô, đồng chí đã khuyên tôi nên đến thành phố Plêven trong thời gian bầu cử. Ở đấy có tất cả mọi thứ đáng xem: bản thân thành phố; địa điểm đã diễn ra những trận đánh nổi tiếng giữa liên quân Nga - Bungari với quân Thổ Nhĩ Kỳ, công viên này được quây bởi một hàng rào gồm toàn khí giói chiến lợi phẩm của quân Thổ Nhĩ Kỳ. Gò xương, tức là nơi chôn hài cốt của nhũng binh lính Nga đã hy sinh tại chiến trường; những lá cờ và nhũng di vật chiến đấu khác lấp lánh vàng son dưới ánh sáng bạch lạp. Tất cả nhũng cái còn phảng phất màu sắc truyền thuyết đó đã chứng minh một cách hùng hồn rằng tại sao một năm về trước quân đội Xô viết chúng tôi khi đặt chân lên mảnh đất Bungari dưới chế độ quân chủ phát xít và giải phóng đất nước này thoát khỏi chủ nghĩa Hítle, lại được chào đón bằng hồi chuông của lễ phục sinh và bằng lời nói thân tình "những người anh em".

        Những quyển sổ ghi chép của tôi cứ mỗi ngày một dày thêm lên. Đề cương cuốn sách đã hình thành ờ trong đầu. Thậm chí tên cuốn sách cũng đã được nghĩ ra: "NHỮNG NGƯỜI ANH EM". Tôi ao ước rằng sau khi cuộc bầu cử kết thúc, tôi sẽ gửi một bài phóng sự gọn nhẹ từ Plêven rồi lập tức bắt tay vào viết cuốn sách ngay tại đây - ở nơi đã nảy sinh ra tình hữu nghị này.

        Nhưng vào một buổi sáng, một sĩ quan Bungari đem đến cho tôi bức điện do tư lệnh thành phố nhận được từ Đại sứ Liên Xô: "Đề nghị đồng chí tìm giúp hộ đại tá Pôlêvôi, phóng viên của tờ Sự thật và giúp đồng chí đó trở về Xôphia gấp". Thế là thế nào nhỉ? Tại sao lại về mà lại về gấp? sắp đến ngày bầu cử rồi còn gì. Chính tại nơi đây, nơi cuộc đấu tranh bầu cử sẽ đặc biệt gay gắt, nơi mà nhiều phóng viên phương Tây đã kéo nhau tới, nơi đã có một vài tiếng súng nổ và có thể xảy ra những vụ khiêu khích mới - chính ở đó tôi cần phải viết một bài phóng sự. Tuy nhiên tôi vẫn đề nghị đồng chí lái xe sửa soạn xe cộ, còn tôi thì đi bộ đến thăm vài địa điểm bầu cử một lần nữa.

        Căn cứ theo toàn bộ tình hình thì thắng lợi tuyệt đối của Mặt trận tổ quốc là điều chắc chắn. Mọi người dạo chơi trên đường phố trong bộ lễ phục ngày hội. Ở một vài dàn đồng ca đã vang lên tiếng hát. Trên quảng trường trước nhà thờ, một vòng người cầm tay nhau nhảy một điệu vũ dân gian theo tiếng nhạc đệm của một ban nhạc. Cái vòng người sống động di chuyển nhịp nhàng đó đã lan rộng ra khắp quảng trường. Tôi, hay nói một cách chính xác hơn, bộ quân phục Xô viết của tôi đã được hoan nghênh nhiệt liệt. Tôi hầu như đã bị lôi kéo vào điệu nhảy uyển chuyển đó và tôi nhún nhảy một cách vụng về, bỡ ngỡ...

        Mới cách đây không lâu chúng tôi còn lấy làm ngạc nhiên không hiểu chiếc xe tải chở các phóng viên quân đội chúng tôi, trong số đó có các phóng viên báo Sụ thật, đã làm thế nào mà có thể vượt lên trước những đơn vị Hồng quân xung kích đang tiến công để đến được Xôphia. Chúng tôi ngạc nhiên và ghen tị với các bạn đồng nghiệp. Còn bây giờ, khi đang nhảy điệu vũ khôrôvốt này, tôi không còn ngạc nhiên nữa. Tôi hiểu đó là sự kính trọng sâu sắc đối với những người lính Nga chúng tôi, đối với Hồng quân Liên Xô vẻ vang đang làm nhiệm vụ giải phóng các dân tộc châu Âu, và sự kính trọng đó đã mở ra một con đường đặc biệt cho chiếc xe tải chở phóng viên. Phải, từ đây tôi có thể viết cho báo một bài phóng sự không đến nỗi tồi và vẫn đặt tên cho nó là "Những người anh em". Nhưng tôi vẫn thấp thỏm trong lòng: có chuyện gì mà lại gọi về gấp như vậy?
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2018, 01:16:47 am »


        Tại hành lang khách sạn, người gác cửa đưa cho tôi một tờ giấy ghi lại qua điện thoại: "Đồng chí đã nhận được tin chưa? về ngay lập tức. Khi gặp sẽ biết tường tận - ký tên: Bí thư thứ nhất Đại sứ quán". Vìra lúc đó anh chàng Vêxêlin hớt hải chạy đến. Té ra là một gã khốn kiếp nào đó đã rạch tất cả bốn cái lốp ờ chiếc xe Mecxedeccủa chúng tôi. Và nó rạch đến mức không thể nào vá được nữa. Những câu chửi bằng tiếng Bungari giống với những câu chửi của chúng ta, và tôi có thể hiểu hết những lời mà người bạn đồng hành vốn rất điềm tĩnh của tôi đã văng vào mặt những tên "ác ôn"nào đó. Tôi đọc cho cậu ta nghe một bức điện. Cậu ta nhăn mặt lại như thể bị đau răng. Sau đó, có lẽ chàng đã nghĩ ra một điều gì bèn gật đầu rồi chạy biến đi. Thực ra chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả: một sự việc na ná như vậy đã từng xảy ra. Hôm qua, tại một cuộc mít tinh lớn trước ngày bầu cử, có người đã hắt át xít vào tôi. Không trúng mặt, nhưng trên lưng áo cổ đứng đã tạo thành một vết thủng dài, ngoằn ngoèo có hình giống như đảo Síp. Nhưng chiếc áo cổ đứng thì cần quái gì, có thể mặc áo ca pốt được, còn mất phương tiện đi lại vào giờ phút này thì gay quá. Phải rồi, ngoài những người chân thành mời chúng tôi vào nhảy, hình như ở đấy còn có cả nhũng người khác nữa...

        Tôi đứng bần thần ờ hành lang khách sạn, trong khi đó những người bạn đồng nghiệp phương Tây vội vã nối đuôi nhau ra xe. Ông bạn cạnh phòng của tôi - một nhiếp ảnh người Mỹ béo phục phịch, đeo lủng lẳng đẩy máy ảnh giống như ông thầy cúng đeo những quả chuông - hấp tấp ra sau cùng, vừa đi vừa đút nốt miếng thịt băm vào miệng. Ra đến cửa, ông giơ tay chào tôi: bai bai!

        Và chính ở đây tôi lại đánh giá được ý nghĩa cùa câu nói: "những người anh em". Tôi vừa mới ngồi vào bàn làm việc trong phòng của mình thì bỗng cánh cửa mở êm như ru và Vêxêlin hiện ra. Có chuyện gì vậy? vốn là người ăn mặc bao giờ cũng chinh tề, đàng hoàng thế mà giờ đây chiếc mũ dạ của anh ta thì nhàu nát và bị hất ngửa ra đằng sau gáy, hai tay đầy dầu mỡ, nhung nét mặt thì rạng rỡ.

        -  Vù thôi - cậu ta nói bằng tiếng Nga. Chẳng cần phải mời thêm một lần nữa. Tôi liền bật dậy ngay. Thì ra Vêxêlin đã lên tiếng kêu gọi và những tay lái xe ở Plêven chẳng hiểu đã tháo lốp từ nhũng chiếc xe của ai nhưng chỉ sau nửa tiếng đồng hồ đã lắp đầy đủ vào chiếc Mecxedec bị tàn phế của chúng tôi. Người nào đã tổ chức ra tất cả những cái đó, người nào thanh toán cho cái "phi vụ" chắc chắn không lấy gì làm rẻ ấy -  không ai biết. Điều quan trọng là chì mấy phút sau chúng tôi sẽ ra khỏi thành phố và phóng như bay về Xôphia. Ở bên phải và bên trái con đường hiện ra phong cảnh tuyệt vời những làng xóm thơ mộng, thấp thoáng mái ngói đỏ tươi. Những ngôi nhà xinh xắn có sân hiên phơi từng chùm bắp ngô vàng ánh và thậm chí đỏ rực. Những khu vực bầu cử được trang hoàng bời những lá cờ nhỏ, những dây hoa, những thân ngô.

        Các chàng trai và các cô gái xúng xính trong những bộ y phục dân tộc. Tất cả những cảnh đó lướt nhanh qua... Trong đầu tôi vẫn đọng lại một ý nghĩ: việc triệu hồi gấp gáp như thê này nghĩa là sao đây? Biết đâu ở nhà chẳng xảy ra một chuyện rủi ro hay trong tình hình phức tạp như thế này tôi đã phạm một điều gì sơ suất trong các bài viết của mình? Xe chạy trên đường bằng, Vêxêlin đã mở hết tốc độ, kim trên đồng hồ tốc độ xê dịch giữa số 100 và 110. Được nửa đường, chúng tôi vượt lên chiếc xe gíp chở mấy phóng viên lạnh cóng vì bị những làn gió quất vào người. Những ngọn đồi đã ở trước mặt, con đường bắt đầu leo lên vùng núi Cựu Planina. Đây là vùng có tuyết rồi. Đường nhựa trơn như mỡ. Chúng tôi lượn vòng qua một chiếc xe ngựa có lục lạc kêu leng keng, trên xe chờ các hòm phiếu bầu cử được trang điểm như cô dâu và mấy ông lão với vẻ mặt rất quan trọng, mặc áo lông ngắn thêu hoa. Chiếc xe bỗng trượt khỏi đường nhựa lao sang một bên lề đường và chỉ mãi đến giây phút chót Vêxêlin mới hãm được nó lại ở ngay sát bờ vực. Cậu ta mặt tái nhợt, giảm tốc độ và bây giờ thì xe chúng tôi bò chậm rì rì như chiếc xe tang, vẽ những vạch ngoằn ngoèo trên con đường núi đã đóng băng. Lúc ấy chiếc xe gíp của những người Mỹ mới trả đũa. Mặc dầu nhà nhiếp ảnh to béo ngồi ở ghế sau bị lạnh cóng nên đã lấy tấm vải bạt trùm kín người, ông ta vẫn không bỏ lỡ cơ hội giơ lên cho chúng tôi xem một đầu dây - ý muốn nói: Tớ kéo giúp nhé - dấu hiệu này như mọi người đều biết, đối với cánh thuỷ thủ là sự chế nhạo độc địa. Vêxêlin lái xe đến thẳng cổng sứ quán. Người thường trực xác nhận rằng người ta tìm kiếm tôi không phải là ngày thứ nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2018, 07:41:05 am »


        Đại sứ đã đón tiếp tôi bằng lời trách móc: - Anh bạn thân mến của tôi, lẽ nào lại có thể làm như thế được, bỏ đi khỏi đây trong thời buổi như vậy, thậm chí cũng không để lại lộ trình... Matxcơva đã đánh hết bức điện này đến bức điện khác, mà chúng tôi thì không biết anh ở đâu. Rồi anh sẽ bị cấp trên cạo cho một trận nên thân đấy! Đây là những bức điện: "Nhận được tin hãy bay về ngay Matxcơva, có nhiệm vụ khẩn cấp - tướng GalắcTiônốp"... " Hãy báo cho biết tại sao Pôlêvôi vẫn chưa bay về - thư kí toà soạn báo Sự Thật Xivôlôbốp". " Đồng chí được ban biên ủy quyết định bổ nhiệm làm phóng viên trưởng tại toà án quân sự quốc tế Nuyrembe. Hãy bay ngay chuyến bay đầu tiên. Giấy tờ đã làm xong - biên uỷ Pôxpêlốp".

        Chuyến máy bay đầu tiên! Một người nào đó trong sứ quán thậm chí đã lấy bút chì đỏ gạch dưới những từ đó và đặt một dấu chấm than. Đồng chí đại sứ giải thích:

        - Người ta yêu cầu tôi giúp đỡ cho chuyến bay của đồng chí. Nhưng thời tiết không bay được. Sương mù phủ kín sân bay. Chính đồng chí cũng thừa biết sân bay ờ đây như thế nào.

        Phải, tất nhiên là tôi biết. Tôi cho rằng đó là một sân bay ma quỷ nhất ở châu Âu; vừa nhỏ, vừa hẹp và còn được bao bọc bằng cả một dãy đồi hình móng ngựa. Và cái tên gọi của sân bay nghe qua tiếng Nga chẳng lấy gì làm phấn chấn cho lắm - "Bay tai hại". Hai phi công gan dạ của chúng ta đã bị gãy cánh tại sân bay này.

        - Có thể đồng chí đi tàu hoả chăng?

        Tôi cảm thấy rằng đại sứ muốn mau mau tống tiễn tôi đi, rồi báo với Matxcơva về chuyện đó, nhưng tôi biết rõ rằng bây giờ mà ngồi trên xe lửa đi qua ba nước Châu Âu vẫn còn chưa hồi tỉnh sau chiến tranh là như thế nào. Không, tôi không thể cho phép mình phiêu lưu như vậy được. Chúng tôi bèn thoả thuận với nhau: Tôi sẽ đi chuyến máy bay đầu tiên khi nào sân bay vừa mở cửa.

        Và thế là giờ đây đã ba ngày tôi ngồi trong căn buồng "Thượng hạng" rộng lớn của khách sạn Bungari đứng đối diện với hoàng cung.

        Và lâu đài này không lấy gì làm lớn, nằm ẩn mình sau rặng cây xanh của công viên, và ở một chỗ nào đó, nhà vua lên chín tuổi Xêminôn cùng với bà mẹ nuôi xinh đẹp người Ý tên là Giôvana đang sống trong những căn phòng son son thiếp vàng sang trọng mang tính chất phô trương một cách quê mùa để chờ đợi số phận của mình. Tôi đã vào thăm toà lâu đài đó cùng với một trong những quan nhiếp chính Tôđo Pavlốp mà những người Xô Viết chúng ta đều biết tới như một nhà học giả, một nhà triết học. Và tôi đã nhìn thấy ông vua bé tí tẹo đó - một chú bé kháu khỉnh, tóc đen có khuôn mặt thông minh, dễ thương. Nhà vua chạy thi với một con chó trên sân quần vợt. Nhìn chú bé đáng yêu này, tôi bất giác suy nghĩ: "Chàng trai kia thật không may đã ra đời giữa thế kỉ hai mươi đầy biến động với cái nghề vớ vẩn và phiền toái - nghề làm vua. Hắn có thể trở thành một thi sĩ giỏi, một nhà nông học, một bác sĩ, ấy thế mà giờ đây hắn lại ngồi sau bức tường bao quanh cao ngất, lắng nghe những tiếng thét phẫn nộ trên những quảng trường và cảm thấy mình như một con bài vô danh tiểu tốt trong một canh bạc lớn, khó hiểu mà cũng có thể là nguy hiểm đối với hắn".

        Từ căn phòng của tôi nghe rõ tiếng nhạc ầm ĩ trên quảng trường. Các công nhân từ các vùng lân cận đã đổ về đây. Những nông dân mặc áo thêu và đội mũ gài hoa cũng đã đến. Người ta ăn mừng thắng lợi của Mặt trận nhân dân. Một thắng lợi đáng kể! Chà, giá mà có thể viết được một cuốn sách về tất cả những sự việc này! Một cuốn sách lý thú với cái tên "Nhũng người anh em". Nhưng cuộc đời của phóng viên là như thế đó. Những sự kiện chồng chất lên nhau như những đợt sóng, và mỗi một đợt sóng ùa đến sau hầu như xoá sạch trơn những dấu vết của đợt sóng trước. Một cái nghề không dễ và nói chung là bạc bẽo! Nhưng ngay cả giờ đây, khi dự định trước mắt của tôi bị sụp đổ tan tành, tôi vẫn sẽ không đánh đổi cái nghề này lấy bất kỳ nghề nào khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2018, 07:42:17 am »

     
TỪ LAIXÍCH ĐẾN NUYREMBE

        Trong những năm tháng chiến tranh, cánh phóng viên thường chế nhạo thói quen ghi nhật ký của tôi vào những lúc rỗi rãi. Giờ đây, khi thời tiết xấu đã ghìm chân tôi ờ Xôphia, tôi lại làm cái việc quen thuộc ấy.

        Vả lại, ngày hôm nay đã trôi qua không uổng phí. Tôi lại được gặp Ghêóocghi Đimitorốp một lần nữa. Tôi đã tiến hành một cuộc toạ đàm rất lý thú với đồng chí ấy, mà lại chính là về những gì sẽ chờ đợi tôi nay mai. Tôi xin đồng chí tiếp tôi để chào tạm biệt và được chấp nhận. Lần này cuộc tiếp xúc được ấn định trong phòng làm việc. Với tôi nảy ra một vấn đề: chẳng nhẽ lại mặc chiếc áo cổ đứng có một lỗ thủng bằng nắm tay ờ trên lưng hay sao. Các bạn bè ở sứ quán đã cứu nguy cho tôi. Đồng chí tuỳ viên quân sự cùng cấp bậc đã cho tôi mượn chiếc áo cổ đứng, chiếc áo đu đưa trên người tôi như treo trên mắc vậy. Trong phòng làm việc, đồng chí Đimitorốp trông khác hẳn chứ không như lần gặp ờ nhà riêng. Tôi cảm thấy đồng chí như cao hon, đường bệ hơn. Trên khuôn mặt cương nghị và thậm chí dường như trẻ trung hơn đã thoáng thấy nét mệt mỏi, nhưng đồng chí bắt tay vẫn khỏe và chặt như trước. Đồng chí chỉ chiếc ghế bành đặt cạnh chiếc bàn nhỏ chân thấp, còn mình thì ngồi đối diện và đẩy hộp thuốc lá bằng pha lê về phía tôi: "Đồng chí hút đi, thuốc lá ngon lắm. Thuốc Bungari của chúng tôi đấy. Theo tôi đó là thứ thuốc lá ngon nhất thế giới".

        Tôi chúc mừng đồng chí nhân thắng lợi vẻ vang và to lớn của Mặt trận nhân dân. Tôi hỏi đồng chí mấy câu về chuyện bầu cử ờ Plêven, nhưng đồng chí liền lái câu chuyện sang hướng khác:

        - Tôi nghe nói đồng chí được cử đến toà án Nuyrembe. Như thế nghĩa là đồng chí sẽ xét xử người quen cũ của tôi là Gécman Gơrinh có phải không? Chẳng hiểu cái "nhân vật số hai" của đế chế Hítle ấy bây giờ sẽ xử sự ra sao?

        - Thưa đồng chí Ghêóocghi Mikhailovich, chính đồng chí là vị quan toà đầu tiên của hắn ở Laixích. Các đoàn viên Cômxômôn chúng tôi đã say sưa đọc bài phát biểu của đồng chí và cuộc tranh luận giữa đồng chí và bọn công tổ phát xít. Chúng tôi đã thầm vỗ tay hoan hô đồng chí khi đồng chí ở ngay giữa hang ổ của bọn phát xít đã quật ngã cái con lợn béo đần độn ấy.

        Người ta bưng đến cho chúng tôi thứ cà phê rất thơm. Cái tách nhỏ và mỏng mảnh như cái vỏ ốc đã hoàn toàn biến mất trong lòng bàn tay to lớn chắc nịch của đồng chí Đimitorốp. Trong một khoảnh khắc đồng chí nhắm đôi mắt mệt mỏi lại rồi đăm chiêu nói:

        - Nhưng Laixích dầu sao cũng không phái là Nuyrembe. Đồng chí hãy nhớ rằng đây là một vụ án không dễ dàng. Tiện thể tôi cũng khuyên đồng chí mau kịp thời từ bỏ những quan niệm ấu trĩ cũ kỹ của mình về kẻ thù cùa chủng ta. Tất cả mọi cái không đơn giản như vậy đâu. Gorinh quả trông giống như con lợn, nhưng tuyệt nhiên không phải là một kẻ ngu đần. Đồng chí hãy đồng ý rằng với tôi sẽ không phải là một vinh dự lớn nếu như hồi ở Laixích tôi chỉ dùng cái gậy để đánh lui một con vật đần độn. Nếu như đồng chí sẽ miêu tả các bị cáo chỉ như những người bị bệnh tinh thần phân lập, cuồng tín thì vị tất có thể nêu lên được tất cả sự vĩ đại mà nhân dân và Hồng quân của các bạn đã giành được.

        Đồng chí uống một hớp hết tách cà phê xinh xắn rồi đặt nó xuống bàn bằng một động tác nhẹ nhàng duyên dáng khiến tôi bất giác nhớ lại hình ảnh đồng chí nắm trong lòng bàn tay cốc rượu thô bằng sành.

        - Chủ nghĩa quốc xã, đó là cái khủng khiếp nhất mà Chủ nghĩa đế quốc đã đẻ ra... - đồng chí nói tiếp - Phải, cái khủng khiếp nhất, nhưng đối với Chủ nghĩa đế quốc hiện đại thi cũng có thể đó là cái họp lý nhất chăng? Và điều mong muốn của Hítle về cái gọi là nền đế quốc xã toàn thế giới chí ít trong một nghìn năm sắp tới không phải là con mê sảng của tên cuồng tín mà có thể đó là điều mong muốn thiêng liêng của Chủ nghĩa đế quốc với tư cách là một hệ thống xã hội. Bời lẽ có nhiều vấn đề gay gắt của nó - những vấn đề xã hội, dân tộc, đạo lý - không có cách nào giải quyết dễ dàng hon là xóc lại các dân tộc giống hệt như đảo bài và đem đốt những người suy nghĩ khác mình trong các lò thiêu người...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2018, 01:53:24 am »


        Đồng chí Đimitorốp nói tiếng Nga một cách thoải mái, thậm chí tôi có thể nói là diễn tả rất giỏi, còn cái giọng lơ lớ Bungari đã làm cho cách phát âm của đồng chí có một vẻ duyên dáng đặc biệt.

        - Tôi đã theo dõi việc chuẩn bị thành lập toà án và xin nhắc lại rằng đây sẽ là vụ án rất không dễ dàng mà điều chủ yếu là chưa từng có trong lịch sử. Loài người tiến hành những cuộc chiến tranh từ khi có ý thức về mình, nhưng chỉ vẻn vẹn có hai lần định xét xử bọn xâm lược. Cứ tạm lấy trường họp Napôlêông ra mà xét. Có biết bao nhiêu người đã bị hắn tàn sát, có biết bao thành phố bị hắn thiêu huỷ. Ở các nước Xlavơ người ta gọi hắn là tên tà đạo, người ta nguyền rủa hắn tại các nhà thờ, và hội nghị các cường quốc chiến thắng họp tại Viên định trừng trị hắn. Thế nhưng cái ý định đó đã kết thúc như thế nào? Người ta đã tặng cho tên tà đạo ấy hòn đảo Ênby, và như ở nước đồng chí thường nói, người ta đã tạo ra tất cả những điều kiện sáng tạo để viết hồi ký, - đồng chí Đimitorốp đứng lên. Tôi cũng vội đứng dậy bởi lẽ mười phút đồng hồ mà tôi xin để gặp gỡ đã hết từ lâu rồi.

        - Không, không đồng chí cứ ngồi xuống. Tôi nói sắp xong rồi. Khối Đồng minh năm 1918 cũng định đưa Vinghen đệ nhị ra xét xử, nhưng chính đối phương đã tổ chúc cho hắn ta chạy trốn sang Hà Lan, tại đó hắn sống một cách yên ổn đến hết đời như một đế vương. Tại sao lại như vậy? Tại vì nếu như các nước khối Đồng minh lên án Vinghen tức là họ lên án bản thân tư tưởng xâm lược, và do đó lên án chính những nguyện vọng của mình về sự lấn chiếm và xâm lược. Họ rất sợ tạo ra tiền lệ. Đồng chí thấy chưa, lịch sử đã chúng minh như vậy. Còn nhân dân Bungari thì nói: "Quạ không mổ mắt quạ" đâu.

        Đồng chí bỗng ngồi ghé lên mép bàn với dáng diệu trẻ trung.

        - Đồng chí có hiểu rằng toà án có những vấn đề phức tạp như thế nào không? Nó sẽ phải tạo ra tiền lệ, sẽ lên án bất cứ một kiểu xâm lược nào và sẽ ghi nhận sự lên án đó bằng những luật pháp quốc tế thích hợp... Đối với tôi, với đồng chí và tất cả những người cộng sản thì những điều đó đã quá rõ ràng, nhưng tại đó, ngành tư pháp Xô viết chỉ vẻn vẹn có một trong bốn lá phiếu biểu quyết. Các luật gia của nước đồng chí sẽ phải làm việc rất vất vả. Nếu như toà án được tiến hành đến cùng, nếu như bè lũ xâm lược bị lên án, còn những luật pháp quốc tế về sự xâm lược sẽ được thực hiện thì đó sẽ là một thắng lợi lịch sử to lớn, - và đồng chí nói thêm bằng một giọng nhỏ nhẹ tâm sự. - Chính tôi cũng muốn xem bọn quốc xã ở đó sẽ xử sự như thế nào, sẽ thanh minh và bào chữa cho hệ tư tưởng của chúng ra làm sao, - đồng chí liếc nhìn đồng hồ. - Xin lỗi vì tôi đã giữ đồng chí ở lại. Xin chúc đồng chí thành công, - và khi đã tiễn tôi ra tới của, đồng chí mỉm cười, để lộ hàm răng trắng đều đặn.

        - Còn cái áo cổ đứng đối với đồng chí hơi rộng đấy. Này, những tên đi rạch lốp xe thì chúng tôi đã tìm thấy và bắt giữ cả rồi... Những thằng phát xít bất trị. Do đó, cả chiếc áo cổ đứng của đồng chí cũng sẽ được trả thù...

        Tôi bay sang Đức vào lúc sớm tinh mơ. Trên đoạn đường từ Matxcơva đến Béclin, ngồi trong chiếc máy bay đổ bộ lạnh lẽo, thiếu tiện nghi mà tôi đã từng bay để nhảy dù ba lần xuống vùng địch hậu, giữa những hòm xiểng được bọc kín bằng vải bạt tẩm dầu, tôi nom rất ngộ. Vì không có áo cổ đứng nên tôi đành phải đóng bộ lễ phục - một thứ y phục rất bất tiện với những hình thêu kim tuyến ở cổ áo và tay áo. Nó vừa ngắn cũn cỡn vừa chật, hoàn toàn không thích hợp đối với công việc hàng ngày, hơn nữa lại còn phải thắt bằng một dây lưng lấp lánh như dát bạc. Tôi hình dung là bộ quân phục này sẽ bị các bạn đồng nghiệp châm chọc như thế nào. Cái giới này, như mọi người đều biết, quái ác lắm. Nhưng tôi đâu được quyền chờ đợi cho đến khi chiếc áo cổ đứng mới may xong. Ban biên tập vừa cho phép tôi hôn mẹ, vợ, con trai và cô con gái út còn bé tí tẹo, nhũng đứa con ngay cả sau chiến tranh vẫn tiếp tục lớn lên vắng mặt bố, đã lập tức tống cổ tôi ra khỏi Matxcơva theo đúng nghĩa đen của từ đó. Toà án đã bắt đầu làm việc, sự quan tâm của tất cả mọi người đối với việc này rất lớn, báo chí dành cả trang viết về sự kiện đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2018, 01:53:44 am »

     
        Trong khi bay, tôi cố lục trong trí nhớ vốn hiểu biết nghèo nàn của mình về thành phố Nuyrembe. Bởi vì đến ngay cả giở bộ bách khoa toàn thư ra xem, tôi cũng không có thời gian. Tôi biết những gì về cái thành phố này? Trước hết đó là một thành phố công nghiệp ở phía nam nước Đức, trên bờ một con sông đào lớn nào đó, một trong những trung tâm Thiên chúa giáo ở thời Trung cổ, nơi nhà danh họa Anbret Đuyrè chết ở đó. Và nhà thơ nổi tiếng Ganxơ Xác đã từng sống và chết ở đó. Lại nữa, hình như tại đó đã có người chế tạo chiếc đồng hồ quả quýt đầu tiên trên thế giới và có ông vua Phriđrích không rõ thứ bao nhiêu, mang biệt danh là Bácbarôxa từng ước mơ chinh phục cả thế giới nên được Hítle đặc biệt kính nể. Tất nhiên tôi cũng biết rằng thành phố trung cổ đó đã trở thành nơi phát sinh của chủ nghĩa quốc xã và trên những đường phố của nó trong những ngày mở đại hội của Đảng Quốc xã toàn nước Đức, từng đoàn người rước đuốc dài vô tận nối đuôi nhau rầm rập bước theo tiếng trống, tiếng sáo đinh tai nhức óc. Còn trên các quảng trường, chung quanh đống lửa cháy ngùn ngụt đã diễn ra những cuộc dạ hội bài Do Thái cuồng loạn. Tôi còn biết thêm rằng vào giai đoạn cuối của chiến tranh, các nước đồng minh phương Tây đã ném bom rải thảm thành phố này khiến cho nó hiện nay biến thành những đống gạch vụn. Và tôi cũng còn nhớ một truyền thuyết cũ vùng Bavarơ về một em bé ở Muyrembe có cái tên là Cácpác Haode. Truyền thuyết này đã được nhà văn Giacốp Vaxecman biến thành một cuốn tiểu thuyết về một con người rất trong trắng đã lớn lên ở chốn hoang vu không một bóng người và đã chết khi anh ta trở lại với mọi người. Nhưng chú nhỏ ở Nuyrembe đó chắc gì đã giúp ích cho những bài báo của tôi. Những thiếu niên khác ỏ Nuyrembe vào nửa đầu thế kỷ hai mươi đã bộc lộ nhưng phẩm chất của chúng một cách hết sức bất lợi.

        Với những hiểu biết quá ít ỏi thế mà tôi sẽ phải thi tài đọ sức với những át chủ bài của giới báo phương Tây, với những tay cự phách trong nghề. Nhưng cái chính là toà án đã bắt đầu xét xử. Các bạn bè của chúng tôi đã làm quen với nó, đã nhập cuộc, như người ta thường nói. Họ đã viết và viết được nhiều.

        Một chiến hữu của tôi, phóng viên báo Sự thật, đại tá hải quân Ivan Đôlin đã đón tôi tại sân bay quân sự Sônêphendơ, nơi những máy bay của chúng ta đang đỗ, và sau khi trao cho tôi những giấy tờ cần thiết cùng tấm thẻ vào cửa, đã đưa tôi đến sân bay Tempenhốp ở ngay Béclin. Tại đây tôi chuyển sang một máy bay Mỹ và ít phút sau đã hạ cánh xuống sân bay Nuyrembe được lát bằng những tấm nhôm. Và ở đây một điều bất ngờ thú vị đã chờ đợi tôi: một tốp đàn ông tiến lại chỗ máy bay, hầu như tất cả bọn họ đều mặc quân phục của chúng ta Trên chiếc máy bay này chỉ có mỗi một mình tôi là người Liên Xô. Chẳng nhẽ họ ra đón tôi hay sao? Tất nhiên rồi! Kia kìa người bạn cũ của tôi, đại uý Crusinxki, một phóng viên năng nổ của báo Sự thật thanh niên cộng sản, một người bao giờ cũng có mặt ờ điểm nóng nhất, vào thời kỳ dữ dội nhất. Còn kia là trung tá Iuri Côrôcốp, vóc người nhỏ bé mặc chiếc ác rất đẹp và đội mũ lưỡi trai. Lại nữa trung tá hải quân Lanin phỏng viên báo Hải quân, mặc bộ quân phục màu đen của hải quân và chàng trung tá điển trai Paven Tơrôianốpxki, phóng viên báo “Ngôi sao đỏ”, người luôn luôn được các cô gái điện báo viên hâm mộ và do đó thường xuyên có những bài ký sự được đánh đi trước chúng tôi. Thiếu tá Tarađenkin vừa đi vừa thở phì phò, miệng cười rất tươi làm rạng rỡ thêm khuôn mặt đôn hậu và từ đằng xa đã dang rộng hai tay. Trong số tất cả những người ra đón chỉ có một người duy nhất mặc thường phục - đó là anh bạn Mikhain Xêmênôvích Gux rất đáng yêu, da ngăm ngăm đen, tóc xoăn tít, có bộ râu quai nón như của Puskin, cười ranh mãnh... Nhũng chiến hữu tuyệt vời! Những ký giả xuất sắc, nhũng phóng viên "thiện xạ". Đối với những vị này, cần phải đề cao cảnh giác mới được! Chỉ mải nhìn là họ, như các nhà báo vẫn nói, lắp ngay cho một cái "ngòi nổ" to đùng. Một số khác trong bọn họ nổi tiếng trong làng báo như nhũng cây cười ngoại hạng. Bởi vậy, tôi cố khép chiếc áo khoác một cách lúng túng để không ai nhìn thấy những hình thêu kim tuyến dày đặc trên bộ lễ phục của tôi.

        - Xin cám ơn các bạn, cuộc đón tiếp như thế này làm tôi khó xử quá...

        - Chúng tôi có đón anh đâu, chúng tôi đón những bưu kiện của chúng tôi đấy chứ, - Crusinxki tiến công luôn. Quả thật, theo một tục lệ đặc biệt tồn tại từ nhũng năm chiến tranh giữa các phóng viên, trước khi khởi hành tôi đã gọi điện cho bảy người bạn và mang cho họ đầy một bao tải quà bánh và thư từ.

        - Này làm gì mà vội vã lấy bưu kiện ngay thế? Không, chúng mình cũng muốn đón cậu một chút đấy chứ! - Iuri Côrôcốp xoa dịu.

        Tôi vội vàng đóng vai ông già Noel đi phân phát các bưu kiện và thư từ. Rồi chúng tôi rời khỏi sân bay. Tôi được nhét vào một chiếc xe "Hoóc" sang trọng do Xécgây Crusinxki, nhân dịp này, đã mượn được của một ông thẩm phán nào đấy. Ngồi cạnh tôi là họa sĩ Nicôlai Giucốp mà chỉ trong bảy ngày sống giữa các phóng viên anh được tặng một danh hiệu mang tính chất hoàn toàn phương Tây "Côca Côla". Tôi chưa từng gặp một hoạ sĩ nào khác mà trong khoảnh khắc có thể say mê vẽ đến như thế. Và ngay lúc này đây, ngồi trên xe, anh đã rút chiếc cặp da rồi vừa nheo đôi mắt tinh tường nhỏ tí dường như đang ngắm bắn vừa phác hoạ hình người chiến sĩ lái xe trông nghiêng.

        - Thế nào, các bạn sống ở đây ra sao? Có thú vị không? Điều kiện làm việc thế nào?

        - Hãy khoan, hãy khoan, - Giucốp gạt phăng đi và vẫn không rời khỏi bức ký hoạ, - tốt nhất là cậu hãy kể chuyện Mátcơva đi.

        - Mình không nhìn thấy Matxcơva. Chỉ ngủ lại một đêm ở nhà thôi. Các cậu định thu xếp cho mình ờ đâu?

        - Điều đó còn tuỳ xem cậu muốn trở thành loại người nào ở: Curaphây hay Khanđây?

        - Gì cơ?

        - Chờ tí nhé, - bằng một nét đưa nhanh, Giucốp đã vẽ xong chỏm tóc màu hạt dẻ sáng thò ra phía dưới chiếc mũ lưỡi trai của người lái xe, anh thổi những vết tẩy, nheo mắt ngắm bức ký hoạ xem nó có giống với hình mẫu không rồi gấp cái cặp lại đút vào túi với vẻ hài lòng, - bây giờ tớ sẽ kể cho nghe mọi chuyện.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2018, 01:55:55 am »


CƠRAPHẢY VÀ KHANĐÂY

        Tôi đến Nuyrembe chỉ chậm có sáu ngày nhưng ngay lúc ngồi trên xe tôi đã hiểu rằng điều đó đối vói tôi là dở như thế nào. Hơn ba trăm phóng viên, nhiếp ảnh, quay phim, hoạ sĩ từ khắp nơi trên trai đất đã đổ về đây bằng đường hàng không và đường bộ. Tất cả mọi người đã lần lượt làm quen với nhau, đã thâm nhập vào bầu không khí khác thường và phức tạp của toà án, đã kịp gửi về cho các tờ báo của mình những bài ký sự, những bức ảnh và ký hoạ đầu tiên. Đã hình thành một nếp sinh hoạt đặc biệt của các nhà báo, còn đối với các đại biểu của giới báo chí Xô viết thì đã xảy ra một sự phân chia lãnh thổ ra làm hai bộ lạc - Curaphây và Khanđây.

        Sự thể là ờ chỗ cùng bay đến đây với các nhà báo chuyên nghiệp còn có các nhà văn và các hoạ sĩ nổi tiếng của chúng ta: Ilia Êrenbua, Cônxtantin Phêđin, Lêônít Lêônốp, Iuri Danốpxki, Xemen Kiếcxanốp, Vxêvôlốt Visnépxki, Cucrưnítxư và Bôrít Êphimốp. Do sự kính trọng đối với các nghệ sĩ kiệt xuất đó nên họ đã được sắp xếp ở tại một khách sạn sang trọng mang cái tên "Grand hotel" nhưng đã bị phá huỷ một nửa. Đối với các nhà báo thì cơ quan quân chính của Mỹ đã dành riêng cho một toà lâu đài của ông vua bút chì Iolian Phabéc, tại đây đã được tổ chức trại báo chí. Có thể nói rằng đó là một cái trại rất thuận lợi, đầy đủ tiện nghi. Các phóng viên báo chí và đài phát thanh Lien Xô cùng với các bạn đồng nghiệp nước ngoài được bố trí ớ trong toà lâu đài đó và những nhà phụ xung quanh. Do chỗ bất kỳ một sự phân chia địa dư nào cũng đòi hỏi phải có một cái tên gọi thích họp, cho nên "Grand hotel", noi ở của các nghệ sĩ kiệt xuất được cánh nhà báo đặt cho cái tên là "Lầu Vĩ nhân"1. Biết được điều đó, cánh nhà văn cũng không chịu mắc nợ, và do trong số các nhà báo có một phóng viên nhiếp ảnh nổi tiếng là đại uý Épghêni Khanđây, nên trại báo chí được mệnh danh là "Quán Khanđây". Còn những người sống trong trại này thì được gọi là cánh "Khanđây".

        - Thế các cậu ở đâu?

        - Lẽ cố nhiên chúng tớ là cánh Khanđây, - Giucốp đáp. Vả tôi cảm thấy rằng ngay cả câu hỏi đó cũng làm anh mếch lòng.

        - Thế ở trong quán Khanđây của các cậu còn chỗ không?

        - Mình cũng đã lo cho cậu rồi. Bọn mình sống trong một ngôi nhà biệt lập, những người Mỹ gọi nó là "Raxen Pêlex" - toà biệt thự Nga. Ngôi nhà này nằm bên ngoài toà lâu đài, nó có nét hao hao giống một quán trọ bên đường. Bốn người chúng mình sống trong một phòng, cậu sẽ là người thứ năm, liệu cậu có vừa ý không? - Crusinxki hỏi.

        - Tất nhiên rồi, còn phải nói gì nữa, liệu hôm nay có thể tới dự phiên toà được không? - Tôi rất nóng lòng mong được mau mau đến toà án để nhìn thấy cái mà đồng chí Đimitorốp gọi là toà án của các dân tộc, và cũng có thể, nếu như tôi gặp may, tôi sẽ chuyển ngay về Matxcơva chí ít một bài báo ngắn. - Ta sẽ đề nghị đồng chí lái xe chờ chúng ta thẳng tới Pháp viện.

        Hôm đó tôi chua lấy được thẻ phóng viên. Văn phòng tư lệnh cùa toà án do đại tá Mỹ Enđruxơ phụ trách đã đóng cửa, nhưng bộ lễ phục thêu kim tuyến của tôi mà ở đây chưa ai nhìn thấy, đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Viên đại tá với thái độ rất lịch sự đã mời tôi thuốc lá, thết lạc tẩm đường. Sau đó còn đích thân dẫn tôi lên ban công dành riêng cho khách treo lơ lửng ở phía trên hội trường chật ních những quý ông, quý bà coi bộ đáng kính nể, và sắp xếp cho tôi ngồi hàng trên cùng bên cạnh một người đàn bà Mỹ rất đẹp tuy đã luống tuổi, bận quân phục Mỹ, có nét mặt trông quen quen. Lúc chia tay, viên đại tá hỏi xem tôi có cần ống nhòm không và đã tặng tôi bản sơ đồ hội trường như một vật kỷ niệm.

        -  Đấy, biết cách ăn mặc có lợi như thế đấy, - Crusinxki nói đùa và để tỏ sự đồng tình, cũng ở lại trên ban công dành cho khách.

        Còn tôi thì nhìn xuống hội trường, nhìn các vị quan toà ngồi sau một dãy bàn hơi dài, dưới bóng bốn lá cờ Liên Xô, Anh, Mỹ và Pháp. Các bị cáo bị quây trong một cái chuồng ngăn bằng những tẩm gỗ sồi ở phía cuối phòng được chiếu bằng một thứ ánh sáng xanh chết chóc. Tôi quan sát và nghĩ rằng mình đang có mặt ở nơi thực hiện niềm mơ ước thiêng liêng nhất mà hàng triệu đồng bào cùa tôi đã ấp ủ suốt trong những năm chiến tranh, ở ngoài mặt trận cũng như ở hậu phương. Tôi nhìn và trước mắt tôi bỗng hiện ra một cảnh tượng khác.

-----------------
        1. Trong tiếng Nga đây là một lối chơi chữ: chữ "Kurafejnik" là cách gọi chệch đi của chữ Korifej (vĩ nhản, người kiệt xuất)- ND.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM